CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết để con người sống và phát triển. Thế nhưng thực phẩm cũng là nguồn truyền bệnh nguy hiểm, nếu như không bảo đảm được vệ sinh và an toàn. Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là vấn đề xã hội đang được rất nhiều người quan tâm, bởi lẽ VSATTP tác động trực tiếp đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống con người và ảnh hưởng đến chất lượng phát triển của xã hội và nòi giống.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có hơn 400 căn bệnh lây truyền qua thực phẩm không an toàn. VSATTP đã được đặt lên hàng đầu nghị trình tại nhiều hội nghị y tế và sức khỏe cộng đồng toàn cầu, nhưng tình hình gần như không được cải thiện bao nhiêu, nhất là khi thế giới liên tiếp xảy ra thiên tai và nguồn nước sạch ngày càng hiếm. Khi người dân không có đủ miếng ăn thì việc kiểm tra chất lượng những gì mà họ ăn đã trở thành điều khá xa vời. Tiến sĩ Margaret Chan, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết mỗi tháng Liên hiệp quốc nhận được khoảng 200 báo cáo từ 193 quốc gia về các trường hợp thực phẩm bị nhiễm độc.
Chất lượng VSATTP hiện nay rất đáng lo ngại, đã được rất nhiều các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh. Việc sử dụng không an toàn về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trọng, kháng sinh, hóa chất trong chăn nuôi trồng trọt nông nghiệp, thủy hải sản hiện nay còn khá phổ biến. Có rất nhiều nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, nhưng chủ yếu là người bị ngộ độc đã hấp thu phải thực phẩm độc hại, ví dụ ăn thức ăn đã bị ôi thiu, thức ăn chế biến không hợp vệ sinh, không đạt yêu cầu hoặc do bảo quản không tốt. Khi đó, các loại vi sinh vật (vi khuẩn, virus), nấm mốc và ký sinh vật có điều kiện hoành hành.
Vi sinh vật là yếu tố cơ bản gây ra ô nhiễm, mất vệ sinh an toàn thực phẩm và có tới gần 50% trường hợp bị ngộ độc thực phẩm là do vi sinh vật. Trong nhóm vi sinh vật nguy hiểm thì các vi khuẩn chủng Salmonella,Staphylococcus aureus,
Clostridium botulinum, Vibrio spp, E. Coli và Listeria là đáng sợ nhất. Một trong những tác nhân gây ngộ độc thực phẩm đáng lo ngại nhất hiện nay đó là ngộ độc do nhóm vi khuẩn tả Vibrio spp gây ra trong thực phẩm thủy hải sản đông lạnh (tôm, cá, mực ). Chúng có thể nhiễm vào thực phẩm thủy hải sản bất kỳ lúc nào và được xem là nguồn gốc gây ngộ độc nghiêm trọng trên thế giới. Vibrio spp gây bệnh dịch tả ở người, độc tố của vi khuẩn này gây tiêu chảy nặng và mất nước. Bệnh tả do vi khuẩn này gây ra có khả năng bùng phát thành đại dịch trong thời gian rất ngắn và trên phạm vi rất rộng. Dịch tả tấn công vào nước Anh vào năm 1848 – 1848 làm hơn 70.000 người chết, đại dịch năm 1854 đã cướp đi 1/8 dân số thành phố London. Dịch tả vào Peru vào năm 1991, lan truyền sang Ecuador, Colombia, Mexico và Nicaragua kết quả hơn 12.000 người chết. Nếu hiểu biết đúng và kịp thời chúng ta có thể ngăn ngừa nguồn lây nhiễm để bảo vệ mình và cộng đồng xung quanh.
Xuất phát từ thực trạng trên, được sự chấp nhận của Khoa Môi Trường và Công Nghệ Sinh Học, Trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp Hồ Chí Minh, chúng tôi xin tiến hành thực hiện khóa luận “Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh”.
1.2. Mục đích
Nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu về vi khuẩn Vibrio spp và đưa ra một số phương pháp xác định vi khuẩn Vibrio spp.
1.3. Mục tiêu đề tài
ã Khảo sát về cấu trúc của Vibrio spp.
ã Khảo sát về sự phân bố của Vibrio spp.
ã Tình hình nhiễm Vibrio spp trong sản phẩm thủy sản trên thế giới và Việt Nam hiện nay.
ã Một số phương pháp xác định Vibrio spp.
73 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 8372 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu quy trình phát hiện vibrio trong thủy hải sản đông lạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
diễn biến phức tạp và tốc
độ lây lan nhanh chóng: Đợt 1 (từ 23/10/2007-6/12/2007): xảy ra tại 14 tỉnh với 259
trường hợp (+) với phẩy khuẩn tả, đợt 2 (24/12/2007-5/2/2008): tại thành phố Hà
Nội với 32 trường hợp (+). Dịch tiêu chảy cấp xuất hiện do yếu tố môi trường bị ô
nhiễm, nguồn nước bị nhiễm khuẩn, bên cạnh đó còn một yếu tố nguy cơ gây gia
tăng tỷ lệ nhanh đó chính là việc nhiễm các lọai vi sinh: E.coli, V.chloera,
Clostridium perfringens…của một số loại thức phẩm nguy cơ: các loại mắm, rau
sống, thức ăn đường phố ăn liền, các loại thực phẩm hải sản tươi sống đông lạnh.
Trong năm 2009, cả nước đã xảy ra 147 vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó có
5.026 người mắc, 3.938 người đi viện, 33 người tử vong. Vào năm 2010 các vụ ngộ
độc thực phẩm thường xuyên xảy ra ở tập thể như: trong quý III/2010 cả nước đã
có 48 vụ ngộ độc thực phẩm trong đó có 1.627 người mắc, 12 người tử vong, 75
công nhân của Xí nghiệp may Global (KCN Tiền Hải, huyện Tiền Hải) bị ngộ độc
thực phẩm, Bình thuận 11/6/2010 có 127 du khách bị ngộ độc thực phẩm.
2.2.8.2. Tình hình nhiễm Vibrio spp trong thực phẩm thủy hải sản
đông lạnh trên thế giới
Trên thế giới các vụ ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật chiếm khoảng 70% tổng
số ca ngộ độc thực phẩm. Tại các nước châu Á Vibrio spp là nguyên nhân hàng đầu
gây ra các vụ ngộ độc và các vụ nhiễm Vibrio spp chủ yếu ở các nước Nhật Bản,
Trung Quốc và trong khu vực Đông Nam Á.
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 25
Theo thống kê ở Nhật Bản năm 1997 có 1.960 vụ ngộ độc thực phẩm với 39.989
người mắc, ở Úc mỗi ngày có 11.500 người mắc các bệnh cấp tính do ăn uống gây
ra, ở Mỹ hàng năm có đến con số hàng triệu trường hợp ngộ độc thực phẩm.
Năm 2001, Tổ Chức Y Tế Quốc Tế (WHO) cho biết có 184.311 trường hợp
bệnh tả được báo cáo từ 58 quốc gia (95% các quốc gia này thuộc Phi Châu) và có
2.728 người chết do tiêu thụ thức ăn nhiễm Vibrio spp.
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 26
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN VIBRIO TRONG THỦY
HẢI SẢN ĐÔNG LẠNH
3.1. Phương pháp truyền thống
3.1.1. Phương pháp định tính
3.1.1.1. Nguyên tắc.
Một lượng mẫu xác định (10g hoặc 25g) được tăng sinh trong môi trường chọn
lọc đặc trưng. Cấy phân lập từ môi trường tăng sinh sang môi trường phân biệt chọn
lọc đặc trưng. Cấy khuẩn lạc nghi ngờ trên môi trường phân lập được khẳng đỉnh
bằng các phản ứng sinh hóa và huyết thanh học. Môi trường tăng sinh chọn lọc cho
V. cholerae, V. alginolytycus và V. vulnificus là nước peptone kiềm. Trong khi đó
môi trường Colistine Polymicine Borth thường được dùng để tăng sinh V.
parahaemolyticus. Môi trường thường dùng để phân lập Vibrio là TCBS
(Thiosalphate Citrate Bile Sucrose Agar). Các vi sinh vật len men được sucrose
trong môi trường này sẽ cho khuẩn lạc màu vàng và làm acid hóa môi trường bên
dưới khuẩn lạc. Nếu vi sinh vật không len men được đường sucrose sẽ cho khuẩn
lạc màu xanh.
3.1.1.2. Thiết bị và dụng cụ
• Tủ ấm 37oC
• Bể điều nhiệt 42oC
• Cân điện tử có độ chính xác 0,0001g
• Mấy nghiền đồng thể
• Mấy lắc ống nghiệm
• Đĩa petri
• Ống nghiệm với các kích cỡ 13, 16, 18mm
• Một số thiết bị thông thường khác như: máy đo pH, tủ sấy, nồi hấp thanh
trùng, tủ lạnh.
3.1.1.3. Môi trường và hóa chất
• Canh pepton kiềm Alkaline Peptone Water (APW).
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 27
• Canh Colistine Polymicine Broth (Colistine).
• Thạch Thiosulphate Citrate Bile salt Sucrose (TCBS Agar).
• Canh Tryptone.
• Thạch Kligler Iron (KI).
• Canh Hugh Leifson Glucose (HLG).
• Canh Carbohydrate tím.
• Môi trường thử nghiệm Decarboxylase (Moeller).
• Dung dịch oxidase.
• Dung dịch thử nghiệm String (sodium desoxycholate 5%).
• Kháng huyết thanh polyvalent O dùng cho V.cholerae.
• Kháng huyết thanh O.
• Dung dịch NaOH 1N.
• Dung dịch HCl 1N.
• Dung dịch dầu phủ vô trùng.
• Dung dịch Bromocresol tím.
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 28
3.1.1.4. Quy trình phân tích.
Dùng que cấy vòng lấy mẫu, cấy ria lên mặt đĩa môi trường thạch TCBS để
phân lập khuẩn lạc đơn. Ủ trong 18 – 22 giờ.
Khuẩn lạc đặc trưng của Vibrio có hình dạng: KL V.cholerae và V.
alginolyticus lớn, đường kính 2-3mm,láng, màu vàng, hơi phẳng, tâm đục,
có quầng trắng đục xung quanh. Khuẩn lạc V.parahaemolyticus và V.
vulnificus lớn, đường kính 3-4mm, màu xanh đến xanh dương.
25g mẫu + 225ml canh tăng sinh chọn lọc (APW) đồng nhất trong 30
giây độ pha loãng 10-1
Chọn khuẩn lạc đặc trưng, cấy sang môi trường không chọn lọc T1N1 (3%
NaCl) hoặc TSA bổ sung 3% NaCl. Đem ủ 37 oC trong 18- 24h.
Thử nghiệm sinh hóa và thử nghiệm kháng huyết thanh.
Kết luận.
Phát hiện hay không phát hiện Vibrio trong 25g (10g) mẫu.
Ủ ở 37oC trong 6 – 8 giờ.
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 29
3.1.1.5. Thuyết minh quy trình
Ö Chuẩn bị mẫu
Cân chính xác 25g (10g) mẫu cho vào bao PE vô trùng, sau đó thêm 225ml
(90ml) dung dịch pha loãng mẫu APW. Tiến hành đồng nhất mẫu bằng máy dập
mẫu. Thời gian dập mẫu là 30 giây. Tất cả các thao tác phải thực hiện trong điều
kiện vô trùng.
Ö Tăng sinh chọn lọc
Dùng nước peptone kiềm chứa 1% muối NaCl cho trường hợp V.cholerae và V.
alginolyticus, V. vulnificus.
Dùng canh Colistine cho trường hợp V.parahaemolyticus.
Sau đó đem ủ ở nhiệt độ 37oC trong 24 giờ.
Ö Phân lập
Sau 24 giờ, dùng que cấy vòng lấy một ít sinh khối trên môi trường APW và cấy
lên bề mặt đĩa môi trường thạch TCBS để phân lập khuẩn lạc đơn, ủ 37oC trong 18
– 22 giờ. Hình dạng khuẩn lạc đặc trưng của các loài Vibrio trên môi trường này
như sau: khuẩn lạc V.cholerae và V. alginolyticus lớn, đường kính 2-3mm, láng,
màu vàng, hơi phẳng, tâm đục, có quầng trắng đục xung quanh. Khuẩn lạc
V.parahaemolyticus và V. vulnificus lớn, đường kính 3-4mm, màu xanh đến xanh
dương.
Hình 3.1: Phân lập Vibrio trên CHROMagar
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 30
Hình 3.2: Phân lập Vibrio trên môi trường MacConkey
Hình 3.3: Khuẩn lạc của vi khuẩn Vibrio spp trên môi trường TCBS
Tiếp theo, cấy chuyền sinh khối từ các khuẩn lạc đặc trưng trên môi trường phân
lập TCBS thạch sang môi trường không chọn lọc TSA 2% NaCl, ủ 37 oC trong 18-
24h để thu sinh khối sử dụng cho các thử nghiệm sinh hóa.
Ö Thử nghiệm sinh hóa
Thử nghiệm sinh hóa quan trọng để phát hiện hay phân biệt các loài Vibrio là:
quan sát tính di dộng trên kính hiển vi, quan sát sự di động trên thạch mềm và các
thử nghiệm khác.
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 31
Bảng 3.1. Các đặc điểm sinh hóa của Vibrio cholerea và Vibrio
parahaemolyticus
Thử nghiệm sinh
hóa
Vibrio
parahaemolyticus
Vibrio cholerea
ONPG (-) (+)
Lactose (-) (-)
ADH (-) (-)
LDC (+) (+)
TDA (-) (-)
Indol (+) (+)
Manose (+) (+)
Sucrose (-) (+)
Oxidase (+) (+)
NaCl 0% (-) (+)
NaCl 3% (+) (+)
NaCl 6% (+) (-)
NaCl 8% (+) / (-) (-)
NaCl 10% (-) (-)
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 32
+ Thử nghiệm trên môi trường TSI, KIA
Nhằm xác định vi sinh vật sử dụng các nguồn carbohydrate nào, có sinh ga hay
không, có sinh H2S hay không.
Cấy chuyển các khuẩn lạc từ môi trường TSA vào các ống thạch nghiêng TSI
hoặc KIA. Nới lỏng các nắp ống để tạo điều kiện hiếu khí. Nuôi ủ ở nhiệt độ 37oC
trong 18 - 24 giờ.
Trên môi trường TSI, V.cholerae làm phần thạch nghiêng và thạch đứng của môi
trường chuyển màu vàng, không sinh hơi và không sinh H2S. Trên môi trường KIA,
phần thạch nghiêng có màu đỏ và thạch đứng màu vàng, không sinh hơi và không
sinh H2S.
Hình 3.4: Kết quả thử nghiệm TSI/ KIA
+ Thử nghiệm với các canh thang trypton muối
Cấy khuẩn lạc từ môi trường TSA vào các ống canh thang muối trypton có giải
nồng độ NaCl là: 0; 1; 3; 6; 8 và 10 %. Nuôi ủ ở nhiệt độ 37oC trong 18 - 24 giờ, rồi
ủ lại các ống âm tính sau 18 - 24 giờ nữa. V. cholerae phát triển được trong ống
canh thang có nồng độ NaCl là 0%, 3% và làm đục môi trường.
+ Thử nghiệm lên men - oxy hoá
Cấy khuẩn lạc từ môi trường TSA vào 2 ống môi trường bán lỏng Hugh-Leifson
glucoza hoặc O/F glucoza. Phủ khoảng 1 - 2 ml dầu khoáng vô trùng vào một trong
2 ống, ủ các ống nghiệm ở nhiệt độ 37oC trong 1 - 2 ngày.
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 33
V. cholerae lên men glucoza làm môi trường Hugh - Leifson từ màu tím chuyển
thành vàng và môi trường O/F từ màu xanh thành vàng.
+ Thử nghiệm oxidaza
Ðặt giấy lọc lên một nắp đĩa petri, nhỏ khoảng 2 - 3 giọt thuốc thử oxidaza.
Dùng que cấy bạch kim (platin) hoặc que cấy nhựa dùng một lần; hoặc que gỗ vô
trùng lấy các khuẩn lạc từ môi trường TSA ria lên vị trí đã nhỏ thuốc thử
oxidaza. V. cholerae làm vết ria có màu tím thẫm hoặc xanh thẫm sau 10 giây .
Chú thích: không dùng que cấy bằng crôm hoặc bằng sắt trong thử nghiệm này.
+ Nhuộm gram
Kỹ thuật nhuộm Gram phát hiện hình thể và tính chất bắt màu của vi khuẩn,
với thành phần thuốc nhuộm gồm có tím gentian, dung dịch lugol, Fucsin kiềm
bằng cách cố định tiêu bản sau đó nhỏ thuốc nhuộm tím gentian lên trong 2 phút,
rửa nước, sau đó nhỏ dung dịch lugol lên trong 2 phút, hất đi, tẩy mầu bằng cồn 90o
tới khi bạc màu, rửa nước, nhỏ dung dịch Fucsin kiềm ( pha loãng tỷ lệ 1/10 ) lên
trong 1/2 phút, rửa nước, để tiêu bản khô trong không khí hoặc dùng giấy thấm, soi
tiêu bản bằng vật kính dầu.
Nhận biết vi khuẩn Gram âm bắt màu đỏ, có hình thể mảnh, cong, hình dấu
phẩy, không có vỏ, không sinh nha bào, khi nuôi cấy lâu ngày sẽ có sự thay đổi về
hình thể so với ban đầu.
V. cholerae là vi khuẩn gram âm, hình cong dạng dấu phẩy.
Hình 3.5: Vibrio cholerae
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 34
+ Thử nghiệm phát triển ở nhiệt độ 420C
Cấy vi khuẩn từ TSA vào một ống canh thang trypton 1% NaCl. Ủ ở nhiệt độ
42oC trong 18 - 24 giờ. V. cholerae phát triển được ở nhiệt độ 42oC làm môi trường
bị đục.
+ Thử nghiệm lên men các nguồn cacbonhydrat
Nguyên tắc:
- Thử khả năng lên men carbohydrate của các chủng vi sinh vật khác nhau.
- Những vi sinh vật khác nhau có khả năng sử dụng các nguồn carbon khác
nhau.
Carbohydrate chia làm 3 nhóm:
- Nhóm 1: Monosaccharide, polyhydroxylic, aldehyde hoặc ketone.
- Nhóm 2: polysaccharide và oligosaccharide.
- Nhóm 3: polyhydric alcohol và các cycitol.
Lên men: Là quá trình trao đổi chất oxy hóa khử, mà chất nhận điện tử cuối
cùng không phải là oxy mà là các cơ chất hữu cơ khác. Sản phẩm cuối cùng của
quá trình lên men phụ thuộc vào:
- Dòng VSV khác nhau.
- Cơ chất tự nhiên dùng để lên men.
- Thời gian, nhiệt độ, pH của môi trường.
Phát hiện vi sinh vật có lên men carbohydrate:
- Sản phẩm tạo thành Æ pH môi trường giảm Æ sử dụng chất chỉ thị để phát
hiện
- Có sinh hơi
Phát hiện hơi sinh ra như thế nào?
- Môi trường lỏng (VSV hiếu khí)
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 35
Hình 3.6: Phát hiện vi sinh vật hiếu khí có lên men carbohydrate
- Môi trường đặc (VSV kỵ khí)
Hình 3.7: Phát hiện vi sinh vật kỵ khí có lên men carbohydrate
Cách thực hiện:
- Môi trường sử dụng: phenol red broth base đối với VSV hiếu khí và phenol
red agar đối với VSV kỵ khí
- Nguồn carbon: tùy vi sinh vật
- Đọc kết quả:
(+): môi trường chuyển sang vàng
(-): không đổi màu
Cấy vi khuẩn từ TSA vào các ống canh thang bromcresol có chứa một trong các
lọai cacbohydrat: sacaroza, lactoza, D-cellobioza, arabinoza, D-manniton, D-
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 36
mannoza. Ủ các ống canh thang ở nhiệt độ 37oC. Phản ứng dương tính khi môi
trường có màu vàng, âm tính khi môi trường giữ nguyên màu đỏ.
V. cholerae cho phản ứng sacaroza, manniton, mannoza dương tính và lactoza,
cellobioza, arabinoza âm tính.
Hình 3.8: Kết quả thử nghiệm carbohydrate
+ Thử nghiệm decacboxylaza/dehydrolaza
Nguyên tắc: xác định khả năng của một vi sinh vật có khả năng tổng hợp các
enzyme khử nhóm carboxyl hay tách hydrogen từ các aminoacid như ornithin, lysin
hay arginin Æ làm kiềm môi trường nuôi cấy.
Cơ sở sinh hóa:
Lysine DeCarboxylase
Lysine Cadavarine + CO2
Ornithine DeCarboxylase
Ornithine Putrescine + CO2
Arginine DeCarboxylase
Arginine Agmatine Putrescine + CO2
Cấy vi khuẩn từ môi trường TSA vào các ống canh thang ornithin, lysin, arginin
và ống đối chứng không có axit amin. Mỗi ống được phủ 1 - 2 ml dầu khoáng vô
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 37
trùng, ủ các ống ở nhiệt độ 37oC trong 18 - 24 giờ. Phản ứng dương tính khi môi
trường giữ nguyên màu tím hoặc hơi đậm hơn. Phản ứng âm tính khi toàn bộ ống
canh thang có màu vàng ổn định trong 4 ngày (tương tự màu của ống đối chứng).
V. cholerae cho phản ứng lysin và ornithin dương tính, phản ứng arginin âm
tính.
Hình 3.9: Kết quả thử nghiệm decacboxylaza/dehydrolaza
+ Thử nghiệm urê
Mục đích: xác định sự hiện diện của enzyme urease ở vi sinh vật thông qua khả
năng phân hủy urea.
Cơ chế:
Urea + H2O CO2 + H2O + NH3
Sản phẩm tạo thành là ammonia carbonat làm đổi màu chất chỉ thị.
Cấy vi khuẩn từ TSA vào canh thang urê, ủ ở nhiệt độ 37oC trong 18 - 24 giờ. V.
cholerae cho phản ứng âm tính nếu môi trường giữ nguyên màu tím hồng.
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 38
Hình 3.10:Kết quả thử nghiệm Urea
+ Thử nghiệm ONPG
Để xác định sự hiện của enzyme β-galactosidase.
Xét xem VSV có thể sử dụng lactose như một nguồn carbohydrate.
Hình 3.11: Cơ chế thử nghiệm ONPG
β-galactosidase
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 39
Lấy vi khuẩn đã phát triển trên môi trường TSI hoặc từ môi trường không chọn
lọc khác có chứa 1,0% lactoza vào ống nghiệm có chứa 0,25 ml nước muối sinh lý,
hoà tan. Thêm 1 giọt toluen vào ống rồi lắc đều, để yên trong 5 phút. Thêm 0,25 ml
dung dịch ONPG, ủ ống nghiệm ở nhiệt độ 37oC. Kiểm tra ống định kỳ trong 24
giờ. V. cholerae cho phản ứng ONPG dương tính khi dung dịch có màu vàng.
Có thể dùng đĩa ONPG thay cho thuốc thử ONPG. Hoà tan khuẩn lạc nghi ngờ
vào ống nghiệm chứa 0,2 ml nước muối sinh lý. Ðặt đĩa ONPG vào đáy ống rồi ủ
ấm và đọc kết quả như trên.
Thử nghiệm tính nhạy cảm với hợp chất ức chế phẩy khuẩn O/129 Vibriostat.
Dàn vi khuẩn lên đĩa thạch TSA 2% NaCl. Ðặt các đĩa O/129 có chứa 10 mg
hoặc 150 mg Vibriostat vào các vị trí khác nhau. Sau đó, lật ngược đĩa rồi ủ ở nhiệt
độ 37oC trong 18 - 24 giờ. V. cholerae không phát triển được do bị ức chế bởi
Vibriostat tạo một vòng vô khuẩn xung quanh các đĩa O/129.
Hình 3.12: Kết quả thử nghiệm ONPG
+ Tính ưa mặn (NaCl): cấy chuyển từ TSA vào môi trường canh
trypton (không có NaCl), canh trypton (3% NaCl), canh trypyon (6% NaCl) và canh
trypton(8% NaCl), canh trypton (10% NaCl). Ủ qua đêm ở 37oC. Kết quả tính ưa
mặn của V.cholerae , V.parahaemolyticus như sau:
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 40
Tính ưa
mặn
V.cholerae V.parahaemolyticus V.culnificus
0% + - -
3% + + +
6% - + +
8% - + -
10% - - -
+ Thử nghiệm tính nhạy cảm với hợp chất ức chế phẩy khuẩn
O/129Vibriostat
Dàn vi khuẩn lên đĩa thạch TSA 2% NaCl. Ðặt các đĩa O/129 có chứa 10 mg
hoặc 150 mg Vibriostat vào các vị trí khác nhau. Sau đó, lật ngược đĩa rồi ủ ở nhiệt
độ 37oC trong 18 - 24 giờ. V. cholerae không phát triển được do bị ức chế bởi
Vibriostat tạo một vòng vô khuẩn xung quanh các đĩa O/129.
+ Thử nghiệm kháng huyết thanh.
Mục đích: xác định các dòng Vibrio khác nhau.
Nhỏ 1 giọt kháng huyết thanh lên lam kính sạch và một giọt nước muối sinh lý
lên một vị trí khác của lam. Dùng que cấy vô trùng khác nhau chuyển vi khuẩn từ
TSA lên hai giọt dung dịch trên rồi phân tán đều vi khuẩn. Kết luận dương tính khi
có hiện tượng ngưng kết ở giọt có kháng huyết thanh và không có hiện tượng ngưng
kết ở giọt nước muối. Sử dụng chủng chứng dương và chủng chứng âm trong quá
trình thực hiện.
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 41
Tóm tắt thử nghiệm kháng huyết thanh V. cholerae theo Bảng 3.2 và Bảng 3.3
Bảng 3.2. Phân biệt V. cholerae O1 và V. cholerae non - O1
Kháng nguyên Kháng huyết
thanh đa giá O1
Dung dịch
muối sinh lý
Kết luận
Chủng có kết quả
sinh hoá tương
tự V. cholerae
+ - V.cholerae O1
Chủng có kết quả
sinh hoá tương
tự V. cholerae
- - V.cholerae non- O1
Chủng có kết quả
sinh hoá tương
tự V. cholerae
+ + Chủng không đặc hiệu
với kháng nguyên O
nhóm 1
Bảng 3.3. Phân biệt các kiểu huyết thanh chủng V.choleraeO1
Kháng nguyên Kháng huyết
thanh Inaba
Kháng huyết
thanh Ogawa
Dung dịch
muối sinh lý
Kết luận
V. cholerae O1 + - - Chủng Inaba
V. cholerae O1 - + - Chủng Ogawa
V. cholerae O1 + + - Chủng Hikojima
V.cholerae O1 - - - Chủng không đặc hiệu
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 42
3.1.1.6. Đọc kết quả
Phát hiện hoặc không phát hiện được V. cholerae trong 25 g (10g) mẫu.
3.2. Phương pháp hiện đại
3.2.1. Phương pháp miễn dịch học – Elisa (Enzyme Linked
mmunosorbent Assays)
ELISA (Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay) hay EIA (Enzyme
ImmunoAssay) là một kỹ thuật sinh hóa để phát hiện kháng thể hay kháng nguyên
trong mẫu xét nghiệm. Kỹ thuật ELISA có thể được sử dụng để phát hiện bệnh phát
sáng do V.harveyi trên tôm, mẫu nước và có thể xác định tất cả các dòng Vibrio spp.
Phương pháp này được thực hiện dựa trên nguyên tắc bắt dính đặc hiệu của kháng
nguyên và kháng thể và gồm các bước cơ bản sau:
-
Kháng nguyên chưa biết được gắn trên một bề mặt.
-
Kháng thể biết trước được "rửa" qua bề mặt đó. Kháng thể này được gắn kết
với enzyme.
-
Thêm vào một cơ chất (substance); enzyme sẽ biến đổi cơ chất này và tạo tín
hiệu có thể xác định được.
Đối với các ELISA phát quang, ánh sáng sẽ được phát ra từ mẫu chứa kháng
nguyên – kháng thể. Sự hiện diện của phức hợp kháng nguyên – kháng thể sẽ quyết
định cường độ sáng phát ra. Với nguyên lý trên, ELISA giúp xác định sự có mặt hay
không có mặt cũng như lượng kháng nguyên trong mẫu nghiên cứu.
Để tiến hành ELISA cần phải có ít nhất một kháng thể đặc hiệu cho kháng
nguyên chưa biết. Thông thường kháng nguyên được cố định tại các giếng của vi
phiếm (polystyrene microtiter plate).
Phương thức cố định không đặc hiệu: kháng nguyên gắn trực tiếp vào bề mặt
của đĩa.
Phương thức gắn đặc hiệu ("sandwich" ELISA): kháng nguyên được gắn với
một kháng thể đặc hiệu cho cùng kháng nguyên cần kiểm tra.
Kháng thể đặc hiệu sẽ được thêm vào, phản ứng tạo phức hợp kháng nguyên –
kháng thể có thể sảy ra. Nếu kháng thể được gắn trực tiếp với enzyme, tín hiệu
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 43
quang học do enzyme làm biến đổi cơ chất sẽ giúp phát hiện kháng nguyên cần
kiểm tra. Trong trường hợp sử dụng kháng thể thứ cấp (secondary antibody) được
gắn với enzyme thông qua các liên kết cộng hóa trị giữa các phân tử sinh học
(bioconjugation), kháng nguyên cần xác định sẽ được nhận biết qua kháng thể thứ
cấp này.
Giữa các bước của ELISA, các protein và các kháng thể không đặc hiệu, kháng
thể không gắn với kháng nguyên sẽ được lấy đi nhờ các loại dịch có tác dụng "rửa".
Sau bước "rửa" cuối cùng, chỉ còn kháng thể liên kết với kháng nguyên được giữ
lại. Sau khi được thêm vào, cơ chất sẽ chịu tác dụng của enzyme liên kết với kháng
thể trong phức hợp kháng nguyên – kháng thể. Phản ứng phát quang (biến đổi cơ
chất) sẽ sảy ra. Trước đây các cơ chất tạo màu sắc được sử dụng trong ELISA
nhưng ngày nay các chất phát quang được dùng rộng rãi làm tăng tính đặc hiệu và
độ chính xác của ELISA. Có những phương pháp ELISA như sau:
3.2.1.1. ELISA gián tiếp (indirect ELISA)
Chuyển kháng nguyên đã biết lên bề mặt cứng (được gọi chung là các đĩa).
Kháng nguyên sẽ được cố định trên bề mặt. Nồng độ của các mẫu kháng nguyên
này dùng để thiết lập đường chuẩn cho việc tính nồng độ của kháng nguyên trong
các mẫu chưa biết.
Chuyển các mẫu kháng nguyên chưa biết vào các giếng khác. Kháng nguyên
chưa biết được hòa tan trong cùng một loại dung dịch đệm giống các mẫu kháng
nguyên chuẩn.
Thêm dung dịch protein không tương tác (non – interacting protein) như
albumin huyết thanh bê (bovine serum albumin) hay casein vào tất cả các mẫu (kể
cả mẫu chuẩn). Bước này được gọi là "blocking" do protein huyết thanh có tác dụng
ngăn cản sự hấp phụ của các protein khác lên bề mặt của đĩa.
Rửa bề mặt đĩa sau đó chuyển kháng thể (biết trước) vào tất cả các giếng của
đĩa. Kháng thể sẽ kết hợp với các kháng nguyên đã được cố định mà không kết hợp
với protein của huyết thanh.
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 44
Thêm kháng thể thứ cấp (secondary antibody), kháng thể thứ cấp sẽ kết hợp với
bất kỳ một kháng nguyên còn dư (bước này có thể được bỏ qua nếu kháng thể dùng
để phát hiện kháng nguyên đã gắn với enzyme).
Rửa đĩa, các kháng nguyên gắn enzyme còn dư sẽ được loại bỏ.
Thêm cơ chất. Enzyme sẽ làm biến đổi cơ chất làm sản sinh tín hiệu huỳnh
quang hay tín hiệu điện hóa học (enzyme có tác dụng như yếu tố khuyếch đại).
Hình 3.13: ELISA gián tiếp.
3.2.1.2. Sandwich ELISA
Phương pháp được sử dụng để phát hiện kháng nguyên trong mẫu nghiên cứu và
bao gồm các bước cơ bản sau (quy trình có thể được thay đổi trong nhiều trường
hợp):
-
Chuẩn bị bề mặt (microtiter) có gắn kháng thể.
-
Khóa tất cả những vị trí gắn kết không đặc hiệu trên bề mặt.
-
Phủ mẫu chứa kháng kháng nguyên cần xác định.
-
Rửa đĩa, kháng kháng nguyên không được gắn kết sẽ bị rửa trôi.
-
Thêm các kháng thể đặc hiệu cho kháng nguyên cần chẩn đoán.
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 45
-
Thêm kháng thể thứ cấp đã được gắn với enzym (kháng thể thứ cấp đặc hiệu
cho kháng thể sơ cấp).
-
Rửa đĩa, phần không gắn kết sẽ bị rửa trôi.
-
Thêm cơ chất. Enzym sẽ biến đổi cơ chất tạo màu, phát quang hay tín hiệu hóa
điện.
Đo cường độ ánh sáng, tín hiệu huỳng quang, tín hiệu điện hóa... qua đó xác
định sự có mặt và hàm lượng kháng thể.
Hình 3.14: Các bước trong Sandwich ELISA. (1) Phủ đĩa bằng kháng thể (2) Thêm
mẫu cần xác định kháng nguyên. Kháng nguyên (nếu có) sẽ gắn với kháng thể; (3)
kháng thể dùng để phát hiện được thêm vào và kết hợp với Kháng nguyên; (4) Thêm
kháng thể thứ cấp liên kết với enzyme. Kháng thể thứ cấp sẽ gắn với kháng thể dùng
để phát hiện; (5) Thêm cơ chất. Enzym sẽ làm biến đổi cơ chất và phát tín hiệu có
thể phát hiện và đo được.
3.2.1.3. ELISA cạnh tranh (Competitive ELISA)
Các giếng trong kỹ thuật ELISA được gắn một kháng thể sơ cấp chống lại kháng
nguyên. Các tác nhân phát hiện là một phức hợp đồng hóa trị của kháng nguyên này
và một enzyme thường sử dụng là horseradish peroxidase và alkaline phosphatase.
Các tác nhân này được trộn chung với mẫu dịch chiết của kháng nguyên và phức
hợp này được cho vào trong giếng. Trong giếng đối chứng (không chứa kháng
nguyên trong mẫu), phức hợp kháng nguyên – enzyme có thể gắn lên các kháng thể
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 46
sơ cấp và sau đó thêm các cơ chất tạo màu, kết quả là hiện màu trong mẫu. Trong
các giếng kiểm tra, các phân tử kháng nguyên tự do trong dịch chiết cạnh tranh với
các phức hợp gắn trên các kháng thể sơ cấp. Nồng độ kháng nguyên càng cao, phức
hợp gắn trên kháng thể sơ cấp càng tí dẫn đến màu trong giếng càng nhạt. Thí
nghiệm này nhanh, dễ dàng thực hiện.
Hình 3.15: ELISA cạnh tranh.
3.2.2. Kỹ thuật PCR chuẩn (Polymerase Chain Reaction)
Phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction) được Karl Mullis và cộng sự
(Mỹ) phát minh năm 1985 và kể từ đó đã tạo nên một tác động to lớn đối với các
nghiên cứu sinh học trên toàn thế giới. Ðây là phương pháp in vitro sử dụng các cặp
mồi để tổng hợp số lượng lớn các bản sao từ một trình tự DNA đặc biệt dựa trên
hoạt động của các dNTP tự do là enzyme polymerase, sau 20-35 chu kì có thể nhân
được số bả sao rất lớn của đoạn DNA cần khuếch đại. Kỹ thuật PCR chuẩn chỉ thực
hiện được khi biết rõ các trình đặc hiệu ở 2 đầu DNA cần nhân gen (đoạn khuôn) để
có thể thiết kế các cặp mồi đặc hiệu .
Hiện nay có thể sử dụng kỹ thuật khuếch đại DNA để chuẩn đoán nhanh bệnh
do Vibrio spp trong vài giờ mà không mất nhiều thời gian để phân lập vi khuẩn.
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 47
3.2.2.1 Nguyên tắc
Nguyên tắc của phương pháp này là phát hiện một đoạn DNA đặc hiệu cho
Vibrio spp.
Phương pháp PCR dựa trên hoạt động của DNA polymerase trong quá trình tổng
hợp DNA mới từ mạch khuôn. Tất cả các DNA polymerase đều cần những mồi, là
những đoạn DNA ngắn có khả năng bắt cặp bổ sung với một đầu của mạch khuôn.
Ðoạn mồi này sau đó sẽ được nối dài ra nhờ hoạt động của DNA polymerase để
hình thành một mạch mới hoàn chỉnh. Trong một phản ứng PCR để khuyếch đại
một trình tự đặc biệt nào đó, ta cần phải có những thông tin tối thiểu về trình tự đó
để thiết kế các mồi bổ sung ở hai đầu mạch bao gồm một mồi xuôi (sense primer)
và một mồi ngược (antisense primer) so với chiều phiên mã của gene. Một khi được
cung cấp hai mồi bổ sung ở hai đầu, phản ứng sẽ cho ra hàng loạt bản sao của đoạn
DNA nằm giữa hai mồi đó.
3.2.2.2. Các giai đoạn của phản ứng PCR
Một phản ứng PCR là một chuỗi nhiều chu kỳ nối tiếp nhau, mỗi chu kỳ gồm ba
giai đoạn:
-
Giai đoạn biến tính: trong một dung dịch phản ứng bao gồm các thành phần
cần thiết cho sự sao chép, phân tử DNA được biến tính ở nhiệt độ cao trong vòng 30
giây – 1phút, thường là ở 940C.
-
Giai đoạn bắt cặp: ở giai đoạn này, nhiệt độ được hạ thấp cho phép các mồi
bắt cặp với khuôn. Trong thực nghiệm, nhiệt độ này dao động trong khoảng từ 30° –
70°C khoảng 40 giây – 1 phút.
-
Giai đoạn tổng hợp: nhiệt độ được tăng lên đến 720C cho DNA polymerase sử
dụng vốn là polymerase chịu nhiệt hoạt động tổng hợp tốt nhất. Thời gian tùy thuộc
độ dài của trình tự DNA cần khuếch đại, thưòng kéo dài từ 20 giây đến nhiều phút.
Trong phản ứng PCR, chu kỳ ba giai đoạn sẽ được lặp lại nhiều lần, mỗi lần làm
tăng số lượng bản sao lên gấp đôi. Sự khuếch đại của phản ứng là theo cấp số nhân
và theo tính toán, sau 30 chu kỳ, sự khuếch đại sẽ là 106 so với số lượng bản mẫu
ban đầu.
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 48
Hình 3.16: Các giai đoạn trong phản ứng PCR.
Phát hiện gen cholerae toxin bằng phương pháp PCR: Gen cholera toxin hiện
diện trong V.cholerae nhưng nó không biểu hiện trong điều kiện thí nghiệm bình
thường. Vì vậy, kỹ thuật PCR cho phép khuếch đại gen tcx được thực hiện để phát
hiện V.cholerae. Phương pháp này cung cấp kết quả nhanh và chính xác hơn.
• Các bước thực hiện :
-
Lấy 1ml mẫu môi trường APW vào ống ly tâm 1.5ml và đun sôi trong 10
phút. Lysate có thể sử dụng ngay lập tức cho PCR hoặc được lưu trữ ở -20oC cho
đến khi sử dụng.
-
Mẫu DNA sau khi thu nhận được pha loãng theo nồng độ thích hợp.
-
Lấy 2 ml mẫu them vào 18ml H2O cất khử ion ( tỷ lệ 1:9 )
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 49
-
Pha loãng mẫu DNA .
-
Thực hiện phản ứng PCR 50 ml .Hỗn hợp phản ứng PCR bao gồm các thành
phần sau :
• 10X Tap buffer 5.0 ml
• MgCl2 ( 25Mm ) 1.5 ml
• Tris- HCl 10 ml
• DATP , Dttp, Dgtp , dctp 4x0.2ml
• Primer :
• Primer xuôi : 5’-TGA AAT AAA GCA GTC AGG TG-3’ 0.5ml
• Primer ngược : 5’-GGT ATT CTG CAC AAT CAG-3’ 0.5ml
• Nước cất khử ion 31.5 ml
• Tap polymerase ( 2,5 U) 0.2ml
Thiết lập phản
ứng PCR
Thời gian
(phút)
Nhiệt độ (oC )
Giai đoạn 1 3 94
Giai đoạn 2
Biến tính 1 94
Primer 1 55
Primer mở rộng 1 72
Giai đoạn 3 3 72
Số chu kỳ :20Æ 35
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 50
Sơ đồ phản ứng PCR:
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 51
3.2.3. Kỹ thuật PCR phức ( Multiplex PCR )
Kỹ thuật PCR phức là phương pháp PCR sử dụng đồng thời cùng 1 lúc nhiều
cặp mồi đặc hiệu khác nhau, để nhận các đoạn DNA đặc trưng khác nhau trên một
phân tử DNA, hoặc trên các phân tử DNA khác nhau. Kỹ thuật PCR phức thường
sử dụng để nhân các exon của gen độc tố của Vibrio spp.
Kỹ thuật này thường sử dụng để phát hiện sớm tôm, cá bị nhiễm bệnh do các
loài virus, vi khuẩn khác nhau. Các bước thực hiện tương tự như kỹ thuật PCR
chuẩn, yêu cầu tính toán tỉ lệ cặp mồi và lượng DNTP, enzyme DNA polymerase
thích hợp để hiệu quả PCR chính xác .
Các bước thực hiện : tương tự như PCR chuẩn .
- Thực hiện multiplex PCR gồm 10 gen của DNA tinh khiết .Hỗn hợp phản ứng
gồm :
• Triphosphates deoxynucleoside.
• DNA polymerase Amplitaq (3U).
• Nước cất khử ion.
• Bộ đệm PCR [60ml Tris-Cl (pH 9.0), 15ml(NH4)2 SO4, 2ml MgCl2]
hay đệm C [50ml Tris-Cl (pH 8.9), 50ml KCl, 2.5 ml MgCl2]
Các Oligonucleotide primer của đối tượng gene sử dụng là :
• V.vulnificus : vvh và viuB
• V.parahaemolyticus : tlh, tdh, trh, ORF8.
• V.cholera : ompU, toxR, tcpl
• Vibrio cổ điển : hlyA
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 52
Multiplex PCR
3.2.4. Kỹ thuật DNA microarray
Kỹ thuật DNA microarray là kỹ thuật lai các đoạn cDNA mạch đơn ngắn được
đánh dấu huỳnh quang , với tập hợp các đoạn oligonucleotid đã biết trình tự được
gắn ở các vị trí được xác định trên GeneChip để kiểm tra và phát hiện 1 trình tự
nucleotide (1 gene) nào đó .
Kỹ thuật DNA microray dựa trên cơ sở các đoạn DNA mạch đơn cần nghiên cứu
có thể bắt cặp với các mẫu dò có trình tự tương đồng nhau theo nguyên lý Chargaff
(A liên kết với T, G liên kết với C) tạo nên các phân tử lai. Dựa vào kỹ thuật phát
Thiết lập phản ứng
PCR phức
Thời gian (phút) Nhiệt độ (oC )
Giai đoạn 1 3 94
Giai đoạn 2
Biến tính 1 94
Primer
+ V.parahaemolyticus 1 55
+ V.vulnificus 1 65
+V. cholera 1 60
Primer mở rộng 1 72
Giai đoạn 3 3 72
Số chu kỳ :20Æ 35
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 53
hiện huỳnh quang, với các máy quét scanner chuyên dụng có thể xác định được vị
trí của các phân tử lai.
3.2.4.1. Vật liệu và phương pháp
Các chủng được sử dụng trong phương pháp này là : V.cholerae 154 serovar 0:1
Inaba Tox (ATCC 14100), V.vulnificus M06-24 (0), V.prahaemolyticus F113 –A,
và V.parahaemolyticus nhóm huyết thanh (serotype) 03:K6 BCA 98-03372.
Sử dụng môi trường MCPC agar (Modified cellobiose – polymyxin-colistin) và
TCBS agar (thiosulfate-citrate – bile-sucrose) dùng để thu nhận khuẩn lạc của 3 loài
Vibrio.
• V.cholera được nuôi trên môi trường Luria-Bertani agar ở 37oC.
• V. vulnificus được nuôi trên môi trường marine agar ở 37oC.
• V.parahaemolyticus được nuôi trên môi trường nutrient agar có bổ sung 3
% NaCl ở 37oC.
Gene AND xác định: gene AND được lấy từ 1ml khuẩn lạc đem ly tâm 9000xg,
sau đó loại bỏ các tế bào bằng 550ml dung dịch TE (10mM Tris-Cl, 1mM EDTA
[pH8]). Sau 1 giờ ủ, thêm vào 100ml NaCl 5M cùng với 80 ml
cetyltrimethylammonium bromide (ACTAB)–NaCl để tạo phức với
polysaccharides.
Các mẫu dò của các đối tượng gene sử dụng là :
• V.vulnificus : vvh và viuB
• V.parahaemolyticus : tlh, tdh, trh, ORF8
• V.cholerae : ompU, toxR, tcpl
• Vibrio cổ điển : hlyA
Hỗn hợp PCR phức sau khi hợp thành biotin – CTP, phản ứng kết thúc khi cho
5ml dung dịch 0.2M EDTA và phản ứng hỗn hợp làm biến tính ở 95oC trong 5
phút.
Chuẩn bị DNA array: pha loãng đầu dò oligonucleotide trong đệm Spotting (0.1
M NaH2PO4, 0.2 NaCl, SDS 0.01 %). Mười hai DNA array độc tạo đốm giống 4
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 54
sao chép trên mỗi mảng. Mỗi mảng gồm 1 oligonucleotide chuyên biệt ( khoảng 25
mer ) liên kết với biotin.
3.2.4.2. Các bước thực hiện
• Thu thập các mẫu, phá vỡ màng tế bào và tách RNA thông tin .
• Phiên mã ngược: thực hiện mã ngược với các mồi oligo, enzyme phiên mã
ngược và dNTP các loài tạo nên các phân tử cDNA tương ứng với các mRNA.
• Phiên mã in-vitro tạo các mạch RNA đánh dấu huỳnh quang: sử dụng T7 RNA
polymerase, biotin – CTP, từ mỗi mạch đơn cDNA tạo nên khoảng 50 - 100 cRNA
– Biotin.
• Cắt đoạn: đun cRNA – Biotin ở 98oC trong 3 phút trong dung dịch đệm
hybridization (4x SSC [1x SSC gồm 15mM NaCl cộng với 0.15 mM sodium
citrate] [pH 7.0 ], 5x Denhardt’s soludition [0.1% Ficoll, 0.1%
polyvinylpyrrolidone, 0.1 % bovine serum albumin]), cắt thành các đoạn cRNA –
biotin khoảng 35-200 ribonucleotide.
• Lai: các đoạn cRNA – biotin được chuyển lên các Genechip chứa các mẫu dò
cDNA mạch đơn đã biết trình tự thực hiện phản ứng lai.
• Nhuộm: rửa genechip để loại bỏ các cRNA đánh dấu huỳnh quang không
được lai, sau đó nhuộm các phân tử lai bằng strepavidin-phycoerythrin.
• Phân tích: các GeneChip đã nhuộm được đưa vào các thiết bị scanner chuyên
dụng quét dự liệu phân tích kết quả .
3.2.5. Kỹ thuật RAPD
RAPD là kỹ thuật phát hiện tính đa dạng của ADN nhân bản ngẫu nhiên
dựa trên nguyên lý của kỹ thuật PCR. Khác với PCR thông thường cần phải biết
thông tin về trình tự ADN của đoạn gen cần nhân bản để thiết kế đoạn mồi, kỹ thuật
RAPD chỉ cần một lượng nhỏ ADN có nguồn gốc genom là đủ. Các đoạn mồi được
tổng hợp dưới dạng decamer, tức là các oligonucleotit chỉ dài 10 nucleotit theo
những trình tự nhất định. Đoạn mồi được bắt cặp với ADN khuôn ở nhiệt độ không
cao (khoảng 36oC) cho nên sẽ có nhiều đoạn ADN khác nhau được nhân bản.
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 55
Chu trình nhiệt để phát hiện tính đa hình ADN nhân bản ngẫu nhiên: 95oC – 5
phút, 95oC – 1 phút, 36oC – 1 phút, 72oC – 2 phút, 45 chu kỳ (từ bước 2 đến bước
4), 720C – 8 phút, kết thúc ở 4oC.
Mồi được sử dụng cho phản ứng RAPD ký hiệu là RAPD1 có trình tự như sau:
RAPD1: 5’- GGTGCGGGAA-3’ (Mồi RAPD1 đã được sàng lọc trong tổng số 6
mồi vì nó cho kết quả đa hình gen cao nhất)
Thành phần tham gia phản ứng RAPD gồm: Nước khử ion vô trùng (18,2 μl),
Đệm cho Tag-polymerase (2,5μl), dNTP (2 μl), Mồi RAPD (1μl), Tag-polymerase
(0,3 μl), ADN khuôn (ADN tổng số của mỗi chủng V. cholerae – 1 μl). Tổng thể
tích cho một phản ứng là 25 μl.
Điện di ADN trên gel agaroza
Các đoạn ADN có khối lượng và điện tích khác nhau được tách ra khi di chuyển
từ cực âm sang cực dương của máy điện di trong một điện trường có điện thế và
cường độ thích hợp. Hoá chất điện di: agaroza 1-1,5% (phụ thuộc vào kích thước
phân tử ADN); dung dịch đệm TAE 50X (60,5g Tris base; 14,3ml axit axetic; 25ml
EDTA 0,5M, pH 8.0), 10mg/ml bromit ethidium (ethidium bromide -EtBr), đệm tra
mẫu 10X (Loading buffer: 0,1 ml bromophenol blue 10%; 0,3% glyxerol 100% và
dẫn bằng nước đến 1 ml). Quy trình điện di như sau:
• Chuẩn bị gel agaroza: Cho 1g agaroza (đối với điện di ADN tổng số và sản
phẩm PCR) hoặc 1,5g (đối với điện di sản phẩm RAPD) vào 100ml dung dịch TAE
1X, đun cho agaroza tan hoàn toàn, để nguội khoảng 50-600C, đổ
dung dịch agaroza vào khay gel điện di có cài sẵn răng lược. Sau 30-60 phút, khi
gel đã đông cứng, gỡ lược ra, đặt bản gel vào bể điện di, đổ đệm TAE 1X ngập cách
mặt gel từ 1-2mm.
• Mẫu ADN được trộn với đệm tra mẫu theo tỉ lệ 5:1 có tác dụng tạo mầu và để
mẫu lắng xuống dưới, tra mẫu vào các giếng nhỏ trên gel, chạy điện di ở điện thế ổn
định 100V cùng chỉ thị ADN chuẩn để xác định trọng lượng phân tử, quan sát sự di
chuyển của màu để ngừng quá trình điện di.
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 56
• Bản gel được lấy nhẹ ra khỏi khuôn, ngâm khoảng 10 phút trong dung dịch
TAE 1X có EtBr (2mg/ml) trên một máy lắc nhẹ, sau đó rửa bằng nước, quan sát
dưới ánh sáng tử ngoại 254nm trên máy soi ADN và chụp ảnh.
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 57
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Qua quá trình làm bài khóa luận này chúng tôi nhận ra rằng Vibrio spp là 1 loài
vi khuẩn nguy hiểm cho cả con người và động vật, nhóm vi khuẩn này có thể lây
nhiễm trên tất cả các giai đoạn phát triển của động vật thủy sản, trên tất cả các giai
đoạn chế biến thực phẩm thủy hải sản và đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành
thủy hải sản trên thế giới và tại Việt Nam, ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân.
Vi khuẩn này rất nguy hiểm đặc biệt là các độc tố đường ruột của nó. Nó gây ra
các vụ nhiễm khuẩn đường ruột còn được coi là 1 siêu kháng nguyên rất nguy hiểm
và là sự bắt đầu của các triệu chứng sốc độc hại.
Tóm lại, trên thế giới hiện nay có rất nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm không chỉ là
Vibrio spp mà còn là S.aureus, Clostridium botulinum, E.coli, Salmonella. Đây đều
là những vi khuẩn nguy hiểm đến sức khỏe của con người. Việc tìm hiểu và nghiên
cứu về chúng là rất cần thiết để đề ra các biện pháp phòng ngừa thích hợp nhưng có
lẽ ý thức của mỗi con người là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất.
Có những phương pháp thông dụng để xác định vi khuẩn Vibrio spp. như là
phương pháp nuôi cấy trên môi trường đặc trưng, phương pháp ELISA dựa theo
nguyên tắc bắt dính đặc hiệu của kháng nguyên và kháng thể, phương pháp PCR
dựa vào việc phát hiện đoạn DNA đặc hiệu của vi khuẩn Vibrio sp. và có thể đưa
đến những biện pháp phòng ngừa, điều trị thích hợp.
4.2. Kiến nghị
Trên cơ sở được biết những mối nguy hại của Vibrio spp gây ra trên hải sản,
chúng tôi mong rằng các nhà chức trách cần tiến hành những biện pháp kiểm tra
nghiêm khắc đối với những người làm ăn lấy lợi ích kinh tế đặt lên hàng đầu sử
dụng những thực phẩm không tươi ngon, không đảm bảo chất lượng trong kinh
doanh hải sản cho người tiêu dùng, nhà chức trách nên thường xuyên kiểm tra các
cơ sở kinh doanh, các mặt hàng hải sản để tiến hành ngăn chặn kịp thời những hành
vi không đúng qui định.
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 58
Cần mở rộng nghiên cứu nhiều chủng vi khuẩn Vibrio spp khác nhau để tổng
hợp, đưa ra các phương pháp xác định chính xác và biện pháp phòng ngừa thích hợp
cho bệnh ở động vật thủy sản.
Nghiên cứu phát triển và ứng dụng chế phẩm vi sinh vào trong lĩnh vực nuôi
trồng thủy sản nhằm nâng cao chất luợng sản phẩm thủy sản, bảo đảm an toàn thực
phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và khắt khe của xã hội.
Quá trình kiểm tra chất lượng cần tiến hành thường xuyên ở tất cả các công
đoạn sản xuất cuối cùng, kể cả giai đoạn phân phối và bảo quản. Các giai đoạn của
thủ tục kiểm tra bao gồm :
- Nhận diện các chuẩn mực về chất lượng .
- Thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng cho mỗi một chuẩn mực .
- So sánh các kết quả với tiêu chuẩn .
- Đánh giá và phân tích các sai biệt quan sát thấy.
- Đề ra các biện pháp sữa chữa .
Bên cạnh đó, chúng tôi mong rằng người tiêu dùng hãy thật cảnh giác trước khi
lựa chọn các loại thực phẩm nói chung và hải sản nói riêng. Các nhà khoa học cũng
cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa và thong tin rộng rãi trên các phương tiện
thông tin đại chúng để người dân có những kiến thức cơ bản nhằm giảm thiếu
những vụ ngộ độc thực phẩm .
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước
1. Bùi Quang Tề, (1996). Bệnh tôm cá và giải pháp phòng trị.Tạp chí thuỷ sản số
4/1996.
2. Đỗ thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Huy Dũng, Nguyễn Thị Muội (2004).
Bệnh học thủy sản. NXB Nông Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Trần Linh Thước, (2007). Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực
phẩm và mỹ phẩm. NXB Giáo dục.
4. PGS.TS Nguyễn Phùng Tiến, GS.TS Bùi Minh Đức, GS.TS Nguyễn Văn Dịp
_ Vi sinh vật trong thực phẩm – kỹ thuật kiễm tra và chỉ tiêu đánh giá chất
lượng an toàn thực phẩm.
Tài liệu tiếng Anh
1. Tom Defoirdt, Peter Bossier, Patrick Sorgeloos and Willy Verstraete, (2004).
The impact of mutations in the quorum sensing systems of Aeromonas
hydrophila, Vibrio anguillarum and Vibrio harveyi on their virulence towards
gnotobiotically cultured Artemia franciscana. Ghent University, Belgium.
Tài liệu web
1.
_t%E1%BB%AD
2.
3.
php?storyid=236
4.
5.
cholerae-trong-san.html
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 60
6.
%20cua%20ong%20To%20Viet%20Chau%20-
%20Bo%20Nong%20Nghiep%20va%20PTNT.pdf
7.
3
8.
1&ID=3669
9.
trong-san-pham-thuy-san-Phuong-phap-dinh-tinh.thuoc
10.
s%E1%BB%B1-da-hinh-gen-c%E1%BB%A7a-cac-ch%E1%BB%A7ng-
vibrio-cholerae-b%E1%BA%B1ng-k%E1%BB%B9-thu%E1%BA%ADt-rapd/
11.
45.pdf
12.
13.
cal-AnalyticalManualBAM/UCM070830
14.
15.
dinhtenvk02.htm.
16.
17.
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 61
PHỤ LỤC
Một số môi trường chính trong phương pháp truyền thống nuôi cấy và
phân lập Vibrio spp
Canh thang bromcresol
• Pepton : 10,00 g
• Natri clorua (NaCl) : 5,00 g
• Cao thịt bò : 3,00 g
• Tím bromcresol : 0,04 g
• Nước cất : 1,00 lít pH = 7,0 0,2 (ở nhiệt độ 250C)
• Hoà tan các thành phần trên, chỉnh pH sao cho môi trường sau khi pha đạt yêu
cầu như trên rồi rót 2,5 ml vào các ống nghiệm. Hấp ở nhiệt độ 1210C trong 10
phút.
Pha các loại dung dịch cacbonhydrat 50% (như: sacaroza, lactoza, D-cellobioza,
arabinoza, D-manniton và D-mannoza) trong nước cất rồi lọc vô trùng. Thêm 0,278
0,002 ml dung dịch này vào ống nghiệm chứa 2,5 ml môi trường cơ bản. Môi
trường cuối cùng có nồng độ carbohydrat là 5%.
Canh thang muối trypton: có giải nồng độ NaCl là: 0; 1; 3; 6; 8 và 10 %
NaCl (ký hiệu lần lượt là: T1N0; T1N1; T1N3; T1N6; T1N8 và T1N10)
Hoà tan 10 g trypton trong 1 lít nước cất. Sau đó, thêm lần lượt : 10, 30, 60, 80 và
100 g NaCl để được các canh thang trypton có giải nồng độ NaCl như trên. Sau
đó, khuấy đều, rồi chỉnh pH sao cho môi trường sau khi hấp có pH = 7,2 (ở nhiệt
độ 250C). Tiến hành rót 5 ml môi trường vào mỗi ống nghiệm. Hấp ở nhiệt độ
1210C trong 15 phút.
Chú thích: các ống môi trường phải được nút chặt trong quá trình bảo quản
để tránh bốc hơi nước làm thay đổi nồng độ muối.
Canh thang urê
• urê : 20,00 g
• Dinatri hydro phosphat (Na2HPO4) : 9,50 g
• Dikali hydro phosphat (K2HPO4) : 9,10 g
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 62
• Cao nấm men : 0,10 g
• Ðỏ phenol : 0,01 g
• Nước cất : 1,00 lít pH = 6,8 0,1 (ở nhiệt độ 250C)
• Hoà tan các thành phần. Không được hấp khử trùng, lọc vô trùng bằng màng
lọc có đường kính lỗ là 0,45 ml. Sau đó, rót khoảng 1,5 - 3,0 ml vào các ống
nghiệm hoặc đĩa petri đã được sấy vô trùng.
Dầu khoáng vô trùng
• Rót khoảng 20 - 50 ml dầu khoáng vào bình có nắp xoáy. Hấp dầu ở nhiệt độ
121 0C trong 30 phút.
Dung dịch nước muối sinh lý
Hoà tan 8,5 g NaCl trong 1 lít nước cất. Hấp khử trùng ở nhiệt độ 1210C trong 15
phút rồi để nguội.
Hugh - Leifson Glucoza
• Pepton : 2,00 g
• Cao nấm men : 0,50 g
• Natri clorua (NaCl) : 30,00 g
• Dextroza : 10,00 g
• Tím bromcresol : 0,015 g
• Thạch : 3,00 g
• Nước cất : 1 ,00 lít pH = 7,4 (ở nhiệt độ 250C)
• Ðun nóng để hoà tan hoàn toàn các thành phần trên rồi chia vào mỗi ống
nghiệm khoảng 5 ml. Hấp ở nhiệt độ 1210C trong 15 phút.
Môi trường phân lập: thạch Thiosunfat Citrat Bile - muối Sacaroza
(TCBS thạch).
• Pepton: 10,00 g
• Cao nấm men: 5,00 g
• Natri xitrat: 10,00 g
• Natri thiosunfat (Na2S2O3): 10,00 g
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 63
• Mật bò: 5,00 g
• Sacaroza: 20,00 g
• Natri clorua (NaCl): 10,00 g
• Sắt (III) xitrat (FeC6H5O7): 1,00 g
• Natri cholate: 3,00 g
• Xanh bromthymol: 0,04 g
• Xanh thymol: 0,04 g
• Thạch: 15,00 g
• Nước cất vô trùng: 1,00 lít pH = 8,6 (ở nhiệt độ 25oC).
• Đun sôi để hòa tan hoàn toàn các thành phần rồi làm nguội ngay tới nhiệt độ
khoảng 50oC. Rót 15 – 20 ml vào các đĩa petri vô trùng.
Trước khi sử dụng phải làm khô đĩa môi trường bằng cách để qua đêm ở nhiệt
độ phòng hoặc đặt đãi trong tủ ấm ở nhiệt độ khoảng 39oC – 45oC.
(Không hấp khử trùng môi trường)
Môi trường thử decarboxylaza (Môi trường cơ bản)
• Pepton : 5,00 g
• Cao nấm men : 3,00 g
• Glucoza : 1,00 g
• Tím bromcresol : 0,02 g
• Nước cất : 1,00 lít pH = 6,5 (ở nhiệt độ 250C)
• Tuỳ theo loại môi trường cần pha, thêm 5 g một trong các loại axitamin: L-
lysin hoặc L-arginin hoặc L-ornithin vào môi trường cơ bản trên. Sau đó, rót 5
ml môi trường vào các ống nghiệm, nới lỏng nắp. Hấp ở nhiệt độ 1210C trong 10
phút. Các ống phải được nút chặt trong khi bảo quản và sau khi cấy.
Nước pepton kiềm: Ancalin peptone water (APW).
• Pepton: 10,00g
• Natri clorua (NaCl): 10,00g
• Nước cất: 1,00 lít, pH=8.5 (ở nhiệt độ 25oC)
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 64
• Hòa tan các thành phần, chỉnh pH theo yêu cầu rồi chia vào các bình chứa
thích hợp. Hấp ở nhiệt độ 121oC trong 10 phút. Khi bảo quản phải vặn chặt
nắp bình , để tránh bay hơi nước và pH bị thay đổi.
Thạch sắt ba đường: Triple Sugar Iron agar –TSI
• Pepton: 15,00 g
• Proteose pepton : 5,00 g
• Cao thịt bò : 3,00 g
• Cao nấm men : 3,00 g
• Natri clorua (NaCl) : 5,00 g
• Lactoza : 10,00 g
• Sacaroza : 10,00 g
• Glucoza : 1,00 g
• Sắt (II) sunphat (FeSO4) : 0,20 g
• Natri thiosunphat (Na2S2O3) : 0,30 g
• Ðỏ phenol : 0,024 g
• Thạch : 12,00 g
• Nước cất : 1,00 lít pH = 7,4 (ở nhiệt độ 250C)
• Hoà tan các thành phần, chia vào mỗi ống nghiệm khoảng 5 ml. Hấp ở nhiệt
độ 1210C trong 15 phút. Trước khi môi trường đông, đặt các ống nằm
nghiêng sao cho phần thạch đứng cao khoảng 2 - 3 cm và phần thạch
nghiêng khoảng 4 - 5 cm.
Thạch sắt hai đường: Klingler Iron Agar – KIA
• Polypepton pepton : 20,00 g
• Natri clorua (NaCl) : 5,00 g
• Lactoza : 20,00 g
• Dextroza : 1,00 g
• Sắt ammoni xitrat : 0,50 g
• Natri thiosulphat (Na2S2O3) : 0,50 g
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 65
• Phenon đỏ : 0,025 g
• Thạch : 15,00 g
• Nước cất : 1,00 lit pH = 7,4 (ở nhiệt độ 250C)
• Hoà tan các thành phần, chia vào mỗi ống nghiệm khoảng 5 ml. Hấp ở nhiệt
độ 1210C trong 15 phút. Trước khi môi trường đông, đặt các ống nằm nghiêng
sao cho phần thạch đứng cao khoảng 2 - 3 cm và phần thạch nghiêng khoảng 4 -
5 cm.
Thạch trypton muối 2% : TSA 2% NaCl
• Trypton : 10,00 g
• Natri clorua (NaCl) : 20,00 g
• Thạch : 20,00 g
• Nước cất : 1,00 lít pH = 7,2 0,2 (ở nhiệt độ 250C)
• Ðun sôi để hoà tan các thành phần trên. Hấp ở nhiệt độ 1210C trong 15 phút.
Sau đó, để nguội đến nhiệt độ khoảng 45 - 500C rồi rót ra đĩa hoặc ống nghiệm.
O/F Glucoza
• Trypton : 2,00 g
• Natri clorua (NaCl) : 5,00 g
• Dikali hydro phosphat (K2HPO4) : 0,30 g
• Xanh bromthymol : 0,03 g
• Thạch : 2,00 g
• Glucoza : 10,00 g
• Nước cất : 1,00 lít pH = 6,8 (ở nhiệt độ 250C)
• Ðun sôi để hoà tan các thành phần rồi rót 5 ml môi trường vào mỗi ống
nghiệm. Hấp ở nhiệt độ 1210C trong 15 phút
Thuốc thử ONPG
• Dung dịch đệm:
+ Natri dihydro phosphat ngậm 1 phân tử nước (NaH2PO4.H2O) : 6,90g
+ Nước cất : 45,00 ml
Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh
SVTH: Phạm Thị Bích Ngọc 66
+ Dung dịch hydroxit natri (NaOH) 30 % (w/v) : 3,00 ml
+ Hoà tan NaH2PO4.H2O trong nước cất. Thêm dung dịch NaOH 30% và
chỉnh pH = 7,0 (ở nhiệt độ 250C), thêm nước cất vừa đủ 50 ml. Bảo quản
dung dịch ở nhiệt độ 2 - 80C.
• Dung dịch ONPG:
+ ONPG (o-nitrophenyl-D-galactoside ) : 80,00 mg
+ Nước cất ở 370C : 15,00 ml
+ Dung dịch đệm : 5,00 ml
+ Hoà tan ONPG trong nước cất ở nhiệt độ 370C. Thêm dung dịch đệm vào
rồi lắc đều. Bảo quản ở nhiệt độ 2 - 80C. Trước khi sử dụng phải làm ấm
dung dịch đến nhiệt độ 370C.
+ Chú thích: có thể sử dụng đĩa ONPG được sản xuất sẵn thay cho dung dịch
ONPG.
+ Các đĩa 10 mg và 150 mg O/129 Vibriostat
+ Cắt giấy lọc thành các mảnh tròn đường kính khoảng 5 - 6 mm rồi đặt vào
các đĩa petri, hấp khử trùng.
+ Chuẩn bị đĩa 150 mg O/129 Vibriostat: hoà tan 2,4 - diamino - 6,7 -
diisopropyl - pteridin photphat (O/129) trong nước cất vô trùng theo tỷ lệ 15,0
mg/ml, nhỏ 10ml dung dịch này vào mỗi đĩa.
+ Chuẩn bị đĩa 10 mg O/129 Vibriostat: hoà tan 2,4 - diamino - 6,7 -
diisopropyl - pteridine phosphat (O/129) trong nước cất vô trùng theo tỷ lệ
1,0mg/ml, nhỏ 10ml dung dịch này vào mỗi đĩa.
Sấy khô các đĩa, bảo quản trong tủ lạnh, tránh ánh sáng.
Thuốc thử Oxidaza
• Hoà tan 1,0 g N,N, N', N'-tetrametyl-p-phenylenediamine.2HCl vào 100 ml
nước cất vô trùng. Ðựng dung dịch trong lọ sẫm màu hoặc bọc lọ trong giấy bạc.
Bảo quản dung dịch ở nhiệt độ 2 - 80C, sử dụng trong vòng 7 ngày.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- pham thi bich ngoc.pdf