Khóa luận Tìm hiểu quy trình sản xuất phân hữu cơ sinh học công ty TNHH xây dựng, thương mại và sản xuất Nam Thành Ninh Thuận

LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng. Trong tiến trình hội nhập, công tác bảo vệ môi trường là một điều kiện tiên quyết để Việt Nam nâng tầm, hội nhập với thế giới. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2010 được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, thông qua cũng đã khẳng định “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Trong thời gian gần đây, hệ thống chính sách, thể chế ở nước ta từng bước được xây dựng và hoàn thiện, phục vụ ngày càng có hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường. Cùng với sự ra đời của Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Chính trị (Khóa VIII) cũng đã ban hành Nghị quyết số 41 NQ/TƯ, chỉ thị số 36 – CT/TƯ về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có những văn bản, chỉ thị về bảo vệ môi trường, nhất là ở các đô thị, khu công nghiệp. Nhận thức về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường cũng được các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân ngày càng quan tâm, mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế. Tuy nhiên, môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có nơi, có lúc đã đến lúc báo động, đất đai bị xói mòn, thoái hóa, chất lượng các nguồn nước suy giảm mạnh. Ở nhiều đô thị, khu dân cư, không khí bị ô nhiễm nặng, khối lượng phát sinh và mức độ độc hại của chất thải ngày càng tăng, điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch không bảo đảm. Tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa, gia tăng dân số, đã gây áp lực lớn cho công tác bảo vệ môi trường, nhất là ở các đô thị. Chỉ thị số 23/2005/CT – TTG của Thủ tướng chính phủ đã nhận định, công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém. Lượng chất thải rắn thu gom chỉ mới đạt khoảng 70% và chủ yếu tập trung ở nội thị, công nghệ xử lý chất thải rắn chưa được chú trọng nghiên cứu và chưa hoàn thiện, còn phân tán, khép kín theo địa giới hành chính, việc đầu tư, quản lý còn kém hiệu quả, Nhiều địa phương trên cả nước đã nhập khẩu các dây chuyền xử lý rác thải của nước ngoài, tuy nhiên, hiện công nghệ này chỉ xử lý được rác hữu cơ, còn lại phải chôn lấp khoảng 70 – 80%, chưa kể giá nhập khẩu thiết bị rất cao, vốn đầu tư cho lắp đặt lớn, Cũng đã xuất hiện những dây chuyền công nghệ xử lý rác do các công ty tư nhân đầu tư, nghiên cứu thử nghiệm ở một số địa phương trong nước, Nhưng cho đến nay, vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi cũng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, cả chủ quan lẫn khách quan. Công ty TNHH XD – TM & SX NAM THÀNH NINH THUẬN là một ty có bề dày kinh nghiệm về lĩnh vực xử lý rác thải – sản xuất các sản phẩm phục vụ nhu cầu cho các tỉnh Duyên Hải Miền Trung, Cao Nguyên, Đông Nam Bộ, các tổng công ty Lâm – Nông Trường trồng rừng. Công ty đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất. Công ty hoạt động trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã xử lý một khối lượng rác thải lớn trong tỉnh nhiều năm qua, do tỉnh Ninh Thuận là một tỉnh còn kém phát triển trong cả nước nên việc xử lý chất thải rắn mang tính thô sơ chủ yếu là chôn lấp đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái môi trường. Từ khi công ty TNHH XD – TM & SX NAM THÀNH NINH THUẬN ra đời cho đến nay đã giải bài toán khó khăn cho tỉnh nhà về chất thải rắn. Giãm nguồn chi ngân sách tỉnh hàng năm về hoạt động thu gom, xử lý rác thải. Vì vậy em chọn đề tài “Tìm hiểu quy trình sản xuất phân hữu cơ sinh học công ty TNHH XD – TM & SX NAM THÀNH NINH THUẬN”. Năm 2003 công ty TNHH XD – TM & SX NAM THÀNH NINH THUẬN được thành lập với mức đầu tư 24.195.000.000 VNĐ. Xử lý bình quân đạt 150 tấn rác/ngày. Sản xuất đạt 60 tấn phân bón vi sinh/ngày. Ngoài phân bón, công ty còn sản xuất ra các sản phẩm khác từ rác thải như: Phôi nhựa, hạt nhựa, bao bì, với công suất bình quân đạt 1.5 tấn nhựa/ngày, 240.000 – 300.000 cái bao bì/năm. Từ những thành tích đạt được, công ty góp phần mang lại hiệu quả đầu tư cao cho xã hội. Giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động ở nông thôn. Làm cho môi trường cuộc sống ngày càng sạch đẹp. Giãm nguồn chi ngân sách tỉnh hàng năm về hoạt động thu gom, xử lý rác thải. Vì vậy em chọn đề tài này để đánh giá mô hình hoạt động của công ty qua đó có thể nhân rộng mô hình sản xuất của công ty ở nhiều địa phương trong cả nước. ™ Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu quy trình sản xuất của công ty TNHH XD – TM & SX NAM THÀNH NINH THUẬN. ™ Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Công ty TNHH XD – TM & SX NAM THÀNH NINH THUẬN. Trên cơ sở khảo sát thu thập tài liệu và số liệu sẵn có về quy trình sản xuất phân hữu cơ sinh học của công ty. ™ Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận Nắm vững kiến thức về quy trình sản xuất và hoạt động của công ty. Phân tích đánh giá hệ thống trang thiết bị sản xuất của công ty. ™ Phương pháp cụ thể Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập và kế thừa chọn lọc các cơ sở dữ liệu có liên quan đến đề tài từ các nguồn tài liệu (Sách vở, giáo trình, internet, .). Chủ yếu tập trung vào các dữ liệu sau: - Thu thập các số liệu về công tác thu gom, vận chuyển CTR trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. - Thành phần và tính chất của CTR ở Ninh Thuận. - Các phương pháp xử lý CTR mà công ty áp dụng thành công. - Thu thập các số liệu về tình hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh học của nhà máy. - Nhu cầu tiêu thụ của thị trường về phân hữu cơ sinh học của nhà máy. ™ Ý nghĩa của đề tài Ý nghĩa: Đề tài đưa ra biện pháp xử lý chất thải rắn một cách khoa học và sản xuất phân hữu cơ sinh học phục vụ cho ngành nông nghiệp. Có thể nhân rộng mô hình sản xuất của công ty ở nhiều địa phương trên cả nước, đồng nghĩa đó có thể xử lý một khối lượngrác ở nhiều địa phương cải thiện môi trường sinh thái và thúc đẩy quá trình phát triển của đất nước.

pdf74 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3176 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu quy trình sản xuất phân hữu cơ sinh học công ty TNHH xây dựng, thương mại và sản xuất Nam Thành Ninh Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m của cải vật chất cho xã hội. Giãm nguồn chi ngân sách tỉnh hàng năm về hoạt động thu gom, xử lý rác thải. 1.6 Tình hình sản xuất – thị trường tiêu thụ ™ Tình hình sản xuất Hiện nay nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sản xuất rác thải rất lớn tại thị trường trong và ngoài nước. Mặc khác việc sử dụng phân bón hóa học ngày càng làm cho đất đai trở nên bạc màu. Các sản phẩm được sản xuất ra có dư lượng hóa học cao khó đáp ứng nhu cầu sử dụng ở các nước tiên tiến thuộc tổ chức thương 13  mại thế giới (WTO). Vì vậy, các nhà khoa học, tổ chức khuyến cáo nên dùng phân bón hữu cơ vi sinh. Mặt khác quy mô đầu tư hiện tại vừa và nhỏ, công nghệ thiết bị không đáp ứng khối lượng rác ngày càng tăng, năng suất thấp không đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng. Các đơn vị sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh trong nước sử dụng nguồn nguyên liệu chính từ than bùn dẫn tới chất lượng phân không đạt tiêu chuẩn. Giá thành cao, người tiêu dùng không ưu chuộng. ™ Nhu cầu tiêu thụ Công ty TNHH XD – TM & SX Nam Thành Ninh Thuận có bề dày kinh nghiệm về lĩnh vực xử lý rác thải – sản xuất các sản phẩm phục vụ nhu cầu cho các tình Duyên Hải Miền Trung, Cao Nguyên, Đông Nam Bộ, các tổng công ty, Lâm – Nông Trường trồng rừng. Với sản lượng sản xuất hiện tại chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường nêu trên. ™ Thị trường tiêu thụ Sản phẩm của công ty chú trọng vào các thị trường cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, các dự án trồng rừng, các sản phẩm nông nghiệp sạch. Hiện nay theo dự báo của các đơn vị sản xuất công nghiệp thì nhu cầu phân bón hữu cơ vi sinh cho diện tích trồng mới cao su cà phê trong nước và Lào, Campuchia,… rất lớn. 14  ™ Về giá cả Giá phân hữu cơ vi sinh và giá các loại sản phẩm sản xuất thừ rác thải được nhà nước hổ trợ kinh phí xử lý nên thấp hơn nhiều so với các sản phẩm cùng loại được sản xuất từ các nguyên liệu khác. 1.7 Lợi thế cạnh tranh Đây là dự án mà các sản phẩm được sản xuất từ rác nên có nguồn nguyên liệu dồi dào, số lượng ngày càng tăng đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất ổn định và kịp thời cho nhà máy. Công ty làm nhiệm vụ thu gom, vận chuyển rác theo loại hình dịch vụ công ích nên được sự đồng tình ủng hộ của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh. Ngân sách nhà nước hổ trợ kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác nên nguồn nguyên liệu không phải mua. 1.8 Sản phẩm thị trường & các yêu cầu Sản phẩm: Các dòng sản phẩm sản xuất chủ yếu. Xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh. Sản xuất hạt, phôi nhựa. Sản xuất bao bì,… Tiêu chuẩn đối với sản phẩm: Bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa TC01: 2003/NT. 15  ™ Các yêu cầu cần thiết để đảm bảo các tiêu chuẩn trên Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000. Các tiêu chuẩn này được áp dụng và cụ thể hóa từng dây chuyền, bộ phận sản xuất, các phòng nghiệp vụ xuyên suốt trong quá trình sản xuất – kinh doanh của công ty. Đầu tư các thiết bị đo lường chuẩn mực để kiểm soát chất lượng sản phẩm về các tiêu chí: Độ ẩm, NPK,… để đảm bảo tất cả sản phẩm khi suất kho đạt được tiêu chuẩn an toàn bền vững và chất lượng. Áp dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý và sản xuất, khai thác thông tin kịp thời của thị trường về sản phẩm qua các kênh thông tin. Đồng thời tham gia các cuộc hội chợ triển lãm sản phẩm của công ty. Làm cơ sở xây dựng chiến lược kinh doanh phát triển thị trường bền vững cả về lượng và chất. Đầu tư mở rộng nâng cấp nhà máy sẽ tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian sản xuất, hao phí lao động, song giảm giá thành sản phẩm thấp, chất lượng sản phẩm nâng cao đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Tạo lợi thế cạnh tranh tốt trên thị trường. Đây là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư vì thỏa mãn được 4 điều kiện: Một là: Số lượng lớn. Hai là: Chất lượng sản phẩm được sản xuất từ công nghệ hiện đại. Ba là: Thời gian giao hàng đúng hạn cho khách hàng. 16  Bốn là: Giá cả hợp lý, nhà phân phối đủ sức cạnh tranh. ™ Các chính sách kinh doanh Sản phẩm của nhà máy mang tính khác biệt (được sản xuất từ rác thải). Chất lượng sản phẩm được sản xuất theo đơn đặt hàng. Có chiến lược về thị trường và chú trọng công tác marketing, nắm bắt kịp thời việc thay đổi giá cả thị phần cùng loại hoặc tương đương của các doanh nghiệp sản xuất cùng mặt hàng để có chiến lược, giải pháp cạnh tranh hợp lý. Duy trì hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm ISO 9001-2000 đã được xây dựng và công nhận. 1.9 Phương án tiêu thụ sản phẩm ™ Giới thiệu sản phẩm. Nghiên cứu đặc trưng của từng thị trường và khách hàng, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể, đề ra các biện pháp nhằm thưc hiện chiến lược công ty. Quảng cáo sản phẩm trên các công cụ thông tin. Tăng cường quan hệ với các tổ chức xúc tiến thương mại để giới thiệu sản phẩm với các khách hàng có tiềm năng. Tham gia các hội chợ triển lãm để trực tiếp tìm kiếm khách hàng. ™ Tổ chức mạng lưới tiêu thụ. 17  Thành lập các nhà phân phối, đại lý để tiêu thụ sản phẩm. Văn phòng đại diện trong và ngoài nước. Bán sản phẩm trực tiếp hoặc thông qua các nhà phân phối có khả năng, uy tín. ™ Chiến lược cạnh tranh Trước mắt sản phẩm sản xuất từ rác thải giai đoạn hiện nay chưa nhiều song dự báo trong vài năm tới sẽ có nhiều doanh nghiệp sản xuất với cùng một ngành hàng. Đồng thời nước ta đã gia nhập WTO nên việc cạnh tranh với các doanh nghiệp sẽ diễn ra gay gắt hơn để chiếm lấy thị phần. Điều này sẽ khó khăn hơn cho công ty, vì vậy phải tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của chính phủ, chính quyền các cấp đối với các dự án mới và tận dụng lợi thế như nguồn năng lực dồi dào tại địa phương quy trình công nghệ hiện đại. 18  CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT 2.1 Tổng quan phương pháp xử lý chất thải rắn làm COMPOST 2.1.1 Khái niệm Quá trình COMPOST là quá trình phân hủy sinh học và ổn định của chất hữu cơ dưới điều kiện thermorphilic. Kết quả của quá trình phân hủy sinh học tạo ra nhiệt, sản phẩm cuối cùng ổn định, không mang mầm bệnh và có ích cho cây trồng. 2.1.2 Mục đích và lợi ích của quá trình COMPOST Ổn định chất thải: Các phản ứng sinh học xảy ra trong quá trình COMPOST sẽ chuyển hóa các chất hữu cơ dễ thối rữa sang dạng ổn định chủ yếu là các chất vô cơ ít gây ô nhiễm môi trường khí thải ra đất hoặc nước. Làm mất hoạt tính của VSV: Nhiệt của chất thải sinh ra từ quá trình phân hủy sinh học có thể đạt khoảng 600C, đủ để làm mất hoạt tính của vi khuẩn gây bệnh, virus có hại nếu như nhiệt độ này được duy trì ít nhất 3 ngày. Do đó, các sản phẩm của quá trình COMPOST có thể loại bỏ an toàn trên đất sử dụng làm chất bổ sung dinh dưỡng cho đất. Thu hồi dinh dưỡng và cải tạo đất: Các chất dinh dưỡng (N, P, K) có trong chất thải thường ở dạng hữu cơ phức tạp, cây trồng khó hấp thụ. Sau quá trình COMPOST các chất này được chuyển hóa thành các chất vô cơ như NO3- và PO4 thích hợp cho cây trồng. Sử dụng sản phẩm của quá trình chế biến COMPOST 19  bổ sung dinh dưỡng vô cơ tồn tại chủ yếu dưới dạng không tan. Thêm vào đó, lớp đất trồng cũng được cải tiến nên giúp rễ cây phát triển tốt hơn. Làm khô bùn: Phân người, phân động vật và bùn chứa khoảng 80 – 95% nước, do đó chi phí thu gom, vận chuyển và thải bỏ cao. Làm khô bùn trong quá trình ủ COMPOST là phương pháp lợi dụng nhiệt của chất thải sinh ra từ quá trình phân hủy sinh học làm bay hơi nước chứa trong bùn. Tăng khả năng kháng bệnh cho cây trồng: Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh sự tăng khả năng kháng bệnh của cây được trồng đất có bón COMPOST. Cho đến nay, ở Việt Nam COMPOST chưa được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Với hàm lượng dinh dưỡng cao dễ hấp thụ và chủng loại VSV đa dạng, phân hữu cơ không những làm tăng năng suất cây trồng mà còn có khả năng kháng bệnh cao. 2.1.3 Quá trình COMPOST Nguyên liệu chủ yếu là rác thải sinh hoạt. Nguồn rác thải này được công ty trực tiếp thu gom tại thành phố Phan Rang Tháp Chàm và các khu vực lân cận với khối lượng trung bình từ 100 – 150 tấn/ngày. Rác sẽ được vận chuyển tập trung về nhà máy. Tại đây, rác thải sinh hoạt được phân loại, xử lý và chế biến thành COMPOST phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Khối lượng và thành phần nguồn nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất COMPOST của công ty được trình bày trong bảng dưới đây. 20  Nguyên liệu Loại Khối lượng Rác thải sinh hoạt Chưa phân loại 100 – 150 tấn/ngày Men khử mùi NTC khử mùi 90 – 120 lít/1 ngày Men đặc chủng phân hủy hữu cơ NTC Protect 180 – 240 lít/ 1 ngày Men đặc chủng chế biến phân bón NTC KB Tùy theo số lượng sản xuất Bảng 2.1.3: Khối lượng và thành phần nguồn nguyên liệu đầu vào Nguồn: Số liệu từ công ty TNHH XD – TM & SX NAM THÀNH NINH THUẬN, tháng 5/2011 2.2 Sơ đồ bố trí dây chuyền sản xuất Quy trình hoạt động của công ty hiện có 6 phân xưởng chính và một đội vệ sinh môi trường. Đội vệ sinh môi trường có nhiệm vụ thu gom vận chuyển rác thải đô thị đưa về nhà máy để xử lý. Phân xưởng 1: Có nhiệm vụ tiếp nhận rác thải, phun vi sinh khử mùi, diệt khuẩn, phân loại sơ bộ các loại vô cơ lớn như xà bần, cao su, lốp xe, sắt thép,…Rồi chuyển tới băng chuyền đưa vào máy nghiền có nhiệm vụ xé các túi rác ra và nghiền nát các loại chất hữu cơ hay vô cơ, tách cát, thủy tinh, một số vô cơ khác như vỏ sò, ốc,… và kim loại lọt qua khe nhỏ (lưới) máy nghiền xong đưa qua hệ thống băng chuyền tách gió lấy nilon chuyển qua xưởng 5. Nilon rất 21  nhiều trong rác thải sinh hoạt, phần còn lại (hữu cơ và vô cơ chưa tách được) chuyển qua phân xưởng 2. Phân xưởng 2: Những hữu cơ, vô cơ nhỏ được tách qua hệ thống lồng theo băng chuyền đưa qua hệ thống tách từ, tách thủ công, sàng. Loại bỏ vô cơ, xà bần (vỏ sò, ốc, cát,…) kim loại, thu nilon chuyển qua xưởng 5. 2.2.1 Rác thải đô thị Thành phần chủ yếu là rác thực phẩm (65 – 90%), giấy (0.5 – 25%), nilon ( 1.5 – 17.5% ). Sản lượng 25 tấn/ngày. Hình thức thu gom: Công ty trực tiếp đảm nhận việc thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt của thành phố Phan Rang Tháp Chàm, nên nguồn nguyên liệu sản xuất luôn được cung cấp kịp thời giúp nhà máy hoạt động ổn định. STT Thành phần % Khối lượng 1 Chất hữu cơ 65 – 95 2 Giấy 0.05 – 25 3 Catton 0 – 0.01 4 Vải 0 – 5 5 Nilon 1.5 – 17.5 6 Nhựa cứng 0 – 0.1 7 Da 0 – 0.05 8 Gỗ 0 – 3.5 9 Cao su mềm 0 – 1.5 22  10 Cao su cứng 0 – 0.01 11 Lon, đồ hộp 0 – 0.06 12 Kim loại màu 0 – 0.03 13 Sắt 0 – 0.01 14 Thủy tinh 0 – 1.3 15 Sành, sứ 0 – 1.4 16 Xà bần, tro 0 – 6.1 Bảng 2.2.1: Thành phần các chất có trong rác thải sinh hoạt tại Ninh Thuận Nguồn: Số liệu từ công ty TNHH XD – TM & SX NAM THÀNH NINH THUẬN, tháng 5/2011 2.2.2 Nhà tiếp nhận Rác được tập kết về xí nghiệp và đưa đến nhà tiếp nhận bằng xe chuyên dụng. Khi đổ hết rác, cán bộ điều hành kiểm tra xác nhận hàng và ghi ngày, giờ, tháng tập kết rác. Rác đưa vào nhà tiếp nhận sẽ được phun chế phẩm vi sinh khử mùi, số lượng khoảng 214 lít/tấn. Thời gian trước 9h hoặc sau 16h, tránh khi có nắng mặt trời, VSV sẽ mất tác dụng. 23  2.2.3 Khu phân loại Các chất hữu cơ có kích thước lớn hơn như cành cây, vỏ xe,… được phân loại riêng bằng thủ công. Các chất vô cơ được đưa ra khu tập kết tránh ùn tắc các loại xe ra vào đổ rác. Loại bỏ chất vô cơ có kích thước lớn. Các loại chai lọ thủy tinh được nhặt xếp vào xe gom. Khi gặp các vật lạ có nguy cơ cháy nổ: Bình xịt, bình gas, các loại acid, thuốc trừ sâu, lựu đạn, kíp nổ,… phải báo cáo ngay cho quản đốc phân xưởng để đưa về nơi qui định và giao cho cơ quan có trách nhiệm. Rác được xe xúc đưa vào băng chuyền để phân loại. Công suất tuyển chọn: 40 tấn/giờ. 2.2.4 Hầm ủ Rác được phân loại vận chuyển để hầm ủ bằng xe xúc. Trước khi đưa vào hầm ủ, rác được trộn với vi sinh khử mùi phân giải cellulose. Xe xúc nạp rác vào hầm ủ là 25 đến 39 ngày. Điều kiện để VSV hoạt động được kiểm soát bằng nhiệt độ, độ ẩm. Nhiệt độ 40 – 700C. Ẩm 45 – 65%. pH = 5 – 8. Hầm có kích thước (rộng x dài x cao) là 4m x 96m x 2m. 24  2.2.5 Bãi ủ chín Thời gian ủ từ 10 đến 15 ngày. Đống ủ thường xuyên theo dõi nhiệt độ, độ ẩm, pH và độ phân giải. Khi kết thúc quá trình phân hủy, rác được đưa qua khâu tinh chế bằng xe rác. 2.2.6 Khu tinh chế Rác đưa từ bãi ủ chín vào xưởng tinh chế bằng xe xúc, công suất 15 tấn/giờ. Rác được đưa qua 2 trục xoắn tới băng tải vận chuyển đến tầng phân loại. Các chất hữu cơ được phân hủy có kích thước lớn hơn 1.5cm đã lọt qua sàng xuống băng tải tiếp tục được phân loại qua sàng rung và không khí. Mùn hữu cơ được vận chuyển bằng băng tải đến cuối dây chuyền. Kim loại được thu hồi sau khi đã được phân loại bằng tay có băng tải từ tính. Phần hữu cơ có kích thước lớn hơn 1.5cm được chuyển về hầm ủ tiếp tục ủ. Phần có kích thước nhỏ hơn 1.5cm nhưng không phải là mùn hữu cơ được chuyển ra ngoài chôn lấp. 2.2.7 Khu hoàn thiện Sau khi hỗn hợp đã được ổn định sẽ được phối trộn phụ gia sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Thành phần phân hữu cơ vi sinh theo băng chuyền vào phiễu qua hệ thống đóng bao, cân tự động và nhập kho. Căn cứ vào nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng trong khâu đóng bao được phân chia ra chủng loại, kích cở các loại bao như sau: Loại bao 25kg, loại bao 50kg. 25  Mẫu mã các loại bao được tiêu chuẩn hóa. Yêu cầu kỹ thuật trong khâu đóng bao là: Cân đủ trọng lượng của mùn hữu cơ. Cân chính xác tỉ lệ phụ gia. Xác định độ ẩm của mùn chất hữu cơ. 2.2.8 Phòng thí nghiệm Dùng để kiểm soát môi trường trong quá trình xử lý rác, nước rỉ rác. Dùng để phân tích mẫu của bể ủ. Dùng để phân tích chất lượng sản phẩm. Dùng để nhân giống các loại VSV phục vụ cho xử lý rác và chế biến phân hữu cơ vi sinh. 26  CHƯƠNG 3 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 3.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất Sơ đồ 3.1: Quy trình sản xuất 27  3.2 Thiết bị sản xuất Hình 3.2: Tổng hợp các thiết bị sản xuất 28  3.3 Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất Quy trình xử lý dựa trên nguyên tắc phân tách các loại vật liệu trong rác thải thành 4 chủng loại riêng biệt đồng nhất về thành phần: Thành phần hữu cơ, thành phần tái sử dụng, thành phần tái sinh và thành phần chôn lấp. Sau đó xử lý các thành phần chủng loại này theo từng quy trình cụ thể để tạo ra những sản phẩm hữu dụng và bảo đảm an toàn cho môi trường. Quy trình hoạt động của công ty hiên có 5 phân xưởng chính và 1 đội vệ sinh môi trường. 3.3.1 Đội vệ sinh môi trường Có nhiệm vụ thu gom vận chuyển rác thải đô thị đưa về nhà máy xử lý. 3.3.2 Quy trình sản xuất tại phân xưởng 1 Quy trình làm việc tại phân xưởng 1 là công đoạn tách lựa, phân loại các thành phần trong rác thải thành các chủng loại riêng biệt đồng nhất về thành phần, được tính từ nhà tiếp nhận đến công đoạn rác đưa vào hầm ủ. Công suất hoạt động tại phân xưởng từ 170 – 210m3/7 giờ làm việc, sẽ được mô tả theo từng công đoạn như sau: Rác thải sinh hoạt từ các xe thu gom, sau khi xác định trọng lượng cho vào nhà tiếp nhận và phun vi sinh khử mùi. Tại nhà tiếp nhận, rác trước khi được đưa xuống băng chuyền ngang, các công nhân có nhiệm vụ xé các bao, túi đựng rác và tách các vô cơ có kích thước lớn như lốp xe, mùn, mền, chiếu, bao gai,… 29  Từ nhà tiếp nhận, rác theo băng chuyền sẽ được phân loại sơ bộ (thủ công) để tách các vật có kích thước lớn còn soát lại và các bao đựng vỏ sò. Sau đó, rác được đưa vào sàng lồng tách các loại vô cơ có kích thước nhỏ như gạch, đá, cát, thủy tinh,… rác tiếp tục theo băng chuyền vào máy đập, máy xé để xé các túi nilon nhỏ đựng rác. Sau khi rác đi qua máy xé sẽ theo băng chuyền qua hệ thống tách gió thu nilon, tách từ thu sắt, sàng rung tách cát,… Sau giai đoạn tách thủ công, tách gió, tách từ, sàng rung,… rác thải tương đối đồng nhất (thành phần hữu cơ chiếm tỷ lệ 85 – 90%). Rác tiếp tục theo băng chuyền vào máy bâm, bâm nhỏ các thành phần hữu cơ để khi ủ đạt hiệu quả cao. Tất cả các loại hữu cơ sau phân loại và bâm nhỏ sẻ theo băng chuyền được phun vi sinh phân hủy, vi sinh kháng bệnh chuyển vào hầm ủ bằng xe cơ giới. Các vô cơ, vật thể rắn không tái sử dụng được như xà bần, cát, đá,… sẽ được mang đi chôn lấp hợp vệ sinh và đúng nơi quy định. Các vô cơ tái sử dụng được như các loại nhựa, sắt, thủy tinh,… đưa vào kho phế liệu để bán cho các cơ sở tái sản xuất. Các vô cơ tái chế được như nilon, chai lọ nhựa, bao gai thu gom đưa đến phân xưởng 2 sản xuất phôi nhựa, hạt nhựa. 30  Hình 3.3.2: Thiết bị sản xuất phân xưởng 1 3.3.3 Quy trình sản xuất phân xưởng 2 Các loại nhựa, nilon thu được từ khâu tách lựa của các xưởng chuyển đến xưởng 2 tiến hành phân loại PP, PE,… để làm nguyên liệu sản xuất. Tại xưởng 2 31  với các thiết bị đặc chuẩn như: Máy dũ, máy bâm, ly tâm, băng chuyền,… xử lý về kích thước nguyên liệu, loại bỏ tạp chất. Nguyên liệu sau khi làm sạch sử dụng sản xuất hạt nhựa tái sinh và phôi nhựa theo chủng loại bằng các thiết bị như máy ó, máy định dạng hạt. Hạt nhựa PP, PE,… sẽ chuyển qua phân xưởng 3 để dệt bao bì và chỉ may bao. Phôi nhựa được bán làm nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất ống nước. Hình 3.3.3: Thiết bị sản xuất phân xưởng 2 32  3.3.4 Quy trình sản xuất phân xưởng 3 Xưởng 3 tiếp nhận các loại hạt nhựa từ xưởng 2 xử lý và sản xuất bao PP, PE và các loại túi. Tại xưởng 3 với các thiết bị như máy tạo chỉ, máy dệt, máy cán màng, máy cắt, máy in,… Các sản phẩm của xưởng 3 được chuyển đến xưởng 5 sử dụng đóng bao phân bón hữu cơ vi sinh. Hình 3.3.4: Thiết bị sản xuất phân xưởng 3 33  3.3.5 Quy trình sản xuất phân xưởng 4 Hữu cơ sau khi ủ hoại (độ phân hủy > 75%) dùng xe xúc chuyển vào xưởng 4. Hữu cơ theo băng chuyền vào máy đập, máy nghiền (để nghiền nhỏ): Sau khi nghiền hữu cơ theo băng chuyền vào sàng lồng tách các loại vô cơ còn sót lại và chưa phân hủy hoàn toàn. Sau sàng lồng thu được mùn hữu cơ thô. Mùn hữu cơ (mùn thô) tiếp tục theo băng chuyền qua hệ thống tách từ thu sắt, rồi qua hệ thống sàng rung loại bỏ mùn hữu cơ có kích thước vượt quy định. Sau sàng rung thu được mùn hữu cơ (mùn tinh) làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh. Mùn hữu cơ mịn trước khi chuyển qua xưởng 5 làm nguyên liệu sản xuất phân bón phải được KCS kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng như hàm lượng hữu cơ, độ ẩm, tạp chất, mật độ vi sinh vật,… Nếu tất cả các chỉ tiêu đạt thì mới được chuyển qua xưởng 5: Các loại hữu cơ chưa phân hủy hoàn toàn chuyển đến hầm ủ, các loại vô cơ nếu thuộc loại tái chế thì chuyển đến xưởng 2, loại tái sử dụng chuyển đến kho phế liệu. 3.3.6 Quy trình sản xuất phân xưởng 5 Mùn hữu cơ của xưởng 4 sau khi kiểm tra, hàm lượng chất hữu cơ và hàm lượng các chất dinh dưỡng khác đạt yêu cầu, sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân bón. Cân lượng mùn hữu cơ đúng theo quy định, sau đó đưa vào hệ thống phối trộn, tạo viên: Tùy theo đơn đặt hàng và tùy theo từng loại cây trồng, phòng kỹ thuật tính toán, quyết định công thức phối trộn thêm phụ gia, vi lượng,… để đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng (Khi sản xuất phân bón tất cả phụ gia cũng phải được cân đo đúng qui định). Trong quá trình phối trộn, tạo viên phun bổ sung vi sinh 34  cố định đạm, vi sinh kháng bệnh bằng hệ thống bét phun. Khi kích thước hạt đạt yêu cầu (độ đồng đều của hạt) phân bón theo băng chuyền đến hệ thống sấy , hệ thống làm nguội và sàng phân loại (loại bỏ hạt không đạt kích cở). Phân bón tiếp tục theo băng chuyền đến hệ thống cân, đóng bao tự động tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Sản phẩm trước khi nhập kho phải được KCS kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng (Hàm lượng hữu cơ, hàm lượng NPK, mật độ vi sinh vật có ích,… ), kiểm tra trọng lượng tịnh, độ ẩm, tạp chất, độ đồng đều của hạt, sau đó chuyển đến kho chứa thành phẩm. Sản phẩm nhập kho được xếp theo thứ tự từng lô và thống nhất theo ngày sản xuất đã in trên bao bì. Hàng tháng, quý hoặc trước khi xuất lô hàng tổ KCS lấy mẫu của từng lô hàng để kiểm tra chất lượng hàng hóa, đồng thời gửi mẫu cho Trung tâm đo lường chất lượng 3 tại TP Hồ Chí Minh để kiểm tra định kỳ. Hình 3.3.6: Thiết bị sản xuất phân xưởng 5 35  3.4 Nhận xét chung Trong quá trình sản xuất và xử lý rác nhờ sử dụng biện pháp sinh học, chế phẩm vi sinh khử mùi đặc hiệu NTC được phun vào rác tại nhà tiếp nhận, chế phẩm vi sinh khử mùi + phân hủy phun vào rác sau phân loại trước khi đưa vào hầm ủ và chế phẩm vi sinh khử mùi + phân hủy + kháng bệnh phun bổ sung vào hầm ủ, kết hợp ủ theo phương pháp Bangaloro (hiếu khí + yếm khí) nên tại các khu vực trong xưởng các khí thải như H2S, CO2, NH3, CH4 ,… có nồng độ thấp (cảm quan mùi hôi nhẹ). Công ty trang bị các phương tiện bảo hộ lao động đầy đủ cho công nhân nhất là tại các xưởng có tác nhân gây ô nhiễm cao như xưởng 1, 2 và nơi có các trang thiết bị cơ khí dễ xảy ra tai nạn lao động. Các thiết bị gắn liền với các thiết bị bảo hiểm an toàn, thường xuyên kiểm tra và cấp chứng chỉ vận hành cho công nhân đứng máy. Hằng năm tổ chức học tập và bồi dưỡng kiến thức về an toàn lao động cho công nhân. Tại các xưởng có dòng điện sẽ được nối đất cho người sử dụng điện ở các dụng cụ đóng ngắt, tiếp xúc tốt, đảm bảo che chắn tránh các tia lửa điện hay nhiệt điện phát ra do tiếp xúc kém, đảm bảo có cách điện tốt và an toàn cho công nhân đứng máy. 36  3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình COMPOST 3.5.1 Nhiệt độ Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt tính của VSV trong quá trình COMPOST. Hầu hết các tài liệu cho thấy nên duy trì nhiệt độ 55 – 600C trong luống ủ COMPOST vì ở nhiệt độ này quá trình chế biến COMPOST vẫn có hiệu quả và mầm bệnh bị tiêu diệt. Nhiệt độ tăng trên ngưỡng này sẽ ức chế hoạt động của VSV. Tuy nhiên ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ trên, COMPOST không đạt tiêu chuẩn về mầm bệnh. Nhiệt độ trong luống ủ COMPOST có thể điều chỉnh bằng nhiều cách khác nhau như hiệu chỉnh tốc độ thổi khí và độ ẩm cô lập khối với môi trường bên ngoài bằng cách che phủ hợp lý. 3.5.2 Nước và độ ẩm Nước và độ ẩm rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến quá trình COMPOST . Nếu quá ẩm sẽ gây thiếu oxy, không khí khó lọt qua đống ủ. Quá khô sẽ ảnh hưởng đến hoạt động VSV vì VSV cần độ ẩm. Độ ẩm tối ưu của phân bắc, bùn, phân động vật thường cao hơn giá trị cần thiết. Đối với hệ thống là COMPOST vận hành liên tục, độ ẩm có thể được khống chế bằng cách tuần hoàn sản phẩm COMPOST như sơ đồ sau. 37  Sơ đồ 3.5.2 : Độ ẩm được khống chế bằng cách tuần hoàn sản phẩm COMPOST 3.5.3 pH VSV cần một khoảng pH tối ưu khoảng 6.5 – 8. Tùy thuôc vào thành phần tính chất của chất thải, pH sẽ thay đổi trong quá trình COMPOST. 3.5.4 Kích thước nguyên liệu Kích thước nguyên liệu ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phân hủy. Quá trình phân hủy hiếu khí xảy ra trên bề mặt hạt, hạt có kích thước nhỏ sẽ có tổng diện tích bề mặt lớn nên sẽ tăng sự tiếp xúc với oxy, có thể làm tăng vận tốc phân hủy trong một khoảng độ xốp nhất định, vì hạt quá nhỏ sẽ có độ xốp thấp ức chế vận tốc phân hủy. Hạt có kích thước quá lơn sẽ có độ xốp cao và có thể tạo ra kênh Quá trình COMPOST Cơ chất hữu cơ ướt COMPOST Khí thải Hỗ hợp Sản phẩm Không khí Tuần hoàn 38  thổi khí làm cho sự phân bố khí không đồng đều, không có lợi cho quá trình COMPOST ảnh hưởng đến chất lượng chế biến phân bón. Kích thước hạt tối ưu cho quá trình chế biến trong khoảng đường kính từ 3 – 50mm. Kích thước hạt có thể đạt tối ưu bằng cách cắt, nghiền hoặc sàng vật liệu thô ban đầu. Chất thải rắn sinh hoạt và chất thải nông nghiệp phải được nghiền đến kích thước thích hợp trước khi làm phân. Phân bắc, bùn và phân động vật thường có kích thước hạt mịn, thích hợp cho quá trình phân hủy sinh học. 3.5.5 Nguồn đạm trong nguyên liệu Thông số dinh dưỡng quan trọng nhất là tỉ lệ C/N, nhu cầu N trong nguyên liệu làm COMPOST chiếm khoảng 2 – 4%, C ban đầu hay nói cách khác tỉ lệ C/N khoảng 25/1. Trong thực tế, việc tính toán và hiệu chỉnh chính xác tỉ số C/N tối ưu gặp khó khăn vì những lý do sau: Một phần các chất như Cellulose và Lignin khó phân hủy sinh học, chỉ bị phân hủy sau một thời gian dài. Một số chất dinh dưỡng cần thiết cho VSV không có sẵn có. Quá trình cố định N có thể xảy ra dưới tác dụng của nhóm vi khuẩn Azotobacter, đặc biệt khi có mặt đủ PO3-4. Phân tích hàm lượng C khó đạt kết quả chính xác. 39  Nếu tỉ lệ C/N của nguyên liệu làm COMPOST cao hơn giá trị tối ưu sẽ hạn chế sự phát triển của VSV do thiếu N. Chúng phải trải qua nhiều chu trình chuyển hóa, oxy hóa phần C dư khi đạt tỉ lệ C/N ban đầu là 20 – 50, thời gian cần thiết là 14 ngày và tỉ lệ C/N = 78 là thời gian cần thiết là 21 ngày. Ở tỉ lệ C/N thấp (như phân bắc và bùn) N sẽ thất thoát dưới dạng NH3, đặc biệt ở điều kiện nhiệt độ cao, có thổi khí. 3.6 Các yêu cầu trong khi ủ 3.6.1 Tiêu chuẩn rác trước khi đưa vào hầm ủ Đầu băng tải máy dập xưởng 1. Tách lựa hoàn toàn thủy tinh, mẻ sành sứ, kim loại, chai lọ có kích thước > 4cm3. Tách lựa hoàn toàn nilon có kích thước > 50cm3. Đầu băng tải rác nhỏ xưởng 2. Tách lựa hoàn toàn thủy tinh, mẻ sành sứ, kim loại, chai lọ có kích thước > 4cm3. Tách lưa hoàn toàn nilon. Đầu băng tải rác lớn xưởng 2. Tách lựa hoàn toàn thủy tinh, mẻ sành sứ, kim loại, chai lọ có kích thước > 4cm3. Tách lựa hoàn toàn nilon có kích thước > 50cm3. 40  3.6.2 Đưa vi sinh vật vào rác và tạo ẩm Trước khi đưa rác vào hầm ủ phải phun vi sinh sơ bộ, khoảng 6lít/1phút/mỗi đầu băng tải rác tại hai phân xưởng xử lý rác (phân xưởng 1, 2). Rác đưa vào hầm ủ bằng xe cải tiến, xe 2.5 tấn đổ thành đống, sau đó dùng xe xúc tém lên và hai công nhân (coi lại) sao cho đảm bảo chiều cao rác ngang với chiều cao thành hầm ủ. Trong quá trình xe xúc tém cần phải phun đều vi sinh (với lượng 12.5 lít/phút), nước liên tục đưa vào (dùng máy bơm 0.5 ngựa). Quá trình ủ là 30 ngày tính từ khi hình thành một hầm ủ. 3.6.3 Các yêu cầu khi ủ chín Sau khi rác ủ trong hầm 30 ngày tiến hành lấy ra ủ chín. Chuẩn bị sân bãi: Hiện nay nhà máy có ba bãi ủ chín, trong đó có hai bãi đất và một bãi xi măng. Trong quá trình lấy mùn từ hầm ủ ra cần phải phun đều vi sinh liên tục, với lượng 12.5 lít/phút vào mùn. Nếu thấy mùn khô thì phải tăng cường phun nước. Khi đổ kín một bãi ủ dùng xe xúc tém mùn lên thành luống (cao 2m, rộng 4m, dài 70 – 80m), trong khi tém phải phun vi sinh liên tục với lượng 12 lít/phút. Như vậy quá trình ủ kéo dài 20 ngày tính từ khi tém thành luống. Sau 20 ngày ủ chín, lúc này đã ổn định nên có thể đem vào xưởng 3 để sàng lấy mùn tinh. 41  CHƯƠNG 4 CÁC VẤN ĐỀ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 4.1 Hiện trạng chất lượng môi trường khu vực nhà máy sản xuất Qua thực hiện việc xử lý môi trường theo các giải pháp đang áp dụng tại công ty hiện nay, qua kiểm tra phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm đạt TCVN về không khí, nước, tiếng ồn,… Giải pháp đạt hiệu quả và ổn định tương đối cao tuy nhiên, do quá trình hoạt động gặp nhiều khó khăn trong dây chuyền công nghệ xử lý rác như mở rộng xưởng, cải tiến thiết bị nên công ty cải tiến hệ thống xử lý để tương thích với điều kiện thực tế nhằm đảm bảo môi trường xanh, loại chất thải theo bản đăng ký này. 4.1.1 Hiện trạng môi trường không khí ™ Nguồn phát sinh Tại nhà tiếp rác trong khuôn viên nhà máy. Tại hầm ủ. Tại xưởng sản xuất hạt nhựa. Bãi chôn lấp. Thành phần các loại khí thải như: CH4, CO2, SO2, H2S, NH3,… 42  ™ Mùi Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự phát sinh mùi ở nhà máy như tỷ lệ C/N thấp N sẽ thất thoát dưới NH3, đặc biệt ở nhiệt độ cao, có thổi khí, việc tính toán và hiệu chỉnh chính xác tỉ số C/N tối ưu gặp nhiều khó khăn vì những lý do chính sau: Một phần các chất như Cellulose và Lignin khó phân hủy sinh học, chỉ bị phân hủy sau một thời gian dài. Một số chất dinh dưỡng cần thiết cho VSV không sẵn có. Quá trình cố định N có thể xảy ra dưới tác dụng của nhóm vi khuẩn Azotobacter, đặc biệt khi có mặt đủ PO43-. Nếu độ ẩm lớn hơn 70% nước sẽ chứa đầy lỗ hổng vật liệu không tơi xốp, diện tích bề mặt sẽ giãm, oxy không vào được các lớp trong khối ủ diễn ra quá trình lên men yếm khí, chậm phân hủy và có mùi hôi thối, kiểm soát nhiệt độ, thiếu oxy do hệ thống gió không tốt, chế độ đảo trộn kém khi đó diễn ra quá trình nhiệt phân dễ phát sinh mùi. 9 Nồng độ các chất ô nhiễm Thành phần Đơn vị Vị trí Phía tây nhà máy Phía đông nhà máy Bụi khói mg/m3 - 0.1 SO2 mg/m3 - - NO2 mg/m3 - - 43  CO2 mg/m3 20 15 NH3 mg/m3 0.1 0.1 CH4 mg/m3 0.3 0.5 H2S mg/m3 - - Bảng 4.1.1: Nồng độ các chất ô nhiễm khí thải . 4.1.2 Hiện trạng môi trường nước ™ Nguồn phát sinh Nước rĩ từ rác tại nhà tiếp nhận trong nhà máy với lưu lượng từ 2 3m3/ngày. Nước thải sản xuất: Chủ yếu khâu xử lý nguyên liệu (rửa nilon) lượng nước dùng khoảng 10 12m3/ngày. Nước sinh hoạt: Chủ yếu nước làm mát máy móc và nước rửa tay chân của người lao động tải lượng 3 5m3/ngày. Nước mưa chảy tràn: Do đặc điểm tình hình thời tiết Ninh Thuận khô hạn nên lượng nước mưa chảy tràn không đáng kể. Tải lượng bình quân của nhà máy vào khoảng 15 20 m3/ngày. Nồng độ các chất ô nhiễm 44  9 Nước rĩ rác Thành phần Đơn vị Mức ô nhiễm tại nguồn ( hố gom ) Thấp Cao TSS mg/l 3.000 8.000 TOC mg/l 3.000 15.000 COD mg/l 5.000 30.000 BOD mg/l 4.000 20.000 Cl- mg/l - - SO42- mg/l 50 400 N tổng mg/l - - P tổng mg/l - - NH4 mg/l - - Na mg/l - - Ca mg/l 500 1.500 Fe tổng mg/l 200 1.000 Cd mg/l - - Cr mg/l - - Bảng 4.1.2.1: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước rĩ rác . 45  9 Nước thải sản xuất Thành phần Đơn vị Đầu nguồn ( hồ chứa ) Thấp Cao pH mg/l 6.5 7.5 TSS mg/l 2.000 5.000 Độ màu mg/l 350 600 Dầu mỡ mg/l 100 500 COD mg/l 800 3.000 BOD mg/l 300 1.000 Cl- mg/l - - SO42- mg/l - - N tổng mg/l 20 50 P tổng mg/l 1 6.5 Na+ mg/l - - Ca+ mg/l - - Fe tổng mg/l - - Cd2+ mg/l - - Phenol mg/l - - Cr mg/l - - Bảng 4.1.2.1: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất . 46  Chủ yếu ở khu vực bãi chôn lấp của công ty. Sau khi đỗ một lớp chất thải rắn khó phân hủy phủ một lớp chất chống thấm và một lớp đất, khi hố chôn lắp đầy cho một lớp chất chống thấm và một lớp đất dày. Thêm vào đó hàm lượng các tác nhân gây ô nhiễm (hữu cơ) ít nên nồng độ các chất gây ô nhiễm thấp, phát tán tốt và không gây tác động khu vực lân cận. Nhà máy thực hiện tốt ở khâu chôn lấp nên hạn chế tối đa ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm. 4.2 Sự cố hoạt động ™ Nguyên nhân nảy sinh Cháy nổ: Hầu hết các thiết bị và phương tiện vận hành của nhà máy đều sử dụng động cơ Diezel và điện. Các vật chất trong môi trường sản xuất đều dễ bắt lửa. Sự rò rĩ hóa chất, mùi hôi có khả năng xảy ra tại nhà máy. Quy mô ảnh hưởng: Có thể không lớn do khu vực nhà máy rộng và được bố trí cách ly từng khu bằng các lối đi rộng và các dãy cây xanh sẽ hạn chế khả năng lan rộng của ngọn lửa (nếu có), bên cạnh đó việc bố trí kiểm soát từ các vị trí thích hợp, đồng thời công ty trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy cố định, di động sẽ hạn chế tối đa quy mô ảnh hưởng của sự cố cháy nổ. 4.3 Tiếng ồn Chủ yếu do quá trình va chạm, chấn động thiết bị hoạt động trong dây chuyền xử lý và sản xuất tại nhà máy. 47  4.4 Chất thải rắn Chất thải rắn có thể tái chế: Gồm hữu cơ, nilon, nhựa, sắt qua hệ thống băng chuyền, sàng lồng, sàng rung tách từ, tách gió và tách thủ công, các loại trên tương đối đồng nhất về thành phần. Tải lượng: 120 150 m3/ngày (tương đương 65 75 tấn/ngày). Nồng độ các chất gây ô nhiễm không đáng kể nhờ tái chế. Chất thải rắn không tái chế được gồm các loại không phân hủy như cát, đá, thủy tinh,… (xà bần), vải và một số vô cơ khác qua quá trình phân loại, tách lựa được loại ra. Tải lượng khoảng 7 10 m3/ngày. Nồng độ các chất gây ô nhiễm tương đối thấp. 48  CHƯƠNG 5 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CÔNG TY 5.1 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại nhà máy 5.1.1 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn ™ Không khí Ở vị trí các nhà xưởng sản xuất nhà máy trang bị hệ thống tấm màng chắn bụi và đặt hệ thống quạt gió hút bụi ngoài các xưởng sản xuất nên giảm một lượng đáng kể lượng bụi như ở các dây chuyền sàng rung mùn tinh và sàng lòng tách lựa rác thải. Tại các hầm ủ, nhờ phun chế phẩm vi sinh khử mùi đặc hiệu NTC được phun vào rác tại nhà tiếp nhận, chế phẩm vi sinh khử mùi + phân hủy phun vào rác sau phân loại trước khi đưa vào hầm ủ và chế phẩm vi sinh khử mùi + phân hủy + kháng bệnh phun bổ sung vào hầm ủ, kết hợp ủ theo phương pháp Bangaloro (hiếu khí + yếm khí) nên tại các khu vực này các khí thải như H2S, CO2, NH3, CH4,… có nồng độ thấp. ™ Tiếng ồn Các thiết bị gây tiếng ồn đang sử dụng tại công ty có trọng lượng lớn và được chôn chân bằng bê tông chắc chắn, các thiết bị va chạm gây tiếng ồn được thiết kế thêm miếng cao su đàn hồi. Chính vì vậy đã giãm rất nhiều tiếng ồn ảnh hưởng đến môi trường chủ yếu bởi máy dệt, được thiết kế cách xa các xưởng khác và tường cách âm đặc chấn vì thế đảm bảo cách âm hoàn toàn không ảnh hưởng không gian quanh xưởng. Mức ồn: 40 – 80dB, đảm bảo môi trường làm việc tốt. 49  5.1.2 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước ™ Nước mưa chảy tràn Tại khu vực sân phơi: Do đặc điểm tình hình thời tiết ở Ninh Thuận nên việc giảm ẩm bằng phương pháp phơi chỉ hoạt động trong điều kiện thời tiết nắng ráo, tức từ tháng 1 đến tháng 8 trong năm. Nước mưa chảy tràn tại các bãi phơi chỉ xảy ra khi có mưa đột xuất, bãi hoạt động chưa kịp cách ly. Biện pháp cách ly nước chảy tràn từ bên ngoài bãi: Chia bãi phơi thành các ô nhỏ (12 x 50cm) sử dụng nhằm tránh trường hợp nước mưa tiếp xúc với vật liệu cần phơi trong trường hợp không dự báo được kịp thời, mặt nền sân được thiết kế cao hơn bên ngoài 20cm, bên ngoài biên của sân phơi có đường thu gom nước (40 x 40 x 60cm) xây bằng đá chẻ, tường dày 30cm. Đường thu gom của sân phơi này dẫn nước về bể chứa tập trung nhằm mục đích lắng các thành phần rắn và cặn bị trôi từ các sân phơi đạt tiêu chuẩn sau đó sử dụng bơm tưới cây hoặc xả ra ngoài. Ngoài ra mỗi sân được chia làm 4 5 đồng thời công ty chuẩn bị bạc phủ lên các vật liệu phơi trong điều kiện có mưa đột xuất đảm bảo nước mưa không chảy tràn và cuốn trôi vật liệu phơi. Tại các vị trí khác: Quy trình sản xuất nằm trong các nhà xưởng có mái lợp tôn, tường xây nên nước mưa chảy tràn không thấm qua, sân bãi có đường cách ly rộng. Do vậy nước mưa chảy tràn sạch không bị nhiễm bẩn, chảy lối theo cát, đá nhỏ và được giữ lại bằng các hố bẫy cát trên hệ thống mương thoát rồi dẫn về hệ thống thoát nước phía tây của mặt bằng nhà máy và xả thải, mương thoát và hố bẫy được vệ sinh thường xuyên. 50  ™ Nước rỉ từ rác Với lưu lượng từ 2 3m3/ngày được dẫn về hố chìm tập trung tại hầm ủ, lượng nước này được xử lý và sử dụng vào việc điều chỉnh độ ẩm (trong quá trình ủ độ ẩm thích hợp từ 55 60% tương đương lượng nước cần bổ sung 20 25m3/ngày). ™ Nước thải sản xuất Chủ yếu khâu rửa bao nilon lượng nước dùng khoảng 10 12m3/ngày, hàm lượng chất ô nhiễm trong nước thải thấp, tuy nhiên hàm lượng chất lơ lững tương đối cao. Biện pháp xử lý: Chủ yếu sử dụng bộ chế phẩm vi sinh xử lý, sau đó tái sử dụng tưới tạo ẩm bổ sung cho hầm ủ. Nước thải theo đường xả đi qua song chắn rác đến hệ thống thu gom dẫn vào bể chứa (2 x 6 x 3m), bể chứa có hai ngăn, một ngăn lọc cát xử lý các chất lơ lững sau đó tự chảy qua ngăn thứ hai, tại đây sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý sơ bộ (bộ chế phẩm vi sinh sử dụng khử mùi và phân hủy) sau đó nước thải được bơm lên hồ xử lý vi sinh (1.2 x 1.2 x 8m, 2 cái) hồ được xây dọc theo đường đi của hầm ủ, bộ chế phẩm vi sinh sử dụng xử lý gồm khử mùi, phân hủy và kháng bệnh. Sau cùng nước thải được sử dụng bơm tạo ẩm bổ sung cho hầm ủ. ™ Nước thải sinh hoạt Chủ yếu nước rửa tay chân của người lao động, hàm lượng chất gây ô nhiễm trong nước thải loại này thấp. 51  Biện pháp xử lý: Chủ yếu qua hệ thống lắng và sử dụng bộ chế phẩm vi sinh xử lý, sau đó tái sử dụng tưới tạo ẩm bổ sung cho hầm ủ (quy trình xử lý nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt). Sơ đồ 5.1.2: Quy trình xử lý nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt Nhờ tái sử dụng hầu như hoàn toàn đối với nước thải đặc biệt là nước thải sản xuất (nước rĩ từ rác, nước rữa bao nilon hàm lượng COD, BOD5, TSS rất cao có ý nghĩa rất lớn, giãm chi phí sản xuất, giảm đáng kể mức độ ảnh hưởng gây hại của nước thải đến môi trường, đảm bảo hoạt động bảo vệ môi trường xung quanh. 5.1.3 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm mùi Quá trình thiết kế và vận hành hợp lý của nhà máy, đặc biệt công ty sử dụng biện pháp sinh học, chế phẩm vi sinh khử mùi đặc hiệu NTC được phun vào rác tại nhà tiếp nhận, chế phẩm vi sinh khử mùi + phân hủy phun vào rác sau phân loại trước khi đưa vào hầm ủ và chế phẩm vi sinh khử mùi + phân hủy + kháng bệnh phun bổ sung vào hầm ủ, kết hợp ủ theo phương pháp Bangaloro (hiếu khí + yếm khí) nên tại các khu vực này các khí thải như H2S, CO2,NH3, CH4,… có nồng độ thấp (cảm quan mùi hôi nhẹ). Đồng thời, cùng với ưu thế mặt bằng công ty rộng, xa khu dân cư nên mùi hôi được phát tán trong không trung ảnh hưởng không đáng kể. Bên cạnh đó nhà máy sử dụng các thiết bị để kiểm Nước thải Hệ thống thu gom và bể chứa Hồ xử lý vi sinh Bơm tạo ẩm Song chắn rác 52  soát và khử mùi như tháp khử mùi và thiết bị hoạt hóa carbon. Từ đó mùi trong khuôn viên nhà máy đã giãm tới lượng thấp nhất. 5.1.4 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn Chất thải rắn tái chế được: Bao gồm các loại như nilon sản xuất bao bì, sắt thép, thủy tinh được thu gom chuyển đến cơ sở chế biến để tái sử dụng, còn các loại chất thải hữu cơ được xử lý theo công nghệ tiên tiến của công ty sử dụng chế biến phân bón hữu cơ vi sinh. Chất thải rắn không thể tái chế được: Với dây chuyền công nghệ xử lý kép kín và thường xuyên nghiên cứu cải tiến đặc biệt đối với công đoạn tách lựa. Nên thành phần chất thải rắn chủ yếu là loại chất thải khó phân hủy như đá, cát, vỏ óc, gạch,… (xà bần), một số vô cơ khác và một số ít hữu cơ lẫn vào. Tất cả các loại trên được chuyển đến bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Do các loại chất thải này khó phân hủy nên nồng độ chất gây ô nhiễm rất thấp. Bãi chôn lắp được khảo sát, thiết kế ở địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, cơ sở hạ tầng phù hợp theo tiêu chuẩn bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh đạt tiêu chuẩn. Bãi được cách ly với nước bề mặt chảy tràn bằng hệ thống mương bao quanh có trồng cây xanh. Tính chất địa hình theo độ dốc về khu vực phía nam. Ưu thế mặt bằng rộng, thành phần chất thải gây ô nhiễm thấp nên ít gây ảnh hưởng đến môi trường. Rác mang chôn lấp trong mỗi ngày được trải rộng trên bề mặt của ô, hầm bãi chôn lấp và được nén ép khi đến cuối ngày, sau đó phủ một lớp đất 0.1 0.15m và cách ly xung quanh bằng chất chống thấm. Khi một tầng rác chôn lấp, nén và phủ đất được hình thành (ngày trước) thì tầng kế tiếp (ngày hôm sau) 53  được đổ lên trên phần của ngày hôm trước và tiến hành các công đoạn như tầng dưới, tiếp tục như thế đến khi đạt độ cao theo thiết kế của bãi tiến hành phủ một lớp đất dày và trồng cây xanh. 5.1.5 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đối với các thành phần có tỷ trọng thấp ( nilon , giấy … ) Tại các khu vực sân phơi, giảm ẩm được che chắn bằng lưới cưới, cuối ngày thu gom chuyển ngược lại các công đoạn xử lý theo chuẩn loại. Vệ sinh định kỳ toàn nhà máy (khu vực tường rào, khu vực cản hướng gió,…) nhằm tránh hiện tượng gió xoáy cuốn các nilon, giấy bay làm ảnh hưởng môi trường. 5.2 Chương trình giám sát môi trường Tổ chức giám sát môi trường: Việc giám sát được giao cho cán bộ chuyên trách về môi trường trực tiếp theo dõi, tùy thuộc vào nguồn và tính chất của các nguồn ô nhiễm mà bố trí các vị trí giám sát khác nha. ™ Khí thải Vị trí: Khu vực sản xuất. Điểm 1: Nhà tiếp nhận. Điểm 2: Hầm ủ. Điểm 3: Xưởng 5, 6. Khu vực ngoài công ty. 54  Điểm 1: Cách gốc tường rào công ty 200 300m về hướng tây bắc. Điểm 2: Cách gốc tường rào công ty 200 300m về hướng tây nam. Thông số: H2S, NH3, CH4, tiếng ồn, bụi, mùi. Tần suất: Một năm một lần (thuê cơ quan chuyên trách kiểm tra). ™ Nước thải Vị trí: Đầu vào hệ thống xử lý nước thải. Thông số: pH, TSS, COD, BOD5. Tầng suất: Một năm một lần (lấy mẫu gửi cơ quan chuyên trách phân tích). 55  CHƯƠNG 6 HIỆU QUẢ KINH TẾ 6.1 Vốn cố định Trong đó: 29.263.000.000 VNĐ Xây lắp: 8.876.000.000 VNĐ TB + Phương tiện vận chuyển: 18.903.000.000 VNĐ Chi phí khác: 1.484.000.000 VNĐ 6.2 Nguồn vốn Tự có: 9.263.000.000 VNĐ Vốn vay NHPT: 20.000.000.000 VNĐ Lãi suất vay: 8.4%/năm Thời gian vay: 10 năm Thời gian trả nợ: 8 năm Thời gian đáo hạn: 2 năm Tài sản đảm bảo trả nợ: Tài sản hình thành từ vốn vay . 6.3 Xác định doanh thu Tổng dự kiến 15.420.000.000 VNĐ Trong đó 56  Kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác: 6.000.000.000 VNĐ Phân bón (giá bán 1.000đ/kg) 7.000.000.000 VNĐ Hạt, phôi nhựa: 2.000.000.000 VNĐ Bao bì: 420.000.000.000 VNĐ Sau khi đầu tư mở rộng kế hoạch doanh thu (dự kiến vào năm thứ 3 khi đạt công suất 100%) như sau: 17.780.000.000 VNĐ Trong đó Kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác: 6.000.000.000 VNĐ Phân bón (giá bán 1.1000đ/kg): 10.400.000.000 VNĐ Hạt, phôi nhựa: 900.000.000 VNĐ Bao bì: 480.000.000 VNĐ 6.4 Thiết bị công nghệ STT TÊN THIẾT BỊ SL ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN 1 Thiết bị nghiền xé túi 1 1.150.000.000 1.150.000.000 2 Thiết bị băm tơi hữu cơ, tách cát và nilon 1 1.050.000.000 1.050.000.000 3 Thiết bị phân loại kích thước 1 950.000.000 950.000.000 4 Thiết bị tách cát chuyên 2 180.000.000 360.000.000 57  dùng 5 Thiết bị tách nilon chuyên dùng 2 160.000.000 360.000.000 6 Hệ thống băng tải 300 m 8.500.000 2.550.000.000 7 Thiết bị băm nilon ướt 2 550.000.000 1.100.000.000 8 Thiết bị băm nilon khô 2 450.000.000 900.000.000 9 Máy đùn phôi & hạt nhựa 2 750.000.000 1.500.000.000 10 Máy li tâm 3 155.000.000 465.000.000 11 Máy bơm vi sinh 6 3.000.000 18.000.000 Tổng cộng 10.363.000.00 0 Bảng 6.4: Danh mục các thiết bị 6.5 Phương tiện vận chuyển STT CHỦNG LOẠI XE GIÁ TRỊ 1 Xe tải Huynhdai 30 tấn 325.000.000 2 Xe tải Huynhdai 30 tấn 330.000.000 3 Xe tải Huynhdai 30 tấn 355.000.00 4 Xe tải Huynhdai 30 tấn 350.000.000 5 Xe tải Hino 10 tấn 125.000.000 6 Xe tải KIA 5 tấn 90.000.000 58  7 Xe ép rác Huynhdai 5 tấn 145.000.000 8 Xe ép rác Huynhdai 11 tấn 220.000.000 9 Xe ép rác Huynhdai 11 tấn 280.000.000 10 Xe ép rác DeaWoo 11 tấn 310.000.000 11 Xe ép rác Man 11 tấn 290.000.000 12 Xe quét rác tự động Huynhdai 1.300.000.000 13 Xe tưới nước Hino 8m3 120.000.000 14 4 xe cải tiến 140.000.000 15 Xe ben Huynhdai 2.5 tấn 70.000.000 16 Xe du lịch Toyota 7 chổ 250.000.000 17 Xe du lịch Toyota 15 chổ 180.000.000 18 Xe du lịch Toyota 15 chổ 175.000.000 19 Xe du lịch Honda 4 chổ 115.000.000 20 Xe máy cày Kobuta 2 tấn 85.000.000 21 Xe xúc Kmasu 2m3 130.000.000 22 Xe xúc Cater 1.5m3 115.000.000 23 Xe xúc Komasu 1m3 90.000.000 24 Xe đào Solar 0.4m3 150.000.000 25 1 xe ép rác Hino 15 tấn 800.000.000 26 Xe du lịch Toyota Camry 4 chổ 650.000.000 27 2 xe tải Huynhdai 30 tấn 1.000.000.000 28 Xe tưới nước Huynhdai 10m3 350.000.000 29 Tổng cộng 8.540.000.000 Bảng 6.5: Danh mục phương tiện vận chuyển 59  Như vậy tổng giá trí máy móc thiết bị và phương tiện vận chuyển là: 18.903.000.000 VNĐ Phần thiết bị máy móc do công ty tự chế tạo và lắp đặt. Vì hiện nay, công ty đã có chứng nhận sở hữu trí tuệ dây chuyền công nghệ xử lý rác thải. Mặc khác, các máy móc thiết bị sản xuất trong nước có giá rẻ hơn, phù hợp với tính chất đặc thù của rác thải Việt Nam. Các loại phương tiện vận chuyển được mua sắm từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Đức. Để đảm bảo trong mua sắm các phương tiện vận chuyển sẽ được mua theo phương thức đấu thầu cung cấp. Các nhà cung ứng đưa ra catalogue kèm theo tính năng kỹ thuật. 6.6 Khai toán các hạng mục xây dựng STT KHOẢN MỤC CHI PHÍ CÁCH TÍNH THÀNH TIỀN I Giá trị xây lắp trước thuế 1 Phân xưởng cơ khí G1 728.224.479 2 Hệ thống hầm ủ G2 2.169.708.831 3 Bê tông hóa bải ủ chín G3 572.849.332 4 Mái che hầm ủ G4 735.844.807 5 Phân xưởng 3 SX mùn tinh G5 605.937.022 6 Mái che bải giảm ẩm G6 580.352.357 7 Hội trường và căn tin G7 412.484.947 60  8 Nhà nghỉ BGĐ & CBCNV G8 690.247.619 9 Sơn lại toàn bộ nhà máy G9 297.663.629 10 Kho nguyên liệu G10 638.200.062 11 Kho thành phần số 2 G11 638.200.062 G.trị dự toán XD trước thuế G 8.069.713.165 Thuế giá trị gia tăng GTGT= G* 10% 806.971.317 II G.trị dự toán XD sau thuế Gxdcpt = (G + GTGT ) 8.876.684.482 Chi phí X.D lán trại thi công Gxdlt = 1%G x 1.1 88.766.845 Chi phí xây dựng Gxd = Gxdcpt + Gxdlt 8.965.451.326 III Chi phí khác Gk = K1 +…+K10 901.758.167 1 Ch I phí lập BCKTKT K1 = 3.5%G x 1.1 310.683.957 2 Chi phí ban quản lý dự án K4 = ( 6.336%G x 1.1) – (K4 +…+K9) 264.085.802 3 Lệ phí thẩm định T.kê cơ sở K3 = 0.025%G 2.017.428 4 Chi phí thẩm định thiết kế dự toán K4 = (0.164 + 0.161)%G x 1.1 28.849.225 5 Chi phí giám sát A K5=1.997%G x 1.1 177.267.389 6 Chi phí quyết toán công trình K6=0.1%G x 1.1 8.876.684 7 Chi phí lập HSMT K7 = 0.23%G x 1.1 20.416.374 8 Chi phí thẩm định HSMTXL K8 = 0.01%G x 1.1 887.668 61  9 Chi phí chứng nhận phù hợp CLCT K9 = 35%CPGSA 62.043.586 10 Chi phí bảo hiểm công trình K10 = (0.3%G x 1.1 ) 26.630.053 Tổng cộng G x d + Gk 9.867.209.494 IV Dự phòng chi 5%(G x d + Gk) 493.360.475 Tổng K.phí dự toán C trình 10.360.569.968 Bảng 6.6 : Các hạng mục xây dựng ™ Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất dự kiến như sau: Nguyên vật liệu: dùng cho SX phân thường 1.855.000.000 VNĐ Than bùn: 500kg/tấn x 7000 tấn x 200 700.000.000 VNĐ Lân: 30kg/tấn x 7000 tấn x 1.500 315.000.000 VNĐ Urê: 10kg/tấn x 7000 tấn x 6.000 420.000.000 VNĐ Bao bì: 20bao/tấn x 7000 tấn x 3.000 420.000.000VNĐ Chi phí nhiên liệu: 12 tháng x 210.000.000 VNĐ 2.520.000.000 VNĐ Chi phí điện, nước: 12 tháng x 50.000.000 VNĐ 600.000.000 VNĐ KH TS: 2.000.000.000 VNĐ Chi phí bảo trì: 5% x 13.240.000.000 VNĐ 662.000.000 VNĐ 62  Nhân công 300ng x 1000.000 VNĐ x 12 th 3.600.000.000 VNĐ Công cụ, dụng cụ lao động: 12 th x 2.000.000 VNĐ 24.000.000 VNĐ Bảo hộ lao đồng: 300ng x 1000.000 VNĐ x 12 th 3.600.000.000 VNĐ BHXH, YT, CĐ: 300ng x 490.000 VNĐ/th x 19% x 12 th 335.160.000VNĐ Quản lý: 5% doanh thu 770.000.000 VNĐ Lãi vay: 1.200.000.000 VNĐ Tổng cộng chi phí trước thuế: 13.611.160.000 VNĐ Thuế VAT: 5% x 7.000.000.000 VNĐ 350.000.000 VNĐ Tổng chi phí sau thuế: 13.961.160.000 VNĐ Lợi nhuận chịu thuế ( LNCT ) 1.538.840.000 VNĐ Thuế thu nhập DN: 25% LNCT*1/2 192.355.000 VNĐ Lãi ròng: 1.346.485.000 VNĐ 63  CHƯƠNG 7 Kết luận 7.1 Kết luận Được sư quan tâm của các ban ngành trong tỉnh qua chính sách ưu đãi đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp. Có một tập thể các bộ công nhân viên đồng sức đồng lòng công tác đắc lực và có hiệu quả. Đội ngủ quản lý có kinh nghiệm, với cán bộ kỹ thuật có chuyên môn vững vàng đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của công ty với phương châm: “Rác là tài nguyên”. Công ty đang áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 - 2000. Công ty đã nghiên cứu thành công giải pháp công nghệ “ Xử lý rác thải sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh và các sản phẩm tái chế từ rác thải” và áp dụng vào thực tế tại Ninh Thuận đem lại hiệu quả cao. Công ty thực hiện từ khâu thu gom, vận chuyển đến việc xử lý, tái sinh, tái chế nên mặc dù khó khăn trong quá trình quản lý nhưng chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất. Hiện tại, công ty đã có được thị trường rộng rãi bền vững cho khu vực miền Trung, miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên,…và ngày càng không ngừng tìm kiếm mở rộng thị trường. 64  7.2 Khó khăn Là một công ty tư nhân hoạt động vì lĩnh vực môi trường trên lĩnh vực còn khá mới mẻ tại Việt Nam là xử lý rác thải chế biến phân COMPOST đòi hỏi phải có những thế mạnh về nguồn vốn, những kinh nghiệm thực tế, khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Hiện nay công ty không thu bất kỳ khoản chi phí xử lý rác nào của tỉnh nên nguồn thu chủ yếu dựa vào các sản phẩm tái chế từ rác thải nên khi thị trường biến động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Các nhà máy xử lý rác thải, chế biến phân hữu cơ và các sản phẩm tái chế khác chưa có nhiều ở Việt Nam, nằm rải rác ở các tỉnh miền nên gây khó khăn cho việc trao đổi thông tin học hỏi kinh nghiệm và liên kết với nhau giữa các nhà máy này. Nhà máy đóng tại Ninh Thuận là một tỉnh duyên hải miền Nam Trung Bộ với khí hậu khô hạn nhất nước ta nên ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm điều này đòi hỏi phải nổ lực tìm kiếm thị trường tiêu thụ các tỉnh bạn. Là đơn vị ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nên công ty cũng không ngừng đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng nhưng do nguồn vốn còn hạn chế nên nghiên cứu chưa xứng tầm với quy mô ngày càng mở rộng của công ty. 65  TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Cù Huy Đấu, PGS.TS. Trần Thị Hường, Quản lý chất thải rắn đô thị 2. Th.S Vũ Hãi Yến, Giáo Trình Môn Học Quản Lý Chất Thải Rắn (Tập 1,2), Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM. 3. Trần Thị Mỹ Diệu, Giáo Trình Môn Học Quản Lý Chất Thải Rắn Đô Thị TP.HCM ,Trường Đại Học Văn Lang. 4. GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ, TS. Ứng Quốc Dũng, TS. Nguyễn Thị Kim Thái, Quản Lý Chất Thải Rắn – Tập 1 Chất Thải Rắn Đô Thị. 5. Công ty TNHH XD – TM & SX NAM THÀNH NINH THUẬN, Tài liệu nội bộ công ty.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLê Thành Huynh .pdf
Tài liệu liên quan