PHẦN I: MỞ ĐẦU
Một quốc gia hùng mạnh là một quốc gia có nền giáo dục phát triển. Vì vậy, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, đảm bảo xây dựng một thế hệ kế tiếp có đủ phẩm chất và năng lực phục vụ cho đất nước. Đại hội Đảng khoá IX đã xác định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu,phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người” [1]. Vì vậy, hiện nay giáo dục đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Đặc biệt, giáo dục mầm non có một vị trí rất quan trọng, là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chăm sóc - giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của đất nước. Việt Nam đang có một bước chuyển mình mạnh mẽ trên con đường đi đến xây dựng cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai, trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Vì thế, giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con người đối với xã hội, đối với cộng đồng.
Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ thuở lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Đặc biệt, giáo dục thể chất cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi trong nghị quyết Trung ương 4 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân có ghi rõ: “Sức khoẻ là cái vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Dự kiến nội dung công trình
PHẦN I: MỞ ĐẦU
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1: Một số vấn đề về giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo
1.1. Ý nghĩa
1.2. Nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo
1.3. Nội dung và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo
Chương 2: Thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở một số trường
mầm non khu vực Sóc Sơn - Hà Nội
2.1. Thực trạng về cơ sở vật chất và không gian
2.2. Thực trạng về công tác quản lý và đội ngũ giáo viên
2.3. Thực trạng thực hiện các nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo
2.4. Thực trạng thực hiện nội dung và phương pháp giáo dục thể chất
cho trẻ mẫu giáo trong các trường mầm non
2.5. Thực trạng về sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và địa
phương về công tác giáo dục mầm non
2.6. Thực trạng kết quả giáo dục thể chất của trẻ mẫu giáo
Chương 3: Nguyên nhân và giải pháp
3.1. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo
3.2. Giải pháp
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
XI. Kế hoạch triển khai
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 7320 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non khu vực Sóc Sơn, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA: GIÁO DỤC TIỂU HỌC
***************
NGUYỄN THỊ CHÚC
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC
THỂ CHẤT CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở
MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON KHU
VỰC SÓC SƠN - HÀ NỘI
TÓM TẮT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
Thạc sĩ: Đỗ Xuân Đức
HÀ NỘI - 2010
1
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Một quốc gia hùng mạnh là một quốc gia có nền giáo dục phát triển. Vì vậy,
đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, đảm bảo xây dựng một thế hệ kế tiếp
có đủ phẩm chất và năng lực phục vụ cho đất nước. Đại hội Đảng khoá IX đã xác
định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục - đào tạo là
một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người” [1]. Vì vậy, hiện nay giáo
dục đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Đặc biệt, giáo dục mầm non có
một vị trí rất quan trọng, là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc
học đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
Chăm sóc - giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống
là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp
chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của
đất nước. Việt Nam đang có một bước chuyển mình mạnh mẽ trên con đường đi
đến xây dựng cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc. Trẻ em hôm nay là thế
giới ngày mai, trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại,
được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Vì thế, giáo dục con người ở lứa
tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con người đối với xã hội,
đối với cộng đồng.
Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ
thuở lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Đặc biệt, giáo dục
thể chất cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi trong nghị quyết Trung ương
4 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân
dân có ghi rõ: “Sức khoẻ là cái vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã
hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
2
Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn
diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức , thẩm mỹ và lao động.
Hơn nữa, giáo dục thể chất cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn
bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành
nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện. Cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển
lệch lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể
gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục
được. Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần
đây đã đặc biệt chú trọng tới công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Tuy
nhiên, trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, tình hình sức khoẻ
còn nhiều vấn đề đáng lo ngại. Nhiều trẻ mắc bệnh còi xương, suy dinh
dưỡng, các bệnh đường hô hấp, các bệnh đường ruột… các điều kiện đảm bảo
và chăm sóc sức khoẻ của trẻ còn nhiều thiếu thốn. Cơ sở vật chất ở các
trường và gia đình còn quá chật hẹp, chưa đảm bảo vệ sinh môi trường cho trẻ
sinh hoạt, học tập. Vì vậy, giáo dục thể chất cho trẻ em ở nước ta cần được
tiến hành một cách mạnh mẽ toàn diện, cần được sự quan tâm ủng hộ của toàn
xã hội, tạo điều kiện cho trẻ được phát triển tốt nhất.
Vì thế, là một giáo viên mầm non tương lai, tôi rất quan tâm tới vấn đề
giáo dục thể chất cho trẻ nên tôi chọn đề tài “Tìm hiểu thực trạng giáo dục thể
chất cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non khu vực Sóc Sơn - Hà Nội”
nhằm phát hiện ra thực trạng giáo dục thể chất, tìm ra nguyên nhân và đề xuất
một số giải pháp cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ
mầm non. Nhưng do thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu mới chỉ dừng
lại ở một số trường mầm non khu vực Sóc Sơn - Hà Nội.
3
II. Lịch sử nghiên cứu đề tài
– Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ
trong các trường mẫu giáo quận Thanh Xuân - Hà Nội (Luận văn thạc sĩ
Dương Thuý Quỳnh - 1999).
– Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo bé nhằm
nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho trẻ (Huỳnh Kim Vui, Đại học Sư
phạm Hà Nội, 2005).
– Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi
thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Lục Thị Trung Hải, Đại học Sư
phạm Hà Nội, 2005).
– Một số biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong
hoạt động chung có mục đích giáo dục thể chất (Lý Thị Anh, Đại học Sư
phạm Hà Nội, 2005).
Như vậy, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề thể chất nhưng chưa có
ai nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu
giáo ở một số trƣờng mầm non khu vực Sóc Sơn - Hà Nội”. Vì vậy, tôi
chọn đề tài này để nghiên cứu.
III. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nhằm tìm hiểu thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở
một số trường mầm non khu vực Sóc Sơn - Hà Nội đồng thời phát hiện ra
nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở các trường
mầm non.
IV. Khách thể nghiên cứu của đề tài
Khách thể nghiên cứu của đề tài là vấn đề giáo dục thể chất cho trẻ ở lứa
tuổi mẫu giáo.
4
V. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu là thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo
trong trường mầm non.
VI. Mức độ, phạm vi nghiên cứu
– Mức độ: Tìm hiểu thực trạng.
– Phạm vi: Một số trường mầm non khu vực Sóc Sơn - Hà Nội.
VII. Giả thuyết khoa học của đề tài
Thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non
khu vực Sóc Sơn - Hà Nội chưa cao. Một trong những nguyên nhân đó là cơ
sở vật chất của các trường còn hạn chế, trình độ giáo viên chưa cao, sự phối
hợp giữa gia đình và nhà trường còn chưa chặt chẽ.
VIII. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
– Tìm hiểu cơ sở lý luận.
– Thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm
non.
– Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng giáo
dục thể chất cho trẻ mẫu giáo.
IX. Phƣơng pháp nghiên cứu
– Phương pháp đọc sách.
– Phương pháp quan sát.
– Phương pháp điều tra.
– Phương pháp thống kê toán học.
X. Dự kiến nội dung công trình
PHẦN I: MỞ ĐẦU
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1: Một số vấn đề về giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo
1.1. Ý nghĩa
5
1.2. Nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo
1.3. Nội dung và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo
Chương 2: Thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở một số trường
mầm non khu vực Sóc Sơn - Hà Nội
2.1. Thực trạng về cơ sở vật chất và không gian
2.2. Thực trạng về công tác quản lý và đội ngũ giáo viên
2.3. Thực trạng thực hiện các nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo
2.4. Thực trạng thực hiện nội dung và phương pháp giáo dục thể chất
cho trẻ mẫu giáo trong các trường mầm non
2.5. Thực trạng về sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và địa
phương về công tác giáo dục mầm non
2.6. Thực trạng kết quả giáo dục thể chất của trẻ mẫu giáo
Chương 3: Nguyên nhân và giải pháp
3.1. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo
3.2. Giải pháp
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
XI. Kế hoạch triển khai
– Tháng 11/2009 - 12/2009: Nhận đề tài và hoàn thành đề cương
– Tháng 12/2009 - 01/2010: Tìm hiểu cơ sở lý luận
– Tháng 02/2010 - 4/2010: Tìm hiểu thực trạng
– Tháng 4/2010 - 5/2010: Hoàn thành đề tài nghiên cứu
6
PHẦN II: NỘI DUNG
Chƣơng 1: Một số vấn đề về giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo
1.1. Ý nghĩa
Sức khoẻ là cái vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là
nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì vậy
mà nhiệm vụ giáo dục thể chất nói chung và đặc biệt là giáo dục thể chất cho
trẻ mẫu giáo nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của
trẻ.
Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn
diện. Đó là quá trình tác động chủ yếu vào cơ thể trẻ thông qua việc rèn luyện
cơ thể và hình thành phát triển các kỹ xảo vận động, tổ chức sinh hoạt và giữ
gìn vệ sinh nhằm làm cho cơ thể phát triển hài hoà cân đối, sức khoẻ được
tăng cường làm cơ sở cho sự phát triển toàn diện nhân cách.
1.2. Nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo
1.2.1. Bảo vệ tính mạng và tăng cƣờng sức khoẻ, đảm bảo sự tăng trƣởng
hài hoà của trẻ
1.2.2. Rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản và những phẩm chất
vận động
1.2.3. Giáo dục nếp sống có giờ giấc, có thói quen và các kỹ năng, kỹ xảo vệ
sinh
1.3. Nội dung và phƣơng pháp giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo
1.3.1. Giáo dục các kỹ xảo và thói quen vệ sinh
Giáo dục các kỹ xảo và thói quen vệ sinh là một nội dung không thể thiếu
được trong việc giáo dục thể chất và hình thành nhân cách cho trẻ. Trong cuộc
sống và sinh hoạt hàng ngày, trẻ cần đến nhiều loại thói quen khác nhau. Đối
với trẻ mầm non chúng ta cần giáo dục một số loại kỹ xảo và thói quen vệ sinh
sau: vệ sinh thân thể, vệ sinh quần áo, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường.
7
1.3.2. Tổ chức cho trẻ ăn
Ăn uống là một nhu cầu không thể thiếu được đối với mỗi con người. Để giúp
cơ thể phát triển tốt, đảm bảo sự phát triển bình thường của các cơ quan và hệ cơ
quan trong cơ thể cần tổ chức chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ. Hàng ngày, cần cho trẻ
ăn đủ chất, đủ lượng và đặc biệt phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ.
1.3.3. Tổ chức cho trẻ ngủ
Giấc ngủ của trẻ có ý nghĩa to lớn trong việc phục hồi khả năng làm việc của
các tế bào thần kinh. Một giấc ngủ sâu, đủ độ dài là phương tiện cơ bản để ngăn
ngừa tình trạng quá mệt mỏi của hệ thần kinh và cơ thể. Trẻ nhỏ thường ngủ
nhiều hơn người lớn bởi hệ thần kinh của trẻ còn yếu, dễ mệt mỏi. Chính vì vậy,
chúng ta cần tổ chức cho trẻ ngủ thật tốt để giúp trẻ khôi phục lại trạng thái bình
thường của các tế bào thần kinh nhằm củng cố và tăng cường sức khoẻ cho trẻ.
1.3.4. Sự phát triển vận động
Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt có ý nghĩa hết sức quan
trọng đối với sự phát triển thể chất của trẻ mẫu giáo. Vận động làm cho các cơ
bắp và toàn bộ cơ thể hoạt động, làm tăng cường sự hoạt động của hệ hô hấp,
tuần hoàn, tăng cường sự trao đổi chất và sức khoẻ cho trẻ.
Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong
phú phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như: trò chơi vận động,
thể dục buổi sáng, các tiết học thể dục, dạo chơi, lao động.
1.3.5. Chế độ sinh hoạt của trẻ ở trƣờng mẫu giáo
Chế độ sinh hoạt là điều kiện quan trọng để giáo dục thể chất cho trẻ có
kết quả. Chế độ sinh hoạt là sự luân phiên rõ ràng và hợp lý các dạng hoạt
động và nghỉ ngơi của trẻ trong một ngày, nhằm thoả mãn đầy đủ nhu cầu về
ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, hoạt động và nghỉ ngơi của trẻ theo lứa tuổi, đảm
bảo trạng thái cân bằng của hệ thần kinh, giúp cơ thể phát triển tốt.
8
Chƣơng 2: Thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở một
số trƣờng mầm non khu vực Sóc Sơn - Hà Nội
Giáo dục thể chất là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo
dục mầm non và có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ nên được các
trường đặc biệt quan tâm, lưu ý. Và để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng giáo dục
thể chất cho trẻ trong các trường mầm non tôi đã sử dụng phương pháp điều tra
bằng phiếu điều tra kết hợp với phương pháp quan sát quá trình nuôi dạy trẻ
của giáo viên mầm non trong hai trường mầm non: Trường mầm non Mai Đình
A và trường Trường mầm non Tiên Dược thuộc khu vực Sóc Sơn - Hà Nội.
Đối tƣợng điều tra: Giáo viên chủ nhiệm các khối lớp mẫu giáo.
Phạm vi điều tra: 2 trường mầm non thuộc khu vực Sóc Sơn - Hà Nội:
Trường mầm non Mai Đình A.
Trường mầm non Tiên Dược.
Tổng số phiếu phát ra: 24 phiếu, trong đó Trường mầm non Mai Đình A
là 12 phiếu và Trường mầm non Tiên Dược là 12 phiếu.
Số phiếu thu về: 24 phiếu.
Kết quả nhƣ sau:
2.1. Thực trạng về cơ sở vật chất và không gian
Câu 1: Cơ sở vật chất là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục thể chất,
theo cô điều kiện cơ sở vật chất trong trường có đáp ứng được nhu cầu giáo
dục thể chất cho trẻ không?
A. Có B. Chưa đáp ứng đủ C. Không
Cô đồng ý với ý kiến nào, xin cô hãy đánh dấu (X) vào đầu dòng.
9
Kết quả: Bảng 1: Thực trạng về cơ sở vật chất và không gian
Tổng số phiếu
Ý kiến
A B C
24 21/24 (87.5%) 3/24 (12.5%) 0
Theo kết quả điều tra cho thấy, 87.5% giáo viên cho rằng cơ sở vật chất của
trường đáp ứng được nhu cầu giáo dục thể chất cho trẻ. 12.5% ý kiến còn lại cho rằng
cơ sở vật chất của trường chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu giáo dục thể chất cho trẻ.
2.2. Thực trạng về công tác quản lý và đội ngũ giáo viên
2.2.1. Thực trạng về công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý và chỉ đạo trong
các cơ sở giáo dục mầm non
Câu 2: Theo cô cán bộ quản lý đã làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra công tác
quản lý, chỉ đạo công việc chăm sóc giáo dục trẻ trong các trường mầm non chưa?
A. Tốt B. Chưa tốt C. Không tốt
Cô đồng ý với ý kiến nào, xin cô hãy đánh dấu (X) vào đầu dòng.
Kết quả: Bảng 2: Thực trạng về công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý và chỉ
đạo trong các cơ sở giáo dục mầm non
Tổng số phiếu
Ý kiến
A B C
24 20/24 (83.3%) 4/24 (16.7%) 0
Theo kết quả trên cho thấy, khoảng 83.3% ý kiến cho rằng cán bộ quản lý
đã làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý và chỉ đạo công việc chăm sóc
giáo dục trẻ trong các trường mầm non. 16.7% ý kiến cho rằng cán bộ quản lý
cần kiểm tra sát sao hơn để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.
10
2.2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên
2.2.2.1. Thực trạng về số lượng và trình độ của đội ngũ giáo viên
Bảng 3: Thực trạng về số lượng và trình độ của đội ngũ giáo viên
Tên trường Số lượng giáo viên
Trình độ
Đại học Cao đẳng Trung cấp
MN Mai Đình
A
14
5/14
(35.7%)
3/14
(21.4%)
6/14
(42.9%)
MN Tiên Dược 17
6/17
(35.3%)
3/17
(17.6%)
8/17
(47.1%)
Qua bảng thống kê và thực tế tìm hiểu cho thấy, số lượng giáo viên trình
độ Đại học, Cao đẳng còn ít, chủ yếu là Đại học tại chức. Số lượng giáo viên
trình độ Trung cấp chiếm trên 40%. Nhà trường cần tạo điều kiện để giáo viên
có cơ hội học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn của mình.
2.2.2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của giáo dục
thể chất cho trẻ mẫu giáo
Câu 4: Bàn về sự cần thiết của giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo trong
trường mầm non, có những ý kiến sau:
A. Rất cần thiết B. Cần thiết C. Không cần thiết
Cô đồng ý với ý kiến nào, xin cô đánh dấu (X) vào đầu dòng.
11
Kết quả: Bảng 4: Thực trạng nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của giáo
dục thể chất cho trẻ mẫu giáo
Tổng số phiếu
Ý kiến
A B C
24 22/24 (91.7%) 2/24 (8.3%) 0
Qua bảng kết quả trên, tôi thấy 100% giáo viên có nhận thức đúng đắn về
sự cần thiết của giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo. Trong đó, 91.7% ý kiến
cho rằng giáo dục thể chất cho trẻ là rất cần thiết.
2.3. Thực trạng thực hiện các nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mẫu
giáo
Câu 5: Trong các nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ thì nhiệm vụ nào là
quan trọng nhất (1) và cô đã thực hiện được các nhiệm vụ nào (2)?
A. Bảo vệ tính mạng và tăng cường sức khoẻ, đảm bảo sự tăng trưởng hài hoà cho trẻ.
B. Rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản và những phẩm chất vận động.
C. Giáo dục nếp sống có giờ giấc, có thói quen và các kỹ năng, kỹ xảo vệ sinh.
Cô đồng ý với ý kiến nào, xin cô đánh dấu (X) vào đầu dòng cho ý (1) và đánh dấu (+) cho ý (2).
Kết quả: Bảng 5: Thực trạng thực hiện các nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo
Tổng số phiếu Ý
Ý kiến
A B C
24
(1) 24/24 (100%) 0 0
(2) 22/24 (91.7%) 12/24 (50%) 17/24 (70.8%)
Từ bảng số liệu trên, tôi thấy tất cả các giáo viên đều đặt nhiệm vụ bảo vệ
tính mạng và tăng cường sức khoẻ, đảm bảo sự tăng trưởng hài hoà cho trẻ
lên hàng đầu. Tuy nhiên, giáo viên cần thực hiện đồng bộ cả ba nhiệm vụ trên
hơn nữa để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ.
12
2.4. Thực trạng thực hiện nội dung và phƣơng pháp giáo dục thể chất cho
trẻ mẫu giáo trong các trƣờng mầm non
2.4.1. Thực trạng giáo dục các kỹ xảo và thói quen vệ sinh cho trẻ mẫu giáo
Câu 6:
a. Giáo dục kỹ xảo và thói quen vệ sinh cho trẻ gồm các nội dung sau:
A. Vệ sinh thân thể B. Vệ sinh quần áo
C. Vệ sinh ăn uống D. Vệ sinh môi trường
Cô đã thực hiện được những nội dung giáo dục nào, xin cô đánh dấu (X) vào đầu dòng.
b. Cô đã thực hiện việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo và thói quen vệ sinh cho
trẻ ở mức độ nào?
A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Đôi khi
Cô đồng ý với ý kiến nào, xin cô đánh dấu (X) vào đầu dòng.
Kết quả: Bảng 6a: Thực trạng giáo dục các kỹ xảo và thói quen vệ sinh cho trẻ mẫu giáo
Số lượng
phiếu
Ý kiến
A B C D
24 17/24 (70.8%) 15/24 (62.5%) 24/24 (100%) 16/24 (66.7%)
Theo bảng kết quả trên, tôi thấy các giáo viên đã chú ý thực hiện đầy đủ
các nội dung giáo dục kỹ năng, kỹ xảo và thói quen vệ sinh cho trẻ trong đó
việc tổ chức hướng dẫn trẻ vệ sinh ăn uống vẫn được chú trọng hơn cả.
Bảng 6b: Thực trạng giáo dục các kỹ xảo và thói quen vệ sinh cho trẻ mẫu giáo
Số lượng phiếu
Ý kiến
A B C
24 17/24 (70.8%) 7/24 (29.2%) 0
Như vậy có khoảng 70% các giáo viên đã tổ chức thực hiện hướng dẫn trẻ hình thành các
kỹ năng, kỹ xảo và thói quen vệ sinh một cách thường xuyên, liên tục. 30% số giáo viên còn lại
thực hiện nội dung này còn chưa thường xuyên nên những kỹ năng, kỹ xảo trẻ có được còn ít.
13
2.4.2. Thực trạng tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ mẫu giáo
2.4.2.1. Thực trạng đảm bảo chế độ sinh hoạt hợp lý
Câu 7:
a. Theo cô nhà trường đã đảm bảo việc xây dựng và thực hiện một chế độ
sinh hoạt hợp lý cho trẻ chưa?
A. Đảm bảo B. Chưa đảm bảo C. Không đảm bảo
Cô đồng ý với ý kiến nào, xin cô đánh dấu (X) vào đầu dòng.
b. Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ có các nội dung sau:
A. Tổ chức cho trẻ ăn B. Tổ chức cho trẻ ngủ
C. Tổ chức cho trẻ chơi D. Tổ chức cho trẻ học tập
E. Tổ chức cho trẻ thực hiện các bài tập thể dục
Theo cô những nội dung nào có liên quan nhiều đến giáo dục thể chất cho trẻ,
xin cô đánh dấu (X) vào đầu dòng.
Kết quả: Bảng 7a: Thực trạng đảm bảo chế độ sinh hoạt hợp lý
Số lượng phiếu
Ý kiến
A B C
24 21/24 (87.5%) 3/24 (12.5%) 0
Bảng 7b: Thực trạng đảm bảo chế độ sinh hoạt hợp lý
Số lượng
phiếu
Ý kiến
A B C D E
24
23/24
(95.8%)
22/24
(91.7%)
22/24
(91.7%)
19/24
(79.2%)
21/24
(87.5%)
Theo kết quả điều tra cho thấy, khoảng 87.5% ý kiến cho rằng chế độ sinh
hoạt được xây dựng và thực hiện hoàn toàn phù hợp với trẻ. Tất cả các giáo
viên đều đánh giá rất cao vai trò của các nội dung trong chế độ sinh hoạt hàng
ngày đối với sự phát triển thể chất của trẻ.
14
2.4.2.2. Thực trạng tổ chức cho trẻ ăn
Câu 8: Trong khi tổ chức cho trẻ ăn cô đã thực hiện được những yêu cầu nào,
xin cô đánh dấu (X) vào đầu dòng.
A. Khẩu phần ăn hợp lý, trẻ ăn hết suất.
B. Cho trẻ ăn đúng giờ, tạo tâm lý thoải mái trong phòng ăn.
C. Đảm bảo vệ sinh trong ăn uống.
D. Giáo dục hành vi và thói quen có văn hoá khi ăn.
Kết quả: Bảng 8: Thực trạng tổ chức cho trẻ ăn
Số lượng
phiếu
Ý kiến
A B C D
24 20/24 (83.3%) 19/24 (79.2%) 22/24 (91.7%) 17/24 (70.8%)
Nhận thức được tầm quan trọng của việc ăn uống nên các giáo viên đã
chấp hành nghiêm túc những yêu cầu trong tổ chức cho trẻ ăn, hướng dẫn trẻ
ăn uống hợp lý vệ sinh. Tuy nhiên, giáo viên cần quan tâm đến những trẻ
biếng ăn, ăn chậm hơn nữa.
2.4.2.3. Thực trạng tổ chức cho trẻ ngủ
Câu 9: Cô đã thực hiện được yêu cầu nào trong việc tổ chức cho trẻ ngủ?
A. Vệ sinh phòng ngủ B. Đúng giờ và đủ giấc
C. Tạo tâm lý thoải mái cho trẻ trước và sau khi ngủ
D. Giáo viên luôn quan sát, theo dõi trẻ trong quá trình ngủ
Cô đã thực hiện được những yêu cầu nào xin cô đánh dấu (X) vào đầu dòng.
Kết quả: Bảng 9: Thực trạng tổ chức cho trẻ ngủ
Số lượng
phiếu
Ý kiến
A B C D
24 24/24 (100%) 22/24 (91.7%) 21/24 (87.5%) 23/24 (95.8%)
15
Qua kết quả điều tra và thực tế quan sát, tôi thấy hầu hết các giáo viên đã
rất quan tâm đến việc tổ chức giấc ngủ cho trẻ. Song giáo viên cần có thái độ
ân cần và nhẹ nhàng với trẻ hơn nữa.
2.4.2.4. Thực trạng tổ chức cho trẻ vận động
Câu 10:
a. Vận động là một nhu cầu không thể thiếu được đối với trẻ, cô đã sử dụng hình
thức nào để tổ chức cho trẻ vận động, xin cô đánh dấu (X) vào đầu dòng?
A. Trò chơi vận động B. Cho trẻ tập thể dục buổi sáng
C. Tiết học thể dục D. Dạo chơi, tham quan, lao động
b. Khi tổ chức cho trẻ vận động, cô đã thực hiện được các yêu cầu nào sau đây:
A. Đảm bảo an toàn cho trẻ
B. Lượng vận động và thời gian phù hợp với trẻ
C. Hình thành kỹ năng và kỹ xảo vận động cho trẻ
Cô đã thực hiện được yêu cầu nào xin cô đánh dấu (X) vào đầu dòng.
Kết quả: Bảng 10a: Thực trạng tổ chức cho trẻ vận động
Số lượng
phiếu
Ý kiến
A B C D
24 21/24 (87.5%) 24/24 (100%) 22/24 (91.7%) 21/24 (87.5%)
Bảng 10b: Thực trạng tổ chức cho trẻ vận động
Số lượng
phiếu
Ý kiến
A B C
24 24/24 (100%) 20/24 (83.3%) 12/24 (50%)
Qua bảng kết quả trên, tôi thấy giáo viên của các trường đã thường xuyên
tổ chức cho trẻ vận động dưới nhiều hình thức khác nhau. Khi tổ chức cho trẻ
vận động vấn đề an toàn của trẻ luôn được đảm bảo tuyệt đối. Tuy nhiên, giáo
viên cần chú ý hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động cho trẻ.
16
2.5. Thực trạng về sự phối hợp giữa gia đình, nhà trƣờng và địa phƣơng
về công tác giáo dục mầm non
Câu 11: Theo cô sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và địa phương về
công tác giáo dục mầm non của nhà trường đã tốt chưa?
A. Tốt B. Chưa tốt C. Không tốt
Cô đồng ý với ý kiến nào xin cô đánh dấu (X) vào đầu dòng.
Kết quả: Bảng 11: Thực trạng về sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và
địa phương về công tác giáo dục mầm non
Số lượng
phiếu
Ý kiến
A B C
24 19/24 (79.2%) 5/24 (20.8%) 0
Theo bảng kết quả trên cho thấy khoảng 80% ý kiến cho rằng việc phối
hợp giữa gia đình, nhà trường và địa phương về công tác giáo dục mầm non
đã được thực hiện tốt. Khoảng 20% ý kiến còn lại cho rằng sự phối hợp giữa
các lực lượng đó về công tác giáo dục mầm non vẫn chưa tốt lắm.
17
2.6. Thực trạng kết quả giáo dục thể chất của trẻ mẫu giáo
Bảng 12: Bảng theo dõi sức khoẻ của trẻ mẫu giáo trong toàn trường (2009 - 2010)
Tên
trường
Tháng,
năm
Tổng
số trẻ
Cân nặng Chiều cao
Bình
thường
Suy
dinh
dưỡng
Béo
phì
Bình
thường
Thấp
còi
Mầm non
Mai Đình
A
09/2009 400
378
(94.5%)
22
(5.5%)
0
377
(94.2%)
23
(5.7%)
12/2009 397
380
(95.7%)
17
(4.2%)
0
378
(95.2%)
19
(4.7%)
02/2010 398
387
(97.2%)
11
(2.7%)
0
380
(95.4%)
18
(4.5%)
Mầm non
Tiên
Dược
09/2009 458
436
(95.1%)
22
(4.9%)
0
434
(94.8%)
24
(5.2%)
12/2009 464
445
(95.9%)
19
(4.1%)
0
443
(95.4%)
21
(4.6%)
02/2010 460
442
(96%)
18
(4%)
0
441
(95.9%)
19
(4.1%)
Qua bảng theo dõi sức khoẻ của trẻ mẫu giáo trong toàn trường, tôi thấy
rằng số trẻ đạt cân bình thường ở cả hai trường luôn đạt trên 94%. Số trẻ đạt
cân bình thường hầu hết đều tăng dần lên trong suốt năm học. Tuy nhiên, trẻ
suy dinh dưỡng, trẻ thấp còi ở cả hai trường còn cao. Do vậy, nhà trường cần
tăng cường hơn nữa mối liên hệ với gia đình, địa phương và xã hội để nâng
cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ.
18
Chƣơng 3: Nguyên nhân và giải pháp
3.1. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo
Giáo dục thể chất cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của các trường
mầm non. Vì vậy, mà nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ luôn được nhà trường quan tâm,
lưu ý thực hiện nghiêm túc và đầy đủ. Nhờ đó, chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu
giáo không ngừng được nâng cao. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, nội
dung giáo dục thể chất cho trẻ vẫn còn gặp những khó khăn, hạn chế nhất định. Qua tìm
hiểu thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ ở một số trường mầm non khu vực Sóc Sơn - Hà
Nội cụ thể là trường Mầm non Mai Đình A và trường Mầm non Tiên Dược, tôi thấy nhà
trường đã thực hiện tương đối tốt nhiệm vụ, nội dung giáo dục thể chất cho trẻ. Tuy nhiên,
trong quá trình thực hiện vẫn còn một số hạn chế, yếu kém nhất định, tỷ lệ trẻ suy dinh
dưỡng, thấp còi còn cao. Theo tôi, nguyên nhân của thực trạng đó là do:
– Cơ sở vật chất của trường khá khang trang nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của
trẻ. Các đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị phục vụ quá trình giáo dục thể chất còn thiếu.
– Số lượng trẻ trong một lớp còn đông nên giáo viên còn gặp nhiều khó
khăn trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
– Trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của giáo viên chưa cao, nhận thức về vai
trò, ý nghĩa của giáo dục thể chất đối với trẻ chưa đầy đủ. Nhiều lúc giáo viên
chưa nêu cao được tinh thần trách nhiệm của mình trong công tác giảng dạy.
– Phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ
của giáo viên chưa hiệu quả, chưa phát huy được tính tích cực của trẻ trong
giờ học và các hoạt động giáo dục thể chất.
– Đối với những trẻ yếu kém, chậm phát triển giáo viên cần quan tâm, lưu
ý chỉ bảo trẻ hơn nữa, tạo điều kiện cho trẻ được phát triển tốt hơn.
– Công tác tuyên truyền, sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường, địa
phương về việc chăm sóc giáo dục mầm non chưa cao, chưa hiệu quả. Nhận
thức của các bậc phụ huynh về vai trò của giáo dục thể chất cho trẻ nói riêng
19
và giáo dục mầm non nói chung chưa đúng đắn. Những kiến thức về chăm
sóc giáo dục trẻ của các bậc phụ huynh còn hạn chế. Bên cạnh đó, điều kiện
kinh tế vùng còn gặp nhiều khó khăn nên việc đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục
mầm non, huy động mọi nguồn lực của xã hội cùng với ngân sách của nhà
nước để chăm lo phát triển mầm non còn hạn hẹp.
3.2. Giải pháp
Để góp phần khắc phục những hạn chế trên tôi đề xuất một số giải pháp sau:
– Phòng giáo dục, xã phường, địa phương cần đầu tư thêm cơ sở vật chất,
trang thiết bị phục vụ cho quá trình giảng dạy của giáo viên và các hoạt động
học tập, vui chơi của trẻ.
– Chỉ đạo và tạo điều kiện cho các trường mầm non đảm bảo số trẻ trong
nhóm lớp theo quy định, tránh tình trạng lớp chật chội và trẻ quá đông.
– Tăng cường đội ngũ giáo viên, nhà trường tạo điều kiện về thời gian
cũng như kinh phí để các cô theo học các lớp học đại học nhằm nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình.
– Tăng cường công tác kiểm tra, tổ chức nhiều hình thức thi đua, động viên khen
thưởng khuyến khích giáo viên, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ và tay nghề.
– Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức về tầm quan
trọng của việc chăm sóc bảo vệ trẻ em.
– Thường xuyên trao đổi về tình hình sức khỏe, học tập của cháu ở trường
và ở nhà để gia đình, nhà trường nắm rõ hơn về tình hình sức khỏe của cháu.
Thống nhất về nội dung, phương pháp giáo dục trẻ, bồi dưỡng phổ biến kiến
thức chăm sóc giáo dục trẻ cho các bậc phụ huynh.
20
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn
diện. Đặc biệt, giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo càng có ý nghĩa quan trọng
hơn bởi tốc độ tăng trưởng, phát triển của cơ thể đang diễn ra mạnh mẽ, trong
khi sức đề kháng của trẻ còn non yếu, rất nhạy cảm với những tác động của
môi trường bên ngoài. Nếu trẻ không được chăm sóc giáo dục một cách hợp lý
có thể dẫn tới những thiếu sót, phát triển mất cân đối mà sau này không thể
khắc phục được. Hơn nữa, nước ta một nước đang phát triển, điều kiện kinh tế
xã hội còn gặp nhiều khó khăn nên tỷ lệ trẻ em bị mắc các bệnh còi xương, suy
dinh dưỡng, các bệnh đường hô hấp và đường ruột còn cao. Do vậy, chất lượng
giáo dục thể chất cho trẻ còn chưa được bảo đảm. Đề tài: “Tìm hiểu thực
trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở một số trƣờng mầm non khu
vực Sóc Sơn-Hà Nội” đã tìm hiểu những vấn đề lý luận về giáo dục thể chất
cho trẻ mẫu giáo và điều tra thực trạng giáo dục thể chát cho trẻ mẫu giáo ở 2
trường: Trường mầm non Mai Đình A và Trường mầm non Tiên Dược khu vực
Sóc Sơn - Hà Nội. Qua việc tìm hiểu thực trạng đó tôi thấy rằng:
– Điều kiện cơ sở vật chất, không gian là một yếu tố không thể thiếu được trong
quá trình giáo dục thể chất cho trẻ. Nhà trường đã trang bị cơ sở vật chất, thiết bị cần
thiết phục vụ cho quá trình giảng dạy của giáo viên cũng như hoạt động của trẻ. Tuy
nhiên, trang thiết bị của trường còn thiếu, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ.
– Khoảng 83.3% giáo viên cho rằng cán bộ quản lý đã làm tốt công tác
thanh tra, kiểm tra, quản lý, chỉ đạo việc chăm sóc giáo dục trẻ trong các
trường mầm non.
21
– 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn theo quy định của nhà nước đối với giáo
viên mầm non. Điều này cho thấy rằng, tất cả các trường mầm non đã rất quan tâm
đến khâu tuyển dụng giáo viên. Đồng thời, các giáo viên cũng đã không ngừng học
tập nâng cao bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình. Đây là một yếu
tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mầm non.
– 100% giáo viên có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của giáo dục
thể chất đối với trẻ mẫu giáo.
– Hầu hết, các giáo viên đều nhận thức rõ các nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ
nhưng chỉ có khoảng 50% giáo viên đã thực hiện đầy đủ cả 3 nhiệm vụ này.
– Khoảng 95.8% giáo viên đã thực hiện đầy đủ tất cả các nội dung giáo dục
thể chất cho trẻ như: tổ chức cho trẻ ăn, ngủ, vận động…Tuy nhiên, trong quá
trình thực hiện các nội dung trên vẫn còn nhiều hạn chế cần được khắc phục.
– Việc hình thành các kỹ năng, kỹ xảo và thói quen vệ sinh cho trẻ hầu hết
được giáo viên tổ chức hướng dẫn trẻ thực hiện. Tuy nhiên, mức độ chưa
thường xuyên nên những kỹ năng, kỹ xảo và thói quen vệ sinh mà trẻ có được
còn ít, chưa bền vững đặc biệt là trẻ mẫu giáo bé.
– Khoảng 87.5% giáo viên cho rằng, nhà trường đã đảm bảo xây dựng và
thực hiện một chế độ sinh hoạt hợp lý cho trẻ.
– Dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ. Tuy vậy, chỉ có
87.5% giáo viên cho rằng nhà trường đã xây dựng và đảm bảo thực hiện một thực
đơn phù hợp với trẻ. Trong quá trình tổ chức cho trẻ ăn, giáo viên cũng đã rất quan
tâm đến việc cho trẻ ăn đầy đủ cả về số lượng, chất lượng cũng như việc đảm bảo
vệ sinh trong ăn uống. Tuy vậy, một số trẻ còn làm rơi vãi thức ăn trong khi ăn, ăn
chưa hết suất, biếng ăn nên tỷ lệ trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng còn nhiều.
22
– Trong khi tổ chức cho trẻ ngủ, hầu hết các giáo viên đã cho trẻ ngủ đúng
giờ và đủ giấc. Giáo viên đã chuẩn bị phòng ngủ, chăn chiếu phù hợp với thời
tiết. Tuy vậy, đối với một số trẻ khó ngủ hoặc không ngủ trưa một số giáo viên
còn quát mắng trẻ, việc vệ sinh chăn, chiếu cho trẻ cần được đảm bảo hơn.
– Việc tổ chức vận động cho trẻ được thực hiện khá thường xuyên dưới
nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, do thiếu cơ sở vật chất hoặc do giáo
viên chưa chuẩn bị chu đáo nên trẻ chưa hứng thú, tích cực trong buổi học.
– 79.2% giáo viên cho rằng sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và địa
phương về công tác giáo dục mầm non đã được thực hiện tương đối tốt. Song
điều kiện kinh tế vùng còn gặp nhiều khó khăn nên nhận thức của cũng như
những kiến thức về chăm sóc giáo dục trẻ mầm non còn nhiều hạn chế. Điều
này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ.
– Qua bảng theo dõi sức khỏe của trẻ mẫu giáo ở cả 2 trường, tôi thấy số trẻ ở
kênh bình thường luôn đạt 94% trở lên. Số trẻ đạt kênh bình thường hầu như đều
tăng dần lên trong suốt năm học. Song bên cạnh đó, vẫn còn nhiều trẻ bị suy dinh
dưỡng, trẻ thấp còi mong được gia đình, nhà trường và xã hội quan tâm hơn nữa.
2. Kiến nghị
Để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ thì cần có sự quan tâm
hơn nữa của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội:
– Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương cần quan tâm đầu tư hơn nữa cho giáo
dục mầm non, xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng kinh phí cho các hoạt động giáo dục.
– Cần có sự chỉ đạo, kiểm tra công tác giáo dục đồng bộ từ Bộ, Sở, Phòng
và các trường mầm non.
– Đảng và Nhà nước cần có chính sách, chế độ đãi ngộ đặc thù với giáo
viên mầm non theo quy định của nhà nước. Biên chế cho giáo viên góp phần
làm cho cuộc sống của các cô được đảm bảo hơn, các cô có thời gian chuyên
tâm vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hơn.
23
– Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên có cơ hội tham gia học
tập, bồi dưỡng kiến thức, năng lực để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của nình.
– Cần phát huy những thuận lợi của khu vực nông thôn để vừa tiết kiệm,
vừa nâng cao được chất lượng bữa ăn cho trẻ. Chú ý đến các loại thực phẩm
sẵn có và rẻ tiền ở địa phương.
– Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và điạ phương về
công tác giáo dục mầm non:
+ Không ngừng đầu tư thêm cơ sở vật chất và tuyên truyền nâng cao nhận
thức của các bậc phụ huynh và toàn xã hội về tầm quan trọng của giáo dục thể
chất nói riêng và của giáo dục mầm non nói chung đối với sự phát triển của trẻ.
+ Bồi dưỡng kiến thức về chăm sóc giáo dục trẻ cho các bậc phụ
huynh để trẻ được chăm sóc giáo dục trong điều kiện tốt hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_khoa_luan_tim_hieu_thuc_trang_giao_duc_the_chat_cho_tre_mau_giao_o_mot_so_truong_mam_non_khu_vuc_soc_son_ha_noi_nguyen_thi_chuc_0886.pdf