Lời mở đầu 1
Chương 1: Tín ngưỡng Mẫu trong hệ thống tín ngưỡng của người Việt 6
1.1. Khái niệm tín ngưỡng và tín ngưỡng Mẫu 6
1.1.1. Khái niệm tín ngưỡng 6
1.1.2. Khái niệm tín ngưỡng Mẫu 12
1.2. Cơ sở hình thành và tồn tại tín ngưỡng Mẫu của người Việt 18
1.2.1. Cơ sở kinh tế - xã hội cho sự hình thành và tồn tại của tín ngưỡng Mẫu của người Việt 18
1.2.2. Ảnh hưởng của các tín ngưỡng nội sinh và các tôn giáo ngoại nhập tới sự hình thành và tồn tại của tín ngưỡng Mẫu của người Việt 22
Chương 2: Một số khía cạnh nhân sinh trong tín ngưỡng Mẫu của người Việt 29
2.1. Quan niệm về con người và số phận con người trong tín ngưỡng Mẫu của người Việt 29
2.2. Một số khía cạnh nhân sinh và hạn chế phát sinh từ việc thờ cúng Mẫu của người Việt 35
2.2.1. Một số khía cạnh nhân sinh 35
2.2.2. Những hạn chế phát sinh từ việc thờ cúng Mẫu của người Việt 46
2.3. Một số phương hướng và giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực phát sinh từ hoạt động thờ cúng Mẫu 48
2.3.1. Một số phương hướng nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực phát sinh từ hoạt động thờ cúng Mẫu 48
2.3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt tiêu cực của tín ngưỡng Mẫu của người Việt 50
Kết luận 53
Danh mục tài liệu tham khảo 55
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2977 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tín ngưỡng Mẫu của người Việt vùng châu thổ sông Hồng - Một số khía cạnh nhân sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngày mất, không coi trọng bát cơm bằng mồ mả bởi "Sống về mồ mả, chẳng ai sống về cả bát cơm". Rõ ràng, quan niệm về sống chết của người Việt chịu ảnh hưởng của Nho giáo nhiều hơn là Phật giáo và Đạo giáo. Các nghi thức cúng giỗ tang ma của người Việt cũng chủ yếu dựa trên sự mô phỏng các nghi thức của Nho giáo. Do nhận thức "Hiếu tử như hiếu sinh", người Việt chỉ không chỉ dừng lại là sự đối xử với người đã chết mà chủ yếu thông qua đó thể hiện sự đối xử với người đang sống, nhắc nhở người đang sống hướng thiện, khơi dậy tình cảm biết ơn, kính trọng người đã khuất, đồng thời hạn chế sự bất hoà, bất hiếu, từ đó giúp con người tự đìêu chỉnh hành vi của mình trong mối quan hệ xã hội và với chính bản thân mình.
Từ quan niệm cho rằng linh hồn những người đã mất cùng với thần linh ma quỷ luôn hiện hữu ở đâu đó rất gần với con người, vẫn theo dõi, lắng nghe và có khả năng tác động tới cuộc sống của người đang sống ở thế giới hiện thực nếu được cầu viện tới. Bởi vậy đã xuất hiện nhiều phương thức liên lạc giữa người sống và người chết (chẳng hạn như Hầu đồng của tín ngưỡng Mẫu) nhằm giải quyết nhu cầu đa dạng của con người khi họ cảm thấy bản thân và cộng đồng ở thế giới thực tại không đủ sức giải quyết. Họ cầu mong linh hồn người chết phù hộ cho mình sức khoẻ, bình an, gặp nhiều may mắn.
Đối với các tín đồ của tín ngưỡng Mẫu thì mỗi người sinh ra đã thuộc sự cai quản của chư vị thần thánh và quân gia thị thần của thánh Mẫu, do đó họ có trách nhiệm thờ phụng, cúng tế vị Thánh ấy. Từ nhận thức đó, người Việt đã đến với tín ngưỡng Mẫu, đến với nghi lễ lên đồng hầu Thánh một mặt thể hiện niềm tin vào tín ngưỡng đó, mặt khác là sự gửi gắm ý nguyện của con người đến các vị Thánh. Trong trí tưởng tượng của người Việt, trước hết là các ông Đồng, bà Đồng thì Hầu đồng là hình thức họ có thể giao tiếp với thần linh, không phải chỉ trong sự cầu khẩn và sự thành tâm của họ mà còn bằng cuộc hành trình đưa các vị Thánh từ thế giới vô hình đến thế giới trần gian thông qua chính bản thân họ dùng thể xác cho các Thánh ngự.
Sở dĩ các vị Thánh có sự gần gũi với cuộc sống con người bởi họ vừa là Nhiên thần, vừa là Nhân thần. Mỗi vị Thánh lại mang trong mình những truyền thuyết, huyền thoại khác nhau. Có trường hợp xuất phát từ thực tế lịch sử oanh liệt nhưng cũng không ít trường hợp là sự tưởng tưởng phi thực của con người. Có thể kể đến ở đây là việc đồng nhất Mẹ - Mẫu với tự nhiên (Bà Mây, Bà Mưa, Bà Sấm, Bà Chớp), với bản thể vũ trụ (Bà Kim, Ba Mộc, Bà Thuỷ, Bà Hoả, Bà Thổ) hay là những mẹ có công sinh thành ra dân tộc: Mẹ Âu Cơ sinh ra trăm trứng hình thành dân tộc Việt, Pô-Inư-Nưga là Mẹ xứ sở của dân tộc Chăm. Và cả những bà Mẹ có công trong đánh giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ đất nước: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Bà Chúa Kho… Các Mẫu - Mẹ đó dù ra đời trên cơ sở hiện thực hay tưởng tượng thì đều phản ánh vị trí và vai trò hết sức to lớn của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
Bên cạnh việc thể hiện niềm tin tín ngưỡng và thậm chí cả ý nguyện gửi gắm của con người vào các vị Thánh thì lên đồng còn tham gia vào việc điều chỉnh những bất ổn trong đời sống tinh thần con ngươi theo cách riêng của mình nhằm mang lại ý nghĩa cho cuộc sống con người. Thực tế cho thấy có nhiều người đang có cuộc sống bình thường, họ cũng lập gia đình, sinh con đẻ cái, tham gia các công việc xã hội. Rồi đột nhiên họ bị đau ốm hay gặp những điều bất thường trong cuộc sống như: gia đình không hoà thuận, công việc làm ăn không thuận lợi, tiền của ngày một hao tốn… mặc dù đã tiến hành lễ bái ở nhiều đền phủ nhưng tình trạng đó vẫn không thay đổi. Điều này được hiểu là: người đó đã bị một vị thần cai quản, bị chấm làm lính hầu vạ họ không thể từ chối. Vì nếu chối bỏ nhiệm vụ họ sẽ bị các Thành "hành" và phải chịu nhiều tai vạ. Muốn thoát khỏi tình trạng đó, họ phải tới cửa Mẫu tiến hành lễ tôn nhang hay còn gọi là lễ đội bát nhang để thờ cúng vị Thánh đang hành bệnh mình như vậy bệnh sẽ khỏi.
Tín ngưỡng Mẫu cũng nói về số phận con người. Mỗi người sinh ra đã có số phận của mình, có căn cơ của mình. Lễ trả nợ tào quan là ví dụ điển hình cho vấn đề này.
Theo quan niệm của người Việt, mỗi người sinh ra đã được định sẵn bởi "số phận", bởi "căn cơ", thậm chí cả những tội lỗi mà họ mắc phải trong quá khứ. Tội lỗi ấy họ sẽ phải trả trong cuộc sống hiện tại thông qua lễ tào quan. Đây là nghi lễ điển hình của tín ngưỡng Mẫu.
Một người muốn gia nhập tổ chức của tín ngưỡng Mẫu hay trở thành tín đồ, con nhang của đạo Mẫu thì họ phải tiến hành lễ này. Những tội lỗi, việc làm hay tất cả những gì liên quan đến quá khứ của họ sẽ được tẩy sạch trong lễ này. Họ không còn vướng mắc, nợ nần gì ở quá khứ nữa. Họ bước tới của Mẫu với thế xác trong sạch, tâm hồn trong sáng và họ đủ tư cách trở thành ông bà Đồng - những người làm nhiệm vụ giao tiếp với thế giới thần linh. Cũng thông qua nghi lễ này, mỗi người được giải toả nhu cầu tâm linh, được gửi gắm niềm tin thiêng liêng nơi các Mẫu. Họ không còn cảm thấy có lỗi hay mắc tội với quá khứ nữa, vì vậy họ được tự do về tư tưởng, tinh thần. Đó là ý nghĩa lớn nhất mà nghi lễ này muốn gửi gắm tới con người.
Bên cạnh đố, các tín đồ của tín ngưỡng Mẫu còn cho rằng số phận mỗi con người đã được định sẵn bởi "mệnh Trời". Con người giàu sang, phú quý hay nghèo hèn, khổ đau đều bởi "mọi sự tại Trời". Trời cho thế nào thì con người được thế đó. Trời có quyền năng và sức mạnh to lớn trong việc đưa lại cuộc sống bình yên cho con người. Bởi vậy, Trời là vị thần rất được đề cao. Tuy nhiên, khi xâm nhập vào điện Mẫu, vai trò của Ngọc hoàng hay ông Trời lại mờ nhạt hơn so với các Thánh Mẫu. Điều này chững tỏ màu sắc Đạo giáo đã bị tín ngưỡng Mẫu Việt hoá rất nhiều. Mặt khác, để cho gần gũi và thân thiện hơn với con người, Ngọc Hoàng đã được chuyển hoá thành Cha tương ứng với Mẹ trong điện Mẫu. Có nhiều nơi Đức vua cha (Ngọc Hoàng) được hoá thân thành Tam vị đế thích ứng với Tam toà Thánh Mẫu như vua cha Bát Hải (Thuỷ phủ - Nước), vua cha Ngọc Hoàng (Thiên phủ - Trời), vua cha Diêm vương (Địa phủ - Đất).
Điều đặc biệt là mặc dù Ngọc Hoàng được thờ trong điện Mẫu nhưng không bao giờ giáng đồng như các vị Thánh khác trong điện. Mặc dù không giáng đồng để ban truyền phán bảo nhưng giữa Ngọc Hoàng - ông Trời và con người vẫn có sự giao cảm linh ứng. Ông Trời ở trên cao nhưng vẫn gần gũi, cứu giúp con người lúc nguy nan. Điều này chứng tỏ người Việt chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng tín ngưỡng vào "mệnh Trời" của Nho giáo.
Nói chung, quan niệm về con người và số phận con người của tín ngưỡng Mẫu còn chứa đứng nhiều yếu tố duy tâm thần bí, đó là cơ sở để những kẻ "buôn thần bán thánh" lợi dụng biến thành hoạt động mê tín dị đoan, gây lãng phí, tốn kém và làm biến dạng ý nghĩa ban đầu của hình thức tín ngưỡng này. Tuy nhiên, đó chỉ là mặt trái của vấn đề tâm linh này nảy sinh từ hiện thực xã hội có nhiều biến động và thay đổi. Người ta vẫn đến với tín ngưỡng Mẫu và nghi lễ của nó với mong muốn cầu siêu giải hạn hay chỉ đơn thuần là thoả mãn nhu cầu tâm linh. Việc đến với tín ngưỡng Mẫu và nghi lễ thờ cúng của nó có thể bằng con đường này hay khác, có thể trên tinh thần tự nguyện hay vì có "căn số" mà phải ra mở phủ hầu Thánh… song vượt lên trên tất cả, những tín đồ con nhang của đạo Mẫu không chỉ tìm được sự thanh thản về tâm hồn mà dường như những điều cầu khẩn của họ ít nhiều được đáp ứng. Họ được Mẫu phù hộ, ban cho nhiều tài lộc, sức khoẻ… bởi vậy người ta dành cho Mẫu một niềm tin thực sự, niềm tin đến mức tuyệt đối. Mẫu không chỉ là người an ủi về mặt tinh thần mà Mẫu còn có khả năng biến ước vọng của con người thành hiện thực. Ở Mẫu có cái gì đó linh thiêng vừa hiện thực, vừa thần tiên lại vừa trần gian. Mẫu có khả năng cảm hoá và tác động mạnh mẽ tới con người, trước hết là đối với đi lễ. Đến với Mẫu con người tìm thấy sự an ủi và sự đồng cảm sâu sắc. Con người như xích lại gần nhau, hiểu nhau và chia sẻ với nhau nhiều hơn. Mẫu như cầu nối tâm hồn giữa người với người. Bởi thế, Mẫu có mặt ở khắp mọi nơi, không chỉ trong các đền, phủ, miếu, chùa, điện thờ… đang hiện diện khắp mọi miền đất nước mà Mẫu còn hiện diện trong đời sống tâm linh con người, trong sâu thẳm trái tim con người và trong cuộc sống hiện thực của con người.
2.2. Một số khía cạnh nhân sinh và hạn chế phát sinh từ việc thờ cúng Mẫu của người Việt
2.2.1. Một số khía cạnh nhân sinh
Tín ngưỡng Mẫu là sự thể hiện triếr lý nhân sinh của người Việt, đó là những mong muốn, khát vọng về cuộc sống hạnh phúc, tự do, hướng tới chân - thiện - mỹ. Đó còn là truyền thống đề cao những người có công trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, khơi dậy và giáo dục đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Bên cạnh đó tín ngưỡng Mẫu còn là điều kiện để duy trì môi trường văn hoá trong cộng đồng trong lịch sử cũng như hiện tại.
* Tín ngưỡng Mẫu của người Việt thể hiện mong muốn về cuộc sống tự do, hạnh phúc và khát vọng hướng tới chân - thiện - mỹ.
Như C.Mác đã nói, tín ngưỡng tôn giáo không chỉ dừng lại là sự phản ánh hiện thực khốn cùng mà là sự phản kháng lại chính hiện thực khốn cùng đó. Tín ngưỡng Mẫu ra đời chính là sự phản ánh hiện thực xã hội phong kiến đương thời, nhưng mặt khác nó chính là nơi người dân nói chung, người phụ nữ nói riêng gửi gắm nỗi niềm, khát vọng của mình về một xã hội tốt đẹp mà ở đó con người được đối xử với nhau công bằng và bình đẳng.
Thế kỷ 16-17, xã hội phong kiến Việt Nam bước vào khủng hoảng trầm trọng mở đầu bằng việc Mạc Đăng Dung thoán ngôi nhà Lê, chiến tranh giữa các thế lực phong kiến, giữa nông dân và nhà nước phong kiến xảy ra liên miên, xã hội lâm vào tình trạng loạn lạc, bất an. Đời sống người dân vốn đã khổ vì chiến tranh nay càng thêm đói khổi vì nạn mất mùa liên miên. Lầm than đói khổ cùng cực đã đẩy người dân xuống đày cùng xã hội và họ không tìm thấy lối thoát nào trong cuộc sống hiện thực. Thêm vào đó, ảnh hưởng của Nho giáo với những tư tưởng quy định hà khắc càng trói chặt, bó buộc người dân. Hơn ai hết họ mong muốn được giải phóng mà trước hết là sự giải thoảt khỏi hệ tư tưởng đã kìm kẹp, trói buộc họ. Mong muốn về một cuộc sống tự do hạnh phúc và được đối xử công bằng, bình đẳng là khát khao của bất cứ người dân nào. Song, tất cả mong muốn đó đều không trở thành hiện thực trong bối cảnh xã hội phong kiến Việt Nam thời bấy giờ. Bế tắc trong cuộc sống hiện thực và chưa có hệ tư tưởng tiến bộ giải thoát, người nông dân Việt Nam phải đi tìm một niềm tin thiêng liêng thần thánh khác. Niềm tin ấy sẽ giúp an ủi họ về mặt tâm linh. Lâu nay có một niềm tin vẫn thường trực trong họ. Đó là niềm tin về người mẹ sinh sôi nảy nở, cứu khổ cứu nạn và luôn bao dung, che chở đùm bọc cho đàn con. Niềm tin ấy càng trở nên mãnh liệt trong mỗi người dân khi hiện thực xã hội bế tắc, không lối thoát, các tôn giáo đương thời lại không giúp an ủi họ về mặt tinh thần, tự tưởng. Việc tìm đến một niềm tin thiêng liêng mới, sự an ủi mới về tinh thần là hoàn toàn phù hợp với quy luật khách quan của lịch sử cũng như sự vận động và phát triển của xã hội phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ.
Niềm tin về một người Mẹ cụ thể mang nặng đẻ đau sinh sôi nảy nở, nuôi sống, che chở và bảo vệ đàn con của mình dần khái quát lên thành một niềm tin thiêng liêng. Đó là ý niệm về Mẫu - Mẹ.
Thực chất biểu hiện thiêng liêng về Mẫu ban đầu là những nhiên thần sinh ra từ quan niệm của cư dân nông nghiệp về cây, đất, nước, trời được tôn lên thành Mẹ - Mẫu, trong đó Mẫu Thượng Thiên là lực lượng sáng tạo và cai quản miền Trời, làm chủ quyền năng mây - mưa - sấm - chớp; Mẫu Thượng Ngàn là lực lượng sáng tạo và cai quản miền rừng núi; Mẫu Thoải là lực lượng sáng tạo và cai quản miền sông nước; Mẫu Địa là lực lượng sáng tạo và cai quản miền Đất. Sở dĩ có sự phân chia như vậy bởi trong tâm thức người Việt, các hiện tượng tự nhiên như nắng hạn hay lũ lụt, đất đai khô cằn hay màu mỡ, cây cối phát triển hay lụi tàn đều nằm trong quyền năng của Mẫu. Nếu được Mẫu che chở đùm bọc như người Mẹ tự nhiên thì cuộc sống con người sẽ được đảm bảo. Bởi vậy người Việt luôn ý thức được việc tôn thờ các Mẫu. Nhưng thờ Mẫu là những đối tượng tự nhiên chưa đủ, cần phải cho thế gian này một vị Mẫu đại diện cho con người và cuộc sống con người. Đó là Mẫu Liễu Hạnh.
Trong điện thời Tam toà Thánh Mẫu, Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện khá muộn nhưng nhanh chóng trở thành vị thần chủ của Đạo Mẫu và được tôn vinh hơn các Mẫu khác. Ở Mẫu Liễu Hạnh hội tụ tất cả các đức tính quý báu của người phụ nữ Việt Nam: yêu chồng, thương con, hiếu thảo với cha mẹ đẻ, cha mẹ chồng, làm tròn trách nhiệm gia đình vừa với tư cách là người con, người vợ và người mẹ. Do vậy, người ta đã đến với Mẫu Liễu để mong tìm thấy sự đồng cảm và chia sẻ với thân phận của mình, đặc biệt là người phụ nữ. Ở Mẫu Liễu ta còn thấy đức tính của con người đời thường: biết yêu và ghét, biết cảm thông và chia sẻ, biết phân biệt cái thiện - cái ác, biết hướng con người đến một cuộc sống có lý tưởng, có mục đích, một cuộc sống mà ở đó con người được sống với những mong muốn, khát vọng và hoài bão của riêng mình.
Trong tâm lý người Việt, Liễu Hạnh không chỉ là người phụ nữ làm tròn trách nhiệm với gia đình, xã hội mà hơn thế bà còn dám đứng ra đương đầu với những quy định hà khắc của xã hội, với hệ tư tưởng Nho giáo kìm kẹp và bó buộc con người, đặc biệt là người phụ nữ. Họ không có quyền chống lại hệ tư tưởng hay lên tiếng phản đối sự bất công, bất bình đẳng ấy. Bởi vậy khi Mẫu Liễu xuất hiện đã góp thêm tiếng nói vào việc phản ánh và phản kháng hiện thực xã hội ấy. Như vậy con người đã sáng tạo ra thần thánh từ chính hiện thực xã hội. Và hình tượng Mẫu Liễu Hạnh chính là hiện thân cho khát vọng giải phóng bản thân, được khẳng định và thể hiện mình trong mọi lĩnh vực, mọi quan hệ xã hội. Trước những nhũng nhiễu xã hội, người Việt đã sáng tạo ra Liễu Hạnh với một ước nguyện giản đơn rằng những người ở hiền sẽ gặp lành, được ban phúc, ở ác gặp ác, chịu nhiều tai hoạ. Mẫu Liễu được ví như vị quan toà trong việc phân xử, phán xét những bất công. Con người đã tìm thấy sự đồng cảm thực sự khi đến với Mẫu Liễu, đáp ứng phần nào niềm tin thiêng liêng, tin vào sự tồn tại thực của người mẹ luôn bao dung, yêu thương đàn con. Bởi vậy, trong con mắt người Việt, Mẫu Liễu không chỉ là "Mẫu nghi thiên hạ" mà còn là người phụ nữ đa tài đa sắc, có cá tính mạnh mẽ và dám thể hiện cái tôi của mình. Đó là điều không phải người phụ nữ nào cũng dám làm, dám đấu tranh cho lẽ công bằng ở đời. Nhận thức được điều đó cũng có nghĩa là Mẫu dám chịu trách nhiệm trước những việc làm của mình. Truyền thuyết về Mẫu Liễu là minh chứng cho điều đó.
Mẫu Liễu vốn là công chúa trên thiên đình nhưng do ương bướng không nghe lời vua cha nên bị đày xuống hạ giới. Ở hạ giới, vẫn với tính cách ương bướng, ngang tàng, nàng làm cho các chàng trai trêu ghẹo nàng phát điên và lăn ra chết. Nàng còn bỡn cợt cả hoàng tử con Vua, thậm chí còn phóng túng trăng hoa không coi trọng "Tam tòng tứ đức". Những việc làm của bà bị xã hội phong kiến lên án mạnh mẽ, nhất là sự phản ứng của tầng lớp Nho học. Họ không thể chấp nhận điều đó khi những quy định trong xã hội nhất nhất tuân theo "Tam cương ngũ thường", "Tam tòng tứ đức". Thế nhưng trước sự phản ứng gay gắt và quyết liệt ấy, Mẫu vẫn trở thành vị thần đứng đầu trong điện thờ của nhân dân, đuộc nhà nước phong kiến chấp nhận và phong sắc cho Mẫu là "Tối linh thượng đẳng thần".
Vượt lên những luật lệ, quy định hà khắc trong xã hội phong kiến thời bấy giờ; vượt lên những hệ chuẩn, tiêu chí đánh giá nhân cách, phẩm hạnh người phụ nữ trong xã hội, ta thấy rằng những gì Mẫu Liễu trải qua là minh chứng rõ nét cho khát vọng giải phóng con người khỏi ách phong kiến đã "già nua và đang lụi tàn, đã khô cứng và đang chết dần", khát vọng được sống và khẳng định mình theo mục đích và lý tưởng bản thân đặt ra, vươn tới; khát vọng vì sự công bằng, bình đẳng ở đời không chỉ đối với người phụ nữ mà cả con người đối với nhau.
Có thể thấy rằng, Mẫu Liễu từ một cô gái bình thường, mang tính cách của người đời thường, chẳng có công lao gì to lớn lúc còn sống, cũng chẳng phải tổ sư nghề truyền thống nào, khi sống lại bị mang tiếng là người con "bất trung bất hiếu", là người đàn bà không "tam tòng tứ đức", không đứng đắn trong quan hệ nam nữ… vậy mà khi chết lại được tôn vinh là Tiên, Thánh đứng đầu trong hàng Mẫu, là một trong "Tứ bất tử" của người Việt. Mẫu hiển linh ở đâu con người được cứu rỗi và an ủi, không chỉ về tâm linh mà còn nhiều vấn đề khác của đời sống.
Chính vì lẽ đó mà trong tâm thức dân gian cũng như trong nếp nghĩ của người Việt, Liễu Hạnh trở thành "Mẫu nghi thiên hạ", "Tứ bất tử" và vị thần chủ của Đạo Mẫu được thờ ở vị trí trung tâm và trang nghiêm nhất.
* Tín ngưỡng Mẫu của người Việt - ý thức tưởng nhớ về cội nguồn
Ngay từ lúc hình thành cộng đồng dân tộc Việt, người Việt đã sớm có ý thức tưởng nhớ về cội nguồn, lòng biết ơn những người có công sinh thành, những người có công tạo dựng cuộc sống, lập nước, mở làng, những người có công xây dựng và bảo vệ đất nước. Bởi vậy từ bao đời nay, người Việt luôn nhắc nhở nhau ý thức về nguồn cội, tổ tông của mình.
"Con người có tổ có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn"
Do đó, ý thức về tổ tiên, nguồn cội, về những người đã có công sinh thành ra đất nước, dân tộc… đã hình thành từ sớm, tồn tại và phát triển qua nhiều thế hệ, trở thành tư tưởng, đạo lý, lẽ sống của mỗi người Việt Nam. Đạo lý này thể hiện rõ nét thông qua nội dung và nghi thức tín ngưỡng Mẫu của người Việt
Người Việt cho rằng mình có nguồn gốc từ "con rồng cháu tiên", được sinh từ bọc trăm trứng của Mẹ Âu Cơ, trong đó 50 người con theo mẹ lên rừng, 50 người con theo cha xuống biển, đi khai hoang lập ấp hình thành nên cộng đồng dân tộc Việt - đó là tổ tiên của các dân tộc Việt Nam hiện nay. Và trong tâm thức người Việt, tổ tiên xa xưa của mình là những vị thần che chở bảo hộ cho mình, phù hộ cho mình trong việc bảo vệ và mở rộng bờ cõi đất nước, dạy bảo con cháu cách thức làm ăn để tự nuôi sống bản thân và tồn tại trong điều kiện môi trường có nhiều thay đổi.
Cùng với quá trình tiến hoá của ý thức dân tộc, các vị thần nói chung, các nữ thần nói riêng ngày càng được bổ sung và hoàn chỉnh. Mỗi nữ thần lại có quyền năng khác nhau trong việc tạo ra cây cỏ, thiên nhiên đáp ứng nhu cầu, mong muốn bình dị của con người
Các Nữ thần - Mẫu tuy có nguồn gốc khác nhau nhưng về cơ bản đều thể hiện nguyên lý Mẹ thống nhất, đó là sự sinh sôi nảy nở, đùm bọc che chở và cứu giúp đàn con. Người Mẹ ấy có thể Mẹ dân tộc (Mẹ Âu Cơ), Mẹ thiên nhiên (Mẹ đất, Mẹ nước, Mẹ cây…), Mẹ nông nghiệp (Mẹ lúa)… phần lớn các Mẹ đều gắn với tên tuổi của các nữ anh hùng dân tộc (Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Bà Chúa Kho…), những người phụ nữ có công trong tíên trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Ỷ Lan, Dương Vân Nga…). Việc tôn thờ Mẫu và gắn cho các Mẫu một huyền tích, một địa danh cụ thể là sự khẳng định và thừa nhận vai trò to lớn của người phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội.
Các tín đồ của tín ngưỡng Mẫu tin rằng khi quyền năng của Mẫu bao trùm lên toàn vũ trụ thì những khẩn cầu của họ ít nhiều sẽ được đáp ứng, mặt khác, dường như họ tìm thấy ở Mẫu một sự đồng cảm và chia sẻ sâu sắc. Bởi vậy Mẫu có sức hấp dẫn đặc biệt, mà tín đồ dành cho Mẫu một niềm tin thực sự. Mẫu không chỉ an ủi về mặt tinh thần mà còn có khả năng biến ước vọng của con người thành hiện thực. Chính bởi lẽ đó, Mẫu được ví như vị thần linh thiêng đầy quyền năng có thể đem lại cho con người sức khoẻ, tài lộc, bình an… "Mẫu và các hoá thân của Mẫu đã thấm đượm một tình yêu quê hương đất nước và trở thành hiện thân cho một thứ chủ nghĩa yêu nước đã được linh thiêng hoá".
Trên thực tế, các vị thần đạo Mẫu phần lớn đều là những nhân vật lịch sử có công trong việc xây dựng, mở mang bờ cõi đất nước. Đó là lúc sống, còn khi chết họ trở thành thần và cùng với Mẫu đã hoá thân thành thần hiển linh cứu giúp con người, giúp các triều đại phong kiến trong việc giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc. Theo truyền thuyết thì Mẫu Thượng Ngàn vốn là người trần, là con gái hay cháu gái vua Hùng, khác với Mẫu Thượng Thiên là người tiên, người trời, là người gắn bó với núi rừng, yêu thiên nhiên, muông thú, cỏ cây, lại có phép tiên có thể mang lại yên vui, no ấm cho dân làng. Bà cũng từng hiển linh báo mộng giúp Lê Lợi trách được hiểm nguy trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, góp phần đưa đến thắng lợi của kháng chiến, cũng theo truyền thuyết "các ông Hoàng vốn có gốc tích là con trai Long Thần Bát Hải Đại Vương ở hồ Động Đình, tuy nhiên theo khuynh hướng địa phưong hoá thì các ông Hoàng đều gắn với nhân vật nào đó ở cõi nhân gian, những danh tướng có công dẹp giặc, những người khai sáng mở mang bờ cõi… Các vị Thánh Mẫu và hoá thân của Ngài được tái hiện dù trên cơ sở hiện thực hay tưởng tượng thì vẫn khẳng định được một điều: họ là những người có công trong việc đem lại cuộc sống yên bình, hạnh phúc cho con người; khi chết hiển linh, được con người kính cẩn lập đền tôn thờ.
Thông qua nội dung của tín ngưỡng Mẫu, tư tưởng yêu nước, ý thức tưởng nhớ và biết ơn tổ tiên, đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã thấm sâu vào tâm thức của mỗi người Việt. Đạo lý này còn được thể hiện rõ nét thông qua hệ thống nghi lễ của chính tín ngưỡng này.
Trong tín ngưỡng Mẫu, hệ thống nghi lễ phong phú và đa dạng, mang nhiều sắc thái độc đáo có thể phân biệt với các tín ngưỡng tôn giáo khác. Tuy nhiên tập trung và điển hình nhất vẫn là nghi lễ Hầu đồng, còn gọi là hầu bóng. Lễ hầu bóng của người Việt giữ vị trí trung tâm trong hệ thống tín ngưỡng Mẫu, thường được nhắc đến với tên gọi đạo Tứ phủ. Hình thức nghi lễ này từ lâu đã sản sinh và tích hợp nhiều hiện tượng văn hoá mang tính diễn xướng cộng đồng như âm nhạc, ca hát, múa, các hình thức trang trí… Đặc biệt là hình thức âm nhạc và hát chầu văn - một loại hình nghi lễ, dân ca tiêu biểu của người Việt.
Hầu đồng là một loại hình sinh hoạt tín ngưỡng - văn hoá cộng đồng tồn tại khá phổ biến trong đời sống nhân dân ở nông thôn cũng như thành thị, đặc biệt ở vùng châu thổ sông Hồng. Hầu đồng được các học giả nghiên cứu đánh giá như một hình thức "trình diễn văn hoá" hay là "bảo tàng lưu trữ văn hoá sống động" hoặc "sân khấu tâm linh". Hầu đồng được xem như sự trình diễn các yếu tố văn hoá và các ông Đồng, bà Dồng như là những người lưu truyền văn hoá. Với cách tiếp cận này, hầu đồng đã nhấn mạnh tính chính đáng của nghi lễ lên đồng.
Có cách tiếp cận khác cho rằng hầu đồng hay lên đồng như một hình thức chữa bệnh trị liệu, cầu tài, cầu lộc và sức khoẻ bằng cách khám phá các quan niệm về nghi lễ lên đồng và tín ngưỡng Tứ phủ dưới góc độ nhìn nhận của các ông Đồng, bà Đồng.
Hiểu theo góc độ, khía cạnh nào đi nữa thì về cơ bản Hầu đồng vẫn được hiểu là nghi thức chính của đạo Mẫu Tứ phủ hay một số dạng thờ Mãu khác. Đó là nghi lễ nhập hồn của các vị Thánh Tứ phủ vào thân xác các ông Đồng bà Đồng nhằm phán truyền, chữa bệnh, ban phúc lộc cho các tín đồ, con nhang của đạo Mẫu.
Giúp việc cho ông Đồng, bà Đồng trong buổi hầu là Hầu dâng và cung văn. Hầu dâng sẽ giúp ông bà Đồng trong việc hầu Thánh như: thắp hướng, dâng các loại vũ khí, thuốc lá, rượu trầu, che quạt, thay lễ phục trong suốt buổi hầu… Cung văn giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong buổi trầu, họ xướng nhạc và hát cho việc trình diễn của con đồng khi Thánh nhập; họ chỉ dừng việc hát, chơi nhạc những lúc Thánh nhập, Thánh thăng và lúc dâng hương. Lời hát của cung văn thường là những bài văn chầu kể lai sự tích, lai lịch và ca ngợi tài năng đức độ của các vị Thánh.
Thông qua các trò diễn và các bài hát ca ngợi các vị thần linh giáng đồng (thường được đồng nhất với các anh hùng), nghi lễ lên đồng đã làm sống lại các nhân vật huyền thoại và lịch sử, nhắc nhở, giáo dục truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" - một đạo lý nhân văn cao cả của người Việt. Nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo đã được sống lại khi nhập vào thân xác của ông bà Đồng. Cũng như vậy, mỗi vị hoàng tử đều tương ứng với một người anh hùng trong lịch sử, mỗi người đều có điện thờ riêng tại quê hương và được tái sinh một cách sống động trong buổi lễ hầu đồng. Đặc biệt là Mẫu Liễu Hạnh với nơi sinh quán là Phủ Dầy - trung tâm thờ Mẫu lớn nhất miền Bắc - đã thu hút hàng vạn tín đồ về lễ bái.
Các vị Thánh nhập vào ông Đồng, bà Đông đều là những nhân vật lịch sử có công trong qua trình xây dựng và bảo vệ đất nước, mở mang bờ cõi, sinh thành và phát triển. Trong tâm thức người Việt, các vị Thánh đó là biểu tượng Cha - Mẹ của dân tộc, đó là Đức Thánh Trần và Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Họ là những người bình thường như bao người bình thường khác nhưng với công lao và đức hạnh to lớn, họ trở thành những nhân vật huyền thoại, được thần thánh hoá, lịch sử hoá và được tôn thờ.
Nhìn chung, hầu đồng nói riêng và những buổi lễ trong tín ngưỡng Mẫu nói chung đã và đang góp phần to lớn vào việc phát triển và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, phát huy truyền thống yêu nước và tinh thần trở về cội nguồn dân tộc "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Cũng như góp phần vào việc củng cố xây dựng đời sống tinh thần của con người, giải toả về mặt tâm linh trong đời sống tinh thần của con người, giải toả về mặt tâm linh trong đời sống cộng đồng. Còn đối với những ông bà Đồng thì họ xứng đáng được đánh giá cao bởi những nỗ lực bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống và họ cũng nên được khuyến khích để duy trì hình thức văn hoá này cho các thế hệ tương lai.
* Tín ngưỡng Mẫu của người Việt - điều kiện để duy trì những môi trường văn hoá cộng đồng trong lịch sử cũng như hiện tại.
Bất cứ hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo nào cũng tạo cho bản thân nó một loại hình cộng đồng, trước nhất là về phương diện tâm linh và cùng với cái đó là sự đồng cảm về những giá trị văn hoá và đạo đức. Tín ngưỡng Mẫu của người Việt cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Trong cộng đồng lãnh thổ chung, sự liên kết giữa các gia đình, dòng họ lại với nhau hình thành nên làng. Đến nay có nhiều cách hiểu khác nhau về làng, tuỳ từng cách tiếp cận mà người ta nhìn nhận làng với những đặc trưng khác nhau. Tuy nhiên các cách tiếp cận thống nhất rằng, làng:
- Là đơn vị xã hội cơ bản ở nông thôn.
- Dân cư chủ yếu là những người dân làm nghề nông nghiệp, định cư thành ngõ, xóm trong khuôn viên chật hẹp so với đồng ruộng canh tác bao quanh làng.
- Tính chất sở hữu ruộng đất khá phức tạp, đan xen, chồng chéo giữa công hữu và tư hữu, công dụng và tư dụng.
- Có tính tự quản, thể hiện tập trung ở "lệ làng" hay còn được gọi là hương ước.
- Có nghi lễ, phong tục riêng và nói chung, có văn hoá riêng đựoc gọi là "văn hoá làng". Văn hoá làng cổ truyền là văn hoá dân gian.
Như vậy, xét về mặt tôn giáo - tín ngưỡng, làng là một đơn vị xã hội tập hợp người làng quanh chùa làng, đình làng, các đền, miếu, phủ với tín ngưỡng Đức ông, thần làng, tổ tiên, thánh Mẫu để trở thành đơn vị văn hoá (hội hè đình đám).
Làng là nơi diễn ra các sinh hoạt lễ hội truyền thống của người Việt. Lễ hội làng được coi là ngày giỗ của cả làng hay còn gọi là ngày thần kỵ. Lễ hội làng thường có 2 phần: lễ và hội. Phần lễ là nghi thức được quy định chặt chẽ, mang đậm màu sắc tín ngưỡng, tôn giáo, phần hội là phần diễn xướng tập thể, mang màu sắc văn nghệ dân gian, trong đó phảng phất những yếu tố tâm linh tôn giáo. Nhưng dù phần lễ hay phần hội, nội dung xuyên suốt của nó là bày tỏ lòng biết ơn đối với công lao, ân đức và cầu mong nhận được che chở của thần thánh.
Nếu như Đình làng là nơi tập trung của các cụ ông, chùa là nơi tập trung của các cụ bà thì đền, phủ là nơi các Mẹ, các Cô thường tìm đến. Thực tế, trong xã hội phong kiến người phụ nữ gần như không có quyền bình đằng trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Họ không được quyền lên tiếng phản đối cũng chống lại sự bất bình đẳng ấy. Họ cảm thấy lép vế trong các mối quan hệ gia đình và xã hội. Ước muốn được giải toả về tinh thần, tư tưởng khiến họ tìm đến với thánh thần. Nhu cầu đuợc thể hiện quyền lực, được bình đẳng chỉ có thể thực hiện được ở những nơi sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh. Đó là các đền, phủ. Ở đó, họ được tiếp xúc với các Thánh Mẫu, tìm được sự đồng cảm với thân phận của mình nơi Thánh Mẫu, họ được cân bằng về tâm lý, giải toả một phần bức xúc của cuộc sống đời thường, sau đó họ lại hoà vào công đồng và sống cuộc sống bình thường. Điều này lý giải tại sao xã hội Việt Nam trải qua hàng nghìn năm cho đến trước cách mạng tháng Tám người Việt không có cách mạng.
Do đặc điểm lịch sử - xã hội Việt Nam đã phản ánh khá rõ nét vào sinh hoạt tín ngưỡng Mẫu của người Việt. Đây là tín ngưỡng cổ xưa của cộng đồng cư dân vốn sống bằng nghề nông nghiệp lúa nước, trong đó có vai trò quan trọng của người Mẹ - người phụ nữ. Tín ngưỡng Mẫu với niềm tin, khát vọng cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, con người sự vật nẩy nở, sinh sôi… được biểu hiện bằng việc tôn thờ Mẫu - tôn thờ người phụ nữ. Trong tâm linh tín ngưỡng và thực tế lịch sử, thực tế cuốc sống đã có sự hoà nhập bởi người phụ nữ là người Mẹ - người sinh ra tất cả và đem lại tất cả. Họ có vai trò quan trọng không chỉ trong sinh nở, đùm bọc, che chở và bảo vệ đàn con mà còn có vai trò quan trọng đặc biệt quan trọng trong sản xuất, làm kinh tế gia đình. Chính vì vậy, người phụ nữ đã trở thành các vị thần Mẫu, là nhân vật trung tâm trong các ban Mẫu, điện Mẫu, đền Mẫu. Do đó những nơi này là chốn hội tụ của phụ nữ, đặc biệt vào thời kỳ nền kinh tế xã hội phát triển, những phụ nữ làm nghề buôn bán tìm đến nơi sinh hoạt tín ngưỡng Mẫu ngày càng nhiều với cầu mong các vị thần Mẫu phù hộ cho công việc làm ăn buôn bán phát tài, phát lộc. Bởi vậy, sinh hoạt tín ngưỡng Mẫu diễn ra ngày càng sôi động và sầm uất. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị tích cực thì cũng nảy sinh những tiêu cực hạn chế. Điều này đặt ra cho các cấp ngành hướng dẫn, quản lý các hoạt động tín ngưỡng phải kiên quyết ngăn chặn và xử lý các hoạt động mê tín dị đoan và các hoạt động dịch vụ không lành mạnh, đảm bảo cho mọi người tới hành lễ thực hiện đúng chính sách tự do tín ngưỡng của nhà nước Việt Nam.
2.2.2. Những hạn chế phát sinh từ việc thờ cúng Mẫu của người Việt
Bên cạnh những nét đẹp truyền thống được bảo tồn và phát triển thì tín ngưỡng Mẫu của người Việt trong những năm gần đây còn có những quan niệm sai lệch, những biểu hiện chưa tốt như phục hồi những hủ tục cũ theo hướng mê tín.
Xuất phát từ nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng mà hiện nay dòng người hành hương ngày một lớn, địa chỉ hành hương ngày một rộng, thời gian hành hương ngày một dài, nhiều vấn đề phức tạp đã nảy sinh từ đây. Trong lễ hội, ranh giới giữa nhu cầu giải toả tâm linh và sự cuồng tín mê muội là rất mong manh. Nhiều người vì qúa tin vào sự tồn tại của thần thánh mà sẵn sàng bỏ ra bạc triệu cho một buổi đi lễ. Sự phung phí tiền của, sự cuồng tín đến mê muội đã làm biến dạng ý nghĩa ban đầu của loại hình nghi lễ này. Vì sự cuồng tín đó, họ có thể làm bất cứ việc gì, kể cả vượt xa hàng trăm cây số chỉ vì đến đặt một cái lễ và xin "lộc" mang về. Lộc này sẽ chia cho bạn bè, người thân cùng hưởng. Cũng xuất phát từ quan niệm "trần sao âm vậy", "đa lễ thì đa lộc" nên số người đi lễ ngày càng tăng. Sự cầu khẩn và thành tâm ở người đi lễ tạo ra nhu cầu đến với Thánh thần ngày một lớn. Song không ít người đã không phân biệt được sự thành tâm, thành kính với mê tín dị đoan. Họ tin và theo những kẻ "buôn thần bán thánh" một cách mù quáng, thụ động. Thậm chí có những người chỉ trông chờ vào sự phù hộ của thánh thần mà không chịu tu tâm, tích đức, nay lừa thầy, mai phản bạn, bất hiếu với cha mẹ, bất kính với ông bà, bất trung với nước… việc làm ấy chẳng những trái với luân thường đạo lý, đi ngược với những giá trị văn hoá mà còn trái với đạo đức tôn giáo, tín ngưỡng, trái với mục đích giải toả tâm linh cho con người. Tình trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, song chủ yếu là do hạn chế về nhận thức của một số tổ chức, cá nhân; do ảnh hưởng của truyền thống, tâm lý, thói quen; do sự tác động của những điều kiện kinh tế xã hội, sự buông lỏng quản lý của các cấp ngành địa phương… những nguyên nhân này vô tình tạo kẽ hở cho những kẻ hành nghề mê tín dị đoan hoạt động.
Trong các hình thức sinh hoạt văn hoá - tín ngưỡng của đạo Mẫu thì lên đồng là một nghi lễ điển hình. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực như gìn giữ giá trị văn hoá, khơi dậy và giáo dục truyền thống "uống nước nhớ nguồn" thì đến nay hầu đồng vẫn bị cho là một hiện tượng nhảm nhí, mê tín, chịu nhiều định kiến và việc lên án xoá bỏ nó. Sở dĩ như vậy vì bám theo nó là một loạt những yếu tố tiêu cực như việc một số phần tử xấu đã lợi dụng lòng tin của tín đồ vào việc đồng bóng, bói toán để lén lút hoặc công khai đứng ra kinh doanh trục lợi, hành nghề mê tín dị đoạn, "buôn thần bán thánh", gây hoang mang khuấy đảo cuộc sống bình yên của nhân dân ở nhiều vùng dân cư. Đồng thời, các hình thức nghi lễ và lễ vật rườm rà, phức tạp gây không ít lãng phí, tốn kém tiền của nhân dân, gieo rắc nỗi bất hạnh cho không biết bao nhiêu người.
Có không ít người do chạy theo lối sống đồng tiền, coi tiền là yếu tố quyết định tất cả, không chỉ trong quan hệ kinh tế, mà cả quan hệ xã hội, thậm chí cả những lĩnh vực thiêng liêng thuộc về đời sống tâm linh. Họ sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu đồng để sắm lễ. Lễ vật không đơn giản là rượu, trà, hương hoa và một số đồ chay khác mà mang màu sắc kinh tế thị trường rõ nét. Người ta thấy xuất hiện ngày càng nhiều các chai rượu ngoại, đồng đô la, thuốc lá ba số trên các lễ vật dâng cúng thần thánh. Có khả năng kinh tế và có thể chi số tiền lớn như vậy thường là đại gia, những người có chức quyền. Họ tin thánh thần có thể đem lại cho họ tài lộc và địa vị xã hội. Vì vậy, họ không tiếc khi bỏ ra đồng tiền mà thu về nhiều thứ hơn. Chính số ít cá nhân này đã làm mất đi tính chất bình dân của các buổi lễ, thay vào đó là tính chất thị trường. Điều này đã làm mai một các giá trị văn hoá và làm gia tăng các hoạt động tuyên truyền nhảm nhí để phục vụ cho các mục đích phi tôn giáo.
Mặt khác, xét về bản chất, hầu đồng vẫn là hiện tượng tín ngưỡng - văn hoá có phần bí ẩn và phức tạp, lại chưa được luận giải về mặt khoa học một cách đầy đủ sâu sắc cho nên bị một số tổ chức, cá nhân lợi dụng với mục đích kinh tế làm biến dạng hiện tượng hầu đồng ban đầu khiến cho trong thời gian dài, người ta thấy đây chỉ là hiện tượng tiêu cực, xấu xa, đáng phải loại trừ.
Để phát huy tốt các yếu tố tích cực, hạn chế đi đến xoá bỏ yếu tố tiêu cực cần phải có sự quản lý chặt chẽ của các nhà nước, sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành nhằm vạch ra đường lối, chính sách đúng đắn góp phần vào công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiến tới xây dựng xã hội văn minh, công bằng và giàu mạnh.
2.3. Một số phương hướng và giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực phát sinh từ hoạt động thờ cúng Mẫu
2.3.1. Một số phương hướng nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực phát sinh từ hoạt động thờ cúng Mẫu
Xuất phát từ yêu cầu cấp bách của sự nghiệp xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng nếp sống mới, trên cơ sở sự hình thành và tồn tại của tín ngưỡng Mẫu, một số khía cạnh nhân sinh biểu hiện trong tín ngưỡng Mẫu, tôi xin nêu ra một số phương hướng nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực phát sinh từ việc thờ cúng Mẫu.
Thứ nhất: Tôn giáo, tín ngưỡng, tín ngưỡng Mẫu là sự phản ánh nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại một cách khách quan, cần phải được tôn trọng. Tín ngưỡng Mẫu của người Việt phù hợp với truyền thống, đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là một trong những giá trị của văn hoá truyền thống, trở thành triết lý nhân sinh của người Việt. Vì ậy, chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn khẳng định và thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, trong đó có tín ngưỡng Mẫu. Cần phải tôn trọng và đánh giá đúng mức ý nghĩa cũng như ảnh hưởng tiêu cực của loại hình tín ngưỡng này trong đời sống cũng như trong công cuộc xây nền văn hoá mới giai đoạn hiện nay.
Thứ hai: để phát huy mặt tích cực, hạn chế tiêu cực, sai lệch trong tín ngưỡng Mẫu đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với công tác văn hoá - tư tưởng, đặc biệt là công tác an ninh tôn giáo. Thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng tôn giáo. Các tôn giáo, tín ngưỡng đều bình đẳng trước pháp luật, hoạt động trong khuôn khô pháp luật. Tín ngưỡng Mẫu là hoạt động thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần, vì vậy không thể không có sự lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước. Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay, các thế lực phản động trong và ngoài nước vẫn chưa từ bỏ ý định lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng cho mục đích chính trị, gây mất trật tự xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc và gây tâm lý hoang mang, lo sợ trong quần chúng. Vì vậy chống sự lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng, tín ngưỡng Mẫu vào mục đích xấu phải được đặt lên hàng đầu trong công tác an ninh tôn giáo. Cùng với sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước thì vai trò của các đoàn thể, quần chúng, cá nhân cũng là nhân tố quan trọng trong việc phát huy những giá trị của tín ngưỡng Mẫu trong điều kiện mới.
Thứ ba: phát huy giá trị tốt đẹp trong tín ngưỡng Mẫu của người Việt dựa trên cơ sở kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những yếu tố tiến bộ, tích cực; loại bỏ những yếu tố hủ tục, không tiến bộ. Tín ngưỡng Mẫu của người Việt bên cạnh việc thể hiện đạo lý, truyền thống biết ơn những người có công; truyền thống coi trọng người phụ nữ và là môi trường duy trì sinh hoạt văn hoá cộng đồng thì vẫn còn những biểu hiện sai lệch đi ngược lại giá trị đạo đức xã hội, đạo đức tôn giáo, tín ngưỡng. Nhiều người vì quá tin vào sự tồn tại của thần linh, thần thánh mà trở nên thụ động, mù quáng, họ chỉ biết trông chờ vào sự phù hộ của thánh thần. Tình trạng này tạo ra sức ỳ trong sự phát triển xã hội hiện đại, hình thành nên một lớp người chẳng biết làm gì ngoài việc đi cầu khấn, lễ bái. Bởi vậy, nhận thức đúng đắn nhân tố tíên bộ, tích cực cũng như ý nghĩa của tín ngưỡng Mẫu đối với đời sống văn hoá tinh thần dân tộc là động lực to lớn cho sự phát triển xã hội; vừa phù hợp với chính sách tôn giáo, tín ngưỡng của Đảng, lại vừa phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại.
Thứ tư: phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của tín ngưỡng Mẫu của người Việt đòi hỏi phải thực hiện đồng thời và đồng bộ các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước về công tác tôn giáo, tín ngưỡng; đồng thời phải khơi dậy ý thức tự giác, của mỗi người dân để học tự ý thức và kiểm soát được hành động của mình, giúp họ nhận thức đúng đắn phạm vi và ý nghĩa của việc thờ cúng, để trang bị cho họ những hiểu biết cần thiết để không vô tình hay cố ý bị lôi kéo vào mê tín dị đoan của của những kẻ "buôn thần bán thánh" hoặc những phần tử lừa bịp, phản động.
Từ những phương hướng chung, tôi xin đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt tiêu cực của tín ngưỡng Mẫu.
2.3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt tiêu cực của tín ngưỡng Mẫu của người Việt
Thứ nhất: xây dựng môi trường văn hoá - xã hội lành mạnh.
Xây dựng môi trường văn hoá xã hội lành mạnh là điều kiện không thể thiếu trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. Sự nghiệp xây dựng nền văn hoá mới muốn thành công phải dựa vào dân, phải "làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển". Môi trường văn hoá xã hội lành mạnh sẽ góp phần phát huy những giá trị tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của tín ngưỡng Mẫu của người Việt.
Trong tín ngưỡng Mẫu, môi trường văn hoá - xã hội là nơi diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng Mẫu, đó là cá đền, phủ, thậm chí tại nhà riêng của các ông Đồng, bà Đồng. Những nơi này thường tập trung nhiều người và nhiều thành phần xã hội, chủ yếu nhất vẫn là những tín đồ, đệ tử con nhang của đạo Mẫu. Họ là người nhạy cảm và dễ bị lôi kéo bởi những phần tử xấu. Bởi vậy cần tạo ra môi trường văn hoá - xã hội lành mạnh có khả năng liên kết những người có tín ngưỡng tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo với nhau, tạo sự an tâm về tư tưởng để họ có thể tập trung làm tốt công việc của mình, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, tạo dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Thứ hai: Xây dựng và ban hành luật pháp, các chính sách về công tác tôn giáo, tín ngưỡng nói chung, trong đó có tín ngưỡng Mẫu.
Sự nghiệp đổi mới của nước ta đang tiến hành toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng được đặc biệt coi trọng. Xây dựng và ban hành luật pháp, các chính sách về tôn giáo tín ngưỡng là cần thiết và góp phần duy trì, phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của tín ngưỡng Mẫu.
Trong công tác đảm bảo an ninh trong tôn giáo, việc đấu tranh với các hoạt động lợi dụng của kẻ địch phải được thực hiện đồng thời với việc đảm bảo các nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của tín đồ các tôn giáo như quan điểm của Đảng: công tác tôn giáo vừa phải quan tâm giải quyết hợp lý nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng, vừa kịp thời đầu tranh chống kẻ địch lợi dụng tôn giáo phá hoại cách mạng.
Trong công tác đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo phải đặc biệt chú trọng công tác vận động quần chúng tín đồ. Trong nghị quyết 20 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 25 của Hội nghị BCHTW Đảng chỉ rõ: Nội dung cốt lõi của công tác vận động quần chúng, cuộc đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo chỉ thành công qua công tác vận động quần chúng, được quần chúng đồng tình hưởng ứng.
Thứ ba: đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền giáo dục quần chúng kết hợp với tăng cường các biện pháp tổ chức, quản lý hành chính.
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng hàm chứa trong nó tính hai mặt: mặt tích cực và mặt tiêu cực. Bản thân tín ngưỡng mẫu cũng vậy, bên cạnh mặt tích cực thì mặt tiêu cực cũng nảy sinh từ chính hoạt động thờ cúng của nó. Vì vậy, việc loại bỏ những yếu tố tiêu cực, mê tín, cũng như sự lợi dụng tín ngưỡng Mẫu cho mục đích xấu là cần thiết và phải được thực hiện triệt để.
Cần phải đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền giáo dục để quần chúng nhận thức rõ hơn vai trò cũng như những yếu tố tích cực của tín ngưỡng Mẫu, hạn chế đi đến xoá bỏ những yếu tố mê tín, hủ tục trong bản thân tín ngưỡng này.
Cần đổi mới sâu sắc, toàn diện nhận thức về tôn giáo, tín ngưỡng được nêu trong Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Hội nghị lần thứ bảy BCHTW Đảng khoá IX về công tác tôn giáo. Trong đó chú ý các nội dung: Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tin ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tôn giáo là lĩnh vực kẻ địch đặc biệt chú ý lợi dụng để phá hoại sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Từ nhận thức đổi mới của Đảng về vấn đề tôn giáo đòi hỏi một mặt phải thường xuyên nâng cao cảnh giác phát hiện và đấu tranh, ngăn chặn kịp thời âm mưu lợi dụng tôn giáo của kẻ địch. Mặt khác, không vì địch lợi dụng tôn giáo mà định kiến với tôn giáo, ngăn cản các nhu cầu tín ngưỡng chính đáng của bà con tín đồ.
Việc đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục quần chúng theo tinh thần nghị quyết nêu trên giúp nhân dân nhận thức rõ tính hai mặt của tín ngưỡng Mẫu, đồng thời để hoạt động tuyên truyền có hiệu quả cần phải tăng cường công tác quản lý hành chính. Chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương phải thực hiện nghiêm túc những văn bản mang tính pháp quy của nhà nước về hoạt động tôn giáo. Các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo phải có nội quy thờ cúng cụ thể, phải có những quy định buộc người đi lễ phải tuân thủ. Tuy nhiên, tôn giáo tín ngưỡng là lĩnh vực nhạy cảm dễ bị lợi dụng, vì vậy thực hiện chính sách, quy định với tôn giáo đòi hỏi sự nhạy bén, khôn khéo, mềm dẻo nhưng phải đúng nguyên tắc. Có như vậy tín ngưỡng Mẫu cùng với các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng khác của người Việt mới trở thành hoạt động mang tính xã hội và giáo dục đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
KẾT LUẬN
Tín ngưỡng Mẫu là một loại hình tín ngưỡng tiêu biểu của người Việt vì nó ra đời, tồn tại và phát triển ở Việt Nam, nó có mặt ở nhiều cộng đồng các dân tộc Việt Nam với những biểu hiện khác nhau, nó là nền cho các tôn giáo được truyền bá vào Việt Nam, bởi vậy nó tồn tại đan xen với các tôn giáo khác. Tín ngưỡng Mẫu có đặc trưng chung như các loại hình tín ngưỡng khác, song sự khác biệt là nó tôn sùng các thần linh nữ tính mà các nữ thần này lại gắn với sự sinh sôi, nảy nở của con người và tự nhiên nên được goi là Mẹ - Mẫu.
Tín ngưỡng Mẫu là một tín ngưỡng bản địa, được hình thành qua các huyền thoại, truyền thuyết, thông qua cảm quan của người Việt về một hình tượng tối cao - hình tượng mẹ. Tín ngưỡng Mẫu ra đời trên cơ sở đặc trưng về kinh tế, văn hoá, xã hội của người Việt, lại chịu ảnh hưởng của tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng phồn thực, bởi vậy tín ngưỡng Mẫu là tín ngưỡng có nguồn gốc nội sinh. Tuy nhiên, trong qúa trình phát triển, tín ngưỡng Mẫu tiếp nhận không ít những giá trị văn hoá, tư tưởng ngoại sinh như Phật giáo, Đạo giáo, thậm chí cả Nho giáo để tạo nên đặc trưng, bản sắc tín ngưỡng Mẫu, từ đó hình thành nên Đạo Mẫu. Gọi là Đạo Mẫu hay tôn giáo Mẫu bởi nó có yếu tố cấu thành của tôn giáo hiện đại, song so với tiêu chí để xác định một tôn giáo thì hiện nay thì việc thờ Mẫu không được coi là tôn giáo mà chỉ được coi là tín ngưỡng.
Mặc dù mới chỉ dừng lại là tín ngưỡng chứ chưa phát triển thành tôn giáo theo nghĩa hoàn chỉnh của nó, nhưng tín ngưỡng Mẫu phần nào đã khái quát được những quan niệm về vũ trụ, nhân sinh, về cuộc sống của cộng đồng dân tộc. Bởi vậy, tín ngưỡng Mẫu đã trở thành triết lý sống, đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", truyền thống coi trọng, nhớ ơn người có công với đất nước, dân tộc.
Như vậy, vượt lên trên những gì là mê tín dị đoan, những gì là hủ tục, là "buôn thần bán thánh" đang xảy ra ở đầu đó ở một vài cơ sở thờ tự của tín ngưỡng Mẫu, có thể nhận định rằng "tín ngưỡng thờ Mẫu là một gia trị văn hoá tinh thần cao đẹp của Việt Nam". Đó là tinh hoa được chắt lọc trong suốt chiều dài lịch sử, là biểu tượng cho sức mạnh của cộng đồng cho sự sáng tạo và phát triển không ngừng của dân tộc Việt Nam. Trong truyền thống văn hoá ấy của dân tộc, Mẫu đã trở thành biểu tượng cho ý chí dựng nước và giữ nước, cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. [30, 18]
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Toan Ánh (1992), Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam, Nxb Tp. Hồ Chí Minh
2. Toan Ánh (1992), Tìm hiểu phong tục Việt Nam: Nếp cũ - Tết lễ - Hội hè, Nxb Thanh niên, Hà Nội
3. Ban Tôn giáo Chính phủ (1994), Các văn bản nhà nước về hoạt động tôn giáo, Quyển 2
4. C. Mác-Ph. Ăngghen tuyển tập (1971), tập 2, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội
5. Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương (2000), Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội
6. Bộ Văn hoá thông tin (1995), Tín ngưỡng - mê tín, Nxb Thanh Niên, Hà Nội,.
7. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, Nxb Đồng Tháp
8. Nguyễn Hồng Dương (2004), Tôn giáo trong mối quan hệ với văn hoá và phát triển, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
9. Đỗ Thị Hảo và Mai Ngọc Chúc(1984), Các nữ thần Việt Nam, Nxb Phụ nữ, Hà Nội
10. Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng Thành hoàng làng Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
11. Hoàng Lương (2001), Lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam khu vực phía Bắc, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
12. Đinh Gia Khánh (1995), Tục thờ Mẫu và những truyền thống văn hoá dân gian ở Việt Nam, Tạp chí Văn học , số 5,tr 7-13
13. Đinh Gia Khánh (1995), Văn hoá dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
14. Vũ Ngọc Khánh (2000), Đền miếu Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội
15. Vũ Ngọc Khánh (2001), Đạo Thánh ở Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội
16. Vũ Ngọc Khánh (2002), Nữ thần và Thánh Mẫu Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội
17. Vũ Ngọc Khánh và Ngô Đức Thịnh (1991), Tứ bất tử, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội
18. Đăng Văn Lung (1992), Thử tìm hiểu cách xây dựng hình tượng Mẫu Liễu, Tạp chí Văn học, số 5, tr 24 - 28
19. Đặng Văn Lung (2004), Văn hoá Thánh Mẫu, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội
20. Nguyễn Quốc Phẩm (1998), Góp bàn về tín ngưỡng dân gian và mê tín dị đoan, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số 11, tr 11-13
21. Nguyễn Đình San (1995), Việc thờ phụng Mẫu Liễu ở Phủ Giày, Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học lịch sử, Hà Nội
22. Trần Đăng Sinh (2002), Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
23. Lưu Kiến Quân (1997), Quan niệm về tín ngưỡng của C.Mác và Ph. Ăngghen, Tạp chí Thông tin lý luận, số3, tr 9-10.
24. Nguyễn Hữu Tầng (cb) (1991), Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
25. Bùi Đình Thảo (cb) (1996), Hát chầu văn, Nxb Âm nhạc, Hà Nội
26. Ngô Hữu Thảo (1997), Góp phần tìm hiểu các khái niệm tôn giáo và tín ngưỡng, Tạp chí Thông tin lý luận số 10, tr 39-42.
27. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Tp. Hồ Chí Minh
28. Nguyễn Hữu Thụ (2006), Tín ngưỡng Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ - một số khía cạnh triết học, Luận văn thạc sĩ khoa học triết học, Hà Nội
29. Nguyễn Đăng Thục (1963), Tư tưởng Việt Nam, Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn
30. Ngô Đức Thịnh (cb) (1996), Đạo Mẫu ở Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội
31. Ngô Đức Thịnh (cb) (2004), Đạo Mẫu và các hình thức shaman trong các tộc người ở Việt Nam và Châu Á, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội,
32. Ngô Đức Thịnh (1992), Hát văn, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội
33. X.A.Tocarev (1994), Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
34. Đặng Nghiêm Vạn (2003), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam (tái bản), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
35. Nguyễn Hữu Vui và Trương Hải Cường (2003), Tôn giáo học (Tập bài giảng), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
36. Viện nghiên cứu tôn giáo (1994), Về tôn giáo, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1706.doc