Khóa luận Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty lâm công nghiệp Bắc Quảng Bình

Kế toán quản trị thực sự là công cụ đắc lực cung cấp thông tin chính xác, linh hoạt và tốc độ, hỗ trợ cho nhà quản trị trong công tác quản lý và nhất là khi đưa ra các quyết định kinh doanh. Để tồn tại và phát triển thích ứng với nền kinh tế thị trường, Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình cần nhanh chóng tổ chức công tác kế toán quản trị tại đơn vị. Nó là một yếu tố khách quan khi công ty tham gia vào nền kinh tế thị trường. Tổ chức công tác kế toán quản trị tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình là vấn đề cần quan tâm nhằm thúc đẩy sự phát triển của công ty, nâng cao năng lực quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh hiệu quả. Đối chiếu với mục đích nghiên cứu, luận văn đã giải quyết được mốt số vấn đề sau: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán quản trị và tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp. - Tập trung phản ánh, phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình, làm cơ sở để thực hiện việc tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty. - Tổ chức công tác kế toán quản trị tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình một cách toàn diện và đồng bộ hơn, phù hợp với điều kiện của công ty, bao gồm tổc chức bộ máy kế toán, xây dựng nội dung công việc kế toán quản trị và hệ thống báo cáo kế toán quản trị.

doc96 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1574 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty lâm công nghiệp Bắc Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ướng dẫn kế toán quản trị tại các doanh nghiệp hầu như chưa được chú trọng và áp dụng rộng rãi tại các đơn vị. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, mặc dầu nhận thức được sự cần thiết của kế toán quản trị trong hoạt động quản lý và điều hành đơn vị nhưng khi áp dụng vào thực tiễn còn nhiều lúng túng. Với các nhà quản trị Việt Nam thì kiến thức về Kế toán quản trị còn là vấn đề hết sức mới mẻ, việc cập nhật kiến thức không hoàn chỉnh sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh khi đi vào thực tiễn. 3.2. NHỮNG YẾU TỐ ĐẶC TRƯNG CỦA CÔNG TY LÂM CÔNG NGHIỆP BẮC QUẢNG BÌNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Xuất phát từ đối tượng phục vụ của kế toán quản trị là các nhà quản lý doanh nghiệp, họ cần những thông tin phản ánh tình hình cụ thể tại doanh nghiệp để đưa ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Cho nên tổ chức công tác kế toán quản trị tại mỗi doanh nghiệp sẽ có sự khác biệt, chịu ảnh hưởng của đặc điểm sản xuất kinh doanh tại mỗi doanh nghiệp. Vì thế, khi tiến hành tổ chức kế toán quản trị tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình cần phải nghiên cứu đến đặc trưng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ảnh hưởng như thế nào đến công tác kế toán quản trị: - Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình là một doanh nghiệp sản xuất. Bên cạnh đó, nó còn thực hiện những hoạt động công ích như tổ chức các Ban quản lý rừng phòng hộ để thực hiện việc quản lý và bảo vệ rừng. - Mặt hàng sản xuất chính của Công ty bao gồm rất nhiều loại: Như gỗ rừng tự nhiên, mây song, tinh dầu ... được khai thác từ thiên nhiên. Đặc biệt là các sản phẩm mộc như bàn, ghế ... được chế biến chủ yếu từ nguồn nguyên liệu gỗ của Công ty khai thác và nguồn nguyên liệu do bên ngoài cung cấp. - Công ty có địa bàn hoạt động chủ yếu nằm trên địa phận tỉnh Quảng Bình nhưng bao gồm nhiều Xí nghiệp, Lâm trường và nhiều Ban quản lý rừng phòng hộ. Vì vậy, việc tổng hợp số liệu từ các đơn vị trực thuộc nhằm đánh giá mức độ hoạt động cũng như việc xác định trách nhiệm của từng đơn vị là điều hết sức cần thiết. - Bên cạnh đó, việc sản xuất sản phẩm mộc xuất khẩu từ nguyên liệu gỗ ban đầu được tiến hành qua nhiều phân xưởng sản xuất. Mỗi phân xưởng sản xuất thực hiện từng loại hoạt động với yếu tố vật chất và đặc điểm kỹ thuật khác nhau. Mỗi sản phẩm hoàn chỉnh được sản xuất qua nhiều công đoạn tại nhiều phân xưởng sản xuất khác nhau. Do đó, khi tổ chức kế toán quản trị phải chú ý đến đặc điểm này thì mới có thể phản ánh đúng được chi phí, kết quả kinh doanh theo từng hoạt động cũng như kết quả hoạt động của từng phân xưởng phục vụ cho việc hạch toán. - Bằng sự hỗ trợ của kỹ thuật máy vi tính, các kỹ thuật viên có thể tính toán định mức vật tư, định mức nhân công để sản xuất sản phẩm khá chính xác, cho nên kế toán quản trị có thể sử dụng những thông tin về định mức vật tư, định mức nhân công cho quá trình lập dự toán, phân tích thông tin chi phí với tỷ lệ sai lệch so với thực tế rất thấp. - Sản xuất gỗ là một ngành có tính đặc thù của nó, vì vậy trong sản xuất đòi hỏi các công đoạn phải có độ chính xác cao, không được phép nhầm lẫn. Đối với sản xuất hàng mộc xuất khẩu phải có nguyên liệu dự trữ trước hai tháng. Vì vậy, Công ty cần phải có chính sách dự trữ hàng tồn kho hợp lý. - Đối với các sản phẩm khai thác như gỗ, nhựa thông, mây song ... cần có chế độ bảo quản tốt để đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Trên đây là những đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình ảnh hưởng đến công tác kế toán quản trị. Vì thế, khi tổ chức công tác kế toán quản trị, Công ty cần chú ý đến những đặc điểm này để tổ chức tốt công tác kế toán quản trị, phát huy được vai trò cung cấp thông tin, hỗ trợ cho các nhà quản lý tại Công ty. 3.3. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY LÂM CÔNG NGHIỆP BẮC QUẢNG BÌNH 3.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kết hợp kế toán tài chính và kế toán quản trị Hiện nay, có hai mô hình kế toán quản trị đang được ứng dụng là: Mô hình kết hợp và mô hình tách rời. Trong điều kiện của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình nói riêng thì việc lựa chọn mô hình kết hợp sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Bởi vì: - Trong hệ thống kế toán Việt Nam, tuy chưa có những quy định cụ thể về kế toán quản trị, nhưng cũng có những biểu hiện của Kế toán quản trị như các qài khoản về giá phí sản xuất (TK621, TK 622, TK 627), Doanh nghiệp có thể xây dựng tài khoản chi tiết, mở sổ chi tiết theo yêu cầu quản lý. Do đó, có thể nói rằng hệ thống kế toán tài chính tại Doanh nghiệp Việt Nam đã có sự kết hợp kế toán quản trị, nhưng ở quy mô nhỏ. Trên cơ sở đó, triển khai mô hình Kế toán quản trị kết hợp với kế toán tài chính sẽ có nhiều thuận lợi hơn. - Ngoài ra, vấn đề chi phí cũng rất quan trọng. Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình có quy mô vừa, cho nên việc lựa chọn mô hình kết hợp sẽ tiết kiệm được nhân lực cho bộ phận kế toán quản trị, dẫn đến tiết kiệm chi phí tiền lương. Với những lý do nêu trên, việc lựa chọn mô hình kết hợp kế toán quản trị và kế toán tài chính là phù hợp với Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình. Theo mô hình này, các nhân viên kế toán từng phần hành vừa thực hiện các công việc của kế toán tài chính, vừa tham gia giải quyết những công việc của Kế toán quản trị liên quan đến phần hành đó. Công việc chủ yếu của kế toán quản trị ở các bộ phận này là căn cứ vào yêu cầu quản lý đối với từng chỉ tiêu lựa chọn trong quản lý đơn vị để xây dựng các kế hoạch nhằm đạt được các chỉ tiêu xét ở góc độ tài chính. Chẳng hạn, kế toán phần vật tư sẽ chịu trách nhiệm ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết tình hình nhập, xuất và sử dụng vật tư, đồng thời sẽ tham gia vào công tác lập dự toán phần vật tư, kiểm tra, phân tích các báo cáo kế toán quản trị liên quan đến vật tư ... Đối với những trường hợp nhà quản trị yêu cầu các báo cáo kế toán quản trị liên quan đến nhiều phần hành thì đòi hỏi có sự tham gia của nhiều kế toán viên đảm nhiệm những phần hành khác nhau. Ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết Lập dự toán, phân tích, tư vấn dự án Lập sổ chi tiết phù hợp với yêu cầu quản lý chi phí, doanh thu, xác định kết quả kinh doanh theo bộ phận, mặt hàng, công việc và các yêu cầu khác của kế toán quản trị Lập báo cáo tài chính (các chỉ tiêu liên quan) Lập báo cáo quản trị (các chỉ tiêu liên quan) Kế toán tài chính Kế toán quản trị Sơ đồ 3.1 - Mối liên hệ chức năng và nhiệm vụ của mô hình kết hợp Để bộ máy kế toán theo mô hình kết hợp kế toán quản trị và kế toán tài chính đảm bảo hoàn thành tốt công việc của kế toán tài chính và kế toán quản trị thì công ty nên áp dụng mô hình động, nghĩa là nhân viên sẽ không làm một công việc nhất định mà sẽ tham gia vào các tổ công việc khác nhau tuỳ thuộc vào yêu cầu công việc và thời điểm khác nhau trong kỳ. Bởi vì một số công việc kế toán chỉ thực hiện vào những kỳ nhất định, do đó nếu bố trí hợp lý thì việc tham gia vào nhiều tổ xử lý công việc khác nhau ở những thời điểm khác nhau sẽ tận dụng được nhân công. Dựa vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình, ta có sơ đồ tổ chức các pKế toán trưởng Tổ kế toán tổng hợp Tổ kế toán vật tư, TSCĐ Tổ kế toán công nợ Tổ kế toán thanh toán Kế toán xí nghiệp, lâm trường Tổ dự toán Tổ phân tích, đánh giá Tổ tư vấn dự án hần hành chính trong mô hình kết hợp kế toán quản trị và kế toán tài chính tại Công ty như sau: Sơ đồ 3.2 - Sơ đồ tổ chức các phần hành chính trong mô hình kết hợp kế toán quản trị và kế toán tài chính Trong mô hình này, mỗi tổ sẽ có một tổ trưởng phụ trách và số lượng người tham gia vào tổ sẽ thay đổi tại các thời điểm khác nhau tuỳ thuộc vào yêu cầu công việc. - Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm về công tác kế toán của toàn doanh nghiệp, chỉ đạo hướng dẫn các nghiệp vụ và tổ chức kiểm tra tính trung thực của các báo cáo kế toán, tư vấn các hoạt động quản trị cho ban giám đốc. - Tổ kế toán tổng hợp: Theo dõi chi phí phát sinh tại các đơn vị hạch toán phụ thuộc, đồng thời tổng hợp số liệu từ các phần hành khác để vào sổ sách tổng hợp, xác định kết quả kinh doanh, lập báo cáo tài chính và kiểm tra số liệu kế toán. Công việc chủ yếu thực hiện vào cuối kỳ kế toán (cuối thàng, cuối quý, cuối năm). - Tổ kế toán công nợ: Theo dõi phải thu khách hàng, phải trả người bán, các khoản phải thu, phải trả khác. - Tổ thanh toán: Theo dõi các khoản phải thu, chi bằng tiền mặt, TGNH, theo dõi phản ánh tiền lương, các khoản trích theo lương, các khoản tạm ứng của cán bộ công nhân viên. - Kế toán các Xí nghiệp, Lâm trường: Theo dõi chi phí phát sinh tại các Xí nghiệp, Lâm trường, thống kê vật tư, sản phẩm sản xuất ... cuối tháng tổng hợp số liệu chuyển lên cho phòng kế toán. - Tổ dự toán: Xây dựng các bảng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn cung cấp cho nhà quản lý. Công việc của kế toán viên là tập hợp chi phí, phân tích chi phí thành biến phí và định phí, xây dựng các phương trình chi phí tổng hợp, lập kế hoạch giá thành, giá bán, lập dự toán, phân tích CVP. - Tổ phân tích, đánh giá: Có nhiệm vụ so sánh, đánh giá kết quả thực hiện với kế hoạch đề ra, tìm ra nguyên nhân gây biến động. Kế toán viên sẽ xem xét chi phí, sản lượng tiêu thụ trong kỳ thực tế chênh lệch như thế nào so với kế hoạch, từ đó đề xuất phương án sửa đổi cho nhà quản trị. - Tổ tư vấn dự án: Có nhiệm vụ phân tích, đánh giá tính khả thi của các dự án đầu tư như sản xuất sản phẩm mới, mua sắm tài sản cố định. 3.3.2. Hoàn thiện xử lý thông tin kế toán tài chính sử dụng cho kế toán quản trị 3.3.2.1. Xác định lại đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành Trong công việc, kế toán quản trị thường xuyên phải tiếp nhận và xử lý luồng thông tin từ kế toán tài chính cung cấp, đặc biệt là thông tin về chi phí. Thông tin này ảnh hưởng đến hầu hết các nội dung của kế toán quản trị. Trong kế toán tài chính thì việc tập hợp chi phí và tính giá thành được kế toán ghi chép và thực hiện như sau: - Xác định đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành. - Tổng hợp chi phí phát sinh theo các đối tượng. - Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang, xác định chi phí dở dang. - Xác định phương pháp tính giá thành áp dụng. - Lập báo cáo giá thành sản phẩm. Việc xác định lại đối tượng tập hợp chi phí phải dựa theo yêu cầu của kế toán quản trị chi phí đó; là bất kì một bộ phận nào có phát sinh chi phí và người quản lý ở bộ phận đó chịu trách nhiệm về chi phí phát sinh tại bộ phận mình thì bộ phận đó đều có thể là một đối tượng tập hợp chi phí độc lập. Yêu cầu xác định đối tượng tập hợp chi phí trong kế toán quản trị đòi hỏi mức độ chi tiết rất cao và chỉ trên cơ sở đó mới thuận lợi cho việc lập dự toán, kế toán quản trị chi phí, đánh giá trách nhiệm và làm cơ sở cho việc ra quyết định trong phạm vi của từng bộ phận. Vì vậy, đối tượng tập hợp chi phí là từng bộ phận, từng đơn vị, song cần tập hợp chi phí theo biến phí và định phí. Để có thể chuyển sang việc tập hợp chi phí theo biến phí và định phí thì kế toán cần nhận diện được những chi phí phát sinh tại doanh nghiệp thì những chi phí nào thuộc biến phí, những chi phí nào thuộc định phí. Như biến phí được tồn tại dưới dạng các khoản mục: CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC. Những chi phí này xét về mặt tổng số sẽ thay đổi tỷ lệ thuận với sự thay đổi của mức độ hoạt động, tuy nhiên biến phí tính trên một đơn vị sản phẩm là không đổi. Còn định phí được tồn tại dưới dạng các khoản mục: Tiền lương của cán bộ quản lý doanh nghiệp, khấu hao tài sản cố định, tiền thuê nhà xưởng máy móc thiết bị theo thời gian thuê, chi phí quản cáo ... Những chi phí này về mặt tổng số được xem là không đổi khi mức độ hoạt động của doanh nghiệp thay đổi. Đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng. Như vậy nhằm thuận tiện cho việc xác định chi phí kinh doanh được chính xác. 3.3.2.2. Tổ chức tài khoản chi tiết và sổ chi tiết Phần lớn thông tin kế toán quản trị cung cấp từ các tài liệu của kế toán tài chính. Nếu chỉ dựa vào các tài khoản của kế toán tài chính thì kế toán quản trị chưa sử dụng được vì chúng chưa chi tiết hoá theo yêu cầu của kế toán quản trị. Trong kế toán quản trị, các chi phí phải được phân thành biến phí và định phí. Vì vậy, để thuận lợi cho kế toán quản trị, cần mở các tài khoản chi tiết theo dõi riêng chi phí theo biến phí và định phí ngay khi tập hợp chi phí vào tài khoản. Đồng thời mở thêm tài khoản chi tiết để theo dõi theo các sản phẩm chủ yếu của Công ty. Xử lý thông tin từ tài liệu của kế toán tài chính sử dụng cho kế toán quản trị không chỉ từ các tài khoản chi tiết mà cần phải lập các sổ chi tiết theo dõi cụ thể hơn các chi phí phát sinh. Đặc biệt, với các doanh nghiệp có mặt hàng đa dạng, tài khoản chi tiết chỉ phản ánh được các nhóm mặt hàng chính, việc mở sổ chi tiết sẽ rất cần thiết. TK cấp 1 TK cấp 2 TK cấp 3 Tên tài khoản 154 Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang 154 Ghế CPSXSPDD - Sản phẩm Ghế 154 Bàn CPSXSPDD - Sản phẩm Bàn ............... 155 Thành phẩm 155 Ghế Thành phẩm Ghế 155 Bàn Thành phẩm Bàn ............... 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 511 Ghế Doanh thu bán hàng - Sản phẩm Ghế 511 Ghế -BĐ Doanh thu bán hàng - Sản phẩm Ghế, tính cho xí nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Ba Đồn ................ ................ 621 CPNVLTT 621 Ghế Chi phí NVLTT - Sản phẩm Ghế 621 Ghế-P CPNVLTT - Sản phẩm Ghế, phát sinh tại phân xưởng phôi 621 Ghế-T CPNVLTT - Sản phẩm Ghế, phát sinh tại phân xưởng tinh ............... 621 Bàn Chi phí NVLTT - Sản phẩm Bàn 621 Bàn-P CPNVLTT - Sản phẩm Bàn, phát sinh tại phân xưởng phôi 621 Bàn-T CPNVLTT - Sản phẩm Bàn, phát sinh tại phân xưởng tinh ................ 622 CPNCTT 622 Ghế Chi phí NCTT - Sản phẩm Ghế 622 Ghế-P CPNCTT - Sản phẩm Ghế, phát sinh tại phân xưởng phôi 622 Ghế-T CPNCTT - Sản phẩm Ghế, phát sinh tại phân xưởng tinh 622 Bàn .................. 622 Bàn-P CPNCTT - Sản phẩm Bàn, phát sinh tại phân xưởng phôi 622 Bàn-T CPNCTT - Sản phẩm Bàn, phát sinh tại phân xưởng tinh ............... 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp 6421 Chi phí nhân viên 6421-VP Chi phí nhân viên - VPC.TY .............. 6422 Chi phí vật liệu 6422-VP Chi phí vật liệu - VP ............... 6423 Chi phí đồ dùng văn phòng 6423-VP Chi phí đồ dùng văn phòng - VPC.TY ............... 6424 Chi phí khấu hao TSCĐ 3.3.3. Tổ chức nội dung công việc kế toán quản trị tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình Xuất phát từ đối tượng quan tâm đến thông tin kế toán quản trị là các nhà quản lý doanh nghiệp nên thông tin của kế toán quản trị mang đặc tính linh hoạt rất cao. Tuỳ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu của nhà quản lý mà yêu cầu thông tin kế toán quản trị cũng sẽ khác nhau. Do đó, nội dung công việc của kế toán quản trị phải được tổ chức phù hợp với từng doanh nghiệp. Để cung cấp được những thông tin trên hỗ trợ cho lãnh đạo doanh nghiệp ra quyết định thì công việc kế toán quản trị cần phải có các nội dung chính sau: * Nhận diện và phân tích chi phí phát sịnh tại công ty. * Vận dụng các cách phân loại chi phí, các phương pháp phân tích chi phí để thu nhận, tổng hợp và cung cấp thông tin cần thiết cho việc lập kế hoạch, các dự toán, kiểm soát chi phí, phân tích các phương án kinh doanh. * Chính thức hoá các mục tiêu của công ty và các bộ phận thành các chỉ tiêu kinh tế. * Lập dự toán các hoạt động của công ty. * Thu nhận thông tin về tình hình thực tế, so sánh, đánh giá kết quả thực tế và kế hoạch. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sai lệch và đề xuất phương án sửa đổi. * Tổ chức bộ máy quản lý công ty thành các trung tâm trách nhiệm. * Kiểm tra, đánh giá thực hiện tại các trung tâm trách nhiệm. * Phân tích thông tin Kế toán quản trị phục vụ cho việc ra quyết định. * Tổ chức ghi chép, lưu trữ chúng từ, sổ sách Kế toán quản trị. 3.3.3.1. Nhận diện và phân tích chi phí phát sinh tại công ty Trong quá trình kinh doanh có rất nhiều loại chi phí phát sinh nhưng có thể chia làm hai loại chính. Chi phí phát sinh tỷ lệ với số lượng sản phẩm sản xuất và số lượng hàng tiêu thụ gọi là biến phí. Các chi phí khác phát sinh cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhưng không thay đổi tỷ lệ với số lượng sản phẩm sản xuất và số lượng hàng bán ra gọi là định phí. Ngoài ra, còn có chi phí hỗn hợp bao gồm cả yếu tố định phí và biến phí. Cách phân loại này giúp nhà quản trị xác định đúng đắn phương hướng để nâng cao hiệu quả kinh doanh; đối với biến phí, phương hướng chính là tiết kiệm tổng chi phí và chi phí cho một đơn vị sản phẩm, còn đối với định phí, cần phấn đấu nâng cao hiệu lực của chi phí trong hoạt hoạt động sản xuất kinh doanh. Dưới đây là những chi phí thường xuyên phát sinh tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình: Khoản mục chi phí Biến phí Định phí Chi phí hỗn hợp Chi phí nguyên liệu, vật liệu ... X Chi phí tiền lương X Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ X - BHXH, BHYT X - KPCĐ X Chi phí khấu hao TSCĐ X Chi phí sửa chữa TSCĐ X Chi phí văn phòng phẩm X Chi phí dịch vụ mua ngoài X Chi phí lãi vay X Chi phí vận chuyển, bốc dở, bao bì ... X Thuế môn bài, thuế đất X Chi phí quảng cáo, marketing X Chi phí tiếp khách X ... Trong đó: - Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ: Là chi phí hỗn hợp vì BHXH và BHYT được tính trên lương cơ bản nên xem đây là 1 định phí, còn KPCĐ được tính trên lương thực trả nên được xem là 1 biến phí. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm tiền điện, nước, điện thoại là một chi phí hỗn hợp vì các chi phí này nếu trong 1 giới hạn cho phép nào đó thì định phí còn nếu vượt quá giới hạn cho phép sẽ trở thành biến phí. 3.3.3.2. Hoàn thiện công tác lập dự toán - Hoàn thiện định mức kỹ thuật: Hiện tại ở Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình, công tác lập định mức mới chỉ dừng lại ở việc lập định mức CPNVLTT, định mức CPNCTT. Còn định mức CPSXC thì hầu như chưa được lập. Vì vậy, Công ty cần phải bổ sung thêm chỉ tiêu này để công tác lập định mức ở đơn vị được tiến hành một cách đầy đủ hơn. Để xây dựng định mức chi phí sản xuất chung, đơn vị có thể tiến hành như sau: Kế toán đơn vị cần phân loại CPSXC thành biến phí sản xuất chung và định phí sản xuất chung. + Định mức biến phí sản xuất chung: Biến phí sản xuất chung là các chi phí cần thiết khác cho quá trình sản xuất, biến động tỷ lệ với mức độ hoạt động. Ở Công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm, do đó biến phí sản xuất chung có thể liên quan đến một sản phẩm hay nhiều sản phẩm. Vì vậy, tỷ trọng biến phí sản xuất chung trong tổng chi phí sản xuất và mối quan hệ giữa chi phí sản xuất chung với các loại sản phẩm, Công ty có thể sử dụng các phương pháp khác nhau để định mức biến phí sản xuất chung như sau: * Nếu biến phí sản xuất chung liên quan trực tiếp đến từng loại sản phẩm, chiếm tỷ trong lớn trọng lớn chi phí sản xuất thì xây dựng định mức về lượng, định mức về giá cho từng yếu tố biến phí sản xuất chung như CPNVLTT, CPNCTT. * Nếu biến phí sản xuất chung bao gồm nhiều, liên quan đến nhiều sản phẩm, chiếm tỷ trọng không lớn trong chi phí sản xuất thì có thể sử dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm để xác định biến phí sản xuất chung. Nghĩa là căn cứ vào kết quả thống kê biến phí sản xuất chung, biến phí trực tiếp (biến phí NVLTT, NCTT) của các kỳ kế toán trước để xác định tỷ lệ biến phí sản xuất chung trên biến phí bình quân của các kỳ trước. Định mức BPSXC = Định mức BPTT × tỷ lệ BPSXC + Định mức định phí sản xuất chung: * Căn cứ vaò dự toán định phí sản xuất chung hằng năm. * Căn cứ vào tiêu thức phân bổ định phí sản xuất chung (số giờ máy, số giờ lao động, chi phí trực tiếp ...) * Xác định tỷ lệ phân bổ định phí sản xuất chung. Tỷ lệ phân bổ Dự toán ĐPSXC định phí sản xuất = chung Số giờ máy Định mức ĐPSXC cho một sản phẩm = Định mức giờ máy SXSP × Tỷ lệ phân bổ ĐPSXC - Hoàn thiện công tác lập dự toán: Lập dự toán chính là lượng hoá các mục đích của tổ chức theo các mục tiêu về tài chính và hoạt động của doanh nghiệp. Để phục vụ cho yêu cầu quản lý cũng như đảm bảo phát huy hết chức năng của kế toán quản trị thì công việc lập dự toán cần phải được chú trọng vì lập dự toán là một nội dung quan trọng trong công tác kế toán quản trị tại doanh nghiệp. Ngoài ra việc lập dự toán phải được tiến hành một cách thường xuyên vào đầu các kỳ như quý, tháng … và cho tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Trong hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh bao gồm rất nhiều dự toán. Tuy nhiên do thời gian có hạn nên em chỉ nêu ra một số dự toán để Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình có thể tham khảo để cho công tác lập dự toán tại Công ty được đầy đủ hơn. + Dự toán tiêu thụ: Ngoài kế hoạch sản xuất kinh doanh mà Công ty đã lập, để quản lý công nợ phải thu khách hàng được chính xác và kịp thời cũng như có thể xác định số tiền chắc chắn thu ngay được khi bán hàng (dựa vào chính sách bán hàng của Công ty là 70% bán hàng thu tiền ngay và số tiền còn nợ lại chỉ thu được 30% ở kỳ kế tiếp), Công ty còn có thể lập bảng dự toán tiêu thụ theo mẫu dưới đây cho sản phẩm Ghế 833: Bảng 3.1 - Bảng dự toán tiêu thụ năm 2007 Sản phẩm: Ghế 833 Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm 1.Số lượng bán (chiếc) 350 400 500 450 1700 2.Đơn giá bán (đ/kg) 220.000 220.000 220.000 220.000 220.000 3.Doanh thu tiêu thụ (1×2) (trđ) 77.000.000 88.000.000 110.000.000 99.000.000 374.000.000 4.Thuế VAT đầu ra (10%) 7.700.000 8.800.000 11.000.000 9.900.000 37.400.000 5.Giá thanh toán (3+4) 84.700.000 96.800.000 121.000.000 108.900.000 411.400.000 6.Bán hàng thu tiền ngay (trđ) 59.290.000 67.760.000 84.700.000 76.230.000 287.980.000 7.Số tiền còn nợ lại (5-6) 25.410.000 29.040.000 36.300.000 32.670.000 123.420.000 8.Số tiền thu nợ (trđ) 22.800.000 25.410.000 29.040.000 36.300.000 113.550.000 9.Tổng số tiền thu được (6+8) 82.090.000 93.170.000 113.740.000 112.530.000 401.530.000 (Biết số dư cuối năm 2006 của khoản phải thu khách hàng là 76.000.000 đồng) + Dự toán sản xuất: Xây dựng dự toán sản xuất sản phẩm Ghế 833 dựa vào chính sách tồn kho cuối kỳ của Công ty bằng 20% số lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ ở kỳ kế tiếp. Bảng 3.2 - Dự toán sản xuất sản phẩm năm 2007 Sản phẩm: Ghế 833 Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm 1.Số lượng SP tiêu thụ 350 400 500 450 1700 2.Số lượng SP tồn kho cuối kỳ 80 100 90 60 60 3.Tổng nhu cầu sản phẩm 430 500 590 510 1760 4.Số lượng SP tồn kho đầu kỳ 70 80 100 90 70 5.Số lượng SP cần sản xuất (3-4) 360 420 490 420 1690 (Biết Công ty có chính sách tồn kho cuối năm sản phẩm Ghế 833 là 60 sản phẩm) 3.3.3.3. Xây dựng giá bán sản phẩm Quan điểm định giá thông thường cần trước hết nhận thức được rằng giá bán không chỉ phải bù đắp toàn bộ chi phí (sản xuất, bán hàng và quản lý) mà còn phải cung cấp một tỷ lệ hoàn vốn tối thiểu cho doanh nghiệp. Phương pháp định giá thường được vận dụng nhiều nhất là phương pháp cộng thêm chi phí vào chi phí cơ sở rồi sau đó xác định mức chi phí cộng thêm vào phần đó để hình thành giá bán. Phần chi phí cơ sở còn được gọi là chi phí nền vì nó là nền tảng của quá trình định giá. Giá bán = Chi phí cơ sở + Phần chi phí cộng thêm Có hai phương pháp định giá bán sản phẩm: - Định giá theo phương pháp xác định chi phí toàn bộ. - Định giá theo phương pháp trực tiếp. ● Xây dựng giá bán cho 500 sản phẩm Bàn 1040 theo hai phương pháp trên như sau: a. Định giá theo phương pháp xác định chi phí toàn bộ Chi phí có liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ 500 sản phẩm Bàn 1040: Đơn vị tính: đồng Khoản mục chi phí Tính cho một sản phẩm Tính cho tổng số Nguyên liệu trực tiếp 251.582 125.791.000 Lao động trực tiếp 41.391 20.695.500 Biến phí sản xuất chung 37.662 18.831.000 Định phí sản xuất chung 19.287 9.643.500 Biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 19.197 9.598.500 Định phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 9.589 4.794.500 * Chi phí cơ sở xác định theo phương pháp toàn bộ gồm: - Chi phí nguyên liệu trực tiếp: 251.582 - Chi phí lao động trực tiếp : 41.391 - Chi phí sản xuất chung : 56.949 Cộng : 349.922 Tại Công ty, có chính sách định giá bán sản phẩm là tính phần chi phí cộng thêm bằng 18% chi phí cơ sở thì giá bán cho sản phẩm Bàn 1040 trên được xác định như sau: - Chi phí cơ sở : 349.922 - Chi phí cộng thêm: 62.986 - Đơn giá bán : 412.908 Đơn giá bán được xây dựng là 412.908 đồng/1sản phẩm và trong kỳ Công ty tiêu thụ hết 500 sản phẩm trên theo đúng giá đã định thì báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, dạng tóm tắt, lập theo phương pháp toàn bộ trong trường hợp này sẽ là: - Doanh thu (500 × 412.908) : 206.454.000 - Trừ: Giá vốn hàng bán : - 174.961.000 - Lãi gộp : 31.493.000 - Trừ: Chi phí bán hàng và quản lý: - 14.393.000 Phần chi phí cộng thêm - Lãi thuần : 17.100.000 b. Định giá theo phương pháp trực tiếp Dựa trên khoản mục chi phí sản xuất và tiêu thụ 500 sản phẩm Bàn 1040 nêu trên. Ta có chi phí cơ sở được xác định theo phương pháp này bao gồm: - Chi phí nguyên liệu trực tiếp : 251.582 - Chi phí lao động trực tiếp : 41.391 - Biến phí sản xuất chung : 37.662 - Biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp: 19.197 Cộng: 349.832 Tại Công ty, có chính sách định giá bán sản phẩm là tính phần chi phí cộng thêm bằng 18% chi phí cơ sở thì giá bán cho sản phẩm Bàn 1040 trên được xác định như sau: - Chi phí cơ sở : 349.832 - Phần chi phí tăng thêm: 62.970 - Giá bán : 412.802 Đơn giá bán được xây dựng là 412.802 đồng/1 sản phẩm và trong kỳ Công ty tiêu thụ 500 sản phẩm trên theo giá đã định thì báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lập theo phương pháp trực tiếp, dạng tóm tắt, trong trường hợp này là: - Doanh thu (500 × 412.802): 206.401.000 - Trừ: Biến phí (500 × 349.832): - 174.916.000 - Số dư đảm phí: 31.485.000 - Trừ: Định phí (500 × 28.876): - 14.438.000 Phần chi phí cộng thêm - Lãi thuần: 17.047.000 3.3.4. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán quản trị Thông tin mà các nhà quản lý quan tâm không chỉ là thông tin dự toán mà các nhà quản lý còn quan tâm đến những thông tin khác liên quan đến quá trình hoạt động của công ty. Báo cáo nhằm cung cấp thông tin kế toán tổng hợp tại công ty là báo cáo được lập theo các yêu cầu của nhà quản lý, các báo cáo chi tiết được lập và chỉ phục vụ chủ yếu cho việc quản lý tài sản và cho biết tình hình hoạt động kinh doanh trong kỳ của công ty. Đồng thời các báo cáo trên còn giúp cho các nhà quản lý của công ty xem xét, đánh giá làm cơ sở cho các biện pháp quản lý. Tuy nhiên, việc cung cấp thông tin cho việc của các nhà quản lý chưa được thực hiện rõ ràng, đầy đủ. Vậy loại báo cáo kế toán quản trị nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản lý ra quyết định phải là mẫu báo cáo cung cấp các số liệu về tình hình hoạt động của công ty theo một hình thức mà có thể làm đơn giản theo công việc của nhà quản trị hơn. Vì vậy, vai trò của báo cáo kế toán quản trị rất quan trọng. Hệ thống báo cáo kế toán quản trị phải được tổ chức, thiết kế đảm bảo yêu cầu cung cấp thông tin thích hợp, kịp thời, phù hợp theo từng đối tượng sử dụng thông tin. Với Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình, việc lựa chọn mô hình kế toán quản trị kết hợp với kế toán tài chính là phù hợp hơn cả. Trong mô hình này, sẽ vận dụng hệ thống chứng từ và sổ kế toán doanh nghiệp do Bộ tài chính ban hành. Theo đó, có thể thiết kế, xử lý các thông tin cần thiết về chứng từ, sổ sách và báo cáo sử dụng theo yêu cầu mục tiêu quản trị. 3.3.4.1. Chứng từ kế toán Để thu thập thông tin xây dựng các báo cáo có tính đặc thù, Công ty cần phải chi tiết thêm các chỉ tiêu theo yêu cầu của quản trị trên chứng từ và sổ sách kế toán. Cụ thể như: Chi tiết biến phí và định phí, định phí cần được chi tiết thành định phí trực tiếp và định phí gián tiếp, theo từng bộ phận. Việc chi tiết này rất cần cho quá trình lập các báo cáo nhằm kiểm soát, đánh giá các bộ phận. Một số mẫu chứng từ cần thiết cho quá trình cung cấp thông tin cho kế toán quản trị: - Phiếu xuất kho theo hạn mức (Phụ lục 01) - Phiếu thanh toán lương sản phẩm (Bảng 2.13) - Bảng kê tình hình thực hiện định mức NVLTT (Bảng 2.11) - Bảng kê tình hình thực hiện định mức CPNCTT (Phụ lục 02) - Bảng kê tình hình thực hiện định mức CPSXC (Phụ lục 03) - Bảng kê tình hình thực hiện định mức CPBH&QLDN (Phụ lục 04) - Bảng tính giá thành (Bảng 2.4) - Bảng phân bổ CPSXC (Phụ lục 05) - Bảng phân bổ CPBH&QLDN (Phụ lục 06) 3.3.4.2. Sổ sách kế toán Công ty không cần thiết phải thiết kế một hệ thống sổ sách dùng riêng cho kế toán quản trị. Công ty có thể sử dụng những sổ sách đã phù hợp và thiết kế thêm các loại sổ sách đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin thuận tiện cho kế toán quản trị. Các mẫu sổ cần phải đảm bảo các nội dung sau: Địa điểm phát sainh chi phí, đối tượng chịu chi phí, các nội dung hay các yếu tố chi phí. Một số mẫu cần thiết: - Sổ chi tiết CPNVLTT (Bảng 2.1) - Sổ chi tiết CPNCTT (Bảng 2.2) - Sổ chi tiết CPSXC (Phụ lục 07) - Sổ chi tiết CPBH, CPQLDN (Phụ lục 08) ... 3.3.4.3. Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị Mục tiêu xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị: Hệ thống báo cáo kế toán quản trị phải đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích nhất cho nhà quản lý, thiết kế đơn giản, dễ hiểu, thích hợp với mục tiêu hoạt động của công ty và phục vụ cho các chức năng quản lý. Mỗi loại hoạt động khác nhau thì mục tiêu và cách thức đạt đến mục tiêu cũng không giống nhau. Do đó, báo cáo kế toán quản trị cũng rất linh hoạt, nó thường thiết kế theo nhu cầu thông tin của các nhà quản trị và thường gắn với một bộ phận, một mặt hoạt động hoặc một quyết định cụ thể nào đó của công ty. Các báo cáo phục vụ cho chức năng lập kế hoạch Báo cáo dự toán là một kế hoạch hành động, nó lượng hoá cácmục đích của tổ chức theo các mục tiêu về tài chính và hoạt động của công ty. Nó vừa là căn cứ để triển khai mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa là cơ sở để đánh giá việc thực hiện tại từng bộ phận. Công ty cần có quy định về nội dung, phương pháp tính toán các chỉ tiêu, mẫu biểu về việc lập dự toán. Ngoài ra phải đảm bảo có thể lập dự toán ở các mức hoạt động khác nhau. Vì đây là vấn đề ứng xử của chi phí với biến động của hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường, rất cần cho hoạt động quản trị. Công ty có thể tham khảo một số mẫu báo cáo dự toán được trình bày ở phần lập dự toán. b. Báo cáo phục vụ cho việc kiểm soát, đánh giá và ra quyết định của nhà quản trị - Các báo cáo chi phí và phân tích tình hình thực hiện chi phí: + Bảng phân tích tình hình thực hiện định mức biến phí Bảng phân tích tình hình thực hiện định mức biến phí được lập nhằm mục đích so sánh, phân tích biến động của các loại biến phí giữa kế hoạch và thực tế. Bảng 3.3 - Phân tích tình hình thực hiện định mức biến phí Quý 1 năm 2006 Mặt hàng: Bàn 1040 Khoản mục Biến phí Biến động thực hiện/định mức Định mức Thực hiện Tổng Lượng BPĐV 1 2 3 = 2 - 1 4 5 Số lượng 550 cái 500 cái Nguyên liệu chính 115.971.500 106.565.551 -13.405.949 -9.405.949 2.274 Vật liệu phụ 20.150.025 19.225.451 -1.924.574 -924.574 1.814 Chi phí nhân công trực tiếp 23.500.120 20.695.500 -4.819.550 -2.804.620 -1.336 Biến phí sản xuất chung 20.145.870 18.831.000 -4.633.100 -1.314.870 1.033 Biến phí BH&QLDN 10.102.500 9.598.500 -3.709.850 -504.000 829 * Cột (3) phản ánh mức biến động giữa chi phí thực tế phát sinh so với định mức xây dựng. * Cột (4) và cột (5) phân tích sự biến động giữa chi phí thực tế và kế hoạch chịu ảnh hưởng của nhân tố biến phí đơn vị thay đổi và số lượng thay đổi. Cột (4) được tính như sau: Biến động CP = BPĐV định mức × (số lượng thực hiện - số lượng định mức) Cột (5) được tính như sau: Biến động CP = Số lượng thực hiện × (BPĐV thực hiện - BPĐV định mức) Qua bảng phân tích trên ta thấy rằng, tất cả các khoản biến phí đều giảm nhưng nguyên nhân là do số lượng sản phẩm thực tế nhỏ hơn so với kế hoạch đề ra để làm giảm các khoản chi phí, không phải do kiểm soát tốt chi phí vì một số chi phí như biến phí đơn vị khoản mục nguyên vật liệu trực tiếp, bán hàng và quản lý doanh nghiệp đã tăng lên. + Bảng phân tích tình hình thực hiện định phí sản xuất chung: Hằng năm, hàng quý, Công ty đều dự đoán các khoản chi phí. Trong định phí sản xuất chung, các khoản chi phí khác như phụ cấp độc hại, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí sữa chữa máy móc thì kế hoạch và thực tế có thể thay đổi vì khi số giờ công tăng ở mức lớn thì các chi phí này cũng thay đổi. Vì vậy, ta cần phân tích định phí sản xuất chung giữa thực tế và kế hoạch để tìm ra khoản chênh lệch và nguyên nhân gây ra chênh lệch. Thông qua bảng phân tích tình hình thực hiện định phí sản xuất chung, ta có thể dễ dàng tổ chức phân tích hơn. Ví dụ: Kế hoạch của Công ty quý IV/2006 là 35.233 giờ công, nhưng vì số lượng sản phẩm trong kỳ giảm làm cho số giờ công giảm còn lại 28.130 giờ công, nó làm ảnh hưởng đến định phí sản xuất chung (ĐPSXC). Định phí sản xuất chung của kỳ thực tế và kỳ kế hoạch được tập hợp và phân tích qua bảng phân tích tình hình thực hiện ĐPSXC. Bảng 3.4 - Bảng phân tích tình hình thực hiện ĐPSXC Khoản mục Kế hoạch Thực tế Chênh lệch Số giờ công 35.233 28.130 Phụ cấp trách nhiệm 5.014.587 5.014.588 0 Phụ cấp độc hại 9.954.890 8.485.410 - 1.460.480 BHXH, KPCĐ 2.400.000 2.400.000 0 Khấu hao TSCĐ 52.282.552 52.282.553 0 Chi phí công cụ dụng cụ 5.112.960 4.375.501 - 737.459 Chi phí sữa chữa máy móc 10.989.915 9.100.951 - 1.888.964 Tổng cộng 85.745.904 81.659.003 - 4.086.901 Từ bảng trên, ta tiến hành phân tích các bước sau: * Tính giờ công định mức theo số lượng sản phẩm thực tế (34.194 giờ công) * Xác định ĐPSXC phân bổ cho 1 giờ công theo kế hoạch: Tổng ĐPSXC kế hoạch 107.345.904 ĐPSXC/ 1giờ = = = 3046,74 công kế hoạch Tổng số giờ công kế hoạch 35.233 - Tính tổng biến động ĐPSXC, được đánh giá bằng cách so sánh tổng định phí thực hiện với tổng định phí định mức. ĐPSXC định mức = Số giờ công định mức × ĐPSXC/ 1 giờ công kế hoạch Tổng biến động ĐPSXC = 103.259.003 - (34.194 × 3046,74) = - 921.225 Bảng 3.5 - Phân tích biến động định phí sản xuất chung Khoản mục ĐPSXC/ 1 giờ công kế hoạch ĐPSXC định mức Biến động ĐPSXC Chênh lệch Phụ cấp trách nhiệm 142.32 4.866.490 148.098 0 Phụ cấp độc hại 282.54 9.661.173 -1.175.763 -1.460.480 BHXH, BHYT 681.18 23.292.269 707.731 0 Khấu hao TSCĐ 1483.90 50.740.477 1.542.076 0 Chi phí công cụ dụng cụ 145.12 4.962.233 -586.732 -737.459 Chi phí sữa chữa máy móc 311.92 10.665.792 -1.564.841 -1.888.964 Tổng cộng 3046.97 104.188.092 -929.089 -4.086.901 Các báo cáo về CPBH và CPQLDN cũng được lập tương tự như CPSXC. - Báo cáo trách nhiệm: Định kỳ, mỗi bộ phận đều lập báo cáo các công việc thực hiện trong kỳ. Đây sẽ là căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng bộ phận. Trong trường hợp có sự sai biệt, nhà quản lý sẽ kịp thời đưa ra các quyết định điều chỉnh phù hợp. Ngoài ra, các báo cáo này còn là một chỉ tiêu quan trọng trong việc trả lương, thưởng cho người lao động. Bảng 3.6 - Báo cáo trách nhiệm của bộ phận sản xuất BÁO CÁO TRÁCH NHIỆM Bộ phận: Phân xưởng lắp ráp Kỳ thực hiện: Tháng 07 năm 2006 Chỉ tiêu Kế hoạch được giao Thực hiện Tỷ lệ TH/KH Nguyên nhân Mức độ hoàn thành + Số lượng * Ghế 758 2.550 2.550 100% * Ghế 1087 300 300 100% * Bàn 1040 110 110 100% + Chất lượng loại A loại A loại A + Thời gian 2.350 2.225 94.70% Bố trí lao động hợp lý Tình hình sử dụng NVLTT 371.467.120 364. 458.965 98.11% Tận dụng được một số vật tư Tình hình sử dụng NCTT 113.176.410 109.200.450 96.49% Tình hình sử dụng CPSXC 98.375.000 99.125.752 100.76% - Báo cáo đánh giá số dư bộ phận: Báo cáo bộ phận thường được lập theo cách ứng xử của chi phí vì cách này có tác dụng thiết thực, giúp cho việc phân tích, đánh giá các mặt hoạt động của bộ phận nói riêng và của toàn bộ tổ chức nói chung. Dưới đây là báo cáo thu nhập bộ phận theo số dư đảm phí quý II năm 2006: Bảng 3.7 - BÁO CÁO THU NHẬP BỘ PHẬN THEO SỐ DƯ ĐẢM PHÍ Quý II năm 2006 Chỉ tiêu Tổng cộng Xí nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Ba Đồn Xí nghiệp cơ giới và xây dựng lâm nghiệp Xí nghiệp giống cây trồng Lâm nghiệp Doanh thu 5.463.562.292 3.120.855.668 1.922.456.249 420.250.375 Biến phí 3.231.062.238 1.794.498.833 1.139.051.342 297.512.063 Số dư đảm phí 2.232.500.054 1.326.356.835 783.404.907 122.738.312 Chi phí bất biến thuộc tính 1.796.095.269 980.504.501 680.245.768 135.345.000 Số dư bộ phận 436.404.785 345.852.334 103.159.139 (12.606.688) Chi phí bất biến chung 301.922.992 186.340.259 79.056.980 36.525.753 Thu nhập thuần tuý của công ty 134.481.793 159.512.075 24.102.159 (49.132.441) Theo thông tư 52 của Bộ Tài Chính ban hành ngày 12 tháng 6 năm 2006. Để phù hợp với nhu cầu cung cấp thông tin, phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty có thể vận dụng một số biểu mẫu Thông tư 52 của Bộ Tài Chính (Phụ lục: 09, 10, 11,12) Phụ lục 01: PHIẾU XUẤT KHO THEO HẠN MỨC Ngày xuất: từ ngày ...... đến ngày ...... Xuất tại kho: Nợ TK...........Có TK Phân xưởng: STT Tên vật tư Mã số ĐVT Hạn mức Số lượng Đơn giá Thành tiền Ngày xuất ... Tổng cộng Cộng Phụ lục 02: BẢNG KÊ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỊNH MỨC CPNCTT Sản phẩm: Số lượng: Phân xưởng sản xuất: Nhận bán thành phẩm từ PX: Thời gian sản xuất: từ ngày ...... đến ngày: ...... STT Công đoạn sản xuất Định mức Thực hiện C/ lệch T.Tế &Đ.mức Ghi chú Tổng cộng Phụ lục 03: BẢNG KÊ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỊNH MỨC CPSXC Phân xưởng sản xuất: Thời gian: từ ngày ...... đến ngày ..... STT Khoản mục chi phí Tên SP được phân bổ trực tiếp (hoặc gián tiếp) Chi phí định mức Chi phí thực tế Chênh lệch Biến phí Định phí Biến phí Định phí Biến phí Định phí Tổng cộng Phụ lục 04: BẢNG KÊ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỊNH MỨC CPBH&QLDN Thời gian: từ ngày ....... đến ngày ..... STT Khoản mục chi phí Tên SP được phân bổ trực tiếp (hoặc gián tiếp) Chi phí định mức Chi phí thực tế Chênh lệch Biến phí Định phí Biến phí Định phí Biến phí Định phí I. CPBH II. CPQLDN Tổng cộng Phụ lục 05: BẢNG PHÂN BỔ CPSXC Tháng .... năm .... Đối tượng Phân xưởng Phân xưởng ...... Tổng cộng Biến phí Định phí Tổng chi phí Biến phí Định phí Tổng chi phí Biến phí Định phí Tổng chi phí Phụ lục 06: BẢNG PHÂN BỔ CPBH&QLDN Tháng ..... năm .... Đối tượng CPBH CPQLDN Biến phí Định phí Tổng chi phí Biến phí Định phí Tổng chi phí Tổng cộng Phụ lục 09: SỔ CHI TIẾT BÁN HÀNG, KẾT QUẢ STT Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Doanh thu Các khoản giảm trừ Chi phí bán hàng Chi phí quản lý DN Lãi lỗ Số Ngày Số lượng Đơn giá Thành tiền Chiết khấu Giảm giá ... Tổng cộng Phụ lục 10: BÁO CÁO GIÁ THÀNH Tháng …. Quý ….. Năm …… Đơn vị tính ….. đ Chỉ tiêu Sản phẩm (Bộ phận, lĩnh vực) Sản phẩm (Bộ phận, lĩnh vực) ....... Tổng cộng Kỳ trước Kỳ này Kỳ trước Kỳ này Kỳ trước Kỳ này KH Thực hiện KH Thực hiện KH Thực hiện A 1 2 3 4 5 6 ....... ......... ....... ........ 1. Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 2. Chi phí nhân công trực tiếp 3. Chi phí sản xuất chung + + + Giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành 4. Chi phí bán hàng phân bổ 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ 6. Ý kiến nhận xét - Nguyên nhân - Kiến nghị KẾT LUẬN Kế toán quản trị thực sự là công cụ đắc lực cung cấp thông tin chính xác, linh hoạt và tốc độ, hỗ trợ cho nhà quản trị trong công tác quản lý và nhất là khi đưa ra các quyết định kinh doanh. Để tồn tại và phát triển thích ứng với nền kinh tế thị trường, Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình cần nhanh chóng tổ chức công tác kế toán quản trị tại đơn vị. Nó là một yếu tố khách quan khi công ty tham gia vào nền kinh tế thị trường. Tổ chức công tác kế toán quản trị tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình là vấn đề cần quan tâm nhằm thúc đẩy sự phát triển của công ty, nâng cao năng lực quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh hiệu quả. Đối chiếu với mục đích nghiên cứu, luận văn đã giải quyết được mốt số vấn đề sau: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán quản trị và tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp. - Tập trung phản ánh, phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình, làm cơ sở để thực hiện việc tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty. - Tổ chức công tác kế toán quản trị tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình một cách toàn diện và đồng bộ hơn, phù hợp với điều kiện của công ty, bao gồm tổc chức bộ máy kế toán, xây dựng nội dung công việc kế toán quản trị và hệ thống báo cáo kế toán quản trị. Nhìn chung luận văn đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản các mục tiêu đề ra. Trong thời gian thực tập tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình, công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành luận văn này. Tuy nhiên, do thời gian thực tập, trình độ còn hạn chế và khả năng tiếp cận thực tế chưa nhiều nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em kính mong thầy, cô và các anh chị phòng kế toán công ty đóng góp ý kiến, đánh giá để luận văn được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của Thầy Lế Đức Toàn cùng các cô, chú, anh chị trong phòng kế toán và các phòng ban khác của công ty đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. MỤC LỤC Trang phụ bìa LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Ở DOANH NGHIỆP 1.1. Khái quát về kế toán quản trị 1.1.1. Khái niệm và bản chất của kế toán quản trị 1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của kế toán quản trị trong việc cung cấp thông tin 1.1.3. Kế toán quản trị với các chức năng quản lý 1.1.4. Các phương pháp của kế toán quản trị 1.2. Khái quát về chi phí 1.2.1. Bản chất chi phí 1.2.2. Phân loại chi phí 1.3. Tổ chức công tác kế toán quản trị trong doanh nghiệp 1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán quản trị 1.3.2. Tổ chức thu nhận thông tin 1.3.2.1. Tổ chức theo dõi chi phí 1.3.2.2. Xây dựng mối liên hệ thông tin giữa kế toán quản trị với kế toán tài chính 1.3.2.3. Xây dựng mối liên hệ thông tin giữa kế toán quản trị với các bộ phận chức năng khác 1.3.3. Nội dung công tác kế toán quản trị ở doanh nghiệp 1.3.3.1. Nhận diện và phân loại chi phí 1.3.3.2. Lập kế hoạch giá thành và định giá bán sản phẩm: 1.3.3.3. Lập dự toán tổng thể 1.3.3.4. Xây dựng các trung tâm trách nhiệm và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện tại các trung tâm. 1.3.3.5. Phân tích thông tin phục vụ cho các quyết định ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp 1.3.4. Hệ thống báo cáo kế toán quản trị CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY LÂM CÔNG NGHIỆP BẮC QUẢNG BÌNH 2.1. Khái quát về Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình 2.2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình 2.2.1.1. Mặt hàng kinh doanh 2.2.1.2. Các nhà cung cấp 2.2.1.3. Tổ chức mạng lưới kinh doanh 2.2.1.4. Khách hàng 2.2.2. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình 2.2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình 2.2.2.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình 2.2.2.3. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình 2.3. Thực trạng công tác kế toán quản trị tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình 2.3.1. Công tác phân loại, hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình. 2.3.1.1. Phân loại chi phí trong hạch toán chi phí tại Công ty 2.3.1.2. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành các sản phẩm: 2.3.2. Công tác lập kế hoạch giá thành và định giá bán tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình 2.3.3. Công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình 2.3.4. Kế toán quản trị chi phí tại Công ty 2.3.5. Hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ sách báo cáo tại Công ty CHƯƠNG 3. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY LÂM CÔNG NGHIỆP BẮC QUẢNG BÌNH 3.1. Đánh giá thực trạng công tác kế toán quản trị tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình 3.1.1. Những ưu điểm 3.1.2. Những hạn chế 3.2. Những yếu tố đặc trưng của Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình ảnh hưởng đến công tác tổ chức kế toán quản trị 3.3. Tổ chức công tác kế toán quản trị tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình 3.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kết hợp kế toán tài chính và kế toán quản trị 3.3.2. Hoàn thiện xử lý thông tin kế toán tài chính sử dụng cho kế toán quản trị 3.3.2.1. Xác định lại đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành 3.3.2.2. Tổ chức tài khoản chi tiết và sổ chi tiết 3.3.3. Tổ chức nội dung công việc kế toán quản trị tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình 3.3.3.1. Nhận diện và phân tích chi phí phát sinh tại công ty 3.3.3.2. Hoàn thiện công tác lập dự toán 3.3.3.3. Xây dựng giá bán sản phẩm 3.3.4. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán quản trị 3.3.4.1. Chứng từ kế toán 3.3.4.2. Sổ sách kế toán 3.3.4.3. Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 1 1 3 4 7 8 8 8 10 11 12 13 15 16 16 16 18 20 23 26 29 31 31 31 32 33 34 34 34 34 34 35 35 36 38 40 41 41 41 45 48 50 55 57 57 57 57 59 61 61 63 63 64 66 67 68 71 73 74 74 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. Kế toán quản trị - Trường đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh Giáo trình kế toán quản trị - NXB Tài Chính Giáo trình Kế hoạch kinh doanh Ths. Bùi Đức Tuân - Trường đại học Quốc Dân Hướng dẫn tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp PTS. Phạm Văn Dược - Nhà Xuất Bản Thống Kê Thông tư 52 của Bộ tài chính Một số luận văn của Đại Học Kinh tế Đà Nẵng Một số báo cáo, sổ sách của Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình Phụ lục 01: PHIẾU XUẤT KHO THEO HẠN MỨC Ngày xuất: từ ngày ...... đến ngày ...... Xuất tại kho: Nợ TK...........Có TK Phân xưởng: STT Tên vật tư Mã số ĐVT Hạn mức Số lượng Đơn giá Thành tiền Ngày xuất ... Tổng cộng Cộng Phụ lục 02: BẢNG KÊ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỊNH MỨC CPNCTT Sản phẩm: Số lượng: Phân xưởng sản xuất: Nhận bán thành phẩm từ PX: Thời gian sản xuất: từ ngày ...... đến ngày: ...... STT Công đoạn sản xuất Định mức Thực hiện C/ lệch T.Tế &Đ.mức Ghi chú Tổng cộng Phụ lục 03: BẢNG KÊ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỊNH MỨC CPSXC Phân xưởng sản xuất: Thời gian: từ ngày ...... đến ngày ..... STT Khoản mục chi phí Tên SP được phân bổ trực tiếp (hoặc gián tiếp) Chi phí định mức Chi phí thực tế Chênh lệch Biến phí Định phí Biến phí Định phí Biến phí Định phí Tổng cộng Phụ lục 04: BẢNG KÊ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỊNH MỨC CPBH&QLDN Thời gian: từ ngày ....... đến ngày ..... STT Khoản mục chi phí Tên SP được phân bổ trực tiếp (hoặc gián tiếp) Chi phí định mức Chi phí thực tế Chênh lệch Biến phí Định phí Biến phí Định phí Biến phí Định phí I. CPBH II. CPQLDN Tổng cộng Phụ lục 05: BẢNG PHÂN BỔ CPSXC Tháng .... năm .... Đối tượng Phân xưởng Phân xưởng ...... Tổng cộng Biến phí Định phí Tổng chi phí Biến phí Định phí Tổng chi phí Biến phí Định phí Tổng chi phí Phụ lục 06: BẢNG PHÂN BỔ CPBH&QLDN Tháng ..... năm .... Đối tượng CPBH CPQLDN Biến phí Định phí Tổng chi phí Biến phí Định phí Tổng chi phí Tổng cộng Phụ lục 09: SỔ CHI TIẾT BÁN HÀNG, KẾT QUẢ STT Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Doanh thu Các khoản giảm trừ Chi phí bán hàng Chi phí quản lý DN Lãi lỗ Số Ngày Số lượng Đơn giá Thành tiền Chiết khấu Giảm giá ... Tổng cộng Phụ lục 10: BÁO CÁO GIÁ THÀNH Tháng …. Quý ….. Năm …… Đơn vị tính ….. đ Chỉ tiêu Sản phẩm (Bộ phận, lĩnh vực) Sản phẩm (Bộ phận, lĩnh vực) ....... Tổng cộng Kỳ trước Kỳ này Kỳ trước Kỳ này Kỳ trước Kỳ này KH Thực hiện KH Thực hiện KH Thực hiện A 1 2 3 4 5 6 ....... ......... ....... ........ 1. Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 2. Chi phí nhân công trực tiếp 3. Chi phí sản xuất chung + + + Giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành 4. Chi phí bán hàng phân bổ 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ 6. Ý kiến nhận xét - Nguyên nhân - Kiến nghị Phụ lục 07: SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Ngày Số chứng từ Diễn giải Chi tiết theo yếu tố chi phí Chi tiết theo đối tượng phát sinh chi phí Lương Trích theo lương Phụ cấp Khấu hao CCDC Sữa chữa máy móc Điện ............ Phân xưởng Sản phẩm Số tiền T.cộng Phụ lục 08: SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ QLDN Ngày Số chứng từ Diễn giải Chi tiết theo yếu tố chi phí Chi tiết theo đối tượng phát sinh chi phí Lương Trích theo lương Phụ cấp Khấu hao CCDC Sữa chữa máy móc Điện ............ Sản phẩm Số tiền T.cộng (Công ty có thể mở sổ chi tiết CPBH tương tự sổ chi tiết CPQLDN) Phụ lục 11: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Sản phẩm..... Bộ phận....... Doanh thu Chi phí sản xuất kinh doanh Lãi trước thuế Chi phí thuế TNDN Lợi nhuận sau thuế TNDN Ý kiến Nhận xét, nguyên nhân Kiến nghị, biện pháp Doanh thu bán hàng Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần Tổng cộng chi phí Trong đó Chiết khấu thương mại Giảm giá hàng bán Hàng bán bị trả lại Thuế TTĐB, XK, thuế GTGT phải nộp Giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng phân bổ Chi phí quản lý phân bổ A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 SP... (Bộ phận, lĩnh vực) Kỳ trước Kỳ này KH TH SP... (Bộ phận, lĩnh vực) Kỳ trước Kỳ này KH TH SP... .......... Tổng cộng Kỳ trước Kỳ này KH TH Phụ lục 12: BÁO CÁO TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu Kế hoạch mua vào Thực hiên mua trong kỳ Thực xuất kho trong kỳ Số tồn kho trong kỳ Số tồn kho cuối kỳ Ý kiến Số Lượng Đơn giá Thành tiền Số Lượng Đơn giá Thành tiền Dùng SX SP Dùng cho quản lý Số Lượng Thành tiền Số Lượng Thành tiền Nhận xét, nguyên nhân Kiến nghị, biện pháp Số Lượng Thành tiền Số Lượng Thành tiền A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Tổng cộng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc18024.doc
Tài liệu liên quan