Khóa luận Tổ chức thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương, thực trạng và giải pháp để tăng cường tính hiệu quả trong việc thực hiện hợp đồng ngoại thương ở Việt Nam lấy ví dụ ở công ty VIMEDIMEX

Tóm lại, qua thực tế thực hiện hợp đồng ngoại thương ở Việt Nam và công ty VIMEDIMEX, tôi mạnh dạn kiến nghị những giải pháp trên đây mà tôi cho là hợp lý nhằm hoàn thiện hơn nữa việc thực hiện hợp đồng ngoại thương, nâng cao uy tín của của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và VIMEDIMEX nói riêng đối với bạn hàng quốc tế. Từ đó giúp chúng ta củng cố mối quan hệ bạn hàng với các doanh nghiệp nước ngoài và tìm thêm những đối tác mới, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam sớm hội nhập và tạo một hình ảnh Việt nam uy tín, là điểm hẹn của các doanh nghiệp và thương nhân nước ngoài.

doc85 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 904 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tổ chức thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương, thực trạng và giải pháp để tăng cường tính hiệu quả trong việc thực hiện hợp đồng ngoại thương ở Việt Nam lấy ví dụ ở công ty VIMEDIMEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận xuất xứ biểu A (GSP Certificate of origin Form A) thích hợp với những hàng hoá thông thường do Công ty xuất khẩu điền vào và được cơ quan thương kiểm ký cấp. - Chứng nhận xuất xứ hàng dệt (Certificate of Origin of Textile Products) Thích hợp với hàng dệt, do cơ quan thương kiểm ký cấp. - Giấy phép xuất khẩu sản phẩm dệt (Export Licence of Textile Products). Thích hợp với hàng dệt phối ngạch, loại hàng hạn ngạch khống chế nghiêm do ngành chủ quản ngoại thương nơi xuất khẩu ký cấp. - Chứng nhận xuất xứ hàng dệt thủ công (Certificate in regard to Handlooms, Textile Handcrafts and Traditional Textile Products of the Cottage Industry), thích hợp với loại hàng dệt thủ công, do cơ quan thương kiểm ký cấp. - Chứng nhận bốc xếp hàng dệt (Shipment Certificate of Textile Products), Thích hợp với sản phẩm len dạ không có phối ngạch, do cơ quan chủ quản ngoại thương nơi xuất khẩu ký cấp. Khi điền viết các nội dung lưu ý cần phải chính xác và phù hợp yêu cầu của từng hạng mục, nếu viết sai sẽ có thể mất cơ hội được hưởng đãi ngộ chế độ ưu đãi phổ biến. Phiếu đóng gói và phiếu trọng lượng (Packing List and Weight Memo) Hai loại chứng từ này dùng để bổ sung những nội dung thiếu của hoá đơn thương nghiệp, để khi hàng tới cảng đích, bên mua nước ngoài đưa hải quan kiểm tra và đối chiếu hàng hoá. Phiếu đóng gói còn gọi là phiếu mã màu, ghi rõ phối hợp màu sắc từng kiện của mỗi lô hàng; phiếu trọng lượng thì ghi rõ trọng lượng cả bì, trọng lượng tịnh của từng kiện hàng. Giấy chứng nhận kiểm nghiệm Các loại giấy chứng nhận kiểm nghiệm là các giấy tờ dùng để chứng nhận chất lượng, số lượng, trọng lượng và vệ sinh của hàng hoá. Khi viết các loại chứng từ này cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của thư tín dụng. 10. Làm thủ tục thanh toán: Căn cứ vào điều khoản thanh toán trong hợp đồng ngoại thương đã ký kết giữa hai bên, bên nhập khẩu sẽ tiến hành thanh toán theo những điều khoả đã thoả thuận, thông thường hai bên sẽ thanh toán với nhau sau khi người bán giao hàng ở cảng đi theo các hình thức sau: - Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ (Doccument credit): Sau khi chấp nhận L/C nhà nhập khẩu mở, nhà xuất khẩu giao hàng và tiến hành thanh toán. Việc lập chứng từ phải nhanh chóng, chính xác và phù hợp với yêu cầu của L/C về nội dung và hình thức. Sau khi ngân hàng bên mua nhận được hối phiếu và chứng từ của bên bán gửi tới, sẽ đối chiếu với quy định của thư tín dụng, kiểm tra số bản và nội dung của chứng từ. Nếu nội dung không có gì sai sót ngân hàng sẽ thanh toán cho bên bán. Đồng thời bên mua sẽ giao tiền cho ngân hàng đổi lấy chứng từ theo tỷ giá quy định của Nhà nước. Nếu kiểm tra chứng từ phát hiện thấy không phù hợp phải có biện pháp giải quyết kịp thời. Có nhiều biện pháp giải quyết như ngừng thanh toán đối ngoại, thanh toán phần phù hợp, từ chối thanh toán phần không phù hợp; hàng đến sau khi kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn mới tiếp tục thanh toán, thanh toán theo bảo đảm mà bên bán hoặc ngân hàng bên bán đưa ra, yêu cầu bên bán sửa đổi thư tín dụng, đưa ra yêu cầu bảo lưu quyền đòi bồi thường... Bộ chứng từ thanh toán gồm có: Hối phiếu, hoá đơn thương mại, vận đơn, giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hoá và các chứng từ khác như giấy chứng nhận kiểm dịch... - Thanh toán bằng phương thức nhờ thu (Collection): Nếu hợp đồng xuất khẩu qui định thanh toán bằng phương thức nhờ thu thì, ngay sau khi giao hàng doanh nghiệp xuât khẩu phải hoàn thành việc lập chứng từ thanh toán nhanh chóng, chính xác, phù hợp và xuất trình cho ngân hàng uỷ thác để ngân hàng thu đòi tiền. Trong thư uỷ thác nhờ thu, ngưòi xuất khẩu phải đề ra những điều kiện nhờ thu và được ngân hàng chấp nhận. Nếu hợp đồng nhập khẩu qui định thanh toán bằng phương thức nhờ thu thì sau khi nhận được chứng từ ở ngân hàng, doanh nghiệp nhập khẩu được kiểm tra chứng từ trong một thời gian nhất định, nếu trong thời gian này, doanh nghiệp nhập khẩu không có lý do chính đáng từ chối thanh toán thì ngân hàng coi như yêu cầu đòi tiền là hợp lệ và sẽ tiến hành thanh toán. - Thanh toán bằng phương thức giao chứng từ trả tiền (D/A, D/P): Khi nhận được thông báo của ngân hàng, tài khoản ký thác bắt đầu hoạt động. Người xuất khẩu tiến hành giao hàng cho người nhập khẩu và nhanh chóng tiến hành toàn bộ chứng từ phù hợp với yêu cầu của bản ghi nhớ. Sau đó xuất trình chứng từ đó cho ngân hàng để thanh toán tiền hàng. - Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền (Remittent): Người xuất khẩu phải nhanh chóng hoàn thành việc lập bộ chứng từ phù hợp với yêu cầu của hợp đồng, đồng thời chuyển đến cho người nhập khẩu. Khi người nhập khẩu chuyển tiền thanh toán đến, ngân hàng sẽ gửi giấy báo đến cho đơn vị xuất khẩu. Thanh toán theo hình thức nào là tuỳ thuộc vào sự thoả thuận giữa hai bên trong hợp đồng, mỗi hình thức có ưu khuyết điểm riêng của nó. Trong thực tế thương mại quốc tế diễn ra ở Việt Nam và thế giới thì hình thức ưa dùng và đảm bảo nhất cho cả người xuất khẩu và người nhập khẩu là phương thức tín dụng chứng từ. Một điểm cần lưu ý khi tiến hành theo phương pháp tín dụng chứng từ là Ngân hàng chỉ tiến hành thanh toán khi bộ hồ sơ phù hợp với L/C chứ không phải là đối chiếu theo hợp đồng, vậy nên người xuất khẩu Việt Nam phải tiến hành kiểm tra kĩ bộ chứng từ do người mua cung cấp theo L/C trong thời hạn của L/C. Đối với đơn vị nhập khẩu thì bộ chứng từ gốc từ nước ngoài gửi về đến ngân hàng, đơn vị phải tiến hành kiểm tra, nếu chứng từ hợp lệ thì trả tiền cho ngân hàng. Có như vậy người nhập khẩu mới nhận được chứng từ để đi nhận hàng. 11. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại Khi thực hiện hợp đồng ngoại thương sẽ có những điều không thể tránh khỏi đó là việc hợp đồng được thực hiện không đúng như đã ký kết dẫn tới việc một trong hai bên bị thiệt hại. Khi đó người bị thiệt hại sẽ tiến hành khiếu nại đòi bồi thường, việc khiếu nại có thể là khiếu nại người bán, người mua, người vận tải hay người bảo hiểm tuỳ theo từng trường hợp. Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu chủ hàng phát hiện thấy hàng nhập khẩu bị tổn thất, đổ vỡ, thiếu hụt, mất mát hoặc chất lượng không đúng như qui định của hợp đồng thì cần phải lập hồ sơ khiếu nại ngay để khỏi bỏ lỡ thời hạn khiếu nại. Người nhập khẩu sẽ tiến hành khiếu nại người bán nếu thấy hàng hoá chất lường không đúng, số lượng không phù hợp, bao bì không đúng qui cách, thời hạn giao hàng bị vi phạm... Nếu hàng hoá bị tổn thất trong quá trình vận chuyển như bị hỏng do ngấm nước mưa, do bị cháy...thì người nhập khẩu sẽ tiến hành khiếu nại người vận tải. Người nhập khẩu khiếu nại người bảo hiểm nếu hàng hoá - đối tượng bảo hiểm bị tổn thất do thiên tai, tai nạn bất ngờ hoặc do lỗi của người thứ ba gây nên, khi những rủi ro này đã được mua bảo hiểm. Khi tiến hành khiếu nại người nào, người nhập khẩu phải lập bộ hồ sơ khiếu nại trong thời hạn khiếu nại hợp lý (thường là ngay sau khi phát hiện tổn thất). Bộ hồ sơ khiếu nại phải bao gồm những bằng chứng về việc tổn thất như biên bản giám định, COR, ROROC, CSC...được lập bởi thuyền trưởng tàu, người vận tải hay đại diện của người vận tải hoặc của một cơ quan giám định mà hợp đồng đã chỉ định giám định. Những chứng từ đi kèm gồm hoá đơn thương mại, vận đơn, đơn bảo hiểm (nếu khiếu nại công ty bảo hiểm)... Khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nếu chủ hàng xuất khẩu bị khiếu nại đòi bồi thường, cần phải có thái độ nghiêm túc, thận trọng trong việc xem xét yêu cầu của người nhập khẩu. Việc giải quyết phải khẩn trương kịp thời, có tình, có lý. Nếu khiếu nại của khách hàng là có cơ sở, người xuất khẩu phải tiến hành giải quyết ngay bằng một trong những biện pháp sau: - Nếu là khiếu nại do giao thiếu hàng thì phải ngay lập tức xin giao bù (nếu là hàng đồng bộ) hoặc giao hàng thiếu vào lần giao hàng sau nếu có thể. - Giao hàng hoá tốt thay thế những hàng hoá kém chất lượng - Sửa chữa những hàng hoá hỏng nếu có thể - Giảm giá cho những hàng hoá giao sai hoặc kém phẩm chất. Về vấn đề khiếu nại, hai bên cùng phải hết sức thiện chí trong việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại, vì nếu không được giải quyết thoả đáng thì các bên sẽ dẫn đến kiện nhau ra Hội đồng trọng tài hoặc ra toà án. Như vậy sẽ rất tốn thời gian và tiền bạc và kể cả uy tín kinh doanh của cả hai bên, không những vậy mà họ còn mất cả một bạn hàng tốt. Cho nên, trong thực tế buôn bán kinh doanh hầu như các trường hợp khiếu nại đều được giải quyết bằng con đường hữu nghị với thiện chí tốt của cả hai bên. Như vậy là, việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế nói chung và thực tiễn ở Việt Nam còn rất nhiều vấn đề đáng quan tâm. Như vậy việc thực hiện một hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thông thường đều tuân theo những trình tự như trên. Tuy nhiên, với mỗi hợp đồng ngoại thương, mỗi loại hàng hoá khác nhau người ta có thể có những trình tự thực hiện khác nhau hoặc có thể thêm bớt một hai bước nhất định. Việc nghiên cứu trường hợp cụ thể ở công ty VIMEDIMEX sau đây sẽ minh chứng điều đó. Trong những năm tới, Việt Nam sẽ hội nhập nhiều hơn với khu vực và thế giới, hơn nữa thực hiện chủ trương chính sách của nhà nước về khuyến khích xuất khẩu cũng như tăng cường nhập khẩu để thúc đẩy nền kinh tế, chúng ta sẽ phải thực hiện rất nhiều những hợp đồng ngoại thương trên tất cả các lĩnh vực. Vậy việc vận dụng nhuần nhuyễn qui trình này sẽ giúp chúng ta làm tốt công việc đó trong thời gian tới. II- Việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu dược phẩm và dược liệu ở công ty xuất nhập khẩu 1- Bộ Y tế (VIMEDIMEX) 1. Vài nét về tình hình xuất khẩu thuốc và dược liệu ở Việt Nam Trong khi nguồn vốn nhà nước cấp để nhập khẩu thuốc có hạn thì nhu cầu thuốc của nhân dân ngày càng cao. Để có ngoại tệ nhập khẩu thuốc và thiết bị y tế đáp ứng nhu cầu phòng và chữa bệnh cho xã hội, Bộ Y tế chủ trương khuyến khích đẩy mạnh việc xuất khẩu tinh dầu, dược liệu và các thành phẩm (trước mắt là các thành phẩm chiết xuất từ dược liệu) khuyến khích hợp tác kinh doanh với nước ngoài để sản xuất thuốc chữa bệnh. Trong giai đoạn này xuất khẩu của ngành Y tế chủ yếu vẫn là các loại tinh dầu và một số dược liệu thiên nhiên. Từ trước những năm 1990, Việt Nam xuất khẩu mỗi năm chỉ đạt khoảng 200 tấn tinh dầu nhưng chủ yếu là sang các thị trường Liên Xô, Đông Âu, kể từ năm 1991 đến nay, các nước Đông Âu tan rã, xuất khẩu tinh dầu của Việt Nam sang thị trường này bị bó hẹp lại trừ một ít giao trả nợ theo tinh thần của Nghị định thư đã ký kết của nhà nước. Cơ chế thị trường thay đổi, để xuất khẩu tinh dầu, đòi hỏi các nhà xuất khẩu phải chuyển hướng tìm thị trường mới. Ngoài Đông Âu và một số thị trường cũ như Pháp, Anh, Đức,...một số công ty đã tìm kiếm thêm được thị trường mới như Đài loan, Singapore, BraxinDo vậy số lượng tinh dầu và dược liệu xuất khẩu thời gian gần đây tăng lên cả về kim ngạch và số lượng. Tuy vậy, so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì lượng xuất khẩu của Việt Nam còn rất thấp. Chất lượng lại chưa cao, chủ yếu là xuất khẩu dưới dạng thô. Điều này càng đòi hỏi các nhà kinh doanh, các nhà sản xuất tinh dầu Việt Nam phải nghiên cứu sản xuất để tinh dầu Việt Nam có chất lượng cao, có uy tín cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đem lại hiệu quả cao cho xuất khẩu. Ngoài tinh dầu ta còn xuất khẩu được một số loại dược liệu như: Quế, hồi, long nhãn, hạt sen, tam thất... 2- Vài nét về công ty xuất nhập khẩu 1- Bộ Y tế. 2.1. Giới thiệu chung về VIMEDIMEX Công ty xuất nhập khẩu 1- Bộ Y tế được thành lập theo quyết định số 256BYT- QĐ ngày 5/3/1995. Công ty được cấu tạo nên từ các bộ phận xuất nhập khẩu dược liệu, dược phẩm, trang thiết bị y tế nằm ở các công ty xuất nhập khẩu Bộ Thương mại với nhiệm vụ là công ty duy nhất phụ trách xuất nhập khẩu y tế cho cả nước. Trụ sở công ty đóng tại thành phố Hồ Chí Minh và đặt chi nhánh ở Hà Nội. Công ty hoạt động theo cơ chế bao cấp toàn bộ, Bộ Thương mại chỉ đạo về công tác xuất nhập khẩu còn nghiệp vụ y tế thì do Bộ Y tế và liên hiệp Dược Việt Nam chỉ đạo. Đầu năm 1992, nghị định 338/ HĐBT ban hành qui chế thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước. Đây là một văn bản pháp lý quan trọng của Nhà nước nhằm chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước ở cả Trung ương lẫn địa phương, đưa việc tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh đi vào nề nếp, nâng cao hiệu quả hoạ động của các doanh nghiệp này. Ngày 22/4/1992 Bộ Y tế đã có công văn số2482/ TCLĐ hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiên Nghị định 338/ HĐBT. Theo tinh thần Nghị định này , ngày 12/6/1993 Bộ Y tế ra quyết định số 530/BYT –QĐ thành lập doanh nghiệp nhà nước Công ty xuất nhập khẩu I – Bộ Y tế. - Tên giao dịch quốc tế: Việt Nam national medical import- export company I- Hanoi (VIMEDIMEX-HN), trực thuộc Bộ Y tế. - Trụ sở công ty đặt tại 138B Giảng Võ- Ba Đình- Hà Nội - Ngành nghề kinh doanh: xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu, dược liệu, dược phẩm, trang thiết bị y tế - Tổ chức doanh nghiệp theo hình thức: Quốc doanh, hạnh toán độc lập. - Doanh nghiệp có trách nhiệm làm đầy đủ các thủ tục đăng kí kinh doanh và hoạt động theo đúng pháp luật. 2.2. Tình hình xuất khẩu của công ty VIMEDIMEX thời gian qua Là một công ty đầu tiên của ngành làm nhiệm vụ xuất nhập khẩu y tế nên công ty có nhiều bạn hàng ở hầu khắp các nước trên thế giới. Trong số các bạn hàng của công ty đều có mặt của các hãng, các nhà sản xuất lớn, các công ty có uy tín cao trên thị trường thuốc và dược liệu thế giới. Hiện nay công ty VIMEDIMEX đã tạo được mối quan hệ bạn hàng lâu dài và vững chắc với trên 100 công ty thuộc hơn 30 nước trên thế giới. Trong quan hệ làm ăn, công ty luôn giữ mối quan hệ bình đẳng cùng có lợi với các bạn hàng. Nhờ vậy mà uy tín của công ty ngày càng được bạn hàng đánh giá cao trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và trong lĩnh vực dược phẩm nói riêng. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu của VIMEDIMEX từ năm 1991 đến nay tăng mạnh và là một nhiệm vụ trọng tâm của công ty. Hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là những mặt hàng truyền thống và tương đối ổn định với gần 50 mặt hàng các loại: + Về dược liệu chủ yếu là: Quế, hạt sen, hoa hồi, hoa hoè, hoài sơn, nghệ, mật ong, cúc hoa, thảo quyết minh, long nhãn,... + Về tinh dầu có: Tinh dầu quế, tinh dầu hồi, tinh dầu xả, tinh dầu xá xị... + Các thành phẩm nguyên liệu làm thuốc có: Chè an thần, chè sen vông, chè atisô, cao xoa chống lạnh và dầu xoa chống lạnh, rượu tắc kè, rượu rắn, rượu thuốc... Kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng theo từng năm. Cho dù đến nay cả nước đã có khoảng trên 30 công ty hoạt động trong lĩnh vực này nhưng riêng công ty VIMEDIMEX đã chiếm trên 50% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Điều này chứng tỏ công ty luôn bám sát thị trường nước ngoài và có quan hệ bạn hàng tốt, có thị trường ổn định. Có được kết quả này là do một mặt công ty tích cực bám sát tạo nguồn hàng trong nước bằng cách đầu tư với người sản xuất (dược liệu, tinh dầu) 3. Phương hướng nhiệm vụ của công ty trong những năm sắp tới 3.1. Dự báo về thị trường dược liệu tinh dầu thế giới. Theo các nguồn tài liệu đánh giá, dự báo thị trường dược liệu, tinh dầu thế giới trong những năm sắp tới thì nhu cầu sử dụng dược liệu dưới dạng thông dụng hàng ngày trong cơ cấu bữa ăn, đồ uống sẽ tăng nhanh như các loại sirô thuốc, thuốc nước, thuốc con nhộng hoăch các loại trà thuốc,rượu thuốc...Đặc biệt là nhu cầu sử dụng các loại dược liệu, tinh dầu làm nguyên liệuđể chế biến thuốc nhanh. Các chất chiết xuất từ dược liệu thô có vai trò ổn định trong việc tham gia vào các công thức chế tạo ra các chất tổng hợp cao, có ít tác dụng phụ đối với sức khoẻ con người. Do vậy nhu cầu về dược liệu trên thị trường thế giới là rất lớn và ngày càng tăng. Mặt khác, trước đây việc sử dụng các dược liệu làm thuốc chữa bệnh trực tiếp chỉ phổ biến ở các khu vực Châu á, các nước phương tây chỉ dùng dược liệu để chiết suất lấy tinh dầu thì ngày nay các nước cũng bắt đầu làm quen với các phương thức chữa bệnh bằng dược liệu. Bởi vậy, thị trường tiêu thụ về dược liệu trên thế giới sẽ được mở rộng, không chỉ ở các nước Châu Âu, Châu Mỹ mà con ở các nước Bắc Phi, Trung Đông... Trong xu thế chung của sự gia tăng nhu cầu về dược liệu cộng với xu thế tự do hoá thương mại quốc tế, xuất khẩu dược liệu của ta sẽ tăng nhanh chóng trong thập kỉ tới. Dự báo tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tăng 22 đến 26% trong giai đoạn 2000-2010. Thị trường xuất khẩu của ta sẽ mở rộng và có chỗ đứng khá vững vàng vào thị trường dược liệu thế giới. Dự báo thị trường của Việt Nam là Anh, ấn Độ, Ba Lan, Nga, Đài Loan, Đức, Nhật, Hà Lan, Trung Quốc, Thuỵ Sĩ, Pháp, Mỹ, Singapo... 3.2. Phương hướng, nhiệm vụ của công ty trong những năm sắp tới. - Hướng phấn đấu của công ty là cố gắng hoàn thiện hơn nữa hoạt động kinh doanh của mình, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh từng bước đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu cho phù hợp với vị trí vai trò của công ty đưa kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng đáng kể so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, nguồn thu ngoại tệ xuất khẩu từng bước đảm bảo được nguồn chi ngoại tệ nhập khẩu. Trong năm 2003 phấn đấu đưa tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng lên so với các năm trước. - Đồng thời, do mục tiêu của công ty còn phải đảm bảo cung cấp các loại thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ cho công việc chăm lo sức khỏe của nhân dân, nên phương hướng đưa ra của công ty trong những năm sắp tới là phải nhập về những loại thuốc tốt, trang thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến và thích nghi với điều kiện hoàn cảnh nước ta để cung cấp cho các bệnh viện, trung tâm y tế, nhà máy sản xuất thuốc, các công ty dược trong nước nhâưmg đảm bảo một cách tốt nhất nhu cầu chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân và hiện đại hoá ngành dược. Trong những năm tới phải tiến hành đào tạo được đội ngũ cán bộ có trình độ năng lực kinh doanh, quản lý, giàu trách nhiệm, năng động, sáng tạo, có bản lĩnh thích ứng với thị trường, nắm bắt được cơ hội của thị trường. - Phải tiến hành nghiên cứu thị trường nước ngoài một cách kỹ lưỡng hơn khoa học hơn, tìm ra những khách hàng, bạn hàng mới, phấn đấu ký được hợp đòng có tính ổn định và kịp thời cho hoạt động xuất khẩu của công ty, nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thế giới. Gắn hoạt động kinh doanh với quản lý, lấy hoạt động kinh doanh làm cơ sở đồng thời không tách rời hoạt động quản lý. Tăng cường đoàn kết, thống nhất những ý chí trong nội bộ công ty, tăng cường vai trò chỉ huy của thủ trưởng đơn vị đi đôi với việc mở rộng dân chủ, tăng cường chỉ đạo thống nhất tập trung của công ty với các phòng ban. Nhanh chóng ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực và nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của công ty trong điều kiện mới. Tổ chức hệ thống thông tin kinh tế có khả năng thi thập, xử lý nhanh chính xác và đầy đủ các thông tinh phục vụ cho công tác xây dựng chiến lược kiểm tra, điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp kịp thời với sự thay đổi của thị trường. 4. Việc thực hiện hợp đồng ngoại thương ở VIMEDIMEX 4.1. Chuẩn bị hàng và kiểm tra hàng xuất khẩu Do VIMEDIMEX là công ty đầu tiên của Việt Nam được giao nhiệm vụ xuất nhập khẩu thuốc dược, cho nên ngay từ thời bao cấp, công ty đã có mạng lưới cung cấp nguyên liệu dược rộng khắp cả nước. Công ty còn tiến hành liên kết, đầu tư cùng các vùng trồng, nuôi trồng nguồn dược liệu, cử cán bộ kĩ thuật xuống hướng dẫn kĩ thuật nuôi trồng, thu mua và nghiệm thu sản phẩm. Ngoài ra công ty còn có vùng nuôi trồng riêng ở Vĩnh Phúc, Hà Nam...chính vì vậy mà công ty luôn chủ động được nguồn hàng với chất lượng cao. Trong khâu sơ chế, công ty đặc biệt chú trọng đến vấn đề chất lượng, những sản phẩm của công ty được bạn hàng thế giới đánh giá cao như: Dầu cao xoa bóp, tinh dầu quế, tinh dầu hồi, các loại rượu thuốc... Công ty tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm ở 2 cấp: - Cấp 1: kiểm tra, phân loại từ khi thu mua đến khi chế biến thành thành phẩm. - Cấp 2: kiểm tra trước và sau khi đóng gói hàng hoá. Việc kiểm tra này được thực hiện bởi phòng nghiệm thu của công ty với các cán bộ giỏi về chuyên môn. 4.2. Giục người mua mở L/C, kiểm tra L/C Các khách hàng của VIMEDIMEX đều là khách hàng quen, họ thoả thuận thanh toán bằng L/C không huỷ ngang và mở L/C khi VIMEDIMEX chuẩn bị xong hàng xuất khẩu. Công ty chỉ có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho bạn hàng và kiểm tra tính hợp lệ của L/C. Nếu thấy L/C không hợp lệ, công ty sẽ thông báo cho khách hàng và yêu cầu tu chỉnh. 4.3. Thông báo giao hàng Công ty sẽ gửi thông báo giao hàng cho bên nhập khẩu trước 15 ngày giao hàng, thông báo cho khách hàng về thời gian, địa điểm giao hàng, số lượng hàng hoá để khách hàng có kế hoạch điều tàu đến nhận hàng đúng tiến độ. 4.4. Giao hàng xuất khẩu 4.4.1. Khai báo hải quan Từ nhiều năm qua, công ty luôn thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về hải quan và nộp thuế xuất nhập khẩu đầy đủ cho nhà nước. Chính vì vậy, hải quan cho phép công ty khai báo tại Hà nội và chỉ tiến hành kiểm tra xác xuất là 5%. 4.4.2. Chuyên chở hàng hoá tới địa điểm giao hàng xuất khẩu Công ty chủ yếu giao hàng xuất khẩu bằng đường biển, hàng của công ty sẽ được vận chuyển ra kho bãi của cảng Hải Phòng, chờ hải quan kiểm hoá và giao cho tàu. 4.4.3. Mời hải quan kiểm hoá và giao hàng cho phương tiện vận tải 4.5. Xin giấy phép xuất khẩu, giấy chứng nhận xuất sứ Mặt hàng dược phẩm và nguyên liệu dược là mặt hàng nhu yếu cần thiết cho đất nước, cho nên khi xuất khẩu phải xin giấy phép của Bộ Y tế và lấy giấy chứng nhận xuất sứ do Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam cấp. Giấy chứng nhận xuất xứ nhằm chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng của công ty từ Việt Nam, một đất nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng cây thuốc chất lượng cao và nhằm được hưởng chế độ ưu đãi thuế xuất nhập khẩu vào các nước mà Việt Nam có ký kết hiệp định. 4.6. Làm thủ tục thanh toán. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, công ty sẽ tập hợp chứng từ, ký phát hối phiếu đòi tiền và giao cho Vietcombank làm thủ tục thanh toán. Các giấy tờ thanh toán gồm: - Hoá đơn thương mại - Hoá đơn hải quan - Các chứng từ vận tải - Giấy chứng nhận bảo hiểm (Nếu khách hàng yêu cầu mua bảo hiểm)... 4.7. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương, công ty VIMEDIMEX luôn thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ của mình trong hợp đồng. Chính vì vậy mà ít khi công ty phải giải quyết khiếu nại của khách hàng nhất là khiếu nại về chất lượng, những điều mà khách hàng khiếu nại chủ yếu do nhầm lẫn không chủ đích hoặc do lỗi của người bảo hiểm và công ty sẽ ngay lập tức giải quyết bằng con đường hữu nghị, nhằm tạo cho khách hàng hình ảnh tốt về công ty. 4.8. Làm thủ tục xin miễn thu thuế, hoàn thuế. Thực hiện chính sách khuyến khích xuất khẩu của nhà nước, áp dụng mức thuế suất xuất khẩu là 0%. Sau khi giao hàng, công ty sẽ tập hợp hoá đơn nhằm xin được miễn thu thuế xuất khẩu và hoàn thuế VAT. Như vậy là, việc thực hiện hợp đồng ngoại thương đối với mặt hàng dược và nguyên liệu dược tuy có những bước thay đổi so với việc thực hiện hợp đồng ngoại thương với hàng hoá thông thường. Tuy nhiên về trình tự căn bản vẫn dựa trên những bước chung. Qua thực tế thực hiện hợp đồng ngoại thương ở VIMEDIMEX ta có thể thấy rõ hơn quy trình và thực tế ở mỗi công, với mỗi loại hàng hoá là có sự khác nhau. Vì vậy ta cần phải nắm vững những qui tắc chung để từ đó có những vận dụng vào thực tiễn cho linh hoạt và đạt hiệu quả cao. Tóm lại, việc thực hiện hợp đồng ngoại thương là việc chính và là điều quan tâm hàng đầu và gần như duy nhất của các bên trong hợp đồng. Đó là công việc diễn ra hàng ngày trong thực tế nên nó có muôn vàn cách thức và những điều phát sinh xung quanh việc thực hiện, bởi sự phát triển không ngừng đi lên của cuộc sống. Chương này chỉ nêu nên qui trình phổ biến nhất của việc thực hiện hợp đồng ngoại thương cũng như những thực tế đã và đang diễn ra ở Việt Nam. Qui trình này áp dụng cho mỗi hợp đồng, mỗi hàng hoá có thể có những trình tự khác nhau và mặt hàng dược ở đây là một ví dụ cụ thể nhất. Qua đó ta cũng thấy thực tế việc thực hiện hợp đồng ngoại thương ở công ty VIMEDIMEX diễn ra như thế nào, từ đó có những giải pháp và kiến nghị hữu ích cho việc thực hiện hợp đồng ngoại thương ở Việt Nam và VIMEDIMEX. Chuơng 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế ở Việt Nam và thực tế ở công ty VIMEDIMEX I- Định hướng của Nhà nước 1. Định hướng về thị trường. Nhà nước với vai trò chủ đạo, đứng trên phương diện chính phủ ký kết các Hiệp định thương mại song phương, đa phương với các nước, các tổ chức thương mại, các khu vực trên toàn thế giới. Các hiệp định này sẽ tạo điều kiện khung cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vự xuất nhập khẩu. Vài năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế: ký kết Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, Hiệp định thương mại khung với EU, gia nhập APEC, ASEAN và đang tiến tới gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Điều này sẽ đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cũng như không ít thách thức. Trên cơ sở các Hiệp định đã ký kết ở cấp Nhà nước doanh nghiệp có điều kiện để gia nhập thị trường mới, hoặc Chính phủ đã định hướng sẵn thị trường cho doanh nghiệp, tìm bạn hàng cho doanh nghiệp trong nước. Vấn đề là doanh nghiệp sẽ thực hiện như thế nào cho hiệu quả. Điều này đòi hỏi Nhà nước phải có cơ chế quản lý sát sao, tìm những giải pháp quản lý mới, tránh tình trạng “kẻ ăn không hết người lần chẳng ra” bất hợp lý như tình trạng quản lý hạn ngạch dệt may hiện nay sang Mỹ. 2. Định hướng về khung pháp lý. Xét trên tầm vĩ mô, hiện tại ở Việt Nam còn tồn tại những qui định cứng nhắc từ thời bao cấp mà đến nay nó không còn hợp lý nữa. Thương mại Việt Nam đã phát triển với tốc độ cao trong vài năm gần đây, đòi hỏi theo đó phải là những cải tiến về mặt pháp lý cho phù hợp, tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể thực hiện tốt hợp đồng ngoại thương đã ký kết. Ví dụ như hiện nay Cục giao thông đường bộ và Cảnh sát giao thông không cho phép các xe container hoạt động trong nội thành từ 5 giờ sáng đến 23 giờ đêm hoặc chỉ cho phép xe container có trọng tải qui định được đi trên một tuyến đường nhất định. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện việc giao nhận hàng hoá từ những cảng nội địa như Cảng Sài Gòn, và congtainer đóng theo tiêu chuẩn quốc tế thì không thể hạ bớt chiều cao hay giảm trọng lượng được. Mặc dù trong Luật Thương mại và chính sách chung của Nhà nước là khuyến khích xuất khẩu và tạo điều kiện tốt nhất có thể để xuất khẩu hàng hoá, nhưng lại tồn tại một số qui định của các cơ quản quản lý khác do không đồng bộ nên doanh nghiệp không biết làm thế nào. Điển hình là vụ nhập khẩu máy tính của công ty Techcom trong thời gian gần đây, công ty nhập máy tính đã qua sử dụng nhưng hải quan cửa khẩu giám định hàng hoá lại chiểu theo qui định của Tổng cục Hải quan và ra quyết định đó là máy mới, Vina Control giám định lại thì lại nói đó là máy có một số chi tiết đã được tân trang lại chưa đủ chứng cứ để nói đó là máy mới hay máy cũ. Như vậy chỉ có doanh nghiệp là chịu thiệt, vậy Nhà nước cần xem xét bãi bỏ những qui định chồng chéo, không hợp lý, tạo hành lang pháp lý ổn định và thông thoáng cho doanh nghiệp thực hiện hợp đồng ngoại thương. ở tầm vi mô, các doanh nghiệp một mặt vẫn phải áp dụng những qui định cũ còn hiệu lực của Nhà nước, nhưng cần phải tính đến những hạn chế, cản trở của nó trong quá trình thực hiện hợp đồng. Phải căn cứ vào tình hình thực tiễn ở Việt Nam để không làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ thực hiện trong hợp đồng, tạo uy tín kinh doanh với bạn hàng nước ngoài. Một mặt nghiên cứu và áp dụng những qui định mới của Nhà nước. 3. Giải pháp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương Muốn thực hiện tốt hợp đồng ngoại thương các doanh nghiệp cần chú ý thực hiện tốt các điểm sau: 3.1. Nâng cao khả năng đàm phán, ký kết hợp đồng bằng cách tìm hiểu thông tin về thị trường, về nhu cầu khách hàng, yếu tố pháp lý, văn hoá... của bạn hàng. 3.2. Tăng cường nghiên cứu thị trường xuất khẩu, thị trường trong nước kinh doanh hàng nhập khẩu để không bị động và thực hiện hiệu quả nhất hợp đồng. 3.3. Đảm bảo nguồn hàng xuất khẩu ổn định, chất lượng bằng cách thiết lập một hệ thống thu mua hiệu quả, rộng khắp. Tiến hành đầu tư, liên doanh cùng các vùng nguyên liệu, các vùng cung cấp theo hình thức bao tiêu xuất khẩu. Tiến hành tự sản xuất hàng xuất khẩu để chủ động về nguồn hàng... tốt nhất là lập kế hoạch chính xác và dự đoán tốt nhu cầu của thị trường để có kế hoạch thu mua, sản xuất hợp lý. 3.4. Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên bằng cách có kế hoạch hàng năm cho cán bộ sản xuất, công nhân kỹ thuật đi đào tạo và đào tạo lại nhằm cập nhật những kiến thức mới, kỹ thuật mới. Nâng cao nghiệp vụ ngoại thương và trình độ ngoại ngữ, tin học cho cán bộ xuất nhập khẩu. 3.5. Thực hiện tốt công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, thực hiện tốt khâu này giúp công ty giữ được uy tín với bạn hàng, giảm thời gian và chi phí sửa chữa hàng hoá, giải quyết khiếu nại của khách hàng. 3.6. Nâng cao hiệu quả của công tác thanh toán. Ngoài ra với mỗi đặc thù riêng của từng doanh nghiệp mà có thể có những giải pháp tối ưu cho việc thực hiện hợp đồng ngoại thương, dựa trên phương châm: Uy tín với bạn hàng - tiết kiệm chi phí nhất - thời gian nhanh nhất để đem lại hiệu quả cao nhất. II- Giải pháp cho công ty xuất nhập khẩu y tế I (VIMEDIMEX) 1. Chủ trương, chính sách của Nhà nước về XNK các sản phẩm Y tế Để ngành dược liệu thực hiện được các mục tiêu của nghị quyết hội nghị lần thứ 4 của ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII và nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VIII, bên cạnh việc cải tiến, đổi mới các hoạt động cụ thể cần có một chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam trong tình hình mới. Chính phủ đã giao cho Bộ Y tế xây dựng bản thảo trên cơ sở đó Chính phủ thảo luận và ra quyết định. Chính sách quốc gia về thuốc nhằm giải đáp những vấn đề mới của ngành dược nói riêng và ngành Y tế nói riêng, mà cuộc sống thực tế của nước ta đang đặt ra chính sách quốc gia về thuốc không những thực hiện trách nhiệm và sự quan tâm của nhà nước đối với vấn đề thuốc mà còn xác định nhu về thuốc của nhân dân. Không chỉ yêu cầu hiện đại hoá ngành dược của Việt Nam trong thời gian trước mắt và trong thời kì mới mà còn đề ra những chủ trương, biện pháp tạo ra điều kiện mới và khả năng mới để khai thác phát huy nguồn lực trong và ngoài nước của các thành phần kinh tế và của chính ngành dược, của cả Nhà nước và nhân dân, xuất nhập khẩu thuốc là hoạt động quan trọng của chính sách này bởi lượng thuốc, dược liệu trong nước khổng đảm bảo nhu cầu chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của người dân nên phải tiến hành nhập khẩu thêm từ nước ngoài. Bên cạnh đó, một số loại dược liệu, dược phẩm mà nhu cầu sử dụng trong nước chưa cao hoặc chưa cần sử dụng thì phải xuất khẩu để thu ngoại tệ để đảm bảo cho nhập khẩu. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt lhàng Y tế này Nhà nước giao cho Bộ Y tế cùng Tổng công ty Dược thống nhất quản lý. Và do tính chất đặc thù của mặt hàng y tế thuộc loại hàng hoá quản lý chuyên ngành nên các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu mặt hàng này phải được phép của Bộ Y tế, Tổng công ty Dược cũng như sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ. Để nhằm đáp ứng nhu cầu về thuốc của nhân dân ta và đẩy mạnh xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu Nhà nước ta đã có chủ trương hình thành và phát triển các vùng cây tinh dầu dược liệu. Để phát triển sản xuất dược liệu, tinh dầu phải trên cơ sở xác định đúng các loại nhu cầu trong nước vầ thế giới, đặc biệt chú trọng đến các dược liệu có nhu cầu cao trên thị trường thế giới như : cây quế, cây xả, cây hồi, cây bạc hà, cây dừa cạn, cây cam... nhằm phát huy lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh về nguồn dược liệu, tinh dầu của nước ta. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu tiêu thụ trong nước và thế giới, Đảng và Nhà nước ta có chủ trương tập trung vào việc nuôi trồng sản xuất và chế biến các loại dược liệu tinh dầu sau: Nhóm những cây có tinh dầu. Phát triển gieo trồng sản xuất các cây con dược liệu di thực dùng để chế thuốc bắc. Loại cây dược liệu đáp ứng nhu cầu xuất khẩu trước mắt và lâu dài. Loại cây phục vụ cho nhu cầu thuốc nam. Loại cây dược liệu tinh dầu cần số lượng lớn dùng cho sản xuất công nghiệp hoặc chiết xuất. Thêm vào đó, chủ trương của Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu dược liệu là tường bước giảm lượng xuất khẩu thô và tăng lượng xuất khẩu tinh. Xuất khẩu dược liệu, tinh dầu dưới dạng chế biến là xu hướng để phát huy triệt để lợi thế so sánh và trở thành phương hướng chiến lược cơ bản lâu dài cho nhập khẩu. Nhà nước ban hành các chính sách quản lý hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô và khuyến khích xuất khẩu những sản phẩm tinh đã qua chế biến đem lại hiệu quả cao cho nền kinh tế. 2. Một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu –Y tế-Hà Nội 2.1. Những giải pháp cụ thể đối với công ty 2.1.1. Chuẩn bị hàng dược liệu xuất khẩu. Công ty VIMEDIMEX có diện tích để trồng trọt các cây dược liệu để phục vụ trong nước và xuất khẩu là không lớn nên công ty phải đi thu mua hàng ở nhiều nông trường và bà con nông dân ở nhiều nơi. Vì vậy việc nghiên cứu lựa chọn nguồn hàng tốt sẽ góp phần đáp ứng kịp thời, chính xác nhu cầu thị trường và đảm bảo thực hiện đúng chất lượng và thời hạn ghi trong hợp đồng vì công ty phải thu mua từ nhiều nơi nên các lô hàng có chất lượng không đồng đều. Chính vì vậy công tác kiểm tra chất lượng hàng dược liệu xuất khẩu phải chú trọng kiểm tra chất lượng thật kỹ từ cấp cơ sở trở đi, phối hợp với công tác bảo quản để đảm bảo chất lượng hàng dược liệu là đồng đều đúng tiêu chuẩn khi xuất khẩu. Nguồn hàng dược liệu cho xuất khẩu của công ty VIMEDIMEX chủ yếu là từ các tỉnh miền Bắc: vùng núi Đông Bắc cung cấp các loại hồi, ý dĩ, quế, tam thất, cẩu tích; vùng núi Việt Bắc Hoàng Liên Sơn cung cấp các loại sa nhân, cẩu tích, ngũ gia bì, quế và sả... Ngoài ra, các tỉnh vùng đồn bằng Bắc Bộ cũng là nguồn cung cấp dược liệu lớn cho công ty về các loại như sen, ngưu tất, hương nhu, hoa hoè, nhãn...với điều kiện hiện tại còn nhiều khó khăn về vốn công ty chưa thể thực hiện việc cùng liên kết với người dân ở các vùng để trồng và thu hoạch dược liệu. Thực tế việc thực hiện việc mua hàng của công ty phải qua ít nhất hai đến ba khâu trung gian, điều này làm gia tăng giá mua và tác động không tốt cho việc xuất khẩu. Để khăc phục vấn đề này, yêu cầu công ty phải cử cán bộ xuống trực tiếp các tỉnh điều tra khả năng cung ứng hàng đối với từng loại dược liệu, tìm hiểu đầu mối thu gom của các địa phương và liên hệ kí kết hợp đồng mua trực tiếp đối với đầu mối này. Thiết lập mối quan hệ lâu dài với các chân hàng để đảm bảo việc có hàng thường xuyên để đáp ứng đủ hàng xuất khẩu. 2.1.2. Sản xuất chế biến và bảo quản hàng dược liệu. Công ty VIMEDIMEX thường xuất khẩu hàng hoá ở dạng thô, không qua chế biến. Vì vậy công ty cần phải thay đổi là xuất khẩu hàng hoá của mình đã chế biến rồi tạo thành những thành phẩm cụ thể sẽ đem lại lợi nhuận cho công ty nhiều hơn. Về vấn đề bảo quản hàng hoá thì mặt hàng dược liệu rất dễ bị biến đổi về chất lượng nếu không được bảo quản tốt. Bởi vậy, công ty cần phải đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị hiện đại để bảo quản dược liệu trong khi chờ xuất khẩu. Muốn làm được như vậy, người bảo quản phải hiểu rõ tính chất của dược liệu để có những biện pháp xử lí khi hàng có hiện tượng suy giảm về chất lượng. Cần tuyển dụng những nhân viên, cán bộ am hiểu về dược liệu. Để đảm bảo chất lượng hàng hoá sau khi tiếp nhận vẫn giữ được phẩm chất ban đầu các nhân viên phải có những hướng dẫn cụ thể về kĩ thuật bảo quản cho các cơ sở tiếp nhận hàng hoá tại các địa điểm thu mua cụ thể. Tuỳ từng loại hàng mà tổ chức đưa vào các kho khác nhau của công ty và được bảo quản một cách cẩn thận. Khi nhập hàng thì kho hàng phải đảm bảo các điều kiện sau: Kho hàng phải khô ráo thông thoáng. Nhiệt độ phù hợp với tính chất mặt hàng. Vệ sinh kho hàng thường xuyên để tránh côn trùng, nấm mốc... 2.1.3. Thực hiện tốt công tác kiểm tra chất lượng. Thực hiện tốt công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm là biện pháp quan trong để quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm. Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm được tiến hành tốt mới có thể hạn chế được sự chênh lệch chất lượng so với trình độ của thế giới, trình độ kiểm nghiệm và giám định của Việt Nam còn kém do trang thiết bị kiểm dịch lạc hậu, mang tính thủ công, trình độ của cán bộ kiểm nghiệm còn nhiều hạn chế. Do vậy, nhiều khi bạn hàng nước ngoài yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam phải đem hàng hoá đi kiểm nghiệm ở một nước khác hay một cơ quan giám định nước ngoài đóng tại Việt Nam khiến cho giá thành xuất khẩu tăng lên, dịch vụ trong nước lại không được dùng tới. Để thực hiện tốt hợp đồng xuất khẩu hàng dược liệu và hoà nhập vào thị trường thế giới ngày càng có những yêu cầu cao về tiêu chuẩn chất lượng. Chúng ta nhanh chóng nâng cao chất lượng công tác kiểm nghiệm và giám định cho phù hợp với yêu cầu của các nước bạn hàng bằng cách công ty chú trọng vào công tác chăm lo đào tạo, bồi dưỡng trình độ cán bộ công nhân viên, họ không chỉ là người quan trọng trong công tác kiểm tra chất lượng mà còn là cố vấn đắc lực trong việc tham gia sáng kiến cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó, cần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho hệ thống kiểm tra giám định chất lượng, hệ thống đo lường, hệ thống thông tin về tiêu chuẩn chất lượng. 2.1.4. Về phương thức thanh toán Thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty thường thanh toán bằng L/C. trước khi đến hạn thoả thuận trong hợp đồng công ty cần phải đôn đốc khách hàng mở L/C đúng hạn chỉ khi người mua mở L/C mới thể hiện rõ ý chí thực sự khách hàng muốn nhập hàng và thanh toán tiền hàng, là cơ sở để cho người bán thực hiện các bước tiếp theo trong hợp đồng. Khi đến kì hạn thanh toán, công ty tiến hành chuẩn bị bộ chứng từ thanh toán sao cho phủ hợp với L/C. Song song với việc đó, công ty phải thường xuyên liên lạc với khách hàng yêu cầu họ thanh toán tiền hàng đúng tiến độ. Trong nghiệp vụ thanh toán của công ty thì đa số các nghiệp vụ thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ L/C chỉ có một số ít sử dụng phương thức thanh toán bằng điện chuyển tiền (TT). Phương thức thanh toán bằng chuyển tiền (TT), công ty chỉ áp dụng đối với những khách hàng đã quen biết rất rõ, nắm vững tài chính của họ, số lượng hàng ít, do vậy nên công ty mạnh dạn hơn nữa trong việc sử dụng phương thức thanh toán này nhằm rút ngắn thời gian quay vòng vốn và việc thực hiện nghiệp vụ này cũng không phức tạp bằng L/C. Phương thức thanh toán băng L/C đảm bảo chắc chắn cho công ty nhận được tiền hàng, tuy nhiên khi sử dụng phương thức này công ty phải hết sức chú ý các điểm sau: loại L/C, ngân hàng mở, số tiền L/C, thời hạn L/C ...Bên cạnh đó thì công ty cần tạo mối quan hệ tốt với ngân hàng đại diện cho mình trong thanh toán cụ thể là ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). 2.1.5. Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên. Phần lớn các nhà quản lý doanh nghiệp nhà nước hoạt động thiếu bài bản, dựa nhiều vào kinh nghiệm, chạy theo thị hiếu thị trường nên không ít doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Vì vậy trong điều kiện hiện nay đất nước ta đang theo nền kinh tế thị trường nên môi trường kinh doanh sẽ phức tạp và khó khăn hơn, dẫn đến phải thay đổi cách nhìn nhận. Trong điều kiện mới đòi hỏi công ty phải có đội ngũ cán bộ công nhân viên xuất nhập khẩu giỏi về nghiệp vụ, nhạy cảm về thị trường. Muốn vậy công ty phải có chế độ đào tạo và đào tạo lại đội ngũ này để đáp ứng nhu cầu khắt khe của nền kinh tế thị trường, muốn vậy, công ty phải thường xuyên gửi cán bộ có năng lực đi học tập nghiên cứu các lớp cán bộ trong và ngoài nước. Mở các lớp đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ tin học trình độ ngoại ngữ tin học cho cán bộ. Đào tạo lại các cán bộ kĩ thuật có đủ khả năng kiểm tra, giám định hàng hoá đảm bảo chất lượng chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, công ty cần xây dựng lòng yêu nghề, tạo sự yên tâm trong công tác cho mỗi cán bộ, từ đó phát huy tinh thần tự giác của mọi người một cách trực tiếp hoặc thông qua công đoàn, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên, động viên tích cực họ lao động sáng tạo để giữ cho công ty phát triển ổn định. Công ty nên có chính sách tăng lương, chính sách tiền thưởng,... khuyến khích về tinh thần như tổ chức đi thăm quan, du lịch hàng năm... 2.1.6. Nâng cao hiệu quả của công tác giao hàng xuất khẩu: Khi có một quá trình giao nhận hàng hoá hợp lý công ty sẽ giao hàng tốt hơn từ đó đảm bảo thực hiện hợp đồng đúng tiến độ giữ uy tín kinh doanh. Để làm được việc này công ty phải có các giải pháp thích hợp như: - Trong mỗi bước của nghiệp vụ giao hàng acho tàu biển cần giao nhiệm vụ cụ thể cho một số cán bộ chuyên trách hoặc lập ra một phòng riêng do nhu cầu công ty lớn. Điều này giúp giao hàng nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm thời gian và tránh những chi phí không cần thiết. - Xây dựng các mối quan hệ mật thiết với các cán bộ điều độ cảng, các cán bộ hải quan của cảng. Làm được điều này là một thuận lợi để công ty thực hiện một cách nhanh chóng, thuận tiện thời gian bốc hàng, giảm thời gian chờ đợi...tránh tình trạng ách tắc hàng hoá dẫn đến giao hàng hoá chậm. - Ký kết hợp đồng lâu dài, nếu có thể công ty lên kế hoạch dài hạ trong xuất khẩu, từ đó đặt chỗ dài hạn với các công ty vận tải, các hãng tàu trong và ngoài nước nhằm giảm chi phí và thời gian, thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá. 2.1.7. Đối với khâu làm thủ tục hải quan. Thông quan hàng xuất khẩu sẽ được làm tại cửa khẩu, các nhân viên hải quan sẽ kiểm tra giấy tờ hàng hoá và đối chiếu xem tờ khai hải quan về hàng hoá xuất khẩu. Nếu có gì sai sót không hợp lý giữa các chứng từ đối chiếu với tờ khai hải quan hàng hoá sẽ bị giữ lại để xem xét cho đến khi có sự hợp lý mới thông quan được. Để tránh những sai sót khi khai trên các giấy tờ hải quan và nội dung các chứng từ thì đòi hỏi các cán bộ khai báo của công ty phải có chuyên môn cao, am hiểu về thủ tục hải quan và họ cần phải chuẩn bị đầy đủ chứng từ cần thiết cho việc kê khai. Khi khai báo hải quan, chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xoá đồng thời phải thông báo một cách chính xác và trung thực các điều kiện. Cần phải khai báo chính xác để tạo mọi điều kiện cho nhân viên hải quan đến kiểm tra hàng hoá. 3. Những giải pháp từ phía nhà nước 3.1 Hoàn thiện các chính sách 3.1.1. Chính sách thuế. Chính sách thuế cần phải khuyến khích những măt hàng dược liệu mà nhà nước ta có trữ lượng khai thác lớn, nhu cầu trong nước không tiêu thụ hết đồng thời hạn chế xuất khẩu nhữngmặt hàng dược liệu quí hiếm. Chính sách thuế phải có tác dụng khuyến khích các sản phẩm dược liệu đã qua chế biến. Khi cần có thể đánh thuế cao đối với doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm thô và thuế ưu đãi cho những sản phẩm tinh chế nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu. 3.1.2. Chính sách giá cả xuất khẩu dược liệu Một yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh đó là giá, đề ra chính sách giá hợp lý sẽ quyết định thành công trong kinh doanh, việc ra quyết định giá thường chưa nhạy bén, thông báo kiểm soát giá còn chậm, thiếu nhất quán trên cùng một thị trường, khu vực. Nhà nước trao quyền chủ động định giá cho doanh nghiệp, xoá bỏ cơ chế định giá sàn, giá trần. Tuy nhiên nhà nước có thể kiểm soát giá cả xuất khẩu dược liệu thông qua các biện pháp gián tiếp như: kiểm soát yếu tố hình thành giá để chống các biến động về giá trên thị trường, gây mất ổn định thị trường dược liệu và để chống sự hình thành giá cả độc quyền. Trong thời điểm hiện nay, nhà nước thi hành các chính sách để ổn định nền kinh tế. Song Nhà nước cần điều chỉnh tỷ giá hối đoái sao cho có lợi cho xuất khẩu hàng hoá nói chung và xuất khẩu dược liệu nói riêng khi cần thiết. Trong thời gian tới, do yêu cầu của quá trình tự do hoá thương mại, Việt Nam phải thực hiện các qui định của chương trình CEPT, APTA, và dần thích nghi với các nguyên tắc của WTO. Khi các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu bằng thuế quan dần bị bãi bỏ thì chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt sẽ là một trong biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu. Nâng cao tầm quan trọng của khâu thanh toán, làm thủ tục thanh toán với hàng nhập khẩu. 3.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu dược liệu. Thực tế công tác quản lý xuất khẩu của Nhà nước còn một số bất cập với các diễn biến của hoạt động xuất khẩu nhiều khi còn không ít thiếu sót và nhược điểm cần khắc phục, giải quyết. Về lâu dài, các qui định về xuất khẩu dược liệu hiện hành phải được bổ sung, sửa đổi nhằm: Thống nhất đầu mối quản lý, tổ chức xuất khẩu dược liệu vào Bộ Y tế bởi vì dược liệu vừa là mặt hàng mang tính kinh tế lại vừa là mặt hàng mang tính chất chuyên ngành. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về kiểm dịch chất lượng hàng hoá, nhãn hiệu và tiêu chuẩn hàng hoá dược liệu khi xuất khẩu. Đồng thời tăng cường các biện pháp chống buôn lậu, xuất khẩu hàng dược liệu. Bộ Y tế nên thành lập các hội thống nhất nhằm bảo vệ và tăng cường hiệu quả kinh doanh cho mỗi thành viên, tổ chức việc theo dõi sát diễn biến thị trường, tổ chức tốt các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế, cùng nhau bàn bạc và chia sẻ lợi ích, cơ hội của việc khai thác thị trường mới. 3.3 Hỗ trợ xuất khẩu hàng dược liệu. Hỗ trợ tài chính xuất khẩu bao gồm việc giảm thuế xuất khẩu, thực hiện các loại tín dụng thương mại lãi suất ưu đãi, giảm thuế quan bảo hộ và nhằm tránh hạn ngạch nhập khẩu. Trong trường hợp cần khuyến khích xuất khẩu mạnh có thể giảm thuế xuất khẩu, thực hiện chính sách giảm thuế hai lần, tức là giảm vào thu nhập phải chịu thuế hai lần chi phí để đẩy mạnh xuất khẩu. Trích một khoản quỹ dự trữ quốc gia bù lỗ cho xuất khẩu đối với việc xuất khẩu sản phẩm mới, hoặc xuất khẩu sang thị trường mới. Thực hiện phương thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu trong việc xuất khẩu, đăc biệt là xuất khẩu ra các thị trường mới. 3.4. Xúc tiến thương mại Chính phủ cần có quĩ khuyến khích công tác đẩy mạnh xúc tiến thương mại trên các thị trường chủ yếu của ngành dược liệu. Các cơ quan nghiên cứu của Chính phủ tổ chức xúc tiến thương mại cần cung cấp kịp thời các dự báo xu hướng tiêu dùng, tình hình thị trường để các doanh nghiệp có thể lập và điều chỉnh sản xuất, kinh doanh linh hoạt theo thay đổi của môi trường kinh doanh. Đồng thời phổ biến tư vấn về các chính sách tập quan thương mại, lộ trình hội nhập kinh tế của quốc gia là một đòi hỏi cần thiết của các doanh nghiệp hiện nay mà Chính phủ cần quan tâm hỗ trợ. 4. Một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng số lượng khách hàng, số lượng hợp đồng kinh tế. - Tạo uy tín với khách hàng: + Tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu của khách hàng. + Liên tục cải tiếnvà nâng cao chất lượng hàng hoá. + Coi ý kiến khách hàng là tiêu chuẩn quản lý chất lượng hàng hoá. + Đặt lợi ích khách hàng trong lợi ích công ty. - Đầu tư phát triển hơn nữa công tác Marketing : + Thành lập bộ chuyên sâu làm công tác Marketing tại công ty hay thêm chức năng marketing đối với phòng xuất nhập khẩu nhằm lập kế hoạch marketing cụ thể về hàng hoá, giá phân phối, xúc tiến đối với mặt hàng dược liệu của công ty để từ đó có những biện pháp cụ thể để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra. + Quan tâm đến công tác chào hàng và duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng truyền thống đồng thời thiết lập được mối quan hệ mới. - Bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ xuất nhập khẩu : + Đầu tư kinh phí để nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cho cán bộ phòng xuất khẩu. + Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ phòng kế hoạch xuất khẩu của công ty tham gia các hội nghị, hội thảo. Tóm lại, qua thực tế thực hiện hợp đồng ngoại thương ở Việt Nam và công ty VIMEDIMEX, tôi mạnh dạn kiến nghị những giải pháp trên đây mà tôi cho là hợp lý nhằm hoàn thiện hơn nữa việc thực hiện hợp đồng ngoại thương, nâng cao uy tín của của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và VIMEDIMEX nói riêng đối với bạn hàng quốc tế. Từ đó giúp chúng ta củng cố mối quan hệ bạn hàng với các doanh nghiệp nước ngoài và tìm thêm những đối tác mới, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam sớm hội nhập và tạo một hình ảnh Việt nam uy tín, là điểm hẹn của các doanh nghiệp và thương nhân nước ngoài. Mục lục Lời mở đầu Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo Danh mục tài liệu tham khảo Thực tiễn việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế rất sinh động và phức tạp, do vậy dù có cố gắng đến đâu cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định, rất mong sự đóng góp của các thầy cô và các bạn bè để khoá luận này được hoàn thiện. Kết Luận Quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là một quá trình phức tạp và sinh động, quá trình ấy đòi hỏi phải tuân thủ chặt chẽ về mặt pháp lý bởi hợp đồng ngoại thương được điều chỉnh bởi nhiều nguồn luật phức tạp, nhưng cũng có sự uyển chuyển linh hoạt trong việc thực hiện. Việc phân tích quy trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương và những thực tế ở Việt Nam, đặc biệt ở công ty VIMEDIMEX sẽ giúp các tác nhân liên quan nắm vững và hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng ngoại thương và từ đó có những giải pháp hợp lý nhằm thực hiện hiệu quả nhất hợp đồng ngoại thương ở đơn vị mình. Đó cũng là mục đích lớn nhất của khóa luận này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa KTNT, đặc biệt là GS-NGƯT Vũ Hữu Tửu đã giúp em hoàn thành khoá luận này. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình “Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương”- PGS-NGƯT Vũ Hữu Tửu, NXB Giáo Dục 1999. 2. Giáo trình” Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại” – GS-TS Nguyễn Thị Mơ, PGS_ TS Hoàng Ngọc Thiết, NXB Giáo Dục 1994. 3. Giáo trình “Thanh toán quốc tế” – PGS Đinh Xuân Trình, NXB Giáo Dục1996. 4. Giáo trình “Luật hợp đồng kinh tế”, Đại Học Luật Hà Nội. 5. Luật Thương mại Việt Nam 1997 6. Công ước Viên 1980 7. Incoterm 2000- Hướng dẫn sử dụng Incoterm 8. Nghiệp vụ Buôn bán Quốc tế - NXB Thanh niên 1995 9. Giáo trình Luật dân sự Việt Nam - Trường ĐH Luật 1997 10. Văn bản pháp lý hướng dẫn thi hành luật Thương mại - NXB Chính trị quốc gia 1998 11. Nghệ thuật đàm phán thương vụ quốc tế - NXB trẻ 12. Hợp đồng thương mại quốc tế - NXB Thống kê 1997

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT1012.doc
Tài liệu liên quan