SCORM cung cấp những đặc tả một cách chi tiết những kỹ thuật cơ bản trong eLearning, như metadata, gói nội dung (content packaging) và xác định cơ chế cho việc giao tiếp với việc học tập hoặc hệ thông quản lý nội dung học tập (LCMS). SCORM không phải là nội dung hay cách truyền đạt kiến thức. Ý nghĩa của SCORM cũng không phải là đề cao tính khuôn mẫu, đồng dạng về mặt nội dung, mà nó làm cho tất cả các nội dung đều phù hợp với một mức độ kỹ thuật nào đó để xử lý tốt hơn. Những nội dung LO được tạo ra bởi công cụ biên soạn bài giảng, không bị chi phối bởi SCORM
Chuẩn đóng gói giúp cho nội dung của các bài học, môn học, không phụ thuộc vào hệ thống quản trị nội dung học tập (LMS)
Do đặc tả về đóng gói nội dung của SCORM và IMS gần như giống nhau và SCORM được biết đến rộng rãi hơn, nên ở đây sẽ giới thiệu về chuẩn đóng gói nội dung của SCORM.
Một gói nội dung (Content Package – CP) trong SCORM có thể là một bài học, một môn học, hay là một thành phần nào đó có liên quan đến nội dung được đóng đóng gói. Hình dưới đây là thể hiện ở mức quan niệm của gói nội dung (Content Package )
81 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1015 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tổ chức và xây dựng bài giảng cho chương trình đào tạo từ xa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g rãi hơn, nên ở đây sẽ giới thiệu về chuẩn đóng gói nội dung của SCORM.
Một gói nội dung (Content Package – CP) trong SCORM có thể là một bài học, một môn học, hay là một thành phần nào đó có liên quan đến nội dung được đóng đóng gói. Hình dưới đây là thể hiện ở mức quan niệm của gói nội dung (Content Package )
Hình 3-3. Cấu trúc một gói nội dung ở mức quan niệm
Cốt lõi của đặc tả của gói nội dung (Content Package) là một file manifest. File manifest này phải được đặt tên là imsmanifest.xml. Như phần đuôi file đã đưa ra, file này phải tuân theo các luật XML về cấu trúc bên trong và định dạng.
Trong file này có bốn phần chính:
• Meta-data ghi các thông tin cụ thể về gói.
• Organizations là nơi mô tả cấu trúc nội dung chính của gói. Nó gần như một bảng mục lục. Nó tham chiếu tới các các tài nguyên và các manifest con khác được mô tả chi tiết hơn ở phần dưới.
• Resources bao gồm các mô tả chỉ tới các file khác được đóng cùng trong gói hoặc các file khác ở ngoài (như là các địa chỉ Web chẳng hạn).
• Sub-manifests mô tả hoàn toàn các gói được gộp vào bên trong gói chính. Mỗi sub-manifest cũng có cùng cấu trúc bao gồm Meta-data, Organizations, Resources, và Sub-manifests. Do đó manifest có thể chứa các sub-manifest và các sub-manifest có thể chứa các sub-manifes khác nữa.
Đặc tả này cho phép gồm nhiều môn học và các thành phần cao cấp khác từ các bài học đơn lẻ, các chủ đề, và các đối tượng học tập mức thấp khác.
3.4.3. Dạng đóng gói SCOs:
SCOs là kết quả đóng gói của một đối tượng học tập LO (bài giảng, môn học) theo chuẩn SCORM.
SCORM chia công nghệ của việc học tập eLearning thành các component chức năng. Một “asset” là tên gọi tượng trưng cho phương tiện truyền thông (media) như văn bản (text), hình ảnh (images), âm thanh (sound), hoặc bất kỳ mẩu dữ liệu của một trang
web client nào mà có thể phân phát. Hầu hết những dạng cơ bản của nội dung là một asset. Asset bao gồm những tập tin như là .doc, .wav, .jpeg, .fla, .mov, .gif, .avi và .html.
Một đối tượng nội dung chia sẻ hay “SCO” là một tập hợp của một hoặc nhiều assets, những asset này cấu tạo thành một learning object. Một SCO tương ứng với mẩu nội dung nhỏ nhất ở mức thấp nhất không thể chia nhỏ được nữa. Những mẩu nội dung (SCO) này sẽ được theo dõi, kiểm tra về các thông tin chi tiết bởi hệ thống quản trị việc học tập (LMS). Chỉ có một sự khác biệt nhỏ giữa SCO và một asset là SCO giao tiếp với một hệ thống quản trị việc học tập (LMS).
Đầu tiên, SCOs phải được tìm thấy trước khi SCOs
có thể được sử dụng. Chìa khóa để tìm SCOs là “metadata” hoặc là dữ liệu về SCO (dữ
liệu). Metadata được lưu trữ cùng với một SCO và có thể bao gồm những yêu cầu kỹ
thuật công nghệ, nội dung giáo dục, tựa đề, tác giả, số phiên bản và ngày tạo lập.
Quy trình “tập hợp nội dung” (content aggregation) cho phép SCOs được đóng gói lại với nhau để tạo nên một learning experience. Việc đóng gói bao gồm một tập tin manifest, tập tin này mô tả những nội dung của những gói và “những phiếu đặt hàng” (order) mà SCO được phân tán đến đó. Nó cũng thông báo với LMS rằng những nơi nào mà SCO được tìm thấy.
Một hệ quản trị việc học tập LMS là một hệ thống lưu trữ và phân tán nội dung. LMS có thể khởi chạy và giao tiếp với SCOs, và có thể thể hiện những chỉ thị chú ý về việc sắp xếp tuần tự của SCOs.
Sau đây sẽ trình bày thực nghiệm áp dụng chuẩn đóng gói SCORM để đóng gói các
LOs cụ thể trên công cụ đóng gói RELOAD EDITOR thành một SCO:
3.5.
Công cụ đóng gói RELOAD EDITOR:
Mục đích chính của công cụ RELOAD là tạo ra các bộ soạn thảo tuân theo các đặc tả đóng gói nội dung (Content Package) và Metadata. RELOAD Editor cho phép người dùng tổ chức, tổng hợp, và đóng các đối tượng học tập thành các gói nội dung tuân theo đặc tả của IMS và SCORM có bổ sung thêm Metadata. [7]
Trong lúc đóng gói, công cụ RELOAD sẽ tự động thêm tập tin:
imsmanifest.xml: cốt lõi của gói nội dung (Content Package), lưu trữ tất cả các thông tin về đối tượng muốn đóng gói và các tập tin , thư mục có liên quan đến đối tượng này.
Tên imsmanifest.xml có tính bắt buộc và tập tin này phải xuất hiện ở gốc của bất kỳ
gói nội dung hợp lệ nào.
Ngoài ra, Reload Editor còn tạo ra ba tập tin khác, mỗi tập tin này đều được đề cập đến trong tập tin manifest:
imscp_v1p1.xsd: bản sao cục bộ của tài liệu lược đồ XML gói nội dung (được đề cập trong tập tin manifest)
imsmd_v1p1.xsd: bản sao cục bộ của tài liệu lược đồ XML metadata (được đề cập trong tập tin manifest)
ims_xml.xsd: bản sao manifest)
cục bộ của tài liệu lược đồ XML (được đề cập trong tập tin
Thêm nữa, RELOAD Editor cho phép thêm vào Metadata trong khi đóng gói: tên metatdata và phiên bản (version) của nó.
Hình 3-6. Giao diện RELOAD Editor
3.5.1. Cách đóng gói một bài học, môn học:
Ta thực hiện việc đóng gói một LO cụ thể là tập tin csdl.xml, ngoài ra còn có môt số
tập tin và thư mục kèm theo, chứa trong thư mục testRE.
Hình 3-7. Thư mục testRE
Thư mục chứa gói nội dung kết quả là testReloadEditor.
Để đóng gói một đối tượng học tập, thực hiện qua 7 bước sau:
Bước 1. Nhóm tập hợp tất cả các tập tin và thư mục tài nguyên có liên quan đến đối tượng học tập muốn đóng gói
Bước 2. Mở công cụ RELOAD và cửa sổ làm việc:
• Mở cửa sổ làm việc của RELOAD (Start Ö Program Files Ö Reload Tool Ö
Reload Editor hoặc click vào shortcut Reload Editor trên desktop).
• Để đóng gói một bài giảng, môn học mới, click File Ö New Ö IMS Content Package. Một hộp thoại mở ra, cho phép chọn thư mục chứa kết quả đóng gói. Bạn chọn htư mục testReloadEditor.
• Một cửa sổ nới xuất hiện, tên là thư mục chứa kết quả đóng gói testReloadEditor, có ba frame: frame thứ nhất hiển thị cây cấu trúc các tập tin và thư mục (tree view), frame thứ hai hiển thị nội dung đóng gói chính (manifest view), frame còn lại hiển thị thông tin (khung nhìn thuộc tính: atttribute view) về các thành phần.
Hình 3-8. Content Package – testReloadEditor-Bước 2
Để tạo ra gói nội dung (content package), Reload tự tạo 4 tập tin:
imsmanifest.xml: cốt lõi của gói nội dung (Content Package), lưu trữ tất cả các thông tin về đối tượng muốn đóng gói và các tập tin , thư mục có liên quan đến đối tượng này. Tên imsmanifest.xml có tính bắt buộc và tập tin này phải xuất hiện ở gốc của bất kỳ gói nội dung hợp lệ nào.
Ngoài ra, Reload Editor còn tạo ra ba tập tin khác, mỗi tập tin này đều được đề cập đến trong tập tin manifest:
imscp_v1p1.xsd: bản sao cục bộ của tài liệu lược đồ XML gói nội dung (được đề cập trong tập tin manifest)
imsmd_v1p1.xsd: bản sao cục bộ của tài liệu lược đồ XML metadata (được đề cập trong tập tin manifest)
ims_xml.xsd: bản sao cục bộ của tài liệu lược đồ XML (được đề cập trong tập tin manifest)
Bước 3. Thêm tham chiếu đến Metadata:
Tại thời điểm này, Content Pakage chưa có nội dung, trước khi thêm nội dung vào, ta nên thêm vào trình giữ chỗ (placeholder), sau đó sẽ thêm vào metadata:
• Click chuột phải vào icon MANIFEST trong frame thứ hai – manifest, chọn Add Metadata, tiếp tục click chuột phải cào icon Metadata mới được thêm vào và chọn Add Schema.
• Chọn Schema và gõ vào ô textbox của frame thứ ba, giá trị của schema này là
IMS Content
• Click chuột phải icon Metadata một lần nữa và chọn Add Schema Version, gõ vào ô textbox xủa frame thứ ba, giá trị của schema version này là 1.2.2
Lúc này, mặc dù chưa có bất cứ metadata nào, nhưng Reload Editor đã định dạng bất kỳ metadata được thêm vào đều phù hợp với chuẩn IMS Metadata v.1.2.2
Hình 3-9. Content Package – testReloadEditor-Bước 3
Bước 4. Thêm các Items và Organisations:
Để thêm nội dung, dùng chức năng Import Resources.
• Click chuột phải vào thư mục testReloadEditor ở frame thứ nhất, chọn Import
Resources hoặc vào menu File Ö Import Resources
• Mở ra một hộp thoại mới cho phép chọn thư mục có tập tin cần đóng gói. Ở
đây chọn thư mục testRE.
• Trong thư mục này, chọn tập tin cần đóng gói là csdl.xml, ngoài ra, còn có thể chọn thêm các tập tin và thư mục con có liên quan đến tập in csdl.xml này bằng cách check vào ô checkbox Includes dependent files. Trong trường hợp này, chọn tất cả các tập tin và thư mục con nằm trong thư mục testRE.
• Click Open, nếu Reload Editor mở ra một hội thoại yêu cầu cho ghi đè lên những tập tin có sẵn thì click nút Yes.
• Bây giờ trên frame thứ nhất (bên trái) sẽ xuất hiện tất cả các tập tin và thư mục con trong thư mục testRE.
Hình 3-10. Content Package – testReloadEditor-Bước 4.1
Tạo một Organisation:
• Click chuột phải Organisation
• Chọn Add Organisation
• Đặt tên cho Organisation này là Main.
Thêm Items:
• Để thêm nội dung vào gói nội dung, thêm nội dung vào Organisation Main trên bằng cách kéo thả từng tập tin nội dung mới được thêm vào ở frame thứ nhất bên trái vào Organisation Main.
• Lúc này trong Resources cũng sẽ tự động thêm vào những tập tin và thư mục con như trong Main Organisation.
Hình 3-11. Content Package – testReloadEditor-Bước 4.2
Bước 5. Xem gói Package:
Để xem nội dung đóng gói trên trình duyệt web, click “Preview Content Package” trên thanh công cụ chính.
Một cửa sổ mở ra, một frame bên trái chứa các tập tin và thư mục con đã được đóng gói, frame bên phải trống.
Click chon “csdl” sẽ thấy như hình sau:
Hình 3-12. Content Package – testReloadEditor-Bước 5
Bước 6. Cấu trúc lại và đặt tên gói gợi nhớ
• Có thể đặt lại tên cho Main Organisation trước khi export.
• Hoặc có thể đặt lại tên cho các tập tin, thư mục con trong gói nội dung cho gợi nhớ và rõ nghĩa. Ở đây ta đổi tên tập tin “csdl” thành “Cơ Sở Dữ Liệu”
• Thay đổi cấu trúc bên trong gói nội dung bằng cách sắp xếp lại trật tự các tập tin, thu mục con trong gói nội dung. Cách thực hiện là “Move up” và “ Move Down”
• Xem lại lần nữa trứoc khi export.
Hình 3-13. Content Package – testReloadEditor-Bước 6
Bước 7. Lưu nội dung đóng gói (Content Package)
• Để lưu gói nội dung này, click icon Save.
• Gói nội dung được đóng gói thành file zip, vào File Ö Zip Conten Package. Ngoài ra còn có thể lưu “Preview” của gói nội dung.
Kết quả sau khi đóng gói xong sẽ cho ra một file .zip, chứa nội dung các thành phần
được đóng gói. Gói này phù hợp với chuẩn SCORM và metadata.
3.5.2. Mô hình của một LO được đóng gói bởi RELOAD:
Hình 3-14. Cấu trúc của một LO được đóng gói bởi RELOAD Editor
CHƯƠNG 4. LMS VÀ MOODLE
4.1. Giới thiệu về các hệ LMS:
4.1.1. Định nghĩa:
Quản lý các quá trình học:
LMS là thành phần thuộc bộ phận công nghệ trong hệ thống eLearning. LMS là phần mềm tự động hóa việc quản lý đào tạo.
LMS quản lý việc đăng ký khóa học của học viên, tham gia các chương trình có sự hướng dẫn của giảng viên, tham dự các hoạt động đa dạng mang tính tương tác trên máy tính và thực hiện các bảng đánh giá. Hơn thế nữa, LMS cũng giúp các nhà quản lý và giảng viên thực hiện các công việc kiểm tra, giám sát, thu nhận kết quả học tập, báo cáo của học viên và nâng cao hiệu quả việc giảng dạy.
LMS quản lý các tài nguyên trong các CSDL nội dung học tập thông qua các hệ thống quản lý đào tạo lớp học cho những ai phân phát việc đào tạo đa phương tiện qua các mạng địa phương và mạng rộng và các mạng Internet và Intranet. Nó cũng bao gồm các hệ thống cung cấp các lớp học ảo.
Tóm lại, hiểu theo một cách đơn giản thì LMS có nhiệm vụ quản lý các cơ sở dữ liệu như CSDL nội dung khóa học, CSDL học viên, CSDL theo dõi tiến trình học...
4.1.2. Đặc điểm:
Hệ LMS có hai đặc điểm chính là các thông tin về học viên và khóa học, bao gồm:
• Quản lý học viên: bao gồm việc ghi lại những thông tin cá nhân chi tiết về học viên như họ tên, nghề nghiệp, địa chỉ liên lạc,... và cung cấp tên truy cập và mật khẩu.
• Quản lý theo dõi các khóa học, quản lý nội dung các khóa học, ghi nhận lại các thông tin chi tiết về khóa học như:
o Mục tiêu kết quả sẽ đạt được sau khi kết thúc bài học, chương, khóa học
o Các điều kiện, kiến thức yêu cầu cần chuẩn bị trước khi tham gia khóa học
o Chú ý đến thời gian học, thường lượng tối thiểu cần thiết để hoàn thành khóa học
• Theo dõi tiến trình học của học viên: ghi nhận lại các lần truy cập vào các khóa học, ghi nhận các đánh giá thông qua các câu trả lời của học viện trên các bài kiểm tra tự đánh giá, hay trên các bài tập, bài thi cuối khóa. Các kết quả kiểm tra này cho biết học viên đó có hoàn thành khóa học đó hay không.
• Chi phí và phí tổn cũng sẽ cần thiết trong nhiều trường hợp
• Lập báo cáo: việc lập một bản báo cáo tốt là cần thiết và người sử dụng thường
xuyên được cung cấp tính linh hoạt trong các dữ liệu được rút ra và trong cách mà nó được đưa ra.
4.1.3. Chức năng:
Dựa vào các đặc điểm trên, ta có thể đưa ra danh sách các chức năng chính của LMS
như sau:
- Quản lý quá trình đăng ký học viên, truy nhập và tiến trình học
- Quản lý khóa học và lịch học, điều khiển bảng phân công học viên, điều khiển bảng liệt kê khóa học, cập nhật các khóa đào tạo mới, kèm theo nội dung học tập của các khóa học này.
- Quản lý giáo viên.
- Quản lý hoạt động kiểm tra
- Lập các báo cáo về hệ thống, tình hình học và học viên
- Tổ chức và quản lý các hoạt động cộng tác: hoạt động cộng tác được phân loại theo công nghệ sử dụng: đồng bộ hay không đồng bộ. LMS tổ chức, đảm bảo duy trì và quản lý các hoạt động này.
4.2. LMS Moodle:
Trong khóa luận “Tổ chức và xây dựng bài giảng cho chương trình đào tạo từ xa” này, chỉ quan tâm đến chức năng hỗ trợ tổ chức, quản lý bài giảng cho phép giáo viên upload bài giảng của các giáo trình trực tuyến của mình lên platform Moodle.
Trang chủ :
Số hiệu phiên bản : 1.5
Ngôn ngữ phát triển : PHP
Hệ cơ sở dữ liệu được hỗ trợ : MySQL, PostgreSQL Các chuẩn hỗ trợ : SCORM và IMS
Bản quyền : GNU Public License
4.2.1. Cài đặt:
Đang xét trên hệ điều hành Window:
Cách tốt nhất là sử dụng EasyPHP để làm hệ quản trị cho Moodle. Hiện nay Moodle có hẳn một chương trình cài đạt đã tích hợp với EasyPHP, chỉ cần chạy file này thì sẽ cài đặ cho cả hai Moodle và EasyPHP.
Moodle có khá nhiều hướng dẫn cài đặt rất rõ ràng. Trức khi cài đặt cần lưu ý một số
điểm sau:
1. Nếu trước đó, đã cài đặt MySQL, thì hãy gỡ bỏ nó ra, đồng thời phải xóa hết các tập tin MySQL, chắc chắn rằng đã xóa c:\my.cnf , c:\windows\my.ini và bất kỳ file my.ini, my.cnf trên máy tính .
2. Tương tự, nếu đã cài đặt PHP trước đó, thì phải xóa hết tất cả các file php4ts.dll,
php.ini trên máy.
3. Chạy tập tin Moodle1.5+andEasyPHP.exe download từ
4. Sau khi cài đặt xong, xuất hiện môt hộp hội thoại EasyPHP, phải cấu hình lại
EasyPHP trước khi chạy chương trình Moodle:
• Click vào icon E trên góc trái bên trên hộp hoại thoại. Chọn Configuration Ö PHP Extension, sẽ xuất hiện một cửa sổ mới PHP Extension. Check chọn php_gd2.
• Trong tập tin C:\EasyPHP\apache\php.ini, vào thay đổi memory_limit =
16M.
• Như vậy tiếp tục cài đặt theo các yêu cầu của Moodle.
4.2.2. Giao diện:
Moodle hỗ trợ giao diện dễ sử dụng cho cả người quản trị lẫn giáo viên và học viên: Giáo viên có các liên kết chức năng phục vụ cho các việc chính như đưa bài giảng lên
và quản lý học viên.
Học viên cũng có các liên kết chức năng phục vụ chính cho việc truy cập, tải bài học xuống và bài tập lên và tham gia các diễn đàn thảo luận để đưa ra các ý kiến riêng của mình. Ngoài ra còn có một số liên kết khác như chat, xem thông tin chi tiết người sử dụng, các nhóm người học...
Tuy nhiên, chưa có các liên kết multimedia (đa phương tiện) bao gồm hình ảnh và âm thanh.
Nói chung giao diện của Moodle tương đối đẹp mắt, dễ sử dụng, thỏa mãn được những
đòi hỏi cơ bản của người sử dụng thông thường.
4.2.3. Chức năng
Moodle có các khả năng, chức năng khá ưu việt như:
Ghi lại các hoạt động và thời điểm mà từng người sử dụng truy cập vào hệ thống nhưng không ghi lại thời điểm thoát khỏi truy cập.
Các diễn đàn thảo luận theo từng chủ đề mà người dùng có thể lựa chọn tham gia. Hỗ trợ rất nhiều loại ngôn ngữ.
Hỗ trợ tài liệu người dùng rất tốt.
Quản lý giáo viên và học viên dễ dàng. Hỗ trợ việc upload và download file.
Có tính sử dụng lại cao (có thể lưu giữ, sao chép dự phòng...)
Có tính sử dụng cao, thể hiện trong việc Moodle hiện đang là hệ thống được sử dụng nhiều và phổ biến trên toàn thế giới và ở Việt Nam.
Hỗ trợ việc lập kế hoạch giảng dạy và học tập: hệ thống hỗ trợ rất mạnh về lập kế hoạch học tập chung cho cả khóa học. Các tài liệu, bài giảng được ‘đính’ vào kế hoạch học tập.
Moodle là một hệ quản lý khóa học tập trung vào học viên, nó được thiết kế để trợ giúp những nhà giáo dục tạo các khóa học trực tuyến chất lượng nên nó có những ưu điểm vượt trội hơn so với các hệ thống khác. Nhờ đó, nó được sử dụng rất phổ biến trên toàn thế giới trong các trường đại học, trung học, các công ty và các giáo viên riêng lẻ.
Tuy nhiên Moodle còn yếu kém trong một số mặt như:
- Không mạnh trong tính năng chat (chỉ là các phòng Chat thông thường, đơn giản, không lôi cuốn người sử dụng)
- Không có tính năng gửi e-mail riêng và nội bộ.
- Hỗ trợ multimedia kém.
Nói chung, Moodle tập trung vào các khả năng dễ quản trị, dễ cấu hình, tập trung vào kế hoạch giảng dạy và các kiểu bài tập hết sức phong phú, tuy nhiên nó không hỗ trợ các chuẩn xây dựng bài giảng vì nó là LMS.
4.2.4. Mã nguồn và các thành phần phụ trợ
Mã nguồn của Moodle được thiết kế theo phong cách hướng đối tượng, vì vậy rất dễ dàng và tiện lợi cho các nhà phát triển muốn tham gia phát triển Moodle và các thành phần mở rộng cho phần mềm này. Trên website của phần mềm, tác giả Moodle đã đưa ra những tài liệu rất chi tiết để hỗ trợ các nhà phát triển xây dựng các thành phần phụ trợ để mở rộng nhiều hơn nữa các tính năng của phần mềm này.
Moodle cũng đưa ra một số thành phần phụ trợ có thể lắp ghép thêm vào hệ Moodle ngay tại phần ‘Tài nguyên’ (Resources) của trang chủ. Một số thành phần đang trong phát triển (được ghi chú là ‘Development’) nhưng có thể sẵn sàng lắp ghép với hệ thống hiện tại của người sử dụng bất cứ lúc nào.
4.2.5. Cách thêm mới một Course trong Moodle:
Ở đây, thực hiện thêm mới một course học trong Moodle với gói nội dung
CoSoDuLieu.zip được tạo ra ở phần 2.5.1 Cách đóng gói một bài học, môn học
Hình ảnh về Moodle:
Hình 4-2. Giao diện Moodle
• Trong frame “Administration” chọn “Cousre” xuất hiện một mà hình mới. Gõ tên vào loại Course sau đó nhấn vào nút “Add new course”
• Trong màn hình tiếp theo, nhập các thông tin theo yêu cầu, hoặc chọn lựa các lựa chọn.
Hình 4-3. Thêm môn học trong Moodle
Click “Save change” sau đó nhấn “Continue” màn hình mới, sẽ xuất hiện một màn hình khác:
Hình4-4. Giao diện quản lý một môn học trong Moodle Click vào nút “Turn editing on” để thay đỏi các thông tin của course này: Xuất hiện màn hình mới:
Click vào ComboBox “Add an Activity”, chọn “SCORM” upload bài giảng lên
Điền các thông tin vào trong màn hình này:
Hình 4-5. Thêm nội dung SCORM mới
Ở màn hình này, để upload một course pakage, nhấn nút “Choose or update a pakage”
dể upload một gói nội dung (gói này dược đóng gói phù hợp với chuẩn SCORM)
Một cửa sổ mới mở ra chọn “Upload file”. Thêm một cửa sổ mới nữa xuất hiện:
Hình 4-6. Upload file
nhấn “Browse” để chọn gói nội dung cần Upload, sau đó nhấn vòa nút “Upload this file”. Trong trường hợp này, sẽ chon gói nội dung “CoSoDuLieu.zip”
Một cửa sổ mới mở ra, check vào gói nội dung CoSoDuLieu.zip và click vào “Choose”. Sẽ quay về màn hình “Edit SCORM”. Sau đó nhấn nút “Save Change”. Màn hình mới xuất hiện sẽ là:
Hình 4-7. Các tập tin và thư mục liên quan đến nội dung học tập
Sau đó nhấn tiếp “Enter course” để vào trang màn hình chứa các tập tin gói nội dung CoSoDuLieu. Để xem bài giảng Cơ Sở Dữ Liệu, click vào “Co So Du Lieu” sẽ có kết quả như sau:
Hình 4-8. Bài học
Bây giờ là đã thêm mới xong môn học Cơ Sở Dữ Liệu vào Moodle.
PHẦN 2.THỰC NGHIỆM
CHƯƠNG 1. GIÁO TRÌNH TRỰC TUYẾN
Nội dung được đề cập, quan tâm trong khóa luận này là công cụ hỗ trợ các giáo viên biên soạn bài giảng, giáo trình cho chương trình đào tạo từ xa và cách trình bày, thể hiển các bài giảng, giáo trình này lên trang web cho các học viên có thể học tập dễ dàng.
1.1. Một số khái niệm:
• Giáo trình trực tuyến: Là giáo trình được lưu trữ và được hiển thị bằng các phương tiện tin học. Giáo trình trực tuyến bao gồm trong đó nhiều minh hoạ sinh động hơn theo nghĩa ít nhiều có tương tác với người học.[10]
• Môn học: Là một bộ phận của chương trình học, gồm những tri thức về một khoa học nhất định.[10]
• Bài giảng trực tuyến: Là một phần của giáo trình trực tuyến trình bày về một vấn đề và gói gọn trong khoảng từ 30 phút đến 60 phút. Một bài giảng trực tuyến thường gồm nhiều ý nhỏ.[10]
• Ý giảng: Nội dung được nói hay trình bày ra bằng lời.[10]
1.2. Cấu trúc của giáo trình trực tuyến:
1.2.1. Cấu trúc:
Giáo trình trực tuyến có cấu trúc tương tự như một giáo trình sách; có thể biểu diển dưới dạng một cây phân cấp như sau:
Môn học
• Giới thiệu
• Tác giả
• Mục tiêu
• Kiến thức yêu cầu
• Tóm tắt
• Tài liệu tham khảo
• Kết luận
• ThoiLuong
• NgayBienSoan
Bài giảng 1
• Giới thiệu
• Mục tiêu
• Tóm tắt
Ý giảng 1
Ý giảng 2
Văn bản Hình ảnh Âm thanh Video
Trang web
Bài giảng 2
Liên kết trong cùng môn học
Nội dung
Ý giảng n
Bài tập
Liên kết ý giảng của bài học trong môn học khác
Bài tập
Bài giảng n
Ý giảng của bài giảng trong môn học khác
Hình 1-1: Cấu trúc giáo trình trực tuyến
Theo hình vẽ trên, cấu trúc của một giáo trình trực tuyến sẽ trình bày về một môn học:
Môn học này bao gồm nhiều thông tin như Giới thiệu, Mục tiêu, Kiến thức yêu cầu (các môn học khác) trước khi học môn này, Tác giả biên soạn giáo trình trực tuyến này là ai, Tóm tắt những vấn đề chính sẽ trình bày trong môn học của giáo trình, Tài liệu tham khảo là những tài liệu mà người biên soạn cho là cần thiết, quan trọng đối với các học viên tham gia học tập với giáo trình trực tuyến.
Mỗi môn học có nội dung là các bài giảng và bài tập để các học viên có thể tự đánh giá
khả năng tiếp thu môn học của họ như thế nào.
Mỗi bài giảng cũng bao gồm các thành phần thông tin như giới thiệu, mục tiêu, tóm tắt. Nội dung chính của các bài giảng là các ý giảng.
Mỗi bài giảng cũng có bài tập để các học viên tự đánh giá phần kiến thức trong bài học vừa trình bày.
Ý giảng là những ý chính, là thành phần nội dung của bài giảng. Phần quan trọng nhất của ý giảng là phần diễn giải nội dung của ý giảng đó. Nếu như ý giảng có nội dung quá trừu tượng có thể cần có các ví dụ minh họa và một số giải thích cho các từ trong ý đó. Các từ bày thuờng là những từ đã (phải) biết trước. Ý giảng được thể hiện bằng các hình ảnh hoặc lời văn.
1.2.2. Các yêu cầu và hướng dẫn thực hiện giáo trình trực tuyến:
[10]Sau đây là một số hướng dẫn thực hiện một giáo trình trực tuyến. Phần quan trọng nhất của qui trình tập trung vào phần thể hiện các ý của các bài giảng.
(1) Xác định các vấn đề, nội dung về giới thiệu, mục tiêu, kiến thức yêu cầu và tóm tắt môn học.
(2) Tập hợp các tài liệu tham khảo cho môn học.
(3) Trình bày phần gồm nhiều bài giảng. Mỗi bài giảng sẽ giải quyết trọn vẹn một (số) vấn đề trong khoảng từ 30 đến 60 phút.
(4) Xác định mối quan hệ giữa các bài giảng theo một đồ thị kiến thức trình bày như trong hình 3.
(5) Đối với các bài giảng:
a. Định rõ giới thiệu, mục tiêu của bài giảng. b. Xây dựng tóm tắt của bài giảng.
c. Lựa chọn các ý cần trình bày. Nội dung mỗi ý giảng chỉ nên giới hạn trong một trang màn hình.
d. Dựa vào đồ thị kiến thức, xác định các kiến thức cần có để có thể hiểu
được ý này.
e. Xây dựng bài tập bài giảng. (6) Trình bày ý giảng.
a. Trình bày nội dung chính của ý giảng. Nội dung của ý giảng là một đoạn văn bản giới hạn trong 1 trang màn hình.
b. Nếu trong ý giảng có sử dụng các kiến thức đã được trình bày trong các ý hay bài giảng trước, dựa vào đồ thị kiến thức, thiết lập các liên kết (links) đến các ý giảng trước.
c. Nếu trong ý giảng có sử dụng các kiến thức của các môn học khác, cần xây dựng một ý giảng tham khảo để giải thích hoặc minh hoạ ý giảng này.
Các ý giảng này có thể là một màn hình văn bản, một hình ảnh hay một đoạn animation được soạn riêng và được liên kết vào ý giảng chính qua các links hay các từ khoá (keywords).
d. Nếu cần, có thể soạn thêm một số ví dụ minh họa theo hình thức tạo ý giảng tham khảo và để sẵn để người học, nếu cần, có thể chọn xem để hiểu rõ hơn về ý giảng chính.
e. Khi ý giảng có liên quan đến nhiều kiến thức (của các ý giảng khác trong môn này cũng như của các môn khác), cần xây dựng một số câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra việc hiểu của người học. Các câu hỏi trắc nghiệm này có thể có nhiều chọn lựa đúng để có thể biết được tại sao người học không hiểu bài. Nếu đây là ý giảng quan trọng (phải hiểu để có thể học tiếp), dựa vào cách trả lời trắc nghiệm sai của người học, nên khuyến cáo người phải học lại phần kiến thức nào ; nếu không (quá quan trọng), có thể giải thích thêm một số dòng và cho qua vì hy vọng người học sẽ hiểu rõ hơn khi học tiếp các kiến thức sau.
Sau đây là hình vẽ Đồ thị kiến thức:
Bài 1
Bài 2
Bài 3 Bài 4
Bài 5
Bài 6
Bài 7
Bài 8
Bài n
Hình 1-2: Đồ thị kiến thức
1.3. Công cụ soạn bài giảng, giáo trình trực tuyến:
Công cụ biên soạn bài giảng, giáo trình cho chương trình đào tạo từ xa là một công cụ hỗ trợ cho các giáo viên có thể soạn các bài giảng, giáo trình trực tuyến một cách dễ dàng. Các bài giảng, giáo trình được soạn trên công cụ này sẽ có cấu trúc tương tự như cấu trúc của giáo trình trực tuyến đã trình bày ở phần trên.
Công cụ này cũng tương tự như các chương trình soạn thảo khác như WindWords, PowerPoint, Tuy nhiên, do đã chọn cách tổ chức lưu trữ dữ liệu các giáo trình trực tuyến bằng các tài liệu XML, nếu ta soạn thảo các giáo trình trực tuyến trên WindWords thì các tập tin tài liệu XML chứa các giáo trình trực tuyến này chỉ có thể xem, chỉnh sửa dữ liệu trên chính công cụ WindWords. (Nếu mở một tập tin tài liệu XML được soạn thảo trên WindWords xem ở Notepad hoặc bất kỳ trình soạn thảo XML nào không phải là WindWords thì sẽ thấy rất nhiều ký tự phức tạp, gây rối mắt Ö khó có thể đọc, hiểu tài liệu XML này được).
Vì vậy, ta cần phải xây dựng một công cụ biên soạn bài giảng, giáo trình sao cho thân thiện và dể sử dụng với các giáo viên và nó cũng khắc phục được nhược điểm trên của WindWords.
Với công cụ soạn thảo bài giảng, giáo trình này, các giáo viên có thể biên soạn bài giảng, giáo trình trực tuyến ở trạng thái offline.
Những hỗ trợ của công cụ này là giáo viên biên soạn có thể click chọn vào những thành phần gợi ý có thể có trong từng phần phân cấp của cấu trúc giáo trình trực tuyến.
Ví dụ:
• Đầu tiên, khi bắt đầu soạn thảo một giáo trình trực tuyến, công cụ soạn bài giảng này sẽ gợi ý cho người biên soạn biết phải chọn nhập liệu vào một môn học.
• Sau khi đã chọn nhập liệu vào một môn học, thì công cụ sẽ gợi ý cho giáo viên phải chọn một trong các thành phần có trong cấu trúc của môt môn học như: Giới thiệu, Mục tiêu, Kiến thức yêu cầu, Tóm tắt, Tài liệu tham khảo, Bài giảng hay Bài tập.
•
Cứ thế tiếp tục cho đến khi soạn xong một giáo trình trực tuyến.
1.4. Cách trình bày, thể hiện bài giảng giáo trình trên web và lợi ích:
Sau khi các giáo trình trực tuyến này được soạn thảo xong theo đúng cấu trúc của một giáo trình trực tuyến, khi có yêu cầu của giáo viên muốn phân tán các giáo trình này cho các học viên tham gia khóa học của chương trình đào tạo từ xa, thì những giáo trình này sẽ được đưa lên và hiển thị trình bày chúng trên web.
Cách trình bày, hiển thị các bài giảng, giáo trình này trên web đòi hỏi phải thân thiện
với người dùng, dễ sử dụng và đẹp mắt. Có như vậy thì hiệu quả học tập trực tuyến của các học viên mới có thể nâng cao và đạt kết quả tốt.
Khi tham gia học tập với một giáo trình nào đó trong chương trình đào tạo từ xa, thông qua web, các học viên có thể tự học và làm các bài tập để tự đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức đã học trong giáo trình trực tuyến.
Hoặc trong khi học tập một giáo trình này mà kiến thức của một ý giảng nào đó được trình bày ngắn gọn, sơ lược trong giáo trình này lại là kiến thức đã được trình bày rất rõ ràng trong một ý giảng của giáo trình khác thì các học viên cũng có thể dễ dàng truy cập link đến ý giảng liên quan để có thể ôn, học lại phần kiến thức này.
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ CÔNG CỤ
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH TRỰC TUYẾN
2.1. Công cụ biên soạn giáo trình trực tuyến cho chương trình đào tạo từ xa:
Ở phần trên, ta đã xác định rõ cấu trúc của một giáo trình trực tuyến, và đã chọn được cách tổ chức, lưu trữ dữ liệu trên các tài liệu XML, vì vậy công cụ soạn bài giảng cho giáo trình trực tuyến phải là một công cụ soạn thảo tài liệu XML với các thẻ được định nghĩa trong lược đồ XML (XML Schema) tương ứng với cấu trúc của một giáo trình trực tuyến đã trình bày.
Hiện nay trong thế giới công nghệ thông tin, có rất nhiều mã nguồn mở, trong đó cũng có mã nguồn hổ trợ xây dựng trình soạn thảo tài liệu XML. Tiêu biểu là mã nguồn mở JAXE.
2.1.1. Mã nguồn mở JAXE:
2.1.1.1. Giới thiệu JAXE và các chú ý:
JAXE là source code mã nguồn mở trên website có địa chỉ:
Đây là một từ điển được tạo ra đầu tiên bởi Spell Checking Oriented Word Lists
(SCOWL). Có địa chỉ:
Sau đó được phát triển đến phiên bản 5 và được đăng ký bản quyền vào ngày 3 tháng 1 năm 2003 bởi Kevin Atkinson
SCOWL là một tập hợp danh sách các từ tách rời với những kích thước và chủng loại khác nhau, với dự định sẽ sử dụng trong chương trình kiểm tra lỗi.
Mã nguồn mở cho phép các quyền sau: sử dụng, sao chép, sửa đổi, phân tán và bán những danh sách các từ này, các tập lệnh kết hợp (associated scripts), các kết quả xuất ra được tạo ra từ các scripts, và tất cả các tài liệu cho bất kỳ mục đích gì mà không cần một khoản lệ phí nào, miễn là những thông tin, ghi chú về bản quyền và các thông tin về sự cho phép các quyền sử dụng đều được xuất hiện ở bất kỳ bản sao chép.
2.1.1.2. Các hổ trợ của JAXE:
Với công cụ mã nguồn mở JAXE, nếu cung cấp cho thư mục “config” của JAXE ba tập tin lần lượt như sau:
1. Tập tin lược đồ XML (XML Schema) .xsd: định nghĩa một cấu trúc đầy đủ và hợp lệ về một đối tượng A nào đó, từng thành phần có trong cấu trúc của đối tượng A sẽ tương ứng với một thẻ (tag): thành phần (element) hoặc một thuộc
tính (attribute).
2. Tập tin tài liệu XML với tên có cấu trúc như sau: _Jaxe_cfg.xml: tập tin này dùng để tổ chức các trình thực đơn (menu) trên màn hình giao diện JAXE, các menu này gợi ý và chỉ ra rằng sẽ có những thành phần nào có thể có trong một phần nào đó thuộc cấu trúc của đối tượng A, bằng cách sử dụng các thẻ, thành phần (element) tương ứng với các thẻ, thành phần (element) trong tập tin .xsd
3. Tập tin XSLT .xsl: chỉ ra cách các thành phần trong cấu trúc của đối trượng A sẽ được hiển thị ra như thế nào trên HTML, bằng cách chuyển đổi các thẻ, thành phần (element), các thuộc tính (attribute) thành các thẻ HTML.
Kết quả, đã có thể sẳn sàng sử dụng JAXE để soạn thảo một tập tin XML theo cấu trúc đã định sẳn ở tập tin .xsd. Ngoài ra JAXE còn hổ trợ kiểm tra tính hợp lệ của tập tin XML mà vừa sọan thảo, cũng như hổ trợ xem tập tin XML này, cùng với dạng hiển thị HTML của nó.
Như vậy, với sự hỗ trợ của mã nguồn mở JAXE, ta có thể xây dựng ba tập tin theo đúng yêu cầu của JAXE là: .xsd, xsl, _Jaxe_cfg.xml và có thể sử dụng JAXE một cách dễ dàng để biến JAXE trở thành công cụ biên soạn bài giảng cho chúng ta.
Do đó, để thực hiện điều này, công việc của chúng ta là phải xây dựng ba tập tin .xsd, .xsl, và _Jaxe_cfg.xml, sau đó đặt chúng vào thư mục “config” của JAXE và bắt đầu việc sử dụng JAXE như một công cụ soạn thảo bài giàng, giáo trình trực tuyến.
2.2. Ba tập tin .xsd, _Jaxe_cfg.xml, .xsl
Ở đây, để thuận tiện cho việc xử lý hiển thị phân chia các ý giảng ra thành từng trang màn hình, ta mặc định xem:
1. Bài mở đầu là bài bao gồm các thành phần “Giới thiệu”, “Mục tiêu”, “Tác giả”, “Kiến thức yêu cầu”, “Tài liệu tham khảo”, “Kết luận”, “Ngày biên soạn”, “Thời lượng”. Bài này có thể chi ra làm nhiều trang màn hình tùy theo độ dài ngắn của từng nội dung thành phần.
2. Thành phần ý giảng được xem là một trang màn hình. Do đó, thành phần ý giảng này được thay thế bởi thành phần “Trang”.
Như vậy, ban đầu khi biên soạn bài giảng, các giáo viên sẽ dùng thành phần “Trang” để ngầm hiểu là đã phân chia trang màn hình. Nội dung trong “Trang” là nội dung các ý giảng hoặc là nội dung của các thành phần ““Giới thiệu”, “Mục tiêu”, “Tác giả”, “Kiến thức yêu cầu”, “Tài liệu tham khảo”, “Kết luận”, “Ngày biên soạn”, “Thời lượng”, Nói cách khác, nội dung của bất kỳ thành phần nào cũng được thể hiện trong “Trang”.
2.2.1. Tập tin XML Shema – G3T.xsd:
Tập tin này mô tả lại cấu trúc của một giáo trình trực tuyến theo đúng với cấu trúc đã
trình bày ở phần trên.
Mỗi thành phần trong cấu trúc của giáo trình trực tuyến tương ứng với một thành phần (element) trong tập tin lược đồ XML .xsd. Sau đây là danh sách các thành phần (element) bao gồm cấu trúc từng thành phần (thành phần con và các thuộc tính), kiểu dữ liệu:
2.2.1.1. Thành phần scoMonHoc:
Thành phần scoMonHoc tương ứng với thành phần MonHoc trong cấu trúc của giáo trình trực tuyến và là thành phần gốc trong tài liệu XML lưu trữ giáo trình trực tuyến. scoMonHoc bao gồm nhiều thành phần con như scoTenBaiGiang, scoTenPhu, scoBaiGiang. Thuộc tính của scoMonHoc là id: mã môn học, thuộc tính này kiểu chuỗi.
Tên scoMonHoc
Loại (cấu trúc)
Cấu trúc phức bao gồm: scoTenBaiGiang, scoTenPhu, scoBaiGiang
Thuộc tính
id, kiểu chuổi
Chú thích
Thành phần gốc của một giáo trình trực tuyến là MÔN HỌC
Lược
đồ
2.2.1.2. Thành phần scoTenMonHoc:
Thành phần scoTenMonHoc dùng để đặc tả, lưu trữ nội dung tên môn học của giáo trình trực tuyến. scoTenMonHoc có kiểu cấu trúc là kiểu cấu trúc phức, chứa thành phần con là “vn”.
Tên scoTenMonHoc
Loại (cấu trúc)
Cấu trúc phức bao gồm: vn
Thuộc tính
Không có
Chú thích
Tên môn học
Lược
đồ
2.2.1.3. Thành phần scoBaiGiang:
Thành phần scoBaiGiang tương ứng với “BaiGiang” trong cấu trúc giáo trình trực tuyến ở mức thiết kế. Đây là thành phần có cấu trúc phức, bao gồm cac thành phần con: scoTenBaiGiang, scoTrang. Thuộc tính của thành phần này là id: mã bải giảng, có kiểu là kiểu chuỗi.
Tên scoBaiGiang
Loại (cấu trúc)
Cấu trúc phức bao gồm: scoTenBaiGiang, scoTrang
Thuộc tính
id: mã bài giảng, kiểu chuỗi
Chú thích
Lược
đồ
Bài giảng môn học
2.2.1.4. Thành phần scoTenBaiGiang
Thành phần scoTenMonHoc dùng để đặc tả, lưu trữ nội dung tên môn học của giáo
trình trực tuyến. scoTenMonHoc có kiểu cấu trúc là kiểu cấu trúc phức, chứa thành phần con là “vn”
Tên scoTenBaiGiang
Loại (cấu trúc)
Cấu trúc phức bao gồm: vn
Thuộc tính
Không có
Chú thích
Tên bài giảng
Lược
đồ
2.2.1.5. Thành phần scoTrang:
Thành phần này dùng để (xem như là mặc định) chứa các nội dung của giáo trình trực tuyến, bao gồm các nội dung như: giới thiệu, mục tiêu, kiến thức yêu cầu, tác giả, tài liệu tham khảo, kết luận, thời lượng, ngày biên soạn, nội dung từng ý giảng trong bài giảng của môn học và các phần bài tập.
Thành phần này có cấu trúc phức, chứa thành phần con là scoDoanVan và scoTomTat. Thuộc tính của thành phần này là id: mã trang, kiểu chuỗi và tieude: tên trang, kiểu chuỗi. Quy định nhập liệu id này là “X_Y”, trong đó: X là số thứ tự bài giảng có trong môn học, Y là số thứ tự trang trong bài giảng đang xét. Ví dụ, trang 1 trong bài giảng thứ 2 của mon học trong giáo trình tuyến có id là: “3-1”
Tên scoTrang
Loại (cấu trúc)
Cấu trúc phức bao gồm: scoDoanVan, scoTomTat
Thuộc tính
id: mã trang, kiểu chuỗi
tieude: tên trang, kiểu chuỗi
Chú thích
Nội dung phần giới thiệu, mục đích, tác giả, tài liệu tham khảo,.. và từng ý giảng sẽ được thể hiện trên một trang màn hình.
Lược
đồ
2.2.1.6. Thành phần scoDoanVan:
Thành phần này dùng để phân chia ranh giới giữa nội dung này và nội dung kia (ví dụ: giới thiệu và mục tiêu), thành đoạn văn (nhưng cũng không thật sự cần thiết). Thành phần này có cấu trúc phức, bao gồm thành phần con là “vn”.
Tên scoDoanVan
Loại (cấu trúc)
Cấu trúc phức bao gồm: vn
Thuộc tính
Không có
Chú thích
Phân chia các đoạn văn trong một trang màn hình
Lược
đồ
2.2.1.7. Thành phần scoTomTat:
Thành phần này tương ứng với thành phần “TomTat” trong cấu trúc giáo trình trực tuyến, dùng để lưu trữ các tóm tắt nội dung sẽ trình bày trong một trang màn hình, bài giảng, môn học. Thành phần này có cấu trúc phức, chứa thành phần con là “vn”
Tên
scoTomTat
Loại (cấu trúc)
Cấu trúc phức bao gồm: vn
Thuộc tính
Không có
Chú thích
Tóm tắt nội dung sẽ trình bày trong từng trang màn hình
Lược
đồ
2.2.1.8. Thành phần vn:
Thành phần này có cấu trúc phức tham chiếu đến nhóm (group) “text”
Tên vn
Loại (cấu trúc)
Cấu trúc phức tham chiếu nhóm “text”
Thuộc tính
Chú thích
vn là tên chung cho từng mục như: Giới thiệu, Mục tiêu, Kiến thức yêu cầu, Tác giả, Tài liệu tham khảo,...
Lược
đồ
2.2.1.9. Nhóm(Group) text:
Nhóm này dùng để gom nhóm
các thành phần GioiThieu, MucTieu, TacGia,
KienThucYeuCau, TacGia, link, demucSo, và các thành phần định dạng như: b, i, nhanmanh, nbsp,
Tên
Text
Loại (cấu trúc)
Nhóm các thành phần: GioiThieu, MucTieu, TacGia, demucDiem, link, scoBaiTap,
Thuộc tính
Không có
Chú thích
Nhóm các đề mục, định dạng, Giới thiệu, Mục tiêu, Kiến thức yêu cầu, Tác giả, Tài liệu tham khảo, và các thành phần khác,....
Lược
đồ
2.2.1.10. Thành phần GioiThieu:
Thành phần GioiThieu tương ứng với thành phần “GioiThieu” trong cấu trúc giáo trình
trực tuyến, dùng để giới thiệu về bài giảng hoặc môn học. Thành phần này chứa thành phần con là “vn”
Tên GioiThieu
Loại (cấu trúc)
Cấu trúc phức chứa thành phần “vn”
Thuộc tính
Không có
Chú thích
Giới thiệu môn học hoặc bài giảng
Lược
đồ
2.2.1.11. Thành phần MucTieu:
Thành phần MucTieu tương ứng với thành phần “MucTieu” trong cấu trúc giáo trình trực tuyến, dùng để nêu mục tiêu về bài giảng hoặc môn học. Thành phần này chứa thành phần con là “vn”
Tên MucTieu
Loại (cấu trúc)
Cấu trúc phức chứa thành phần “vn”
Thuộc tính
Không có
Chú thích
Lược
đồ
Mục tiêu của môn học hoặc bài giảng
2.2.1.12. Thành phần TacGia:
Thành phần TacGia tương ứng với thành phần “TacGia” trong cấu trúc giáo trình trực tuyến, dùng để lưu tác giả của bài giảng hoặc môn học. Thành phần này chứa thành phần con là “vn”
Tên TacGia
Loại (cấu trúc)
Cấu trúc phức chứa thành phần “vn”
Thuộc tính
Không có
Chú thích
Tác giả của môn học hoặc bài giảng
Lược
đồ
2.2.1.13. Thành phần KienThucYeuCau:
Thành phần KienThucYeuCau tương ứng với thành phần “KienThucYeuCau” trong cấu trúc giáo trình trực tuyến, dùng để mô tả những kiến thức các học viên cần chuẩn bị trước khi tham gia bài giảng, môn học cảu giáo trình trực tuyến này. Thành phần này chứa thành phần con là “vn”
Tên KienThucYeuCau
Loại (cấu trúc)
Cấu trúc phức chứa thành phần “vn”
Thuộc tính
Không có
Chú thích
Lược
đồ
Kiến thức các học viên cần chuẩn bị trước khi tham gia bài giảng, môn học cảu giáo trình trực tuyến này
2.2.1.14. Thành phần TaiLieuThamKhao:
Thành phần TaiLieuThamKhao tương ứng với thành phần “TaiLieuThamKhao” trong cấu trúc giáo trình trực tuyến, dùng để giới thiệu các tài liệu mà giáo viên xem là quan trọng và cần thiết mà các học viên có thể tham khảo khi học giáo trình trực tuyến này. Thành phần này chứa thành phần con là “vn”
Tên TaiLieuThamKhao
Loại (cấu trúc)
Cấu trúc phức chứa thành phần “vn”
Thuộc tính
Không có
Chú thích
Giới thiệu các tài liệu mà giáo viên xem là quan trọng và cần thiết mà các học viên có thể tham khảo khi học giáo trình trực tuyến này
Lược
đồ
2.2.1.15. Thành phần KetLuan:
Thành phần KetLuan tương ứng với thành phần “KetLuan” trong cấu trúc giáo trình trực tuyến, dùng để kết lại những nội dung đã trình bày trong từng bài giảng, môn học. Thành phần này chứa thành phần con là “vn”
Tên KetLuan
Loại (cấu trúc)
Cấu trúc phức chứa thành phần “vn”
Thuộc tính
Không có
Chú thích
Lược
đồ
Kết lại những nội dung đã trình bày trong từng bài giảng, môn học
2.2.1.16. Thành phần NgayBienSoan:
Thành phần NgayBienSoan tương ứng với thành phần “NgayBienSoan” trong cấu trúc giáo trình trực tuyến, dùng để lưu trữ ngày giáo viên biên soạn giáo trình trực tuyến. Thành phần này chứa thành phần con là “vn”
Tên NgayBienSoan
Loại (cấu trúc)
Cấu trúc phức chứa thành phần “vn”
Thuộc tính
Không có
Chú thích
Ngày giáo viên biên soạn giáo trình trực tuyến
Lược
đồ
2.2.1.17. Thành phần ThoiLuong:
Thành phần ThoiLuong tương ứng với thành phần “ThoiLuong” trong cấu trúc giáo trình trực tuyến, dùng để nêu lên thời gian cần thiết để học tập hoàn tất bài giảng hoặc môn học. Thành phần này chứa thành phần con là “vn”
Tên ThoiLuong
Loại (cấu trúc)
Cấu trúc phức chứa thành phần “vn”
Thuộc tính
Không có
Chú thích
Lược
đồ
Thời gian cần thiết để học tập hoàn tất bài giảng hoặc môn học
2.2.1.18. Thành phần scoBaiTap:
Thành phần này tương ứng với thành phần “BaiTap” trong cấu trúc của giáo trình trực tuyến ở mức thiết kế.
Tên scoBaiTap
Loại (cấu trúc)
Cấu trúc phức chứa thành phần “vn”, scoCauHoi, scoThoiLuong, scoDoKho
Thuộc tính
Không có
Chú thích
Bài tập sau khi hoàn tất bài giảng hoặc môn học
Lược
đồ
2.2.1.19. Thành phần scoDoKho:
Thành phần này dùng để nói lên mức độ khó của bài tập, bao gồm ba mức:
* : dễ, ứng dụng những kiến thức trong bài giảng, môn học.
** : trung bình
***: khó
Tên scoDoKho
Loại Kiểu chuỗi
(cấu trúc)
Thuộc tính
Không có
Chú thích
mức độ khó của bài tập, bao gồm ba mức:
* : dễ, ứng dụng những kiến thức trong bài giảng, môn học.
**: trung bình
***: khó
Lược
đồ
2.2.1.20. Thành phần scoThoiLuong:
Thời gian cần thiết để giải bài tập, kiểu chuỗi.
Tên scoThoiLuong
Loại Kiểu chuỗi
(cấu trúc)
Thuộc tính
Không có
Chú thích
Thời gian cần thiết để giải bài tập
Lược
đồ
2.2.1.21. Thành phần scoCauHoi:
Thành phần này bao gồm các thành phần con : scoThoiLuong, scoDoKho, scoTroGiup, scoDapAn và nhóm text. Dùng để lưu trữ đề bài câu hỏi và các nội dung của các thành phần con.
Tên
scoCauHoi
Loại (cấu trúc)
Bao gồm các thành phần con : scoThoiLuong, scoDoKho, scoTroGiup, scoDapAn và nhóm text
Thuộc tính
Không có
Chú thích
Dùng để lưu trữ đề bài câu hỏi và các nội dung của các thành phần con.
Lược
đồ
2.2.1.22. Thành phần scoTroGiup:
Thành phần này dùng để mô tả các gợi ý trợ giúp để học viên có thể giải bài tập. Thành phần này chứa nhóm text.
Tên scoTroGiup
Loại (cấu trúc)
Cấu trúc phức chứa nhóm text
Thuộc tính
Không có
Chú thích
Các gợi ý trợ giúp để học viên có thể giải bài tập
Lược
đồ
2.2.1.23. Thành phần scoDapAn:
Thành phần này dùng để mô tả đáp án bài tập. Thành phần này chứa nhóm text.
Tên scoDapAn
Loại (cấu trúc)
Cấu trúc phức chứa nhóm text
Thuộc tính
Không có
Chú thích
Đáp án của bài tập
Lược
đồ
2.2.1.24. Thành phần hinhanh
Đánh dấu vị trí liên kết hoặc xác định vị trí hiển thị hình ảnh, dùng để chèn thêm hình ảnh vào nội dung bài giảng môn học. Bao gồm các thành phần con: FICHIER, lienket, chuthich. Thành phần này có hai thuộc tính là hinhanhid và ten đều có kiểu chuỗi.
Tên Hinhanh
Loại Chứa nhóm text
(cấu trúc)
Thuộc tính
hinhanhid, ten: kiểu chuỗi
Chú thích
Đánh dấu vị trí liên kết hoặc xác định vị trí hiển thị hình ảnh, dùng để chèn thêm hình ảnh vào nội dung bài giảng môn học.
Lược
đồ
2.2.1.25. Thành phần FICHIER:
Dùng để chèn thêm hình ảnh hoặc animation vào trong bài giảng môn học.
Tên FICHIER
Loại Cấu trúc đơn
(cấu trúc)
Thuộc tính
Gồm các thuộc tính sau:
alt: kiểu chuỗi class: kiểu chuỗi label: kiểu chuỗi
type: là loại tập tin .jpeg, gif, png, mpeg, text, html
Chú thích
Tập tin hình ảnh hoặc animation được thêm vào trong bài giảng, môn học.
Lược
đồ
2.2.1.26. Thành phần lienket:
Liên kết đến một ý giảng khác hoặc một trang khác
Tên FICHIER
Loại (cấu trúc)
Chứa thành phần FICHIER
Thuộc tính
type: kiểu chuỗi, là các loại sau: baigiang, trang, doanvan, bảng, baitap, congthuc, html
Chú thích
Liên kết đến một ý giảng khác hoặc một trang khác.
Lược
đồ
2.2.1.27. Thành phần chuthich
Dùng để chú thích cho bảng hoặc hình ảnh. Chứa nhóm các thành phần text
Tên Chuthich
Loại (cấu trúc)
Chứa nhóm các thành phần text
Thuộc
type: kiểu
chuỗi, là các laọi sau: baigiang, trang, doanvan, bảng, baitap,
tính
congthuc, html
Chú thích
Liên kết đến một ý giảng khác hoặc một trang khác.
Lược
đồ
2.2.1.28. Thành phần link:
Liên kết đến một ý giảng khác hoặc một trang khác
Tên Link
Loại (cấu trúc)
Không có
Thuộc tính
referenceURL: kiểu chuổi: chỉ ra nơi muốn link đến
HTMLrefURL: kiểu chuổi: chỉ ra file .html và vị trí trong file HTML muốn link
đến
type: kiểu chuỗi, là các loại sau: scoTrang, html, xml
Chú thích
Liên kết đến một ý giảng khác hoặc một trang khác.
Lược
đồ
2.2.1.29. Thành phần vungbang:
Dùng để vẽ bảng. Chứa các thành phần: chuthich, bang. Thành phần này có các thuộc tính: vungbangid, ten đều có kiểu chuỗi
Tên Vungbang
Loại (cấu trúc)
Chứa thành phần con: chuthich, bang
Thuộc tính
vungbangid, ten: kiểu chuỗi
Chú thích
Dùng để vẽ bảng.
Lược
đồ
2.2.1.30. Thành phần bang:
Bảng theo dạng HTML. Dùng dể vẽ bảng Chứa thành phần con: tr tr: Dòng của bảng. Chứa hai thành phần con: th, td
td: Ô của bảng. Chứa nhóm thành phần text, có thuộc tính align để canh dòng: center, left, right, justify
th: Header của cột. Chứa nhóm thành phần text, có thuộc tính align để canh dòng:
center, left, right, justify
2.2.1.31. Các thành phần loại đề mục:
• demucDiem: Danh sách các điểm đề mục dùng để định dạng nội dung trình bày.
Chứa thành phần con demuc
• demucSo: Danh sách các đề mục điểm dùng để định dạng nội dung trình bày với thứ tự 1, 2, 3, Chứa thành phần con demuc
• demuc: Danh sách các điềm đề mục dùng để định dạng nội dung trình bày. Chứa nhóm thành phần text
• demucDinhNghia: Danh sách các đề mục điểm dùng để định dạng nội dung các
định nghĩa. Chứa thành phần con demucDN
• demucDN: Danh sách các điềm đề mục định nghĩa dùng để định dạng nội dung các định nghĩa. Chứa nhóm thành phần text
2.2.1.32. Thành phần congthuc
Công thức toán học: các ký hiệu toán học như alpha, beta,.. và các phép tính toán học như lấy căn, số mũ. Thuộc tính gồm có text, label, image: kiểu chuỗi
Tên congthuc
Loại (cấu trúc)
Không có
Thuộc tính
Chú thích
Công thức toán học: các ký hiệu toán học như alpha, beta,.. và các phép tính toán học như lấy căn, số mũ.
Lược
đồ
2.2.1.33. Các thành phần định dạng văn bản: nhanmanh: Dùng trong định dạng nội dung trình bày. i: kiểu chữ in nghiêng,.
b: kiểu chữ in đậm sup: số mũ
sub: chỉ số
br: xuống dòng
nbsp: thụt đầu dòng
2.3. Cách trình bày, thể hiện bài giảng giáo trình trên web:
Để học viên ở khắp nơi (phân tán) tham gia học tập có thể truy cập dễ dàng vào các giáo trình trực tuyến của chương trình đào tạo từ xa, thì đòi hỏi các giáo trình trực tuyến này phải được thể hiện trên web.
Cách trình bày thể hiện trên web của các giáo trình trực tuyến có dạng như sau:
Tên các bài học trong
môn học của GTTT Phần hiển thị nội dung của bài, tương
đương 1 trang màn hình
Tên môn học
Giáo trình trực tuyến
Trang 1 - n
Hình 2-1. Giao diện giáo trình trực tuyến
Tập tin để thể hiện các môn học lên web là tập tin G3T_myxstyle.xsl, G3T.xsl
Ngoài ra để hỗ trợ trình bày trên web còn có các tập tin: mystyle.css, mymenuskin.css, myscrips.js
3.1. Đánh giá:
CHƯƠNG 3. TỔNG KẾT:
Với yêu cầu đặt ra của đề tài, em đã thực hiện được:
3.1.1. Về phần nghiên cứu khảo sát một số cơ sở lý thuyết:
Sau quá trình tìm hiểu, thực hiện luận văn, em đã tìm hiểu và nắm đuợc các vấn đề:
• Hiểu được các định nghĩa, kiến trúc, ưu khuyết điểm của hệ thống eLearning.
• Tìm hiểu các đối tượng học tập (Learning Objects – LOs) trong ngữ cảnh
DLNET.
• Nắm được các chuẩn đặc tả hổ trợ cho việc đóng gói nội dung học tập SCORM (Sharable Content Object Reference Model) do ADL đưa ra và một số chuẩn của IMS.
• Cấu trúc của một gói nội dung SCOs (Sharable Content Objects)
• Công cụ đóng gói RELOAD Editor
• Hệ quản lý đào tạo (Learning Managerment System – LMS)
• Platform Moodle
Qua đó, em đã nắm được kiến trúc của một hệ thống eLearning phục vụ cho chương trình đào tạo từ xa, các ưu điểm và lợi ích của nó cùng với những khuyết điểm và những khó khăn cần phải khắc phục. Đồng thời biết được quy trình thực hiện cho một chương trình đào tạo từ xa từ bước xây dựng cấu trúc của bài giảng giáo trình, soạn thảo, đóng gói theo đúng các chuẩn đã tìm hiểu và đưa lên một hệ thống quản lý học tập cụ thể.
3.1.2. Về phần thực nghiệm:
Đề tài bước đầu đã đạt được những kết quả sau:
• Tạo công cụ biên soạn bài giảng, giáo trình trực tuyến có cấu trúc phù hợp với chuẩn SCORM
• Nội dung các ý giảng bao gồm các văn bản, hình ảnh, âm thanh, flash.
• Thể hiện nội dung các ý giảng trên trang một trang màn hình. Xử lý thành công cơ chế chuyển trang giữa các ý giảng.
• Liên kết các ý giảng trong cùng một bài hoặc các ý giảng ở các bài giảng khác nhau.
• Bài giảng sau khi được tạo ra từ công cụ biên soạn sẽ được đóng gói theo, SCORM nhờ vào RELOAD Editor thành các gói nội dung SCOs.
• Các gói nội dung SCOs này có khả năng tái sử dụng và tích hợp lên Moodle.
Do những nguyên nhân về mặt thời gian, bạn cùng nhóm không tiếp tục thực hiện đề tài từ ngày 1 tháng 4 năm 2005 đến nay và khả năng bản thân có hạn nên bên cạnh những mặt đã làm được, vẫn còn tồn tại những thiếu sót sau:
• Công cụ biên soạn giáo trình chưa thân thiện với người dùng.
3.2. Hướng phát triển:
Tiếp tục phát triển, khắc phục những nhược điểm chưa đạt được:
• Tính tiện dụng, thân thiện của công cụ biên soạn giáo trình JAXE
• Xây dựng công cụ sọan thảo giáo trình trên nền web.
• Xây dựng đồ thị kiến thức.
• Xây dựng thành một hệ thống eLearning hoàn thiện, có đầy đủ các hệ LMS.
LCMS, hỗ trợ mạnh cho việc giảng dạy, biên soạn giáo trình cho giáo viên, học viên có thể học tập dễ dàng và đạt hiệu quả cao trong học tập.
Tài liệu tham khảo
1. eLearning System & Technology.
2. eLearning Glossary.
3. eLearning.
4.
5. Learning Manager System
6. © 2004 Advanced Distributed Learning. All Rights Reserved. SCORM 2004 2nd
Edition Overview.
7.
8. Managed Learning Environment
9. Moodle Document.
10. Nguyễn Đình Thúc – Bùi Minh Từ Diễm – Phan Xuân Huy. Quy Trình Biên
Soạn Giáo Trình Trực Tuyến.
11. Phạm Hữu Khang (chủ biên). XML – Nền tảng & Ứng dụng. Nhà xuất bản lao
động.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8028.doc