Khóa luận Tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng - Thực trạng và phải pháp

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 LÍ LUẬN CHUNG VỀ TRANH CHẤP LÃI SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 6 1.1 Khái quát về hợp đồng tín dụng 6 1.1.1 Khái niệm 6 1.1.2 Đặc điểm 7 1.2 Lãi suất 8 1.2.1 Khái niệm 8 1.2.2 Phân loại lãi suất 10 1.2.3 Vai trò của lãi suất 14 1.3 Cơ chế điều hành lãi suất trong hoạt động cho vay của NHNN 14 1.3.1 Thời kì thực thi cơ chế quản lí nền kinh tế theo phương thức quản lí kế hoạch hóa tập trung (từ năm 1982 đến năm 1988) 14 1.3.2 Thời kì nền kinh tế bắt đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lí của Nhà nước (từ năm 1988 đến nay) 15 1.3.3 Tác động của lãi suất cho vay dưới sự điều hành của NHNN đến các TCTD và người đi vay 18 1.4 Tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng 20 1.4.1 Khái niệm 20 1.4.2 Đặc điểm của tranh chấp về lãi suất cho vay 20 1.4.3 Nguyên nhân và nội dung thường xảy ra trong tranh chấp về lãi suất 22 1.4.4 Cơ chế giải quyết tranh chấp trong HĐTD 23 1.4.5 Hậu quả của tranh chấp phát sinh từ HĐTD 24 Tổng kết chương 1 25 CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ TRANH CHẤP LÃI SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 26 2.1 Những vấn đề thực tiễn về tranh chấp lãi suất trong hợp đồng tín dụng 26 2.1.1 Thỏa thuận thay đổi lãi suất khi thời hạn chưa kết thúc 27 2.1.2 Lãi suất trong hạn và cách tính lãi trong hạn 32 2.1.3 Lãi suất nợ quá hạn và cách tính lãi đối với khoản nợ quá hạn 37 2.2 Giải pháp khắc phục 42 2.2.1 Thống nhất quy định về lãi suất đối với khoản nợ quá hạn 42 2.2.2 Hướng dẫn cụ thể về cách thức xác định tính hợp pháp của thỏa thuận lãi suất 44 2.2.3 Quy định thống nhất về chế tài phạt chậm trả 45 2.2.4 Quy định về hậu quả pháp lí đối với việc vi phạm pháp luật về thỏa thuận lãi suất 47 2.2.5 Áp dụng luật cạnh tranh về nội dung lãi suất trong hoạt động ngân hàng 49 Tổng kết chương 2 51 KẾT LUẬN 53 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO v PHỤ LỤC ix MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Qua 20 năm thực hiện hệ thống ngân hàng hai cấp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong quá trình đưa nền kinh tế đất nước từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, thông qua chức năng quản lí nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Đặc biệt trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ giữa năm 2008, NHNN đã thực hiện việc thay đổi cơ chế điều hành lãi suất như một trong những biện pháp hiệu quả nhằm ổn định tình hình thị trường tiền tệ trong nước. Ở mức độ vi mô, sự thay đổi cơ chế điều hành lãi suất này cũng có tác động không nhỏ đến quan hệ tín dụng giữa TCTD và các cá nhân, tổ chức. Số lượng tranh chấp HĐTD tăng lên rõ rệt kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tranh chấp xuất phát từ nhiều nguyên nhân, tuy nhiên đa số là người đi vay lâm vào tình cảnh khó khăn, không trả nợ cho TCTD. Khi những vụ việc như vậy được đưa ra xét xử, một vấn đề nảy sinh là số lượng HĐTD vi phạm pháp luật về mức lãi suất cho vay hoàn toàn không nhỏ. Sự thay đổi về cơ chế điều hành lãi suất của NHNN gián tiếp khiến nhiều TCTD lâm vào tình cảnh vi phạm pháp luật về lãi suất cho vay hoặc cố tình “lách luật” vì mục tiêu lợi nhuận. Tranh chấp HĐTD ảnh hưởng đến lợi ích của các bên tham gia quan hệ tín dụng nói riêng và xã hội nói chung. Giải quyết các tranh chấp này đúng quy định pháp luật và đảm bảo quyền lợi của các bên là một việc rất cần thiết. Trên thực tế, vẫn còn nhiều bất cập trong quá trình giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền. Một trong những nguyên nhân là sự không thống nhất và đầy đủ quy định của pháp luật. Hạn chế phát sinh và giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD là việc làm cần thiết và có ý nghĩa nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia quan hệ tín dụng, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế. Vấn đề cấp thiết được đặt ra là cần có sự nghiên cứu tương đối đầy đủ về các tranh chấp HĐTD mà nội dung là lãi suất cho vay, từ đó đề ra những hướng giải quyết thích hợp. Thêm vào đó, quá trình khảo sát tình hình nghiên cứu cho thấy chưa có công trình nào tập trung vào các tranh chấp lãi suất trong HĐTD, vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng – Thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục đích nghiên cứu của khóa luận này là: Thứ nhất, hệ thống và chỉ ra những tính chất cơ bản, nguyên nhân, nội dung và thực trạng giải quyết tranh chấp lãi suất trong HĐTD Thứ hai, đề xuất những kiến nghị nhằm khắc phục những bất cập trong quy định của pháp luật cũng như hạn chế và giải quyết các tranh chấp về lãi suất trong HĐTD. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu các tranh chấp về lãi suất cho vay trong HĐTD giữa TCTD và khách hàng vay vốn. Trong đó những tranh chấp có một phần nguyên nhân do sự thay đổi cơ chế điều hành lãi suất của NHNN sẽ được chú trọng hơn, đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2008 – 2009 đến nay, khi lãi suất cho vay có những biến động mạnh mẽ trên thị trường và NHNN đã có sự linh động trong công tác điều hành lãi suất. Khóa luận được nghiên cứu ở mức độ cử nhân nên chưa được sâu rộng đến mọi khía cạnh trong các tranh chấp về lãi suất. Tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu ở những vấn đề nổi cộm và đề xuất một số kiến nghị nhằm giải quyết các tranh chấp này. Công trình nghiên cứu này thể hiện một cách hệ thống nguyên nhân, nội dung và cách giải quyết các tranh chấp về lãi suất trong HĐTD giữa TCTD và người đi vay trong ba nội dung phổ biến. Các nội dung được đề cập là: thứ nhất, trong HĐTD thỏa thuận lãi suất cố định và thời hạn vay chưa kết thúc mà một trong hai bên yêu cầu điều chỉnh lãi suất cho vay khiến tranh chấp nảy sinh; thứ hai, các bên giao kết HĐTD và cả cơ quan chức năng khi xét xử có sự bất đồng quan điểm trong việc xác định mức lãi suất trong hạn và cách tính lãi suất trong hạn; thứ ba, những tranh chấp trong việc xác định lãi suất nợ quá hạn và cách tính lãi đối với khoản nợ quá hạn. Trên cơ sở thực tiễn về tranh chấp lãi suất, tác giả đề xuất những giải pháp mang tính pháp lý nhằm hạn chế và khắc phục các tranh chấp này. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khóa luận được nghiên cứu trên cơ sở các phương pháp của logic học, vận dụng phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử chủ nghĩa Mác – Lênin, kế thừa thành quả nghiên cứu trước đó, kết hợp với tình hình thực tiễn nhằm đưa ra những kiến nghị và giải pháp phù hợp. 5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Qua quá trình khảo sát về tình hình nghiên cứu, tác giả ghi nhận được tranh chấp HĐTD không phải là vấn đề mới mẻ trong hoạt động nghiên cứu chuyên môn. Từ năm 2002 tại trường Đại học Luật TPHCM đã có khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng” của tác giả Nguyễn Cao Cường. Năm 2003 có “Pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng - thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Kiều Anh Thư, hai công trình này được viết vào thời điểm trước năm 2004 khi Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 chưa có sự sửa đổi, bổ sung. Gần đây nhất là luận văn cử nhân của tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa, “Tranh chấp HĐTD ngân hàng – nguyên nhân và giải pháp qua thực tiễn giải quyết tại tòa án” năm 2008. Ngoài ra, tại trường Đại học Luật Hà Nội cũng có một số luận văn cử nhân như “Giải quyết tranh chấp HĐTD tại tòa án ở Việt Nam” của Lê Thúy Hằng năm 2003 hay “Giải quyết tranh chấp HĐTD tại tòa án – Những vấn đề lí luận và thực tiễn” của Nguyễn Thị Thu Hằng năm 2008. Tuy nhiên, các công trình này chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu về giải quyết những tranh chấp phát sinh từ HĐTD nói chung. Đáng chú ý trong đó có công trình năm 2008 của tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa nghiên cứu khá rộng về các giải quyết tranh chấp HĐTD, gồm tranh chấp về nghĩa vụ hoàn trả lãi và vốn, mục đích sử dụng vốn, tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng, gia hạn nợ và chuyển nợ quá hạn, chuyển nhượng hợp đồng và mua bán nợ, tranh chấp về lãi suất cho vay. Chính vì nghiên cứu rộng như vậy nên chưa đi sâu mọi khía cạnh của tranh chấp về lãi suất cho vay trong HĐTD. Cụ thể hơn về yếu tố lãi suất cũng có không ít công trình, đơn cử như khóa luận tốt nghiệp năm 2009 của tác giả Nguyễn Ban Mai “Pháp luật điều chỉnh lãi suất trong hoạt động ngân hàng”, Đại học Luật Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu của công trình này là pháp luật điều chỉnh lãi suất chứ không phải tranh chấp về lãi suất trong HĐTD. Tại Đại học Luật TPHCM có hai công trình liên quan là luận văn cao học của tác giả Lương Thị Hoàng Phương “Vai trò của pháp luật trong việc giải quyết nợ quá hạn tại NHTM của Việt Nam” năm 2009. Trong luận văn này, tác giả tập trung giải quyết vấn đề về nợ quá hạn, trong đó có đề cập đến việc sử dụng công cụ lãi suất đối với khoản nợ quá hạn và đưa ra một vài tranh chấp tiêu biểu cho vấn đề này. Nghiên cứu sâu về tranh chấp lãi suất cho vay trong HĐTD cho đến nay chỉ có luận văn cao học của tác giả La Hồng “Giải quyết tranh chấp về lãi suất cho vay trong HĐTD của TCTD tại tòa án” năm 2007, Đại học Luật TPHCM. Tuy nhiên, trong luận văn này tác giả tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật về lãi suất trong HĐTD đối với quan hệ kinh doanh thương mại, so sánh với lãi suất trong hợp đồng vay dân sự qua các thời kì, từ đó nêu rõ những mâu thuẫn trong quy định của pháp luật về lãi suất cho vay và sự áp dụng không nhất quán trong công tác xét xử tại tòa án và đưa ra những nhận định về việc giải quyết tranh chấp về lãi suất trong HĐTD. Tại Đại học Ngân hàng TPHCM, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về lãi suất trong hoạt động ngân hàng. Có thể phác họa thành hai hướng nghiên cứu chính. Thứ nhất, quản trị rủi ro lãi suất tại một số NHTM nhưng phạm vi nghiên cứu chỉ ở một số NHTMCP cụ thể nơi các tác giả thực tập, đặc biệt trong thời điểm 2008-2009 có nhiều biến động về lãi suất và cơ chế điều hành lãi suất của NHNN nên sự quan tâm ở mức độ cử nhân tăng nhiều hơn so với các năm trước đó. Hướng nghiên cứu này nổi bật với hai công trình cùng trong năm 2003 là luận văn thạc sĩ của Thạnh Hoàng Đăng Khoa “Tự do hóa lãi suất và những biện pháp hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM” và luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Loan, “Giải pháp hoàn thiện quản trị lãi suất tại NHTM Việt Nam”. Hướng nghiên cứu thứ hai là chính sách về lãi suất của nhà nước, tiêu biểu có luận án phó tiến sĩ khoa học kinh tế “Phương pháp xác định lãi suất ngân hàng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” của tác giả Hoàng Thị Loan năm 1996 và hai khóa luận tốt nghiệp năm 2009 “Tự do hóa lãi suất và tác động đối với nền kinh tế Việt Nam” của Nguyễn Minh Tuấn và “Giải pháp nâng cao hiệu quả điều hành lãi suất của NHNN Việt Nam” của Võ Thị Thùy Trang. Một cách tổng thể các công trình này được nghiên cứu ở những mốc thời gian khác nhau nhưng nhìn chung đều chú trọng giải quyết vấn đề dưới góc độ kinh tế chứ không phải góc độ pháp luật. Bên cạnh đó, có rất nhiều bài viết trên các tạp chí như Tạp chí ngân hàng, Tạp chí tài chính cũng nghiên cứu về lãi suất. Đặc biệt trong thời gian từ năm 2008 đến nay, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, thị trường tài chính Việt Nam cũng có nhiều biến động nên NHNN đã có chính sách về lãi suất gây ra những phản ứng khác nhau trong giới chuyên môn. Những bài viết này chủ yếu xem xét lãi suất dưới góc độ kinh tế và vai trò của lãi suất trong nền kinh tế thị trường hoặc đánh giá dưới góc độ lập pháp và hành pháp về cơ chế điều hành lãi suất của NHNN. Có thể nói, chưa có bài viết nào trên các tạp chí chuyên ngành đề cập đến nội dung tranh chấp lãi suất trong HĐTD. Riêng chỉ có một sự kiện đáng chú ý vào ngày 18/5/2010, tại Hà Nội, Hiệp hội ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Một số bài học cơ bản rút ra từ bản án về tranh chấp HĐTD liên quan đến hoạt động ngân hàng”. Nội dung của hội thảo không tập trung vào vấn đề đánh giá về hoạt động điều tra, khởi tố và xét xử của cơ quan điều tra và cơ quan tư pháp cũng như các chi tiết của luật, mà chỉ tập trung vào những vấn đề liên quan đến ngân hàng và khách hàng của ngân hàng. Qua đó, nội dung hội thảo này góp phần nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, giúp các TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả và bền vững. Như vậy, cho đến nay gần như không có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu sâu vào vấn đề tranh chấp HĐTD mà nội dung tranh chấp là lãi suất cho vay. Các hướng nghiên cứu liên quan đều tập trung vào tranh chấp HĐTD nói chung, giải quyết tranh chấp và vấn đề lãi suất dưới góc độ kinh tế. Từ đó có thể thấy rằng khóa luận “Tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng – Thực trạng và giải pháp” là công trình đầu tiên tập trung nghiên cứu về tranh chấp lãi suất trong HĐTD. 6. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN Khóa luận được trình bày với bố cục như sau: MỞ ĐẦU Chương 1: Lí luận chung về tranh chấp lãi suất trong hợp đồng tín dụng Chương 2: Những vấn đề thực tiễn về tranh chấp lãi suất trong hợp đồng tín dụng và giải pháp khắc phục

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1888 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng - Thực trạng và phải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rung bình mà khách hàng phải chịu cao hơn nhiều lần so với lãi suất thực tế. Đơn cử trường hợp tháng 12/2009, TAND quận Gò Vấp (TPHCM), xử sơ thẩm vụ tranh chấp HĐTD giữa NHTMCP T. với khách hàng L.Đ.H Hoàng Yến (2009), Tính lãi suất “trên trời”, Báo Pháp luật TPHCM, xem thêm tại /2009122711504885p1063c1016/tinh-lai-suat-tren-troi.htm . Diễn biến vụ việc như sau: tháng 02/2008, ông H. kí hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng T., thỏa thuận trong hợp đồng hàng tháng ông H. có trách nhiệm thanh toán toàn bộ dư nợ tối thiểu cho ngân hàng trước ngày đến hạn. Sau khi được cấp thẻ tín dụng hạn mức 15.000.000 đồng, ông H. đã rút gần 14.500.000 đồng để tiêu xài. Tháng 4/2008, ông H. thanh toán được khoảng 1.500.000 đồng cho ngân hàng. Tháng 7/2009, ngân hàng khởi kiện, và hai bên thỏa thuận ông H. trả góp mỗi tháng 2.000.000 đồng cho đến khi hết nợ. Tại tòa, đại diện ngân hàng xác định số tiền nợ cả gốc lẫn lãi của ông H. tính đến ngày xét xử là gần 40.000.000 đồng. Trong trường hợp hai bên hòa giải được, ngân hàng sẽ giảm cho ông H. hơn 8.500.000 đồng tiền phí vượt hạn mức và một phần phí thanh toán trả chậm. Số nợ còn lại ông H. phải thanh toán làm ba lần trong vòng hai tháng kể từ ngày hòa giải thành. Ngược lại, ông H. không đồng ý hòa giải bởi cho rằng ngân hàng tính lãi quá cao và đề nghị tòa xem xét. Tòa sơ thẩm cho rằng ngân hàng tính lãi không đúng như thỏa thuận trong HĐTD. Cụ thể, theo hợp đồng, tiền lãi được tính trên số tiền khách hàng rút kể từ ngày rút tiền nhưng thực tế ngân hàng lại tính lãi theo từng tháng trên số dư cuối kì của tháng trước (gồm nợ gốc, lãi tháng trước và các khoản phí phải trả của tháng trước). Đây là cách tính lãi cộng dồn nên từ số nợ gốc ban đầu chỉ hơn 14.000.000 đồng, sau 22 tháng, số nợ cả gốc lẫn lãi đã lên gần đến 40.000.000 đồng. Như vậy, lãi suất áp dụng theo cách tính này là khoảng 8%/tháng, cao hơn rất nhiều so với quy định pháp luật về cách tính lãi suất theo thỏa thuận giữa TCTD đối với khách hàng (thời điểm một số NHTM áp dụng lãi suất cao nhất sau khi tính cả các chi phí là 23 – 24%/năm như đã trình bày ở phần 2.1.1.2). Bên cạnh đó, theo hợp đồng thì sau 90 ngày kể từ ngày lập bản thông báo giao dịch, nếu chủ thẻ không thanh toán, thanh toán không đủ số tiền tối thiểu thì toàn bộ số dư nợ của chủ thẻ là nợ quá hạn và áp dụng lãi suất nợ quá hạn theo quy định của ngân hàng. Tính từ cuối tháng 5/2009 là đã quá 90 ngày ông H. không thanh toán đủ số tiền tối thiểu nên ngân hàng phải có trách nhiệm chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn, nhưng ngân hàng vẫn tiếp tục tính lãi suất theo cách cộng dồn lãi, phí vào nợ gốc. Tòa xác định lại tiền lãi và các khoản phí phát sinh theo hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng giữa hai bên chỉ là 21.000.000 đồng. Rõ ràng việc tính lãi cộng dồn là hoàn toàn sai so với quy định của pháp luật, xâm phạm đến lợi ích của người đi vay. Khác với vụ việc này, trường hợp dưới đây có nội dung lãi suất xảy ra tranh chấp nhưng nguyên nhân lại không phải lỗi trong cách tính lãi từ phía TCTD. Vụ việc Ngân hàng Công thương Việt Nam (sau đây gọi là VietinBank) kiện Công ty TNHH thương mại Đại Hỷ (sau đây gọi là công ty) có nội dung như sau: Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Sóc trăng và công ty TNHH thương mại Đại Hỷ kí HĐTD số 32/HĐTD ngày 03/02/2004. Số vốn vay 2.000.000.000 đồng. Lãi suất vay là 0,85%/tháng. Đến này 03/02/2006 hai bên kí phụ kiện hợp đồng điều chỉnh lãi suất là 0,95%/tháng, đến ngày 18/7/2006 tiếp tục kí phụ kiện hợp đồng điều chỉnh lãi suất là 1,1%/tháng. Thời hạn vay là 60 tháng. Tiền nợ gốc chia làm 10 kì (6 tháng trả một kì vào ngày 04 tây, kì thứ nhất bắt đầu vào ngày 04/8/2004, kì cuối ngày 04/02/2009). Công ty trả vốn đúng kì trả nợ và tiền lãi, đến kì thứ 6 thì công ty không thực hiện đúng thỏa thuận và tính đến ngày 03/6/2007 công ty còn nợ vốn gốc của ngân hàng là 1.000.000.000 đồng, ngày 14/6/2007 và 29/5/2008 công ty có trả tiền nợ gốc lần lượt là 147.530.000 đồng và 150.000.000 đồng. Tính đến ngày 30/5/2008 công ty còn nợ lại ngân hàng tiền gốc là 502.470.000 đồng và tiền lãi từ ngày 03/6/2007 đến thời điểm tòa đưa vụ việc ra xét xử. VietinBank yêu cầu công ty trả tiền nợ gốc và tiền lãi chưa trả. Phía công ty Đại Hỷ cho rằng phải tính lãi theo lãi suất cơ bản của NHNN quy định, đồng thời yêu cầu tính lại phần lãi suất mà công ty đã trả vượt quá mức lãi suất cơ bản của NHNN quy định và khấu trừ vào số tiền vốn vay. TAND tỉnh Sóc Trăng xem xét vào thời điểm công ty vi phạm hợp đồng là ngày 03/6/2007, căn cứ theo Quyết định số 1143/QĐ-NHNN ngày 29/5/2007 thì vào thời điểm vi phạm hợp đồng mức lãi suất cho vay không được vượt quá 1,03%/tháng. Xét thời điểm thỏa thuận của hợp đồng mức lãi suất 0,85%/tháng, sau đó điều chỉnh là 1,1%/tháng, nhưng tính bình quân mức lãi suất bị đơn đã trả cho nguyên đơn không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố nên không chấp nhận yêu cầu của bị đơn. Căn cứ vào Khoản 5 Điều 474 và Khoản 1 Điều 476 BLDS 2005, tòa xác định mức lãi suất là 1,03%/tháng. Từ tranh chấp trên có thể thấy rằng khi giải quyết vụ việc này, tòa sơ thẩm không xem xét thỏa thuận lãi suất trên từng thời điểm so với quy định của pháp luật mà lại chia bình quân lãi suất trong toàn thời gian thực hiện để xác định tính hợp pháp của thỏa thuận lãi suất. Với cách xác định bằng lãi suất bình quân như vậy, phía bị đơn phải chịu thiệt. Rõ ràng đây là một cách xác định lãi suất không đúng với quy định của pháp luật. Tóm lại, tranh chấp về lãi suất trong hạn và cách tính lãi trong hạn tập trung ở ba vấn đề: Một là, cơ quan xét xử không nhất quán khi vừa áp dụng trần lãi suất cho vay bằng 150% lãi suất cơ bản cho cả giai đoạn được phép thỏa thuận lãi suất trước ngày 19/5/2008; vừa không áp dụng mức trần với thỏa thuận lãi suất trong giai đoạn từ 19/5/2008 về sau. Hai là, tranh chấp lãi suất do TCTD tính lãi cộng dồn gây thiệt hại cho khách hàng. Ba là, cơ quan xét xử chia bình quân lãi suất trong thời gian vay để xác định tính hợp pháp của thỏa thuận lãi suất trong từng giai đoạn tương ứng với từng cơ chế điều hành lãi suất của NHNN. Từ các vấn đề này, tác giả sẽ đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế và khắc phục ở phần 2.2. Lãi suất nợ quá hạn và cách tính lãi đối với khoản nợ quá hạn Lãi suất nợ (gốc) quá hạn là một trong những nội dung thường xảy ra tranh chấp nhiều nhất trong hoạt động tín dụng. Trên thực tế việc áp dụng cách tính lãi suất nợ quá hạn còn nhiều vấn đề chưa được rõ ràng. Như đã trình bày ở phần 1.2.2.2, hiện nay trong pháp luật Việt Nam có hai quy định không thống nhất về cách thức tính lãi suất quá hạn. Theo đó, có nhiều tranh chấp xảy ra về cách tính lãi suất nợ quá hạn mà nhiều bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị vì lí do này. Trên thực tế, cơ quan tài phán không hoàn toàn cũng nhất quán trong quá trình giải quyết. Việc áp dụng quy định của pháp luật chuyên ngành hay quy định của BLDS cũng chứng tỏ không ít sự lúng túng của cơ quan có thẩm quyền. Một số vụ việc cụ thể như sau có thể chứng minh rằng việc áp dụng pháp luật vẫn còn nhiều bất cập khiến quyền lợi của các bên tranh chấp bị ảnh hưởng. Trở lại với vụ việc VietBank và bà Phan Ngọc H. ở trên. Về lãi suất nợ quá hạn, TAND tỉnh Sóc Trăng tuyên từ 28/11/2008 đến 28/9/2009 áp dụng Quyết định số 2024/QĐ-NHNN ngày 26/8/2009 lãi suất cơ bản là 7%/năm, lãi suất quá hạn là 10,5%/năm, bằng 0,875%/tháng. Do đó lãi quá hạn là 250.000.000 x 11 tháng x 0,875% = 24.062.500 đồng. Tương tự, bản án số 07/2009/DS-ST ngày 06/10/2009 giữa VietBank với bà A. và ông T., TAND tỉnh Sóc Trăng cũng tuyên áp dụng lãi suất nợ quá hạn là 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố vào thời điểm xét xử sơ thẩm là 7%/năm (theo Quyết định số 2232/QĐ-NHNN ngày 24/9/2009). Ở cả hai vụ việc này, VietBank đều kháng cáo về việc áp dụng lãi suất nợ quá hạn. VietBank cho rằng theo Khoản 2 Điều 11 của Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN, lãi suất quá hạn phải được xác định bằng 150% lãi suất trong hạn trong hợp đồng là 150% x 1,75%/tháng. Tòa phúc thẩm TANDTC tại TPHCM xét xử phúc thẩm cho rằng việc áp dụng quy định của BLDS 2005 là hợp pháp và không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn tại bản án số 56/2010/KDTM-PT và 57/2010/KDTM-PT cùng ngày 08/4/2010. Khác với hai vụ việc trên, trong vụ “Ly hôn và tranh chấp tài sản” sau đây, cơ quan chức năng lại đưa ra cách giải quyết ngược lại. Ông Trịnh Xuân B. và bà Lê Thị Thanh N. kí với NHTMCP Á Châu (sau đây gọi là ACB) hai HĐTD. Hợp đồng thứ nhất PHT.CN.01080907 ngày 10/9/2007 và HĐTD trung, dài hạn số 29900799 ngày 10/9/2007, nợ vốn 1.744.447.000 đồng nợ gốc và lãi 146.533.546 đồng. Hợp đồng thứ hai PHT.CN.01171107 ngày 19/11/2007 và HĐTD trung, dài hạn số 32276929 ngày 20/11/2007, tổng số tiền 633.326.000 đồng nợ vốn và 34.075.314 đồng nợ lãi. Bản án sơ thẩm số 61/2009/HNST ngày 31/12/2009 của TAND quận 10 (TPHCM) tuyên tiền lãi của ACB sẽ được tính tiếp tục kể từ ngày 01/01/2010 với mức lãi suất cơ bản theo quy định của NHNN trên tổng số dư nợ gốc thực tế cho đến khi trả hết nợ gốc căn cứ vào BLDS 2005. Sau đó ACB kháng cáo cho rằng ông B., bà N. phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn từ 01/01/2010 đến ngày trả dứt nợ. Tòa phúc thẩm TANDTC tại TPHCM chấp nhận kháng cáo của ACB. Có thể thấy rằng cùng một tình tiết và cùng Tòa phúc thẩm TANDTC nhưng cách thức giải quyết vụ việc lại khác nhau, tương ứng với hai cách tính lãi suất quá hạn. Cách thứ nhất theo quy định tại Khoản 5 Điều 474 BLDS 2005 thì lãi suất quá hạn được tính không vượt quá 150% lãi suất cơ bản. Trong khi đó cách tính thứ hai căn cứ vào pháp luật chuyên ngành là Khoản 2 Điều 11 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN lãi suất quá hạn không vượt quá 150% lãi suất trong hạn. Khi áp dụng quy định về lãi suất nợ quá hạn của BLDS, người bị thiệt hại sẽ là TCTD, vì lãi suất cho vay trong hạn luôn cao hơn so với lãi suất cơ bản của NHNN quy định. Ngoài ra, tranh chấp không chỉ xảy ra ở việc tính lãi suất nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản hay lãi suất trong hạn, mà còn tranh chấp ở việc xác định thời điểm bắt đầu áp dụng lãi suất nợ quá hạn lẫn thời điểm kết thúc. Trong tranh chấp giữa VietBank và bà A., ông T. như đã trình bày ở trên, TAND tỉnh Sóc Trăng tuyên tuyên lãi suất quá hạn được tính đến ngày thi hành án xong. Tuy nhiên, cũng do TAND tỉnh Sóc Trăng xét xử bản bán số 06/2009/DS-ST ngày 28/9/2009 giữa nguyên đơn cũng là VietBank và bà Phan Ngọc H., TAND tỉnh Sóc Trăng lại áp dụng lãi suất nợ quá hạn từ ngày phát sinh nợ quá hạn cho đến ngày ra bản án. Trong khi đó tại khoản 3, phần I Thông tư liên tịch số 01/TTLT giữa Tòa án nhân dân tối cao – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ tư pháp – Bộ tài chính về việc xét xử và thi hành án về tài sản ngày 19/6/1997 quy định tòa án phải ra quyết định buộc bên có nghĩa vụ về tài sản phải thanh toán khoản tiền lãi kể từ ngày giao dịch cho đến khi thi hành án xong. Do đó, nội dung này bị ngân hàng kháng cáo lãi suất nợ quá hạn với khoản nợ gốc của bà H. phải được áp dụng từ thời điểm phát sinh nợ quá hạn cho đến khi thi hành án xong mới đảm bảo quyền lợi của nguyên đơn. Kháng cáo được Tòa phúc thẩm TANDTC tại TPHCM chấp nhận và sửa bản án sơ thẩm. Trong vấn đề này không phải do pháp luật quy định không chặt chẽ mà do việc áp dụng pháp luật của TAND tỉnh Sóc Trăng không nhất quán. Không chỉ TAND tỉnh Sóc Trăng có quyết định trái với quy định của pháp luật mà TAND quận 12 (TPHCM) cũng ra quyết định trái luật, nhưng nội dung có sự khác biệt. Bản án số 162/2009/DS-ST ngày 16/7/2009 của TAND quận 12 về tranh chấp giữa nguyên đơn là ACB và ông Nguyễn Tuyển Q. tuyên kể từ ngày nguyên đơn có đơn yêu cầu thi hành án, nếu bị đơn chưa giao đủ số tiền còn nợ thì hàng tháng bị đơn còn phải trả thêm cho nguyên đơn số tiền lãi theo lãi suất cơ bản do NHNN công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán. Như vậy thời gian phát sinh lãi suất nợ quá hạn tính từ ngày nguyên đơn có yêu cầu thi hành án. Thêm vào đó trong vụ việc này TAND quận 12, TPHCM đã áp dụng Khoản 2 Điều 305 BLDS 2005 về trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ là không phù hợp, lẽ ra TAND quận 12 phải áp dụng Khoản 5 Điều 474 BLDS 2005 hoặc Khoản 2 Điều 11 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN. Hầu hết các quyết định không phù hợp với quy định về thời điểm áp dụng lãi suất nợ quá hạn của tòa án cấp sơ thẩm đều bị kháng cáo lên tòa cấp phúc thẩm và bản án sơ thẩm đều bị sửa. Thực trạng áp dụng quy định pháp luật tại cơ quan xét xử vẫn còn nhiều thiếu sót mặc dù quy định đã rất rõ ràng, cụ thể. Từ đây đặt ra vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ Tòa án. Tuy nhiên, đó không phải vấn đề pháp lý nên trong phạm vi khóa luận này, tác giả không nghiên cứu sâu hơn. Bên cạnh đó, tranh chấp còn có thể phát sinh từ sự bất đồng quan điểm giữa hai bên đương sự về thời điểm bắt đầu tính lãi quá hạn. Trong phần 1.2.2.2, tác giả đã trình bày về thời điểm chuyển khoản nợ từ nợ trong hạn sang nợ quá hạn theo pháp luật hiện hành chính là khi khoản nợ vay không được trả đúng hạn, được TCTD đánh giá là không có khả năng trả nợ đúng hạn và không chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì số dư nợ gốc của HĐTD đó là nợ quá hạn. Tuy vậy, không phải lúc nào pháp luật cũng được các bên nhận thức đầy đủ. Điển hình cho vấn đề này là vụ án giữa VietinBank và công ty TNHH thương mại Đại Hỷ. Công ty này kháng rằng trong số tiền lãi 633.268.927 đồng mà công ty đã trả đến tháng 6/2007 ngân hàng có tính lãi suất quá hạn không đúng. Theo HĐTD kí ngày 02/4/2004 thời hạn vay là 60 tháng (04/02/2004 đến 04/02/2009) do đó phải tính lãi trong hạn đối với số dư nợ từ tháng 02/2004 đến 02/2009, nhưng từ tháng 02/2004 đến tháng 6/2007, ngân hàng đã tính nhiều khoản lãi theo lãi suất quá hạn. Tòa phúc thẩm TANDTC tại TPHCM xét xử phúc thẩm. VietinBank cho rằng tất cả các khoản tính lãi nguyên đơn đã tính theo chính xác cam kết trong HĐTD, cụ thể có thỏa thuận “khi đến thời hạn hoặc kì hạn trả nợ (gốc và lãi) mà bên B không trả được nợ và không được bên A chấp thuận gia hạn hoặc điều chỉnh thời hạn, kì hạn nợ (gốc và lãi) thì bên A được quyền trích từ tài khoản bên B để thu nợ, nếu tài khoản tiền gửi tại thời điểm đó không còn số dư thì bên A chuyển dư nợ (gốc, lãi) sang nợ quá hạn theo quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam”. Tòa phúc thẩm bác kháng cáo của công ty Đại Hỷ, giữ nguyên bản án sơ thẩm. Đối với vụ việc giữa VietinBank và công ty TNHH thương mại Đại Hỷ, nếu bị đơn có sự nghiên cứu kĩ lưỡng hơn về quy định của pháp luật thì sẽ không kháng cáo ở vấn đề này trong khi lại bỏ qua phần có lợi cho mình (tòa sơ thẩm chia bình quân lãi suất trong hạn để xác định tính hợp pháp của thỏa thuận lãi suất) dẫn đến phí phạm thời gian và tiền bạc trong quá trình tố tụng. Vấn đề tiếp theo là trong quy định của pháp luật hiện nay, không được phép tính lãi quá hạn trên khoản nợ lãi quá hạn, vì như vậy là “lãi chồng lãi”, hay nói cách khác là “lãi mẹ đẻ lãi con”, sẽ gây bất lợi cho bên đi vay. Mặc dù vậy, pháp luật lại cho phép TCTD phạt chậm trả đối với khoản nợ lãi quá hạn. Theo Khoản 2 Điều 13 Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN đã được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN thì việc phạt chậm trả đối với khoản nợ quá hạn và nợ lãi vốn vay do hai bên thỏa thuận trên cơ sở quy định của pháp luật. Có quan điểm cho rằng sử dụng chế tài phạt chậm trả là một cách “lách luật” của các TCTD thay vì áp dụng lãi suất quá hạn với khoản nợ lãi quá hạn vốn không được pháp luật cho phép, vì cách tính phạt chậm trả lãi quá hạn hầu như không khác gì chế tài lãi suất nợ quá hạn đối với khoản lãi trễ hạn Lương Thị Hoàng Phương (2009), Vai trò của pháp luật trong việc giải quyết nợ quá hạn tại NHTM của Việt Nam, Đại học Luật TPHCM, tr.50 . Pháp luật đã quy định rất rõ ràng về chế tài phạt chậm trả, nghĩa là trao cho các TCTD quyền được đảm bảo về quyền lợi khi khách hàng chậm thực hiện nghĩa vụ. Do đó, theo quan điểm của tác giả thì các TCTD phạt chậm trả đối với khoản nợ gốc và nợ lãi trễ hạn hoàn toàn không phải là “lách luật”. Không chỉ trong hoạt động tín dụng, mà Điều 306 Luật Thương mại 2005 cũng quy định về quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán. Theo quy định của Luật thương mại thì phải xác định “lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán” làm cơ sở xác định tiền lãi phạt chậm trả, khác với quy định tại Khoản 2 Điều 305 BLDS 2005 là theo lãi suất cơ bản do NHNN công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm thanh toán. Trở lại vụ việc giữa VietBank và bà A., ông T. ở trên, phía VietBank yêu cầu bị đơn thanh toán lãi trong hạn từ 15/9/2008 đến 14/12/2008 và lãi phạt chậm trả lãi 3 kì (tháng 10, 11, 12/2008) với lãi suất phạt là 150% lãi suất trong hạn nhân với số ngày chậm trả, TAND tỉnh Sóc Trăng đã chấp nhận yêu cầu này của nguyên đơn. Tuy nhiên, trong hợp đồng và bản án đều ghi rõ thỏa thuận là “lãi phạt chậm trả”, cần lưu ý rằng tiền phạt chậm trả và tiền lãi là hai khoản giá trị hoàn toàn khác nhau. Tiền lãi của TCTD được hạch toán vào khoản thu từ kinh doanh trong khi tiền phạt chậm trả lại được hạch toán vào khoản thu khác Xem Điều 16 Nghị định 146/2005/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về chế độ tài chính đối với các TCTD ngày 23/11/2005 . Từ đó cho thấy với cách gọi “phạt chậm trả” đã diễn tả được bản chất sự vi phạm nghĩa vụ của khách hàng là cơ sở để TCTD phạt khách hàng bằng một tỷ lệ cao hơn so với lãi suất trong hạn, kể cả phần nợ gốc và nợ lãi phát sinh bị quá hạn. Trong trường hợp lãi quá hạn, gốc chưa đến hạn (mặc dù TCTD phải đưa toàn bộ dư nợ của HĐTD vào nợ quá hạn ngay hoặc trong trường hợp quá hạn một kì trả gốc) nhưng việc có được phạt trên toàn bộ dư nợ gốc của hợp đồng không lại tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên Xem Khoản 2 Điều 13 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN . Trước đây, theo hai Công văn 405/NHNN-CSTT và 1140/NHNN-CSTT, thì TCTD không áp dụng lãi suất nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc chưa đến hạn trả nợ nhưng phải chuyển sang nợ quá hạn do khách hàng vay không trả lãi vốn vay đúng hạn. Nhưng hai văn bản này đã chính thức bị NHNN bãi bỏ năm 2005 tại Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN. Nợ khách hàng phải trả TCTD được tính bằng hai cách. Cách thứ nhất, nợ khách hàng phải trả bằng nợ gốc cộng nợ lãi trong hạn và tiền phạt trong trường hợp gốc chưa đến hạn mà lãi đã quá hạn. Cách thứ hai, nợ phải trả bằng nợ gốc, nợ lãi trong hạn, nợ lãi quá hạn (do nợ gốc quá hạn) và tiền phạt do cả gốc và lãi đều quá hạn. Với cách tính thứ nhất, bên bị thiệt là các TCTD, bởi lẽ khi đến hạn trả lãi mà khách hàng không thanh toán, TCTD khởi kiện hoặc yêu cầu tất toán hợp đồng thì lúc đó chỉ tính được tiền phạt lãi mà chưa áp dụng phạt gốc vì chưa đến hạn. Với cách tính thứ hai, phần thiệt lại thuộc về người đi vay vì có thể xem như khách hàng bị tính hai lần lãi trên cùng một phần gốc quá hạn. Nhìn chung, cả hai cách tính lãi này đều có những mặt hạn chế nhất định, việc lựa chọn cách tính nào tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa TCTD và khách hàng đi vay. Giải pháp khắc phục Dựa trên cơ sở là các nội dung thực tiễn đã trình bày ở phần 2.1, phần cuối của khóa luận đưa ra những đề xuất nhằm khắc phục các tranh chấp và hoàn thiện pháp luật hiện nay. Thống nhất quy định về lãi suất đối với khoản nợ quá hạn Ngày 16/6/2010, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (Luật số 47/2010/QH12). Tại Khoản 2 Điều 91 Luật này quy định trực tiếp về lãi suất thỏa thuận, không điều chỉnh thông qua các văn bản dưới luật như trước đây. Điều này chứng tỏ luật chuyên ngành (quy định trực tiếp vấn đề lãi suất) được áp dụng để cho phép TCTD thỏa thuận lãi suất cho vay lớn hơn 150% lãi suất cơ bản mà không chịu sự chi phối của Khoản 1 Điều 476 BLDS 2005 nữa. Đồng thời cũng đảm bảo về tính giá trị pháp lí tương đương giữa hai văn bản luật, giải quyết vấn đề vướng mắc trước đây một số ý kiến cho rằng Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN là cách để “sửa sai” khi NHNN đã bỏ qua quy định của BLDS 2005. Tuy nhiên, Luật Các tổ chức tín dụng 2010 lại không đề cập đến lãi suất đối với khoản nợ quá hạn, như vậy các bên trong quan hệ tín dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp vẫn áp dụng Khoản 5 Điều 474 BLDS 2005 hoặc Khoản 2 Điều 11 Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN. Trở lại với hai căn cứ áp dụng lãi suất nợ quá hạn đối với khoản nợ gốc quá hạn này, lại đặt ra mối quan hệ giữa luật chung và luật chuyên ngành và giá trị pháp lí của các văn bản pháp luật. Tác giả đặt ra tình huống như sau: Ông M. và TCTD N. kí kết HĐTD vay một số tiền cho mục đích tiêu dùng. Hai bên áp dụng Thông tư số 12/2010/TT-NHNN (khi Luật Các tổ chức tín dụng 2010 chưa có hiệu lực) về thỏa thuận lãi suất cho vay, theo đó lãi suất trong hạn là 1,5%/tháng, lãi suất đối với khoản nợ quá hạn là 150% lãi suất trong hạn. Tại thời điểm hai bên kí HĐTD, lãi suất cơ bản do NHNN công bố là 0,8%/tháng. Khi tranh chấp xảy ra, vụ việc được đưa ra xét xử tại tòa án có thẩm quyền. Nếu tòa án dựa theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN thì lãi suất nợ quá hạn được xác định là 2,25%/tháng. Nếu tòa án căn cứ theo quy định của Khoản 5 Điều 474 BLDS 2005 thì lãi suất quá hạn được tính là 150% x 0,8%/tháng = 1,2%/tháng. Như vậy, trong tình huống này, nếu áp dụng BLDS 2005 thì lãi suất đối với khoản nợ quá hạn lại nhỏ hơn lãi suất trong hạn. Vấn đề vướng mắc ở đây là hiện nay các TCTD và người đi vay được phép thỏa thuận lãi suất cho vay, tình trạng lãi suất trong hạn cao hơn 150% lãi suất cơ bản rất dễ xảy ra. Nếu sử dụng mức trần 150% lãi suất cơ bản theo BLDS 2005 để xác định lãi suất quá hạn thì sẽ xảy ra trường hợp lãi suất quá hạn thấp hơn lãi suất trong hạn. Đây là một điều hoàn toàn bất hợp lí vì xuất phát từ ý nghĩa là một cách chế tài đối với việc chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay vốn nên lãi suất đối với khoản nợ quá hạn phải luôn cao hơn lãi suất trong hạn. Hiện nay, đối với các HĐTD kí kết và thực hiện trước khi NHNN áp dụng cơ chế lãi suất cho vay thỏa thuận, cơ sở pháp lí mà đa số các tòa án áp dụng để xác định lãi suất nợ quá hạn là Khoản 1 Điều 476 BLDS 2005 trên thực tế các TCTD là người bị thiệt thòi. Với những HĐTD kí kết và thực hiện sau khi NHNN áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận lại có thể xảy ra tình huống lãi suất trong hạn vượt quá 150% lãi suất cơ bản như đã phân tích ở trên thì việc áp dụng BLDS 2005 lại trở nên không phù hợp. Do đó, theo quan điểm cá nhân của tác giả, nhà làm luật cần quan tâm đến việc thống nhất các quy định pháp luật để đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia vào quan hệ tín dụng và thuận lợi hơn cho cơ quan tài phán khi giải quyết các tranh chấp về lãi suất. Tại thời điểm này, Luật Các tổ chức tín dụng 2010 chưa phát sinh hiệu lực, TCTD và khách hàng vẫn áp dụng Thông tư số 12/2010/TT-NHNN để thỏa thuận lãi suất cho vay theo quy định của pháp luật. Vì thế, tác giả kiến nghị NHNN cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn cho Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và chấm dứt hiệu lực của Thông tư số 12/2010/TT-NHNN. Tại văn bản hướng dẫn này nên quy định rõ lãi suất đối với khoản nợ quá hạn không vượt quá 150% lãi suất trong hạn trong HĐTD. Với hướng dẫn cụ thể như vậy, các vấn đề được giải quyết là các TCTD sẽ không phải lo lắng về việc tranh chấp xảy ra và cơ quan tài phán đều tuyên điều chỉnh lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cơ bản gây giảm sút lợi nhuận của TCTD. Mặt khác, thực tế trước đây các TCTD vẫn áp dụng Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN để tính lãi suất quá hạn, và chỉ có những HĐTD phát sinh tranh chấp mới bị điều chỉnh lãi suất quá hạn, còn những HĐTD khác thì khách hàng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trả lãi quá hạn với lãi suất bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn. Nghĩa là quy định của BLDS chỉ điều chỉnh được một bộ phận trong số lượng lớn các quan hệ tín dụng giữa TCTD và khách hàng vay vốn, từ đó cho thấy quy định này không thực sự phát sinh hiệu quả trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Hướng dẫn cụ thể về cách thức xác định tính hợp pháp của thỏa thuận lãi suất Từ các thực trạng đã phân tích ở phần 2.1.2, tác giả cho rằng trong quá trình giải quyết, tòa án phải chú ý xem xét lãi suất theo từng giai đoạn, không áp dụng hồi tố đối với những thỏa thuận lãi suất trước đó. Trong tất cả các văn bản liên quan đến việc điều chỉnh lãi suất cho vay trong HĐTD đều không đề cập đến việc áp dụng hồi tố. Thời điểm hiện nay NHNN mới áp dụng trở lại cơ chế lãi suất thỏa thuận nên có không ít HĐTD trung – dài hạn kí kết trước ngày 19/5/2008 kéo dài cho đến hiện nay vẫn chưa kết thúc (với HĐTD có thời hạn 60 tháng kí kết ngày 18/5/2008 thì đến 18/5/2013 mới kết thúc). Với những HĐTD trải qua cả ba giai đoạn áp dụng cơ chế lãi suất như vậy, cơ quan giải quyết tranh chấp cần xem xét thỏa thuận lãi suất theo từng giai đoạn cụ thể. Không thể áp dụng mức trần 150% lãi suất cơ bản để ấn định mức lãi suất trong hạn tối đa mà khách hàng phải trả cho TCTD ở giai đoạn áp dụng lãi suất thỏa thuận trước đó. Bên cạnh đó, để xác định lãi suất các bên thỏa thuận có vượt quá mức trần 150% lãi suất cơ bản hay không, cơ quan chức năng không thể dùng phép chia bình quân các mức lãi suất trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. Các mức lãi suất mà hai bên thỏa thuận thể hiện ý chí của họ trong từng giai đoạn thực hiện hợp đồng, giai đoạn NHNN khống chế mức trần thì thỏa thuận lãi suất đó vi phạm pháp luật, nhưng ở giai đoạn NHNN áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận thì lại đúng luật. Nếu chia bình quân có thể lãi suất trung bình hoàn toàn không vượt quá mức trần, nên dễ nhầm lẫn rằng thỏa thuận lãi suất giữa hai bên không vi phạm pháp luật. Về mặt lí luận, cơ quan giải quyết phải tính lại mức lãi suất trong giai đoạn bị khống chế mức trần, và với việc tính lại lãi suất như vậy thì khách hàng vay vốn sẽ được hoàn trả một giá trị lãi đã bị tính dôi ra. Như vậy, việc áp dụng quy định của giai đoạn này hồi tố cho giai đoạn trước đó hoặc chia bình quân lãi suất trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng để xác định tính hợp pháp của thỏa thuận lãi suất trong HĐTD (theo từng giai đoạn tương ứng với cơ chế điều hành lãi suất của NHNN) là không phù hợp và không đảm bảo được quyền lợi của các bên tham gia quan hệ tín dụng. Để giải quyết vấn đề này, tác giả cho rằng TANDTC cần có văn bản hướng dẫn cụ thể việc áp dụng quy định của pháp luật khi xem xét những tranh chấp HĐTD như vậy, cụ thể là đối với những HĐTD kí kết từ trước ngày 19/5/2008 về sau. Trên thực tế, vấn đề nảy sinh không phải do quy định của pháp luật không rõ ràng, mà là cách giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền chưa thống nhất do chưa có sự hướng dẫn cụ thể, dẫn đến quyền lợi của các bên mà đặc biệt là phía người đi vay bị ảnh hưởng. Văn bản hướng dẫn nên quy định rõ không được áp dụng hồi tố và không chia bình quân để xác định tính hợp pháp của thỏa thuận lãi suất cho vay trong HĐTD. Quy định thống nhất về chế tài phạt chậm trả BLDS 2005 và Luật thương mại 2005 đưa ra hai cơ sở để làm căn cứ tính tiền phạt chậm trả khác nhau. Khoản 2 Điều 305 BLDS quy định: “Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.” Trong khi đó Điều 306 Luật thương mại 2005 lại quy định: “Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lí khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.” Theo quy định của BLDS và Luật thương mại thì có hai cách tính tiền phạt chậm trả, theo đó căn cứ vào lãi suất cơ bản do NHNN công bố hay căn cứ vào lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả. Theo quan điểm của tác giả, chỉ nên quy định một cách phạt nhằm tạo sự nhất quán, giúp các bên tham gia giao dịch và cơ quan giải quyết tranh chấp dễ dàng áp dụng pháp luật. Vì thế, tác giả kiến nghị chỉ quy định một cách phạt chậm trả dựa trên cơ sở lãi suất cơ bản của NHNN công bố, bởi lẽ nếu căn cứ vào lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường như quy định của Luật thương mại 2005 thì các bên lại phải trải qua giai đoạn xác định lãi suất nợ quá hạn trung bình, sẽ tốn thời gian, cơ quan tài phán cũng gặp khó khăn hơn khi giải quyết vụ việc nếu có tranh chấp xảy ra. Tuy nhiên, sẽ có nhiều ý kiến trái chiều, trong đó nhiều ý kiến cho rằng ý nghĩa của việc phạt chậm trả nhằm hạn chế chủ thể có nghĩa vụ chậm thực hiện nghĩa vụ của mình; mặt khác, đó là hình thức chế tài buộc người vi phạm nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm vì hành vi vi phạm của mình. Việc quy định chỉ có một cách thức tính tiền phạt sẽ hạn chế quyền của bên bị vi phạm, hơn nữa phạt trên cơ sở lãi suất cơ bản do NHNN công bố sẽ khiến bên bị vi phạm thiệt hại hơn so với dựa trên cơ sở là lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường (vì lãi suất nợ quá hạn luôn cao hơn lãi suất cơ bản). Vì thế, với quan điểm này, tác giả đưa ra kiến nghị thứ hai là pháp luật vẫn quy định nhiều cách thức phạt chậm trả, nhưng khi áp dụng các bên chỉ được lựa chọn một cách thức phạt đối với một khoản nợ chậm trả để đảm bảo lợi ích của bên vi phạm nghĩa vụ. Tóm lại, trong vấn đề về cách thức phạt chậm trả, tác giả đã đưa ra hai kiến nghị như sau: Một là, pháp luật chỉ quy định thống nhất một cách thức phạt chậm trả, dựa trên cơ sở là lãi suất cơ bản do NHNN công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán. Hai là, pháp luật quy định nhiều cách thức và cơ sở phạt chậm trả, nhưng chỉ cho phép các bên áp dụng một cách thức đối với một khoản nợ chậm trả. Vấn đề thứ hai, về thuật ngữ được sử dụng trong chế tài phạt chậm trả, theo tác giả cần có sự rạch ròi trong việc sử dụng thuật ngữ “tiền phạt chậm trả” hay “lãi phạt chậm trả”. Cả BLDS 2005 và Luật thương mại 2005 đều sử dụng “tiền lãi” để chỉ khoản tiền phạt trong chế tài phạt chậm trả. Với cách gọi như vậy, khi áp dụng trong quan hệ tín dụng ngân hàng thì dễ gây ra nhầm lẫn. Pháp luật ngân hàng đã cho phép TCTD tính lãi suất quá hạn đối với khoản nợ gốc quá hạn, nên giá trị lãi khi đó bao gồm tiền lãi trong hạn (tính bằng lãi suất trong hạn) và tiền lãi đối với khoản nợ quá hạn (tính bằng lãi suất nợ quá hạn). Do đó, nếu cả hai khoản tiền lãi này đều bị quá hạn và phải chịu tiếp một khoản “lãi phạt chậm trả” nữa thì sẽ trở thành “lãi mẹ đẻ lãi con”. Nhưng với cách gọi “tiền phạt chậm trả” sẽ thể hiện được bản chất của nó là hình thức phạt vi phạm đối với hành vi chậm trả nợ gốc và nợ lãi của người có nghĩa vụ và không được xem là một khoản lãi. Quy định về hậu quả pháp lí đối với việc vi phạm pháp luật về thỏa thuận lãi suất Tuy hiện nay các bên được thỏa thuận lãi suất trong HĐTD nhưng với những tranh chấp có thể diễn ra liên quan đến giai đoạn NHNN áp dụng trần lãi suất thì lại đặt ra vấn đề về hậu quả pháp lí của việc vi phạm quy định về lãi suất. Khoản 1 Điều 476 BLDS 2005 chưa quy định cụ thể hậu quả pháp lí của việc vi phạm quy định của pháp luật về lãi suất trong HĐTD nói riêng và hợp đồng dân sự nói chung. Điều khoản này không xác định rõ chế tài khi các bên thỏa thuận mức lãi suất trong hợp đồng vay vượt quá lãi suất quy định theo từng giai đoạn cụ thể. Chính vì thế, hiện nay có nhiều quan điểm vận dụng khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng nếu thỏa thuận về điều khoản lãi suất trong hợp đồng là vi phạm pháp luật, thì nội dung của thỏa thuận này bị xem là vô hiệu tuyệt đối. Do đó, hợp đồng vay trở thành hợp đồng vay không có lãi. Quan điểm thứ hai được đa số cơ quan tài phán chấp nhận trong quá trình giải quyết vụ việc. Nếu thỏa thuận trong hợp đồng vượt quá mức trần 150% lãi suất cơ bản, nội dung của điều khoản lãi suất bị vô hiệu một phần theo Điều 135 BLDS 2005, phần vượt quá mức lãi suất quy định và phần vô hiệu này không ảnh hưởng đến toàn bộ điều khoản lãi suất của hợp đồng. Vì thế, lãi suất được tính lại bằng 150% lãi suất cơ bản mà NHNN công bố tương ứng với từng thời điểm. Theo quan điểm thứ ba, nếu các bên thỏa thuận vượt quá mức lãi suất quy định, khi có tranh chấp về nội dung lãi suất, thì phải áp dụng khoản 2 Điều 476 BLDS 2005 xác định lại lãi suất cho vay theo lãi suất cơ bản chứ không phải tính lại bằng với 150% lãi suất cơ bản. Do đó, để đảm bảo sự chặt chẽ của pháp luật, theo quan điểm cá nhân, tác giả cho rằng pháp luật cần có quy định rõ ràng trong vấn đề này. Cụ thể trong các văn bản hướng dẫn với hoạt động cho vay trong giao dịch dân sự nói chung và thống nhất với pháp luật ngân hàng nói riêng, cần quy định trong trường hợp các bên thỏa thuận mức lãi suất vượt quá 150% lãi suất cơ bản thì lãi suất cho vay được tính bằng 150% lãi suất cơ bản. Như vậy, nếu thực tế các cơ quan giải quyết có thể linh động xem xét trong trường hợp bên vay đã trả tiền lãi, thì số tiền lãi đã trả dôi ra sẽ được trừ vào khoản nợ gốc và lãi vay. Nếu sau khi khoản tiền lãi đã trả được trừ vào toàn bộ vốn gốc và lãi mà vẫn còn thừa, thì bên cho vay phải hoàn trả lại cho bên cho vay. Đồng thời bên cho vay còn chịu lãi suất đối với số tiền lãi còn thừa sau khi đã trừ đi vốn gốc và lãi vay. Quy định theo quan điểm thứ hai sẽ khắc phục được những hạn chế trong hai quan điểm còn lại. Ở quan điểm thứ nhất, nếu hợp đồng vay trở thành không có lãi thì bên cho vay sẽ bị thiệt hại, bởi lẽ không phải mọi thỏa thuận lãi suất vượt quá mức trần cho vay đều hoàn toàn do ý chí chủ quan của các bên khi giao kết hợp đồng mà có thể do sự thay đổi cơ chế điều hành lãi suất cho vay của NHNN. Tương tự, tuy quan điểm thứ ba cho rằng vẫn phải tính lãi trong hợp đồng vay nhưng việc tính lãi cho vay theo lãi suất cơ bản cũng gây bất lợi đối với phía cho vay vì thông thường lãi suất cho vay luôn cao hơn lãi suất cơ bản. Khi quy định như kiến nghị của tác giả, vấn đề chưa giải quyết triệt để được là trong quan hệ tín dụng, bên soạn thảo hợp đồng và đề xuất lãi suất cho vay hầu hết là các TCTD. Với lợi thế này, các TCTD có thể gây bất lợi cho khách hàng. Cụ thể, với những HĐTD đã kí kết trước khi NHNN áp dụng mức trần lãi suất bằng 150% lãi suất cơ bản, có những thỏa thuận lãi suất cao hơn mức trần và trở nên vi phạm pháp luật, nhưng TCTD vẫn không điều chỉnh giảm lãi suất cho vay cho phù hợp (vì nếu có tranh chấp thì cơ quan tài phán cũng điều chỉnh lãi suất cho vay bằng 150% lãi suất cơ bản, còn nếu không có tranh chấp thì TCTD được hưởng một phần lợi từ sự chênh lệch lãi suất trong HĐTD với mức trần lãi suất đó). Thêm vào đó, kiến nghị này chỉ có ý nghĩa trong việc giải quyết các tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng cho vay trong giao dịch dân sự nói chung và những HĐTD kí kết trước 19/5/2008 nói riêng. Để mang tính dự liệu cao hơn (trong trường hợp lại có những biến động trên thị trường khiến NHNN phải áp dụng cơ chế lãi suất trần một lần nữa), có thể quy định “Trong trường hợp lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng vượt quá mức trần lãi suất cho vay do NHNN công bố thì lãi suất cho vay được tính lại bằng mức lãi suất trần. Trong trường hợp bên vay đã trả tiền lãi, thì số tiền lãi đã trả dôi ra sẽ được trừ vào khoản nợ gốc và lãi vay. Nếu sau khi khoản tiền lãi đã trả được trừ vào toàn bộ nợ gốc và lãi mà vẫn còn thừa, thì bên cho vay phải hoàn trả lại cho bên vay số tiền thừa này. Đồng thời bên cho vay còn chịu lãi suất đối với số tiền lãi còn thừa sau khi đã trừ đi vốn gốc và lãi vay.” Việc quy định bên cho vay phải chịu lãi suất đối với số tiền lãi còn thừa như trên có thể hạn chế được tình trạng bên cho vay (đặc biệt là các TCTD với lợi thế soạn thảo hợp đồng mẫu) cố tình yêu cầu lãi suất cao hơn mức trần lãi suất cho vay. Áp dụng luật cạnh tranh về nội dung lãi suất trong hoạt động ngân hàng Trước khi Luật cạnh tranh năm 2004 được thông qua ngày 03/12/2004 và có hiệu lực thi hành tại Việt Nam từ ngày 01/7/2005, cuộc cạnh tranh giữa các TCTD đã diễn ra ngày càng gay gắt. Song song với quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, số lượng các TCTD nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam ngày càng tăng, sự tham gia của các TCTD này tạo ra một cuộc cạnh tranh giữa các TCTD trong nước với những TCTD nước ngoài. Các TCTD nước ngoài này đem vào thị trường Việt Nam nhiều điểm mạnh về vốn, công nghệ, trình độ quản lí, chiến lược khách hàng, phong cách phục vụ và hệ thống dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh đó, ngay trong mối quan hệ giữa các TCTD trong nước cũng vẫn tồn tại môi trường cạnh tranh không minh bạch và tình trạng bất bình đẳng. Việc áp dụng Luật cạnh tranh vào hoạt động kinh doanh nói chung ở Việt Nam vốn không đơn giản nhưng thực thi Luật cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng lại càng khó hơn. Hiện nay, Luật cạnh tranh và pháp luật ngân hàng trong cách tiếp cận vấn đề cạnh tranh không có sự thống nhất hoàn toàn. Cụ thể là: Luật cạnh tranh năm 2004 đã dự liệu hai nhóm hành vi liên quan đến cạnh tranh cần được kiểm soát chặt chẽ, bao gồm các hành vi hạn chế cạnh tranh và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh Xem chương 2 và chương 3 Luật cạnh tranh năm 2004 (mục tiêu kiểm soát cả hai xu hướng tiêu cực trong nền kinh tế thị trường liên quan đến lĩnh vực cạnh tranh, đó là xu hướng hạn chế cạnh tranh và xu hướng cạnh tranh không lành mạnh). Trong khi đó, vấn đề cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng lại được tiếp cận bằng khái niệm cạnh tranh hợp pháp và cạnh tranh bất hợp pháp Xem Điều 16 Luật Các tổ chức tín dụng 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2004) . Pháp luật ngân hàng hoàn toàn không đề cập những hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm thực hiện mà chỉ liệt kê một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh điển hình trong lĩnh vực ngân hàng, dưới một cách gọi khác là “hành vi cạnh tranh bất hợp pháp”. “Hiện tượng này tuy không thể ngăn cản việc áp dụng trực tiếp các quy định của Luật cạnh tranh về những hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm nhưng lại có thể tạo nguyên cớ cho một số TCTD tìm cách liên kết với nhau thông qua hình thức “độc quyền nhóm” để gây thiệt hại cho các TCTD khác và cho khách hàng.” TS. Nguyễn Văn Tuyến (2006), Áp dụng luật cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, Tạp chí Luật học (6), tr.56 Để khắc phục tình trạng quy định không ăn khớp này, Luật Các tổ chức tín dụng 2010 đã quy định rõ tại Điều 9 về hợp tác và cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng, theo đó nghiêm cấm hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh và giao cho Chính phủ quy định cụ thể các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng và hình thức xử lí các hành vi này. Trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, xu hướng hợp tác giữa các TCTD với nhau để cùng tồn tại và phát triển là không tránh khỏi. Thị trường dịch vụ ngân hàng là một loại thị trường có tính liên kết chặt chẽ, không một TCTD nào có thể hoạt động một cách hoàn toàn biệt lập. Do đó, với quy định về lãi suất cho vay thỏa thuận như hiện nay, các TCTD hoàn toàn có thể hợp tác với nhau để đẩy mức lãi suất cho vay lên cao, gây bất lợi cho khách hàng. Ở một khía cạnh khác, một số TCTD có thể hợp tác thỏa thuận mức lãi suất cho vay thấp hơn nhằm cạnh tranh với các TCTD khác. Cho dù thỏa thuận ấn định lãi suất cho vay nhằm cạnh tranh với khách hàng hay cạnh tranh với các TCTD khác thì hành vi đó cũng vi phạm pháp luật cạnh tranh. Từ các vấn đề đặt ra, tác giả cho rằng cần có những quy định cụ thể hơn về cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, xuất phát từ tầm quan trọng và tính đặc thù của hoạt động này. Trong đó, cần lưu ý đến việc quy định về hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động cho vay, đặc biệt về lãi suất cho vay trong HĐTD. Bên cạnh những giải pháp về quy định của pháp luật, bản thân các TCTD và người đi vay cần chú ý tìm hiểu và tuân thủ quy định của pháp luật, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm trong giao kết, thực hiện hợp đồng thì mới hạn chế được tranh chấp xảy ra. Thêm vào đó, trong quan hệ tín dụng, TCTD luôn là bên am hiểu pháp luật chuyên ngành hơn nên chủ thể đi vay cần tích cực tìm hiểu, cập nhật kịp thời quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi của mình. Mặt khác, vấn đề bồi dưỡng năng lực chuyên môn của cán bộ tòa án cũng cần được quan tâm, năng lực chuyên môn tốt thì sẽ giảm được một số lượng lớn án bị kháng cáo, kháng nghị ở những nội dung phổ biến, đơn giản hoặc chỉ là những sai sót nhỏ nhặt nhưng lại gây thiệt thòi cho đương sự. Trên đây tác giả đã trình bày một số kiến nghị nhằm giải quyết những vướng mắc của pháp luật dẫn đến tranh chấp về lãi suất cho vay trong HĐTD. Những kiến nghị của tác giả dựa trên cơ sở thực trạng tại chương 2, do đó vẫn chưa hoàn toàn mang tính bao quát và có giá trị thực tiễn sâu sắc. Tuy nhiên, đó là những nỗ lực của tác giả trong quá trình tiếp cận với những vấn đề thực tiễn và đề xuất những kiến nghị nêu trên. Tổng kết chương 2 Dựa trên cơ sở lí luận ở chương 1, chương 2 khóa luận đã tập trung trình bày những thực trạng về tranh chấp lãi suất trong HĐTD, từ đó đề ra những kiến nghị nhằm giải quyết các vấn đề này. Thực trạng tranh chấp về lãi suất trong HĐTD được trình bày ở ba khía cạnh sau: Thứ nhất, trong HĐTD thỏa thuận lãi suất cố định và thời hạn vay chưa kết thúc mà bên vay yêu cầu giảm lãi suất hoặc TCTD yêu cầu điều chỉnh tăng lãi suất cho vay khiến tranh chấp nảy sinh. Thứ hai, có sự bất đồng quan điểm trong việc xác định mức lãi suất trong hạn và cách tính lãi suất trong hạn giữa các bên giao kết HĐTD và cả cơ quan chức năng khi xét xử. Thứ ba, những tranh chấp trong việc xác định lãi suất nợ quá hạn và cách tính lãi đối với khoản nợ quá hạn. Để minh họa cho các tranh chấp, tác giả đã trình bày và phân tích một số vụ việc cụ thể, đồng thời đưa ra một số bản án tiêu biểu trong đó tranh chấp và vướng mắc ở nhiều khía cạnh. Phục vụ cho việc phân tích theo tiêu chí khía cạnh tranh chấp, tác giả đã tách từng vụ việc thành nhiều phần tương ứng để phân tích. Trên cơ sở đó, phần tiếp theo tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm khắc phục và hạn chế các tranh chấp về lãi suất ở năm nội dung: Một là, thống nhất quy định về lãi suất đối với khoản nợ quá hạn. Hai là, hướng dẫn cụ thể về cách thức xác định tính hợp pháp của thỏa thuận lãi suất cho vay (không áp dụng hồi tố và chia bình quân lãi suất khi giải quyết tranh chấp về lãi suất cho vay). Ba là, quy định thống nhất về chế tài phạt chậm trả. Bốn là, quy định về hậu quả pháp lí đối với việc vi phạm pháp luật về thỏa thuận lãi suất. Năm là, áp dụng luật cạnh tranh về nội dung lãi suất trong hoạt động ngân hàng. Những thực trạng và kiến nghị được trình bày tại chương 2 tuy không hoàn toàn đầy đủ nhưng tác giả đã cố gắng thể hiện tương đối các khía cạnh trong tranh chấp về lãi suất trong HĐTD. KẾT LUẬN Thông qua quá trình nghiên cứu về mặt lí luận và tìm hiểu thực tiễn tranh chấp về lãi suất trong HĐTD, khóa luận đã đạt được những kết quả chủ yếu như sau: Thứ nhất, khóa luận đã trình bày một cách khái quát về HĐTD, chi tiết hơn về nội dung lãi suất và cơ chế điều hành lãi suất cho vay của NHNN qua các thời kì cùng với tác động của lãi suất cho vay đối với các bên trong quan hệ tín dụng. Qua đó, những lí luận này là nền tảng cho việc nghiên cứu về tranh chấp lãi suất trong HĐTD. Thứ hai, trên cơ sở lí luận đã trình bày ở chương 1, chương 2 khóa luận tập trung phân tích và bình luận một số bản án thực tế, từ đó chỉ ra những vấn đề còn vướng mắc trong các quy định của pháp luật và cách thức áp dụng pháp luật trong thực tiễn tại một số cơ quan giải quyết tranh chấp. Thứ ba, từ những thực trạng được trình bày tại phần đầu chương 2, phần cuối của khóa luận nêu những kiến nghị và giải pháp của tác giả nhằm giải quyết các vấn đề còn vướng mắc trên thực tế, cụ thể là: thống nhất quy định về lãi suất đối với khoản nợ quá hạn, quy định không áp dụng hồi tố và chia bình quân lãi suất cho vay khi giải quyết tranh chấp, quy định về chế tài phạt chậm trả và hậu quả pháp lí đối với việc vi phạm pháp luật về thỏa thuận lãi suất, cuối cùng là áp dụng luật cạnh tranh về nội dung lãi suất trong hoạt động ngân hàng. Vì thời gian nghiên cứu có hạn, khả năng nắm bắt thực tế và kinh nghiệm của bản thân tác giả còn hạn chế, nên việc tìm hiểu phân tích và các biện pháp đưa ra còn nhiều vướng mắc và thiếu sót. Vì thế, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản quy phạm pháp luật Bộ luật Dân sự – Quốc hội khóa X thông qua ngày 28/10/1995 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Luật số 06/1997/QHX của Quốc hội khóa X thông qua ngày 12/12/1997 Luật Các tổ chức tín dụng – Luật số 07/1997/QHX của Quốc hội khóa X thông qua ngày 12/12/1997 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Luật số 10/2003/QH11 của Quốc hội khóa XI ngày 17/6/2003 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng – Luật số 20/2004/QH11 của Quốc hội khóa XI thông qua ngày 15/6/2004 Bộ luật Tố tụng dân sự – Luật số 24/2004/QH11 của Quốc hội khóa XI thông qua ngày 15/6/2004 Bộ luật Dân sự – Luật số 33/2005/QH11 của Quốc hội khóa XI thông qua ngày 14/6/2005 Luật Các tổ chức tín dụng – Luật số 47/2010/QH12 của Quốc hội khóa XII ngày 16/6/2010 Nghị định số 165/HĐBT ngày 23/9/1982 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành biểu lãi suất tiền gửi và cho vay của NHNN và Hợp tác xã tín dụng Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính Nghị định số 146/2005/NĐ-CP ngày 23/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ tài chính đối với các TCTD Quyết định số 39/HĐBT ngày 10/4/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về chính sách lãi suất tiền gửi và cho vay của NHNN Quyết định số 381/QĐ-NH1 ngày 28/12/1995 của Thống đốc NHNN về việc điều chỉnh lãi suất tiền gửi và tiền vay đối với tổ chức kinh tế và dân cư Quyết định số 241/2000/QĐ-NHNN1 ngày 02/8/2000 của Thống đốc NHNN về việc thay đổi cơ chế điều hành lãi suất cho vay của TCTD đối với khách hàng Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN ngày 17/5/2001 của Thống đốc NHNN ban hành Quy định phương pháp tính và hoạch toán thu, trả lãi của NHNN Việt Nam và các TCTD Quyết định số 718/2001/QĐ-NHNN ngày 29/5/2001 của Thống đốc NHNN về việc thay đổi cơ chế điều hành lãi suất cho vay bằng Đô la Mỹ của các TCTD đối với khách hàng Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng Quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN ngày 30/5/2002 của Thống đốc NHNN về việc thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng Đồng Việt Nam của TCTD đối với khách hàng Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 của Thống đốc NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro trong hoạt động ngân hàng của TCTD Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc NHNN sửa đổi, bổ sung Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008 của Thống đốc NHNN về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam Công điện số 02/CĐ-NHNN ngày 26/02/2008 của Thống đốc NHNN về việc chốt trần lãi suất huy động VNĐ Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/1997 giữa Tòa án nhân dân tối cao – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ tư pháp – Bộ tài chính về việc xét xử và thi hành án về tài sản Thông tư số 07/2010/TT-NHNN ngày 26/02/2010 của NHNN quy định về cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận của TCTD đối với khách hàng Thông tư số 12/2010/TT-NHNN ngày 14/4/2010 của NHNN hướng dẫn TCTD cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận Sách tham khảo, công trình khoa học Các Mác (1986), Tư bản, tập thứ 3, phần 1, NXB Sự Thật, Hà Nội Bộ Tư pháp, Viện Khoa học pháp lí (2006), Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách Khoa và NXB Tư pháp, Hà Nội Đại học Luật TPHCM (2010), Giáo trình Luật ngân hàng, NXB Đại học quốc gia TPHCM PGS.TS Lê Văn Tư (2004), Tiền tệ, ngân hàng, thị trường tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội Lương Thị Hoàng Phương (2009), Vai trò của pháp luật trong việc giải quyết nợ quá hạn tại NHTM của Việt Nam, Đại học Luật TPHCM Nguyễn Thị Loan (2003), Giải pháp hoàn thiện quản trị lãi suất tại NHTM Việt Nam, Đại học Ngân hàng TPHCM. Tài liệu tham khảo khác Ái Phương (2008), Ngân hàng có quyền tự ý tăng lãi suất cho vay, Báo Pháp luật TPHCM, xem thêm tại TS. Đỗ Thị Thúy (2009), Tác động của lãi suất cho vay tới hoạt động sản xuất, Ngân hàng Công thương Việt Nam, xem thêm tại bank.vn/web/home/vn/research/09/090410.html Đỗ Thiên Anh Tuấn (2009), Đảo nợ - rủi ro đạo đức và hàm ý chính sách, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, xem thêm tại /Home/taichinh/ nganhang/17362 Khi ngân hàng ép buộc người vay điều chỉnh lãi suất (2008), Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam, xem thêm tại Hoàng Yến (2009), Tính lãi suất “trên trời”, Báo Pháp luật TPHCM, xem thêm tại Nguyễn Văn Chính (2008), Một số vấn đề được cử tri, đại biểu quan tâm trước kì họp lần thứ 14 Hội đồng nhân dân tỉnh, Trang thông tin kinh tế - xã hội Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre, xem thêm tại bentre.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=3689&Item id=178 TS. Nguyễn Văn Tuyến (2006), Áp dụng luật cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, Tạp chí Luật học, (06) Phước Hà – Trịnh Ngọc Lan (2008), Không được điều chỉnh lãi suất cho vay quá 21%/năm, Báo VietNamNet, xem thêm tại /kinhte/2008/07/793761 Vân Giang (2009), Tranh chấp HĐTD gia tăng - Có nguyên nhân từ suy thoái kinh tế, Báo Điện tử Bắc Ninh – Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, xem thêm tại detail&category_id=12602&id=63834&portal=baobacninh Các website PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bản án phúc thẩm số 57/2010/KDTM-PT ngày 08/4/2010 của TANDTC tại TPHCM về “tranh chấp HĐTD” giữa nguyên đơn: NHTMCP Việt Nam Thương Tín và bị đơn: hộ bà Phan Ngọc H. Phụ lục 2: Bản án phúc thẩm số 56/2010/KDTM-PT ngày 08/4/2010 của TANDTC tại TPHCM về “tranh chấp HĐTD” giữa nguyên đơn: NHTMCP Việt Nam Thương Tín và bị đơn: bà Trần Thị Hoàng A. và ông Võ Minh T.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctranh_chap_lai_suat_trong_hdtd_uploadtailieu_1102.doc
Tài liệu liên quan