Nhà nước cần chú trọng tổ chức các chương trình đạo tạo chuyên sâu về thương mại cho cán bộ lãnh đạo và chuyên viên của các công ty thương mại có tham gia vào mậu dịch quốc tế
Hàng năm, Nhà nước nên cử cán bộ sang học tập, nghiên cứa tại EU để có được nhiều cán bộ thương mại giỏi ngoại ngữ và am hiểu về văn hoá các nước EU, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán, ký kết hợp đồng, hợp tác liên daonh liên kết, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang EU.
Bên cạnh việc nâng cao trình độ của các cán bộ thương mại, Nhà nước cần tăng cường tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật để có một đỗi ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi và có trình độ đồng đều.
Nhà nước cũng cần tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo nhằm nâng cao kiến thức kinh doanh và trình độ quản lý và chỉ đạo kinh doanh của các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng sang EU.
91 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1642 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Triển vọng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ chốt của EU đều có mức tăng GDP tương đối thấp : CHLB Đức là 0,7%, Pháp : 2%, Anh 2,3%… Hầu hết các nước Châu Âu đều phải đối diện trước khó khăn, thách thức như: những cuộc bầu cử, những bất ổn kinh tế xã hội . Tất cả những nhân tố đó khiến cho đời sống chính trị, an ninh và kinh tế quốc tế, cũng như khu vực Châu Âu lâm vào tình trạng bất ổn.
Hầu hết các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ của nhiều nước thuộc EU đều không đạt chỉ tiêu tăng trưởng đề ra đầu năm 2001. Sáu tháng đầu năm 2001, tỷ lệ lạm phát trung bình của 15 nước EU là 3,1% - mức cao nhất trong vòng 8 năm qua. Báo cáo triển vọng kinh tế EU do Uỷ ban Châu Âu công bố ngày 25-4-2001 đã hạ mức dự báo về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 2 năm 2001 & 2002 tương ứng xuống còn 2,8% và 2,9% . Còn IMF nhận định, kinh tế EU đang có dấu hiệu suy giảm mạnh: năm 2001, GDP của EU sẽ chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 2,4%, giảm 0,6% so với dự đoán đầu năm và giảm 1% so với năm 2000. Ngân hàng Châu Âu (ECB) cũng phải điều chỉnh lại dự báo của mình, theo đó tăng tưởng kinh tế ở 12 nước khu vực đồng EURO chỉ ở mức 2,2 đến 2,8% (dự báo đưa ra tháng 12 năm 2000 là 2,6 đến 3,6%) ECB đưa ra nguyên nhân chính dẫn tới việc đièu chỉnh lại dự báo tăng trưởng kinh tế là sự phát triển chậm lại của kinh tế thế giới, trong đó chủ yếu là sự suy giảm của kinh tế Mỹ. Đặc biêt sự kiện ngày 11/9/2001 xảy ra ở Mỹ sẽ tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới và các hoạt động thương mại toàn cầu, làm cho nền kinh tế thế giới có khả năng bước vào một thời kỳ suy thoái mới. Trước ngày 11/9/2001 Ngân hàng thế giới (WB) dự đoán tăng trưởng của các nước phát triển là 1,1% trong năm nay, nhưng con số này đã bị hạ xuống còn 0,9%; nhiều nhà kinh tế dự đoán viễn cảnh suy thoái kinh tế bắt đầu lây lan sang khu vực đồng tiền chung Châu Âu.
Để đối phó với sự giảm sút tốc độ tăng trưởng kinh tế, ECB đã cắt giảm lãi suất xuống còn 4,5%/ năm, mặc dù ECB vẫn cho rằng việc phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế và việc là nhiệm vụ chỉ phủ các nước trong khu vực đồng Euro.
- Kinh tế Đức, một trong hai nền kinh tế lớn nhất là EU, dễ bị tổn thương do sự phụ thuộc vào các mặt hàng xuất khẩu, đang chịu tác động mạch của sự giảm sút kinh tế Mỹ. Bốn tháng đầu năm 2001, số đơn đặt hàng của các Công ty trong khu vực chế tạo đã giảm 4,1% so với cung kỳ năm 2000. Chỉ số niềm tin kinh doanh của các Công ty Đức giảm xuống mức 92,5 điểm, thấp nhất 2 năm qua. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức cao nhất hia năm qua tới mức 9,55%, tỷ lệ lạm phát tiếp tục tăng, tháng 5-2001 chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2000, đây là mức cao nhất kể từ năm 1994. Sức mua của dân chúng giảm xuống. IMG dự báo kinh tế Đức chỉ đạt mức tăng trưởng 1,9% năm 2001.
- Kinh tế Pháp cũng đang trong tình trạng phát triển chậm lại. Sản lượng công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu đầu giảm. Pháp luôn xuất siêu, nhưng tháng 4-2001 thấp hơn tháng 5-2001 là 0,35%. Tình trạng thất nghiệp và giá cả hàng hoá dịch vụ đều tăng, mức mua và tiêu dùng xã hội đều giảm. Tháng 2-2001, Chính phủ Pháp đã phải điều chỉnh dự báo tăng trưởng xuống còn 2,9% (so với dự báo trước đây là 3,3%). Còn Bộ trưởng Bộ Kinh tế tài chính Pháp Lauren Phabius cho rằng: Năm 2001 tốc độ tăng trưởng khó có thể đạt mức 2,7%. IMG dự báo kinh tế Pháp năm 2001 chỉ tăng ở mức dưới 2,6%, thấp hơn 0,9% so với năm 2000.
- Kinh tế Anh, Một nền kinh tế lớn nữa trong EU cũng vị tác động bởi sự suy giảm của kinh tế Mỹ. IMG dự đoán tốc độ tăng trưởng của kinh tế Anh năm 2001 có thể đạt mức 2,6% thấp hơn 0,4% so với năm 2000. Nhưng nhiều dự báo khác cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế Anh năm 2001 có thể sẽ giảm xuống mức 2% nếu các thị trường chứng khoán tiếp tục giảm sút do ảnh hưởng kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, thấp hơn nhiều sơ với dự đoán về tốc độ tăng trưởng kinh tế do Chính phủ đưa ra (từ 2,5 - 2,75%).
Tình hình kinh tế nói trên của EU và của các nước trong khối đã và đang tác động sâu sắc đến việc mở rộng quan hệ kinh tế thương mại gưĩa EU và các nước trên thế giới , đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Hiện tại, EU đang tiếp tục củng cố liên kết qua chương trình thị trường thông nhất - tự do hoá trong nội bộ Khối, đồng thời ủng hộ việc tự do hoá thương mại quốc tế theo những nguyên tắc của WTO, EU một mặt cam kết bảo vệ lợi ích kinh tế khu vực trong tổng thể thương mại quố tế, mặt khác, thực hiện mở cửa nề kinh tế, từng bước tự do hoá thương mại (nếu xét mức độ mở nền kinh tế qua chỉ tiêu tỷ trọng nhập khẩu trong GDP thì con số của EU là 12,4% so với 13,4% của Hoa Kỳ và 9% của Nhật Bản) . EU hiện nay đã cho phép nhiều nước chậm phát triển được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi GSP đối với hàng hoá xuất khẩu của mình, hoặc xâm nhập miễn phí thuế đối với một số mặt hàng vào thị trường của khối; đồng thời EU trong các vòng đàm phán mới đã kêu gọi tất cả các nước công nghiệp phát triển mở cửa thị trường cho hàng của các nước đang phát triển có điều kiện xâm nhập.
Ngày 13/7/1994, Eu đã công bố chiến lược mới đối với Châu với mục tiêu tăng cường sự hiện diện vai trò vì thế về kinh tế, chính trị của EU tại Châu á, nhất là thông qua cơ chế tổ chức Diễn đàng á - Âu (ASEM) . Đối với ASEAN, EU là bạn hàng lớn thứ 3 sau Mỹ, Nhật, ASEAN là tổ chức được hưởng nhiều lợi nhất trong chế độ ưu đãi thuế quan. (GDO) của EU. Hơn 1/3 số hàng xuất khẩu của ASEAN sang EU được hưởng chế độ ưu đãi này. Trong quan hệ với ASEAN những năm gần đây, EU luôn bị thâm hụt cán cân thương mại. Hiện nay, EU đang xem lại chế độ ưu đãi dành cho một số nước thành viên của ASEAN. Đối với Việt Nam không được EU coi là nước có nền kinh tế thị trường nên hàng của Việt Nam còn chịu sự phân biệt đối xử so với hàng của các nước khác, nhất là khi EU xem xét các biện pháp chống bán phá giá. Mặt khác, EU cùng với Mỹ thường xuyên gắn các vấn đề không liên quan đến thương mại như nhân quyền, quyền của người lao động, môi trường … với thương mại. Ví dụ EU dành quyền huỷ bỏ chế độ GSP đối với bất cứ nước nào có lao động cưỡng bức hoặc vi phạm các quy định bảo tồn tài nguyên rừng và biển. Các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm trên thị trường EU , phải chịu trách nhiệm đến khâu cuối cùng, khi sản phẩm của họ đến tay người tiêu dùng cũng như ảnh hưởng của chúng đến môi trường sinh thái.
Thêm vào đó, quan hệ ngoại thương Việt Nam EU hiện còn nhiều hạn chế: Quy mô buôn bán giữa Việt Nam- EU còn chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế của hai bên; Tỷ trọng ngoại thương với EU trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam còn thấp; sự mất cân đối lớn giữa xuất khẩu và nhập khẩu; cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam chưa đa dạng, mới chỉ tập trung vào hàng dệt may, giày dép, thủy sản…. Những mặt hàng vào EU chưa tốt; bị cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm cùng loại của các nước khác; ít phải hiểu biết về đối tác ; doanh nghiệp Việt Nam đa số có quy mô vừa và nhỏ, tiềm lực vốn, công nghệ, trình độ quản lý hạn chế; Vai trò của các Bộ chủ quản chưa phát huy mạnh… đối với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từ EU, hệ thống luật pháp về mậu dịch của ta chưa đủ, chưa đồng bộ, doanh nghiệp chưa coi trọng vai trò của công nghệ hiện đại (đa số doanh nghiệp ham rẻ, chọn mua công nghệ thuộc thế hệ hai của các nước phát triển hoặc công nghệ rẻ của các nước Châu á nên chỉ có thể khai thác công nghệ trong một thời gian ngắn, mà các sản phẩm lại không có mẫu mã và chất lượng đạt tiêu chuẩn cạnh tranh quốc tế). Từ phía EU : EU vẫn xem Việt Nam là nước có nền thương nghiệp quốc doanh khi áp dụng những biện pháp chống bán phá giá ; EU dùng các biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với hàng Việt Nam.
Khái quát lại, mặc dù quan hệ thương mại Việt Nam - EU đang phát triển nhanh và có triển vọng to lớn, nhưng thực trạng thương mại hiện nay còn gặp nhiều khó khăn trở ngại, chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế của hai bên: giá trị thương mại Việt Nam - EU mới chiếm 0,12% tổng kim ngạch thương mại của EU và chiếm 13,84% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam . Nhìn chung, hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU còn nghèo nàn về chủng loại, chất lượng chưa cao, mẫu mã đơn giản, còn tập trung vào một số ít mặt hàng như dệt may, giày dép, cà phê…. So với các nước đang phát triển và mới phát triển ở Châu á hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào EU có lợi thế do đang được hưởng GSP , song khả năng cạnh tranh lại kém so với các nước Châu Phi, Thái Bình Dương và Caribe, cũng như của một số nước Đông Âu, cũng một phần do các nước này được hưởng các ưu đãi thương mại riêng theo Công ước Lomé hoặc theo các hiệp định liên kết.
Về phía chủ quan, nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm thương trường, kiến thức hiểu biểu biết về luật lệ, văn hoá kinh doanh của thị trường EU còn hạn hẹp; việc tiếp thị nắm thông tin về kinh tế thị trường EU còn nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp của ta nhìn chung vẫn làm ăn theo phong cách của sản xuất nhỏ, manh mún, chưa phù hợp với truyền thống và tập quán kinh doanh Châu Âu, ngay cả việc khai thác các lợi thế như: Chế độ thuế GSP và EU dành cho Việt Nam cũng chưa biết tận dụng một cách hiệu quả. Nhìn chung các doanh nghiệp của ta còn có ý thủ thế, chưa mạnh dạn khai thác các thế mạnh để tìm thế chủ động, thể hiện tính tiến công trong việc chinh phục , chiếm lĩnh thị trường EU. Mặt khác, Nhà nước cũng chưa có chính sách hỗ trợ một cách tích cực, hiệu quả trong việc giúp doanh nghiệp về thông tin kinh tế, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, tiến hành cải cách hành chính cần thiết để giảm chi phí kinh doanh cho các doanh nghiệp, nghiên cứu giảm thuế các mặt hàng là nguyên liệu đầu vào để doanh nghiệp hạ giá thành sản xuất, đồng thời với việc hỗ trợ xuất khẩu, chính sách khuyến khích xuất khẩu…. Bên cạnh đó, mặc dù Việt Nam đã có chính sách hội nhập kinh tế quốc tế tầm chiến lược, tuy nhiên chính sách trong ngắn hạn thường xuyên thay đổi nhiều khi không nhất quán nên chưa tạo cho bạn hàng EU một lòng tin ổn định, yêu tâm quan hệ làm ăn lâu dài với các doanh nghiệp Việt Nam .
2. Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam - EU
Trong quan hệ thương mại, Việt Nam được EU xem là một thị trường lớn với hơn 70 triệu dân, có nhiều tiềm năng. Sau khi ký Hiệp định dệt may và Hiệp định khung hợp tác Việt Nam - EU, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU bắt đầu tăng đáng kể. Nhìn chung, xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng đều đặn qua các năm với tỷ trọng nâng dần từ 10-15% hiện nay lên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2002. Xuất khẩu gia tăng sẽ tạo cơ hội để gia tăng nhập khẩu. Hiện nay, có 14 trong số 15 nước thành viên của EU đã có quan hệ buôn bán với Việt Nam trong đó có Pháp, Đức, Anh, Hà Lan là bạn hàng lớn nhất, chiếm hơn 90% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU. Đặc biệt là Đức, hiện đang là bạn hàng lớn nhất trong thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Các nước EU đang chiếm khoảng 13% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam cả trong lĩnh vực xuất khẩu và nhập khẩu và có rất nhiều tiềm năng mà Việt Nam cần phải tận dụng và khai thác. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU đã tốt đẹp hơn sau khi bình thường hoá quan hệ và ký Hiệp định thương mại với Mỹ, loại bỏ bớt những trở ngại lớn trong quan hệ EU - Việt Nam. Ngay từ khi chưa có quan hệ chính thức với EU, Việt Nam đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác truyền thống tốt đẹp với từng nước thành viên trong EU. Giờ đây mối quan hệ tốt đẹp này sẽ là nền tảng vững chắc để Việt Nam quan hệ với từng nước thành viên và chính sách quan hệ sẽ gắn bó Việt Nam với từng nước thành viên và thúc đẩy quan hệ chung Việt Nam - EU ngày càng phát triển.
Triển vọng trong thời gian tới, từ nay đến năm 2004, xuất khẩu của Việt Nam sang EU vẫn có chiều hướng tốt, do đây là khu vực kinh tế ổn định, ít biến động, và EU vẫn đanh dành cho Việt Nam chế độ ưu đãi thuế quan GSP (chỉ có hàng dệt may là quản lý bằng hạn ngạch). Tuy nhiên, căn cứ vào khả năng của Việt Nam thì tốc đô tăng xuất khẩu vào thị trường này vẫn chưa tương xứng (khoảng 15% năm) và nhập khẩu từ EU cũng chỉ đạt mức 10% năm. Do vậy trong thời gian tới, để có thể mở rộng khả năng thâm nhập thị trường EU, tranh thủ công nghệ nguồn, vật tư, nguyên liệu, thiết bị , máy móc phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, chúng ta cần phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp ở tầm vĩ mô. Đặc biệt cần nghiên cứu đề xuất một chính sách thị trường thích hợp cho khu vực EU, nhằm mở rộng, thúc đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam với EU, chủ động tiếp cận, thâm nhập thị trường, kết hợp giữa việc thu hút đầu tư của EU vào Việt Nam với việt phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu và của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoạt động thương mại trên thị trường này. Ngoài các sản phẩm chủ lực như may mặc, giày dép, cà phê, thuỷ sản chiếm khoảng 2/3 tổng giá trị hàng xuất vào thị trường EU, cần chú trọng mở rộng các mặt hàng khác như sản phẩm gỗ, nhựa gia dụng, thực phẩm chế biến, sản phẩm điện tử, linh kiện máy tính, phần mềm. Về lâu dài, dựa trên đánh giá lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế, cần nghiên cứu đầu tư xây dựng các xí nghiệp sản xuất nguyên liệu (nhất là cho ngành dệt may và giày dép…) Nhằm hạ tỷ lệ hàng gia công, tăng tỷ lệ hàng xuất khẩu trực tiếp, tập trung đầu tư vào các ngành sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Đối với các doanh nghiệp, Nhà nước cần hỗ trợ đẩy mạnh xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường, giới thiệu luật lệ kinh doanh của EU và của từng nước trong khối như hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thu thập và xử lý thông tin về thị trường trong và ngoài nước; xây dựng và thiết kế trang Web giới thiệu các sản phẩm của công ty để đưa lên mạng giao dịch quốc tế, từng bước thực hiện việc thanh toán qua mạng (E.commerce). Tiếp tục cải tiến, hoàn thiện các thủ tục hải quan, các loại thuế như VAT theo hướng minh bạch, đơn giản, phù hợp với thông lệ quốc tế. Mặt khác, Nhà nước cần thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu với thị trường EU (hỗ trợ giá, quỹ khuyến khích xuất khẩu, thưởng xuất khẩu, thành lập các trung tâm thương mại tại các thị trường trọng điểm…) nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện thâm nhập, đứng vững và phát triển tại thị trường này.
* Định hướng xuất nhập khẩu:
Trong những năm tới, định hướng quan hệ thương mại Việt Nam - EU cần được khẳng định:
Coi thị trường EU là thị trường chiến lược của Việt Nam để thực hiện hướng ngoại trong thời kì quá độ chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Tiếp tục khai thác và sử dụng triệt để các điều khoản của Hiệp định khung như là một khuôn khổ cho sự hợp tác cả về ngoại thương và về kinh tế đối ngoại.
Tăng cường quan hệ ngoại giao để thúc đẩy việc quản lí và thủ tục nhập khẩu.
* Về xuất khẩu:
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2005, những mặt hàng chủ lực mà Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang EU gồm: dệt may, giầy da, thuỷ sản, than đá, gạo, chè, cà phê, hạt điều, mây, tre đan… do có lợi thế về tài nguyên và khả năng sản xuất tốt các mặt hàng này, hơn thế nữa các mặt hàng này lại thuộc nhóm 10 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ chiếm tỉ trọng lớn trong tương lai .
Mục tiêu dự kiến của Việt Nam là phải đạt trên 4 tỉ USD giá trị xuất khẩu sang EU vào năm 2000 và khoảng 8 - 9 tỷ USD vào năm 2005 thì mặt hàng chủ lực trên phải đạt các mức tương ứng khoảng 3,2 tỷ USD và 5,4 - 7 tỷ USD, chiếm khoảng 80% giá trị kim ngạch xuất khẩu sang EU.
Vấn đề đặt ra cho việc thực hiện xuất khẩu là mở rộng thị trường đối với từng thành viên của EU hiện nay và cả các thành viên sẽ được kết nạp trong tương lai. Hiện nay thị trường chủ yếu chiếm 90% giá trị xuất khẩu sang EU thuộc 10 nước: Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Thuỵ Điển, Na Uy, Thuỵ Sĩ, áo.
* Về nhập khẩu:
Máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ dùng trong sản xuất công nghiệp, nguyên vật liệu ( xăng, dầu, phân bón, sắt thép…), dụng cụ y tế là những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ EU. Cần tiếp tục duy trì việc nhập khẩu này, đặc biệt là trang thiết bị toàn bộ, phụ tùng để cải thiện cho năng lực sản xuất trong nước. Do trình độ của lực lượng sản xuất còn yếu kém về cả năng suất và hiệu quả cùng với đường lối xây dựng đất nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng là lợi thế của nước đi sau. Khi nhập khẩu những mặt hàng này, cần phải có những qui chế và qui định rõ ràng, cụ thể để tránh nhập những loại hàng lạc hậu để loại trừ nguy cơ tụt hậu.
Giá trị nhập khẩu từ EU vào Việt Nam được dự kiến khoảng 15% - 20% tổng kim ngạch nhập khẩu vào Việt Nam trong thời gian tới. Cũng phải nhận thấy rằng EU là một tổ chức các quốc gia thuộc nhóm dẫn đầu về khoa học kỹ thuật và công nghệ. Việc xác định cơ cấu hàng nhập khẩu với mục đích chính là phát triển sản xuất. Khi điều kiện cho phép có thể tạo được mối quan hệ tốt đẹp và bền chặt hơn thông qua việc nhập khẩu từ EU. Điều này sẽ có lợi cho Việt Nam: thứ nhất là sẽ có những ưu đãi của EU về hàng hoá nhập khẩu; thứ hai là giá trị nhập khẩu từ Việt Nam cũng sẽ được tăng lên.
Tóm lại, tuy kế hoạch năm 2010 đã đề ra mục tiêu là EU sẽ chiếm thị phần 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước nhưng năm 1999 con số này đã là 26%. Điều này càng khẳng định việc phát triển thương mại với EU là hướng đi đúng đắn và cần thiết. Để chiếm lĩnh được thị trường EU trong điều kiện còn nhiều khó khăn, đòi hoỉ phải có sự vươn lên cuả các doanh nghiệp cũng như việc hỗ trợ tích cực từ phía nhà nước.
3. Một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - EU
3.1. Cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam
Nhà nước Việt Nam cần phải cải thiện môi trường thương mại: hoàn thiện các văn bản luật và dưới luật, đồng thời xem xét lại hệ thống luật để điều chỉnh các qui định không còn phù hợp hoặc chưa được rõ như Luật Thuế XNK, Luật Thưong mại, Luật Đầu tư nước ngoài. Về Luật Thương mại, cần bổ sung các qui định rõ ràng hơn về quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Về Luật khuyến khích đầu tư trong nước, cần qui định rõ hơn về ngành nghề cần khuyến khích đầu tư để khắc phục tình trạng không rõ ràng giữa "thay thế nhập khẩu" và "định hướng xuất khẩu".
Thay đổi về văn bản phương thức quản lý nhập khẩu. Tăng cường sử dụng các công cụ phi thuế "hợp lệ" như hàng rào kỹ thuật, hạn ngạch, thuế quan, thuế tuyệt đối, thuế mùa vụ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp. Giảm dần tỷ trọng của thuế nhập khẩu trong cơ cấu nguồn thu ngân sách. Khắc phục triệt để những bất hợp lý trong chính sách bảo hộ, cân đối lại đối tượng bảo hộ theo hướng chú trọng bảo hộ nông sản. Sửa đổi biểu thuế và cải cách việc thu thuế theo giá tối thiểu. Với phương thức quản lý nhập khẩu hợp lý, chúng ta có thể đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU, đặc biệt là công nghệ chế biến. Tiếp tục đổi mới và cải cách thủ tục hành chính trong quản lý xuất nhập khẩu, nhất là thủ tục hải quan, áp dụng công nghệ thông tin vào việc kê khai hàng hoá tính thuế xuất nhập khẩu.
Môi trường thương mại được cải thiện sẽ là động lực thúc đẩy thương mại Việt Nam - EU phát triển mạnh mẽ trong những năm tới. Việt Nam sẽ đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU, đặc biệt là công nghệ chế biến, điện tử, viễn thông v.v… khi phương thức nhập khẩu được thay đổi về căn bản.
3.2. ổn định kinh tế vĩ mô
Chính sách kinh tế Việt Nam tuy đã được đổi mới nhưng về cơ bản vẫn là chính sách cơ cấu kinh tế hướng nội, khuyến khích thay thế nhập khẩu vì vậy môi trường đầu tư cạnh tranh thấp, kém hiệu quả. Việt Nam cần phải chuyển mạnh sang chính sách cơ cấu kinh tế hướng ngoại, khuyến khích hướng về xuất khẩu, đặt các nhà đầu tư vào thế cạnh tranh gay gắt càng hấp dẫn họ. Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng: mức độ hiện đại công nghệ đến đâu đều tuỳ thuộc vào những điều kiện cụ thể và chính sách của Nhà nước.
a. Về chính sách phát triển các hàng xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu với thị trường EU:
Chính phủ cần có chính sách cụ thể để phát triển các hàng xuất khẩu sang thị trường EU. Thông qua việc hỗ trợ vốn, ưu đãi về thuế và tạo mọi thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Việt Nam có thể phát triển sản xuất nội địa (phát triển kinh tế ngành và kinh tế vùng), đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và hàng hoá Việt Nam trên thị trường EU.
Đối với hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực (chiếm hơn 1/2 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU) là giầy dép và dệt may, có đặc thù là gia công cho nước ngoài là chủ yếu, nên hiệu quả thu được từ xuất khẩu là không cao (25% - 30% doanh thu). Hơn nữa, gia công theo đơn đặt hàng và sản xuất theo yêu cầu kỹ thuật của nước ngoài nên các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn bị động về mẫu mã trong sản xuất cũng như trong tiêu thụ sản phẩm. Đây là điểm yếu nhất trong xuất khẩu của hai mặt hàng này, nếu tiếp tục tình trạng này sẽ vô cùng bất lợi. Vì vậy, Chính phủ cần có chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất làm ăn có hiệu quả (chứ không phải các doanh nghiệp gia công), hoặc các doanh nghiệp sản xuất đã xuất khẩu trực tiếp sang EU thuộc hai ngành công nghiệp này tiếp tục đầu tư vốn và đổi mới công nghệ trong quá trình sản xuất để đổi mới sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng EU, nâng cao chất lượng, tăng cường xuất khẩu theo hướng mua đứt bán đoạn (mua nguyên liệu và bán sản phẩm), giảm dần phương thức gia công xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp những sản phẩm có tỷ lệ nội địa hoá cao, tiến tới xuất khẩu những sản phẩm sử dụng 100% nguyên liệu trong nước nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu của hai mặt hàng này.
Đối với mặt hàng đang có lợi thế trên thị trường như hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ gia dụng, đồ dùng phục vụ du lịch, đồ chơi trẻ em, hàng điện tử và thuỷ hải sản là những mặt hàng được người EU ưa chuộng, Chính phủ cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vốn và công nghệ hiện đại để mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá và nâng cao trình độ tiếp thị sản phẩm nhằm tăng khối lượng và nâng cao hiệu quả xuất khẩu sang EU. Đối tượng áp dụng những chính sách này là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, và những doanh nghiệp có những mặt hàng xuất khẩu mới và có triển vọng phát triển.
Đối với những mặt hàng nông sản có khả năng xuất khẩu sang thị trường EU như cà phê, chè, hạt tiêu, cao su, rau quả…, cần lựa chọn các đơn vị, nông trường và vùng để có chính sách cụ thể khuyến khích đầu tư vốn tạo ra các vùng sản xuất chuyên canh cho xuất khẩu, thực hiện quản lý chất lượng từ khâu tuyển chọn giống, kỹ thuật thâm canh, chăm sóc…, để khi đưa ra xuất khẩu sẽ khắc phục đựoc tình trạng chất lượng thấp, không ổn định và nguồn cung cấp nhỏ. Chính sách này sẽ giúp cho hàng nông sản của Việt Nam có thể thâm nhập đựoc vào thị trường EU.
b. Đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU:
Những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế xuất khẩu như: hàng nông sản, thuỷ hải sản, may mặc, giầy dép v.v…, cũng là những mặt hàng nhập khẩu chính của EU. Hiện nay, EU là thị trường có quota lớn nhất và đầy tiềm năng của Việt Nam, nhưng lại rất khó tính. Khá nhiều mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam vì lý do chất lượng và vệ sinh thực phẩm… đã không thể vào được thị trường này, trong khi 80% thực phẩm mà người EU sử dụng được nhập khẩu từ các nước khác. Ngay cả mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt Nam, tuy chiếm 6% - 8% số lượng tôm nhập khẩu của EU hằng năm, nhưng do độ tươi kém và đôi khi có những lô hàng tôm đông lạnh còn bị nhiễm khuẩn, vệ sinh thực phẩm chưa được đảm bảo nên giá thường bị thấp hơn tôm của các nước khác tới 20% - 25%.
Do chất lượng hàng xuất khẩu kém, nên nhiều sản phẩm của Việt Nam không xuất khẩu trực tiếp vào EU mà phải thông qua con đường trung gian (thông qua hợp đồng với các doanh nghiệp của một số nước thứ ba) và đương nhiên nhãn mác Việt Nam cũng không được xuất hiện trên sản phẩm. Những năm gần đây có rất nhiều nước Châu á như Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông v.v… nhập hàng của Việt Nam về chế biến lại và sau đó lại xuất khẩu sang EU. Đây chính là lý do làm cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam - EU theo thống kê của EU lớn hơn 2 lần so với thống kê của Việt Nam. Vì vậy người dân EU ít biết về sản phẩm của Việt Nam. Nếu để tình trạng này kéo dài thì một số hàng hóa của Việt Nam sẽ bị mất thị phần - vốn đã hết sức khiêm tốn tại thị trường EU. Như vậy, hàng Việt Nam sẽ khó tồn tại và phát triển trên thị trường này. Nguyên chính làm giảm chất lượng hàng hoá xuất khẩu là do công nghệ sản xuất, chế biến quá lạc hậu.
Để khắc phục tình trạng lạc hậu của công nghệ, phương pháp tối ưu hiện nay là tăng cường nhập khẩu công nghệ hiện đại từ EU phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam. EU có thế mạnh về công nghệ trong các lĩnh vực điện tử, viễn thông, khai thác dầu khí, chế biến thực phẩm, sản xuất các thiết bị điện v.v… là những lĩnh vực mà Việt Nam đang khuyến khích đầu tư.
Có hai biện pháp có thể nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU là mua sắm Chính phủ và thu hút các nhà đầu tư EU tham gia vào quá trình sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam. Thiết bị máy móc, công nghệ cao của các nước EU có trình độ tiên tiến, hiện đại, chất lượng cao, song giá lại quá cao so với khả năng thanh toán của Việt Nam, nên khi có nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực nào đó, các doanh nghiệp Việt Nam thường nghĩ tới thiết bị công nghệ của khu vực khác có giá trị thấp hơn mặc dù có chất lượng kém hơn và trình độ thấp hơn. Vì vậy, có thể khẳng định rằng, để nhập khẩu được công nghệ hiện đại từ EU chỉ có hai biện pháp trên.
"Mua sắm Chính phủ" là biện pháp ưu việt để nhập khẩu được công nghệ hiện đại một cách nhanh nhất và đúng với yêu cầu đặt ra. Nhưng đây không phải là biện pháp tối ưu vì hiện nay Việt Nam còn nghèo nên kinh phí dành cho việc mua sắm Chính phủ còn hạn hẹp và chỉ ưu tiên cho những ngành trọng điểm của đất nước. Đây là hạn chế của biện pháp này.
"Thu hút các nhà đầu tư EU tham gia vào quá trình sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam" là biện pháp tối ưu để Việt Nam nhập khẩu được công nghệ nguồn từ EU và sử dụng công nghệ này đạt hiệu quả cao trong điều kiện rất thiếu vốn và trình độ hiểu biết và hạn chế hiện nay. Nếu vay tiền để nhập khẩu công nghệ thì chưa chắc các kỹ sư Việt Nam đã vận hành đạt kết quả như mong muốn, hơn nữa vay tiền thì phải có nguồn trả. Còn ở đây, vốn là của phía EU góp (dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị lẻ… ) sẽ được trả bằng sản phẩm thu được từ quá trình sản xuất.
Để thực hiện được biện pháp này, Nhà nước phải có những ưu đãi dành riêng cho các nhà đầu tư EU, ngoài các ưu đãi và quyền lợi mà họ được hưởng theo Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam như các nhà đầu tư thuộc các khu vực khác. Những ưu đãi này có thể là những ưu đãi về thuế nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU, thuế suất lợi tức, thuế chuyển lợi nhuận. Các đối tác EU chỉ được hưởng ưu đãi này nếu góp vốn bằng công nghệ hiện đại được chế tạo từ Liên minh Châu Âu và đầu tư tại các lĩnh vực sau: công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp sản xuất các thiết bị điện, điện tử, viễn thông v.v… Quyền lợi và tránh nhiệm của các nhà đầu tư EU phải được qui định cụ thể và chi tiết trong các văn bản.
Việt Nam đã tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và sắp tới sẽ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hàng nhập khẩu sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam với chất lượng cao và giá rẻ. Do vậy, trong điều kiện phải cạnh tranh quyết liệt với hàng ngoại nhập hiện nay, con đường duy nhất để hàng hoá Việt Nam có thể tồn tại và đứng vững ngay trên lãnh thổ của mình là phải trang bị cho nó đủ sức cạnh tranh quốc tế, có làm được như vậy mới có thể mở rộng sang các thị trường khác. "Đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU" có lẽ là giải pháp hữu hiệu nhất để trang bị cho hàng hoá của Việt Nam có sức cạnh tranh quốc tế (tại thời điểm này, Việt Nam đang thiếu vốn, năng lực và trình độ quản lý, sản xuất còn thấp và hạn chế). Các doanh nghiệp EU đã từng đáp ứng tốt nhu cầu khắt khe của thị trưòng EU, vì vậy có thể tin tưởng rằng hàng Việt Nam sẽ chiếm lĩnh được thị trường này nói riêng và các thị trường khác trên toàn cầu nói chung với chất lượng cao, kiểu dáng phong phú, đa dạng và đáp ứng tốt các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường.
Thực hiện biện pháp này, Việt Nam vừa thu được công nghệ nguồn từ EU lại vừa nâng cao và tiêu chuẩn hoá chất lượng hàng xuất khẩu nói chung và chất lượng hàng xuất sang thị trường EU nói riêng. Với sự đóng góp của các nhà đầu tư EU trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu, chắc chắn hàng Việt Nam sẽ đạt được tiêu chuẩn HACCP và các mặt hàng khác sẽ đạt được tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000. Hàng Việt Nam sẽ đáp ứng tốt nhất các yêu cầu khắt khe của thị trường EU về chất lượng, vệ sinh, bảo vệ môi trường, kiểu dáng đẹp và chủng loại phong phú. Đồng thời sẽ đem lại thành công lớn cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Quá trình sản xuất được thực hiện dưới sự điều hành và giám sát của các doanh nghiệp EU nên hàng của Việt Nam sẽ được trang bị tính cạnh tranh quốc tế cao. Hiện nay, ở Việt Nam có hơn 900 doanh nghiệp có vốn đầu tư của EU. Nếu thực hiện được biện pháp này thì số doanh nghiệp có vốn của EU tại Việt Nam sẽ tăng lên rất nhanh.
Nếu thực hiện tốt giải pháp "Đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU", Việt Nam sẽ nhanh chóng cải thiện chất lượng hàng hoá và thay đổi nhanh cơ cấu hàng xuất khẩu, không những thế còn tạo được nhiều công ăn việc làm và nâng cao tay nghề cho người lao động. Nếu thực hiện chính sách này một cách có hiệu quả sẽ góp phần không nhỏ cho tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
. Xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường và đẩy mạnh công tác Marketing xuất khẩu
a. Xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường
Nhà nước nên căn cứ vào chuyển hướng cơ cấu kinh tế của Liên minh Châu Âu và vai trò của khối này trên thị trường quốc tế để định hướng thị trường và đưa ra các chính sách thương mại và công nghiệp thích hợp. Tức là cần có một chính sách coi thị trường EU là một trong những hướng xuất khẩu quan trọng nhất.
Với kim ngạch và cơ cấu hàng xuất khẩu hiện nay cho thấy thị trường EU rất quan trọng đối với thị trường Việt Nam. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: nông sản, dệt may, thuỷ hải sản, giầy dép… sẽ còn tiếp tục phụ thuộc vào khả năng nhập khẩu của EU. Tuy nhiên, về trung hạn, cơ cấu hàng xuất khẩu có sự thay đổi. Tỷ lệ hàng chế biến sâu và tinh gia tăng làm nảy sinh một vấn đề mới về thị trường xuất khẩu. Với tốc độ gia tăng xuất khẩu dự kiến 25% - 28%/ năm liên tục trong vài thập kỷ tới thì vấn đề thị trường sẽ trở nên gay gắt. Kinh nghiệm của các nước đi theo con đường công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu là bằng mọi cách phải thâm nhập được vào thị trường các nước phát triển để tạo hiệu quả cao, không chỉ xem xét về vấn đề doanh thu mà còn cả về khía cạnh công nghệ, phân công lao động quốc tế, lợi thế so sánh động trên thị trường thế giới. Rõ ràng là triển vọng về thị trường EU đối với Việt Nam phụ thuộc nhiều vào chính sách công nghiệp, chiến lược thị trường và cơ cấu kinh tế trong những năm tới. Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng chiến lược phát triển thị trường EU thông qua đàm phán, ký kết các Hiệp định, thoả thuận thương mại song phương và đa phương để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu sang thị trường này.
Xuất khẩu của Việt Nam sang EU đã diễn ra trong nhiều thập kỷ và phát triển mạnh trong thập kỷ 90, nhưng cho đến nay các nhà xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường này. Họ còn thiếu hiểu biết một cách đầy đủ và có hệ thống về thị trường này. Các doanh nghiệp Việt Nam còn rất thụ động cho dù hằng năm phía Việt Nam vẫn tổ chức các đoàn điều tra về kinh tế, thương mại của Chính phủ, các doanh nghiệp, các tổ chức và tư nhân sang EU. Bởi vì EU là một thị trưòng rất khó tính, kênh phân phối rất phức tạp sẽ không dễ dàng gì đối với các doanh nghiệp Việt Nam - còn quá non nớt về trình độ và thiếu kinh nghiệm khi muốn thâm nhập vào thị trường này. Vì vậy, nghiên cứu và xây dựng một chiến dịch thâm nhập vào thị trường EU là hết sức cần thiết.
Trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam phải vừa duy trì xuất khẩu trực tiếp để vừa thâm nhập vào thị trường EU, vừa nghiên cứu để lựa chọn cách thâm nhập bằng hình thức liên doanh và đầu tư trực tiếp. Để thâm nhập thị trường EU cần phải xây dựng một chiến lược lâu dài và thích hợp với điều kiện phát triển kinh tế của Việt Nam thì hàng hoá của Việt Nam mới có chỗ đứng ổn định và lâu dài trên thị trường này.
Cần tìm hiểu về thuế quan, chích sách ngoại thương và qui chế nhập khẩu của EU để tìm ra cánh cửa mới cho hàng xuất khẩu Việt Nam. Ngoài ra, còn cần phải nắm bắt thị hiếu tiêu dùng, hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo thời gian giao hàng và duy trì chất lượng sản phẩm.
Chỉ khi nào xây dựng xong Chiến lược thâm nhập thị trường EU, chúng ta mới có cơ sở và phương hướng tổ chức sản xuất trong nước, tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp EU để hàng xuất khẩu Việt Nam có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường này.
b. Đẩy mạnh công tác xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU:
EU là một thị trường lớn trên thế giới, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá hàng năm rất lớn. Các mặt hàng nhập khẩu của EU phần lớn là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và là những mặt hàng mà Việt Nam có tiềm năng. Thế nhưng, cho đến nay hàng Việt Nam vào EU mới chỉ chiếm thị phần rất nhỏ trên thị trường này. Khoảng 40% khối lượng hàng Việt Nam xuất khẩu vào EU thông qua hoạt động xuất khẩu trung gian. Các nước Châu á như Nhật Bản, Singapore, Hongkong v.v… đã nhập khẩu hàng của Việt Nam đưa vào tái chế sau đó tái xuất sang thị trường EU. Do vậy, cho đến nay hàng Việt Nam vẫn chưa thâm nhập trực tiếp được nhiều vào EU. Ngoài nguyên nhân về khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam chưa cao, còn phải kể đến một nguyên nhân quan trọng nữa là công tác xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam còn yếu chưa hỗ trợ nhiều cho hàng hóa trong việc thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường EU.
Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam tại EU rất lớn, thế nhưng tại thời điểm này do có những hạn chế nhất định (chất lượng kém, chủng loại và hình dáng đơn điệu…) nên hàng của Việt Nam chỉ có thể thâm nhập được vào thị trường này một cách thuận lợi khi đã có những hoạt động xúc tiến xuất khẩu mạnh sang EU. Hoạt động xúc tiến của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu do nhiều doanh nghiệp chưa coi trọng công tác xúc tiến xuất khẩu. Một số doanh nghiệp có chú trọng tới công tác này nhưng kinh phí còn hạn chế và khả năng tài chính còn hạn hẹp. Một số doanh nghiệp khác thì đầu tư khá lớn vào hoạt động này, nhưng hiệu quả thu được còn thấp do thiếu thông tin và kinh nghiệm. Trường hợp này đã xảy ra đối với nhiều nước ở giai đoạn đầu hội nhập với khu vực thế giới, không riêng gì Việt Nam. Do vậy, nhà nước cần tài trợ một phần kinh phí và hỗ trợ trong công tác xúc tiến xuất khẩu để giúp cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận, thâm nhập dễ dàng và đứng vững trên thị trường EU.
Hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU được hưởng GSP kể từ 1 - 1 - 1996. Việt Nam chỉ có duy nhất một mặt hàng chịu sự quản lý bằng hạn ngạch, đó là hàng dệt may. EU dành cho hàng Việt Nam những ưu đãi về thuế và mở cửa thị trường đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam thì họ cũng đòi hỏi Việt Nam phải đối xử tương tự với EU. Hơn nữa, chính sách thương mại của EU đối với các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) là không cố định. EU có thể đột ngột thay đổi chính sách đối với Việt Nam nếu phát hiện ra những sai phạm nhỏ, chẳng hạn có thể áp dụng hạn ngạch đối với một số mặt hàng nào đó, hoặc loại bỏ một hay một số mặt hàng ra khỏi danh sách hàng hóa được hưởng GSP. Do năng lực cạnh tranh của hàng hoá và doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường EU còn yếu nên rất cần sự trợ giúp của nhà nước trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Chính phủ Việt Nam cần nỗ lực hơn trong đàm phán với Uỷ ban Châu âu (EC) để giảm thuế và mở rộng thị trường hơn nữa cho hàng xuất khẩu Việt Nam.
Hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang EU là công việc chính của doanh nghiệp, nhưng tại thời điểm này, do có những hạn chế nhất định nên rất cần sự giúp đỡ của nhà nước.
c. Hỗ trợ của Nhà nước trong việc xúc tiến xuất khẩu sang EU
Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp và hàng hoá của Việt Nam thâm nhập dễ dàng và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường EU, nhà nước nên thực hiện một số trợ giúp sau:
- Đẩy mạnh xây dựng chiến lược phát triển thị trường EU thông qua đàm phán, ký kết các hiệp định, thoả thuận thương mại song phương và đa phương, tạo tiền đề về hành lang pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu.
- Thảo luận ở cấp chính phủ về mở cửa thị trường, trước hết là đối với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc xúc tiến và tiếo cận thị trường, tăng cường hoạt động của Thương vụ tại các nước EU.
- Cho phép thành lập một trung tâm xúc tiến thương mại Việt Nam tại EU để hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh công tác trợ cấp xuất khẩu dưới hình thức thưởng xuất khẩu và tỷ giá khuyến khích đối với ngoại tệ thu được nhờ xuất khẩu.
d. Hoạt động xúc tiến xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường EU
Ngoài việc chủ động nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải nâng cao năng lực tiếp thị, tích cực thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU như chủ động tìm kiếm đối tác, chào hàng qua các hội chợ, triến lãm và hội thảo chuyên đề được tổ chức tại Việt Nam hay tại EU. Bên cạnh đó, cần tìm hiểu và nghiên cứu thị trường EU trực tiếp hoặc thông qua các phòng thương mại EU tại Việt Nam, Cục xúc tiến thương mại - Bộ Thương mại…
Các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu và ứng dụng các nghiệp vụ marketing để phát hiện những mặt hàng mới có khả năng tiêu thụ tại thị trường EU. Tăng cường đầu tư vốn và công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất để cho ra đời các sản phẩm đó và thực hiện những hoạt động khuếch trương cần thiết
3.4. Phát triển nguồn nhân lực để nâng cao khả năng xuất khẩu
a. Về phía Nhà nước
Nhà nước cần chú trọng tổ chức các chương trình đạo tạo chuyên sâu về thương mại cho cán bộ lãnh đạo và chuyên viên của các công ty thương mại có tham gia vào mậu dịch quốc tế
Hàng năm, Nhà nước nên cử cán bộ sang học tập, nghiên cứa tại EU để có được nhiều cán bộ thương mại giỏi ngoại ngữ và am hiểu về văn hoá các nước EU, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán, ký kết hợp đồng, hợp tác liên daonh liên kết, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang EU.
Bên cạnh việc nâng cao trình độ của các cán bộ thương mại, Nhà nước cần tăng cường tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật để có một đỗi ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi và có trình độ đồng đều..
Nhà nước cũng cần tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo nhằm nâng cao kiến thức kinh doanh và trình độ quản lý và chỉ đạo kinh doanh của các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng sang EU.
b. Về phía các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp phải chú trọng công tác đào tạo để nâng cao năng lực cán bộ vì họ là nhân tố quan trọng và không thể thiếu trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường EU. Các doanh nghiệp phải quan tâm đào tạo cả cán bộ quản lý và cán bộ thương mại, đào tạo lại và đào tạo chuyên sâu để có một đội ngũ cán bộ giỏi. Đối với các cán bộ thương mại, phải chú trọng đồng thời cả lĩnh vực nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ vì kém ngoại ngữ thường rất khó thành công trong đàm phán và thường bị ở thế bất lợi trong giao dịch kinh doanh.
Các doanh nghiệp phải thường xuyên (có định kỳ cụ thể) kiểm tra trình độ cán bộ của mình để có phuương hướng đào tạo thích hợp. Ngoài việc tự lo kinh phí đào tạo, các doanh nghiệp cần tăng cường xin hỗ trợ từ Chính phủ và sự tài trợ của các tổ chức khu vực và quốc tế.
Kết luận
Liên hiệp Châu Âu - như đã phân tích ở trên, là tổ chức duy nhất có mục tiêu cơ bản và lâu dài là thống nhất một châu lục cả về kinh tế và chính trị, dựa trên các nguyên tắc quy định riêng của khối. Trong những năm qua, EU đã tồn tại và không ngừng phát triển, đóng một vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực đối với thế giới nói chung và từng nước thành viên nói riêng. Từ khi Việt Nam và EU thiết lập quan hệ ngoại giao, đặc biệt là sau khi Hiệp định khung hợp tác được ký kết đến nay, những kết quả đạt được trong quá trình hợp tác kinh tế, thương mại đã khẳng định rõ sự chuyển biến cả về lượng và chất của quan hệ hợp tác VIệt Nam - EU. Tuy còn tồn tại một số những vướng mắc trong quan hệ, nhưng hai bên đã và đang từng bước tháo gỡ nhằm thắt chặt hơn nữa quan hệ thương mại hai chiều, góp phần nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau, cùng hợp tác, phát triển trong xu thế chung của thời đại. Với những thành quả đạt được cộng với sự quan tâm thích đáng của cả hai phía, chắc chắn rằng quan hệ thương mại Việt Nam - EU sẽ ngày càng tốt đẹp, xứng đàng hơn với tiềm năng to lớn của cả hai bên
Phụ lục I
Xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
năm 1999 - 2000
Đơn vị: USD
Nước nhập khẩu
2000
1999
Ailen
234.927
97.506
Anh
17.643.246
6.697.974
áo
412.876
153.491
Bỉ
7.897.786
7.510.570
Bồ Đào Nha
324.782
235.036
Đan Mạch
3.476.789
3.317.925
Đức
25.399.425
12.332.554
Hà Lan
15.111.239
8.064.220
Italia
4.277.071
2.889.449
Phần Lan
715.187
418.216
Pháp
28.757.978
13.968.344
Tây Ban Nha
4.367.123
2.557.299
Thuỵ Điển
3.314.798
1.423.718
Nguồn: Thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ năm 2000, tạp chí Ngoại thương, số 10 từ ngày 1-10/4/2001.
Phụ lục Ii
Thuế nhập khẩu của EU cho năm 2000
và thuế ưu đãi theo quy chế GSP áp dụng từ 7/21999 – 12/2001
đối với các sản phẩm được chọn lựa
Mã số
Tên hàng
Thuế suất Thông thường
Thuế suất ưu đãi (GSP)
CN
MFN
GSP = Mức thuế GSP
% MFN
39232100
Túi gói hàng polyethylene
6,5%
70%
4,55%
3924
Bộ đồ ăn và đồ bếp, vật dụng trong nhà và phòng vệ sinh khác bằng plastic
6,5%
0%
0%
4202
Hàng hoá và túi xách tay du lịch
3,0%-9,7%
35%
1,05-3,39%
420310
Quần áo da
4,0%
70%
2,8%
420321
Găng tay bảo vệ bằng da
7,0%-9,0%
70%
4,9%-6,3%
29
5205-6
Chỉ bông không bán lẻ
4,0%-5,0%
85%
3,4-4,25%
5208-12
Vải dệt bông
8,8%
85%
7,48%
5801
Vải dệt có tuyết và vải có viền
8,8%-10,8%
85%
7,48-9,18%
5802
Vải dệt bông xù
8,85-10,8%
85%
7,48-9,18%
5803
Vải sa lượt
5,8%-10,4%
85%
4,93-8,84%
5804
Vải tuyn và các loại vải lưới khác
6,5%-10%
85%
5,53-8,5%
5806
Vải dệt khổ hẹp
6,2%-7,5%
85%
5,27-6,38%
6101
áo ngoài có mũ trùm đầu, áo gió bó sát người và véctông tránh gió
dành cho bé trai hoặc nam giới, đan hoặc móc bằng sợi bông nhân tạo hoặc len
12,8%
85%
10,88%
6102
áo ngoài có mũ trùm đầu, áo gió bó sát người và áo véctông tránh gió dành cho bé gái hoặc phụ nữ, đan hoặc móc, bằng sợi bông, sợi nhân tạo hoặc len
12,8%
85%
10,88%
6103
Bộ comlê, áo véctông, quần dài và quần ống chẽn dành cho bé trai hoặc nam giới, đan hoặc móc
12,8%
85%
10,88%
6104
Bộ comlê, áo véctông, quần dài và quần ống chẽn dành cho bé gái hoặc phụ nữ, đan hoặc móc
12,8%
85%
10,88%``
6105
`áo sơmi dành cho bé trai hoặc nam giới, đan hoặc móc
12%
85%
10,2%
6106
áo sơ mi và áo váy dành cho bé gái hoặc phụ nữ, đan hoặc móc
12,8%
85%
10,88%
6107
Quần lót, bộ đò pijama và các loại hàng tương tự dành cho bé trai
hoặc nam giới, đan hoặc móc
12%-12,8%
85%
10,2-10,9%
6108
Quần lót, bộ đồ pijama và các loại hàng tương tự dành cho bé trai
hoặc nam giới, đan hoặc móc
12%-12,8%
85%
10,2-10,9%
6109
áo phông, áo mayô và các loại áo lót khác đan hoặc móc bằng
sợi bông, sợi nhân tạo hoặc len
12,0%
85%
10,2%
6110
áo nịt len (jecxi), áo len dài tay chui đầu, áo gilê và áo len cài khuy
(cadigan)
10,5-12,8%
85%
8,93-10,9%
6111
Bộ quần áo ấm kiểu thể thao, bộ quần áo trượt tuyết và bộ quần áo
bơi đan hoặc móc
8,0%-12,8%
85%
6,8-10,88%
6203
Bộ comlê, áo véctông, quần dài và quần ống chẽn dùng cho đàn ông
và bé trai không đan hoặc móc,
làm bằng sợi bông, sợi nhân tạo
hoặc len
12,8%
85%
10,88%
6204
Bộ comlê, áo véctông, áo dài, juýp quần dài quần ống chẽn dùng cho
phụ nữ và bé gái không đan hoặc móc, làm bằng sợi bông, sợi nhân tạohoặc len.
12,8%
85%
10,88%
6205
áo sơ mi không đan hoặc móc, làm bằng sợi bông, sợi nhân tạo hoặc len
12%
85%
10,2%
6206
áo sơmi và áo váy dùng cho phụ nữ hoặc bé gái, không đan hoặc móc,làm bằng lụa, sợi bông, sợi nhân tạo hoặc len
12,8%
85%
10,88%
6207
Quần lót, bộ đồ pijama, váy lót dài, váy ngủ và các loại hàng tương tự dành cho bé gái hoặc phụ nữ, không đam hoặc móc, bằng sợi bông hoặc sợi nhân tạo
12%-12,8%
85%
10,2-10,9%
6403
Gi ày dép bằng da
5,0%-8,0%
70%
3,5% -5,6%
6917
Bộ đồ ăn, bộ đồ nhà bếp, đồ dùng trong nhà và phòng vệ sinh
5,0%-9,0%
70%
3,5%-6,3%
7113
Đồ kim hoàn làm bằng kim loại quý
2,5%-4,05
05
0%
7117
Đồ kim hoàn giả
4,0%
35%
1,4%
7606
Nhôm ở dạng tấm, lá và dải
7,5%
70%
5,25%
7615
Bộ đồ ăn, đồ nhà bếp hoặc các loại đồ gia dụng khác và đồ trong
phòng vệ sinh khác bằng nhôm
6,0%
70%
4,2%
841451-
Quạt điện (không sử dụng trong máy bay dân sự)
2,3%-3,2%
70%
1,61-2,24%
84701010
Máy tính điện tử
2,1%
35%
0,74%
84701090
Máy tính số điện tử
1,3%
35%
0,46%
8471
Máy vi tính (không sủ dụng trong máy bay dân sự) và các thiết bị
ngoại vi
05
0%
0%
847330
Các bộ phận và phụ tùng kèm của máy vi tính
0%
35%
0%
8540
Máy biến thế, máy đổi điện tĩnh Và các phần cảm ứng điện không
Sử dụng trong máy bay dân sự
0%-3,7%
35%
05 – 1,3%
850910
Máy hút bụi
2,2%
70%
1,54%
850940
Máy nghiền và máy trộn thức ăn
2,2%
70%
`
8513
Đèn điện có thể xách tay
5,7%
0%
0%
851631
Máy sấy tóc
2,7%
70%
1,89%
851650
Lò nướng vi sóng
5,0%
70%
3,5%
851660
Các thiết bị nấu nướng bằng điện
2,7%
0%-
0% - 1,89%
851771
Bộ dây điện thoại có điện thoại cầm tay không dây
0%
35%
0%
851721
Máy fax
0%
35%
0%
8523
Băng/đĩa trắng (chưa thu) dùng để Thu âm thanh/video
0%- 3,5%
70%
0%- 2,45%
85249910
Băng/đĩa cho máy vi tính
0%
70%
0%
85252091
máy điện thoại di động
0%
35%
0%
8527
Máy radio, có phần thu thanh hoặc có hệ thống đĩa quang học
0%-14%
70%
0%- 9,8%
85279092
Máy nhắn tin
0%
70%
0%
852812
Vô tuyến màu
14,0%
70%
9,8%
8532
Tụ điện
0%
35%
0%
8533
Điện trở
0%
0%
0%
853400
Mạch in
0%
70%
0%
8540
Đèn điện tử và ống điện tử dùng catot nung nóng, catot lạnh, catot quang điện
2,6%- 14,0%
70%
1,82%-9,8%
8541
Diot, transito và các thiết bị bán dẫn tương tự
0%
0%
0%
8542
Mạch tích hợp điện tử và linh kiện điện tử tích hợp
05
0%
0%
9003
Khung và gọng làm kính đeo
2,2%
0%
0%
9004
Kính đeo
2,95%
0%
0%
9006
Máy quay phim/máy ảnh
0%-4,2%
35%
0%-1,47%
9103-5
Đồng hồ có gắn bộ phận hoạt động, đồng hồ chuông, đồng hồ lắp trên bàn điều khiển phương tiện
4,5%
70%
3,15%
9101-2
Đồng hồ đeo tay(tối thiểu 0,3 euro và tối đa 0,8 eoru p/st)
4,5%
70%
3,15%
9111
Vỏ đồng hồ đeo tay và các phụ tùng (tối thiểu 2,7 và tối đa 4,6 euro p/st)
0,5%
35%
0,18%
9403
Đồ gỗ gia đình và văn phòng
0%-5,6%
0%
0%
9501
Đồ chơi có bánh xe
4,2%
0%
0%
9502
Búp bê hình người
2,8%-4,7%
0%
0%
9503
Đồ chơi khác
3,2%-4,7%
70%
2,2%-3,3%
9540410
Trò chơi video (sử dụng vật nhận sóng truyền hình)
2,2%
0%
0%
950420-90
Các đồ dành cho lễ hội, vui chơi. các trò chơi dùng bàn và phòng
2,2%-2,7%
0%
0%
9505
Mặt hàng dùng trong lễ hội, hội trá hình hoặc các trò chơi giải trí khác
2,7%-3,1%
0%
0%
Nguồn: Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2000 – 2010, Bộ Thương mại, Viện nghiên cứu thương mại, Đề tài khoa học cấp Bộ, 4/2000
Tài liệu tham khảo
Bùi Huy Khoát, Thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21, Trung tâm nghiên cứu Châu Âu, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 12/2002.
Bộ Thương mại, Thương mại Việt Nam năm 2000, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2002.
Trung tâm thông tin thương mại Việt Nam, Niên giám thương mại Việt Nam 2000, NXB Thống kê Hà Nội, năm 2002.
Hoàng Xuân Hoà, Lịch sử, tư tưởng hình thành Liên minh Châu Âu, tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, 3/2002.
Những điều cần biết về thị trường EU, Trung tâm tư vấn và đào tạo kinh tế thương mại (ICTC), NXB Nông nghiệp Hà Nội 2001.
Hoàng Xuân Hoà, Vai trò của Liên minh Châu Âu đối với sự phát triển thương mại Việt Nam., Nghiên cứu Châu Âu, số 2/2002.
Kinh tế Việt Nam 1991 - 2000 qua các con số, Thời báo kinh tế Việt Nam, số 1/2002.
Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2000 – 2010, Bộ Thương mại, Viện nghiên cứu thương mại, Đề tài khoa học cấp Bộ, 4/2001.
Tổng cục Hải quan, ước thực hiện năm 2000 và dự kiến xuất nhập khẩu năm 2001, Tạp chí Ngoại thương, số 6/2002.
Ngọc Hương, Đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu trực tiếp với bạn hàng EU, báo xuân Thương mại, số 1+2/2002
Thanh Hùng, Sự đột biến trong ngành thuỷ sản năm 2000, Tạp chí Con số và sự kiện, số 1+2/2002.
Mai Thanh, Thị trường xuất khẩu thuỷ sản, Quốc tế số 10/2002.
Hoàng Xuân Hoà, Chiến lược phát triển thương mại Quốc tế của Anh trong những năm gần đây, Nghiên cứu Quốc tế, 1/2002.
Bùi Huy Khoát, Tác động của tiến trình liên kết Châu Âu đối với Việt Nam, Nghiên cứu châu Âu, số 1 năm 2002
Tôn Sinh Thành, Hợp tác SEAN – EU đI về đâu ?, Nghiên cứu quốc tế, số 29/2001.
Hoàng Xuân Hoà, Một số vấn đề chính sách thương mại và hàng rào thương mại của Liên minh Châu Âu, Nghiên cứu Châu Âu, số 3/2002.
Hoàng Xuân Hoà, Thế giới năm 2001, Tạp chí Thế giới và Việt Nam, 1/2002.
Tổng cục hải quan, Nước nhập khẩu gạo và cà phê chủ yếu của Việt Nam trong năm 2000, Tạp chí Ngoại thương số 7/2001 từ ngày 1 - 10/3/2002.
Tổng cục Hải quan, Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường năm 2000, Tạp chí Ngoại thương, số 7 từ 1 - 10/3/2002.
Một số khoá luận tốt nghiệp và luận án thạc sỹ, tiến sỹ về vấn đề quan hệ thương mại Việt Nam - EU.
Mai Hoài Anh / Chiến lược Châu á mới của EU và triển vọng quan hệ Việt Nam - EU những năm đầu thế kỷ 21, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số 3-2002
Trần Nguyễn Tuyên/ thị trường EU và khả năng mở rộng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường này, nghiên cứu kinh tế số 2, 2002.
Xu hướng đầu tư ra nước ngoài của EU /Tạp chí Kinh tế và Dự báo 2002.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hang do an.doc