MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TUYÊN TRUYỀN ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN, NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT- MỘT NHIỆM VỤ VÀ CHỨC NĂNG QUAN TRỌNG CỦA BÁO CHÍ CÁCH MẠNG
1.1. Quan niệm, chức năng, nhiệm vụ của việc tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên báo chí
1.1.1. Quan niệm về điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của việc tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt trên báo chí
1.1.3. Vai trò của tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên Báo Hà Tây
1.2. Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng và Nhà nước nói về tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên báo chí
1.2.1. Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác nói về điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt
1.2.2. Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt
1.2.3. Đường lối đổi mới, các văn kiện của Đảng và Nhà nước về công tác tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên báo chí
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN, NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT TRÊN BÁO HÀ TÂY
2.1. Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực kinh tế
2.1.1. Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp
2.1.2. Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực kinh tế công nghiệp
2.1.3. Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực kinh tế khác
2.2. Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực chính trị
2.3. Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực văn hoá, xã hội
2.3.1. Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực văn hoá
2.3.2. Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực xã hội
2.4. Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực giáo dục- y tế
2.4.1.Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực giáo dục
2.4.2. Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực Y tế
2.5. Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực an ninh quốc phòng
CHƯƠNG 3: HÌNH THỨC CHUYỂN TẢI NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN, NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT TRÊN BÁO HÀ TÂY
3.1. Một số thể loại thường được sử dụng trên Báo Hà Tây
3.1.1. Thể loại tin
3.1.2. Thể loại bài phản ánh
3.1.3. Thể loại ký chân dung
3.2. Ngôn ngữ thể hiện
3.3. Hệ thống chuyên mục
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
96 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1661 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên Báo Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
am và Hoà Bình có điều kiện kinh tế khá thuận lợi giao lưu với bên ngoài trong khi đời sống nhân dân Mỹ Đức nhìn chung còn thấp. Thanh niên Mỹ Đức nhiều người phải đi làm ăn xa trong lúc nông nhàn, một số nhận thức chính trị hạn chế, lười học tập thích hưởng thụ, dễ mắc phải những TNXH như cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, mại dâm...”. Đây là những vấn đề rất “Nóng hổi” và khó khăn trong việc giải quyết những tệ nạn đó đòi hỏi phải có thời gian. Nhưng Huyện đoàn Mỹ Đức đã nhận thấy rõ những ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế, xã hội. Do đó, Đoàn Thanh niên đã có những kế hoạch cụ thể, tham mưu với Ban chỉ huy phòng, chống tội phạm và TNXH của huyện để có chương trình hành động cụ thể. Đặc biệt Đoàn Thanh niên đã coi trọng “Việc tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống cho ĐVTN thường xuyên dưới những hình thức khác nhau đã thu hút được đông đảo ĐVTN tham gia và nhận thức rõ được tác hại của những TNXH như ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS. Bên cạnh đó, Huyện đoàn còn phối hợp với Công an huyện thành lập CLB phòng chống TNXH nên giúp cho việc tố giác, phát hiện tội phạm ma tuý và mại dâm được nhanh chóng nhằm giảm bớt những TNXH, giữ cho an ninh chính trị, trật từ an toàn xã hội ổn định.
Bên cạnh những tập thể điển hình tiên tiến trong lĩnh vực giữ gìn an ninh xuất hiện trong các phong trào thi đua thì còn không ít những cá nhân điển hình tiên tiến xứng đáng là gương điển hình cho chúng ta noi theo. Bài “Người CCB tích cực phòng, chống TNXH” của tác giả Văn Hợp (ra ngày 30/5/2004) đã nêu lên một cách làm mới trong công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý. Bác Nguyễn Xuân Kỳ với cương vị là Phó chủ tịch Hội CCB luôn trăn trở trước vấn đề nhức nhối này và Bác đã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể khác lập kế hoạch tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội với phương châm “Không nóng vội phải có tính kiên trì lòng vị tha,...” để gần giữ động viên , giúp đỡ những người bị mắc vào các TNXH để họ nhận rõ tác hại của nó mà có cách hạn chế. Nhờ sự ân cần gần giữ trong những năm qua Bác đã giúp được nhiều đối tượng cai nghiện và trở về với cuộc sống ấm no hạnh phúc. Những đóng góp trong công tác phóng chống tệ tội phạm, TNXH của bác CCB Nguyễn Xuân Kỳ đã thực sự là một điển hình trong công tác phòng chống tệ nạn ma tuý ở Ba Vì.
Khác với những người công nhân, nhân dân lao động tạo ra những sản phẩm xã hội thì anh Nguyễn Văn Phúc, ở đội cảnh sát cơ động, phòng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp luôn thầm lặng làm công tác “Tuần tra kiểm soát với những phiên trực bắt đầu từ 0 giờ và kết thức lúc 5 giờ” trên một địa bàn tương đối phúc tạp: “Khu vực thị xã Hà Đông và một số địa bàn lân cận dọc tuyến đường 6A, 21B, 430... tình hình rất phức tạp, nhất là về đêm” nhưng với cái tâm của người chiến sỹ công an luôn nắm vững địa bàn, đối tượng và ngăn chặn kịp thời được nhiều vụ việc góp phần ổn định trật tự xã hội. Anh tâm sự “Cái nghề của bọn em là thế mà. Mình chịu khó thức thì dân được ngủ ngon”. Tuy tuổi đời còn trất trẻ nhưng anh luôn cố gắng hoàn thành mọi công việc và luôn vì sự bình yên cho nhân dân, anh xứng đáng là tấm gương điển hình tiên tiến cho chúng ta học tập, noi theo.
Trong những năm qua, Báo Hà Tây luôn đi sát những cơ sở để phản ánh kịp thời những khó khăn và thuận lợi trong quá trình xây dựng nền quốc phòng toàn dân và phát hiện được nhiều điển hình tiên tiến, những kinh nghiệm hay của các địa phương, đơn vị làm tốt công tác quốc phòng an ninh.
CHƯƠNG 3:
hình thức chuyển tải nội dung tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên báo hà tây
Nội dung và hình thức là hai vấn đề có quan hệ mật thiết với nhau trong hoạt động báo chí, hình thức để chuyển tải nội dung đã được nâng lên thành nghệ thuật. Từ việc lựa chọn thể loại, sử dụng ngôn ngữ, đến xây dựng hệ thống các chuyên mục… đều nhằm mục đích làm nổi bật nội dung. Mỗi một thể loại có thể phản ánh nhiều nội dung, chủ đề khác nhau và ngược lại, nội dung, chủ đề có thể lựa chọn những hình thức thể loại để thể hiện. Tuy nhiên yếu tố thể loại tương đối ổn định và có giới hạn về số lượng so với nội dung, với một nội dung cụ thể có thể lựa chọn một số thể loại để phản ánh có hiệu quả nhất.
3.1. Một số thể loại thường được sử dụng trên Báo Hà Tây.
Trong hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là báo chí việc người làm báo sử dụng đúng thể loại sẽ đưa đến một kết quả tốt nhất. Trong bất kỳ một vấn đề xã hội nảy sinh nào mà báo chí quan tâm, lựa chọn một thể loại phù hợp để diễn tả một nội dung “Sẽ tăng thêm tính hấp dẫn cho người đọc và như vậy, khả năng tác động của tác phẩm sẽ tăng lên, mang lại hiệu quả tốt hơn cho công tác tuyên truyền, cổ động và tổ chức” [18, 9]. Đối với việc tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt cũng cần phải có cách lựa chọn sao cho công tác tuyên truyền đạt hiệu quả. Báo Hà Tây là một tờ báo địa phương, đối tượng độc giả chủ yếu là cán bộ, đảng viên và nhân dân lao động, do đó việc lựa chọn thể loại thích hợp để tuyên truyền là rất cần thiết, để làm sao thông tin của tác giả đến công chúng đạt hiệu quả cao nhất. Trong quá trình khảo sát, Tôi nhận thấy có ba thể loại được sử dụng thường xuyên trên báo là: Tin, bài phản ánh, ký chân dung. Ngoài ra, do đặc điểm là báo địa phương nên việc đọc để phân chia thể loại rất khó vì nó là đặc thù của báo địa phương. Nên khi làm khoá luận tôi đi sâu tìm hiểu và phân tích ba thể loại này, để từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
3.1.1. Thể loại tin.
Tuỳ vào nội dung sự kiện mà tác giả có thể sử dụng những thể loại báo chí phù hợp với mục đích của mình, về vấn đề tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt. Không nên bó hẹp việc đánh giá công tác tuyên truyền điển hình của chúng ta trong những bài phóng sự, ký chân dung... mà tuỳ vào tính chất khác nhau của sự kiện ta có thể sử dụng thể loại tin. Tin có rất nhiều dạng như: Tin ngắn, tin vắn, tin bình, tin tổng hợp… nhưng đối với việc tuyên truyền điển hình tiên tiến trên Báo Hà Tây tôi nhận thấy có hai dạng được sử dụng chủ yếu đó là dạng tin ngắn và tin bình.
* Tin ngắn là những thông tin về những sự việc và con người điển hình tiên tiến. Đó là những tin về một chủ trương, chính sách chung ở một địa phương, một ngành, một đơn vị đã đạt được hiệu quả kinh tế- xã hội cao đủ sức thuyết phục như một tấm gương nhằm thông báo và cổ vũ phong trào chung. Chẳng hạn như tin về việc quyết định xây dựng Khu công nghiệp Láng - Hoà Lạc, tin về phong trào thanh niên Trường Sỹ Quan Lục Quân sôi nổi nhiều phong trào đạt hiệu quả, tin về Ứng Hoà mở lớp tập huấn IPM cho cán bộ khuyến nông và nhân dân, tin về những đơn vị, cá nhân được nhận khen thưởng về mọi lĩnh vực trong cuộc sống như việc làm tốt công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, công tác an toàn giao thông, công tác vì trẻ em… Với thể tin ngắn người đọc dễ dàng nhận thấy những điển hình tiên tiến, những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước để từng bước áp dụng vào trong cuộc sống.
* Chúng ta con sử dụng tin bình để thông tin về những điển hình tiên tiến. Nghĩa là, sau khi thông tin, tác giả còn có thêm lời bình về tin đó để làm rõ thêm ý nghĩa của tin. Tin bình, là một thể loại có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đưa tin về những điển hình tiên tiến , bởi vì nó không chỉ đơn thuần đưa ra những con số thông tin mà nó còn mở ra cho người đọc một cái nhìn toàn diện hơn. Chúng ta có thể thông tin về một lớp tập huấn chuyển giao KHKT cho nông dân, với đầy đủ 5 yêu cầu của một tin là có thể đem lại cho công chúng biết được vấn đề mình quan tâm. Nhưng những điển hình đó mới chỉ dừng lại trên lý thuyết, để độc giả thấy được hiệu quả của công tác tập huấn tác giả đã đưa ra một lời bình ngắn: “ Thông qua chương trình tập huấn trình độ, nhận thức, khả năng tiếp cận của bà con nhân dân trong việc ứng dụng tiến bộ KHKT nông nghiệp vào sản xuất được nâng lên một bước”. Hay “Nhờ ứng dụng những biện pháp KHKT vào đồng ruộng và triển khai đúng quy trình kỹ thuật đã phổ biến, cùng với chăm sóc, làm cỏ sục bùn, bón thức kịp thời theo đứng quy trình cho các trà lúa đã cấy. Đến nay, cây trồng vụ xuân phát triển tốt, lúa bén chân, đứng gốc, ngô, đỗ đậu tương hứa hẹn một vụ xuân thắng lợi”. Bằng cách sử dụng tin bình, tác giả đã gửi đến cho công chúng không chỉ là không khí của buổi tập huấn mà còn thông qua lời bình để cho công chúng biết thêm về hiệu quả của công tác chuyển giao, áp dụng KHKT tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
3.1.2. Thể loại bài phản ánh.
Bài phản ánh là một loại tác phẩm báo chí được sử dụng khá phổ biến, trên Báo Hà Tây thể loại này chiếm ưu thế nhất, trên 50% số lượng bài khảo sát về điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt (từ tháng 1/2004 đến tháng 5/2005). Tuỳ vào từng vấn đề mà các tác giả đã sử dụng các dạng bài phản ánh khác nhau để phân tích, lý giải vấn đề cho công chúng hiểu và học tập.
3.1.2.1. Ưu thế của bài phản ánh.
Bài phản ánh là một trong những thể loại được sử dụng nhiều nhất trên báo chí và giữ vị trí quan trọng trong công tác, tuyên truyền, cổ động. Nó có ý nghĩa là cổ vũ những hiện tượng mới của đời sống, phổ biến những kinh nghiệm, chỉ ra những tồn tại đang cản trở sự vận động đi lên của sự vật, hiện tượng.
Trong thực tế việc phân chia thể loại chỉ mang tính tương đối, vì chúng có sự giao thoa giữa các thể loại nên bài phản ánh thường đưa ra những thông báo về một sự kiện, hiện tượng kèm theo sự phân tích và khái quát để tạo nên sức hấp dẫn của thể loại. Trong bài phản ánh tác giả thường xây dựng tác phẩm trên một loạt những sự kiện đồng nhất, trên tổng thể các dữ liệu được liên kết bởi một vấn đề, đề tài nhất định.
Bài phản là thể loại trong đó chủ đề thời sự được nghiên cứu, phân tích trên những tư liệu cụ thể lấy trong phạm vi tương đối hẹp.
Về số lượng bài phản ánh có thể từ 80- 100 dòng in, ngắn gọn, súc tích, tạo cảm giác dễ chịu cho người đọc. Bởi vì hiện nay, trong cuộc sống có rất nhiều cái cần làm, cần thông tin nên việc đọc một tác phẩm báo chí quá dài dễ gây mất “hứng” bởi vì rất nhiều người chỉ có nhu cầu thông tin đầy đủ chính xác chứ ít người chú ý tới câu văn, ngôn ngữ. Do đó, bài phản ánh có ưu thế vì lượng thông tin nhiều, nhưng được viết ngắn gọn mà không làm mất đi hết ý nghĩa của vấn đề cần phản ánh.
3.1.2.2. Các dạng bài phản ánh thường gặp.
Theo tác giả Trần Quang, giảng viên Khoa Báo chí, Trường ĐHKHXH và NV: “Có thể chia các bài phản ánh đó ra làm 3 nhóm lớn: Bài phản ánh thông tin, bài phản ánh phân tích và bài phản ánh nêu vấn đề”.
3.1.2.2.1. Bài phản ánh thông tin.
Loại bài này gần với tin ngắn hơn cả nên nó được sử dụng rất nhiều trên Báo Hà Tây, nhất là đối với các bài tuyên truyền điển hình tiên tiến trong lĩnh vực chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Bởi vì nó bao hàm một mảng tư liệu rộng, phát triển tỉ mỉ một chủ đề nhất định nên độc giả có thể tiếp nhân thông tin nhanh nhất.
Qua khảo sát thực tế trên Báo Hà Tây có rất nhiều bài phản ánh về cách thức chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, những thành tựu trong xây dựng và phát triển làng văn hoá thời kỳ đổi mới, những điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế… đều mang tính chất thông tin cho độc giả. Có thể coi bài “Hiệu quả trang trại vườn ở Song Phượng” (Số 3134, ngày 27/5/2004) của tác giả Xuân Thu là tiêu biểu cho kiểu bài phản ánh thông tin. Trong bài tác giả đã sử dụng hàng loạt những sự kiện có chung một đề tài là nông dân sản xuất- kinh doanh giỏi như: Anh Nguyễn Xuân Tiến đã được bộ NN & PTNT trao tặng Bằng khen “Nông dân sản xuất giỏi năm 2002”. Gia đình anh thầu 1 mẫu 9 sào trồng cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao như: Nhãn lồng Hưng Yên, vải, cây cảnh, kết hợp thả cá, chăn nuôi lợn con để cung cấp giống cho thị trường, mỗi năm thu nhập hơn 120 triệu đồng; Anh Lê Huy Được với diện tích 2 mẫu trồng cây ăn quả nhãn, vải, nuôi lợn thịt, chăn nuôi bò sữa, mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng… Bên cạnh đó, còn rất nhiều mô hình vườn trại khác trong xã đã cho thu nhập cao từ 80- 100 triệu đồng/năm trở lên. Thông qua, những hộ dân làm kinh tế giỏi cụ thể, tác giả bài viết đẫ đánh giá sự kiện đó và nêu nguyên nhân: “Năm 1999, xã có chủ trương chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, tiến hành dồn điền đổi thửa từ ô thửa nhỏ sang ô thửa lớn. Số ô thửa trước khi chuyển đổi là 4.632, sau khi chuyển đổi còn lại 2.549 ô thửa. Để tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân sản xuất, xã còn đầu tư nâng cấp một số công trình thuỷ lợi, đổ đá cấp phối đường giao thông nội đồng, xây dựng 2 trạm bơm nước sẵn sàng phục vụ, đáp ứng nhu cầu nước tưới ở những khu đất cao hạn, xây dựng kiên cố được 1.200 m2 kênh mương…”
Bài “Người biến vùng đất sình lầy thành trang trại” (ngày 2/2/2004) của tác giả Đức Hải cũng là một dạng bài phản ánh thông tin. Tác giả phản ánh mô hình V.A.C mang lại hiệu quả kinh tế, từ vùng đất chỉ cấy được một vụ lúa bấp bênh nay đã chuyển đổi thành mô hình trang trại kết hợp tận dụng đước hết diện tích cach tác. Bác Nam đã chia mô hình thành những khu riêng biệt để cấy lúa, vùng đất trũng chỉ cấy được một vụ bác chuyển sang đào ao thả cá, diện tích mặt nước bác Nam tập trung chăn nuôi vịt, trên bờ bác xây dựng chuồng trại để chăn nuôi lợn thịt lấy chất thải từ chăn nuôi vịt, lợn là nguồn thức ăn cho cá. Với mô hình trang trại này mỗi năm già đình bác thu nhập được khoảng 300 triệu đồng, đồng thời đã giải quyết được việc làm cho 20 lao động có thu nhập ổn định.
Có thể thấy rằng, qua bài phản ánh thông tin những điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt đã giúp cho công chúng dễ nhận thấy được cách làm và kinh nghiệm thực tế, qua đó công chúng có thể học tập và rút ra kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Từ đó, áp dụng vào thực tiễn điều kiện canh tác trên diện tích đất canh tác của mình sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trên một đơn vị diện tích.
3.1.2.2.2. Bài phản ánh phân tích.
Đây là một dạng bài đòi hỏi tác giả phải phân tích và đánh giá nguyên nhân gây ra sự kiện, hiện tượng được phản ánh. Từ đó tác giả phân tích các mối liên hệ nhân quả giữa các sự kiện từ đó đưa ra những kết luận nhất định giúp người đọc hiểu và học tập. Trong quá trình phân tích các sự kiện, tác giả phải nêu bật được bản chất, ý nghĩa của sự kiện hiện tượng được đề cập.
Ví dụ về tác phẩm bài phản ánh phân tích có thể là bài: “Nghề cũ- áo mới” (số 3131, ngày 24/5/2004) của tác giả Thái Hà- Nguyễn Phương. Trong bài tác giả đã dẫn chứng ra hàng loạt những nguyên nhân chủ yếu giúp anh Trường phát triển nghề may từ nghề truyến thống đã bị xoá sổ (trong những năm kinh tế chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần) trở thành một nghề có hiệu quả kinh tế cao, tạo được nhiều việc làm cho lao động dư thừa ở nông thôn. Qua bài viết, tác giả đã đưa ra những nguyên nhân cụ thể giúp việc khôi phục và phát triển nghề truyền thống là nhờ: “Anh luôn lấy chữ tín bằng chất lượng và tiến độ giao hàng. Nhưng điều quan trọng chính là là sự linh hoạt trong sản xuất và đa dạng sản phẩm có thể phục vụ nhiều cái “cần” của khách hàng”. Bên cạnh đó “anh đã đi từng bước đợi thời cơ và phù hợp với khả năng quản lý chứ không đầu tư lớn ngay”, nhờ nó nên anh đã có những bước đi vững chắc để có được một HTX dệt may công nghiệp hiệu quả như hiện nay. Không chỉ dừng lại ở đó mà tác giả bài viết còn nhấn mạnh tới một lợi thế nữa của anh là “ Đa số các thợ đã có nghề, nên chỉ mất ít thời gian làm quen với máy móc công nghiệp là họ đã có thể sản xuất được ngay”. Để có được thành quả đó anh cũng phải trải qua rất nhiều gian nan vất vả trong việc khôi phục lại một làng nghề truyền thống, đã gần như bị xóa sổ trong thời buổi kinh tế thị trường. Tiếp đó tác giả đã nêu lên những phẩm chất của người lao động: Cần cù, khéo léo nên những mặt hàng của anh có chỗ đứng vững trên thị trường vì mẫu mã đẹp nhưng sản phẩm lại luôn có giá thành giảm 10% so với các sản phẩm ở các cơ sở khác. Thông qua bài viết, tác giả đã khẳng định con đường đúng đắn để đi lên CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, tác giả một lần nữa khẳng định con đường khôi phục làng nghề và nhân cấy nghề mới là một việc làm cần thiết giúp cho kinh tế nông thôn từng bước phát triển theo hướng kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
Trong bài “Mô hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tổng hợp, khép kín hiệu quả kinh tế cao” (số 3134, ngày 5/4/2004) của tác giả Xuân Quang vẫn sử dụng dạng bài phản ánh phân tích nhưng những thông tin mà bài báo đưa ra nhằm phổ biến kinh nghiệm cho các doanh nghiệp ở nông thôn biết cách phối hợp hài hoà giữa sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường sinh thái trong sạch. Công ty cổ phần thực phẩm Minh Dương đã biết gắn công nghiệp với nông nghiệp thành một mô hình khép kín vừa tận dụng được nguồn chất thải công nghiệp làm thức ăn cho mô hình trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc tìm ra một mô hình sản xuất kinh doanh khép kín đã giúp giải quyết được việc làm cho nhiều lao động cả những người có trình độ và những người nông dân. Kết thúc bài viết tác giả khẳng định: “Một mô hình đa dạng Công nghiệp- thương nghiệp - nông nghiệp bổ sung cho nhau tạo ra diện mạo một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, bền vững. Sức sống của Minh Dương ngày càng vững mạnh hơn, phong độ hơn. Đó là một trong những kinh nghiệm, một hướng đi đúng, một mô hình tiên tiến trên con đường phát triển đi lên trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn mà Công ty cổ phần thực phẩm Minh Dương đang toả sáng”.
Có thể nói việc sử dụng dạng bài phản ánh phân tích để tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có tác dụng rất lớn. Việc sử dụng thể loại này đã có tác dụng giáo dục rất lớn cho các tầng lớp nhân dân trong việc học hỏi kinh nghiệm làm ăn có hiệu quả.
3.1.2.2.3. Bài phản ánh nêu vấn đề.
Đây là dạng thứ ba của thể loại phản ánh. Khác với hai loại bài nói trên, dạng thứ ba này “Được thực hiện bằng cách tập hợp những tư liệu có liên quan đến vấn đề tác giả cần xem xét để làm chứng cứ, nhằm thông báo cho công chúng và các cơ quan chức năng về một hiện tượng nào đó mà theo tác giả, đang có xu hướng phát triển” [18,39]. Có thể lấy bài “Đất sỏi nuôi chạch vàng”của Nguyễn Phương (số3248, 4/9/2004), sau khi giới thiệu cho người đọc thấy được sự thành công của những em học sinh trường Ứng Hoà trong các kì thi đại học ngày một tăng lên. Tác giả đã cho biết: Sở dĩ học sinh nơi đây có được những thành quả cao trong học tập là do “Từ 10 năm nay, giáo viên các bộ môn tự nhiên của nhà trường đã soạn các tài liệu tham khảo cơ bản, bám sát chương trình cho học sinh ôn thi. Từ những năm đấu phổ thông trung học, nhà trường đã thường xuyên tổ chức các kỳ thi sát hạch để phân loại học sinh theo trình độ, hướng các em học đều các môn nhưng có tập trung vào các môn thi đại học”. Trong một số trường hợp, các tác giả đã sử dụng loại “kết cấu dựa trên quan hệ nhân- quả của bài phản ánh để thông tin tới người đọc”. Trong bài “Hiệu quả chuyển đổi nông nghiệp ở Thượng Cốc” người viết cho người đọc thấy được những khó khăn trong phát triển nông nghiệp ở Thượng Cốc “Trước năm 1999, diện tích đồng trũng, ao hồ... của Thượng Cốc bị bỏ hoang nhiều, một số được thả cá, sen nhưng klhông được đầu tư đúng mức nên hiệu quả thu nhập lại không đáng là bao”, nhưng từ khi dồn điền đổi thửa đến nay bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi, bình quân thu nhập đầu người tăng lên “năm 2003, tổng thu nhập của xã đã lên tới 14 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt xấp xỉ 3 triệu đồng”. Kêt cấu này không những làm cho người đọc dễ tiếp cận vấn đề mà còn góp phần làm nổi bật thêm những điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế.
Bài phản ánh là một thể loại có vai trò rất lớn trong việc tìm tòi, phát hiện và phản ánh những vấn đề mới nảy sinh cũng như những dự cảm và kiến nghị giải quyết vấn đề đó. Với số lượng bài nhiều nhất, đã chứng tỏ Báo Hà Tây đã nhân thức ra vai trò to lớn của dạng bài này với việc tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt.
3.1.3 Thể loại ký chân dung.
Không giống các thể loại thuộc nhóm thông tấn, nhóm chính luận, ký chân dung “Là một thể loại thuộc thể ký báo chí có đối tượng phản ánh là những con người hay một tập thể người có thật, được coi là tiêu biểu vào những thời điểm nhất định đáp ứng yêu cầu thông tin thời sự. Đó là những con người hay tập thể có hành động, việc làm hoặc suy nghĩ nội tâm đáp ứng như cầu thông tin của công chúng. Ký chân dung có kết cấu linh hoạt và bút pháp giàu chất văn học” nên được sử dụng và chiếm ưu thế khi viết về tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền về điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong mỗi giai đoạn lịch sử cần có sự thể hiện sao cho phù hợp với nội dung cần phản ánh và tâm lý người đọc. Đa số các điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt là những tập thể, cá nhân có thật, có địa chỉ rõ ràng nên rất phù hợp với thể loại ký chân dung. Để việc tuyên truyền thực sự có hiệu quả về một vấn đề nào đó ngoài phương tiện chuyển tải, chúng còn phải chú ý tới hình thức thể hiện nó sao cho “bắt mắt” người đọc.
Bài “Ông lão trồng rừng và ước mơ cháy bỏng” của tác giả Chí Đạo (số Báo tết Âm lịch 2005) viết về gương một nhà giáo già trồng rừng giỏi, mở đầu tác giả viết “Nếu không có bản lĩnh, tính kiên trì và sự chịu đựng thì không thể trồng rừng được” với một câu khẳng định chân dung người thầy giáo già Trần Như Hiệp hiện lên với một lòng quyết tâm và ý chí vượt lên tất cả. Để có thể cho độc giả nhìn thấy được bức tranh toàn cảnh tâm lý nhân vật xưa và nay như thế nào tác giả viết: “30 năm đứng trên bục giảng, bao thế hệ học trò của ông, họ đã đi khắp phương trời để xây dựng cuộc sống, còn người thầy giáo già khi nghỉ hưu lại phải đối mặt với cuộc sống khó khăn đời thường”. Ông sinh ra và công tác ở xã Khánh Thượng (Ba Vì) là vùng đồi gò, đất đai canh tác khó khăn cuộc sống nhân dân nơi đây rất nghèo nàn vì chưa có phương thức canh tác phù hợp với đơn vị diện tích đất canh tác của mình. Nên khi nghỉ hưu ông Hiệp luôn trăn trở phải làm gì để khai thác nguồn tài nguyên đất rừng nơi đây. Nhưng với tài sản duy nhất ông có chính là kinh nghiệm và chút ít kiến thức về rừng đã giúp ông làm giàu bằng chính ước mơ cháy bỏng của mình “Một địa phương chỉ toàn là đồi núi thì chỉ có dựa vào đồi núi mà sống chắc chắn sẽ sống được nếu người không phụ rừng thì đời nào rừng phụ người” với lòng tin đó ông đã chiến thắng được cái khắc nghiệt của thiên nhiên và những lời bàn ra tán vào của nhân dân nơi đây. Thông qua việc miêu tả tâm lý nhân vật qua các mốc thời gian cụ thể tác giả đã dần dần đưa nhân vật chính hiện lên bên cạnh những thành quả mà ông đạt được sau 13 năm gây dựng bước đầu cho hoa thơm quả ngọt. Ông không chỉ là một người trồng rừng giỏi mà với tư cách là Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Khánh Thượng, ông luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đặc biệt là đã giúp đỡ được 5 thanh niên nghiện hút trở lại với cuộc sống gia đình, ngoài ra ông còn giúp họ có công ăn việc làm và thu nhập ổn định. Với ưu thế của thể loại và cách kết cấu đơn giản tác giả cho chúng ta thấy được chân dung người thầy giáo hiện ra ngày càng hoàn thiện hơn: “Đã gần 70 tuổi, nhưng hoài bão dành cho con cháu của ông thì lớn lắm. Không chỉ giỏi trong làm ăn, trong cuộc sống đời thường, người thầy giáo Trần Như Hiệp đã cảm hoá được 5 thanh niên nghiện hút trở thành người làm ăn chân chính trong khu vườn rừng cảu gia đình”. Cuộc sống có vô vàn những bước thăng trầm, gian nan nhưng với một nghị lực phi thường tiềm ẩn trong mỗi con người đã giúp họ vượt qua để trở thành những tấm gương tiêu biểu.
Mỗi con người sinh ra và lớn lên đều có những điểm mạnh và yếu khác nhau, nhưng mỗi chúng ta cần phải biết khắc phục điểm yếu để hoàn thiện mình. Qua bài “Một người khiếm thị giàu nghị lực” của Đặng Đình Túc (6/1/2004) chúng ta thấy được chân dung của một người khiếm thị biết vượt lên chính mình trở thành một người có ích cho xã hội. Với kết cấu theo tiến trình thời gian từ quá khứ tới hiện tại đã mang lại bước chân dung hoàn chỉnh về một con người. Mở đầu tác giả viết về nguyên nhân dẫn đến đôi mắt của chị Nguyễn Thị Miên bị mù là do một cơn sốt từ khi chị mới lên 3 tuổi và đây chính là di chứng của nó. Sau đó tác giả tiếp tục đi khai thác những nét tiêu biểu trong quá trình trưởng thành của chị qua các thời kỳ: Thời kỳ đầu là từ một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình nghèo lại bị khiếm thị nhưng thật may mắn chị được học chữ Brai, và cũng nhờ nó mà chị được học hoà nhập từ lớp 2 đến lớp 5 tại trường làng. Nhưng rồi chị phải nghỉ học vì với những người khiếm thị tại trung tâm người mù huyện Chương Mỹ họ chỉ được học như vậy còn phải học nghề để tự kiếm sống. Tại trung tâm chị được bắt đầu một công việc mới đó là đi bán tăm, trong suốt thời gian buôn ba ở khắp nơi lúc bến xe, lúc Hoà Bình, lúc Bắc Ninh… nhưng trong điều kiện nào chị cũng xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ của trung tâm. Nên chị được hội người mù cho học tiếp lớp phục hồi chức năng và học tiếp chữ Brai với trình độ M3 để làm giáo viên. Học lớp Y ngắn hạn của Trường y học cổ truyền Tuệ Tĩnh và bây giờ chị đang công tác tại Trung tâm xoa bóp Hội Người mù huyện Chương Mỹ. Có thể nói rằng việc xây dựng một kết cấu ký chân dung như vậy đã giúp người đọc dễ tiếp cận với nội dung thông tin và nhìn thấy nhân vật một cách toàn diện có chiều sâu.
Ký chân dung là một thể loại báo chí với ưu thế là tái tạo chân dung những con người có thật, điển hình trong đời sống, các tác giả viết ký đã sử dụng một cách linh hoạt cách kết cấu sao cho nhân vật chính hiện lên tuy không phải là một anh hùng, nhưng cũng đủ để chúng ta học tập noi theo. Có những người không phải là một vĩ nhân nhưng họ lại là những người biết sống cho người khác rồi mới cho mình. Như trong bài “Tấm lòng nhân ái” của Trịnh Vinh (số Báo tết Âm lịch 2005) chỉ bằng một câu viết ngắn gọn: “Ở ông Dậu, có điều rất lạ là, hễ khi nào kiếm ra được đồng tiền, bát gạo, có bát cơm tấm áo hơn người, ông lại nghĩ đến những người có hoàn cảnh khó khăn” người đọc đã thấy được tấm lòng của một người “Thương người như thể thương thân”... Ông Bùi Hữu Dậu bước sang tuổi 70, nhưng có thâm niên 44 năm làm công tác từ thiện, tác không để nhân vật nói lên tất cả mà chân dung con người ấy được dựng lên qua lời nói của những người xung quanh hàng xóm, luôn dành cho ông một danh hiệu cao quý: “Nhà giáo dạy nghề, người có tấm lòng vàng”. Bằng những nhân chứng cụ thể sinh động và cách kết cấu theo chiều hiện tại và quá khứ, có đoạn lại đi ngược lại tạo nên một sự lôgic hài hoà, hấp dẫn. Nhưng trong bài “Chuyên gia tháo gỡ mâu thuẫn ở Tuy Lai” của Dung Hương (11/4/2004) lại có cách viết hấp dẫn ngay từ câu mở đầu: “Ngồi làm việc với chúng tôi chỉ chừng gần một tiếng đồng hồ nhưng anh Bùi Văn Phòng liên tục “xin phép cho được ngưng lời” để lúc thì nhận đơn đề nghị của người này, lúc phải giải đáp thắc mắc cho người kia”, công việc của một hoà giải viên rất bận rộn nhưng với “dáng vẻ chân thật, đôn hậu” anh luôn hết mình vì mọi người, luôn thấu hiểu hết tâm tư nguyện vọng của người dân, nên anh đã xác định “có lẽ có một gia đình vững chắc, bản thân phải cố giắng, nỗ lực làm việc, gần gũi bà con lối xóm” thì mới có được lòng trong nhân dân và được nhân dân yêu quý.
Mỗi tấm gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt được chuyển tải trên báo chí mang một nội dung khác nhau nhưng nhìn chung họ là những con người mẫu mực, dù trong hoàn cảnh nào họ cũng cố gắng vươn lên để đạt được những ước mơ không chỉ cho bản thân mà còn cho toàn xã hội như: Bài “Một thủ lĩnh đoàn đa tài” của Phương Nga(18/1/2004); “Người đảng viên trẻ đam mê nghiên cứu khoa học” của Nguyễn Phương (8/5/2004); bài “Từ miếng quế hương đến giải thưởng sao vàng đất việt” của Phương Nga (4/2/2004), đã viết lên chân dung của những người còn rất trẻ, sinh hoạt trong những môi trường sống khác nhau, những ước mơ hoài bão cũng khác nhau nhưng lại có chung một điểm là biết vượt qua khó khăn thử thách xứng đáng là lực lượng tiên phong trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.
Trên Báo Hà Tây trong những năm qua, cùng với các thể loại báo chí khác, ký chân dung đã góp phần rất quan trọng trong việc tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt. Bởi vì với cách viết chân thật và kết cấu đơn giản, ngôn ngữ đại chúng nên người đọc cảm thấy được như mình đang chứng kiến sự kiện. Bên cạnh đó việc dùng các chân dung có hoàn cảnh và điều kiện xuất xứ rõ ràng tạo được sự tin cậy khách quan cho độc giả. Qua khảo trên tuy chưa được hoàn chỉnh và khai thác đầy đủ những khía cạnh thông tin nhưng cũng giúp cho chúng ta thấy được phương thức chuyển tải nội dung rất phù hợp với tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Ngôn ngữ thể hiện.
Một tác phẩm báo chí không chỉ đẹp về hình thức và nội dung phong phú, mà nó còn cần có một ngôn ngữ thích hợp giúp cho mọi đối tượng có thể tiếp nhận thông tin nhanh nhất. Bởi vì ngôn ngữ có tầm quan trọng rất lớn trong việc thể hiện tư tưởng của tác giả, như giáo sư Giôn Hô- Hen- Béc của trường Đại học Báo chí Cô- lum- bi- a đã khẳng định: “Không thể cẩu thả trong việc sử dụng ngôn ngữ ở các ngành truyền thông được. Ngôn ngữ ở đây phải chuyển tải được tin tức, ý kiến và tư tưởng tới quần chúng càng hữu hiệu càng tốt. Trình độ văn phạm của báo chí ít ra cũng phải cao bằng trình độ của những độc giả hoặc khán thính giả có học thức, nếu không báo chí mất ngay sự kính trọng của quần chúng. Sự chuẩn xác của ngôn ngữ làm sắc bén thêm ý nghĩa của sự kiện. Vì thế sự kiện và chuẩn xác phải luôn luôn đi đôi với nhau”[1,17]. Là một tờ báo địa phương nên ngôn ngữ thể hiện trên Báo Hà Tây thường đơn giản, ngắn gọn súc tích, với ngôn ngữ đại chúng phù hợp với mọi đối tượng độc giả. Tuy đơn giản, dễ hiểu nhưng nó vẫn mang đầy đủ những chuẩn mực của ngôn ngữ nên người đọc dễ dàng nhận biết và nắm bắt được thông tin. Nhìn chung Báo Hà Tây trong hơn một năm qua, đã sử dụng rất nhiều thể loại báo chí khác nhau, nhưng mỗi thể loại các tác giả lại sử dụng ngôn ngữ khác nhau nhằm tạo ra phong cách cho từng thể loại và thể hiện phong cách tác giả. Nhưng do điều kiện, tác giả khoá luận không thể đi sâu vào nghiên cứu được tất cả mà chỉ xin đưa ra một vài ý kiến về cách thể hiện ngôn ngữ trong việc chuyển tải nội dung thông tin về tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, đặc biệt là qua hai hình thức thể hiện là dạng bài phản ánh và dạng ký chân dung.
Đa số các tác phẩm đều sử dụng ngôn ngữ trần thuật của người chứng kiến sự việc, hiện tượng, những hoạt động cụ thể của con người trong quá trình phản ánh. Qua đó, tác giả đã giúp người đọc biết một cách tỉ mỉ, chi tiết, chính sách những cách làm có hiệu quả trong lao động sản xuất, những tấm lòng sáng ngời phẩm chất đạo đức, chính trị và truyền thống “Tương thân, tương ái” của người Việt Nam.
Trong bài phản ánh có tựa đề “Nghề cũ- áo mới”của Thái Hà và Nguyễn Phương (24/5/2004), để giúp cho công chúng thấy được những bước phát triển và đi lên trong việc khôi phục lại một nghề truyền thồng đang bị mai một trong cơ chế thị trường của anh Quách Văn Trường, tác giả đã dùng một giọng kể như sau: “Con đường lập thân của Quách Văn Trường khá sớm, nhưng rồi khi cuộc sống khấm khá lên, người tiêu dùng không bằng lòng với những hàng vải dân giã, mất hơn 10 năm, nhưng điều chúng tôi cảm nhận được, bài toán hạ giá thành, theo kinh nghiệm bản thân, điều đáng quý là Quách Văn Trường đã giám đi lên từ chính cái nghề truyến thống của quê mình mà tưởng chừng như bị cơ chế thị trường xoá sổ…”. Ở đây tác giả đã sử dụng thành thạo ngôn ngữ trần thuật bằng lời lẽ trong sáng, tự nhiên để truyền tải thông tin tới công chúng một cách chi tiết và đầy đủ.
Trong bài “Nhịp cầu nối những bờ duyên” của Hoàng Xuân Hiến (số Báo Tết Âm lịch 2005), tác đã sử dụng ngôn ngữ trần thuật để kể lại: “Một buổi chiều cuối năm, tôi đến “Trung tâm dạy nghề- tạo việc làm nhân đạo”, thị trấn Xuân Mai (Chương Mỹ). Một cô gái từ khu nội trú của trung tâm chạy ra đon đả chào mời. Theo chân cô gái tôi vào khu nội trú của trung tâm. Đó là ngôi nhà riêng của ông Tống Quang Thu, Giám đốc trung tâm. Tại đây tôi đã chứng kiến một cảnh sum họp rất đầm ấm …”. Ngôn ngữ trần thuật làm cho câu văn mềm mại, tăng sức biểu cảm và tất nhiên hiệu quả của phản ánh cũng sẽ cao hơn.
Nếu như, trong thể loại phản ánh, ngôn ngữ trần thuật được thể hiện gián tiếp, rất ít khi xuất hiện cái “tôi” của tác giả thì trong ký chân dung ngôn ngữ trần thuật được thể hiện trực tiếp với sự xuất hiện cái tôi thẩm định, nhân chứng. Khi đó nó sẽ mang lại hiệu quả thông tin cao hơn, trong bài “Nhà trẻ dưới chân núi tản” của tác giả Hương Dung (số Báo Tết Âm lịch 2005), tác giả đã sử dung ngôn ngữ trần thuật với tư cách là cái tôi nhân chứng tham gia trực tiếp vào sự kiện: “Trời rét ngọt, mưa bay lất phất và những ngọn gió heo may thổi làm cong buốt cơ thể, nhưng khi bước chân vào ngôi nhà dành cho trẻ em mồ côi xã Tản Lĩnh, nhìn những gương mặt trẻ thơ và tiếng chào ríu rít hồn nhiên của các em, lòng tôi thấy ấm lại… Nghe những lời nói ngây thơ ấy, tôi hiểu nhà trẻ em núi Tản Viên đúng là một mái nhà ấm áp tình thương nâng đỡ cho những đứa trể mồ côi thiệt thòi”.
Việc sử dụng ngôn ngữ thích hợp sẽ mang lại hiệu quả thông tin cao, đặc biệt đối với việc tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt rất đến tính hiệu quả của thông tin. Nên các tác giả viết đã rất chú trọng tới việc thể hiện ngôn ngữ đặc biệt là ngôn ngữ trần thuật với cái tôi thẩm định, chứng kiến sẽ làm cho câu chuyên thêm sinh động và hấp dẫn người đọc.
3.3 Hệ thống chuyên mục.
Báo Hà Tây trong những năm qua làm rất tích cực tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt bên cạnh các trang chuyên, tờ báo còn nhiều mở chuyên mục giúp cho người đọc tiện theo dõi. Đây là một cách làm phù hợp với đối tượng độc giả đa phần là nông dân, bởi ưu thế của chuyên mục thường rất cố định nên tạo được thói quen cho người đọc vừa mang lại hiệu quả thông tin cao, vừa hấp dẫn người đọc, tránh phải tìm kiếm lâu dài. Nhờ nắm bắt được nhu cầu của độc giả, đồng thời nắm bắt được cách đọc của đa số độc giả thời nay thường đọc lướt để nắm bắt thông tin nhanh và tìm đọc cái mình cần, nên việc xây dựng hệ thống chuyên mục tạo thói quen cho người đọc mang lại sự hấp dẫn cao. Qua khảo sát Báo Hà Tây nhận thấy một điều là các chuyên mục được sử dụng nhiều như: Chuyên mục “Nét đẹp, đời thường”; “Gương đảng viên”; “Gương làm kinh tế”, đa số các chuyên mục được đặt rất cố định giúp cho người đọc không phải mất thời gian tìm kiếm nhiều.
3.3.1 Chuyên mục “Nét đẹp, đời thường”
Tuyên truyền về gương người tốt, việc tốt đã có từ nhiều năm nay trên Báo Hà Tây. Song đã nói đến “gương” thì không những phải đảm bảo về nội dung cho người khác học tập mà còn phải thực hiện đúng thể loại báo chí. Nhưng thực tế hàng ngày trên địa bàn dân cư lại có những việc làm của các đơn vị, cá nhân cũng cảm động và việc làm hay của họ cần được biểu dương như: Nhặt được của rơi trả lại người bị mất, trả lại tiền thừa cho khách hàng giao dịch, tiết kiệm chi tiêu ủng hộ quê hương xây đường làng, ngõ xóm, cấp cứu người bị nạn trên đường…Với cử chỉ và việc làm đẹp đó, Báo Hà Tây đã dành hẳn một chuyên mục biểu dương họ trên báo. Đó là chuyên mục “Nét đẹp đời thường” được đăng trang trọng ngay trên trang một, có vi nhét trên báo ra hàng ngày. Chuyên mục này đã thu hút được đông đảo cộng tác viên ở trong tỉnh tham gia viết bài cho báo, vì chuyên mục này dễ viết, chỉ cần sự việc có thật họ tên, quê quán, việc làm tốt của họ hoặc đơn vị thế là đảm bảo nội dung bài gửi cho chuyên mục này. Do đó tin bài đăng trên chuyên mục này thường ngắn gọn, súc tích, nhưng đọc rất cảm động. Báo Hà Tây ra trong tháng 4/2005 đã đăng các tin: Hai vợ chồng làm việc thiện là ông Đỗ Hồng Hải và vợ là Cấn Thị Thanh ở phường Sơn Lộc, thị xã Sơn Tây đã ủng hộ quỹ vì người nghèo 5 triệu đồng; Anh thương binh Nguyễn Xuân Tường tặng quà mẹ VNAH 500 ngàn đồng, Chị Nguyễn Thị Thêm thủ quỹ ngân hàng huyện Quốc Oai trả lại tiền thừa cho khách hàng tới 50 triệu đồng; Ông Nguyễn Văn Hiến ủng hộ quê hương Trạch Xá 60 triệu đồng làm cầu...
Từ tác dụng tuyên truyền của chuyên mục này, Báo Hà Tây đã phối hợp với Hội đồng Thi đưa- Khen thưởng tỉnh tổ chức phát động thành cuộc thi hàng năm và lấy thời điểm là ngày sinh nhật Bác Hồ và tổng kết khen thưởng các tác phẩm tiêu biểu cùng với hai cuộc thi: Viết gương người tốt, việc tốt và nhân tố mới - điển hình tiên tiến do Báo Hà Tây tổ chức. Với cuộc thi này, Báo thường xuyên tuyển chọn những tin bài tiêu biểu đăng trên chuyên mục của báo ra hàng ngày.
3.3.2.Chuyên mục “Gương đảng viên” và “Gương làm kinh tế giỏi”.
Tuy ra đời muộn hơn chuyên mục “Nét đẹp đời thường”, nhưng nó cũng đóng rất lớn trong việc tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt để nhanh chóng phát hiện và nhân rộng. Đối với hai chuyên mục trên đòi hỏi cách viết sâu sắc hơn, ngoài những thông tin chính về sự việc các tác giả còn phải đi sâu vào đánh giá thẩm định lại để rút ra những kinh nghiệm cho thực tế. Bên cạnh các trang chuyên được đặt cố định thì việc các chuyên mục trên được xuất hiện định kỳ, nhưng nó có tác dụng minh chứng cụ thể cho những chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước được áp dụng trong thực tế mang lại hiệu quả thông tin cao. Với việc đổi mới hình thức chuyển tải nội dung phù hợp với nhu cầu của công chúng là một việc làm rất cần thiết để hiệu quả truyền thông đại chúng đạt kết quả cao nhất, hấp dẫn nhất.
KẾT LUẬN
Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên đất nước ta. Đó là những hạt nhân tiêu biểu trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, thể hiện năng lực, trình độ phát triển của con người qua mỗi thời đại. Đối với báo chí,tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt vừa là trách nhiệm nhưng đồng thời cũng là nghĩa vụ của người làm báo. Có thể nhận rõ một điều rằng: Không chỉ báo chí Trung ương mà báo chí, đài địa phương, cơ quan ngôn luận của các ban, ngành, đoàn thể, đều tham gia vào công tác tuyên truyền là điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt này.
1. Ưu, nhược điểm của Báo Hà Tây khi tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt.
1.1. Ưu điểm
Trong nhiều năm qua, Báo Hà Tây đã làm tốt nhiệm vụ của mình trên mặt trận tư tưởng- văn hoá và cũng thể hiện rõ vai trò xung kích trong lĩnh vực tuyên truyền, cổ động, và tổ chức tập thể, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh. Là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh Hà Tây; tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Tây; Báo Hà Tây là lực lượng của báo chí cách mạng Việt Nam, nên công tác tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng của Báo Hà Tây, qua khảo sát tác giả khoá luận nhận thấy một số ưu điểm như sau:
- Số lượng tin, bài nhiều với sự đan xen các thể loại đã tạo nên bức tranh sinh động cho người đọc cảm nhận được để học tập, nhân rộng. Đặc biệt, là khi có các chủ trương lớn về phát động thi đua trong tất cả các lĩnh vực của Tỉnh uỷ, báo chí đã nêu gương, biểu dương khen ngợi kịp thời. Đa số các số báo đều có các gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt về một tập thể hay một cá nhân nào đó.
- Nội dung đề cập đến nhiều lĩnh vực hơn và ngày càng sâu sắc hơn. Bên cạnh việc phản ánh đa dạng nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau thì ưu điểm lớn nhất là đi vào hai hướng chính: Tuyên truyền, biểu dương phẩm chất nhân hậu, trung thực, đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau trong đời sống kinh tế xã hội, chính trị và trong mỗi gia đình; Tuyên truyền biểu dương những cá nhân, tập thể có ý chí lao động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, những khát vọng làm giàu chính đáng cho bản thân và cho quê hương, đất nước. Đó cũng chính là nội dung cần được tuyên truyền trong tình hình hiện nay nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy những nét đẹp của đời truyền thống cho ông để lại.
- Báo Hà Tây đã góp phần tuyên truyền và tuyên truyền khá hiệu quả, cổ vũ quần chúng thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; Giới thiệu tổng kết, nhân rộng nhiều điển hình, mô hình mới, cách làm hay trong quá trình đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống; Đồng thời tích cực phê phán các biểu hiện tiêu cực, trì trệ, những việc làm sai trái của một số tập thể, cá nhân. Những thông tin trên báo tích cực lý giải nhiều vấn đề nóng bỏng đặt ra từ thực tiễn cơ sở về chuyển dich cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, thực hiện chính sách xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm và TNXH, cải cách thủ tục hành chính, công tác quản lý và sử dụng đất đai …. Đồng thời tạo dư luận xã hội, góp phần tháo gỡ những vứng mắc, tồn tại đã và đang gây nhiều bức xúc trong nội bộ nhân dân. Nhưng nhìn chung qua hơn một năm khảo sát, tác giả khoá luận nhận thấy, báo đã tập trung chủ yếu vào tuyên truyền các điển hình làm kinh tế giỏi. Bởi vì trong nhiều năm qua phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phong trào dồn điền đổi thửa từ ô thửa nhỏ, sang ô thửa lớn và đặc biệt trong năm 2004, Tỉnh uỷ có chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn mới là: Phát triển kinh tế theo hướng chuyên canh cây hàng hoá mang lại thu nhập cao trên một đơn vị diện tích. Do đó Báo Hà Tây đã tập trung đưa tin, bài phản ánh, biểu dương những mô hình tiên tiến đi đầu trong phong trào này và mang lại thu nhập cao, giúp cho đời sống nhân dân được ổn định như việc chuyển đổi cây trồng từ lúa sang trồng rau cần ở Phúc Thọ hay chuyển từ trồng ngô, sắn sang trồng ớt, cà chua ở Minh Châu- Ba Vì.
Trong nền kinh tế nhiều thành phần như hiện nay, các doanh nghiệp Nhà
nước, các HTX nông nghiệp, các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân trong nước, những mô hình sản xuất của nông dân… đã khởi đầu bằng những kết quả khả quan. Trong tình hình đó Báo Hà Tây đã góp phần phát hiện, biểu dương những mô hình làm ăn năng động sáng tạo, cùng với ý chí vượt khó, đi lên. Những cố giắng duy trì và phát triển ngày càng lớn chất lượng sản xuất của các công ty như: Sông công Hà Đông, Công ty Ăn uống khách sạn Cầu Am, Công ty cổ phần thực phẩm Minh Dương… đã được Báo Hà Tây biểu dương phân tích, đúc rút thành những kinh nghiệm để nhân rộng trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay.
Bên cạnh, Báo Hà Tây còn sử dụng hệ thống chuyên mục tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt rất cụ thể và được đặt cố định đã mang lại hiệu quả thông tin cao. Như chuyên mục “Nét đẹp, đời thường” với lối viết đơn giản như một tin ngắn, đối tượng viết chủ yếu là cộng tác viên ở cơ sở. Nên các bài viết thường gần giữ với nhân dân, phản ánh những điều mắt thấy tai nghe xung quanh mình được độc giả đón đọc và ưu ái.
1.2. Nhược điểm.
Qua khảo sát tác giả khoá luận nhận thấy việc tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên Báo Hà Tây mới chỉ dừng lại ở việc nêu những tổng kết chung của các cá nhân và tập thể, chưa có sự so sánh, khát quát đúc rút những kinh nghiệm quý, hình thành mô hình hay… Đa số các mô hình kinh tế trang trại đều là tự phát trong nhân dân nên rất khó khăn trong việc phổ biến và áp dụng những kinh nghiệm đó. Bên cạnh đó, các mô hình kinh tế chưa có sự đầu tư mà đa số là dùng hình thức lấy ngắn nuôi dài. Một điều dễ dàng nhận thấy trong các bài viết về tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt có cấu trúc đơn giản, giống nhau, không hấp dẫn người đọc. Các bài viết thường có kết cấu chung chung nên người đọc cảm thấy nhàn chán, việc tiếp thu những kinh nghiệm từ những điển hình đó bị hạn chế bởi những con số thành tích quá nhiều, mà chưa nêu rõ, nêu cụ thể những cách làm đó như thế nào để độc giả có thể rút kinh nghiệm. Tuy là những bài viết mang tính tuyên truyền, cổ động và tổ chức tập thể nhưng gường như các tác phẩm mang tính chất quảng bá thương hiệu nhiều hơn như các sản phẩm của làng nghề, những mô hình HTX kiểu mới, những mô hình trồng rau sạch, trồng cây hàng hoá...
Các thể loại được sử dụng rất khó phân biệt, nhất là ngôn ngữ chung chung không thể hiện được cái thần của tác phẩm để hấp dẫn người đọc. Việc sử dung các thể loại báo chí phù hợp cũng là một cách để tấc giả gửi thông điệp tới công chúng một cách hiệu quả nhất. Nhưng trên Báo Hà Tây việc sử dụng đa dạng các thể loại báo chí bị hạn chế nên đa số chỉ mang tính chất phản ánh, câu văn mộc mạc không hấp dẫn.
Hệ thống chuyên mục tuy được duy trì thường xuyên nhưng kết cấu các bài viết không thay đối, ít mới lạ nên làm cho độc giả có cảm giác chán khi phải đọc những “món ăn” thường ngày và lặp đi lặp lại.
2. Một vài kiến nghị.
Qua tìm hiểu và phân tích một số tác phẩm phản ánh trên Báo Hà Tây hơn một năm qua tác giả khoá luận xin đưa ra một vài kiến nghị. Với mục đích nâng cao chất lượng tờ báo địa phương để hiệu quả thông tin tới công chúng ngày một đạt kết quả cao.
- Trước hết người viết phải xác định được đối tượng độc giả của mình đa số là nhân dân lao động, nhưng hiện nay trình độ dân trí ngày càng cao nên việc đọc báo không chỉ dừng lại ở mức độ thu thập thông tin, mà còn đòi hỏi cao hơn. Để từ đó có cách viết phù hợp với đối tượng độc giả của mình. Còn đối việc viết về các điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt đa số là các tập thể, các nhân có thật nhưng cần viết sao cho nhân vật chính hiện lên qua ngôn ngữ và lời nói của những người xung quanh sẽ có hiệu quả hơn là để các nhân vật tự khẳng định mình. Bởi vì, thông qua cách viết này tránh được việc thông tin một chiều, tránh được những đánh giá chủ qua của tác giả.
- Về việc sử dụng các phương thức chuyển tải nội dung thông tin cần sử dụng nhiều thể loại hấp dẫn như phóng sự, ghi chép…bởi các thể loại này có ngôn ngữ giàu hình ảnh nên người đọc có cảm giác như đang được tận mắt chứng kiến sự việc. Từ đó có những việc làm và hành động thiết thực mang lại nhiều hơn nữa những tấm gương tiêu biểu góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp và văn minh.
- Việc sử dụng hệ thống chuyên mục cũng cần có vị trí cố định vì làm như vậy người đọc dễ dàng tìm kiếm thông tin mình quan tâm. Bởi vì trong cuộc sống có vô vàn những thông tin được báo chí đưa tin trong từng ngày, từng giờ nên việc độc giả lựa chọn một chuyên mục thích hợp, cố định đã là hiệu quả bước đầu của công tác tuyên truyền.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Văn kiện.
1- Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI. Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1977.
2- Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1991.
3- Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996
4- Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
5- Báo Hà Tây (từ tháng 1-2004 đến tháng 5-2005).
6- Lịch sử Báo Đảng bộ tỉnh Hà Tây. Ban biên tập Báo Hà Tây, tháng 6-2001.
II- Sách tham khảo.
7- Các Mác, Ph. Ăngghen toàn tập, tập 4, Nxb Tiến bộ Matxcơva. 1977.
8- Lê nin bàn về công tác tuyên truyền và cổ động. Nxb Sự thật, năm 1983.
9- Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 1998.
10- Hồ Chí Minh bàn về văn hoá, nghệ thuật. Nxb Văn hoá- Thông tin
10- Đại từ điển tiếng việt, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, 1999.
11- GS. Hà Minh Đức. Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1997.
12- GS, Hà Minh Đức. Sự nghiệp báo chí và văn học của Hồ Chính Minh. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000.
11- PGS. TS. Vũ Quang Hào. Ngôn ngữ báo chí. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2001.
12- Hội nhà báo Việt Nam. Nghề nghiệp và công việc của nhà báo, Hà Nội, 1992.
13- Trần Quang. Các thể loại chính luận báo chí. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.
14- Trần Quang. Làm báo lý thuyết và thực hành, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2001
15- Hữu Thọ. Công việc của người viết báo. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997.
16- Dương Xuân Sơn. Giáo trình các thể loại báo chí chính luận và nghệ thuật, Hà Nội, 2003.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TUYÊN TRUYỀN ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN, NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT- MỘT NHIỆM VỤ VÀ CHỨC NĂNG QUAN TRỌNG CỦA BÁO CHÍ CÁCH MẠNG
1.1. Quan niệm, chức năng, nhiệm vụ của việc tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên báo chí
1.1.1. Quan niệm về điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của việc tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt trên báo chí
1.1.3. Vai trò của tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên Báo Hà Tây
1.2. Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng và Nhà nước nói về tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên báo chí
1.2.1. Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác nói về điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt
1.2.2. Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt
1.2.3. Đường lối đổi mới, các văn kiện của Đảng và Nhà nước về công tác tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trên báo chí
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN, NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT TRÊN BÁO HÀ TÂY
2.1. Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực kinh tế
2.1.1. Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp
2.1.2. Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực kinh tế công nghiệp
2.1.3. Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực kinh tế khác
2.2. Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực chính trị
2.3. Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực văn hoá, xã hội
2.3.1. Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực văn hoá
2.3.2. Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực xã hội
2.4. Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực giáo dục- y tế
2.4.1.Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực giáo dục
2.4.2. Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực Y tế
2.5. Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực an ninh quốc phòng
CHƯƠNG 3: HÌNH THỨC CHUYỂN TẢI NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN, NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT TRÊN BÁO HÀ TÂY
3.1. Một số thể loại thường được sử dụng trên Báo Hà Tây
3.1.1. Thể loại tin
3.1.2. Thể loại bài phản ánh
3.1.3. Thể loại ký chân dung
3.2. Ngôn ngữ thể hiện
3.3. Hệ thống chuyên mục
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LBC 11.DOC