Lời cảm ơn
Với tấm lòng thành kính, chân thành, em xin bày tỏ lòng biết
ơn âu ắc đến Thạc sĩ Nguyễn Văn Tuấn đã dành phần công ức,
trí tuệ và thời gian tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Xin cám ơn sự quan tâm khích lệ, động viên và giúp đỡ của
các thầy cô trong tổ bộ môn Sử-Địa trường Đại học An Giang
cùng tất cả quý thầy cô, cán bộ, nhân viên trường THPT chuyên
Thoại Ngọc Hầu đã hết lòng giúp đỡ và tạo điều kiện cho em
hoàn thành tốt đề tài này.
Xin cảm ơn các bạn cùng lớp DH5DL đã động viên, giúp
đỡ, ủng hộ em . Cảm ơn các em học inh lớp 11A, 11V, 11B, 11C
trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu đã đóng góp một phần
trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài này.
Nhân dịp này, xin cảm ơn gia đình đã động viên giúp đỡ cho
em vật chất lẫn tinh thần để em tự tin hơn trong thời gian hoàn
thành đề tài.
Lời cuối cùng, xin chúc quý thầy cô, bạn bè, cùng gia đình
được nhiều ức khỏe. Chúc thầy cô luôn hoàn thành tốt các nhiệm
vụ, chúc tất cả các em học inh đạt kết quả thật cao trong học
tập . Bản thân Sẽ cố gắng rèn luyện không ngừng để tiếp bước các
thầy cô trong Sự nghiệp trồng người cao cả.
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2328 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Địa lí Kinh tế - Xã hội thế giới lớp 11 THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iáo viên khai thác nguồn bản đồ để dạy trên lớp: bản đồ là một bộ phận
quan trọng không thể thiếu trong kiến thức địa lí, đặc biệt là bản đồ giáo khoa càng
có ý nghĩa to lớn trong quá trình giảng dạy địa lí ở trường phổ thông. Bản đồ giáo
khoa vừa là công cụ để nghiên cứu giảng dạy địa lí vừa là nguồn tư liệu để nghiên
cứu kiến thức địa lí. Bản đồ địa lí được xem là cuốn sách giáo khoa địa lí thứ hai
phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Đặc biệt chương
trình địa lí lớp 11 tập trung nghiên cứu về địa lí các quốc gia, khu vực trên thế giới cả
về điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội, vì vậy yêu cầu về bản đồ là rất cần thiết.
Trang 27
- Giáo viên khai thác các nguồn số liệu thống kê và biểu đồ: số liệu thống kê
có ý nghĩa rất lớn trong giảng dạy địa lí. Nó vừa là số liệu biểu hiện mặt số lượng để
chứng minh hiện tượng vừa có khả năng cụ thể hoá mức độ của các hiện tượng, các
quá trình địa lí kinh tế-xã hội. Giáo viên có thể dùng số liệu thống kê để làm nổi bật
các hiện tượng địa lí làm phương tiện hướng dẫn học sinh tự khai thác và lĩnh hội tri
thức. Nguồn số liệu khai thác qua máy tính không chỉ cung cấp cho giáo viên các
thông tin về tự nhiên và kinh tế-xã hội mà còn được thể hiện, cụ thể hóa bằng các
biểu đồ minh họa làm tăng tính trực quan dễ hiểu, dễ nhớ có tác dụng kích thích
hứng thú học tập của học sinh.
- Giáo viên khai thác các thông tin khác: các phần mềm địa lí còn có nhiều
thông tin bằng kênh chữ và kênh hình rất đa dạng về tự nhiên, kinh tế-xã hội, các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, dân cư, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải
và lịch sử phát triển của các quốc gia.
Tóm lại, tùy theo nội dung, thời gian và trình độ nhận thức của học sinh mà
giáo viên đưa ra các nguồn thông tin vừa sức, hấp dẫn và đảm bảo hiệu quả của tiết
học. Trong điều kiện cơ sở vật chất cho phép, tất cả các nội dung nói trên giáo viên
có thể chuẩn bị rồi thông qua phần mềm trình diễn PowerPoint và máy phóng sẽ
chiếu lên màn hình lớn để phục vụ cho việc dạy học trên lớp.
2. Trong tiết học trên lớp
Ngoài việc khai thác để chuẩn bị bài, tích lũy kiến thức, giáo viên còn có thể sử
dụng máy vi tính và các phần mềm có sẵn như một công cụ hướng dẫn học sinh tự
khai thác kiến thức nhằm tự giải quyết các nội dung tiết dạy trên lớp. Hình thức này
giúp cho học sinh phát huy được tính độc lập và tích cực trong giờ học.
Việc sử dụng máy vi tính trong dạy học trên lớp cũng phải tuân thủ một số
nguyên tắc sau:
- Phải căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, nội dung và hình thức của bài học.
- Phải có phương pháp dạy học thích hợp, đảm bảo tính chính xác và có hiệu quả.
- Trước khi đưa ra sử dụng phải lí giải được mục đích sử dụng, sử dụng để
giải quyết những nội dung nào của bài học
- Đảm bảo cho tất cả học sinh quan sát được sự vật, hiện tượng địa lí được
thể hiện bằng các phương tiện đó.
- Đảm bảo kết hợp được phương tiện dạy học với phương pháp giảng dạy.
Đối với chương trình địa lí kinh tế-xã hội thế giới lớp 11 phổ thông, giáo viên
có thể chuẩn bị trước toàn bộ nội dung bài giảng và đưa lên chương trình trình diễn
Powerpoint, khi lên lớp công việc của giáo viên chủ yếu là hướng dẫn học sinh khai
thác kiến thức thông qua kênh chữ và kênh hình. Thao tác của giáo viên trên máy rất
Trang 28
đơn giản, chủ yếu là dùng chuột hoặc bàn phím để điều khiển. Có thể kết hợp tốt với
phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm như: phát vấn, đàm thoại, gợi mở,
thảo luận…Nếu giáo viên đã soạn thảo nội dung vào các trang trình bày (slide) thì có
thể không cần sử dụng phương pháp dạy học truyền thống là phấn bảng. Tuy nhiên,
khi thoát li phấn bảng, giáo viên hết sức lưu ý và phải đảm bảo các nguyên tắc khi
giảng dạy với công nghệ thông tin.
3. Thiết kế bài giảng điện tử bằng Powerpoint và các phần mềm dạy học
Sau đây là nội dung giáo án một số bài được thiết kế để giáo viên lên lớp giảng
dạy (Ứng dụng vào bài 7: Hợp Chúng Quốc Hoa Kì) trong chương trình sách giáo
khoa địa lí nâng cao lớp 11.
Trang 29
Bài 7: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ.
Tiết 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu: sau bài học, học sinh cần phải nắm được:
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Hoa Kì.
- Thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của
Hoa Kì.
- Hiểu và trình bày được các loại tài nguyên thiên nhiên trong từng vùng và ảnh
hưởng của chúng đến sự phát triển kinh tế.
- Xác định được vị trí các vùng tự nhiên và lãnh thổ Hoa Kì trên bản đồ.
- Hiểu và phân tích được các bảng số liệu trong sách giáo khoa.
II. Phương tiện thiết bị kĩ thuật dạy học
Phần giáo án được thiết kế trên máy, máy vi tính, máy phóng, màn chiếu, phiếu học
tập.
III. Tiến trình hoạt động
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ (5 phút)
Câu hỏi: Hãy nhận xét chung về tình hình chính trị, xã hội ở Tây Nam Á và Trung
Á ?
2. Vào bài mới
Trang 30
Hoạt đông của GV và HS Nội dung chính
Chọn phần bài giảng địa lí kinh tế xã-hội
thế giới lớp 11, bài Hoa Kì tiết 1. Sử dụng
chuột hoặc phím Enter để điều khiển các slide
đã thiết kế sẵn, sau đó trình diễn slide 1, 2, 3.
Giáo viên dẫn vào bài mới
• Hoạt động 1 :(cá nhân/cả lớp) Tìm hiểu
về lãnh thổ và vị trí địa lí Hoa Kì (10 phút)
- GV: trình diễn slide 4, yêu cầu học sinh
quan sát bản đồ trên màn hình, kết hợp với
sách giáo khoa để trả lời câu hỏi: Nhận xét
những đặc điểm nổi bật của lãnh thổ Hoa Kì?
Nêu ý nghĩa về mặt lãnh thổ của Hoa Kì ?
- HS: trả lời, các học sinh khác bổ sung, GV
nhận xét và chuẩn kiến thức, trình diễn slide 5.
- GV: trình diễn tiếp slide 6, yêu cầu học sinh
xem bản đồ, dựa vào sách giáo khoa để trả lời
câu hỏi: Dựa vào lược đồ khu vực Bắc Mĩ và
nội dung trong SGK em hãy: Nhận xét những
đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí của Hoa Kì và
phân tích ảnh hưởng của đặc điểm này với sự
phát triển kinh tế Hoa Kì ?
I. Lãnh thổ và vị trí địa lí:
1. Lãnh thổ:
2. Vị trí địa lí:
Trang 31
LƯỢC Đ Ồ KHU V ỰC B ẮC M Ĩ
Dựa vào lược đồ khu
vực Bắc Mĩ, bảng số
liệu dưới đây và nội
dung SKG (trang 42)
em hãy:
Nhận xét những đặc
điểm nổi bật của lãnh
thổ Hoa Kì?
Ý nghĩa về mặt lãnh
thổ của Hoa Kì?
Diện tích m ột số quốc gia l ớn trên th ế giới (tri ệu km2)
9,364Hoa Kì4. 9,971Canada2.
9,597Trung Quốc3.17,1LB Nga1.
Diện tíchQuốc giaTTDiện tíchQuốc giaTT
LƯỢC Đ Ồ KHU V ỰC B ẮC M Ĩ
Dựa vào lược đồ khu vực
Bắc Mĩ và nội dung trong SGK
em hãy: Nhận xét những đặc
điểm nổi bật về vị trí đ ịa lí của
Hoa Kì và phân tích ảnh hưởng
của đặc điểm này với sự phát
triển kinh tế Hoa Kì?
I. Lãnh thổ và vị trí địa lí
Đặc Điểm Đánh Giá
1. Lãnh thổ
- Lãnh thổ rộng lớn thứ 4
trên thế giới
- Gồm nhiều bộ phận:
trung tâm Bắc Mĩ,
Alatxca, Haoai…
- Hình dạng lãnh thổ cân
đối
- Thiên nhiên đa dạng,
phong phú.
- Thuận lợi cho phân
bố sản xuất, phát triển
giao thông
2. Vị trí địa lí
- Nằm ở trung tâm Bắc Mỹ,
tiếp giáp Canada và Mêhicô
ở phía Bắc và Nam, nằm
giữa hai đại dương lớn
-Nằm trong khu vực kinh tế
Châu Á - Thái Bình Dương
- Đại bộ phận lãnh thổ nằm
trong vành đai ôn hoà.
- Tránh được sự tàn phá
qua các cuộc chiến tranh
lớn.
- Giao lưu, phát triển kinh
tế biển.
- Thuận lợi cho sản xuất và
sinh hoạt của con người.
I. Lãnh thổ và vị trí địa lí
Đặc Điểm Đánh Giá
- HS: trình bày, GV nhận xét, bổ sung và
chuẩn xác kiến thức, trình bày slide 7.
- GV: chuyển ý sang phần đặc điểm tự nhiên
của Hoa Kì
• Hoạt động 2 : (Hoạt động nhóm). Tìm
hiểu đặc điểm tự nhiên của Hoa Kì (25
phút)
- GV: chia lớp học thành 4 nhóm để thảo luận
hoàn thành các phiếu học tập, trình diễn các
slide 9, 10, 11, 12 để phân công công việc cho
các nhóm.
- HS: đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác
nhận xét, bổ sung. GV cho HS xem các bản
đồ về tự nhiên, khí hậu, đất của Hoa Kì để bổ
sung thêm và chuẩn xác kiến thức, trình diễn
slide 18, 19.
- GV: trình diễn slide 20, yêu cầu HS thảo
luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi: Dựa vào nội
dung có trong SGK và quan sát lược đồ tự
nhiên của Hoa Kì, em hãy chứng minh sự
phong phú của tài nguyên Hoa Kì và nêu ý
nghĩa của chúng với sự phát triển kinh tế ở
quốc gia này?
- HS: đại diện nhóm trình bày, GV nhận xét,
II. Đặc điểm tự nhiên:
1. Sự phân hóa lãnh thổ:
a. Phần lãnh thổ của Hoa Kì nằm ở
trung tâm Bắc Mĩ phân hóa thành
3 vùng tự nhiên:
b. Alaxca và Haoai:
2. Tài nguyên thiên nhiên:
Trang 32
TN phát triển công
nghiệp
TN phát triển nông
nghiệp
Khí hậu
Địa hình
TRUNG TÂMĐÔNG TÂYVÙNG
II. Đặc điểm tự nhiên
- GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu: Dựa vào nội dung
SGK cùng các lược đồ tự nhiên Hoa Kỳ hãy cùng điền vào
phiếu học tập sau để làm nổi bật sự phân hoá đa d ạng của
lãnh thổ Hoa Kì ở các miền:
II. Đặc điểm tự nhiên
2. Tài nguyên thiên nhiên phong phú
Yêu cầu:(nhóm
đôi) Dựa vào nội
dung có trong SGK
và quan sát lược đồ
tự nhiên của Hoa
Kì, em hãy chứng
minh sự phong phú
của tài nguyên Hoa
Kì và nêu ý nghĩa
của chúng với sự
phát triển kinh tế ở
quốc gia này?
TN PT
CÔNG
NGHIỆP
(khoáng
sản)
TN PT
NÔNG
NGHIỆP
(Đất đai i )
KHÍ HẬU
ĐỊA
HÌNH
TRUNG TÂMĐÔNGTÂYMIỀN
Gồm hệ thống núi
Coocđie ni ằm ở phíí a
Tây Hoa K ì
Khíí hậu khô h ạn
phân ho á phức t ạp
Diện tíí ch đ ất ven
TBD tương đ ối i
màu mỡ. .
Tập trung ch ủ yếu
các lo l ại qui ặng kim i
lol ại mi àu: vàng,
đồng, ch, ì…ì nguồn
thủy năng phong
phú..
Phần l l ớn di iện t íí ch l l à đ ồi i
núi thui ộc h ệ thống
Apall át
Khíí hậu ôn đ ới ci ó lư l ợng
mưa tương đ ối li l ớn. .
Diiện tích đất NN l ớn, ,
rất ph ìì nhiêu thi íí ch h ợp
cho các cây ôn đ ới ph át
trii ển. .
Có trữ lưl ợng than đá và
quặng s ắt l l ớn nh ất so v ới i
các v ùng khác
Phần PB ll à đ ồi ni úi
thấp, PN l, l à đb sông
Mitxixipi mi i i àu mỡ.
Khí hậu ôn đới li ục địa
phíí a B ắc, c, ận nhi i ệt đ ới i
phíí a Nam.
Tập trung di i ện tích đ ất
nông nghi iệp ll ớn nhất
trong c ác v ùng của Hoa
Kỳ
Than đ á, qu, ặng s ắt tr ữ
lưl ợng l l ớn ở phíí a B ắc, ,
dầu m ỏ, kh, í đ ốt ở
Tếchdát v à ven v ịị nh
Mêhicô.i
II. Đặc điểm tự nhiên
1. Lãnh thổ Hoa Kì phân hoá đa dạng
- Alaxca: Địa hình chủ yếu là đồi núi, nhiều
khoáng sản nhất là dầu lửa
- Haoai: Quần đảo giữa Thái Bình Dương có
tiềm năng lớn về hải sản và du lịch
II. Đặc điểm tự nhiên
2. Tài nguyên thiên nhiên phong phú
- Có nhiều loại tài nguyên với quy mô lớn:
+ Khoáng sản: Than, quặng sắt, dầu mỏ…
+ Đất nông nghiệp: hơn 440 triệu ha
+ Tài nguyên rừng: gần 226 triệu ha
+ Tài nguyên nước: hệ thống sông, biển có
phát triển giao thông, cung cấp nước hay sản
xuất điện
Phát triển kinh tế hiện đại với quy mô lớn
bổ sung và chuẩn xác kiến thức, trình diễn
slide 21.
- GV: cho học sinh xem đoạn phim về một
cơn bão của Hoa Kì, sau đó đặt câu hỏi: Hãy
quan sát đoạn video sau cùng nội dung trong
SGK em cho biết những khó khăn về mặt tự
nhiên mà Hoa Kì phải đối mặt? Trình diễn
slide 22.
- HS: trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức,
trình diễn slide 23.
3. Những khó khăn về tự nhiên:
3. Củng cố (4 phút)
- GV: trình diễn các slide được thiết kế những câu hỏi trắc nghiệm, và rèn luyện kĩ năng
bản đồ, yêu cầu học sinh tham gia trả lời
CỦNG CỐ
Hãy lựa chọn ý trả lời đúng nhất
Câu 1. Số bang hiện tại của lãnh thổ hiện tại
của Hoa Kì là:
A. 46
B. 48
C. 50
D. 52
Câu 2. Lợi thế tài nguyên đất đai của Hoa Kì là:
A. Diện tích rộng lớn
B. Bình quân đất đai theo đầu người cao
C. Cơ cấu đất đa dạng nhưng lại tập trung
theo vùng thuận lợi để sản xuất nông nghiệp
qui mô lớn.
D. Tất cả các ý trên
CỦNG CỐ
Hãy lựa chọn ý trả lời đúng nhất
- HS: trả lời, GV nhận xét và cho đáp án
4. Hoạt động nối tiếp (1 phút)
Yêu cầu HS về nhà học bài, xem bài mới chuẩn bị cho tiết học sau.
Trang 33
II. Đặc điểm tự nhiên
3. Những khó khăn về mặt tự nhiên
Hãy quan sát
video sau cùng
nội dung trong
SGK em cho
biết những khó
khăn về mặt tự
nhiên mà Hoa
Kì phải đối
mặt?
II. Đặc điểm tự nhiên
3. Những khó khăn về mặt tự nhiên
Khó khăn: từ khí hậu là chủ yếu: bão,
lũ lụt, lốc xoáy, vòi rồng….
- Mỗi khu vực của Hoa Kì có mức độ
ảnh hưởng khác nhau gây ảnh hưởng
đến đời sống và một số hoạt động kinh
tế.
LƯỢC Đ Ồ KHU V ỰC B ẮC M Ĩ
Dựa vào lược đồ khu vực Bắc Mĩ, em hãy:
Nhận xét những đặc điểm nổi bật của lãnh thổ Hoa Kì?
Ý nghĩa về mặt lãnh thổ của Hoa Kì?
CỦNG CỐ
Bài 7: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ (tiếp theo)
Tiết 2: DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
I. Mục tiêu: sau khi học xong bài, yêu cầu học sinh hiểu và nắm được:
- Chứng minh được Hoa Kì có dân số đông, tăng nhanh, chủ yếu là dân nhập cư.
- Biết được Hoa Kì có nhiều chủng tộc, thành phần dân cư đa dạng.
- Biết được dân cư Hoa Kì phân bố không đều, dân thành thị chiếm tỉ lệ cao hơn
dân nông thôn.
- Hiểu và phân tích được các bảng số liệu và những hình ảnh, lược đồ trong sách
giáo khoa.
II. Phương tiện thiết bị kĩ thuật dạy học:
- Giáo án đã được thiết kế trên máy.
- Máy vi tính, máy phóng, màn chiếu.
III. Tiến trình hoạt động
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ (5 phút)
Câu hỏi:
- Dựa vào bản đồ hãy xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Hoa Kì,
nó có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế ?
- Hãy cho biết điều kiện tự nhiên của Hoa Kì có những thuận lợi và khó khăn
gì cho sự phát triển kinh tế ?
2. Vào bài mới
Trang 34
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
Chọn phần bài giảng địa lí kinh tế xã-
hội thế giới lớp11, bài Hoa Kì tiết 2. Sử
dụng chuột hoặc phím Enter để điều khiển
các slide đã thiết kế sẵn, sau đó trình diễn
slide 1, 2. Giáo viên dẫn vào bài mới.
• Hoạt động 1 : (nhóm 2-3 học sinh)
Tìm hiểu về dân số Hoa Kì. (25 phút)
- GV: trình diễn slide 3, yêu cầu học sinh:
Dựa vào biểu đồ sau và quy mô dân số các
nước đứng đầu thế giới, em hãy: Nhận xét
về sự gia tăng dân số Hoa Kì nguyên nhân,
thuận lợi và khó khăn ?
- HS: đại diện nhóm trình bày, nhóm khác
bổ sung. GV cho HS xem thêm về lược đồ
dân nhập cư vào Hoa Kì (giai đoạn 1820-
1990), chuẩn kiến thức và trình diễn slide 5.
- GV: trình diễn tiếp slide 6, thể hiện bảng
số liệu một số tiêu chí về dân số Hoa Kì: yêu
cầu học sinh rút ra nhận xét.
I. Dân số:
1. Gia tăng dân số:
Trang 35
I. Dân số
5
50
105
179
227
296
0
50
100
150
200
250
300
350
1800 1880 1920 1960 1980 2005
1. Sự gia tăng dân s ố
Yêu cầu: (nhóm
đôi) Dựa vào
biểu đồ sau và
quy mô dân số
các nước đứng
đầu thế giới, em
hãy:
Nhận xét về sự
gia tăng dân số
Hoa Kì
Nguyên nhân
Thuận lợi và
khó khăn?
296Hoa Kỳ
1103Ấn Độ
1303Trung Quốc
Dân số (triệu người)Quốc gia
DÂN S Ố HOA K Ỳ GIAI ĐO ẠN 1800 -2005
DÂN S Ố MỘT S Ố QUỐC GIA TRÊN TH Ế GIỚI NĂM 2005
12.08.0Nhóm trên 65 tuổi (%)
20.027.0Nhóm dưới 15 tuổi (%)
78.070.8Tuổi thọ (tuổi)
0.61.5Tỉ lệ gia tăng tự nhiên (%)
20051950Năm
Dựa vào bảng số liệu sau em có thể rút ra
nhận xét gì về dân số Hoa Kỳ?
I. Dân số
1. Sự gia tăng dân s ố
I. Dân số
1. Sự gia tăng dân s ố
- Hoa Kì là nước có dân số đông (năm 2005
đứng thứ 3 trên thế giới)
- Dân số tăng nhanh
- Nguyên nhân: chủ yếu là do người nhập cư
Đem lại cho Hoa Kỳ nguồn vốn, lực
lượng lao động có trình độ, và
nhiều kinh nghiệm.
I. Dân số
1. Sự gia tăng dân s ố
- Dân số đang bị già hoá: số người dưới độ
tuổi lao động giảm, số người trên độ tuổi lao
động tăng.
- Nguyên nhân: tỉ suất gia tăng tự nhiên giảm
Khó khăn: tốn chi phí phúc lợi xã hội
cho người già.
- HS: đại diện nhóm trình bày, GV nhận xét,
chuẩn kiến thức và trình diễn slide 7.
- GV: trình diễn tiếp slide 8 thể hiện biểu đồ
về thành phần dân cư Hoa Kì. Yêu cầu học
sinh nhận xét về đặc điểm dân cư Hoa Kì ?
- HS: đại diện nhóm trình bày, giáo viên
chuẩn kiến thức và trình diễn slide 10.
- GV: chuyển ý rồi trình bày tiếp slide 11,
thể hiện bản đồ phân bố dân cư của Hoa Kì.
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Dựa vào
hình 7.4, hãy nhận xét sự phân bố dân cư
Hoa Kì : mật độ dân số (người/ km2), số dân
trong các đô thị lớn(triệu người). Từ đó rút
ra kết luận chung về sự phân bố dân cư của
Hoa Kì ?
- HS: đại diện nhóm trình bày, nhóm khác
nhận xét, bổ sung. GV chuẩn xác lại kiến
thức rồi trình diễn slide 12, 13.
• Hoạt động 2 : (hoạt động cá nhân/cả
lớp) Tìm hiểu về một số vấn đề xã hội
2. Thành phần dân cư Hoa Kì
3. Phân bố dân cư:
II. Một số vấn đề xã hội
1. Sự đa dạng về văn hóa:
Trang 36
I. Dân số
3. Phân bố dân cư Dựa vào hình
7.4 ,hãy nhận
xét sự phân
bố dân cư
Hoa Kì : mật
độ dân số
(người/ km2),
số dân trong
các đô thị
lớn(triệu
người). Từ đó
rút ra kết
luận chung về
sự phân bố
dân cư của
Hoa Kì.
I. Dân số
2. Thành phần dân cư
Dựa vào biểu
đồ sau và các
nội dung
trong SGK
em hãy:
Nhận xét về
đặc điểm dân
cư, dân tộc
của Hoa Kì
Đánh giá ?
I. Dân số
2. Thành phần dân cư
- Đa dạng về chủng tộc
- Thành phần dân cư khá phức tạp:
+ Người da trắng chiếm đa số
+ Người da đen chiếm thứ 2
+ Người châu Á - MLT tăng nhanh
+ Người bản địa còn ít
Đa dạng về văn ho á nhưng ph ức tạp
về các vấn đề xã hội
I. Dân số
3. Phân bố dân cư
- Mật độ dân số thấp
- Phân bố chênh lệch giữa các vùng lãnh
thổ:
+ Đông Bắc và Tây Bắc
+ Ven biển và nội địa
Có sự thay đổi trong phân bố dân cư
- Tỉ lệ dân thành thị cao, có đô thị lớn
ngày càng phát triển
của Hoa Kì. (10 phút)
- GV: giới thiệu đôi nét về văn hóa và cho
HS xem ảnh về một loại hình nghệ thuật ở
Hoa Kì sau đó yêu cầu HS: dựa vào sách
giáo khoa và sự hiểu biết hãy nêu các nét
văn hóa chính của Hoa Kì ?
- HS: trình bày, GV nhận xét và chuẩn xác
kiến thức, trình diễn slide 14.
- GV: trình bày tiếp tục slide 15, yêu cầu
HS: quan sát và nhận xét về xã hội của Hoa
Kì ?
- HS: trình bày, GV nhận xét, chuẩn kiến
thức và trình diễn slide 16.
- GV: tổng hợp lại một số vấn đề của xã hội
Hoa Kì, trình diễn slide 17.
2. Sự chênh lệch về thu nhập:
3. Củng cố (4 phút)
- GV: trình diễn các slide được thiết kế những câu hỏi trắc nghiệm, và rèn luyện kĩ năng
bản đồ, yêu cầu học sinh tham gia trả lời
- HS: tham gia trả lời, GV đưa ra đáp án.
4. Hoạt động nối tiếp (1 phút)
- GV: yêu cầu HS về nhà học bài, trả lời các câu hỏi sau bài và xem trước bài mới
chuẩn bị cho tiết học sau
Trang 37
Câu 2: Khó khăn lớn nhất do cộng đồng
dân nhập cư mang lại cho Hoa Kì:
a/ Nguồn lao động dồi dào
b/ Sự phức tạp về văn hóa,ngôn ngữ
c/ Có cả nguồn lao động trí tuệ lẫn
lao động giản đơn
d/ Tiết kiệm được chi phí đào tạo và
nuôi dưỡng.
IV- CỦNG CỐ
Câu 1: Dân nhập cư đến Hoa Kì nhiều
nhất:
a/ Châu Á
b/ Châu Âu
c/ Châu Phi
d/ Nam Mĩ
Quan sát hình sau, em có nhận
xét gì về xã hội Hoa Kì?
2. Sự chênh lệch về thu nhập
Chênh lệch thu nhập giữa người giàu và người
nghèo ngày càng tăng
Sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc
Mất an ninh xã hội
II. Một số vấn đề xã hội
Là quốc gia đa văn hoá (chủ yếu do nhập cư)
Ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội
1. Sự đa dạng về văn hoá
CỦNG CỐ
Câu 3: Dựa vào
bản đồ, hãy
nhận xét sự
phân bố dân
cư của Hoa
Kì ? sự phân
bố đó ảnh
hưởng đến
kinh tế-xã
hội Hoa Kì ?
Bài 7: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ (tiếp theo)
Tiết 3: KINH TẾ
I. Mục tiêu: sau khi học xong bài, yêu cầu học sinh hiểu và nắm được:
- Chứng minh được nền kinh tế Hoa Kì mạnh nhất thế giới.
- Hiểu được các ngành dịch vụ, cụ thể là ngoại thương, giao thông vận tải, tài
chính, thông tin liên lạc và du lịch phát triển hàng đầu thế giới.
- Trình bày được đặc điểm ngành công nghiệp chính của Hoa Kì, vai trò của nó
đối với thế giới. Xác định được sự thay đổi về tỉ trọng, sự phân hóa lãnh thổ của các
ngành công nghiệp và giải thích nguyên nhân.
- Trình bày được đặc điểm cơ bản của nền nông nghiệp Hoa Kì.
II. Phương tiện thiết bị kĩ thuật dạy học:
- Giáo án đã được thiết kế trrên máy.
- Máy vi tính, máy phóng, màn chiếu.
- Phiếu học tập.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ (5 phút)
Câu hỏi : Dựa vào bảng đồ sự phân bố dân cư của Hoa Kì em hãy nêu đặc điểm
phân bố dân cư của Hoa Kì, sự phân bố như vậy sẽ gây thuận lợi và khó khăn gì cho
sự phát triển kinh tế-xã hội của Hoa Kì ?
2. Vào bài mới
Trang 38
Hoạt Động Của GV và HS Nội Dung Chính
Chọn phần bài giảng địa lí kinh tế xã-hội
thế giới lớp11, bài Hoa Kì tiết 3. Sử dụng
chuột hoặc phím Enter để điều khiển các slide
đã thiết kế sẵn, sau đó trình diễn slide 1, 2.
Giáo viên dẫn vào bài mới
• Hoạt động 1 : nhóm 2-3 học sinh. Tìm
hiểu về đặc điểm chung của nền kinh tế
Hoa Kì. (15 phút)
- GV: trình diễn slide 3, yêu cầu HS: Dựa vào
bảng số liệu để hoàn thành phiếu học tập
- HS: đại diện nhóm trả lời, GV nhận xét và
bổ sung. GV trình diễn slide 4.
- GV: trình diễn tiếp slide 5, yêu cầu HS trả
lời câu hỏi: Tại sao Hoa Kì có GDP lớn nhất
Thế giới ?
- HS: trả lời, bổ sung sau đó GV chuẩn lại
kiến thức.
- GV: trình diễn lần lượt tiếp theo slide 6 và
7, yêu cầu HS chứng minh Hoa Kì có nền
kinh tế thị trường và có tính chuyên môn hóa
cao ?
- HS: trình bày, GV chuẩn kiến thức.
• Hoạt Động 2 : (hoạt động nhóm). Tìm
hiểu về các ngành kinh tế của Hoa Kì
(20 phút)
- GV: chuyển ý sang các ngành kinh tế của
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
1. Quy mô nền kinh tế
2. Nền kinh tế thị trường
3. Tính chuyên môn hóa của nền
kinh tế
II. CÁC NGÀNH KINH TẾ
1. Dịch vụ
Trang 39
Phiếu học tập:Dựa vào các bảng số liệu dưới đây
hoàn thành phiếu học tập (hoạt động nhóm đôi):
GDP của Hoa Kì và một số nước, châu lục, năm 2004; năm
2005.
790,3Châu phi
10092,9Châu Á
14146,7Châu Âu
11667,5Hoa Kì
40887,8Toàn TG
Năm 2004
2228,8Trung Quốc
2781,9 Đức
4504,9Nhật Bản
12445Hoa Kì
44384,8Tòan TG
Năm 2005
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
1. Quy mô nền kinh tế
1. GDP của Hoa Kì bằng 28,5% GDP thế giới
(năm 2004)
2. GDP của Hoa Kì kém GDP của châu Âu: 2479,2
tỉ USD, nhiều hơn GDP Châu Á: 1574,6 tỉ USD
và gấp 14,7 lần GDP của châu Phi.
3. GDP của Hoa Kì (năm 2005) gấp 2,76 lần GDP
của Nhật Bản (thứ 2 thế giới), gấp 4,47 lần GDP
của Đức (thứ 3 thế giới) và gấp 5,58 lần GDP của
Trung Quốc (thứ 3 thế giới)
4. Nhận xét chung về nền kinh tế Hoa KÌ so với thế
giới: Hoa Kì có nền kinh tế hàng đầu thế giới
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
1. Quy mô nền kinh tế
,
Câu hỏi:
Hãy chứng minh Hoa Kì có nền kinh
tế thị trường điển hình?
-Mức độ tiêu thụ hàng hoá và sử dụng dịch vụ
trong nước rất lớn.
-Họat động kinh tế dựa trên quan hệ cung-cầu.
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
2. Nền kinh tế thị trường
Hãy nêu những biểu hiện của nền
kinh tế có tính chuyên môn hóa cao?
• Các ngành chế tạo máy bay, ô tô, chế
biến thực phẩm, với nhiều sản phẩm có
thương hiệu nổi tiếng thế giới.
• Các vùng chuyên canh nông nghiệp
điển hình: các vành đai rau, lúa mì, bò
sữa,…
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
3. Tính chuyên môn hóa
Hoa Kì, sau đó trình diễn slide 8 yêu cầu HS
nêu các ngành dịch vụ của Hoa Kì và cho biết
các ngành đó hiện nay phát triển như thế nào?
- HS: đại diện nhóm trình bày, bổ sung, GV
chuẩn kiến thức.
- GV: lần lượt trình diễn các slide 9, 10, 11, 12
và yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để trả lời
câu hỏi sau: Hãy nêu đặc điểm ngành ngoại
thương, giao thông vận tải và các ngành tài
chính, thông tin liên lạc, du lịch ?
- HS: đại diện nhóm trình bày, nhóm khác
nhận xét và bổ sung. GV nhận xét và chuẩn
kiến thức.
- GV: chia lớp làm 4 nhóm và phân công việc.
Trình diễn lide 13, 14 để đưa ra câu hỏi.
a. Ngoại thương
b. Giao thông vận tải
c. Các ngành tài chính, thông tin
liên lạc, du lịch
2. Công nghiệp
Trang 40
Câu hỏi: Hãy kể tên các ngành dịch vụ của
Hoa Kì? Các ngành dịch vụ đó hiện nay phát
triển như thế nào?
Các ngành dịch vụ của Hoa Kì: Ngoại thương,
giao thông vận tải, tài chính, thông tin liên lạc, du
lịch.
Các ngành dịch vụ đó hiện nay phát triển rất
mạnh
Họat động đa dạng trong nước và trên toàn thế
giới
II. CÁC NGÀNH KINH TẾ
1. Dịch vụ
Họat động nhóm: (chia lớp thành 4 nhóm)
Nhóm 1và 2: Dựa vào SGK trang 53, 54 hoàn thành
bảng sau:
- Nhất thế giới…..
- Nhì thế giới…….
- Ba thế giới…….
Công nghiệp khai khóang
- Nhiệt điện……….
- Các loại khác……….
Công nghiệp điện lực
- Chiếm……
- Thu hút…..
- Các ngành quan trọng…….
Công nghiệp chế biến
Đặc điểmCác ngành công nghiệp
II. CÁC NGÀNH KINH TẾ
2. Công nghiệp
Nhóm 3 và 4: Dựa vào SGK hoàn thành bảng
sau: Sự thay đổi trong công nghiệp
- Trước
đây……..
- Hiện
nay……
Phân
bố
-
Giảm:…
……..
-
Tăng:…
……..
Cơ c ấu
ngành
II. CÁC NGÀNH KINH TẾ
2. Công nghiệp
II. CÁC NGÀNH KINH TẾ
1. Dịch vụ
Câu hỏi: Em hãy nêu đặc điểm
của ngành ngoại thương và giao
thông vận tải của Hoa Kì?
- Tổng kim ngạch xuất nhập năm 2005:
2344,2 tỉ USD
- Chiếm:12% tổng kim ngạch thương
thế giới.
- Năm 2004, nhập siêu:707,2 tỉ USD
Ngoại
thương
Đặc điểm của ngoại thương và GTVTCác ngành
dịch vụ - Hiện đại nhất thế giới
- Hàng không:nhiều sân bay nhất thế
giới, 30 hãng hàng không vận chuyển,
1/3 tổng số hành khách trên thế giới
- Đường bộ: 6,43 triệu km đường ô tô,
226,6 nghìn km đường sắt
- Vận tải biển và đường ống: phát
triển.
Giao thông vận
tải
Đặc điểm của ngoại thương và GTVTCác ngành dịch vụ
Công nghiệp chế biến:
• Chiếm: 84,2% giá trị hàng xuất
khẩu của cả nước
• Thu hút: 40 triệu lao động (năm
2004)
• Các ngành quan trọng:Hóa chất,
chế tạo máy, điện tử-viễn thông, chế
biến thực phẩm, sản xuất phương tiện
giao thông vận tải.
II. CÁC NGÀNH KINH TẾ
2. Công nghiệp
- HS: đại diện các nhóm trình bày, bổ sung,
giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức, trình
diễn các slide 15, 16, 17, 18.
- GV: chuyển ý, trình diễn slide 19 yêu cầu
HS thảo luận nhóm 3-4 HS để hoàn thành
bảng sau:
- HS: đại diện nhóm trình bày, GV chuẩn kiến
thức và trình bày slide 20, 21.
- GV: yêu cầu HS dựa vào lược đồ để trả lời
câu hỏi. GV trình diễn slide 22.
- HS: trình bày, GV chuẩn kiến thức và trình
diễn slide 23 cho HS xem một vài ảnh của sản
phẩm nông nghiệp.
2. Nông nghiệp
3. Củng cố (4 phút)
- GV: trình diễn các slide được thiết kế những câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu học sinh tham
gia trả lời
- HS: tham gia trả lời, GV đưa ra đáp án.
Trang 41
Dựa vào lược đồ phân bố sản xất nông nghiệp Hoa Kì
(SGK Hình 7.7), nêu tên các khu vực chuyên canh sản
xuất nông sản hàng hóa và cho biết các nông sản chính?
Nhóm 3 đến 4 học sinh:Dựa vào trang 54, 55
SGK hoàn thành bảng sau:
Nông nghiệp Hoa Kì
- Lớn nhất thế
giới
- Lúa mì:…
- Ngô:…..
- Đậu tương:…..
- Doanh thu……
- Trang trại
- Số lượng
- Diện tích
TB:
-
Giảm:…..
- Tăng:…..
-Nền nông
nghiệp tiên
tiến
- Nông
nghiệp
hàng hóa
Xuất khẩuHình thức tổ
chức sản xuất
Chuyển
dịch cơ cấu
Sản
lượng
Đặc điểm
chung
II. CÁC NGÀNH KINH TẾ
3. Nông nghiệp
Các khu
vực sản xuất
nông sản hàng
hóa chủ yếu:
Các bang
miền Nam(
bông, lúa mì,
lúa gạo, thuốc
lá, đậu tương,
ngô…), ở phía
Nam Ngũ Hồ(
lúa mì, ngô,
chăn nuôi bò,
củ cải
đường…)
Hình thức tổ chức sản xuất:
Trang trại
Số lượng trang trại: giảm
Diện tích trung bình của một trang trại: tăng
Xuất khẩu
Nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới: Lúa
mì: 10 triệu tấn / năm, Đậu tương: 17-18 triệu tấn / năm,
Ngô 61 triệu tấn / năm
Doanh thu: 20 tỉ USD
II. CÁC NGÀNH KINH TẾ
3. Nông nghiệp
Câu 1: Ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu
chủ yếu của Hoa Kì là ?
• A. Công nghiệp chế biến
• B. Công nghiệp khai khoáng
• C. Ngư nghiệp
• D. Nông nghiệp
Trả lời nhanh : Hãy chọn câu trả
lời đúng nhất :
CỦNG CỐ
Trả lời nhanh : Hãy chọn câu trả lời
đúng nhất :
Câu 2: Ngành công nghiệp hiện nay có
xu hướng:
• A. Tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp
trong GDP có xu hướng tăng
• B. Tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp
trong GDP có xu hướng giảm
• C. Có xu hư ớng tăng rất nhanh
• D. Tỉ trong giá trị sản lượng ở mức trung
bình.
4. Hoạt động nối tiếp (1 phút).GV: yêu cầu HS về nhà học bài, trả lời các câu hỏi sau bài và
xem trước bài mới chuẩn bị cho tiết học sau.
PHIẾU HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
Bài 7: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
Tiết 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Bài 7: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ (tiếp theo)
TIẾT 3: KINH TẾ
1. Phiếu học tập số 1:
Dựa vào bảng số liệu để hoàn thành phiếu học tập sau
- GDP của Hoa Kì bằng……….GDP thế giới (năm 2004)
Trang 42
Miền Tây Trung tâm Đông
Đặc điểm vị trí và địa hình
Đặc điểm khí hậu
Tài nguyên phát triển công nghiệp
Tài nguyên phát triển nông nghiệp
- GDP của Hoa Kì kém GDP của châu Âu………tỉ USD, nhiều hơn GDP châu
Á……tỉ USD và gấp……lần GDP của châu Phi.
2. Phiếu học tập số 2:
3. Phiếu học tập số 3: Dựa vào sách giáo khoa trang 42 và 43 để hoàn thành phiếu học tập.
Các ngành công nghiệp Đặc điểm
Công nghiệp chế biến - Chiếm:
- Thu hút:
Công nghiệp điện lực - Nhiệt điện:
- Các loại khác:
Công nghiệp khai thác - Quy mô
Sự thay đổi trong công nghiệp
Cơ cấu - Giảm:
- Tăng
Phân bố - Trước đây, hiện nay:
4. Phiếu học tập số 4: Dựa vào sách giáo khoa trang 43 và 44 để hoàn thành phiếu học tập
Trang 43
Các ngành
dịch vụ
Đặc điểm
Ngoại thương - Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2004:
- Chiếm:
- Thường xuyên nhập siêu:
- Năm 2004, nhập siêu là:
Giao thông vận
tải
- Hiện đại nhất thế giới:
- Hàng không:
- Đường bộ:
- Vận tải biển và đường ống:
Tài chính,
thông tin liên
lạc, du lịch
- Tài chính:
- Thông tin liên lạc:
- Du lịch:
Nông nghiệp Hoa Kì
Đặc điểm
chung
Sản lượng Chuyển dịch
cơ cấu
Hình thức tổ
chức sản xuất
Xuất khẩu
- Tăng:
- Giảm:
4.Trong giờ thực hành trên lớp:
Cũng giống như các tiết học lí thuyết, máy vi tính cũng giúp chúng ta soạn
thảo các bài thực hành để hướng dẫn cho học sinh thực hành trên lớp như là: vẽ biểu
đồ, hoàn thành các bảng thông tin, các câu hỏi trắc nghiệm…
Giờ thực hành trên lớp, giáo viên hướng dẫn học sinh các thao tác để hoàn
thành công việc, sau đó sẽ thể hiện trên máy vi tính các bài tập thực hành đã làm
hoàn chỉnh cho học sinh đối chiếu và nhận xét.
Sau đây là nội dung một bài giảng thực hành:
Trang 44
Bài 7: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ (tiếp theo)
Tiết 4: THỰC HÀNH
TÌM HIỂU SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ CỦA HOA KÌ
I. Mục đích, yêu cầu: sau bài học, học sinh cần nắm:
- Hiểu và trình bày được sự phân hóa lãnh thổ Hoa Kì thông qua sự phân hóa các
loại nông sản chính: cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả và gia súc.
- Trình bày được sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp Hoa Kì thông qua sự phân bố
của trung tâm công nghiệp, sự phân hóa lãnh thổ các ngành công nghiệp truyền thống
và hiện đại.
- Xác định trên bản đồ sự phân bố các loại nông sản chính của Hoa Kì, hoàn thành
bảng hệ thống sự phân bố lãnh thổ nông nghiệp.
- Xác định trên bản đồ sự phân bố các ngành công nghiệp của Hoa Kì trên bản đồ,
hoàn thành bảng hệ thống sự phân bố lãnh thổ công nghiệp.
II. Phương tiện thiết bị kĩ thuật dạy học
- Giáo án đã được thiết kế trên máy.
- Máy vi tính, máy phóng, màn chiếu.
- Phiếu học tập.
III. Tiến trình hoạt động
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: (10 phút)
Trang 45
Câu hỏi:
- Hãy nêu đặc điểm chung của nền kinh tế Hoa Kì ?
- Nêu đặc điểm các ngành dịch vụ của Hoa Kì ?
- Chứng minh rằng ngành công nghiệp là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu
chủ yếu của Hoa Kì ?
- Dựa vào hình 7.7 trong sách giáo khoa hãy nêu đặc điểm phân bố các vùng
sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì ?
Hoạt Động Thầy Và Trò Nội Dung Chính
Chọn phần bài giảng địa lí kinh tế xã-hội
thế giới 11, bài Hoa Kì tiết 4. Sử dụng chuột
hoặc phím Enter để điều khiển các slide đã
thiết kế sẵn, sau đó trình diễn slide 1. GV
dẫn vào bài mới
• Hoạt động 1 : (15 phút) Tìm hiểu
sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp.
- GV: chia lớp học ra làm 5 nhóm để thảo
luận và hoàn thành phiếu học tập sau đây.
Giáo viên ấn enter trình diễn slide 2, xuất
hiện bảng trống như trong sách giáo khoa .
Giáo viên phân công:
+ Nhóm 1: Khu vực phía Đông
+ Nhóm 2: Khu vực các bang phía Bắc
+ Nhóm 3: Khu vực các bang ở giữa
+ Nhóm 4: Khu vực các bang phía Nam
+ Nhóm 5: Khu vực phía Tây
- GV: trình diễn slide 4, lược đồ phân bố
các vùng sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì
xuất hiện và yêu cầu học sinh dựa vào đó để
hoàn thành phần công việc của mình.
I. Phân hóa lãnh thổ nông nghiệp
Hoa Kì:
Trang 46
Bài 7: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
Tiết 4: Thực hành-Tìm hiểu sự phân hóa lãnh
thổ sản xuất của Hoa Kì
1. Phân hóa lãnh thổ nông nghiệp
Chia lớp làm 5 nhóm hoàn thành phiếu học tập sau đây:
Phía tây
Các bang phía Nam
Các bang ở giữa
Các bang phía bắcTrung
tâm
Phía Đông
Gia súcCây công nghiệp
và cây ăn quả
Cây lương
thực
Nông sản chính
Vùng
1. Phân hóa lãnh thổ nông nghiệp
BòCây ăn quả
nhiệt đới
Lúa gạoPhía tây
Bò, lợnNông sản nhiệt đớiLúa gạoCác bang phía
Nam
BòĐỗ tương, hoa quả,
rau xanh
Lúa mìCác bang ở giữa
Lợn, bò
sữa
Cây ăn quả, rau xanhLúa mìCác bang phía
bắc
Trung
tâm
BòCây ăn quả, rau xanhLúa mìPhía Đông
Gia súcCây công nghiệp
và cây ăn qu ả
Cây lương
thực
Nông sản chính
Vùng
Bài 7: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
Tiết 4: Thực hành-Tìm hiểu sự phân hóa lãnh
thổ sản xuất của Hoa Kì
Lúa mì Đỗ tương
MỘT SỐ LOẠI NÔNG SẢN
- HS: Lần lược các nhóm treo bảng phụ và
trình bày, các nhóm khác bổ sung sau đó
giáo viên chuẩn xác kiến thức. Ấn enter
trình diễn các slide 5, 6, 7, 8 thì xuất hiện
lần lượt các bảng thông tin phản hồi các câu
hỏi của các nhóm, cho HS xem vài hình ảnh
các sản phẩm nông nghiệp.
• Hoạt động 2 : (15 phút). Tìm hiểu
sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp
của Hoa Kì
- GV: chia lớp học ra làm 3 nhóm để thảo
luận và hoàn thành bảng sau đây (phiếu học
tập). Giáo viên ấn enter trình diễn slide11
xuất hiện bảng trống như trong sách giáo
khoa. GV phân công:
+ Nhóm 1: Vùng Đông Bắc
+ Nhóm 2: Vùng phía Nam
+ Nhóm 3: Vùng phía tây
- GV: ấn tiếp enter thì lược đồ các trung tâm
công nghiệp chính của Hoa Kì xuất hiện và
yêu cầu học sinh dựa vào đó để hoàn thành
phần công việc của mình.
II. Phân hóa lãnh thổ công nghiệp:
Trang 47
1. Phân hóa lãnh thổ nông nghiệp
Quan sát lược
đồ phân bố các
vùng nông sản
chính của Hoa
Kì để điền vào
bảng các loại
nông sản chính.
Bài 7: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
Tiết 4: Thực hành-Tìm hiểu sự phân hóa lãnh
thổ sản xuất của Hoa Kì
2. Phân hóa lãnh thổ công nghiệp
Hoạt động nhóm: chia lớp làm 3 nhóm, hãy điền vào bảng các
ngành công nghiệp chính của Hoa K ì.
Nhóm 1: Vùng Đông Bắc
Nhóm 2: Vùng phía Nam
Nhóm 3: Vùng phía Tây
Các ngành công
nghiệp hiện đại
Các ngành công
nghiệp truyền
thống
Vùng
phía
Tây
Vùng
phía
Nam
Vùng
Đông
Bắc
Vùng
Các ngành
công nghiệp chính
Bài 7: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
Tiết 4: Thực hành-Tìm hiểu sự phân hóa lãnh
thổ sản xuất của Hoa Kì
2. Phân hóa lãnh thổ công nghiệp
Quan sát
lược đồ các
trung tâm
công
nghiệp của
Hoa Kì để
điền vào
bảng các
ngành công
nghiệp
chính của
Hoa Kì
Bài 7: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
Tiết 4: Thực hành-Tìm hiểu sự phân hóa lãnh
thổ sản xuất của Hoa Kì
2. Phân hóa lãnh thổ công nghiệp
Điện tử, viễn
thông, chế tạo
máy bay, sản
xuất ôtô
Hóa dầu, chế tạo
tên lửa vũ trụ,
điện tử,
viễn thông, sản
xuất ôtô
Điện tử, viễn
thông,
sản xuất ôtô.
Các ngành
công nghiệp
hiện đại
Đóng tàu, luyện
kim màu
Đóng tàu, dệt
may, cơ khí
Luyện kim đen,
luyện kim màu, cơ
khí, đóng tàu, hóa
chất,
dệt may, thực phẩm
Các ngành
công nghiệp
truyền thống
Vùng phía TâyVùng phía
Nam
Vùng Đông
Bắc
Vùng
Các ngành
công nghiệp chính
Nhóm 3: Vùng phía Tây
Bài 7: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
Tiết 4: Thực hành-Tìm hiểu sự phân hóa lãnh
thổ sản xuất của Hoa Kì
- HS: Lần lược các nhóm treo bảng phụ và
trình bày, các nhóm khác bổ sung sau đó
GV chuẩn xác kiến thức. Ấn enter trình
diễn slide13,14, 15 thì xuất hiện bảng
thông tin phản hồi câu hỏi của các nhóm.
3. Củng cố (4 phút)
- GV: trình diễn các slide được thiết kế những câu hỏi trắc nghiệm, và rèn luyện kĩ năng
bản đồ, yêu cầu học sinh tham gia trả lời
- HS: trả lời, GV nhận xét và cho đáp án
4. Hoạt động nối tiếp (1 phút)
Yêu cầu HS về nhà học bài, xem bài mới chuẩn bị cho tiết học sau.
Trang 48
CỦNG CỐ
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Lãnh thổ nông nghiệp của
Hoa Kì được phân hóa thành mấy
vùng
A.2 vùng C. 4 vùng
B.3 vùng D. 5 vùng
Bài 7: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
Tiết 4: Thực hành-Tìm hiểu sự phân hóa lãnh
thổ sản xuất của Hoa Kì
Câu 2: Lãnh thổ công nghiệp của Hoa
Kì được phân hóa thành mấy vùng
A.2 vùng C. 4 vùng
B.3 vùng D. 5 vùng
CỦNG CỐ
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất
Bài 7: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
Tiết 4: Thực hành-Tìm hiểu sự phân hóa lãnh
thổ sản xuất của Hoa Kì
Câu 3:Dựa
vào lược đồ
các trung tâm
công nghiệp
chính của
Hoa Kì, em
hãy nêu tên
các trung tâm
công nghiệp
của Hoa Kì ?
Bài 7: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
Tiết 4: Thực hành-Tìm hiểu sự phân hóa lãnh
thổ sản xuất của Hoa Kì
PHIẾU HỌC TẬP
Bài 7: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ (tiếp theo)
Tiết 4: THỰC HÀNH
TÌM HIỂU SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ CỦA HOA KÌ
1. Phiếu học tập số 1: Bảng các loại nông sản chính
2. Phiếu học tập số 2: Bảng các ngành công nghiệp chính
Trang 49
Nông sản chính
Khu vực
Cây lương
thực
Cây công
nghiệp và
cây ăn quả
Gia súc
Phía Đông
Trung tâm
Các bang phía Bắc
Các bang ở giữa
Các bang phía Nam
Phía Tây
Vùng
Các ngành công nghiệp chính
Vùng
Đông Bắc
Vùng
phía Nam
Vùng phía
Tây
Các ngành công nghiệp truyền thống
Các ngành công nghiệp hiện đại
Chương III: THỰC NGHIỆM
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA THỰC NGHIỆM
Hiện nay, trong việc nghiên cứu lí luận dạy học nói chung, phương pháp thực
nghiệm sư phạm được xem là phương pháp đáng tin cậy nhất vì những kết quả thu
được đã trải qua các quá trình kiểm chứng nên các kết luận rút ra thường có giá trị
thực tiễn và tính thuyết phục cao.
Trong các phương pháp thực tiễn, quan trọng nhất là phương pháp thực nghiệm sư
phạm. Phương pháp này thường được tiến hành để tìm ra các phương pháp dạy học
mới, xác định xem nội dung của chương trình, của tài liệu giáo khoa có phù hợp với
nhận thức của học sinh hay không hay đánh giá cách tiến hành một phương pháp,
hiệu quả của một loại đồ dùng dạy học mới trong quá trình dạy học.
1.Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm nhằm kiểm tra kết quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học địa lí kinh tế-xã hội thế giới lớp 11-THPT.
2.Yêu cầu thực nghiệm
Khi tiến hành thực nghiệm, người nghiên cứu cần suy nghĩ về giả thuyết đặt ra,
về những vấn đề cần kiểm tra để chứng minh kết quả. Đối với những đề tài phương
pháp, giả thuyết đặt ra thường nhằm vào tính hợp lí cũng như tính kết quả của những
cải tiến về trình tự tiến hành, về cách thức hướng dẫn học sinh cũng như về phương
tiện dạy học. Một điều cần thiết để tiến hành thực nghiệm là: tài liệu biên soạn để
dạy thử phải phù hợp với giả thuyết đề ra (giáo án, câu hỏi kiểm tra…). Thực nghiệm
phải đảm bảo các yêu cầu cụ thể sau:
Trang 50
Thực nghiệm phải đảm bảo kết quả về mặt định lượng, có tính khoa học, khách
quan và phù hợp với thực tế.
Các bài mẫu thực nghiệm phải có nội dung phù hợp, có ý nghĩa đại diện cho
chương trình môn học nhằm đánh giá tác dụng của việc áp dụng các phương tiện
công nghệ thông tin trong giảng dạy địa lí nói chung và địa lí kinh tế-xã hội thế giới
lớp11-THPT nói riêng.
II. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM
Chọn một số bài trong chương trình địa lí kinh tế-xã hội thế giới lớp 11-THPT để
làm thực nghiệm. Cụ thể là bài 7: Hợp Chúng Quốc Hoa Kì (chương trình nâng cao)
- Tiết 1: Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên
- Tiết 2: Dân cư và xã hội
- Tiết 3: Kinh tế
Lí do chọn: Các bài thực nghiệm trên là những bài có nội dung phong phú, rõ
ràng, dễ thể hiện nội dung bài trên máy tính. Các phần mềm địa lí như World Atlas,
Encarta…thuận lợi cho việc khai thác chuẩn bị nội dung bài.
III.TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM
1. Trường thực nghiệm:
Trường chọn để tiến hành thực nghiệm phải là các trường có những điều kiện
thuận lợi về nhiều mặt như:
- Có hệ thống phòng máy với đầy đủ các thiết bị giảng dạy
- Có phong trào đổi mới phương pháp dạy học sôi nổi, đồng bộ ở tất cả
các môn học, các khối lớp.
- Ban giám hiệu, tổ chuyên môn quan tâm và ủng hộ việc áp dụng các
phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, sáng tạo và có tinh thần cao trong việc đổi
mới phương pháp dạy học
Từ những yêu cầu trên, tôi đã chọn trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu
để tiến hành thực nghiệm.
2. Chuẩn bị thực nghiệm
Một hình thức phổ biến trong việc tổ chức dạy thực nghiệm là có các lớp đối
chứng dạy song song với các lớp thực nghiệm. Trong các lớp dạy thực nghiệm, việc
giảng dạy được tiến hành theo các phương pháp phù hợp với giả thuyết, còn trong
các lớp đối chứng, việc giảng dạy vẫn tiến hành bình thường theo cách dạy của giáo
viên. Học sinh của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng phải có trình độ và khả năng
nhận thức tương tự nhau.
Trang 51
Bảng1. 1. Danh sách các cặp lớp thực nghiệm và đối chứng
Chính vì vậy, công tác chuẩn bị bao gồm: kiểm tra kiến thức học sinh kết hợp
với ý kiến đánh giá của giáo viên bộ môn, chọn ra hai cặp lớp (thực nghiệm và đối
chứng) thuộc khối lớp 11, có số lượng học sinh và trình độ tương đương nhau.
Thời gian thực nghiệm được căn cứ vào mục đích, nội dung thực nghiệm và kế
hoạch giảng dạy của trường phổ thông. Thời gian thực nghiệm phải báo trước cho
giáo viên và học sinh.
Các giáo viên thực hiện thực nghiệm phải được bồi dưỡng về mục đích và
phương pháp tiến hành bài thực nghiệm, được giới thiệu về các phần mềm địa lí và
nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy được thiết kế trên máy vi tính.
3. Các bước tiến hành, kết quả thực nghiệm
Tiêu chuẩn để đánh giá những đề xuất về lí luận dạy học (hoàn thiện những nội
dung, phương pháp và đồ dùng dạy học…) là kết quả thể hiện qua việc học sinh nắm
vững kiến thức và kĩ năng, ở sự hứng thú và mức độ hoạt động tự giác học tập của
học sinh. Vì vậy, trong quá trình thực nghiệm, cần phải có những biện pháp kiểm tra
để đo những tiến bộ đó.
Để đánh giá thực nghiệm chính xác, sau mỗi giờ thực nghiệm cần kiểm tra đánh
giá thái độ học sinh trong việc tiếp thu kiến thức mới, đồng thời quan sát các thao tác
sử dụng máy tính và cách truyền đạt của giáo viên. Phương pháp được tiến hành như
sau:
- Dự giờ thực nghiệm: quan sát hoạt động của giáo viên, học sinh trên lớp và
ghi biên bản.
- Trao đổi và trò chuyện với học sinh, giáo viên và khảo sát thông qua phiếu
khảo sát.
- Kiểm tra chất lượng giờ học bằng cách cho học sinh làm bài kiểm tra ngắn
cuối giờ.
- Xử lí số liệu thống kê được và so sánh, đối chiếu kết quả thực nghiệm ở hai
cặp lớp thực nghiệm và đối chứng.
Trang 52
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Lớp Số học sinh Lớp Số học sinh
11A 37 11B 38
11V 43 11C 44
Bảng 1.2. Kết quả thực nghiệm ở trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu – TP Long Xuyên
Bảng 1.3. Tổng hợp kết quả thực nghiệm
Trang 53
Lớp
Bài
11A -Thực
nghiệm (37 học
sinh)
11B - Đối chứng
(38 học sinh)
11V -Thực
nghiệm (43 học
sinh)
11C - Đối chứng
(44 học sinh)
Xếp
loại
G K TB Y G K TB Y G K TB Y G K TB Y
Tiết
1
19 12 5 1 12 10 14 2 20 12 9 2 9 12 19 4
Tiết
2
17 14 4 2 15 8 10 5 18 19 5 1 12 13 15 4
Tiết
3
20 12 5 0 14 10 11 3 17 16 10 0 18 15 8 3
Tổng 56 38 14 3 41 28 35 10 55 47 24 3 39 40 42 11
% 50,5 34,2 12,6 2,7 35,9 24,6 30,7 8,8 42,6 36,4 18,6 2,4 29,5 30,3 31,8 8,4
Lớp
Xếp loại
Thực nghiệm Đối chứng
Tổng Tỉ lệ (%) Tổng Tỉ lệ (%)
Giỏi (9-10
điểm)
111 46,3 80 32,5
Khá (7-8
điểm)
85 35,4 68 27,6
Trung bình
(5-6 điểm)
38 15,8 77 31,3
Yếu ( <5
điểm )
6 2,5 21 8,6
46,3
32,5 35,4
27,6
15,8
31,3
2,5
8,6
0
10
20
30
40
50
Giỏi Khá TB Yếu
Biểu đồ kết quả thực nghiệm ở trường
THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu
Thực nghiệm Đối chứng
IV. NHẬN XÉT CHUNG SAU THỰC NGHIỆM
Sau khi tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của các cặp lớp đối chứng và
thực nghiệm có những nhận xét sau:
Về khả năng nắm kiến thức: các lớp thực nghiệm có tỉ lệ học sinh đạt điểm
giỏi và khá cao hơn nhiều so với lớp đối chứng, cực đại rơi vào tỉ lệ có điểm giỏi,
cực tiểu rơi vào tỉ lệ có điểm yếu. Ở lớp đối chứng tuy cực đại cũng rơi vào tỉ lệ có
điểm giỏi nhưng tỉ lệ rất thấp chỉ tương đương với tỉ lệ trung bình. Cực tiểu rơi vào tỉ
lệ học sinh có điểm yếu.
Về hứng thú học tập: Lớp học thực nghiệm có không khí sôi nổi, học sinh tích
cực lĩnh hội tri thức.
Về khả năng tiếp nhận của giáo viên: Phần lớn giáo viên thấy được khả năng
to lớn của máy tính và việc khai thác phương tiện này trong dạy học địa lí.
• Một số ý kiến đánh giá của giáo viên và học sinh về việc ứng dụng CNTT
trong dạy học địa lí kinh tế-xã hội thế giới lớp 11-THPT sau khi được
phỏng vấn và điều tra bằng phiếu khảo sát:
Trang 54
%
- Giáo viên:
+ Ưu điểm: Giảng dạy nhẹ nhàng hơn, đỡ phải tốn công viết bảng, tạo
hứng thú cho học sinh tiếp nhận kiến thức nhanh hơn, đạt kết quả cao hơn.
+ Hạn chế: Phải có trình độ về tin học, tốn thời gian để soạn bài, phương
tiện máy móc để dạy học còn thiếu, giá thành còn quá đắt.
- Học sinh:
+ Ưu điểm: trong bài học có những hình ảnh, phim minh họa rất sinh động
giúp cho các em nắm kiến thức tại lớp và nhớ lâu hơn, có nhiều thời gian cho các em
thảo luận về các vấn đề trong tiết học.
+ Hạn chế: trong phần nội dung chính cần ghi do trình chiếu các slide quá
nhanh nên các em không kịp ghi bài.
Trang 55
KẾT LUẬN
I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Hiện nay, công nghệ thông tin phát triển một cách mạnh mẽ, nó thể hiện tri thức
tiến bộ của nhân loại. Việc vận dụng những công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại vào
việc dạy học ở các trường phổ thông nói chung và đối với môn địa lí nói riêng là một
yêu cầu cấp thiết nhằm tạo điều kiện cho học sinh vừa say mê hứng thú học tập vừa
tiếp cận nhanh với tri thức mới của nhân loại.
Qua việc nghiên cứu lí thuyết và thực nghiệm, tôi nhận thấy rằng:
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học địa lí trong trường phổ thông là
một định hướng đúng.
- Khi sử dụng máy vi tính và các phần mềm dạy học địa lí sẽ tạo điều kiện thuận
lợi để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm.
- Với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lí ở trường phổ thông
sẽ tạo nhiều hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu bài học và thích thú đối vối
môn học.
Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế là: giá thành của các phương tiện dạy học
(máy vi tính, máy chiếu, tivi...) còn quá đắt nên số lượng chưa nhiều. Có nhiều phần
mềm đòi hỏi giáo viên phải có trình độ tin học, biết sử dụng để biên soạn thành những
bài giáo án hay, sinh động. Đặc biệt là có một số giáo viên lớn tuổi rất ngại với việc
ứng dụng CNTT vào công việc dạy học mà vẫn giữ nguyên phương pháp dạy học
truyền thống trước đây. Mặc dù còn những hạn chế trên nhưng để đáp ứng yêu cầu đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy năng lực sáng tạo chủ động
của học sinh thì bản thân giáo viên nhất là giáo viên trẻ cần mở đường đột phá vào việc
ứng dụng tin học, công nghệ hiện đại vào việc giảng dạy. Có như vậy, để nâng cao
năng lực cho bản thân, tạo ra những giờ dạy địa lí thật sinh động và hiệu quả.
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Sau kết quả nghiên cứu đề tài và tình hình thực tế tôi nhận thấy nhiều trường phổ
thông đã được trang bị nhiều máy vi tính và các phương tiện nghe nhìn, các phương
Trang 56
tiện truyền thông khác để sử dụng vào việc dạy học. Để nâng cao hiệu quả khi sử
dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lí ở trường phổ thông nói riêng và các
môn học khác nói chung, tôi có một số kiến nghị sau:
- Bộ Giáo dục, sở Giáo dục-Đào tạo cần có chủ trương khuyến khích ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học nói chung và môn địa lí nói riêng.
- Sử dụng các nguồn kinh phí để đầu tư trang thiết bị, phương tiện dạy học về
công nghệ thông tin cho các trường phổ thông.
- Xây dựng các phần mềm dạy học phù hợp với nội dung sách giáo khoa, dễ sử
dụng.
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh về việc ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lí giáo dục và dạy học.
- Bồi dưỡng cho giáo viên các bộ môn về công nghệ thông tin để họ có thể tổ
chức tốt ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
- Tổ chức trình diễn các tiết dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin trong
trường học nhằm mục đích tuyên truyền, động viên các cá nhân, đơn vị tổ chức tốt
việc ứng dụng công nghệ thông tin.
- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin giữa các
trường trung học phổ thông trong tỉnh và cả nước.
Một số kiến nghị về mặt hạn chế của giáo viên và học sinh sau khi nhận
được kết quả khảo sát:
- Đối với giáo viên cần vận dụng hợp lí các phương pháp dạy học tích cực để
khắc sâu kiến thức tại lớp cho học sinh nắm vững, nhớ lâu hơn.
- Đối với học sinh cần kết hợp với sách giáo khoa để ghi lại nội dung chính
của bài nhằm khắc phục tính trạng không viết bài kịp tại lớp.
Trang 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc - Lí luận dạy học phần đại cương, Nxb
Đại học Quốc gia, 1998.
2) PGS.TS Đặng Văn Đức, PGS.TS Nguyễn Thu Hằng - Phương pháp dạy học
địa lí theo hướng tích cực, Nxb Đại học sư pham, 1999.
3) PGS.TS Đặng Văn Đức – Hướng dẫn sử dụng phần mềm Db-Map trong dạy
học địa lí, Hà Nội, 2000.
3) Đặng Cẩm Hương, Nguyễn Tiến - Powerpoint 2000, Nxb Giáo dục, 2000.
4) Trần Thị Cẩm Tú – Sử dụng máy vi tính trong dạy học địa lí kinh tế-xã hội
thế giới lớp 11-PTTH, Luận văn thạc sĩ, Huế, 1999.
5) Nguyễn Văn Tuấn - Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lí địa
phương tỉnh An Giang, Luận văn tốt nghiệp cao học, Khoa địa lí, Trường Đại học sư
phạm Hà Nội, 2004.
6) Đoàn Thị Thanh Phương - Ứng dụng tin học trong dạy học địa lí tự nhiên
Việt Nam ở lớp 8 – THCS, Luận văn cử nhân, Hà Nội, 2000.
7) Phan Huy Xu, Nguyễn Thế Hiển, Mai Phú Thanh - Tìm hiểu một số vấn địa lí
kinh tế-xã hội thế giới giảng dạy trong nhà trường, Nxb Giáo dục, 1999.
8) Nguyễn Đức Vũ, Lê Văn Dược – 226 câu hỏi trắc nghiệm địa lí 11, Nxb
Giáo dục, 1998.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tominhchau-dh5dl-pdf-5119.pdf