Để tồn tại và phát triển, với nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp luôn phải tìm cách đối phó với những cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp khác. Vậy việc giữ được khách hàng là một thách thức khó khăn, cho nên bên cạnh việc đảm bảo nguồn hàng có chất lượng tốt để đáp ứng kịp thời cho khách hàng, công ty cần áp dụng một số chính sách ưu đãi cho khách hàng về giá cả và điều kiện giao hàng. Đối với những khách hàng mua với số lượng lớn công ty có thể áp dụng một tỷ lệ chiết khấu phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng trong khâu giao nhận và vận chuyển hàng sao cho vừa ít tốn kém và được chữ tín trong khách hàng.
Không những thế công ty cũng phải luôn tìm kiếm cơ hội thu hút vốn đầu tư từ các cá nhân cũng như từ các doanh nghiệp ở trong và ngoài nước nhằm học hỏi thêm kinh nghiệm và đầu tư đổi mới một số máy thiết bị hiện đại, nhằm tăng nhanh sản lượng sản xuất, cải tiến sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Bên cạnh đó công ty có thể tổ chức các hội nghị khách hàng, mời những khách hàng lớn những người đã sử dụng sản phẩm hoặc những trung gian tiêu thụ sản phẩm phản ứng về ưu nhược điểm của sản phẩm để doanh nghiệp nắm bắt được thực chất hàng hóa, có biện pháp hoàn thiện phù hợp với nhu cầu thị trường. Đối với những mặt hàng như khăn 65x130 được khách hàng phương Tây ưu chuộng thì công ty nên tìm kiếm mở rộng thị trường nhằm tăng số lượng tiêu thụ, tăng doanh thu cho công ty.
Mặc khác công ty cũng cần phải xác định khoảng cách của các mặt hàng một cách hợp lý nhằm đạt lợi nhuận tối đa cho đơn vị mình. Tổng lợi nhuận công ty sẽ đạt nhiều hơn nếu như các loại sản phẩm có tỷ lệ SDĐP lớn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu hàng bán và ngượi lại.
Thực tế ở công ty hai mặt hàng áo choàng tắm và khăn 35x70 có tỷ lệ SDĐP cao những lợi nhuận mang lại khá khiếm tốn, do vậy các nhà quản lý xem xét, phân tích tình hình kinh tế để xác định một khoảng cách phù hợp của từng mặt hàng nhằm tăng lợi nhuận cho công ty.
73 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2718 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Ứng dụng phân tích mối quan hệ chi phí - sản lượng - lợi nhuận (C-V-P) nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Dệt May 29-3 Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.60
9.Áo choàng tắm
450
40
881.28
1411.2
524
456.8
1866.40
346.4
5486.08
2,468,736.00
10.Các loại khác
11,109,800
29.13
200.1
2,223,070,980.00
Tổng
13,390,310
3,224,376,822.20
Biến phí đơn vị nhân viên phân xưởng = 12% *Biến phí đơn vị nhân công trực tiếp.(1)
Biến phí đơn vị nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vận chuyển, điện nước, sữa chữa thường xuyên = Biến phí đơn vị tính cho một sản phẩm chuẩn *Hệ số của từng loại khăn.(2)
Biến phí đơn vị SXC = (1) +(2)
Tổng biến phí SXC = (1) * Số lượng sản phẩm sản xuất + (Tổng BPĐVị nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vận chuyển, đđiện nước, sữa chữa thường xuyên)* Số lượng SP sản xuất
2.1.4. Biến phí bán hàng:
+ Biến phí vật liệu bao bì: vật liệu bao bì để đóng gói sản phẩm tỷ lệ thuận với số lượng thành phẩm nên đây là khoản biến phí.
+Biến phí vận chuyển, bốc xếp: tỷ lệ thuận với số lượng thành phẩm tiêu thụ nên đây là khoản biến phí.
Cả hai loại biến phí này được phân bổ dựa vào hệ số
Căn cứ vào số lượng sản phẩm tiêu thụ và chi phí tổng hợp được từ sổ chi tiết TK 641 ta tính được biến phí vận chuyển, bốc xếp và biến phí vật liệu bao bì cho một đơn vị sản phẩm chuẩn.
Căn cứ vào sổ chi tiết TK 641 ta tổng hợp chi phí vận chuyển, bốc xếp sản phẩm năm 2006 = 337,450,260 Đ.Ta có:
- Biến phí vận chuyển,bốc xếp cho 1 đơn vị sản phẩm chuẩn:
Biến phí vận chuyển, bốc xếp cho 1 đơn vị sản phẩm == 12.93 đ/sp
- Biến phí vật liệu bao bì cho 1 đơn vị sản phẩm chuẩn:
Biến phí vật liệu bao bì cho 1 đơn vị sản phẩm chuẩn == 6.32 đ/sp
+ Biến phí hoa hồng: chi phí này trả cho nhân viên bán hàng theo số lượng hàng bán được, bằng từ 3-4% nhân với doanh thu bán được của nhân viên đó, cho nên đây là khoản biến phí và nó đuợc phân bổ cho các sản phẩm dựa vào tỷ trọng doanh thu.
Biến phí hoa hồng từng sản phẩm
=
Tổng biến phí
Tổng doanh thu
x Doanh thu từng mặt hàng i
Từ dó ta xác định được:
- Biến phí đơn vị BH từng sản phẩm =(Biến phí đơn vị vận chuyển bốc xếp + Biến phí đơn vị vật liệu bao bì tính cho 1 đơn vị sản phẩm chuẩn) * Hệ số + Biến phí đơn vị hoa hồng từng sản phẩm
-Biến phí BH từng sản phẩm = Biến phí vận chuyển bốc xếp, vật liệu bao bì + biến phí hoa hồng
BẢNG PHÂN BỔ BIẾN PHÍ HOA HỒNG
Tên sản phẩm
Sản lượng(chiếc)
Đơn giá
Doanh thu
T.Trọng DT(%)
Biến phí hoa hồng
Biến phí đvị HH
1.Khăn 28x40
96,000
1,725
165,600,000
0.37
3,148,785.31
32.80
2.Khăn 28x41
730,200
3,015
2,201,553,000
4.89
41,861,218.22
57.33
3.Khăn 30x60
501,200
3,810
1,909,572,000
4.24
36,309,373.52
72.44
4.Khăn 35x70
66,340
7,325
485,940,500
1.08
9,239,869.00
139.28
5.Khăn 48x80
88,600
5,300
469,580,000
1.04
8,928,783.84
100.78
6.Khăn 65x130
175,120
17,200
3,012,064,000
6.69
57,272,601.84
327.05
7.Khăn 50x100
92,500
11,950
1,105,375,000
2.45
21,018,046.85
227.22
8.Khăn 34x75
530,100
6,010
3,185,901,000
7.08
60,578,008.79
114.28
9.Áo choàng tắm
450
68,000
30,600,000
0.07
581,840.76
1,292.98
10.Các loại khác
11,109,800
2,922
32,462,835,600
72.09
617,261,471.86
55.56
Tổng
13,390,310
45,029,021,100
100
856,200,000.00
ĐVT: Đồng
2.1.5. Biến phí quản lý doanh nghiệp:
-Phí chuyển tiền: là khoản chi phí mà Công ty thanh toán cho ngân hàng vì nhân hàng đã giúp thanh toán tiền cho Công ty. Khoản chi phí này tỷ lệ thuận với số lượng sản phẩm tiêu thụ nên đây là khoản biến phí.
Căn cứ vào sổ chi tiết TK 642 ta tổng hợp được chi phí chuyển tiền cả năm sau đó tiến hành phân bổ.
Biến phí chuyển tiền một đơn vị sản phẩm = = 1.37
BẢNG BIẾN PHÍ BÁN HÀNG VÀ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NĂM 2006
ĐVT: Đồng
Tên sản phẩm
Sản lượng(chiếc)
Hệ số
Biến phí đvị BH
Bphí đvị QLDN
Tổng Biến phí bán hàng
Tổng Bphí QLDN
1.Khăn 28x40
96,000
1
52.05
1.37
4,996,785.31
131,520.00
2.Khăn 28x41
730,200
1.92
94.29
2.63
41,861,218.22
1,920,718.08
3.Khăn 30x60
501,200
1.8
107.09
2.47
36,309,373.52
1,235,959.20
4.Khăn 35x70
66,340
4.4
223.98
6.03
9,239,869.00
399,897.52
5.Khăn 48x80
88,600
3.4
166.23
4.66
8,928,783.84
412,698.80
6.Khăn 65x130
175,120
10
519.55
13.70
57,272,601.84
2,399,144.00
7.Khăn 50x100
92,500
6.8
358.12
9.32
21,018,046.85
861,730.00
8.Khăn 34x75
530,100
3.6
183.58
4.93
60,578,008.79
2,614,453.20
9.Áo choàng tắm
450
40
2062.98
54.80
581,840.76
24,660.00
10.Các loại khác
11,109,800
87.69
2.19
974,228,100.00
24,300,560.00
Tổng
13,390,310
1,215,014,628.13
34,301,340.80
BẢNG BIẾN PHÍ ĐƠN VỊ CÁC LOẠI SẢN PHẨM NĂM 2006
ĐVT: Đồng
Tên sản
phẩm
Sản lượng
(chiếc)
Tổng biến phí NVL trực tiếp (đ/sp)
Biến phí đvị nhân công t.tiếp(đ/sp)
Bphí đơn vị SXC (đ/sp)
Biến phí đvị BH (đ/sp)
Bphí đvị QLDN (đ/sp)
Biến phí đơn vị (đ/sp)
Tổng biến phí
1.Khăn 28x40
96,000
1,002.28
183.6
137.15
52.05
1.37
1,376.45
132,139,185.31
2.Khăn 28x41
730,200
1,924.38
352.92
263.39
94.29
2.63
2,637.61
1,898,993,482.22
3.Khăn 30x60
501,200
1,804.11
331.5
247.00
107.09
2.47
2,492.17
1,231,707,710.52
4.Khăn 35x70
66,340
4,410.04
807.84
603.46
223.98
6.03
6,051.35
395,827,926.50
5.Khăn 48x80
88,600
3,398.76
624.24
466.31
166.23
4.66
4,660.20
407,892,147.34
6.Khăn 65x130
175,120
5,454.20
1836
1371.52
519.55
13.7
9,194.97
1,576,511,451.76
7.Khăn 50x100
92,500
6,815.52
1249.5
932.76
358.12
9.32
9,365.22
854,174,334.35
8.Khăn 34x75
530,100
3,608.22
660.96
493.76
183.58
4.93
4,951.45
2,588,023,245.29
9.Áo choàng tắm
450
40,091.30
7344
5486.08
2062.98
54.8
55,039.16
24,421,121.76
10.Các loại khác
11,109,800
1,697.95
242.7804
200.1
87.69
2.19
2,230.71
24,782,726,237.92
Tổng
13,390,310
33,892,416,842.97
2.2. Định phí
2.2.1. Định phí trực tiếp:
Là các khoản chi phí phát sinh ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất ra sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất và định phí sản xuất chung.
- Cơm ca, phụ cấp, lương theo chế độ nghỉ phép phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất – đây là khoản định phí vì nó không thay đổI theo số lượng sản phẩm sản xuất ra.
Phụ cấp ăn ca: 280,540,900
- Chi phí BHXH,BHYT=17%Hệ số lương x mức lương tối thiểu hiện hành
=17%Hệ số lương x 450,000
Vì vậy BHXH, KPCĐ là định phí
BHXH,BHYT = 400,520,275
KPCĐ = 2%(lương theo sản phẩm + phụ cấp, ăn ca). Vì phụ cấp, ăn ca là một khoản định phí nên KPCĐ = 2 % phụ cấp, ăn ca là định phí.
→Định phí KPCĐ = 0.02*280,540,900 = 5,610,818
+Khấu hao tài sản cố định ở bộ phận sản xuất: ở Công ty tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng nên đây là khoản định phí.(lấy ở sổ cái TK 6271 đối ứng với TK 214)
+Định phí điện nước
+BHXH, BHYT của nhân viên phục vụ và quản lý phân xưởng và định phí KPCĐ (lấy ở sổ tổng hợp TK 627 đối ứng TK 338)
+Chi phí công cụ, dụng cụ ( lấy ở sổ cái TK 6271 đối ứng TK 153)
+Chi phí khác bằng tiền (lấy ở sổ chi tiết TK 62718)
+Chi phí ca 3, độc hại: là khoản chi phí trả cho công nhân khi làm ca 3, các khoản chi phí cho những công nhân thường xuyên làm việc với các hoá chất đặc biệt là công nhân ở phân xưởng nhuộm (lấy ở sổ chi tiêt TK 62719)
2.2.2. Định phí trực tiếp
a. Định phí bán hàng
- Chi phí nhân viên bán hàng:tiền lương trả cho nhân viên bán hàng là lương theo thời gian, không phụ thuộc vào số lượng hàng bán nên là định phí.( được lấy từ sổ tổng hợp TK 6411 đối ứng TK 334)
- Chi phí dụng cụ phục vụ cho việc bán hàng như máy tính…(lấy từ sổ tổng hợp TK 6411 đối ứng TK 153)
- Khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng. (lấy từ sổ tổng hợp TK 6411 đối ứng TK 214)
- Chi phí dịch vụ mua ngoài:gồm điện, nước, điện thoại-toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài là định phí. (lấy từ sổ chi tiết TK 64116)
- Chi phí khác bằng tiền: như tiền mua các vật dụng về trang trí cho cửa hàng trong những ngày lễ tết…,chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng..(lấy từ sổ chi tiết TK 64115)
b. Định phí quản lý doanh nghiệp :
- Chi phí nhân viên quản lý: lương và các khoản rích theo lương của nhân viên quản lý. Lương của nhân viên quản lý là lương theo thời gian nên đây là khoản định phí. (lấy từ sổ tổng hợp TK 6421 đối ứng TK 334,338)
- Chi phí vật liệu quản lý. ( lấy ở sổ chiếc TK 6421 đối ứng TK 152)
- Chi phí dụng cụ quản lý như các loại đồ dùng văn phòng.( lấy từ sổ chiếc TK 6421 đối ứng TK 153)
- Chi phí khấu hao. (lấy từ sổ chiếc TK 6421 đối ứng TK 214)
- Các loại thuế, phí, lệ phí như thuế môn bài, thuế nhà đất, phí cầu đường…
- Chi phi dự phòng(trợ cấp mất việc làm): bằng 3% nhân với lương cơ bản, mà lương cơ bản mỗi người ổn định nên đây là định phí.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm chi phí điện nước, điện thoại khôngphụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất. (lấy từ sổ chi tiết TK 64216)
- Chi phí bằng tiền khác liên quan đến bộ phận quản lý. (lấy ở sổ chi tiết TK 64215)
BẢNG KẾT CẤU ĐỊNH PHÍ NĂM 2006
ĐVT: Đồng
Nội dung
Số tiền
1.Các khoản trích theo lương, phụ cấp của CNTTSX
686,671,993
-Lương theo chế độ nghỉ phép, phụ cấp
280,540,900
-BHXH, BHYT
400,520,275
-KPCĐ
5,610,818
2.Định phí sản xuất chung
5,620,733,180
-Định phí điện nước
495,995,180
-Các khoản phụ cấp,BHXH,BHYT,ĐPKPCĐ của NV phân xưởng
90,120,000
-Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng
2,780,000,000
-CCDC phục vụ sản xuất
1,700,718,000
-Chi phí ca 3, độc hại
95,900,000
-Chi phí khác bằng tiền
332,000,000
-Thêm giờ
126,000,000
3.Định phí bán hàng
484,360,255
-Lương và các khoản trích theo lương của NVBH
20,000,000
-CCDC bán hàng
18,000,000
-Khấu hao ở bộ phận BH
27,560,255
-CP dịch vụ mua ngoài
124,500,000
-Chi phí khác bằng tiền
294,300,000
4.Định phí quản lý doanh nghiệp
1,991,437,052
-Lương và các khoản trích theo lương của NVQLDN
868,620,000
-Dụng cụ quản lý
104,800,623
-CP vật liệu, đồ dùng văn phòng
23,900,000
-CP Khấu hao
36,250,600
-Thuế phí, lệ phí
137,313,500
-Dự phòng trợ cấp mất việc làm
285,421,549
-CP dịch vụ mua ngoài
184,230,050
-Chi phí khác bằng tiền
350,900,730
Tổng
8,783,202,480
3.3. Nhận dạng chi phí hỗn hợp
Tại Công ty cổ phần Dệt may 29-3, chi phí hỗn hợp đó là chi phí điện nước. Để tách chi phí hỗn hợp thành biến phí và định phí, Công ty có thể dùng phương pháp bình phương bé nhất. Ngoài ra khoản KPCĐ được xác định là : KPCĐ=2% (lương theo sản phẩm + phụ cấp) mà lương theo sản phẩm là biến phí còn phụ cấp là định phí nên nó cũng được xem là chi phí hỗn hợp.
II. PHÂN TÍCH ĐIỂM HOÀ VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY 29-3 ĐÀ NẴNG
1. Phân tích kết cấu các mặt hàng
Kết cấu mặt hàng là cơ sở xác định tỷ lệ số dư đảm phí. Ta có kết cấu các mặt hnàg như sau:
BẢNG KẾT CẤU CÁC MẶT HÀNG
ĐVT: Đồng
Tên sản phẩm (1)
Sản lượng(chiếc) (2)
Đơn giá (3)
Doanh thu (4)=(2)*(3)
T.Trọng DT(%) (5)
1.Khăn 28x40
96,000
1,725
165,600,000
0.37
2.Khăn 28x41
730,200
3,015
2,201,553,000
4.89
3.Khăn 30x60
501,200
3,810
1,909,572,000
4.24
4.Khăn 35x70
66,340
7,325
485,940,500
1.08
5.Khăn 48x80
88,600
5,300
469,580,000
1.04
6.Khăn 65x130
175,120
17,200
3,012,064,000
6.69
7.Khăn 50x100
92,500
11,950
1,105,375,000
2.45
8.Khăn 34x75
530,100
6,010
3,185,901,000
7.08
9.Áo choàng tắm
450
68,000
30,600,000
0.07
10.Các loại khác
11,109,800
2,922
32,462,835,600
72.09
Tổng
13,390,310
45,029,021,100
100
(5) = Doanh thu từng sản phẩm / Tổng doanh thu
Nhìn chung kết cấu mặt hàng có sự chênh lệch tương đối lớn do vậy làm cho tỷ trọng doanh thu chênh lệch lớn. Mặt hàng khăn 65x130 và 34x75 chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất trong các loại sản phẩm vì nó đáp ứng được nhu cầu thị trường. Vì vậy doanh thu của hai mặt hàng này mang lại là chủ yếu. Tiếp sau đó là các loại khăn 28x41, 30x60 và 50x100. Bên cạnh những mặt hàng có doanh thu lớn thì vẫn có những mặt hàng chưa đáp ứng nhu cầu thị trường nên số lượng mặt hàng này bán chưa chạy, vì thế doanh thu của chúng chiếm chưa tới 1% trong tổng doanh thu. Cụ thể là hai mặt hàng 28x40 và Áo choàng tắm. Vì thế trong thời gian tới công ty nên có biện pháp thích hợp để gia tăng số lượng bán ra của hai mặt hàng này.
2. Số dư đảm phí, tỷ lệ số dư đảm phí các mặt hàng
Để phân tích mối quan hệ C-V-P và phân tích điểm hoà vốn trước hết ta cần xác định số dư đảm phí. Tuy nhiên do Công ty cổ phần Dệt may 29-3 sản xuất nhiều loại mặt hàng với đơn giá bán khác nhau nên nếu sử dụng SDĐP để phân tích điểm hoà vốn sẽ không giúp cho nhà quản trị có cái nhìn tổng quát. Bởi vì, sản lượng của từng mặt hàng không thể tổng hợp cho toàn công ty. Đồng thời nó làm cho nhà quản trị dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định bởi vì tưởng rằng doanh thu của từng mặt hàng có SDĐP lớn thì lợi nhuận tăng lên nhưng điều này có khi hoàn toàn ngược lại. Để khắc phục nhược điểm của SDĐP ta kết hợp sử dụng tỷ lệ SDĐP.
TỶ LỆ SỐ DƯ ĐẢM PHÍ CÁC MẶT HÀNG NĂM 2006 ĐVT: Đồng
Tên sản
phẩm
Đ ơn giá bán (1)
Biến phí đơn vị (đ/sp)(2)
Số dư đảm phí đơn vị (đ/sp)(3)
Tỷ lệ SDĐP (%) (4)=(3)/(1)
Tỷ trọng Doanh thu (%) (5)
Tỷ lệ SDĐP bình quân (4)*(5)(%)
1.Khăn 28x40
1,725
1,376.45
348.55
20.21
0.37
0.07
2.Khăn 28x41
3,015
2,637.61
377.39
12.52
4.89
0.61
3.Khăn 30x60
3,810
2,492.17
1,317.83
34.59
4.24
1.47
4.Khăn 35x70
7,325
6,051.35
1,273.65
17.39
1.08
0.19
5.Khăn 48x80
5,300
4,660.20
639.80
12.07
1.04
0.13
6.Khăn 65x130
17,200
9,194.97
8,005.03
46.54
6.69
3.11
7.Khăn 50x100
11,950
9,365.22
2,584.78
21.63
2.45
0.53
8.Khăn 34x75
6,010
4,951.45
1,058.55
17.61
7.08
1.25
9.Áo choàng tắm
68,000
55,039.16
12,960.84
19.06
0.07
0.01
10.Các loại khác
2,922
2,230.71
691.29
23.66
72.09
17.06
Tổng
100
24.43
Tỷ lệ SDĐP bình quân = tỷ lệ SDĐP mặt hàng i x tỷ lệ DT mặt hàng i
= 24.43 %
Qua bảng phân tích số dư đảm phí các mặt hàng, ta có nhận xét sau:
Loại khăn 65x130 có tỷ lệ SDĐP cao nhất (46.54 %). Điều này có nghĩa khi doanh thu tăng 100 đ thì lợi nhuận tăng 46.54 đ. Khăn 65x130 là loại khăn có kích cỡ lớn nhất, do đơn giá cao cộng với số lượng sản phẩm tiêu thụ nhiều (175,120) nên chiếm tỷ trọng doanh thu cao (6.69%). Do tỷ lệ SDĐP và tỷ trọng doanh thu đều cao so với quy mô chung của Công ty nên hiện tại lợi nhuận do mặt hàng này đem lại cao. Điều này cho thấy mặc dù khăn có kích cỡ lớn nhưng doanh nghiệp đã sản xuất được với số lượng lớn và chủ yếu xuất khẩu chứng tỏ người phương Tây rất thích dùng loại khăn này làm khăn tắm.
Khăn 30x60 cũng có tỷ lệ SDĐP lớn (34.59%) nên cũng có khả năng mang lại lợi nhuận cao khi doanh số bán ra tăng. Do loại khăn này có kích thước khá thông dụng nên trong năm qua số lượng sản xuất lớn(501,200) cộng với giá bán khá dễ chịu nên tỷ trọng doanh thu cao (4.24%).
Khăn 34x75 có tỷ lệ SDĐP thấp nhưng tỷ trọng doanh thu của mặt hàng này cao do số lượng sản phẩm nhiều.
Ta thấy mặt hàng Áo choàng tắm có hệ số gấp 4 lần hệ số khăn 65x130 cho nên nạng hơn rất nhiều. Bởi vậy, khi đi xa người ta sẽ lựa chọn khăn 65x130 hơn là mang theo Áo choàng tắm cồng kềnh, khó bảo quản. Từ đó dẫn đến doanh thu mặt hàng này thấp (chiếm tỷ trọng 0.07%) vì số lượng sản phẩm tiêu thụ ít mặc dù có tỷ lệ SDĐP cao hơn mặt hàng khăn 34x75.
Nhìn chung tỷ lệ SDĐP và tỷ trọng các mặt hàng vẫn chưa có sự tương xứng. Công ty nên tìm các biện pháp để tăng tỷ trọng doanh thu của các mặt hàng có SDĐP lớn, và giảm tỷ trọng doanh thu của các mặt hàng có SDĐP thấp. Đối với các mặt hàng có cả hai tỷ lệ này cao thì Công ty nên cố gắng giữ vững sản lượng ở mức như vậy để có thể dành năng lực cho các mặt hàng khác. Riêng đối với các loại mặt hàng có cả hai tỷ lệ này thấp, Công ty nên giảm bớt sản lượng các loại này bằng cách khuyến khích khách hàng thay thế bằng các loại khăn có kích thước gần bằng.
3. Phân tích hoà vốn của Công ty CP Dệt May 29-3
3.1. Phân tích hoà vốn chung của công ty
Bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào cũng đòi hỏi xác định mức doanh thu tối thiểu hoặc mức thu nhập nhất định để bù đắp chi phí của quá trình hoạt động đó. Phân tích điểm hoà vốn cho phép ta xác định mức doanh thu với khối lượng sản phẩm và thời gian cần đạt được để bù đắp hết chi phí bỏ ra, tức là đạt mức hoà vốn.
Việc xác định doanh thu và sản lượng hoà vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhà quản trị trong việc đưa ra quyết định sản xuất kinh doanh.
Doanh thu hoà vốn:
Dthu hoà vốn
=
Tổng định phí
Tỷ lệ SDĐP bquân
= = 35,952,527,548 Đ
Doanh thu an toàn = Doanh thu thực hiện – Doanh thu hoà vốn
= 45,029,021,100 – 35,952,527,548 = 9,076,493,552 Đ
Tỷ lệ doanh thu an toàn
=
Doanh thu an toàn
Doanh thu thực hiện
*
100%
=*100% = 20%
Thời gian hoà vốn
=
Doanh thu hoà vốn
Doanh thu bình quân 1 ngày
Với:
Doanh thu bình quân một ngày
=
Doanh thu thực hiện trong năm
Số ngày trong năm
==125,080,641.2 Đ
Thời gian hoà vốn = = 291 (ngày)
Nhìn chung trong những năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty phát tiển xa điểm hoà vốn thể hiện mức doanh thu an toàn tương đối với tỷ lệ an toàn 20%
Số ngày để Công ty hoà vốn tương đối dài, đây là điều không tốt để cho nhà quản lý hoạch định chiến lược trong kinh doanh, tạo doanh thu hoà vốn.
Mức độ an toàn của doanh nghiệp như vậy là bình thường. Tuy nhiên để có thể đánh giá chính xác hơn thì ta phải phân tích doanh thu hoà vốn từng mặt hàng.
3.2. Phân tích doanh thu hoà vốn từng mặt hàng
DT hoà vốn mặt hàng i = DT hoà vốn chung x Tỷ trọng từng mặt hàng i
DT an toàn mặt hàng i = DT đạt được mặt hàng i - DT hoà vốn mặt hàng i
DOANH THU HOÀ VỐN CÁC MẶT HÀNG NĂM 2006
ĐVT: Đồng
Tên sản
phẩm
Tỷ lệ SDĐP(%)
Doanh thu đạt được
Tỷ trọng DT(%)
Doanh thu hoà vốn
Doanh thu an toàn
1.Khăn 28x40
20.21
165,600,000
0.37
133,024,352
32,575,648
2.Khăn 28x41
12.52
2,201,553,000
4.89
1,758,078,597
443,474,403
3.Khăn 30x60
34.59
1,909,572,000
4.24
1,524,387,168
385,184,832
4.Khăn 35x70
17.39
485,940,500
1.08
388,287,298
97,653,202
5.Khăn 48x80
12.07
469,580,000
1.04
373,906,286
95,673,714
6.Khăn 65x130
46.54
3,012,064,000
6.69
2,405,224,093
606,839,907
7.Khăn 50x100
21.63
1,105,375,000
2.45
880,836,925
224,538,075
8.Khăn 34x75
17.61
3,185,901,000
7.08
2,545,438,950
640,462,050
9.Áo choàng tắm
19.06
30,600,000
0.07
25,166,769
5,433,231
10.Các loại khác
23.66
32,462,835,600
72.09
25,918,177,109
6,544,658,491
Tổng
45,029,021,100
100
35,952,527,548
9,076,493,552
Nhìn chung, trong năm 2006 doanh thu các mặt hàng đều vượt so với điểm hoà vốn, mức doanh thu an toàn ở Công ty có sự chênh lệch, điều này thể hiện doanh nghiệp chú trọng sản xuất các mặt hàng được người tiêu dùng ưa chuộng. Đặc biệt khăn 34x75, 65x130 có tỷ trọng doanh thu cao (7.08% và 6.69%) và có doanh thu an toàn rất cao nên mặt hàng này có độ an toàn cao. Còn khăn 28x40, áo choàng tắm có tỷ trọng doanh thu nhỏ, doanh thu hoà vốn thấp từ đó làm cho doanh thu an toàn của hai loại này thấp.
Tóm lại, nếu muốn tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả kinh doanh thì Công ty cần gia tăng tỷ trọng doanh thu của những mặt hàng có tỷ trọng SDĐP lớn như khăn 65x130, 30x60 nếu có thể được Công ty nên tiết kiệm chi phí tối đa đối với các mặt hàng có tỷ lệ SDĐP thấp từ đó nâng cao lợi nhuận do các mặt hàng này tạo ra.Với những mặt hàng có tỷ lệ SDĐP thấp Công ty cần quan tâm đến việc thay thế dần những mặt hàng này nhằm nâng cao lợi nhuận và mức độ an toàn của Công ty.
PHẦN III
ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN (C-V-P) NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY 29 – 3 ĐÀ NẴNG
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY 29-3 ĐÀ NẴNG
1. Nhận xét về môi trường sản xuất kinh doanh
1.1. Môi trường vĩ mô
-Hiện nay nền kinh tế nước ta đã chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, điều này đã tạo điều được một môi trường thuận lợi cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Với chính sách mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sự kiện nước ta gia nhập tổ chức WTO, đa dạng hoá các thành phần kinh tế tạo được một thị trường rộng lớn, tạo cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng hợp tác đầu tư, tạo nhiều mối quan hệ trong và ngoài nước.
-Trên địa bàn hoạt động của Công ty còn có những doanh nghiệp khác có quy mô và cũng đa dạng trong việc phục vụ thị hiếu người tiêu dùng và nhu cầu xã hội, từ đó tạo ra sự cạnh tranh gay gắt. Bên cạnh đó khi nước ta gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngành Dệt May gặp phải thách thức lớn:
Ngành công nghiệp phụ trợ của ngành Dệt May Việt Nam hiện nay trên 70% phải nhập từ nước ngoài, do các nguyên liệu, phụ liệu sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu.
Quá trình hội nhập ngành Dệt May vào thị trường Mỹ còn gặp nhiều rào cản thách thức, đặc biệt nguy cơ bị kiện bán phá giá luôn luôn tiềm ẩn.Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty là Mỹ, EU,…do vậy bất kỳ biến động xấu nào của các thị trường nay đều ảnh hưởng xấu đến sản xuất của Công ty, đe doạ đến sự ổn định sản xuất của Công ty.
1.2. Môi trường chính trị, pháp luật
Hiện nay, Việt Nam được coi là một trong những quốc gia có nền chính trị ổn định nhất thế giới, hệ thống pháp luật đang được xây dựng và ngày càng nghiêm ngặt. Vì vậy các Công ty, Doanh nghiệp yên tâm hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mặc dù vậy, Công ty cũng gặp khó khăn khi Công ty đang chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần. Công ty chịu ảnh hưởng bởi những văn bản pháp luật liên quan bên cạnh những quy định riêng về ngành nghề kinh doanh đặc thù. Mặt khác, những thay đổi về pháp luật theo yêu cầu của quá trình gia nhập WTO của Việt Nam sẽ làm tăng sức cạnh tranh giữa Công ty với các Doanh nghiệp khác trên thị trường.
1.3. Môi trường công nghệ
Hiện nay trên thị trường hệ thống máy móc thiết bị ngày càng hiện đại và Công ty đã từng bước trang bị cho sản xuất, Công ty đã và đang từng bước mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại, hợp lý hoá quá trình sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí. Đây là cơ hội cho Công ty tạo một vị thế trên thị trường. Nhưng mặc khác đây cũng là một thách thức lớn đối với Công ty, vì nguồn vốn Công ty còn hạn chế nhưng nhằm nâng cao sức cạnh tranh Công ty đã mạnh dạn dùng các nguồn vốn vay ngân hàng mở rộng sản xuất, đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ. Tuy nhiên do áp lực lãi vay quá lớn, thêm vào đó tù năm 2002 việc khó khăn về hạn ngạch, sản xuất kinh doanh của Công ty thiếu ổn định.
2. Các nhân tố tác động
2.1. Nhân tố bên trong
Là doanh nghiệp địa phương, vốn sản xuất kinh doanh của Công ty chủ yếu là vay ngân hàng, với xu thế hiện nay các ngân hàng đang giảm các hạn mức vay, các tiêu chí vay rất khắt khe nên Công ty gặp khó khăn về vốn vay phục vụ sản xuất.
Đội ngũ công nhân sản xuất có trình độ tay nghề ngày càng được nâng cao. Công ty luôn tuân thủ theo những quy định của nhà nước và có chế độ lương, thưởng đối với công nhân nên tạo môi trường thuận lợi cho công nhân làm việc, nâmg cao năng suất.
Công tác quảng cáo tiếp thị còn yếu kém. Với thị trường nước ngoài, việc quảng cáo giới thiệu sản phẩm để tìm kiếm thị trường mới chưa được quan tâm đúng mức. Để xâm nhập thi trường xuất khẩu có tiềm năng lớn đòi hỏi Công ty phải nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ. Muốn như vậy phải đầu tư hoàn chỉnh và đồng bộ các dây chuyền công nghệ sản xuất những sản phẩm cao cấp.
2.2. Nhân tố bên ngoài
Đối thủ cạnh tranh: thị trường trong nước và quốc tế rất rộng lớn, đồng thời tính cạnh tranh rất cao và rất quyết liệt. Trên thị trường quốc tế, Công ty gặp phải những đối thủ cạnh tranh lớn như: Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc… Còn ở thị trường nội địa thì Công ty gặp những đối thủ như: Công ty Dệt khăn Minh Khai (Miền Bắc), Công ty Dệt Phong Phú (Miền Nam), Công ty cổ phần Dệt May Hoà Thọ. Vì vậy để có thể cạnh tranh tìm được chỗ đứng trên thị trường thì mục tiêu trước mắt phải cạnh tranh về giá cả với các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp ở các nước có ngành Dệt may phát triển.
Nguồn nguyên vật liệu: Nguồn nguyên liệu dùng sản xuất khăn bông ở Công ty chủ yếu là các loại sợi được mua từ nhiều nguồn khác nhau như Công ty Dệt May Hoà Thọ, Công ty Dệt May Huế, Công ty Dệt Phong Phú…Ngoài ra, sơị còn được nhập khẩu từ các nước Ấn Độ,…nhưng thị trường trong nước vẫn là nguồn cung cấp chính. Việc các đối thủ cạnh tranh là nguồn cung cấp nguyên liệu chính cho Công ty nên Công ty gặp phải trở ngại trong cạnh tranh giá cả với các Công ty này.
Sản phẩm thay thế: Trong những năm gần đây, với sự xuất hiện của các loại khăn giấy, khăn ướp lạnh có giá rẻ, dễ mang theo bên người đã làm cho Công ty gặp khó khăn trong việc nâng cao doanh thu của sản phẩm dệt.
3. Nhận xét về công tác quản lý và kế toán tại Công ty cổ phần Dệt May 29-3 Đà nẵng
3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý
Công ty áp dụng mô hình kiểu trực tuyến chức năng.
+Ưu điểm:
Giám đốc toàn quyền quyết định điều hành sản xuất của Công ty, Giám đốc chịu trách nhiệm trước Pháp luật, tránh được sự đẩy lùi công việc, tránh được sự chồng chéo trong quản lý.
+ Nhược điểm:
Không thể thiếu sự điều hành của nhà quản lý cấp cao. Người quản trị của mỗi chức năng chỉ chú trọng đến chức năng của mình. Do đó hạn chế sự phát triển chung toàn Công ty.
3.2. Về công tác hạch toán kế toán tại Công ty
3.2.1. Về bộ máy kế toán
+Ưu điểm:
Hoạt động sản xuất của Công ty diễn ra trên địa bàn tập trung do vậy mô hình tổ chức công tác kế toán tập trung mà Công ty đang áp dụng là rất phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi để kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung của kế toán trưởng.
+Nhược điểm:
Với mô hình bộ máy tổ chức này, thông tin không gắn liền với các bộ phận. Do đó việc chỉ đạo nghiệp vụ ở các bộ phận không đảm bảo thông tin kịp thời cho phòng kế toán, gây khó khăn cho việc xử lý chứng từ.
3.2.2. Về hình thức kế toán
Công ty đang áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ
+Ưu điểm:
Việc Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ rất phù hợp với quy mô kinh doanh lớn và trình độ chuyên môn cao của Công ty; Đặc điểm của hình thức này được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất nhiều sản phẩm và phức tạp, tránh được việc ghi chép trùng lắp và có tính khoa học.
+ Nhược điểm:
Phương thức ghi sổ theo hình thức này không thích hợp với kế toán trên máy vi tính.
II. ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ -SẢN LƯỢNG- LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY 29-3 ĐÀ NẴNG
ĐVT: ĐỒNG
1. Tổ chức thông tin kế toán chi phí phục vụ cho phân tích
1.1. Xác định đối tượng tập hợp chi phí
Yêu cầu tập hợp chi phí đê phục cụ cho các nội dung của kế toán quản trị nói chung và nội dung kế toán quản trị phân tích chi phí - sản lượng - lợi nhuận nói riêng đòi hỏi mức độ chi tiết rất cao. Ta có thể xác định đối tượng tập hợp chi phí dựa trên nguyên tắc bất kỳ bộ phận nào phát sinh chi phí và người quản lý ở bộ phận đó có thể chịu trách nhiệmvề chi phí tại bộ phận mình thì bộ phận đó có thể trở thành một đối tượng tập hợp chi phí độc lập.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dược xác định dựa vào phiếu xuất kho, chi phí nhân công trực tiếp được xác định dựa vào bảng chấm công, chi phí sản xuất chung được ước tính cho từng đơn đặt hàng.
1.2. Tổ chức hạch toán chứng từ ban đầu
Đối với các chi phí trực tiếp như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp… khi phát sinh liên quan đến đối tượng tập hợp chi phí nào thì kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hàng ngày để ghi vào sổ kế toán chi tiết theo từng bộ phận.
Đối với chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau nên khi phát sinh không thể tổ chức hạch toán trực tiếp chi tiết cho các đối tượng chịu chi phí được. Do đó cần tập hợp chi phí theo từng yếu tố chi phí, từng bộ phận sau đó tiến hành phân bổ chi phí này cho từng sản phẩm theo từng tiêu thức thích hợp vào cuối kỳ.
1.3. Thiết kế hệ thống sổ sách kế toán chi tiết chi phí
Các sổ kế toán phản ánh chi tiết chi phí phải đảm bảo các yêu cầu:
Theo dõi chi tiết từng khoản mục chi phí, yếu tố chi phí kết hợp với nhận dạng biến phí và định phí.
Việc ghi sổ chi tiết chi phí phải tuân thủ nguyên tắc chung là những chi phí trực tiếp khi phát sinh sẽ được ghi vào sổ chi tiết tương ứng được mở cho từng khoản chi phí và định kỳ sẽ tiến hành phân bổ cho các đối tượng.
SỔ CHI TIẾT BIẾN PHÍ
Chứng từ
Diễn giải
Bộ phận
Số
Ngày
Dệt
May
Biến phí NVL trực tiếp
Biến phí nhân công trực tiếp
Biến phí sản xuất chung
Biến phí bán hàng
Biến phí quản lý doanh nghiệp
25.380.328.244,32
4.038.395.807,52
3.224.376.822,20
1.215.014.628,13
34.301.340.,80
Tổng
33.892.416.842,97
SỔ CHI TIẾT ĐỊNH PHÍ
Chứng từ
Diễn giải
Bộ phận
Số
Ngày
Dệt
May
Các khoản trích theo lương, phụ cấp của công nhân trực tiếp SX
Định phí sản xuất chung
Định phí bán hàng
Định phí quản lý doanh nghiệp
686.671.993
5.620.733.180
484.360.255
1.991.437.052
Tổng
8.783.202.480
2. Ứng dụng phân tích mối quan hệ chi phí - sản lượng - lợi nhuận lựa chọn phương án kinh doanh
Mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp là lợi nhuận. Để đạt được mục đích này, trước sự biến đổi biến phí, định phí, sản lượng tiêu thụ, đơn giá bán nhà quản trị ứng xử như thế nào? Câu trả lời được xem xét trong cách ứng xử của doanh nghiệp theo sự lựa chọn phương án kinh doanh.
Hiện nay tại Công ty mặt hàng khăn 65x130 là mặt hàng có tỷ trọng doanh thu và tỷ lệ SDĐP cao tính trong tổng số các mặt hàng do công ty sản xuất. Vì vậy em chọn mặt hàng khăn này để phục vụ cho việc phân tích ứng dụng mối quan hệ C-V-P trong việc lựa chọn một số phương án kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận của Công ty.
2.1. Lựa chọn phương án kinh doanh trong trường hợp biến phí, sản lượng thay đổi
Theo dự kiến của bộ phận kế hoạch trong năm đến để loại khăn 65x130 có thể thâm nhập thị trường nhiều hơn thì Công ty phải nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty dự định sẽ cho in thêm biểu tượng lên khăn và như vậy dự tính biến phí nguyên vật liệu phụ tăng 80đ/sp, biến phí nhân công tăng 150đ/sp→biến phí đơn vị sản phẩm tăng 230 đ/sp và sản lượng tiêu thụ sẽ tăng 20%. Vậy Công ty có nên thực hiện những thay đổi này không?
Phân tích:
Sản lượng đạt được khi thực hiện phương án mới:175,120*120% = 210,144
Chúng ta nhận thấy rằng khi biến phí đơn vị tăng 230 đ/sp mà giá bán không đổi sẽ làm cho SDĐP giảm 230 đ/sp
SDĐP đơn vị mới của khăn 65x130 khi biến phí thay đổi :
8,005.03 – 230 = 7,775.03
Tổng SDĐP ước tính phương án mới
210,144*7,775.03= 1,633,875,904
Tổng SDĐP phương án cũ
175,120* 8,005.03 =1,401,840,854
Do định phí không đổi nên sự gia tăng lợi nhuận chính là số dư đảm phí tăng thêm
Với kết quả trên thì phương án mới làm lợi nhuận tăng thêm một lượng là 232,035,051 đ . Vậy doanh nghiệp nên thực hiện phương án này.
2.2. Lựa chọn phương án kinh doanh trong trường hợp định phí, sản lượng thay đổi
Hiện tại sản lượng tiêu thụ của mặt hàng khăn 65x130 là:175,120chiếc ( tương ứng doanh thu: 3,012,364,000). Do nhận thấy nhu cầu của khách hàng nên nhà quản lý cho rằng nếu tăng thêm chi phí quảng cáo cho mỗi loại khăn này là 50,000,000 Đ thì sản lượng tiêu thụ có thể tăng thêm 5% cho mỗi loại sản phẩm. Với tư cách là người cung cấp thông tin cho việc ra quyết định của giám đốc, kế toán quản trị nhận định như thế nào? Phân tích:
Sản lượng tăng 5%, đơn giá không đổi, doanh thu tăng 5%. Vậy SDĐP mới phương án mới tăng lên một lượng:
3,012,364,000 * 25% * 46.54% = 350,448,551
Định phí gia tăng thêm: 50,000,000 Đ
Trong trường hợp này, sự gia tăng lợi nhuận của phương án mới chính là chênh lệch giữa sự gia tăng SDĐP với sự gia tăng định phí:
350,448,051 - 50,000,000 = 300,448,051
Với kết quả này phương án mới làm lợi nhuận công ty tăng một lượng: 300,448,051 Đ. Vì vậy công ty nên tiến hành phương án mới.
2.3. Lựa chọn phương án kinh doanh trong trường hợp biến phí, định phí và sản lượng thay đổi
Theo ý kiến của trưởng phòng kế hoạch cho rằng việc quảng cáo, tiếp thị là cần thiết nên phải tăng chi phí này. Theo dự kiến chi phí quảng cáo tiếp thị tăng lên 30,000,000 Đ. Đồng thời để đẩy mạnh tiêu thụ cần phải tăng chi phí hoa hồng bán hàng 400 đ/sp, tăng chi phí nhân công trực tiếp 600đ/sp để tăng thêm mẫu mã của phẩm. Và như thế dự tính sản lượng tiêu thụ sẽ tăng 20%. Vậy công ty có nên thực hiện phương án này? Phân tích:
Tổng gia tăng biến phí: 600 + 400 = 1,000
Tổng gia tăng định phí: 30,000,000
Số dư đảm phí một sản phẩm mới:
8,005.03 -1,000 = 7,005.03
Số dư đảm phí phương án mới:
175,120 * 120% * 7,005.03 = 1,472,065,024
Số dư đảm phí phương án cũ:
175,120 * 8,005.03 = 1,401,840,854
Tổng số dư đảm phí tăng thêm:
1,472,065,024 – 1,401,840,854 = 70,224,170
Lợi nhuận gia tăng:
70,224,170 – 30,000,000 = 40,224,170
Với kết quả này phương án mới làm lợi nhuận tăng thêm một khoản là: 40,224,170 đ. Vậy công ty nên thực hiện phương án mới này.
2.4. Lựa chọn phương án kinh doanh trong trường hợp định phí, biến phí, giá bán thay đổi
Theo đề xuất của phòng kinh doanh, việc tăng quảng cáo, tiếp thị vẫn phải được tiến hành ở mức 30,000,000 đ, đồng thời để thu hút khách hàng cần phải giảm giá bán mỗi sản phẩm 800 đ/sp và như thế sản lượng tiêu thụ dự tính tăng 25%. Có nên tiến hành phương án này không?
Phân tích:
Mức giảm giá bán: 800 đ/sp
Số dư đảm phí phương án mới: 8,005.03 – 800 = 7,205.03
Tổng số dư đảm phí phương án mới:
175,120 * 125% * 7,205.03 = 1,577,181,067
Mức tăng SDĐP phương án mới:
1,577,181,067 - 1,401,840,854 = 175,340,213
Mức tăng định phí: 30,000,000
Lợi nhuận gia tăng : 175,340,213 – 30,000,000 = 145,340,213
Theo kết quả trên thì công ty nên thực hiện phương án mới này vì nó làm cho lợi nhuận của công ty tăng thêm một lượng là: 145,340,213 đ.
2.5. Lựa chọn phương án kinh doanh trong trường hợp biến phí, định phí, sản lượng, giá bán thay đổi
Theo đề xuất tổng hợp từ các bộ phận để nâng cao chất lượng sản phẩm cần phải tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 700 đ/sp, đồng thời để thu hút sự quan tâm, chú ý của khách hàng cần phải tăng ngân sách quảng cáo lên 80,000,000 đ. Bên cạnh đó có thể giảm bớt chi phí nhân công trực tiếp 400 đ/sp, tăng giá bán lên 350 đ cho mỗi sản phẩm. Nếu thực hiện điều này thì sản lượng tiêu thụ sẽ tăng 25%. Chúng ta hãy xem xét hiệu quả của phương án này? Phân tích:
Số dư đảm phí một sản phẩm phương án mới:
8,005.03 + 350 – (700 – 400) = 8,055.03
Tổng SDĐP phương án mới:
175,120 * 125% * 8,055.03 = 1,763,246,067
Mức tăng số dư đảm phí:
1,763,246,067 -1,401,840,854 = 361,405,213
Mức tăng định phí: 80,000,000
Lợi nhuận tăng: 361,405,213 – 80,000,000 = 281,405,213
Như vậy nếu thực hiện phương án này thì lợi nhuận công ty sẽ tăng thêm một lượng là: 281,405,213 đ. vậy công ty nên thực hiện phương án này.
3. Ứng dụng phân tích điểm hòa vốn trong việc ra quyết định khung giá bán sản phẩm:
Trong cơ chế thị trường, giá bán luôn thay đổi cho nên nhà quản lý cần có những quyết định đúng lúc và xử lý kịp thời với sự biến động của thị trường cạnh tranh, hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp.
Vậy Công ty cần phải tính được ứng với mức sản lượng dự tính thì giá bán tối thiểu của sản phẩm là bao nhiêu.
PHV
=
a
+
F
x
Trong đó: F: định phí
a: biến phí
x: sản lượng tiêu thụ
Do tốc độ tiêu thụ của các loại khăn tương đối chậm, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành dệt khăn là thấp. Trong năm đến, theo nghiên cứu của bộ phận kinh doanh thì sản lượng của các loại khăn như khăn 28x40, khăn 34x75, khăn 65x130 sẽ tăng 10%, còn các loại khác chỉ tăng 5%. Ta có:
Tên sản
phẩm
Sản lượng
n ă m 2006 (chiếc)
% tăng
Sản lượng dự tính năm 2007 (chiếc)
1.Khăn 28x40
96,000
10%
105,600
2.Khăn 28x41
730,200
5%
766,710
3.Khăn 30x60
501,200
5%
526,260
4.Khăn 35x70
66,340
5%
69,657
5.Khăn 48x80
88,600
5%
93,030
6.Khăn 65x130
175,120
10%
192,632
7.Khăn 50x100
92,500
5%
97,125
8.Khăn 34x75
530,100
10%
583,110
9.Áo choàng tắm
450
5%
473
10.Các loại khác
11,109,800
5%
11,665,290
Tổng
13,390,310
14,099,887
BẢNG DỰ TÍNH SẢN LƯỢNG NĂM 2007
Để xác định được giá bán của từng loại sản phẩm thì phải tiến hành phân bổ định phí trực tiếp và định phí gián tiếp cho các sản phẩm.
-Định phí trực tiếp phân bổ cho các sản phẩm dựa vào hệ số như phân bổ vật liệu phụ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý.
-Định phí gián tiếp được phân bổ cho các sản phẩm dựa vào tỷ trọng doanh thu.
BẢNG DỰ TÍNH PHÂN BỔ ĐỊNH PHÍ TRỰC TIẾP NĂM 2007
ĐVT : Đồng
Tên sản
phẩm
Sản lượng dự tính 2007
Hệ số
Sản lượng quy đổi
Định phí trực tiếp phân bổ
1.Khăn 28x40
105,600
1
105,600
24,154,201
2.Khăn 28x41
766,710
1.92
1,472,083
336,713,949
3.Khăn 30x60
526,260
1.8
947,268
216,671,414
4.Khăn 35x70
69,657
4.4
306,491
70,104,548
5.Khăn 48x80
93,030
3.4
316,302
72,348,693
6.Khăn 65x130
192,632
10
1,926,320
440,612,877
7.Khăn 50x100
97,125
6.8
660,450
151,066,684
8.Khăn 34x75
583,110
3.6
2,099,196
480,155,316
9.Áo choàng tắm
473
40
18,900
4,323,053
10.Các loại khác
11,665,290
19,722,800
4,511,254,438
Tổng
14,099,887
27,575,410
6,307,405,173
BẢNG DỰ TÍNH PHÂN BỔ ĐỊNH PHÍ GIÁN TIẾP NĂM 2007
ĐVT : Đồng
Tên sản
phẩm
Sản lượng dự tính 2007
Đơn giá
Doanh thu
Tỷ trọng dthu (%)
Định phí gián tiếp phân bổ
1.Khăn 28x40
105,600
1,725
182,160,000
0.38
9,474,868
2.Khăn 28x41
766,710
3,015
2,311,630,650
4.86
120,237,124
3.Khăn 30x60
526,260
3,810
2,005,050,600
4.21
104,290,674
4.Khăn 35x70
69,657
7,325
510,237,525
1.07
26,539,488
5.Khăn 48x80
93,030
5,300
493,059,000
1.04
25,645,964
6.Khăn 65x130
192,632
17,200
3,313,270,400
6.96
172,336,400
7.Khăn 50x100
97,125
11,950
1,160,643,750
2.44
60,369,708
8.Khăn 34x75
583,110
6,010
3,504,491,100
7.36
182,282,551
9.Áo choàng tắm
473
68,000
32,164,000
0.07
1,672,978
10.Các loại khác
11,665,290
2,922
34,085,977,380
71.61
1,772,947,552
Tổng
14,099,887
47,598,684,405
100
2,475,797,307
BẢNG DỰ TÍNH GIÁ BÁN HÒA VỐN NĂM 2007
ĐVT: Đồng
Tên sản phẩm
Sản lượng dự tính 2007
Biến phí đơn vị
Định phí
Giá bán hòa vốn
Giá bán năm 2006
1.Khăn 28x40
105,600
1,394.97
33,629,069
1,713
1,725
2.Khăn 28x41
766,710
2,673.16
456,951,073
3,269
3,015
3.Khăn 30x60
526,260
2,525.50
320,962,088
3,135
3,810
4.Khăn 35x70
69,657
6,132.85
96,644,036
7,520
7,325
5.Khăn 48x80
93,030
4,723.17
97,994,657
5,777
5,300
6.Khăn 65x130
192,632
9,380.17
612,949,277
12,562
17,200
7.Khăn 50x100
97,125
9,491.15
211,436,392
11,668
11,950
8.Khăn 34x75
583,110
5,018.11
662,437,867
6,154
6,010
9.Áo choàng tắm
473
55,779.96
5,996,031
68,457
68,000
10.Các loại khác
11,665,290
2,230.71
6,284,201,990
2,769
2,922
Tổng
14,099,887
8,783,202,480
Với những sản phẩm mà giá bán trong năm vừa qua đã vượt qua giá bán hòa vốn dự tính cho năm tới thì nên tiếp tục duy trì ở mức giá đó như khăn 28x40, khăn 30x60, khăn 65x130, khăn 50x100. Còn những sản phẩm mà giá bán thấp hơn thì Công ty cần nỗ lực hơn nữa trong việc thương thảo với khách hàng để nâng giá bán sản phẩm sao cho càng gần giá bán hòa vốn càng tốt, hoặc nếu có thể thì tiếp tục giảm sản lượng các mặt hàng này bằng cách khuyến khích các khách hàng đặt hàng các loại khăn có kích thước gần bằng hoặc lớn hơn với giá ưu đãi và có thể thêm ưu đãi về thanh toán.
Công ty không thể từ bỏ bất cứ đơn đặt hàng nào vì nếu bỏ đồng nghĩa với việc mất khách hàng, Công ty không thể đột ngột nâng giá bán lên quá cao mà chỉ có thể nâng từ từ. Sản phẩm của Công ty thì nhiều chắc chắn sẽ có loại mang lại lợi nhuận và cũng có loại bị lỗ, không thể nhanh chóng biến lỗ thành lãi mà chỉ có thể dần dần chuyển lỗ nhiều -> lỗ ít -> hoà vốn -> lãi.
4. Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí
Với Báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí từng mặt hàng sẽ cho nhà quản trị một cái nhìn cụ thể về mối quan hệ C-V-P của từng mặt hàng va toàn công ty. Vì nó tạo điều kiện cho việc hoạch định chi phí, sản lượng sản xuất và tiêu thụ, đơn giá bán để có thể mang lại lợi nhuận mong muốn. Hơn thế nữa Báo cáo kết quả kinh doanh theo SDĐP từng mặt hàng sẽ giúp cho nhà quản trị biết được hiệu quả kinh doanh từng mặt hàng từ đó có biện pháp mở rộng hoặc thu hẹp sản xuất các mặt hàng đó.
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH THEO DƯ ĐẢM PHÍ TỪNG MẶT HÀNG
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Toàn công ty
Mặt hàng
Khăn 28x40
Khăn 30x60
Khăn 34x75
Khăn65x130
….
1.Doanh thu
45,029,021,100
165,600,000
1,909,572,000
3,185,901,000
3,012,064,000
2.Biến phí
33,892,416,843
132,139,185
1,231,707,711
2,588,023,246
1,576,511,452
3.SD ĐP
11,136,604,257
33,460,815
677,864,289
597,877,754
1,435,552,548
4.Định phí trực tiếp
6,307,405,173
23,199,072
218,013,280
461,168,553
423,189,739
5.Số dư mặt hàng
4,829,199,084
10,261,743
459,851,009
136,709,201
1,012,362,809
6.Định phí chung
2,475,797,307
9,105,062
104,992,583
175,168,035
165,610,084
7.Lãi thuần
2,353,401,777
1,156,681
354,858,426
(38,458,834)
846,752,725
Định phí trực tiếp phân bổ dựa vào hệ số
Định phí trực tiếp một sản phẩm chuẩn = = 241.657 (1)
Định phí trực tiếp phân bố cho một sản phẩm = (1) x hệ số sản phẩm i
Định phí chung phân bổ dựa vào tỷ trọng doanh thu
Định phí chung một sản phẩm = Tổng chi phí /Tổng doanh thu x doanh thu sản phẩm i.
Thông qua báo cáo trên nhà quản trị có thể biết được hiệu quả kinh doanh thông qua chỉ tiêu lãi thuần.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THAY ĐỔI CHI PHÍ VÀ DOANH THU
1. Thay đổi chi phí
1.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí và giá thành sản phẩm cho nên Công ty cần kiểm soát chặt chẽ khoản chi phí này, cụ thể em có nêu ra các biện pháp sau:
+ Công ty phải kiểm soát được giá cả của nguyên vật liệu mua vào, lựa chọn các nhà cung ứng nguyên liệu sao cho giá cả vừa phải mà chất lượng sợi vẫn được đảm bảo.
+ Quản lý theo định mức: do các công nhân trong tổ thường có tay nghề ngang nhau nên Công ty có thể quản lý định mức teo từng tổ dựa trên các bảng kê giao nhận nguyên vật liệu của các tổ. Tuy nhiên Công ty nên có chế độ khen thưởng đối với những tổ đạt thấp hơn định mức, trừ thưởn đối với những tổ vượt định mức cho phép. Đồng thời xây dựng tỷ lệ sai hỏng trong định mức cho phép để công nhân không vì số lượng mà bỏ qua chất lượng.
+ Quản lý chất lượng kỹ thuật: có thể nói đây là khâu rất quan trọng quyết định đến giá trị lô hàng. Một sản phẩm khăn phải trải qua nhiều công đoạn mới hoàn thành và trong mỗi công đoạn thì phải đảm bảo thời gian theo quy định, phải kiểm soát chặt chẽ các yêu cầu kỹ thuật có được đảm bảo không tránh tình trạng hư hỏng sản phẩm và phải tốn thêm chi phí làm lại hoặc bồi thường cho khách hàng.
+ Quản lý tốt công tác bảo quản nguyên vật liệu và hàng đã sản xuất xong trong thời gian chờ đợi để giao cho khách hàng. Các loại sợi nếu bị ẩm dễ bị hỏng vì vậy nên bảo quản kỹ.
+ Quản lý công tác phân cỡ, phân loại: đây là một trong những khâu rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành sản phẩm sản xuất. Việc phân cỡ, phân loại chính xác nguyên liệu đầu vào sẽ góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy Công ty cần gắn liền trách nhiệm của bộ phận thu mua với chất lượng nhuyên vật liệu mua vào và công tác phân cỡ, phân loại.
1.2. Chi phí nhân công trực tiếp
Bằng cách tăng năng suất lao động công ty cần nghiên cứu cải tiến công nghệ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tổ chức, lao động hợp lý để tránh lãng phí sức lao động cần nguyên cứu bố trí lao động phù hợp với trình độ tay nghề, động viên những thợ lành nghề thì có thể cho đứng máy để điều khiển mấy móc.Bên cạnh đó công ty cần phải áp dụng chế độ khen thưởng đột xuất cho tập thể cá nhân có sáng kiến mang lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và vượt kế hoạch cho công ty đặt ra.
1.3. Chi phí sản xuất chung
Năm 2006 công ty đã áp dụng nhiều biện pháp để giảm chi phí hiệu quả công ty nên phát huy hơn nữa mặt này để góp phần giảm giá thành và tăng lợi nhuận cho công ty. Nên tránh sự tồn đọng hàng hóa bằng cách tiêu thụ hết sản phẩm đã lên kế hoạch đảm bảo thuận tiện cho các khâu giao nhận, vận chuyển để giảm chi phí bảo quản và nên có kế hoạch mua sắm và sử dụng công cụ được hợp lý, nên xây dựng mức tiêu hao hợp lý cho các chi phí vận chuyển.
1.4. Chi phí bán hàng
Để nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường, tạo điều kiện mở rộng phạm vi hoạt động Công ty. Công ty cần phải lập nên một tổ Marketing chuyên trách công tác này. Đặc biệt phải làm tốt việc nghiên cứu dự báo thị trường cung cấp thông tin chính xác để hỗ trợ cho ban Giám đốc cùng phòng kinh doanh có sở để đề ra chính sách giá phù hợp với từng sản phẩm trên thị trường. Từ đó tạo điều kiện cho ban Giám đốc trong việc thương lượng ký kết hợp đồng một cách có lợi nhất.
1.5. Chi phí quản lý doanh nghiệp
Đây là chi phí không tạo ra lợi nhuận trực tiếp cho Công ty. Vì thế Công ty cần có chính sách chi hợp lý để tiết kiệm chi phí này, thực hiện công khai chi phí đến từng biện pháp liên quan để đề ra biện pháp cụ thể tiết kiệm chi phí. Cụ thể đối với chi phí văn phòng phẩm, Công ty nên khống chế ở mức thấp nhất vì nó chỉ hỗ trợ cho văn phòng làm việc, hoặc động viên chi phí hội họp tiếp khách, Công ty cần lập ra một biên độ giao động thích hợp
Ngoài ra định kỳ Công ty nên tiến hành phần tích tình hình lợi nhuận để thường xuyên thấy được sự bạo động lợi nhuận qua đó thấy được nguyên nhân tăng giảm của lợi nhuận, từ đó đề ra những biện pháp kịp thời và phát huy những ưu điểm nếu có.
2. Một số biện pháp thay đổi doanh thu
Để tồn tại và phát triển, với nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp luôn phải tìm cách đối phó với những cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp khác. Vậy việc giữ được khách hàng là một thách thức khó khăn, cho nên bên cạnh việc đảm bảo nguồn hàng có chất lượng tốt để đáp ứng kịp thời cho khách hàng, công ty cần áp dụng một số chính sách ưu đãi cho khách hàng về giá cả và điều kiện giao hàng. Đối với những khách hàng mua với số lượng lớn công ty có thể áp dụng một tỷ lệ chiết khấu phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng trong khâu giao nhận và vận chuyển hàng sao cho vừa ít tốn kém và được chữ tín trong khách hàng.
Không những thế công ty cũng phải luôn tìm kiếm cơ hội thu hút vốn đầu tư từ các cá nhân cũng như từ các doanh nghiệp ở trong và ngoài nước nhằm học hỏi thêm kinh nghiệm và đầu tư đổi mới một số máy thiết bị hiện đại, nhằm tăng nhanh sản lượng sản xuất, cải tiến sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Bên cạnh đó công ty có thể tổ chức các hội nghị khách hàng, mời những khách hàng lớn những người đã sử dụng sản phẩm hoặc những trung gian tiêu thụ sản phẩm phản ứng về ưu nhược điểm của sản phẩm để doanh nghiệp nắm bắt được thực chất hàng hóa, có biện pháp hoàn thiện phù hợp với nhu cầu thị trường. Đối với những mặt hàng như khăn 65x130 được khách hàng phương Tây ưu chuộng thì công ty nên tìm kiếm mở rộng thị trường nhằm tăng số lượng tiêu thụ, tăng doanh thu cho công ty.
Mặc khác công ty cũng cần phải xác định khoảng cách của các mặt hàng một cách hợp lý nhằm đạt lợi nhuận tối đa cho đơn vị mình. Tổng lợi nhuận công ty sẽ đạt nhiều hơn nếu như các loại sản phẩm có tỷ lệ SDĐP lớn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu hàng bán và ngượi lại.
Thực tế ở công ty hai mặt hàng áo choàng tắm và khăn 35x70 có tỷ lệ SDĐP cao những lợi nhuận mang lại khá khiếm tốn, do vậy các nhà quản lý xem xét, phân tích tình hình kinh tế để xác định một khoảng cách phù hợp của từng mặt hàng nhằm tăng lợi nhuận cho công ty.
PHỤ LỤC
Quy trình công nghệ tẩy trước :
Sợi mộc
Đảo sợi thành chẻ
Nấu sợi
Tẩy trắng
Nhuộm màu
Sấy
Đánh ống
Sợi dọc
Sợi ngang
Mắc dọc
Nối trục
Dệt
Máy dọc
Đánh suốt
Nhập kho
Kiềm hoá
Máy ngang
Quy trình công nghệ tẩy sau:
Sợi dọc
Sợi mộc
Sợi ngang
Mắc dọc
Đánh suốt
Hồ trục
Dệt
Nấu tẩy
Nhuộm
Sấy
Sấy
In hoa(nếu có)
Máy dọc
Máy ngang
Đóng kiện nhập kho
Kiềm hoá
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Kế toán quản trị NXB Thống kê TP HCM, năm 2000
2) Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh
TS. Phạm Văn Được NXB Thống kê, năm 2000
3) Kế toán quản trị
PTS. Nguyễn Minh Phương NXB Giáo dục, năm 1998
4)
DANH MỤC VIẾT TẮT
KTQT: Kế toán quản trị
TSCĐ: Tài sản cố định
SDĐP: Số dư đảm phí
SXKD: Sản xuất kinh doanh
TC – HC: Tổ chức hành chính
CB CNV: Cán bộ công nhân viên
XDCB: Xây dựng cơ bản
NVLC: Nguyên vật liệu chính
VLP: Vật liệu phụ
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
KPCĐ: Kinh phí công đoàn
SXC: Sản xuất chung
QLDN: Quản lý doanh nghiệp
DT: Doanh thu
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, “kế toán” được nhiều nhà kinh tế, quản lý kinh doanh, chủ doanh nghiệp quan niệm như một “ngôn ngữ kinh doanh” được coi như là nghệ thuật để ghi chép, phân loại , tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh đông thời cung cấp thông tin cần thiết cho nhà quản trị ra quyết định phù hợp với mục đích của từng đối tượng sử dụng thông tin. Sự quyết định của nhà quản trị là quyết định sống còn của Công ty. Vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị phải thực sự nhạy cảm với biến động của thị trường lúc đó mới đưa ra quyết định đúng đắn, kịp thời… để đảm bảo hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Qua thời gian học tập tại trường cũng như thời gian thực tập tai Công ty, em nhận thấy việc giảng dạy của Thầy cô đã đem lại cho em nhiều hiểu biết về việc phân tích chi phí - sản lượng - lợi nhuận tại Công ty mà em đã thực tập.
Tuy nhiên bước đầu đi vào tìm hiểu, nghiên cứu cũng như sự hạn chế của thòi gian và kiến thức, chắc chắn khóa luận này không tránh khỏi những sai sót nhất định. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy cô, Ban lãnh đạo Công ty nhất là Phòng kế toán Công ty để khóa luận này được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Dệt may 29-3 Đà Nẵng, Phòng Kế toán Công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận này.
Em chân thành biết ơn Quý thầy cô Trường Đại học Duy Tân, Quý thầy cô khoa Kế toán Trường ĐH Duy Tân, đặc biệt là Cô giáo ThS. Nguyễn Thị Thu Hà - Đại Học Đà Nẵng đã trang bị và hướng dẫn tận tình giúp em hoàn thành khóa luận này.
Đà Nẵng, Tháng 06 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Trần Trương Kiều Nhi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 18042.doc