1.Về sản xuất nông nghiệp:
- Mở hệ thống mạng lưới các vườn ươm giống tại các vùng đang mở rộng diện tích trồng chè tập trung quy mô lớn.
- Tăng cường nghiên cứu và đưa vào trồng đại trà các giống chè nhập ngoại nổi tiếng trên thế giới. Đây là một phương pháp khá quan trọng để nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm trong tương lai.
- Thực hiện sử dụng phân khoảng cân đối để vừa đảm bảo năng suất, chất lượng cao, vừa giữ được an toàn thực phẩm.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học trên cây chè.
- Xây dựng bổ sung và hoàn thiện các công trình phụ trợ trên đồi chè, đảm bảo các điều kiện sinh thái như bể nước, cây che bóng và tưới tiêu nước.
2.Về sản xuất công nghiệp:
- Chính phủ và các tỉnh chỉ nên cho phép nhập khẩu thiết bị chế biến chè hiện đại đáp ứng công nghệ chế biến chè tiên tiến.
- Thực hiện đúng quy trình chế biến và bảo quản sau chế biến
- Nghiên cứu và hợp tác đầu tư trong và ngoài nước tạo ra nhiều loại sản phẩm chè mới như nước giải khát lon, chai, phụ gia thực phẩm ăn uống.
3.Về sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm:
- Xây dựng và áp dụng phổ biến các hệ thống tiêu chuẩn về quản lý chất lượng (ISO 9001-2000) về phân tích rủi ro bằng kiểm soát tới hạn (HACCP) và về quản lý môi trường (ISO14001)
- Đầu tư xây dựng hệ thống kiểm nghiệm chất lượng, đặc biệt dư lượng hoá, lý trong chè tại các vùng.
- Nhanh chóng thành lập Sàn giao dịch chè Việt nam tại Hà Nôị, tạo điều kiện cho việc tiếp xúc trực tiếp giữa người sản xuất với khách hàng.
- Giữ vững và đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường truyền thồng, các bạn hàng lớn như Irac, Pakistan, Nga.Thực hiện tốt quỹ xúc tiến thương mại để đẩy mạnh tuyên truyền quảng cáo chè Việt nam trên thị trường. Tăng cường tìm kiếm và khảo sát, mở rộng thị phần chè Việt nam.
- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chè nhằm giữ được uy tín đối với bạn hàng.
4. Về đầu tư
- Cần chú trọng hơn nữa đến hiệu quả của các dự án đầu tư bằng nguồn vốn trong và ngoài nước
- Cần xếp hạng các vùng đầu tư sản xuất trên cơ sở chiến lược sản phẩm và thị trường, tình trạng cụ thể của từng vùng
Việc đầu tư phải tính toán trên cơ sở chi phí hợp lý để tiến hành một cách liên tục, tránh làm ảnh hưởg xấu đến sinh trưởng của cây chè.
-Tăng cường đầu tư đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và người lao động trồng trọt ,chế biến chè. Việc đào tạo thông qua các khoá học ngắn hạn, tạo cơ hội tíếp xúc với khoa học kỹ thuật nước ngoài
80 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2007 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Vài nét về thị trường chè và tình hình sản xuất, chế biến, xuất khẩu mặt hàng này ở Việt Nam những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệm cho thấy là giá thu mua chè bình quân ở nước ta xác định ở tỷ lệ 1 kg chè búp tươi tương đương 1 kg thóc là hợp lý. Các loại chè tốt hơn (A-B) thì mức chênh lệch của tỷ lệ này có thể cao hơn, từ 10- 20% tuỳ theo từng vùng. Tỷ lệ này xác định trên cơ sở giá vật tư, giá gạo ổn định, diện tích năng suất, chất lượng chè.
Như vậy giá thu mua chè là tổng hoà một loạt các vấn đề kinh tế - xã hội, không đơn thuần biểu hiện ở việc quy định giá mua, hay nói cách khác, giá mua tập trung ở những khía cạnh dưới đây :
1.Do người trồng chè được giao đất và vật tư sản xuất nên diện tích chè đã tăng đáng kể. Điều đó chứng minh rằng nếu trồng chè không có lợi thì người nông dân không trồng. ở nhiều nơi, nông dân đã bỏ 30 - 50%, thậm chí 100% vốn vào việc trồng chè. Việc trồng chè kết hợp kinh doanh rừng và nghề phụ đã tạo ra thu nhập khá cao cho nhiều hộ gia đình trung du và miền núi. Ngay tại một địa điểm đất rất cằn cỗi như Long Phú - Hoà Bình, cách Hà Nội 30km mà chè vẫn phát triển tốt. Rõ ràng, đó là do yếu tố con người.
2. Không thể phủ nhận sự giúp đỡ của Nhà nước trong đầu tư và đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất cho người nông dân như xây dựng cơ sở hạ tầng, trang bị các kiến thức .
3. Qua trình công nghiệp hoá ngành chè và việc đầu tư xây dựng mở rộng các cơ sở chế biến chè đã góp phần cải thiện các vùng chè .Ví dụ như ở Công ty Chè Trần Phú, nhờ nâng cấp thiết bị, cải tạo lại nhà xưởng nên công suất chế biến hiện nay đạt 55 tấn búp/ngày (gấp 1,5 lần so với năm 1993). ở Trung du miền núi phía Bắc, mỗi ngày cần từ 1000 - 2900 tấn chè tươi. Đây là cơ sở để phát triển và tiêu thụ chè lớn cho nông dân. Nông dân không thể bán một khối lượng sản phẩm lớn đó cho ai. Hàng năm có khoảng 198000 - 220000 tấn nguyên liệu được đưa vào chế biến xuất khẩu trong cả nước.
4. Về quan hệ tỷ giá và giá mua chè của nông dân, thực tế khảo sát ở 2 công ty chè trong năm 2001 : Công ty chè Sông Cầu với sản lượng 5071 tấn và công ty chè Mộc Châu :5550 tấn cho thấy :
+ Giá mua chè búp tươi của công ty chè Sông Cầu là 2000đ/kg, tỷ lệ chè tốt (A-B) chiếm 60%, còn ở công ty chè Mộc Châu là 2448đ/kg. Trong khi đó giá thóc là 1900đ/kg. Như vậy cả hai công ty mua bình quân từ 105 - 128% giá thóc.
+ Để mua nguyên liệu đủ sản xuất 5071 tấn chè, công ty Sông Cầu ít nhất phải có một số tiền 20.450 triệu đồng, nghĩa là tối thiểu phải có 4 tỷ đồng tiền mặt dự trữ. Chỉ có công ty chè mới có đủ vốn và thiết bị để chế biến khối lượng nguyên liệu lớn như vậy .
+ Hiện nay nhờ giao đất cho người lao động, nhiều hộ gia đình đã sản xuất chè tốt bán cho xí nghiệp. Tổng giá trị thu nhập của một hộ làm giỏi (nếu họ tự chế biến và bán ra thị trường) theo tính toán cũng chỉ bằng 70 - 75% thu nhập so với bán cho công ty.
Vấn đề khó nhất với nông dân là thị trường. Việc bán 300kg sản phẩm khô/1 ha ra thị trường với giá cao nhất (mức lãi suất 60%) là điều lý tưởng, không thể thực hiện được. Như vậy, tổ chức bao tiêu sản phẩm duy nhất vẫn là các công ty với vốn tích luỹ lớn và có hợp đồng với khách hàng.
5. Về phân phối thu nhập, hiện chè Việt Nam bán ra thị trường thế giới mới chỉ bằng 45-50% giá quốc tế, nếu tính cả chi phí vận chuyển thì cũng chỉ đạt 59%. Một trong những nguyên nhân đó là trong giá bán của sản phẩm thì nguyên liệu đã chiếm 70%.
Như vậy, thực chất vấn đề giá thu mua chè phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố: công nghiệp và thị trường. Đối với công nghiệp chế biến, các yếu tố làm tăng giảm giá là chất lượng nguyên liệu và xử lý công nghệ chế biến. Chất lượng nguyên liệu ở Việt Nam vài năm nay đã khá nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chế biến. Hơn nữa ở nhiều công ty chè, thiết bị chế biến đã quá lạc hậu. Điều này đã tác động không tốt đến chất lượng và giá thành chè xuất khẩu.
Hiện nay chè đen vẫn là sản phẩm chính của ngành chè. Cho nên thông qua cơ cấu chi phí sản xuất chè đen , ta có thể hiểu rõ hơn cơ cấu chi phí sản xuất chè bình quân của cả nước.
Bảng 12:Cơ cấu chi phí sản xuất chè đen Orthdox trong giá thành công xưởng
Đơn vị
Chi phí
Cty chè Lâm Đồng (%)
Cty chè Trần Phú (%)
Bình quân
(%)
Nguyên liệu
68,80
78,12
73,91
Lao động
3,79
3,23
3,45
Than
3,03
3,52
3,30
Điện
5,86
4,83
5,30
Khấu hao
10,62
3,72
6,84
Chi phí sửa chữa
1,7
1,47
1,57
Chi phí quản lý
2,54
2,1
2,3
Chi phí khác
0,38
0,31
0,37
Trả tiền vay
3,28
2,7
2,96
Cộng
100
100
100
Nguồn : Báo cáo tình hình kinh doanh của ngành chè 2002
Ta thấy trong cơ cấu, chi phí nguyên liệu chiếm khoảng 70%. Do đó việc xí nghiệp nâng cao tỷ lệ thu hồi sẽ giảm giá thành sản phẩm (ước tính giảm 1% chi phí nguyên liệu sẽ giảm 1% giá thành). Các chi phí tiêu hao vật tư và quản lý chiếm khoảng 30% giá thành công xưởng.
Sản phẩm sau khi chế biến sẽ được đóng gói và vận chuyển đến cảng tiêu thụ. Nếu tính giá thành tại cảng bán hàng thì cơ cấu chi phí như sau :
- Giá thành công xưởng: 88,41%
- Vận chuyển: 3,22%
- Bao bì đóng gói: 8,37%
Tuy nhiên với chi phí bao bì đóng gói chiếm 8 - 9% là tính trên bình quân cho đóng gói chè đen Orthodox xuất khẩu chủ yếu hiện nay. Vì vậy chi phí này có độ chuyển dịch rất lớn tuỳ theo chủng loại chè xuất khẩu. Ví dụ: đối với chè túi nhỏ Kim Anh có chi phí bao bì chiếm tới hơn 63% giá thành sản phẩm xuất xưởng. Như vậy khi đó việc giảm giá thành lại phụ thuộc vào khâu bao bì đóng gói.
Điều đó cho thấy rằng lãi suất phát sinh phụ thuộc rất lớn vào khâu chế biến và thị trường tiêu thụ. Nếu chỉ xét đơn thuần như chế biến và tiêu thụ hiện nay thì rất nhiều công ty lỗ vốn.
Bảng 13: Giá thành và giá bán tại kho cảng (tính trên 1 tấn sảnphẩm)
ĐVT: triệu đồng
Đơn vị
Giá vốn tại kho cảng
(tr.đ)
Giá bán tại kho cảng
(tr.đ)
Lỗ lãi (tr.đ)
Phú Thọ
10.200
9.700
-0.5
Đoan Hùng
9.602
9.717
+0.115
Nghĩa Lộ
10.925
10.747
-0.178
Trần Phú
8.931
8.631
-0.3
Than Uyên
7.624
7.572
0.52
Bình quân
9.575
9.393
-0.152
Nguồn : Báo cáo chuyên ngành của Uỷ ban vật giá nhà nước
Có thể thấy rằng giá thành cao hơn giá bán 2%. Như vậy phát triển công nghiệp chế biến chè phù hợp thị hiếu tiêu dùng có vai trò quan trọng nhất. Việc hạ giá thành chế biến phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
- Một là: Giảm tỷ lệ tiêu hao nguyên liệu. So với tình trạng sản xuất hiện tại thì ta có thể hạ giá thành từ 1 - 3%.
- Hai là: Giảm chi phí tiêu hao vật tư trực tiếp cho sản xuất với khả năng hạ được từ 1-3%.
Ba là: Nâng công suất sử dụng thiết bị để giảm chi phí khấu hao thiết bị nhà xưởng, giảm giá thành từ 1 - 4%.
- Bốn là: Giảm chi phí vận tải và năng lượng từ 1 - 2% giá thành nhờ điều phối vận tải hợp lý.
- Năm là: Nâng cao chất lượng chè thành phẩm nhờ nâng cao sản lượng các mặt hàng cấp cao và vệ sinh công nghệp cộng với bảo quản sản phẩm.
- Sáu là: Tiết kiệm chi phí đóng gói và phụ kiện tinh chế (túi nhúng) xuất khẩu. Nếu chi phí cho bao bì đóng gói từ 30 - 60% thậm chí 70 - 80% giá thành chè xuất khẩu thì trong xuất khẩu, xuất sản phẩm thì ít mà xuất bao bì lại nhiều.
Do đó nếu ta có sự am hiểu tốt về thị hiếu tiêu dùng trên thị trường thì phạm vi giảm chi phí không cần thiết là rất lớn.
Qua phân tích 6 yếu tố tác động lên giá chè xuất khhẩu nên trên, ta thấy có 4 yếu tố thuộc phạm vi điều chỉnh trực tiếp của người sản xuất chế biến chè là:
- Tỷ lệ tiêu hao nguyên liệu (chè búp tươi)
- Chi phí tiêu hao vật tư
- Công suất sử dụng thiết bị
- Chi phí vận tải
Nhưng 4 yếu tố này chỉ cho phép hạ giá thành không hơn 10% còn lại 2 yếu tố là nâng cao mặt hàng chất lượng cao và giảm chi phí đóng gói là sự kết hợp giữa người sản xuất và người xuất khẩu. Quan hệ giữa hai bên thuận lợi sẽ cho phép hạ giá thành và tăng lợi nhuận lên tới 10 20%.
Chè sản xuất hiện nay dù đã được cải tiến mẫu mã, chất lượng song giá chè Việt Nam bán ra thị trường không thể đẩy lên cao được. Vì sản phẩm chè chủ yếu ở dạng sơ chế, mỹ thuật bao bì chưa được chú trọng, khâu kiểm tra chất lượng chưa chặt chẽ, mặt hàng còn nghèo nàn. Người xuất khẩu chè đứng trước những tình huống khó khăn. Giá chè ở thị trường nước ngoài không chấp nhận giá cao hơn, trong khi người sản xuất lại thúc ép vì giá thành sản phẩm cao. Để giải quyết tình trạng này, không còn cách nào khác là người xuất khẩu phải là cầu nối để gắn sản xuất với xu hướng thị hiếu của người tiêu thụ trên thế giới. Đồng thời người sản xuất cũng phải cố gắng hạ giá thành sản phẩm và không chạy theo những lợi ích trước mắt. Vì việc tăng giảm giá chè có quan hệ hữu cơ với một cơ cấu sản phẩm hợp lý và việc mở rộng thị trường có cân nhắc. Phương thức đầu tư qua giá sẽ là một giải pháp hữu hiệu để khuyến khích tái sản xuất phát triển. Song đó không phải là việc điều tiết một cách cơ học mà toàn toàn phụ thuộc vào lợi nhuận do khâu chế biến và kinh doanh đem lại.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè Việt Nam.
Từ năm 1998 cho đến nay, trên thị trường chè thế giới cũng đã có xu hướng vượt cầu. Năm 2000, nhu cầu chè chỉ ở mức 2023 nghìn tấn (tăng 0,9% sovới năm 1999) thì lượng chè cung trên thị trường lại là 2100 tấn (tăng 5,4 % so với 1999). Do vậy, giá chè trên thế mấy năm qua đều giảm xuống một cách đáng kể. Trước tình hình đó, người xuất khẩu phải nắm bắt vững chắc về thị trường chè thế giới và tìm hiểu kỹ lưỡng 4 yếu tố: sản xuất cái gì? Chi phí và giá bán bao nhiêu? Bán ở đâu và bán như thế nào.
- Sản phẩm (Product)
- Giá chè (Price)
- Nơi bán (Place)
- Xúc tiến bán hàng (Promotion)
Bốn yếu tố này có tầm quan trọng chủ yếu trong Maketing và có quan hệ tương hỗ bổ trợ lẫn nhau.
Product
Price
Promotion
Place
2.1. Về sản phẩm
Trong Marketing hiện đại, nhiều nước đã coi sản phẩm là quan trọng nhất. Cạnh tranh về giá trong những năm 60,70 đã chuyển sang cạnh tranh về sản phẩm và điều kiện giao hàng. Sản phẩm phù hợp tiêu dùng của từng tầng lớp người có ý nghĩa quan trọng hơn việc bán hàng giá rẻ. Ngược lại cùng một sản phẩm nếu ai có giá thành hạ thì người đó sẽ thắng trong việc chiếm lĩnh thị trường. Sản phẩm giúp chiếm lĩnh thị trường, đồng thời việc thay đổi thị trường, tiêu thụ sẽ giúp tăng chu kỳ vòng đời của sản phẩm. Bên cạnh đó với một sản phẩm hợp thị hiếu, lại có các biện pháp xúc tiến bán hàng phù hợp thì sản phẩm càng nhanh được thị trường biết đến và tới tay người tiêu dùng sớm hơn.
Sản phẩm chè phụ thuộc vào 3 yếu tố sau:
- Chất lượng nguyên liệu (giống chè)
- Chế biến (thiết bị, công nghệ hiện đại)
- Bao bì đóng gói
Ba yếu tố trên tác động trực tiếp đến các thuộc tính của sản phẩm
Sản phẩm chè phù thuộc nhiều vào đặc tính nguyên liệu (giống chè). Trong vấn đề này đã nảy sinh mối quan hệ giữa chất lượng và năng suất. Yêu cầu của việc lựa chọn giống chè là vừa tăng được năng suất vừa đảm bảo chất lượng. Giống chè chủ yếu được trồng ở Việt Nam là giống chè Trung Du và Shan (chiếm 79% diện tích trồng chè).
Tuy nhiên, giống này vẫn chưa được chọn lọc kỹ, nhân giống chủ yếu bằng hạt lấy ngay trong nương chè sản xuất đại trà nên năng suất còn thấp (2,5-3 tấn/ha), chất lượng không đồng đều ảnh hưởng đến phẩm cấp chè thành phẩm. Giống chè xanh cũng được trồng phổ biến ở vùng núi và vùng cao. Gần đây, ta có nhập một số giống mới của nước ngoài như: Bát Tiên, Văn Xương, Ngọc Thuý... có chất lượng cao, có hương thơm đặc biệt.
Chúng ta đều biết, chè là một chất kích thích do đó uống chè cũng theo khẩu vị. Nội chất của từng giống chè để tạo được thói quen tiêu dùng phải đòi hỏi thời gian lâu dài. Hiện nay ấn Độ, Trung Quốc, Srilanka là những nước nổi tiếng về các giống chè đặc biệt.
Khâu chế biến là khâu quyết định cho ra đời các sản phẩm, khâu này gắn liền với các yếu tố kỹ thuật chế biến và máy móc thiết bị. Hiện nay một số nước có phương pháp công nghệ riêng đối với từng giống chè, từng loại búp chè thu hái. Tuy nhiên nó vẫn mang phạm vi hẹp, số lượng không lớn.
Nhìn lại cơ cấu sản phẩm chè thế giới đầu thập kỷ 90, ta thấy gần 74% sản lượng chè thế giới được sản xuất theo công nghệ chè đen CTC và ORTHODOX, chỉ còn lại hơn 26% là chè xanh và các loại chè khác. Chỉ có khoảng trên 20% chè được xuất khẩu dưới dạng thành phẩm tiêu dùng. Còn lại gần 80% là xuất khẩu chè vời. Nhưng đến nay nhu cầu tiêu dùng các loại chè túi nhúng, chè hoà tan, chè bợt ngày càng tăng, đặc biệt ở những nước công nghiệp phát triển. Hiện tại, ngoài công nghệ ORTHODOX và CTC của Liên Xô (cũ) thì nước ta còn nhập một số dây chuyền sản xuất chè từ ấn Độ, Trung Quốc. Đài Loan... Nhờ vậy mà chất lượng sản phẩm dù Việt Nam đã được cải thiện một cách đáng kể. Tuy nhiên ở những cơ sở chế biến nhỏ, thiết bị vừa thiếu vừa không đảm bảo những yêu cầu tối thiểu về quy trình chế biến và vệ sinh công nghiệp nên đã làm giảm chất lượng và uy tín chè xuất khẩu của Việt Nam. Do vậy sản phẩm chè Việt Nam có ít thị trường nước ngoài để tiêu thụ.
Người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng mà họ còn coi trọng đến hình thức sản phẩm chè. Hơn nữa loại chè túi lọc ngày càng được ưa chuộng do tính tiện dụng của nó. Do vậy bao bì đóng gói vừa phải bảo quản được chè vừa phải đẹp, lôi cuốn khách hàng.
2.2. Giá chè
Giá chè có quan hệ hữu cơ với sản phẩm. Sản phẩm tốt sẽ bán được giá cao, ngược lại khi giá bán được cao, tăng lợi nhuận sẽ tái đầu tư lại để cải tiến sản phẩm. Quan hệ lượng - giá gắn liền với thị trường .Giá hợp lý sẽ tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường và một khi đã có được vị trí độc quyền tại thị trường thì khả năng tăng giá sẽ lớn hơn. Trong mối quan hệ tổng hoà về vòng đời sản phẩm, việc xúc tiến bán hàng cũng liên quan chặt chẽ với giá cả. Giá bán càng thấp thì đòi hỏi quảng cáo càng nhiều, và khi giá bán đã cao thì quảng cáo sẽ giảm xuống.
Cho đến nay, mặc dù cạnh tranh bằng sản phẩm được nhiều nơi đón nhận nhưng giá vẫn là công cụ để các nhà sản xuất chiếm lĩnh thị trường. Bởi vì yếu tố giá có tác động rât mạnh và phức tạp. Giá phản ánh lỗ lãi của doanh nghiệp tại từng thời điểm. Yếu tố giá nhiều khi chính là chiến lược và chiến thuật của doanh nghiệp.
Giá chè phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như:
- Quan hệ cung cầu: Quan hệ này mang tính chất thời vụ
- Đặc tính sản phẩm: Khẩu vị phù hợp với thị trường tiêu dùng.
- Thị trường: Tạo uy tín sản phẩm của các doanh nghiệp trên các thị trường .
- Giá thành sản phẩm chè so với giá thành của các nước khác.
- Hoạt động xúc tiến quảng cáo đưa chè đến nơi tiêu thụ, yếu tố này có sự chi phối của chính sách xuất nhập khẩu của một số nước.
Tuy nhiên nhìn chung, biến động giá chè chủ yếu vẫn do quan hệ cung - cầu chi phối. Do cung đã có xu hướng vượt cầu nên giá bình quân tính theo đồng USD ở hầu hết các thị trường đấu giá đều giảm xuống một cách đáng kể từ năm 1998 trở lại đây. Tại Mombasa của Kenya, giá đã giảm từ 225cents/kg tháng 3/1998 đến 1/2001 xuống còn 186 cents/kg (giảm 17% ). Tại Calactta - ấn Độ, giá giảm từ 240 cents/kg tháng 4/1998 xuống còn 180 cents/kg tháng 1/2001 (giảm 25%), tại thời điểm thấp nhất giá chè chỉ còn 125 cents/kg. Giá chè bình quân của thế giới năm 1998 giảm 0,25%, năm 1999 giảm 2,02% so với năm 1997 . Như vậy có thể thấy là tuy giá chè không sụt giảm mạnh như cà phê nhưng với tốc độ giảm như thế cũng khiến các nhà sản xuất chè phải khốn đốn.
Giá chè nói chung được hình thành qua các thị trường đấu giá quốc tế (87% chè bán tại 15 thị trường đấu giá quốc tế). Thị trường đấu giá Colombia là thị trường chè lớn nhất thế giới. Hàng năm thị trường Colombia luân chuyển khoảng 23% lượng chè đấu giá quốc tế , chiếm gần 20% lượng chè luân chuyển xuất nhập khẩu trên thế giới . Thứ hai là thị trường đấu giá Calcutta, luân chuyển khoảng 14% lượng chè đấu giá hàng năm.
Qua phân tích trên, ta thấy những năm gần đây giá chè biến động chủ yếu do quan hệ cung cầu. Điều này đặt ra cho chè Việt Nam rất nhiều vấn đề như nâng cao chất lượng cải tiến mẫu mã, tìm kiếm thị trường.
Nhờ nâng cao chất lượng cơ cấu chủng loại các sản phẩm chế biến nên giá xuất khẩu chè Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể, tăng lên so với năm 1995 khoảng 17,5%, từng bước thu hẹp dần khoảng cách so với giá quốc tế. Hiện nay giá vốn xuất khẩu của Việt Nam khoảng 19,5 -20,0 triệu đồng/tấn (gồm chi phí chế biến phí xuất khẩu 9,5 triệu đồng/tấn chè thành phẩm, giá chè nguyên liệu). Do vậy, so với giá FOB, chè Việt Nam xuất khẩu sẽ có lãi và có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, cho đến nay, ngoài việc nâng cao chất lượng, đa dạng chủng loại chè thì khâu tiếp thị vẫn là yếu tố vô cùng quan trọng để mở rộng thị trường.
2.3. Thị trường tiêu thụ chè
Nếu như một sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hợp lý cộng với các hình thức quảng cáo và cách bán hàng phù hợp thì sẽ có sức cạnh tranh lớn trên thị trường. Ngược lại một thị trường phù hợp với sản phẩm sẽ làm tăng giá và vòng đời của sản phẩm, giảm bớt được các chi phí quảng cáo và hỗ trợ bán hàng.
Chè Việt Nam hơn chục năm trước đây được tiêu thụ sang thị trường Liên Xô (cũ) và Đông Âu, khu vực này được coi là thị trường khá dễ tính và hầu như không phải cạnh tranh. Nhưng hiện nay, điều đó đã thuộc về quá khứ. Sản xuất và tiêu thụ chè Việt Nam không thể đứng ngoài sự biến động của tình hình thị trường chè thế giới bây giờ. Cho dù cung có xu hướng vượt cầu song nhu cầu và thị hiếu tiêu thụ vẫn rất đa dạng. 80 % tổng tiêu thụ là loại chè đóng gói. ở Đài Loan nhu cầu tiêu thụ hồng trà sủi bọt của giới trẻ đã tăng từ 600gr/đầu người/năm lên đến 1100gr/ đầu người/năm . Các loại chè ướp hương, chè giảm cafein, chè dược thảo cũng đang có xu hướng mở rộng. Nước Mỹ có xu hướng ưa chuộng các loại chè ướp lạnh. ở Indonesia tỷ lệ chè đóng chai chiếm 28% thị phần nước giải khát. ở Nhật bản, các loại chè đóng lon chiếm 20% thị phần đồ uống. Như vậy có thể thấy nhu cầu tiêu thụ chè còn rất đa dạng nên việc mở rộng và nắm bắt được thị trường là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp chè Việt Nam. Đến nay, chè của Việt Nam đã xuất khẩu tới khoảng 44 nước trên thế giới, hầu hết là chè chế biến theo công nghệ Orthodox. Bên cạnh những bạn hàng quen thuộc là các nước SNG, Đông Âu thì đã có những bạn hàng mới như: Trung Cận Đông, Anh, Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ. Tuy vậy uy tín chè Việt Nam trên thị trường quốc tế chưa cao. Dung lượng trao đổi mậu dịch "xuất nhập khẩu" thế giới hàng năm vào khoảng 1,2 - 1,5 triệu tấn (40-50% lượng chè sản xuất). Trong đó, Việt Nam mới chỉ tham gia vào thị trường chè thế giới khoảng 3,5% thị phần. Việt Nam đã xuất khẩu chè sang Libi, Jordani các loại chè trung bình có bao bì thành phẩm với mức giá 1800-1900USD/tấn. Các loại chè thành phẩm khác gồm chè Thái, Hạ Long, Núi Thiếp cũng đã thâm nhập thị trường Nga. Loại chè đen xuất khẩu dạng bao gói 250-500gr đã bán với giá 2.100-2.150USD/tấn. Song nhìn chung giá chè Việt Nam vẫn thấp hơn mức giá xuất khẩu của các nước khác từ 20-25%, thậm chí có năm còn thấp hơn 30 %
Qua phân tích như trên, ta thấy rằng chất lượng và giá cả là hai yếu tố cơ bản để nắm giữ các thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới.
2.4. Xúc tiến bán hàng
Sản phẩm có đến gần với người tiêu thụ hay không còn phụ thuộc vào nghệ thuật bán hàng. Sản phẩm càng hoàn hảo, giá hợp lý và chọn đúng nơi cần đến để bán hàng thì công việc xúc tiến càng đơn giản, đỡ tốn chi phí.
Về phương thức bán hàng, hiện nay Việt Nam đang áp dụng chủ yếu các phương thức sau:
-Trả nợ
- Giao dịch mua đứt bán đoạn, thanh toán ngay.
Tuy nhiên chúng ta biết rằng hơn 87% lượng chè luân chuyển trên thế giới là thông qua thị trường đấu giá quốc tế. Việt Nam chưa tham gia thị trường đấu giá quốc tế là điều quá muộn. Một nước nhỏ như Uganda hàng năm chỉ xuất khẩu 6000 tấn chè nhưng cũng có vài trăm tấn chè (10% sản lượng) bán tại thị trường đấu giá London.
Tham gia đấu giá, ta sẽ khai thác được lợi thế của phương thức mua bán này là: Giá bán thường cao hơn giá thực tế có thể bán được theo phương thức bình thường. Đồng thời thị trường đấu giá cũng là nơi tụ hội của những người mua và những người bán trên thế giới. Đó là cơ hội tốt để tìm hiểu tiêu dùng, quan hệ cung - cầu và giá chuẩn đối với từng loại chè xuất khẩu.
Kích cầu và trọng cầu là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của hoạt động thị trường. Vì vậy phải đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại mở rộng quy mô và năng lực thị trường. Một trong những công việc của xúc tiến thương mại là xử lý thông tin thị trường, tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia công tác thị trường tìm kiếm và gặp gỡ các đối tác nước ngoài.
Trên đây là 4 nhân tố chủ yếu tác động đến vấn đề tiêu thụ chè xuất khẩu. Mặc dù hàng năm Việt Nam có lượng chè tiêu thụ trong nước khá lớn. Tuy nhiên nhìn trên tổng thể của sự phát triển chè cả nước thì động lực phát triển chè không phải là tiêu thụ trong nước mà là xuất khẩu.
Chương III:
Phương hướng chiến lược và các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chế biến và đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng chè của Việt Nam từ nay đến năm 2010
I Phương hướng chiến lược
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông Nghiệp và PTNT, năm 2001, tổng giá trị kim nghạch xuất khẩu chè các loại đạt 68 triệu USD, với sản lượng xuât khẩu khoảng 78 nghìn tấn. So với tiềm năng vốn có của Ngành chè Việt Nam và so với các mặt hàng nông sản chủ lực khác thì đây là con số khá khiêm tốn, còn so với tổng sản lượng chè xuất khẩu trên thế giới thì lại càng nhỏ bé bởi hiện nay chè Việt Nam mới chỉ giành được 4-6% thị phần .Đối với thị trường nội địa , ngoài sản phẩm chè xanh được tiêu thụ chủ yếu thì nhu cầu về các loại chè khác như chè ướp hương, chè thảo mộc, chè dưỡng sinh... đang dần tăng lên, ước tính mức tiêu thụ đầu người là 260gr/năm. Dự kiến mức tiêu thụ bình quân đầu người sẽ tăng 5-6%/năm. Như vậy tổng mức nội tiêu sẽ tăng từ 24000 năm 2000 lên 35000 tấn năm 2005 và năm 2010 sẽ tiêu thụ khoảng 45000 tấn. Về xuất khẩu, sản lượng có thể đạt 100000 tấn vào 2005 và 110000 tấn năm 2010.
Để đạt được mục tiêu đó, ngành chè Việt Nam đã đưa ra chiến lược xây dựng ngành theo 2 giai đoạn:
-Giai đoạn 2001-2005: Ngành chè sẽ tập trung phát triển chè ở những nơi có điều kiện ưu tiên phát triển chè, đặc biệt là vùng Trung du miền núi phía Bắc. Đến năm 2005 sẽ xây dựng thêm 3 vườn chè chuyên canh tập trung với năng suất và chất lượng tại Mộc châu- Sơn la, Phong Thổ -Lai Châu, Than Uyên- Lào Cai. Đồng thời sẽ có khoảng 70.192 ha chè cũ được thâm canh và 22.400 ha chè cũng được đưa vào kinh doanh. Việc tăng diện tích trồng chè là một biện pháp mở rộng quy mô sản xuất. Do vậy , sẽ có 22500 ha chè được mới thêm. Đối với sản luợng chè khô sẽ đạt từ 75,3 đến 108,8 nghìn tấn, trong đó xuất khẩu 48 đến 78 ngàn tấn. Song song với việc nâng cao sản lượng xuất khẩu thì giá trị kim nghạch cũng đạt 98 đến 120 triệu USD, doanh thu chè nội tiêu đạt 560 tỷ đến 650 tỷ đồng. Mặt hàng chè sẽ bao gồm: Chè đen OTD( 7 mặt hàng )với cơ cấu 75% ba mặt hàng tốt, chè đen CTC( 9 mặt hàng) với cơ cấu 70% ba mặt hàng tốt, chè xanh Nhật Bản ....
-Giai đoạn 2006-2010: Trong khi một số nước còn rất hạn hẹp diện tích phát triển chè thì Việt Nam còn rất nhiều đất trồng phù hợp với việc phát triển cây chè . Do vậy đến năm 2010, diện tích cả nước sẽ được mở rộng thành 104000 ha. Đây cũng là diện tích chè kinh doanh với năng suất bình quân là 7,5 tấn tươi/ha/năm, đem lại sản lượng 116,1 đến 147,7 nghìn tấn . Xuất khẩu sẽ vẫn là mục tiêu mà ngành chè Việt Nam hướng tới. Trong tương lai, xuất khẩu 85 đến 110 nghìn tấnvới kim ngạch đạt 136 đến 200 triệu tấn, doanh thu chè nội tiêu 775 nghìn tỷ đến 1000 nghìn tỷ đồng. Đối với cơ cấu sản phẩm, chè đen thanh nhiệt , chè bồi dưỡng sức khoẻ, chè chữa bệnh sẽ là những mặt hàng được các doanh nghiệp hướng tới.
Để thực hiện mục tiêu, chiến lược nêu trên và để khắc phục những mặt yếu kém còn tồn tại trong sản xuất , chế biến , xuất khẩu sản phẩm chè Việt Nam, đòi hỏi việc xây dựng hoàn thiện hệ thống chính sách giải pháp đồng bộ, kịp thời.
II. Các giải pháp chủ yếu.
Chè là một cây công nghiệp lâu năm, sản phẩm tạo ra được tiêu thụ trên thị trường nội địa và góp phần xuất khẩu. Mặc dù khối lượng chè xuất khẩu và giá trị kim ngạch xuất khẩu chưa được xếp vào những mặt hàng xuất khẩu mạnh ( có kim ngạch hàng năm từ 100 triệu USD trở lên ), nhưng phát triển cây chè có tác dụng nhiều mặt:
- Với diện tích đất trung du, đồi núi chiếm tỷ lệ lớn và diện tích đất trống đồi núi trọc có khả năng đưa vào sản xuất nông, lâm nghiệp cũng còn khá nhiều, đất nước vẫn có khả năng phát triển cây chè hơn nữa . Cây chè là một cây thích ứng rộng và thích nghi cao hơn ở vùng có độ cao. Cây chè lại có khoảng thời gian xanh tốt quanh năm ( nếu không phải đốn 1-2 tháng), có tác dụng phòng hộ rất tốt, chống xói mòn rửa trôi đất. Phát triển cây chè theo phương thức nông, lâm kết hợp sẽ phát huy tác dụng xây dựng môi trường sinh thái và hệ thống nông nghiệp bền vững trên vùng trung du, miền núi, cao nguyên.
- Chè là loại cây cho sản phẩm quanh năm, người trồng chè có nguồn thu nhập thường xuyên để chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày. Hiện nay đang có khoảng 15 - 20 vạn hộ trồng chè, đối với họ, chè là sản phẩm hàng hoá bán lấy tiền để trang trải chi phí cần thiết cho cuộc sống.
- Chè là nguyên liệu của công nghiệp chế biến. Theo số liệu báo cáo của ngành chè, hiện nay trên cả nước có 70 cơ sở chế biến quốc doanh có công suất từ 13 - 48 tấn/ ngày. Ngoài ra còn có các cơ sở chế biến tư nhân và hộ gia đình. Đây là những cơ sở công nghiệp chế biến ở nông thôn. Phát triển ngành chè cũng có nghĩa là thúc đẩy công nghiệp hoá trong nông nghiệp và nông thôn đúng theo đường lối của Đảng, Nhà nước và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
- Tăng khối lượng, chất lượng, mặt hàng xuất khẩu chè thúc đẩy quan hệ thương mại giữa nước ta với thị trường thế giới, từ đó giúp các doanh nghiệp nước ta làm quen với các thủ pháp kinh doanh của các chủ doanh nghiệp và tập đoàn lớn trên thương trường thế giới. Từ đó chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm khi hoà nhập vào thị trường thế giới, vào các khối ASEAN, APEC, WTO.
Như vậy có thể thấy phát triển và mở rộng ngành chè là điều cần thiết và quan trọng đối với nền kinh tế nước ta. Sản phẩm chè Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn, do đó phát hiện ra những thiếu sót để từ đó đưa ra các biện pháp kịp thời, phù hợp.
1 .Các chính sách ở tầm vĩ mô
1.1. Chính sách thuế sử dụng đất trồng chè
Qua điều tra khảo sát ở cơ sở nhận thấy: Đối với người sản xuất chè là nông dân, nhiều hộ gia đình đã trốn thuế sử dụng ruộng đất do khai chuyển từ đất trồng chè sang đất trồng đồi núi trọc hoặc vườn tạp. Trái lại gia đình hộ công nhân trồng chè ở một số vùng lại phải chịu thuế rất cao ( ở Yên Bái thuế sử dụng đất chè tương đương đất ruộng nước 2 vụ), trong khi đất xấu và đồi chè thực tế cho năng suất thấp. Hai hiện tượng trái ngược này làm cho việc thực hiện chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp không đúng đắn và không công bằng giữa những người trồng chè. Các địa phương cần xem xét lại phân hạng đất, mức thuế và quản lý chặt chẽ các đối tượng, các gia đình được giao quyền sử dụng đất để thu thuế đầy đủ, hợp lý.
1.2. Chính sách bảo hiểm xã hội, y tế
Đối với các công nhân trồng chè, từ khi nhận khoán vườn chè các doanh nghiệp giao cho họ phải tự nộp bảo hiểm xã hội và y tế cho bản thân họ. Mức BHXH, y tế là 25% mức lương cấp bậc. Nhưng thực tế công nhân không thu nhập được theo lương cấp bậc, mà những năm qua lương của họ chỉ đạt 30 - 60% lương cấp bậc. Ngoài bảo hiểm xã hội, y tế, công nhân còn phải nộp thuế vốn, khấu hao cơ bản, quản lý xí nghiệp ( các khoản này tính % theo sản lượng), thuế sử dụng đất nông nghiệp làm cho mức nộp lên cao. Trong khi đó năng suất và giá bán thấp, nhiều người không đủ trích nộp và bù đắp chi phí vật chất. Trước khó khăn đó, nhiều công nhân phải bỏ việc, làm cho các doanh nghiệp thiếu lao động, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Để khắc phục tình trạng đó, các doanh nghiệp nên loại bỏ các khoản trích nộp bất hợp lý như thuế vốn, người nào sử dụng dịch vụ có đầu tư của doanh nghiệp thì phải trả tiền khoản đó, nếu không sử dụng thì không trả.Vì vậy các doanh nghiệp cần phải tính lại khấu hao cơ bản và chi phí quản lý. Về bảo hiểm xã hội đề nghị Nhà nước giảm mức đóng góp của công nhân trồng chè xuống 10% trong những năm chè tiêu thụ kém, giá mua nguyên liệu thấp. Trong 10% đó người lao động nộp 7%, doanh nghiệp nộp 3%.
1.3: Chính sách cho vay vốn
Hiện nay người nông dân trồng chè ở các vùng dùng sổ giao quyền sử dụng ruộng đất để thế chấp vay vốn ngân hàng. Nhưng nhiều nơi chưa cấp sổ làm cho nông dân rất khó có thể vay được vốn. Nên thay thế hình thức thế chấp bằng sổ giao quyền sử dụng ruộng đất bằng giấy bảo lãnh của doanh nghiệp để vay vốn. Mức vay theo hai loại: Vay để thâm canh chè từ 2 - 2,5 triệu đồng/ha và vay để trồng mới chè là 7 - 10 triệu đồng/ha. Cho vay theo từng bước và có kiểm tra kết quả thực hiện bước trước để cho vay bước sau. Lãi suất cho vay đối với các vùng sâu vùng xa nên ở mức thấp hơn so với các đối tượng cho vay khác.
Hiện nay các doanh nghiệp đều thiếu vốn lưu động, nhưng Nhà nước không thể dùng vốn ngân sách cấp mà phải thông qua vay ngân hàng hoặc đầu tư qua các chương trình, dự án như 327, 773, xóa đói giảm nghèo, định canh định cư. Các doanh nghiệp cần tính toán để phát huy hiệu quả của các loại vốn này. Đề nghị Nhà nước đầu tư vốn để thay thế và trang bị một số trung tâm chế biến hiện đại với công nghệ tiên tiến (3 - 4 trung tâm ở các vùng chè lớn và ở Hà Nội).
1.4: Chính sách thuế xuất khẩu chè
Chè cũng như một số sản phẩm xuất khẩu khác phải thông qua một số doanh nghiệp khác nhau: Doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, doanh nghiệp chế biến công nghiệp, doanh nghiệp xuất khẩu. Nếu thực hiện đánh thuế doanh thu và thuế lợi tức thì sẽ bị đánh thuế trùng. Nhà nước cần nghiên cứu áp dụng tính thuế giá trị gia tăng thay cho việc đánh thuế doanh thu và thuế lợi tức. Đối với doanh nghiệp nông nghiệp, chế biến công nghiệp chè giá trị tăng thấp, mức lương của công nhân viên chức còn thấp , mức đánh thuế chỉ nên thấp hơn các ngành khác. Các doanh nghiệp cũng nên hạch toán đầy đủ đúng đắn để giúp Nhà nước tính thuế hợp lý, khuyến khích người trồng chè và người chế biến chè xuất khẩu, Hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu chè rất mong được miễn thuế xuất khẩu chè như đối với xuất khẩu gạo.
2. Các giải pháp ở tầm vi mô:
2.1 : Giải pháp về thị trường
Đây là giải pháp quan trọng có vai trò quyết định đến sự phát triển ổn định của ngành chè và tác động các khâu khác cùng tháo gỡ khó khăn để đi lên. Nếu thị trường bế tắc, chao đảo thì người sản xuất nông nghiệp, nhà chế biến công nghiệp không thể yên tâm đầu tư thâm canh, cải tạo, nâng cấp máy móc công nghệ.
Thị trường cung cầu chè thế giới biến động, các nước nhập khẩu tiêu thụ lớn ngày càng bộc lộ rõ hơn, tạo cơ sở cho chúng ta dự đoán khả năng thâm nhập của chè Việt nam vào những thị trường nào là có triển vọng và ổn định hơn. Cụ thể:
Đối với thị trường các nước SNG, Balan, Đức là những thị trường xuất khẩu chè truyền thống của ta. Mấy năm gần đây, chúng ta đã nối lại thị trường và xuất khẩu chè đen sang các nước này. Tuy nhiên sau một thời gian ngắn thực hiện cải cách, tình hình kinh tế, chính trị xã hội ổn định, mức sống của các nước đó đã dần dần được nâng cao hơn nên ta không thể xuất mãi loại chè đen chế biến theo công nghệ cũ trước đây, mà cần phải nâng cấp để đáp ứng tốt hơn nhu cầu người uống trà.
Nhật Bản là thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng cao và có công nghệ , quy trình sản xuất nông nghiệp riêng nhưng giá xuất cao nên có nhiều triển vọng mở rộng. Đối với việc cung cấp sản phẩm chè vào thị trường này nước ta đã có một số cơ sở liên doanh hoạt động hiệu quả. Các doanh nghiệp này cần có một môi trường thuận lợi hơn nữa mở rộng sản xuất, phát huy chữ tín với khách hàng.
Thị trường Đài Loan: Các cơ sở liên doanh với Đài Loan hoạt động ở miền Bắc kết quả chưa rõ nét, trừ Công ty chè Mộc Châu, Phú Tài còn lại một số doanh nghiệp sau khi phía Đài Loan thanh lý hết thiết bị là ngừng hoạt động. Hoạt động của các cơ sở này chấm dứt do sản phẩm làm ra không đáp ứng được nhu cầu tại thị trường Đài Loan. Vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam cần tìm hiểu kỹ hơn thị trường này để có đối sách phù hợp hơn.
Irac được đánh giá là một thị trường khá dễ tính và có mức tiêu thụ chè lớn Trong tương lai, sản phẩm chè Việt Nam cần phải chiếm lĩnh được thị trường này. để từ đó mở rộng sang các nước khác thuộc khu vực Trung Đông.
Thị trường Anh: Đây là một thị trường lớn và ổn định. Trước đây các công ty Anh đã mua chè Việt Nam thông qua các công ty của Hông Kông, Singapo. Từ 1992, ta đã thành lập công ty liên doanh với hai công ty chè lâu năm của Anh. Sự hợp tác này đã giúp sản phẩm của chúng ta không phải qua trung gian, giảm được chi phí và đặc biệt là nhanh chóng được đưa vàd thị trường Anh. Do vậy việc duy trì mối quan hệ hợp tác với họ cần được tăng cường củng cố .
Trong xuất khẩu chè ở nước ta đang tồn tại hai phương thức: xuất khẩu trả nợ và xuất khẩu tự do trên thị trường. Giá chè xuất khẩu trả nợ thông thường cao hơn xuất tự do trên 300USD/tấn. Đơn vị nào được chỉ định xuất khẩu trả nợ thì sẽ có lợi thế về số lượng xuất và giá cả . Vì vậy, Nhà nước cần thực hiện và duy trì hình thức đấu thầu các lô hàng xuất khẩu trả nợ để khuyến khích các công ty nâng cao chất lượng chè xuất khẩu ra.
Xuất khẩu chè trên thị trường tự do là hướng chiến lược lâu dài. Vì vậy, cần đẩy mạnh các hình thức chào hàng, quảng cáo, tham gia hội chợ triển lãm hàng quốc tế, gửi các lô chè chào hàng đến các thị trường đấu giá chè, tạo ra sự hiện diện của chè Việt Nam trên nhiều thị trường để các nhà buôn có cơ hội đến trực tiếp mua chè của ta, bỏ dần việc bán qua môi giới trung gian.
Ngoài việc thúc đẩy xuất khẩu, các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến thị trường tiêu thụ chè trong nước. Với khoảng 80 triệu dân ở một nước có truyền thống uống chè, đây sẽ là một thị trường lớn nếu chất lượng chè đảm bảo (bón ít phân hoá học, loại bỏ phun các thuốc trừ sâu độc hại) và chế biến sản phẩm đa dạng hợp thị hiếu với từng đối tượng tiêu dùng chè. Tiêu dùng chè trong nước ta có thể thấy sự khác nhau giữa các vùng: các tỉnh miền Bắc uống chè sao móc câu, có hương thơm tự nhiên và uống đặc thưởng thức hương vị đậm đà của chè. Nhưng các tỉnh miền Nam lại uống nhạt, chè ướp hương hoa ( hoa sói, hoa nhài) thưởng thức vị hương pha trộn giữa hương chè và hương hoa. Xu hướng uống chè túi, chè đá ngày càng phổ biến hơn, một bộ phận người tiêu dùng cũng rất băn khoăn giữa chè sạch và không sạch, chưa có tiêu chuẩn đánh giá chuẩn mực. Nếu làm rõ được sự ngờ vực này chắc rằng người tiêu dùng sẽ yên tâm, tiêu dùng chè nhiều hơn.
2.2 Giải pháp về công nghệ chế biến
Đối với các dây chuyền công nghệ chế biến đặc thù (công nghệ chè xanh dẹt Nhật Bản, chè Ô Long của Đài Loan) trong các cơ sở liên doanh, cần chú ý đến chủng loại và chất lượng chè đưa vào chế biến để sản phẩm chế biến được đúng quy cách, chất lượng giữ uy tín chè Việt Nam xuất sang Nhật, Đài Loan. Trong quá trình hợp tác, phía Việt Nam cần tiếp cận để nắm được “ bí quyết” công nghệ chế biến các loại chè đó.
Đối với các dây chuyền chế biến chè đen Orthodox có thời gian sản xuất lâu năm đến nay công nghệ đã lạc hậu, máy móc cũ kỹ, chi phí sửa chữa, phụ tùng quá lớn, cần phải thay thế. Việc trang bị máy móc cần phải lựa chọn công nghệ tiên tiến, hiện đại quy mô thích hợp ( quy mô nhỏ và vừa). Trên các có điạ bàn quy mô sản xuất nguyên liệu vừa và nhỏ thì công tác cải tạo và xây dựng các cơ sở chế biến quy mô nhỏ 1-5 tấn/ngày sẽ khuyến khích các hộ và liên hộ gia đình trang bị các cơ sở chế biến nhỏ quy mô gia đình.
Việc bố trí các cơ sở chế biến phải quy hoạch lại và xây dựng thêm một số trung tâm chế biến , dây chuyền hiện đại . Chỉ có như vậy, chất lượng sản phẩm mới cao, bao bì mẫu mã mới thu hút người tiêu dùng. Tuy nhiên các trung tâm chế biến này cần phải được đầu tư lâu dài với số vốn lớn vì vậy không thể thiếu được sự giúp đỡ và quản lý của Nhà nước. Điều này sẽ hứa hẹn việc đưa ra rất nhiều sản phẩm chất lượng cao. Chiến lược lâu dài mà ngành chè cần xây dựng là các cơ sở công nghiệp chế biến hiện đại, công nghệ tiên tiến và có “bí quyết công nghệ” riêng. Trong những năm trước mắt cần tập trung xây dựng một số trung tâm chế biến quy mô trung bình hướng sản xuất các sản phẩm có nhu cầu xuất khẩu và có khối lượng tiêu thụ lớn. Các trung tâm đó đặt tại các vùng chè nguyên liệu lớn, lựa chọn các doanh nghiệp làm ăn ổn định, có lãi có đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật khá, có thể tiếp thu công nghệ mới, làm ăn có hiệu quả để đầu tư trang bị. Hiệp hội chè phối hợp với Tổng công ty chè Việt Nam lập phương án cụ thể, có phân tích đầy đủ các mặt hiệu quả kinh tê , tài chính đệ trình Nhà nước thẩm định, duyệt cấp hoặc cho vay vốn để xây dựng các cơ sở này càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho một số cơ sở liên doanh với nước ngoài (kể cả đã hoạt động và trong tương lai) đưa các công nghệ tiên tiến vào hoạt động, tạo ra sản phẩm có chất lượng và ký kết với phía nước ngoài bao tiêu sản phẩm làm ra.
Đối với các doanh nghiệp chưa có điều kiện (Nhà nước chưa đủ sức đầu tư, doanh nghiệp chưa đủ vốn, trình độ cán bộ) thì cần sửa chữa, đổi mới từng phần các dây chuyền sẵn có để sử dụng trong thời gian 5-7 năm nữa. Khuyến khích các cơ sở chế biến chè tư nhân các hộ gia đình nhập dây chuyền công nghệ Trung Quốc, Đài Loan vào chế biến quy mô từ 50-2000kg/ngày. Dùng chính sách thuế để hướng các cơ sở này đi vào chế biến các loại chè cung cấp cho thị trường nội địa.
Trong các doanh nghiệp chế biến chè cần chú trọng hơn các mặt hàng chính, có khối lượng lớn, nhưng đồng thời phải quan tâm đến tính đa dạng các mặt hàng để hỗ trợ cho nhau về mặt tài chính và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Các doanh nghiệp chế biến chè xây dựng cơ chế để tạo nên các kênh cung ứng chè cho doanh nghiệp và phải có trách nhiệm cùng với Nhà nước bảo hiểm các kênh này. Nhà nước cần có cơ chế phù hợp để các doanh nghiệp chế biến trích một phần lợi nhuận thu được đầu tư trở lại cho người sản xuất thông qua phổ biến kỹ thuật tiến bộ, cung cấp giống mới, đầu tư xây dựng mô hình riêng. Tất cả biện pháp đó nhằm mục tiêu ổn định vùng chè nguyên liệu và tạo chất lượng chè tốt hơn.
2.3. Giải pháp xây dựng ổn định vùng nguyên liệu
Cả nước cần phải có tổng quan quy hoạch diện tích và phân bố diện tích trồng chè cho các vùng và các địa bàn có cơ sở chế biến công nghiệp.
Đối với các cơ sở chế biến vấn đề cốt tử là xây dựng, ổn định vùng sản xuất nguyên liệu cho nhà máy. Nhiều cơ sở chế biến quốc doanh có các nông trường hoặc các đội sản xuất trồng chè cung cấp cho nhà máy chế biến thông qua cơ chế khoán và giao kế hoạch cho các hộ gia đình. Với cơ chế khoán hiện nay, các công nhân trồng chè bình thường có thu nhập thấp, phải đóng góp nhiều khoản nghĩa vụ. Vì vậy, họ sản xuất chè cầm chừng và sản xuất các cây khác để tạo thêm thu nhập nuôi sống gia đình. Công nhân không yên tâm với sản xuất chè thì không thể có vùng nguyên liệu ổn định. Số doanh nghiệp chế biến khác không có bộ phận sản xuất nguyên liệu thì thu mua chè để chế biến chủ yếu thông qua hệ thống tư thương thu gom và chưa quan tâm đến người trồng chè.
Qua một số điều tra, khảo sát nghiên cứu tại nhiều khu vực cho thấy, việc tách rời cơ sở chế biến với các nông trường sản xuất chè, biến các nông trường thành một cấp trung gian là không có hiệu quả, không phát huy tác dụng trong quản lý sản xuất kinh doanh. Vì vậy, cần nghiên cứu để sát nhập các cơ sở này với nhà máy và hình thành một tổ chức thống nhất. Bổ sung hoàn chỉnh cơ chế khoán, trong đó giảm bớt các khoản đóng góp của gia đình công nhân viên chức như: thuế, vốn, phân bổ chi phí quản lý cao 5-6%, toàn bộ BHXH và y tế chiếm 25% thu lương cấp bậc.
Các công ty chè cần đẩy mạnh hướng đầu tư xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật thâm canh chè, hoàn chỉnh quy trình theo các mức khác nhau (mức đầu tư thâm canh cho năng suất rất cao, mức đầu tư trung bình hợp với số đông gia đình có tiềm lực giới hạn) cũng như xây dựng các mô hình tiêu biểu trồng chè cành, trồng chè Shan, Tuyết Shan, mô hình trồng chè theo phương thức nông, lâm kết hợp. Thông qua các mô hình đó hướng dẫn các hộ công nhân, viên chức áp dụng và nhân rộng ra. Công ty làm các dịch vụ cung ứng phân bón, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp cho các gia đình có nhu cầu, quan tâm thường xuyên đến các hộ trồng chè, có cơ chế khuyến khích các hộ đạt kế hoạch khối lượng, đủ tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng vườn chè kiểu mẫu.
Vấn đề quan trọng trong xây dựng ổn định và phát triển vùng nguyên liệu là giá mua phải ổn định và đảm bảo cho người sản xuất có lãi ít nhất 20- 25%. Có như vậy họ mới yên tâm đầu tư thâm canh cây chè. Yêu cầu đó trở lại đòi hỏi công ty, doanh nghiệp phải hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, có lãi. Như vậy, sự phát triển vùng nguyên liệu liên quan chặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp, ổng định và mở rộng thị trường tiêu thụ và cơ chế khoán có khuyến khích cũng như hoạt động dịch vụ, các mô hình trình diễn của doanh nghiệp.
2.4: Tổ chức các kênh thu mua cung ứng nguyên liệu.
Như đã phân tích ở các phần trên, hiện nay tồn tại các kênh thu mua cung ứng nguyên liệu như sau:
(1)Người sản xuất đội trưởng ( trong các DNQD)---> Nhà máy chế biến.
(2)Người sản xuất ---> tư thương---> nhà máy chế biến chè quốc doanh.
(3)Ngưới sản xuất--->tư thương---> nhà máy chế biến chè tư nhân.
(4)Người sản xuất--->người sơ chế ( hộ gia đình) --->tiệm trà ướp hương (LâmĐồng)
Bán trên thị trường nội địa ( miền Bắc)
ở kênh 2,3 tư thương đóng vai trò trung gian nhưng hết sức cần thiết để nối mối quan hệ cung ứng chè giữa người sản xuất với nhà máy. Trong khi doanh nghiệp không đủ điều kiện tổ chức lực lượng thu gom, thiếu vốn lưu động và phương tiện đến sâu sát từng địa bàn nhỏ, thì đội ngũ tư thương góp phần lấp chỗ trống này. Tuy nhiên nếu công ty , doanh nghiệp không quan tâm chặt chẽ đến tầng lớp này, thì bên cạnh mặt tích cực họ cũng gây nhiễu loạn cho thị trường. Để khắc phục mặt tiêu cực trong khâu thu mua, cung ứng chè nguyên liệu cần xây dựng cơ chế phối hợp 3 đối tác: Doanh nghiệp - người thu gom - người sản xuất theo sơ đồ như sau:
Doanh nghiệp
Người thu gom
Người sản xuất
Theo sơ đồ này thì:
Doanh nghiệp có trách nhiệm:
Đối với người thu gom:
- Lựa chọn người thu gom tin cậy ký kết hợp đồng làm ăn với doanh nghiệp, có quyền từ chối không cộng tác khi người thu gom làm ăn mất tín nhiệm và phải bồi thường hợp đồng.
- Đề xuất giá xí nghiệp mua của người thu gom và giá hướng dẫn người thu gom mua của người sản xuất trong từng thời kỳ ( giá đảm bảo trang trải lãi suất vốn bỏ ra, tiền công và có mức lãi vừa phải).
- ấn định mức thu mua của từng tư thương ( mức mua hàng ngày theo từng thời kỳ trong năm).
- ứng trước một phần vốn lưu động và thanh toán tiền cho người thu gom ( khoảng 3 tháng một lần) theo khối lượng chè búp tươi cung ứng.
- Thông qua họ để thu thập thông tin phản hồi của người sản xuất.
Đối với ngưới sản xuất:
- Hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp các dịch vụ cần thiết nếu họ yêu cầu
- Nắm khả năng cung cấp nguyên liệu nếu có thể ký kết hợp đồng cung cấp nguyên liệu ổn định.
- Thu nhận và giải quyết sớm những yêu cầu của người sản xuất về giá mua, thanh toán tiền, đánh giá phẩm cấp của người thu gom.
Người thu gom có trách nhiệm:
- Thu mua chè của người sản xuất trong khung giá doanh nghiệp quy định cung ứng cho doanh nghiệp.
- Thanh toán tiền kịp thời cho người sản xuất.
- Phản hồi những thông tin của người sản xuất đến doanh nghiệp
Người sản xuất có trách nhiệm:
- Đăng ký khối lượng chè cung cấp cho doanh nghiệp
- Cung ứng chè cho doanh nghiệp thông qua người thu gom
- Có quyền yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ kỹ thuật, phản hồi những thông tin về người thu gom cho doanh nghiệp biết.
Hàng năm thông qua hội nghị người cung ứng nguyên liệu để trao đổi bàn bạc và khen thưởng các đối tác giúp doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch nâng cao chất lượng sản phẩm. Hội nghị những người cung ứng nguyên liệu phối hợp với nhà máy chế biến đề xuất với các nhà xuất khẩu về giá mua sản phẩm; trích một phần lợi nhuận xuất khẩu để bảo trợ người sản xuất; trích một phần lợi nhuận xuất khẩu phân phối lại cho người chế biến, người thu gom và người sản xuất thông qua giá mua sản phẩm chế biến, mua nguyên liệu.
kiến nghị - đề xuất
1.Về sản xuất nông nghiệp:
Mở hệ thống mạng lưới các vườn ươm giống tại các vùng đang mở rộng diện tích trồng chè tập trung quy mô lớn.
Tăng cường nghiên cứu và đưa vào trồng đại trà các giống chè nhập ngoại nổi tiếng trên thế giới. Đây là một phương pháp khá quan trọng để nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm trong tương lai.
Thực hiện sử dụng phân khoảng cân đối để vừa đảm bảo năng suất, chất lượng cao, vừa giữ được an toàn thực phẩm.
Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học trên cây chè.
Xây dựng bổ sung và hoàn thiện các công trình phụ trợ trên đồi chè, đảm bảo các điều kiện sinh thái như bể nước, cây che bóng và tưới tiêu nước.
2.Về sản xuất công nghiệp:
Chính phủ và các tỉnh chỉ nên cho phép nhập khẩu thiết bị chế biến chè hiện đại đáp ứng công nghệ chế biến chè tiên tiến.
Thực hiện đúng quy trình chế biến và bảo quản sau chế biến
Nghiên cứu và hợp tác đầu tư trong và ngoài nước tạo ra nhiều loại sản phẩm chè mới như nước giải khát lon, chai, phụ gia thực phẩm ăn uống...
3.Về sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm:
Xây dựng và áp dụng phổ biến các hệ thống tiêu chuẩn về quản lý chất lượng (ISO 9001-2000) về phân tích rủi ro bằng kiểm soát tới hạn (HACCP) và về quản lý môi trường (ISO14001)
Đầu tư xây dựng hệ thống kiểm nghiệm chất lượng, đặc biệt dư lượng hoá, lý trong chè tại các vùng.
Nhanh chóng thành lập Sàn giao dịch chè Việt nam tại Hà Nôị, tạo điều kiện cho việc tiếp xúc trực tiếp giữa người sản xuất với khách hàng.
Giữ vững và đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường truyền thồng, các bạn hàng lớn như irac, Pakistan, Nga....Thực hiện tốt quỹ xúc tiến thương mại để đẩy mạnh tuyên truyền quảng cáo chè Việt nam trên thị trường. Tăng cường tìm kiếm và khảo sát, mở rộng thị phần chè Việt nam.
Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chè nhằm giữ được uy tín đối với bạn hàng.
4. Về đầu tư
- Cần chú trọng hơn nữa đến hiệu quả của các dự án đầu tư bằng nguồn vốn trong và ngoài nước
- Cần xếp hạng các vùng đầu tư sản xuất trên cơ sở chiến lược sản phẩm và thị trường, tình trạng cụ thể của từng vùng
Việc đầu tư phải tính toán trên cơ sở chi phí hợp lý để tiến hành một cách liên tục, tránh làm ảnh hưởg xấu đến sinh trưởng của cây chè.
-Tăng cường đầu tư đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và người lao động trồng trọt ,chế biến chè. Việc đào tạo thông qua các khoá học ngắn hạn, tạo cơ hội tíếp xúc với khoa học kỹ thuật nước ngoài
5. Về chính sách Nhà nước:
Vì chè là cây công nghiệp ngắn ngày được phát triển chủ yếu trên vùng trung du- miền núi , nơi đời sống có nhiều khó khăn nên việc phát triển chè ở đây rất cần đến hỗ trợ của Nhà nước như : các chính sách ưu đãi về lãi tiền vay, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng
- Nhà nước cần kết hợp chăt chẽ giữa phát triển ngành chè với các chương trình định canh định cư, di dân và phát triển vùng kinh tế mới
- Nhanh chóng thành lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu chè để hạn chế rủi ro cho nhà xuất khẩu , giữ giá ổn định đảm bảo cho sản xuất và đời sống người làm chè.
Kết luận
1. Cây chè là loại cây nông nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao, gần gũi với đời sống người Việt Nam. Trong môi trường phát triển kinh tế của nước ta, hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu chè đã biến đổi mạnh mẽ theo cả chiều sâu và chiều rộng. Đặc biệt trong hoạt động xuất khẩu, sản phẩm chè đã nâng vị thế của Việt Nam lên hàng thứ 8 trong các nước sản xuất và xuất khẩu chè nhiều nhất thế giới
2. Hoạt động sản xuất, xuất khẩu chè của Việt Nam đã có những bước tiến dài về quy mô, sản lượng, chất lượng cũng như kim ngạch , góp phần quan trọng vào việc hình thành, phát triển thị trường nông sản xuất khẩu Việt Nam, kích thích sản xuất chè Việt Nam phát triển, ổn định cuộc sống và việc làm cho người lao động.
3. Bên cạnh đó xuất khẩu chè cũng có những mặt hạn chế chủ yếu là: sản lượng tăng không kịp nhu cầu tiêu thụ do khu vực sản xuất nguyên liệu, khu vực chế biến thiếu đồng bộ, công tác thị trường còn kém. Xây dựng và triển khai chiến lược , kế hoạch chậm là những nguyên nhân chính hạn chế tốc độ xuất khẩu.
4.Để hoạt động sản xuất, chế biến, xuất khẩu trở thành động lực chủ yếu phát
triển nền kinh tế trung du, miền núi và đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong thị trường nông sản xuất khẩu của Việt Nam, ngành chè cần tiến hành các biện pháp ngắn hạn phù hợp với chính sách, biện pháp trung hạn của Chính Phủ . Điều này sẽ giúp tăng năng lực, hiệu quả khu vực sản xuất nguyên liệu thúc đẩy hiện đại hoá khu vực chế biến tạo ra các công cụ cạnh tranh thật mạnh cho hoạt động xuất khẩu.
5.Hoạt động xuất khẩu chè và các mặt hàng khác như gạo đã đưa con thuyền kinh tế Việt Nam vững vàng tiến về phía trước với tốc độ tăng trưởng ổn định5,8% trong sự ổn định về kinh tế- chính trị- xã hội với một vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế .
Tác giả khoá luận đã đề cập, phân tích đến nhiều khía cạnh trong sản xuất, chế biến, xuất khẩu chè của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Do thời gian, kinh nghiệm còn hạn hẹp trước vấn đề rất phức tạp này nên khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn.
Danh mục tài liệu tham khảo
Báo cáo tổng hợp của Vinatea
Niên giám thống kê từ năm 1989 đến năm 2000 của Tổng cục thống kê
Niên giám thống kê Nông - Lâm - Ngư - Nghiệp.
“Chè và công dụng của chè”. TS. Nguyễn Kim Phong. NXB Khoa học kỹ thuật tháng 4/1995.
Báo cáo hoạt động tại hội nghị toàn thể Hiệp hội chè Việt Nam lần thứ II tháng 5/2001
Quyết định 43/1999/TTg ngày 10/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ và các chính sách khuyến khích phát triển chè.
Tham luận “Thực trạng công nghiệp chế biến chè” – 2000. TS. Nguyễn Hữu Tài – Vụ xuất nhập khẩu Bộ nông nghiệp
Điều tra khảo sát và đánh giá hiệu quả xuất khẩu chè Việt Nam – Bộ NN & PTNT tháng 12/1997.
“Công nghiệp thực phẩm” NXB Khoa học kỹ thuật tháng 9/2000. PTS. Nguyễn Tiến Cơ.
Tạp chí kinh tế và khoa học kỹ thuật chè năm 1999 (các số 3,4,5,9,14)
Tạp chí kinh tế và khoa học kỹ thuật chè năm 2001 (các sô 1,4,5,6,7)
Tạp chí người làm chè các số năm 2000 (các số 3,4,7,8,9)
Tạp chí Tea Statistic năm 2000 số 2,6.
Tạp chí Tea Statistic năm 2001 số 10
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp 1.doc