Khóa luận Vai trò của đội ngũ giáo viên trong phát triển giáo dục phổ thông ở huyện An Phú, tỉnh An Giang từ năm 2001 Đến Nay

Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và trong tương lai quá trình ấy sẽ càng được đẩy mạnh hơn nữa để nhanh chóng đạt được mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đặt ra hàng loạt vấn đế bức xúc cho cả nước và cho huyện An Phú. Để đưa huyện An Phú tiến vững chắc lên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà đặc biệt là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, việc đẩy mạnh phát triển giáo dục và đào tạo, trọng tâm là giáo dục phổ thông bằng biện pháp chủ yếu là phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên của huyện An Phú là một việc vô cùng quan trọng. Trong thời gian qua, đặc biệt là những năm đổi mới đất nước, dưới ánh sáng của các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, các Nghị quyết của tỉnh Ủy An Giang, chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, chương trình hành động của Ủy ban nhân dân huyện An Phú, các ban ngành liên quan, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng ở huyện An Phú đã có nhiều tiến bộ, đội ngũ giáo viên huyện An Phú đã bước đầu phát huy được vai trò, vị trí của mình, cống hiến không nhỏ vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh nhà.

pdf54 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 881 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Vai trò của đội ngũ giáo viên trong phát triển giáo dục phổ thông ở huyện An Phú, tỉnh An Giang từ năm 2001 Đến Nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Một bộ phận học sinh trong huyện chưa được sự giáo dục chu đáo của các bậc phụ huynh. Chính vì thế, để nâng cao ý thức đạo đức cho các em, hướng cho các em có lối sống lành mạnh thì rất cần đến vai trò to lớn của đội ngũ giáo viên. Giáo viên phổ thông trong Huyện đã thực hiện việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, nhất là cho học sinh Tiểu học thông qua việc lồng ghép vào trong các tiết dạy trên lớp, qua các hoạt động ngoài giờ, sinh hoạt chủ nhiệmbằng nhiều hình thức dùng lý lẽ để giảng dạy cho các em hiểu được thế nào là đúng, là lẽ phải; kể cho học sinh nghe những mẩu chuyện hay có ý nghĩa giáo dục; bằng những hành vi tốt đẹp của bản thân như quan tâm giúp đỡ học sinh nghèo, tận tình giảng dạy và thầy, cô luôn là những tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Ngoài ra, đối với học sinh ở các bậc Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, việc nâng cao đạo đức, lối sống còn thông giáo dục pháp luật, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục thể chất, giáo dục môi trường, giáo dục lao động, đặc biệt là giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Từ đó, giúp học sinh có ý thức rèn luyện về hạnh kiểm, chấp hành tốt nội quy của nhà trường, đại bộ phận học sinh đã tỏ ra chăm ngoan, có thói quen lễ phép, có lối sống lành mạnh, hành vi văn minh, có ý thức phòng chống các tệ nạn xã hội như ma túy, AIDS và các tệ nạn xã hội khác. Tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm khá, tốt rất cao. Cụ thể: Năm học Tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm khá, tốt (%) Bậc Tiểu học Bậc Trung học cơ sở Bâc Trung học phổ thông 2001 - 2002 100 98,44 95,08 2003 - 2004 100 97,15 92,21 2006 - 2007 100 96,95 84,71 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của phòng Giáo dục huyện An Phú). Qua kết quả về hạnh kiểm trên, nhận thấy vai trò của đội ngũ giáo viên phổ thông huyện An Phú là rất lớn, họ không chỉ truyền thụ cho học sinh những kiến thức phổ thông một cách đơn thuần. Mà họ còn có vai trò to lớn Trang 24 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm SVTH: Danh Thị Mỹ Hạnh trong việc giáo dục, nâng cao đạo đức, lối sống cho học sinh, hướng các em trở thành người “vừa hồng”, “vừa chuyên”. 2.2.3. Đội ngũ giáo viên phổ thông huyện An Phú không ngừng đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Ngày nay, với xu thế phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của khoa học và công nghệ, yếu tố con người trở nên có vai trò quyết định đối với sự nghiệp phát triển của mỗi quốc gia. Điều đó đã đặt ra thách thức đối với ngành Giáo dục là phải phát huy vai trò mới trong kỉ nguyên trí tuệ, nhằm tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Một trong những vai trò mới, quan trọng mà ngành Giáo dục cần phát huy hiện nay là việc đẩy mạnh đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy. Phương pháp giảng dạy truyền thống phải được thay thế bằng phương pháp dạy học mới, tức là đòi hỏi cả thầy và trò cùng khám phá kiến thức, cùng tìm tòi cái mới được hỗ trợ bởi các phương tiện dạy học hiện đại mà khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đem lại. Trong giáo dục phổ thông, phương pháp giảng dạy là điều kiện cần thiết, là phương tiện quan trọng để người giáo viên thực hiện vai trò của mình trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh, giúp học sinh nắm vững, nắm chắc những nội dung quan trọng của bài học, có kĩ năng liên hệ thực tế và có nhận thức đúng đắn sau mỗi tiết học. Việc áp dụng các phương pháp dạy học mới, phương pháp phát huy vai trò chủ động của học sinh, phương pháp lấy người học làm trung tâm là việc làm vô cùng quan trọng nhằm thúc đẩy chất lượng học tập cũng như chất lượng rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh. Từ năm 2001, phòng Giáo dục huyện An Phú đã thực hiện việc cải tiến phương pháp giảng dạy, hạn chế tình trạng dạy thuyết giảng, đọc chép đơn thuần mà thay vào đó các phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, hình thành năng lực tự học, tích cực hóa và chủ động hóa hoạt động học tập của học sinh. Trong năm học 2002 – 2003, phòng Giáo dục Huyện tiếp tục quan tâm thực hiện khá triệt để việc cải tiến phương pháp giảng dạy cho giáo viên, nhờ đó mà chất lượng học tập của học sinh đã có những bước chuyển biến tích cực. Ở bậc Trung học cơ sở, số học sinh yếu kém đã có chiều hướng giảm, số học Trang 25 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm SVTH: Danh Thị Mỹ Hạnh sinh khá giỏi tăng lên. Với tổng số 11.060 học sinh, tỉ lệ đạt loại giỏi 18,37%, khá là 36,88%, trung bình là 36,94%, yếu là 6,87%, kém là 0,34% [5; 5]. Việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy đã được ngành Giáo dục Huyện quan tâm đẩy mạnh hơn nữa trong năm học 2005 – 2006 và 2006 – 2007, tổ chức thực hiện dưới nhiều hình thức, yêu cầu giáo viên sử dụng tốt đồ dùng dạy học, đẩy mạnh các hoạt động thực hành thí nghiệm. Giáo viên có cố gắng thực hiện giảng dạy theo phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, dạy đủ và đúng theo phân phối chương trình. Ngoài ra, Huyện đã đẩy mạnh phát triển Tin học trong nhà trường nhằm phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Tính đến năm học 2006 - 2007, toàn Huyện có 51 bộ máy vi tính được cấp phát về các trường, đa số giáo viên của huyện đã cơ bản sử dụng được máy vi tính để phục vụ cho việc soạn giảng hoặc lên lớp giảng dạy (nhất là ở môn Tin học) [7; 12]. Đi đôi với việc đổi mới phương pháp giảng dạy, phòng Giáo dục Huyện An Phú đã tổ chức, triển khai thực hiện việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, tổ chức bồi dưỡng thay sách cho giáo viên giảng dạy ở các bậc học. Năm học 2002 – 2003, Huyện đã tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên thay sách lớp 1. Để đáp ứng cho việc giảng dạy tốt chương trình thay sách, ngay trong hè theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang, phòng Giáo dục đã tiến hành mở 3 lớp bồi dưỡng thay sách lớp. Toàn Huyện có tổng số là 257 giáo viên được học lớp bồi dưỡng, trong đó: Lớp An Phú 1 là 82 giáo viên, lớp An Phú 2 là 83 giáo viên, lớp An Phú 3 là 92 giáo viên [8; 31]. Nhìn chung, giáo viên bước đầu nắm được nội dung và ra sức tham gia cải tiến trương trình mới một cách có hệ thống [5; 4]. Năm học 2003 – 2004, Huyện tiếp tục thực hiện việc bồi dưỡng thay sách cho giáo viên ở các khối lớp 1, 2 và 6, 7. Đội ngũ giáo viên của Huyện đã tham gia tích cực học tập, nắm vững các phương pháp dạy học mới, từ đó tổ chức soạn giảng cho phù hợp làm cho chất lượng học tập của học sinh được củng cố và chuyển biến tốt. Trong năm học này, kết quả học tập của học sinh ở các khối lớp thay sách (lớp 1 và lớp 2) khá cao. Đặc biệt là ở 2 môn Toán, Tiếng Việt. Ở khối lớp 1, tổng số học sinh là 3.607 em, trong đó, môn Tiếng Việt: giỏi 26,66%, khá 37,87%, trung bình 23,22%, yếu 1,61%; môn Toán: giỏi 36,85%, khá 36,35%, trung bình 25,56%, yếu 1,25%. Ở khối lớp 2, tổng số học sinh là 3.624 em, trong đó, môn Tiếng Việt: giỏi 26,66%, khá 39,71%, Trang 26 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm SVTH: Danh Thị Mỹ Hạnh trung bình 32,56%, yếu 1,08%; môn Toán: giỏi 39,81%, khá 37,56%, trung bình 22,27%, yếu 0,66% [6; 3]. Đến năm học 2006 - 2007, giáo viên phổ thông của huyện An Phú tiếp tục được bồi dưỡng thay sách ở các khối lớp 6, 7, 8 và 9. Nhìn chung, giáo viên đã có chủ động nghiên cứu, nắm vững các phương pháp dạy học tích cực để giảng dạy tốt ở các khối lớp này [7; 6]. Do đó, kết quả học tập của học sinh ở các khối lớp thay sách trong năm học này là tương đối tốt, với tổng số học sinh là 9.455 em, trong đó: giỏi 8,08%, khá 27,63%, trung bình 44,375 [9; 3]. Tóm lại, vai trò của đội ngũ giáo viên phổ thông huyện An Phú là rất to lớn trong sự nghiệp phát triển giáo dục phổ thông của huyện. Họ là lực lượng đi đầu trong việc tham gia cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; là lực lượng góp phần giáo dục, nâng cao đạo đức, lối sống cho học sinh và là lực lượng không ngừng trong việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của huyện nhà. 2.3. Những kết quả đạt được và những hạn chế từ vai trò của đội ngũ giáo viên trong phát triển giáo dục phổ thông ở huyện An Phú, tỉnh An giang từ năm 2001 đến nay. 2.3.1. Những kết quả đạt được. Được sự quan tâm của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân Huyện, cùng các Chỉ thị, văn bản hướng dẫn về nhiệm vụ năm học của sở Giáo dục và Đào tạo, với sự nỗ lực, phấn đấu khắc phục khó khăn của toàn ngành, đồng thời, quan tâm đặc biệt đến việc phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên. Thời gian qua (từ năm 2001 đến năm 2007) sự nghiệp giáo dục phổ thông của Huyện từng bước được củng cố và phát triển, đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Với số lượng đội ngũ giáo viên tương đối ổn định và ngày càng được bổ sung đã đáp ứng được phần nào sự nghiệp phát triển giáo dục của huyện nhà. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân công, bố trí giáo viên công tác ở các bậc học, ở các vùng khác nhau một cách hợp lí hơn. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Những kết quả đạt được từ vai trò của đội ngũ giáo viên được biểu hiện những nội dung cơ bản: Thứ nhất, chất lượng giảng dạy của giáo viên ngày càng được cải thiện và nâng cao. Trang 27 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm SVTH: Danh Thị Mỹ Hạnh Đội ngũ giáo viên phổ thông luôn gương mẫu, đi đầu thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, đảm bảo thực hiện đúng chương trình, giáo viên khi lên lớp đều có bài giảng nghiêm túc; vai trò của tổ bộ môn và tổ chuyên môn được phát huy mạnh mẽ. Trong năm học 2006 – 2007, toàn Huyện có 31 giáo viên được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp huyện và 5 giáo viên được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Trong phong trào viết sáng kiến, kinh nghiệm giảng dạy, toàn Huyện có 1 giáo viên đạt giải A, 5 giáo viên đạt giải B và 10 giáo viên đạt giải C [9; 10 - 11]; công tác bồi dưỡng cho giáo viên được phòng Giáo dục Huyện thực hiện khá nghiêm túc theo tinh thần của Sở Giáo dục và Đào tạo, nhiều giáo viên đã có tinh thần cao trong việc hưởng ứng thực hiện công tác này, toàn Huyện có 466 giáo viên được bồi dưỡng đạt chuẩn và 145 giáo viên được bồi dưỡng trên chuẩn [4; 37]. Ngành Giáo dục Huyện đã triển khai đưa công nghệ thông tin vào trường học, khuyến khích giáo viên đi học Tin học để ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lí và giảng dạy. Về vấn đề này, Huyện đã đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm học 2008 – 2009, tất cả cán bộ, giáo viên, công nhân viên phải có chứng chỉ A Tin học. Đa số giáo viên đều đồng tình và ra sức học tập, rèn luyện, nâng cao khả năng sử dụng máy vi tính trong việc soạn giáo án và giảng dạy, thực hiện mục tiêu mà ngành Giáo dục Huyện đã đề ra. Chính vì thế mà hiện nay đa số cán bộ, giáo viên của Huyện đều biết sử dụng máy vi tính trong quản lí và giảng dạy. Tính đến nay, Huyện đã có 51 bộ máy vi tính phân phát về các đơn vị trường. Thứ hai, chất lượng giảng dạy của giáo viên được nâng cao, do đó chất lượng học tập của học sinh cũng khá tốt. Tỉ lệ tốt nghiệp của học sinh qua các năm học tương đối tốt. Cụ thể: Năm học Tỉ lệ tốt nghiệp của học sinh. (%). Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông 2001 - 2002 99,78 88,88 86,08 2002 - 2003 99,97 83,32 80,7 2003 - 2004 99,98 86,82 75,36 2004 - 2005 96,5 90,05 81,7 2005 - 2006 97,08 98,07 71,62 Trang 28 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm SVTH: Danh Thị Mỹ Hạnh 2006 - 2007 91,28 89,80 86,06 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của phòng Giáo dục huyện An Phú). Dưới sự tác động từ nhiều mặt của giáo viên đã giúp cho học sinh có sự tiến bộ không chỉ về kết quả học tập mà còn ở kết quả rèn luyện. Đa số các em học sinh đều có ý thức đạo đức tốt, có thái độ lễ phép với người lớn, chăm ngoan trong học tập. Ở bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, đa số học sinh đã ý thức được việc học tập của mình và có sự cố gắng cao, tích cực tham gia các hoạt động trong và ngoài giờ ngoại khóa do nhà trường tổ chức, trong đó, có các phong trào: Hội khỏe Phù Đổng, thi học sinh giỏi, thi viết thư UPU. Với kết quả: Hội khỏe Phù Đổng, có 17 em đạt huy chương vàng; thi học sinh giỏi, có 33 em đạt giải (trong đó, 26 giải ba, 7 giải khuyến khích); thi viết thư UPU, có 1 em đạt giải ba cấp quốc gia [5; 5]. Thứ ba, do nhu cầu về những điều kiện vật chất phục vụ cho việc dạy và học, nhiều giáo viên đã lên tiếng yêu cầu với phòng Giáo dục Huyện về việc trang bị cơ sở vật chất trong nhà trường, ra sức vận động Hội phụ huynh học sinh, các mạnh thường quân đóng góp về tài chính để xây dựng trường, lớp, mua sắm trang thiết bị dạy học. Nhờ đó mà cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho giáo dục phổ thông của Huyện, từng bước được cải thiện hơn: Nếu như năm học 2001 – 2002, bậc Tiểu học, có tổng số là 449 phòng học, chưa có trường nào có phòng Thư viên, phòng thiết bị riêng; bậc Trung học cơ sở, có 166 phòng học (tỉ lệ lớp/phòng là 1,7); bậc Trung học phổ thông với 3 đơn vị trường có 50 phòng học [4; 3 - 6]. Thì đến năm học 2006 – 2007, bậc Tiểu học, có tổng số là 447 phòng học, nhưng tỷ lệ kiên cố chiếm 43,38%, đã có 20 Thư viện trên tổng số 35 trường; bậc Trung học cơ sở, có 201 phòng học, trong đó, có 180 phòng kiên cố, có 10 Thư viện trên tổng số 13 trường; bậc Trung học phổ thông, có 45 phòng học kiên cố, một số trường đã được trang bị máy vi tính [9; 21]. Nguyên nhân của những kết quả trên: Đạt được những kết quả đáng khích lệ trên đây là do nhiều nguyên nhân, nhưng tập trung chủ yếu ở những nguyên nhân sau: Thứ nhất, đội ngũ giáo viên phổ thông huyện An Phú được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và toàn thể nhân dân trong Huyện, với phương châm: “Toàn dân chăm lo sự nghiệp giáo dục”. Từ đó ra Trang 29 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm SVTH: Danh Thị Mỹ Hạnh sức chăm lo, phát huy tối đa mọi ngưồn lực phục vụ tốt cho giáo dục, đẩy mạnh các hoạt hộng của Hội khuyến học, xây dựng dự án về tự giáo dục. Huyện Ủy, Ủy ban nhân dân Huyện thường xuyên tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong cán bộ, giáo viên, công nhân viên trên cơ sở quán triệt sâu sắc Nghị quyết của Trung ương, của tỉnh và các Luật mới được ban hành. Hàng năm, trong công tác giáo dục của Huyện đều thực hiện xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ, đặc biệt là đội ngũ giáo viên, bằng cách bồi dưỡng, đào tạo lại, khuyến khích giáo viên tự học, tự nghiên cứu, bổ sung kiến thức. Nâng cao ý thức, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên trong việc thực hiện chức trách của mình. Trong từng năm học, phòng Giáo dục của Huyện thực hiện các Chỉ thị, văn bản hướng dẫn của Ủy ban nhân dân Huyện về việc thực hiện “Đổi mới phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”, đồng thời, triển khai cho các cấp học ở trường thuộc phạm vi của Huyện cùng thực hiện. Đặc biệt, Huyện đã đẩy mạnh nâng cao vai trò của đội ngũ giáo viên, bằng cách thực hiện các chính sách ưu tiên, ưu đãi, tạo điều kiện để người giáo viên tận tâm, tận lực với nghề giáo của mình. Thứ hai, việc phân công, bố trí giáo viên giảng dạy của phòng Giáo dục, của các trường khá hợp lí, phù hợp với chuyên môn đào tạo, hàng năm phòng Giáo dục đã tiến hành rà soát, sắp xếp, bố trí lại đội ngũ theo tinh thần đề án “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giai đoạn 2003 – 2010”. Thứ ba, phòng Giáo dục và Công đoàn ngành Giáo dục của Huyện phối hợp tích cực chăm lo đời sống cán bộ công chức, bảo lãnh tín chấp cho cán bộ công chức vay vốn cải thiện đời sống, vận động quỹ hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo học giỏi. Thứ tư, Huyện đã có sự duy trì tốt kỉ cương nề nếp trong hoạt động chuyên môn, đảm bảo nghiêm túc trong kiểm tra, thi cử và đánh giá, đẩy mạnh cuộc vận động: “Hai không” trong toàn ngành và được nhân dân trong Huyện đồng tình hưởng ứng. Cải tiến công tác thanh tra, giữ nề nếp trong dạy học và quản lí, từ đó chất lượng giảng dạy từng bước được nâng cao. Thứ năm, toàn Huyện đã quán triệt Chỉ thị 34/CT.TƯ về việc phát triển đảng viên trong giáo dục và đào tạo, giúp cho các cấp nhận thức đầy đủ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp phát triển đảng viên trong trường học. Từ đó đẩy mạnh nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường. Trang 30 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm SVTH: Danh Thị Mỹ Hạnh 2.3.2. Những hạn chế: Việc phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên trong giáo dục phổ thông ở huyện An Phú bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn những hạn chế nhất định: Thứ nhất, việc huy động học sinh ra lớp vẫn còn nhiều khó khăn, công tác vận động học sinh bỏ học trở lại trường còn nhiều giáo viên thực hiện chưa đạt hiệu quả cao, số học sinh bỏ học không còn ở địa phương từ 6 tháng trở lên chiếm tỉ lệ khá cao. Nếu như năm học 2001 - 2002, tỉ lệ bỏ học của học sinh ở bậc Tiểu học là 482 em (chiếm 1,43%), bậc Trung học cơ sở bỏ học 658 em (chiếm 3,69%), bậc Trung học phổ thông bỏ học 117 em (chiếm 4,1%) [4; 5 - 6]. Đến năm học 2006 – 2007, tỉ lệ bỏ học không giảm mà còn có xu hướng tăng lên: Bậc Tiểu học có 423 em bỏ học (chiếm 2,79%); bậc Trung học cơ sở có 1.187 em bỏ học (chiếm 12,55%); bậc Trung học phổ thông có 486 em bỏ học (chiếm 13,99%). [9; 4 - 5]. Thứ hai, chất lượng văn hóa có chuyển biến nhưng chưa đồng đều ở các trường và các xã khác nhau; việc đổi mới và cải tiến phương pháp giảng dạy, nhất là đối với các lớp thay sách, cũng còn giáo viên thực hiện hiệu quả thấp; việc cải tiến nội dung sinh hoạt chuyên môn và sử dụng các trang thiết bị dạy học đôi lúc còn hạn chế. Theo số liệu báo cáo của công tác thanh tra trong Huyện, tỉ lệ giáo viên được đào tạo ở trình độ chuẩn còn thấp, đặc biệt là giáo viên Tiểu học (chỉ có 40,89%). [6; 6]. Còn nhiều giáo viên cần được đào tạo, bồi dưỡng thêm để đạt trình độ chuẩn. Cụ thể: Năm học 2001 – 2002, có 53 giáo viên (ở cả 3 cấp) [4; 9]. Năm học 2002 - 2003, có 48 giáo viên Tiểu học [5; 22]. Các năm về sau, Huyện vẫn phải tiếp tục đưa đi đào tạo thêm và đào tạo lên trình độ cao hơn; tình trạng thiếu giáo viên dạy môn Nhạc, Họa, Thể dục ở bậc Trung học cơ sở và môn tiếng Anh cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 vẫn còn kéo dài; ở các trường Tiểu học môn Tin học chưa được đưa vào giảng dạy. Khi lên lớp, nhiều giáo viên vẫn còn bố trí thời gian chưa hợp lí, chưa phát huy được tính chủ động của học sinh trong học tập. Thao tác, kĩ năng vận dụng các phương pháp giảng dạy đôi khi chưa phù hợp, linh hoạt, việc giảng dạy chưa thật sự đạt hiệu quả. Việc thực hiện các tiết giảng có sử dụng công nghệ thông tin của các giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, có nhiều đơn vị trường không có phòng vi tính phục vụ cho chương trình dạy và học. Tính đến nay, toàn Huyện chỉ có 51 bộ máy vi tính trên tổng số 51 trường học ở cả 3 bậc Trang 31 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm SVTH: Danh Thị Mỹ Hạnh Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông [9; 10]. Chất lượng dạy và học vẫn còn chênh lệch giữa vùng thuận lợi với vùng khó khăn. Một bộ phận học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới vẫn còn rụt rè trong giao tiếp, ít phát biểu tham gia xây dựng bài, kết quả học tập còn thấp. Một số cán bộ quản lý chưa đầu tư đúng mức cho hoạt động quản lí, còn tham gia trực tiếp giảng dạy quá nhiều hoặc thiếu tinh thần cải tiến nên hiệu quả quản lí đội ngũ còn hạn chế. Ban Giám Hiệu các trường có tăng cường công tác kiểm tra nhưng việc góp ý chưa mạnh dạn, chưa đi sâu vào chuyên môn và chưa có tính thúc đẩy cao. Công tác quản lý hành chính, văn thư, lưu trữ, Thư viện, thiết bị diễn biến còn chậm, nhiều đơn vị chưa chấp hành đúng quy định về chế độ thông tin, báo cáo. Công tác quản lý trường học nhìn chung có chuyển biến, nhưng chưa rõ nét, năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý chưa đáp ứng trước đòi hỏi ngày càng cao trong công tác quản lý giáo dục và đào tạo. Thứ ba, còn nhiều giáo viên chưa phát huy hết được khả năng giảng dạy của mình do cơ sở vật chất chưa đảm bảo. Việc nâng cao chất lượng giáo dục, giảng dạy chưa đạt hiệu quả do thiếu kinh phí mua sắm tài liệu chuyên môn, trang thiết bị dạy học cho giáo viên. Cho đến nay, vẫn còn tình trạng phòng học cất bằng tre lá tạm bợ và chưa có phòng Thư viện: Ở bậc Tiểu học, với tổng số 447 phòng học, có 36 phòng tre lá tạm bợ và chỉ có 20 thư viện trên tổng số 35 trường học; Ở bậc Trung học cơ sở với tổng số 201 phòng học, có 15 phòng tre lá tạm bợ và chỉ có 10 thư viện trên tổng số 13 trường học [9; 21 - 22]. Kho chứa trang thiết bị còn thiếu nhiều, các phòng chức năng còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu trong việc dạy và học. Việc giảng dạy cho học sinh học 2 buổi/ngày (đặc biệt là lớp 1 và lớp 5) chưa được các giáo viên thực hiện đúng do thiếu cơ sở vật chất. Việc sử dụng và bảo quản trang thiết bị, đồ dùng dạy học ở một vài trường chưa được sắp xếp ngăn nắp, khoa học. Nguyên nhân của những hạn chế trên: Về nguyên nhân khách quan: Các cấp Ủy Đảng và chính quyền địa phương rất quan tâm, chăm lo sự nghiệp giáo dục, nhưng vẫn chưa tương xứng với quan điểm: “Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Trang 32 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm SVTH: Danh Thị Mỹ Hạnh Điều kiện kinh tế - xã hội của Huyện vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu kinh phí đầu tư cho giáo dục và đào tạo, là một huyện còn gặp nhiều khó khăn, có nhiều xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Đặc biệt, hàng năm Huyện phải chịu những thiệt hại do lũ gây ra, gây cản trở nhiều đến việc học tập của các em học sinh. Mặc khác, một bộ phận nhân dân trong Huyện chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, xem trách nhiệm chăm lo giáo dục là của ngành Giáo dục, của trường học và của đội ngũ thầy, cô giáo. Công tác quản lý nhà nước về giáo dục ở một số xã chưa có kế hoạch cụ thể về phát triển quy mô và nâng cao chất lượng. Hoạt động phối hợp giữa ngành với các tổ chức đoàn thể vẫn còn thực hiện theo phong trào, chưa thường xuyên, liên tục. Công tác xã hội hóa giáo dục đã có bước phát triển nhưng chưa đi sâu vào chiều sâu, chưa đáp ứng được đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển sự nghiệp giáo dục ở huyện nhà. Cơ sở vật chất – kỹ thuật của ngành được đầu tư ngày càng khá hơn, nhưng chủ yếu mới đáp ứng yêu cầu phát triển mà chưa đáp ứng được yêu cầu “hiện đại hóa, chuẩn hóa” theo quy định của ngành. Về nguyên nhân chủ quan: Vai trò tham mưu của ngành đối với cấp ủy, chính quyền địa phương chưa được thường xuyên và đúng mức, chưa phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp nhằm phát huy tiềm lực toàn xã hội để phát triển giáo dục. Đội ngũ giáo viên còn thiếu, đặc biệt là ở các bộ môn Kỹ thuật, Nhạc, Họa, Thể dục, Anh văn, Tin học. Năng lực giảng dạy chưa đáp ứng với yêu cầu đề ra. Chậm đổi mới phương pháp giảng dạy, một bộ phận giáo viên còn thiếu tâm huyết trong việc đầu tư cho các tiết dạy đạt hiệu quả. Năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý ở trường học chưa đáp ứng nhu cầu đổi mới công tác quản lý giáo dục, thiếu năng động, sáng tạo, thiếu kiên trì và quyết tâm thực hiện những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp. Công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn ở phòng Giáo dục được cải tiến nhưng chất lượng giáo dục chưa cao. Công tác đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển cán bộ và tinh giản biên chế chưa được thực hiện triệt để. Việc đổi mới hoạt động quản lý trường học trong thời gian qua còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới Trang 33 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm SVTH: Danh Thị Mỹ Hạnh sự nghiệp giáo dục, chưa theo kịp tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. 2.4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ giáo viên trong phát triển giáo dục phổ thông ở huyện An phú, tỉnh An Giang trong thời gian tới. 2.4.1. Rà soát và đánh giá đúng thực trạng về số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên phổ thông. Đây là giải pháp quan trọng không thể thiếu, bởi chỉ có rà soát và đánh giá đúng thực trạng mới có thể phát hiện ra những mặt đạt được và những mặt chưa đạt được về số lượng và chất lượng giáo viên phổ thông. Từ đó, đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao dần về số lượng và chất lượng giáo viên. Để thực hiện giải pháp này có hiệu quả, đòi hỏi các ngành, các cấp ủy Đảng trong Huyện phải thực sự quan tâm đặc biệt đến đội ngũ giáo viên trong huyện. Trước hết, cần có sự chỉ đạo và hướng dẫn sâu sát của Đảng bộ Huyện trên cơ sở tiếp nhận sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo cấp trên về việc rà soát và đánh giá đúng số lượng và chất lượng giáo viên. Cụ thể: Đối với phòng Giáo dục: Hàng năm phải có các số liệu báo cáo sát thực về thực trạng giáo viên ở từng cấp học để Đảng bộ Huyện nắm và có cách giải quyết những tình trạng yếu kém và thiếu hụt về giáo viên cho kịp thời ở những năm học sau; đẩy mạnh công tác thanh tra giáo dục phổ thổng, nhất là thanh tra giáo viên dưới nhiều hình thức khác nhau như thanh tra đột xuất, thanh tra theo từng nội dung chuyên đề cụ thể để công tác thanh tra có tác dụng hơn đối với các giáo viên. Bởi vì, trong khi thanh tra, đoàn thanh tra có thể sẽ phát hiện những mặt mạnh, mặt còn hạn chế, tư đó có hướng đề xuất với giáo viên, nhà trường và phòng Giáo dục, nhằm thúc đẩy việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, giúp các giáo viên được thanh tra thấy được hết những ưu, khuyết điểm để có hướng khắc phục, sửa chữa. Đối với các đơn vị trường: Hàng tháng, hàng quí phải báo cáo với phòng Giáo dục về tình hình đội ngũ giáo viên; báo cáo về chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh; báo cáo về việc tham gia vào các công tác xã hội, công tác giáo dục đạo đức cho học sinh; báo cáo về năng lực sử dụng đồ dung dạy học hiện đại của giáo viên. Vấn đề này cần đảm bảo đánh giá đúng, tránh tình trạng một số trường vì chạy theo thành tích mà có sự báo cáo sai, che giấu những yếu kém, khuyết điểm của đội ngũ giáo viên. Trang 34 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm SVTH: Danh Thị Mỹ Hạnh Việc rà soát và đánh giá đúng thực trạng về số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên của Huyện không phải là việc làm đơn giản, đòi hỏi cần có sự hợp tác của các đơn vị trên cơ sở chỉ đạo của Đảng bộ Huyện, phải có sự kiểm tra một cách nghiêm túc và thường xuyên của phòng Giáo dục đối với đội ngũ giáo viên ở tất cả các trường học trong Huyện, kể cả các trường học ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Nhưng để làm được điều đó, yêu cầu phải tăng cường công tác tuyên truyền làm cho mọi tổ chức và cá nhân giáo viên hiểu được tầm quan trọng của công tác này, từ đó có sự hợp tác thực hiện. 2.4.2. Đổi mới mạnh hơn nữa về nội dung và phương pháp dạy và học ở các bậc học. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng ta đã khẳng định: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi nới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”. [35; 95]. Vấn đề đổi mới nội dung và phương pháp dạy và học ở huyện An Phú là vấn đế rất cần thiết, góp phần đẩy mạnh giáo dục toàn diện cho học sinh: Giỏi về năng lực tư duy, tri thức, thẩm mỹ, đảm bảo thể chất, tốt về đạo đức, Để thực hiện tốt vấn đề này, ngành Giáo dục huyện An Phú có thể thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: Thứ nhất, đổi mới nội dung và phương pháp dạy và học ở các bậc học phải theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, giúp học sinh lĩnh hội tri thức, rèn luyện năng lực tư duy, học tập nhẹ nhàng, chủ động và tự tin. Dành nhiều thời gian cho học sinh thực hành, tự học, tích cực hóa hoạt động học tập trong lớp. Thứ hai, đẩy mạnh giáo dục và đào tạo toàn diện cho học sinh, giúp các em tham gia tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhằm phát triển kĩ năng giao tiếp, tập luyện cho học sinh quen dần với việc làm việc tập thể và hòa nhập với xã hội. Ở các đơn vị trường có học sinh là người dân tộc, đặc biệt là dân tộc Chăm, cần vận động khuyến khích các em giao tiếp bằng tiếng Việt trong và ngoài giờ học. Thứ ba, cần tăng cường đưa ngoại ngữ, Tin học vào giảng dạy ở các cấp học. Vận dụng phương pháp dạy học mới có hiệu quả, như phương pháp đặt vấn đề, phương pháp tổ chức Hội thảo, phương pháp thảo luận chuyên đề nhằm phát huy tính chủ động, tích cực học tập của học sinh. Trang 35 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm SVTH: Danh Thị Mỹ Hạnh Thứ tư, đẩy mạnh hoạt động của Hội đồng bộ môn, tổ bộ môn trong việc tư vấn về chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm, cải tiến phương pháp, nội dung giảng dạy, đẩy mạnh hoạt động việc thực hành thí nghiệm, khuyến khích hình thức tổ chức giảng dạy thông qua công nghệ thông tin, đưa Tin học vào dạy chính khóa, phát huy sử dụng Internet phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Thứ năm, tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”. Tập trung vận động không “đọc chép, cách truyền thụ kiến thức một chiều”, đổi mới cách ra đề thi và cách đánh giá học sinh nhằm mục tiêu điều chỉnh cách dạy và cách học, chống thói quen “học vẹt, học tủ”, không vi phạm đạo đức nhà giáo và không để tình trạng học sinh không đủ kiến thức lên lớp. Thứ sáu, thực hiện tốt việc đổi mới sách giáo khoa, tổ chức giảng dạy hợp lý theo nội dung chương trình đã được đổi mới. Đồng thời tiếp tục chỉ đạo thật tốt việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, thay sách và phân ban ở các lớp Trung học phổ thông. Việc thay đổi nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo cần phải chú ý đến khả năng tiếp thu của học sinh, thực hiện hiệu quả phương pháp tích cực, gắn việc vận dụng trang thiết bị dạy học với việc tăng cường hướng dẫn phương pháp học tập, thói quen cho học sinh, đồng thời gắn chặt với công tác thi cử, đánh giá để đảm bảo chất lượng và hiệu quả thiết thực. Thứ bảy, cần đưa vào nội dung giáo dục các vấn đề về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, thường xuyên giáo dục truyền thống cách mạng, văn hóa dân tộc lồng ghép trong các môn học, các hoạt động, các hình thức giáo dục. Các thầy, cô giáo cần phải nêu cao sự gương mẫu, không chỉ giáo dục học sinh bằng việc lên lớp giảng bài mà cần có thái độ tận tụy với nghề, thương yêu học sinh, nêu gương sáng cho học sinh noi theo. 2.4.3. Tăng cường nguồn đầu tư ngân sách và đầu tư có hiệu quả cho hệ thống giáo dục và đào tạo ở các bậc học. Hiện nay, ngân sách phân bổ về các đơn vị trường học của Huyện là khá lớn nhưng chưa đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục và đào tạo hiện nay trong một Huyện còn thiếu thốn nhiều về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học. Do đó, Huyện cần tăng cường hơn nữa nguồn đầu tư về ngân sách để phục vụ tốt cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo ở các bậc học. Trang 36 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm SVTH: Danh Thị Mỹ Hạnh Thực hiện biện pháp này đòi hỏi các cấp lãnh đạo của Huyện cần tập trung chỉ đạo và tạo điều kiện để ngành Giáo dục bảo đảm thực hiện đúng tiến độ và có chất lượng việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo kế hoạch. Cân đối ngân sách địa phương, khai thác và huy động thêm các nguồn ngoài ngân sách, có thể huy động sự đóng góp của nhân dân, của các mạnh thường quân, đảm bảo kinh phí cho việc nâng cấp và xây dựng trường lớp, thực hiện kiên cố hóa trường lớp, tạo điều kiện từng bước chuyển sang dạy học hai buổi/ngày, trước hết là đối với các trường Tiểu học, đồng thời, tăng cường cung cấp trang thiết bị và đồ dùng dạy học trong nhà trường, nhất là đối với môn Tin học và nối mạng Internet. Ưu tiên đầu tư khắc phục tình trạng thiếu thốn, phải dùng chung cơ sở vật chất của các trường Tiểu học và Trung học cơ sở, sử dụng có hiệu quả các cơ sở vật chất, các trang thiết bị đã được đầu tư, kết hợp với việc bảo quản và sử dụng trang thiết bị nhằm phục vụ thiết thực công tác giảng dạy và học tập. Đa dạng hóa, mở rộng và quản lý chặt chẽ các loại hình trường lớp, xóa bỏ tình trạng lạm thu, tiến tới xóa bỏ tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan. Khuyến khích các trường, các cơ sở tăng cường sản xuất các loại thiết bị dạy học, từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống các thư viện, các phòng thí nghiệm ở các trường học, cần đồng bộ thống nhất bộ sách giáo khoa, sách tham khảo. Thực hiện chủ trương đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy và thay sách giáo khoa mới. Cải tiến phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, phát triển và cải tiến hình thức dạy học từ xa, nhất là dạy học trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo điều kiện cho nhiều người, nhất là ở những nơi khó khăn được học tập toàn diện. Huyện cần tập trung một phần ngân sách phục vụ cho việc hỗ trợ học bổng cho sinh viên có kết quả học tập từ khá trở lên, tổ chức tốt hơn các Hội khuyến học, tạo điều kiện cho những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được đến trường. Quan tâm đặc biệt đối với học sinh là con em dân tộc thiểu số, ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Cấp, phát học bổng thường xuyên cho học sinh giỏi, học sinh có năng lực đặc biệt, tạo động lực cho các em tiếp tục phát huy khả năng của mình. Đầu tư ngân sách cho việc tổ chức các cuộc thi về dạy tốt, học tốt, các cuộc thi tìm hiểu lịch sử quê hương, dân tộc, các cuộc thi về các môn văn hóa nhằm nâng cao trình độ hiểu biết cho cả giáo viên và học sinh, để ngày càng tìm ra được nhiều giáo viên dạy giỏi, phát hiện nhiều học sinh có năng lực đặc biệt và tiếp tục đào tạo bồi dưỡng thêm cho các đối tượng này. Trang 37 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm SVTH: Danh Thị Mỹ Hạnh Cần tập trung nguồn ngân sách hợp lí nhằm phát triển đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện để người giáo viên được tiếp tục học tập bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên, đảm bảo cho giáo viên có thể ứng phó được với những tình huống khó trong giảng dạy, nắm vững được lý thuyết và thực tiễn, mục tiêu và phương tiện để đạt được mục tiêu trong giáo dục và đào tạo. Về kiến thức, giáo viên được đào tạo chính quy cẩn thận, biết hướng dẫn, thu nhận và ứng dụng thông tin một cách thành thục để định hướng và tạo ra các giá trị cho học sinh. Về phương pháp, được đào tạo và sử dụng các kỹ thuật và công cụ dạy học vào việc truyền đạt tri thức một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, cần phải quan tâm chăm lo đến đời sống của đội ngũ cán bộ, giáo viên, thực hiện tốt chính sách về tiền lương, tạo động lực để giúp cho giáo viên ngày càng tận tâm, tận lực với nghề và giảng dạy ngày càng hiệu quả hơn. 2.4.4. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi cho cán bộ trí thức, giáo viên, học sinh vùng sâu, vùng xa. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng ta khẳng định: “Dành nguồn vốn thích đáng cho việc giải quyết các nhu cầu cấp bách, đặc biệt là về kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, để những vùng còn kém phát triển, nhất là các vùng cao, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng có bước phát triển nhanh hơn, dần dần giảm bớt sự chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng, coi đây là một trung tâm chỉ đạo của các ngành, các cấp” [32; 89 - 90]. Việc thực hiện chính sách ưu đãi cho cán bộ trí thức, giáo viên, học sinh vùng sâu, vùng xa là một trong những giải pháp quan trọng và cần thiết. Bởi huyện An Phú là một huyện còn gặp nhiều khó khăn, nhiều cán bộ trí thức, giáo viên phải công tác ở những nơi có điều kiện bất lợi, đặc biệt là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề và trực tiếp nhất từ cơn lũ diễn ra hàng năm ở đây. Do đó, các cấp lãnh đạo của Huyện phải thực hiện chính sách ưu đãi hợp lý cho các đối tượng này nhằm tạo động lực, tạo điều kiện để họ yên tâm công tác và phục vụ lâu dài cho ngành Giáo dục của huyện nhà. Cụ thể: Ngoài chế độ tiền lương, Huyện cần quan tâm thực hiện tốt các chính sách khác như cấp đất, cấp nhà ở, tăng tiền lương, tiền trợ cấp cho cán bộ, giáo viên đang công tác ở những vùng khó khăn; hỗ trợ kinh phí, khuyến khích cán bộ, giáo viên đang công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới tích cực đi học bồi dưỡng, tạo điều kiện để họ không ngừng nâng cao trình độ, được đào tạo Trang 38 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm SVTH: Danh Thị Mỹ Hạnh bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên; thường xuyên tổ chức và vận động các giáo viên đang công tác ở vùng khó khăn tham gia cuộc thi giáo viên dạy giỏi; có sự khen thưởng xứng đáng đối với giáo viên đạt được thành tích cao trong công tác giảng dạy, giáo dục học sinh và nâng cao tay nghề. Huyện cần có chính sách đặc biệt cho học sinh là người dân tộc thiểu số, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các em được học tập ổn định, đẩy mạnh xây dựng và phát triển các trường dân tộc nội trú; trợ cấp học bổng, miễn, giảm tiền học phí, hỗ trợ các chi phí phục vụ cho việc học tập; thường xuyên tổ chức những đoàn cán bộ đến thăm hỏi gia đình và tặng sách, vở, đồ dùng học tập cho các em, động viên các em nỗ lực hơn nữa trong học tập, khắc phục dần sự chênh lệch về nhận thức, trình độ giữa các em ở nơi đây với những nơi thuận lợi trong Huyện. Ngoài ra, ngành Giáo dục Huyện có chính sách thu hút những sinh viên mới ra trường về công tác ở những vùng khó khăn; kịp thời động viên, khen thưởng bằng vật chất và tinh thần đối với những học sinh, sinh viên có thành tích học tập cũng như kết quả tốt nghiệp cao; có chính sách hỗ trợ kinh phí để học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới được tiếp tục học tập lên cao hơn ở các trường cao đẳng, đại học hoặc các trường dạy nghề. * * * Qua nghiên cứu, tổng kết thực tiễn việc phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên trong giáo dục phổ thông huyện An Phú, tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay, cho thấy, giáo dục phổ thông của Huyện nhìn chung có phát triển tương đối ổn định, hệ thống trường, lớp tạm đủ đáp ứng cho nhu cầu học tập của các em, học lực và đạo đức của học sinh có bước phát triển, đội ngũ giáo viên trong Huyện cũng tương đối ổn định về số lượng và có bước phát triển về chất lượng. Bên cạnh đó, giáo dục phổ thông của huyện An Phú vẫn còn những hạn chế: Trình độ giảng dạy của đội ngũ giáo viên chưa cao, việc áp dụng phương pháp dạy học mới chưa thật sự có hiệu quả, công tác quản lý giáo dục chưa ổn định, cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ mới phục vụ cho việc dạy và học còn thiếu, nhất là ở những trường vùng sâu, vùng xa. Do đó, kết quả giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh còn thấp so với các huyện khác trong tỉnh An Trang 39 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm SVTH: Danh Thị Mỹ Hạnh Giang. Đặc biệt, tình trạng bỏ học của học sinh với số lượng hàng năm khá lớn ở cả ba cấp học, cho đến nay Huyện vẫn chưa tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết tình trạng này. Để đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng ở một huyện còn gặp nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên, về điều kiện kinh tế - xã hội so với các Huyện khác trong tỉnh, tôi mạnh dạn nêu ra một vài giải pháp để phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ giáo viên trong phát triển giáo dục phổ thông ở huyện An Phú, tỉnh An Giang. Nhưng thực hiện các giải pháp đó không phải là đơn giản, không chỉ là lý luận, nhận thức mà phải biến thành hành động cụ thể, đòi hỏi rất lớn sự năng động của các cấp, các ngành trong huyện An Phú. Dẫu rằng chưa phải là đã đầy đủ nhưng các giải pháp nêu trên theo tôi đều có ý nghĩa cần thiết, cấp bách và sẽ có tính khả thi, điều đó sẽ làm cho giáo dục phổ thông của huyện An Phú, tỉnh An Giang trong những năm tới có bước tiến, gặt hái được nhiều thành tựu hơn nữa. Trang 40 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm SVTH: Danh Thị Mỹ Hạnh PHẦN KẾT LUẬN Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và trong tương lai quá trình ấy sẽ càng được đẩy mạnh hơn nữa để nhanh chóng đạt được mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đặt ra hàng loạt vấn đế bức xúc cho cả nước và cho huyện An Phú. Để đưa huyện An Phú tiến vững chắc lên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà đặc biệt là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, việc đẩy mạnh phát triển giáo dục và đào tạo, trọng tâm là giáo dục phổ thông bằng biện pháp chủ yếu là phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên của huyện An Phú là một việc vô cùng quan trọng. Trong thời gian qua, đặc biệt là những năm đổi mới đất nước, dưới ánh sáng của các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, các Nghị quyết của tỉnh Ủy An Giang, chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, chương trình hành động của Ủy ban nhân dân huyện An Phú, các ban ngành liên quan, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng ở huyện An Phú đã có nhiều tiến bộ, đội ngũ giáo viên huyện An Phú đã bước đầu phát huy được vai trò, vị trí của mình, cống hiến không nhỏ vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh nhà. Tuy nhiên, qua nghiên cứu về vai trò của đội ngũ giáo viên trong việc phát triển giáo dục phổ thông ở huyện An Phú, tỉnh An Giang, tôi nhận thấy thực trạng giáo dục phổ thông của huyện An Phú vẫn còn nhiều hạn chế cần giải quyết: Trình độ giảng dạy của đội ngũ giáo viên chưa cao, việc áp dụng phương pháp dạy học mới chưa thật sự có hiệu quả, công tác quản lý giáo dục chưa ổn định, cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ mới phục vụ cho việc dạy và học chưa tốt, kết quả giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh còn thấp, tình trạng bỏ học của học sinh hàng năm khá lớn. Thực trạng đó đã kìm hãm rất nhiều đến sự nghiệp phát triển giáo dục phổ thông của Huyện, làm cho hiệu quả giáo dục còn thấp, chất lượng đào tạo chưa cao. Nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên, bên cạnh những nguyên nhân khách quan vốn có, không ít những nguyên nhân chủ quan thuộc năng lực quản lí của cán bộ giáo dục; Vai trò tham mưu của ngành đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; Công tác đánh giá, bổ nhiệm, luân chuyển Trang 41 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm SVTH: Danh Thị Mỹ Hạnh cán bộ chưa được thực hiện triệt để và cả nguyên nhân về sự thiếu tâm huyết trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của một bộ phận giáo viên. Để đáp ứng sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo ở địa phương, cần xác định đúng và thực hiện tốt những giải pháp chủ yếu, có tính khả thi. Do vậy, chú trọng nâng cao vai trò của đội ngũ giáo viên bằng cách quan tâm chăm lo đầy đủ đời sống vật chất và tinh thần cho họ, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và khả năng vận dụng phương pháp dạy học mới có hiệu quả, tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên phát huy tối đa vai trò tích cực của mình trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng. Trang 42 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm SVTH: Danh Thị Mỹ Hạnh PHỤ LỤC 1 Bảng 1: KẾT QUẢ TỐT NGHIỆP BẬC TIỂU HỌC, HUYỆN AN PHÚ, TỈNH AN GIANG TỪ NĂM HỌC 2001 ĐẾN NĂM HỌC 2007. Năm học Tổng số học sinh dự thi Số học sinh được tốt nghiệp Tỷ lệ tốt nghiệp (%) Số học sinh giỏi Số học sinh khá Số học sinh trung bình 2001-2002 3669 3661 99,78 395 1693 1573 2002-2003 3903 3902 99,97 721 1598 1583 2003-2004 3373 3373 99,98 693 1446 1234 2004-2005 3750 3619 96,5 630 1442 1547 2005- 2006 3152 3060 97,08 698 1155 1207 2006-2007 2992 2731 91,28 318 894 1464 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của phòng Giáo dục huyện An Phú ) Bảng 2: KẾT QUẢ TỐT NGHIỆP BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ, HUYỆN AN PHÚ, TỈNH AN GIANG TỪ NĂM HỌC 2001 ĐẾN NĂM HỌC 2007. Năm học Tổng số học sinh dự thi Số học sinh được tốt nghiệp Tỷ lệ tốt nghiệp (%) Số học sinh giỏi Số học sinh khá Số học sinh trung bình 2001-2002 1816 1614 88,88 180 336 1098 2002-2003 2169 1813 83,32 241 430 1227 2003-2004 2117 1838 86,82 210 508 1120 2004-2005 2213 1993 90,05 231 480 1282 2005- 2006 2068 2028 98,07 164 677 1187 Trang 43 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm SVTH: Danh Thị Mỹ Hạnh 2006-2007 1853 1664 99,80 94 500 1070 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của phòng Giáo dục huyện An Phú ) Bảng 3: KẾT QUẢ TỐT NGHIỆP BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, HUYỆN AN PHÚ, TỈNH AN GIANG TỪ NĂM HỌC 2001 ĐẾN HỌC NĂM 2007. Năm học Tổng số học sinh dự thi Số học sinh được tốt nghiệp Tỷ lệ tốt nghiệp (%) Số học sinh giỏi Số học sinh khá Số học sinh trung bình 2001-2002 815 704 86,06 10 78 616 2002-2003 870 702 80,7 08 70 624 2003-2004 909 685 75,38 06 69 610 2004-2005 1162 949 81,7 18 63 868 2005- 2006 1057 757 71,62 15 74 768 2006-2007 1022 705 86,06 08 54 643 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của phòng Giáo dục huyện An Phú ) Trang 44 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm SVTH: Danh Thị Mỹ Hạnh PHỤ LỤC 2 Bảng 1: TÌNH HÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG, BẬC TIỂU HỌC, HUYỆN AN PHÚ, TỈNH AN GIANG TỪ NĂM HỌC 2001 ĐẾN NĂM HỌC 2007. Năm học Tổng số trường Tổng số lớp Tổng số học sinh. (người) Tổng số giáo viên. (người) 2001-2002 37 648 19.950 655 2002-2003 36 604 18.982 670 2003-2004 36 593 18.161 688 2004-2005 36 584 16.693 672 2005-2006 36 562 15.364 639 2006-2007 35 543 15.170 635 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của phòng Giáo dục huyện An Phú ) Bảng 2: TÌNH HÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG, BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ, HUYỆN AN PHÚ, TỈNH AN GIANG TỪ NĂM HỌC 2001 ĐẾN NĂM HỌC 2007. Năm học Tổng số trường Tổng số lớp Tổng số học sinh. (người) Tổng số giáo viên. (người) 2001-2002 13 268 10.462 326 2002-2003 13 273 11.060 404 2003-2004 13 272 10.888 430 2004-2005 13 272 9.946 430 2005-2006 13 269 9.484 446 2006-2007 13 254 9.455 480 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của phòng Giáo dục huyện An Phú ) Trang 45 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm SVTH: Danh Thị Mỹ Hạnh Bảng 3: TÌNH HÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG, BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, HUYỆN AN PHÚ, TỈNH AN GIANG TỪ NĂM HỌC 2001 ĐẾN NĂM HỌC 2007. Năm học Tổng số trường Tổng số lớp Tổng số học sinh. (người) Tổng số giáo viên. (người) 2001 -2002 3 68 10.462 114 2002-2003 3 73 11.060 104 2003-2004 3 84 10.888 119 2004-2005 4 99 9.946 132 2005-2006 4 88 9.484 151 2006-2007 4 87 9.455 159 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của phòng Giáo dục huyện An Phú ) Trang 46 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm SVTH: Danh Thị Mỹ Hạnh DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]- Ủy ban nhân dân huyện An Phú, tỉnh An Giang – An Phú tiềm năng và cơ hội đầu tư, năm 2005. [2]- Ủy ban nhân dân huyện An Phú, tỉnh An Giang, số 69/ BC-UBND - Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, năm 2006 và kế hoạch năm 2007. [3]- Ủy ban nhân dân huyện An Phú, tỉnh An Giang, số 67/ BC-UBND - Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng, kế hoạch 3 tháng cuối năm 2007. [4]- Phòng Giáo dục huyện An Phú, tỉnh An Giang - Báo cáo tổng kết năm học 2001 - 2002 và hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2002 - 2003. [5]- Phòng Giáo dục huyện An Phú, tỉnh An Giang - Báo cáo tổng kết năm học 2002 - 2003 và hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2003 - 2004. [6]- Phòng Giáo dục huyện An Phú, tỉnh An Giang - Báo cáo tổng kết năm học 2003 - 2004 và hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2004 - 2005. [7]- Phòng Giáo dục huyện An Phú, tỉnh An Giang - Báo cáo tổng kết năm học 2004 - 2005 và hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2005 - 2006. [8]- Phòng Giáo dục huyện An Phú, tỉnh An Giang - Báo cáo tổng kết năm học 2005 - 2006 và hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2006 - 2007. [9]- Phòng Giáo dục huyện An Phú, tỉnh An Giang - Báo cáo tổng kết năm học 2006 - 2007 và hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2007 - 2008. [10]- C.Mác, Ph.Ănggen và V.I.Lênin bàn về Giáo dục, Nxb Giáo dục, 1984. [11]- C.Mác - Bộ Tư bản, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1960. [12]- C.Mác và Ph.Ănggen, Tuyển tập, tập 3, Tiếng Việt, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1982. [13]- C.Mác và Ph.Ănggen, Tuyển tập, tập 16 Tiếng Nga, Nxb Chính trị Quốc gia Macxcơva, 1962. [14]- C.Mác và Ph.Ănggen, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. Trang 47 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm SVTH: Danh Thị Mỹ Hạnh [15]- Phạm Minh Hạc - Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỉ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002. [16]- Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Đắc Hưng - Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai, vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004. . [17]- Nguyễn Văn Lê - Nghề thầy giáo, Nxb Giáo dục, 1998. [18]- Luật Giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998. [19]- Luật Giáo dục 2005, Nxb Giáo dục. [20]- Hồ Chí Minh về giáo dục, Nxb Từ điển Bách khoa. [21]- Hồ Chí Minh về Giáo dục và đào tạo, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội, 2007. [22]- Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. [23]- Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. [24]- Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. [25]- Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996. [26]- Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996. [27]- Thái Duy Tuyên - Những vấn đề chung của Giáo dục học, Nxb Đại học Sư phạm, 2004. [28]- V.I.Lênin, Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Macxcơva, 1978. [29]- V.I.Lênin, Toàn tập, tập 37, Nxb Tiến bộ, Macxcơva, Tiếng Việt, 1977. [30]- V.I.Lênin, Toàn tập, tập 38, Nxb Tiến bộ, Macxcơva, Tiếng Việt, 1977. [31]- Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1991. [32]- Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996. [33]- Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Hội nghị lần thứ hai, Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997. [34]- Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001. Trang 48 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm SVTH: Danh Thị Mỹ Hạnh [35]- Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006. Trang 49

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1283.pdf
Tài liệu liên quan