Lao động tuyển vào các doanh nghiệp liên doanh thường có yêu cầu cao. Về độ tuổi, hầu như tất cả các lao động này đều trong độ tuổi trẻ, có sức khoẻ tốt, tâm lý ổn định và sức dẻo dai, khả năng thích ứng tốt. Về trình độ chuyên môn, do công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý trong các doanh nghiệp doanh nghiệp liên doanh đều là các công nghệ tiên tiến nên đòi hỏi mức độ cao, đồng đều trình độ lành nghề của người lao động.
Đối với lao động gián tiếp, đối tượng này thông thường là các nhân viên làm việc tại văn phòng của công ty, đều được tuyển dụng theo một quy trình kỹ lưỡng. Những người được tuyển dụng ngoài trình độ chuyên môn tốt thoả mãn yêu cầu của công việc còn phải có khả năng sử dụng tốt các thiết bị tin học và có một trình độ nhất định. Ngoại trừ các chức danh chủ chốt trong bộ máy điều hành do phía Việt Nam được toàn quyền quyết định, lao động gián tiếp được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp liên doanh đều là kỹ sư, cử nhân kinh tế hoặc tương đương, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và năng động, nhạy bén với công việc, lĩnh vực phụ trách.
Đối với lao động trực tiếp (bao gồm cả các kỹ sư, nhân viên kỹ thuật làm việc tại các đội, xưởng sản xuất), ngoài yếu tố về sức khoẻ, thể chất như trình bày ở trên thì yêu cầu về trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn cũng rất nghiêm khắc. Công nhân đều phải tiến hành kiểm tra tay nghề và lý thuyết nghề trước khi nhận vào làm thử việc. Nói chung, họ đều phải là thợ bậc cao (thông thường là thợ bậc 5/7 trở lên, chỉ một số ít là thợ bậc 4/7 làm việc ở các công đoạn không quan trọng trong dây chuyền sản xuất).
31 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1688 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Vấn đề quyền lợi của phía đối tác Việt Nam trong các doanh nghiệp liên doanh của Việt Nam với nước ngoài: Thực trạng và một số giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên doanh trong giai đoạn hiện nay:
a) Bên nước chủ nhà:
Trong việc hợp tác liên doanh với tư bản nước ngoài, bên chủ nhà là những nước đang và chậm phát triển thường không có hoặc có ít ngoại tệ chuyển đổi, công nghệ hiện đại… để đóng góp vào vốn liên doanh. Tuy nhiên thế mạnh của họ lại là tài nguyên, và các tài sản sẵn có ở nước mình mà người nước ngoài không dễ dàng có được. Phần đóng góp của bên chủ nhà thường được thể hiện dưới dạng:
Nhà xưởng: Thông thường bên đối tác sở tại góp vốn dưới dạng nhà xưởng hiện có hay xây mới khi đó là những nhà xưởng đơn giản, việc xây dựng không phức tạp và không yêu cầu kỹ thuật cao. Trong trường hợp này thì việc xây dựng nhà xưởng thường là trách nhiệm của các đối tác sở tại bởi vì phía chủ nhà hiểu biết về điều kiện địa phương, về những nhà thầu khoán địa phương, đồng thời họ có khả năng giảm chi phí xây dựng do có nguồn nguyên liệu và nhân công rẻ.
Máy móc thiết bị: Thông thường là những máy móc thiết bị phụ trợ, trình độ công nghệ không cao.
Quyền sử dụng đất đai, tài nguyên thiên nhiên, nguyên vật liêu địa phương và nguồn nhân lực. Trong các khoản đóng góp này thì khoản đóng góp bằng quyền sử dụng đất đai thường gặp nhiều khó khăn vì nó liên quan đến nhiều yếu tố vô hình.
ở Việt Nam trong những năm qua, mặc dù xuất hiện 3 hình thức góp vốn chủ yếu trên nhưng việc góp vốn của Bên Việt Nam vào doanh nghiệp liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển vẫn chiếm tỷ trọng áp đảo.
b) Bên nước ngoài:
Chủ yếu việc góp vốn liên doanh của các nhà tư bản được thực hiện dưới hình thức góp vốn bằng công nghệ hiện đại.
Công nghệ (technology) với ý nghĩa ban đầu rất hẹp, chỉ được coi là trình tự các giải pháp kỹ thuật trong một dây chuyền sản xuất. Cùng với thời gian, với sự sôi động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trên thế giới, công nghệ ngày càng dược các giới nghiên cứu trên thế giới quan tâm và hoạt động mua bán công nghệ ngày càng được định hình. Ngày nay, khái niệm về công nghệ ngày càng được các mở rộng và mang tính chất ước lệ như sau: “ Công nghệ với cách nhìn khái quát là một hệ thống về quy trình kỹ thuật chế biến vật chất và thông tin. Với cách nhìn này, công nghệ bao gồm phần cứng của công nghệ là máy móc thiết bị và phần mềm của công nghệ là kỹ năng, kiến thức và các giải pháp”. Mô tả cụ thể, công nghệ được kết hợp bởi 4 thành phần sau:
Trang thiết bị ( Technoware)
Thông tin ( Information)
Kỹ năng ( Humanware)
Tổ chức ( Organware)
4 thành phần này tác động qua lại lẫn nhau để thực hiện sự biến đổi bất kỳ nguồn vật chất nào trong quá trình sản xuất1.
ở các nước đang và chậm phát triển, do những hạn chế về kinh tế, khoa học giáo dục mà trình độ phát triển công nghệ còn thấp. Trong khi đó đây lại là thế mạnh của các nước phát triển. Trong tình hình tỷ suất lợi nhuận đầu tư trong nước giảm dần, các nhà đầu tư tư bản có xu hướng nâng cao lợi nhuận thông qua việc kết hợp giữa công nghệ hiện đại của mình và nguồn nhân công, nguyên liệu rẻ ở các nước đang và chậm phát triển. Điều đó giải thích vì sao phần lớn các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đều gắn liền với việc chuyển giao công nghệ cho nước chủ nhà.
Bên cạnh việc góp vốn bằng công nghệ, bên nước ngoài còn góp vốn dưới dạng máy móc thiết bị, vật tư ngoại nhập. Các nhà đầu tư nước ngoài thường góp vốn dưới hình thức này khi đó là một phần của việc chuyển giao công nghệ hay khi những máy móc thiết bị này có trình độ công nghệ cao mà bên nước sở tại không thể cung cấp. Song việc góp vốn bằng máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ cũng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp. Bên nước ngoài do nắm giữ được điểm yếu của các nước dang phát triển là trình độ khoa
__________________________________________________________
1Xem: ‘Kế hoạch hoá và thực hành chuyển giao công nghệ’ - Tạp chí kinh tế và dự báo - Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước - 12/1991, trang 12.
học kỹ thuật còn thấp kém, nhiều khi không biết được trình độ cũng như giá trị của công nghệ mà tăng tỷ lệ góp vốn của họ trong doanh nghiệp liên doanh. Theo thực tế ở Việt Nam cho thấy rất rõ điều này. Theo kết quả kiểm tra 14 doanh nghiệp liên doanh trong năm 1995, trong tổng giá trị công nghệ là 100 triệu USD thì giá trị khai khống là 11 triệu USD, nghĩa là chiếm 11%1.
Ngoài ra bên nước ngoài còn góp vốn bằng ngoại tệ mạnh. Tuy nhiên, trị giá vốn góp dưới hình thức này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số vốn góp của bên nước ngoài.
2. Thực trạng góp vốn pháp định của Bên Việt Nam trong doanh nghiệp liên doanh:
Điều 7 của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 quy định:
“ Bên Việt Nam có thể góp vốn bằng:
a) Tiền Việt Nam, tiền nước ngoài;
b) Giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Các nguồn tài nguyên, giá trị sử dụng mặt nước, mặt biển theo quy định của pháp luật;
d) Thiết bị, máy móc, nhà xưởng, công trình xây dựng khác;
đ) Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật.
Ngoài ra hai bên còn có thể quy định góp vốn bằng các hình thức khác nếu như được chính phủ chấp thuận”.
_________________________
1Xem: Vận hội lớn, khó khăn lớn - Kinh tế 1999-2000 Việt Nam và thế giới - Thời báo kinh tế Việt Nam
Mặc dù luật cho phép góp vốn bằng nhiều hình thức khác nhau như vậy thế nhưng cho đến nay, phần lớn các bên Việt Nam trong các doanh nghiệp liên doanh đều góp bằng giá trị quyền sử dụng đất, mặt nước hoặc mặt biển.
Cho đến hết năm 1999 ở Việt Nam hiện có 815 doanh nghiệp liên doanh trong tổng số dự án là 1351 dự án FDI, chiếm 64,6% trong tổng số dự án FDI. Tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp liên doanh là 11.580 triệu USD chiếm 65,3% tổng số vốn đầu tư nước ngoài, trong đó vốn pháp định của các doanh nghiệp này là 5392 triệu USD1.
Trong 815 doanh nghiệp liên doanh đã dược cấp giấy phép Bên Viêt Nam chỉ góp 34,2% vốn pháp định ( 1844 triệu trong tổng số 5392 triệu ) trong đó 90% là góp bằng giá trị quyền sử dụng đất, 8-9% là giá trị nhà xưởng và tài sản hiện có, chỉ có 1-2% là bằng tiền và các tài sản khác.2
Qua các con số thống kê trên, có thể thấy một số hạn chế trong vấn đề góp vốn của Bên Việt Nam vào liên doanh như sau:
Hạn chế về tỷ lệ góp vốn:
Tỷ lệ góp vốn của bên Việt Nam trong các doanh nghiệp liên doanh còn thấp. Nói chung trong các dự án, tỷ lệ góp vốn của bên Việt Nam chỉ bằng hoặc hơn tỷ lệ góp vốn cố định đối với từng ngành nghề một chút. Tỷ lệ góp vốn thấp
như vậy đã gây khó khăn cho bên Việt Nam trong việc kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp liên doanh cũng như tỷ lệ phân chia lợi nhuận trong doanh nghiệp liên doanh của bên Việt Nam sẽ thấp. Đặc biệt, trong những ngành
quan trọng hoặc tỷ suất lợi nhuận cao thì điều này là một thiệt thòi, bất lợi đối với không chỉ bên Việt Nam trong doanh nghiệp liên doanh mà cả đối với cả Nhà nước Việt Nam.
__________________________
1,2Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư.
Việc tỷ lệ góp vốn của Bên Việt Nam thấp đã gây ảnh hưởng đến môi trường đầu tư nói chung và cũng là một trong các lý do ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài xin phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tìm cách chuyển doanh nghiệp liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Cũng bởi vì tỷ lệ góp vốn thấp nên vấn đề quyền lợi của phía đối tác Việt Nam trong các doanh nghiệp liên doanh các khó giải quyết từ khâu làm luật đến cả việc điều hành hàng ngày của doanh nghiệp liên doanh.
Hạn chế về cơ cấu vốn góp:
Chủ yếu phần vốn góp của Bên Việt Nam vào doanh nghiệp liên doanh đều là giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn liên doanh trong khi vấn đề đất đai đang là vấn đề nổi cộm trong đời sống xã hội Việt Nam đã gây nhiều ảnh hưởng đến tiến độ góp vốn của các bên trong doanh nghiệp liên doanh. Vấn đề thủ tục xét duyệt cho góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp liên doanh còn quá phức tạp và chậm chạp dẫn đến tình trạng là tuy được cấp giấy phép đầu tư đã lâu nhưng dự án không thể triển khai được do không có giấy phép xây dựng bởi vì muốn xin giấy phép xây dựng thì cần phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi việc bị trì hoãn thì tiến độ góp vốn cũng bị trì hoãn theo vì việc góp vốn phải phù hợp với tiến độ xây dựng. Đây là một trong những điểm bất lợi cho phía đối tác Việt Nam khi đàm phán ký kết hợp đồng liên doanh.
Nguyên nhân của những hạn chế trên là:
+ Khả năng tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ hẹp: Trong suốt thời gian dài trước năm 1986, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế tập trung bao cấp, vấn đề hạch toán kinh doanh không phải là vấn đề cần quan tâm của các doanh nghiệp quốc doanh. Vì vậy mà khi chuyển đổi cơ chế kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước không còn được bao cấp về vốn và giá như trước nữa, lại vấp phải sự cạnh tranh khắc nghiệt trên thị trường nên bộc lộ rõ những yếu điểm của mình và hàng loạt các doanh nghiệp Nhà nước bị phá sản hoặc giải thể. Trong những doanh nghiệp quốc doanh còn tồn tại thì có tới hơn một nửa là các doanh nghiệp nhỏ với số vốn không quá 100.000 USD, chỉ có 4,6% các doanh nghiệp quốc doanh có số vốn trên 2 triệu USD1.
Trong khi đó thì các doanh nghiệp tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần sau một thời gian dài bị hạn chế phát triển, nay mới bắt đầu hồi phục và phát triển nên quy mô còn nhỏ bé manh mún; không thể đầu tư vào các dự án có vốn lớn được mà chỉ mới đầu tư một phần vào những công trình nhỏ, vụn vặt và dễ kiếm lời. Tính cho đến nay, cả nước có 26.654 doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhưng tổng số vốn của các doanh nghiệp này chỉ có 12.000 tỷ đồng tức là trung bình mỗi doanh nghiệp chỉ có 40900 USD vốn2.
Thêm vào đó bản thân các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các doanh nghiệp trong nước nói chung còn chưa chủ động liên kết với nhau để liên doanh có hiệu quả với nước ngoài. Đây cũng là một tồn tại cần khắc phục.
+ Chúng ta chưa có một chính sách hợp lý để huy động các nguồn vốn trong xã hội: Kể từ cuối những năm 80 với sự đổ vỡ hàng loạt các quỹ tín dụng, đồng thời do tỷ lệ lạm phát cao, các nguồn vốn trong dân đã đổ vào các hình thức kinh doanh bất động sản chứ không gửi tiết kiệm hay quỹ tín dụng như trước đây nữa. Trong khi đó, các biện pháp huy động vốn còn chưa đa
dạng, chủ yếu là dưới hinh thức tiền gửi tiết kiệm hoặc tín phiếu kho bạc. Nhà nước chưa đưa ra được một định chế nào cho việc mua huy động vốn một cách có hiệu quả.
____________________________________________
1Theo Việt Nam - Đầu tư nước ngoài tháng 5 năm 2001
2Thời báo kinh tế Việt Nam 3/5/1999
+ Hệ thống ngân hàng chưa hỗ trợ một cách tích cực cho các doanh nghiệp thiếu vốn: Lãi suất ngân hàng mặc dù đã được hạ thấp nhưng còn cứng nhắc đối với các ngành nghề, điều kiện cho vay còn quá nghiêm ngặt. Trong mọi khoản vay, các ngân hàng đều yêu cầu phải có thế chấp và tài sản thế chấp phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu tài sản này. Hầu hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không có đầy đủ các giấy tờ mà ngân hàng yêu cầu, phần còn lại nếu có đủ giấy tờ này thì nhiều khi không muốn đi vay ngân hàng vì thời gian chờ đợi lâu, thủ tục phức tạp và số vốn cho vay không lớn. Ước tính, trong số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì có đến 95% không vay được vốn ngân hàng, 5% phần trăm còn lại vay được là nhờ “ những ưu đãi đặc biệt nào đó” . Khi các doanh nghiệp đàm phán vay được vốn của các ngân hàng nước ngoài với lãi suất thấp thì các ngân hàng Viêt Nam không dám đứng ra bảo lãnh các khoản vay nên việc vay vốn này cũng rất khó khăn.
+ Thủ tục hành chính còn quá rườm rà, các văn bản luật còn chậm được ban hành làm ảnh hưởng đến tiến độ góp vốn của các bên: Nhiều khi việc quản lý của các cơ quan Nhà nước còn chưa thống nhất thậm chí còn mâu thuẫn lẫn nhau. Nhiều khi quá nhiều cơ quan cùng can thiệp cùng một vấn đề khiến các nhà đầu tư không biết phải tìm đến cơ quan nào trước, cơ quan nào sau.
3. Thực trạng góp vốn vào doanh nghiệp liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất:
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2001, ở Việt Nam có 1569 doanh nghiệp liên doanh. Trong số này có 75% doanh nghiệp trong đó bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất. Tổng số vốn góp bằng giá trị quyền sử dụng đất của Bên Việt Nam vào vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh là 9.586 triệu USD, chiếm khoảng 87% tổng số vốn góp của bên Việt Nam.
Những tồn tại xoay quanh việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất được thể hiện ở những điểm sau:
a) Vấn đề giá thuê đất:
Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1995, việc xác định giá đất góp vốn liên doanh không còn do các bên tự thoả thuận nữa mà được giao cho Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh xác định thống nhất trong toàn tỉnh ( thành phố) của mình. Giá đất góp vốn liên doanh phải được xác định trong khung giá đất do Bộ tài chính ban hành và không tính đến thương quyền. Tuy nhiên việc sửa đổi này hiện nay vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau. Một số địa phương vẫn đang yêu cầu cho phép tính giá trị thương quyền trong giá thuê đất góp vốn liên doanh. Trên thực tế mặc dù giá trị thương quyền không được tính vào giá thuê đất nữa nhưng lại được tính sang giá trị các tài sản góp vốn khác hoặc trong một số dự án, giá thương quyền này được đưa vào mục “ giá trị gia tăng”, mà giá trị này được cơ quan Nhà nước quản lý về hoạt động đầu tư nước ngoài cho phép hai bên thoả thuận.
Việc quy định khung giá đất cũng thể hiện nhiều bất cập gây khó khăn cho bên Việt Nam trong việc đàm phán giá đất góp vốn của mình, bởi vì nhiều khi bên Việt Nam giữ được thế mạnh trong đàm phán nên bên nước ngoài chấp nhận giá tiền thuê đất cao hơn khung giá quy định. Ví dụ như giá thuê đất đô thị cao nhất được quy định là 13,6 USD/m2/năm nhưng theo thống kê của Tổng cục địa chính thì đã có 3 dự án doanh nghiệp liên doanh mà bên Việt Nam góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất được cấp giấp phép đầu tư và xét duyệt cho thuê đất trong năm 1995 mà giá tiền thuê đất cao hơn so với mức quy định này.
Đó là các dự án:
- Dự án Công ty liên doanh trách nhiệm hữu hạn Đất Việt (liên doanh với Đài Loan), giấy phép đầu tư số 1318/GP cấp ngày 17/07/1995, giá tiền thuê đất là 18,75USD/m2/năm.
- Dự án Công ty liên doanh trách nhiệm hữu hạn Larkhall Savico, giấy phép đầu tư số 1296/GP cấp ngày 1/7/1995, giá tiền thuê đất là 18 USD/m2/năm.
- Dự án Công ty liên doanh Trung tâm thương mại quốc tế, giấy phép đầu tư số 1169/GP cấp ngày 14/3/1995, giá tiền thuê đất là 22 USD/m2/năm.
Khi báo cáo với Bộ Tài chính thì đồng ý phê duyệt mức giá thuê này với điều kiện là phần tiền thuê vượt khung sẽ được chuyển vào ngân sách Nhà nước còn phần tiền vượt khung giá sẽ được Nhà nước chuyển vào ngân sách Nhà nước còn bên Việt Nam thì được hưởng, về mặt hình thức, ở chỗ là giá trị quyền sử dụng đất cao thì phần góp vốn của bên Việt Nam cao hơn, tạo cơ sở để bên Việt Nam có quyền kiểm soát nhiều hơn đối với doanh nghiệp liên doanh1.
Đây là điều trái với Luật nhưng vẫn được áp dụng và như vậy, về thực chất vấn đề xác định giá trị quyền sử dụng đất góp vốn liên doanh vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để.
b) Vấn đề xét duyệt cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp liên doanh:
Việc xét duyệt cho thuê và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có tác động không nhỏ đến quyền lợi của các đối tác Việt Nam khi tham gia liên doanh với nước ngoài. Khâu thủ tục này thường được coi là chứa đựng nhiều rủi ro đầu tư và mất nhiều thời gian cho việc hình thành doanh nghiệp liên _______________________
1Nguồn: Tổng cục Địa chính.
doanh. Nhiều khi dự án liên doanh đã được cấp Giấy phép đầu tư nhưng vẫn không có đất để xây dựng dẫn đến phải huỷ bỏ, điều này dẫn đến nhiều thiệt hại cho các bên. Rủi ro cao trong trong khâu xét duyệt cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng làm mất lợi thế đàm phán của bên Việt Nam vì chủ yếu bên Việt Nam góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Hiện nay việc xét duyệt cho thuê đất đã được cải tiến nhiều. Thời gian từ khi cấp giấy phép đầu tư cho đến khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã giảm hơn 50% so với trước đây. Tuy nhiên, nhìn chung số dự án hoàn thành thủ tục cho thuê đất theo đúng quy định mới chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số dự án được cấp giấy phép và số này đều thuộc loại do Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định cho thuê đất. Thời gian để hoàn thành thủ tục thuê đất và giao đất vẫn được đánh giá là lâu. Tỷ lệ % số dự án được xét duyệt cho thuê đất so với số dự án được cấp giấy phép đầu tư như sau:
Bảng 3: % số dự án được xét duyệt cho thuê đất so với số dự án được cấp giấy phép đầu tư:
Đơn vị: %
Năm
% số dự án được xét duyệt cho thuê đất
Năm
% số dự án được xét duyệt cho thuê đất
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
0
1,43
0
3,22
6,22
17,64
39,54
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
53,18
45,84
35,24
41,93
29,61
30,77
33,49
Nguồn: Tổng cục Địa chính
Qua số liệu ở bảng trên cho thấy số dự án được xét duyệt cho thuê đất vẫn còn rất thấp. Việc số dự án dược xét cho thuê đất thấp như thế này đã gây ra nhiều khó khăn cho việc triển khai các dự án đầu tư và gây ra hiện tượng là các chủ đầu tư tuy chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng vẫn sử dụng đất một cách bất hợp pháp để triển khai dự án. Thực trạng này cũng được coi là một trong các rủi ro đầu tư của các đối tác.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên chủ yếu là do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, các bộ ngành và các cấp. Các khâu quản lý đối với quá trình hình thành của một dự án đầu tư của Nhà nước vẫn còn rời rạc mà chưa đồng bộ. Đặc biệt việc xét duyệt cho thuê và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn còn tách rời với việc thẩm định dự án đầu tư và không được thực hiện đồng thời cùng một lúc.
c) Vấn đề đền bù:
Theo điều 46 của Luật đầu tư nước ngoài năm 2000, việc giải phóng mặt bằng cho các dự án có vốn đầu tư nước ngoài do bên Việt Nam hoặc do Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố nơi có dự án đầu tư đảm nhiệm. Đây có thể nói là một “cuộc cách mạng” với các nhà đầu tư nước ngoài khi họ được giải phóng ra khỏi cửa ải nghiệt ngã nhất trong giai đoạn hình thành dự án. Ttong khi đó, bến Việt Nam làm việc này thuận lợi hơn vì thông thuộc truyền thống, tập quán cũng như có thể ra quyết định kịp thời.
Nhưng ngược lại, nếu như các nhà đầu tư nước ngoài được lợi từ quy định trên thì phía đối tác Việt Nam của họ lại bắt đầu một trách nhiệm không mấy dễ dàng. Trong thực tế, để đi đến giải phóng mặt bằng, doanh nghiệp liên doanh phải đi đến từng xã, từng hộ dân cư để thoả thuân giá tiền đền bù, sau đó phải niêm yết công khai, giải quyết khiếu nại rồi mới tiến hành di dân. Nhưng người dân thường đòi tiền bồi thường cao hơn hàng trăm lần so với giá được quy định trong khung giá, thêm vào đó, doanh nghiệp còn phải cam kết về việc tuyển dụng nhân công ở địa phương, hỗ trợ các khu định cư mới hoặc xây dựng một số công trình phúc lợi như trường học, nhà trẻ… Khó khăn lớn nhất cho bên Việt Nam là việc vay vốn để giải phóng mặt bằng, trong khi công việc này lại liên quan nhiều đến nhiều khoản chi tiêu không có chứng từ. Nếu là bên nước ngoài bỏ vốn thì họ sẽ chi khi có biên bản giải trình hợp lý. Không chỉ có vướng mắc về tiền giải phóng mặt bằng, tư cách pháp nhân sẽ không có giá trị trong việc triệu tập dân và di chuyển họ đi nơi khác, dó đó việc giải phóng mặt bằng chỉ có thể thực hiện một cách dễ dàng khi có sự tham gia của các cấp chính quyền.
Luật đất đai quy định: “Trong trường hợp cần thiết, Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại”. Trong trường hợp này Nhà nước sẽ đứng ra đền bù cho người bị thu hồi đất; Còn trong trường hợp thu hồi đất để giao cho người khác hoặc cho người khác thuê thì người được giao đất hay đi thuê đất có nghĩa vụ phải bồi thường cho người có đất bị thu hồi để giao cho mình hoặc cho mình thuê. Như vậy ngoài tiền thuê đất trả cho Nhà nước người sử dụng đất lại phải chịu thêm cả chi phí đền bù. Đây là điều gây khó khăn cho bên Việt Nam và cản trở bên này tham gia góp vốn. Mặc dù Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai quy định là số tiền mà bên Việt Nam bỏ ra để đền bù giải phóng mặt bằng được khấu trừ vào tiền thuê đất nhưng lại không quy định rõ ràng nên gây trở ngại cho bên Việt Nam khi tham gia góp vốn.
Trong vấn đề đền bù thiệt hại cho bên Việt Nam khi họ góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất cũng như vấn đề đền bù giải toả đất để thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài nói chung cho đến nay Việt Nam vẫn chưa có một văn bản nào quy định cụ thể mà vẫn phải dựa trên việc đàm phán thoả thuận giữa các bên tham gia liên doanh. Điều này gây khó khăn cho việc thoả thuận chi phí đền bù. Bên Việt Nam thường đưa ra mục đích của đền bù là:
+ Đền bù cho những tài sản hiện có trên khu đất như văn phòng, nhà xưởng, kho bãi, sân bãi…
+ Dùng để giải phóng mặt bằng và đền bù cho những người đang sử dụng đất bị thu hồi để giao lại cho doanh nghiệp liên doanh.
+ Dùng để chuẩn bị cơ sở vật chất mới cho bên Việt Nam và đi chuyển sang chỗ đó.
Có một vấn đề thực tế đang xảy ra xuất phát từ chỗ chúng ta chưa có quy định về vấn đề đền bù là: Tại sao cùng một cơ sở vật chất, cùng các mục đích đền bù như nhau mà tại hai khu vực khác nhau, các bên Việt Nam lại yêu cầu giá đền bù khác nhau. Điều này được các doanh nghiệp Việt Nam giải thích là do giá trị thương quyền của khu đất. Đây là điểm còn mâu thuẫn với các quy định của Luật đất đai bởi vì với số tài sản cũng như vậy nhưng nếu do Nhà nước thu hồi để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, mục đích công cộng thì theo Nghị định 90 CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ thì thiệt hại về tài sản sẽ được bồi thường như nhau:
+ Đối với nhà ở, vật kiến trúc và các công trình khác gắn liền với đất được đền bù bằng giá trị hiên có của công trình tức là bằng tỷ lệ phần trăm giá trị còn lại của công trình nhân với giá xây dựng mới theo mức giá chuẩn do Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định của Nhà nước.
+ Đối với vật kiến trúc, công trình có thể tháo rời và di chuyển đến chỗ mới thì chỉ đền vù chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt và chi phí hao hụt trong quá trình tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt.
Như vậy trong mọi trường hợp Nhà nước đền bù thì đều không tính đến giá trị thương quyền của khu đất, còn trong trường hợp nhà đầu tư đền bù thì lại tính.
Cơ cấu tổ chức và công tác điều hành hoạt động trong các doanh nghiệp liên doanh:
1. Các quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam về cơ cấu tổ và công tác điều hành hoạt động trong các doanh nghiệp liên doanh:
Trước hết cần phải nhấn mạnh rằng, cơ cấu tổ chức, bộ máy điều hành doanh nghiệp là một yếu tố hết sức quan trọng. Một mặt nó phản ánh hệ thống quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, mặt khác nó quyết định vai trò của các đối tác ảnh hưởng đến mức độ nào đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Công tác điều hành hoạt động của doanh nghiệp liên doanh sẽ được thực hiện bởi hội đồng quản trị và ban giám đốc của doanh nghiệp. Căn cứ vào Luật đầu tư nước ngoài năm 1996, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000, Điều 17 của Nghị định Chính phủ số 24/2000/NĐ-CP ra ngày 31/7/2000 quy định: “Hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạo của doanh nghiệp liên doanh. Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch và các thành viên khác. Việc quyết định số lượng thành viên của Hội đồng quản trị, số lượng thành viên của mỗi Bên liên doanh, việc cử Chủ tịch Hội đồng quản trị, bổ nhiệm Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc thứ nhất thực hiện theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài”.
Điều 20 Khoản 1 và 2 của Nghị định trên quy định:
“ 1. Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc doanh nghiệp liên doanh quản lý và điều hành công việc hàng ngày của doanh nghiệp liên doanh. Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật cho loanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ doanh nghiệp có quy định khác. Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc thứ nhất do Bên liên doanh Việt Nam đề cử và là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam. Trong trường hợp doanh nghiệp liên doanh chỉ có một Phó Tổng Giám đốc thì người đó là Phó Tổng Giám đốc thứ nhất.
2. Hội đồng quản trị phân định quyền hạn và nhiệm vụ giữa Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc thứ nhất. Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về hoạt động của doanh nghiệp liên doanh. Tổng Giám đốc cần trao đổi với Phó Tổng Giám đốc thứ nhất về việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng quản trị về một số vấn đề quan trọng như: bộ máy tổ chức; bổ nhiệm, miễn nhiệm nhân sự chủ chốt; quyết toán tài chính hàng năm, quyết toán công trình; ký kết các hợp đồng kinh tế.
Trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc thứ nhất trong điều hành hoạt động của koanh nghiệp thì ý kiến của Tổng Giám đốc là quyết định, nhưng Phó Tổng Giám đốc thứ nhất có quyền bảo lưu ý kiến của mình để đưa ra Hội đồng quản trị xem xét, quyết định tại phiên họp gần nhất.”
Như vậy, Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc) là cơ quan điều hành hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc) do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Tuy nhiên, thông thường bên có tỷ lệ góp vốn lớn nhất sẽ đề cử tổng giám đốc còn các bên khác sẽ đề cử Phó Tổng Giám đốc. Ban Giám đốc cùng với các phòng ban giúp việc tạo thành bộ máy điều hành doanh nghiệp. Bộ máy điều hành doanh nghiệp có nhiệm vụ thực hiện các nghị quyết, chỉ thị và mệnh lệnh của Hội đồng quản trị và chỉ được toàn quyền điều hành doanh nghiệp trong khuôn khổ Điều lệ của công ty cho phép.
2. Những điểm mạnh và yếu của phía đối tác Việt Nam trong bộ máy nhân sự điều hành của các doanh nghiệp liên doanh:
a) Những điểm yếu:
Theo Luật đầu tư nước ngoài và cũng theo thức tế đều cho thấy rằng cơ cấu cũng như số lượng thành viên của các bên trong Hội động quản trị, và do đó cả cơ cấu Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc) phụ thuộc rất nhiều vào tỷ lệ góp vốn của các bên tham gia liên doanh. Trong khi đó, trong các doanh nghiệp liên doanh, do khả năng về nhiều mặt của phía Việt Nam còn hạn chế nên hầu hết phía đối tác Việt Nam đều chiếm tỷ lệ góp vốn nhỏ hơn tỷ lệ góp vốn của phía đối tác nước ngoài (loại trừ một số trường hợp ở ngành dầu khí và một vài ngành khác). Kết quả là số lượng người tham gia trong hội đồng quản trị chiếm số ít, đồng thời các chức danh quan trọng trong bộ máy điều hành đều do người nước ngoài chiếm giữ. Điểm yếu cơ bản này là nguyên nhân chính các đối tác Việt Nam rất khó chi phối hoạt động của doanh nghiệp liên doanh, hay nói cách khác, rất khó để các đối tác Việt Nam đảm bảo quyền lợi của mình trong những điều kiện như vậy.
Điểm yếu này có thể được xem xét qua ví dụ về một doanh nghiệp liên doanh của Tổng công ty xây dựng Thăng Long với các đối tác Nhật Bản:
Công ty liên doanh TNHH kết cấu thép Mitsui - Thăng Long (MTSC) là liên doanh 3 bên giữa:
Tổng công ty xây dựng Thăng Long (TLC - Việt nam)
Mitsui & Co, Ltd (MCL - Nhật bản)
Mitsui Engineering & Ship building Co, Ltd (MES - Nhật bản)
MTSC được thành lập theo Giấy phép số 1787/GP ngày 25/12/1996 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp với thời hạn hoạt động là 20 năm.
Tổng vốn đầu tư: 6.477.314,00 USD
Vốn pháp định: 6.477.314,00 USD.
Trong đó:
- TLC góp 1.967.314,00 USD tương đương 30,4% vốn pháp định, gồm: giá trị quyền sử dụng đất và tài sản hiện có (đường điện cao thế, hạ thế, trạm biến thế, đường bê tông).
- MES góp 2.535.000,00 USD tương đương 36,3% vốn pháp định bằng tiền mặt.
- MLC góp 2.157.000,00 USD tương đương 33,3% vốn pháp định bằng tiền mặt.
Về cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp liên doanh trên, TLC và MLC mỗi bên có một Phó Tổng Giám đốc thứ nhất, chức vụ Tổng Giám đốc do MES nắm giữ.
Tình hình sản xuất kinh doanh của MTSC trong những năm qua là không khả quan, thua lỗ liên tiếp. Sau hơn 1 năm xây dựng nhà máy và hình thành công ty, công ty bắt đầu đi vào sản xuất từ tháng 8/1998 với thị trường chủ yếu là cung cấp dầm thép cho dự án khôi phục các cầu trên tuyến đường sắt sử dụng vốn ODA của JBIC và các dự án trong khu vực. Tuy nhiên do khó khăn về thị trường, công ty không đủ việc làm do vậy công ty đang ở tình trạng thua lỗ. Theo báo cáo nghiên cứu khả thi khi thành lập công ty liên doanh thì 4 năm đầu đi vào hoạt động liên doanh bị lỗ (tức là năm 1995, 1996, 1997, 1998) sang tới năm thứ năm (1999) công ty bắt đầu có lãi 344.936 USD. Trên thực tế tính đến hết 31/12/2001 tình hình hoạt động của công ty như sau:
(Xem bảng 4 trang bên)
Bảng 4 : Tình hình thực hiện lợi nhuận của doanh nghiệp liên doanh Misui-Thăng Long sau 5 năm đi vào hoạt động.
Năm
Lãi (Lỗ)
Doanh thu
Năm 1997
0
0
Năm 1998
-1.342.829.253 VND
12.858.734.000 VND
Năm 1999
-252.715.942 VND
27.095.518.000 VND
Năm 2000
-5.255.959.178 VND
19.057.982.000 VND
Năm 2001
-444.753.367 VND
16.401.133.778 VND
Lỗ luỹ kế đến 31/12/01
-7.296.257.740 VND
Nguồn: Phòng Kinh tế đối ngoại-Tổng công ty xây dựng Thăng Long.
Như vậy, tình hình hoạt động của doanh nghiệp liên doanh này là không yếu kém hơn nhiều so với dự kiến.
Nếu như lỗ ở đây là ro các điều kiện khách quan đưa đến mà các bên không thể tính trước, khắc phục được sau khi họ đã cùng cố gắng thì lại là chuyện bình thường của kinh doanh. Một vấn đề đáng chú ý là công ty liên doanh thường thực hiện các hợp đồng, dịch vụ được cung cấp từ phía đối tác nước ngoài, đặc biệt là từ MES, các điều khoản và điều kiện của những hợp đồng đó đôi khi hoàn toàn bất lợi cho doanh nghiệp liên doanh nhưng chúng ta không có cách gì để khắc phục bởi vì Tổng Giám đốc điều hành là phía nước ngoài và theo qui định của luật pháp cũng như Hợp đồng liên doanh và Điều lệ liên doanh thì đây là các vấn đề thuộc quyền điều hành của Tổng giám đốc. Như vậy, trong trường hợp Tổng Giám đốc cố ý ký kết các hợp đồng bất lợi cho doanh nghiệp liên doanh nhưng lại có thoả thuận ngầm đưa lại các khoản lợi nhuận riêng cho bên mình thì các bên liên doanh khác không thể kiểm soát được1.
Điểm yếu thứ hai là những người đại diện cho phía đối tác Việt Nam trong các doanh nghiệp liên doanh vẫn còn thiếu kinh nghiệm và tầm nhìn chiến lược kinh doanh, đặc biệt là kinh nghiệp và tầm nhìn chiến lược kinh doanh quốc tế. Thực tế này xuất phát từ chỗ hầu hết các cán bộ chủ chốt trong các doanh nghiệp Nhà nước ( những người thường được tín nhiệm cử tham gia vào làm quản lý trong các doanh nghiệp liên doanh ) đều xuất thân từ thời kỳ kinh tế bao cấp, chưa bắt kịp với nhịp độ kinh tế hội nhập mới.
b) Điểm mạnh:
Mặc dù có số lượng thành viên ít nhưng phía đối tác Việt Nam vẫn có những lợi thế rõ rệt vì doanh nghiệp liên doanh hoạt động trên đất nước mình. Các thành viên chủ chốt của bên Việt Nam trong các doanh nghiệp liên doanh có vai trò quan trong việc duy trì, đảm bảo các quan hệ của doanh nghiệp đối với các cơ quan hữu trách củaViệt Nam. Thông thường các chức danh Tổng Giám đốc công ty liên doanh do phía nước ngoài nắm giữ và chức danh Phó Tổng Giám đốc thứ nhất sẽ do phía Việt Nam nắm giữ. Mặc dù về nguyên tắc, Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, song do những hạn chế về khách quan và chủ quan, Tổng Giám đốc người nước ngoài không thể có những ưu thế trong việc quan hệ với các cơ quan hữu trách của Việt Nam về các vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp so với Tổng Giám đốc thứ nhất. Nếu phía đối tácViệt Nam nhận thức lợi thế này thì đây sẽ là tiền đề để tạo điều kiện nâng cao vai trò của Phó Tổng giám đốc thứ nhất trong doanh nghiệp mà kết quả là chính người này sẽ
_________________________________________________________
1Nguồn: Phòng Kinh tế đối ngoại – Tổng công ty xây dựng Thăng Long.
thành cố vấn pháp lý để hướng dẫn Ban Tổng Giám đốc thực hiện chuẩn xác các qui định của Việt Nam nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng và duy trì sự công bằng giữa các đối tác trong liên doanh.
Một điểm mạnh nữa của các thành viên Việt Nam trong doanh nghiệp liên doanh là họ am hiểu thị trường Việt Nam. Doanh nghiệp liên doanh hoạt động trên đất Việt Nam thường cần đến các yếu tố đầu vào rẻ tại nước sở tại, các yếu tố này bao gồm: nguyên nhiên vật liệu, nguồn nhân lực có tay nghề... Phía đối tác Việt Nam thường là hiểu hơn hết những điểm này. Ngoài ra doanh nghiệp liên doanh cũng cần đến cả thị trường trong nước, phía đối tác Việt Nam cũng có vai trò quan trọng trong việc giao dịch tìm kiếm khách hàng do đã am hiểu thị trường nội địa cũng như am hiểu văn hoá tập quán từng nơi từng vùng trong nước.
Sau đây là một ví dụ để minh chứng cho những điểm mạnh của phía đối tác Việt Nam:
Công ty TNHH bê tông Thăng Long - Mê kông được thành lập theo Hợp đồng Liên doanh giữa Tổng công ty xây dựng Thăng Long (Việt Nam) và Công ty Bytenet PTE, Ltd (Australia) có thời hạn hoạt động 15 năm theo Giấy phép Đầu tư số 917/GP ngày 25/7/1994 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp,
Tổng vốn đầu tư: 3.017.000,00 USD
Vốn pháp định: 2.250.000,00 USD
Trong đó:
Tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định là: Phía Việt nam: 30%
Phía nước ngoài: 70%
Tỷ lệ góp vốn trong vốn điều lệ là: Phía Việt nam: 39%
Phía nước ngoài: 61%
Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự của Tổng công ty xây dựng Thăng Long (TLC) trong doanh nghiệp liên doanh:
A. Bộ máy điều hành bao gồm:
- Ban Giám đốc: 2 người
- Phòng Kế toán : 4 người
- Phòng Hành chính - tổng hợp: 6 người
- Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật: 9 người
B. Khối nhà máy sản xuất: 35 người
C. Kiểm soát viên tài chính: 2 người.
Tổng số lao động của TLC chuyển sang làm việc trong Công ty liên doanh là 36 người.
* Các chức vụ chủ chốt được giữ trong Liên doanh:
- Ông: Nguyễn Đức Minh - Chủ tịch HĐQT TLC làm Chủ tịch HĐQT
- Ông: Đỗ Hiển Vinh - Kế toán trưởng TLC làm Thành viên HĐQT.
- Ông: Lê Công Hựu làm Quyền Tổng Giám đốc.
- Cô: Bùi Thị Hồng làm Kế toán trưởng
Như vậy, có thể thấy rằng phía đối tác nước ngoài hoàn toàn tin cậy giao toàn quyền quản lý và điều hành doanh nghiệp liên doanh cho TLC mặc dù chỉ có tỷ lệ góp vốn là 39%, đây là một thành công đáng kể trong Liên doanh với nước ngoài mà rất ít đối tác Việt nam làm được. Kết quả trên chỉ có thể chứng minh bằng những thế mạnh sẵn có đã được phân tích ở trên và đã được TLC tận dụng một cách hiệu quả khi tham gia liên doanh1.
Trên đây chính là những thực trạng cơ bản về cơ cẩu tổ chức và việc điều hành doanh nghiệp liên doanh mà các bên Việt Nam cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi ký hợp động liên doanh. Đặc biệt, cần hết sức lưu ý để lựa chọn những người tham gia vào bộ máy quản lý và điều hành công ty liên doanh do phía Việt Nam đề cử phải có đủ năng lực và phẩm chất cần thiết để có thể đưa ra được những ý kiến thuyết phục, một mặt để hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh của công ty, mặt khác để đảm bảo được các quyền lợi của phía đối tác Việt Nam, hạn chế những biểu hiện, việc làm đôi khi không đúng mức của phía đối tác nước ngoài.
III.Một số vấn đề hạch toán tài chính trong các doanh nghiệp liên doanh:
Nhìn chung, vấn đề tài chính trong các doanh nghiệp liên doanh thường nổi cộm lên những vấn đề sau:
Các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước.
Các vấn đề về hạch toán tài chính.
Vấn đề thanh lý doanh nghiệp liên doanh.
Vấn đề quản lý ngoại hối trong các doanh nghiệp liên doanh.
ở trong mục này, người viết sẽ chỉ đề cập riêng đến vấn đề hạch toán tài chính. Đây là vấn đề liên quan đến các chế độ hạch toán kế toán được áp dụng và việc phân chia lợi nhuận trong các doanh nghiệp liên doanh. Hiện nay, đây là vấn đề thu hút nhiều chú ý của các nhà chức trách Việt Nam và cũng liên quan rất nhiều đến quyền lợi của phía đối tác Việt Nam trong các doanh nghiệp liên doanh của Việt Nam với nước ngoài.
1. Về chế độ kế toán:
Nhìn chung, công tác hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp liên doanh hiện nay do bên nước ngoài quản lý. Lý do một phần là vì bên nước ngoài có tỷ lệ góp vốn cao hơn nên thông thường các thành viên chủ chốt phụ trách về vấn đề nay trong doanh nghiệp là người nước ngoài. Một phần nữa là
_________________________________________________________
1Nguồn: Phòng Kinh tế đối ngoại – Tổng công ty xây dựng Thăng Long.
vì bên nước ngoài thường có năng lực và kinh nghiệm hơn trong các công việc về kế toán; hệ thống kế toán ở các doanh nghiệp nước ngoài phát triển hơn và được ứng dụng công nghệ cao hơn ( thường được vi tính hoá) các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên việc các nhà đầu tư nước ngoài phụ trách công việc kế toán trong các doanh nghiệp liên doanh cũng gây ra nhiều rắc rối và có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của phía đối tác Việt Nam.
Điều 62 Khoản 1 và 2 của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ra ngày 31/7/2000 quy định như sau:
“1. Công tác kế toán, kiểm toán, thống kê trong Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bên hợp doanh nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán, thống kê của Việt Nam.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bên hợp doanh nước ngoài thực hiện kế toán theo chế độ kế toán Việt Nam.
Trường hợp có lý do chính đáng cần áp dụng chế độ kế toán nước ngoài thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính chấp thuận.”
Mặc dù luật quy định như vậy, các doanh nghiệp liên doanh thường áp dụng chế độ kế toán của nước nhà đầu tư nước ngoài, ngay cả khi chưa có giấy phép của Bộ tài chính. Điều này dẫn đến những thực trạng như sau:
Thứ nhất, gây ra tình trạng đa chế độ kế toán ở Việt Nam, mỗi doanh nghiệp liên doanh có một chế độ kế toán của một nước nào đó ( thường thì chế độ kế toán của Mỹ hoặc Pháp hay được áp dụng). Thực tế này gây khó khăn nhiều cho các nhà quản lý trong việc kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp liên doanh, dẫn đến tình trạng trốn thuế và các gian lận khác.
Việc nhiều chế độ kế toán được áp dụng ở các doanh nghiệp liên doanh cùng với các khác biệt về ngôn ngữ và đơn vị tiền tệ được sử dụng không thống nhất, các nguyên tắc kế toán khác nhau ( không được dịch ra tiếng Việt) có thể làm các đối tác Việt Nam không kiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp và dẫn đến thiếu tin tưởng lẫn nhau. Hơn nữa, bên nước ngoài có thể lợi dụng những khác biệt này để thực hiện các gian lận xâm phạm quyền lợi của bên Việt Nam.
Ngoài ra sự không thống nhất về chế độ kế toán ở các doanh nghiệp liên doanh cũng tạo điều kiện để các doanh nghiệp này trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước. Đặc biệt là trong trường hợp doanh nghiệp liên doanh ở Việt Nam chỉ là một doanh nghiệp thành viên của một tập đoàn lớn ở nước ngoài, do không xác định được chi phí phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam, lại chưa có các quy định về nguyên tắc, thủ tục, mức khống chế đối với việc phân bổ chi phí quản lý, chi phí nguyên vật liệu,... giữa công ty mẹ ( hoặc các công ty thành viên cùng tập đoàn ) với doanh nghiệp liên doanh ở Việt Nam nên đã bị bên nước ngoài lợi dụng để chuyển giá, làm giảm các khoản thuế phải chịu ở Việt Nam. ( chuyển giá ở đây tức là các công ty giao dịch với nhau thông qua giá ngầm còn giá ghi trên các chứng từ chỉ là danh nghĩa, nhằm chuyển các khoản chịu thuế đến các nước có thuế suất thấp.)
Thứ hai, vì các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ các vị trí quan trọng nhất trong bộ máy kế toán của doanh nghiệp liên doanh nên tạo nên chế độ kế toán tập trung. Người Việt Nam chỉ được làm các công việc cụ thể do đó rất khó để bên Việt Nam kiểm soát được hoạt động kế toán của doanh nghiệp. Nếu các nhà đầu tư nước ngoài có gian lận gì trong hoạt động của doanh nghiệp liên doanh đặc biệt là các hoạt động ở nước ngoài thì bên Việt Nam cũng có thể không biết. Quyền lợi của phía đối tác Việt Nam khó mà được đảm bảo trong những trường hợp này.
2. Về phân chia lợi nhuận:
Căn cứ vào lợi nhuận thực tế thu được, tình hình và chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Hội đồng quản trị quyết định việc sử dụng lợi nhuận để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh hoăc chia cho các bên trong doanh nghiệp, và trích các quỹ theo quy định của pháp luật hay hợp đồng liên doanh. Điều này đã được nêu rõ theo luật pháp Việt Nam theo như quy định tại Điều 56 Ngị định số 24/2000/NĐ-CP ra ngày 31/7/2000 như sau: “Sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được trích lợi nhuận còn lại để lập các quỹ dự phòng, quỹ phúc lợi, quỹ mở rộng sản xuất và các quỹ khác theo quyết định của doanh nghiệp.” Như vây lợi nhuận chỉ có thể được chia sau khi doanh nghiệp đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính theo pháp luật và đã trích các quỹ theo quyết định của họ.
Một thực tế là khi luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định, phần lợi nhuận được phân chia giữa các bên tham gia liên doanh phải tỷ lệ với phần vốn góp của mỗi bên. Quy định này lại có vẻ cứng nhắc vì đôi khi bên Việt Nam có lợi thế trong đàm phán do đó thoả thuận được tỷ lệ phân chia lợi nhuận lớn hơn tỷ lệ vốn góp của mình thì lại không được, trong khi điều này là cần phải khuyến khích. Hơn nữa, đôi khi một bên nào đó muốn nhường bớt tỷ lệ lợi nhuận mà mình có thể được hưởng theo tỷ lệ vốn góp nhằm đổi lấy một số quyền khác trong doanh nghiệp liên doanh thì cũng không được chính thức công nhận.
IV. Những vấn đề lao động người Việt Nam trong doanh nghiệp doanh nghiệp liên doanh:
Chúng ta đều biết rằng, con người là yếu tố quan trọng quyết định đến mọi thành công trong các lĩnh vực đời sống của xã hội. Điều này cũng không phải là ngoại lệ đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Vấn đề lao động người Việt Nam trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khuôn khổ của phần này bao gồm: Tuyển dụng lao động, thời gian làm việc và nghỉ ngơi, thu nhập và các khoản phúc lợi xã hội.
Cơ chế tuyển dụng lao động trong các doanh nghiệp liên doanh của Việt Nam với nước ngoài:
Lao động tuyển vào các doanh nghiệp liên doanh thường có yêu cầu cao. Về độ tuổi, hầu như tất cả các lao động này đều trong độ tuổi trẻ, có sức khoẻ tốt, tâm lý ổn định và sức dẻo dai, khả năng thích ứng tốt. Về trình độ chuyên môn, do công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý trong các doanh nghiệp doanh nghiệp liên doanh đều là các công nghệ tiên tiến nên đòi hỏi mức độ cao, đồng đều trình độ lành nghề của người lao động.
Đối với lao động gián tiếp, đối tượng này thông thường là các nhân viên làm việc tại văn phòng của công ty, đều được tuyển dụng theo một quy trình kỹ lưỡng. Những người được tuyển dụng ngoài trình độ chuyên môn tốt thoả mãn yêu cầu của công việc còn phải có khả năng sử dụng tốt các thiết bị tin học và có một trình độ nhất định. Ngoại trừ các chức danh chủ chốt trong bộ máy điều hành do phía Việt Nam được toàn quyền quyết định, lao động gián tiếp được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp liên doanh đều là kỹ sư, cử nhân kinh tế hoặc tương đương, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và năng động, nhạy bén với công việc, lĩnh vực phụ trách.
Đối với lao động trực tiếp (bao gồm cả các kỹ sư, nhân viên kỹ thuật làm việc tại các đội, xưởng sản xuất), ngoài yếu tố về sức khoẻ, thể chất như trình bày ở trên thì yêu cầu về trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn cũng rất nghiêm khắc. Công nhân đều phải tiến hành kiểm tra tay nghề và lý thuyết nghề trước khi nhận vào làm thử việc. Nói chung, họ đều phải là thợ bậc cao (thông thường là thợ bậc 5/7 trở lên, chỉ một số ít là thợ bậc 4/7 làm việc ở các công đoạn không quan trọng trong dây chuyền sản xuất).
Tương ứng với đòi hỏi cao về chất lượng lao động, xu hướng các doanh nghiệp liên doanh của Việt Nam với nước ngoài tuyển lao động trực tiếp từ thị trường lao động cũng ngày càng tăng. Điều 132 Khoản của Bộ luật lao động Việt Nam quy định như sau:
“Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại Điều 131 của Bộ luật này muốn tuyển lao động là người Việt Nam phải thông qua tổ chức dịch vụ việc làm quy định tại Điều 18 của Bộ luật này. Nếu tổ chức dịch vụ việc làm giới thiệu hoặc tuyển lao động không đáp ứng yêu cầu, thì doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có quyền trực tiếp tuyển và phải báo cho cơ quan lao động cấp tỉnh hoặc cơ quan có thẩm quyền khác. Đối với công việc đòi hỏi kỹ thuật cao hoặc công việc quản lý mà phía Việt Nam chưa đáp ứng được, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân được tuyển người nước ngoài cho một thời hạn nhất định nhưng phải có kế hoạch, chương trình đào tạo để người Việt Nam có thể sớm làm được công việc đó và thay thế họ.” Mặc dù Điều 132 Khoản 1 đã quy định như vậy nhưng hầu hết các doanh nghiệp liên doanh vẫn trực tiếp tuyển chọn lao động mà không thông qua các tổ chức dich vụ việc làm. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động và Thương binh xã hội, trong số các lao động được tuyển vào các doanh nghiệp liên doanh năm 2001, người lao động được tuyển trực tiếp chiếm tới hơn 50%, chỉ có 20% được tuyển thông qua các cơ quan dịch vụ việc làm, 30% còn lại là lao động được chuyển tư các doanh nghiệp Nhà nước tham gia liên doanh sang. Điều này gây khó khăn cho việc đảm bảo quyền lợi của người lao động Việt Nam khi ký hợp động lao động trực tiếp với các doanh nghiệp liên doanh.
Một thực tế rằng mục tiêu tham gia liên doanh của doanh nghiệp Việt Nam ngoài tăng thu lợi nhuận còn có cả việc giải quyết công ăn viêc làm cho nguồn nhân công thừa trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ có 30% lao động làm việc trong các doanh nghiệp liên doanh là được tuyển từ các doanh nghiệp Nhà nước sang. Đó là một thiệt thòi đối với phía đối tác Việt Nam.
Nguyên nhân của việc gia tăng xu hướng tuyển chọn lao động trực tiếp mà không muốn tuyển dụng lao động từ nguồn nhân lực sẵn có của phía đối tác Việt Nam có thể kể đến như sau:
Nguồn nhân lực này không đáp ứng được yêu cầu của công việc trong doanh nghiệp liên doanh về cả tuổi tác( liên quan đến sức khoẻ và sự năng động) và trình độ, trong khi ngoài thị trường lao động của Việt Nam lại còn thừa lao động trẻ, năng động, mặc dù ít kinh nghiệm nhưng có trình độ học vấn cao.
Phía đối tác Việt Nam chưa có những lựa chọn thích đáng về lĩnh vực kinh doanh( do đó phải lựa chọn đối tác liên doanh) khi tham gia liên doanh với nước ngoài, điều này dẫn đến không tận dụng được nguồn nhân công sẵn có của mình vừa không có lợi cho người lao động mà còn làm mất lợi thế đàm phán hợp đồng liên doanh.
Phía đối tác Việt Nam không đàm phán chặt chẽ về việc sử dụng lao động của mình trong doanh nghiệp liên doanh.
2. Tiền lương của người lao động Việt Nam trong các doanh nghiệp liên doanh của Việt Nam với nước ngoài:
Tương xứng với các đòi hỏi về sức khoẻ, độ tuổi và các trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ, các lao động trong các doanh nghiệp doanh nghiệp liên doanh thường được trả một mức lương tương đối cao so với các doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt đối với các lao động gián tiếp thuộc bộ máy điều hành như các kỹ sư, cử nhân kinh tế được trả một mức lương rất cao so với lương của những người làm công việc tương đương ở các doanh nghiệp nhà nước. Đây cũng chính là lý do thu hút các kỹ sư trẻ có năng lực chuyên môn, bản lĩnh nghề nghiệp và tư chất tốt có một vài năm làm việc tại các doanh nghiệp trong nước đã nhanh chóng tìm đến và được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là vấn đề mà Nhà nước ta cùng với các doanh nghiệp phải có các giải pháp thích hợp để bảo đảm nguồn nhân lực cho cho phát triển tương xứng với sự đầu tư nhà nước trong công tác đào tạo. Ngoài tiền lương, các lao động Việt Nam làm việc tại doanh nghiệp liên doanh còn được hưởng một khoản thu nhập cao nếu làm thêm giờ hoặc làm trong các ngày nghỉ. Tuy nhiên, khoản thu nhập này thường chỉ có đối với lao động trực tiếp còn đối với lao động gián tiếp thì chỉ có trong trường hợp làm việc vào ngày nghỉ.
Mặc dù có khoản lương khởi điểm cao, nhưng người lao động sẽ không có được những khoản phúc lợi xã hội khi làm việc tại các doanh nghiệp Nhà nước, thường phải làm việc vượt quá thời gian quy định và công việc lại không ổn định, bởi vì công việc mang tính cạnh tranh cao.
Một vấn đề đang bức xúc đối với lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp liên doanh là vấn đề nâng lương. Hầu như việc trả lương ở các doanh nghiệp này là trả lương theo tháng, mức lương được xác định ngay từ khi mới vào làm việc. Các doanh nghiệp liên doanh thường không xây dựng thang lương, bảng lương mà quy định mức lương củ thể ngay từ ban đầu khi ký hợp đồng với người lao đông ( đặc biệt là với công nhân kỹ thuật, thợ lành nghề). Việc nâng lương trên thực tế được thực hiện theo cách người nào làm việc tốt, hiệu quả cao thì sẽ được trả lương cao, thường thì trong hợp đồng lao động không có quy định cụ thể mức nâng lương cho người lao động. Đây là vấn đề nan giản vì chưa có các quy định pháp luật cụ thể nào đối với việc nâng ngạch bậc trong các doanh nghiệp liên doanh.
Bảo hiểm xã hội của lao động Việt Nam trong các doanh nghiệp liên doanh của Việt Nam với nước ngoài:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, hiện nay bảo hiểm xã hội đã trở thành một thực tiễn mang tính tiêu chuẩn của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Bảo hiểm xã hội góp phần vào ổn định cuộc sống cho người lao động và hiện nay đã trở thành quyền lợi thực sự của họ và được luật pháp công nhận khi họ bán sức lao động. Tuy nhiên, đối với các ông chủ thì việc mua bảo hiểm xã hội cho người lao động lại là một khoản chi phí khấu trừ vào lợi nhuận của họ. Để vừa trả lương cao nhằm thu hút lao động có năng lực, lại vừa trích 15% quỹ lương đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động chi phí kinh doanh sẽ bị nâng lên. Trên thực tế những quy định trong Bộ luật lao động vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc ở các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói chung và doanh nghiệp liên doanh nói riêng.
Khoản 2 Điều 141 Bộ luật lao động quy định như sau: “Người lao động làm việc ở những nơi sử dụng dưới 10 người lao động, hoặc làm những công việc thời hạn dưới ba tháng, theo mùa vụ, hoặc làm các công việc có tính chất tạm thời khác, thì các khoản bảo hiểm xã hội được tính vào tiền lương do người sử dụng lao động trả để người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo loại hình tự nguyện hoặc tự lo liệu về bảo hiểm”. Trong tình hình thị trường lao động dư cung như hiện nay, việc cho phép người sử dụng lao động không phải trực tiếp đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động trong trường hợp làm công việc có tính chất tạm thời đã khuyến khích các doanh nghiệp liên doanh kéo dài thời gian thử việc thậm chí vượt quá mức quy định để vừa giảm tiền lương vừa không phải chịu phí bảo hiểm xã hội.