Khóa luận Vấn đề thu hút và quản lý vốn đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán Việt Nam

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua TTCK để bổ sung cho các nguồn vốn khác, góp phần phát triển kinh tế đất nước là một chủ trương lớn của Chính phủ và là một vấn đề mang tính cấp bách trong thời gian tới đặc biệt là trong bối cảnh nguồn vốn FDI đang có dấu hiệu chững lại. Tuy nhiên, bản thân TTCK và việc thu hút vốn qua TTCK luôn có hai mặt: một mặt, nguồn vốn đầu tư qua TTCK với những ưu điểm nổi trội là nguồn bổ sung vốn hiệu quả cho những quốc gia đang phát triển luôn thiếu vốn như Việt Nam; mặt khác, nguồn vốn này luôn tiềm ẩn những rủi ro mà nếu không phòng ngừa sẽ trở thành nguyên nhân gây khủng hoảng. Trong phạm vi hạn hẹp của một khoá luận tốt nghiệp và trong hoàn cảnh những kinh nghiệm thực tế của TTCK Việt Nam về thu hút vốn đầu tư nước ngoài chưa nhiều, người viết đã cố gắng phân tích và đưa ra những giải pháp để dung hoà hai mặt mâu thuẫn nói trên. Khoá luận đã bắt đầu từ việc làm rõ một số vấn đề lý luận chung về khái niệm và mô hình thu hút vốn FPI, tập trung phân tích hai mô hình “kéo” và “đẩy” nhằm giải thích rõ nguồn gốc và tính chất của luồng vốn vào qua TTCK. Trên cơ sở đó, khoá luận đã phân tích tình hình chu chuyển vốn qua TTCK của một số quốc gia bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng 1997 và từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho TTCK Việt Nam. Trọng tâm của khoá luận này là việc phân tích tình hình thuận lợi và khó khăn trong thu hút và quản lý vốn ĐTNN qua TTCK Việt Nam từ góc độ khách quan của nhà ĐTNN nhằm đưa ra những giải pháp thu hút và quản lý vốn một cách hiệu quả và thiết thực nhất. Xuất phát từ kinh nghiệm mang tính quốc tế và bám sát tình hình phát triển liên tục của TTCK Việt Nam, theo ý kiến chủ quan của người viết, khoá luận này đã đề cập tương đối chi tiết những định hướng và giải pháp nhằm không chỉ thu hút hiệu quả mà còn quả lý bền vững vốn ĐTNN qua TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, do hạn chế về tài liệu cũng như kinh nghiệm thực tế, khoá luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Người viết xin hoan nghênh mọi ý kiến phản bác, góp ý, phê bình và đánh giá để đề tài này có thể hoàn thiện hơn và những giải pháp đề ra trong khoá luận này có điều kiện áp dụng vào thực tiễn hoạt động của TTCK Việt Nam. Khi khoá luận này hoàn thành cũng là lúc TTCK Việt Nam, sau một thời gian ảm đạm, đã có nhiều dấu hiệu khả quan với sự hoạt động khá sôi nổi của nhà đầu tư nước ngoài, sự xuất hiện của những quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ đầu tư như VietFund. Một tín hiệu vui nữa từ góc độ vĩ mô là sau nhiều tháng chờ đợi, cuối cùng nghị định 144/2003/NĐ-CP thay thế Nghị định 48/1998/NĐ-CP đã được Thủ tướng chính phủ ký ban hành với nhiều sửa đổi hợp lý và những qui định mới về quỹ đầu tư. Hi vọng đây có thể là động lực mới giúp TTCK hồi phục một cách bền vững. Đây cũng chính là thời điểm để phát triển nghiên cứu sâu hơn về vấn đề thu hút và quản lý vốn ĐTNN qua TTCK nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của công tác này trong thời gian tới.

doc100 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1675 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Vấn đề thu hút và quản lý vốn đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và thiếu thông tin như TTCK Việt Nam. Từ thực trạng đầu tư của người nước ngoài vào TTCK Việt Nam trong những năm vừa qua, ta có thể rút ra một số điểm cần lưu ý: nguồn vốn và số lượng nhà đầu tư chưa nhiều; lượng vốn đầu tư vào chưa đủ để tác động thực sự tới sự phát triển kinh tế trong nước. Thực trạng này là do: (i) TTCK Việt Nam vừa được thành lập và đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện; (ii) khuôn khổ pháp lý, đặc biệt là đối với nhà ĐTNN chưa hoàn thiện và ổn định; (iii) cơ chế vận hành thị trường, quảng bá thông tin, kiểm toán còn nhiều bất cập khiến cho sự hiểu biết của nhà đầu tư về TTCK Việt Nam còn hạn chế. 3. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua TTCK Trong năm 2003, tình hình TTCK Việt Nam đang rơi vào tình trạng ảm đạm, với chỉ số VN-Index liên tục giảm không có điểm dừng, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư nhỏ giọt. Đây chính là lúc chúng ta cần tỉnh táo nhìn nhận lại những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua TTCK một cách thật khách quan. Những ghi nhận dưới đây chính là cơ sở để đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua TTCK. 3.1 Những điều kiện thuận lợi 3.1.1 Điều kiện chính trị ổn định Điều kiện chính trị - xã hội ổn định luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư. Sự ổn định đồng nghĩa với việc giảm thiểu rủi ro trong đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực nhạy cảm như TTCK. Trong những năm vừa qua, Việt Nam luôn được nhìn nhận là một quốc gia có tình hình chính trị nội bộ rất ổn định. Đặc biệt, hiện nay, khi nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới đang chao đảo vì nạn khủng bố và những cuộc khủng hoảng về chính trị, Việt Nam vẫn luôn được đánh giá là “điểm đến an toàn” cuả Châu á và thế giới. Lượng doanh nhân vào Việt Nam du lịch và tìm kiếm cơ hội làm ăn ngày càng tăng trong thời gian gần đây. Đây chính là một lợi thế ở tầm vĩ mô mà Việt Nam cần phải tăng cường quảng bá rộng rãi và khai thác một cách triệt để nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có đầu tư qua TTCK. 3.1.2 Tình hình kinh tế vĩ mô thuận lợi Như đã phân tích ở phần đầu của chương, tình hình kinh tế Vĩ mô của Việt Nam tương đối ổn định trong thời gian vừa qua. Sau cuộc Khủng hoảng 1997, Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc hạn chế ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và nhanh chóng phục hồi với tốc độ tăng trưởng GDP trong các năm 2000, 2001 và 2002 là 6,7%, 6,8% và 7%. Tỷ lệ tiết kiệm, đầu tư đều có xu hướng tăng đáng kể, bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát ở mức dưới 5% Tổng cục thống kê, “Thống kê tình hình kinh tế xã hội năm 2002”, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, 2002 . Với những điều kiện mới được tạo ra sau khi ban hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật doanh nghiệp… các thành phần kinh tế đều có những bước phát triển mới. Điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi hứa hẹn mức lợi nhuận cao và ổn định cho các khoản đầu tư, tạo ra một lực “kéo” hấp dẫn đối với các nguồn vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là nguồn FDI và FPI. 3.1.3 Cải cách cơ cấu được chú trọng Dưới sức ép phải nâng cao trình độ quản lý kinh tế lên ngang tầm quốc tế để chuẩn bị cho quá trình hội nhập, được sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế như IMF, WB, ADB và chính phủ của nhiều nước, nhà nước Việt Nam đã nỗ lực cải cách trong nhiều lĩnh vực quản lý kinh tế, đặc biệt là những lĩnh vực có tác động trực tiếp TTCK: Hệ thống ngân hàng được cải cách với mục tiêu chủ yếu là tập trung huy động mọi nguồn lực và sử dụng hiệu quả vào các dự án phát triển. Tổ chức và hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại được đặc biệt chú trọng nhằm xây dựng hệ thống tài chính lành mạnh, hoạt động hiệu quả và từng bước mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ ngang tầm với khu vực. Một hệ thống ngân hàng – tài chính lành mạnh sẽ giúp chó việc chu chuyển vốn qua biên giới được dễ dàng, an toàn và hiệu quả, có thể đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu về đầu tư của người nước ngoài vào Việt Nam. Phát triển khu vực kinh tế tư nhân là một chính sách nhất quán và được Chính phủ rất quan tâm. Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh và đã thực sự trở thành một động lực đáng kể góp phần tăng trưởng GDP. Số doanh nghiệp tư nhân thành lập mới tăng vọt sau khi luật doanh nghiệp được ban hành. Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân chính là điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư dưới nhiều hình thức như tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp, liên doanh hoặc mua cổ phiếu của các doanh nghiệp đã niêm yết trên TTCK. 3.1.4 Chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài đã rõ ràng Tuy mức độ mở cửa và ưu tiên đối với nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam còn nhiều vấn đề phải bàn nhưng nhìn chung, các qui định về đầu tư đã tương đối rõ ràng. Như đã phân tích trong phần cơ sở pháp lý đầu tư vào TTCK, những qui định bao gồm các lĩnh vưc: những ngành nghề người nước ngoài được tham gia góp vốn, mức tối đa người nước ngoài được nắm giữ cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức phát hành, các qui định về quản lý ngoại hối, các loại thuế, phí người nước ngoài có nghĩa vụ nộp khi đầu tư và rút vốn, qui trình và thủ tục đầu tư. Những chính sách này đã thiết lập được một qui trình khá rõ ràng cho sự tham gia vào TTCK của nhà đầu tư nước ngoài. Tóm lại, môi trường chính trị – xã hội và kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang tạo ra một lực hút rất lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai TTCK vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế và bất cập khiến cho hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua TTCK trên thực tế còn chậm, trái với kỳ vọng của những nhà quản lý thị trường và bản thân nhà đầu tư nước ngoài. Điều này sẽ được làm rõ trong phần tiếp theo của chương. 3.2 Những khó khăn 3.2.1 Những hạn chế vĩ mô Bên cạnh những điều kiện thuận lợi như tốc độ tăng trưởng GDP cao, tỷ lệ lạm phát được khống chế, môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam còn nhiều hạn chế làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt tệ tham nhũng và sự không minh bạch trong công bố thông tin của doanh nghiệp làm giảm niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài. Tàn tích của thời kỳ quản lý kinh tế tập trung bao cấp vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ và cách làm của các doanh nghiệp mới được cổ phần hoá, tạo ra một sức ì lớn trong ban lãnh đạo của các công ty cổ phần. Đây chính là rào cản vĩ mô lớn trong hoạt động thu hút vốn ĐTNN. 3.2.2 Thị trường chứng khoán còn nhỏ bé về qui mô Cho đến nay TTCK Việt Nam mới có 21 công ty niêm yết, chủ yếu là những công ty nhỏ và vừa, với số cổ phiếu niêm yết gần 1.000 tỷ đồng tính theo mệnh giá nhưng trong đó cổ phiếu do nhà nước nắm giữ chiếm gần 1/3. Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua TTCK là một đòi hỏi tất yếu khách quan. Tuy vậy, trong tương lai gần, qui mô của thị trường chưa thể tăng nhanh và mạnh và chưa thực sự có ảnh hưởng đến nền kinh tế. Bên cạnh đó, chính sách của chính phủ cũng chưa thể mở cửa hoàn toàn cho nhà đầu tư nước ngoài do điền kiện và trình độ quản lý vĩ mô chưa theo kịp. Do đó, TTCK Việt Nam còn thiếu hàng hoá hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài, nhất là những nhà đầu tư lớn và các quỹ đầu tư có qui mô toàn cầu. 3.2.3 Thông tin thiếu, không kịp thời và thiếu chính xác Một trong những hoạt động của TTCK là nguyên tắc công khai về thông tin. Khi đánh giá chất lượng thông tin, có ba yếu tố thường được đưa ra: tính chính xác, sự đầy đủ và sự kịp thời. Xem xét những báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên TTCK trong thời gian vừa qua, ta thấy cả 3 yếu tố này đều không được đảm bảo. Những sai lệch trong những số liệu tài chính không chỉ xảy đến với những số liệu chưa được kiểm toán. Nhiều vụ gian lận kiểm toán đã được phanh phui như trường hợp của Canfoco và Bibica trong năm 2003. Hệ thống chế độ kế toán của Việt Nam còn có nhiều điểm khác với hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và thường không được giải thích cặn kẽ trong các báo cáo tài chính của công ty gây hiểu lầm đối với người nước ngoài. Thậm chí có công ty còn không thực hiện việc thuyết minh báo cáo tài chính của mình. Trên tầm vĩ mô, những nguồn số liệu do công ty hoặc cơ quan quản lý Việt Nam cung cấp cũng cần được xem xét. Trên thực tế, nhiều số liệu về kinh tế vĩ mô của Việt Nam do chính phủ cung cấp và của các tổ chức quốc tế đưa ra rất khác nhau, nhất là những số liệu về tăng trưởng GDP, đầu tư trực tiếp nước ngoài, xuất nhập khẩu… Các hành vi trốn thuế, lậu thuế, tham nhũng ở các công ty Việt Nam cũng tương đối nghiêm trọng. Vì vậy, nhiều nhà đầu tư nước ngoài tỏ ra không tin tưởng vào các thông tin thị trường từ phía Việt Nam dẫn tới tâm lý e ngại đầu tư hoặc chỉ đầu tư qua những nhà đầu tư có tổ chức có khả năng tự thu thập và xử lý thông tin. 3.2.4 Chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài chưa nhất quán và chưa thông thoáng Nhà nước luôn khuyến khích những nhà đầu tư nước ngoài tham gia TTCK. Tuy nhiên, những chính sách được ban hành không có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành đã tạo ra tình trạng chồng chéo, đôi khi mâu thuẫn. Thứ nhất, các qui định về mua cổ phần khi cổ phần hoá doanh nghiệp chưa thống nhất với các qui định về nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài đối với một tổ chức niêm yết trên TTCK. Nghị định về cổ phần hoá cho phép người nước ngoài được nắm giữ tối đa 30% cổ phần của một doanh nghiệp, nhưng nghị định về chứng khoán và TTCK chỉ cho phép nắm giữ tối đa 20%, trong đó mỗi tổ chức chỉ được nắm giữ tối đa 7% và mỗi cá nhân được nắm giữ tối đa 3%. Các qui định không thống nhất như trên đã dẫn đên tình trạng hiểu lầm hoặc diễn giải một cách khác nhau, đồng thời gây ra một số khó khăn khi một doanh nghiệp có sở hữu của nước ngoài trên 20% ra niêm yết trên TTCK. Thứ hai, theo luật đầu tư nước ngoài thì bên nước ngoài có thể sở hữu đến 100% vốn theo hình thức FDI. Nhưng số vốn này không được tự do mua đi bán lại trên TTCK. Điều đó có nghĩa là một nhà đầu tư trực tiếp khi muốn rút bớt vốn đầu tư để trở thành một nhà đầu tư vốn FPI sẽ rất khó thực hiện, vì họ phải tìm một nhà đầu tư nước ngoài khác thay thế và chuyển nhượng cổ phần trên cơ sở sự thoả thuận của đối tác và cơ quan quản lý Việt Nam. Ngược lại, một nhà đầu tư vốn FPI cũng sẽ gặp khó khăn khi muốn chuyển sang đầu tư trực tiếp vì qui định hạn chế tỷ lệ nắm giữ cổ phần. Thứ ba, những chính sách tài chính vĩ mô đôi khi mâu thuẫn với chính sách phát triển TTCK. Sự phối hợp chính sách không đồng bộ đôi khi cản trở bước tiến của TTCK. Đơn cử như trường hợp Chính phủ vừa thông qua một kế hoạch tốt để thúc đẩy sự phát triển của TTCK Việt Nam, động viên các nhà đầu tư, tổ chức tích cực tham gia vào TTCK. Nhưng mới đây, Bộ Tài chính, rồi UBND TP. HCM, Tổng công ty dầu khí Việt Nam… lại phát hành hàng loạt trái phiếu với lãi suất tốt hơn. Trong bối cảnh giá cổ phiếu đang trượt dốc, những công ty tài chính, bảo hiểm, ngân hàng sẽ đầu tư vào những trái phiếu có lãi suất cao và khá an toàn này. Trong khi những nguồn vốn này đáng ra phải đầu tư vào cổ phiếu, để TTCK cung cấp vốn cho những công ty hiện nay còn đang đói vốn. 3.2.5 Chi phí đầu tư cao Trong khi qui mô thị trường còn nhỏ hẹp và cơ hội dành cho nhà đầu tư nước ngoài chưa nhiều thì chi phí đầu tư cao sẽ có tác động hạn chế đầu tư ở người nước ngoài. Hiện nay chi phí đầu tư của người nước ngoài vào thị trường còn cao vì một số nguyên nhân sau: Chi phí tiếp cận và phân tích thông tin cao do thiếu thông tin gốc bằng tiếng nước ngoài. Các công ty niêm yết và chưa niêm yết thông thường chỉ chuẩn bị tài liệu bằng tiếng Anh để phục vụ cho việc giới thiệu, quảng cáo, chào hàng, chưa nhằm mục đích thu hút cổ đông nước ngoài. Các bản cáo bạch, báo cáo định kỳ và đột xuất gửi TTGDCK và UBCKNN chưa được dịch sang tiếng Anh phục vụ công chúng đầu tư nước ngoài. Bản thân UBCKNN và TTGDCK cũng chưa tổ chức cung cấp các thông tin nêu trên qua trang Web. Hệ thống dịch vụ thông tin chuyên nghiệp chưa phát triển. Trong bối cảnh đó, người nước ngoài muốn có thông tin về TTCK Việt Nam hoặc tìm hiểu về một công ty để đầu tư phải trực tiếp đến tận nơi tìm hiểu hoặc mua thông tin qua một số công ty đầu tư đang có hoạt động tại Việt Nam. Chi phí phải trả cho hoạt động này có thể cao đến mức làm nản lòng các nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư cá thể. Giao dịch qua thành viên lưu ký nước ngoài (những ngân hàng thương mại nước ngoài đăng ký với TTGDCK) phải chịu mức phí cao. Cho đến nay, UBCKNN đã cấp phép cho 3 thành viên lưu ký nước ngoài, nhưng chỉ có một thành viên chính thức hoạt động. Tình trạng độc quyền cùng với chính sách sàng lọc lựa chọn khách hàng trong hoạt động phục vụ đầu tư nước ngoài vào TTCK đã dẫn đến tình trạng thành viên lưu ký thu các loại phí cao. Ví dụ, xin mã số giao dịch thành viên lưu ký thu 200 USD; phí giao dịch thu 50-70USD/lần giao dịch. Trong trường hợp lệnh mua hoặc bán của người đầu tư chỉ khớp được một lô cổ phiếu thì mức phí giao dịch như trên là quá cao và nhà đầu tư nước ngoài bị thiệt hại quá lớn, thậm chí có thể bị thua lỗ. 3.2.6 Thiếu tính chuyên nghiệp Thực tế hoạt động của TTCK đã cho thấy sự thiếu hụt về cả số lượng và chất lượng của người phân tích và đầu tư chuyên nghiệp. Lấy ví dụ về đội ngũ những người hành nghề kinh doanh chứng khoán tại những CTCK. Hiện nay, số nhân viên kinh doanh của các CTCK được cấp giấy phép hành nghề khoảng trên 100 người, trong đó phần lớn được tuyển chọn từ những người đã từng công tác trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm. Mặc dù hoạt động đầu tư trong ngành chứng khoán có những nét trương đồng với hoạt động đầu tư của các ngân hàng, các công ty bảo hiểm, nhưng tính chuyên nghiệp trong hoạt động đầu tư trên TTCK đòi hỏi sự nhạy bén linh hoạt cũng như áp lực hơn rất nhiều so với ngành khác. Đa số các nhân viên này mới chỉ đáp ứng những yêu cầu nghiệp vụ tối thiểu. TTCK Việt Nam cũng thiếu những nhà môi giới chuyên nghiệp. Các nhân viên môi giới tại các CTCK hầu như chỉ thụ động ngồi chờ các nhà đầu tư đến mở tài khoản, hướng dẫn họ mở tài khoản giao dịch, thực hiện các lệnh giao dịch và hưởng phí môi giới trong giới hạn pháp luật cho phép. Các CTCK đều thu phí của nhà đầu tư ở mức trần theo qui định hiện hành, có ưu đãi cũng không đáng kể. Vì vậy, các nhân viên môi giới chưa tích cực chủ động tìm kiếm khách hàng, chưa đi sâu tìm hiểu các nhu cầu của nhà đầu tư để đa dạng hoá các dịch vụ của mình, từ đó có thể đưa ra mức phí phù hợp hơn, cạnh tranh hơn. Một thực tế đáng quan tâm là sự thờ ơ, thậm chí đứng ngoài cuộc của các nhà đầu tư có tổ chức tiềm năng của TTCK. Hiện tại, số lượng các ngân hàng, các công ty bảo hiểm, các tổ chức tài chính… đang hoạt động ở Việt Nam không phải là nhỏ, nhưng những chủ thể này không mấy mặn mà với sự có mặt của TTCK. Điều này, theo các nhà phân tích, là do thị trường tuy đã có 21 công ty niêm yết, nhưng qui mô như vậy rõ ràng không phải là lớn, vì hầu hết các doanh nghiệp mới chỉ là những doanh nghiệp có tầm vóc trung bình, chưa phải là những đại công ty. Do đó, các cơ quan chức năng cần có sự phối hợp để tìm cách đưa thêm những doanh nghiệp có qui mô lớn tham gia TTCK vì chỉ khi TTCK có qui mô đủ lớn thì mới đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư chuyên nghiệp tham gia. Hơn nữa, chỉ có sự tham gia của các nhà đầu tư chuyên nghiệp, thị trường mới duy trì được tính ổn định cao và phát triển bền vững. III. Định hướng và giải pháp thu hút và quản lý vốn đầu tư nước ngoài qua TTCK 1. Định hướng thu hút vốn ĐTNN qua TTCK Chúng ta đang có được lợi thế của người đi sau, có thể học hỏi được kinh nghiệm của những TTCK đã phát triển, đặc biệt là những thị trường đã trải qua Khủng hoảng 1997. Tuy nhiên, nhiệm vụ đầu tiên của các nhà hoạch định chính sách cho TTCK là phải tìm được một hệ thống giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, đảm bảo sự phát triển của TTCK nhưng không làm ảnh hưởng tới sự cân bằng chung của nền kinh tế. Bởi vậy, trước khi bàn tới những giải pháp, chúng ta cần nhắc lại một số nguyên tắc cốt yếu trong thu hút vốn nước ngoài qua TTCK: Việc thu hút và quản lý vốn đầu tư nước ngoài qua TTCK phải luôn bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và định hướng phát triển TTCK Việt Nam, nhằm góp phần tăng cường nguồn vốn đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Thu hút vốn đầu tư qua TTCK phải được thực hiện trong chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài nói chung, làm cho FPI trở thành một bộ phận không thể tách rời trong cơ cấu nguồn vốn vào, tạo ra sự cân bằng hợp lý trong mối tương quan với vốn FDI. Nguồn FPI phải được hướng vào một số ngành nghề ưu tiên theo định hướng của Chính phủ. Ngoài những ngành nghề hiện nay nhà đầu tư được phép nắm giữ cổ phần, vốn FPI cần được mở rộng sang những ngành nghề mới mang tính đột phá, sử dụng công nghệ khoa học kỹ thuật mới. Chính sách thu hút và quản lý vốn đầu tư nước ngoài qua TTCK phải từng bước tuân theo thông lệ quốc tế, đảm bảo tính hiệu quả và tạo tiền đề cho quá trình hội nhập quốc tế. Thu hút vốn luôn phải đi đôi với quản lý vốn. Bài học khủng hoảng của các nước trong khu vực cho thấy việc quản lý để đảm bảo được qui mô và cơ cấu của dòng vốn vào và dòng vốn ra là rất quan trọng. Nếu không có chính sách thích hợp thì đến một lúc nào đó nguồn vốn chu chuyển qua biên giới chính là nguyên nhân gây ra khủng hoảng. Chúng ta phải đặc biệt chú trọng tới các biện pháp đối phó với khả năng tháo lui vốn đầu tư với qui mô lớn. Khi tình hình kinh tế trong nước gặp khó khăn, các nhà hoạch định chính sách cần có phản ứng nhanh nhạy và linh hoạt giảm tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn và chủ động trong việc giám sát các dòng vốn một cách hiệu quả. 2. Những giải pháp cơ bản Một giải pháp phát triển thị trường thành công phải là một giải pháp đứng trên quan điểm của khách hàng. Điều này cũng đúng nếu áp dụng vào TTCK. Một giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam chỉ có thể thành công khi khắc phục được những khó khăn mà nhà đầu tư nước ngoài đang gặp phải. Có thể nêu lên một số giải pháp cơ bản nhất khắc phục được những yếu kém đã nêu của TTCK: 2.1 Tạo môi trường vĩ mô thuận lợi thu hút vốn đầu tư nước ngoài Tiếp tục duy trì chính sách mở cửa kinh tế, phát triển nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh cải cách cơ cấu kinh tế. Khuyến khích sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân cũng chính là làm tăng tính linh hoạt của nền kinh tế, tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư và tăng khả năng chống chọi trước những tác động xấu của nền kinh tế thế giới. Duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, kiềm chế lạm phát, chống tham nhũng, nâng cao mức thu nhập đầu người. Đây chính là những chỉ tiêu cơ bản nhất mà nhà đầu tư quan tâm khi quyết định đầu tư vào một nền kinh tế đang phát triển. Đảm bảo sự ổn định các chính sách kinh tế vĩ mô, hoàn thiện khung pháp lý, đặc biệt là những qui định pháp lý liên quan tới hoạt động đầu tư nước ngoài. Một chính sách ổn định, nhất quán và ưu đãi sẽ làm tăng lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài. Về ngành chứng khoán nói riêng, bên cạnh việc sửa đổi Nghị định 48/1998 NĐ-CP cho phù hợp với sự phát triển không ngừng của thị trường, Việt Nam cần bắt tay vào xây dựng Luật chứng khoán để nhanh chóng đưa hoạt động đầu tư nước ngoài qua TTCK vào khuôn khổ chặt chẽ, tạo sự chuẩn bị cho những bước phát triển đột phá trong thời gian tới. 2.2 Thêm hàng hoá cho thị trường chứng khoán Việc mở rộng qui mô TTCK có thể thực hiện thông qua các chiến dịch khuyến khích các công ty có đủ điều kiện ra niêm yết và thực hiện có chọn lọc chương trình niêm yết bắt buộc; đẩy mạnh chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích những công ty nhà nước có tiềm lực lớn thuộc những lĩnh vực kinh tế quan trọng tham gia TTCK để tăng uy tín và tính hấp dẫn của thị trường; mạnh dạn cho phép một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào TTCK; mở rộng thị trường cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những giải pháp này sẽ tạo thêm hàng hoá cho TTCK, giao dịch trên thị trường trở nên sôi động hơn, giảm rủi ro trong giao dịch và tăng cơ hội tìm kiếm lợi nhuận qua đầu tư, làm cho TTCK trở nên hấp dẫn hơn dưới con mắt nhà đầu tư nước ngoài. 2.3 Cải thiện cơ cấu cung cấp thông tin cho người nước ngoài Đây là giải pháp cơ bản vừa cấp bách, vừa mang ý nghĩa lâu dài và sâu rộng để thu hút sự chú ý của nhà đầu tư nước ngoài, khuyến khích họ đầu tư vào TTCK Việt Nam. Vì vậy, cơ chế cung cấp thông tin của TTCK Việt Nam cần tập trung cải thiện những điểm sau: Khuyến khích, thậm chí bắt buộc các công ty niêm yết công bố các bản báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quí và những bản cáo bạch bằng tiếng Anh. Yêu cầu các công ty cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác những nguồn thông tin liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh. Các báo cáo tài chính của công ty cần được diễn giải rõ ràng, có sự đối chiếu với các tiêu chuẩn kế toán quốc tế để người nước ngoài có thể hiểu được một cách dễ dàng. UBCKNN và TTGDCK cần gấp rút nâng cấp và hoàn thiện trang Web của mình bằng cả hai thứ tiếng Việt và tiếng Anh, thêm một số thứ tiếng thông dụng khác để tiếp cận với bộ phận rộng hơn nhà đầu tư nước ngoài. Cần nâng cao chất lượng và tính kịp thời của các thông tin đăng tải trên những trang Web này. Điều này sẽ làm giảm thiểu chi phí tiếp cận thông tin của những người nước ngoài quan tâm nhưng chưa có điều kiện tìm hiểu cặn kẽ TTCK Việt Nam. Tăng cường tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế đầu tư vào TTCK Việt Nam tạo ra những diễn đàn trao đổi lý luận và kinh nghiệm thực tế, chia sẻ thông tin và tạo cơ hội quảng bá TTCK ra thế giới. 2.4 Giảm chi phí giao dịch Qui định các thành viên lưu ký nước ngoài đã được cấp phép phải tổ chức khai trương hoạt động phục vụ khách hàng, tránh tình trạng chỉ có một thành viên hoạt động như hiện nay. Thành viên nào đã được cấp giấy phép mà không khai trương hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định thì sẽ bị thu hồi giấy phép. Việc có nhiều thành viên lưu ký nước ngoài hoạt động sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh và nhiều sự lựa chọn hơn cho nhà đầu tư nước ngoài. Cho phép nhà đầu tư nước ngoài được mở tài khoản giao dịch tại CTCK trong nước để giảm bớt khâu trung gian. Đây có thể coi là một giải pháp mang tính đột phá, vì nhà đầu tư nước ngoài sẽ được hưởng một mức phí phục vụ thấp của các công ty trong nước, tạo ra môi trường cạnh tranh thực sự. Để thực hiện được giải pháp này đòi hỏi phải sửa đổi lại các qui định hiện hành về giao dịch, thanh toán bù trừ, quản lý ngoại hối… liên quan đến đầu tư nước ngoài, và phải có cơ chế phối hợp giữa CTCK với ngân hàng thương mại được phép kinh doanh ngoại tệ trong việc xử lý nguồn tiền vào và ra của nhà đầu tư. 2.5 Những kiến nghị về chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam Thực trạng hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua TTCK Việt Nam vừa qua đặt ra một nhu cầu bức thiết trong việc chỉnh sửa các qui định của Nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán nhằm xây dựng tính đồng bộ, thống nhất giữa các qui định nhà nước cũng như tạo sự thông thoáng hơn về môi trường đầu tư, đồng thời vẫn đảm bảo được sự quản lý của Nhà nước, hạn chế được tình trạng đầu cơ, lũng đoạn của các nhà đầu tư nước ngoài, tạo ra sự ổn định và phát triển bền vững của TTCK Việt nam. Để đạt được mục tiêu đó, một số giải pháp sau đây cần được cân nhắc: Các cơ quan quản lý liên quan đến TTCK như Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ tài chính, Ngân hàng nhà nước và UBCKNN phải hình thành một cơ chế phối hợp, trong đó có việc trao đổi thông tin, phối hợp xây dựng và thực hiện các đề án tổng thể về thu hút và quản lý vốn đầu tư nước ngoài qua thị trường, giúp chính phủ trong việc điều tiết vĩ mô và kiểm soát được rủi ro. Về việc tham gia mua chứng khoán của tổ chức phát hành của nhà đầu tư nước ngoài, cần qui định thống nhất giữa tỷ lệ mua cổ phiếu đang lưu hành của tổ chức niêm yết (20%) và tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của tổ chức phát hành (đang được qui định là 30%). Sự thống nhất này sẽ giải toả những khó khăn không cần thiết đối với nhà đầu tư nước ngoài. Về qui định hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài, theo qui định hiện hành tại quyết định 145/1999/QĐ-TTg của thủ tướng và quyết định 228/QĐ-NHNN5 của Ngân hàng nhà nước thì việc chuyển nhượng cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài chỉ được thực hiện sau một thời gian tương đối dài là chưa hợp lý. Theo chúng tôi, chỉ nên hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu đối với những nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu, có thể là ở mức tối đa 3% đối với cá nhân và 7% đối với tổ chức, đồng thời hạn chế những nhà đầu tư này chuyển nhượng cổ phiếu trong thời gian tối đa là 1 năm kể từ ngày sở hữu cổ phiếu. Về mức độ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, hiện nay xu hướng các nhà đầu tư nước ngoài có tổ chức (quĩ đầu tư, công ty tài chính…) đầu tư vào Việt Nam đang tăng lên, thông thường các nhà đầu tư này mong muốn sở hữu một tỷ lệ cổ phiếu tương đối lớn trong các công ty cổ phần. Việc thận trọng quá trình thu hút vốn đầu tư ban đầu là cần thiết, song nếu qui định tỷ lệ thấp quá sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư có tiềm lực lớn. Theo tình hình thực tế của thị trường, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài hợp lý nhất hiện nay là 5% số cổ phiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân và 10% số cổ phiếu đối với nhà đầu tư có tổ chức và tổng số cổ phiếu được sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với một tổ chức phát hành chứng khoán là 30%. Trong tương lai, khi TTCK đã phát triển mạnh, ổn định, để thu hút những nguồn vốn cán thiết cho đầu tư và tăng khả năng cạnh tranh quốc tế, đồng thời cũng tạo sự cạnh tranh lành mạnh khuyến khích sự phát triển của các nhà đầu tư nội địa, có thể cho phép nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ đến 100% số cổ phiếu của một công ty niêm yết trong những lĩnh vực phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, theo qui định hiện nay tỷ lệ góp vốn tối đa 30% của nhà đầu tư nước ngoài là quá thấp, nhất là đối với ngành kinh doanh rủi ro cao như chứng khoán. Tỷ lệ hợp lý nhất trong giai đoạn hiện nay là bên nước ngoài góp tối đa 49% vốn liên doanh. Tỷ lệ này vừa khuyến khích được đầu tư nước ngoài vừa đảm bảo sự kiểm soát của phía Việt Nam. Trong tương lai, khi TTCK Việt Nam đã phát triển đến một mức độ nhất định, cần mở rộng tỷ lệ sở hữu của các CTCK nước ngoài trong CTCK liên doanh phù hợp với Luật đầu tư nước ngoài, tạo sự nhất quán trong chiến lược thu hút đầu tư. 3. Hình thành và phát triển quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán - một lối thoát cho tình trạng khó khăn trong thu hút vốn đầu tư qua TTCK Việt Nam Như đã đề cập ở trên, TTCK Việt Nam còn có nhiều biểu hiện thiếu chuyên nghiệp như công tác thu thập và quảng bá thông tin đến nhà đầu tư chưa chuyên nghiệp; các chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài không nhất quán; các hệ thống bổ trợ như hệ thống ngân hàng thương mại, trung tâm lưu ký chứng khoán và các CTCK còn ở trong tình trạng yếu kém. Chính những hạn chế này đã khiến cho những nhà đầu tư nước ngoài mất một thời gian dài tìm hiểu trước khi ra được quyết định đầu tư, gây tâm lý e ngại đối với nhà đầu tư tiềm năng. Bởi vậy, để khai thông luồng vốn đầu tư nước ngoài qua TTCK tất yếu phải khắc phục tính thiếu chuyên nghiệp của TTCK Việt Nam. Để nâng cao tính chuyên nghiệp của TTCK Việt Nam, có thể đưa ra nhiều giải pháp ở tầm vĩ mô (hoàn thiện chính sách, cải tổ hệ thống ngân hàng – tài chính, giao lưu học hỏi kinh nghiệp ở cấp quản lý…) hoặc ở tầm vi mô (nâng cao chất lượng dịch vụ của các CTCK, tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ môi giới, kế toán, kiểm toán để phù hợp với những tiêu chuẩn quốc tế). Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu kỹ thực trạng TTCK Việt Nam, chúng tôi thấy rằng một trong những giải pháp hiệu quả nhất để nhanh chóng nâng cao tính chuyên nghiệp của TTCK Việt Nam là khuyến khích hình thành và phát triển những quĩ đầu tư và công ty quản lý quĩ - những nhà đầu tư chuyên nghiệp trên TTCK. Tại các thị trường tài chính phát triển trên thế giới, người ta coi việc tồn tại những quĩ đầu tư có uy tín là dấu hiệu khẳng định tính chuyên nghiệp của TTCK. Trên thực tế, loại hình quĩ đầu tư đã xuất hiện ở Việt Nam với những cái tên khá quen thuộc như VEIL, MEF, VietnamFund, Beta Fund và gần đây nhất là quỹ VietFund. Sự tham gia đầu tư của những quĩ này, tuy mới chỉ ở giai đoạn thăm dò nhưng đã đem lại nhiều dự án đầu tư có hiệu quả và quan trọng hơn là đem lại một phong cách làm việc chuyên nghiệp. Để làm rõ thêm tầm quan trọng của quỹ đầu tư đối với TTCK, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu khái niệm của quỹ đầu tư. 3.1 Khái niệm quỹ đầu tư Khái niệm quỹ đầu tư đối với TTCK Việt Nam nói riêng và đối với thị trường tài chính nói chung là một khái niệm tương đối mới mẻ. Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thu hút tiền nhàn rỗi từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ hay các loại tài sản khác. Tất cả các khoản đầu tư này đều được quản lý chuyên nghiệp, chặt chẽ bởi các công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và cơ quan thẩm quyền khác. Giáo trình “Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán”, TT Nghiên cứu và bồi dưỡng nghiệp vụ chứng khoán, NXB Chính trị quốc gia 2002, TS. Đào Lê Minh (chủ biên) 3.2 Hình thức quỹ đầu tư Hiện nay trên thế giới có rất nhiều loại hình quỹ đầu tư như quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ hỗ tương, quỹ uỷ thác đầu tư… Các quỹ đầu tư có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, nếu căn cứ vào tính thanh khoản, quỹ đầu tư được phân chia thành hai loại: quỹ đóng và quỹ mở. Quỹ đóng là hình thức quỹ phát hành chứng chỉ quỹ một lần (hoặc nhiều lần ở những thời điểm khác nhau). Nhằm tạo tính thanh khoản cho loại quỹ này, sau khi kết thúc việc huy động vốn (hay đóng quỹ), các chứng chỉ quỹ sẽ được niêm yết trên TTCK. Tổng vốn huy động của quỹ cố định và không biến đổi trong suốt thời gian quỹ hoạt động. Hình thức quỹ đóng này mới được áp dụng ở Việt Nam với sự ra đời của Quỹ đầu tư VietFund. Hình thức thứ hai là quỹ mở. Khác với quỹ đóng, tổng vốn của quỹ mở biến động theo từng ngày giao dịch có tính chất đặc thù của nó là nhà đầu tư được quyền bán lại chứng chỉ quỹ đầu tư cho quỹ, và quỹ phải mua lại các chứng chỉ theo giá trị thuần vào thời điểm giao dịch. Đối với hình thức quỹ này, các giao dịch mua bán chứng chỉ quỹ được thực hiện trực tiếp với với công ty quản lý quỹ và chứng chỉ quỹ không được niêm yết trên TTCK. Do đòi hỏi tính thanh khoản cao, đồng nghĩa với sự phát triển cao của hệ thống tài chính, nên hình thức quỹ này chỉ tồn tại ở các nước có nền tài chính phát triển như châu âu, Mỹ, Canada… mà chưa có mặt tại Việt Nam. 3.3 Lợi ích của quỹ đầu tư Đối với nhà đầu tư, quỹ đầu tư có một tác dụng vô cùng quan trọng. Người đầu tư dù bất cứ dạng nào khi đã tham gia vào TTCK đều phải thông qua và được hỗ trợ bởi những nhà môi giới chứng khoán. Tuy nhiên, dù được thông tin và tư vấn tới đâu chăng nữa, nhà đầu tư vẫn được xem là người tự quyết định tối hậu và do đó hiệu quả đầu tư của họ xét cho cùng là lệ thuộc vào các điều kiện và phẩm chất cá nhân. TTCK lại là tập hợp của nhiều sản phẩm, đa ngành, cho nên khó có thể nắm được chiều hướng chuyển biến của thị trường. Trong hoàn cảnh này một định chế rất tiện lợi như quỹ đầu tư có thể giúp các nhà đầu tư, nhất là những nhà đầu tư nhỏ, đầu tư tốt nhất vào TTCK. Lợi ích quan trọng nhất của quỹ là khả năng đa dạng hoá đầu tư. Một cá nhân với số vốn hạn chế, khó có thể đa dạng hoá tối ưu danh mục đầu tư của mình. Tuy nhiên, bằng phương thức kết hợp vốn cùng với nhiều người khác vào quỹ đầu tư, cá nhân đó sẽ có điều kiện chia phần lợi trong một tập hợp các chứng khoán được đa dạng hoá một cách tối đa. Lợi ích khác do quỹ đầu tư mang lại là trình độ quản lý chuyên nghiệp. Nhiều nhà đầu tư nhỏ hoặc ở mức trung bình khó đạt hiệu năng quản lý các hoạt động đầu tư của mình một cách khôn ngoan nhất, họ cũng không có khả năng hoặc thấy không còn có lợi nếu phải trả các khoản phí cần thiết để thuê sự quản lý chuyên nghiệp cho mình. Bằng cách chung vốn vào quỹ đầu tư, những cá nhân này có thể an tâm sẽ được các nhà điều hành chuyên nghiệp (các công ty quản lý quỹ) quản lý đầu tư của mình, với một chi phí vừa phải có thể chấp nhận được. Một điểm nổi bật nữa là phần vốn góp vào quỹ đầu tư có tính thanh khoản. Điều này có nghĩa là nếu nhà đầu tư muốn rút lui khỏi tổ chức đầu tư này, họ có thể bán lại tài sản của họ với một giá phải chăng để chuyển thành tiền mặt trong thời gian ngắn. Xét ở góc độ hỗ trợ doanh nghiệp, việc quỹ đầu tư ra đời và trực tiếp sử dụng vốn huy động từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các doanh nghiệp (niêm yết và chưa niêm yết), giúp tạo ra một nguồn vốn rẻ, năng động cho các doanh nghiệp với sự đánh giá chuyên nghiệp của công ty quản lý quỹ. Từ đó, các quỹ đầu tư sẽ tạo ra một dòng đầu tư góp phần tạo ra khả năng tăng trưởng cho các doanh nghiệp. Xét về mặt thị trường, quỹ đầu tư không chỉ đem lại phong cách hoạt động chuyên nghiệp, nâng cao uy tín cho TTCK dưới con mắt của nhà đầu tư nước ngoài mà bản thân quỹ đầu tư chính là nguồn cung vốn khổng lồ qua TTCK. Theo ông Don Lam, giám đốc điều hành của công ty VinaCapital Asset Management (VinaCapital), đơn vị quản lý quỹ Vietnam Opportunities Fund (VOF) vừa đi vào hoạt động ở Việt Nam, thì tổng số vốn mà các công ty quản lý quỹ nắm lên tới 6.000 tỷ USD. Hãy tưởng tượng rằng, chỉ cần có thể thu hút được 1% trong số đó đầu tư vào Việt Nam thôi thì số tiền đầu tư đã là 60 tỷ USD, đủ để thay đổi toàn bộ cục diện của TTCK Việt Nam. 3.4 Tình hình hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam Các quỹ đầu tư nước ngoài đã tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam từ khá lâu. Tính đến nay, ở Việt Nam đã có sự hiện diện và hoạt động của các quỹ đầu tư sau: Beta Vietnam & Beta Mekong Vietnam Lazard Fund Templeton Vietnam Fund Vietnam Fund Vietnam Enterprise Investment Limited Vietnam Opportunities Fund (VOF) Công ty liên doanh quản lý quĩ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VietFund) Dưới đây, chúng tôi xin được đề cập đến nội dung hoạt động của một số quỹ tiêu biểu. 3.3.1 Vietnam Fund Đây là quỹ đầu tư do Công ty quản lý quỹ Vietnam Fund Management quản lý với số vốn ban đầu là 100 triệu USD, sau rút xuống còn 42 triệu USD. Quỹ được thành lập 10/1991 và được niêm yết trên TTCK Ailen. Đây là quỹ đầu tư ra đời sớm nhất để đầu tư vào Việt Nam, đầu tư vào một số dự án cụ thể sau: Dự án Lĩnh vực hoạt động VF-CGZ Du lịch Ngân hàng á Châu (ACB) Ngân hàng Công ty Huy Hoàng Sản xuất Anglo Vietnam Sugar Lương thực - thực phẩm Dragon Properties Asia Bất động sản Viet Hoa Construction Bất động sản Hunsan Co Sản xuất VP Bank Ngân hàng Agravina Lương thực - thực phẩm Bảng 8 – Dự án đầu tư của Việt Nam Fund Hiện nay Vietnam Fund sắp hết thời hạn hoạt động, công việc chủ yếu của họ bây giờ là làm thủ tục bán các dự án đầu tư trước đây để đóng quỹ và không tiếp tục hoạt động. 3.3.2 Beta Vietnam & Beta Mekong Vietnam (Beta Vietnam Fund) Quỹ do công ty quản lý quỹ Indochina Asset Management (ICAM) quản lý. Quỹ thành lập 9/1993 với số vốn ban đầu là 47,2 triệu USD. Tại Việt Nam, Beta Vietnamt Fund có một số dự án đầu tư sau: Dự án Lĩnh vực Mekong Leisure Giải trí International School Giáo dục Indotel Ltd Khách sạn Vietnam Frontier Fund Đầu tư RIM Tech Công nghệ thông tin Apex International May mặc Bio Asia Công nghệ sinh học Vietnam Industrial Investment Thép Tecobest International Vận tải Indochina Juice Thực phẩm Dalat Golf Club Giải trí Anzoil NL 4 Dầu khí Phan Thiet Golf Club Giải trí Bảng 9 – Dự án đầu tư của Beta Vietnam Fund Hiện tại Beta Vietnam Fund đã sắp hết thời hạn hoạt động và đang tiến hành thủ tục bán các dự án đầu tư trước đây và không còn tham gia các hoạt động đầu tư mới. 3.3.3 Templeton Vietnam Fund TVF do công ty quản lý quỹ Templeton Fund Management quản lý, được thành lập vào 9/1994 với thời hạn hoạt động là 10 năm. Số vốn ban đầu là 90,6 triệu USD. Đến thời điểm năm 2002, quỹ này đã quyết định rút vốn khỏi Việt Nam do chỉ đầu tư được khoảng 20% vốn vào hai dự án tại Hà Nội là khách sạn Metropole và khu căn hộ Mayfair. 3.3.4 Vietnam Enterprise Investment Ltd (VEIL) VEIL do công ty quản lý quỹ Dragon Capital quản lý. Quỹ được thành lập vào tháng 7 năm 1995 với số vốn ban đầu là 16,5 triệu USD. Đến nay, VEIL đã huy động được tổng cộng 75 triệu USD và đã đầu tư vào hơn 20 dự án với tổng số tiền khoảng 45 triệu USD. Trong số các dự án đầu tư, đã có 7 công ty được niêm yết trên TTCK Việt Nam và hai công ty niên yết tại TTCK nước ngoài. Cụ thể: Dự án Lĩnh vực Hanoi Lake View Căn hộ cho thuê Halong Canfoco Đồ hộp VP Bank Ngân hàng ACB Ngân hàng Saigon Commercial Bank Ngân hàng Vietnam Industrial Investment Thép REE Corporation Cơ điện lạnh Lafoco Chế biến hạt điều Norco Tiles Vật liệu xây dựng Silk Road System Phần mềm tin học Glass Egg Digital Media Công nghệ kỹ thuật số Thanh My Thiết bị nội thất Vinh Tien Paper Giấy PD Office Building Văn phòng cho thuê Duc Hanh Co. Xây dựng hạ tầng Viet Trung Cement Sản xuất xi măng Tribeco Nớc giải khát Bibica Bánh kẹo Transimex Vận tải Gilimex Dịch vụ Beta Vietnam Fund Quỹ đầu tư Bảng 10 – Dự án đầu tư của Quỹ VEIL 3.3.5 Vietnam Opportunities Fund (VOF) VOF là một dạng quỹ mở (open-ended fund) được đặt dưới sự quản lý của công ty Vina Capital Asset Management Ltd (VinaCapital). Quy mô của quỹ hiện nay là 10 triệu USD và dự kiến sẽ tăng lên 50 triệu USD trong vòng 3 năm. Bốn cổ đông chính của Quỹ hiện nay là Quỹ đầu tư Millennium Parters (Mỹ), Deustche Bank Securities (Đức), Sun Wah Group và Pacific Alliance Group (Hồng Kông). VOF hiện được niêm yết trên TTCK London ở Anh. Tại Việt Nam, mọi hoạt động đầu tư của quỹ này đều thông qua công ty quản lý quỹ Vina Capital, công ty này được cấp giấy phép hoạt động từ tháng 9/2003. Đối tượng chủ yếu của quỹ đầu tư này là các công ty có vốn nước ngoài đang hoạt động không tốt tại Việt Nam: VOF sẽ giúp những công ty này cơ cấu lại để nâng cao giá trị và phát triển lên, sau đó sẽ bán lại hoặc đưa lên niêm yết trên TTCK. Đối tượng thứ hai là các công ty cổ phần hoá và các công ty cổ phần tư nhân trong nước: VOF sẽ tham gia góp vốn với tỷ lệ lớn (10% trở lên) để cùng tham gia công tác quản trị và phát triển doanh nghiệp, không đầu tư vào doanh nghiệp mà tỷ lệ đầu tư quá nhỏ. 3.3.6 VietFund (VFM) VietFund là quỹ đầu tư do công ty liên doanh quản lý quỹ VietFund Management Ltd quản lý quỹ. Công ty này được thành lập 15/7/2003 giữa bên Việt Nam là ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín và bên nước ngoài là công ty Dragon Capital Management Ltd của Anh. Công ty có tổng vốn đầu tư: 16 tỷ đồng, vốn pháp định 8 tỷ đồng; thời hạn hoạt động 30 năm; phạm vi hoạt động bao gồm quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán. Ngay trong lễ ra mắt (ngày 28/8/2003), VFM đã ký kết các hợp tác thoả thuận chọn ngân hàng Ngoại thương Việt Nam làm ngân hàng giám sát và chọn công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam làm đơn vị kiểm toán độc lập. VFM đã ký hợp đồng nhận quản lý 50 tỷ đồng vốn uỷ thác đầu tư đầu tiên từ ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), đối tác chiếm 70% vốn trong công ty VFM. Hiện tại, VFM đang triển khai chiến dịch điều tra thị trường từ bắc vào nam để phân loại đối tượng đầu tư, khả năng tài chính của các nhà đầu tư tiềm năng để từ đó có kế hoạch huy động vốn phù hợp. 3.5 Giải pháp phát triển quỹ đầu tư tại Việt Nam Có thể nói, tuy mới chỉ hoạt động tại Việt Nam một thời gian chưa dài nhưng các quỹ đầu tư đã đem lại bầu không khí mới cho thị trường vốn nói chung và TTCK non trẻ của Việt Nam nói riêng. Dư luận và nhiều nhà kinh tế đều đồng tình rằng, sự xuất hiện và hoạt động của quỹ đầu tư và những công ty quản lý quĩ sẽ tạo ra một cơ hội mới cho TTCK Việt Nam hiện đang khá ảm đạm. Vì vậy, đi tìm giải pháp phát triển quỹ đầu tư nước ngoài cũng chính là đi tìm giải pháp cho vấn đề thu hút vốn cho TTCK. Trong khuôn khổ hạn hẹp của một luận văn, chúng tôi xin được đưa ra một số giải pháp cơ bản sau: Hoàn thiện khái niệm và nhận thức về quỹ đầu tư ở Việt Nam Phát triển những quỹ đầu tư dạng đóng. Đây là hình thức phù hợp nhất với điều kiện của hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay vì không đòi hỏi tính thanh khoản cao và có độ an toàn cao. Đối với công ty quản lý quỹ, không nhất thiết phải dành ưu tiên cho việc lập một công ty quản lý vốn trong nước hoàn toàn. Một công ty liên doanh với sự tham gia của đối tác nước ngoài đã có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đầy mới mẻ này sẽ tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển của các định chế này. Xây dựng những chính sách ưu đãi về thuế để khuyến khích và thúc đẩy quỹ đầu tư phát triển. Cụ thể như: có chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT đối với công ty quản lý quỹ và bản thân quỹ; không đánh thuế thu nhập đối với những nhà đầu tư tham gia đầ tư thông qua việc mua chứng chỉ của quỹ đầu tư; có cơ chế ưu đãi thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đối với nhà đầu tư nước ngoài. Tăng cường công tác đào tạo các nhà phân tích và quản lý chứng khoán chuyên nghiệp. Cải tiến và hoàn thiện các chính sách liên quan tới hoạt động của quỹ đầu tư tại Việt Nam, nâng cấp các qui định pháp luật về TTCK nói chung và công ty quản lý quĩ lên thành luật về chứng khoán và TTCK. Với những giải pháp này, hi vọng trong thời gian tới, hi vọng rằng sẽ có thêm nhiều quĩ đầu tư được thành lập và hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam. Kết luận Thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua TTCK để bổ sung cho các nguồn vốn khác, góp phần phát triển kinh tế đất nước là một chủ trương lớn của Chính phủ và là một vấn đề mang tính cấp bách trong thời gian tới đặc biệt là trong bối cảnh nguồn vốn FDI đang có dấu hiệu chững lại. Tuy nhiên, bản thân TTCK và việc thu hút vốn qua TTCK luôn có hai mặt: một mặt, nguồn vốn đầu tư qua TTCK với những ưu điểm nổi trội là nguồn bổ sung vốn hiệu quả cho những quốc gia đang phát triển luôn thiếu vốn như Việt Nam; mặt khác, nguồn vốn này luôn tiềm ẩn những rủi ro mà nếu không phòng ngừa sẽ trở thành nguyên nhân gây khủng hoảng. Trong phạm vi hạn hẹp của một khoá luận tốt nghiệp và trong hoàn cảnh những kinh nghiệm thực tế của TTCK Việt Nam về thu hút vốn đầu tư nước ngoài chưa nhiều, người viết đã cố gắng phân tích và đưa ra những giải pháp để dung hoà hai mặt mâu thuẫn nói trên. Khoá luận đã bắt đầu từ việc làm rõ một số vấn đề lý luận chung về khái niệm và mô hình thu hút vốn FPI, tập trung phân tích hai mô hình “kéo” và “đẩy” nhằm giải thích rõ nguồn gốc và tính chất của luồng vốn vào qua TTCK. Trên cơ sở đó, khoá luận đã phân tích tình hình chu chuyển vốn qua TTCK của một số quốc gia bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng 1997 và từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho TTCK Việt Nam. Trọng tâm của khoá luận này là việc phân tích tình hình thuận lợi và khó khăn trong thu hút và quản lý vốn ĐTNN qua TTCK Việt Nam từ góc độ khách quan của nhà ĐTNN nhằm đưa ra những giải pháp thu hút và quản lý vốn một cách hiệu quả và thiết thực nhất. Xuất phát từ kinh nghiệm mang tính quốc tế và bám sát tình hình phát triển liên tục của TTCK Việt Nam, theo ý kiến chủ quan của người viết, khoá luận này đã đề cập tương đối chi tiết những định hướng và giải pháp nhằm không chỉ thu hút hiệu quả mà còn quả lý bền vững vốn ĐTNN qua TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, do hạn chế về tài liệu cũng như kinh nghiệm thực tế, khoá luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Người viết xin hoan nghênh mọi ý kiến phản bác, góp ý, phê bình và đánh giá để đề tài này có thể hoàn thiện hơn và những giải pháp đề ra trong khoá luận này có điều kiện áp dụng vào thực tiễn hoạt động của TTCK Việt Nam. Khi khoá luận này hoàn thành cũng là lúc TTCK Việt Nam, sau một thời gian ảm đạm, đã có nhiều dấu hiệu khả quan với sự hoạt động khá sôi nổi của nhà đầu tư nước ngoài, sự xuất hiện của những quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ đầu tư như VietFund. Một tín hiệu vui nữa từ góc độ vĩ mô là sau nhiều tháng chờ đợi, cuối cùng nghị định 144/2003/NĐ-CP thay thế Nghị định 48/1998/NĐ-CP đã được Thủ tướng chính phủ ký ban hành với nhiều sửa đổi hợp lý và những qui định mới về quỹ đầu tư. Hi vọng đây có thể là động lực mới giúp TTCK hồi phục một cách bền vững. Đây cũng chính là thời điểm để phát triển nghiên cứu sâu hơn về vấn đề thu hút và quản lý vốn ĐTNN qua TTCK nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của công tác này trong thời gian tới. Danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình tham khảo Giáo trình “Thị trường chứng khoán”, Trường Đại Học Ngoại Thương, PGS. Đinh Xuân Trình, TS. Nguyễn Thị Quy, NXB Giáo dục, 1998. Giáo trình “Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán”, TS. Đào Lê Minh chủ biên, Trung tâm nghiên cứu và bồi dưỡng nghiệp vụ chứng khoán, NXB Chính trị Quốc Gia, 2002. Giáo trình “Quan hệ kinh tế quốc tế: lý thuyết và thực tiễn”, GS-TS Tô Xuân Dân, TS. Vũ Chí Lộc, NXB Hà Nội, 1997. Giáo trình “Thị trường chứng khoán”, Lê Hoàng Nga, Nguyễn Thị Mùi, Lê Thị Tuyết Hoa, Học Viện Ngân Hàng, NXB Thống Kê, 2001. Giáo trình “Thị trường chứng khoán”, Bạch Đức Hiển, Nguyễn Công Nghiệp, Nguyễn Thị Mùi, NXB Tài Chính, 2000. Giáo trình “Kinh tế quốc tế”, TS. Nguyễn Thị Bằng; NXB Tài chính 2002. Sách tham khảo Tiếng Việt “Hình thành thị trường chứng khoán ở Việt Nam trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu á”, Lê Văn Châu, Trần Cao Nguyên; NXB Thống Kê, 1999. “Thị trường chứng khoán Việt Nam – mô hình và bước đi”, TS. Nguyễn Sơn, TS. Nguyễn Quốc Việt; NXB Chính trị Quốc Gia, 2000. “Chiến lược đầu tư vào thị trường chứng khoán”, Warren Buffett, Minh Đức (biên soạn); NXB Thống Kê, 1998. “Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, mô hình và bước đi”, Trần Đắc Sinh; NXB TP. Hồ Chí Minh, 2002. “Thị trường chứng khoán và những điều kiện kinh tế – xã hội hình thành thị trường chứng khoán ở Việt Nam”, TS. Trần Thị Minh Châu; NXB Chính Trị Quốc Gia, 2000. “Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đông á”, Joseph Stiglitz, Shahid Yusuf, Takatoshi Ito, sách dịch; NXB Chính Trị Quốc Gia, 2002. “Thị trường chứng khoán”, Benard J. Foley, Đỗ Lê Chi (biên dịch); NXB Tài chính, 1995. “Thị trường chứng khoán và công ty cổ phần”, Bùi Nguyên Hoàn; NXB Chính Trị Quốc Gia, 2001. “Niên giám thống kê”, NXB Thống Kê, 2000, 2001, 2002. Tiếng Anh “Modern Investment Theory”, Robert A. Haugen, Prentice Hall, Inc. 1990. “How the stockmarket works”, John M. Dalton, N.Y Institute of Finance, 1993 “East Asia: the road to recovery”, The World Bank 1998, Washington D.C. “International Business”, Donald A. Ball, Wendell H. McCulloch, Boston IRWIN, 1993. “Foreign Portfolio Investment in Emerging Equity Markets”, Helsinki: WIDER, 1990. Tài liệu nghiên cứu Báo cáo “Thị trường chứng khoán Hàn Quốc”, Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà nước 1999, mã số E1-0021/1999, tr.62. “Thị trường vốn”, Bộ tài chính nước Cộng Hoà Indonesia, Thư viện Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, mã số E1-0015. “Luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán Thái Lan”, Thư viện Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, mã số E1-0027. “Báo cáo khảo sát về công tác thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán Thái Lan”, Thư viện Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, mã số E1-0055. “Báo cáo khảo sát về công tác thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán Hàn Quốc”, Thư viện Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, mã số E1-0054. ấn phẩm xuất bản “Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh”, 2002. Tạp chí “Đầu tư chứng khoán” các số ra năm 2002, 2003. Tạp chí “Ngân hàng” số 1,2 năm 2000. Các đề tài nghiên cứu “Chính sách và giải pháp kích cầu cho thị trường chứng khoán Việt Nam”, Mã số UB.02.02, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Uỷ ban chứng khoán nhà nước, TS. Nguyễn Sơn, Vụ phát triển thị trường, 2002. “Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam”, Mã số 20-UBCK-2000, đề tài khoa học cấp cơ sở, Uỷ ban chứng khoán nhà nước, Nguyễn Thị Liên Hoa, 2000. “Những đặc trưng cơ bản và các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam”, Bùi Nguyên Hoàn, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, 12/1999. “Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010”, mã số 08-UBCK-2000, TS. Trần Cao Nguyên, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Uỷ ban chứng khoán nhà nước, 2000. “Thị trường chứng khoán với cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu á, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, mã số CK-99-01, TS. Đào Lê Minh, Trung tâm nghiên cứu và bồi dưỡng nghiệp vụ chứng khoán, 2001. Các văn bản pháp lý Nghị định số 48/NĐ-CP ngày 11-7-1998 của Chính phủ về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán. Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17-8-1998 của Chính phủ về Quản lý ngoại hối. Quyết định số 04/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13-10-1998 của Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán Nhà nước ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Công ty chứng khoán. Thông tư số 169/1998/TC-BTC ngày 22-12-1998 của Bộ Tài chính về nộp thuế đối với tổ chức nước ngoài thành lập theo pháp luật nước ngoài có tham gia đầu tư chứng khoán tại Việt Nam. Quyết định số 139/1999/QĐ-TTg ngày 10-6-1999 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Quyết định số 145/1999/QĐ-TTg ngày 28-6-1999 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Quyết định số 127/1999/QĐ-BTC ngày 22-10-1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Ban hành biểu mức thu phí, lệ phí đối với hoạt động thị trường chứng khoán. Thông tư số 132/1999/TT-BTC ngày 15-11-1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Thông tư số 01/1999/TT-UBCK1 ngày 30-12-1999 của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước hướng dẫn Quyết định 139/1999/QĐ-TTg ngày 10-6-1999 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Quyết định số 39/2000/QĐ-TTg ngày 27-3-2000 của Thủ tướng Chính phủ quy định tạm thời ưu đãi về thuế đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán. Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31-7-2000 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam. Thông tư số 04/2001/TT-NHNN ngày 18-5-2001 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về Quản lý ngoại hối đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh. Công văn số 4708/TC-TCT ngày 23-5-2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn chính sách thuế đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư chứng khoán tại Việt Nam. Các website

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKLTN Trinh Khac Toan A9 K38C.doc
  • docBia KLTN Trinh Khac Toan A9 K38C.DOC
Tài liệu liên quan