Khóa luận Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc vào xây dựng đội ngũ cán bộ ở Tỉnh ủy Nghệ An

Từ xưa đến nay, ở bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới nói chung và với Việt Nam nói riêng thì sự thành công, thất bại của mọi công việc, sự tồn vong, hưng thịnh hay suy thoái của một quốc gia đều phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ cán bộ, những người đóng vai trò lãnh đạo, quản lý điều hành, những hiền tài nguyên khí của quốc gia. Cán bộ là một trong những yếu tố không thể thiếu được trong cách mạng cũng như trong giai đoạn xây dựng đất nước. Đối với nước ta hiện nay, vấn đề cán bộ lại càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vừa mang tính khoa học, vừa là đòi hỏi của thực tiễn, vừa có ý nghĩa cấp bách vừa mang tính cơ bản lâu dài.

doc194 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1920 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc vào xây dựng đội ngũ cán bộ ở Tỉnh ủy Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc trẻ hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ được nâng lên. Tuy vậy một số cán bộ làm công tác tổ chức, cán bộ hệ thống đảng trách nhiệm chưa cao; hiểu biết kinh tế - xã hội, khả năng nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và tham mưu còn hạn chế. Một số cán bộ làm công tác tổ chức, cán bộ hệ thống chính quyền trách nhiệm chưa cao, lợi dụng công việc được giao gây phiền hà, tiêu cực nhất là trong làm việc, tuyển dụng, bố trí cán bộ. Nhìn chung đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức và cán bộ mấy năm qua chất lượng đều đã được nâng lên, từng bước đáp ứng xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp trong tình hình mới. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế về năng lực nghiên cứu tổng kết thực tiễn, chậm đổi mới phương pháp làm công tác tổ chức và cán bộ. Số lượng cán bộ của toàn tỉnh như sau: + Tổng số cấp ủy viên cơ sở: 10.748 đồng chí; về cơ cấu: cấp ủy viên là nữ 1.559 đồng chí (14,5%); dân tộc thiểu số 1.435 (13,4%) đồng chí; xuất thân thành phần công nhân 1.182 (đồng chí11,0%) đồng chí; trực tiếp sản xuất 2.695 (25,0%) đồng chí; cán bộ hưu trí 123 (1,14%) đồng chí. Trong đó cấp ủy cơ sở xã, phường, thị trấn 6.392 đồng chí (cán bộ chủ chốt gồm: Bí thư 473, Phó bí thư 672, Chủ tịch HĐND 471, Phó Chủ tịch HĐND 473, Chủ tịch UBND 475, Phó Chủ tịch UBND 690). Trong đó phụ nữ 909 đồng chí (cán bộ chủ chốt: Bí thư 14, Phó bí thư 29, Chủ tịch HĐND 14, Phó Chủ tịch HĐND 22, Chủ tịch UBND 6, Phó Chủ tịch UBND 19); dân tộc thiểu số 1.230 đồng chí (cán bộ chủ chốt: Bí thư 4, Phó Bí thư 5, Chủ tịch HĐND 4, Chủ tịch UBND 3, Phó Chủ tịch UBND 7). + Cấp ủy huyện, thành, thị 641 đồng chí gồm: Phụ nữ 96 đồng chí (trong đó Phó Bí thư 1, Phó Chủ tịch HĐND 3, Chủ tịch UBND 1, Phó Chủ tịch UBND 8). + Dân tộc thiểu số 127 đồng chí (trong đó Bí thư 4, Phó bí thư 4, Chủ tịch HĐND 4, Phó Chủ tịch HĐND 5, Chủ tịch UBND 2, Phó Chủ tịch UBND 9), thành phần xuất thân công nhân 79 đồng chí ( trong đó: Bí thư 3, Phó Bí thư 4, Chủ tịch HĐND 3, Phó Chủ tịch HĐND 3, Chủ tịch UBND 3, Phó Chủ tịch UBND 6). + Cấp ủy đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy 147 đồng chí, trong đó cán bộ chủ chốt: Bí thư 7 đồng chí, Phó Bí thư 13 đồng chí. + Cán bộ chủ chốt cấp tỉnh: . Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy 16 đồng chí (trong đó: nữ 1, dân tộc 1). . Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh 59 đồng chí (trong đó phụ nữ 6, dân tộc 5), cán bộ chủ chốt: Bí thư Tỉnh ủy 1 đồng chí, Phó Bí thư Tỉnh ủy 3 đồng chí, Chủ tịch HĐND 1 đồng chí, Phó Chủ tịch HĐND 1 đồng chí (nữ), Chủ tịch UBND 1 đồng chí, Phó Chủ tịch UBND 3 đồng chí. .Các ban đảng, đoàn thể cấp tỉnh 45 đồng chí, trong đó trưởng ban, trưởng đoàn thể 12 đồng chí; phó trưởng ban, phó đoàn thể 33 đồng chí. . Sở, nghành cấp tỉnh 122 đồng chí, trong đó giám đốc 35 đồng chí, phó giám đốc 87 đồng chí. . Các doanh nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy 40 đồng chí, trong đó Giám đốc 8 đồng chí, Phó giám đốc 24 đồng chí. Cán bộ của Tỉnh Nghệ An đông, làm việc ở nhiều vị trí nhiều nghành nghề khác nhau, chất lượng còn chưa đồng đều. Muốn đào tạo cán bộ tốt thì cần phải quan tâm đặc biệt đến chính sách, công tác cán bộ. 2- Thực trạng công tác cán bộ tại Tỉnh ủy Nghệ An: 2.1. Công tác xem xét, đánh giá cán bộ: Muốn làm cho đội ngũ cán bộ ngày càng tốt lên cả về đạo đức lẫn chuyên môn nghiệp vụ thì không có cách nào khác ngoài việc quan tâm thực hiện tốt các công việc về công tác cán bộ. Và điều đầu tiên cần phải làm là xem xét, đánh giá cán bộ cho đúng đắn. Tỉnh ủy Nghệ An đã ban hành các văn bản để chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác đánh giá, xem xét cán bộ. Công tác đánh giá cán bộ được cấp ủy của các cấp, các nghành chú trọng. Trong cả việc đánh giá cán bộ theo định kỳ cũng như trong việc đánh giá, xem xét trước khi cất nhắc, đề bạt, bổ nhiệm, điều động luân chuyển đều được Tỉnh ủy coi trọng và quán triệt thực hiện. Có như vậy thì mới tạo điều kiện cho cán bộ phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công tác đánh giá, xem xét cán bộ được triển khai đầy đủ từ nhiệm kỳ 2000 – 2005 cho đến nay, quy trình thực hiện đã dần đi vào nề nếp, chất lượng hiệu quả công tác tự đánh giá, đánh giá cán bộ ngày càng được nâng cao; hàng năm Ban Thường vụ Tỉnh ủy đều có văn bản hướng dẫn định hướng để công tác tự đánh giá, đánh giá cán bộ bám sát đặc thù, bám sát chức trách nhiệm vụ. Quy trình nhận xét đánh giá cán bộ được thực hiện tuần tự các bước theo quy chế 04-QC/TU, trên cơ sở phân cấo quản lý cán bộ, cán bộ cấp nào quản lý thì cấp đó nhận xét, đánh giá. Kết quả xếp loại cán bộ được cấp ủy các cấp thông qua bằng hình thức bỏ phiếu kín. Việc thực hiện đánh giá cán bộ từ tỉnh đến huyện, thành, thị ủy; đảng ủy trực thuộc, ban cán sự đảng, đảng đoàn, sở, ban, nghành, đoàn thể cấp tỉnh đều được thực hiện dựa vào những tiêu chuẩn chung của nghị quyết Trung ương 3- Khóa VIII và tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức danh cán bộ: Cán bộ lãnh đạo làm công tác đảng, cán bộ lãnh đạo làm công tác quản lý Nhà nước; cán bộ lãnh đạo làm công tác mặt trận và các đoàn thể nhân dân; cán bộ lãnh đạo lực lượng vũ trang, nội chính và cán bộ quản lý doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần có vốn Nhà nước chi phối. Tiêu chí về đánh giá cán bộ: Phẩm chất chính trị; thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao; đạo đức, lối sống và ý thức kỷ luật của cán bộ. Về cách thức đánh giá cán bộ: Tỉnh ủy đã làm rõ trình tự đánh giá gồm: Đánh giá xếp loại cán bộ (trong đó, đối với cán bộ thược diện Tỉnh ủy quản lý và cán bộ thuộc cấp huyện, ban cán sự đảng, đảng đoàn, tập thể lãnh đạo ban nghành đoàn thể cấp tỉnh quản lý); đánh giá cán bộ đảm hiệm chức vụ bầu cử khi hết nhiệm kỳ; đánh giá cán bộ trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, luân chuyển; đánh giá cán bộ trước khi điều động, luân chuyển. Đối với từng loại cán bộ đều làm rõ nội dung, cách thức đánh giá, kết quả đánh giá được thông báo cho cấp ủy, lãnh đạo cơ quan nơi cán bộ trực tiếp công tác và bản thân cán bộ được đánh giá. Do chuẩn bị kỹ nội dung đánh giá, cách thức đánh giá cán bộ, nên trong những năm qua kết quả nhận xét, đánh giá cán bộ của tỉnh phù hợp với thăm dò tín nhiệm, cơ bản phản ánh sát đúng chất lượng cán bộ, được dư luận và bản thân cán bộ được nhận xét, đánh giá đồng tình. Kết quả đánh giá cán bộ thuộc diện Ban thường vụ Tỉnh ủy quản lý qua các năm như sau: Năm 2006: ban hành Hướng dẫn 516-CV/TU, về việc kiểm điểm, phê bình và tự phê bình, chỉ đạo cấp ủy các cấp tiến hành kiểm điểm, đánh giá, nhận xét và xếp loại cán bộ năm 2006: tổng số có 270 đồng chí; trong đó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 175 đồng chí (64,8%); hoàn thành tốt nhiệm vụ có 75 đồng chí (27,78%); hoàn thành nhiệm vụ 8 đồng chí (2,96%), chưa xếp loại (do chưa đủ thời gian) và không xếp loại (đến tuổi nghỉ hưu) là 12 đồng chí (4,44%). Năm 2007: Ban hành Hướng dẫn 1071-CV/TU, về việc kiểm điểm, phê bình và tự phê bình, đã chỉ đạo cấp ủy các cấp tiến hành kiểm điểm, đánh giá nhận xét và xếp loại cán bộ năm 2007: Tổng số có 290 đồng chí; trong đó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ có 41 đồng chí (14,9%); hoàn thành tốt nhiệm vụ 234 đồng chí (84,8%); hoàn thành nhiệm vụ là 1 đồng chí (0,4%); chưa xếp loại (do chưa đủ thời gian) và không xếp loại (đến tuổi nghỉ hưu) là 14 đồng chí (4,8%). Kết quả đánh giá cán bộ đến tháng 10-2008 Xem cụ thể ở biểu 1A. 2.2- Công tác quy hoạch cán bộ: Bám sát nghị quyết 42- NQ/TW của Bộ chính trị “về quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý”, quy hoạch cán bộ đã được thực hiện ở cả 3 cấp (cấp cơ sở, cấp trên cơ sở, cấp tỉnh). Nhiệm kỳ đại hội đảng (2000 – 2005), tỉnh đã chỉ đạo, thực hiện xong quy hoạch A1, rà soát xây dựng quy hoạch A2 (năm 2002), A3 (năm 2004). Nhiệm kỳ Đại hội Đảng 2005 – 2010, tỉnh đã chỉ đạo rà soát quy hoạch A3, bổ sung xây dựng quy hoạch A1 cả 3 cấp.(Số liệu cụ thể xem ở biểu 4A). - Cấp cơ sở: Có 1.659 cơ sở (chiếm 92,4%) đã thực hiện quy hoạch, tổng số lượt người quy hoạch là 26.584, số người quy hoạch là 15.216, trong đó nữ chiếm 17,2%, dân tộc thiểu số chiếm 13%, độ tuổi dưới 30 chiếm 17,2%, từ 31 – 45 chiếm 48,5%, từ 46-55 chiếm 31%, trên 55 tuổi chiếm 3,3%. Tỷ lệ đổi mới 37,6% (tăng 1,8% so với quy hoạch A3). - Cấp trên cơ sở: Có 100 % huyện, thành, thị ủy; đảng ủy trực thuộc; sở, ban, nghành, mặt trận tổ quốc và đoàn thể cấp tỉnh đã thực hiện quy hoạch, tổng số người quy hoạch là 1.722, số người quy hoạch là 1.276, trong đó nữ chiếm 16,8%, dân tộc thiểu số chiếm 12,9%, độ tuổi dưới 35 tuổi chiếm 10,1% , từ 36 – 45 tuổi chiếm 39,1%, 46 – 55 tuổi chiếm 44,7%, trên 55 tuổi chiếm 6%. Tỷ lệ đổi mới 49,4% (tăng12,1% so với quy hoạch A3). - Cấp tỉnh: Có 153 đồng chí được quy hoạch vào các chức danh: Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy. + Quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh có 84 đồng chí: Nữ chiếm 20,2%, dân tộc thiểu số chiếm 11,9%; độ tuổi dưới 36 tuổi chiếm 3,6%, từ 36 – 45 tuổi chiếm 22,6%, từ 46 – 55 tuổi chiếm 69,0%, trên 55 tuổi chiếm 4,8%. Tỷ lệ đổi mới 26,2%. + Quy hoạch ban Thường vụ Tỉnh ủy có 28 đồng chí, trong đó nữ chiếm 10,7%, dân tộc thiểu số chiếm 10,7%; độ tuổi từ 36 – 45 tuổi chiếm 17,9%, từ 46 – 55 tuổi chiếm 67,9%, trên 55 tuổi chiếm 14,3%. Tỷ lệ đổi mới 35,7%(tăng 1,7% so với quy hoạch A3). Các cấp các nghành đã thực hiện nghiêm túc nghị quyết của Bộ Chính truh và chỉ đạo của Tỉnh ủy về quy hoạch cán bộ lãnh đại quản lý. Từ đó đã hình thành được đội nguc cán bộ đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuyển tiếp giữa các thế hệ, tỷ lệ đổi mới không ngừng tăng lên. Tuy vậy, nguồn cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ dân tộc thiểu số ở các cấp, các nghành còn hạn chế. 2.3- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Gắn với quy hoạch cán bộ, công tác đào tạo cán bộ đã được các cấp, các nghành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tích cực. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã rất quan tâm đến công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, chỉ đạo cấp ủy các cấp khảo sát chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt từ cơ sở đến cấp tỉnh, làm cơ sở để xây dựng đề án đào tạo bồi dưỡng cán bộ, trong đó tập trung ưu tiên đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ, cán bộ cơ sở, cán bộ trẻ có triển vọng. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện việc bồi dưỡng đào tạo cán bộ, công tác đào tạo cán bộ được chỉ đạo bám sát quy hoạch A1, đặc điểm tình hình cán bộ, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương, vừa coi trọng công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ vừa ưu tiên tiếp nhận lao động trẻ đã được đào tạo trình độ đại học, cao đẳng; chất lượng cán bộ từ cơ sở đến cấp huyện, nghành nhờ đó từng bước được nâng cao. Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ chịu trách nhiệm tổng hợp đề xuất của cấp ủy, các ban, nghành, đoàn thể, tham mưu trình Thường trực Tỉnh ủy để phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hàng năm. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ của Tỉnh đã đạt những kết quả như sau: - Đào tạo lý luận chính trị: + Đào tạo cử nhân, Cao cấp lý luận chính trị - hệ chính quy: cử 118 người đi học lý luận chính trị tập trung tại các học viện của TW (năm 2006 là 45 người, năm 2007 là 73 người). + Đào tạo cao cấp chính trị hệ tại chức 2 lớp (Khóa V và khóa VI): 255 người. + Năm 2007 mở 16 lớp Trung cấp lý luận chính trị đào tạo cho 1.323 người. Mở 7 lớp Trung cấp Luật kết hợp với Trung cấp chính trị. Tính đến tháng 06 – 2008 đã đào tạo được 6.325 người có trình độ trung cấp chính trị; cao cấp, cử nhân chính trị 345 người (Xem cụ thể ở biểu 6A). . So với nhiệm kỳ XV đào tạo trung cấp lý luận chính trị tăng 30,9%. - Đào tạo chuyên môn: + Cao đẳng, trung cấp: Đến cuối năm 2007 có 42 lớp trung cấp, cao đẳng chuyên môn đang hoạt động với 2816 học viên; trong đó mở năm 2007 là 12 lớp với 828 học viên. Mở thí điểm 1 lớp liên thông Trung cấp chính trị với Tại chức Luật cho 72 cán bộ hội phụ nữ các xã, phường, thị trấn. + Đại học: Từ 2007 định hướng mở các lớp đại học có chuyên nghành phù hợp với yêu cầu từng vùng, miền, theo cụm huyện; không mở các lớp đại học tại huyện nhằm hạn chế mất cân đối trong nghành nghề đào tạo, tư tưởng chạy theo bằng cấp, nóng vội trong chuẩn hóa cán bộ. Đến cuối năm 2007 đã có 33 lớp đại học, 2317 học viên; trong đó ĐH Kinh tế nông nghiệp 1 lớp có 80 người, ĐH Kế toán 4 lớp có 324 người, ĐH Nông lâm 1lớp 83 người, ĐH Chăn nuôi thú y 1 lớp 60 người, ĐH Nông nghiệp 1 lớp 65 người, ĐH Tiểu học 2 lớp 176 người... + Thạc sỹ: Cử đi đào tạo tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh 14 người, từ những năm trước chuyển sang là 25 người. Ngoài ra còn khá đông đội ngũ cán bộ đi học thạc sỹ không thuộc đối tượng Tỉnh ủy quản lý. + Tiến sỹ: 3 người là cán bộ chủ chốt của tỉnh đang làm luận án tiến sỹ. Một số cán bộ của nghành khác khôn thuộc đối tượng Tỉnh ủy quản lý đang nghiên cứu sinh. Tính đến tháng 6 năm 2008, thông qua các hình thức đào tạo (chính quy, không chính quy), tỉnh đã đào tạo, gửi đào tạo về chuyên môn: trung cấp 4.713 người; cao đẳng, đại học 4.881 người; trên đại học 868 người (Xem cụ thể ở biểu 6A). - Về bồi dưỡng cán bộ: Chủ trương đổi mới phương pháp bồi dưỡng cán bộ cơ sở theo hướng “cầm tay chỉ việc”, tăng cường để học viên tham gia giải quyết tình huống. Hệ thống bài giảng được nghiên cứu, chỉnh lý theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, bám sát thực tiễn, phù hợp trình độ của cán bộ cơ sở. Năm 2006: mở 1.103 lớp bồi dưỡng cho 131.568 người. Trong đó nữ chiếm 23,4% , dân tộc thiểu số 8,3%, cán bộ cơ sở 60,5 %. Năm 2007: mở 1.067 lớp bồi dưỡng cho 121.935 lượt người. Trong đó nữ chiếm 26,4% , dân tộc thiểu số 8,7%, cán bộ cơ sở 62,5%. Đến tháng 6 năm 2008 đã bồi dưỡng 390.625 lượt người gồm: bồi dưỡng đối tượng Đảng, đảng viên mới, bí thư cấp ủy và nghiệp vụ tổ chức, kiểm tra, tuyên giáo, dân vận... cho 161.439 lượt người; bồi dưỡng nghiệp vụ đoàn thể: mặt trận tổ quốc, phụ nữ, nông dân, đoàn thanh niên...cho 100.864 lượt người; bồi dưỡng quản lý nhà nước, pháp luật, quốc phòng an ninh ... cho 128.322 lượt người (Xem cụ thể ở biểu 6A). . - Công tác tiếp nhận và thu hút cán bộ: + Tiếp nhận cán bộ về xã: đã tiếp nhận 1.496 người, trong đó 349 đại học (23,4%), 56 cao đẳng (3,7%), 1.091 trung cấp (72,9%); riêng trong năm 2007 đã tiếp nhận về làm công chức xã 218 người, trong đó 50 đại học (22,9%), 10 cao đẳng (4,6%), 158 trung cấp (72,5%); Trong năm 207 tiếp nhận về các huyện và nghành cấp tỉnh 409 người trong đó trên đại hoc 13 người, đại học 35 người, cao đẳng 53 người, trung cấp 38 người. Đến tháng 6 năm 2008, thực hiện chính sách thu hút lao động có trình độ cao, tỉnh đã tiếp nhận 345 cán bộ, sinh viên tốt nghiệp các trường đại học (thạc sỹ 12, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi 13, sinh viên tốt nghiệp loại khá 91, sinh viên tốt nghiệp về các huyện vùng cao 52); Hỗ trợ cho 4 cán bộ đi học tiến sỹ, 74 cán bộ học thạc sỹ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có nhiều chuyển biến rõ nét: bám sát quy hoạch, quy trình cử cán bộ đi học dần dần đi vào nề nếp, được các cấp chủ động thực hiện theo kế hoạch, vừa đảm bảo nâng cao kến thức, khả năng tác nghiệp cho cán bộ, vừa giảm thiểu sự ảnh hưởng chi phối đến hoạt động của cơ quan đơn vị. Các cơ sở đào tạo, từng bước được nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tăng cường giáo viên được chuẩn hóa, từng bước hoàn thiện tổ chức đội ngũ giáo viên kiêm chức, cải tiến phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và học; thực hiện nghiêm túc chủ trương 2 không của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo trong các cơ sở đào tạo cán bộ. Công tác thu hút cán bộ trẻ có trình độ đại học về cơ sở tạo nên bước chuyển biến tích cực, góp phần tạo điều kiện đẩy mạnh cải cách hành chính, đồng thời tạo động lực để cán bộ cơ sở có ý thức học tập, tích lũy kinh nghiệm, tránh tụt hậu, tránh quá trình tự đào thải. Công tác bồi dưỡng đào tạo cán bộ đã góp phần nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ về chuyên môn, lý luận chính trị và năng lực lãnh đạo , quản lý kinh tế - xã hội các cấp. Tuy nhiên, hiệu quả công tác đào tạo chưa cao, đào tạo bồi dưỡng chưa gắn chặt với quy hoạch, nội dung và phương thức chưa phù hợp với đối tượng; việc quản lý (dạy và học) loại hình đào tạo, bồi dưỡng không chính quy chưa chặt chẽ, nhận thức của một số cán bộ đối với việc học tập loại hình này chưa tốt nên chất lượng cán bộ sau đào tạo còn hạn chế. 2.4 – Công tác luân chuyển cán bộ: Luân chuyển cán bộ là một trong những chủ trương lớn của Đảng ta. Dưới sự chỉ đạo chung của Đảng thì Tỉnh ủy Nghệ An cũng đã thực hiện công tác luân chuyển cán bộ một cách phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã ban hành đề án luân chuyển cán bộ từ năm 2002 đến năm 2005 và những năm tiếp theo, đồng thời tích cực chỉ đạo các cấp, các nghành thực hiện. Tính từ năm 2003 đến tháng 6-2008, tỉnh đã thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý gồm (Xem cụ thể ở biểu 5A): - Luân chuyển dọc 380 cán bộ. Trong đó: luân chuyển cán bộ từ tỉnh xuống huyện, thành, thị 101 đồng chí; từ huyện, thành, thị lên tỉnh 82 đồng chí; từ huyện, thành, thị xuống xã, phường, thị trấn 121 đồng chí; từ xã, phường, thị trấn lên huyện, thành, thị 76 đồng chí. - Luân chuyển ngang 165 cán bộ. Trong đó: từ sở, ban, nghành – sở, ban, nghành 5 đồng chí; từ huyện, thành, thị - huyện, thành, thị 132 đồng chí; từ xã, phường, thị trấn – xã, phường, thị trấn 28 đồng chí. - Luân chuyển trong nội bộ sở, ban, nghành, đoàn thể 92 cán bộ. Trong đó: cán bộ trưởng, phó phòng và tương đương 5 đồng chí, chuyên viên 87 đồng chí. - Trong luân chuyển ngang có 147 cán bộ được luân chuyển giữa các lĩnh vực công tác gồm: luân chuyển từ quản lý nhà nước sang làm công tác Đảng, mặt trận tổ quốc và đoàn thể là 70 đồng chí; từ công tác Đảng, mặt trận tổ quốc và đoàn thể sang làm công tác quản lý nhà nước 77 đồng chí. Thực tế cho thấy luân chuyển ở các cấp, các nghành, tạo được sự đồng đều trong đội ngũ cán bộ; tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được rèn luyện thực tiễn. Đại đa số cán bộ luân chuyển về vị trí mới có cố gắng hơn, trách nhiệm hơn, công tâm và khắc phục dần tình trạng khép kín cục bộ, mất đoàn kết trong từng nghành, từng địa phương, Tuy vậy, nhiều cấp ủy vẫn chưa xây dựng được kế hoạch tổng thể, kế hoạch hàng năm về luân chuyển cán bộ; một số trường hợp còn bị động thực hiện theo giải pháp tình thế, công tác luân chuyển cán bộ chưa trở thành nền nếp thường xuyên. Một số cán bộ khi luân chuyển chưa làm tốt công tác tư tưởng nên chưa thực sự yên tâm với nhiệm vụ, một số nhận thức chưa đúng việc luân chuyển ở các cấp, các nghành nên một số cán bộ được luân chuyển còn thiếu yên tâm phấn đấu công tác, đơn vị có cán bộ được luân chuyển đến xem như cấp trên gửi đào tạo mà chưa tạo hết điều kiện thuận lợi cho cán bộ luân chuyển hoàn thành tốt nhiệm vụ. 2.5- Công tác đề bạt, bổ nhiệm và quản lý cán bộ: Trong những năm qua công tác bổ nhiệm cán bộ các cấp ở Nghệ An từng bước có những đổi mới quan trọng trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo về công tác cán bộ, đồng thời phát huy vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Cụ thể hóa các quy định của Bộ Chính trị, ban Thường vụ Tỉnh ủy và cấp ủy các cấp kịp thời đã ban hành quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử. Bám sát quy hoạch, quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử của Tỉnh ủy, từ năm 2005 đến nay đã đề bạt bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bầu cử gồm (Xem cụ thể ở biểu 9A): + Cấp tỉnh: Đề bạt, bổ nhiệm, bầu cử giữ chức 952 đồng chí (trưởng nghành 12, phó nghành 67, trưởng phòng và tương đương 427, phó phòng và tương đương 525). Bổ nhiệm lại, tái cử 397 đồng chí (trưởng nghành 4, phó nghành 19, trưởng phòng và tương đương 175, phó phòng và tương đương 222). + Huyện, thành, thị ủy và đảng ủy trực thuộc: Đề bạt bổ nhiệm, bầu cử giữ chức cấp ủy 283 đồng chí (bí thư 22, phó bí thư 50, ủy viên ban thường vụ 211). Bổ nhiệm lại, tái cử 110 đồng chí (bí thư 12, phó bí thư 17, ủy viên ban thường vụ 81). Đề bạt bổ nhiệm, bầu cử chủ tịch, phó chủ tịch các đoàn thể 314 đồng chí (chủ tịch 124, phó chủ tịch 190). Bổ nhiệm lại, tái cử 122 đồng chí (chủ tịch 52, phó chủ tịch 70). + Ở cơ sở: Đề bạt bổ nhiệm, bầu cử bí thư, phó bí thư 2.590 đồng chí (bí thư 1.299, phó bí thư 1.291). Bổ nhiệm lại, tái cử 312 đồng chí (bí thư 160, phó bí thư 152). Việc đề bạt bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử thực hiện đúng quy trình, quy định, khách quan, dân chủ. Hầu hết cán bộ được đề bạt bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bầu cử giữ chức vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, một số đơn vị thực hiênh chưa tốt quy chế bổ nhiệm cán bộ ở cấp mình; một số trường hợp bổ nhiệm, đề bạt chưa đảm bảo tiêu chuẩn quy định nhất là trình độ chính trị, độ tuổi; phối hợp với cơ quan liên quan trong công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ còn hạn chế. Bên cạnh việc quan tâm chú trọng đến công tác đề bạt bổ nhiệm cán bộ thì Tỉnh Ủy Nghệ An cũng rất quan tâm đến việc quản lý cán bộ. Tỉnh Ủy đã ban hành quy định về phân cấp quản lý cán bộ qua hai lần rà soát bổ sung sửa đổi phù hợp với thực tế và quy định của Trung ương. Các cấp các nghành đã cụ thể hóa xây dựng quy định phân cấp quản lý cán bộ ở địa phương, đơn vị mình. Việc quản lý cán bộ ở các cấp đã bám sát quy định của Trung ương, thể hiện quan điểm nguyên tắc đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; thể hiện trách nhiệm quyền hạn của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, thường trức, tập thể lãnh đạo, trách nhiệm của các ban tham mưu xây dựng Đảng và mối liên hệ trong công tác quản lý cán bộ. Nhờ đó, cơ bản đã khắc phục được tình trạng chồng chéo trong quản lý cán bộ nhất là giữa huyện và cơ sở, giữa nghành cấp trên với cấp dưới tạo được thống nhất giữa đảng và chính quyền, các nghành, nêu cao tinh thần trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý và sử dụng cán bộ. Tuy nhiên, một số huyện, nghành xây dựng quy định phân cấp quản lý cán bộ chưa đầy đủ nội dung quản lý cán bộ; một số cơ sở chưa chưa cụ thể hóa để thực hiện ở cấp mình. Thực hiện công tác quản lý cán bộ theo phân cấp một số nơi chưa phù hợp, thiếu chặt chẽ và chưa phát huy được vai trò tích cực của các tổ chức trong hệ thống chính trị về quản lý cán bộ. 2.6- Công tác chính sách cán bộ: Nghệ An là tỉnh còn nhiều khó khăn, đối tượng hưởng thụ ngân sách đông, thu ngân sách chưa đủ chi cho hoạt động hệ thống chính trị. Tuy vậy , trong những năm qua tỉnh và các huyện đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm thực hiện tốt chính sách cán bộ, nhất là chính sách đối với cán bộ cơ sở: - Về chính sách lương và phụ cấp đối với cán bộ cơ sở: Ngoài việc thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ lương cho đội ngũ cán bộ chuyên trách, tỉnh đã từng bước điều chỉnh nâng mức phụ cấp cho đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở cơ sở. Từ năm 2007 có chế độ phụ cấp cho trưởng ban mặt trận, trưởng đoàn thể khối, xóm, bản mức 50.000 đồng/ người/ tháng; năm 2008 thực hiện chế độ phụ cấp cho thường vụ đoàn thể cấp xã mức 135.000 đồng/ người/ tháng. - Đối với cán bộ luân chuyển về cơ sở: Tỉnh đã kịp thời ban hành các chính sách như Quyết định số 38/2003/QĐ-UB ngày 08/04/2003 về một số chính sách đối với cán bộ tăng cường về các cơ sở trọng điểm, khó khăn; hiện nay đang nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung, phù hợp với Quyết định số 56/2006QĐ- TT ngày 13/3/2006 của Thủ tướng chính phủ. Các huyện và cơ sở, căn cứ vào các văn bản của cấp trên và tình hình cụ thể, đã có những vận dụng phù hợp như: tạo điều kiện về chỗ ở, sinh hoạt và phương tiện làm việc, giữ nguyên lương và thực hiện nâng lương theo định kỳ, hỗ trợ thêm tiền sinh hoạt phí hàng tháng. Cụ thể như ở Huyện Diễn Châu, Nghi Lộc cán bộ luân chuyển được hỗ trợ ban đầu là 2 triệu đồng, phụ cấp thêm 300.000đồng/ 1tháng ngoài lương; Huyện Anh Sơn, Tương Dương hỗ trợ hàng tháng cho cán bộ luân chuyển tương đương 50% định suất lương chức vụ đảm nhiệm cơ sở (khoảng 500.000/ 1tháng). - Về chính sách đãi ngộ đối với cán bộ qua các thời kỳ, người có công với cách mạng: Trên cơ sở quy định chính sách cán bộ của Đảng, nhà nước, từ năm 1997 đến nay Tỉnh ủy đã 3 lần sửa đổi quy định về một số chế độ chính sách đối với cán bộ đảng viên, năm 2007 ban hành quy định về một số chế độ đối với cán bộ miền xuôi lên công tác miền núi cao từ 30 năm trở lên; quy định khen thưởng bí thư cơ sở và khen thưởng đảng viên. Hiện nay đang nghiên cứu chuẩn bị ban hành quy định chế độ thăm hỏi đối với già làng có uy tín, đảng viên, cốt cán vùng giáo. Trợ cấp khó khăn cho cán bộ cơ sở gốc giáo, đảng viên có đạo trung kiên, già yếu, bệnh tật, gặp hoàn cảnh khó khăn. Chính sách khen thưởng định kỳ và đột xuất đối với cán bộ, đảng viên được Tỉnh ủy và cấp ủy các cấp quan tâm hơn. Tiểu kết: Trong những năm qua, công tác cán bộ ở Nghệ An đã có nhiều bước đột phá, tạo nên những chuyển biến quan trọng . Khắc phục tư tưởng bảo thủ, tình trạng khép kín, cục bộ trong công tác cán bộ. Chất lượng đội ngũ cán bộ có nhiều tiến bộ vượt bậc, cơ cấu hợp lý hơn. Tuy nhiên vấn đề cán bộ và công tác cán bộ vẫn còn nhiều hạn chế, muốn đưa kinh tế - xã hội tỉnh nhà phát triển cùng với sự phát triển của đất nước thì cần phải nâng cao hơn nữa công tác cán bộ, đặc biệt là việc vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đội ngũ cán bộ có đạo đức, trí tuệ, bản lĩnh để xây dựng Tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung. Trong giai đoạn hiện nay, những Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ lại càng có ý nghĩa hơn đặc biệt là những tư tưởng của Người thể hiện trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”. Chương III: Những giải pháp cơ bản nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ của Tỉnh ủy Nghệ An dưới ánh sáng Tư tưởng Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” I- Giải pháp về việc nâng cao đạo đức, tài năng cán bộ: 1- Về đạo đức: Đạo đức theo Chủ Tịch Hồ Chí Minh chính là nhân tố hàng đầu để đánh giá về cán bộ. Người đã từng nói: Đạo đức là gốc của cán bộ, chính vì vậy mà trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh đều phải nâng cao đạo đức của người cán bộ. Vấn đề đạo đức của cán bộ hiện nay không chỉ là vấn đề của riêng Tỉnh Ủy Nghệ An mà nó là vấn đề chung được Đảng ta quan tâm và chú ý. Đặc biệt là trong giai đoạn thực hiện công cuộc Đổi mới, đất nước hội nhập kinh tế quốc tế, sự ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài vào Việt Nam. Nghệ An là một tỉnh có diện tích lớn và cần đội ngũ cán bộ đông, muốn thực hiện được các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội thì trước hết phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ có đạo đức cách mạng, nhiệt tình trong công tác. Có như vậy mới hoàn thành được nhiệm vụ mà Đảng đã giao phó. Muốn làm được như vậy thì cần có những giải pháp trong việc rèn luyện đạo đức cho cán bộ. Theo Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” thì muốn cho cán bộ có đạo đức thì cần phải làm hai việc đồng thời: thứ nhất là phải vừa chống lại các căn bệnh như bệnh hẹp hòi, bệnh chủ quan, bệnh ba hoa... đồng thời phải rèn luyện xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ các tiêu chí “Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm” bên cạnh những chuẩn mực khác như cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư... đồng thời còn phải tích cực chống chủ nghĩa cá nhân. Cần phải phát động những phong trào rộng rãi khắp toàn tỉnh về rèn luyện và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng những hoạt động thiết thực. Có như vậy thì mới có thể hình thành được đạo đức trong đội ngũ cán bộ. Nghệ An là một trong những tỉnh có nhiều địa danh, di tích cách mạng, đây là một điều kiện để có thể giáo dục đạo đức tốt hơn cho cán bộ đạo đức bằng những nhân chứng, những sự kiện, những tấm gương đạo đức trong các cuộc kháng chiến. Cần phải phát động nhiều hơn nữa phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đây là một công việc thiết thực để làm cho đội ngũ cán bộ không ngừng tự nâng cao, rèn luyện đạo đức của mình. Tăng cường giáo dục lý luận để khẳng định, củng cố niềm tin cũng là một trong những giải pháp có hiệu quả nhằm nâng cao đạo đức của cán bộ. Lý luận, tri thức là chìa khóa để mỗi con người phân biệt được trái – phải; đúng – sai; ... chính vì vậy mà cần phải nâng cao chất lượng giáo dục cán bộ trong toàn tỉnh. Có làm như vậy thì cán bộ mới có thể tự tẩy bỏ các căn bệnh mà trong tác phẩm Người đã đề cập tới như: địa phương chủ nghĩa; óc bè phái, óc quân phiệt quan liêu; óc hẹp hòi; ham chuộng hình thức; làm việc lối bàn giấy; vô kỷ luật, kỷ luật không nghiêm; ích kỷ hủ hóa; bệnh tham lam; bệnh lười biếng; bệnh kiêu ngạo; bệnh hiếu danh, bệnh “hữu danh vô thực”; kéo bè kéo cánh; bệnh “cận thị”; bệnh tị nạnh, bệnh xu nịnh, a dua; bệnh khai hội; bệnh nể nang; bệnh quan liêu, mệnh lệnh, tham ô, lãng phí... Đạo đức là một quá trình rèn luyện lâu dài của cán bộ, muốn có những cán bộ tốt thì cần sự quan tâm của các cấp lãnh đạo về tất cả các mặt như cả trong công việc, trong đời sống... 2- Giải pháp nâng cao tài năng cán bộ của Tỉnh ủy Nghệ An theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” Giải pháp nâng cao tài năng cán bộ Tỉnh ủy gắn liền, chặt chẽ với các giải pháp đạo tạo, bồi dưỡng cán bộ. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong tác phẩm về việc nâng cao tài năng cán bộ thì cần phải nâng cao chất lượng bồi dưỡng chính trị cho cán bộ. Muốn làm được điều này thì Tỉnh ủy cần phải quản lý thống nhất công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ từ kế hoạch, nội dung, đến cơ cấu, nguồn kinh phí đi đôi với việc phân cấp công tác đào tạo, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan công tác, đào tạo. Gắn đào tạo với sử dụng cán bộ. Đây là giải pháp để cho cán bộ nâng cao trình độ chính trị từ đó nâng cao chất lượng, năng lực, khả năng công tác của mình. Giải pháp tiếp theo mà Tỉnh Ủy Nghệ An cần phải thực hiện để nâng cao chất lượng, tài năng của cán bộ theo Tư tưởng Hồ Chí Minh trong tác phẩm là cần phải ưu tiên đào tạo theo quy hoạch đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia đầu nghành, cán bộ quản lý doanh nghiệp, cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy, đổi mới nội dung phương pháp giảng dạy theo hướng nâng cao chất lượng; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho trường chính trị tỉnh, các trung tâm chính trị huyện, thành, thị và các trung tâm giáo dục thường xuyên. Theo Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm thì nâng cao chất lượng đảng viên còn là nâng cao khả năng lãnh đạo thực hiện đường lối chủ trương chính sách của Đảng. Muốn làm được điều này ở Tỉnh Ủy Nghệ An thì giải pháp đưa ra là trước hết cần phải ưu tiên đào tạo cán bộ theo quy hoạch đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia đầu nghành, cán bộ quản lý doanh nghiệp, cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn. Từ đó mới là cơ sở để phát triển toàn bộ đội ngũ cán bộ của Tỉnh ủy. Một giải pháp nữa đưa ra là cần phải kiên quyết thực hiện đào tạo trước khi đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cán bộ theo Người còn là việc nâng cao ý thức gần dân, gắn bó với nhân dân. Có khả năng tập hợp quần chúng nhân dân, đoàn kết nhân dân và hướng dẫn nhân dân làm theo các nhiệm vụ cách mạng. Chính vì vậy mà trong nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của Tỉnh ủy thì cần phải kết hợp việc đào tạo, rèn luyện qua thực tiễn công tác để nâng cao chất lượng cán bộ .Phải giáo dục cho cán bộ hiểu và thấm nhuần vai trò to lớn của nhân dân, đồng thời cho cán bộ hiểu sức mạnh trong cách mạng và trong xây dựng tổ quốc của nhân dân. Có như vậy thì cán bộ mới tự ý thức về việc nâng cao trách nhiệm của bản thân mình trước quần chúng nhân dân. Tự rèn luyện để chống lại các bệnh như “khinh dân”, “xa dân”, “quan cách mạng”. Như vậy, quần chúng nhân dân mới tin tưởng, tự nguyện làm theo sự hướng dẫn của các cán bộ, thực hiện tự giác đường lối chính sách của Đảng, và xây dựng đất nước phát triển, đi lên. II- Giải pháp về việc nâng cao công tác cán bộ tại Tỉnh ủy Nghệ An hiện nay: 1- Giải pháp về nâng cao chất lượng đánh giá, xem xét cán bộ: Theo Tư tưởng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm thì muốn thực hiện tốt công tác cán bộ cần phải thực hiện vấn đề trước tiên là phải hiểu cán bộ; xem xét cán bộ trong sự biến hóa trong tất cả các mối quan hệ; trong hệ thống những công việc mà cán bộ thực hiện. Có như vậy chúng ta mới phát hiện được cần phải giáo dục, bồi dưỡng cho các cán bộ khác nhau những kiến thức, những cách thức, phương pháp lãnh đạo khác nhau. Việc đánh giá, nhận xét cán bộ của Tỉnh ủy Nghệ An trong những năm qua đã đạt bước đầu đi vào nền nếp và đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy vậy thì việc đánh giá cán bộ vẫn còn nhiều bất cập cần phải giải quyết.Vận dụng những tư tưởng của Người trong tác phẩm có thể đưa ra một số giải pháp như sau: Thứ nhất là cần phải nâng cao chất lượng xem xét, đánh giá cán bộ bằng cách hàng năm phải vừa chú ý đến đánh giá cán bộ đương chức đồng thời cũng phải chú ý việc đánh giá cán bộ trong quy hoạch. Phải đẩy mạnh hơn nữa việc đánh giá xem xét các cán bộ trong quy hoạch vì đây chính là đội ngũ cán bộ kế cận. Thứ hai là nâng cao chất lượng xem xét đánh giá cán bộ hàng năm: không chỉ tập trung vào việc đánh giá các ưu điểm mà cần phải nhìn nhận một cách thẳng thắn các khuyết điểm của hệ thống cán bộ. Đưa ra những tiêu chí đánh giá phù hợp, đúng đắn, tránh tình trạng một số địa phương, đơn vị để xảy ra các vụ việc phức tạp, tình trạng đơn thư, khiếu kiện kéo dài, nhiều năm liên tục bị cấp trên gợi ý kiểm điểm nhưng một số cán bộ đứng đầu và các thành viên trong lãnh đạo vẫn được xếp loại hoàn thành hoặc hoàn thành tốt nhiệm vụ. Như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến việc bồi dưỡng, giáo dục cán bộ thế hệ sau. Khi đánh giá xem xét cán bộ, theo Chủ Tịch Hồ Chí Minh thì cần phải xem xét trên tất cả các mặt, trên tất cả các mối quan hệ của cán bộ. Đây cũng chính là một giải pháp để Tỉnh ủy có thể vận dụng vào việc đánh giá, xem xét cán bộ và đánh giá đúng cán bộ để bố trí, sử dụng cho đúng vị trí của các cán bộ. Có như vậy mới tránh được việc một số cán bộ có uy tín thấp, mức độ hoàn thành nhiệm vụ không cao nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu để khắc phục, làm cho tác dụng sau đánh giá cán bộ còn thấp, ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ. Muốn cho hiệu quả công tác xem xét đánh giá cán bộ ngày càng cao hơn theo Tư tưởng của Người thì còn cần phải nâng cao nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của các cấp ủy, các tập thể lãnh đạo, giáo dục đạo đức tẩy bỏ những hiểu hiện của bệnh nể nang, né tránh, ngại va chạm. Phải giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm, việc phát huy vai trò của người đứng đầu cơ quan đơn vị và các cơ quan tham mưu trong đánh giá cán bộ. Ngoài ra còn cần có biện pháp xử lý nghiêm minh đối với các cán bộ có nhiều năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao, mắc nhiều khuyết điểm có tính chất nghiêm trọng. Có như vậy thì mới giáo dục được các cán bộ cấp dưới cũng như thúc đẩy các cán bộ nâng cao ý thức làm việc của chính mình. Bên cạnh đó là việc thực hiện các quy chế về xem xét cán bộ như: rà soát bổ sung quy chế đánh giá cán bộ cho phù hợp với điều kiện thực tế ở tỉnh; thực hiện đánh giá cán bộ hàng năm, trước khi kết thúc nhiệm kỳ, trước khi quy hoach, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, giới thiệu ứng cử, khen thưởng, kỷ luật cán bộ. Việc đánh giá cán bộ phải được thực hiện trên cơ sở nghiêm túc thực hiện chế độ tự phê bình và phê bình, theo nguyên tắc dân chủ, công khai, kết luận theo đa số. Thực hiện nghiêm túc xem xét, xử lý cán bộ; làm tốt công tác hồ sơ cán bộ nhằm theo dõi tiến trình rèn luyện phấn đấu của cán bộ. 2- Giải pháp về việc bồi dưỡng, giáo dục cán bộ có hiệu quả: Bồi dưỡng, giáo dục cán bộ là một công việc không thể thiếu trong công tác cán bộ. Cán bộ tốt lên hay xấu đi phần lớn là phụ thuộc vào công việc bồi dưỡng cán bộ của các cơ quan làm công tác này. Chủ Tịch Hồ Chí Minh là người đặc biệt quan tâm đến công tác bồi dưỡng giáo dục cán bộ. Người cho rằng huấn luyện, giáo dục, bồi dưỡng cán bộ là công việc gốc của cách mạng. Theo Người, muốn bồi dưỡng cán bộ phải xem xét họ trong tất cả các mối quan hệ, trong hệ thống những công việc mà cán bộ thực hiện; bồi dưỡng cán bộ là phải bồi dưỡng cán bộ một cách cụ thể trên các lĩnh vực như huấn luyện nghề nghiệp, huấn luyện chính trị, huấn luyện văn hóa, huấn luyện lý luận ; ngoài ra niềm tin đối với người cán bộ có ý nghĩa vô cùng quan trọng và to lớn, nó cần thiết cho mỗi cán bộ để hoạt động cách mạng vì vậy mà cũng cần phải giáo dục niềm tin. Đối với cán bộ mắc phải khuyết điểm, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đưa ra tư tưởng về cải tạo cán bộ muốn thực hiện được việc cải tạo cán bộ thì trước hết cần phải phân loại khuyết điểm của cán bộ. Phải phân biệt được những người cố ý phá hoại và những người sai lầm vì không hiểu biết.Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều những vấn đề ảnh hưởng đến phẩm chất đạo đức của người cán bộ, chính vì vậy mà những Tư tưởng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” lại càng cần được vận dụng và thực hành. Dưới ánh sáng tư tưởng của Người, tại Tỉnh ủy Nghệ An, để việc giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ ngày càng tốt hơn thì cần chú ý đến các phương pháp sau: Cần phải xây dựng, tổ chức, thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng một cách khoa học, hợp lý, bám sát quy hoạch cán bộ và nhu cầu thực tiễn. Trong đào tạo cần gắn chuyên môn đảm nhận và chức danh quy hoạch của cán bộ, tránh trường hợp đào tạo mang nặng về hình thức, chỉ quan tâm đến bằng cấp mà không quan tâm đến đến đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu. Có như vậy mới làm giảm lãng phí trong đào tạo, đồng thời nâng cao chất lượng, tác dụng của việc đào tạo. Trong đào tạo thì cần phải xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng có sự kết hợp hài hòa giữa lý luận và thực tiễn, tránh nặng quá về lý luận gây ra tình trạng lý luận suông trong cán bộ. Đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy. Đặc biệt quan tâm đầy đủ, đúng mức đến việc bồi dưỡng cán bộ trẻ; Cần phải xóa bỏ tư tưởng cầu toàn, thiếu tin cậy, thiếu mạnh dạn giao việc, tạo điều kiện để cán bộ trẻ cọ xát với thực tiễn. Cần phải giúp đỡ cán bộ trẻ như tư tưởng của Người đưa ra trong tác phẩm. Cần phải quan tâm hơn về chế độ hỗ trợ cho cán bộ đi học, nâng cao định mức chi phí cho cán bộ đi học, đặc biệt là đối với cán bộ ở vùng núi, vùng sâu vùng xa. Có như vậy mới có thể từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ở vùng sâu sâu xa. Kết hợp các phương pháp trên với phương pháp nâng cao trình độ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, trình độ tin học cho đội ngũ cán bộ các cấp. Những giải pháp trên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ ở Tỉnh ủy Nghệ An. Việc vận dụng những tư tưởng Hồ Chí Minh cũng nhằm làm nâng cao chất lượng của cán bộ trong giai đoạn xây dựng đất nước. 3- Giải pháp nâng cao việc sử dụng cán bộ theo Tư tưởng Hồ Chí Minh tại Tỉnh ủy Nghệ An: Trong tác phẩm của mình, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những tư tưởng về sự cần thiết, cần kíp trong việc nâng cao chất lượng sử dụng cán bộ. Người đã chỉ ra những giải pháp rất rõ ràng để làm cho việc sử dụng cán bộ ngày càng đúng và hợp lý hơn: Làm tốt công tác cán bộ trước hết là sự lựa chọn cán bộ. Trong lựa chọn cán bộ cũng cần phải có những tiêu chí, những “khuôn khổ” nhất định. Những tiêu chí khuôn khổ này phải được xuất phát từ lợi ích của cách mạng, từ nguyện vọng của quần chúng nhân dân, và được thực tiễn kiểm nghiệm. Muốn lựa chọn cán bộ theo tiêu chí chất lượng thì người làm công tác cán bộ cần phải xóa bỏ đầu óc hẹp hòi, mở rộng cửa để liên lạc, hợp tác với những người có đạo đức, tài năng ở ngoài Đảng. Theo Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm thì Người cho rằng có các cách để đối với cán bộ trong quá trình sử dụng cán bộ cho cách mạng Cách thứ nhất theo Người là chỉ đạo. Cách thứ hai trong việc sử dụng cán bộ là phải nâng cao chất lượng cán bộ. Cách thứ ba không thể thiếu được là kiểm tra cán bộ. Thứ tư là cần phải luôn luôn phải có tinh thần yêu thương giúp đỡ cán bộ. Theo những tư tưởng đó của Người, có thể có những giải pháp sau nhằm nâng cao công tác sủ dụng, quy họach cán bộ trong Tỉnh ủy. Thứ nhất là phải thực hiện tốt công tác quy hoạch của cán bộ, lãnh đạo quản lý ở các cấp, các nghành, bằng cách chỉ đạo việc tiếp tục quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của Bộ Chính Trị về quy hoạch cán bộ, đảng viên về thực hiện chủ trương của Đảng xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời gian tới. Gắn việc thực hiện Nghị quyết 14- NQ/TW của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh và Nghị quyết 42- NQ/TW của Bộ Chính trị để chỉ đạo thực hiện tốt quy hoạch cán bộ cả ba cấp: tỉnh, huyện, cơ sở. Hàng năm rà soát, đánh giá điều chỉnh bổ sung quy hoạch. Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị. Yêu cầu của tổ chức tiến hành rà soát số lượng, chất lượng, dự kiến nhu cầu và khả năng xu hướng phát triển của đội ngũ cán bộ hiện có để bổ sung quy hoạch cán bộ. Quy hoạch cán bộ theo hướng trẻ hóa, tiêu chuẩn hóa, quan tâm cán bộ xuất thân từ công nhân, các gia đình có truyền thống cách mạng, gia đình có công với đất nước; cán bộ nữ, dân tộc thiểu số, cán bộ vùng giáo, cán bộ trẻ... đã qua hoạt động thực tiễn có hiệu quả, có khả năng phát triển, khắc phục tâm lý, thái độ thiên kiến hẹp hòi thiếu tin tưởng đối với cán bộ nữ, cán bộ trẻ. Công khai quy hoạch cán bộ một cách rộng rãi. Tránh tình trạng cán bộ được quy hoạch không biết mình được quy hoạch ở nguồn nào, có được quy hoạch hay không. Công tác quy hoạch cần phải gắn với đào tạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng cán bộ, để nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ thì phải làm tốt việc đào tạo. Cần phải tránh trường hợp có cán bộ được quy hoạch nhiều năm mà chưa được đào tạo theo yêu cầu chức danh quy hoạch. Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về việc sử dụng cán bộ là cần phải yêu thương cán bộ, chăm lo cho đời sống cán bộ, trong giai đoạn ngày hôm nay chính là thực hiện các giải pháp về chính sách cán bộ, xây dựng thực hiện các quy chế về công tác cán bộ. Quan tâm đến đời sống của cán bộ trước tiên là quan tâm trực tiếp đến chế độ lương và thu nhập của cán bộ. Cần phải có những quy định rõ ràng về lương, bậc, cố gắng làm cho mức lương của cán bộ cao hơn, hợp lý hơn với công việc mà cán bộ làm. Có chính sách lương hợp lý và công bằng, tránh chế độ cào bằng, bất hợp lý. Đặc biệt quan tâm đến chế độ lương của cán bộ hoạt động ở vùng đặc thù. Quan tâm đến những cán bộ cơ sở có nhiều năm cống hiến- đặc biệt là với những cán bộ dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, cán bộ là người có đạo trung kiên với Đảng nhưng vì nhiều lý do khác nhau phải nghỉ việc nhưng chưa đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu hoặc trợ cấp. Số cán bộ này hầu hết gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày cần được sự quan tâm đúng mức và kịp thời của các cơ quan làm công tác cán bộ. Muốn nâng cao hiệu quả của việc sủ dụng cán bộ theo Tư tưởng Hồ Chí Minh thì trong công tác tuyển dụng cán bộ của Tỉnh cần phải thực hiện theo giải pháp sau: Tuyển dụng cán bộ, công chức, thông qua thi tuyển và xem xét theo quy định của Trung Ương (cả cơ quan đảng, đoàn thể và chính quyền). Thí điểm thi tuyển lãnh đạo cấp phòng cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý... Hoàn thiện hệ thống chính sách cán bộ cũng là một giải pháp để sử dụng cán bộ ngày càng tốt hơn. Thực hiện tốt các quy định về chính sách cán bộ và quy định khen thưởng cán bộ đã được ban hành; ban hành quy định chế độ trợ cấp đối với cán bộ cốt cán, đảng viên trung kiên có đạo và già làng uy tín; nghiên cứu ban hành chế độ chính sách đối với cán bộ luân chuyển, chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ, chính sách sử dụng và quản lý cán bộ, chính sách đảm bảo lợi ích và vật chất động viên cán bộ. Thực hiện tốt các phương pháp dưới ánh sáng Tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ làm cho công tác sử dụng cán bộ tại Tỉnh ủy Nghệ An ngày càng có hiệu quả hơn. 4- Giải pháp về việc nâng cao chất lượng việc luân chuyển, đề bạt cất nhắc cán bộ tại Tỉnh ủy Nghệ An: Vấn đề luân chuyển, đề bạt và cất nhắc cán bộ là vấn đề khó trong việc thực hiện công tác cán bộ. Công việc này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Chủ Tịch Hồ Chí Minh sinh thời rất quan tâm đến công việc này của Đảng ta. Bên cạnh những ảnh hưởng tác động của việc luân chuyển, cất nhắc cán bộ thì Người cũng nêu ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của việc đề bạt cất nhắc cán bộ: Theo Người: vấn đề cất nhắc cán bộ để vừa kích thích tài năng vừa đóng góp vào sự nghiệp cách mạng cho Đảng, vì vậy mà cần phải “có gan” cất nhắc cán bộ. Cất nhắc cán bộ không sợ người được cất nhắc sẽ vượt lên mình, làm cho uy tín ảnh hưởng của mình bị suy giảm, và cũng không thể vì lợi ích của chính bản thân mình mà cất nhắc cán bộ. Cất nhắc cán bộ có hiệu quả là phải dựa trên nhiều yếu tố để xem xét cụ thể như sau: Thứ nhất là về năng lực làm việc: xem cán bộ đó hợp với công việc gì, có tài năng, có sở trường gì. Thứ hai là phải xem xét cán bộ trong các mối quan hệ xã hội ra sao: trong sinh hoạt đời thường, trong quan hệ với đồng chí anh em, trong quan hệ với quần chúng nhân dân… Thứ ba là xem xét cả ưu, khuyết điểm trong suốt quá trình công tác. Thứ tư là Người lưu ý phải xem xét việc nói, viết có đi liền với những hành động của các cán bộ không. Để xây dựng đội ngũ hợp lý ở Tỉnh ủy Nghệ An theo những tư tưởng của Người trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” cần chú ý đến một số giải pháp sau: Cần nâng cao nhận thức của các cơ quan cấp ủy về việc luân chuyển, đề bạt cất nhắc cán bộ. Rà soát lại hệ thống cán bộ đã được luân chuyển, bổ nhiệm, thực hiện việc luân chuyển và bổ nhiệm lại đúng thời hạn, kiên quyết không bổ nhiệm lại những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật nhà nước, có sức khỏe không đảm bảo công tác. Tiến hành rà soát các cán bộ giữ chức vụ bầu cử đã quá hai nhiệm kỳ có kế hoạch bố trí cho phù hợp; Thực hiện nghiêm túc từ chức đối với cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc có nguyện vọng xin từ chức; miễn nhiệm chức vụ đối với các cán bộ có nguyện vọng xin thôi giữ chức vụ, cán bộ có sai phạm chưa đến mức kỷ luật cách chức nhưng không đủ uy tín, cán bộ do sức khỏe, năng lực hạn chế, có nguyện vọng xin miễn nhiệm chức vụ. Đẩy mạnh việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp theo Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị và Đề án 01-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Nhằm thực hiện chủ trương đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ; tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch có điều kiện được rèn luyện thực tiễn tạo nguồn cán bộ lâu dài cho các cấp, khắc phục cục bộ, khép kín cán bộ trong từng nghành, từng địa phương. Trong từng nhiệm kỳ các cấp, các nghành phải tự xây dựng được kế hoạch luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện quản lý và thực hiện theo lộ trình hàng năm. Tiến hành rà soát lại cán bộ đã được luân chuyển, đánh giá chất lượng cán bộ đã được luân chuyển và thực hiện chính sách đối với cán bộ luân chuyển. Ban hành các quy định, quy chế: nhân dân tham gia giám sát cán bộ, chế độ kiểm tra công tác cán bộ, quy chế luân chuyển cán bộ... nhằm tạo đồng bộ hệ thống các quy định, quy chế trong công tác cán bộ. Làm tốt nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ, đảm bảo việc lựa chọn cán bộ đủ tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức, trí tuệ, năng lực, thực tiễn. Xây dựng quy định về một số nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ đối với công tác cán bộ. Những giải pháp này góp phần làm nâng cao chất lượng của việc bố trí, luân chuyển, cất nhắc cán bộ của Tỉnh ủy Nghệ An. Những giải pháp này được đưa ra dưới ánh sáng Tư tưởng Hồ Chí Minh để làm cho công tác cán bộ tại Tỉnh Ủy Nghệ An đáp ứng được nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn xây dựng và phát triển tỉnh nhà cùng với cả nước hiện nay. Tiểu kết: Trên đây là những phương pháp cơ bản đưa ra dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm làm nâng cao chất lượng cán bộ và công tác cán bộ của Tỉnh Ủy Nghệ An hiện nay. C. PHẦN KẾT LUẬN Từ xưa đến nay, ở bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới nói chung và với Việt Nam nói riêng thì sự thành công, thất bại của mọi công việc, sự tồn vong, hưng thịnh hay suy thoái của một quốc gia đều phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ cán bộ, những người đóng vai trò lãnh đạo, quản lý điều hành, những hiền tài nguyên khí của quốc gia. Cán bộ là một trong những yếu tố không thể thiếu được trong cách mạng cũng như trong giai đoạn xây dựng đất nước. Đối với nước ta hiện nay, vấn đề cán bộ lại càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vừa mang tính khoa học, vừa là đòi hỏi của thực tiễn, vừa có ý nghĩa cấp bách vừa mang tính cơ bản lâu dài. Kể từ Đại Hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng nêu cao Tư tưởng Hồ Chí Minh và việc nghiên cứu học tập tư tưởng của Người thì đã có rất nhiều công trình nghiên cứu Tư tưởng của Người sâu sắc cả có hệ thống. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ là tư tưởng có ý nghĩa quan trọng đối với cách mạng Việt Nam. Nó vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn xây dựng đất nước, đồng thời khẳng định ý nghĩa của Tư tưởng Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ là một bộ phận trong hệ thống tư tưởng của Người. Tiếp thu những quan điểm, tư tưởng truyền thống của dân tộc “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống thấp. Bởi vậy các bậc vua tài giỏi đời xưa, chảng có đời nào lại không chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài bồi đắp thêm nguyên khí”. Kế tục và phát triển tư tưởng của ông cha, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những hệ thống quan điểm, tư tưởng của Người về vấn đề cán bộ để xây dựng đội ngũ cán bộ trong cách mạng và trong xây dựng đất nước. Nhữung tư tưởng này được thể hiện một cách hệ thống và sâu săc trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”- một tác phẩm lớn trong hệ thống tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những Tư tưởng của Người không chỉ có ý nghĩa to lớn trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược mà trong giai đoạn đổi mới hiện nay, trước những vấn đề gay gắt mà xã hội đặt ra cho cán bộ và công tác cán bộ thì chúng ta lại càng thấy rõ vai trò, ý nghĩa của những tư tưởng của Người. Tỉnh ủy Nghệ An – với những cán bộ là con cháu trên mảnh đất quê hương của Người, cũng đã ra sức học tập, làm theo những tư tưởng đó. Mặc dù trong quá trình thực hiện thì Tỉnh ủy còn gặp rất nhiều những khó khăn nhưng với tinh thần tự cường, cố gắng để khắc phục những khó khăn, xây dựng một đội ngũ cán bộ tốt về đạo đức, giỏi về chuyên môn, cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng, và phát triển quê hương đất nước. Đề tài đã góp một phần nhỏ đóng góp vào việc tìm hiểu sự vận dụng trong thực tiễn những tư tưởng của Người ngay chính tại quê hương mà Người sinh ra. Sẽ còn rất nhiều những thiếu sót trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, vì vậy rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn đọc. Chí Minh về công tác cán bộ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31959.doc
Tài liệu liên quan