Khóa luận Xác định mức biến động giá trị tài sản của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Mức biến động giá trị tài sản của công ty là một tham số quan trọng trong tài chính vì nó là thước đo phản ánh mức độ rủi ro của tài sản công ty. Rủi ro luôn gắn liền với lợi suất, rủi ro càng lớn thì lợi suất càng cao. Vì vậy, ước lượng mức biến động giá trị tài sản của công ty sẽ giúp các nhà đầu tư trong việc đo lường được mức độ rủi ro của giá trị tài sản công ty từ đó đưa ra các dự báo về lợi suất thu được khi đầu tư vào công ty nhằm phục vụ cho mục đích đưa ra chiến lược đầu tư. Bên cạnh đó, trong định giá công ty, sử dụng lý thuyết quyền chọn là một phương pháp có ưu điểm vượt trội so với phương pháp chiết khấu dòng tiền truyền thống (DCF) do nó có tính tới giá trị tạo ra do sự linh hoạt trong quản lý. Tuy nhiên, do giá trị của quyền chọn rất nhạy cảm với mức biến động của giá trị tài sản cơ sở nên để định giá công ty bằng lý thuyết quyền chọn được chính xác thì cần phải ước tính được chính xác biến đầu vào là mức biến động của giá trị tài sản đảm bảo. Vì vậy, xác định mức biến động của giá trị tài sản sẽ quyết định đến tính hiệu quả cũng như sẽ làm cở sở cho việc định giá công ty dựa vào lý thuyết quyền chọn. Tuy mức biến động giá trị tài sản công ty có nhiều ý nghĩa như vậy nhưng ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Hơn nữa, trên thực tế cũng chưa có một tổ chức tài chính nào thực hiện việc xác định mức biến động giá trị công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chính vì vậy, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài: “Xác định mức biến động giá trị tài sản của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Với đề tài nghiên cứu này, tác giả hy vọng các kết quả của nó sẽ là nguồn dữ liệu giúp nhà đầu tư trong việc nhận định rủi ro công ty cũng như bước đầu làm nền tảng cho phương pháp định giá công ty bằng lý thuyết quyền chọn. MỤC LỤC *.*.*.*.*.*.* LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÁC ĐỊNH MỨC BIẾN ĐỘNG GIÁ TRỊ TÀI SẢN CỦA CÔNG TY 5 1. Tồng quan về mức biến động giá trị tài sản. 5 1.1. Khái niệm 5 1.2. Phân loại 5 1.3. Vai trò của việc xác định mức biến động giá trị tài sản. 7 2. Mức biến động của giá trị tài sản công ty. 8 2.1. Khái niệm 8 2.2. Ý nghĩa của việc xác định mức biến động giá trị tài sản công ty. 8 2.3. Các phương pháp để ước tính mức biến động giá trị tài sản công ty. 10 2.3.1. Dựa vào số liệu giá trị tài sản trong quá khứ. 11 2.3.2. Dựa vào các tài sản tài chính công ty phát hành. 11 2.3.3. Dựa vào mức biến động giá trị tài sản của các công ty tương đồng 15 2.3.4. Dựa vào lý thuyết quyền chọn. 15 2.3.5. Dựa vào phương trình hồi quy mô hình hóa mức biến động ẩn của giá trị tài sản công ty. 25 CHƯƠNG II 30 XÁC ĐỊNH MỨC BIẾN ĐỘNG GIÁ TRỊ TÀI SẢN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 30 1. Dựa vào lý thuyết quyền chọn. 30 1.1. Thu thập dữ liệu. 31 1.2. Xác định giá trị các tham số của mô hình. 32 1.3. Xây dựng công thức tính và lập trình trong Matlab. 36 1.4. Kết quả. 40 2. Dựa vào mức biến động giá trị tài sản của các công ty tương đồng. 42 2.1. Thu thập dữ liệu. 42 2.2. Ước tính mức biến động giá trị tài sản chung cho các công ty trong ngành dược 43 3. Dựa vào phương trình hồi quy mô hình hóa mức biến động ẩn của giá trị tài sản công ty 43 3.1. Thu thập dữ liệu. 43 3.2. Xác định giá trị các tham số trong phương trình hồi quy. 43 3.3. Kết quả phương trình hồi quy. 47 CHƯƠNG III 49 NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MỨC BIẾN ĐỘNG GIÁ TRỊ TÀI SẢN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 49 1. Những vấn đề gặp phải khi xác định mức biến động giá trị tài sản công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 49 1.1. Vấn đề với giả thiết của mô hình. 50 1.2. Vấn đề với dữ liệu. 52 2. Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp xác định mức biến động giá trị tài sản công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 53 2.1. Kiến nghị với nhà quản lý. 54 2.1.1. Về công tác quản lý và giám sát 54 2.1.2. Về hoạt động của thị trường. 56 2.1.3. Về xây dựng cơ sở hạ tầng cho thị trường chứng khoán. 57 2.1.4. Về đa dạng các hàng hóa trên thị trường chứng khoán. 57 2.1.5. Về quản lý và công khai hóa thông tin. 61 2.1.6. Các chính sách hỗ trợ khác. 65 2.2. Kiến nghị với các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán. 66 2.2.1 Về hoàn thiện cơ cấu tổ chức. 66 2.2.2 Về nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên. 68 2.3. Kiến nghị với các nhà đầu tư. 70 KẾT LUẬN 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU 76 DANH MỤC CÁC BẢNG 77 PHỤ LỤC 78

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1689 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xác định mức biến động giá trị tài sản của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nợ với thời gian đáo hạn khác nhau cũng như lãi suất khác nhau. Tuy nhiên, khi áp dụng vào mô hình, ta phải quy tổng giá trị thị trường của nợ về một khoản nợ zero-coupon. Đây chỉ là một cách tính xấp xỉ nên không thể có độ chính xác tuyệt đối. ● Giả thiết 3: Các tài sản (cổ phiếu, trái phiếu) của công ty có thể chia nhỏ thành các phần tùy ý và chúng có thể được giao dịch không bị hạn chế Trên thực tế, không có thị trường chứng khoán nào cho phép chia nhỏ cổ phiếu hay trái phiếu thành các phần tùy ý. Tuy nhiên, trên thế giới, việc mua bán 1 cổ phiếu vẫn được thực hiện. Ở Việt Nam, giao dịch cổ phiếu được thực hiện theo lô (đối với sàn chứng khoán Hà Nội là 100 cổ phiếu/lô, sàn thành phố Hồ Chí Minh là 10 cổ phiếu/lô). Giao dịch cổ phiếu bị khống chế giá trần, giá sàn (5% với sàn thành phố Hồ Chí Minh, 7% với sàn Hà Nội) và chỉ được bán cổ phiếu sau 4 ngày mua (giao dịch T+4). ● Giả thiết 4: Không có chi phí giao dịch hay thuế liên quan đến việc mua bán cổ phiếu và trái phiếu của công ty Việc có chi phí giao dịch và thuế làm giảm hiệu quả về vận hành của thị trường. Tuy nhiên, chi phí giao dịch và thuế là một phần đóng góp của nhà đầu tư cho việc xây dựng thị trường chứng khoán. Vì vậy, nhà đầu tư luôn phải đóng thuế và phí khi giao dịch chứng khoán nên giả thiết này chắc chắn sẽ bị vi phạm. Ở Việt Nam hiện nay, tùy theo khối lượng giao dịch, mức phí dao động từ 0.15% đến 0.3% tổng giá trị giao dịch. Thuế áp dụng cho hoạt động chuyển nhượng chứng khoán là 0.1% trên tổng giá bán hoặc 25% trên tổng giá bán trừ tổng giá mua trừ các chi phí liên quan. ● Giả thiết 5: Không có cơ hội kinh doanh chênh lệch giá Giả thiết này tồn tại trong các thị trường chứng khoán hoàn hảo nơi mà các nhà đầu tư được cung cấp các thông tin như nhau nên giá chứng khoán sẽ phản ánh đúng cung cầu thị trường. Tuy nhiên, đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, do vẫn là thị trường hiệu quả dạng yếu, việc công bố thông tin còn chưa minh bạch, hiện tượng rò rỉ thông tin nội bộ vẫn diễn ra nên gây ra tình trạng bất cân xứng thông tin, tạo ra rất nhiều cơ hội kinh doanh chênh lệch giá. ● Giả thiết 6: Công ty sẽ bị vỡ nợ nếu không trả được nợ khi đến hạn Nếu tại thời điểm T, giá trị của công ty vượt quá số nợ phải trả thì công ty dùng tài sản để trả các khoản nợ, các cổ đông sẽ nhận được phần giá trị tài sản còn lại sau khi công ty trả hết nợ. Nếu giá trị tài sản nhỏ hơn số nợ phải trả, công ty sẽ bị vỡ nợ, chủ nợ nhận được số tiền bằng với giá trị tài sản, các cổ đông không được nhận gì cả. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải trong tất cả các trường hợp công ty không trả được nợ thì sẽ bị vỡ nỡ. Có những trường hợp tuy công ty không trả được nợ nhưng các chủ nợ vẫn có thể gia hạn nợ cho công ty. Trong các trường hợp này thì việc định giá cũng như xác định mức biến động ẩn của giá trị tài sản bằng lý thuyết quyền chọn sẽ không còn chính xác nữa. Ở thị trường chứng khoán Việt Nam, cũng có khá nhiều trường hợp công ty không trả được nợ nhưng vẫn được gia hạn nợ để tiếp tục hoạt động, đặc biệt là với các Tổng công ty, Tập đoàn Nhà nước. Nếu các giả thiết cơ bản của mô hình bị vi phạm, nó có thể làm việc tính toán trở nên thiếu chính xác. Việc vi phạm các giả thiết của mô hình không chỉ là vấn đề với thị trường chứng khoán Việt Nam mà cũng là vấn đề với các thị trường chứng khoán khác. Đây là vấn đề không thể tránh khỏi khi vận dụng các mô hình vào thực tiễn. Tuy nhiên, do thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường chưa hoàn thiện nên mức độ sai lệch trong tính toán sẽ lớn hơn so với các thị trường khác. 1.2. Vấn đề với dữ liệu Dữ liệu cần thiết cho mô hình gồm giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu, mức biến động của giá cổ phiếu và chi phí trả lãi. Việc thu thập những dữ liệu này gặp những trở ngại như sau: ● Đối với giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu được tính từ giá cổ phiếu và số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Vì vậy, muốn có được giá trị thị trường chính xác của vốn chủ sở hữu thì giá cổ phiếu phải phản ánh chính xác tình hình thị trường hay nói cách khác thị trường phải là thị trường hiệu quả. Tuy nhiên, với thị trường Việt Nam thì giá cổ phiếu không phản ánh đúng tình hình cung cầu thị trường do bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: đầu cơ của các tổ chức tài chính lớn, tâm lý bầy đàn của nhà đầu tư, tin đồn có chủ ý của các nhóm làm giá, sự bất bình đẳng trên thị trường do việc công bố thông tin không minh bạch… ● Đối với mức biến động của giá cổ phiếu Mức biến động của giá cổ phiếu được tính dựa trên lợi suất hàng ngày của giá cổ phiếu. Có thể dễ dàng nhận thấy, ước tính mức biến động của giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam chắc chắn sẽ có sai số do ở Việt Nam, giá cổ phiếu hàng ngày bị giới hạn biên độ dao động. Việc giới hạn biên độ dao động giá khiến giá cổ phiếu chỉ có thể chạy trong một khoảng nhất định, làm bóp méo khả năng phản ánh tình hình cung cầu thị trường của cổ phiếu. Thông thường, mức biến động giá cổ phiếu được ước tính theo số liệu lợi suất hàng ngày của giá cổ phiếu sẽ nhỏ hơn mức biến động thực. ● Đối với chi phí trả lãi Trong các báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thì hầu như không có công ty nào tách riêng phần chi phí trả lãi trong chi phí tài chính. Việc phải lấy chi phí tài chính thay cho chi phí trả lãi thực của công ty có thể ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả tính toán do trong chi phí tài chính của công ty có thể gồm các chi phí hoặc các khoản lỗ khác như lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính; lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn; lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái; dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán; chi phí góp vốn liên doanh, liên kết…. 2. Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp xác định mức biến động giá trị tài sản công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Như phân tích ở trên, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác khi xác định mức biến động giá trị tài sản công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Có những yếu tố là từ phía chủ quan của cách tiếp cận nhưng cũng có nhiều yếu tố nằm ở sự chưa hoàn thiện của thị trường chứng khoán Việt Nam. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả xác định mức biến động giá trị tài sản công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam chủ yếu là do số liệu thu thập được không chính xác cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường hiệu quả ở dạng yếu nên giá không phản ánh đúng cung cầu của thị trường. Nguyên nhân của những vấn đề này nằm ở những tồn tại trên thị trường chứng khoán Việt Nam như công bố thông tin không minh bạch, tâm lý bầy đàn của nhà đầu tư, sự lũng đoạn thị trường của các tổ chức tài chính, tình trạng làm giá trên thị trường chứng khoán còn diễn ra phổ biến, hàng hóa trên thị trường chứng khoán còn nghèo nàn, cơ sở hạ tầng còn yếu kém… Vì vậy, để nâng cao hiệu quả cũng như có thể vận dụng nhiều phương pháp hơn vào việc xác định mức biến động giá trị tài sản công ty thì cần phải từng bước hoàn thiện thị trường cũng như khắc phục được những điểm yếu của thị trường chứng khoán Việt Nam bằng những giải pháp như đa dạng hóa hàng hóa trên thị trường chứng khoán, xây dựng được thị trường chứng khoán hiệu quả để giá chứng khoán sẽ phản ánh cung cầu của thị trường, củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào sự công bằng của thị trường,…. Để làm được những điều này, khóa luận xin đề xuất một số kiến nghị như sau: 2.1. Kiến nghị với nhà quản lý 2.1.1. Về công tác quản lý và giám sát ● Hoàn thiện hệ thống pháp lý Có thể xem hành lang pháp lý là rào chắn bảo đảm cho thị trường chứng khoán hoạt động nhịp nhàng, có hiệu quả. Nếu một hoạt động nào đó trong thị trường chứng khoán không được pháp lý điều chỉnh thì thị trường sẽ trở nên hỗn loạn. Vì vậy, chỉ có bằng luật pháp và bằng các quy chế mang tính pháp lý chặt chẽ thì thị trường chứng khoán mới thực sự trở thành nơi đầu tư lành mạnh, mới khuyến khích người dân đầu tư mạnh mẽ vào các chứng khoán và do đó mới huy động tối đa lượng tiền nhàn rỗi trong dân để phát triển sản xuất. Đây là mục đích cuối cùng với thị trường chứng khoán. Do đó, để tạo hành lang pháp lý an toàn cho thị trường chứng khoán, ít nhất có bốn trọng tâm công tác cần phải tập trung triển khai trong thời gian tới. 1. Khắc phục các khiếm khuyết đã và đang bộc lộ trong hệ thống các văn bản pháp quy hiện hành. a. Loại bỏ dần sự chia cắt và phân đoạn thị trường theo kiểu mỗi một dịch vụ tài chính chỉ có một định chế tài chính chuyên phục vụ. b. Che chắn các khe hở hiện có. c. Hạn chế tính mơ hồ, tăng tính nhất quán và minh bạch trong các văn bản pháp luật hiện hành. 2. Chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các văn bản điều chỉnh hoạt động của thị trường chứng khoán. 3. Tổ chức nghiên cứu, xây dựng và ban hành các bộ Luật có liên quan khác Luật khuyến khích phát triển thị trường vốn, luật kinh doanh tư vấn đầu tư, luật lưu ký và thanh toán chứng khoán, luật bảo vệ các nhà đầu tư chứng khoán… 4. Pháp chế hóa các luật chơi trên thị trường chứng khoán bằng hệ thống luật rõ ràng, bằng các quy chế quản lý và giám sát hợp lý để tạo cơ sở pháp lý xử lý các tranh chấp xảy ra giữa những người đầu tư và tạo điều kiện xây dựng một sân chơi bình đẳng, trật tự, đáng tin cậy cho mọi chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán. Đây là một trong những biện pháp quan trọng để tránh cho thị trường chứng khoán khỏi bị lợi dụng để biến tướng thành một sòng bạc như ở một số thị trường chứng khoán trong giai đoạn đầu ở một số nước. ● Hoàn thiện hệ thống giám sát Bên cạnh hệ thống luật pháp, cần phải có một cơ quan giám sát hoạt động hiệu quả nhằm đảm bảo cho các hoạt động trên thị trường diễn ra lành mạnh, bám sát vào các hoạt động hiện tượng phát sinh xử lý nghiêm minh triệt để ban hành và thi hành pháp luật. Để thực hiện việc đó cần thành lập Ban giám sát phối hợp với các vụ chức năng theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động của thị trường. Ban này có nhiệm vụ điều tra sơ bộ những giao dich có dấu hiệu bất thường, nếu phát hiện có vấn đề sẽ chuyển thanh tra chứng khoán điều tra và xử lý vi phạm. Bên cạnh đó, để Ban giám sát hoạt động được hiệu quả cần trang bị hệ thống phần mềm giám sát việc công bố thông tin, giao dịch và hoạt động của các thành viên thị trường. Ngoài ra, Ban này cũng cần có những kiến nghị gửi các cơ quan thẩm quyền để sửa đổi Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính với các mức phạt nặng hơn để tăng tính răn đe. Những trường hợp phát hiện sai phạm đều bị xử lý nhưng cũng cần cân nhắc bởi nếu ngay lập tức chuyển từ chỗ xử phạt sang xử phạt triền miên sẽ tạo ra ức chế với thị trường. Việc giám sát, thanh kiểm tra là siết dần nhằm mục đích răn đe, ngăn ngừa các vi phạm tiếp tục tái diễn. 2.1.2. Về hoạt động của thị trường Hiện nay, trên thị trường chứng khoán Việt Nam, các giao dịch chỉ được thực hiện vào buổi sáng từ 8:30 đến 11:00. Việc giới hạn thời gian giao dịch này gây rất nhiều hạn chế cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, việc khống chế giá trần, giá sàn là một trong các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tính cân bằng của thị trường, làm mất đi tính tự do, làm giá không phản ánh tình hình cung cầu. Ngoài ra, việc vẫn duy trì các phiên khớp lệnh xác định giá mở cửa (ATO) và giá đóng cửa (ATC) cũng đã và đang tạo điều kiện để các tổ chức có cơ hội làm giá. Thực tế cho thấy, các vấn đề này là các vấn đề mà các nhà đầu tư bức xúc có nhiều kiến nghị từ lâu nhưng đến giờ vẫn chưa được giải quyết. Vì vậy, trong thời gian tới, Ủy ban chứng khoán nhà nước cần kéo dài thời gian giao dịch sang cả buổi chiều; dần nới lỏng biên độ dao động giá trần, giá sàn; xóa bỏ phiên giao dịch xác định giá mở cửa, giá đóng cửa. 2.1.3. Về xây dựng cơ sở hạ tầng cho thị trường chứng khoán Để đáp ứng yêu cầu vận hành của thị trường chứng khoán cần: - Hoàn thiện và thực hiện các đề án, trang thiết bị hệ thống máy tính cho thị trường giao dịch chứng khoán. - Tăng cường hơn nữa cơ sở vật chất kỹ thuật cho hệ thống ngân hàng. Hiện nay, những điều kiện trên ở Việt Nam còn mỏng và chưa đủ hiện đại cho sự vận hành thị trường chứng khoán ở trình độ cao, cũng như chưa thể đáp ứng hay xử lý kịp thông tin cho thị trường chứng khoán trong giai đoạn tới. Vì vậy trong thời gian tới cần: - Đầu tư xây dựng hệ thống thanh toán bù trừ tự động trên phạm vi cả nước, khai thác triệt để mạng lưới viễn thông, bưu điện hiện có để liên kết thị trường vốn trong nước thành một thị trường thông suốt và tiến tới nối mạng với hệ thống thanh toán quốc tế. - Củng cố hoàn thiện trung tâm tin học ứng dụng của Ngân hàng nhà nước, để cung cấp thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp làm chỗ dựa cho hoạt động kinh doanh trên thị trường chứng khoán của ngân hàng thương mại, các tổ chức trung gian khác. - Xây dựng các trung tâm tin học mạnh đủ sức lưu trữ, cập nhật và xử lý dữ liệu, thông tin đáp ứng mọi yêu cầu nghiệp vụ của hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán. Xây dựng các phần mềm quản lý giao dịch nhằm phát hiện ra những giao dịch bất thường. - Nâng cấp hệ thống giao dịch nhằm giảm số ngày chờ chứng khoán về tài khoản. 2.1.4. Về đa dạng các hàng hóa trên thị trường chứng khoán ● Trái phiếu Do việc tiếp cận với thị trường chứng khoán còn rất mới mẻ nên công ty phát hành chứng khoán ở Việt Nam hiện nay chủ yếu chỉ phát hành cổ phiếu bởi hình thức tham gia của nó đơn giản và dễ hiểu hơn so với trái phiếu, mà nguồn huy động vốn cũng dễ dàng không gây áp lực cho đơn vị phát hành về tính thanh khoản trả nợ khi đáo hạn. Việc phát hành trái phiếu chủ yếu do Chính phủ và các Ngân hàng phát hành để tạo nguồn vốn thu cho ngân sách, hạn chế lượng tiền nhàn rỗi trong dân chúng với mục đích đưa tiền vào lưu thông làm giảm tỷ lệ lạm phát, tăng nguồn vốn đầu tư, giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân lao động. Vì vậy, trong thời gian tới Chính phủ cũng cần có các biện pháp nhằm khuyến khích phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đa dạng các loại trái phiếu phát hành cả về kỳ hạn (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn) lẫn mệnh giá; đồng thời tích cực nghiên cứu để đưa vào thị trường các công cụ mới như trái phiếu có thể chuyển đổi, trái phiếu có lãi suất thả nổi. Bên cạnh đó, để kích thích phát triển thị trường trái phiếu, Chính phủ cũng cần áp dụng các biện pháp nhằm tăng tính thanh khoản cho thị trường trái phiếu. Một trong các biện pháp nhằm tăng tính thanh khoản cho thị trường trái phiếu là cho áp dụng các thỏa thuận mua lại (Repo). Repo là một thỏa thuận giữa người bán và người mua chứng khoán mà theo đó người bán đồng ý mua lại các chứng khoán (thường là các loại trái phiếu Chính phủ) đã giao dịch tại một mức giá và thời gian đã thỏa thuận trước. So với thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu Chính phủ ngắn hạn (Treasury Bills) hoặc các công cụ tài chính ngắn hạn khác (short-term instruments), thỏa thuận mua lại hấp dẫn các doanh nghiệp (nhà đầu tư) ở chỗ nó gia tăng tính linh hoạt, co dãn cho kỳ hạn của trái phiếu. Nhờ đặc tính này, Repo có một vị trí quan trọng trên thị trường trái phiếu ngắn hạn lẫn thị trường trái phiếu trung và dài hạn. Trước hết, Repo giúp các nhà đầu tư quản lý tiền tạm thời nhàn rỗi tốt hơn và do đó, giúp thị trường chứng khoán có thể thu hút được một lượng lớn tiền trôi nổi, ngăn chặn không cho số tiền đã đầu tư vào chứng khoán chạy sang các thị trường tài chính khác. Mặt khác, trong kinh doanh trái phiếu, do lợi nhuận mang lại trên mỗi trái phiếu thường khá nhỏ nên để có thể kinh doanh được, thông thường, các nhà kinh doanh trái phiếu thường phải mua bán trái phiếu với một khối lượng lớn. Nhờ thuộc tính có thể bán lại trái phiếu đã mua cho người khác để thu hồi lại vốn, nhà đầu tư trái phiếu có thể đầu tư, dự trữ một khối lượng lớn trái phiếu, nhà phát hành có thể phát hành một khối lượng lớn trái phiếu. Vì vậy, Repo có thể góp phần bình ổn thị trường trái phiếu trung và dài hạn, tạo điều kiện dễ dàng cho việc phát hành và bao tiêu chứng khoán. ● Cổ phiếu Chính phủ cần khuyến khích các tổng công ty, tập đoàn hay các công ty lớn sớm cổ phần hóa để thị trường có nhiều công ty lớn niêm yết. Đây là giải pháp rất cần thiết vừa để gia tăng hàng hóa trên thị trường và cũng vừa để thị trường có thêm hàng hóa chất lượng cao. Mặc dù, Chính phủ đã có chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa một bộ phận các doanh nghiệp nhà nước nhưng đến nay, tiến độ cổ phần hóa vẫn còn chậm vì nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chủ yếu là hiện vẫn còn có sự xung đột về lợi ích chung với lợi ích cục bộ của một số Bộ, ngành, cấp chủ quản cũng như lợi ích của giới lãnh đạo hiện tại của doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi hình thức sở hữu. Ngoài ra, dễ hiểu là khi cái nôi bao cấp trên diện rộng cho các doanh nghiệp nhà nước qua tín dụng với lãi suất ưu đãi vẫn chưa bị cắt, khi chi phí vay vốn ngân hàng vẫn còn thấp so với chi trả cổ tức, khi nỗi lo sợ về áp lực về chi trả cổ tức cao hơn lãi suất ngân hàng của các cổ đông vẫn còn thường trực thì khó có thể kỳ vọng vào các doanh nghiệp nhà nước mạnh dạn phát hành chứng khoán ra công chúng. Vì vậy, để tăng lượng cung chứng khoán từ việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước thì việc cần làm là trên cơ sở đánh giá và phân nhóm các doanh nghiệp nhà nước, cần triển khai đồng bộ và mạnh mẽ việc sắp xếp, cải tổ lại các doanh nghiệp nhà nước trên diện rộng nhằm loại bỏ lề lối quản lý kém hiệu quả, cứng nhắc, tạo ra động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và các tiền đề vật chất cần thiết cho việc hình thành thị trường cổ phiếu nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung: - Với các nhóm doanh nghiệp nhà nước hoạt động không có hiệu quả và không có hi vọng sống sót sau khi tiến hành cơ cấu lại, tài sản của các doanh nghiệp này sẽ được chuyển sang công ty quản lý và khai thác tài sản quản lý. - Với nhóm các doanh nghiệp kém vừa: bán cho các nhà đầu tư tư nhân và trong và ngoài nước. - Với nhóm các doanh nghiệp nhà nước có tiềm năng phát triển: khuyến khích phát hành cổ phiếu ra công chúng để niêm yết trên thị trường chứng khoán. Sẽ không có động lực cho các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ra công chúng nếu như không có một chính sách khuyến khích, ưu đãi về tài chính và bảo vệ doanh nghiệp trước nguy cơ bị thâu tóm, sát nhập đủ hấp dẫn dành cho các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung. Những động lực cần phải có để khuyến khích các doanh nghiệp tự nguyện thực hiện cổ phần hóa có thể dụng là: - Cho phép các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa được áp dụng chế độ khấu hao nhanh - Ngoài chế độ ưu đãi áp dụng cho các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa hiện nay, những doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện niêm yết sau một năm chuyển đổi sở hữu được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong ba năm nữa. - Ưu tiên được sử dụng các nguồn ngân quỹ hỗ trợ kỹ thuật do nước ngoài tài trợ (tài trợ kiểm toán, tư vấn hiện đại hóa công ty, tư vấn cổ phần hóa, tư vấn xây dựng chiến lược phát triển, tài trợ công ty hóa và quản trị công ty…) và vay vốn ngân hàng. Bên cạnh việc hình thành các chính sách động lực, Chính phủ nên chỉ định cần có những biện pháp cưỡng bách các công ty đủ điều kiện niêm yết phải phát hành cổ phiếu ra công chúng. Nếu những công ty được chỉ định không chấp hành hoặc cố ý lần lữa, cần áp dụng các chế tài đặc biệt như: - Nghiêm cấm phát hành trái phiếu để huy động vốn. - Loại trừ khoản chi phí lãi vay ngân hàng trong khoản mục chi phí khi tính thu nhập chịu thuế. - Tính thêm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cho các cổ đông của các công ty này. ● Công cụ tài chính phái sinh Bên cạnh việc khuyến khích phát triển thị trường cổ phiếu và trái phiếu, Chính phủ cũng cần chú trọng vào phát triển thị trường các công cụ tài chính phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn để hoàn thiện thị trường chứng khoán cũng như để tăng các lựa chọn cho nhà đầu tư. 2.1.5. Về quản lý và công khai hóa thông tin Ngày nay, trong thời đại bùng nổ thông tin, thông tin có vai trò quan trọng trong sinh hoạt của mọi tầng lớp, mọi đối tượng. Đối với nhà đầu tư, trừ phi là nhà đầu tư theo đuổi một chiến lược đầu tư đơn giản, thông tin lại càng có ý nghĩa đặc biệt vì để đầu tư thành công cần phải có đầy đủ thông tin về thị trường, về ngành nghề, về tình trạng tài chính của doanh nghiệp mà mình đầu tư. Chính vì vậy, việc công khai thông tin có tầm quan trọng đặc biệt nhằm thu hút vốn đầu tư hoặc kinh doanh chứng khoán, bao gồm việc thông báo định kỳ kết quả kinh doanh, lỗ lãi, các khoản nợ, tổng kết tài sản… của các công ty phát hành chứng khoán. Một vấn đề rất quan trọng với thông tin kinh tế là các thông tin cần phải đáp ứng ba yêu cầu: công khai, chính xác, kịp thời. Để điều chỉnh vấn đề công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, Quốc hội đã ban hành Luật chứng khoán năm 2006 và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 09/2010/TT-BTC ngày 15/1/2010. Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhiều công ty niêm yết vẫn chưa nghiêm túc thực hiện. Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước phải có chiến lược về thông tin, có cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ thích hợp, xây dựng hệ thống thông tin phù hợp trên các phương tiện báo chí, bản tin điện tử, mạng thông tin thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra, cũng cần thành lập các tổ chức điều tra, thu thập thông tin, các công ty định mức tín nhiệm, định hướng đầu tư cho công chúng, xây dựng hệ thống chỉ số và phân loại chứng khoán ngay từ đầu. Bên cạnh đó, có rất nhiều thông tin từ phía công ty niêm yết ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư, nhưng nhà đầu tư không thể thu thập đánh giá như chi phí nghiên cứu phát triển của công ty, cơ cấu sở hữu của cổ đông là các tổ chức, số lượng các tổ chức là cổ đông, các thông tin trên rất ít khi được công ty niêm yết công bố hoặc công bố không đầy đủ. Công ty niêm yết cần phải phát tín hiệu về những thông tin còn thiếu để nhà đầu tư có cái nhìn đầy đủ hơn và đánh giá đúng hơn về giá trị thực cũng như giá cổ phiếu giao dịch trên thị trường. Chính phủ cần bổ sung quy định công bố thông tin gồm các thông tin còn thiếu sót nêu trên và là điều kiện bắt buộc công ty niêm yết phải công bố. Ngoài ra, việc rò rỉ các thông tin nội bộ cho một số cá nhân hay tổ chức tài chính lớn cũng là một việc làm gây ra sự bất bình đẳng trên thị trường. Tuy nhiên, mức xử phạt cho những hành vi này còn khá nhỏ so với lợi nhuận thu được từ nó. Cụ thể, theo khoản 4 điều 33 Nghị định 85/2010/NĐ-CP ngày 2/8/2010 mức xử phạt đối với hành vi làm lộ tài liệu, số liệu bí mật thuộc thông tin không công bố hoặc chưa công bố là phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng. Vì vậy, Chính phủ cần ban hành những biện pháp mới xử phạt thật nghiêm minh những hành vi này. Một vấn đề nhức nhối khác về thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam đó là vấn đề về tạo dựng thông tin sai sự thật, tung tin đồn gây lũng đoạn thị trường nhằm đầu cơ trục lợi. Vấn đề này đã được đề cập trong luật Chứng khoán 2006 và Nghị định 85/2010/NĐ-CP ngày 2/8/2010 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Cụ thể, theo khoản 5, điều 126, luật Chứng khoán 2006:“Tổ chức, cá nhân tạo dựng và tuyên truyền thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường chứng khoán, gây lũng đoạn thị trường giao dịch chứng khoán thì bị phạt tiền hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”’; trong điều 25 Nghị định 85/2010/NĐ-CP ngày 2/8/2010 có quy định cá nhân, tổ chức dù trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào các hoạt động gian lận, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc bỏ sót các thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động phát hành, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán và các dịch vụ chứng khoán; tham gia vào việc công bố thông tin sai lệch nhằm lôi kéo, xúi giục việc mua, bán chứng khoán hoặc không công bố kịp thời, đầy đủ thông tin về các sự kiện xảy ra có ảnh hưởng đến giá chứng khoán trên thị trường, sẽ bị phạt tiền 500.000.000 đồng và tịch thu toàn bộ khoản thu trái pháp luật. Có thể thấy, mức xử phạt đối với hành vi này đã cao hơn trước rất nhiều (theo Nghị định 36/2007 ngày 8/3/2007 quy định, tổ chức, cá nhân tạo dựng thông tin sai sự thật chỉ bị phạt từ 30 triệu đến 70 triệu đồng và tịch thu toàn bộ các khoản thu trái luật). Tuy nhiên, việc điều tra nguồn gốc của những tin đồn là vô cùng khó khăn. Vì vậy, trong thời gian qua, cho dù đã có những văn bản luật điều chỉnh, hành vi này vẫn ngày càng trở nên phổ biến và tinh vi hơn. Vì đây là một hành vi mang tính chất lừa đảo nên trong thời gian tới, Chính phủ cần có những biện pháp điều tra hiệu quả hơn, ban hành những khung hình phạt nghiêm minh hơn nữa, tránh để những hành vi này tiếp tục tồn tại trên thị trường. Tóm lại, để thông tin công bố thông tin có thể phục vụ đắc lực cho hoạt động của thị trường, cần phải: - Tổ chức xây dựng một khung pháp lý đầy đủ về nghĩa vụ công bố công khai thông tin bắt buộc đối với mọi loại hình doanh nghiệp theo đúng với các thông lệ và tập quán quốc tế và quy định các chế tài thích hợp để xử lý nghiêm minh các vi phạm về công bố thông tin. - Hiện đại hóa các phương tiện công bố thông tin và đa dạng phương pháp công bố thông tin. Song song với việc xây dựng hệ thống cung cấp thông tin qua mạng internet để cung cấp tất cả những thông tin về thị trường và các thông tin có liên quan đến tổ chức niêm yết, cần xây dựng mạng phát thanh (broadcasting network) để phục vụ cho việc công bố thông tin trực tiếp từ tổ chức niêm yết đến các công ty chứng khoán thành viên và hệ thống mạng điện thoại trả lời tự động các thông tin do nhà đầu tư yêu cầu. - Thông tin, đặc biệt là những thông tin định hướng thể hiện qua các bài phân tích, dự báo xu hướng thị trường, giá cổ phiếu có vai trò tối quan trọng đối với các nhà đầu tư. Chỉ cần các thông tin này được xử lý không đúng do thiếu thận trọng, do non tay nghề hoặc cố ý làm sai lệch vì một động cơ nào đó thì hiệu ứng lây lan sẽ không lường hết được. Vì vậy, cần có những quy định nghiêm ngặt về trình độ của những phóng viên cung cấp những mẩu tin về tình hình, diễn biến thị trường, các bài phân tích, bình luận diễn biến thị trường. - Cơ sở của hoạt động công bố thông tin là các cơ sở dữ liệu. Dữ liệu có chính xác thì thông tin được xử lý mới phát huy tác dụng. Trong thực tế, hầu hết các dữ liệu thống kê có nguồn gốc từ các nghiệp vụ hạch toán kế toán. Vì vậy, cần khẩn trương xây dựng và đưa vào vận hành một hệ thống chế độ kế toán và kiểm toán hoàn chỉnh theo các chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế để tạo đìều kiện cho các nhà đầu tư không những là trong nước mà cả các nhà đầu tư nước ngoài có điều kiện so sánh, thẩm định tình hình tài chính, khả năng sinh lời của các công ty cổ phần trước khi quyết định đầu tư. Đây cũng là điều kiện cơ bản để thích ứng với xu thế quốc tế hóa và toàn cầu hóa giai đoạn hiện nay. - Để tạo sự minh bạch, công bằng và cân đối về mặt thông tin trong các quyết định điều tiết thị trường, cần công khai hóa nội dung các chính sách sẽ được áp dụng và nguyên tắc, lộ trình thực hiện cụ thể cho mỗi chính sách nhằm giữ vững gia tăng niềm tin của giới đầu tư về hình ảnh của một thị trường trong sáng, ổn định. 2.1.6. Các chính sách hỗ trợ khác ● Ổn định thị trường tài chính Thị trường chứng khoán có mối quan hệ chặt chẽ với các thị trường khác trong nền kinh tế như thị trường bất động sản, thị trường ngoại tệ, thị trường vàng… Vì vậy, để thị trường chứng khoán hoạt động ổn định thì cần phải có các biện pháp để ổn định các thị trường khác như: - Khẩn trương xây dựng một hệ thống các ngân hàng và các thị trường tiền tệ, tín dụng, thị trường ngoại tệ tương đối hoàn chỉnh, hoạt động có hiệu quả để hỗ trợ tích cực cho tiến trình phát triển, hoàn thiện thị trường chứng khoán. - Kiểm soát chặt chẽ thị trường bất động sản, thị trường ngoại tệ và các dạng thị trường ngầm khác để định hướng nguồn tiền nhàn rỗi của công chúng để đầu tư vào các mục tiêu phát triển và tăng trưởng kinh tế. ● Xây dựng một hệ thống lãi suất chuẩn Một trong những thành tố quan trọng nhất của quyết định đầu tư trên thị trường chứng khoán là lãi suất. Lãi suất thay đổi sẽ tác động tới lợi ích kinh tế của nhà đầu tư và do đó ảnh hưởng đến giá cả chứng khoán. Chẳng hạn, đối với trái phiếu, giá trái phiếu sẽ giảm khi lãi suất tăng và ngược lại, giá trái phiếu tăng khi lãi suất thị trường giảm. Đối với cổ phiếu, mối quan hệ này không hoàn toàn đơn giản như vậy. Tuy vậy, dù giá cổ phiếu bị chi phối bởi nhiều yếu tố như tình hình tài chính, tỷ lệ chia cổ tức, triển vọng phát triển của công ty nhưng nói chung, nhiều báo cáo nghiên cứu vẫn chỉ ra rằng, giá cổ phiếu thường giảm trong những thời kỳ gia tăng lãi suất. Do giá chứng khoán và lãi suất thị trường có mối quan hệ chặt chẽ như vậy cho nên tại các thị trường phát triển, để vận hành có hiệu quả thị trường sơ cấp lẫn thị trường thứ cấp, người ta thường xây dựng một lãi suất chuẩn như một lãi suất tham chiếu để hướng dẫn cho việc thiết lập các lãi suất trên các thị trường khác nhau. Lãi suất chuẩn này được sử dụng như một thước đo để xác định mức lãi suất hiện hành của thị trường và chiều hướng vận động trong tương lai của lãi suất. Theo thông lệ quốc tế, lãi suất Chính phủ ngắn hạn thường được sử dụng làm lãi suất cho các công cụ tài chính có kỳ hạn dưới một năm. Đối với các công cụ tài chính có kỳ hạn trên một năm, lãi suất của trái phiếu dài hạn được sử dụng như lãi suất chuẩn. Tại Việt Nam, lãi suất của trái phiếu Chính phủ ngắn hạn và dài hạn cũng được sử dụng làm lãi suất chuẩn. Thế nhưng, để lãi suất của các công cụ tài chính này có thể giữ vai trò định hướng của lãi suất tham chiếu, cần phải: - Từng bước nới lỏng việc kiểm soát tiền tệ và lãi suất, tiến tới tự do hóa hoàn toàn lãi suất để lãi suất không bị bóp méo và phản ánh đúng giá trị thực của thị trường. - Lãi suất của trái phiếu Chính phủ dùng làm lãi suất chuẩn phải được định giá trên cơ sở tham khảo lãi suất LIBOR - lãi suất được xem là lãi suất chuẩn trên các thị trường tài chính quốc tế. - Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hơn nữa chính sách và cơ chế điều hành lãi suất để lãi suất phản ánh đúng quan hệ cung cầu vốn trên thị trường, làm chuẩn mực để so sánh, định giá các công cụ tài chính khác. 2.2. Kiến nghị với các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán 2.2.1 Về hoàn thiện cơ cấu tổ chức Để có một thị trường chứng khoán hoạt động được hiệu quả thì cần phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức của thị trường. Đối với nước ta, trong giai đoạn đầu hoạt động, cơ cấu tổ chức của thị trường bao gồm: Ủy ban chứng khoán Nhà nước, các Sở giao dịch chứng khoán (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), hệ thống các công ty chứng khoán và trung gian tài chính, các quỹ đầu tư chứng khoán, các tổ chức nghiên cứu và tư vấn về chứng khoán, các cơ quan kiểm toán độc lập. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng thương mại tuy không trực tiếp tham gia vào thị trường nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp vốn cho các nhà đầu tư tham gia vào thị trường. Vì vậy, để hoàn thiện cơ cấu tổ chức của thị trường, khóa luận xin nêu một số kiến nghị nhằm hoàn thiện một số bộ phận cấu thành thị trường: ● Công ty chứng khoán và trung gian tài chính Hầu hết ở các nước, các công ty chứng khoán, các trung gian tài chính độc lập với hoạt động của Ngân hàng. Nhưng do đặc điểm của hệ thống tài chính Ngân hàng nuớc ta chưa phát triển, nên không thể xây dựng một hệ thống các công ty chứng khoán và các trung gian tài chính ngay từ đầu mà phải sử dụng ngay các tổ chức hiện tại và từng bước có hướng chuyển đổi và bổ sung chức năng cho hợp lý. Mặt khác, chúng ta nên mở cửa mời các công ty chứng khoán nước ngoài tham gia liên doanh với Việt Nam để học hỏi kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ. ● Quỹ đầu tư Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thu hút tiền nhàn rỗi từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ hay các loại tài sản khác. Do là nghiệp vụ mới mẻ ở nước ta nên muốn hoạt động có hiệu quả nên dựa vào các tổ chức sẵn có như các công ty Bảo hiểm, các công ty tài chính. ● Các công ty kiểm toán Mặc dù các công ty kiểm toán không trực tiếp thuộc cơ cấu tổ chức bộ máy thị trường chứng khoán nhưng lại rất cần thiết cho hoạt động của thị trường chứng khoán. Công tác kiểm toán sẽ phản ánh trung thực tình trạng của các doanh nghiệp cũng như chứng khoán của họ phát hành ra thị trường. Các doanh nghiệp muốn phát hành chứng khoán và đưa vào giao dịch trên thị trường phải công bố công khai các báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh và các tài liệu khác có liên quan đến việc phát hành chứng khoán đã được kiểm toán và xác nhận của cơ quan kiểm toán. Vì vậy, bên cạnh cơ quan kiểm toán nhà nước vận hành dưới sự điều chỉnh của nhà nước cần phải có thêm những cơ quan kiểm toán độc lập hoạt động không chịu sự chi phối của bất kỳ thế lực nào. Ngoài ra, nâng cao chất lượng của đội ngũ kiểm toán viên là một trong những việc làm quan trọng hàng đầu để xây dựng một thị trường chứng khoán lành mạnh. Để làm được điều này, các công ty kiểm toán cần không ngừng trau dồi kiến thức của đội ngũ nhân viên, đầu tư cho các nhân viên tham gia các lớp học, các khóa training và bắt buộc các kiểm toán viên cần phải các chứng chỉ do các tổ chức có uy tín công nhận. ● Hệ thống ngân hàng Để thị trường chứng khoán Việt Nam ổn định và phát triển cần dựa vào hệ thống ngân hàng, vì hệ thống ngân hàng có một vai trò hết sức quan trọng thể hiện qua các vấn đề như: là kênh dẫn vốn cho thị trường chứng khoán, là cầu nối giữa nhà đầu tư và nhà phát hành chứng khoán; Ngân hàng rất thích hợp và nhạy cảm trong bảo lãnh phát hành chứng khoán, là nơi tin cậy trong thanh toán bù trừ và lưu trữ chứng khoán và có một vai trò nhất định trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, góp phần phát triển thị trường chứng khoán. Tùy theo sự điều chỉnh của luật pháp, hệ thống ngân hàng sẽ gián tiếp hoặc trực tiếp tham gia vào kinh doanh chứng khoán. Vì vậy, ngân hàng cần có những quy chế chặt chẽ đối với quy trình xét duyệt cho vay đầu tư chứng khoán, nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán, chú trọng đến việc đào tạo cán bộ tín dụng cũng như đào tạo cán bộ làm việc trong lĩnh vực bảo lãnh phát hành chứng khoán thì mới có thể thúc đẩy thị trường phát hành chứng khoán phát triển và hoạt động hiệu quả. 2.2.2 Về nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên Kinh nghiệm trong thực hiện chính sách đổi mới ở nước ta cho thấy, trong bất cứ một lĩnh vực hoạt động nào, nhân tố giữ vai trò quyết định trong mọi hoàn cảnh, tình huống không phải là ở máy móc thiết bị, cở sở vật chất kỹ thuật mà là ở nhân tố con người. Là thị trường cao cấp, thị trường chứng khoán cũng cần rất nhiều đội ngũ chuyên viên có trình độ cao trong nhiều lĩnh vực để tồn tại và phát triển. Rõ ràng, để có thể giúp người dân hiểu rõ bản chất các loại chứng khoán và lựa chọn một tổ hợp các chứng khoán tối ưu, ngoài việc am hiểu các luật lệ mua bán, nhân viên làm việc tại các công ty chứng khoán phải thật sự là các chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực quản trị tài chính, quản trị đầu tư, phân tích đầu tư, tiếp thị… Tại các quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển, việc sát hạch và tuyển chọn các chuyên viên chứng khoán được thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt và những tiêu chuẩn hết sức khắt khe. Muốn hành nghề trên thị trường chứng khoán, ngoài tiêu chuẩn phải có là óc phân tích nhạy bén kinh doanh, khả năng phán đoán và biết đưa ra quyết định đúng lúc, người tham dự tuyển phải được đào tạo và huấn luyện theo một chương trình đặc biệt. Quy trình này hoàn toàn hợp lý bởi lẽ sẽ là hết sức nguy hiểm và không có cơ sở gì để đảm bảo an toàn tài sản của người đầu tư nếu như có sự buông lỏng trong quản lý đào tạo, dễ dãi trong việc cấp giấy phép hành nghề cho các cá nhân và tổ chức không hội đủ năng lực chuyên môn cần thiết để hành nghề trên thị trường chứng khoán. Do đó, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho thị trường chứng khoán ở Việt Nam, các giải pháp cần triển khai trong thời gian tới là: - Thành lập viện đào tạo chứng khoán để tổ chức công tác huấn luyện, đào tạo, nâng cao trình độ cho các nhà quản lý thị trường, các giám đốc điều hành công ty chứng khoán, các nhân viên hành nghề chứng khoán. - Tổ chức liên tục các chương trình phổ cập những kiến thức cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán. - Cập nhật và chuẩn hóa chương trình đào tạo chứng khoán theo đúng các chuẩn mực quốc tế trước hết cho cán bộ giảng dạy về chứng khoán, cho đội ngũ nhân viên làm việc tại các công ty chứng khoán, cho các cán bộ quản lý tài chính tại các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng tư vấn của những nhà tư vấn cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản trị vốn, quản trị tài chính tại các công ty. - Khai thác có hiệu quả sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế trong việc đào tạo nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán. - Mạnh dạn tuyển chọn những sinh viên giỏi, có năng khiếu kinh doanh, có trình độ ngoại ngữ vững ở các trường đại học để gửi đi đào tạo và thực tập ở các sở giao dịch chứng khoán của các nước tiên tiến nhằm hình thành nguồn cán bộ nòng cốt cho thị trường chứng khoán trong những năm tiếp theo. 2.3. Kiến nghị với các nhà đầu tư Thị trường chứng khoán không phải là một sòng bạc. Vì vậy, muốn đầu tư trên thị trường chứng khoán thì các nhà đầu tư cần phải có những kiến thức nhất định về thị trường. Các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân (chiếm đa số trên thị trường) nên trang bị kiến thức về chứng khoán khi tham gia đầu tư để tránh hoặc giảm bớt hiện tượng bầy đàn trong giao dịch. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng cần nâng cao kiến thức về pháp luật để không bị bỡ ngỡ cũng như để tự bảo vệ mình khi tham gia thị trường. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng nên học hỏi và áp dụng những kỹ thuật phân tích tiên tiến trên thế giới để đưa ra quyết định đầu tư. Giải pháp này cần được thực hiện thông qua việc mở rộng và khuyến khích các trường, các tổ chức chuyên ngành đào tạo về lĩnh vực chứng khoán; phổ biến kiến thức về lĩnh vực chứng khoán trên nhiều phương diện (internet, truyền hình, hội thảo…). Để đầu tư trên thị trường chứng khoán, bên cạnh việc có kiến thức và kinh nghiệm, các nhà đầu tư cũng phải có thông tin chính xác. Do đó, các nhà đầu tư cần tự lựa chọn cho mình những nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy, tránh tình trạng chỉ đầu tư theo những tin đồn không có nguồn gốc rõ ràng vì điều này không những gây thiệt hại cho nhà đầu tư nói riêng mà còn gây ảnh hưởng đến tính hiệu quả trong hoạt động của toàn thị trường chứng khoán nói chung. KẾT LUẬN *.*.*.*.*.*.* Trong lĩnh vực tài chính, việc ước lượng chính xác mức biến động giá trị tài sản của công ty không chỉ có ý nghĩa trong việc nhận định mức độ rủi ro của công ty mà còn mở ra một cách tiếp cận mới trong việc định giá công ty bằng lý thuyết quyền chọn. Tuy nhiên, tại Việt Nam, xác định mức biến động giá trị tài sản công ty chưa được chú trọng do cần quá trình tính toán rất phức tạp cũng như việc áp dụng định giá công ty bằng lý thuyết quyền chọn chưa được phổ biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư cũng đòi hỏi phải đo lường nhiều chỉ số hơn để đưa ra quyết định. Một trong số những chỉ số cần quan tâm hàng đầu đó là chỉ số đo lường mức độ rủi ro. Vì vậy, với đề tài “Xác định mức biến động giá trị tài sản của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” , tác giả đã cố gắng nêu ra nhiều cách tiếp cận khác nhau nhằm đo lường mức biến động giá trị tài sản của công ty cũng như chỉ ra cách thức ứng dụng và xử lý dữ liệu khi áp dụng các phương pháp vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Thông qua việc nghiên cứu và thực tiễn áp dụng các phương pháp này vào thị trường chứng khoán Việt Nam, khóa luận xin rút ra một số kết luận như sau: Thứ nhất, trên lý thuyết, có 5 phương pháp có thể được áp dụng để ước tính mức biến động giá trị tài sản công ty nhưng trên thực tế thì chỉ có 3 phương pháp là có thể ứng dụng vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong 3 phương pháp này thì phương pháp xác định mức biến động giá trị tài sản của công ty dựa vào lý thuyết quyền chọn làm nền tảng cơ sở cho 2 phương pháp còn lại. Thứ hai, mức biến động giá trị tài sản của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là hoàn toàn có thể xác định được mặc dù cần một quá trình tính toán rất phức tạp. Cuối cùng, việc xác định mức biến động giá trị tài sản của các công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn và sẽ có sai số do đặc thù của thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ, công bố thông tin chưa chính xác, không đáp ứng được cơ bản các giả thiết đưa ra trong mô hình… Khóa luận cũng đã đề xuất một số kiến nghị nhằm giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, do khả năng và thời gian hạn chế nên khóa luận đã không thể bao quát được hết các vấn đề. Hy vọng các nghiên cứu tiếp theo sẽ mở rộng ứng dụng để các kết quả đạt được có ý nghĩa hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO *.*.*.*.*.*.* Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Việt Dũng (2009), “Đầu tư cổ phiếu tại Việt Nam nhìn từ tác động giá của thông tin trên báo cáo tài chính”, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông. Tài liệu tiếng Anh 2. Hull J. (2009), “Options, futures, and other derivatives”, Pearson Prentice Hall, p. 259-307, 737-751. 3. Black F. and Scholes M. (1973), "The pricing of options and corporate liabilities", Journal of Political Economy, 81(3), p. 637-654. 4. Black F. and Cox J., “Valuing Corporate Securities: Some Effects of Bond Indenture Provisions”, Journal of Finance, 31 (1976) , p. 351-367. 5. Bollerslev T. (1986), "Generalized Autoregressive Conditional Heteroskedasticity", Journal of Econometrics, 31, 1986, pp. 307-327 6. Crosbie P. and Bohn J. (2003), "Modeling default risk", Working paper, Moody's KMV, San Francisco. 7. Hull J. , Nelken I., and White A. (2004), “Merton’s Model, Credit Risk, and Volatility Skew”, Working paper, University of Toronto. 8. Hull J., Predescu M., and White A. (2002), “The Relationship between Credit Default Swap Spreads, Bond Yields, and Credit Ratings Announcements”, Working paper, University of Toronto. 9. Hull J., and White A. (2000), “Valuing Credit Default Swaps I: No Counterparty Default Risk”, Journal of Derivatives, p. 29-40. 10. Hull J. and White A. (1987): “The Pricing of Options on Assets with Stochastic Volatility”, Journal of Finance, p. 42, 281-300. 11. Hsia C. (1991), "Estimating a firm's cost of capital: An option pricing approach", Journal of Business Finance and Accounting, 18(2), p. 281-287. 12. Merton R. (1973), "Theory of rational option pricing", Bell Journal of Economics & Management Science, 4(1), p. 141-183. 13. Merton R. (1974), "On the pricing of corporate debt: the risk structure of interest rates", Journal of Finance, 29(2), p. 449-470. 14. Myers S. (1976), “Determinants of corporate borrowing”, Working paper, Massachusetts Institute of Technology. 15. Medova E. & Smith R. (2004), “Does the firm-specific asset volatility process implied by the equity market revert to a constant value”, Research papers in Management Studies, University of Cambridge. 16. Nguyen Viet-Dzung (2008), “Estimating implied volatility of firm’s market value in option-based equity valuation: An application to companies listed on the emerging Vietnamese stock market”, Working paper, Hanoi Foreign Trade University, Vietnam. 17. Ncube M. (1996), “Modelling implied volatility with OLS and panel data models” Journal of Banking & Finance 20, p. 71-84. Website 18. Ủy ban chứng khoán nhà nước: 19. Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh: 20. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội: 21. Ngân hàng nhà nước Việt Nam: 22. Công ty chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương tín: DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU *.*.*.*.*.*.* σV: mức biến động của giá trị tài sản σs : mức biến động của giá cổ phiếu σB : mức biến động của giá trái phiếu St : giá trị vốn chủ sở hữu tại thời điểm t Vt : giá trị thị trường của tài sản công ty tại thời điểm t Bt : giá trị thị trường của nợ tại thời điểm t I : chi phí trả lãi hàng năm của công ty D : tổng giá trị danh nghĩa của nợ zero-coupon T : thời gian đáo hạn của các khoản nợ T - t : thời gian còn lại của các khoản nợ r : lãi suất phi rủi ro S: giá (điều chỉnh) cổ phiếu us: lợi suất của cổ phiếu uB: lợi suất của trái phiếu ωs: tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ωB: tỷ trọng của nợ phải trả trên tổng tài sản Cov(S,B): hiệp phương sai của lợi suất cổ phiếu và lợi suất trái phiếu DANH MỤC CÁC BẢNG *.*.*.*.*.*.* Bảng 1: Giá trị St vào ngày 24/2/2011, I và σs Bảng 2: Kết quả tính mức biến động giá trị tài sản σV và giá trị tài sản công ty Vt (vào ngày 24/2/2011) Bảng 3: Mức biến động giá trị tài sản và giá trị tài sản công ty ngày 24/02/2011 của DCL, DHG, DMC, OPC, TRA Bảng 4: Giá trị các tham số ln(σV), D, (T-t), (T-t)2 PHỤ LỤC *.*.*.*.*.*.* Phụ lục số 1 Chứng minh công thức Black - Scholes - Merton Công thức cần chứng minh: Nếu tuân theo luật phân phối xác suất chuẩn hay ~thì: Trong đó: Đặt Công thức cần chứng minh chuyển thành: Với Chứng minh công thức: Gọi g(VT) là hàm phân phối xác suất của VT. Ta có: (1) Vì ~nên ta có: Đặt ~N(0,1) (2) Gọi h(Q) là hàm phân phối xác suất của Q. Ta có: (3) Thay (2) và (3) vào (1), ta có: hay Mà Mà = Thay = Tương tự ta có: = Từ những kết quả trên ta có điều cần chứng minh : Phụ lục số 2 Biến đổi hệ phương trình (2) và (6) để xây dựng thuật toán và lập trình trong Solver Đặt z = Đặt z* = Tương tự : với Từ (2) Từ (6) Phụ lục số 3 Hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất OLS Cho phương trình hồi quy: Phương trình hồi quy mẫu là: Theo phương pháp bình phương bé nhất nghĩa là tìm sao cho phần dư: đạt giá trị bé nhất là nghiệm của phương trình sau: Hay: Hay: Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: Hệ phương trình trên được gọi là hệ phương trình chuẩn, giải ra ta được: Rõ ràng: Do đó, quy lại về công thức: Phương sai và độ lệch chuẩn của các ước lượng: Với chưa biết, ước lượng không chệch của nó là: Hệ số R2 đo sự phù hợp của hàm hồi quy mẫu: Với là phương sai mẫu của , là phương sai mẫu của Phụ lục số 4 Tên các công ty STT Tên viết tắt Tên đầy đủ 1 AAM Công ty cổ phần Thủy sản Mekong 2 ABT Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre 3 ALP Công ty cổ phần Alphanam 4 BHS Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa 5 BMC Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định 6 BMP Công ty cổ phần nhựa Bình Minh 7 BVH Tập đoàn Bảo Việt - BVH 8 CII Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 9 CSG Công ty cổ phần Cáp Sài Gòn 10 DCL Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long 11 DHG Công ty cổ phần Dược Hậu Giang 12 DIG Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng 13 DMC Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco 14 DPM Tổng công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất dầu khí 15 DQC Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang 16 FPT Công ty cổ phần FPT 17 GMD Công ty cổ phần Đại lý Liên hiệp vận chuyển 18 HAG Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai 19 HPG Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát 20 HVG Công ty Cổ phần Hùng Vương 21 ITA Công ty cổ phần Đầu tư – Công nghiệp Tân Tạo 22 KBC Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc 23 KDC Công ty cổ phần Kinh Đô 24 KHA Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Khánh Hội 25 KSA Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Thuận Hamico - KSA 26 LCG Công ty cổ phần LICOGI 16 27 LSS Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn 28 MSN Công ty cổ phần Tập đoàn Ma San 29 NTD Công ty Cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức 30 NTL Công ty cổ phần Phát triển đô thị Từ Liêm 31 OGC Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương 32 OPC Công ty cổ phần Dược phẩm OPC 33 PDR Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt 34 PHR Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa 35 PVD Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí 36 REE Công ty cổ phần Cơ điện lạnh 37 SAM Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển SACOM 38 SBT Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh 39 SFC Công Ty Cổ Phần Nhiên Liệu Sài Gòn 40 SPM Công ty Cổ phần S.P.M 41 TAC Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An 42 TBC Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà 43 TCL Công ty cổ phần Đại lý giao nhận Vận tải xếp dỡ Tân Cảng 44 TIX Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Dịch vụ và Đầu tư Tân Bình 45 TLG Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Long 46 TMS Công ty cổ phần Kho vận Giao nhận Ngoại thương TP.HCM 47 TRA Công ty cổ phần Traphaco 48 UDC Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa-VũngTàu 49 VIC Công ty Cổ phần VINCOM 50 VNM Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - VNM Phụ lục số 5 Nguyên tắc điều chỉnh giá cổ phiếu Giá tham chiếu của cổ phiểu sẽ được điều chỉnh khi xảy ra một trong các sự kiện sau: - Công ty phát hành thêm quyền mua cổ phiếu - Công ty chi trả cổ tức bằng tiền mặt - Công ty chi trả cổ tức bằng cổ phiếu - Công ty chia cổ phiếu thưởng - Công ty chia thưởng bằng tiền mặt   Công thức tổng quát để tính giá tham chiếu trong những ngày đặc biệt: Trong đó : Ptc Giá tham chiếu của ngày không hưởng quyền PRt-1 Giá chứng khoán phiên trước phiên giao dịch không hưởng quyền I1  Tỷ lệ vốn tăng theo phát hành quyền mua cổ phiếu I2  Tỷ lệ vốn tăng do chia thưởng bằng cổ phiếu I3  Tỷ lệ vốn tăng do chi trả cổ tức bằng cổ phiếu TTHcp Giá trị thưởng bằng cổ phiếu Divcp  Giá trị cổ tức bằng cổ phiếu TTHt  Giá trị tiền thưởng bằng tiền Divt   Giá trị cổ tức bằng tiền Pr1   Giá cổ phiếu bán cho người có quyền mua cổ phiếu Pr2   Giá cổ phiếu tính cho người được thưởng bằng cổ phiếu Pr3 Giá cổ phiếu tính cho người được nhận cổ tức bằng cổ phiếu Trong thực tế, chúng ta có thể dùng công thức tổng quát này để tính toán cho tất cả các trường hợp. Đối với những nhân tố không xảy ra ta để giá trị bằng 0. Giá tham chiếu của cổ phiếu trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn. Trong trường hợp này giá tham chiếu của cổ phiếu ngày không hưởng quyền mua cổ phiếu mới (Ptc) được tính theo công thức: Trong đó : Ptc Giá tham chiếu cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền mua cổ phiếu trong đợt phát hành mới để tăng vốn, đây là giá cần xác định PRt-1 Giá chứng khoán phiên trước phiên giao dịch không hưởng quyền. I  Tỷ lệ vốn tăng PR  Giá cổ phiếu sẽ bán cho người nắm giữ quyền mua cổ phiếu trong đợt phát hành mới. MỤC LỤC *.*.*.*.*.*.*

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc390 khoa luan ngoai thuong.doc
Tài liệu liên quan