Khóa luận Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh gạo của công ty Angimex giai đoạn 2006 - 2010

Trong môi trường kinh doanh quốc tế biến động không ngừng, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng phải đối phó với nhiều khó khăn, thử thách mới có thể phát triển bền vững, công ty Angimex cũng không ngoại lệ. Là một trong những công ty đứng đầu Tỉnh về kinh doanh xuất khẩu, Angimex đã xác định gạo là mặt hàng chủ lực của mình và trong những năm qua đã phấn đấu đạt nhiều thành tựu nổi bật, qua đó công ty cũng đã chứng tỏ khả năng của mình trên nhiều phương diện: cơ sở vật chất, vị trí địa lý, kinh nghiệm lãnh đạo, uy tín Tuy nhiên, trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt và luôn đặt công ty vào thế luôn phải đối phó với nhiều thách thức mới thì công ty không thể tồn tại vững chắc nếu không tạo cho mình sự khác biệt và các lợi thế cạnh tranh độc đáo. Để làm được điều đó, công ty cần nỗ lực xây dựng các lợi thế về marketing, nghiên cứu và phát triển và kênh phân phối mạnh Đồng thời phải hết sức năng động, sáng tạo trong việc đề ra các chiến lược kinh doanh mới và lựa chọn những chiến lược tốt nhất nhằm tận dụng tốt các cơ hội (mức giá và nhu cầu tăng cao, sự khuyến khích phát triển xuất khẩu gạo của chính phủ ), tránh né tốt các nguy cơ (nguồn nguyên liệu không ổn định, yêu cầu chất lượng ngày càng cao ) và phù hợp với năng lực của công ty. Qua quá trình phân tích các điểm mạnh, yếu, các thách thức và cơ hội mà công ty có được, ta thấy Angimex nên lựa chọn và áp dụng các chiến lược sau đây: - Chiến lược kết hợp dọc về phía sau: cần được ưu tiên thực hiện trước hết để giúp công ty kiểm soát nguồn nguyên liệu, đảm bảo chất lượng sản phẩm, làm cơ sở cho việc thực hiện các chiến lược còn lại.

pdf87 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1051 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh gạo của công ty Angimex giai đoạn 2006 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồn tài chính lớn của mình, cộng với thế mạnh về công tác quản trị hiệu quả và uy tín trong kinh doanh để tiến hành mua các công ty có quy mô nhỏ, làm ăn kém hiệu GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Dương Thị Bảo Trân Trang 50 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh gạo của công ty Angimex. quả nhằm tăng công suất chế biến, đồng thời, việc làm này cũng giúp công ty loại bớt một số đối thủ cạnh tranh trên thương trường. GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Dương Thị Bảo Trân Trang 51 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh gạo của công ty Angimex. 5.2.2.3 Nhóm chiến lược W - O  Chiến lược thâm nhập thị trường nội địa Công ty chưa có kênh phân phối nội địa, đó sẽ là một yếu điểm lớn cho sự phát triển lâu dài của công ty. Vì vậy, công ty cần tận dụng các cơ hội về nguồn nguyên liệu dồi dào, mức giá tăng cao và thị trường nội địa còn trống để tập trung đầu tư cho nghiên cứu phát triển và công tác marketing để thâm nhập vào thị trường nội địa.Việc làm này còn góp phần cùng với ngành xuất khẩu gạo cả nước lấy lại thế chủ động trên sân nhà, và cũng là một cách để công ty đối phó với nguy cơ bị kiện bán phá giá như trường hợp của ngành thủy sản.  Chiến lược kết hợp dọc về phía sau Nguồn nguyên liệu cho các công ty xuất khẩu gạo An Giang nổi tiếng là rất dồi dào. Tuy nhiên, để có được nguồn có chất lượng tốt và ổn định là một điều không dễ, điều đó đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng gạo thành phẩm của công ty. Do đó, công ty nên tận dụng cơ hội về sự quan tâm và khuyyến khích phát triển xuất khẩu gạo của nhà nước và phối hợp chặt chẽ với nông dân và các ban ngành có liên quan (như công ty đã từng làm về việc giúp nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất)để tiến hành đầu tư cho các vùng chuyên canh sản xuất lúa, nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định, đảm bảo cho công tác sản xuất kinh doanh của công ty thuận lợi hơn.  Chiến lược phát triển thị trường Angimex cần tận dụng các cơ hội về nhu cầu tăng lên của thế giới, giá xuất khẩu gạo tăng cao và xuất hiện nhều thị trường mới phù hợp với khả năng đáp ứng của công ty để tiếp tục đẩy mạnh việc tìm kiếm những khách hàng mới thông qua các kênh truyền thống mà công ty đã từng áp dụng (qua Hiệp Hội, khách hàng và các công ty trong ngành), hoặc tiến hành mở rộng thị trường thông qua các cuộc nghiên cứu về nhu cầu và thị hiếu khách hàng để khắc phục nhược điểm của công ty về thương hiệu, đồng thời giúp công ty tăng cường khả năng marketing còn đang yếu kém của mình. 5.2.2.4 Nhóm chiến lược W - T  Chiến lược kết hợp dọc về phía trước (ở thị trường xuất khẩu) Angimex có thể lập chi nhánh ở một số thị trường trọng điểm để phân phối sản phẩm nhằm khắc phục vấn đề về thương hiệu yếu và thông tin còn chậm. Từ đó giúp công ty vươn lên về khả năng cạnh tranh và chủ động hơn trong ký kết hợp đồng, đồng thời cũng tạo điều kiện để công ty tiếp cận thông tin thuận lợi và có cơ hội tìm hiểu về luật kinh doanh quốc tế.  Chiến lược kết hợp dọc về phía sau Để tăng cường kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty nên có biện pháp gắn bó chặt chẽ với nông dân - đầu mối cung cấp chính của công ty. Việc làm này giúp công ty tránh được thiệt hại khi thị trường nguyên liệu biến động bất thường và tạo ưu thế để đối phó với sức ép cạnh tranh đang tăng lên, đồng thời cũng trợ tích cực cho công công tác nghiên cứu và phát triển của công ty (nghiên cứu ra sản phẩm mới trên cơ sở của nguồn nguyên liệu chất lượng).  Chiến lược kết hợp dọc về phía trước (ở thị trường nội địa) Angimex có thể sử dụng nguồn tài chính lớn của mình (nhất là khi đã cổ phần thì vấn đề về vốn càng thuận lợi hơn) để đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm từ bột gạo (tại tỉnh An Giang). Việc làm này giúp công ty kiểm soát một phần nhà phân phối của mình, từ đó công ty có thể khắc phục nhược điểm về nghiên cứu và phát triển, về kênh phân phối nội địa và thông qua kênh này để nâng dần khả năng marketing của GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Dương Thị Bảo Trân Trang 52 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh gạo của công ty Angimex. mình. Đồng thời, việc làm này cũng giúp công ty giảm bớt cường độ cạnh tranh xuất khẩu gạo với các công ty trong ngành. 5.3 Lựa chọn chiến lược: ma trận QSPM Bảng 5.3: Ma trận QSPM của công ty ANGIMEX - Nhóm chiến lược S - O Các yếu tố quan trọng Phâ n loại Thâm nhập thị trường nội địa Phát triển thị trường Thâm nhập thị trường xuất khẩu A S TAS A S TA S A S TAS Các yếu tố bên trong Tài chính dồi dào 3 4 12 3 9 3 9 Tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi 4 3 12 3 12 4 16 Công tác quản trị hiệu quả 3 3 9 2 6 2 6 Máy móc thiết bị khá hiện đại 2 2 4 3 6 3 6 Thông tin nội bộ tốt 3 2 6 2 6 2 6 Trình độ nhân sự tốt 3 3 9 3 9 2 6 có uy tín tốt trong kinh doanh 3 3 9 3 9 3 9 Thương hiệu yếu ở thị trường xuất khẩu 3 2 6 2 6 3 9 Chưa kiểm soát được nguồn nguyên liệu 3 2 6 2 6 2 6 Nghiên cứu và phát triển kém 2 2 4 2 4 1 2 Marketing yếu 2 2 4 2 4 3 6 Chưa có kênh phân phối nội địa 2 3 6 1 2 1 2 Các yếu tố bên ngoài Được sự quan tâm và khuyến khích phát triển của nhà nước 3 4 12 2 6 2 6 Nhu cầu nhập khẩu gạo tăng 4 1 4 4 16 3 12 Khoa học kỹ thuật hỗ trợ ngành đang phát triển mạnh 3 3 9 2 6 2 6 Giá gạo đang tăng lên 3 2 6 3 9 4 12 Nguồn nguyên liệu dồi dào và khá ổn định 3 2 6 2 6 3 9 Có nhiều thị trường mới phù hợp với khả năng của công ty 2 1 2 3 6 3 6 Thị trường nội địa còn trống 2 3 6 1 2 1 2 Cạnh tranh trong nước và thế giới rất quyết liệt 3 2 6 2 6 2 6 Chưa chủ động hoàn toàn trong đám phán và ký kết hợp đồng 2 2 4 2 4 2 4 Cơ chế ngân hàng không thuận lợi 3 2 6 1 3 2 6 Cạnh tranh không lành mạnh về giá 2 1 2 1 2 2 4 Chất lượng nguồn nguyên liệu không ổn định 3 3 9 3 9 3 9 GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Dương Thị Bảo Trân Trang 53 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh gạo của công ty Angimex. Tổng 159 154 165 GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Dương Thị Bảo Trân Trang 54 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh gạo của công ty Angimex. Bảng 5.4: Ma trận QSPM của công ty ANGIMEX - Nhóm chiến lược S -T Các yếu tố quan trọng Phân loại Phát triển sản phẩm Kết hợp hàng ngang AS TAS AS TAS Các yếu tố bên trong Tài chính dồi dào 3 4 12 4 12 Tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi 4 3 12 2 8 Công tác quản trị hiệu quả 3 2 6 3 9 Máy móc thiết bị khá hiện đại 2 4 8 2 4 Thông tin nội bộ tốt 3 2 6 2 6 Trình độ nhân sự tốt 3 3 9 2 6 có uy tín tốt trong kinh doanh 3 2 6 3 9 Thương hiệu yếu ở thị trường xuất khẩu 3 1 3 1 3 Chưa kiểm soát được nguồn nguyên liệu 3 2 6 1 3 Nghiên cứu và phát triển kém 2 3 6 2 4 Marketing yếu 2 2 4 2 4 Chưa có kênh phân phối nội địa 2 2 4 2 4 Các yếu tố bên ngoài 0 Được sự quan tâm và khuyến khích phát triển của nhà nước 3 2 6 2 6 Nhu cầu nhập khẩu gạo tăng 4 2 8 3 12 Khoa học kỹ thuật hỗ trợ ngành đang phát triển mạnh 3 3 9 2 6 Giá gạo đang tăng lên 3 3 9 3 9 Nguồn nguyên liệu dồi dào và khá ổn định 3 3 9 2 6 Có nhiều thị trường mới phù hợp với khả năng của công ty 2 2 4 3 6 Thị trường nội địa còn trống 2 2 4 2 4 Cạnh tranh trong nước và thế giới rất quyết liệt 3 2 6 3 9 Chưa chủ động hoàn toàn trong đám phán và ký kết hợp đồng 2 1 2 2 4 Cơ chế ngân hàng không thuận lợi 3 2 6 2 6 Cạnh tranh không lành mạnh về giá 2 2 4 3 6 Chất lượng nguồn nguyên liệu không ổn định 3 3 9 2 6 Tổng 158 152 GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Dương Thị Bảo Trân Trang 55 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh gạo của công ty Angimex. Bảng 5.5: Ma trận QSPM của công ty ANGIMEX - Nhóm chiến lược W – O Các yếu tố quan trọng Phân loại Thâm nhập thị trường nội địa kết hợp dọc về phía sau Phát triển thị trường AS TAS AS TAS AS TAS Các yếu tố bên trong Tài chính dồi dào 3 3 9 2 6 2 6 Tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi 4 3 12 3 12 3 12 Công tác quản trị hiệu quả 3 2 6 3 9 3 9 Máy móc thiết bị khá hiện đại 2 2 4 2 4 2 4 Thông tin nội bộ tốt 3 2 6 2 6 3 9 Trình độ nhân sự tốt 3 3 9 2 6 2 6 có uy tín tốt trong kinh doanh 3 2 6 3 9 3 9 Thương hiệu yếu ở thị trường xuất khẩu 3 1 3 2 6 2 6 Chưa kiểm soát được nguồn nguyên liệu 3 2 6 3 9 2 6 Nghiên cứu và phát triển kém 2 2 4 2 4 2 4 Marketing yếu 2 3 6 2 4 3 6 Chưa có kênh phân phối nội địa 2 4 8 2 4 2 4 Các yếu tố bên ngoài 0 Được sự quan tâm và khuyến khích phát triển của nhà nước 3 2 6 4 12 2 6 Nhu cầu nhập khẩu gạo tăng 4 2 8 3 12 3 12 Khoa học kỹ thuật hỗ trợ ngành đang phát triển mạnh 3 3 9 3 9 3 9 Giá gạo đang tăng lên 3 3 9 2 6 3 9 Nguồn nguyên liệu dồi dào và khá ổn định 3 3 9 3 9 3 9 Có nhiều thị trường mới phù hợp với khả năng của công ty 2 2 4 2 4 3 6 Thị trường nội địa còn trống 2 4 8 2 4 1 2 Cạnh tranh trong nước và thế giới rất quyết liệt 3 3 9 2 6 2 6 Chưa chủ động hoàn toàn trong đám phán và ký kết hợp đồng 2 1 2 1 2 1 2 Cơ chế ngân hàng không thuận lợi 3 1 3 2 6 1 3 Cạnh tranh không lành mạnh về giá 2 1 2 1 2 2 4 Chất lượng nguồn nguyên liệu không ổn định 3 4 12 4 12 3 9 Tổng 160 163 158 Bảng 5.6: Ma trận QSPM của công ty ANGIMEX - Nhóm chiến lược W – T GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Dương Thị Bảo Trân Trang 56 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh gạo của công ty Angimex. Các yếu tố quan trọng Phân loại Kết hợp dọc về phía trước (xuất khẩu) Kết hợp dọc về phía sau Kết hợp dọc về phía trước(nội địa) AS TAS AS TAS AS TAS Các yếu tố bên trong Tài chính dồi dào 3 3 9 3 9 4 12 Tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi 4 2 8 4 16 3 12 Công tác quản trị hiệu quả 3 3 9 2 6 2 6 Máy móc thiết bị khá hiện đại 2 2 4 2 4 3 6 Thông tin nội bộ tốt 3 3 9 2 6 2 6 Trình độ nhân sự tốt 3 3 9 2 6 2 6 có uy tín tốt trong kinh doanh 3 3 9 3 9 3 9 Thương hiệu yếu ở thị trường xuất khẩu 3 4 12 2 6 2 6 Chưa kiểm soát được nguồn nguyên liệu 3 1 3 3 9 1 3 Nghiên cứu và phát triển kém 2 2 4 2 4 2 4 Marketing yếu 2 2 4 1 2 3 6 Chưa có kênh phân phối nội địa 2 1 2 2 4 2 4 Các yếu tố bên ngoài Được sự quan tâm và khuyến khích phát triển của nhà nước 3 2 6 3 9 2 6 Nhu cầu nhập khẩu gạo tăng 4 3 12 2 8 2 8 Khoa học kỹ thuật hỗ trợ ngành đang phát triển mạnh 3 1 3 2 6 3 9 Giá gạo đang tăng lên 3 3 9 2 6 2 6 Nguồn nguyên liệu dồi dào và khá ổn định 3 2 6 3 9 3 9 Có nhiều thị trường mới phù hợp với khả năng của công ty 2 3 6 2 4 2 4 Thị trường nội địa còn trống 2 2 4 2 4 3 6 Cạnh tranh trong nước và thế giới rất quyết liệt 3 3 9 3 9 2 6 Chưa chủ động hoàn toàn trong đám phán và ký kết hợp đồng 2 2 4 2 4 2 4 Cơ chế ngân hàng không thuận lợi 3 1 3 1 3 1 3 Cạnh tranh không lành mạnh về giá 2 2 4 2 4 2 4 Chất lượng nguồn nguyên liệu không ổn định 3 2 6 3 9 2 6 Tổng 154 156 151 (Ghi chú: AS: điểm hấp dẫn, TAS: tổng số điểm hấp dẫn.) Căn cứ vào tổng số điểm hấp dẫn của các ma trận QSPM, ta rút ra kết luận: GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Dương Thị Bảo Trân Trang 57 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh gạo của công ty Angimex. Đối với nhóm chiến lược S-O: Các chiến lược được chọn là thâm nhập thị trường xuất khẩu (tổng số điểm hấp dẫn TAS = 165) và thâm nhập thị trường nội địa (tổng số điểm hấp dẫn TAS= 159). Đối với nhóm chiến lược S-T: Chiến lược được chọn là: phát triển sản phẩm (tổng điểm hấp dẫn TAS = 158). Đối với nhóm chiến lược W-O: Các chiến lược được chọn là kết hợp dọc về phía sau (tổng số điểm hấp dẫn TAS = 163) và thâm nhập thị trương nội địa (tổng số điểm hấp dẫn TAS = 160). Đối với nhóm chiến lược W-T: Các chiến lược được chọn là kết hợp dọc về phía sau (tổng số điểm hấp dẫn TAS = 156) và kết hợp dọc về phía trước (xuất khẩu) (tổng số điểm hấp dẫn TAS = 154). Tổng hợp lại ta sẽ thực hiện các chiến lược sau đây: (1) Chiến lược thâm nhập thị trường nội địa. (2) Chiến lược thâm nhập thị trường xuất khẩu. (3) Chiến lược phát triển sản phẩm. (4) Chiến lược kết hợp dọc về phía sau. (5) Chiến lược kết hợp dọc về phía trước (xuất khẩu) Các chiến lược còn lại không được chọn do có mức độ hấp dẫn thấp. GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Dương Thị Bảo Trân Trang 58 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh gạo của công ty Angimex. Chương 6: CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Các giải pháp Để thực hiện các chiến lược đã đề xuất và cân đối với các nguồn lực của công ty, Angimex cần tiến hành các giải pháp sau đây: 6.1.1 Giải pháp về quản trị Do cơ cấu tổ chức của công ty chưa được hoàn chỉnh và khi bắt tay vào cổ phần hóa sẽ còn nhiều thay đổi nữa, cho nên giải pháp quản trị đầu tiên là đổi mới cơ cấu tổ chức theo hướng xác định lại nhiệm vụ cho các phòng ban hiện tại và thành lập thêm một số phòng ban mới (phòng Marketing, phòng nghiên cứu và phát triển). Đồng thời, để phù hợp với sự thay đổi này thì chức năng quản trị của công ty cần được nâng lên theo hướng phân định rõ trách nhiệm cho các phong ban, đầu tư thích đáng cho công tác nghiên cứu và phát triển và dành cho các bộ phận một số quyền tự chủ nhất định để phát huy tính năng động, sáng tạo của họ.  Phòng kinh doanh: Mỗi nhân viên sẽ chịu trách nhiệm quản lý một thị trường lớn (Philipines, Inđonesia, Nhật Bản). Họ có trách nhiệm thu thập thông tin về đặc điểm và những biến động của thị trường đó. Trưởng phòng kinh doanh có trách nhiệm tổng hợp các thông tin từ nhân viên và các số liệu dự báo từ bộ phận marketing để tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh xuất khẩu, đồng thời đề ra kế hoạch kinh doanh nội địa.  Phòng Marketing: Từ trước đến nay, công tác marketing vẫn do phòng kinh doanh đảm nhận, nhưng do phòng này phải thực hiện quá nhiều việc nên công tác marketing của công ty còn nhiều hạn chế. Do vậy, để phục vụ tốt cho các chiến lược đã đề ra, công ty cần thành lập riêng một phòng Markrting, phòng này sẽ đảm trách các nhiệm vụ: • Tiến hành nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu thị hiếu của khách hàng. • Thu thập thông tin về đặc điểm của từng thị trường. • Dự báo khả năng tiêu thụ và diễn biến của thị trường. Các công việc này công ty có thể sử dụng nguồn lực của mình để thực hiện hoặc thuê chuyên gia thực hiện. • Giải quyết mọi thắc mắc và khiếu nại của khách hàng  Phòng nghiên cứu và phát triển: Tiến hành tuyển thêm 3 nhân viên có kinh nghiệm trong ngành để bổ sung cho bộ phận này. Phòng này sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu ra các sản phẩm mới để đi trước đổi thủ cạnh tranh và nghiên cứu ra các quy trình sản xuất mới nhằm giảm thất thoát, tăng tỷ lệ gạo thành phẩm.  Phòng cung ứng: thực hiện việc kiểm soát các nguồn đầu vào của công ty (cả về nguyên liệu, máy móc thiết bị và vốn). Kết hợp với các xí nghiệp chế biến quản lý việc thu mua của công ty, đồng thời tiến hành thu thập thông tin về các nhà cung cấp và tạo mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp tốt nhất.  Phòng kế toán - tài chính: chức năng của phòng này là kiểm tra chặt chẽ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất - chế biến gạo, theo dõi các GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Dương Thị Bảo Trân Trang 59 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh gạo của công ty Angimex. khoản tồn kho, kiểm kê tài sảnphát hiện các khoản chi phí bất hợp lý và báo về công ty để công ty có biện pháp xử lý kịp thời, giúp hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động. Bộ phận này còn có nhiệm vụ quan trọng là lập kế hoạch huy động vốn cho doanh nghiệp, vì hoạt động kinh doanh gạo cần một lượng vốn luân chuyển rất lớn, vì vậy chuẩn bị tốt nguồn vốn đầu vào là một việc làm tích cực giúp công ty tránh được tình trạng bị động vốn, góp phần giữ vững uy tín kinh doanh cho công ty.  Chi nhánh TP. HCM: Đây là một bộ phận có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty, bởi bộ phận này chịu trách nhiệm giao dịch, ký kết hợp đồng và tìm kiếm khách hàng. Do vậy công ty cần có những chính sách khuyến khích, ưu đãi để nhân viên của bộ phận này phát huy hết tài năng kinh doanh, giao dịch của mình. Hiện nhân viên của bộ phận này tương đối đủ, tuy nhiên vẫn chưa có người trực tiếp đảm trách việc thu thập thông tin thị trường nước ngoài mà nhiệm vụ đưa ra còn chung chung. Cho nên công ty cần tuyển thêm một nhân viên có kinh nghiệm hoặc luân chuyển từ các bộ phận khác sang để trực tiếp làm nhiệm vụ này. Có như vậy công ty mới thu được thông tin chính xác, nhanh chóng từ các thị trường cần thiết, đồng thời tiết kiệm được các khoản chi phí không cần thiết (đi lại, thư từ, điện thoại) Ngoài ra, công ty cần thường xuyên tổ chức các cuộc họp ban Giám đốc (có sự tham gia của đại diện các phòng ban) để thông qua các chủ trương, chính sách mới và các kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng thời kỳ, đồng thời cùng nhau trao đổi, đóng góp ý kiến để xây dựng các chiến lược phát triển cho công ty trong thời gian tới. Việc cổ phần hóa công ty dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối quí III năm nay. Do đó các bộ phận cần tích cực chuẩn bị các đề án, hoàn tất các thủ tục để cổ phần hóa diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Đây là cơ hội mới để Angimex phát triển một cách tự chủ hơn, phát huy các nguồn lực vốn có bằng các giải pháp tối ưu nhất. 6.1.2 Giải pháp về sản xuất – tác nghiệp  Giải pháp về nguồn nguyên liệu - Tạo mối quan hệ mật thiết và gắn bó lâu dài với và các thương lái (là nhà cung cấp chính của công ty hiện nay), hỗ trợ thông tin cho các thương lái có uy tín và ưu tiên thu mua hết lượng hàng của họ. - Gắn kết thật sự với nông dân để có thể trực tiếp quản lý chất lượng nguồn hàng theo yêu cầu của công ty, mà biện pháp hiệu quả nhất hiện nay là thực hiện lại việc ký kết hợp đồng bao tiêu lúa gạo. Trong đó, cần đặc biệt chú trọng đến lợi ích thiết thực của cả hai bên và hợp đồng cần qui định rõ biện pháp chế tài để ràng buộc trách nhiệm của cả hai. Việc làm trước tiên là công ty cần tạo lòng tin cho nông dân và thực hiện các biện pháp thiết thực để xóa bỏ thành kiến của nông dân về hoạt động bao tiêu trong thời gian qua. Nên thực hiện việc ký kết hợp đồng thông qua hợp tác xã (công ty có thể cử người có năng lực xuống trực tiếp quản lý Hợp tác xã) và nông dân đại diện (vì không thể trực tiếp ký kết hợp đồng với hàng ngàn hộ nông dân) để công ty tiết kiệm chi phí quản lý, giao dịch, tạo được vùng nguyên liệu ổn định và tạo cơ sở để làm ăn có lãi. - Mở rộng thu mua sang các tỉnh thành lân cận, có nguồn nguyên liệu dồi dào như Đồng Tháp, Cần thơ GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Dương Thị Bảo Trân Trang 60 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh gạo của công ty Angimex. - Tích cực phối hợp với Bộ Nông nghiệp và các ban ngành để quy hoạch vùng chuyên canh lúa/ nếp chất lượng cao như: nếp Phú Tân, lúa Jasmine, Nàng Thơm, Nàng Nhen ở các huyện: Phú Tân, Thoại Sơn, chợ Mới, Châu Phúđồng thời mở các lớp tập huấn kỹ thuật canh tác cho nông dân để đạt năng suất và chất lượng tốt nhất, nhằm tạo đầu vào ổn định và chất lượng cho xuất khẩu. - Có kế hoạch cho công tác thông tin và dự báo về thị trường lúa thơm, lúa đặc sản, lúa nếpvà có kế hoạch sản xuất, chế biến hợp lý vì đây là các sản phẩm mang lại giá trị cao và đáp ứng đúng với nhu cầu thế giới hơn .  Giải pháp về công nghệ, thiết bị - Đầu tư nâng cấp các thiết bị máy móc hiện tại và phát huy hết công suất của nó để tạo đủ nguồn hàng cho xuất khẩu, khắc phục tình trạng phải đặt hàng từ các nhà máy như trong thời gian qua vì khó kiểm soát chất lượng. - Mua mới các thiết bị, máy móc hiện đại để thay thế dần lao động chân tay và các máy móc cũ ở một số công đoạn quan trọng nhằm rút ngắn thời gian sản xuất, cho ra gạo đúng chất lượng yêu cầu và cho ra tỷ lệ gạo thành phẩm cao. Đồng thời giúp giảm thất thoát trong quá trình chế biến, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. - Đầu tư mở rộng kho chứa để có thể dự trữ lớn vào thời gian thu hoạch cao điểm, tận dụng được mức giá đầu vào rẻ và bán ra với mức giá cao nhất. - Tổ chức sản xuất hợp lý, tạo điều kiện cho công nhân sử dụng tối đa giờ lao động trong ngày để tăng hiệu suất máy móc và tăng thu nhập cho họ. 6.1.3 Giải pháp về nghiên cứu – phát triển và quản lý chất lượng  Giải pháp về nghiên cứu và phát triển - Thành lập một bộ phận nghiên cứu và phát triển gồm các nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao và có óc sáng tạo, nhạy bén nhằm nghiên cứu ra các sản phẩm mới, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. - Tích cực nghiên cứu ra các sản phẩm mới và các quy trình sản xuất mới nhằm giảm thời gian sản xuất và hạn chế tỷ lệ phế phẩm. - Có chính sách khen thưởng sáng kiến cho bộ phận nghiên cứu theo hiệu quả của sáng kiến đó đem lại để khuyến khích họ phát huy năng lực của mình.  Giải pháp về quản trị chất lượng - Thành lập riêng một bộ phận quản lý chất lượng. - Kết hợp với các Ban, Ngành quy hoạch vùng nguyên liệu chất lượng và áp dụng các mô hình sản xuất đảm bảo chất lượng nguyên liệu: “3 giảm, 3 tăng”, thâm canh tổng hợp... 6.1.4 Giải pháp về marketing 6.1.4.1 Giải pháp về sản phẩm Angimex hiện vẫn đang sản xuất các sản phẩm gạo 5% đến 25% tấm, gạo thơm, Jasmine và nếp. Loạt sản phẩm này cũng tương tự như sản phẩm của các công ty trong ngành nên khả năng cạnh tranh không cao. Do vậy vấn đề là phải tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm theo các trình tự sau đây: GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Dương Thị Bảo Trân Trang 61 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh gạo của công ty Angimex. - Nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có bằng cách tăng cường chế biến các sản phẩm có tỷ lệ tấm thấp (5% -10% tấm) và giảm dần các sản phẩm 15% - 25% tấm để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các nước nhập khẩu và thâm nhập sâu hơn vào các thị trường truyền thống. - Chế biến mới các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, tập trung vào các loại gạo đặc sản (Nàng Thơm, Nàng Nhen), nếp và một số sản phẩm có chứa hàm lượng vitamines, khoáng chất nhằm tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm. Từ đó làm cơ sở để phát triển sang các thị trường mới và các thị trường khó tính, bởi các thị trường này tuy yêu cầu chất lượng cao nhưng nếu đáp ứng được thì lợi nhuận thu được rất cao (chẳng hạn như giá gạo Thơm của Thái Lan là 411 USD/tấn và gạo Basmita của Ấn Độ là 850 USD/tấn nhưng được thị trường rất ưa chuộng). - Đối với sản phẩm bày bán ở thị trường nội địa, cần thiết kế bao bì hấp dẫn, bắt mắt, trên bao bì cần thể hiện rõ thương hiệu công ty, nhãn hiệu sản phẩm, trọng lượng và các chỉ tiêu chất lượng. Đây là bước đi đầu tiên để công ty xây dựng hình ảnh của mình ở thị trường nội địa, góp phần cùng các công ty trong ngành đẩy lùi gạo của Thái Lan (bởi chất lượng gạo Việt Nam ngày nay đã không thua kém gì so với gạo Thái) - Đa dạng trọng lượng và mẫu mã sản phẩm (trọng lượng nhỏ nhất là 2kg) cho phù hợp với túi tiền và tiện lợi cho người tiêu dùng chọn lựa, đáp ứng đúng thị hiếu tiêu dùng của từng vùng (kết quả lấy từ thông tin nghiên cứu thị trường của phòng marketing). 6.1.4.2 Giải pháp về giá - Cũng như các công ty xuất khẩu gạo khác trong ngành, giá gạo xuất khẩu của công ty thời gian qua chủ yếu được định vị dựa trên mức giá trên thị trường thế giới và báo giá của hiệp hội, do vậy công ty không thể chủ động trong việc định giá của mình. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay công ty cần làm là quản lý chặt chẽ các khoản chi phí sản xuất, thu mua và bảo quản để hạ giá thành sản xuất, tạo ra sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao về giá. Như vậy sẽ giúp công ty ít bị thiệt hại đối với biến động giá bất lợi trên thị trường. - Đối với sản phẩm sắp đưa vào tiêu thụ ở thị trường nội địa, công ty nên định vị ở mức giá bằng với mức giá trung bình ngành, như vậy khi cộng với giá trị thương hiệu của công ty sẽ khiến cho người tiêu dùng có tâm lý đang được sử dụng sản phẩm chất lượng cao với giá rẻ. Như thế thì việc đưa gạo Angimex đến tay người tiêu dùng nội địa và đưa thương hiệu Angimex vào lòng khách hàng sẽ thuận lợi hơn. 6.1.4.3 Về phân phối Đến nay, công ty vẫn chưa xây dựng được kênh phân phối nội địa, còn kênh phân phối xuất khẩu cũng gặp nhiều bất lợi (do xuất khẩu thông qua trung gian). Điểm yếu này khiến cho công ty bị giảm lợi nhuận và không có điều kiện nắm bắt thông tin cũng như quảng bá cho thương hiệu gạo của mình. Do vậy, vấn đề trước mắt là công ty cần quan tầm đầu tư thích đáng cho việc xây dựng kênh phối phối thông qua các hướng như sau:  Thị trường nội địa - Kênh phân phối nội địa của công ty có thể được xây dựng theo hai hướng chủ yếu sau: GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Dương Thị Bảo Trân Trang 62 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh gạo của công ty Angimex. Kênh phân phối trực tiếp GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Dương Thị Bảo Trân Trang 63 Sơ đồ 6.1: Kênh phân phối trực tiếp ở thị trường nội địa (1) (1’) Người tiêu dùng trong tỉnhCông ty Người tiêu dùng ngoài tỉnh Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh gạo của công ty Angimex. Thực hiện kênh phân phối này có các ưu nhược điểm sau đây:  Ưu điểm - Có thể kiểm soát đầu ra một cách tốt nhất. - Dễ dàng nắm bắt nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. - Quảng bá tốt cho thương hiệu gạo của công ty.  Nhược điểm: - Tốn chi phí lớn để quảng cáo, thuê nhân viên và xây dựng hệ thống cửa hàng. - Mất nhiều thời gian để xây dựng. - Độ bao phủ không cao (vì công ty không chuyên phân phối nên không làm tốt như các nhà phân phối chuyên nghiệp). Kênh phân phối gián tiếp Sơ đồ 6.2: Kênh phân phối gián tiếp ở thị trường nội địa  Ưu điểm - Chi phí đầu tư và quảng cáo thấp. - Là một kênh phổ biến và dễ xây dựng.. - Có thể kiểm soát được đầu ra tuy hiệu quả không cao.  Nhược điểm: - Nắm bắt nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng ở mức độ thấp. - Phải mất nhiều thời gian và công sức để đưa được sản phẩm vào kệ trưng bài của siêu thị. - Mức lợi nhuận đơn vị thấp. Tuy kênh phân phối trực tiếp có nhiều ưu điểm hơn nhưng nguồn lực của công ty còn hạn chế (cả về con người và vốn). Do vậy, để cân đối với nguồn lực của công ty và bước đầu thâm nhập vào thị trường nội địa, công ty nên chọn kênh phân phối gián tiếp thông qua các siêu thị, cửa hàng bán lẻ là chính (thực hiện chủ yếu đối với thị trường ngoài tỉnh). Đồng thời cũng nên kết hợp với một số hình thức phân phối trực tiếp, chẳng hạn như: lập một cửa hàng bán sản phẩm của công ty tại trung tâm thành phố Long Xuyên (đã có rồi, chỉ cần củng cố lại) và xây dựng một chi nhánh tại TP HCM để phân phối đến các cửa hàng, siêu thị miền Đông, như vậy thì doanh số tiêu thụ sẽ tăng nhanh và hiệu quả thâm nhập thị trường tốt hơn. Bên cạnh đó, công ty có thể tìm nguồn tiêu thụ tại các nhà hàng, khu tập thể, khu công nghiệp để quảng bá cho thương hiệu gạo của công ty. GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Dương Thị Bảo Trân Trang 64 (1) (2’) (2) Công ty Người tiêu dùng trong tỉnhSiêu thị, cửa hàng Người tiêu dùng ngoài tỉnh Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh gạo của công ty Angimex.  Thị trường xuất khẩu - Tiếp tục duy trì kênh phân phối cũ, đồng thời tìm thêm các kênh phân phối mới (chú trọng kênh phân phối trực tiếp). Kênh phân phối mới có thể được xây dựng theo hướng như sau: Sơ đồ 6.3: Kênh phân phối dự kiến ở thị trường xuất khẩu Thực hiện kênh phân phối này, công ty cần lập đại lý phân phối tại các thị trường trọng điểm để phân phối sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng nước ngoài, qua đó nghiên cứu, nắm bắt thông tin nhanh chóng về nhu cầu thị hiếu của họ để có chiến lược phát triển phù hợp. Giải pháp này đòi hỏi chi phí đầu tư cao nhưng công ty cần có biện pháp đầu tư thích đáng nhằm đem lại hiệu quả cao và bền vững cho bộ phận kinh doanh gạo. - Cần tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài với các nhà phân phối lớn, có uy tín, đáng tin cậy để bảo vệ uy tín cho công ty, giúp công ty thuận lợi hơn cho kế hoạch xây dựng thương hiệu của mình. - Xây dựng hình thức bán hàng, ký kết hợp đồng xuất khẩu qua mạng. Đây là hướng đi mà các doanh nghiệp xuất khẩu đang hướng đến để tiết kiệm chi phí giao dịch, góp phần thực hiện thương vụ nhanh chóng, đạt hiệu quả tốt. 6.1.4.4 Về chiêu thị Do công tác chiêu thị cho mặt hàng gạo của công ty trong thời gian qua còn nhiều hạn chế, vì vậy, để thực hiện thành công các chiến lược đã đề ra, công ty nên tiến hành chấn chỉnh ngay công tác chiêu thị theo hướng như sau:  Tham gia hội chợ, triển lãm, hội thảo chuyên ngành - Tham gia vào các chương trình hội chợ về nông nghiệp trong nước (hội chợ Quốc tế nông nghiệp được tổ chức tại Cần Thơ, An Giang) để đưa sản phẩm của công ty tiếp cận trực tiếp với khách hàng nội địa, bước đầu để người tiêu dùng biết đến thương hiệu gạo của Angimex với các loại gạo chất lượng tốt và giá cả phải chăng. - Liên hệ, phối hợp với Hiệp Hội lương thực Việt Nam để đăng ký tham gia các chương trình hội chợ, triển lãm nông sản quốc tế, vì đây là cơ hội để công ty có điều kiện đi vào thực tế, tìm hiểu thêm về các khách hàng của mình, qua đó tìm thêm đối tác kinh doanh mới, góp phần phát triển thị phần xuất khẩu của công ty. - Để tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng, công ty cần thiết kế bào bì sản phẩm đẹp mắt (thể hiện rõ nhãn hiệu sản phẩm, thương hiệu công ty, chất lượng của gạo) và đa dạng chủng loại bao bì để khách hàng tiện lựa chọn. Đặc biệt, công ty cần chú trọng vào việc thiết kế gian hàng hấp dẫn, bắt mắt và tập trung giới thiệu các sản phẩm giá trị gia tăng của công ty (gạo Jasmine, gạo Nàng Thơm GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Dương Thị Bảo Trân Trang 65 (1) (4) (2) (3) Đại lý phân phối của công ty ở nước ngoài Người tiêu dùng nước ngoài Người bán lẻ, siêu thị Người bán sỉCông ty Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh gạo của công ty Angimex. Bảy Núi , nếp). Song song đó, công ty cần tổ chức nhiều cuộc găp gỡ với đối tác để tạo mối thân tình, gầy dựng quan hệ làm ăn lâu dài với các khách hàng cũ (Cuba, Inđonesia, Philipines, Singapore..) và tạo lập quan hệ tốt với các đối tác mới. - Tham gia các cuộc hội thảo trong nước và quốc tế (về chuyên ngành) để nắm thông tin chung về tình hình, diễn biến thị trường gạo, đồng thời cũng thu được những thông tin cần thiết về các nước xuất nhập khẩu trên thế giới. Từ đó công ty có cơ sở tốt để đề ra các chiến lược phát triển thị trường và đối phó tốt với những biến động trong tương lai.  Quảng cáo Thời gian qua, công ty đã tiến hành quảng cáo về sản phẩm gạo thông qua website của mình nhưng thiết kế quảng cáo còn quá sơ sài và thông tin trên trang web vẫn chưa được cập nhật thường xuyên nên hiệu quả thấp. Vì vậy, trong việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch tương lai, công ty cần chú trọng hơn vào công tác quảng bá hình ảnh công ty thông qua các kênh: - Qua các loại báo chí: báo nông nghiệp, báo nông nghiệp và phát triển nông thôn, tiếp thị, tạp chí thương mại. - Internet: Đưa hình ảnh và thông tin về sản phẩm, về công ty lên các trang web: www.thitruong.vnn.vn, www.vnexprex.net, www.vneconomy.com.vn, nâng cấp trang web của công ty cho thất hấp dẫn, bắt mắt và cập nhật thông tin thường xuyên hơn. Đồng thời, nên thể gắn trang web của công ty với các trang web về nông nghiệp và xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam như: www.agroviet.gov.vn, www.viettrade.gov.vn bằng cách đặt đường dẫn ở trang web đó tới trang chủ của công ty.  Nghiên cứu thị trường Thuê chuyên gia nghiên cứu thị trường để tiến hành các cuộc nghiên cứu thị trường hàng năm nhằm tìm hiểu thị hiếu tiêu dùng và nắm bắt thông tin về từng khách hàng, thị trường trọng điểm và các thị trường tiềm năng mà công ty đang có kế hoạch hướng đến (Châu Âu, Châu Úc, EU).  Tài trợ Tiếp tục các hoạt động đền ơn đáp nghĩa và tài trợ học bổng cho sinh viên ngành nông nghiệp, quản trị kinh doanh có thành tích học tập tốt và có hoàn cảnh khó khăn, tạo cơ hội cho các sinh viên thực tập để thu hút nhân tài về làm việc cho công ty.  Xây dựng thương hiệu Hoạt động kinh doanh gạo ngày càng chịu áp lực lớn về cạnh tranh trong nước và quốc tế, do vậy công ty cần có kế hoạch xây dựng thương hiệu rõ ràng, cụ thể và cần được tiến hành nhanh chóng để nâng cao thương hiệu gạo của công ty. Bởi thương hiệu là bàn đạp để công ty hoạt động kinh doanh hiệu quả, để phát triển thị trường và thâm nhập sâu và thị trường nội địa, xuất khẩu. Cần phối hợp với tỉnh để xây dựng chỉ dẫn địa lý cho các loại lúa/ nếp đặc sản: Nàng thơm Bảy núi, nếp Phú Tân 6.1.5 Giải pháp về tài chính - kế toán - Công tác tài chính- kế toán, đặc biệt là công tác quản trị tài chính là một trong những chức năng trọng yếu khi chuyển sang công ty cổ phần. Do vậy, công ty cần đặc biệt quan tâm đến chức năng này để có kế hoạch phân bổ hợp lý vốn đầu GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Dương Thị Bảo Trân Trang 66 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh gạo của công ty Angimex. tư, tìm nguồn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng một cách có hiệu quả tài sản hiện hữu của công ty. - Nguồn vốn của công ty chủ yếu là vốn vay (vốn vay chiếm 73,63%), do vậy công ty cần kiểm soát chặt chẽ các khoản chi phí và thực hiện việc quản lý chi phí trên cơ sở định mức rõ ràng, đồng thời nghiên cứu cải tổ các phương án sử dụng chi phí (bảo hiểm, mua trang thiết bị tập trung vào đầu mối) nhằm sử dụng nguồn tiền một cách có nghệ thuật và hợp lý nhất. - Khi cổ phần hóa, công ty có điều kiện phát hành cổ phiếu mới cho các đối tác chiến lược để tăng vốn. Vì vậy, công ty nên chú ý đến các đối tác là các Ngân hàng (nhằm tạo thuận lợi hơn trong việc vay vốn), các nhà cung cấp nguyên liệu có uy tín và các nhà cung cấp máy móc, thiết bị (nhằm tạo mối quan hệ gắn bó và làm ăn lâu dài với họ). Khi lượng vốn tăng lên, công ty nên tập trung đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị để đạt hiệu quả sản xuất tối ưu nhất và thay thế dần lao động chân tay, đồng thời công ty nên chú trọng đầu tư nhiều hơn cho công tác nghiên cứu và phát triển và marketing để tạo ra các sản phẩm mới, chất lượng cao và quảng bá tốt cho sản phẩm gạo của công ty. Song song đó, công ty cần tích cực xây dựng các kênh phân phối trong và ngoài nước để tiêu thụ tốt nguồn hàng của mình. - Tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả và uy tín để tạo thuận lợi trong vay vốn với ngân hàng và các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế. - Áp dụng chính sách mua trả chậm đối với các nhà cung cấp để giảm mức vay và chi phí vay. 6.1.6 Giải pháp về nhân sự  Đào tạo nguồn nhân lực - Cho nhân viên tham dự các lớp về nâng cao trình độ chuyên môn (nhất là các nhân viên mới) để họ có năng lực vững vàng trong công tác và đối phó tốt với sự biến động của môi trường (đặt biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO). - Cần tập trung đào tạo vào các chuyên ngành: marketing, xây dựng thương hiệu, tin học, anh văn, kiểm toán nội bộ, quản trị hành chính  Tuyển dụng và giữ chân nhân tài Các nhân viên giỏi và có năng lực thật sự là nguồn lực để các công ty phát triển thuận lợi và bền vững, đồng thời giúp công ty có các phát kiến nhằm đối phó tốt với diễn biến của thị trường. Do vậy công ty cần có chính sách thu hút và giữ nhân tài bằng các biện pháp sau đây: - Tuyển đúng người cho đúng vị trí, người đó phải am hiểu đầy đủ về lĩnh vực đó, có trình độ nghiệp vụ tốt và có kinh nghiệm thực tế. Đồng thời cũng không bỏ qua nguồn nhân lực là sinh viên mới ra trường (cần được ưu tiên hàng đầu). - Tuyển dụng thêm nhân viên có kinh nghiệm cho bộ phận marketing, kinh doanh, quản lý chất lượng và nghiên cứu phát triển. - Có chế độ lương, thưởng hấp dẫn để thu hút nhân tài về cho công ty. - Khen thưởng thích đáng bằng hình thức tăng lương hoặc tăng chức vụ cho các nhân viên có đóng góp lớn cho công ty.  Thực hiện các chính sách đãi ngộ cho nhân viên GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Dương Thị Bảo Trân Trang 67 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh gạo của công ty Angimex. - Có các chế độ phụ cấp thích hợp: phụ cấp độc hại, phục cấp thai sản, đau ốm... và xây dựng nhà tập thể cho nhân viên ở xa để nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động, nhằm động viên họ làm việc tốt. - Tiếp tục duy trì và nâng cao chế độ lương, thưởng vượt chỉ tiêu cho các xí nghiệp chế biến để khuyến khích họ tăng cường thi đua, mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho công ty. 6.1.7 Giải pháp về hệ thống thông tin - Thành lập riêng bộ phận thông tin, bộ phận này chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp thông tin do từng bộ phận cung cấp, sau đó xử lý, rút ra nhận xét làm cơ sở cho ban giám đốc ra quyết định. - Củng cố hệ thống mạng nội bộ để thông tin bên càng thông suốt và nhanh chóng hơn, từ đó giúp công ty có kế hoạch quản lý nội bộ hiệu quả hơn và xử lý kịp thời các vướng mắc mà quá trình hoạt động công ty gặp phải. - Sớm thành lập văn phòng đại diện tại các thị trường trọng điểm để thu thập nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả các thông tin có liên quan đến diến biến thị trường nhằm phục vụ cho chiến lược thâm nhập thị trường xuất khẩu của công ty. - Ưu tiên tuyển dụng nhân viên cho bộ phận thông tin với đầy đủ kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức về công nghệ thông tin, kinh doanh, am hiểu thị trường và có tư duy nhạy bén sáng tạo. - Khuyến khích các bộ phận và từng nhân viên trao đổi thông tin lẫn nhau và chú trọng thu thập thông tin về các đối tượng mà họ có trách nhiệm quản lý (bao gồm tất cả các thông tin về thị trường, khách hàng, nhà cung cấp và đối thủ cạnh tranh...). 6.2 Kiến nghị Những điều đã nêu và phân tích đã giúp ta có cái nhìn khách quan hơn về hoạt động của công ty. Để Angimex phát triển lâu dài và thuận lợi, ngoài sự nỗ lực và phấn đấu của công ty còn phải có sự hỗ trợ rất lớn của nhà nước và các Ban, Ngành liên quan, do vậy tôi xin đưa ra một số kiến nghị nhằm tạo thuận lợi cho con đường kinh doanh xuất khẩu của công ty.  Về phía Nhà nước - Cần tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa và phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn. Việc làm này nhằm giúp cho các doanh nghiệp được chủ động hơn trong kinh doanh và có thể huy động nguồn vốn dễ dàng. Từ đó, các doanh nghiệp có nguồn vốn để đầu tư máy móc, trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm và đẩy nhanh tốc độ phát triển và hội nhập vào thị trường quốc tế. - Phải có biện pháp quy hoạch vùng chuyên canh lúa gạo xuất khẩu (các giống lúa có chất lượng tốt như: OM 2031, IR 62032, VND 95-20, Jasmine, nếp Phú Tântại các huyện trong tỉnh An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp) để tạo nguồn nguyên liệu chất lượng và ổn định cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. - Khuyến khích nông dân ứng dụng công nghệ hiện đại cho sản xuất và bảo quản sau thu hoạch, sử dụng các giống mới vào thâm canh để tăng năng suất, nâng cao chất lượng của nguồn lúa gạo xuất khẩu. GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Dương Thị Bảo Trân Trang 68 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh gạo của công ty Angimex. - Tăng cường nghiên cứu và thu thập thông tin về các thị trường nhập khẩu gạo trọng điểm để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản cho nông dân. Có chế độ khuyến khích thỏa đáng đối với cá cá nhân, tổ chức, bao gồm các cơ quan đại diện ngoại giao, giao thương của Việt Nam tại nước ngoài tham gia các hoạt động môi giới, trợ giúp tiếp cận và thâm nhập thị trường thế giới. - Nhà nước cần lập “Ngân hàng thóc” với chức năng hỗ trợ tín dụng cho nông dân và tạo điều kiện cho nông dân bán thóc với giá có lợi nhất. Từ đó, nông dân có nguồn vốn để đầu tư máy móc thiết bị cho sản xuất, giúp nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp kinh doanh gạo. - Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu để tạo nguồn hỗ trợ, tư vấn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo về khoa học, công nghệ, quản trị, luật pháp.  Về phía các ban ngành - Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn theo dõi sát tình hình mùa vụ, tính toán cân đối cung cầu một cách chặt chẽ làm cơ sở điều hành tiến độ xuất khẩu gạo hợp lý. Tăng cường phân tích, dự báo tình hình thị trường gạo thế giới, cập nhật thông tin và cung cấp kịp thời cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo để ký hợp đồng với giá tốt nhất. Đồng thời lựa chọn và tổ chức cho các công ty xuất khẩu gạo tham gia các hội chợ Quốc tế hàng nông sản. - Giáo dục nâng cao nhận thức của nông dân trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời hưởng ứng các mô hình sản xuất đạt chất lượng cao: “3 giảm, 3 tăng”, thâm canh tổng hợp - Ra các tạp chí chuyên ngành lúa gạo để các đối tượng có liên quan cập nhật thông tin về biến động của thị trường lúa gạo. - Xuất phát từ tính chất mặt hàng gạo là mặt hàng nhạy cảm, vừa phải bảo đảm an toàn lương thực, vừa phải tiêu thụ hết lúa hàng hóa của dân nên chúng tôi kiến nghị Bộ Thương mại nên xây dựng qui chế đăng ký hợp đồng, qui chế đấu thầu cụ thể.  Về phía Ngân hàng - Để các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng có đủ nguồn vốn kinh doanh, Ngân hàng nhà nước cần xem xét nâng cao hạn mức cho vay tối đa đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Đồng thời các Ngân hàng cần có chính sách thu hút nguồn vốn để nâng cao tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. - Ngân hàng nhà nước cần nghiên cứu qui chế tín dụng bảo đảm tiền vay, có ưu tiên cho các doanh nghiệp có uy tín và tài chính lành mạnh do Hiệp hội giới thiệu. Hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp trong khâu thanh toán xuất khẩu, bao gồm chiết khấu trả chậm, bảo lãnh thanh toán để duy trì thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới trong trường hợp có khó khăn về thanh toán phải bán trả chậm. - Khuyến khích và hỗ trợ phát triển các hình thức thuê mua tài chính để các doanh nghiệp có điều kiện đổi mới, chuyển giao công nghệ, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh trên thương trường. GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Dương Thị Bảo Trân Trang 69 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh gạo của công ty Angimex. CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN Trong môi trường kinh doanh quốc tế biến động không ngừng, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng phải đối phó với nhiều khó khăn, thử thách mới có thể phát triển bền vững, công ty Angimex cũng không ngoại lệ. Là một trong những công ty đứng đầu Tỉnh về kinh doanh xuất khẩu, Angimex đã xác định gạo là mặt hàng chủ lực của mình và trong những năm qua đã phấn đấu đạt nhiều thành tựu nổi bật, qua đó công ty cũng đã chứng tỏ khả năng của mình trên nhiều phương diện: cơ sở vật chất, vị trí địa lý, kinh nghiệm lãnh đạo, uy tínTuy nhiên, trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt và luôn đặt công ty vào thế luôn phải đối phó với nhiều thách thức mới thì công ty không thể tồn tại vững chắc nếu không tạo cho mình sự khác biệt và các lợi thế cạnh tranh độc đáo. Để làm được điều đó, công ty cần nỗ lực xây dựng các lợi thế về marketing, nghiên cứu và phát triển và kênh phân phối mạnhĐồng thời phải hết sức năng động, sáng tạo trong việc đề ra các chiến lược kinh doanh mới và lựa chọn những chiến lược tốt nhất nhằm tận dụng tốt các cơ hội (mức giá và nhu cầu tăng cao, sự khuyến khích phát triển xuất khẩu gạo của chính phủ), tránh né tốt các nguy cơ (nguồn nguyên liệu không ổn định, yêu cầu chất lượng ngày càng cao) và phù hợp với năng lực của công ty. Qua quá trình phân tích các điểm mạnh, yếu, các thách thức và cơ hội mà công ty có được, ta thấy Angimex nên lựa chọn và áp dụng các chiến lược sau đây: - Chiến lược kết hợp dọc về phía sau: cần được ưu tiên thực hiện trước hết để giúp công ty kiểm soát nguồn nguyên liệu, đảm bảo chất lượng sản phẩm, làm cơ sở cho việc thực hiện các chiến lược còn lại. - Chiến lược phát triển sản phẩm: nhằm nghiên cứu ra các sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao để phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. - Chiến lược thâm nhập thị trường: cần đặc biệt quan tâm đến thị trường nội địa để tạo thế phát triển bền vững cho công ty và tập trung vào các thị trường có tiềm năng lớn như: Inđonesia, Singapore, Nhật Bản, Hồng Kông và thị trường Trung đông, EU. - Chiến lược kết hợp dọc về phía trước: nhằm xây dựng kênh phân phối mạnh, kiểm soát khách hàng và tiếp cận thuận lợi với thị trường nước ngoài. Cùng với việc đề ra hệ thống các chiến lược và các giải pháp thực hiện chiến lược cho công ty Angimex, tôi hy vọng ngành xuất khẩu gạo có được những hướng đi mới và giữ vững vị trí là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của cả nước. Riêng công ty Angimex, tôi mong muốn các chiến lược này sẽ giúp công ty phát triển ổn định và chiếm được vị trí dẫn đầu ngành về kinh doanh xuất khẩu gạo. GVHD: Ths Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Dương Thị Bảo Trân Trang 70 PHỤ LỤC P1: Sơ đồ tổ chức của công ty Angimex GIÁM ĐỐC PGĐ. Phụ trách kinh doanh thương mại PGĐ. Phụ trách SX kinh doanh lương thực Phòng Kinh doanh P. Nhân sự-hành chính P.Tài chính- kế toán Chi nhánh tại TPHCM TTâm PTCNTT (Nitt An Giang) Trợ lý Ban Giám Đốc XN SXKD Bao bì và Vận tải XN Chế biến lương thực 1 XN Chế biến lương thực 2 Cửa hàng Honda Long Xuyên Cửa hàng TM- DVsửa chữa xe AGM XN Chế biến lương thực 3 XN Chế biến LT Châu Đốc XN Chế biến lương thực 4 Cửa hàng Honda Châu Đốc Kho C.Đốc Kho HLạc Kho QĐ1 Kho C.Vòng Kho Kinh F Kho S.Hòa Kho C.Vàm Kho BKhánh Kho P.Hòa Kho Lxuyên Kho C.Mới Kho H.An Kho Đ.Lợi Kho C.Phú Kho AG 9 Đ/C.01 Ngô Gia Tự Đ/C.207 Tr H Đạo Đ/C. Bà.Khen Đại Lý ĐTDĐ S-Fone P2: Xu hướng tăng của sản lượng và giá gạo xuất khẩu Vệt Nam trong thời gian qua. P3: Bảng cân đối kế toán của công ty qua 3 năm Đvt: đồng Khoản mục Năm 2003 2004 2005 A. TSLĐ & ĐTNH 99.750.337.716 171.573.601.891 124.449.808.524 1.Vốn bằng tiền 10.086.881.989 3.098.467.958 4.123.562.567 2.Các khoản phải thu 40.124.375.881 81.507.000.600 64.074.003.527 3.Hàng tồn kho 32.363.052.052 84.307.959.932 54.105.850.918 4.TSLĐ khác 17.176.027.794 2.660.173.401 2.146.391.512 B.TSCĐ & ĐTDH 40.322.875.589 40.486.507.096 41.417.174.885 1.TSC Đ 34.812.474.653 36.133.409.096 35.112.063.302 2.Các khản ĐTTC dài hạn 4.201.175.168 4.353.098.000 6.171.898.000 3.CP SXKD dỡ dang 13.881.550 133.213.583 4.Chi phí trả trước dài hạn 1.295.344.218 2.087.697.696 2.400.571.185 TỔNG TÀI SẢN 140.073.213.255 214.210.806.683 168.267.555.594 A.Nợ phải trả 97.136.883.119 158.666.048.695 94.261.249.137 I. Nợ ngắn hạn 91.215.957.269 155.258.869.845 93.199.494.137 1.Vay và nợ ngắn hạn 74.177.461.000 116.624.694.780 41.814.206.640 2.Phải trả người bán 4.465.642.322 11.950.597.905 26.609.978.358 3.Người mua trả tiền trước 550.355.000 7.190.129.307 1.765.605.772 4. Thuế và các khoản phải nộp 1.760.223.460 2.189.324.124 3.341.526.695 5. Phải trả công nhân viên 6.230.185.392 17.597.177.772 18.258.006.762 6.Chi phí phải trả 805.587.277 7.Phải trả nội bộ (691.381) (843.944.997) 8. Phải trả phải nộp khác 4.032.781.476 550.890.954 604.582.633 II.Nợ dài hạn 5.920.925.850 3.407.178.850 1.061.755.000 B.Nguồn vốn chủ sở hữu 42.936.330.136 55.571.757.988 74.006.306.457 I.Nguồn vốn-quỷ 42.756.663.788 51.930.933.321 59.946.577.283 1.Vốn kinh doanh 40.777.781.913 43.199.023.447 49.682.542.290 2. Chênh lệch tỷ giá (696.114) 3.Quỹ đầu tư phát triển (621.542.479) 4.279.725.622 5.445.321.853 4.Quỹ dự phòng tài chính 2.601.120.468 4.452.184.252 4.818.713.140 II.Nguồn kinh phí-quỹ khác 179.666.348 3.640.824.667 14.059.729.174 TỔNG NGUỒN VỐN 140.073.213.255 214.237.806.683 168.267.555.594 TÀI LIỆU THAM KHẢO  1) Angimex. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2003, kế hoạch năm 2004. An Giang. 2) Angimex. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2004, kế hoạch năm 2005. An Giang. 3) Angimex. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005, kế hoạch năm 2006. An Giang. 4) Angimex. Báo cáo tháng hoạt động xuất khẩu hàng hóa năm 2003, 2004, 2005. An Giang. 5) Hiệp hội lương thực Việt Nam . 2005. Báo cao hoạt động năm 2005 và phương hướng hoạt động năm 2006. TP HCM. 6) Fred R, David. Người dịch: Trương Công Minh – Trần Tuấn Thạc – Trần Thị Tường Như (2003). Khái luận về quản trị chiến lược. Hà nội .NXB Thống Kê. 7) Garry D, Smith. Danny R.,Arnold và Bobby G, Bizzell. Người dịch: Bùi Văn Đông (2003). Chiến lược và sách lược kinh doanh. Hà Nội. NXB Thống kê. 8) TS. Nguyễn Trung Vãn. Lúa gạo Việt Nam trước thiên niên ký mới. 2001. Hà Nội. NXB Chính trị quốc gia. 9) TS. Nguyễn Văn Sơn. Các giải pháp chiến lược nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo Việt Nam. 2000. NXB Thống Kê. 10) Th.s Huỳnh Phú Thịnh. Giáo trình chiến lược kinh doanh. 2005. An Giang. 11) Đặng Long. 2006. Phát triển con người – Mục tiêu xuyên suốt của công ty xăng dầu Phú Khánh. Tạp chí Doanh nghiệp – doanh nhân (số 9). Trang 25,26. 12) Nguyễn Xuân Minh. 2006. Doanh nghiệp Việt Nam trong chiến lược xuất khẩu. Tạp chí Doanh nghiệp – doanh nhân (số 9). Trang 5,6. 13) Th.s Huỳnh Phú Thịnh. 2005. Xây dựng chiến lược phát triển cho công ty Agifish giai đoạn 2005- 2010. Luận văn thạc sĩ. TP HCM. 14) Phạm Thị Nguyên Phương. 2003. Hoạch định chiến lược marketing gạo cho công ty Angimex. Luận văn cử nhân kinh tế. Trường đại học An Giang. 15) Lê Thị Hương Lan. 2004. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn của của công ty Gentraco. Luận văn cử nhân kinh tế. Trường đại học An Giang. 16) Lâm Thị Như Nguyệt. 2004. Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh cho xí nghiệp đông lạnh thủy sản Afiex giai đoạn 2005 – 2010. Luận văn của nhân kinh kế. Trường đại học An Giang. 17) Bài đăng trên một số trang web - Báo Tuổi Trẻ: www.tuoitre.com.vn - Báo VietNmanet: www.vietnamnet.com.vn - Báo VnExpress: www.vnexpress.net - Sở Nông nghiệp An Giang: www.sonongnghiep.gov.vn - Báo Thanh Niên: www.thanhnien.com.vn - Báo Thị trường: www.thitruong.vnn.vn - Báo Việt Nam Economy: www.vneconomy.com.vn - Tổng Công ty lương thực thành phố: www.foocosa.com.vn - Báo nông nghiệp: www.agroviet.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1169.pdf
Tài liệu liên quan