Hàng năm, nước ta có thêm trên 1 triệu người lao động bước vào độ tuổi lao động. Để giải quyết việc làm cho lực lượng lao động này, bên cạnh việc tạo thêm công ăn việc làm trong nước, xuất khẩu sức lao động là vấn đề không kém phần quan trọng trước mắt cũng như lâu dài. Với mục đích này, Chính phủ Việt Nam đã và đang không ngừng đẩy mạnh các hoạt động nhằm thúc đẩy quá trình hình thành và tiến tới trao đổi hợp tác thường xuyên hơn nữa giữa các đơn vị có chức năng xuất khẩu sức lao động sang các nước bạn.
Trong thời gian gần đây, một số lượng không nhỏ lao động Việt Nam đã được xuất khẩu sang khu vực thị trường Đông Bắc Á. Có được kết quả này là do sự hợp tác hết sức chặt chẽ giữa Việt Nam và khu vực Đông Bắc Á về xuất khẩu sức lao động. Đông Bắc Á là khu vực có tình hình kinh tế xã hội khá ổn định và phát triển nên nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài có chiều hướng gia tăng. Cơ chế, chính sách nhập khẩu lao động của các nước thuộc khu vực này cũng ngày càng thông thoáng hơn tạo điều kiện thu hút nhiều lao động từ bên ngoài vào làm việc. Đây là một cơ hội tốt đối với các nước có khả năng xuất khẩu sức lao động, trong đó có cả Việt Nam.
Cho đến nay, việc mở rộng được thị trường lao động Việt Nam cả về số lượng lẫn chất lượng sang các nước thuộc khu vực Đông Bắc Á đã làm tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm cho người lao động, giúp xã hội tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần cải thiện đời sống cho người lao động và gia đình. Cũng thông qua hoạt động này, hình thành được một đội ngũ lao động có tay nghề, có tác phong công nghiệp, giỏi ngoại ngữ, kinh nghiệm và trình độ quản lý. Bên cạnh đó, xuất khẩu sức lao động giúp tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân nước bạn, thúc đẩy việc đưa đất nước ta hoà nhập với đời sống của cộng đồng quốc tế.
Từ những vai trò trên, ta có thể kết luận rằng: mở rộng xuất khẩu sức lao động vào thị trường Đông Bắc Á là cần thiết đối với Việt Nam và phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Tuy nhiên, xuất khẩu sức lao động của Việt Nam sang khu vực này cũng đang đứng trước những khó khăn và thách thức lớn. Nguồn lao động xuất khẩu của ta vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường, đặc biệt là ngoại ngữ, tay nghề, ý thức chấp hành pháp luật, tuân thủ hợp đồng còn hạn chế. Hơn nữa những ngành nghề mà nhu cầu nước bạn đang cần nhiều như: tin học, y tế, dịch vụ, thuyền viên thì ta lại đang thiếu. Bên cạnh đó, tỷ lệ bỏ trốn, tự phá vỡ hợp đồng ở một số thị trường vẫn còn là vấn đề nhức nhối. Mặt khác, sự quan tâm phối hợp của một số Bộ ngành, địa phương chưa đủ mạnh để tạo ra sự thông thoáng và thuận lợi thực sự cho người lao động. Các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp vẫn còn thiếu cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật và sự nhạy bén thị trường
Chính vì vậy mà đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu những hạn chế, đẩy mạnh xuất khẩu sức lao động vào khu vực này. Điều này đòi hỏi các Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp phải quan tâm thường xuyên, xây dựng kế hoạch, phát huy thế mạnh sẵn có đồng thời khắc phục những nhược điểm của lao động nước ta. Làm được như vậy mới góp phần triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đề ra cho lĩnh vực này, đó là: “Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu sức lao động”.
98 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1912 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xuất khẩu sức lao động của Việt Nam vào khu vực Đông Bắc Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Đông Bắc á với bước đi sát thực và phù hợp: đó là từng bước tăng dần tỷ trọng lao động lao động công nghiệp tập trung mở rộng thị phần cung ứng lao động thuộc các lĩnh vực kỹ thuật cao như điện tử, phát huy thế mạnh của ta trong các lĩnh vực như dệt may, xây dựng…Cũng đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, Nghành, cơ quan chủ quản của doanh nghiệp trong việc chủ đạo, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện đưa lao động sang nước bạn.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu sức lao động cũng đã từng bước khắc phục hạn chế trong công tác tuyển chọn đầu tư để gia tăng thị phần lao động tại các thị trường thuộc khu vực Đông Bắc á.
Song song tồn tại với những mặt thành công kể trên là những mặt hạn chế cần được rút kinh nghiệm và khắc phục:
Về phía các cơ quan quản lý nhà nước:
- Việc tổ chức chưa thực sự chặt chẽ, thiếu sự phối hợp, kiểm tra kiểm soát giữa các cơ quan chức năng. Các bộ ngành địa phương chưa quan tâm chỉ đạo các doanh nghiệp trực thuộc trong việc tổ chức đưa tu nghiệp sang nước bạn, còn có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, tranh giành đối tác, chưa phát hiện xử lý kịp thời hiện tượng tiêu cực, trung gian lừa đảo.
- Chưa đầu tư hợp lý, đồng bộ cho khâu phát triển thị trường lao động như đối với đầu tư cho xuất khẩu hàng hoá.
- Chưa có quy phạm pháp luật cụ thể xử lý những tu nghiệp sinh tự ý bỏ hợp đồng ở lại bất hợp pháp, ăn cắp hàng trong siêu thị, tổ chức thành băng nhóm tội phạm…sau khi bị phía chủ sử dụng đuổi về nước.
- Chưa đầu tư thích đáng cho công tác quản lý tu nghiệp sinh ở các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước chưa chặt chẽ, đặc biệt với các doanh nghiệp có tu nghiệp sinh nhưng chưa có bộ phận quản lý tại nước bạn.
- Hợp đồng tu nghiệp tại các thị trường thuộc khu vực Đông Bắc á
với thời gian từ 2-3 năm là ngắn, chưa đủ để tu nghiệp sinh ta tích luỹ và tiếp thu kiến thức công nghệ tiên tiến của nước bạn.
Về phía các doanh nghiệp cung ứng tu nghiệp sinh:
- Nhiều doanh nghiệp còn thụ động chờ đối tác, chưa thật sự tích cực đầu tư vào công tác thị trường. Chưa hình thành sự liên kết thống nhất giữa các doanh nghiệp trong đàm phán, ký kết hợp đồng, trong đào tạo, tuyển chọn, quản lý cũng như cơ chế tài chính giữa doanh nghiệp người lao động và đối tác. Các doanh nghiệp còn thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ năng lực và kinh nghiệm để phát triển thị trường.
- Việc tuyển chọn tu nghiệp sinh của một số doanh nghiệp chưa cẩn thận còn để lọt lưới một số trường hợp chất lượng đạo đức và ý thức kỷ luật kém. Cá biệt có trường hợp tuyển qua trung gian dẫn đến thu mức phí cao quá quy định.
- Công tác đào tạo giáo dục định hướng trước khi đi còn nhiều bất cập, chưa phù hợp, chưa sát với yêu cầu, đòi hỏi của đối tác. Nhiều doanh nghiệp quá coi trọng việc đào tạo ngoại ngữ mà coi nhẹ việc giáo dục cho tu nghiệp sinh tìm hiểu rõ ý nghĩa và mục đích của chương trình tu nghiệp, Chương trình xuất khẩu lao động, hiểu và tôn trọng luật pháp, phong tục tập quán, lối sống, tác phong công nghiệp của nước bạn dẫn đến một bộ phận không nhỏ tu nghiệp sinh coi đi tu nghiệp là để kiếm tiền, để được định cư ở nước ngoài. Một số doanh nghiệp còn chưa có đại diện để trực tiếp quản lý tu nghiệp sinh tại nước bạn do tu nghiệp sinh còn ít. Song cũng chính việc không có mặt này của các doanh nghiệp dẫn đến khi có vụ việc phát sinh không thể xử lý được một cách kịp thời.
4. 3 Về chế độ chính sách đối với người lao động:
Nhìn chung, tu nghiệp sinh làm việc tại các thị trường thuộc khu vực Đông Bắc á được hưởng các chế độ tương đối tốt. Thu nhập bình quân của lao động từ 250-300$/ tháng. Thu nhập bình quân của lao động Việt Nam ở một số nước phát triển như Nhật Bản còn cao hơn rất nhiều. Vốn có đức tính chăm chỉ cần cù lại tiết kiệm nên sau khi trừ đi khoản phí sinh hoạt hàng tháng, tu nghiệp sinh cũng để lại dành được một khoản khá lớn. Đời sống của người lao động Việt Nam được phần nào thoải mái hơn so với điều kiện trong nước.
Lao động làm việc trong hợp đồng có tâm lý lao động ổn định, làm việc hăng say nên phần nào họ được các doanh nghiệp nước bạn đánh giá cao ở những điểm như là: nhanh nhẹn, hoạt bát cần cù ham học hỏi. Tu nghiệp sinh tham gia đóng bảo hiểm và được hưởng chế độ bảo hiểm như người bản địa. Đối với bảo hiểm lao động người lao động chỉ phải đóng 20% (còn lại 70% do chủ lao động chịu và 10% do chính quyền trợ cấp) (trường hợp tu nghiệp sinh tại Đài Loan).
Lao động Việt Nam được phép tham gia vào các tổ chức công đoàn tại các xí nghiệp, được tham gia các hoạt động văn hoá, vui chơi giải trí cải thiện đời sống tinh thần, được nghỉ phép, nghỉ lễ hay nghỉ ốm. Nếu bị tai nạn lao động thì được phép chữa trị.
Song trên thực tế, vẫn còn nảy sinh nhiều điều bất cập trong quá trình thực hiện hợp đồng cung ứng lao động và chuyên gia với nước ngoài gây thiệt hại đến quyền lợi của những người tham gia và có ảnh hưởng xấu đến mốiỗi quan hệ giữa các quốc gia. Điều đáng nói trong đa phần các trường hợp thiệt hại lại rơi về phía người lao động hoặc các doanh nghiệp của Việt Nam. Có thể kể đến các trường hợp người lao động không được trả lương; người lao động bị cắt hợp đồng lao động sớm mà không có lý do; người lao động bị vi phạm về thân thể hoặc các quyền lợi khác; doanh nghiệp Việt Nam bị phạt vì lý do người lao động biểu tình, bãi công hoặc tự ý bỏ hợp đồng…Nguyên nhân của các tình trạng trên đây một phần là do người lao động và doanh nghiệp Việt Nam chưa tính hết được các yếu tố, các tình huống khi ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng. Song nguyên nhân quan trọng hơn là do các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài sao nhãng một cách cố ý hoặc không cố ý đến trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của mình trong suốt quá trình có hiệu lực của hợp đồng.
Ngoài những bất cập trên, chúng ta thấy hoạt động kinh doanh xuất khẩu sức lao động còn chưa ổn định, tính chuyên nghiệp chưa cao, còn hoạt động không hợp pháp, gây thất thoát nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và thiệt hại về vật chất, tinh thần và cả thân thể của người lao động. Biểu hiện của sự yếu kém này là nhiều doanh nghiệp không có đủ năng lực để hoạt động. Theo thống kể của Cục quản lý lao động với nước ngoài thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thì hiện nay có 159 doanh nghiệp được cấp giấy phép xuất khẩu lao động và chuyên gia nhưng chỉ có 30% số này hoạt động hiệu quả. Cụ thể 30% số doanh nghiệp trên đây mỗi năm đưa ra nước ngoài khoảng 90% tổng số lao động xuất khẩu, 25% số doanh nghiệp trên đây là quá yếu kém, không đưa được lao động nào đi làm việc ở nước ngoài trong vòng 2 năm qua (Thời báo Kinh tế Việt Nam - 20/03/2002). Một biểu hiện khác là có quá nhiều doanh nghiệp và tổ chức không có chức năng đã hoạt động trái phép trong lĩnh vực này. Nguyên nhân của hạn chế này là sự thiếu đồng bộ và hạn chế trong pháp luật; sự lỏng lẻo trong quản lý Nhà nước về lĩnh vực này; sự thiếu trách nhiệm và phối hợp không đồng đều giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, các cấp chính quyền, tòa án, công an; cuối cùng là trục lợi cá nhân của một bộ phận những người có chức có quyền và làm ăn phi pháp của một số cá nhân trong xã hội.
Hiện tại, chưa có bộ phận quản lý tu nghiệp sinh Việt Nam chuyên trách tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Hơn một nửa các doanh nghiệp xuất khẩu sức lao động không có cán bộ tại thị trường đối tác để quản lý tu nghiệp sinh mà phó thác hoàn toàn, trong chờ ở phía tiếp nhận. Vì vậy, khi phát sinh các vấn đề liên quan, tu nghiệp sinh không biết liên lạc với tổ chức nào của Việt Nam để đề nghị giải quyết. Đặc biệt có rất nhiều trường hợp nảy sinh mâu thuẫn giữa chủ xí nghiệp và công nhân, đã có trường hợp công nhân bị đối xử tàn tệ, bị đánh đập, lao động không có giờ nghỉ…Nhưng những thông tin đó, khi đến được các nhà chức trách Việt Nam thì đã quá muộn. Đây là hậu quả các doanh nghiệp không có đại diện quản lý tại nước bạn.
Tóm lại, vai trò của cán bộ quản lý có ý nghĩa quan trọng trong việc chủ động giải quyết các tranh chấp lao động phát sinh giữa chủ và thợ. Nếu có sự hỗ trợ, tư vấn kịp thời, trực tiếp của các cán bộ quản lý lao động chắc chắn sẽ giảm thiểu được tối đa việc phải về nước trước thời hạn của tu nghiệp sinh. Song song với việc đó, chính phủ cũng cần phải có những chính sách đối với những lao động sau khi đã hết hạn lao động về nước. Đó cũng là một trong những biện pháp nhằm làm giảm tỷ lệ bỏ trốn khỏi hợp đồng lao động.
Chương III:
Giải pháp tăng cường hoạt động xuất khẩu sức lao động của Việt Nam vào khu vực
Đông Bắc á
I. Định hướng cho hoạt động xuất khẩu sức lao động
1.Định hướng chung
1.1 Mục tiêu
- Gia tăng quy mô xuất khẩu lao động và chuyên gia để đến năm 2010 trở đi luôn có khoảng 1 triệu người làm việc ở nước ngoài
- Từ năm 2005, ta luôn có khoảng 40 vạn đến 50 vạn lao động làm việc ở nước ngoài.
- Trước mắt trong năm 2002, đưa 2.5 vạn lao động đến 4 vạn lao động và chuyên gia ra nước ngoài làm việc, ra tăng dân số lao động từ những năm sau lên 100.000 người/ năm; để từ sau 2005, mỗi năm có thể đưa đi được 150.000 - 200.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài.
1.2 Phương hướng:
Nước ta có tiềm năng lớn về thị trường lao động. Thị trường lao động trên thế giới mà ta có thể tiếp cận còn nhiều khả năng mở rộng, vì thế hoạt động xuất khẩu sức lao động trong thời gian tới phải chú trọng những vấn đề sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh xuất khẩu sức lao động là một nhiệm vụ chính trị, kinh tế của các cấp, các ngành, các đoàn thể và của tất cả xã hội. Nó không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội, không chỉ có ý nghĩa trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài để từ đó có kế hoạch và giải pháp thiết thực hiệu quả.
Thứ hai, phải ưu tiên các nguồn lực đầu tư cho người lao động ra nước ngoài làm việc. Trước hết là duy trì và mở rộng thị trường, cần tổ chức tốt công tác tìm kiếm và khai thác thị trường. Các cơ quan đại diện ngoại giao của nước ta ở nước ngoài phải coi đây là một nhiệm vụ quan trọng, cần chủ động và có sự phối hợp với đại diện của các công ty Việt Nam tại nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài để thực hiện tốt nhiệm vụ này. Đồng thời cần đầu tư để nâng cao năng lực của Cơ quan quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, việc đầu tư cho các doanh nghiệp, cho lao động về ngoại ngữ, tay nghề và chuyên môn đáp ứng yêu cầu của thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế về lao động cũng là điều cần được quan tâm.
Thứ ba, thực hiện “Đa dạng hoá” về nhiều mặt
- Đa dạng hoá về thị trường: cung cấp lao động cho mọi thị trường cần lao động Việt Nam, miễn là phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
- Đa dạng hoá về ngành nghề, về trình đô lao động, cung cấp lao động cho mọi ngành nghề với trình độ tay nghề khác nhau. Nhìn chung, chỉ cấm đưa lao động ra nước ngoài làm một số nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
- Đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp: bên cạnh việc củng cố các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu sức lao động, mở rộng các doanh nghiệp Nhà nước có đủ điều kiện trực tiếp thực hiện việc xuất khẩu sức lao động dưới các hình thức nhận thầu công trình, khuyến khích các tổ chức và cá nhân đang làm việc ở nước ngoài tìm việc và thu hút thêm lao động ở trong nước, thí điểm một số doanh nghiệp thuộc các Đoàn thể Trung ương như: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam…được đăng ký hoạt động trong lĩnh vực này.
- Đa dạng hoá các hình thức lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hướng: đi tập thể do các doanh nghiệp tổ chức dưới các hình thức nhận thầu công trình ở nước ngoài, đưa chuyên gia đi làm việc trong một số lĩnh vực mà ta có điều kiện, đưa công nhân có tay nghề làm việc theo hợp đồng ký giữa các doanh nghiệp trong nước với các tổ chức cá nhân ngoài nước, đưa lao động phổ thông đi làm việc trong một số lĩnh vực theo yêu cầu của nước ngoài và theo quy định của Chính phủ.
Thứ tư, đổi mới công tác tuyển chọn lao động bằng cách trên cơ sơ nhu cầu của thị trường, tổ chức tuyển chọn lao động có sức khoẻ, có kỷ luật, tay nghề, ngoại ngữ; trước hết tuyển thanh niên đã hết nghĩa vụ quân sự, thanh niên xung phong, công nhân trong các doanh nghiệp, lao động đã qua đào tạo tại các trường dạy nghề. Đối với lao động ở xã, phường phải thông qua chính quyền cơ sở để chọn lựa, giới thiệu cho các doanh nghiệp, chú trọng con em gia đình chính sách, người nghèo, nông dân thiếu việc làm. Phải đảm bảo sự lãnh đạo của cấp Uỷ, Chính quyền và sự tham gia của các Đoàn thể trong quá trình tuyển chọn, kiên quyết thiết lập nguyên tắc quản lý Nhà nước về tuyển chọn lao động.
Thứ năm, tăng cường trách nhiệm của các bên trong hoạt động xuất khẩu sức lao động:
- Đẩy mạnh hoạt động trong lĩnh vực này trước hết là trách nhiệm của Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương phải có sự phối hợp đồng bộ trong việc đầu tư mở rộng thị trường, đào tạo người lao động, cụ thể hoá chủ trương, chính sách và chỉ đạo để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sức lao động.
- Cùng với các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, các Đoàn thể xã hội, như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ…tuỳ từng vị trí. chức năng tham gia vào việc quản lý hoạt động trong lĩnh vực này, nhất là các đơn vị trực thuộc được quyền đưa lao động ra nước ngoài làm việc.
- Các đơn vị kinh tế trực tiếp thực hiện việc xuất khẩu sức lao động cần nâng cao tính chủ động và tạo điều kiện mở rộng, nghiên cứu và khai thác thị trường. Mặt khác, cần có những quy định cụ thể để ngăn ngừa xử lý đối với các doanh nghiệp không chấp hành nghiêm túc pháp luật.
- Đối với người lao động, một mặt cần đảm bảo các quyển lợi hợp pháp và chính đáng trong khi họ lao động ở nước ngoài, đồng thời cần phải có nhiều biện pháp kiên quyết xử lý đối với những người chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt dẫn đến vi phạm hợp đồng lao động, vi phạm pháp luật, phong tục tập quán của nước sở tại. Nhất là cần chuẩn bị tốt các điều kiện về nghề nghiệp, sự hiểu biết pháp luật, phong tục tập quán của nước mà người lao động sẽ đến làm việc.
Thứ sáu, đưa công tác đào tạo nghề cho những lao động tham gia vào hoạt động xuất khẩu sức lao động vào chương trình đào tạo nghề quốc gia. Khuyến khích các tổ chức; người lao động; bộ ngành địa phương tổ chức đào tạo nguồn lao động để đáp ứng kịp thời các hoạt động trên.
Thứ bảy, giảm đến mức thấp nhất chi phí đóng góp của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
2. Định hướng riêng cho khu vực Đông Bắc á
2.1 Mục tiêu:
- Giữ vững và từng bước mở rộng quy mô tu nghiệp sinh Việt Nam sang làm việc tại các xí nghiệp vừa và nhỏ thuộc thị trường Đông Bắc á
- Ngăn chặn và giải quyết tình trạng tu nghiệp sinh bỏ hợp đồng ra ngoài làm ăn sinh sống bất hợp pháp và các trường hợp khác vi phạm quy định của nước sở tại.
- Xúc tiến tìm hiểu để mở rộng việc làm sang một số lĩnh vực mới như điện tử, kỹ thuật viên tin học…
2.2. Định hướng:
Thị trường Đông Bắc á hiện tại cũng như trong thời gian tới vẫn sẽ là thị trường tiếp nhận lớn lao động nước ngoài. Trong những năm tới phương hướng chung cho khu vực này là:
- Tiếp tục ổn định và mở rộng số lao động Việt Nam sang làm việc tại khu vực Đông Bắc á
- Nâng cao về cả quy mô và chất lượng nguồn lao động
- Cơ cấu lao động đưa đi theo hướng gia tăng lao động trong khu vực nhà máy, cơ khí xây dựng, giúp việc gia đình, khán hộ công, thuyền viên, ưu tiên lao động cho ngành công nghiệp điện tử và điều chỉnh hợp lý số lượng việc làm trong các lĩnh vực dịch vụ phù hợp với nhu cầu vận động của thị trường.
Nhằm thực hiện được những mục tiêu và phương hướng đề ra, khi xuất khẩu sức lao động sang thị trường Đông Bắc á phía Việt Nam cần phải chú ý những vấn đề sau:
- Các tổ chức công ty tiếp nhận lao động của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan là những đối tác rất cẩn thận trong việc hợp tác với các doanh nghiệp phái cử. Nên trước khi ký hợp đồng, đối tác thường có nhiều cuộc tiếp xúc trao đổi với phía doanh nghiệp Việt Nam. Họ thường yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam phải đưa ra các hồ sơ về tình hình hoạt động trong những năm vừa qua, việc tổ chức tuyển chọn, đào tạo tu nghiệp sinh và các biện pháp hạn chế ngăn chặn tình trạng tu nghiệp sinh vi phạm hợp đồng.
- Cần nghiên cứu và phân tích các nguyên nhân đạt được kết quả cũng như các mặt tồn tại trong hoạt động xuất khẩu sức lao động sang khu vực Đông Bắc á, từ đó có các biện pháp ngăn chặn tình trạng tu nghiệp sinh vi phạm hợp đồng.
II. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sức lao động của Việt Nam vào thị trường Đông Bắc á:
1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động tham gia vào xuất khẩu sức lao động:
Chúng ta đều biết rằng nguồn lực lao động Việt Nam có lợi thế không chỉ là chỗ tiền lương thấp mà còn ở chỗ người lao động Việt Nam có khả năng thích ứng nhanh với công nghệ hiện đại. Thực tế những năm qua cho thấy lao động nước ta từng bước nắm bắt được và làm chủ công nghệ hiện đại của thế giới. Với lợi thế này, trong thời đại nền kinh tế đang chuyển dần sang nền kinh tế tri thức, giá trị sức lao động lại càng trở nên có nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, để phát huy được những thế mạnh này, chúng ta cần xây dựng những giải pháp nhằm nâng cao toàn diện chất lượng sản phẩm. Những giải pháp đó là:
1.1.Về phía các cơ quan chức năng:
- Tăng cường hình thức đào tạo trong nước để giảm chi phí đào tạo lại đối với phía đối tác, chúng ta cần có chính sách cụ thể trong việc liên kết xây dựng các lớp dạy nghề, các trường đào tạo công nhân, cán bộ kỹ thuật, động viên khuyến khích thanh niên đến tuổi lao động hăng hái tham gia vào lực lượng lao động đông đảo của cả nước. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng lao động Việt Nam bằng việc đầu tư nâng cấp một số trường, trung tâm thuộc hệ thống trường đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu học nghề và nâng cao tay nghề của người học, đặc biệt là của tầng lớp thanh niên - một nguồn chủ yếu cung cấp lao động cho hoạt động xuất khẩu sức lao động. Một vấn đề nữa là cơ cấu ngành nghề, cần tập trung vào những ngành nghề mà thị trường lao động trong nước và ngoài nước đang có nhu cầu. Trong các yếu tố chất lượng thì yếu tố nhân cách và tác phong của người lao động cũng cần phải được nhấn mạnh.
- Tăng cường liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp xuất khẩu sức lao động để nâng cao chất lượng giáo dục định hướng, ngoại ngữ phục vụ xuất khẩu sức lao động theo yêu cầu của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Đào tạo giáo dục định hướng cho tu nghiệp sinh trước khi đi làm phải đảm bảo có được trình độ tiếng Nhật, tiếng Hàn hoặc tiếng Trung cơ sở (tối thiểu là ở cấp độ III)
- Đầu tư một số cơ sở đào tạo thuyền viên vận tải biển theo tiêu chuẩn quốc tế tại 3 khu vực Bắc-Trung- Nam
- Nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ trong giáo dục phổ thông để khi ra trường lực lượng này có đủ điều kiện ngoại ngữ tham gia thị trường xuất khẩu sức lao động.
- Để đáp ứng ngày một tốt hơn những yêu cầu và trình độ lao động, nâng cao uy tín của lao động Việt Nam, chính phủ ngoài việc đưa lao động tiếp cận với các ngành công nghiệp mang tính chất nâng cao trình độ lao động còn cần phải giáo dục ý thức tự giác kỷ luật cho người lao động, cung cấp những hiểu biết về phong tục tập quán, truyền thống văn hoá dân tộc của người dân Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan để họ có thể dễ dàng hoà nhập khi đến nước bạn lao động. Nhận thức rõ ý nghĩa mục đích của chương trình tu nghiệp, quán triệt tinh thần Nghị định số 68/2001/QĐ-TTg tới từng tu nghiệp sinh trước khi sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.
- Tổ chức tuyển chọn một cách kỹ lưỡng theo đúng phương châm 4 đúng: “đúng người, đúng việc, đúng trình độ và đúng mức lương được trả”. Đây là một công việc không hề dễ dàng, khi mà các hiện tượng tiêu cực trong xã hội vẫn chưa được giảm thiểu. Để cho việc tuyển chọn được khách quan và đạt được 4 đúng ở trên một cách khả quan nhất, có thể kết hợp với người sử dụng lao động nước ngoài, hoặc sử dụng dịch vụ của các công ty tư vấn có kinh nghiệm trong việc tuyển dụng…
1.2. Về phía tu nghiệp sinh:
- Tu nghiệp sinh thuộc đối tượng đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức “thông qua doanh nghiệp Việt Nam làm nhiệm vụ cung ứng lao động” và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo điều 7, 8, 9, 10, 11 của Nghị định 152/1999/NĐ-CP ngày 20/09/1999 của Chính phủ. Cụ thể các điều khoản trên quy định về đối tượng được đi lao động ở nước ngoài, về hồ sơ cá nhân lao động phải nộp cho doanh nghiệp; quyền, lợi ích và nghĩa vụ của người lao động, về điều kiện gia hạn làm việc của lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp cung ứng lao động…
- Trước khi đi tu nghiệp, tu nghiệp sinh phải tham dự khoá đào tạo- giáo dục định hướng (trong đó có cả học ngoại ngữ), đảm bảo yêu cầu học tập theo quy định.
- Ký kết và thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng tu nghiệp ở nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam và hợp đồng tu nghiệp với chủ sử dụng tu nghiệp sinh.
- Chấp hành luật pháp của nước bạn, nội quy, kỷ luật lao động, tôn trọng phong tục tập quán, thực hiện nghiêm chỉnh quy chế sinh hoạt, quan hệ với Tổ chức tiếp nhận
- Không được tham gia các hoạt động hội họp hoặc đình công bất hợp pháp cũng như tổ chức lôi kéo đe dọa buộc người khác vi phạm hợp đồng và pháp luật nước sở tại
- Khi hết hạn hợp đồng, nếu không được các doanh nghiệp phái cử và tổ chức tiếp nhận chấp thuận gia hạn hợp đồng thì phải trở về nước.
- Nếu bỏ hợp đồng ra ngoài thì sẽ bị xử lý:
a/ Bị buộc về nước và chịu mọi chi phí đưa về nước
b/ Bồi hoàn toàn bộ các khoản thiệt hại do vi phạm hợp đồng
c/ Không được hoàn trả tiền đặt cọc, nếu sau 90 ngày kể từ ngày người lao động tự ý bỏ hợp đồng hoặc từ ngày hết hạn hợp đồng tự ý ở lại không về nước mà không trực tiếp đến doanh nghiệp để thanh lý hợp đồng.
d/ Thông báo vi phạm tới gia đình, chính quyền địa phương nơi người lao động thường trú để thông báo rộng rãi cho nhân dân biết.
e/ Không được tái tuyển đi làm việc ở nước ngoài
f/ Không được hưởng các quyền lợi theo quyết định tại điều 10, 11 tại Nghị định 152/1999/NĐ-CP ngày 20/09/1999 của chính phủ.
Nói tóm lại, chúng ta cần phải có chính sách lâu dài trong việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao tay nghề cho thế hệ lao động kế cận hiện nay nhằm đáp ứng nhu cầu trong hiện tại cũng như tương lai của các thị trường nước bạn. Có thể hiểu rằng điểm mấu chốt của vấn đề này là đẩy mạnh sự quan tâm cho chính sách đào tạo con người.
2. Nhóm giải pháp về khâu quản lí nhà nước, quản lí các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu sức lao động
2.1. Về quản lý Nhà nước:
2.1.1. Cần ban hành Pháp lệnh về xuất khẩu sức lao động:
Nghị định 152 quy định khá đầy đủ những vấn đề liên quan đến việc đưa lao động đi lao động ở nước ngoài, khắc phục thực tế tiêu cực đã xảy ra, tạo cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh vấn đề đưa người lao động ra nước ngoài.
Tuy nhiên về lâu dài kinh nghiệm của các nước trong việc điều chỉnh hoạt động này cũng cho thấy nhu cầu hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu sức lao động. ở đây có cả vấn đề về hình thức văn bản và phạm vi điều chỉnh của pháp luật.
Đồng thời việc ra đời của pháp lệnh này sẽ hoàn thiện hơn về hành lang pháp lý nhằm khắc phục được những tiêu cực và hạn chế rủi ro kinh tế trong hoạt động xuất khẩu sức lao động.
2.1.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về xuất khẩu lao động, ban hành sửa chữa và bổ sung những cơ chế chính sách cho phù hợp với sự vận động của thị trường.
Nhà nước cần quy định chặt chẽ hơn các điều kiện cần phải có đối với các doanh nghiệp và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu sức lao động. Các điều kiện để một doanh nghiệp được cấp giấy phép như hiện nay được đánh giá là quá thấp, chưa đảm bảo được năng lực quản lý của doanh nghiệp, hoặc chưa đủ mức để giải quyết những thiệt hại tổn thất xảy ra. Để khắc phục hạn chế này, hiện nay Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã soạn thảo và trình Chính phủ để sửa đổi, bổ sung các điều kiện nhằm nâng cao năng lực, tính chuyên doanh cho các doanh nghiệp. Hướng sửa đổi là nâng cao năng lực và tính chuyên doanh của các doanh nghiệp. Hướng sửa đổi là nâng điều kiện về vốn điều lệ lên 7 tỉ đồng, về cán bộ có ít nhất 7 cán bộ có trình độ đại học chuyên ngành và ngoại ngữ, doanh nghiệp phải có cơ sở đào tạo quy mô 100 học viên nội trú trở lên và dành một phần chi phí cho đào tạo lao động.
2.1.3. Tăng cường trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong xây dựng, quản lý và chỉ đạo hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
a/ Đầu tư về vật chất và cán bộ để đáp ứng nhiệm vụ mở cửa thị trường và quản lý hoạt động xuất khẩu sức lao động
b/ Cần tăng cường thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Vì tiêu cực rộ lên trong thời gian qua còn có trách nhiệm của Nhà nước cụ thể là Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội khi buông lỏng kiểm tra, giám sát sau khi cấp giấy phép cho doanh nghiệp. Nếu như không có được hợp đồng, không hoạt động hiệu quả thì nên cắt giấy phép đình chỉ ngay. Mặt khác, cần phối hợp kiểm tra xử lý nếu có biểu hiện sai phạm.
c/ Chỉ đạo, xử lý các vướng mắc vi phạm của doanh nghiệp, phòng ngừa và xử lý các hiện tượng cò mồi
Cụ thể nếu các doanh nghiệp vi phạm:
- Doanh nghiệp có tu nghiệp sinh bỏ trốn vượt quá tỷ lệ giới hạn có thể chấp nhận của phía nước bạn sẽ bị đình chỉ đưa tu nghiệp sinh đi lao động tại nước đó.
- Doanh nghiệp vi phạm các quy định hiện hành và không giải quyết kịp thời các vụ việc phát sinh làm ảnh hưởng nghiêm trọng nghiêm trọng tới chủ trương xuất khẩu lao động thì bị thu hồi giấy phép hoạt động.
2.1.4. Xúc tiến với phía đối tác thoả thuận hiệp định tương hỗ về tư pháp liên quan đến tu nghiệp sinh tại thị trường nước bạn.
Đề nghị với các cơ quan chức năng và chính phủ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan xử lý dứt điểm các tình huống sau đây:
- Ân xá có thời hạn cho tu nghiệp sinh đã bỏ ra ngoài không bị phạt tiền khi về nước
- Số tu nghiệp sinh mới sang bỏ hợp đồng ra ngoài được trở lại ký hợp đồng với các chủ sử dụng cũ để thực hiện tiếp hợp đồng.
- Số tu nghiệp sinh cố tình vi phạm thì cưỡng chế về nước
- Khi chuyển sang chế độ lao động nếu xí nghiệp bị phá sản thì cho phép tu nghiệp sinh chuyển sang xí nghiệp khác.
- Tăng thời gian tu nghiệp và làm việc lên 4-5 năm là phù hợp với nguyện vọng người sử dụng lao động và người lao động.
Tiến hành thoả thuận với phía nước bạn giao cho một số trường, cơ quan doanh nghiệp có đủ điều kiện làm tốt việc tổ chức tuyển chọn, giáo dục định hướng đưa tu nghiệp sinh học và làm việc tại các nước thuộc thị trường Đông Bắc á.
2.1.5. Hoàn thiện hệ thống quản lý trong hoạt động xuất khẩu sức lao động, đổi mới theo hướng tinh giảm đầu mối trung gian, tập trung chức năng quản lý Nhà nước vào một cơ quan của Chính phủ do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đảm nhiệm. Cơ quan tham mưu giúp việc cho Bộ là Cục Quản lý lao động với nước ngoài.
Các bộ ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội theo chức năng quản lý của mình.
2.1.6. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Cục quản lý lao động với nước ngoài, Tổng cục dạy nghề kết hợp cùng Bộ giáo dục và đào tạo tiếp tục hoàn thiện và tiến tới việc ban hành giáo trình đào tạo lao động xuất khẩu phù hợp với từng khu vực, từng thị trường, đặc biệt chú trọng giáo dục nâng cao nhận thức của người lao động, làm cho họ thấy rõ ý nghĩa, vai trò, trách nhiệm với đất nước, quê hương, gia đình và doanh nghiệp.
2.1.7. Chấn chỉnh, sắp xếp các doanh nghiệp phái cử theo hướng tinh giảm số lượng, tập trung cho những doanh nghiệp mạnh, có khả năng tổ chức quản lý hiệu quả cao.
2.2. Giải pháp đối với các doanh nghiệp:
2.2.1. Về tuyển chọn lao động:
a/ Các doanh nghiệp làm tốt công tác tuyển chọn lao động trực tiếp, gắn trách nhiệm của chính quyền địa phương cấp xã, phường lãnh đạo các cơ sở sản xuất tổ chức Đoàn thể và cơ sở đào tạo để đảm bảo tuyển được những lao động có đạo đức tốt, xuất thân từ các gia đình chấp hành tốt chủ trương của của Đảng và Nhà nước.
- Khi tuyển chọn phải công khai về mặt số lượng, các tiêu chuẩn như giới tính, tuổi, nghề, nơi làm việc, thời hạn tu nghiệp, điều kiện làm việc và sinh hoạt, thu nhập, bảo hiểm y tế, quyền và nghĩa vụ của tu nghiệp sinh cũng như các vấn đề liên quan khác.
- Tăng cường quản lý chặt chẽ các khoá đào tạo, giáo dục định hướng cho tu nghiệp sinh, loại khỏi danh sách những trường hợp có thái độ học tập, sinh hoạt không nghiêm túc, vi phạm nội quy lớp học.
- Chỉ cấp chứng chỉ đào tạo - giáo dục định hướng cho tu nghiệp sinh đạt yêu cầu sát hạch cuối khoá (theo mẫu do Cục Quản lý lao động với nước ngoài ban hành).
b/ Tăng cường và mở rộng công tác tuyển chọn tu nghiệp sinh theo hướng: Doanh nghiệp xuất khẩu sức lao động phải trực tiếp tuyển chọn tu nghiệp sinh là lao động có thâm niên công tác từ 2 năm trở lên đang làm việc tại các doanh nghiệp hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, ưu tiên cho những người là con, em, gia đình chính sách và người có công.
c/ Nhân rộng mô hình lựa chọn thí điểm xuất khẩu sức lao động như đang áp dụng đối với thị trường Malaisia. Tạm thời dừng việc tuyển chọn lao động tại các địa phương có những lao động bỏ trốn.
2.2.2. Về quản lý lao động
Chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý lao động tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Các doanh nghiệp nâng cao năng lực và khả năng chuyên môn của mình bằng cách tự đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, nhân viên của mình. Trong quá trình đào tạo, cần bám sát các tiêu chuẩn đã được xây dựng từ trước cho từng vị trí công việc để đáp ứng yêu cầu của hoạt động xuất khẩu sức lao động trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá.
Đồng thời nâng cao trách nhiệm của cán bộ quản lý, giải quyết tranh chấp giữa lao động và chủ sử dụng, bảo về quyền lợi chính đáng của người lao động và xử lý kiên quyết kịp thời số lao động vi phạm hợp đồng, bỏ trốn thông qua việc:
a/ Các doanh nghiệp chỉ đạo các đại diện của mình tăng cường đi cơ sở nắm bắt tình hình, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh.
b/ Đối với các doanh nghiệp hiện đang có nhiều tu nghiệp sinh bỏ trốn, làm ngoài bất hợp pháp:
- Các doanh nghiệp cần tổng hợp, phân loại theo nguyên nhân bỏ trốn và áp dụng giải pháp cho từng trường hợp. Đối với lao động bỏ trốn vì lý do kinh tế đơn thuần, thì chưa áp dụng các chế tài xử phạt khi họ tự nguyện về nước, đối với lao động bỏ trốn vì lý do kinh tế đơn thuần, thì chưa áp dụng chế tài xử phạt khi họ tự nguyện về nước, đối với lao động bỏ trốn và tham gia vào các dịch vụ lôi kéo các lao động khác bỏ trốn, thì kiên quyết dùng mọi biện pháp đưa lao động về nước và bị xử lý thích đáng.
- Thông báo cho địa phương và gia đình có lao động bỏ trốn, đề nghị địa phương gia đình động viên con em chủ động xin về nước chấp hành các quy định của doanh nghiệp.
2.2.3. Về ký kết hợp đồng:
Các doanh nghiệp cần làm tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức người lao động tuân thủ nghiêm túc hợp đồng giữa doanh nghiệp Việt Nam với người lao động và giữa chủ sử dụng với người lao động, chấp hành luật pháp nước sở tại, nội quy, kỷ luật lao động, tôn trọng phong tục tập quán, không được tham gia các hoạt động hội họp hoặc đình công bất hợp pháp cũng như tổ chức lôi kéo, đe doạ, buộc người khác vi phạm hợp đồng và pháp luật nước sở tại, khi hết hạn hợp đồng, nếu không được gia hạn thì phải về nước.
3. Nhóm giải pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động khi làm việc ở nước ngoài
3.1. Về phía các cơ quan Nhà nước:
3.1.1. Các cơ quan chức năng của Việt Nam cần theo sát quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động ngay cả khi họ đã thuộc quyền quản lý của các doanh nghiệp sử dụng lao động nước bạn. Cán bộ quản lý phải thường xuyên thăm hỏi người lao động để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của họ, tạo niềm tin cho người lao động, thường xuyên gặp gỡ trao đổi với các doanh nghiệp phía đối tác, tìm hiểu tháo gỡ những khó khăn vướng mắc mà người lao động đang phải đối mặt hàng ngày.
- Thường xuyên giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động, động viên tinh thần người lao động thông qua các cuộc viếng thăm, nói chuyện cung cấp những thông tin văn hoá, xã hội trong nước để người lao động yên tâm hơn khi làm việc xa nhà.
- Khuyến khích lao động làm tốt công việc bằng những hợp đồng phụ sau khi hết hạn 2 năm lao động qua đó có thể thêm thu nhập khi làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan trong thời gian gia hạn.
3.1.2 Nghiên cứu những chính sách và hướng dẫn cụ thể về việc bảo vệ quyền lợi của người lao động làm việc ở nước ngoài, xác định và quy rõ trách nhiệm cho các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp xuất khẩu sức lao động và các đoàn thể trong lĩnh vực này, mà trách nhiệm trước hết thuộc về các doanh nghiệp xuất khẩu sức lao động và cơ quan quản lý Nhà nước về xuất khẩu sức lao động (Cục quản lý lao động với nước ngoài- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội).
- Duy trì và củng cố hoạt động của các tổ chức Đảng, Đoàn thể, đặc biệt là tổ chức Công đoàn nhằm thực hiện tốt chức năng bảo vệ quyền lợi người lao động. Các tổ chức này cần phối hợp với các bộ phận quản lý lao động nước ngoài, các văn phòng đại diện trong việc bảo về quyền lợi người lao động.
- Xây dựng các chính sách hỗ trợ đối tượng chính sách, người nghèo đi làm việc ở nước ngoài, được nâng cao tay nghề, thu nhập, cải thiện đời sống gia đình.
3.1.3. Bổ sung hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với người đi xuất khẩu sức lao động theo hướng những người đã tham gia thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, đối tượng còn lại tham gia bảo hiểm tự nguyện. Bổ sung, sửa đổi các chính sách, chế độ đối với người hoàn thành hợp đồng lao động về nước. Đồng thời khuyến khích người lao động dùng thu nhập nước ngoài đầu tư lại cho người lao động sau khi về nước.
3.1.4. Có chính sách khuyến khích người lao động sau khi hoàn thành hợp đồng về nước đầu tư phát triển sản xuất và chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho họ.
- Khuyến khích người lao động dùng thu nhập ở nước ngoài để đầu tư vào hoạt động xây dựng sản xuất kinh doanh trong nước, cho họ được hưởng các chế độ ưu đãi về thuế, vay vốn và các ưu đãi theo luật khuyến khích đầu tư trong nước.
- Coi lực lượng này là nguồn lao động quan trọng để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sức lao động của nước ta vì họ đã được đào tạo ở nước ngoài, có tay nghề cao, có kinh nghiệm, có tác phong làm việc trong môi trường công nghiệp tiên tiến…do vậy mà lực lượng lao động này chắc chắn sẽ có tính cạnh tranh cao.
- Các cơ quan tổ chức xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện hướng dẫn họ tạo việc làm, lập nghiệp để họ có thể đầu tư vốn, sử dụng kiến thức, sử dụng kinh nghiệm đã được đào tạo ở nước ngoài.
3.2. Về phía các doanh nghiệp:
3.2.1. Các doanh nghiệp cần làm cho người lao động hiểu được rõ những những nội dung của hợp đồng lao động trên cơ sở đó tự nguyện ký và làm cam kết thực hiện hợp đồng có sự bảo lãnh của thân nhân. Trên thực tế, giải pháp này đã được thực hiện nhưng nhiều khi vế thứ hai được coi trong hơn, tức là phần cam kết. Đối với người lao động muốn được việc một cách chóng vánh họ cũng sẵn sàng ký cam kết trong khi chưa hiểu rõ được tất cả các công việc, tình huống thuộc nghĩa vụ phải thực hiện và chấp hành cho nên khi bắt đầu triển khai hợp đồng dễ gặp trục trặc. Từ thực tế trên đây việc thực hiện giải pháp này phải đúng theo tuần tự, theo đó người lao động chỉ tự nguyện ký hợp đồng và cam kết thực hiện hợp đồng khi đã hiểu hết nội dung của hợp đồng.
3.1.2. Mặc dù trong các văn bản pháp quy đã quy đinh các doanh nghiệp phải có trách nhiệm quản lý lao động ở nước ngoài, nhưng để giảm chi phí, tăng lợi nhuận các doanh nghiệp đã bỏ qua, hoặc đã thực hiện một cách gượng ép theo kiểu kết hợp hoặc uỷ quyền cho các bộ phận quản lý lao động ở Sứ quán hoặc lãnh sự quán của Việt Nam sở tại. Việc quản lý theo kiểu kiêm nhiệm, hoặc kết hợp này tất yếu sẽ dẫn đến các hậu quả trên. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp cần phải cử cán bộ vùng quản lý tu nghiệp sinh theo đúng sự chỉ đạo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trực tiếp quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần, xử lý các vụ việc liên quan đến tu nghiệp sinh phái cử theo quy định. Những cán bộ đó phải là những người có trình độ năng lực quản lý, giỏi ngoại ngữ, hiểu biết pháp luật Việt Nam và pháp luật, phong tục nước sở tại, có phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng quan hệ phối hợp tốt với chủ sử dụng lao động, các cơ quan chức năng của nước sở tại để giải quyết kịp thời những phát sinh vướng mắc tranh chấp hợp đồng lao động, bảo vệ quyền lợi và nâng cao uy tín của lao động Việt Nam.
3.2.3. Chú trọng đào tạo tay nghề ngoại ngữ, pháp luật phong tục tập quản cho người lao động ngay từ khi còn ở Việt Nam. Đặc biệt là khâu giáo dục - định hướng để tu nghiệp sinh khi sang làm việc tại nước bạn không vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật trong các xí nghiệp và đặc biệt không được bỏ trốn khỏi hợp đồng. Hiện tại, các doanh nghiệp nước ta còn yếu kém về cơ sở vật chất, vốn liếng nghèo nàn, kinh nghiệm lại chưa có nhiều. Lao động nước ta chưa có nhiều ưu điểm song lại còn nhiều mặt hạn chế, nếu không được đào tạo tập huấn phù hợp sẽ khó có khả năng được chấp nhận ở các thị trường lao động nước ngoài.
3.2.4. Các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa, nâng cao đời sống tinh thần của tu nghiệp sinh bằng cách thiết lập câu lạc bộ tu nghiệp sinh tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan nhằm tăng cường quản lý và tạo diễn đàn trao đổi thông tin về tình hình kinh tế xã hội, việc làm…tại Việt Nam.
- Gửi sách báo, văn hoá phẩm hoặc tổ chức các buổi giao lưu với tu nghiệp sinh nước ngoài.
- Mặt khác, có chế độ động viên, khuyến khích tu nghiệp sinh hoàn thành tốt chương trình tu nghiệp được khen thưởng, được bảo lãnh cho người thân đi làm việc ở nước ngoài.
Kết luận:
Hàng năm, nước ta có thêm trên 1 triệu người lao động bước vào độ tuổi lao động. Để giải quyết việc làm cho lực lượng lao động này, bên cạnh việc tạo thêm công ăn việc làm trong nước, xuất khẩu sức lao động là vấn đề không kém phần quan trọng trước mắt cũng như lâu dài. Với mục đích này, Chính phủ Việt Nam đã và đang không ngừng đẩy mạnh các hoạt động nhằm thúc đẩy quá trình hình thành và tiến tới trao đổi hợp tác thường xuyên hơn nữa giữa các đơn vị có chức năng xuất khẩu sức lao động sang các nước bạn.
Trong thời gian gần đây, một số lượng không nhỏ lao động Việt Nam đã được xuất khẩu sang khu vực thị trường Đông Bắc á. Có được kết quả này là do sự hợp tác hết sức chặt chẽ giữa Việt Nam và khu vực Đông Bắc á về xuất khẩu sức lao động. Đông Bắc á là khu vực có tình hình kinh tế xã hội khá ổn định và phát triển nên nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài có chiều hướng gia tăng. Cơ chế, chính sách nhập khẩu lao động của các nước thuộc khu vực này cũng ngày càng thông thoáng hơn tạo điều kiện thu hút nhiều lao động từ bên ngoài vào làm việc. Đây là một cơ hội tốt đối với các nước có khả năng xuất khẩu sức lao động, trong đó có cả Việt Nam.
Cho đến nay, việc mở rộng được thị trường lao động Việt Nam cả về số lượng lẫn chất lượng sang các nước thuộc khu vực Đông Bắc á đã làm tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm cho người lao động, giúp xã hội tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần cải thiện đời sống cho người lao động và gia đình. Cũng thông qua hoạt động này, hình thành được một đội ngũ lao động có tay nghề, có tác phong công nghiệp, giỏi ngoại ngữ, kinh nghiệm và trình độ quản lý. Bên cạnh đó, xuất khẩu sức lao động giúp tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân nước bạn, thúc đẩy việc đưa đất nước ta hoà nhập với đời sống của cộng đồng quốc tế.
Từ những vai trò trên, ta có thể kết luận rằng: mở rộng xuất khẩu sức lao động vào thị trường Đông Bắc á là cần thiết đối với Việt Nam và phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Tuy nhiên, xuất khẩu sức lao động của Việt Nam sang khu vực này cũng đang đứng trước những khó khăn và thách thức lớn. Nguồn lao động xuất khẩu của ta vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường, đặc biệt là ngoại ngữ, tay nghề, ý thức chấp hành pháp luật, tuân thủ hợp đồng còn hạn chế. Hơn nữa những ngành nghề mà nhu cầu nước bạn đang cần nhiều như: tin học, y tế, dịch vụ, thuyền viên…thì ta lại đang thiếu. Bên cạnh đó, tỷ lệ bỏ trốn, tự phá vỡ hợp đồng ở một số thị trường vẫn còn là vấn đề nhức nhối. Mặt khác, sự quan tâm phối hợp của một số Bộ ngành, địa phương chưa đủ mạnh để tạo ra sự thông thoáng và thuận lợi thực sự cho người lao động. Các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp vẫn còn thiếu cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật và sự nhạy bén thị trường…
Chính vì vậy mà đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu những hạn chế, đẩy mạnh xuất khẩu sức lao động vào khu vực này. Điều này đòi hỏi các Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp phải quan tâm thường xuyên, xây dựng kế hoạch, phát huy thế mạnh sẵn có đồng thời khắc phục những nhược điểm của lao động nước ta. Làm được như vậy mới góp phần triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đề ra cho lĩnh vực này, đó là: “Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu sức lao động”.
Nam sang Đài Loan (1999 - 07/2002)
TT
Cty Việt Nam
1999
2000
2001
01/07/02
Tổng số
1
VIETRACIMEX
647
3029
1811
1163
6650
2
TRAENCO
-
1111
994
870
2975
3
LOD
147
817
225
238
1427
4
TRACIMEXCO
57
460
556
251
1324
5
VINACONEX
20
1115
123
49
1307
6
AIRSERCO
-
-
540
742
1282
7
DLKSTHAIBINH
-
169
533
546
1248
8
SONG DA
6
406
216
523
1151
9
INTRACO
-
38
624
401
1063
10
SONA
100
225
282
394
1001
11
TRANSINCO
-
121
531
337
989
12
VINATEX
-
332
389
247
968
13
VUNGTAU INVESCON
-
160
403
380
943
14
SULECO
234
652
27
2
915
15
SOVILACO
42
660
59
108
869
16
EMICO
-
294
303
162
759
17
COALIMEX
98
336
85
174
693
18
YOUTHEXCO
-
191
257
225
673
19
INTERSERCO
6
536
16
71
629
20
CIENCO 1
-
19
165
439
623
21
PCC 2
13
303
217
51
584
22
TRACODI
152
256
45
24
477
23
VIRASIMEX
-
71
224
158
453
24
MEPRODECO
-
37
118
266
421
25
LATUCO
87
161
160
408
26
TSC
-
154
35
210
399
27
GETRACO
-
6
16
353
375
28
HAPEXCO
-
8
94
270
372
29
INCOMEX SG
-
14
128
230
372
30
NINH BINH
-
-
202
167
369
31
QUOC DAN
-
-
150
201
351
32
CONSTREXIM
-
-
103
241
344
33
VINAGIMEX
-
174
54
88
316
34
VINAFOR
-
53
180
63
296
35
SEAPRODEXVN
-
1
88
198
287
36
COOPIMEX
-
-
68
217
285
37
XNKHAIDUONG
-
-
9
276
285
38
DL HATAY
-
-
236
37
273
39
CIENCO 8
-
8
141
113
262
40
VINAINCON
-
-
12
249
261
41
SOWATCO
-
60
109
50
219
42
CIENCO 4
-
1
77
139
217
43
ESFICO
-
29
88
97
214
44
CEM
-
-
64
145
209
45
VIC
-
45
100
61
206
46
TSG
-
-
61
128
189
47
LEESCO
-
3
32
142
177
48
COLACO
-
-
17
159
176
49
LILAMA
-
102
41
1
144
50
FIMEXCO
-
-
138
4
142
51
TOMATECO
-
5
59
71
135
52
QUNIMEX
-
-
20
112
132
53
TECHNOIMPORT
-
-
23
109
132
54
HCC 1
-
2
70
59
131
55
DINH VANG
-
1
72
51
124
56
HMSC
11
84
14
9
118
57
VINAHANDCOOP
-
-
3
114
117
58
PETROSETCO
-
2
51
62
115
59
HAINDECO
-
14
68
25
107
60
PROCIMEX
-
-
2
105
107
61
NOSCO
-
3
43
56
102
62
HVC
-
44
45
7
96
63
COECCO
-
49
33
11
93
64
INEXIMDAKLAK
-
-
35
58
93
65
MACHINOIMPORT
-
-
45
45
90
66
VSC
-
86
-
4
90
67
VIET HA
-
-
12
75
87
68
VAN HOA
-
30
42
14
86
69
VICIMEX
-
10
63
-
73
70
DETETOUR
-
50
21
1
72
71
BATIMEX
-
10
28
33
71
72
HOGAMEX
-
-
32
38
70
73
TECHSIMEX
39
29
-
-
68
74
TRANSMECO
-
-
20
43
63
75
TM BAC NINH
-
-
60
60
76
VTC
-
26
34
-
60
77
GCC 4
-
-
8
49
57
78
XNK SON LA
-
-
-
56
56
79
POLIMEX
-
-
-
53
53
80
HD MANSOCO
-
-
22
29
51
81
XAY DUNG 8
-
-
2
49
51
82
SERVICO HANOI
-
10
29
9
48
83
LASCO
-
44
-
-
44
84
NOWATRANCO
-
5
1
37
43
85
DETESCO
-
-
-
38
38
86
PROSIMEX
-
-
6
31
37
87
XD THANGLONG
-
27
10
-
37
88
VILEXIM HANOI
-
-
30
4
34
89
VITOURCO
-
-
5
28
33
90
TRANACO
-
-
-
30
30
91
ENLEXCO
-
-
12
17
29
92
TCT THUY LOI
-
-
29
-
29
93
VTB THANGLONG
-
-
13
16
29
94
COSEVCO
-
-
13
15
28
95
OSC HAIPHONG
-
5
3
18
26
96
SPSC
-
16
5
5
26
97
FAQUIMEX
-
-
9
16
25
98
COMA
-
-
10
13
23
99
HALASUCO
-
-
5
18
23
100
HALONGFICHCORP
-
7
6
9
22
101
THUAN THAO
-
-
-
21
21
102
BENTHANH TOURCO
-
-
2014
-
20
103
VIF
-
-
-
6
20
104
BITIMEXCO
-
-
3
16
16
105
OSC VIETNAM
-
10
13
2
15
106
BDCC
-
1
-
-
14
107
HANDICO
-
-
9
14
14
108
BAC NINH
-
-
4
-
9
109
CIEPICO
-
4
-
-
8
110
NACIMEX
-
7
-
-
7
111
VINECCO
-
-
4
3
7
112
MAY&XKLD PHU THO
-
-
-
6
6
113
TCTDULICHSAIGON
--
-
-
6
6
114
NAPECO
-
-
-
3
3
115
SHIPCHANCO
-
-
3
-
3
116
INLACO
-
-
2
-
2
117
PHUTHO TOURCO
-
2
-
-
2
118
HACC
-
-
1
-
1
119
IMEX TRAVINH
-
-
-
1
1
120
NGUOI LAO DONG
-
-
-
1
1
121
QUINISHIP
-
-
1
-
1
122
TIECO
-
1
-
-
1
TOTAL
1572
12667
12274-
13601
40114
Nguồn: Văn phòng KTVN VN tại Đài Bắc - Bộ phận quản lý lao động
tài liệu tham khảo
Cẩm nang thường thức sinh hoạt Nhật Bản - NXB Thống kê - Hà Nội - 1997
Những điều cần biết đối với người đi tu nghiệp ở Nhật Bản - NXB Thống kê - Hà Nội - 1997
Những điều cần biết đối với người đi tu nghiệp ở Đài Loan - NXB Trẻ - TP Hồ Chí Minh 2000
Những điều cần biết đối với người đi tu nghiệp ở Hàn Quốc - NXB Lao động - XH - Hà Nội 2000
Tạp chí Việc làm nước ngoài số 5/1999 - Cục quản lý lao động với nước ngoài - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
“Thực trạng và giải pháp tăng cường hợp tác xuất khẩu sức lao động Việt Nam sang Nhật Bản” - Nguyễn Thanh Đức - Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản (Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc á, số 3 (39) - 6/2002)
“Để đạt được mục tiêu đưa 4 vạn lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài năm 2002” - TS Trần Văn Hằng - Cục trưởng Cục quản lý lao động với nước ngoài - Tạp chí Lao động và Xã hội - số 197 (từ 16-31/8/2002)
“Nghị định về xuất khẩu sức lao động trong thời gian tới” - Hiền Lương - Cục quản lý lao động với nước ngoài - Tạp chí Lao động và Xã hội - số 197 (từ 16-31/8/2002)
“Tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản, Hàn Quốc tồn tại và giải pháp” - Đào Công Hải - Phó Cục trưởng Cục quản lý lao động với nước ngoài - Tạp chí Lao động và Xã hội - số 197 (từ 16-31/8/2002)
“Cơ sở của những giải pháp cho hoạt động xuất khẩu sức lao động” - PGS.TS Nguyễn Phúc Khanh - trường Đại học Ngoại Thương.
“Trên 10.000 người Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc” - Báo Người lao động - (04/11/2002)
Công bố kết quả điều tra lao động việc làm 2002 - Thông tấn xã Việt Nam (03/11/2002)
“Lao động và việc làm - Những bước tiến quan trọng” - Nguyễn Thị Hằng - UVTƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Tạp chí cộng sản số 23 tháng 8/2002
“Đặc điểm của xuất khẩu sức lao động và những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sức lao động trong tình hình mới ” - Tạp chí Chiến lược Chính sách Công nghiệp số 2/2002.
“Báo cáo đánh giá 3 năm đưa lao động sang làm việc tại Đài Loan. Thực trạng và giải pháp thực hiện trong thời gian tới” - Cục quản lý lao động với nước ngoài - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
“Báo cáo về tình hình đưa lao động sang làm việc có thời hạn ở Đài Loan sau khi triển khai việc ký Bản cam kết về Lương và Chi phí của lao động. Các vấn đề đặt ra và giải pháp” - Cục quản lý lao động với nước ngoài - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
“Thị trường lao động Đài Loan: Thực trạng và một số vấn đề đặt ra” - Phạm Đỗ Nhật Tân - Tạp chí “Việc làm ngoài nước” - Cục quản lý lao động với nước ngoài - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Chiến lược việc làm 2000-2001 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Chiến lược việc làm thời kỳ 2001-2010 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Chiến lược xuất khẩu lao động và chuyên gia thời kỳ 2001-2010 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Bộ luật Lao động - Nhà Xuất bản chính trị Quốc gia, 1994.
Nghị định số 370/HĐBT ngày 09/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành kèm theo quy chế về vấn đề đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
Nghị định số 07/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về vấn đề đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ quy định về việc người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
Thông tư số 20/LĐTBXH - TT ngày 03/08/1995 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 07/CP ngày 20/01/1995
Thông tư số 28/1999/TT - BLĐTBXH ngày 15/11/1999 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999
Quy định số 1635/1999/QĐ - BLĐTBXH ngày 13/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội về việc ban hành quy chế đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Thông báo số 79/TB - VPCP ngày 04/07/2000 của Văn phòng Chính Phủ, ý kiến kết luận của Phó Thủ Tướng Phạm Gia Khiêm tại Hội nghị Toàn quốc về xuất khẩu lao động và chuyên gia
Tài liệu của Hội nghị tập huấn về xuất khẩu sức lao động của Cục quản lý lao động với nước ngoài (13-14/06/2000)
Tạp chí Lao động và Xã hội các năm 1994, 1995 và 2000
Tạp chí Thanh niên cuối tuần số 23 (191) ngày 4/6/2000
Báo Lao động, báo Người lao động các số năm 1999, 2000
Báo Đầu tư các số năm 1999, 2000
Báo Quốc tế số 21/1995, số 14/1997, số 11/1999, số 24/2000
Báo Thanh Niên các số tháng 6/2002, tháng 8/2002, tháng 9/2002
Website:
“Challenges lying ahead for labour export” - Ha Linh - ECONET (Ha Noi, January, 29, 2002)
“Viet Nam sends 12,945 workers abroad” - By Andrew Sinnema - 27, November, 1998
Labour Situation in Japan 2000, Japan Insight
Website:
The Japan Times, November 1, 2000
“The Changing Employment Structure”, Yuji Genza, Associte Profesor, Faculity of Economics Gakushin University, Vol.38 - No 3, March 1, 1999.
Website:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xuat khau LD sang khu vuc Dong Bac A.doc