Ngành rau quả Việt Nam đã và đang phát triển, khẳng định tiềm năng to lớn và vai trò quan trọng trong kinh tế cả nước. Hơn thế, ngành rau quả Việt Nam đang đứng trước vận hội mới, nhất là khi Việt Nam khai thông được một số thị trường lớn sau khi ký hiệp định thương mại song phương với nhiều quốc gia phát triển và trở thành thành viên WTO.
Tuy vậy, hàng Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với không ít thách thức khi cắt giảm thuế, giảm bảo hộ và trợ cấp của Nhà nước theo cam kết của AFTA, WTO và các hiệp định thương mại.
Việt Nam có tận dụng được cơ hội, khắc phục được khó khăn hay không, không chỉ phụ thuộc vào các nhà quản lý, các cơ quan Chính phủ, mà còn phụ thuộc vào mỗi doanh nghiệp, mỗi người nông dân. Liên tục nâng cao chất lượng, cải tiến khâu chế biến, bảo quản nông sản hàng hóa, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đó là nhiệm vụ của mọi cá nhân, tổ chức có liên quan.
80 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1612 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xúc tiến thương mại nhằm đẩy mạnh xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quả được qui hoạch tập trung mang tính sản xuất hàng hoá cao phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Trong điều kiện sản xuất phân tán, chất lượng rau, quả khó ổn định, khó áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nâng cao năng suất, hạ giá thành.
- Công nghệ chế biến, bảo quản rau, quả phần lớn lạc hậu, cũ nát, thiếu công nghệ bảo quản thích ứng với đặc điểm thu hoạch và chế biến của loại mặt hàng này (bảo quản lạnh, bảo quản trong môi trường điều tiết, sơ chế, bao gói...).
- Cơ sở hạ tầng cho công tác thu mua, tiêu thụ còn hạn hẹp, thiếu các phương tiện vận chuyển, kho bãi chuyên dụng, chưa có thị trường ổn định, chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm.
Trong các tổ chức kinh doanh xuất khẩu rau, quả Nhà nước có Tổng Công ty Rau quả Việt Nam, tiếp nhận nguồn hàng của 45 doanh nghiệp và 12 xí nghiệp chế biến. Đây là doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu rau quả lớn nhất nước ta.
Đã xuất hiện mô hình hợp lác xã làm dịch vụ cho các hộ xã viên như tổ chức dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân với phương thức ký hơp đồng trực tiếp với các hộ sản xuất, trực tiếp chỉ đạo bộ phận mua gom, đóng gói, vận chuyển sản phẩm. ở đây hợp tác xã là trung gian giữa các Công ty xuất khẩu với người nông dân. Hợp tác xã hưởng hoa hồng do cơ quan mua gom trả, hoặc theo hình thức uỷ thác tiêu thụ cho các hộ. Giá cả do hai bên thỏa thuận, hợp tác xã tổ chức tiêu thụ. Để có sản phẩm xuất khẩu đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, hợp tác xã chỉ đạo, hướng dẫn xã viên sản xuất. Tuy nhiên đây mới chỉ là mô hình thí điểm, chưa được triển khai rộng rãi do còn thiếu điều kiện thực hiện. Tư thương với những ưu thế về tính linh hoạt trong hoạt động tiếp thị, liên kết chặt chẽ với người sản xuất, khả năng chịu rủi ro cao, chi phí kinh doanh thấp, nắm bắt thông tin nhanh nhậy, đã tỏ ra chiếm ưu thế trong hoạt động xuất khẩu tiểu ngạch.
Một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam
Thị trường Trung Quốc: Đây là thị trường rộng lớn, với 1,3 tỷ dân. Đặc biệt, các tỉnh phía Nam Trung Quốc có chung trên 1.400 km đường biên kéo dài từ phía Đông đến phía Tây, tiếp giáp với 6 tỉnh của Việt Nam. Hiện nay quan hệ giữa hai nước đang bước vào thời kỳ bình thường hoá và mở cửa, giao lưu kinh tế giữa hai nước sau nhiều năm bị đóng cửa nay đang có những chuyển biến tích cực. Địa lý gần gũi tạo ra nhiều thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ, đường sắt hoặc đường sông, biển. Trung Quốc tiêu thụ các sản phẩm rau quả của ta như: chuối tiêu, vải thiều, nhãn lồng, xoài... và các loại rau như dưa chuột, cải bẹ xanh, xalat, ớt bột. Sản phẩm đóng hộp mà thị trường này có nhu cầu là dứa, dưa chuột, vải, chôm chôm...
Thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông: các thị trường này có phong tục tập quán tương đối giống Việt Nam, có nhu cầu tiêu thụ rau quả bình quân mỗi năm hàng triệu tấn. Nhiều năm nay, các nước này có quan hệ buôn bán rau quả với Việt Nam, kim ngạch có xu hướng ổn định. Đây là một thị trường có triển vọng tiêu thụ rau quả với khối lượng lớn do có sức mua cao nhưng thiếu đất trồng, thiếu lao động.
Thị trường các nước SNG và EU: SNG là thị trường có quan hệ buôn bán rau quả với nước ta từ lâu, sau năm 1989 do có biến động về cơ chế kim ngạch trao đổi xuất khẩu giữa hai nước bị giảm sút nhưng mấy năm gần đây đã được phục hồi. Theo đánh giá của Tổng công ty rau quả Việt Nam, Nga vẫn là thị trường rộng lớn, có khả năng tiêu thụ với số lượng lớn rau quả Việt Nam như khoai tây, bắp cải, hành tây, chuối tươi và đồ hộp, nước quả đông lạnh… Thời vụ hai nước lại chéo nhau nên khả năng xuất khẩu lớn. Tuy nhiên, khoảng cách địa lý lớn là một trong những khó khăn khi Việt Nam xâm nhập thị trường này. Do đó, các nhà kinh doanh xuất khẩu trái cây Việt Nam cần tăng cường đầu tư tiếp thị, tăng cường hợp tác liên doanh, nhằm tranh thủ hỗ trợ về giống, kỹ thuật canh tác, thông tin thị trường.
Thị trường Mỹ: Đây cũng là một thị trường lớn (trên 250 triệu dân). Việt kiều sống ở Mỹ khoảng 1 triệu người, có nhu cầu không nhỏ về rau quả Việt Nam. Tuy vậy, xuất khẩu sang Mỹ gặp rất nhiều khó khăn vì thị trường Mỹ có những yêu cầu khắt khe về chất lượng và giá bán không cao. Khi Hiệp định thương mại Việt -Mỹ được ký kết, hàng rào thuế quan được mở, rau quả Việt Nam đang có nhiều cơ hội nhập khẩu vào thị trường này, hiện kim ngạch ngày càng lớn. Sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Mỹ là sản phẩm đóng hộp, nước quả đông lạnh như dưa chuột, dứa hộp, vải, chôm chôm, xoài và thanh long và một số sản phẩm rau quả sấy khô (chuối sấy, dưa chuột, nấm muối).
2.3 Giới thiệu thị trường Nhật Bản và công tác xúc tiến xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường này
2.3.1 Tình hình kinh tế – xã hội
Nhật Bản không phải là một quốc gia lớn về diện tích, giàu có về tài nguyên nhưng rất hùng mạnh về kinh tế. Từ quá khứ lạc hậu, nghèo nàn, Nhật Bản đã làm được điều kì diệu và nay trở thành nước công nghiệp hàng đầu thế giới.
Hình 3: Tổng GDP thế giới năm 1998
Nguồn: trang web của JETRO
Theo số liệu đưa ra trong bài viết của ông Takeshi Arai (JETRO tại Hà Nội) tại khoá tập huấn về xúc tiến thương mại do Vietrade tổ chức tháng 9 - 2002, thu nhập quốc dân của Nhật Bản năm 2001 là 4.143 tỉ USD, GDP đầu người năm 2001 là 32.585 USD. Với số dân khoảng 126.771.662 triệu người (tính đến tháng 9 – 2001, theo Tài liệu của Vietrade), tốc độ gia tăng là 0,17%/năm, đây thực sự là một thị trường đầy tiềm năng ở châu lục đang phát triển này.
Bảng 3 : Số liệu tổng quan kinh tế Nhật Bản qua các năm
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
GDP (tỉ USD)
4210
3832
4349
4765
4143
GDP/người (USD)
33405
30323
34302
37556
32585
Xuất khẩu (triệu USD)
421010
386869
417413
480683
405390
Nhập khẩu (triệu USD)
338761
279991
309613
381106
351006
Nguồn : Tạp chí The World 2000 – 2002, Jetro
Cùng với sự suy thoái kéo dài của nền kinh tế Nhật Bản, những năm qua tổng thu nhập, thu nhập khả dụng và mức tiêu dùng của người dân Nhật Bản đều giảm sút. Tuy vậy, chỉ số tiết kiệm của người Nhật vẫn thuộc loại cao nhất thế giới
Hình 4 : Phân bổ thu nhập bình quân hàng tháng của hộ gia đình Nhật Bản (đơn vị: yên)
Nguồn: Báo cáo hàng năm của Cơ quan quản lý và hợp tác Nhật Bản (Management and Coordination Agency)
Đặc tính của người tiêu dùng Nhật Bản là tính đồng nhất. 90% người tiêu dùng cho rằng họ thuộc tầng lớp trung lưu, với các đặc điểm sau:
Tương ứng với khả năng thanh toán cao, người Nhật có yêu cầu rất khắt khe về hàng hoá mà họ tiêu dùng. Đối với họ, những tiêu chuẩn đặc biệt chính xác về chất lượng, độ bền, độ tin cậy, tính an toàn và sự tiện dụng của sản phẩm là điều không thể thiếu được khi mua hàng. Ngoài ra, dịch vụ hậu mãi tốt và sự phân phối kịp thời của nhà sản xuất cũng được người Nhật quan tâm. Họ sẵn sàng chấp nhận giá bán cao hơn một chút để đổi lấy sự hài lòng và tiện ích của sản phẩm. Những vết xước nhỏ, những mảng thâm hay dập nát trên sản phẩm, bao bì xô lệch hay in ấn không cẩn thận…đều có thể dẫn đến tác hại lớn : hàng khó bán, khó hoàn vốn, ảnh hưởng tới uy tín và chiến lược làm ăn lâu dài. Đặc biệt, người Nhật Bản mua mặt hàng hoa quả không chỉ để thưởng thức mà còn để trang trí nhà cửa và làm quà tặng. Đó là một loại hàng tiêu dùng cao cấp mà giá càng cao, càng quý hiếm thì càng mang lại sự sang trọng cho người sử dụng. Hoa quả nhiệt đới lạ mắt, lạ miệng có thể bán được với giá rất cao, nhưng khi nó trở thành thông dụng thì giá lập tức hạ xuống. Vì lẽ đó, hoa quả bán cho người Nhật Bản không những phải thơm ngon mà còn phải có hình thức đẹp, hấp dẫn, bao bì (nếu có) phải được gia công cẩn thận, trang trí một cách mĩ thuật và luôn được cải tiến.
Người tiêu dùng Nhật Bản rất nhạy cảm với biến động giá cả hàng ngày trên thị trường. Với bản tính tiết kiệm, các bà nội trợ người Nhật thường xuyên theo dõi sự thay đổi giá cũng như sự xuất hiện của các mặt hàng mới.
Người Nhật Bản nhạy cảm với những thay đổi theo mùa. Nằm trong vùng khí hậu ôn đới hải dương với 4 mùa rõ rệt, ở Nhật Bản, quần áo, đồ dùng trong nhà và nhất là thực phẩm rất hay thay đổi theo mùa. Việc bao gói, xử lý kĩ thuật để bảo quản sản phẩm lâu dài trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt rất cần được các nhà sản xuất lưu tâm.
Người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm. Họ luôn muốn có thể chọn lựa nhiều loại hàng của cùng một nhãn hiệu để tìm được loại thích hợp với mình nhất và có thể thay đổi hàng hóa theo sự phát triển của nhu cầu. Do đó, các nhà sản xuất cần không ngừng cải tiến sản phẩm của mình nhằm liên tục tạo ra tính mới, tính độc đáo và sự phong phú của hàng hóa.
2.3.2 Quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản và tiềm năng xuất khẩu mặt hàng rau quả Việt Nam vào thị trường Nhật Bản
A/. Quan hệ thương mại Việt – Nhật
Nhật Bản đã từ lâu là một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật tăng đều qua các năm, trừ năm 1998 do Nhật Bản chịu ảnh hưởng nặng nền của cuộc khủng hoảng tài chính -tiền tệ trong khu vực.
Bảng 4: 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Xuất khẩu của
Việt Nam 2000
Xuất khẩu
của Việt Nam 2001
Nước
Kim ngạch
(1000$)
Tỉ trọng
Nước
Kim ngạch
(1000$)
Tỉ trọng%
Nhật Bản
2621658
18,1
Nhật Bản
2509802
16,7
Trung Quốc
1534039
10,6
Trung Quốc
1418092
9,4
úc
1271776
8,8
Hoa Kỳ
1065335
7,1
Singapour
885773
6,1
Singapour
1043734
6,9
Đài Loan
756119
5,2
úc
1041801
6,9
Hoa Kỳ
732440
5,1
Đài Loan
806000
5,4
Đức
730083
5,1
Đức
721797
4,8
Philippines
477709
3,3
Anh
511582
3,4
Anh
429277
3,0
Pháp
467471
3,1
Hà Lan
390240
2,7
Hàn Quốc
406082
2,7
Nguồn : Fiche de synthèse, 2000 và 2001
Cơ cấu hàng Việt Nam xuất sang Nhật tương đối đơn giản, chủ yếu là nguyên liệu thô (trên 50%) và sản phẩm sơ chế. 4 mặt hàng chiếm tỷ trọng đáng kể nhất là dầu thô, thủy hải sản, dệt may, than đá.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng đều, nhưng đến nay, hàng Việt Nam mới chỉ chiếm 0,3% thị phần Nhật Bản. Theo ông Yasuo Yasua, điều phối viên quốc tế Trung tâm công nghiệp tỉnh Chiba (Nhật Bản), con số này là quá nhỏ bé so với tiềm năng của Việt Nam. Nguyên nhân của sự bất cân xứng này là:
a. Các doanh nghiệp Việt Nam rất thiếu thông tin về thị trường Nhật Bản
Chi phí khảo sát thị trường nước ngoài đối với phần lớn các doanh nghiệp hiện còn quá tốn kém, ít có công ty nào dám mạnh dạn đầu tư cho lĩnh vực này. Các cơ quan thuộc Chính phủ như Bộ Thương mại (nhất là Cục xúc tiến thương mại), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, VCCI, UBND các tỉnh - thành phố lớn… tuy có xúc tiến tìm hiểu thị trường nhưng còn rời rạc, chưa mang tính hệ thống, nhất là chưa xây dựng được phương thức phổ biến một cách hiệu quả những thông tin cập nhật tới các doanh nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay lại chưa quen với việc khai thác thông tin từ mạng Internet (thí dụ, từ website của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản JETRO), từ cơ quan đại diện thương mại Việt Nam ở Nhật Bản… Tình trạng thiếu thông tin này hạn chế đáng kể khả năng thâm nhập thị trường và nắm bắt cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, bởi thị trường Nhật hết sức năng động với những nhu cầu thay đổi nhanh chóng.
b. Doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm rõ những quy định về xuất nhập khẩu của Chính phủ Nhật
Nhật Bản từ lâu đã xây dựng hệ thống văn bản luật khá chặt chẽ để quản lý xuất nhập khẩu, đặc biệt là đối với những mặt hàng “nhạy cảm’’ như nông sản, thực phẩm… Hàng Việt Nam dễ “mắc” những quy định này do quy định tương tự của Chính phủ tại thị trường trong nước vốn giản đơn, không được thực hiện nghiêm chỉnh. Thêm nữa, doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa thành thạo trong việc thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu của Nhật.
c. Mẫu mã hàng Việt Nam còn kém hấp dẫn, chưa có thương hiệu riêng
Các nhà sản xuất Việt Nam trước kia ít quan tâm đến mẫu mã hàng hóa, nhất là khâu thiết kế, cải tiến bao bì. Gần đây, họ đã lưu ý nhiều hơn đến vấn đề này, nhưng nhìn chung vẫn chưa bằng các đối thủ trong khu vực. Đặc biệt, bao bì cho mặt hàng rau quả chế biến còn lạc hậu. Số sản phẩm được đựng trong lọ thủy tinh (loại lọ được coi là thích hợp nhất) chưa nhiều. Việc ghi nhãn còn chưa tuân thủ tốt quy chế ghi nhãn hàng hóa do Chính phủ Việt Nam ban hành (Quyết định số 178/1999/QĐ/TTg).
d. Công tác xúc tiến thương mại chưa được quan tâm đúng mức
Như đã đề cập ở phần 1.3, số doanh nghiệp đã nhận thức được vai trò của xúc tiến thương mại và chủ động thực hiện còn rất ít. Đặc biệt, Nhật Bản lại là nước có mức sống rất cao, chi phí của mọi lĩnh vực nhìn chung đắt hơn các quốc gia khác, khiến các doanh nghiệp Việt Nam càng ngại đầu tư cho hoạt động này.
B/. Tiềm năng xuất khẩu rau quả Việt Nam vào Nhật Bản
Tổng Giám đốc siêu thị Hà Nội-Seiyu cho biết, hàng năm Nhật Bản nhập khẩu trên 3 tỷ USD rau quả và nông sản. Các sản phẩm rau quả, thực phẩm chế biến của Việt Nam hoàn toàn có khả năng xâm nhập và đứng vững trên thị trường khó tính này. Tiềm năng thị trường Nhật Bản rất lớn bởi người Nhật có nhu cầu cao về hành, tỏi, cải bắp, gừng, chuối, ớt, bưởi, cam, dứa, xoài, đu đủ. Trong những năm tới, Nhật Bản tiêu thụ nhiều sản phẩm mà Việt Nam có khả năng xuất khẩu như dưa chuột, khoai tây, đậu các loại, măng ta, cà chua, nấm, dứa, dưa hấu, gia vị…
Bảng 5: Tiêu thụ rau quả ở Nhật Bản
Năm
1993
1994
1995
1996
1997
Rau tươi
Giá trị
Thị phần
Giá trị
Thị phần
Giá trị
Thị phần
Giá trị
Thị phần
Giá trị
Thị phần
Hàng trong nước
11,001
96.4
10,840
94.1
10,948
93.7
10,928
94.3
10,691
94.7
Hàng nhập khẩu
410
3.6
680
5.9
738
6.3
657
5.7
602
5.3
Tổng cộng
11,411
100
11,520
100
11,686
100
11,585
100
11,293
100
Nguồn:"Thống kê vận chuyển sản xuất" Bộ Nông Lâm Nghiệp, "Nhập khẩu các loại rau VINAS", "Qũy tiếp tế nông sản ổn định" và "Xuất khẩu Nhật Bản" - Bộ Tài chính Nhật Bản
Năm 2001, Nhật Bản đã nhập khẩu khoảng 10 triệu USD rau quả từ Việt Nam, chỉ chiếm 4% tổng giá trị rau quả nhập khẩu của Nhật. Tại Nhật có ba dạng siêu thị: siêu thị cao cấp, bình dân và siêu thị 100 yên. Hàng Việt Nam hoàn toàn có thể vào siêu thị 100 yên.
Bảng 6: Tình hình nhập khẩu rau quả (Đơn vị: ngàn tấn %)
1993
1994
1995
1996
1997
% trong tổng số
RauHành tâyBí đỏBông cải xanh
Gừng
Nấm
Tỏi
Măng tây
Đậu bo
Cà rốt và củ cải vàng
Các loại khác
383,76061,809126,185-26,63615,58616,37118,3157,4919,266102,101
639,043206,849156,78372,17228,19024,32010,34221,27010,83018,21290,075
699,951245,849131,84474,33036,10226,30812,81322,7369,85755,57384,539
623,171184,455143,78973,76731,31824,39423,57422,19913,98330,20075,492
573,216174,611135,66571,81133,10126,02825,37321,07814,70313,305
57,541
95.229.022.511.95.54.34.23.52.42.29.6
Trái cây
26,324
40,881
37,884
33,609
29,000
4.8
Tổng cộng
So sánh với các năm
410,084142.5
679,924165.8
737,835108.5
656,78089.0
602,21491.7
100,0
Nguồn: “Nhập khẩu các loại rau VINAS, " Quỹ tiếp tế nông phẩm ổn định" và "Xuất nhập khẩu Nhật bản", Bộ tài chính
Rau quả Việt Nam nhìn chung được người tiêu dùng Nhật Bản chấp nhận nhưng chất lượng chưa thật nổi bật và chưa đảm bảo thời hạn giao hàng. Mặt khác, hàng Việt Nam thường “mắc” ở khâu kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm bởi không đáp ứng những nhu cầu khắt khe trong các văn bản pháp lý mà Chính phủ Nhật đề ra.
Hiện nay rau quả Việt Nam trên thế giới có sức cạnh tranh rất thấp do giá thành sản xuất cao, thu hoạch thủ công, manh mún, công nghệ chế biến lạc hậu, chất lượng không đảm bảo, độ chín không đều, màu sắc không đẹp, bao bì không hấp dẫn, tổn thất sau thu hoạch tối đa 20-25% nên càng đội giá lên cao. Tại Nhật, rau quả Việt Nam luôn bán thấp hơn rau quả các nước từ 30-40%. Việc thực hiện xuất khẩu rau quả vào Nhật Bản được thực hiện theo 3 cấp: hàng rau, quả dùng cho công nghiệp chế biến, hàng rau, quả sản xuất theo tiêu chuẩn thông thường, hàng được sản xuất theo tiêu chuẩn đặc biệt.
2.3.3 Một số lưu ý khi xuất khẩu mặt hàng rau quả sang thị trường Nhật Bản
Như trên đã nói, người Nhật Bản rất quan tâm đến chất lượng và vệ sinh an toàn của các sản phẩm rau quả. Khi mua hàng, họ chú ý đến độ tươi, hình dáng, màu sắc của sản phẩm, đặc biệt là độ tươi. Nếu hàng không tươi, dù rẻ họ cũng không mua.
Để bảo vệ người tiêu dùng, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành “Luật về tiêu chuẩn hoá các nông lâm sản và hợp lý hoá các nhãn hiệu chất lượng”, còn gọi là Luật tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản (Japan Agricultural Standards - JAS). Luật này quy định các tiêu chuẩn về chất lượng, các quy tắc về ghi nhãn chất lượng và đóng dấu tiêu chuẩn JAS. JAS đã được sửa đổi nhiều lần để phù hợp với sự thay đổi chủng loại sản phẩm và sự tăng lên nhanh chóng của chúng. JAS ngày nay là một trong những cơ sở để người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm chế biến. Theo Luật JAS sửa đổi tháng 7 – 1999, mặt hàng rau quả tươi phải được dán nhãn trên đó ghi rõ tên sản phẩm, nước xuất xứ; rau quả đã qua chế biến phải ghi tên , thành phần, tỉ trọng các chất có trong sản phẩm, nhà sản xuất, thời hạn sử dụng, phương pháp bảo quản…
Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản cũng ban hành Luật Vệ sinh thực phẩm, quy định những thủ tục trong việc nhập khẩu và dán nhãn hiệu thực phẩm. Luật này nêu rõ: người nhập khẩu phải chuẩn bị ”Tờ khai báo thực phẩm nhập khẩu”, tờ khai báo này được đệ trình cho Ban kiểm tra thực phẩm nhập khẩu tại cơ quan kiểm dịch có thẩm quyền của cảng hoặc sân bay mà sản phẩm nhập khẩu phải đi qua. Sau khi tờ khai báo được xem xét, sản phẩm phải trải qua khâu kiểm tra vệ sinh. Kết quả của việc kiểm tra này sẽ xác định hàng hóa có được nhập khẩu hay không.
Trước khi kiểm tra, nếu người nhập khẩu đã đưa sản phẩm này đi kiểm tra riêng, tại một tổ chức kiểm tra, được chỉ định bởi Bộ trưởng an sinh xã hội hay tại các Tổ chức kiểm tra đã đăng ký hợp pháp ở chính quốc gia xuất khẩu thì việc kiểm tra có thể được rút ngắn để thúc đẩy quá trình nhập khẩu nhanh hơn.
Hình 5 : Quy trình nhập khẩu theo Luật vệ sinh thực phẩm
Sản phẩm rau quả nhập khẩu vào Nhật còn phải tuân thủ Luật Kiểm Dịch Cây Trồng. Nhiều người cho rằng Nhật Bản thực hiện việc kiểm dịch cây trồng nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Luật này nêu ra khá nhiều loại cây, rau, quả cấm nhập khẩu để bảo vệ an toàn cho ngành nông nghiệp Nhật Bản. Nông sản được sản xuất tại các nước mà Nhật Bản nghi ngờ là có dịch bệnh thì bị cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt mà lệnh cấm được dỡ bỏ cho cây trồng đáp ứng các tiêu chuẩn đặc biệt được đưa ra bởi Bộ Nông Lâm Ngư Nghiệp.
Việc kiểm dịch được thực hiện bởi nhân viên kiểm dịch thực vật tại nơi đã quy định ở cảng hoặc sân bay. Nếu nông phẩm không không có dịch bệnh thì chứng từ hoàn tất kiểm dịch sẽ được ban hành. Trong trường hợp ngược lại, nông phẩm sẽ được tiệt trùng qua xông khói, hoặc bị hủy bỏ bằng cách đốt cháy hoặc gửi trả lại như hàng trả về.
Hình 6: Quy trình kiểm dịch cho sản phẩm nhập khẩu
Không chỉ có các quy định của Chính phủ, một số quy định tự nguyện đã hình thành, thí dụ, quy định của Hiệp Hội Thực Phẩm Đông Lạnh Nhật Bản. Hiệp hội này đã thiết lập những tiêu chuẩn chất lượng của riêng nó, và công nhận những xưởng sản xuất được công nhận.
Mới đây, Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản còn đưa ra một số điều khoản đặc biệt bổ sung vào Luật cấm nhập khẩu thực phẩm. Theo đó, các cơ quan chức năng có thể ngay lập tức cấm nhập khẩu một mặt hàng thực phẩm, rau quả nào đó, nếu sản phẩm này không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản. Những điều khoản đặc biệt này được đưa ra nhằm hoàn thiện và bổ sung cho Luật Vệ sinh An toàn thực phẩm mới được sửa đổi và có hiệu lực thi hành từ 7/9/2002. Theo Luật cấm nhập khẩu thực phẩm, Bộ nông lâm và ngư nghiệp Nhật Bản sẽ cho phân tích, kiểm nghiệm 60 mẫu đối với thực phẩm, rau quả bị nghi ngờ là không an toàn. Nếu kết quả phân tích 60 mẫu có 5% số mẫu bị vi phạm tiêu chuẩn an toàn thực phẩm thì Bộ nông lâm ngư nghiệp có quyền ban hành lệnh cấm nhập khẩu đối với thực phẩm, rau quả trên.
Luật cấm nhập khẩu thực phẩm đang được người tiêu dùng Nhật Bản hoan nghênh đồng thời cảnh báo các nhà xuất khẩu thực phẩm, rau quả vào Nhật Bản phải chú trọng hơn đến tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Bên cạnh các quy định pháp lý, các nhà xuất khẩu còn nên quan tâm đến giải thưởng G-Mark -Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng và thiết kế đẹp, do Bộ Công thương Nhật Bản khởi xướng năm 1957. Đây là tiêu chuẩn công nhận những sản phẩm ưu việt, chất lượng cao, được thiết kế độc đáo, phù hợp với người Nhật. Từ năm 1998, hệ thống này chính thức mang tên Giải thưởng Mẫu thiết kế đẹp G-Mark do Tổ chức Xúc tiến Mẫu thiết kế công nghiệp Nhật Bản (JIDPO) quản lý. Ông Shinji Yajima, thành viên Tổ chức Xúc tiến kiểu dáng công nghiệp Nhật Bản cho biết: mọi sản phẩm đang được bán tại Nhật hoặc có chiến lược bán cho Nhật đều có thể đệ đơn để xin nhận giải thưởng G-Mark. Quá trình xét trao giải gồm 2 giai đoạn: xem xét giấy tờ và xem xét sản phẩm thực tế. Khi 2 giai đoạn này kết thúc, giải thưởng này sẽ được trao cho nhà sản xuất đủ tiêu chuẩn, nhà sản xuất sẽ gắn biểu tượng G-Mark lên sản phẩm của mình. Theo Trung tâm ASEAN Nhật Bản, G-Mark là biểu tượng của những sản phẩm có chất lượng cao, là “giấy thông hành” rất hiệu quả để sản phẩm đến với khách hàng. Các doanh nghiệp có thể coi G-Mark như sự kiểm tra hướng phát triển của sản phẩm, đồng thời là sự hỗ trợ cụ thể đối với hoạt động bán hàng của công ty. Lệ phí cho việc sử dụng biểu tượng này là 100.000 yên/năm.
Tại các thành phố lớn của Nhật hiện có hai xu hướng mua sắm mới mà doanh nghiệp Việt Nam rất nên quan tâm: bán hàng qua bưu điện theo catalogue hàng mẫu và bán hàng qua Internet. Những phương thức này được ưa chuộng do tiết kiệm nhiều thời gian cho những công chức Nhật vốn hết sức bận rộn. Tuy nhiên, hàng bán theo phương thức này cần liên tục thay đổi mẫu mã, kiểu dáng để hấp dẫn khách hàng (đa phần là nữ).
2.4 Công tác xúc tiến thương mại đưa mặt hàng rau quả vào thị trường Nhật Bản
Thời gian gần đây, không chỉ các cơ quan Chính phủ mà cả các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất quan tâm đến công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu rau quả vào thị trường Nhật Bản. Chuyến khảo sát gần đây nhất diễn ra từ ngày 24/9 đến ngày 5/10 do Thứ trưởng Bộ Thương mại Phan Thế Ruệ dẫn đầu đã thu kết quả rất khả quan. Phía Nhật đã nhiều lần đề nghị Việt Nam khoanh vùng sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, trong đó có rau quả. Họ sẵn sàng giúp các nhà sản xuất Việt Nam trong khâu giống, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cách bảo quản cũng như bao tiêu sản phẩm… Đặc biệt, một biên bản thỏa thuận về hợp tác kiểm dịch động – thực vật giữa hai nước đã được ký giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản. Theo bản thỏa thuận này, phía Nhật sẽ thành lập một trạm kiểm dịch động – thực vật. Tất cả những hàng hóa đã được trạm này chứng nhận chất lượng đều có thể yên tâm vào Nhật.
Trước đó, hồi tháng 2/2002, một đoàn công tác liên ngành do Thứ trưởng Bộ Thương mại Mai Văn Dâu dẫn đầu, với sự tham gia của đại diện Chính phủ,các bộ, các doanh nghiệp đã khảo sát thị trường Nhật Bản.Trong chuyến đi này, đoàn đã có các cuộc tiếp xúc với đại diện 20 công ty, tập đoàn Nhật Bản để thỏa thuận về việc đưa hàng nông, thủy sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản. Làm việc với đoàn, Bộ trưởng Nông-Lâm-Ngư nghiệp Nhật Bản cho biết, phía bạn sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đào tạo cán bộ kiểm dịch và cung cấp thiết bị kiểm dịch cho Việt Nam với mục đích nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu. Bộ trưởng khẳng định, Việt Nam là quốc gia giàu tiềm năng về các mặt hàng rau quả, thủy sản, gạo. Theo ông, những mặt hàng đó có thể dễ dàng vào thị trường Nhật nếu nâng cao chất lượng hơn một chút.
Cũng trong tháng 2, một đoàn gồm 15 doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia hội chợ thương mại Thái Bình Dương – Ehime 2002 tại tỉnh Ehime (Nhật Bản). Các thương nhân Việt Nam đã giới thiệu những sản phẩm đặc trưng, có khả năng cạnh tranh của Việt Nam. Nhiều bạn hàng cũng như người tiêu dùng Nhật Bản tỏ ra rất quan tâm đến những sản phẩm này. Đây thật sự là cơ hội tốt để phát triển quan hệ thương mại giữa hai bên.
Các chuyến khảo sát đã giúp cả các nhà quản lý và doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ hơn về thị trường Nhật Bản. Thứ trưởng Bộ Thương mại Phan Thế Ruệ cho biết, rau quả Việt Nam thừa sức cạnh tranh ở Nhật, nhưng hiện nay tỷ trọng còn thấp so với Trung Quốc, Philippines… Ông cho rằng, để hàng Việt Nam vào Nhật nhiều hơn, các doanh nghiệp cần tạo dựng và kiên trì củng cố uy tín của mình vì người Nhật khá khó tính. Đồng thời, việc kiểm soát chặt chẽ mọi khâu, từ gieo trồng, thu hoạch, chế biến, đến đóng gói, xuất đi… phải được thực hiện thường xuyên.
Về phía Nhật Bản, tổ chức có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc đưa hàng Việt Nam đến với người tiêu dùng Nhật Bản là Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (Japan External Trade Organization - JETRO). Tiền thân của JETRO là Tổ chức Nghiên cứu Xuất khẩu Nhật Bản, ra đời năm 1951. Trong hai năm tiếp theo, hai tổ chức thương mại khác cũng được Chính phủ Nhật Bản thành lập là Hội đồng Ngoại thương (năm 1952) và Hội đồng hòa giải thương mại Nhật Bản. Đến năm 1954, ba tổ chức trên được hợp nhất với Tổ chức khôi phục Ngoại thương Nhật Bản rồi trở thành Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản vào năm 1958.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển quan hệ giao lưu kinh tế ngày càng mạnh mẽ giữa hai quốc gia Việt – Nhật, JETRO đã mở hai văn phòng đại diện tại Hà Nội (tháng 10/1993) và tại TP Hồ Chí Minh (tháng 10/2000). Hoạt động của JETRO ở Việt Nam tập trung vào ba mảng:
Xúc tiến xuất khẩu hàng Việt Nam sang Nhật Bản
Hỗ trợ đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam
Hỗ trợ phát triển nền kinh tế thị trường của Việt Nam
Những mặt hàng được JETRO quan tâm ở Việt Nam là rau quả, thủ công mỹ nghệ, may mặc, hàng trang trí nội thất… Những năm qua JETRO đã giúp các nhà xuất khẩu Việt Nam thu thập thông tin về khách hàng Nhật Bản, giới thiệu hàng Việt Nam cho người tiêu dùng Nhật Bản trên trang web của JETRO (địa chỉ: www.jetro.go.vn). Tại văn phòng đại diện của JETRO luôn có nhiều ấn phẩm về thương mại, đầu tư, cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho các nhà quản lý và doanh nghiệp. JETRO đã tổ chức 3 hội chợ xúc tiến xuất khẩu tại Việt Nam, mời 2 đoàn doanh nghiệp Nhật Bản sang xem hàng trực tiếp và đàm phán ký hợp đồng với phía Việt Nam. Tổ chức này còn thường xuyên đào tạo kỹ năng xúc tiến thương mại và giúp doanh nghiệp Việt Nam làm quen với phương thức kinh doanh qua mạng. JETRO đã từng hỗ trợ các nhà xuất khẩu Việt Nam sang Nhật tham gia Hội chợ về hàng thực phẩm (FOODEX) và nhiều hội chợ, triển lãm chuyên ngành khác (Triển lãm quà tặng-Gift Show, Triển lãm đồ dùng gia đình-International Houseware Show, Hội chợ nội thất-Furniture Fair)…
…
Chương III : Giải pháp tăng cường công tác xúc tiến thương mại nhằm đưa mặt hàng rau quả vào thị trường Nhật Bản.
3.1 Các giải pháp cải thiện môi trường pháp lý cho hoạt động xúc tiến thương mại
Như đã đề cập ở chương I, khung pháp lý cho hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam chưa thật hoàn thiện. Bộ luật liên quan nhiều nhất đến hoạt động này là Luật Thương mại 1997 mới chỉ có vỏn vẹn một định nghĩa về xúc tiến thương mại. Các chính sách về xúc tiến thương mại như hỗ trợ tài chính, bảo hiểm ngành hàng, lập trung tâm xúc tiến thương mại ở nước ngoài… mới được quy định rải rác tại các văn bản do nhiều bộ, ngành ban hành.
Chính phủ rất cần bổ sung sự thiếu hụt trên bằng pháp lệnh, hoặc tối thiểu cũng là nghị định về xúc tiến thương mại, trong đó nêu rõ các loại hình được coi là xúc tiến thương mại, các cơ quan quản lý hoạt động này, kinh phí hàng năm cho xúc tiến thương mại, nguyên tắc hoạt động của trung tâm xúc tiến thương mại đặt tại Việt Nam cũng như ở nước ngoài… Chính phủ cũng cần nêu rõ nhiệm vụ của đại diện bộ, ban, ngành tại các địa phương trong việc hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp, nhiệm vụ cung cấp thông tin của đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài cho doanh nghiệp trong và ngoài nước…
Đối với xúc tiến thương mại bằng con đường thương mại điện tử, hiện khung pháp lý đang là một vấn đề nổi cộm. Đáng lẽ Pháp lệnh Thương mại điện tử phải được Bộ Thương mại trình Chính phủ vào tháng 11/2002, sau đó Chính phủ sẽ xem xét phê duyệt vào đầu năm 2003. Tuy nhiên, quá trình này hiện đang chậm so với kế hoạch. Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Thương mại nhanh chóng hoàn thành văn bản trên. Bộ Thương mại nên mời các cán bộ của Tổng cục Bưu Điện, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tư pháp, Ban Cơ yếu Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Công thương, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, và một số bộ ngành có liên quan khác tham gia Ban soạn thảo pháp lệnh này.
3.2 Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của rau quả xuất khẩu
3.2.1 Phát triển ngành rau quả một cách hợp lý với chính sách đầu tư thích đáng
Theo chiến lược xuất, nhập khẩu thời kỳ 2001-2010, kim ngạch xuất khẩu rau quả dự kiến đến năm 2010 đạt 1,85 tỷ USD, trong đó phấn đấu để xuất khẩu rau quả tươi và ướp lạnh đạt 180-300 triệu USD (chiếm 10-15%), rau quả chế biến phấn đấu đạt 1-1,1 tỷ USD (chiếm 50-60%). Chiến lược này phải được triển khai đồng bộ từ các Bộ liên quan đến người nông dân trên đồng ruộng với từng mặt hàng rau quả trên 4 vấn đề lớn : tổ chức sản xuất, thị trường tiêu thụ và cơ chế chính sách. Riêng khâu tổ chức sản xuất phải đồng bộ 4 khâu : trồng, thu hoạch, chế biến, tiếp thị.
Xây dựng mô hình sản xuất và lưu thông rau quả hàng hóa phù hợp với yêu cầu thực tiễn
Để tiến dần đến việc xuất khẩu rau quả với khối lượng lớn, Nhà nước nên tổ chức sản xuất lại theo hướng phát triển kinh tế trang trại, quy hoạch vùng phục vụ xuất khẩu. Các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần vận động nông dân gieo trồng theo đơn đặt hàng hoặc hợp đồng của các công ty xuất khẩu, các nhà thu gom. Cách làm đó sẽ tạo cầu nối giữa nhà xuất khẩu với người sản xuất rau quả, kết hợp xây dựng các mối quan hệ, các kênh lưu thông từ sản xuất đến xuất khẩu.
Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi nhất để các chủ trang trại sản xuất kinh doanh rau, quả được thành lập các hợp tác xã cổ phần trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện, có thể kinh doanh đa ngành, vừa cung ứng vật tư, máy móc, nguyên - nhiên liệu..., vừa tiêu thụ sản phẩm, tiếp thị và xúc tiến thương mại. Nhà nước hỗ trợ các hợp tác xã rau, quả và vốn tín dụng, giống mới, công nghệ sinh học, đào tạo cán bộ quản lý trang trại và kỹ thuật canh tác cho người lao động...
Nâng cao chất lượng rau quả hàng hóa
Thị trường thế giới ngày nay tiêu thụ các chủng loại hàng rau quả với đòi hỏi cao về chất lượng theo hướng rau quả sạch, bảo đảm vệ sinh thực phẩm. Do đó, để đạt được mục tiêu, Chính phủ cần có hệ thống chính sách đồng bộ, bên cạnh vấn đề thị trường xuất khẩu không thể không chú trọng vấn đề giống cây trồng.
Bên cạnh việc nghiên cứu tuyển chọn và lai tạo các giống tốt ở trong nước, Nhà nước cần có chính sách quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu cây giống, tránh việc nhập giống cây có ảnh hưởng xấu cho sản xuất trong nước.
Để có thể tìm và mở rộng thị trường trái cây Việt Nam, Nhà nước cần có những định hướng sát thực cho người sản xuất về giống, chủng loại, cung cấp các thông tin về nhu cầu ở các thị trường chủ yếu để nhà sản xuất vạch ra chiến lược thị trường và sản phẩm phù hợp. Giữa các doanh nghiệp kinh doanh rau quả và người sản xuất cần có sự liên kết chặt chẽ trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản để tăng chất lượng trái cây.
Tại các vùng sản xuất, nông dân cần được hướng dẫn để đầu tư cải tạo vườn tạp; canh tác theo các vùng chuyên canh tập trung, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, phát triển các cây đặc sản có lợi thế. Các nhà sản xuất cũng cần đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch như: phát triển các máy bảo quản, chế biến quả tươi gắn với vùng nguyên liệu, đa dạng hoá các sản phẩm chế biến như bột quả, nước quả cô đặc quả sấy khô ngâm đường, mứt... Công tác nghiên cứu khoa học cần được chú trọng, đặc biệt là trong việc chọn giống, nhân giống, ứng dụng thiết bị kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong trồng trọt ... Nhà nước có thể xem xét để đưa ra quy định, theo đó các công ty sản xuất giống phải trích một số phần trăm lợi nhuận cho tác giả. Cách làm này đã và đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng, cho kết quả khả quan, bởi khuyến khích được đông đảo các nhà khoa học tham gia sáng tạo giống mới. Chính phủ cũng cần tăng cường kiểm soát chất lượng hạt giống và nâng cao trách nhiệm của các đơn vị sản xuất hạt giống, nhằm bảo đảm giống không bị thoái hóa.
Đầu tư thích đáng xây dựng hệ thống chế biến và bảo quản rau quả
Hoạt động này phải được tiến hành dựa trên một hệ thống chính sách hợp lý, đồng bộ, khuyến khích đầu tư phát triển và tận dụng được các nguồn vốn trong và ngoài nước. Các nhà quản lí nên thu hút vốn đầu tư trong nước, đồng thời chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài, chủ yếu trong lĩnh vực chế biến rau quả xuất khẩu, vì đây là mũi nhọn quan trọng để đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới. Các công ty nước ngoài có ưu điểm về vốn về kỹ thuật, lại có sẵn thị trường tiêu thụ và khả năng tiếp cận thị trường. Một số công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài về chế biến rau quả xuất khẩu tại Lâm Đồng, Đồng Nai, KCX Tân Thuận, TP Hồ Chí Minh ... đã đi vào hoạt động. Các cơ sở này đều có thể phát triển tốt, nhưng quy mô còn nhỏ, kim ngạch xuất khẩu chỉ khoảng 1,5-2 triệu USD mỗi năm. Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này cần đa dạng, song nên chú trọng một số loại rau quả quan trọng, có khả năng xuất khẩu với khối lượng lớn.
Đối với thị trường trong nước, các nhà sản xuất cần tập trung nâng cao chất lượng, sản lượng, hạ giá thành sản phẩm. Nhà nước nên đề ra các chính sách thích hợp để khu vực tư nhân tham gia lưu thông, phân phối, xuất khẩu, tạo hướng đi mới cho nông dân các vùng chuyên canh rau quả, đồng thời tăng cường công tác khuyến nông, phát triển dịch vụ về giống, khoa học kỹ thuật, chăm sóc phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ sinh môi trường sản phẩm ... Cần nhập khẩu các công nghệ, thiết bị mới như chế biến rau quả bằng phương pháp đông lạnh, sấy khô thẩm thấu, đóng gói chân không… Có như vậy, ngành công nghiệp xanh mới có thể hoà chung vào sự phát triển kinh tế xã hội, nâng tỷ trọng giá trị ngành trồng trọt nói chung và ngành trồng trọt rau quả nói riêng trong cơ cấu nền kinh tế.
3.2.2 Đổi mới chính sách tài chính tín dụng, hỗ trợ cho phát triển rau quả
Trước hết, Bộ Tài chính có thể xem xét các loại thuế áp dụng cho ngành sản xuất và xuất khẩu rau quả. Để khuyến khích xuất khẩu rau, quả đề nghị Nhà nước áp dụng mức thuế giá trị gia tăng đối với ngành rau, quả ở mức 0%. Luật khuyến khích đầu tư trong nước quy định đối với dự án khuyến khích đầu tư (trong đó có dự án sản xuất, chế biến rau, quả) được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm đầu và được giảm 50% tối đa trong 4 năm tiếp theo, thì nên vận dụng cho ngành rau, quả ở mức tối đa là 4 năm. Đầu tư vào lĩnh vực này cần không ít thời gian và chịu nhiều rủi ro, do đó, sự hỗ trợ trên sẽ giúp các nhà sản xuất vượt qua những khó khăn ban đầu.
Mặt khác, các hiệp hội, các sở thương mại và những cơ quan có liên quan cần Chính phủ lập các Quỹ bảo hiểm cây trồng để hỗ trợ cho người sản xuất trong trường hợp rủi ro bất khả kháng như: sâu bệnh gây thiệt hại mùa màng, thiên tai... Sự hỗ trợ này sẽ rất có ý nghĩa đối với người nông dân, bởi trước nay họ vẫn chịu thua thiệt rất nhiều vì thiên tai. Nguồn vốn cho quỹ có thể trích từ lợi nhuận của các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này, từ kinh phí của các hợp tác xã nông nghiệp, hoặc từ ngân sách địa phương và kêu gọi chính người nông dân tham gia…
Về chính sách tín dụng, Bộ Tài chính và các ngân hàng, quỹ cho vay… nên đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho ngành rau, quả được vay ưu đãi từ nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ phát triển, bảo đảm đủ vốn cho các dự án và kéo dài thời gian thanh toán vốn vay tuỳ đặc điểm của từng dự án. Thông thường, trong thời gian đầu tham gia sản xuất kinh doanh, các dự án xuất khẩu rau, quả chưa phát huy hiệu quả ngay, nhất là đối với các loại cây dài ngày. Hơn nữa, sau khi cắt giảm thuế theo danh mục CEPT (1/1/2003), rau quả trong nước sẽ bị cạnh tranh gay gắt bởi hàng nhập khẩu từ ASEAN. Nếu không có chính sách ưu đãi tài chính, có thể nhiều loại rau quả Việt Nam sẽ yếu thế ngay trên “sân nhà”, nhất là trước những đối thủ như Thái Lan, Indonesia…
Đối với các vùng sản xuất rau, quả tập trung với khối lượng lớn, ký hợp đồng thường xuyên cung ứng rau, quả xuất khẩu với các doanh nghiệp, Nhà nước cũng nên áp dụng các biện pháp hỗ trợ đặc biệt như: ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng, ưu tiên xây dựng các Trung tâm thương mại, các chợ rau, quả, cho vay ưu đãi từ nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ phát triển...
3.3 Giải pháp tăng cường hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại đưa rau quả Việt Nam vào Nhật Bản
3.3.1 Nâng cao nhận thức về xúc tiến thương mại
Trước hết, các doanh nghiệp Việt Nam cần có nhận thức sâu sắc hơn về vai trò của công tác xúc tiến thương mại để thực hiện mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu. Trách nhiệm này trước hết thuộc về các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan như Cục Xúc tiến thương mại, các sở thương mại, các viện, trường đại học chuyên ngành… Những cơ quan này có trách nhiệm thường xuyên nâng cao nhận thức và kiến thức cho các doanh nghiệp thông qua các hội thảo, khóa học, buổi thuyết trình với nội dung sát thực tiễn. Những hoạt động này cần được tổ chức một cách đồng bộ, tránh trùng lắp nội dung, tránh tình trạng “vừa thừa vừa thiếu”, giẫm chân lên nhau, lãng phí tiền bạc và thời gian của cả Nhà nước và doanh nghiệp.
Hoạt động phổ biến kiến thức phải được phổ cập đến đông đảo cộng đồng doanh nghiệp, chấm dứt cảnh “nước chảy chỗ trũng” như hiện nay, nghĩa là doanh nghiệp ở các tỉnh – thành lớn thì dễ tiếp xúc với “trung ương”, còn những nơi vùng sâu vùng xa lại thường xuyên chịu thiếu thốn. Kiến thức về xúc tiến thương mại cần được đưa vào giáo trình giảng dạy của các trường khối thương mại như một môn học chuyên ngành, với mục đích trang bị kiến thức cơ bản cho các doanh nhân và các nhà quản lý kinh tế tương lai.
3.3.2 Xây dựng chiến lược xúc tiến thương mại hợp lý
Mỗi tỉnh, thành, mỗi doanh nghiệp cần sớm xây dựng một chiến lược xúc tiến thương mại riêng cho mình, không nên trông chờ vào chiến lược của Chính phủ rồi làm theo một cách thụ động. Chiến lược phải phù hợp với điều kiện tài chính, nhân lực riêng của doanh nghiệp, tùy nhu cầu trong từng thời kỳ mà chọn hình thức xúc tiến phù hợp. Mỗi doanh nghiệp nên có bộ phận phụ trách xúc tiến thương mại riêng, hoạt động độc lập hoặc thuộc phòng marketing. Ngân sách cho hoạt động xúc tiến thương mại phải được quy định bằng một tỷ lệ nhất định trong doanh thu/lợi nhuận hàng năm.
Chiến lược xúc tiến thương mại phải được nghiên cứu cho một thời gian dài. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu mặt hàng rau quả, các nhà quản trị cần chú trọng công tác dự báo xu hướng tiêu dùng sản phẩm mà họ cung cấp, bởi giá nông sản rất phụ thuộc vào yếu tố này. Những mặt hàng trước đây là đắt giá, nhưng khi không còn phù hợp với thị hiếu thì không nên đầu tư quá nhiều cho việc quảng bá, tiếp thị nữa. Ngược lại, đối với những rau quả đặc sản, đang hoặc sẽ được ưa chuộng tại một thị trường nào đó thì cần được giới thiệu một cách tích cực đến người tiêu dùng.
3.3.3 Đẩy mạnh công tác thông tin thương mại
Các cơ quan có điều kiện tiếp xúc với nguồn thông tin thường xuyên phải có trách nhiệm đưa thông tin đến với những người có nhu cầu: kể cả nhà sản xuất, người kinh doanh xuất nhập khẩu, nhà đầu tư lẫn người tiêu dùng. Các bộ, ban, ngành (nhất là Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tổng Cục Du lịch…) nếu đã có trang web riêng phải dành vị trí thích đáng cho thông tin thị trường trên trang chủ của mình. Nếu có thể thì cho đăng những bài viết, bài nhận định của các chuyên gia kinh tế mang tính tổng hợp và chuyên sâu, góp phần định hướng cho sản xuất và kinh doanh.
Hiện nay nhiều cơ quan đã có trang web nhưng độ cập nhật rất kém. Thật đáng buồn là trên website của Bộ Kế hoạch và Đầu Tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam…, thông tin mới nhất là từ tháng …2/2002, thậm chí từ tháng 6/2001. Nhiều bộ đến nay còn chưa có cả website, thậm chí nhiều chuyên viên của bộ còn hết sức “mù mờ” về Internet và thương mại điện tử. Điều đó chứng tỏ ngay cả các cơ quan Chính phủ cũng không coi trọng lắm vấn đề này, vậy thì việc doanh nghiệp đôi khi xem thường cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Tình trạng này phải được chấm dứt. Chính phủ trước hết phải nâng cao nhận thức cho chính nhân viên các bộ, ban thuộc Chính phủ, sau đó cần đầu tư cho cơ sở vật chất để có thể cung cấp thông tin một cách đầy đủ nhất. Mặt khác, khi đã xây dựng phương tiện cung cấp thông tin (thí dụ: website), cơ quan quản lý không chỉ có trách nhiệm duy trì mà còn phải luôn đổi mới hoạt động của phương tiện để đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng.
3.3.4 Xúc tiến thương mại điện tử
''Trong chiến lược của mỗi doanh nghiệp phải có mục tiêu riêng, lộ trình riêng để phát triển thương mại điện tử, phù hợp với nhu cầu của mình''. Đó là khuyến cáo của ông Bùi Sơn Dũng, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại trong Hội thảo ''Doanh nghiệp trong chiến lược thương mại điện tử quốc gia'' khai mạc sáng nay (28/10) tại Hà Nội.
Thực vậy, doanh nghiệp không nên “nhào” vào làm trang web nếu chưa xác định được mục tiêu cụ thể, chưa thấy rõ những lợi ích mà trang web đó sẽ mang lại cho mình. Để tránh tiêu tốn quá nhiều chi phí, doanh nghiệp cần lập chiến lược thương mại điện tử với lộ trình cụ thể, đồng thời liên tục theo dõi những kết quả của lộ trình đó. Trên trang web cần giới thiệu rõ ràng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Đặc biệt, với mặt hàng rau quả, website cần nêu rõ sản phẩm thuộc giống nào, công nghệ gieo trồng, bảo quản, chế biến ra sao… Nếu sản phẩm đã được chứng nhận chất lượng bởi cơ quan của Việt Nam hay Nhật Bản, hoặc đoạt những giải thưởng như G-Mark… thì càng cần được giới thiệu kỹ. Khi cần tư vấn về xúc tiến thương mại bằng con đường điện tử, doanh nghiệp không nên ngần ngại đến Cục Xúc tiến thương mại hoặc các trung tâm công nghệ thông tin, trung tâm xúc tiến thương mại địa phương.
Mặt khác, theo ông Trần Quốc Khánh, Phó Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Thương mại), mỗi doanh nghiệp cần có ít nhất một chuyên viên về thương mại điện tử (tốt nhất là thuê chuyên gia từ các Công ty chuyên về thương mại điện tử nếu không thể tự đào tạo). Bên cạnh đó, doanh nghiệp không thể thiếu cán bộ marketing làm công tác tuyên truyền cho hoạt động thương mại điện tử của mình. Bộ phận marketing đó có nhiệm vụ trước tiên là định vị khách hàng của doanh nghiệp, chủ yếu tại thị trường nước ngoài (trong đó có Nhật Bản), bởi đối với người tiêu dùng Việt Nam, thương mại hiện còn rất lạ lẫm.
Thêm nữa, để chấm dứt tình trạng các hoạt động xúc tiến thương mại điện tử được tổ chức rời rạc, thiếu sự liên kết nên chưa đem lại hiệu quả mạnh mẽnhư thời gian qua, Chính phủ cần thành lập một cơ quan đứng ra nhận trách nhiệm phối hợp các hoạt động thương mại điện tử. Tổ chức đó sẽ là cầu nối giữa các Doanh nghiệp Việt Nam với Chính phủ, với các tổ chức quốc tế để doanh nghiệp có thể tiếp nhận và sử dụng một cách hiệu quả hơn những hoạt động hỗ trợ phát triển thương mại điện tử.
Cuối cùng, Chính phủ cần có chiến lược nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ở Việt Nam để phục vụ tốt hơn cho xúc tiến thương mại điện tử. Hiện nhiều doanh nghiệp đang cố gắng nhập những công nghệ thông tin hiện đại để phục vụ đời sống và kinh doanh trong nước, nhưng lại “vướng” cơ sở hạ tầng quá thấp trong nước. Do vậy, khắc phục sự yếu kém này sẽ tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho sự phát triển của kinh tế nước ta nói chung và của xuất khẩu nói riêng.
Về phía các doanh nghiệp, khi cần sử dụng thông tin, phải chủ động tìm nguồn cung cấp đáng tin cậy, không nên để thiếu hiểu biết, dẫn đến những thua thiệt không đáng có trong kinh doanh. Về thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp có thể tìm thông tin tại trang web của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) hoặc liên hệ trực tiếp với văn phòng của tổ chức này tại Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh.
3.3.5 Nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại ở nước ngoài
Về lâu dài, các doanh nghiệp lớn nên xem xét xúc tiến mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại các thị trường lớn, trong đó có Nhật Bản. Điều này sẽ rất có lợi cho doanh nghiệp trong việc nắm bắt những biến động của cung, cầu và giá cả, đặc biệt với những mặt hàng “nhạy cảm” với mùa vụ và với thị hiếu như rau quả. Khi có tranh chấp xảy ra ở nước bạn, nếu phía Việt Nam có đại diện trực tiếp thì có lợi hơn nhiều là qua bên thứ ba. Tuy nhiên, nếu chi phí cho việc mở văn phòng quá cao (nhất là ở một quốc gia có mức sống đắt đỏ như Nhật Bản), doanh nghiệp có thể thuê công ty Nhật làm đại diện cho mình - điều mà chính các công ty Nhật Bản cũng đang làm ở Việt Nam.
ở tầm vĩ mô, Chính phủ cần sớm bổ nhiệm tham tán thương mại chuyên về ngành hàng tại các nước. Chỉ thị số 31/2001 của Thủ tướng Chính phủ đã cho phép thực hiện thí điểm chế độ tham tán kinh tế chuyên trách ngành hàng bên cạnh sứ quán hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, nhưng đến nay việc thực hiện chưa thật hiệu quả. Chế độ này là hết sức cần thiết, nhất là đối với ngành hàng nông nghiệp, bởi thị trường nông sản thế giới vốn rất bấp bênh, lại nhiều rào cản, cần có người nắm vững chuyên môn theo dõi thường xuyên. Chính phủ cần cử ngay tham tán nông nghiệp cho bốn thị trường lớn của Việt Nam là Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản.
Mặt khác, đối với các nước có diện tích lớn, mỗi tỉnh hoặc bang đều có sự độc lập tương đối, thì việc chỉ đặt một tham tán ở thủ đô là không hợp . Thí dụ, Nhật Bản có bốn đảo lớn và vô số đảo nhỏ, một vị tham tán ở Tokyo chắc chắn không thể bao quát hết tình hình thị trường cả nước. Vì vậy, Chính phủ có thể xem xét đặt thêm tham tán ở các địa phương trọng điểm.
Với sự giúp đỡ của các đối tác và chính quyền địa phương, Chính phủ cần xúc tiến thành lập sớm trung tâm giới thiệu sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam tại Nhật để có thể quảng bá hàng Việt Nam rộng rãi hơn. Trung tâm này có thể bao gồm hệ thống nhà hàng, quán ăn đặc sản, cung cấp đến tận người tiêu dùng cuối cùng những món ăn chế biến từ rau quả và những thực phẩm khác có nguồn gốc từ Việt Nam. Nhà sản xuất Việt Nam cần chú trọng hơn hoạt động tiếp thị để chứng minh cho người tiêu dùng Nhật thấy rằng những sản phẩm rau quả Việt Nam đang lưu thông ở Nhật đều đã qua kiểm duyệt theo Luật An toàn thực vật và Luật Vệ sinh thực phẩm của Nhật.
Trong lĩnh vực xuất khẩu rau quả, để đạt được hiệu quả kinh tế cao, công tác nghiên cứu dự báo, tổ chức và mở rộng thị trường xuất khẩu cần được coi trọng cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Phát triển thị trường xuất khẩu không chỉ là việc riêng của Bộ Thương mại, mà đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các địa phương và các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần chủ động, tích cực tìm kiếm thị trường, nguồn hàng, vận dụng kinh nghiệm đã được tổng kết qua nhiều năm trong lĩnh vực xuất khẩu rau quả. Dù điều kiện kinh phí có hạn, doanh nghiệp cũng nên tổ chức các đoàn công tác đi tiếp thị, tổ chức tham quan, khảo sát, tham gia hội thảo, hội chợ triển lãm để học tập kinh nghiệm tiên tiến của nước ngoài, giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm bạn hàng. Tại Nhật Bản, hàng năm các hội chợ thương mại tổng hợp cũng như hội chợ chuyên ngành được tổ chức khá thường xuyên. Các doanh nghiệp nên cố gắng mang sản phẩm của mình đến những hội chợ đó, bởi việc giới thiệu trực tiếp tới người tiêu dùng trong những dịp như vậy sẽ rất thuận lợi.
Doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm hơn nữa tới những tiêu chuẩn chất lượng về mặt hàng rau quả do Chính phủ Nhật quy định, thí dụ tiêu chuẩn JAS, giải thưởng G-Mark, chứng nhận về bảo vệ môi trường sinh thái do các phòng thí nghiệm của Nhật cấp. Mặt khác, họ nên mở rộng liên doanh với các đối tác Nhật để sản xuất, chế biến, bảo quản các loại rau quả được trồng từ hạt giống của Nhật. Hàng rau quả nên xuất sang Nhật lúc giáp vụ, sẽ bán được với giá có lợi hơn nhiều thời điểm giữa vụ. Sau khi đã xuất thành công những lô hàng đầu tiên sang Nhật, doanh nghiệp cần chú trọng giữ uy tín lâu dài của mình trước những khách hàng khó tính.
Hàng năm, các bộ, ngành của nước ta như: Bộ Công nghiệp, Tổng Công ty Dầu khí, Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông, Tổng Công ty Điện lực, Tổng Công ty Hàng không, Tổng Công ty Hàng hải... có giá trị nhập khẩu rất lớn. Nếu gắn được nhập khẩu của các Bộ, Ngành này với đàm phán về xuất khẩu rau, quả thì đó có thể là biện pháp hiệu quả để đẩy mạnh xuất khẩu rau, quả. Chính phủ cần tiếp tục đàm phán các hiệp định thương mại song phương và đa phương, đàm phán trả nợ nước ngoài bằng nông sản (trong đó có rau, quả) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xâm nhập thị trường nước ngoài.
Chính phủ cần sớm thành lập một số Trung tâm xúc tiến thương mại (trong đó có hệ thống kho ngoại quan, phòng trưng bầy và giao dịch rau, quả ) để khuyếch trương xuất khẩu nói chung và rau, quả nói riêng tại Nhật Bản và các thị trường lớn như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Singapore, Pháp, Đức, Nga, các Tiểu vương quốc ả rập thống nhất...
Kết luận
Ngành rau quả Việt Nam đã và đang phát triển, khẳng định tiềm năng to lớn và vai trò quan trọng trong kinh tế cả nước. Hơn thế, ngành rau quả Việt Nam đang đứng trước vận hội mới, nhất là khi Việt Nam khai thông được một số thị trường lớn sau khi ký hiệp định thương mại song phương với nhiều quốc gia phát triển và trở thành thành viên WTO.
Tuy vậy, hàng Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với không ít thách thức khi cắt giảm thuế, giảm bảo hộ và trợ cấp của Nhà nước theo cam kết của AFTA, WTO và các hiệp định thương mại.
Việt Nam có tận dụng được cơ hội, khắc phục được khó khăn hay không, không chỉ phụ thuộc vào các nhà quản lý, các cơ quan Chính phủ, mà còn phụ thuộc vào mỗi doanh nghiệp, mỗi người nông dân. Liên tục nâng cao chất lượng, cải tiến khâu chế biến, bảo quản nông sản hàng hóa, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đó là nhiệm vụ của mọi cá nhân, tổ chức có liên quan.
Các doanh nghiệp cũng cần nhận thức rõ tầm quan trọng của thị trường Nhật Bản đối với nền kinh tế đối ngoại nói chung và đối với xuất khẩu rau quả nói riêng, từ đó đầu tư xứng đáng cho các biện pháp xúc tiến thương mại, nhằm ngày càng mở rộng thị phần hàng Việt Nam tại thị trường Nhật Bản.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 19536.doc
- b×a.doc