Khóa luận"Điều chỉnh chính sách thương mại của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Một vấn đề cần quan tâm là thực hiện thuế quan hoá các bịên pháp bảo hộ phi thuế quan. Vấn đề này cũng liên quan trực tiếp tới việc xác định các mức thuế suất bảo hộ cụ thể cho các ngành công nghiệp trong nước. Nhìn chung thông lệ quốc tế chỉ cho phép thực hiện bảo hộ sản xuất trong nước trong qua hàng rào thuế quan mà không được thực hiện bảo hộ bằng các rào cản phi quan thuế, mà đặc biệt là các biện pháp về hạn ngạch nhập khẩu. Do đó, Việt Nam cũng như những nước đang có hàng rào bảo hộ lớn thông qua các biện pháp thuế quan cần phải được thuế quan hoá, chuyển các biện pháp bảo hộ phi thuế quan sang thành thuế quan. Như vậy, thuế suất nhập khẩu có thể được nâng lên do thực hiện thuế quan hoá. Để thực hiện việc này, về mặt lý thuyết có thể lượng hoá mức độ bảo hộ của hàng rào phi quan thuế để chuyển sang thành thuế nhập khẩu thông qua việc tính toán tác động tương đương của các biện pháp phi thuế này. Chẳng hạn, đối với hạn ngạch nhập khẩu, có thể thực hiện bán đấu giá các quota nhập khẩu giữa các doanh nghiệp nhập khẩu, giá bán các quota này cho thấy tác động tương đương thuế nhập khẩu. Có thể xem xét vấn đề hạn ngạch quan thuế. Các hạn ngạch cũng có thể được xem xét là một trong những bước chuyển tiếp từ các biệp pháp bảo hộ phi thuế quan sang bảo hộ bằng thuế quan được thông lệ quốc tế cho phép. Các hạn ngạch thuế quan áp dụng mức thuế thấp hơn đối với hàng nhập khẩu của một số mặt hàng nhất định trong một giới hạn khối lượng nhập khẩu nhất định và áp dụng thuế suất cao hơn cho phần nhập khẩu đã vượt qua giới hạn về khối lượng này. Ví dụ như quy định giới hạn nhập khẩu đối với một loại hàng hóa nào đó là 1000 sản phẩm. Nếu nhập khẩu một lượng sản phẩm nào đó không lớn hơn 1000 sản phẩm thì phảI chịu thuế suất là 10%, nếu nhập khẩu hơn 1000 sản phẩm nhưng không vượt quá 1500 sản phẩm thì chịu thuế suất 15%, nếu nhập khẩu trên 1500 sản phẩm thì chịu thuế suất 20% Giới hạn khối lượng nhập khẩu nhất định để áp dụng mức thuế suất này được xác định bằng cách trừ giữa nhu cầu tiêu dùng trong nước với lượng sản xuất trong nước (cho thấy nhu cầu nhập khẩu). Hệ thống hạn ngạch thuế quan này không chỉ bảo hộ cho các nhà sản xuất trong nước mà còn cho phép người tiêu dùng được hưởng lợi từ các mức thuế suất xuất khẩu thấp nhất có thể. Thực tế cũng cho thấy là Chính phủ đã nhận thức rõ sự cần thiết phải bỏ hạn chế định lượng, và đã bỏ hầu hết các hạn chế đó. Những hạn chế còn lại cũng nên dỡ bỏ, hoặc ít nhất cũng đưa ra lịch biểu thích hợp về tiến độ xoá bỏ. Hiện nay hầu hết các hạn ngạch xuất khẩu được bán đấu giá, đó có thể thấy là một cách làm tốt. Hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may ngày càng được đưa ra đấu giá nhiều. Vậy nên chăng nếu như cho phép mua bán hạn ngạch, như thế sẽ sử dụng hết hạn ngạch, vừa làm lợi cho doanh nghiệp có hạn ngạch mà không có hợp đồng, cho cả doanh nghiệp không còn hạn ngạch mà lại có nguồn xuất khẩu.

docChia sẻ: aloso | Lượt xem: 1650 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận"Điều chỉnh chính sách thương mại của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvan .doc
  • doccover.doc
  • docKÕT LUËN.doc
  • docLND.doc
  • docmuc luc.doc
  • doctailieutk.doc
Tài liệu liên quan