Trên mẫu hàm không có torus khẩu cái
KLD thử nghiệm cho hàm MRTB có torus
khẩu cái vẫn có thể dùng để lấy dấu cho hàm
MRTB không có torus khẩu cái.
Sự khác biệt rõ nhất giữa KLD thử nghiệm so
với hai loại KLD làm sẵn ngoại nhập là ở mặt cắt
2 và mặt cắt 3. Đây là hai vị trí mặt cắt tương ứng
với vùng giữa vòm khẩu cái _ vị trí mà KLD thử
nghiệm được tạo dáng lõm để chừa chỗ cho
torus khi hàm có torus khẩu cái. Vì sự hiện diện
của vùng lõm này, khi dùng KLD thử nghiệm ở
mặt cắt 2 và 3, dấu không đồng đều về độ dày:
vùng giữa vòm khẩu cái sẽ dày hơn so với
những vị trí còn lại; tuy nhiên, dấu ở vùng này
không quá dày và vẫn đảm bảo có đủ độ dày cần
thiết trên toàn bộ các vị trí (từ 2 đến 8 mm). Sự
chênh lệch giữa khoảng cách lớn nhất và nhỏ
nhất đo được trong cùng một mặt cắt khi dùng
KLD thử nghiệm > KLD CERPAC > KLD
Pakistan.
Ngược lại, ở mặt cắt 1, khoảng cách từ khay
đến bề mặt mẫu hàm khi sử dụng KLD thử
nghiệm tương đối đồng đều hơn 2 loại khay còn
lại, với mức độ chênh lệch khoảng cách lớn nhất
giữa các vị trí là 1,86 mm, ít hơn nhiều so với
khay CERPAC (3,4 mm) và khay Pakistan (3,2
mm).
Ở mặt cắt 4, khoảng cách từ khay đến bề mặt
mẫu hàm khi sử dụng KLD thử nghiệm và 2 loại
khay còn lại có sự chênh lệch không đáng kể. Tất
cả các khoảng cách đều nằm trong giới hạn
khoảng cách tiêu chuẩn lý tưởng và tương đối
đồng đều giữa các vị trí trong cùng mặt cắt.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khoảng cách từ khay lấy dấu đến bề mặt mẫu hàm mất răng toàn bộ - So sánh giữa khay thử nghiệm dành cho hàm có Torus khẩu cái và khay làm sẵn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 102
KHOẢNG CÁCH TỪ KHAY LẤY DẤU ĐẾN BỀ MẶT MẪU HÀM
MẤT RĂNG TOÀN BỘ - SO SÁNH GIỮA KHAY THỬ NGHIỆM
DÀNH CHO HÀM CÓ TORUS KHẨU CÁI VÀ KHAY LÀM SẴN
Nguyễn Diệu Thanh Tâm*, Lê Hồ Phương Trang**
TÓM TẮT
Mục tiêu: So sánh độ dày lớp vật liệu lấy dấu thể hiện qua khoảng cách giữa khay và các vị trí trên bề mặt
mẫu hàm khi sử dụng khay lấy dấu (KLD) thử nghiệm cho hàm trên mất răng toàn bộ (MRTB) có torus của Lê
Hồ Phương Trang và hai loại KLD làm sẵn ngoại nhập CERPAC (Pháp) và Pakistan.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 60 mẫu hàm hàm trên MRTB có và không
có torus khẩu cái. Chọn cỡ khay lấy dấu phù hợp cho mỗi mẫu hàm, vẽ hình dạng của mẫu hàm và ba loại khay ở
các mặt cắt đứng ngang song song cách nhau 1 cm và mặt cắt đứng ngang qua điểm cao nhất torus. Sử dụng
phần mềm AutoCAD 2007 đo đạc các khoảng cách từ bề mặt mẫu hàm đến khay lấy dấu ở các mặt cắt tương ứng.
Dùng phép kiểm Wilcoxon để so sánh giữa khay lấy dấu thử nghiệm và hai loại khay ngoại nhập.
Kết quả và bàn luận: Khoảng cách từ khay đến bề mặt mẫu hàm có torus khi dùng KLD thử nghiệm dao
động từ 2 đến 8 mm, nhỏ hơn có ý nghĩa so với KLD CERPAC (2,913,3 mm) và khay Pakistan (2,811 mm).
Khoảng cách từ khay đến bề mặt mẫu hàm không có torus khi sử dụng KLD thử nghiệm nhỏ hơn có ý nghĩa ở
mặt cắt 2 - 3 và không khác biệt nhiều ở mặt cắt 1 - 4 so với hai loại KLD còn lại.
Kết luận: KLD thử nghiệm phù hợp hơn hai loại KLD ngoại nhập khi lấy dấu sơ khởi cho hàm MRTB có
torus khẩu cái, đồng thời vẫn có thể lấy dấu tốt cho hàm MRTB không có torus khẩu cái.
Từ khóa: khay lấy dấu sơ khởi, mẫu hàm, mất răng toàn bộ, torus khẩu cái.
ABSTRACT
SPACE BETWEEN IMPRESSION TRAY AND CAST SURFACE
OF EDENTULOUS PATIENTS – COMPARISION BETWEEN EXPERIMENT TRAYS RESERVING
FOR TORUS PALATINUS CASES AND STOCK TRAYS
Nguyen Dieu Thanh Tam, Le Ho Phuong Trang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 102 - 108
Objective: This study was conducted to compare the thickness of hydrocolloid impression material, which
was represented as the thickness measured from the impression trays to plaster cast surfaces, between Le Ho
Phuong Trang’s experimental upper edentulous trays and two imported trays (CERPAC & Pakistan).
Materials and methods: A descriptive cross-sectional study was used with 60 plaster casts of the upper jaw
of edentulous patients who had either torus palatinus or not. Selecting appropriate impression trays size for each
cast. The contour meter was used to record the surface shape of casts and 3 sorts of impression trays. The distance
from the casts to selected impression trays was determined using AutoCAD software. Wilcoxon test was used to
determine differences between experiment and two imported trays.
Result: The thickness between impression trays and cast surfaces was significantly different between
experiment trays and imported trays.
* Học viên Cao học 2011-2013- Khoa RHM, Đại học Y Dược TP. HCM
** Bộ môn Phục hình- Khoa RHM, Đại học Y Dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Diệu Thanh Tâm ĐT: 0977828477 Email: thanhtam1512@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 103
Conclusion: Experimental trays were more suitable than imported trays when taking primary impression of
edentulous patient’s jaw with torus palatinus. Furthermore, they can be used effectively for edentulous patients
without torus palatinus.
Key words: primary impression trays, plaster cast, edentulous, torus palatinus.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dấu sơ khởi là bước đầu tiên trong việc thực
hiện một phục hình toàn hàm. Phương tiện lấy
dấu sơ khởi thông dụng nhất là sử dụng KLD
làm sẵn với chất lấy dấu hydrocolloid không
hoàn nguyên (alginate)(3,4,8). Trong thực tế, việc
lựa chọn KLD sơ khởi đóng vai trò rất quan
trọng, vì dấu alginate chỉ có đủ độ bền và chính
xác nếu được thao tác đúng và khay được chọn
có hình dạng và kích thước phù hợp: bao phủ
toàn bộ bề mặt cần lấy dấu để lớp vật liệu có đủ
độ dày cần thiết và tương đối đồng đều mà
không gây đè nén biến dạng mô, đặc biệt trong
những trường hợp hàm có torus(5,10,11,13). Đa số tác
giả cho rằng độ dày dấu alginate cần thiết là từ 2
đến 8 mm, trong đó lý tưởng là 1/8 inch (3 mm)
cho đến ¼ inch (6 mm)(1,2,6,10,10,11,12,14). Lựa chọn
được một khay lấy dấu phù hợp với hàm bệnh
nhân sẽ giúp lấy được một dấu sơ khởi tốt mà
không phải lấy dấu đi lấy dấu lại nhiều lần: gây
tổn thương mô và khó chịu cho bệnh nhân, tiết
kiệm thời gian và vật liệu lấy dấu, đồng thời
giúp tạo được một khay cá nhân chính xác, đỡ
mất công mài chỉnh và thử khay trên lâm sàng.
Hiện nay, có nhiều hệ thống KLD toàn hàm
làm sẵn trên thị trường, với nhiều hình dạng và
kích cỡ khác nhau, tuy nhiên, chưa có kiểu khay
nào dành riêng cho hàm có torus. Người Việt
Nam có tỉ lệ torus khẩu cái khá cao, trong khi đó
các loại KLD toàn hàm ngoại nhập được thiết kế
theo các đặc điểm hình thái của người nước
ngoài vốn có tỉ lệ torus không đáng kể. Năm
2010, Lê Hồ Phương Trang(21) đã nghiên cứu và
đưa ra một thiết kế mới để chế tạo KLD toàn
hàm hàm trên phù hợp với hình thái vòm khẩu
cái của người Việt Nam vốn có tỉ lệ xuất hiện
torus cao, với ứng dụng bước đầu cho kết quả
tốt. Tuy nhiên, để tạo cơ sở vững chắc cho việc
sản xuất đại trà và ứng dụng trên lâm sàng hay
phải tiếp tục nghiên cứu đưa ra thiết kế KLD sơ
khởi theo những kích thước và hình dạng khác,
cần phải có những nghiên cứu tiếp theo nhằm
đánh giá và so sánh kiểu khay thử nghiệm này
với các loại KLD làm sẵn ngoại nhập khác trên
nhiều phương diện, trong đó, một đặc điểm
quan trọng là khả năng tạo ra một dấu sơ khởi có
lớp vật liệu tương đối dày đồng đều 3 mm theo
như tiêu chuẩn lý tưởng. Ở hàm trên, độ dày của
lớp vật liệu lấy dấu được thể hiện qua khoảng
cách từ KLD đến bề mặt cung hàm và vòm khẩu
cái. Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu
này nhằm so sánh khoảng cách từ khay đến bề
mặt mẫu hàm khi sử dụng KLD thử nghiệm và
KLD ngoại nhập.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Mẫu nghiên cứu
Gồm 60 mẫu hàm hàm trên mất răng toàn
bộ, trong đó 30 mẫu hàm có torus khẩu cái và 30
mẫu hàm không có torus khẩu cái được chọn từ
các mẫu hàm hàm trên MRTB đổ từ dấu lần hai
của các bệnh nhân đến làm phục hình toàn hàm
tại khoa Răng Hàm Mặt – Đại Học Y Dược
Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ
tháng 09-2003 đến tháng 03-2013.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Mẫu hàm hàm trên không có torus khẩu cái
và có torus khẩu cái ở vị trí trước-giữa-sau hoặc
1/3 giữa với độ cao ≥ 3 mm.
Cung hàm có dạng parabole, thể hiện rõ
ràng các chi tiết của nền tựa: đường đan giữa
khẩu cái, gai răng cửa, nệm sau răng cối, trũng
khẩu cái, rãnh chân bướm hàm, torus (nếu có),
đáy hành lang.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 104
Không bị bọt hoặc có khiếm khuyết tại
những vị trí là điểm mốc để xác định điểm
chuẩn và các vị trí đo đạc.
Phương tiện nghiên cứu
Mẫu hàm thạch cao cứng đổ từ dấu lần hai,
Bộ KLD CERPAC, Pakistan và bộ KLD thử
nghiệm cho hàm mất răng toàn bộ hàm trên của
Lê Hồ Phương Trang (hình 1, 2 và 3), thanh kim
loại chữ T, song song kế, dụng cụ vẽ đường đỉnh
sống hàm, thước trượt điện tử, thước có đo vạch
mm, com-pa, biên dạng ký, máy scan, máy vi
tính với phần mềm AutoCAD 2007.
Hình 1: Bộ KLD thử nghiệm cho hàm mất răng toàn
bộ hàm trên của Lê Hồ Phương Trang
Hình 2: Bộ khay lấy dấu CERPAC
Hình 3: Bộ khay lấy dấu Pakistan
Phương pháp đo đạc
Chọn khay lấy dấu
Đo kích thước chiều cao, chiều trước sau và
chiều ngang lớn nhất của mẫu hàm và khay lấy
dấu. Chọn nhóm khay thấp (nhóm T đối với
khay thử nghiệm và nhóm H đối với khay
CERPAC) nếu độ cao vòm khẩu cái lần lượt <
10,5 mm và < 13 mm; ngược lại chọn nhóm khay
cao. Chọn cỡ khay sao cho chiều rộng khay lớn
hơn chiều rộng cung hàm 4-6 mm và chiều trước
sau của khay lớn hơn chiều trước sau cung hàm.
Vẽ hình dạng mặt cắt vòm khẩu cái
Xác định 3 điểm chuẩn và mài đế mẫu hàm
song song với mặt phẳng chuẩn tạo bởi 3 điểm
chuẩn. Dùng thước và song song kế xác định và
đánh dấu các điểm mốc chia chiều sau-trước
cung hàm thành các đoạn song song cách đều
nhau 1 cm và điểm cao nhất của torus so với mặt
phẳng chuẩn.
Chuẩn hóa biên dạng ký và vẽ biên dạng các
mặt cắt đứng ngang của vòm khẩu cái qua các
điểm mốc đã xác định. Scan và dùng AutoCAD
để vẽ lại và xác định các điểm mốc (hình 4):
A: Vòm khẩu có torus
B: Vòm khẩu không có torus
Hình 4: Vẽ và xác định các điểm mốc ở vòm khẩu
trong mặt phẳng đứng ngang (S, S’ là hai điểm cao
nhất trên đỉnh sống hàm tại vị trí cắt; H: giao điểm
của mặt cắt đứng ngang và đường giữa khẩu cái; T,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 105
T’ là hai điểm thấp nhất ở hai bên torus; V, V’ : điểm
¼ hai bên vòm khẩu cái)
Vẽ hình dạng mặt cắt khay lấy dấu
Đổ mẫu khay bằng thạch cao cứng để
chuyển khay thành dạng dương bản.Sử dụng
thước chữ T và song song kế đánh dấu vị trí
tương ứng với điểm cao nhất của torus so với
mặt phẳng chuẩn trên bề mặt mẫu dương bản
của khay. Xem mẫu dương bản của khay như
mẫu hàm và công việc được thực hiện tương tự
cho đến bước chuyển các hình vẽ vào máy tính
bằng scan (hình 5).
Sử dụng AutoCAD 2007 để vẽ lại và xác
định điểm K là giao điểm của mặt cắt đứng
ngang và đường giữa khay.
Hình 5: Hình dạng khay trong mặt phẳng đứng
ngang
Đo đạc
Trong AutoCAD 2007, di chuyển hình vẽ của
mỗi loại khay đã chọn bên dưới hình vẽ vòm
khẩu tại các mặt cắt tương ứng, sao cho trục giữa
của hai hình vẽ vòm khẩu và khay thẳng hàng.
Khoảng cách từ giao điểm của mặt cắt đứng
ngang và đường giữa khẩu cái (H) đến điểm
chính giữa vòm khay (K) là 3 mm đối với mẫu
hàm có torus và 6 mm đối với mẫu hàm không
có torus.
Biến số nghiên cứu
Bảng 1: Các biến số trong nghiên cứu (hình 6 và 7).
Tên
biến
(đơn vị)
Định nghĩa
Loại
biến
Cách
tính
ĐSH_t
(mm)
Khoảng cách từ KLD đến điểm cao
nhất trên đỉnh sống hàm của mẫu
hàm có torus khẩu cái
Định
lượng
(a1 +
a2) / 2
Torus_t Khoảng cách từ KLD đến điểm Định (b1 +
(mm) thấp nhất của torus trên mẫu hàm
có torus khẩu cái
lượng b2) / 2
Max_t
(mm)
Khoảng cách lớn nhất giữa KLD và
bề mặt mẫu hàm có torus ở mặt
cắt đứng ngang qua điểm cao nhất
của torus
Định
lượng
c
Min_t
(mm)
Khoảng cách nhỏ nhất giữa KLD
và bề mặt mẫu hàm có torus ở mặt
cắt đứng ngang qua điểm cao nhất
của torus
Định
lượng
d
ĐSH_k
(mm)
Khoảng cách từ KLD đến điểm cao
nhất trên đỉnh sống hàm của mẫu
hàm không có torus khẩu cái
Định
lượng
(a’1 +
a’2) / 2
VKC_k
(mm)
Khoảng cách từ KLD đến điểm ¼
giữa vòm khẩu trên mẫu hàm
không có torus khẩu cái
Định
lượng
(b’1 +
b’2) / 2
A: Ở mỗi mặt cắt song song cách nhau 1 cm
B: Ở mặt cắt đứng ngang qua điểm caonhất của t
Hình 6: Khoảng cách từ khay đến các vị trí trên mẫu
hàm có torus
Hình 7: Khoảng cách từ khay đến các vị trí trên mẫu
hàm không có torus
Xử lý số liệu
Nhập dữ liệu bằng Excel và xử lý số liệu
bằng phần mềm Stata 12. Tính toán giá trị trung
bình, độ lệch chuẩn và khoảng tin cậy 95% cho
mỗi biến. Dùng phép kiểm Wilcoxon để tìm ý
nghĩa thống kê của sự khác biệt (nếu có) của các
biến số nghiên cứu.
KẾT QUẢ
Bảng 2: So sánh KLD thử nghiệm và KLD CERPAC, Pakistan trên mẫu hàm có torus khẩu cái.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 106
Khoảng cách (mm)
KLD thử nghiệm KLD CERPAC KLD Pakistan
TB ĐLC TB ĐLC
p (thử nghiệm-
CERPAC)
TB ĐLC
p (thử nghiệm-
Pakistan)
KLD Điểm đỉnh
sống hàm
Mặt cắt 1 6,36 2,19 7,97 2,78 0,014 5,70 3,04 0,171
Mặt cắt 2 4,14 2,12 8,28 1,89 < 0,001 7,25 2,50 < 0,001
Mặt cắt 3 2,44 1,54 7,18 2,59 < 0,001 5,90 2,26 < 0,001
KLD Điểm thấp
nhất torus
Mặt cắt 1 7,32 2,80 9,45 2,96 < 0,001 8,10 2,38 < 0,001
Mặt cắt 2 5,64 2,00 10,89 1,99 < 0,001 9,33 1,75 < 0,001
Mặt cắt 3 3,99 1,30 7,84 2,29 < 0,001 6,97 1,91 < 0,001
Lớn nhất từ KLD
mẫu hàm
Mặt cắt đứng ngang
qua điểm cao nhất
torus
8,07 2,54 13,33 2,34 < 0,001 11,12 2,07 < 0,001
Nhỏ nhất từ KLD
mẫu hàm
Mặt cắt đứng ngang
qua điểm cao nhất
torus
2,03 0,78 2,86 0,21 < 0,001 2,77 0,29 < 0,001
Bảng 3: So sánh KLD thử nghiệm và KLD CERPAC, Pakistan trên mẫu hàm không có torus khẩu cái.
Khoảng cách (mm)
KLD thử nghiệm KLD CERPAC KLD Pakistan
TB ĐLC TB ĐLC
p (thử nghiệm-
CERPAC)
TB ĐLC
p (thử nghiệm-
Pakistan)
KLD Điểm đỉnh
sống hàm
Mặt cắt 1 5,42 2,20 6,05 2,34 0,262 3,87 2,49 < 0,001
Mặt cắt 2 2,39 1,69 5,19 2,31 < 0,001 4,43 2,30 < 0,001
Mặt cắt 3 2,60 1,71 5,30 2,96 < 0,001 4,93 1,95 < 0,001
Mặt cắt 4 5,64 2,26 5,29 2,34 0,367 6,04 2,12 0,182
KLD Điểm ¼ giữa
VKC
Mặt cắt 1 7,28 1,17 9,41 1,73 < 0,001 7,02 1,00 0,027
Mặt cắt 2 3,36 1,21 8,29 2,09 < 0,001 6,33 1,13 < 0,001
Mặt cắt 3 3,73 1,52 7,60 1,91 < 0,001 6,29 1,19 < 0,001
Mặt cắt 4 6,56 1,06 5,98 1,03 < 0,001 5,95 0,97 < 0,001
BÀN LUẬN
Trên mẫu hàm có torus khẩu cái
Ở mặt cắt 1 và 3
KLD thử nghiệm có khoảng cách từ khay
đến các vị trí trên bề mặt mẫu hàm có torus đồng
đều hơn so với KLD CERPAC và Pakistan.
Ở mặt cắt 2
KLD thử nghiệm thể hiện được ưu điểm và
sự khác biệt rõ nhất so với hai loại KLD còn lại.
Đây là vị trí mặt cắt có tỉ lệ xuất hiện torus cao
nhất (30/30 mẫu hàm), đồng thời torus có kích
thước cao nhất trong 4 mặt cắt ở đa số mẫu hàm
nghiên cứu (20/30 mẫu hàm). Khi sử dụng KLD
thử nghiệm, khoảng cách từ khay đến các vị trí
trên bề mặt mẫu hàm đều nằm trong phạm vi lý
tưởng từ 3-6 mm, với sự chênh lệch khoảng cách
tối đa trong cùng mặt cắt là 2,6 mm. Ngược lai,
đối với KLD CERPAC và Pakistan, các khoảng
cách từ khay đến đỉnh sống hàm và điểm thấp
nhất torus đều lớn hơn nhiều so với tiêu chuẩn
lý tưởng, và lớn hơn cả khoảng cách tối đa chấp
nhận được (8mm); sự chênh lệch giữa khoảng
cách lớn nhất và nhỏ nhất trong cùng mặt cắt rất
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 107
lớn (7,9 mm với khay CERPAC và 6,3 mm với
khay Pakistan).
Ở mặt cắt đứng ngang qua điểm cao nhất của
torus trên đường giữa
Đây là vị trí mặt cắt mà torus có chiều cao
lớn nhất, và có khoảng cách từ khay đến các vị
trí trên bề mặt mẫu hàm ít đồng đều nhất. Trên
lâm sàng, khi lấy dấu sơ khởi cho hàm MRTB có
torus khẩu cái lớn, khay thường bị cấn hoặc chỉ
có một lớp vật liệu rất mỏng ở vùng có torus của
mặt cắt này. Để tránh nguy cơ lộ khay hoặc bong
dấu, cần đảm bảo khoảng cách cho lớp vật liệu
có đủ độ dày cần thiết ở vùng có torus; như vậy,
ở những vùng khác dấu sẽ rất dày, dẫn tới sự
chênh lệch quá lớn về thể tích khối vật liệu ở
những vùng khác nhau trong dấu. Khi sử dụng
KLD thử nghiệm, vấn đề này được cải thiện
đáng kể: sự chênh lệch giữa khoảng cách lớn
nhất và nhỏ nhất từ KLD thử nghiệm đến bề mặt
mẫu hàm chỉ là 6 mm, nhỏ hơn rất nhiều so với
khi sử dụng KLD CERPAC (10,5 mm) và KLD
Pakistan (8,4 mm).
Như vậy, KLD thử nghiệm, được thiết kế dựa
trên hình thể - kích thước vòm khẩu cái hàm
MRTB người Việt, với đặc điểm nổi bật là được
tạo dáng lõm ở vùng giữa khay, đã cho thấy ưu
điểm hơn hẳn so với 2 loại KLD còn lại khi lấy
dấu cho hàm MRTB có torus khẩu cái. Nhờ vùng
lõm này, khi lấy dấu cho những hàm có torus
khẩu cái cao/ trung bình, KLD thử nghiệm sẽ
không bị cấn tại vùng có torus, đáp ứng được
yêu cầu tạo khoảng cách cho lớp vật liệu lấy dấu
khá đồng đều và có đủ độ dày cần thiết (2-8
mm).
Trong khi đó, hai loại KLD làm sẵn ngoại
nhập là CERPAC và Pakistan, tỏ ra không thích
hợp khi lấy dấu cho những hàm MRTB người
Việt có torus khẩu cái cao/ trung bình. Khi sử
dụng hai loại khay này để lấy dấu cho những
trường hợp torus cao ≥ 3 mm, khay có thể bị lộ
hoặc chỉ có một lớp vật liệu rất mỏng tại vị trí có
torus và/hoặc quá dày ở những vùng khác, sự
chênh lệch thể tích khối vật liệu quá lớn tại các vị
trí khác nhau trên dấu có thể làm cho dấu dễ bị
biến dạng do sự co của vật liệu alginate.
Trên mẫu hàm không có torus khẩu cái
KLD thử nghiệm cho hàm MRTB có torus
khẩu cái vẫn có thể dùng để lấy dấu cho hàm
MRTB không có torus khẩu cái.
Sự khác biệt rõ nhất giữa KLD thử nghiệm so
với hai loại KLD làm sẵn ngoại nhập là ở mặt cắt
2 và mặt cắt 3. Đây là hai vị trí mặt cắt tương ứng
với vùng giữa vòm khẩu cái _ vị trí mà KLD thử
nghiệm được tạo dáng lõm để chừa chỗ cho
torus khi hàm có torus khẩu cái. Vì sự hiện diện
của vùng lõm này, khi dùng KLD thử nghiệm ở
mặt cắt 2 và 3, dấu không đồng đều về độ dày:
vùng giữa vòm khẩu cái sẽ dày hơn so với
những vị trí còn lại; tuy nhiên, dấu ở vùng này
không quá dày và vẫn đảm bảo có đủ độ dày cần
thiết trên toàn bộ các vị trí (từ 2 đến 8 mm). Sự
chênh lệch giữa khoảng cách lớn nhất và nhỏ
nhất đo được trong cùng một mặt cắt khi dùng
KLD thử nghiệm > KLD CERPAC > KLD
Pakistan.
Ngược lại, ở mặt cắt 1, khoảng cách từ khay
đến bề mặt mẫu hàm khi sử dụng KLD thử
nghiệm tương đối đồng đều hơn 2 loại khay còn
lại, với mức độ chênh lệch khoảng cách lớn nhất
giữa các vị trí là 1,86 mm, ít hơn nhiều so với
khay CERPAC (3,4 mm) và khay Pakistan (3,2
mm).
Ở mặt cắt 4, khoảng cách từ khay đến bề mặt
mẫu hàm khi sử dụng KLD thử nghiệm và 2 loại
khay còn lại có sự chênh lệch không đáng kể. Tất
cả các khoảng cách đều nằm trong giới hạn
khoảng cách tiêu chuẩn lý tưởng và tương đối
đồng đều giữa các vị trí trong cùng mặt cắt.
KẾT LUẬN
KLD thử nghiệm phù hợp hơn KLD
CERPAC và Pakistan khi lấy dấu sơ khởi cho
hàm MRTB có torus khẩu cái; đồng thời vẫn có
thể được dùng cho hàm không có torus một cách
hiệu quả.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Craig, O'Brien & Powers (1996). Dental materials: Properties and
manipulation, sixth edition, 154. Mosby Publisher, St. Louis,.
2. De Iuliis G & Tsuji LJS (1991). Alginate impression material.
Collection Forum, 7(1): 38-45.
3. Harrison A, Huggett R & Murphy WM (1990). Complete
denture construction in general dental practice: an update of the
1970 survey. British Dental Journal, 169(6): 159-163.
4. Hyde TP & McCord JF (1999). Survey of prosthodontic
impression procedures for complete dentures in general dental
practice in the United Kingdom. Journal of Prosthetic Dentistry,
81(3): 295-299.
5. Lê Hồ Phương Trang (2010). Hình thái nền tựa của phục hình
toàn hàm và ứng dụng thiết kế khay lấy dấu. Luận án Tiến sĩ Y
Học, 49-99. Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược thành phố
Hồ Chí Minh.
6. Manappallil JJ (2003). Basic Dental materials, 2nd edition, 61.
Jaypee Brothers Publishers, India.
7. Ogden AR, Siddiqui AA & Basker RM (1994). Disposable trays
for complete denture construction: a dimensional study of a type
frequently used in the UK and of its suitability for the
edentulous population. British Dental Journal, 176(8): 303-309.
8. Petropoulos VC & Rashedi B (2005). Complete denture
education in U.S. dental schools. Journal of Prosthodoctics, 14(3):
191-197.
9. Rudd KD, Morrow RM & Strunk RR (1969). Accurate alginate
impressions. The Journal of Prosthetic Dentistry, 22(3): 296.
10. Sarandha DL (2007). Textbook of Complete Denture
Prosthodontics, 187. Jaypee Brothers Medical Publishers Ltd,
India.
11. Schlosser RO (1946). Complete denture prosthesis, 2nd edition,
69. W. B. Saunders company, Philadelphia.
12. Sharry JJ (1974). Complete denture prosthodontics, 3rd edition,
198. McGraw-Hill Publisher, New York.
13. Skinner EW & Phillips RW (1967). The science of dental
materials, 6th edition, 125-126. W.B. Saunders Company, U.S.A.
14. Trần Thiên Lộc, Lê Hồ Phương Trang, Nguyễn Thị Cẩm Bình,
Nguyễn Hiếu Hạnh (2005). Phục hình răng tháo lắp toàn hàm,
51-52. Nhà xuất bản Y Học, TP Hồ Chí Minh.
Ngày nhận bài báo: 06/01/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 19/02/2014
Ngày bài báo được đăng: 20/03/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoang_cach_tu_khay_lay_dau_den_be_mat_mau_ham_mat_rang_toan.pdf