Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo kinh nghiệm từ Australia

Thứ tư, thông qua chương trình ưu đãi thuế cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai, trong giai đoạn 2014-2015, Chính phủ Australia đã trợ giúp cho hơn 13.000 doanh nghiệp với hơn 2,4 tỷ AUD tiền hỗ trợ thuế đối với các dự án nghiên cứu triển khai đủ tiêu chuẩn. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam cần xây dựng các chính sách để giảm bớt các rào cản vốn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp start-up được tiếp cận vốn đầu tư. Thứ năm, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống pháp luật dành cho khởi nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Các chính sách có ảnh hưởng lớn đến quá trình khởi nghiệp của cả quốc gia, có khả năng lấp đầy khoảng trống mà khu vực tư nhân không thể vượt qua, đem lại công cụ hỗ trợ hiệu quả cho start-up. Nếu như Australia đang thực hiện hàng loạt các cải cách nhằm khuyến khích các nhà đầu tư và các doanh nghiệp khởi nghiệp bằng cách đưa ra các ưu đãi về thuế cho các hoạt động NC&PT và cải cách luật phá sản thì Chính phủ Việt Nam vẫn chưa đưa ra các chính sách cụ thể để đảm bảo quyền lợi và bảo vệ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Cuối cùng, Việt Nam cần tăng cường các mối quan hệ hợp tác với các nước phát triển trên thế giới về mô hình khởi nghiệp và chiến lược khởi nghiệp. Nhà nước cần có các cơ chế thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút các quỹ đầu tư rót vốn vào các dự án khởi nghiệp. Việt Nam cần quan tâm đến chất lượng và hiệu quả của các dự án FDI hơn là chú trọng quá nhiều tới GDP, phụ thuộc vào các lợi thế có sẵn như lao động rẻ, tài nguyên, điều kiện tự nhiên,. Để thu hút FDI lâu dài, Nhà nước cần mạnh tay hơn trong việc cải cách hành chính, xóa bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, tạo thông thoáng trong cơ chế và chính sách đầu tư.

pdf18 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo kinh nghiệm từ Australia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO KINH NGHIỆM TỪ AUSTRALIA Dương Hồng Anh1 Văn phòng Đại diện Khoa học công nghệ tại Canberra, Australia Hoàng Minh Thúy Văn phòng các chương trình KH&CN Quốc gia, Bộ KH&CN Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu về thực trạng hệ sinh thái khởi nghiệp tại Australia và các chương trình hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp của chính phủ Australia (Quỹ đổi mới CSIRO, Chương trình Doanh nhân, Quỹ phát triển thị trường xuất khẩu). Tìm hiểu về hình thức huy động vốn (Khả năng huy động vốn từ cộng đồng), các loại hình đầu tư (khóa tăng tốc khởi nghiệp, các vườn ươm khởi nghiệp, các nhà đầu tư thiên thần và các nhà đầu tư mạo hiểm) và cái cách các chính sách pháp lý (ưu đãi thuế, chính sách bảo vệ doanh nghiệp khi phá sản) do chính phủ Australia đề ra nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Từ đó, đề xuất các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng quốc gia khởi nghiệp. Từ khoá: Hệ sinh thái khởi nghiệp; Đổi mới sáng tạo; Australia. Mã số: 17110901 1. Mở đầu Khi nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi từng ngày, Chính phủ Australia đã nhận ra những thách thức và khó khăn mà đất nước sẽ gặp phải nếu như không có những nhìn nhận nghiêm túc về thế mạnh của mình, cũng như đưa ra những hướng đi phù hợp cho tương lai. Trong tuyên bố đổi mới của chính phủ Liên bang, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đã cho biết, Chính phủ cam kết sẽ đầu tư 1,1 tỷ đôla Australia (AUD) trong vòng 04 năm, giai đoạn từ 2016-2020, để thúc đẩy hoạt động đổi mới, phát triển, nghiên cứu. Trong đó, 200 triệu AUD để thành lập một quỹ đổi mới dành cho các doanh nghiệp áp dụng và phát triển công nghệ từ Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Liên bang (CSIRO) và các trường đại học của Australia. Hệ sinh thái khởi nghiệp ở Australia đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ. Trong giai đoạn 2014-2016, khởi nghiệp nhận được sự quan tâm mạnh mẽ từ Chính phủ và cả cộng đồng trong các bước phát triển, cũng như khả 1 Liên hệ tác giả: anhdh.17@gmail.com 98 năng nâng cao chất lượng của các doanh nghiệp start-up. Kết quả việc tập trung cơ hội để phát triển cơ sở hạ tầng mềm nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp start-up - bao gồm xây dựng các vườn ươm, các khóa tăng tốc khởi nghiệp, không gian làm việc chung, và vốn đầu tư đã được đổ vào lĩnh vực này từ các nhà đầu tư thiên thần và các quỹ đầu tư mạo hiểm. Môi trường pháp lý của Australia đã đưa ra các giải pháp để hỗ trợ khởi nghiệp, như rút ngắn thời gian để hình thành doanh nghiệp, đơn giản hóa các thủ tục hành chính để đăng ký kinh doanh. Chính phủ Australia cũng đưa ra các ưu đãi thuế cho các hoạt động NC&PT để khuyến khích các công ty tham gia vào nghiên cứu đổi mới. Trong giai đoạn 2014-2015, chương trình ưu đãi thuế NC&PT đã hỗ trợ cho 13.000 doanh nghiệp với tổng mức thuế suất được ưu đãi lên tới 2,4 tỷ AUD đối với các dự án NC&PT đủ tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, các dự thảo liên quan đến cải cách luật phá sản cũng tạo cơ hội cho các công ty lớn và các công ty truyền thống có cơ hội tái cơ cấu để đổi mới. Dưới đây sẽ trình bày những nỗ lực của Australia trong quá trình xây dựng quốc gia khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. 2. Mở rộng thị trường và xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp tại Australia 2.1. Hệ sinh thái khởi nghiệp tại Australia Trên thế giới, nền kinh tế của Australia đứng thứ 13 và xếp thứ 9 trên tổng số các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người (GDP) cao nhất. Với thị trường việc làm ổn định, thu nhập bình quân hàng tháng cao, với mức lương bình quân tháng là 18,22 AUD (tương đương với 14,48 USD). Điều đáng nói nhất ở đây đó là quốc gia này chưa từng trải qua bất kỳ cuộc khủng hoảng kinh tế nào trong vòng 26 năm gần đây. Tỷ lệ sở hữu nhà riêng cao mặc dù luôn ở mức giá cao, đặc biệt là ở Sydney và Melbourne. Chính phủ hỗ trợ toàn bộ cho hệ thống giáo dục. 40 trên tổng số 43 trường đại học tại Australia được nhà nước tài trợ với các gói hỗ trợ các khoản vay và các khoản trợ cấp cho sinh viên. Bên cạnh đó, Australia có hệ thống y tế cộng đồng toàn diện và hệ thống chăm sóc sức khỏe đạt tiêu chuẩn thế giới. Mặc dù Australia có một nền kinh tế lành mạnh, việc đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nước vẫn còn thấp. Năm 2015, chỉ có 54% người dân Australia cân nhắc phát triển kinh doanh theo hướng lâu dài. Tuy nhiên, chỉ có 19% dân số Australia có hứng thú với việc kinh doanh nhưng đều đã xây dựng cho bản thân những kế hoạch kinh doanh cụ thể trong vòng 03 năm tới. Trong quá trình xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, Chính phủ Australia mong muốn xây dựng tinh thần kinh doanh, khuyến khích người dân theo đuổi ý tưởng của mình và sẵn sàng chấp nhận rủi ro và làm lại khi thất bại. Thông qua gói hỗ trợ của Chương trình nghị sự khoa học đổi mới và phát triển quốc gia (National Innovation and Science Agenda) trị giá 1,1 tỷ AUD từ chính phủ của Thủ tướng Turnbull, các ưu đãi thuế mới đối với các nhà đầu tư giai đoạn đầu, khởi xướng dự án hỗ trợ vườn ươm doanh nghiệp ban đầu và tạo ra các bước chạy đà ban đầu tại các thành phố nơi có hệ sinh thái khởi nghiệp hoạt động mạnh mẽ như San Francisco, Shanghai, Singapore, Tel Aviv và Berlin, các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Australia và hệ sinh thái khởi nghiệp nhận được thêm nhiều cơ hội hơn bao giờ hết để có thể thương mại hóa các ý tưởng của mình. Năm 2016, khái niệm “khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” tại Australia đã trở nên phổ biến hơn đối với người dân. Theo Startup Muster Report 2016, số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Sydney chiếm 35% và đứng đầu cả nước, tiếp theo là Melbourne với 14% và Brisbane với 9%. Theo báo cáo của Ủy ban đổi mới khoa học quốc gia (National Innovation and Science Agenda - NISA), các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Australia đã tạo cơ hội việc làm cho 1,44 triệu lao động trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2011. Các công ty khởi nghiệp thành công của Australia phải kể đến như Atlassian (có giá trị doanh nghiệp đạt $4,4 tỷ AUD), AfterPay, Canva, Envato, Kogan, Big commerce, Airtasker, Menulog,... Hàng ngàn công ty khởi nghiệp của Australia chủ yếu tập trung trong lĩnh vực công nghệ như Artificial Intelligence (AI), Virtual Reality (VR), Augmented Reality (AR), Wearable technologies, Fin-techs, Điều này chứng tỏ cộng đồng các doanh nghiệp khởi nghiệp của Australia đang có những thay đổi nhanh chóng và sức hút của nó được thể hiện bằng cấp số nhân. 2.2. Mở rộng thị trường Số lượng các doanh nghiệp start-up tại Australia là 23 triệu công ty tính đến thời điểm năm 2015, đây là con số khá thấp so với các nước như Hoa Kỳ (314 triệu) và Anh (63 triệu). Các khách hàng chủ yếu của các doanh nghiệp start-up tại Australia là Chính phủ và các công ty lớn, lợi nhuận từ các hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ đối với các khách hàng này lần lượt là 41 tỷ AUD và 2.000 tỷ AUD trong năm 2012. Tuy nhiên, thách thức đối với các doanh nghiệp start-up là phải đạt được các yêu cầu mà Chính phủ và các công ty lớn đặt ra khi thực hiện các giao dịch và có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp start-up khác trong việc giành lấy miếng bánh lợi nhuận có trị giá hàng tỷ AUD. Để đạt được các mục tiêu khi giao dịch, các bên cần đưa ra các tiêu chí, tận dụng thế mạnh của đối phương để tạo ra các khoản lợi nhuận cho giao dịch. Chính phủ chỉ hợp tác với các doanh nghiệp start-up khi các doanh nghiệp này cam kết cung cấp các dịch vụ có tính đổi mới công nghệ với mức chi phí thấp nhất có thể. Đổi lại, các đối tác phải giúp doanh nghiệp start-up mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, giảm thiểu rủi ro và gia tăng lợi nhuận. 100 Các mối quan hệ hợp tác giữa chính phủ, các công ty lớn và doanh nghiệp start-up không chỉ dừng lại ở việc giao dịch hàng hóa mà còn củng cố các mối liên kết giữa cộng đồng doanh nghiệp, các trường đại học và các viện nghiên cứu để đưa các sáng kiến đổi mới ra thị trường và thúc đẩy nền kinh tế. Chính phủ Australia cũng khuyến khích và xây dựng “văn hóa đổi mới” cho thế hệ trẻ thông qua quỹ thúc đẩy giáo dục, khuyến khích đào tạo đối với các môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán. Trong khoản đầu tư 1,1 tỷ AUD, Chính phủ cũng giành 50 triệu AUD để khuyến khích phụ nữ và các bé gái tham gia vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có các doanh nghiệp khởi nghiệp. Nhận thấy sự tụt hậu về đổi mới so với các nước tiên tiến khác, Chính phủ Australia đã chi một khoản đầu tư trị giá 200 triệu AUD cho các doanh nghiệp áp dụng và phát triển công nghệ từ CSIRO và các trường đại học của Australia. Khi các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp cùng bắt tay nhau thương mại hóa các công trình nghiên cứu sẽ tạo ra cơ hội được làm việc thực tiễn cho sinh viên cũng như những lợi ích lớn cho nền kinh tế. 2.3. Các chương trình hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp của Chính phủ Australia Tương tự như các quốc gia khác trên thế giới, Chính phủ Australia cũng đưa ra các chương trình nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, mặc dù các doanh nghiệp này cũng cần phải chứng tỏ mình có đầy đủ các yếu tố cần thiết để được hỗ trợ. 2.3.1. Quỹ đổi mới CSIRO Được thành lập vào năm 1916, Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Liên bang (CSIRO) là cơ quan khoa học quốc gia của Australia. Với lịch sử phát triển hơn 100 năm, CSIRO đã đem lại nhiều sáng kiến và đổi mới có tính đột phá cho thế giới. Trong nhiệm kỳ của mình, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đã kêu gọi thúc đẩy kế hoạch có tên là “sự bùng nổ các sáng kiến” nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa các nhà khoa học, các trường đại học và các doanh nghiệp tạo ra một hệ sinh thái nơi mà các sáng kiến đổi mới được áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau (ABC News, 2015). Vì vậy, CSIRO với vai trò là tổ chức đại diện trong lĩnh vực nghiên cứu và khoa học của Australia, đã xây dựng Quỹ đổi mới CSIRO với mục tiêu hỗ trợ việc thương mại hóa những sáng kiến ban đầu của CSIRO, các trường đại học và các cơ quan nghiên cứu khác. Việc vận hành các doanh nghiệp được thành lập từ các ý tưởng sẽ tạo ra các cơ hội việc làm, thúc đẩy nền kinh tế và nâng cao năng lực tăng trưởng của Australia. Quỹ đổi mới CSIRO được thành lập vào tháng 12 năm 2016 với mục tiêu là cầu nối giúp các doanh nghiệp phát triển các ý tưởng nghiên cứu và thương mại hóa các sản phẩm của mình (Marshall, 2015). Trong giai đoạn 2003- 2014, các doanh nghiệp mới đã tạo ra cơ hội việc làm cho 1,6 triệu người và có khả năng tăng năng suất gấp 2 lần so với các doanh nghiệp khác (Potter, 2016). Đó là lý do vì sao đối tượng được Quỹ đổi mới CSIRO hướng đến đầu tư là các start-up, các công ty spin-off và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Thông qua quỹ, các công ty này sẽ được trao đổi nghiên cứu và hỗ trợ đào tạo theo hướng cụ thể như sau: - Hoàn thiện quy trình chuyển đổi thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu được tài trợ bởi Chính phủ và khuyến khích việc xây dựng ý tưởng tại Australia; - Hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển - nâng cao năng suất và xuất khẩu của Australia cũng như tạo thêm nhiều cơ hội việc làm, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của Australia; - Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Australia đồng thời tiếp tục hỗ trợ các cá nhân và tổ chức trong việc xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực sản xuất; Một số nguồn tài trợ vẫn luôn sẵn có nhưng sự cạnh tranh trên thị trường càng ngày càng khốc liệt. Để thu hút các nhà đầu tư cũng như đảm bảo các khoản đầu tư được sử dụng hiệu quả, Quỹ đổi mới CSIRO đưa ra những đề xuất như sau: - Đầu tư cho cả lợi ích thương mại và lợi ích quốc gia: Song song với việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp hiện thực hóa các ý tưởng, Chính phủ Australia hiện nay đang triển khai Chương trình Doanh nhân, giúp các star-up được thương mại hóa các ý tưởng khả thi, tạo thị trường, cung cấp các thông tin chuyên ngành, đưa ra các dịch vụ tư vấn cũng như cung cấp các kỹ năng cần thiết; - Tập trung đầu tư vào các công ty tư nhân và có phần lớn vốn sở hữu được hình thành trong quá trình kinh doanh tại Australia: Xu hướng toàn cầu hóa đã trở thành bàn đạp cho sự phát triển nhanh chóng của đầu tư quốc tế. Sự gia tăng mạnh mẽ của các chuỗi giá trị toàn cầu đang giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất bằng cách tận dụng những lợi thế khác nhau của từng quốc gia (Cục TT KH&CN Quốc gia, 2015). Bên cạnh các chính sách thu hút đầu tư quốc tế vào đổi mới sáng tạo, Chính phủ Australia cũng đề ra các chính sách ưu tiên đối với các doanh nghiệp nội địa; - Mở rộng các đề xuất đầu tư của CSIRO, các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu của Australia và các đối tác của họ, bao gồm cả các 102 SMEs: Các kế hoạch cải tổ việc gọi vốn gần đây của Chính phủ Australia đang hỗ trợ các star-up có nhiều cơ hội để tiếp cận với các nguồn tiền tiềm năng giúp hiện thực hóa các ý tưởng và phát triển mô hình kinh doanh. Năm 2015, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull trong bài phát biểu tuyên thệ nhậm chức của mình đã khẳng định đổi mới công nghệ là cực kỳ quan trọng đối với đất nước. Chính phủ của ông cũng cam kết sẽ chi 200 triệu AUD trong vòng 10 năm cho Quỹ đổi mới CSIRO và mở rộng các chương trình hỗ trợ, đưa ra các ưu đãi và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, xây dựng văn hóa đổi mới, chấp nhận rủi ro tạo đà tăng trưởng kinh tế cho đất nước và các cơ hội việc làm trong tương lai. 2.3.2. Chương trình Doanh nhân (Entrepreneurs’ Programme) Chương trình Doanh nhân, thay thế cho Quỹ thương mại hóa, Quỹ đầu tư và đổi mới Australia năm 2014, nhằm giúp các doanh nghiệp tăng năng suất và khả năng cạnh tranh thông qua việc tài trợ và tiếp cận với một mạng lưới các chuyên gia tư vấn và người hỗ trợ trên toàn quốc. Chương trình này cung cấp các khoản trợ cấp cho các nhà sáng lập thông qua Quỹ khuyến khích thương mại và trợ cấp tăng trưởng kinh doanh. Chương trình này có nhiệm vụ cung cấp các khoản đầu tư lên đến 50% tổng dự án, tương đương với 250.000 AUD cho các công ty thương mại và các đối tác hợp pháp, và tương đương với 1 triệu AUD cho các ứng viên còn lại. Các nhà kinh doanh cũng có thể nhận lời khuyên từ các chuyên gia mà không phải chịu bất kỳ một khoản chi phí nào để được chia sẻ các kiến thức và kinh nghiệm nhằm thúc đẩy tăng trưởng thông qua các hoạt động thuộc chương trình Kết nối đổi mới. Ngoài ra, Chương trình Doanh nhân cũng cung cấp hỗ trợ các chi phí liên quan đến việc đầu tư, giúp các công ty khởi nghiệp thâm nhập vào các thị trường khác trên thế giới. Các khoản đầu tư trong hiện tại và tương lai có thể được tài trợ lên đến 50% tổng giá trị dự án tương đương với 500.000 USD. Đối với các doanh nghiệp hoặc chuyên gia thuộc dự án trong nước có thể nhận được gói hỗ trợ lên đến 25.000 AUD. 2.3.3. Quỹ phát triển thị trường xuất khẩu (Export Market Development Grant - EMDG) Trong khi các nước như Hoa Kỳ hay Vương quốc Anh đang đưa ra các chính sách nhằm thắt chặt làn sóng nhập cư thì Chính phủ Australia vẫn tiếp tục các chính sách nhằm hỗ trợ những người nước ngoài đang sinh sống và làm việc ở Australia. Những người nhập cư đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các hoạt động kinh doanh ở Australia. Họ thành lập các doanh nghiệp, chủ yếu ở quy mô nhỏ, tạo ra các cơ hội việc làm và phát triển các hoạt động xuất nhập khẩu trong tất cả các ngành công nghiệp ở Australia và trở thành một trong các yếu tố có ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của đất nước này. Mặt khác, làn sóng nhập cư cũng là một trong những lý do giúp cho Australia tránh khỏi tình trạng suy thoái kinh tế nhờ việc hình thành các lợi ích kinh tế, giảm thiểu tuổi thọ bình quân, tăng trưởng GDP và cải thiện các hoạt động kinh doanh. Vì vậy, Quỹ EMDG được thành lập nhằm giúp đỡ các công ty xuất khẩu ở các lĩnh vực khác nhau mở rộng thị trường ra nước ngoài và khuyến khích du lịch trong nước. Đối với các doanh nghiệp đã chi 15.000 AUD trở lên cho các hoạt động xuất nhập khẩu, họ có thể được hoàn lại 50% tổng chi phí và đảm bảo không vượt quá 5.000 AUD. Để đạt điều kiện tham gia vào Quỹ EMDG, các doanh nghiệp phải thúc đẩy được các hoạt động xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, khuyến khích du lịch tại các sự kiện và hội nghị của Australia. Các doanh nghiệp đủ điều kiện sẽ được hỗ trợ khoảng 50 triệu AUD trong thời gian được tài trợ. 2.4. Vai trò của các trường đại học và các viện nghiên cứu Trước sự phát triển nhanh chóng của hệ sinh thái khởi nghiệp, các trường đại học nắm vai trò quan trọng trong việc đào tạo nhân lực và xây dựng các chương trình giảng dạy nhằm khuyến khích các sinh viên của mình tham gia vào các doanh nghiệp start-up cũng như hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp từ ngay môi trường đại học. Trong năm 2016, số lượng những người sáng lập các doanh nghiệp khởi nghiệp đã có bằng cấp đại học chiếm 84,4%. Báo cáo năm 2016 của Startup Muster cũng cho thấy 5,8% người sáng lập có bằng đào tạo nghề; 9,8% có trình độ học vấn trung học. Trong đó, 70,5% các nhà sáng lập có trình độ học vấn đại học đã theo học tại một trường đại học của Australia, còn lại 29,5% được đào tạo ở nước ngoài. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì 67% người sáng lập là công dân Australia, trong khi 33% còn lại là người nước ngoài. Hơn 80% người sáng lập trên 20 tuổi có bằng cử nhân hoặc cao hơn. Trách nhiệm của các thành viên trong nhóm sáng lập doanh nghiệp khởi nghiệp cũng gắn liền với trình độ chuyên môn và bằng cấp của họ. Các kỹ năng này bao gồm phát triển phần mềm (64%), kinh doanh (61%), tiếp thị (37%), nghiên cứu khoa học (13%), kỹ thuật (14%) và pháp lý (11%). 3. Huy động vốn và các loại hình đầu tư 3.1. Khả năng huy động vốn từ cộng đồng Khó khăn của các doanh nghiệp nhỏ khi tạo chỗ đứng của mình trên thị trường đó chính là việc huy động vốn và thiết lập thị trường. Hiện nay, chính 104 phủ các cấp của Australia không có bất kỳ một khoản tài trợ nào về tiền vốn ban đầu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông thường, mà chỉ có các khoản trợ cấp nhỏ như trợ cấp tiền lương hay các ưu đãi về thuế, về khấu trừ. Thay vào đó, Chính phủ Australia đang xây dựng các chính sách để giúp các doanh nghiệp nhỏ bao gồm các start-up được hoạt động dễ dàng và giảm thiểu các chi phí. Các doanh nghiệp này có thể dễ dàng huy động vốn từ cộng đồng cũng như được bảo vệ quyền lợi khi đầu tư kinh doanh. Các quy định hiện hành của Chính phủ Australia đang tạo ra hàng rào pháp lý trong việc mở rộng các hoạt động của việc huy động vốn từ cộng đồng (Crowd-sourced Equity Funding - CSEF). Tương tự như các hình thức huy động vốn khác, CSEF cho phép các công ty huy động vốn thông qua một cổng trực tuyến. Điểm khác biệt của CSEF là cho phép các nhà đầu tư được mua vào 10.000 AUD vốn cổ phần của một công ty thông qua một diễn đàn CSEF hợp pháp và được nhận lãi thay vì một sản phẩm hay một dịch vụ. Các doanh nghiệp Australia có doanh thu và tổng tài sản dưới 25 triệu USD được khuyến khích áp dụng hình thức huy động vốn CSEF. Tương tự như các hình thức huy động vốn khác, các công ty tư nhân muốn được huy động vốn CSEF sẽ phải có trách nhiệm báo cáo, chẳng hạn như cung cấp các báo cáo tài chính hàng năm cho cổ đông. Hình thức huy động vốn CSEF giúp cho các công ty có khả năng huy động được gần 05 triệu AUD mỗi năm với chi phí thấp hơn so với các hình thức huy động vốn truyền thống khác. Hình thức huy động vốn CSEF được công nhận là một giải pháp hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các doanh nghiệp khởi nghiệp. Tuy nhiên, để bảo vệ cho các nhà đầu tư, Chính phủ Australia đồng thời cũng xây dựng các hàng rào pháp lý nhằm hạn chế số lượng các công ty cũng như các diễn đàn CSEF. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp khởi nghiệp đang bỏ lỡ một phương thức huy động vốn có thể sử dụng để phát triển các ý tưởng kinh doanh của mình. Nhận ra những bất cập này, chính phủ Australia đã ban hành các đạo luật mới cho phép các doanh nghiệp được truy cập vào CSEF với nhiều lựa chọn hình thức huy động vốn và loại bỏ các bất lợi cạnh tranh so với các nhà đầu tư nước ngoài. Thực tế các doanh nghiệp nước ngoài cũng như các doanh nghiệp sử dụng vốn CSEF như một công cụ đầu tư không được phép huy động vốn CSEF tại Australia. Tương tự tại một số quốc gia khác, New Zealand cho phép tất cả các doanh nghiệp đều có quyền huy động vốn CSEF, trong khi ở Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Canada, số lượng các doanh nghiệp không sử dụng hình thức huy động vốn CSEF chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Đặc biệt, sau 01 năm áp dụng hình thức huy động vốn CSEF, hơn 20 doanh nghiệp đổi mới tại New Zealand đã huy động được hơn 12 triệu USD từ các quỹ khác nhau. Ngày 22/3/2017, Nghị viện Australia đã thông qua đạo luật cho phép sử dụng hình thức huy động vốn CSEF cho các công ty công và có hiệu lực từ ngày 29/9/2017. Ngày 09/5/2017, Chính phủ đã công bố, để lấy ý kiến dự thảo luật bổ sung đối với việc huy động vốn CSEF của các công ty tư nhân. 3.2. Các loại hình đầu tư Một số doanh nghiệp start-up phát triển dựa vào nguồn vốn nội lực. Một cá nhân có thể không có đủ khả năng tài chính để thành lập doanh nghiệp nhưng việc tham gia vào các mô hình Co-working (Không gian chia sẻ để làm việc) sẽ giúp họ dễ dàng tương tác với những người khác. Sau một thời gian kết nối, những người cùng chung chí hướng có thể cùng nhau hùn vốn và thành lập một doanh nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp start-up sau khi được thành lập đều gặp khó khăn trong việc huy động vốn từ bên ngoài. Khi đặt mục tiêu trở thành quốc gia khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, Chính phủ Australia đã đưa các gói hỗ trợ 36 tỷ AUD để toàn cầu hóa các ý tưởng của mình, giúp đỡ các doanh nghiệp khởi nghiệp có cơ hội thâm nhập vào Thung lũng Silicon, Tel Aviv và 03 thị trường khác (Borrello và Keany, 2015). Nhưng trong báo cáo năm 2013 của PwC, khả năng thu hút các nhà đầu tư mạo hiểm của Australia đang thấp hơn 20 lần so với Israel, quốc gia đứng thứ hai thế giới về đổi mới công nghệ và đầu tư sau khi thâm nhập vào Thung lũng Silicon. Nguồn: Báo cáo của PwC - 2013 Hình 1. Vốn đầu tư mạo hiểm bình quân Israel Hoa Kỳ Na Uy Thụy Điển Thụy Sĩ Phần Lan Đan Mạch Pháp Vương quốc Anh Ireland Hà Lan Bỉ Úc 0 25 50 75 ~$7.50 (FY10 & FY11 average) 106 Báo cáo của PwC (2013) cũng chỉ ra các doanh nghiệp start-up ở Australia luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh đáng kể trong việc kêu gọi vốn ở tất cả các giai đoạn, đặc biệt ở các giai đoạn ban đầu. Năm 2012, chỉ có khoảng 53 triệu AUD trên tổng số 600 triệu AUD được đầu tư cho 62 doanh nghiệp trong giai đoạn đầu tiên và được đầu tư bởi 12 khóa tăng tốc khởi nghiệp và các vườn ươm khởi nghiệp, 500 nhà đầu tư thiên thần, 10 nhóm thiên thần và 20 nhà đầu tư mạo hiểm. Để khởi nghiệp, các doanh nghiệp start-up ban đầu phải huy động vốn từ chính bản thân mình. Tiếp đó là sự ủng hộ, giúp đỡ của gia đình, bạn bè, những người thân thích, rồi mới đến các khoản vay từ ngân hàng, các quỹ đầu tư mạo hiểm và các nhà đầu tư thiên thần. Cụ thể có các loại hình đầu tư như sau: - Các khóa tăng tốc khởi nghiệp và các vườn ươm khởi nghiệp: Khi tham gia vào các khóa tăng tốc khởi nghiệp và các vườn ươm, các doanh nghiệp start-up có cơ hội nhận thức sớm hơn về những tiềm năng kinh tế của mình. Sau khi hỗ trợ nguồn vốn 08 triệu USD, Chính phủ Australia đã cam kết hỗ trợ hơn 15 triệu USD nữa trong vòng 04 năm tới, nhằm hỗ trợ các khóa tăng tốc khởi nghiệp, các vườn ươm và các doanh nghiệp start-up phát triển ý tưởng và phát sinh lợi nhuận từ công việc kinh doanh của họ. Chương trình vườn ươm khởi nghiệp đã được Chính phủ Australia đưa vào hoạt động từ ngày 20/9/2016. Chính phủ hỗ trợ rất tích cực thông qua chính sách cấp đất và cơ sở hạ tầng tối thiểu, hỗ trợ một phần kinh phí cho các vườn ươm khi thành lập, sau đó hầu như để cho chúng tự hoạt động nuôi sống mình. Nguồn thu của vườn ươm đến từ các khoản phí do các doanh nghiệp được ươm tạo chi trả. Những doanh nghiệp chưa có nguồn thu sẽ không phải đóng phí ngay, mà sẽ được truy thu sau khi đi vào hoạt động và bắt đầu có doanh thu. Điều này tạo động lực để các vườn ươm sớm đi vào hoạt động và sinh lợi nhuận; - Các nhà đầu tư mạo hiểm: Thông thường, khi các doanh nghiệp đưa ra ý tưởng kinh doanh, họ sẽ tìm đến các nhà đầu tư. Số liệu của Hiệp hội Vốn tư nhân và Đầu tư mạo hiểm Australia (Australian Private Equity and Venture Capital Association Limited - AVCAL) chỉ ra các nhà đầu tư mạo hiểm đã đầu tư 128 triệu AUD vào các doanh nghiệp start-up trong năm 2012. Đây là một số tiền đầu tư không nhỏ, tuy nhiên, so với các nước trên thế giới (Isarael: 500 triệu AUD) thì Australia còn cả một chặng đường dài (PwC, 2013). Vì vậy, chính phủ Australia đã đưa ra các phương án cải cách thay đổi hình thức vốn đầu tư mạo hiểm VCLPs, làm tăng khả năng cạnh tranh cũng như thu hút được mức đầu tư vốn mạo hiểm cao hơn của các doanh nghiệp start-up: + Doanh nghiệp start-up và các nhà đầu tư VCLPs sẽ ký một bản hợp đồng liên doanh, trong đó, nhà đầu tư sẽ được miễn giảm các khoản thuế 10% không được hoàn đối với khoản đầu tư phát sinh trong năm ở Giai đoạn Đầu tư Mạo hiểm Ban đầu (Early Stage Venture Capital Limited Partnerships - ESVCLPs); + Khoản đầu tư tối đa cho các ESVCLPs mới và đang thực hiện được tăng từ 100 triệu AUD lên 200 triệu AUD; + Khi các khoản đầu tư ESVCLPs có giá trị lên đến 250 triệu AUD thì không cần thiết phải bán lại doanh nghiệp. Việc thay đổi VCLPs và ESVCLPs sẽ nới lỏng các điều kiện và các yêu cầu, cho phép các doanh nghiệp start-up có thể thực hiện nhiều hoạt động đầu tư khác nhau cũng như tăng sự đa dạng của hoạt động đầu tư. Ưu đãi thuế từ hoạt động đầu tư VCLPs đã có hiệu lực từ ngày 01/7/2016. - Nhà đầu tư thiên thần: Nhìn chung, các đầu tư thiên thần có chung mục tiêu với các nhà đầu tư mạo hiểm, nhưng khác nhà đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần là các cá nhân có giá trị tài sản ròng cao, trên 1 triệu AUD với kỳ vọng tài sản, thu nhập này sẽ tiếp tục duy trì trong tương lai. Ban đầu các doanh nghiệp start-up thường bắt đầu khởi nghiệp nhờ vào cấp vốn được tài trợ bởi bạn bè và gia đình cho giai đoạn đầu để phát triển được sản phẩm mẫu hoặc các phiên bản thử nghiệm của sản phẩm. Ngoài ra, dựa vào các mối quan hệ xã hội, các doanh nghiệp start-up tìm kiếm các nhà đầu tư được xác nhận, là những người có giá trị tài sản ròng cao, trên 1 triệu AUD hoặc là các cá nhân có thu nhập trên 200.000 AUD/năm. Các nhà đầu tư thiên thần thường tự mình đưa ra quyết định và không bị chi phối bởi bất kỳ ai hoặc tham gia vào một nhóm để cùng nhau đưa ra các quyết định khách quan cho thương vụ định đầu tư. Năm 2015, Chính phủ Australia đã đưa ra gói ưu đãi thuế lên tới 106 triệu AUD cho các nhà đầu tư thiên thần ở giai đoạn ban đầu khi các doanh nghiệp start-up đang bắt đầu tìm kiếm các quỹ đầu tư mạo hiểm. Tuy nhiên, gia đình, bạn bè sẽ không thể góp tiền nếu chưa thấy được sự cam kết của các cá nhân muốn khởi nghiệp. Ngân hàng cũng sẽ không thể cho doanh nghiệp start-up vay nếu thấy kế hoạch kinh doanh không khả thi. Và các nhà đầu tư thiên thần, kể cả các nhà đầu tư mạo hiểm cũng sẽ khó có thể tài trợ vốn nếu thấy doanh nghiệp chưa thực sự cam kết hết mình, chưa “đánh cược” toàn bộ bản thân cho công việc kinh doanh. 108 4. Cải cách chính sách mở rộng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Trong một vài khảo sát gần đây cho thấy, các quy định của Chính phủ Australia vẫn đang tạo ra nhiều rào cản cho các doanh nghiệp trong việc đổi mới sáng tạo, đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ. Vì vậy, Chính phủ Australia trong thời gian gần đây đang thảo luận và ban hành các ưu đãi thuế cũng như các chính sách bảo vệ doanh nghiệp khi phá sản. 4.1. Ưu đãi thuế cho nhà đầu tư Rosenberg và Marron (2015) đã tổng hợp và khái quát những chính sách thuế cơ bản đối với các hoạt động đầu tư kinh doanh, đồng thời, cũng chỉ ra các chính sách thuế và tài chính có tác động như thế nào lên các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp start-up. Thông thường các doanh nghiệp start-up dễ dàng bị lỗ trong lúc thực hiện các ý tưởng kinh doanh của mình nên khó có thể được hưởng lợi từ những ưu đãi miễn giảm thuế bao gồm tín dụng thuế từ các hoạt động NC&PT, giảm thuế lợi vốn và các chính sách ưu đãi khác. Cải cách các chính sách thuế đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp này, chẳng hạn như cơ hội được tiếp cận với nhiều loại hình đầu tư tạo tiềm năng tăng trưởng. Nhận thức được vấn đề này, Chính phủ Australia đã đưa ra các chính sách ưu đãi thuế đối với các nhà đầu tư vào start-up. Dựa trên những thành công của Chương trình Đầu tư ươm mầm doanh nghiệp của Anh, Chính phủ Australia đã đầu tư hơn 500 triệu AUD cho gần 2.900 công ty trong 02 năm đầu tiên. Hoạt động nghiên cứu có nguồn gốc từ đầu tư công đóng vai trò căn bản trong thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao năng suất, giúp tạo ra những tri thức mới và hấp thụ những tri thức sẵn có trên thế giới. Năm 2008, tổng đầu tư của Australia cho NC&PT khoảng 2,24% GDP, thấp hơn so với mức trung bình của khối OECD là 2,35% nhưng vẫn đứng trên các quốc gia khác như Anh, Pháp, Canada. Vì vậy, chương trình ưu đãi thuế cho các hoạt động NC&PT của Australia được đánh giá là một trong những chương trình hỗ trợ không trực tiếp lớn nhất trên thế giới. Năm 2015, chi phí hoạt động của chương trình ước tính khoảng 03 tỷ AUD, chiếm 0,71% ngân sách chi của Chính phủ (Innovation Australia Annual Report 2014-2015). Các nhà đầu tư đủ điều kiện được xem xét áp dụng chương trình miễn giảm thuế mà trong đó các doanh nghiệp mới thành lập sẽ được hưởng 20% các khoản thuế không hoàn lại, với mức đầu tư 200.000 USD/năm. Đối với các khoản đầu tư đủ điều kiện và đảm bảo hoạt động liên tục trong vòng 12 tháng, sẽ được áp dụng hình thức miễn thuế lợi vốn trong vòng 10 năm. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà đầu tư đều được hưởng chính sách ưu đãi này. Các nhà đầu tư phải được thông qua bài kiểm tra “Sophisticated investor” theo Luật doanh nghiệp năm 2001 hoặc, nếu nhà đầu tư không đạt được bài kiểm tra này thì tổng mức đầu tư của họ vào các doanh nghiệp start-up tối đa phải đạt được là 50.000 AUD tại năm phát sinh thu nhập. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp start-up được đầu tư phải thỏa mãn các điều kiện sau: - Doanh nghiệp mới thành lập và được đánh giá dựa trên các tiêu chí liên quan đến khả năng chi tiêu, các khoản doanh thu và giá cổ phiếu đã được niêm yết; - Là doanh nghiệp đổi mới, được xác định bằng cách cho phép công ty tự đánh giá dựa trên nguyên tắc hoặc tiêu chí đánh giá chấm điểm hoặc được công nhận bởi Cơ quan thuế Australian. 4.2. Cải cách luật phá sản nhằm khuyến khích đổi mới Bên cạnh việc khuyến khích người dân của mình theo đuổi các ý tưởng, Chính phủ Australia cũng đưa ra các gói hỗ trợ cá nhân start-up chấp nhận rủi ro và sẵn sàng làm lại khi thất bại như cải cách luật phá sản nhằm khuyến khích đổi mới. Thông thường, các start-up sẽ thất bại vài lần trước khi thành công và rút ra được những bài học kinh nghiệm trong quá trình này. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp này phải chấp nhận thay đổi văn hóa kinh doanh và tái cơ cấu doanh nghiệp. Mối lo ngại về việc vi phạm luật giao dịch bất hợp pháp thường được viện dẫn như là một lý do khiến các nhà đầu tư thiên thần trong giai đoạn đầu không muốn tham gia vào một doanh nghiệp start-up. Hầu hết các đạo luật hiện hành quá chú trọng vào việc phạt tiền và nhấn mạnh những thất bại, vì vậy Chính phủ đang xem xét để ban hành những sửa đổi, bổ sung đối với những đạo luật này. Chính phủ đang tập trung vào việc tạo ra một mối quan hệ công bằng hơn nhằm khuyến khích các doanh nghiệp cũng như để bảo vệ các nhà đầu tư như: - Giảm thời gian phá sản xuống còn 01 năm: Hiện tại, thời gian phá sản cá nhân thường kéo dài ít nhất 03 năm. Các báo cáo gần đây cho thấy điều này có thể khiến các doanh nghiệp thất bại bị nản lòng. Các chính sách hiện nay đều chỉ ra rằng nếu Australia muốn phát triển nền kinh tế start- up thì cần giảm thiểu thời gian khiển trách và các lệnh trừng phạt đối với các doanh nghiệp phá sản; - Giới thiệu các bến đỗ an toàn cho các chủ doanh nghiệp trong thời kỳ tái cơ cấu: Các ý kiến trao đổi gần đây đều đưa ra các giải pháp nhằm 110 bảo vệ cho các chủ doanh nghiệp những người mong muốn tái cơ cấu doanh nghiệp. Việc tái cơ cấu này sẽ khiến cho các rủi ro liên quan đến các khoản nợ không được bảo vệ tăng lên và các chủ doanh nghiệp sẽ bị kiện do vỡ nợ. Các điều luật sẽ bảo vệ cho các chủ doanh nghiệp không bị kiện bởi vỡ nợ nhưng cũng đồng thời cũng yêu cầu họ phải có sự tham vấn với các chuyên gia tái cơ cấu đã đăng ký với Ủy ban Đầu tư và Chứng khoán Australia (ASIC); - Vô hiệu hóa điều khoản “ipso facto” trong hợp đồng: Chính quyền liên bang đồng ý bãi bỏ trách nhiệm của các bên để hủy hoặc thay đổi điều khoản hợp đồng dựa trên cơ sở tự nguyện quản lý hoặc dựa trên bảng kế hoạch điều chỉnh (liên quan đến quá trình tái cơ cấu). Các doanh nghiệp đang thực hiện tái cơ cấu có thể tiếp tục thực hiện công việc kinh doanh của mình mà không phải chấm dứt hợp đồng. 5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Với lợi thế về sự bùng nổ công nghệ, thị trường mở rộng, tư duy quản lý thông thoáng hơn, Việt Nam đã có được thành công bước đầu trong việc phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp. Đây là cơ hội giúp Việt Nam trở thành điểm sáng trong cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (start-up) tại châu Á. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nền kinh tế sáng tạo được tạo lập bởi sự hội tụ của KH&CN với các ngành công nghiệp và của sự bùng nổ các sáng kiến đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, một thực trang không thể phủ nhận ở Việt Nam đó là các nhà khoa học và doanh nghiệp chưa thực sự được kết nối chặt chẽ với nhau, do đó rất nhiều các kết quả nghiên cứu sau khi được nghiệm thu thì không được ứng dụng vào sản xuất hoặc được thương mại hoá trên thị trường. So sánh từ kinh nghiệm của Australia và các nước tiên tiến khác, Việt Nam hiện đang thiếu hệ sinh thái cho khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, như các tổ chức, các quỹ đầu tư, các nhà tư vấn và các không gian chia sẻ kinh nghiệm. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 16/5/2016 về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (gọi tắt là Đề án 844). Mục tiêu cụ thể của Đề án 844 là đến năm 2020 thu hút được 1.000 tỷ VNĐ và đến năm 2025 thu hút được 2.000 tỷ VNĐ đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, từ đó xây dựng một quốc gia khởi nghiệp tại Việt Nam. Nội dung của Đề án 844 là hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp, xây dựng cơ chế và thúc đẩy sự ra đời của các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, quỹ phát triển KH&CN, trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, tạo môi trường để cộng đồng khởi nghiệp hình thành, vận hành có hiệu quả làm cho làn sóng khởi nghiệp mang lại hiệu quả thực chất, không chỉ là phong trào và xây dựng một quốc gia khởi nghiệp. Tại Diễn đàn Doanh nhân trẻ và Thanh niên khởi nghiệp do Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế Tư nhân Việt Nam (VPSF) tổ chức, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, một quốc gia khởi nghiệp được công nhận khi khởi nghiệp được công nhận là quốc sách, phải có phong trào khởi nghiệp với tâm thế của một quốc gia (Chu Thanh Vân, 2017). Một đất nước muốn phát triển và trở nên giàu mạnh thì phải có một cộng đồng doanh nghiệp mạnh cũng như phải xây dựng một tinh thần quốc gia khởi nghiệp. Một “quốc gia khởi nghiệp” cần có những cá nhân khởi nghiệp, những người đi tiên phong và dám chấp nhận rủi ro để hiện thực hóa những đam mê và những ý tưởng mới. Việt Nam cần phát huy và phổ biến tinh thần khởi nghiệp rộng khắp cả nước, trong môi trường xã hội lẫn môi trường học đường. Đây cũng là quan điểm của Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân (2015): “Việt Nam có thể bắt đầu với các công ty khởi nghiệp từ các trường đại học, sau đó đến các tỉnh, các thành phố rồi cuối cùng là cấp quốc gia”. Việt Nam có thể tham khảo và học hỏi các mô hình quốc gia khởi nghiệp của các nước khác như Israel, Hàn Quốc, và đặc biệt là Australia. Tuy nhiên, mỗi một quốc gia sẽ gặp những khó khăn nhất định khi áp dụng kinh nghiệm khởi nghiệp của các nước khác vào thực tiễn. Vì vậy, Việt Nam cần ứng dụng một cách linh hoạt để có thể phù hợp với các quy định của pháp luật, đặc điểm xã hội, văn hóa để tạo ra một hệ sinh thái tốt cho khởi nghiệp. Những bài học kinh nghiệm từ Australia có thể rút ra cho quá trình khởi nghiệp của Việt Nam là: Thứ nhất, nhà nước cần tuyên truyền các cá nhân làm khởi nghiệp không ngại thất bại, khích lệ và động viên tinh thần cầu tiến vươn lên. Thực trạng tại Australia cho thấy trung bình có 75% doanh nghiệp khởi nghiệp không tồn tại sau 03 năm kể từ khi thành lập. Con số này còn ít hơn rất nhiều tại Việt Nam, sau 3-5 năm tỷ lệ tồn tại của các doanh nghiệp mới thành lập là 20-30%, trong đó chỉ có khoảng 3-5% các doanh nghiệp khởi nghiệp. Điều đó cho thấy, tỷ lệ thành công trong khởi nghiệp là rất thấp, đầu tư vào khởi nghiệp là đầu tư mạo hiểm và quỹ đầu tư khởi nghiệp là quỹ rủi ro. Vì vậy, cùng quan điểm với Chính phủ của Thủ tướng Australia Malcom Turbull, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh việc xây dựng văn hóa chấp nhận thất bại, chấp nhận rủi ro là một trong những yếu tố quan trọng khi xây dựng quốc gia khởi nghiệp. Việc tạo ra môi trường cho các start-up được quyền tự do biểu đạt, quyền thất bại và tiếp tục khởi nghiệp để thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo giúp cho hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển ổn định. Cộng đồng khởi nghiệp ở Australia và Việt Nam có thể học 112 hỏi từ những sai lầm đó để rút ra được kinh nghiệm thành công. Kinh nghiệm vườn ươm của Australia cho thấy, Nhà nước hỗ trợ rất tích cực thông qua chính sách cấp đất và cơ sở hạ tầng tối thiểu, hỗ trợ một phần kinh phí cho các vườn ươm khi thành lập, sau đó hầu như để cho chúng tự hoạt động và phát triển. Các doanh nghiệp khi tham gia các vườn ươm sẽ phải chi trả kinh phí để được ươm tạo, tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp này chưa có nguồn thu thì chưa phải đóng phí ngay, mà sẽ được truy thu sau khi đi vào hoạt động và bắt đầu có doanh thu. Đây là động lực để các vườn ươm phải đi vào hoạt động, ươm tạo các doanh nghiệp và sinh lợi nhuận. Mô hình này đã chứng minh khả năng hoạt động hiệu quả của mình, tỷ lệ các doanh nghiệp khởi nghiệp được ươm tạo không tồn tại sau 03 năm hoạt động là 25%, cao hơn gấp 3 lần so với các doanh nghiệp khởi nghiệp khác. Một trong những vườn ươm khởi nghiệp nổi bật nhất của Chính phủ Australia phải kể đến chương trình Landing Pad. Chương trình này cung cấp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp những hỗ trợ thiết yếu để phát triển doanh nghiệp, mở rộng thị trường, tăng tốc, kết nối và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Australian Landing Pads hiện đang hoạt động tại Singapore, San Francisco, Tel Aviv, Berlin và Shanghai. Tương tự, ở Việt Nam hiện nay, các mô hình vườn ươm đều đang trong giai đoạn đầu của quá trình ươm tạo, do đó còn đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc về hình thành pháp nhân, bộ máy, cơ chế điều hành, nguồn nhân lực và vốn,... Việt Nam hiện nay đang phát triển các mô hình vườn ươm doanh nghiệp công nghệ trong trường đại học, mô hình vườn ươm thuộc doanh nghiệp và mô hình vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao do Nhà nước quản lý. Thứ hai, từ việc hình thành mô hình các vườn ươm có thể thấy phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang được các trường đại học khuyến khích và tạo cơ hội cho các sinh viên của mình. Chính phủ Australia đã xây dựng một quỹ thúc đẩy giáo dục - khuyến khích đào tạo các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ sư và toán nhằm khởi động một văn hóa đổi mới trong giới trẻ. Chính phủ nước này đang đầu tư và phát triển các trung tâm nghiên cứu và hợp tác nhằm thúc đẩy các công trình nghiên cứu ở các trường đại học, các viện nghiên cứu và đào tạo các sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm làm việc thực tiễn. Vì vậy, chính phủ Việt Nam cần chú trọng đẩy mạnh giáo dục, tập trung xây dựng các trường đại học, cao đẳng theo xu hướng hiện đại, chú trọng chất lượng, cải thiện theo các tiêu chuẩn của thế giới như: nâng cao điều kiện vật chất, nội dung đào tạo - nghiên cứu và tổ chức - quản trị. Ngoài ra, các trường đại học ở Việt Nam cần tăng cường tính liên kết với các trường đại học trong và ngoài nước để học hỏi, trao đổi chuyên môn. Các trường hiện nay nên tăng cường chú trọng việc đào tạo tài năng trẻ, nâng cao trình độ, mời các chuyên gia nước ngoài cũng như trong nước về khởi nghiệp đến chia sẻ kinh nghiệm start-up. Thứ ba, khi mới khởi nghiệp, mọi doanh nghiệp đều mong muốn có cộng sự cùng góp vốn để san sẻ áp lực tài chính hoặc tìm kiếm những nhà đầu tư thích hợp cho mình. Chính phủ Australia cũng đã công bố các kế hoạch cải tổ việc gọi vốn, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể huy động tiền đã hiện thực hoá các ý tưởng với đi vào hoạt động. Hiện nay, trong khi các start-up ở Australia chứng minh bằng ý tưởng, thì các start-up tại Việt Nam phải phát triển đến một mức nhất định thì các quỹ đầu tư mới đổ tiền vào. Điều đó đồng nghĩa với việc nguồn vốn đầu tư có thể rất dồi dào nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng nhận được. Chính vì vậy, theo một thống kê không chính thức, tỷ lệ thất bại của các doanh nghiệp start-up tại Việt Nam lên tới hơn 80% ngay trong năm đầu tiên thành lập. Thứ tư, thông qua chương trình ưu đãi thuế cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai, trong giai đoạn 2014-2015, Chính phủ Australia đã trợ giúp cho hơn 13.000 doanh nghiệp với hơn 2,4 tỷ AUD tiền hỗ trợ thuế đối với các dự án nghiên cứu triển khai đủ tiêu chuẩn. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam cần xây dựng các chính sách để giảm bớt các rào cản vốn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp start-up được tiếp cận vốn đầu tư. Thứ năm, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống pháp luật dành cho khởi nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Các chính sách có ảnh hưởng lớn đến quá trình khởi nghiệp của cả quốc gia, có khả năng lấp đầy khoảng trống mà khu vực tư nhân không thể vượt qua, đem lại công cụ hỗ trợ hiệu quả cho start-up. Nếu như Australia đang thực hiện hàng loạt các cải cách nhằm khuyến khích các nhà đầu tư và các doanh nghiệp khởi nghiệp bằng cách đưa ra các ưu đãi về thuế cho các hoạt động NC&PT và cải cách luật phá sản thì Chính phủ Việt Nam vẫn chưa đưa ra các chính sách cụ thể để đảm bảo quyền lợi và bảo vệ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Cuối cùng, Việt Nam cần tăng cường các mối quan hệ hợp tác với các nước phát triển trên thế giới về mô hình khởi nghiệp và chiến lược khởi nghiệp. Nhà nước cần có các cơ chế thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút các quỹ đầu tư rót vốn vào các dự án khởi nghiệp. Việt Nam cần quan tâm đến chất lượng và hiệu quả của các dự án FDI hơn là chú trọng quá nhiều tới GDP, phụ thuộc vào các lợi thế có sẵn như lao động rẻ, tài nguyên, điều kiện tự nhiên,... Để thu hút FDI lâu dài, Nhà nước cần mạnh tay hơn trong việc cải cách hành chính, xóa bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, tạo thông thoáng trong cơ chế và chính sách đầu tư. Công nghệ đang và sẽ tạo ra các bước chuyển đổi quan trọng về kinh tế-xã hội trên thế giới. Nếu Việt Nam muốn trở thành một quốc gia khởi nghiệp, không gì khác là đầu tư vào nghiên cứu và sản xuất những sản phẩm có tính đổi mới KH&CN cao. Trong bài học kinh nghiệm về đổi mới sáng tạo ở 114 Australia, đất nước này luôn giành một khoản đầu tư khổng lồ hàng năm cho các hoạt động KH&CN nhưng không phải kết quả nghiên cứu nào cũng mang nhiều tính đổi mới sáng tạo. Vì vậy để thúc đẩy những thay đổi trong lĩnh vực KH&CN và khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam cần tạo ra các chính sách tốt cũng như xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoạt động hiệu quả./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. Chu Thanh Vân. 2017. “Việt Nam có thể trở thành quốc gia khởi nghiệp như Israel”, xem 19/5/2017, <https://www.vietnamplus.vn/viet-nam-co-the-tro-thanh-quoc-gia- khoi-nghiep-nhu-israel/447213.vnp> Tiếng Anh: 2. “PwC: The Start-up Economy”. 2013. Available at: <https://www.digitalpulse.pwc. com.au/wp-content/uploads/2013/04/PwC-Google-The-startup-economy-2013.pdf> 3. Rosenberg, J. and Marron, D. 2015. “Tax policy and investment by startups and innovative firms”. Full Report, see 09/02/2015, < publications/tax-policy-and-investment-startups-and-innovative-firms/full.> 4. Marshall, L. 2015. “Unleashing Australia’s innovation potential”, see 07/12/2015, 5. Borrello, E. và Keany, F. 2015. “Innovation statement: PM Malcolm Turnbull calls for 'ideas boom' as he unveils $1b vision for Australia's future”, see 08/12/2015, < innovation-program/7006952> 6. Kinner, C., McCauley, A. và Gruszka, A. 2016. “Crossroads report: An action plan to develop a vibrant tech startup ecosystem in Australia”. Available at: 7. Potter, B. 2016. “Start-ups create all new jobs”, see 24/8/2016, 8. Startup Muster. 2016. “Startup Muster Annual Report 2016”. Available at: 9. “Innovation Australia Annual Report 2014-2015”. 2017. Available at: <https://industry.gov.au/Innovation-and-Science-Australia/Innovation- Australia/Annual-reports/Pages/Innovation-Australia-Annual-Report-2014-15.aspx.> 10. Nehme, M. 2017. “Australia finally has crowd-sourced equity funding, but there’s more to do”, see 22/3/2017, <https://theconversation.com/australia-finally-has-crowd- sourced-equity-funding-but-theres-more-to-do-74921> 11. Weisfeld, J. 2017. “The Rising Success Of Startups Down Under: Inside Australia's Entrepreneurial Ecosystem”. Available at: <https://www.forbes.com/sites/groupthink/2017/08/10/the-rising-success-of-startups- down-under-inside-australias-entrepreneurial-ecosystem/#b50a6f51cda2>.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoi_nghiep_doi_moi_sang_tao_kinh_nghiem_tu_australia.pdf
Tài liệu liên quan