Khủng hoảng kinh tế thế giới và ảnh hưởng của nó đến kinh tế ở Việt Nam

Vài nét về tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới ở nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung. Khủng hoảng tài chính 2007-2010 là một cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ Bong bóng nhà ở cùng với giám sát tài chính thiếu hoàn thiện ở Hoa Kỳ đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính ở nước này từ năm 2007, bùng phát mạnh từ cuối năm 2008. Thông qua quan hệ tài chính nói riêng và kinh tế nói chung mật thiết của Hoa Kỳ với nhiều nước. Cuộc khủng hoảng từ Hoa Kỳ đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, dẫn tới những đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế, suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới. - Hoa Kỳ là điểm xuất phát và là trung tâm của cuộc khủng hoảng. Ngay khi bong bóng nhà ở vỡ cuối năm 2005, kinh tế Hoa Kỳ bắt đầu tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, bong bóng vỡ đã dẫn tới các khoản vay không trả nổi của người đầu tư nhà ở đối với các tổ chức tài chính ở nước này. Giữa năm 2007, những tổ chức tài chính đầu tiên của Hoa Kỳ liên quan đến tín dụng nhà ở thứ cấp bị phá sản. Giá chứng khoán Hoa Kỳ bắt đầu giảm dần. Sự đổ vỡ tài chính lên đến cực điểm vào tháng 10 năm 2008 khi ngay cả những ngân hàng khổng lồ và lâu đời từng sống sót qua những cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế trước đây, như Lehman Brothers, Morgan Stanley, Citigroup, AIG, cũng lâm nạn. Tình trạng đói tín dụng xuất hiện làm cho khu vực kinh tế thực của Hoa Kỳ cũng rơi vào tình thế khó khăn, điển hình là cuộc Khủng hoảng ngành chế tạo ô tô Hoa Kỳ 2008-2010. Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones lúc đóng cửa ngày 9 tháng 3 năm 2009 là 6.547,05, mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 1997. Chỉ trong vòng 6 tuần lễ, chỉ số này sụt tới 20%. - Nếu khủng hoảng ở thập niên 70 của thế kỷ trước có thể đổ lỗi do các nguyên nhân như chiến tranh ở Iran, cuộc cách mạng ở một số quốc gia, và khủng hoảng chỉ liên quan đến suy giảm GDP. Còn khủng hoảng lần này là tồi tệ nhất, tác động đồng bộ nền kinh tế toàn cầu. Khủng hoảng lần này là sự yếu kém, do cơ chế thị trường, các nền kinh tế bị lạm phát quá lớn Trong đó, những nền kinh tế dựa vào xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ Hoa Kỳ. Ở Hoa Kỳ, bất động sản, cho vay cầm cố dưới chuẩn, sự mất cân đối về cán cân thanh toán Trước tình hình này, Cục dự trữ liêng bang Mỹ có kế hoạch kích thích lớn với 800 tỷ USD chiếm 5% GDP để cứu vãn tình hình. “Khi bong bóng nhà đất bùng nổ vào giữa thập niên đầu của thế kỷ XXI, hệ thống tài chính Mỹ trở nên dễ tổn thương không kém gì các quốc gia đang phát triển trong những lần khủng hoảng trước đây”. Theo Krugman thì thất bại của những quy định quản lý hệ thống tài chính đang nhanh chóng thoát khỏi vòng cương toả của Nhà nước, đẩy nước Mỹ và thế giới vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ những năm 1930 trở lại đây.

doc17 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 5225 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khủng hoảng kinh tế thế giới và ảnh hưởng của nó đến kinh tế ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1: Vài nét về tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới ở nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung. Khủng hoảng tài chính 2007-2010 là một cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ Bong bóng nhà ở cùng với giám sát tài chính thiếu hoàn thiện ở Hoa Kỳ đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính ở nước này từ năm 2007, bùng phát mạnh từ cuối năm 2008. Thông qua quan hệ tài chính nói riêng và kinh tế nói chung mật thiết của Hoa Kỳ với nhiều nước. Cuộc khủng hoảng từ Hoa Kỳ đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, dẫn tới những đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế, suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới. - Hoa Kỳ là điểm xuất phát và là trung tâm của cuộc khủng hoảng. Ngay khi bong bóng nhà ở vỡ cuối năm 2005, kinh tế Hoa Kỳ bắt đầu tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, bong bóng vỡ đã dẫn tới các khoản vay không trả nổi của người đầu tư nhà ở đối với các tổ chức tài chính ở nước này. Giữa năm 2007, những tổ chức tài chính đầu tiên của Hoa Kỳ liên quan đến tín dụng nhà ở thứ cấp bị phá sản. Giá chứng khoán Hoa Kỳ bắt đầu giảm dần. Sự đổ vỡ tài chính lên đến cực điểm vào tháng 10 năm 2008 khi ngay cả những ngân hàng khổng lồ và lâu đời từng sống sót qua những cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế trước đây, như Lehman Brothers, Morgan Stanley, Citigroup, AIG, … cũng lâm nạn. Tình trạng đói tín dụng xuất hiện làm cho khu vực kinh tế thực của Hoa Kỳ cũng rơi vào tình thế khó khăn, điển hình là cuộc Khủng hoảng ngành chế tạo ô tô Hoa Kỳ 2008-2010. Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones lúc đóng cửa ngày 9 tháng 3 năm 2009 là 6.547,05, mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 1997. Chỉ trong vòng 6 tuần lễ, chỉ số này sụt tới 20%. - Nếu khủng hoảng ở thập niên 70 của thế kỷ trước có thể đổ lỗi do các nguyên nhân như chiến tranh ở Iran, cuộc cách mạng ở một số quốc gia, và khủng hoảng chỉ liên quan đến suy giảm GDP. Còn khủng hoảng lần này là tồi tệ nhất, tác động đồng bộ nền kinh tế toàn cầu. Khủng hoảng lần này là sự yếu kém, do cơ chế thị trường, các nền kinh tế bị lạm phát quá lớn… Trong đó, những nền kinh tế dựa vào xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ Hoa Kỳ. Ở Hoa Kỳ, bất động sản, cho vay cầm cố dưới chuẩn, sự mất cân đối về cán cân thanh toán… Trước tình hình này, Cục dự trữ liêng bang Mỹ có kế hoạch kích thích lớn với 800 tỷ USD chiếm 5% GDP để cứu vãn tình hình. “Khi bong bóng nhà đất bùng nổ vào giữa thập niên đầu của thế kỷ XXI, hệ thống tài chính Mỹ trở nên dễ tổn thương không kém gì các quốc gia đang phát triển trong những lần khủng hoảng trước đây”. Theo Krugman thì thất bại của những quy định quản lý hệ thống tài chính đang nhanh chóng thoát khỏi vòng cương toả của Nhà nước, đẩy nước Mỹ và thế giới vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ những năm 1930 trở lại đây. Và chỉ khi nào, nhà nước Mỹ kiểm soát được tình hình thì chừng đó kinh tế mới hết khủng hoảng. “Chúng ta đã chạm đáy của khủng hoảng và chúng ta nằm ịch ở đó chứ chưa bật dậy được. Nền kinh tế thế giới sẽ hồi phục trong vòng 5 năm nữa…”, Krugman nhận định. - Paul Krugman cũng dự đoán nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng sẽ trầm lặng hơn, ít dịch chuyển vốn và ít đầu cơ hơn. Sau khủng hoảng, Mỹ sẽ không còn đi bảo ban thế giới phải làm thế này thế kia nữa vì bản thân Mỹ cũng có nhiều điều chưa làm tốt. Lúc đó, kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua Nhật Bản. Châu Âu vẫn là đối thủ tiềm năng với Mỹ. Nhưng Mỹ vẫn là cường quốc hàng đầu thế giới. Bản báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ cho biết, trong tháng giêng, số đơn đặt hàng mua các sản phẩm của các nhà máy ở Mỹ giảm 2,5% so với mức giảm 2% trong tháng 12/2007. - Đây là mức giảm lớn nhất trong 5 tháng qua. Chỉ số hoạt động của khu vực dịch vụ trong tháng 2 là 49,3 điểm và trong tháng giêng là 44,6 điểm. Hai nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng làm ăn ế ẩm này là do hậu quả của cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực địa ốc và thị trường tài chính, tín dụng. Thống kê của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy, theo đà suy giảm kinh tế, năng suất lao động của công nhân Mỹ trong 3 tháng cuối năm 2007 cũng bị giảm đi trông thấy, chỉ tăng với tốc độ 1,9% so với mức tăng kỷ lục 6,3% trong quý 3/2007. Năng suất lao động tăng chậm làm cho chi phí sản xuất gia tăng 2,6% trong quý cuối cùng của năm 2007. Mức độ thuê mướn công nhân của khu vực kinh tế tư nhân ở Mỹ trong tháng 2 năm nay cũng thấp nhất trong 5 năm qua. Theo kết quả một cuộc khảo sát công bố ngày 6/3, phần lớn các nhà điều hành kinh tế hàng đầu của Mỹ cho rằng nền kinh tế Mỹ đã "sẵn sàng rơi vào suy thoái", hoặc sẽ rơi vào suy thoái trong 6 tháng nữa. Hầu hết các nhà điều hành được hỏi nhận định công ty của họ không thể tránh khỏi sự ảnh hưởng từ đợt suy thoái này. Trong khi đó, số lượng nhà bị tịch thu gán nợ tiếp tục đà gia tăng tới mức kỷ lục mới trong 22 năm qua ở tất cả các bang và các địa phương của Mỹ. Theo đó, thị trường chứng khoán Mỹ những ngày qua đã "điêu đứng" vì giới đầu tư bán đổ bán tháo cổ phiếu. Kết quả khảo sát do Hiệp hội Các nhà kinh tế và kinh doanh toàn quốc (Mỹ) công bố tuần trước cũng cho biết, 45% số nhà kinh tế tiên đoán về sự suy thoái kinh tế Mỹ trong năm 2008. * Sự ảnh hưởng tới các hệ thống lớn trên thế giới. Hệ thống ngân hàng Nhiều tổ chức tài chính của các nước phát triển, nhất là các nước ở châu Âu, cũng tham gia vào thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp ở Hoa Kỳ. Chính vì vậy, bóng bóng nhà ở của Hoa Kỳ bị vỡ cũng làm các tổ chức tài chính này gặp nguy hiểm tương tự như các tổ chức tài chính của Hoa Kỳ. Những nước châu Âu bị rối loạn tài chính nặng nhất là Anh, Iceland, Ireland, Bỉ và Tây Ban Nha. Ngay từ tháng 9 năm 2007, Northern Rock của Anh bị tình trạng đột biến rút tiền gửi và hậu quả là phải chịu quốc hữu hóa. Đột biến rút tiền gửi còn làm căng thẳng các ngân hàng khác của nước này. Sang năm 2008, đến lượt Bradford & Bingley plc của Anh phải chịu chia nhỏ thành 2 công ty riêng biệt. Các ngân hàng khác phải chịu đổi chủ sở hữu bao gồm Catholic Building Society, Alliance & Leicester. London Scottish Bank và Dunfermline Building Society phải chịu sự giám sát đặc biệt của Chính phủ Anh. Ở Iceland đã xảy ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng trên diện rộng. Ngay quý I năm 2008, GDP của Iceland giảm 1,5%, mức giảm lớn nhất kể từ năm 1983 tới thời điểm này. Glitnir, Straumur Investment Bank, Reykjavík Savings Bank phải chịu quốc hữu hóa. Kaupthing, Landsbanki của nước này phải chịu đặt dưới sự quản lý của cơ quan giám sát tài chính quốc gia. Đầu năm 2008, xếp hạng tín dụng của Ngân hàng Ireland bị giảm, khiến cho giá cổ phiếu của ngân hàng này sụt ghê gớm, giá cổ phiếu tại thời điểm đầu tháng 3 Năm 2008 giảm tới 99% so với giá đỉnh cao vào năm 2007. Đầu năm 2009, Anglo Irish Bank bị quốc hữu hóa. Allied Irish Banks cũng phải chịu tình trạng cổ phiếu mất giá ghê gớm và phải chấp nhận cải cách để nhận được khoản vay tái cơ cấu của Chính phủ. Cuối năm 2008, Fortis của Bỉ bắt đầu bị bán dần, chỉ còn lại các bộ phận kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Dexia chịu khoản lỗ 3,3 tỷ euro và phải xin Chính phủ Bỉ cho vay để củng cố. Ở Hà Lan, để đảm bảo hệ số an toàn vốn, ING Group đã phải xin Chính phủ Hà Lan cho vay. Ở Đức, ngày từ đầu năm 2008, người ta phát hiện ra rằng BayernLB đã chịu những khoản lỗ lớn do tham gia vào thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp ở Hoa Kỳ. Sau đó, ngân hàng này đã phải cầu xin sự giúp đỡ của Chính phủ Liên bang Đức. Thị trường chứng khoán Các thị trường chứng khoán lớn của thế giới ở New York, London, Paris, Frankfurt, Tokyo đều có thời điểm sụt giá lớn lịch sử. Ở châu Âu, chỉ số FTSE 100 từ mức 4789,79 xuống còn 4699,82. Chỉ số DAX hôm 2 tháng 3 năm 2009 chỉ còn 3666,4099 điểm so với 8067,3198 hôm 27 tháng 12 năm 2007. Chỉ số CAC 40 hôm 2 tháng 3 năm 2009 cũng xuống mức thấp kỷ lục 2534,45 điểm. Nhật Bản có một hệ thống tài chính tương đối vững vàng đã trải qua một thời kỳ tái cơ cấu sau khủng hoảng 1996-1997. Tuy nhiên, tác động tiêu cực từ khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ vẫn khiến cho thị trường chứng khoán của nước này rối loạn. Chỉ số giá cổ phiếu bình quân Nikkei đã xuống mức thấp lịch sử vào các ngày 8 và 10 tháng 10 năm 2008. * Khủng hoảng kinh tế thế giới một năm nhìn lại - Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra cách đây một năm đã dịu bớt, nhưng để lại nhiều điều nan giải và những hệ quả sâu xa. Ngày 14/9/2008 đáng được ghi vào biên niên sử của chủ nghĩa tư bản hiện đại: Ngân hàng Lehman Brothers, “cây đại thụ” 158 năm tuổi cuả Mỹ, bị xóa trên bản đồ tài chính ngân hàng thế giới. Đây là một trong những vụ phá sản lớn nhất lịch sử nước Mỹ, châm ngòi cho sự bùng nổ cuộc khủng hoảng tài chính, mở màn cho cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nó dồn các thị trường tài chính chao đảo một năm trước đó do khủng hoảng tín dụng thứ cấp rơi vào hoảng loạn thực sự, khiến dòng chảy tài chính đóng băng hoàn toàn và đẩy hệ thống ngân hàng vào tình trạng nguy hiểm. Hậu quả của vụ Lehman Brothers sụp đổ sẽ nan giải và còn lan tỏa trong nhiều năm tới. Có vô vàn dẫn chứng về cơn co giật của chủ nghĩa tư bản hiện đại và thị trường “thiếu gương mặt người”. Sản xuất đình trệ; hàng triệu người lao động bị đẩy ra đường. Tại các khu công nghiệp ven biển Trung Quốc, hàng trăm ông chủ nước ngoài tháo chạy vì không thanh toán nổi các hóa đơn; các đoàn tàu chở hàng triệu lao động nhập cư làm việc tại các thành phố trở lại quê hương bản quán. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính thiệt hại của cuộc khủng hoảng này lên đến 1.000 tỷ USD. Từ đống đổ vỡ ngổn ngang của nền kinh tế, tài chính toàn cầu, các nhà chính trị, các nhà kinh tế, các nhà quản lý tài chính đang tiếp tục mổ xẻ nguồn cơn con bệnh, tìm cách xây dựng (hay vá víu lại) tòa nhà kinh tế tài chính quốc gia và quốc tế. Qua một năm khủng hoảng, tình hình thế giới nổi lên mấy đặc điểm chính: Cuộc cải cách tài chính mong đợi vẫn chưa được thực hiện Câu hỏi chính đặt ra hiện nay là làm thế nào để không rơi xuống vực thẳm khủng hoảng một lần nữa. Nhiều dấu hiệu cho thấy các nhà tài phiệt Mỹ và phương Tây lại “chứng nào tật nấy”. Họ lợi dụng các gói cứu trợ kinh tế, tài chính của các chính phủ để  thoát ra khỏi khủng hoảng để rồi lại lao vào các cuộc chạy đua kiếm lời. G-8 mất vai trò lãnh đạo. G-20 ra đời chưa đầy một năm, chưa được thử thách. Cuộc hội nghị thượng đỉnh G-20 lần thứ ba, tại Pittsburgh (Mỹ) trong các ngày 24-25/9, chưa chắc đã đạt được đồng thuận về phương pháp kiểm soát hoạt động của ngành ngân hàng, nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của các ngân hàng lớn nhất tới hệ thống tài chính quốc gia riêng biệt cũng như tới hệ thống tài chính toàn cầu. Trong diễn văn ngày 15/9, nhân một năm Lehman Brothers sụp đổ, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định một trong những ưu tiên hàng đầu của chính quyền Mỹ là cải cách các quy định tài chính nhằm ngăn chặn nguy cơ tái diễn khủng hoảng, “để tránh rủi ro mang tính hệ thống như chúng ta đã trải qua nhằm bảo vệ người tiêu dùng các sản phẩm tài chính, người đóng thuế và toàn bộ nền kinh tế”. Theo tổng thống Mỹ, cách duy nhất để tránh cuộc khủng hoảng tương tự là phải đảm bảo rằng các tập đoàn lớn không bị những rủi ro đe dọa toàn bộ hệ thống tài chính và có đủ lực để chống đỡ với những cơn bão tài chính tồi tệ nhất. Đồng thời phải có các chế tài để tránh tái diễn “thời kỳ làm ăn với tác phong khinh suất và thiếu kiểm tra quá mức”, từng dẫn tới cuộc khủng hoảng hiện nay. Một vấn đề đang nằm trong chương trình nghị sự của chính quyền các nước tư bản phát triển là vấn đề những khoản tiền thưởng quá lớn cho những người môi giới chứng khoán và các lãnh đạo ngân hàng. Một năm sau khi xảy ra khủng hoảng, cốt lõi của vấn đề vẫn còn nguyên vẹn. Theo Giáo sư Thami Kabbaj của Đại học Dauphine (Paris), tiền thưởng quá cao chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Điều quan trọng nhất là khi đưa ra những quy định về vấn đề thưởng tiền, các ngân hàng sẽ phải hết sức thận trọng khi đem tiền của người khác đi đầu tư. Nhiều người trong số họ đã coi thị trường chứng khoán như một sòng bạc khổng lồ, tha hồ đánh bạc bằng tiền của người khác. Một trong những biện pháp để giới hạn rủi ro trên thị trường là cần xem xét lại chính sách lương bổng dành cho giới lãnh đạo công ty. Nhưng cuộc cải cách tài chính mà người ta mong đợi vẫn chưa được thực hiện. Giới tài chính Phố Uôn (Wall Street) và các trung tâm tài chính thế giới chưa thông suốt bài học khủng hoảng. Họ nhanh chóng trở lại với “văn hóa tặng thưởng” và ra sức bảo vệ đặc quyền của mình. Những dự án về các quy định tài chính Mỹ vẫn chờ Quốc hội Mỹ thông qua. Các nền kinh tế chủ chốt phương Tây vẫn chưa nhất trí được những tiêu chí nghiêm ngặt đối với các thị trường tài chính và việc ấn định một “mức trần” cho các khoản tiền thưởng. EU đã thống nhất lập trường về vấn đề này, kêu gọi G-20 đưa ra những quy định mang tính ràng buộc và yêu cầu minh bạch hơn về cơ cấu tiền thưởng. EU muốn tiền thưởng cho giới chủ ngân hàng phải được gắn với hoạt động lâu dài của công ty và phải được thu hồi nếu công ty hoạt động kém hiệu quả. Các nhà lãnh đạo EU cũng muốn chấm dứt việc thưởng bằng cổ phiếu. Một lần nữa, Tổng thống Pháp Sarkozy thể hiện lập trường cứng rắn khi tuyên bố sẽ rút khỏi Hội nghị Pittsburgh nếu cuộc họp không đi đến thỏa thuận nhằm hạn chế vấn đề này. - Khủng hoảng kinh tế như sao chổi va quệt dữ dội vào khối kinh tế Bắc Mỹ NAFTA - một biểu tượng của liên kết kinh tế khu vực của thế kỷ 20. Canada, người hàng xóm của Mỹ phàn nàn rằng khoảng 250 công ty Canada đã bị loại khỏi các cuộc đấu thầu xây dựng hạ tầng ở Mỹ bởi điều khoản “người Mỹ dùng hàng Mỹ” mà các dân biểu Mỹ gài vào gói cứu trợ kinh tế trị giá 787 tỷ USD của chính quyền Obama. Mỹ và EU tranh cãi về trợ cấp cho các hãng chế tạo máy bay. Các thành viên EU bất đồng về cách thức phân biệt đối xử trong cứu trợ các hãng ô tô, khi các chính phủ Pháp và Italia chỉ cứu trợ những hãng ô tô nào đẩy mạnh hoạt động nội địa. Mới đây nhất, ngày 11/9, Mỹ tuyên bố áp thuế cao (35% so với 4% như hiện nay) đối với lốp xe nhập từ Trung Quốc nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước trước tình trạng nhập ồ ạt lốp xe từ Trung Quốc vào Mỹ đã làm 5.000 lao động của Mỹ mất việc làm kể từ năm 2004. Quyết định của tổng thống Mỹ áp thuế đối với lốp xe Trung Quốc là tín hiệu cho thấy Washington sẽ thực hiện cam kết đối với liên đoàn lao động trong việc tuân thủ các quy định thương mại một cách chặt chẽ hơn, đặc biệt là đối với Trung Quốc. Ở Trung Quốc xuất hiện làn sóng phản đối rầm rộ, đặc biệt trên mạng Internet dẫn tới việc hai ngày sau Bắc Kinh quyết định điều tra chống phá giá nhằm vào “một số sản phẩm ô tô và thịt gà” nhập khẩu từ Mỹ. Cả hai chính phủ đều bị áp lực từ trong nước phải cứng rắn hơn trong việc bảo vệ các lợi ích thương mại quốc gia. Giới quan sát lo ngại, tranh chấp thương mại Mỹ-Trung lần này có nguy cơ vượt ngoài tầm kiểm soát và tác động tiêu cực đến phục hồi kinh tế thế giới. Thực ra, các vụ tranh chấp này chỉ giá trị hơn 1 tỷ USD thương vụ mỗi bên, hai nước sẽ tìm cách giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng vì những lợi ích tương hỗ rộng lớn hơn. Sâu xa hơn, đây là cuộc “so găng” mang tính thăm dò giữa một nền kinh tế đứng đầu trật tự kinh tế cũ của thế giới tư bản với một nền kinh tế đứng đầu trật tự kinh tế mới nổi, được kích hoạt bởi cuộc khủng hoảng kinh tế tài tài chính toàn cầu bắt đầu từ một năm trước./. Những tháng đầu sau khủng hoảng, các quốc gia nhận thức tính cấp thiết phải thảo ra quy tắc chung, nhưng nay có thể còn kéo dài rất lâu. Hội nghị G-20 Pittsburgh sẽ cho thấy các nhà lãnh đạo những nền kinh tế chủ chốt thế giới có đạt tới các quyết sách mong đợi hay tiếp tục kéo lê tư tưởng của mình trên những vết xe đổ từng dẫn tới cuộc khủng hoảng. Vai trò nhà nước tăng cường Cuộc tranh cãi cuối thế kỷ trước về “bàn tay vô hình” và “bàn tay hữu hình” – cái nào quan trọng hơn đối với nền kinh tế - dường như đã được định đoạt. Tổng thống Nga Dmitri Medvedev đã “sơ kết” vấn đề này tại Hội nghị quốc tế “Nhà nước hiện đại và an ninh toàn cầu”, tổ chức ngày 14/9 tại Yaroslav (Nga), khi ông khẳng định vai trò của nhà nước đang tăng đáng kể so với các định chế quốc tế trong cuộc khủng hoảng hiện nay. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã bác bỏ những lập luận hạ thấp vai trò của nhà nước có chủ quyền trong thời đại toàn cầu hóa. Ông nhấn mạnh, trong thời kỳ khó khăn vừa qua, chính các nhà nước có chủ quyền đã đưa ra những chương trình chống khủng hoảng, biện pháp ổn định và sự bảo đảm xã hội cho người dân, góp phần ổn định kinh tế thế giới, chứ không phải các công ty đa quốc gia hay các tổ chức quốc tế. Khủng hoảng đã làm gay gắt hơn hàng loạt vấn đề xã hội, gia tăng đáng kể tỉ lệ thất nghiệp dẫn đến giảm thu nhập của người dân, khiến điều kiện sống của hàng chục, hàng trăm triệu người trên hành tinh thêm tồi tệ. Trách nhiệm của mỗi chính phủ là đưa ra các giải pháp cần thiết. Trong năm qua, chính phủ Trung Quốc tiến hành một loạt cải cách quan trọng trong các lĩnh vực phân phối thu nhập, y tế và giá cả. Trung Quốc một mặt duy trì vai trò điều phối của thị trường, nhưng mặt khác tăng cường biện pháp kiểm soát vĩ mô của chính phủ. Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tổ chức tại thành phố Đại Liên (Trung Quốc), ngày 12/9, ông Trương Hiểu Cường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc, nhấn mạnh Trung Quốc chỉ có thể đạt được phát triển bền vững khi có sự kết hợp giữa “bàn tay vô hình” của thị trường với “bàn tay hữu hình” của nhà nước. Tổng thống Mỹ cho biết, theo kế hoạch cải cách hệ thống quy định tài chính, chính quyền Mỹ  sẽ trao thêm quyền hạn mới cho Cục Dự trữ Liên bang (FED) đối với các định chế tài chính khổng lồ, trong đó có khả năng tịch biên các ngân hàng mà sự sụp đổ của chúng sẽ đe dọa tới nền kinh tế quốc dân. Chính quyền Mỹ dự kiến sẽ thành lập một tổ chức mới gọi là Cơ quan Bảo vệ Người tiêu dùng Tài chính đối với các sản phẩm như tiền vay mua nhà, mua xe hơi, thẻ tín dụng. Nhưng nhiều đề nghị đã bị giới ngân hàng Mỹ phản đối kịch liệt. Xem ra chính quyền Obama chưa khắc phục được sức cán phá của các tập đoàn lợi ích ở Mỹ, nhất là giới lãnh đạo ngân  hàng. Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch ngóc đầu dậy Bảo hộ mậu dịch hay tự do thương mại một lần nữa được đặt lên bàn cân. Ngày 14/9, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhận xét hầu hết các nền kinh tế hàng đầu thế giới đã sử dụng “những cơ chế bảo vệ thương mại” để vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Thế giới sau khủng hoảng: Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ “soán ngôi” đồng USD? Hiện nay, các thương mại mậu dịch đều dựa trên đồng USD. Nhưng Trung Quốc lại muốn đưa đơn vị đồng Nhân dân tệ của mình trong các mậu dịch thương mại của thế giới. Krugman khẳng định: “Tôi không nghĩ đồng nhân dân tệ soán ngôi USD. Đồng tiền quốc tế là đồng tiền sống mà mọi người muốn sử dụng chứ không thể bắt dùng loại tiền này mà không dùng loại tiền kia. Hiện nay, đồng Nhân dân tệ không thể chuyển thành đồng quốc tế. Đồng EURO có thể cạnh tranh với USD nhưng chưa thể là thách thức lớn đối với USD”. Phần 2: Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đến kinh tế Việt Nam như thế nào.Đánh giá của anh chị về vị thế của kinh tế Việt Nam trước,trong và sau khủng hoảng. Tác động trực tiếp đối với nền kinh tế Việt Nam thì không lớn, vì chưa có định chế tài chính nào của Việt Nam đầu tư vào trái phiếu MBS và các hợp đồng cho vay cầm cố như Mỹ. Nói là không tác động lớn và không trực tiếp thôi, nhưng khủng hoảng tài chính ở Mỹ  hiện nay cũng có những tác động nhất định đến thị trường tài chính - tiền tệ Việt Nam, vì kinh tế Mỹ là nền kinh tế lớn chiếm 30% tổng sản lượng, chu chuyển vốn thị trường thế giới. Trong điều kiện hiện nay, tất cả các quốc gia đều đã hội nhập nên “nhất cử, nhất động” của một nền kinh tế nào đó cũng có ảnh hưởng nhất định đối với thế giới, chưa nói tới một nền kinh tế lớn như Mỹ. Nhưng tác động gián tiếp lại khá mạnh. Trước mắt có những vấn đề, ví dụ lãi suất cho vay liên ngân hàng quốc tế - LIBOR và SIBOR - đang tăng. Nó có thể ảnh hưởng tới nợ ngắn hạn của Việt Nam tại các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp. Mặc dù số nợ này không lớn, chỉ khoảng hai tỷ USD, nhưng người ta buộc phải tái cấu trúc kỳ hạn và lãi suất, và như thế có thể ảnh hưởng tình hình tài chính của một số ngân hàng và doanh nghiệp. Khủng hoảng ở Mỹ có thể làm cho người dân dự đoán USD sẽ xuống giá và họ có thể rút USD khỏi ngân hàng, hoặc bán USD mua tiền Việt gửi vào. Nó có thể làm cấu trúc tài sản của các ngân hàng rơi vào thế bất lợi. Trong lĩnh vực thương mại, một khi mà người tiêu dùng Mỹ thắt chặt hầu bao thì nhiều nền kinh tế dựa chủ yếu vào nguồn lợi từ xuất khẩu chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Với Việt Nam cũng vậy, hiện nay 60% GDP của chúng ta là để phục vụ cho xuất khẩu, mà Mỹ là thị trường nhập khẩu quan trọng các mặt hàng dệt may, da giày, thuỷ sản của Việt Nam. Khủng hoảng tài chính của Mỹ có thể làm cho xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ  giảm mạnh vì hai lý do (1) Là hàng xuất khẩu của Việt Nam  một phần lớn vẫn là các loại  hàng thô, trong khi giá các nguyên liệu thô trên thị trường thế giới đang giảm, kể cả khi không có khủng hoảng ở Mỹ, và (2) là sự eo hẹp của thị trường tài chính dẫn đến eo hẹp thị trường nhập khẩu hàng hóa, nhu cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm đi. Không riêng gì Việt Nam mà nhiều quốc gia ở châu Á còn phải chịu những tác động sâu xa hơn từ việc thị trường xuất khẩu lớn nhất bị suy thoái. Mỹ là một nền kinh tế 70% tiêu dùng. Một khi mà người tiêu dùng Mỹ thắt chặt hầu bao, không còn vung tiền chi tiêu mua sắm ôtô, tivi, tủ lạnh, thực phẩm... thì các nền kinh tế dựa chủ yếu vào nguồn lợi từ xuất khẩu chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Giá bất động sản ở Việt Nam cũng có thể xuống thấp hơn nữa. Mà bất động sản xuống thì tài sản ngân hàng cũng xuống theo và nợ xấu có thể tăng lên. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước thì dư nợ cho vay bất động sản tính đến cuối tháng 9/2008 là 115.500 tỷ VND, chiếm 9,15% tổng dư nợ toàn hệ thống. Bao nhiêu là nợ đã quá hạn hoặc khó đòi thì không có báo cáo. Kết quả tài chính của nhiều ngân hàng thương mại có thể không được như mong muốn vào cuối năm nay. Đấy là những tác động ngắn hạn. Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có thể chững lại, thậm chí vốn đã cam kết sẽ thực hiện trễ hơn bởi khoảng 80% vốn đầu tư vào Việt Nam là đi vay. Khi không đi vay được thì nhà đầu tư sẽ khó giải ngân vào Việt Nam. Vốn cam kết thì lớn, nhưng vốn thực hiện có thể thấp, tình hình giải ngân những tháng cuối năm  sẽ gặp khó khăn. Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa gia nhập vào hệ thống thị trường chứng khoán thế giới nên ảnh hưởng tương đối nhỏ. Lo ngại là phần lớn nhà đầu tư nước ngoài sẽ rút vốn về khi nguồn vốn của họ bị co lại. Khi đó, một lượng không nhỏ USD sẽ ra khỏi Việt Nam. Dù vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam không nhiều, chỉ khoảng 20% tổng vốn, nhưng nếu họ rút ồ ạt thì sẽ ảnh hưởng ngay đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Nếu các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu bán ra thì các cơ quan chức năng của chúng ta nên nghiên cứu vấn đề này. Do vậy, thời gian tới Ủy ban Chứng khoán, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính cần phải họp bàn xem các tổ chức nào sẽ có khả năng rút vốn ở thị trường Việt Nam và cần  dự báo các tổ chức đó bán cổ phần, cổ phiếu của Việt Nam đến mức nào, ảnh hưởng ra sao đến dự trữ ngoại hối; cũng cần phải cảnh báo với thị trường và các nhà đầu tư trong nước để tránh hoảng loạn trên thị trường. Khu vực ngân hàng của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng không phải quá lớn. Những ngân hàng nhỏ với vốn điều lệ dưới mức tối thiểu quy định 1.000 tỷ đồng có thể sẽ phải sáp nhập với các ngân hàng lớn, nhưng sự đổ bể của hệ thống tài chính Việt Nam khó có khả năng xẩy ra. Nhưng lợi nhuận của nhiều ngân hàng có thể giảm, thậm chí một số có thể lỗ. Đến cuối năm nợ xấu có thể tăng lên và lúc bấy giờ Chính phủ có thể buộc phải có giải pháp để xử lý các khoản nợ xấu. Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ không chỉ gây chấn động hệ thống tài chính Mỹ mà cơn “địa chấn tài chính” này đang lan rộng và đe dọa sự ổn định của nhiều quốc gia khác. Trong một thế giới toàn cầu hóa như ngày nay, sớm hay muộn thì cuộc khủng hoảng này sẽ tạo ra những “sang chấn” đáng kể đổi với nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam. **** Theo tôi, các tác động cụ thể của cuộc khủng hoảng này có thể bao gồm: (i) Nhu cầu đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị thu hẹp (hơn 50% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là sang thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản); (ii) Nguồn tín dụng đang dần trở nên cạn kiệt của thế giới sẽ làm cho hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp suy giảm trên phạm vi toàn cầu, và Việt Nam không phải là một ngoại lệ; (iii) Tác động tới khu vực ngân hàng có vẻ như khó nhận thấy hơn. Vì mức độ và trình độ liên kết của các ngân hàng thương mại Việt Nam đối với hệ thống tài chính quốc tế còn rất hạn chế nên chúng sẽ ít chịu tác động trực tiếp. (iv) Thâm hụt tài khoản vãng có thể bị nới rộng. Đồng thời các dòng vốn đổ vào (FDI, FPI, kiều hối) lại ít đi sẽ làm cán cân thanh toán trở nên xấu đi. v) Đối với khu vực doanh nghiệp, điều đáng lo ngại là tình trạng cạn kiệt tín dụng trên thế giới lại xảy ra đúng vào lúc tín dụng dành cho khu vực doanh nghiệp dân doanh ở Việt Nam đang khan hiếm và lãi suất vay vẫn đang được duy trì ở mức tương đối cao. - Chúng ta cùng theo dõi cuộc phỏng vấn với Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), ông Haruhiko Kuroda, cho rằng: Sự suy giảm của nền kinh tế Mỹ có tác động nhất định tới các nước châu Á, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng đến Việt Nam là không đáng kể. Sau chuyến thăm Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Haruhiko Kuroda, đã có cuộc họp báo tại Hà Nội vào sáng nay 21/2. Chủ tịch ADB cho hay, ông đã có một chuyến thăm thành công và thú vị tại Việt Nam 2 ngày qua: “Tôi kết thúc chuyến thăm đất nước các bạn với niềm hy vọng và lạc quan vào sự phát triển của Việt Nam”. Nền kinh tế toàn cầu đang bị suy giảm, đánh giá của ông về tác động của nó tới kinh tế Việt Nam như thế nào? Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng nền kinh tế Việt Nam phát triển rất vững chắc, có thể đạt GDP từ 8,5 - 9% trong trung và dài hạn với điều kiện Việt Nam tiếp tục cải cách. Ngắn hạn trong năm 2008, nền kinh tế các nước châu Á bị tác động nhất định bởi sự suy giảm toàn cầu, bắt nguồn từ Hoa Kỳ tuy nhiên, Việt Nam bị ảnh hưởng không nhiều và không đáng kể. Tăng trưởng của Việt Nam năm nay có thể giảm xuống 8% nhưng chúng tôi cho rằng, sự giảm sút là hữu ích để kiểm soát lạm phát và đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Với sức ép lạm phát, Việt Nam đang áp dụng nhiều biện pháp trong đó có việc thắt chặt chính sách tiền tệ. Theo ông, điều này có hợp lý trong giai đoạn hiện nay không? Trong chuyến thăm Việt Nam, tôi đã có buổi gặp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu và chúng tôi đã thảo luận rất nhiều vấn đề liên quan tới kinh tế vĩ mô, lạm phát… Theo quan điểm của tôi, dưới sức ép lạm phát đang đi lên, Chính phủ Việt Nam cần thắt chặt chính sách tiền tệ. Lạm phát năm 2007 đã tăng 2 con số, tôi tin với những biện pháp thắt chặt tiền tệ, Việt Nam có thể giảm lạm phát xuống một con số và giảm trong một vài tháng tới. Vậy tại sao các nước châu Á vẫn duy trì mức lạm phát chỉ bằng 1/4, 1/5 so với Việt Nam? Trong thời gian qua, sức ép lạm phát do giá hàng hoá, lương thực, giá dầu tăng nên Việt Nam cần có sự kiểm soát, giám sát chặt chẽ và có biện pháp giảm sức ép lạm phát. Việt Nam cũng cầm giám sát chặt chẽ tình hình biến động tài khoản vãng lai. Nếu nhìn vào các nền kinh tế khác ở châu Á có tỷ lệ lạm phát tương đối thấp như Thái Lan, Philippines… sẽ thấy những nước này dù lạm phát thấp nhưng cũng phải chịu tác động của nhiều nhân tố bên ngoài. Bí quyết của các nước này là trong thời gian vừa qua họ đã tăng giá đồng nội tệ. Khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập bậc trung, hỗ trợ của ADB có thay đổi so với hiện nay không, thưa ông? Trong một vài năm tới, chúng tôi cũng có thể thay đổi sự hỗ trợ đối với Việt Nam trong một số lĩnh vực khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập bậc trung như Thái Lan, Trung Quốc. Nhưng mức thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mức độ phát triển kinh tế, ưu tiên phát triển kinh tế của Việt Nam trong tương lai. Khi Việt Nam trở thành một nước có thu nhập trung bình, thậm chí thành một nước công nghiệp thì nhu cầu về cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường, quy hoạch cần phải có sự khác hơn. Tuy nhiên tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng giảm đói nghèo vẫn là một trong những thách thức đối với Việt Nam, kể cả ở các nước thu nhập bậc trung như Trung Quốc, Thái Lan và một số nước ở khu vực Trung Á khác, trong những năm tới. * Việt Nam là một quốc gia nghèo và đông dân đang dần bình phục và phát triển sau sự tàn phá của chiến tranh, sự mất mát viện trợ tài chính từ khối các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, và sự yếu kém của nền kinh tế tập trung. Chính sách Đổi Mới năm 1986 thiết lập nền "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Các thành phần kinh tế được mở rộng nhưng các ngành kinh tế then chốt vẫn dưới sự điều hành của Nhà nước. Sau năm 1986, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% hàng năm từ 1993 đến 1997. Tăng trưởng GDP 8,5% vào năm 1997 đã giảm xuống 4% vào năm 1998 do ảnh hưởng của sự kiện khủng hoảng kinh tế Á châu năm 1997, và tăng lên đến 4,8% năm 1999. Tăng trưởng GDP tăng lên từ 6% đến 7% giữa những năm 2000-2002 trong khi tình hình kinh tế thế giới đang trì trệ. Hiện nay, giới lãnh đạo Việt Nam tiếp tục các nỗ lực tự do hóa nền kinh tế và thi hành các chính sách cải cách, xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để đổi mới kinh tế và tạo ra các ngành công nghiệp xuất khẩu có tính cạnh tranh hơn. Gạo - một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam Mặc dù có tốc độ phát triển kinh tế cao trong một thời gian dài nhưng do tình trạng tham nhũng không được cải thiện và luôn bị xếp hạng ở mức độ cao của thế giới cộng với các khó khăn về vốn, đào tạo lao động, đất đai, cải cách hành chính, cơ sở hạ tầng gây ra cho việc kinh doanh với hàng chục ngàn thủ tục từ 20 năm trước đang tồn tại và không phù hợp với nền kinh tế thị trường nên với con số cam kết đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) cao kỷ lục 61 tỉ USD năm 2008 chưa nói lên được mức độ tin tưởng của các nhà đầu tư quốc tế đối với Việt Nam và Việt Nam đang bị các nước trong khu vực bỏ lại khá xa, theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới WB thì Việt Nam đã bị tụt hậu về kinh tế tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore[9]. Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam được phép gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau khi đã kết thúc đàm phán song phương với tất cả các nước có yêu cầu (trong đó có những nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Trung Quốc. Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO ngày 11 tháng 1 năm 2007.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthao_luan_2536.doc
Tài liệu liên quan