Những phân tích và ví dụ cho đến thời điểm này cho thấy vai trò hết sức quan trọng
của nhà nước đối với sự hình thành và phát triển của cụm ngành. Nhìn từ góc độ lý
thuyết, cơ sở để nhà nước can thiệp xuất phát từ các thất bại của thị trường - chẳng
hạn như nhu cầu yếu ớt (nhất là trong giai đoạn đầu), rủi ro cao (đặc biệt là với công
nghệ tiên phong), thị trường không đầy đủ (chưa có quỹ đầu tư mạo hiểm và cơ chế
phòng ngừa rủi ro tài chính), người ăn theo (do tính chất hàng hóa công của khoa
học và công nghệ), ngoại tác tiêu cực (đặc biệt liên quan đến tiêu chuẩn về an toàn
sản phẩm và vệ sinh môi trường) v.v.
Từ góc độ thực tiễn chính sách, sự thành công của các doanh nghiệp nói riêng và của
cụm ngành nói chung là một thắng lợi về kinh tế cho địa phương. Sự phát triển của
cụm ngành góp phần tạo ra môi trường kinh doanh năng động và hấp dẫn. Đến lượt
mình, môi trường này thu hút thêm các doanh nghiệp và nhà đầu tư, nhờ vậy tạo ra
công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế, và mở rộng cơ sở thuế cho địa phương. Chính
vì vậy, chính quyền địa phương có động cơ mạnh mẽ để đóng vai trò tích cực trong
việc hỗ trợ, giúp cho cụm ngành ở địa phương mình trở nên phát đạt.
Vai trò của nhà nước có thể được thực hiện bằng nhiều cách và trên nhiều phương
diện. Nhà nước có thể chủ động nhận diện những cụm ngành mới manh nha hay
đang trỗi dậy để có chính sách hỗ trợ thích hợp. Đối với những cụm ngành hiện
hữu, nhà nước cần đảm bảo các điều kiện cần thiết yếu, đồng thời giải quyết những
trở ngại để chúng có thể tiếp tục phát triển - chẳng hạn như thông qua việc đảm bảo
khả năng tiếp cận các nguồn lực và nhân tố sản xuất, tích cực thu hút đầu tư (trong
và ngoài nước) vào các hoạt động nòng cốt và phụ trợ của cụm ngành.
25 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khung phân tích năng lực cạnh tranh địa phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oá, tín dụng và đầu tư, theo đó, cũng sẽ
cần có những điều chỉnh thích hợp cho phù hợp với các điều kiện và ưu tiên của
từng địa phương. Chính sách tài khoá và trạng thái của nó không những mô tả thực
trạng của nền tài chính công ở địa phương mà còn nói lên các đặc điểm của cạnh
tranh ở địa phương đó, chẳng hạn như các cơ sở thuế và những ưu đãi thuế đặc thù.9
Cuối cùng, chính sách tín dụng và sự phát triển của hệ thống tài chính và ngân hàng
cũng là những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến môi trường cạnh tranh của địa
phương. Sự sẵn có của các nguồn vốn, khả năng tiếp cận vốn dễ dàng, chi phí sử
dụng vốn thấp và một hệ thống thanh toán tốt đều là những mối quan tâm đặc biệt
của bất kỳ doanh nghiệp nào khi quyết định lựa chọn môi trường để đầu tư và phát
triển.
Cần lưu ý rằng, mặc dù các nhân tố kể trên không trực tiếp “tạo ra” năng suất và do
vậy, NLCT, song chúng lại có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy hay cản
trở nỗ lực tăng năng suất của doanh nghiệp.
1.3. Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp
Nhóm nhân tố thứ ba, ở trên cùng trong Hình 1, là “NLCT ở cấp độ doanh nghiệp”.
Đây là những nhân tố tác động trực tiếp tới năng suất của doanh nghiệp, bao gồm
chất lượng môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trình độ phát triển cụm
ngành, hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp.
Môi trường kinh doanh là điều kiện bên ngoài giúp doanh nghiệp đạt được mức
năng suất và trình độ đổi mới, sáng tạo cao nhất.10 Theo Porter (2008), chất lượng của
môi trường kinh doanh thường được đánh giá qua bốn đặc tính tổng quát bao gồm:
(i) các điều kiện về nhân tố đầu vào, (ii) các điều kiện cầu, (iii) các ngành công
nghiệp phụ trợ và liên quan, và (iv) chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội
địa. Porter (2008) mô tả bốn đặc tính này thông qua bốn góc của một hình thoi được
nhiều nhà nghiên cứu gọi một cách hoa mỹ là Mô hình Kim cương Porter (xem Hình
2). Trong đó, các điều kiện về yếu tố đầu vào có thể được chia thành cơ sở hạ tầng,
9 “Cơ sở thuế” được hiểu là đại lượng làm căn cứ cho việc xác định trách nhiệm thuế của đơn vị đóng
thuế. Ví dụ như “thu nhập chịu thuế” là cơ sở tính thuế cho thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập
cá nhân, hay giá trị bất động sản là cơ sở tính thuế cho thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
10 Ở Việt Nam, từ năm 2005 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phối hợp với
Dự án Sáng kiến NLCT Việt Nam (VNCI) xây dựng các chỉ tiêu đánh giá môi trường kinh doanh của
các địa phương thông qua Chỉ số NLCT cấp tỉnh (PCI). Chỉ số này được xây dựng dựa trên 9 tiêu chí
cơ bản, kể cả việc phân tích yếu tố nền tảng cơ sở hạ tầng, mặc dù yếu tố này không bao gồm trong
tính toán chỉ số PCI.
6
nguồn vốn, nguồn nhân lực, nguồn tài sản vật chất, và nguồn kiến thức. Các địa
phương đều có những yếu tố này nhưng sự phối hợp của các nhân tố đó lại rất khác
nhau và lợi thế cạnh tranh từ các nhân tố này phụ thuộc vào việc chúng được triển
khai và hiệu quả hay không (Porter 2008).
Hình 2: Mô hình Kim cương của Michael Porter
Cần lưu ý rằng một số nhân tố như nhân lực, kiến thức, và vốn có thể di chuyển giữa
các địa phương, cho nên việc có sẵn các nhân tố này ở mỗi địa phương không phải là
một lợi thế cố hữu, bất di bất dịch. Hơn nữa, nguồn dự trữ các nhân tố đầu vào mà
một địa phương có được ở một thời điểm cụ thể không quan trọng bằng tốc độ và
tính hiệu quả mà địa phương đó tạo ra cũng như việc nâng cấp và sử dụng các nhân
tố này trong những ngành cụ thể (Porter 2008). Chính vì vậy, ngoài bốn đặc tính kể
trên thì cần phải nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trong việc
hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế, trong việc định hình nhu cầu và thiết
lập các tiêu chuẩn cho cạnh tranh nhằm hướng đến việc cải thiện năng suất.
Khác với nhân tố môi trường kinh doanh và hạ tầng kỹ thuật, nhân tố về hoạt động
và chiến lược của doanh nghiệp đánh giá các điều kiện bên trong nhằm giúp doanh
nghiệp đạt được mức năng suất và trình độ đổi mới sáng tạo cao nhất dựa trên độ
tinh thông, những kỹ năng, năng lực và thực tiễn quản lý của doanh nghiệp. Nhân
tố này bao gồm những đánh giá từ nền tảng học vấn và trình độ chuyên môn của
chủ doanh nghiệp, trình độ hiểu biết và khả năng ứng dụng công nghệ và công nghệ
thông tin trong kinh doanh, những chuẩn mực cao về quản trị, điều hành, cả năng
lực đối thoại, tư vấn và phản biện chính sách của doanh nghiệp.
Trình độ phát triển cụm ngành phân tích sự tập trung về mặt địa lý của các doanh
nghiệp, các tài sản chuyên môn, hoặc các tổ chức hoạt động trong những lĩnh vực
Vai
trò
chính
phủ
Bối cảnh cho
chiến lược và
cạnh tranh
Điều kiện yếu
tố đầu vào
Các yếu tố
điều kiện cầu
Ngành công
nghiệp phụ
trợ và liên
quan
Tiếp cận các yếu tố đầu
vào chất lượng cao
Các quy định và động lực khuyến
khích đầu tư và năng suất; độ mở và
mức độ của cạnh tranh trong nước
Mức độ đòi hỏi và khắt
khe của khách hàng và
nhu cầu nội địa
Sự có mặt của các nhà
cung cấp và các ngành
công nghiệp hỗ trợ
Chính sách kinh tế, thị
trường (hàng hoá, tài
chính), trợ cấp, giáo dục,
định hình nhu cầu, thiết
lập các tiêu chuẩn
7
nhất định. Cụm ngành tạo thành một mặt của mô hình Kim cương nói trên nhưng
đúng hơn là cần phải được xem như thể hiện các mối tương tác giữa bốn mặt của
viên Kim cương với nhau.11 Cụm ngành phản ánh tác động của các liên kết và tác
động lan toả giữa các doanh nghiệp và các tổ chức có liên quan trong cạnh tranh. Sự
phát triển của các cụm ngành cũng sẽ giúp tăng năng suất và hiệu quả hoạt động,
thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo, và các quá trình thương mại hoá. Sự có mặt của cụm
ngành cũng tạo cơ hội cho dòng chảy thông tin và trao đổi kỹ thuật, tăng khả năng
phát sinh những cơ hội mới trong ngành công nghiệp, giúp hình thành một hình
thức doanh nghiệp mới, những doanh nghiệp sẽ mang đến một phương pháp mới
trong cạnh tranh (Porter 2008).
2. Cơ sở lý thuyết về cụm ngành
2.1. Khái niệm về cụm ngành
Cụm ngành (cluster), hiểu một cách đơn giản là sự tập trung về mặt địa lý của các
hoạt động sản xuất và thương mại trong một lĩnh vực nhất định hoặc một số lĩnh
vực có liên quan chặt chẽ, là một hiện tượng tồn tại từ nhiều thế kỷ trước.12 Tuy
nhiên, về phương diện học thuật, quan niệm về cụm ngành lần đầu tiên được Alfred
Marshall (1890) sử dụng trong tác phẩm kinh điển của ông nhan đề Các nguyên tắc
kinh tế học (Principles of Economics). Trong tác phẩm này, Marshall sử dụng thuật
ngữ “khu vực công nghiệp” (industrial district) để mô tả sự tập trung và gần kề về
địa lý của các doanh nghiệp trong nội ngành, nhờ đó tạo ra ngoại tác tích cực và lợi
thế kinh tế nhờ quy mô cho các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực đó. Lợi thế
kinh tế xuất hiện khi sự tập trung tạo ra thị trường lao động linh hoạt cho những
công nhân có tay nghề và kỹ năng; tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các
nhân tố đầu vào và dịch vụ chuyên biệt; và tạo được tác động lan tỏa từ việc phát
triển công nghệ và bí quyết.
Theo quan điểm của Marshall, cần có ba điều kiện để hình thành một khu vực công
nghiệp, bao gồm: (1) lao động, (2) các doanh nghiệp chuyên môn hóa và (3) khả
năng đem tới hiệu ứng lan tỏa (external spill-overs) thông qua hoạt động chuyển
giao bí quyết và ý tưởng bên trong khu vực (district). Tiếp theo Marshall, các học giả
thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau đã thảo luận về tầm quan trọng của sự tích tụ
công nghiệp theo khu vực địa lý trong mối quan hệ với những biến chuyển lớn đang
diễn ra trên phạm vi toàn cầu và vai trò của sự tích tụ này đối với phát triển kinh tế
cũng như cơ cấu kinh tế của các quốc gia, vùng, và địa phương. Nhiều nhà kinh tế
sau này đã có những nghiên cứu gần gũi với khái niệm ban đầu của Marshall.13
11 Xem Porter (2008). Các cụm ngành và sự cạnh tranh. Bản dịch tiếng Việt của FETP.
12 Ở Việt Nam, phường, hội, và các làng nghề truyền thống tồn tại hàng trăm năm trước là những
biểu hiện lịch sử cho sự tồn tại của cụm ngành.
13 Ví dụ về các ngành khoa học này bao gồm địa kinh tế mới (new economic geography), khoa học về
vùng (regional science), kinh tế học về vùng và đô thị (urban and regional economics), nghiên cứu về
sáng tạo (innovation studies), mạng lưới xã hội (social networks), và cụm ngành công nghiệp
(industrial cluster). Xem thêm phân tích và tài liệu tham khảo trong Porter (2008: 223).
8
Khi mô hình của “chủ nghĩa Ford” về tập đoàn công nghiệp tích hợp dọc (vertically
integrated conglomerates) với quy mô khổng lồ bộc lộ nhiều vấn đề thì theo Piore và
Sabel (1984), mối quan tâm về cụm ngành tăng lên. Cũng theo hai tác giả này, đến
cuối thế kỷ 20 đã xuất hiện một sự chuyên môn hóa công nghiệp lần thứ 2 (“second
industrial divide”) - đó là sự chuyên môn hóa theo vùng, được tổ chức quanh mạng
lưới các nhà sản xuất quy mô nhỏ. Việc phát triển cụm ngành theo chiều ngang tạo
ra sự hấp dẫn vì ngay cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng có thể tham gia vào cụm
ngành. Theo thời gian, cụm ngành ngày càng được coi như một nhân tố quyết định
đối với tăng trưởng kinh tế và NLCT (Porter, 1990).
Theo Krugman (1991), nguồn gốc hình thành cụm ngành phần nhiều là do lợi thế
kinh tế nhờ quy mô hơn là do lợi thế so sánh. Krugman còn cho rằng việc hình thành
các cụm ngành có tính ngẫu nhiên, đồng thời nhờ sự mở rộng quy mô kinh tế một
cách bền vững.14 Trong khi đó, Rosenfeld (1997) nhấn mạnh tới tầm quan trọng của
hạ tầng xã hội, luồng thông tin và hợp tác giữa các doanh nghiệp. Theo quan điểm
của Rosenfeld, cụm ngành là sự tập trung về không gian địa lý của các doanh nghiệp
sản xuất các sản phẩm tương tự, sản phẩm có liên quan hoặc sản phẩm hỗ trợ thông
qua các kênh giao dịch, liên lạc và đối thoại nhằm chia sẻ về hạ tầng, thị trường lao
động và dịch vụ, đồng thời cũng để đối phó với những cơ hội và nguy cơ chung.
Trong các tác giả hiện đại, có lẽ Michael Porter là học giả có đóng góp nhiều nhất cho
việc phát triển khái niệm cụm ngành cũng như xây dựng khung phân tích cho việc
áp dụng khái niệm này để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến cạnh tranh
(competition) và NLCT (competitiveness) ở hầu hết các cấp độ phân tích, bao gồm
công ty, ngành công nghiệp, địa phương, vùng, và quốc gia. Với những đóng góp
này của Porter (1990) và nhiều học giả khác, thuật ngữ cụm ngành đã trở nên phổ
biến và được áp dụng một cách rộng rãi.
Tuy nhiên, ngay cả trong hoàn cảnh này thì các học giả khác nhau cũng đưa ra
những khái niệm khác nhau về cụm ngành. Với mục đích của nghiên cứu này và để
đảm bảo sự nhất quán, chúng tôi sử dụng khái niệm cụm ngành của Porter (1990,
1998, 2008) như sau:
Cụm ngành là “sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp, các nhà cung ứng
và các doanh nghiệp có tính liên kết cũng như của các công ty trong các ngành có liên
quan và các thể chế hỗ trợ (ví dụ như các trường đại học, cục tiêu chuẩn, hiệp hội
thương mại) trong một số lĩnh vực đặc thù, vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau”.
Khái niệm cụm ngành này được xây dựng dựa vào hai trụ cột quan trọng. Đầu tiên
và quan trọng nhất là vai trò của sự tập trung về mặt địa lý của hoạt động kinh tế.
Việc nhấn mạnh vào vai trò của sự tập trung này trong lý thuyết cụm ngành đem lại
14 Porter tuy cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các nhân tố ngẫu nhiên, nhưng đồng thời cũng chỉ
ra rằng nếu xét một cách cặn kẽ thì nhiều nhân tố được coi là “ngẫu nhiên” này không hoàn toàn
“ngẫu nhiên” mà bắt nguồn từ những tiền đề lịch sử (xem Porter 2008: 254).
9
nhiều hiểu biết sâu sắc mới về bản chất của cạnh tranh và về vai trò của vị trí
(location) đối với lợi thế so sánh. Ngày nay, có thể tìm thấy sự hiện diện của cụm
ngành ở mọi quốc gia, từ công nghệ cao ở Silicon Valley (Mỹ) đến điện ảnh ở
Bollywood (Ấn Độ), từ giày da ở Riviera del Brenta (Ý) đến rượu vang ở Western
Cape (Nam Phi), từ thiết kế và thời trang ở Paris (Pháp) đến thủy sản ở Đồng bằng
sông Cửu Long (Việt Nam). Sự tồn tại phổ biến của cụm ngành gợi ý rằng NLCT của
mỗi công ty và của mỗi ngành công nghiệp không chỉ do bản thân công ty hay
ngành công nghiệp ấy quyết định, mà phụ thuộc rất nhiều vào “hệ sinh thái” - hay
cụm ngành - trong đó công ty và ngành công nghiệp tồn tại.
Cột trụ thứ hai là tính “liên kết” và “liên quan”. Cụm ngành không phải là một tập
hợp rời rạc của một nhóm công ty bất kỳ mà nó được gắn kết bởi sự tương hỗ và
được cộng hưởng bởi tác động lan tỏa tích cực. Nói cách khác, sức mạnh chung của
cụm ngành lớn hơn tổng sức mạnh của các thành viên riêng lẻ gộp lại. Chẳng hạn
như sự thành công của mô hình Silicon Valley chỉ có được nhờ vào sự hội tụ của
nhiều công ty với năng lực kỹ thuật tiên tiến, của những nhà khởi nghiệp đầy hoài
bão, của các trường đại học và các cơ sở nghiên cứu khó học danh tiếng, của các quỹ
đầu tư mạo hiểm, và của khả năng tiếp cận thị trường v.v. Nếu tách biệt các nhân tố
này ra khỏi nhau thì Silicon Valley sẽ không còn là một hệ sinh thái thống nhất nữa,
và vì vậy sẽ khó thành công trong việc phát triển công nghệ cao, đồng thời sẽ suy
giảm sức cạnh tranh so với các cụm ngành công nghệ cao khác. Cũng cần nhấn
mạnh thêm là sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp/tổ chức trong cùng một ngành ở
cùng một khu vực địa lý tất yếu làm gia tăng cạnh tranh. Tuy nhiên, cạnh tranh
không chỉ gây ra tác động tiêu cực (chẳng hạn như làm giảm tỷ suất lợi nhuận trung
bình) mà nó còn đem lại nhiều lợi ích to lớn (chẳng hạn như thải loại những ý tưởng
tồi và doanh nghiệp kém hiệu quả). Chính nhờ sự cạnh tranh quyết liệt này mà một
cụm ngành trở nên năng động, luôn đổi mới, và có sức sống.
Như vậy, khái niệm cụm ngành đem đến một cách tiếp cận mới về NLCT, và qua đó,
một phương thức tư duy mới về cách thức phối hợp, xây dựng, và nâng cao NLCT
của một nền kinh tế (quốc gia, khu vực hay địa phương) thông qua việc gia tăng
năng suất và hiệu quả hoạt động, kích thích và thúc đẩy đổi mới, và tạo điều kiện
thuận lợi cho sự ra đời các doanh nghiệp mới.15 Trong những mục tiếp theo của
chương này, chúng tôi sẽ lần lượt trình bày cách thức xác định phạm vi và cấu trúc
của cụm ngành, ý nghĩa của cụm ngành đối với NLCT và nâng cấp công nghiệp, sự
hình thành và phát triển của cụm ngành, và cuối cùng sẽ xem xét cụm ngành như
một công cụ chính sách, và qua đó rút ra vai trò của nhà nước trong việc phát triển
cụm ngành để nâng cao NLCT.
15 Theo nghĩa này, khái niệm “cụm ngành” hoàn toàn khác khái niệm “cụm công nghiệp” đang sử
dụng ở Việt Nam.
10
2.2. Phạm vi và cấu trúc của cụm ngành
Như đã trình bày, cụm ngành là tập trung về mặt địa lý của một nhóm công ty và
các thể chế liên quan, được kết nối với nhau bởi những sự tương đồng và tương hỗ.
Vì vậy, phạm vi địa lý của một cụm ngành có thể là một thành phố, một vùng, một
quốc gia, hay thậm chí là một nhóm các quốc gia lân bang. Tương tự như vậy, cấu
trúc của cụm ngành cũng hết sức đa dạng, tùy thuộc vào chiều sâu và mức độ phức
tạp của nó. Nhìn chung, các thành phần của một cụm ngành điển hình bao gồm các
doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng, các doanh nghiệp ở thượng nguồn và
hạ nguồn, các doanh nghiệp cung ứng chuyên biệt, các đơn vị cung cấp dịch vụ, các
ngành liên quan (về sản xuất, công nghệ và quan hệ khách hàng), các thể chế hỗ trợ
(tài chính, giáo dục, nghiên cứu, và cơ sở hạ tầng)
Sự đa dạng về phạm vi và cấu trúc của cụm ngành đặt ra câu hỏi: làm thế nào để xác
định được cụm ngành? Để làm điều này, chúng ta phải dựa vào định nghĩa cụm
ngành để từ đó xác định các thành viên của cụm ngành cũng như mối quan hệ của
chúng với nhau.
Hình 3. Ví dụ minh họa về sơ đồ cụm ngành dệt may
Theo Porter (2008, tr. 216), để xác định các bộ phận của cụm liên quan thì nên bắt
đầu với một (hoặc một số) công ty lớn đại diện cho hoạt động cốt lõi của cụm ngành,
sau đó tìm kiếm các công ty/tổ chức thượng nguồn và hạ nguồn trong chuỗi theo
chiều dọc. Chẳng hạn như trong cụm ngành dệt may (Hình 3), hoạt động cốt lõi là
11
sản xuất dệt may. Khi tìm kiếm theo chiều dọc, chúng ta sẽ thấy các công ty thượng
nguồn (ví dụ như thiết kế, cung cấp nguyên liệu thô) và các công ty hạ nguồn (ví dụ
như hậu cần xuất khẩu, thương hiệu, bán buôn, bán lẻ).
Bước tiếp theo là nhìn theo chiều ngang để xác định các ngành công nghiệp liên
quan. Tính “liên quan” có thể trên cơ sản xuất các sản phẩm và dịch vụ có tính chất
bổ sung cho ngành dệt may (như thời trang, da giày, hay đồ gỗ), hoặc sử dụng
chung một số nhân tố đầu vào chuyên biệt (như thời trang, da giày), hoặc sử dụng
các kênh phân phối và truyền thông tương tự nhau (như da giày).
Bước tiếp theo sau là xác định các tổ chức cung cấp cho các thành viên của cụm
ngành những kỹ năng chuyên môn, công nghệ, thông tin, vốn, hoặc cơ sở hạ tầng
hoặc những đầu vào thiết yếu khác. Trong trường hợp của ngành dệt may, những tổ
chức này có thể là các các kênh đầu tư và tài chính, trường thiết kế thời trang, trường
đào tạo công nhân kỹ thuật, các tổ chức cung cấp hạ tầng giao thông, xuất nhập
khẩu, và thương mại. Những tổ chức này cũng có thể là các cụm ngành có liên quan
khác. Chẳng hạn như sự phát triển của mạng lưới nguyên phụ liệu dệt tổng hợp phụ
thuộc vào cụm ngành hóa chất. Tương tự như vậy, hoạt động của các doanh nghiệp
dệt may cần có sự hỗ trợ của cụm ngành máy móc, thiết bị dệt may.
Bước cuối cùng là tìm kiếm các cơ quan thuộc chính phủ hoặc các thể chế, cơ chế
quản lý có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của các thành viên trong cụm ngành.
Trong trường hợp của cụm ngành dệt may, các nhân tố tác động này có thể là các
phòng ban khác nhau thuộc bộ chuyên ngành (như Bộ Công Thương chẳng hạn), các
hiệp hội dệt may (ở cấp trung ương và địa phương), các hiệp định và cam kết quốc
tế ảnh hưởng đến hoạt động của cụm ngành (ví dụ như Hiệp ước đa sợi, cam kết mở
cửa thị trường, tiêu chuẩn an toàn v.v.).
Việc xác định ranh giới của cụm ngành (hay vẽ sơ đồ cụm ngành) không phải bao
giờ cũng rõ ràng, và vì vậy đòi hỏi một sự thấu hiểu đối với các bộ phận của cụm
ngành, mối liên kết tương hỗ giữa chúng, cũng như mối liên hệ giữa bản thân cụm
ngành đang nghiên cứu với các cụm ngành có liên quan. Suy đến cùng, việc đưa một
bộ phận vào trong hay rút một bộ phận ra khỏi sơ đồ cụm ngành phụ thuộc vào bản
chất của mối liên hệ và sức mạnh của hiệu ứng lan tỏa giữa bộ phận ấy và những bộ
phận còn lại của cụm ngành.
2.3. Vai trò của cụm ngành đối với NLCT và nâng cấp công nghiệp
Ngoại trừ các cụm ngành được tạo ra một cách duy ý chí, nhìn chung các cụm ngành
ra đời khi các doanh nghiệp tìm thấy những lợi ích nhất định khi định vị mình bên
cạnh các đối thủ cạnh tranh (và tất nhiên cả khách hàng và nhà cung cấp nữa).
Những lợi ích này bao gồm sự tiện lợi cho khách hàng, giảm chi phí vận hành chuỗi
cung ứng, tăng khả năng tuyển dụng nhân công lành nghề, và tiếp cận dễ dàng hơn
đối với các chuyên gia và kỹ thuật chuyên ngành. Bên cạnh những lợi thế dễ nhận ra
này, Porter còn chỉ ra rằng cụm cung cấp cho các doanh nghiệp thêm một ưu thế
cạnh tranh nữa nhờ tăng năng suất, đổi mới, thương mại hóa và khởi nghiệp ( Hộp 1)
12
Hộp 1. Các lợi thế cạnh tranh do cụm ngành tạo ra
Thúc đẩy năng suất và hiệu quả
o Tăng khả năng tiếp cận với các nhân tố đầu vào chuyên biệt như nguyên vật
liệu, thông tin, dịch vụ, lao động kỹ năng, thể chế, cũng như các “hàng hóa
công” khác.
o Tăng tốc độ, giảm chi phí điều phối và chi phí giao dịch giữa các DN trong
cụm ngành.
o Tăng khả năng truyền bá các thực hành tốt và kinh nghiệm kinh doanh hiệu
quả.
o Tăng động cơ và NLCT nhờ so sánh trực tiếp với các DN trong cụm ngành.
o Tăng sức ép đổi mới và nhu cầu định vị chiến lược (phân biệt hóa) doanh
nghiệp của mình so với các đối thủ cạnh tranh.
Thúc đẩy đổi mới
o Tăng khả năng nhận diện cơ hội đổi mới công nghệ và mở rộng thị trường do
tiếp cận được với nhiều nguồn thông tin (chẳng hạn như về sự tồn tại của các
nhu cầu chưa được đáp ứng, về thị hiếu tinh tế và yêu cầu khắt khe của
khách hàng v.v.)
o Tăng cường khả năng đổi mới nhờ sự hiện hữu của nhiều nhà cung ứng, các
chuyên gia hàng đầu và các thể chế hỗ trợ.
o Giảm chi phí và rủi ro thử nghiệm công nghệ mới nhờ sự sẵn có của nguồn
lực tài chính và kỹ năng, dịch vụ hỗ trợ và các doanh nghiệp khâu trước –
khâu sau.
Thúc đẩy thương mại hóa và ra đời doanh nghiệp mới
o Cơ hội cho các công ty mới và/hoặc dòng sản phẩm mới được cụm ngành
“kiểm định” chính xác hơn so với trường hợp đứng biệt lập bên ngoài cụm
ngành.
o Khuyến khích việc hình thành các công ty độc lập (spinoff) và các công ty mới
nhờ sự tập trung của các công ty trong ngành, các mối quan hệ thương mại,
và của nhu cầu.
o Giảm chi phí thương mại hóa sản phẩm mới và thành lập doanh nghiệp mới
trong hệ sinh thái cụm ngành nhờ sự có sẵn các nguồn lực về tài chính và kỹ
năng.
Như vậy, lợi ích then chốt của các cụm ngành công nghiệp là giúp tăng cường cạnh
tranh, đồng thời đẩy mạnh hợp tác, qua đó tạo ra hiệu ứng cộng hưởng (hiệu ứng
mạng lưới) và tác động lan tỏa, và kết quả cuối cùng là tăng năng suất, đổi mới,
thương mại hóa, và khởi nghiệp. Sự phát triển của cụm ngành, vì vậy, đóng vai trò
13
quan trọng đối với việc nâng cấp công nghiệp và phát triển kinh tế. Điều này cũng
có nghĩa là nhà nước có thể sử dụng cách tiếp cận cụm ngành để thực hiện chiến
lược và mục tiêu phát triển của mình. Tuy nhiên, kinh nghiệm quốc tế cho thấy,
trong nhiều trường hợp, sự can thiệp thái quá của nhà nước có thể mang lại những
hệ lụy tiêu cực, vì bản thân sự ra đời và phát triển của cụm ngành tuân theo những
quy luật nhất định. Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ thảo luận về nguồn gốc và
một số mô thức hình thành - phát triển của các cụm ngành. Trên cơ sở đó, những
phần tiếp sau sẽ thảo luận về khả năng sử dụng cụm ngành như một công cụ chính
sách và vai trò thích hợp của nhà nước trong việc hình thành và phát triển cụm
ngành.
2.4. Quá trình hình thành và phát triển của cụm ngành
Các cụm ngành thường hình thành trên cơ sở những lợi thế đặc thù nhất định.
Những lợi thế đặc thù này hết sức đa dạng, và do vậy cũng có nhiều mô thức hình
thành và phát triển cụm ngành. Trong phần này, chúng tôi sẽ thảo luận và đưa ra
các ví dụ minh họa cho một số mô thức phổ biến nhất.
Đầu tiên, cụm ngành có thể được hình thành và phát triển nhờ vào những điều kiện
tự nhiên và sự sẵn có các nhân tố sản xuất. Ví dụ điển hình nhất là đa số các cụm
ngành có tính truyền thống như nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, hay các cụm
ngành phụ thuộc vào thiên nhiên như du lịch đều hình thành từ những điều kiện tự
nhiên thuận lợi. Một ví dụ khác là cụm ngành may mặc, cụm ngành giày dép, hay
nói chung là các cụm ngành thâm dụng lao động thường xuất hiện ở những nơi dồi
dào lao động chi phí thấp.16 Một ví dụ nữa, tuy không thực sự sát lắm nhưng thú vị,
là trường hợp của Silicon Valley - một ví dụ kinh điển về sự thành công của cụm
ngành. Sự phát triển của Silicon Valley như một hệ sinh thái ươm tạo và phát triển
công nghệ cao được hỗ trợ mạnh mẽ bởi sự hiện hữu của các doanh nhân giàu khát
vọng, của các trường đại học và cơ sở nghiên cứu đỉnh cao, nhờ cơ sở hạ tầng tài
chính thuận lợi, khả năng tiếp cận thị trường, và nhờ cả vào thời tiết ôn hòa. Mô
hình này sau đó đã được bắt chước ở một số nơi khác như Helsinki (Phần Lan),
Cambridge (Mỹ), Tel Aviv (Israel), Bangalore (Ấn Độ) và Đài Bắc (Đài Loan).
Thứ hai, cụm ngành có thể được hình thành và phát triển nhờ vào những điều kiện
về nhu cầu. Nhu cầu thị trường đủ lớn và tăng trưởng với một tốc độ đủ hấp dẫn
hiển nhiên là một cơ hội thị trường tốt, và do đó có thể thúc đẩy sự hình thành của
cụm ngành nhằm khai thác cơ hội này. Có vô vàn ví dụ minh họa cho nguồn gốc
hình thành cụm ngành xuất phát từ nhu cầu. Trong trường hợp của Việt Nam, có thể
thấy rằng việc hình thành cụm ngành xe máy ở Vĩnh Phúc, Sóc Sơn và một số địa
16 Tuy nhiên, điều ngược lại - cụ thể là sự dồi dào lao động chi phí thấp - không nhất thiết là điều kiện
cần (và càng không phải là điều kiện đủ) cho sự phát triển của ngành may mặc hay giày dép. Vì nếu
điều này xảy ra thì chúng ta đã không được chứng kiến sự phát triển của cụm ngành dệt may ở bang
North và South Carolina (Mỹ); cũng như sẽ không nhìn thấy sự phát triển mạnh mẽ của cụm ngành
giày dép da ở Brenta và nhiều địa phương khác ở nước Ý. Như chúng ta sẽ thấy, việc cạnh tranh như
thế nào thậm chí còn quan trọng hơn việc cạnh tranh trong ngành nào.
14
bàn phụ cận xuất phát từ sự bùng nổ nhu cầu đi lại bằng xe máy ở Việt Nam.17 Ví dụ
thứ hai là sự phát triển của cụm ngành tôm và cá basa ở Đồng bằng sông Cửu Long
chỉ thực sự khởi sắc khi xuất hiện nhu cầu rất lớn ở các thị trường mới, đặc biệt là
Mỹ sau khi Việt Nam và Mỹ ký hiệu định thương mại song phương (BTA) vào năm
2001. Quay trở lại trường hợp Silicon Valley, trong giai đoạn ban đầu, cụm ngành
công nghệ cao ở đây phát triển nhanh một phần là nhờ đơn đặt hàng của chính phủ.
Trong thập niên 1950 và 1960 của thời kỳ Chiến tranh lạnh, nhu cầu bóng bán dẫn
bằng chất liệu silicon (silicon transistor) lớn nhất đến từ hệ thống điện tử và hệ
thống dẫn đường và điều khiển của lực lượng không quân. Mặc dù đơn đặt hàng
béo bở của Bộ Quốc phòng đã tạo điều kiện thuận lợi ban đầu cho các công ty ở
Silicon Valley phát triển, song quan trọng hơn là các khoản tài trợ khổng lồ dành cho
R&D, tiêu biểu là Chương trình Vũ trụ trong thập niên 1960. Chính chương trình sản
xuất tên lửa hạt nhân Minuteman I đã thúc đẩy công ty Bán dẫn Fairchild nhanh
chóng hoàn thiện công nghệ bóng bán dẫn phẳng (planar transistor), từ đó tạo điều
kiện cho việc sản xuất hàng loạt các mạch tích hợp. Sự hỗ trợ ban đầu mang mục
đích quốc phòng của chính phủ cuối cùng đã giúp ngành điện tử dân dụng đơm hoa
kết trái.18
Thứ ba, cụm ngành có thể được hình thành nhờ vào một hay một số doanh nghiệp
chủ chốt. Chẳng hạn như ở Việt Nam, cụm ngành lắp ráp xe máy được hình thành
từ sự xuất hiện đồng thời của Honda Việt Nam (Vĩnh Phúc) và Yamaha Motor Việt
Nam (Sóc Sơn, Hà Nội) vào năm 1998. Ở miền Nam, cụm ngành gốm sứ ở Bình
Dương mặc dù đã tồn tại từ lâu nhưng chỉ thực sự lớn mạnh và vươn ra quốc tế với
sự phát triển của Minh Long từ thập niên 1990. Gần đây hơn, sự xuất hiện của Intel
ở thành phố Hồ Chí Minh mở ra cơ hội cho việc hình thành và phát triển cụm ngành
vi mạch điện tử và công nghệ thông tin. Trở lại Silicon Valley, theo truyền thuyết ở
địa phương, sự ra đời của cụm ngành công nghệ cao ở đây được bắt đầu tại nhà để
xe của số nhà 367 Addison Avenue ở Palo Alto vào mùa thu năm 1938, nơi hai sinh
viên tốt nghiệp của trường ĐH Stanford là Bill Hewlett và Dave Packard cùng nhau
chế tạo bộ dao động âm tần đầu tiên. Đây đồng thời cũng là sản phẩm đầu tiên của
Hewlett - Packard (HP), một trong những công ty công nghệ thành công nhất ở
Silicon Valley. Mặc dù bộ dao động âm tần là một trong những phát minh đầu tiên
của Silicon Valley, song tên của địa danh này lại đến từ ngành công nghiệp bán dẫn,
và lần này, một công ty khác - Fairchild - đóng vai trò tiên phong.
Thứ tư, sự ra đời của một cụm ngành có thể xuất phát từ sự thành công của các cụm
ngành đã hình thành từ trước. Cụm ngành mới này có thể là sự phát triển hay
chuyển hóa (transformation) của cụm ngành cũ. Chẳng hạn như cụm ngành tách sợi
bông ở Tirupur (Ấn Độ) đã chuyển thành cụm ngành dệt tất chân (hosiery) và cuối
cùng trở thành cụm ngành dệt kim (knitware); hay cụm ngành công nghệ thông tin
17 Số lượng xe máy ở Việt Nam hiện nay là 33 triệu chiếc, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm
15,8% trong giai đoạn 1991-2000 và 15,3% trong giai đoạn 2000-2011.
18 Một ví dụ nổi tiếng khác là sự ra đời của Internet (xem Clarke và Plank 2012).
15
ở Silicon Valley đã được phát triển từ cụm ngành bán dẫn. Cụm ngành mới cũng có
thể không phải là sự phát triển trực tiếp từ các cụm ngành có trước. Ví dụ như cụm
ngành du lịch chữa bệnh ở Thái Lan được ra đời từ sự thành công của cụm ngành du
lịch. Ở Ấn Độ, cụm ngành công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) ở Bangalore
(được mệnh danh là Silicon Valley của Ấn Độ) được hình thành từ cụm ngành công
nghệ (dân dụng và quốc phòng) của nhà nước. Ở Đài Loan, cụm ngành thiết bị phân
tích (analytical instruments) được hình thành nhờ sự phát triển của cụm ngành công
nghệ thông tin.
Thứ năm, sự ra đời của cụm ngành có thể dựa (gần như) hoàn toàn vào đầu tư của
nhà nước. Ví dụ điển hình ở Việt Nam là trường hợp cụm ngành đóng tàu ở Hải
Phòng - Quảng Ninh xoay quanh tâm điểm là Vinashin, và cụm ngành lọc hóa dầu ở
Dung Quất. Nhìn ra thế giới, chúng ta thấy cụm ngành công nghệ thông tin và
truyền thông ở Bangalore được hình thành tư đầu tư nhà nước vào công nghiệp
quốc phòng. Cụm ngành đóng tàu của Hàn Quốc được bắt đầu với sự hỗ trợ to lớn
của nhà nước về tín dụng, ngoại tệ, và mua sắm công. Bên cạnh những khoản đầu tư
có tính hỗ trợ trực tiếp của nhà nước, cũng cần phải kể đến những khoản đầu tư tuy
gián tiếp nhưng hết sức quan trọng - ví dụ như đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giáo dục, y
tế - cũng như hệ thống thể chế tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi - như bảo vệ
sở hữu trí tuệ và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn hóa.
Mặc dù có nhiều con đường khác nhau đưa đến sự hình thành và phát triển của cụm
ngành, tuy nhiên để có thể cạnh tranh thành công, các cụm ngành đều phải dựa vào
một hay một số lợi thế đặc thù nào đó. Các lợi thế này có thể đến từ những nhân tố
hiện đại, chẳng hạn như nhu cầu phát triển sức mạnh quốc phòng như ở Mỹ và Ấn
Độ, quyết tâm sắt đá của lãnh đạo quốc gia như Hàn Quốc và Singapore, cách mạng
khoa học kỹ thuật như trường hợp Internet trong thập niên 1990 v.v. Tuy nhiên, hầu
hết các cụm ngành nổi tiếng mà chúng ta thấy trên toàn thế giới là những cụm
ngành truyền thống, được hình thành và phát triển nhờ sự kết hợp của các yếu tố
như nguyên liệu, nhiên liệu, giao thông, vận tải, lao động dồi dào và/hoặc lành nghề,
các trường đại học xuất sắc, tiếp cận thị trường v.v. Một cách khái quát, theo Porter,
các cụm ngành cần có một số điều kiện tiền đề nhất định để phát triển (Hộp 2).
Hộp 2. Một số điều kiện tiền đề để phát triển cụm ngành
Cụm ngành có một lượng đủ lớn các công ty nội địa hoặc chi nhánh công ty
nước ngoài đã vượt qua phép thử của thị trường
Cụm ngành có một số lợi thế đặc thù hay thế mạnh đặc biệt trong bốn yếu tố
của hình thoi (bao gồm các điều kiện về nhu cầu thị trường, các điều kiện về
nhân tố sản xuất, các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan, và bối cảnh
của chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp.)
Nhu cầu đặc thù (thiên thời), vị trí đắc địa (địa lợi), tài năng đặc biệt (nhân
hòa)
16
Cụm ngành có sự hiện diện của công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới đã có
những đầu tư quan trọng, đồng thời có cam kết mở rộng hoạt động
Có thể mạnh trong các cụm ngành liên quan gần gũi
Lưu ý: Có được một số tiền đề trong số này là điều kiện cần để một cụm
ngành có thể thành công. Tuy nhiên, tối kỵ việc duy ý chí trong việc nhận
dạng hay phát triển cụm ngành
Trong thế giới ngày nay, sự phát triển năng động của cụm ngành, dù là hiện đại hay
truyền thống, đều phụ thuộc vào sự trỗi dậy của các doanh nghiệp then chốt, từ đó
thu hút các doanh nghiệp cạnh tranh khác, các doanh nghiệp ở thượng nguồn, hạ
nguồn, và các dịch vụ hỗ trợ. Khi hiệu quả theo quy mô đã đạt được, các tác động
tương hỗ sẽ giúp duy trì sự phát triển của cụm ngành.
Trong mục tiếp theo, chúng ta sẽ thảo luận một khuôn khổ lý thuyết nhằm đánh giá
lợi thế cạnh tranh của các địa phương. Chỉ trên cơ sở những đánh giả như thế này
thì chính quyền địa phương mới có thể có những chính sách thích hợp về cụm
ngành.
2.5. Đánh giá lợi thế cạnh tranh của địa phương
Có nhiều phương pháp đánh giá lợi thế cạnh tranh của địa phương. Trong mục này,
chúng tôi sẽ giới thiệu phương pháp do Porter (1990, 1998, 2008) đề xuất, được biết
đến với tên gọi “mô hình kim cương”.
Mô hình kim cương được hình thành dựa theo quan niệm của Porter về cạnh tranh,
trong đó cải tiến (innovation) và khác biệt chiến lược (strategic difference) đóng vai
trò then chốt. Quan niệm này cũng cho rằng những lợi thế về nhân tố sản xuất, dù
lớn thế nào đi chăng nữa, cũng chỉ là một điều kiện cần mà không phải là điều kiện
đủ cho cạnh tranh, đặc biệt là trong thế giới ngày càng trở nên toàn cầu hóa. Một
cách khái quát, vai trò tương đối của những nhân tố hữu hình ngày càng nhường
chỗ cho các nhân tố “vô hình” như năng lực sáng tạo, tài năng quản lý, hay sự kết
nối mật thiết với khách hàng và nhà cung ứng, bởi vì chính những nhân tố vô hình
này (chứ không phải các nhân tố hữu hình) mới là nguồn gốc của đổi mới sáng tạo
và của khác biệt chiến lược. Hơn nữa, vì cạnh tranh là một trò chơi động nên việc đạt
được hiệu quả ngày hôm nay dựa vào lợi thế của các nhân tố đầu vào (như lao động
và tài nguyên rẻ) sẽ không đủ để duy trì thế vị cạnh tranh, mà lợi thế quyết định
nằm ở khả năng tăng cường tốc độ cải thiện hiệu quả nhờ gia tăng năng suất.19
Trong khái niệm vừa rộng vừa động hơn này về cạnh tranh, các nhân tố có tính địa
phương ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh thông qua ảnh hưởng của nó đến năng
suất và đặc biệt là tăng trưởng năng suất. Trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay,
năng suất - nhân tố then chốt quyết định sự thịnh vượng - không nằm ở việc huy
19 Năng suất (productivity) ở đây được đo bằng là giá trị gia tăng do một đơn vị lao động (hay một
đơn vị vốn) tạo ra được trong một đơn vị thời gian.
17
động các nhân tố đầu vào mà nằm ở hiệu quả sử dụng các nhân tố đầu vào này như
thế nào. Tương tự như vậy, năng suất và sự thịnh vượng của một địa phương không
phụ thuộc nhiều vào ngành công nghiệp trong đó các công ty sở tại cạnh tranh, mà
quan trọng hơn, phụ thuộc vào cách thức họ cạnh tranh như thế nào. Một công ty có
thể được phân loại là “công nghệ cao” nhưng nếu công nhân của nó chỉ làm đúng
một việc là dùng tay gắn vài con chíp vào một bo mạch dựng sẵn thì giá trị gia tăng
sẽ thấp hơn, chẳng hạn so với một công ty chế biến các mặt hàng thủy sản cao cấp,
cung ứng trực tiếp cho các chuỗi nhà hàng cao cấp ở Tây Âu hay Bắc Mỹ. Tương tự
như vậy, giá trị gia tăng của khâu lắp ráp i-phone trên dây truyền tự động hiện đại
nhất cũng chỉ xấp xỉ với giá trị gia tăng của việc trồng cà-phê bằng phương pháp thủ
công truyền thống.
Sự thịnh vượng của địa phương phụ thuộc vào năng suất của những công ty hoạt
động tại địa phương đó. Năng suất này, đến lượt mình, lại phụ thuộc vào chất lượng
của môi trường kinh doanh tại địa phương. Có thể chia các yếu tố môi trường kinh
doanh thành hai nhóm: các yếu tố có tính quốc gia (như kinh tế vĩ mô, luật pháp, cơ
sở hạ tầng xuyên quốc gia) và các yếu tố có tính địa phương (như sự hiện hữu của
một vài công ty tầm cỡ, một số kỹ năng đặc thù, các trường đại học, viện nghiên cứu,
hay trung tâm dạy nghề). Năng suất của doanh nghiệp phụ thuộc vào cả hai nhóm
yếu tố này. Chẳng hạn như doanh nghiệp sẽ không thể hoạt động hiệu quả trong
môi trường vĩ mô bất ổn hay môi trường pháp lý phức tạp nhiêu khê. Doanh nghiệp
cũng không thể hiệu quả nếu như cơ sở hạ tầng giao thông tắc nghẽn, điện lưới
phập phù, hay thiếu lao động có kỹ năng.
Để khái quát hóa những lợi thế cạnh tranh có tính địa phương, Porter đề xuất mô
hình kim cương bao gồm bốn nhân tố:
Các điều kiện về nhân tố sản xuất (factor conditions) bao gồm lao động có kỹ
năng, nguồn lực, công nghệ và cơ sở hạ tầng;
Các điều kiện về cầu (demand conditions) bao gồm nhu cầu trong và ngoài
nước về sản phẩm và dịch vụ;
Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan (related and supporting
industries) bao gồm các nhà cung ứng và phân phối hỗ trợ ngành và cụm; và
Bối cảnh chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp (context for firm strategy
and rivalry) bao gồm những điều kiện ảnh hưởng tới việc tạo lập, tổ chức và
quản lý doanh nghiệp; và đặc điểm của các đối thủ trong nước.
18
Hình 4. Các nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh địa phương
Nguồn: Porter (2008, tr. 227)
Bốn nhân tố của mô hình kim cương được tóm tắt trong
Những điều kiện
cầu
Những điều kiện
Nhân tố (Đầu
vào)
Các ngành công
nghiệp hỗ trợ và có
liên quan
Môi trường chính
sách giúp phát huy
chiến lược kinh
doanh và cạnh tranh
Môi trường nội địa khuyến
khích các dạng đầu tư và
nâng cấp bền vững
Cạnh tranh quyết liệt giữa
các đối thủ tại địa phương
Số lượng và chi phí của
nhân tố (đầu vào)
Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên con người
Tài nguyên vốn
Cơ sở hạ tầng vật chất
Cơ sở hạ tầng quản lý
Cơ sở hạ tầng thông tin
Cơ sở hạ tầng khoa học
và công nghệ
Nhân tố số lượng
Nhân tố chuyên môn hóa
- Sự hiện hữu của các nhà
cung cấp nội địa có năng lực
- Sự hiện hữu của ngành công
nghiệp cạnh tranh có liên
quan
Những khách hàng nội địa
sành sỏi và đòi hỏi khắt
khe.
Nhu cầu của khách hàng
(nội địa) dự báo nhu cầu ở
những nơi khác.
Nhu cầu nội địa bất thường
ở những phân khúc chuyên
biệt hóa có thể được đáp
ứng trên toàn cầu
19
Hình 4.20 Hiện nay, mô hình kim cương của Porter là một trong những mô hình được
sử dụng nhiều nhất khi phân tích về cụm ngành. Mặc dù mô hình này có hạn chế là
không đề cập tới khía cạnh không gian trong phân tích cụm ngành, song nó vẫn là
một khung phân tích hữu ích, được áp dụng phổ biến trong các phân tích về cụm
ngành, đặc biệt là để nhận ra các nhân tố ảnh hưởng tới NLCT của địa phương và
của ngành hay để phân tích mối quan hệ tác động qua lại giữa các nhân tố cạnh
tranh, từ đó xây dựng chiến lược phát triển cụm ngành nói riêng và kinh tế nói
chung.
2.6. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới NLCT của cụm ngành
Khuôn khổ lý thuyết phân tích cụm ngành nếu chỉ dừng ở đây thì vẫn còn rất khái
quát, vì vậy cần phải được cụ thể hóa (hay “tác nghiệp hóa”) để có thể ứng dụng
được một cách thiết thực trong các phân tích chính sách về NLCT của cụm ngành.
Trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu một cách khái lược cách tiếp cận “tác nghiệp
hóa” mô hình kim cương do Choe, Roberts và các cộng sự (2011a, 2011b) đề xuất
trong một nghiên cứu mới đây về Phát triển kinh tế thành phố dựa vào cụm ngành
(Cluster-based City Economic Development - CCED) ở các quốc gia Châu Á.21
Cụ thể là Phương pháp CCED đưa ra một hệ thống gồm 39 nhân tố (hay chỉ số) để
đo lường NLCT của cụm ngành, được chia thành 5 nhóm theo mô hình kim cương
của Porter, bao gồm: (i) Các điều kiện về nhân tố sản xuất; (ii) Các điều kiện về cầu;
(iii) Các ngành công nghiệp hỗ trợ có liên quan; (iv) Chiến lược, cấu trúc và đối thủ
cạnh tranh của doanh nghiệp; và (v) Vai trò của chính phủ/chính quyền. Yếu tố “cơ
may” (chance) không được xem xét vì rất khó đo lường (xem Bảng 1). Sau đó, tiến
hành xếp hạng theo thứ tự (ordinal ranking semi-qualitative scoring method) theo
thang điểm từ 0 đến 5 cho 39 chỉ số này căn cứ theo mức độ cạnh tranh tương đối
của mỗi nhân tố. Điểm tổng hợp chung về NLCT của cụm ngành là trung bình điểm
của tất cả các chỉ số. Nếu điểm tổng hợp lớn hơn 3,75 thể hiện rằng cụm ngành rất
mạnh, phát triển tốt và có khả năng cạnh tranh quốc tế; nếu điểm tổng hợp khoảng
3,0 cho thấy một cụm ngành tương đối mạnh và có khả năng cạnh tranh trong nước;
nếu điểm tổng hợp khoảng 2,5 chứng tỏ một cụm ngành nhỏ, mới nổi và mạnh trong
một vùng; điểm tổng hợp là 2,0 hoặc thấp hơn thể hiện một cụm ngành tương đối
yếu và chỉ cạnh tranh được với các doanh nghiệp địa phương hoặc vừa mới hình
thành.
Có hai lưu ý quan trọng đối với phương pháp CCED. Thứ nhất, vì phương pháp xếp
hạng là theo thứ tự nên cần chỉ rõ các cụm ngành tham chiếu (là các cụm ngành có
20 Ngoài ra, vận may (chance) và chính phủ cũng là hai nhân tố ảnh hưởng tới lợi thế cạnh tranh (xem
Porter 1990). Vận may là những sự kiện xảy ra mà không có quan hệ một cách nhân quả rõ rệt với các
điều kiện của địa phương (chẳng hạn như việc Microsoft đặt trụ sở chính ở Seattle). Chính phủ có thể
giúp tăng cường (hoặc triệt tiêu bớt) lợi thế cạnh tranh thông qua các chính sách thuận lợi (hoặc bất
lợi) cho các nhà đầu tư và cho việc cải thiện hiệu quả.
21 Nhóm tác giả Choe và Roberts sử dụng chữ viết tắt CCED vừa để chỉ Cluster-based City Economic
Development (2011a) và City Cluster Economic Development (2011b).
20
thể so sánh được, thường là các cụm ngành cạnh tranh). Thứ hai, phương pháp
CCED dựa vào việc phỏng vấn các lãnh đạo doanh nghiệp và chuyên gia trong
ngành, vì vậy có thể có một mức độ chủ quan nhất định.
Đến đây, chúng ta đã có được bức tranh vừa tổng quát (thông qua chỉ số tổng hợp)
vừa chi tiết (thông qua 39 chỉ số bộ phận) về NLCT của cụm ngành. Tuy nhiên,
phân tích NLCT cụm ngành không dừng lại ở đây. Bên cạnh việc cho điểm đối với
mỗi nhân tố thì việc đánh giá về khoảng cách hay sự thiếu hụt NLCT của mỗi nhân
tố cũng rất quan trọng. Thiếu hụt về NLCT thể hiện qua sự khác biệt giữa mức độ về
NLCT hiện tại và mức độ đòi hỏi về NLCT trong tương lai. Phân tích sự thiếu hụt về
NLCT của các nhân tố trên nhằm chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức của mỗi nhân tố, từ đó đưa ra những gợi ý về những hành động, biện
pháp can thiệp hay điều chỉnh từ chính phủ và các bên có liên quan trong cụm
ngành để nâng cấp các chỉ số này, qua đó nâng cao NLCT và hiệu quả kinh tế của
cụm ngành.
21
Bảng 1. Đo lường các nhân tố trong mô hình kim cương của Porter
Vị thế hiện tại Vị thế kỳ vọng Khoảng cách
Các điều kiện về nhân tố sản xuất
Lao động
Sự sẵn có về lao động có kỹ năng
Kỹ năng quản lý
Hiệu quả và năng suất lao động
Cơ sở giáo dục và đào tạo
Cơ sở hạ tầng
Chất lượng dịch vụ hạ tầng (logistics)
Chất lượng dịch vụ hạ tầng (điện, nước)
Chi phí dịch vụ
Chất lượng dịch vụ viễn thông
Nguồn lực
Gần với nguồn nguyên liệu thô
Chi phí nguyên liệu thô nội địa so với nhập khẩu
Chất lượng nguyên liệu thô
Môi trường xã hội
Chất lượng môi trường sống của lao động
Điều kiện làm việc
Các điều kiện về cầu
Thị trường
Mở rộng thị trường địa phương và trong nước
Mở rộng thị trường xuất khẩu
Sản phẩm mới
Khả năng phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu
Phản ứng và sáng tạo trước những thay đổi
Môi trường kinh doanh
Chất lượng và độ tin cậy về sản phẩm - dịch vụ
Hiểu và hỗ trợ bền vững đối với sản phẩm
Tinh thần kinh doanh mạnh mẽ
Sẵn sàng đối mặt với rủi ro
Chiến lược, cấu trúc và đối thủ cạnh tranh của DN
Cấu trúc
Mức độ hiện diện của các DN nước ngoài và liên doanh
Sự linh hoạt trong hệ thống sản xuất
Hợp tác
Hợp tác mạnh mẽ giữa các DN trong ngành
Phát triển vốn kiến thức chung về ngành
Mạng lưới doanh nghiệp và vốn xã hội mạnh mẽ
Lãnh đạo tầm quốc gia hay quốc tế
Sự tham gia của xã hội dân sự và cộng đồng
Định hướng công nghệ
Mức độ cao trong áp dụng công nghệ tại doanh nghiệp
Các ngành công nghiệp hỗ trợ có liên quan
Chuỗi cung ứng
Năng lực của dịch vụ hỗ trợ kinh doanh tại địa phương
Khả năng đáp ứng của các dịch vụ hỗ trợ tại địa phương
Chất lượng của dịch vụ hỗ trợ tại địa phương
Gia tăng giá trị
Khả năng gia tăng giá trị cho các chuỗi cung ứng
Hiểu biết của doanh nghiệp về khả năng gia tăng giá trị
Vai trò của chính phủ
Hỗ trợ của Chính phủ trong phát triển cụm ngành
Hệ thống đăng ký kinh doanh tinh gọn
Hỗ trợ sự phát triển bền vững của ngành
Thực thi các quy định về doanh nghiệp
Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển
Điểm trung bình
22
2.7. Vai trò của nhà nước trong phát triển cụm ngành
Những phân tích và ví dụ cho đến thời điểm này cho thấy vai trò hết sức quan trọng
của nhà nước đối với sự hình thành và phát triển của cụm ngành. Nhìn từ góc độ lý
thuyết, cơ sở để nhà nước can thiệp xuất phát từ các thất bại của thị trường - chẳng
hạn như nhu cầu yếu ớt (nhất là trong giai đoạn đầu), rủi ro cao (đặc biệt là với công
nghệ tiên phong), thị trường không đầy đủ (chưa có quỹ đầu tư mạo hiểm và cơ chế
phòng ngừa rủi ro tài chính), người ăn theo (do tính chất hàng hóa công của khoa
học và công nghệ), ngoại tác tiêu cực (đặc biệt liên quan đến tiêu chuẩn về an toàn
sản phẩm và vệ sinh môi trường) v.v.
Từ góc độ thực tiễn chính sách, sự thành công của các doanh nghiệp nói riêng và của
cụm ngành nói chung là một thắng lợi về kinh tế cho địa phương. Sự phát triển của
cụm ngành góp phần tạo ra môi trường kinh doanh năng động và hấp dẫn. Đến lượt
mình, môi trường này thu hút thêm các doanh nghiệp và nhà đầu tư, nhờ vậy tạo ra
công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế, và mở rộng cơ sở thuế cho địa phương. Chính
vì vậy, chính quyền địa phương có động cơ mạnh mẽ để đóng vai trò tích cực trong
việc hỗ trợ, giúp cho cụm ngành ở địa phương mình trở nên phát đạt.
Vai trò của nhà nước có thể được thực hiện bằng nhiều cách và trên nhiều phương
diện. Nhà nước có thể chủ động nhận diện những cụm ngành mới manh nha hay
đang trỗi dậy để có chính sách hỗ trợ thích hợp. Đối với những cụm ngành hiện
hữu, nhà nước cần đảm bảo các điều kiện cần thiết yếu, đồng thời giải quyết những
trở ngại để chúng có thể tiếp tục phát triển - chẳng hạn như thông qua việc đảm bảo
khả năng tiếp cận các nguồn lực và nhân tố sản xuất, tích cực thu hút đầu tư (trong
và ngoài nước) vào các hoạt động nòng cốt và phụ trợ của cụm ngành.
Như chúng ta đã thấy, sự phát triển của một cụm ngành không chỉ phụ thuộc vào
các bộ phận trong cụm ngành đó mà có thể còn dựa trên và đòi hỏi sự phát triển của
những cụm ngành khác có liên quan. Vì vậy, trong chính sách phát triển cụm ngành
của mình, nhà nước nên hướng vào những chính sách hỗ trợ rộng rãi (chứ không
nhất thiết chỉ hỗ trợ cá biệt cho một vài bộ phận của cụm ngành), chẳng hạn như
thông qua việc tạo ra môi trường kinh doanh hấp dẫn, xây dựng cơ sở hạ tầng thích
hợp, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề, cải thiện chất lượng và mức độ
bao phủ của các chính sách y tế và an sinh xã hội v.v.
Ở mức độ chủ động cao hơn, nhà nước không chỉ dừng lại ở việc nâng đỡ các cụm
ngành manh nha hay trợ giúp các cụm ngành đang tồn tại, mà còn sử dụng cụm
ngành như một công cụ chính sách và lấy (một số) cụm ngành làm trung tâm trong
chiến lược phát triển kinh tế (xem Hộp 3).
23
Hộp 3. Cụm ngành như một công cụ chính sách
Cụm ngành có thể đóng vai trò như:
Một diễn đàn giúp khuyến khích sự hợp tác giữ khu vực tư nhân (gồm cả
MNCs) với các hiệp hội thương mại, cơ quan chính phủ, trường đại học, viện
nghiên cứu
Một cơ chế đối thoại có tính xây dựng giữa chính phủ và doanh nghiệp
Một công cụ giúp phát hiện các cơ hội cũng như nguy cơ, từ đó xây dựng
chiến lược và gợi ý hành động thích hợp
Một phương thức tổ chức và thực hiện chính sách
Một phương tiện thực hiện các đầu tư (công và tư) giúp tăng cường sức mạnh
cho nhiều đối tượng cùng một lúc
Một cách thức thúc đẩy các loại hình cạnh tranh năng động và tinh vi hơn
thay vì bóp méo thị trường
Mô hình cách tiếp cận chính sách lấy cụm ngành làm trung tâm:
Mặc dù vai trò tích cực của nhà nước là cần thiết để có thể phát triển cụm ngành,
song vai trò này cần có một điểm dừng nhất định. Nói cách khác, nhà nước cần xuất
phát từ những tiền đề và nương theo những lợi thế có sẵn (xem Hộp 2). Không nên
xây dựng cụm ngành một cách chủ quan, duy ý chí. Kinh nghiệm quốc tế và trong
nước đều cho thấy việc nhà nước đứng ra tạo lập cụm ngành hoàn toàn mới bằng
cách tự đứng ra đầu tư, trợ giá, và bảo hộ, bất chấp điều kiện về nhân tố sản xuất,
nhu cầu, cấu trúc thị trường và ngành phụ trợ thường dẫn tới thất bại hơn là thành
công. Những quốc gia hay địa phương muốn xây dựng chiến lược và kế hoạch phát
24
Đánh giá chiến lược kinh tế quốc gia
và chiến lược phát triển địa phương
Đánh giá năng lực cạnh tranh của
địa phương
Đánh giá năng lực cạnh tranh của
các ngành công nghiệp
Phân tích cấu trúc và vẽ bản đồ hệ
thống thông tin địa lý (GIS mapping)
của các cụm ngành
Đánh giá năng lực cạnh tranh và
khiếm khuyết của các cụm ngành
Chuẩn bị kế hoạch kinh doanh
và/hoặc hành động, và nghiên cứu
tiền khả thi
Thực hiện kế hoạch tác động đến
năng lực cạnh tranh địa phương
hoặc các cụm ngành công nghiệp
Quyết định phạm vi của khu
vực nghiên cứu
Xác lập ưu tiên cho các
ngành công nghiệp có năng
lực cạnh tranh
Chọn lọc các cụm ngành ở
những khu vực/ địa điểm
đã chọn
Nhận diện các ưu tiên đầu
tư
Liên kết các cụm ngành
công nghiệp và tạo nền
tảng cho hợp tác công tư
Chọn khu vực/địa điểm
I
II
III
IV
V
VI
VII
triển kinh tế lấy cụm ngành làm trung tâm có thể tham khảo quy trình phân tích
CCED do Choe và Roberts (2011b) đề xuất (xem Hình 5).22
Hình 5. Quy trình bẩy bước của phân tích CCED
22 Lưu ý rằng, nội dung Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới NLCT của cụm ngành (được trình bày trong
phần 2.6) chỉ là một bước (bước 5) trong quy phân tích CCED.
25
Tài liệu tham khảo của Michael Porter
Porter M.E. (1990): The Competitive Advantage of the Nations. The Free Press, New
York
Porter M.E. (1998): Clusters and New Economics of Competition, Harvard Business
Review
Porter M.E. (2003): The Economic Performance of Regions. Regional Studies, 37 (6/7),
549-78.
Porter, M. E. (2000): Location, Competition, and Economic Development: Local Clusters in
a global Economy. Economic Development Quarterly, 14, 15-34.
Porter, M.E. (1985): Competitive advantage: Creating and sustaining superior
performance. New York, New York: Macmillan.
Porter, M.E. (1985): Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior
performance. New York, New York: Macmillan.
Porter, M.E. (1998). On Competition. Boston: Harvard Business School Press
Porter, M.E. (2008). On Competition. Updated and Expanded Edition. Boston:
Harvard Business School Press
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khung_phan_tich_nang_luc_canh_tranh_dia_phuong.pdf