Kĩ thuật lập trình - Chương 2: Sử dụng chương trình ccs và pickit
Trong chương trình thì hành đầu tiên là thư viện của vi điều khiển PIC18F4550, file này chính là
file gốc của phần mềm CCS.
Hàng lệnh thứ 2 là khai báo cấu hình: không sử dụng bộ định thời giám sát (No Watchdog
Timer: NOWDT), sử dụng bộ định thời kéo dài thời gian reset vi điều khiển thêm 72ms để chờ nguồn
điện ổn định sau khi vi điều khiển được mở nguồn (Power Up Timer: PUT), chọn bộ dao động tần số
cao từ 4MHz đến 20MHz (High Speed: HS), không bảo vệ code (No protect), không chọn chế độ lập
trình điện áp thấp (NOLVP: no low voltage program).
Hàng thứ 3 là khai báo tần số tụ thạnh anh sử dụng là 20MHz.
Ba hàng trên thường là cố định cho tất cả các chương trình, khi viết chương trình khác thì nên
copy từ chương trình đã có sang.
Hàng thứ 4 là khai báo chương trình chính.
Các lệnh tiếp theo là của chương trình chính đều nằm trong cặp dấu ngoặc nhọn.
Lệnh “SET_TRIS_B (0x00);” có chức năng định cấu hình cho portB là port xuất dữ liệu ra điều
khiển led.
Lệnh WHILE(TRUE) là lệnh lặp có điều kiện và điều kiện cho ở đây luôn đúng và những gì
trong vòng lặp while này sẽ thực hiện từ lệnh đầu tiên đến lệnh cuối cùng rồi lặp lại cho đến khi nào
mất điện thì thôi – nên thường gọi là vòng lặp vô tận.
Trong vòng lặp while này có 4 lệnh: lệnh “OUTPUT_B(0x00);” là gán portB bằng 00H – kết quả
lệnh này làm 8 ngõ ra của portB bằng 0, do led tích cực mức 0 và chỉ có 4 led nên 4 led sáng.
Lệnh tiếp theo là delay 1 giây để ta nhìn thấy led sáng.
Lệnh “OUTPUT_B(0x3C);” là gán portB bằng 3CH – kết quả lệnh này làm 4 ngõ ra của portB
bằng 1 làm led tắt.
6 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 771 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kĩ thuật lập trình - Chương 2: Sử dụng chương trình ccs và pickit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2
SỬ DỤNG
CHƯƠNG TRÌNH CCS VÀ
PICKIT
GIỚI THIỆU
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM LẬP TRÌNH CCS
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM NẠP PICKIT
Chöông 2.Söû duïng chöông trình CCS, PICKIT Ñaïi Hoïc Sö Phaïm Kyõ Thuaät
18 Nguyeãn Ñình Phuù Thöïc haønh vi ñieàu khieån
I. GIỚI THIỆU
Phần mềm lập trình cho vi điều khiển PIC có nhiều chương trình khác nhau, tài liệu này trình
bày sử dụng phần mềm CCS.
Nếu máy tính bạn sử dụng chưa cài phần mềm CCS thì tiến hành copy chương trình CCS vào
máy tính và cài đặt theo hướng dẫn của phần mềm.
Biểu tượng phần mềm CCS sau khi cài xong xuất hiện trên desktop như hình sau:
Hình 2-1. Biểu tượng phần mềm CCS.
II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM CCS
Sau khi cài đặt xong thì tiến hành soạn thảo và biên dịch chương trình theo trình tự sau:
1. BIÊN SOẠN CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN
Bước 1: Nên tạo 1 thư mục để lưu các chương trình lập trình cho vi điều khiển.
Tài liệu này sử dụng thư mục “D:\TH_VDK_PIC_N1_SANG_THU_2”
Bước 2: Khởi tạo chương trình CCS, giao diện xuất hiện như hình 2-2.
Thường thì phần mềm sẽ khởi tạo và mở 1 chương trình soạn thảo sau cùng hoặc mở một ứng
dụng có trong phần mềm.
Hình 2-2. Giao diện phần mềm CCS.
Bước 3: Tiến hành chọn biểu tượng open, rồi chọn mục “New” và chọn “New source” theo thứ
tự 1, 2, 3 như trong hình 2-3:
Chöông 2.Söû duïng chöông trình CCS, PICKITS Ñaïi Hoïc Sö Phaïm Kyõ Thuaät
Thöïc haønh vi ñieàu khieån Nguyeãn Ñình Phuù 19
Hình 2-3. Tạo file mới.
Chọn new và chọn thư mục “D:\TH_VDK_PIC_N1_SANG_THU_2” để lưu file nguồn và đánh
tên file theo thứ tự 1, 2 như trong hình 2-4:
Hình 2-4. Tạo file mới.
Giao diện sau xuất hiện như hình 2-5 và trong file chưa có gì:
Hình 2-5. Màn hình soạn thảo.
Bước 4: điều chỉnh font chữ cho phù hợp: tiến hành chọn mục “Option” (số 1), chọn “editor
Properties” (số 2), chọn tiếp “Display” (số 3), chọn tiếp “Font size” (số 4) cho phù hợp và nên chọn là
14 và chọn mục Bold (số 5), tất cả theo trình tự từ 1 đến 5.
Chöông 2.Söû duïng chöông trình CCS, PICKIT Ñaïi Hoïc Sö Phaïm Kyõ Thuaät
20 Nguyeãn Ñình Phuù Thöïc haønh vi ñieàu khieån
Hình 2-6. Màn hình thay đổi font.
Bước 5: sau khi điều chỉnh xong thì tiến hành biên soạn chương trình chớp tắt đơn giản như hình
như hình 2-7:
Hình 2-7. Màn hình của chương trình chóp tắt 4 led.
Tiến hành đánh các lệnh của chương trình trong hình vuông vào (số 1).
Sau khi đánh xong thì nhấn tổ hợp “ctrl” và “S” để lưu file.
Chương trình này có chức năng chớp tắt 4 led nối với 4 bit: bit thứ 2, 3, 4 và 5 của portB – xem
hình 1-12 của chương 1. Kit vi điều khiển sử dụng portB giao tiếp với bàn phím ma trận và có kết nối
4 led để báo hiệu – khi không nhấn thì đèn tắt, khi nhấn thì đèn sáng, ta sử dụng 4 led này để thực hiện
bài lập trình đầu tiên cho đơn giản.
Chöông 2.Söû duïng chöông trình CCS, PICKITS Ñaïi Hoïc Sö Phaïm Kyõ Thuaät
Thöïc haønh vi ñieàu khieån Nguyeãn Ñình Phuù 21
Trong chương trình thì hành đầu tiên là thư viện của vi điều khiển PIC18F4550, file này chính là
file gốc của phần mềm CCS.
Hàng lệnh thứ 2 là khai báo cấu hình: không sử dụng bộ định thời giám sát (No Watchdog
Timer: NOWDT), sử dụng bộ định thời kéo dài thời gian reset vi điều khiển thêm 72ms để chờ nguồn
điện ổn định sau khi vi điều khiển được mở nguồn (Power Up Timer: PUT), chọn bộ dao động tần số
cao từ 4MHz đến 20MHz (High Speed: HS), không bảo vệ code (No protect), không chọn chế độ lập
trình điện áp thấp (NOLVP: no low voltage program).
Hàng thứ 3 là khai báo tần số tụ thạnh anh sử dụng là 20MHz.
Ba hàng trên thường là cố định cho tất cả các chương trình, khi viết chương trình khác thì nên
copy từ chương trình đã có sang.
Hàng thứ 4 là khai báo chương trình chính.
Các lệnh tiếp theo là của chương trình chính đều nằm trong cặp dấu ngoặc nhọn.
Lệnh “SET_TRIS_B (0x00);” có chức năng định cấu hình cho portB là port xuất dữ liệu ra điều
khiển led.
Lệnh WHILE(TRUE) là lệnh lặp có điều kiện và điều kiện cho ở đây luôn đúng và những gì
trong vòng lặp while này sẽ thực hiện từ lệnh đầu tiên đến lệnh cuối cùng rồi lặp lại cho đến khi nào
mất điện thì thôi – nên thường gọi là vòng lặp vô tận.
Trong vòng lặp while này có 4 lệnh: lệnh “OUTPUT_B(0x00);” là gán portB bằng 00H – kết quả
lệnh này làm 8 ngõ ra của portB bằng 0, do led tích cực mức 0 và chỉ có 4 led nên 4 led sáng.
Lệnh tiếp theo là delay 1 giây để ta nhìn thấy led sáng.
Lệnh “OUTPUT_B(0x3C);” là gán portB bằng 3CH – kết quả lệnh này làm 4 ngõ ra của portB
bằng 1 làm led tắt.
Lệnh tiếp theo là delay 1 giây để ta nhìn thấy led tắt.
Vòng lặp while đã thực hiện xong hết các lệnh và bây giờ sẽ quay lại thực hiện tiếp.
Ngôn ngữ lập trình CCS không phân biệt chữ hoa hay chữ thường.
Tiến hành biên dịch bằng cách chọn tab “Compile” (số 2) và chọn “Build All” (số 3) – xem hình
2-7 hoặc nhấn phím F9.
Sau khi biên dịch sẽ xuất hiện của sổ thông báo kết quả biên dịch như hình 2-9.
Hình 2-9. Màn hình thông báo kết quả biên dịch thành công.
Do lập trình đúng nên khi biên dịch thông báo “0 error, ” và cho biết phần trăm bộ nhớ đã sử
dụng.
Nếu sai cú pháp thì biên dịch không thành thì phải hiệu chỉnh cho hết lỗi.
Trong thông báo còn cho biết 2 thông tin dung lượng bộ nhớ ROM và RAM đã sử dụng.
Có thể tắt màn hình thông báo bằng cách nhấn phím “ESC”.
Sau khi biên dịch xong thì sẽ được file chứa các số hex để nạp vào bộ nhớ của vi điều khiển.
Bước theo sau sẽ hướng dẫn nạp file hex vào bộ nhớ của vi điều khiển.
2. NẠP CHƯƠNG TRÌNH VÀO BỘ NHỚ VI ĐIỀU KHIỂN
Bước 1: Mở chương trình: Kit sử dụng mạch nạp của “PICKIT2”, tiến hành cài PICKIT2, kết
nối cáp USB bộ thực hành vi điều khiển với máy tính và mở chương trình PICKIT2, sau khi kết nối
thành công thì trên màn hình sẽ hiển thị loại CPU đang sử dụng và thông báo kết nối thành công theo
trình tự 1, 2 như trong hình 2-10.
Chöông 2.Söû duïng chöông trình CCS, PICKIT Ñaïi Hoïc Sö Phaïm Kyõ Thuaät
22 Nguyeãn Ñình Phuù Thöïc haønh vi ñieàu khieån
Hình 2-10. Màn hình phần mềm nạp PICKIT2.
Bước 2: Mở file hex để nạp: sau khi chọn xong thiết bị thì nhấp chuột vào nút nhấn ở vị trí số 3
trong hình 2-10.
Một màn hình mới xuất hiện và bạn hãy chọn đường dẫn chứa file hex của chương trình biên
soạn ở trên rồi chọn file cần nạp và bấm open thì phần mềm sẽ tiến hành nạp.
Sau khi nạp xong sẽ thông báo và vi điều khiển sẽ chạy đúng chương trình điều khiển 4 led chớp
tắt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- huong_dan_su_dung_pham_mem_ccs_9754.pdf