Kiểm soát doanh nghiệp độc quyền, thành tựu nghiên cứu nổi bật của giải Nobel kinh tế 2014
Kết luận
Jean Tirol đã tạo ra mô hình chung để điều
tiết các ngành, được xây dựng dựa trên khung lý
thuyết chuẩn – “thiết kế cơ cấu”. Dù vậy, nếu đặt
câu hỏi cho Jean Tirol rằng ông có lời khuyên
gì cho Việt Nam không thì có lẽ câu trả lời nhận
được sẽ giống như cách nhiều lần Jean Tirol đã
khẳng định: không có một giải pháp chung cho
mọi ngành mà mỗi ngành đều có một cấu trúc
đặc trưng riêng và phải điều tiết theo cấu trúc đặc
trưng riêng đó. Thay vì câu hỏi chung chung, hãy
đặt những câu hỏi cụ thể hơn: Một doanh nghiệp
nào đó trong ngành đang có sức mạnh thị trường
lớn cỡ nào? Cấu trúc thông tin trong ngành đó
là gì? Hay có đề xuất nào để điều tiết các doanh
nghiệp lớn hiệu quả hơn? Cũng may mắn là đã
có Jean Tirol và các cộng sự, giúp tập hợp những
tình huống cá biệt đó và mô hình hóa chúng. Lý
thuyết của Jean Tirol cho thấy, để giải quyết vấn
đề độc quyền, cần bắt tay vào làm, chứ không thể
ngồi im và đợi thị trường hay cạnh tranh có thể lo
liệu hết tất cả mọi việc. Ít nhất, giải Nobel kinh tế
2014 đã phát đi tín hiệu chỉ ra rằng, kinh tế học
hiện đại không còn ủng hộ quan điểm thị trường
tự do nữa, và bằng cách chấp nhận thị trường
không hoàn hảo, thông tin bất cân xứng, thậm
chí méo mó bởi độc quyền - giải thưởng Nobel
năm nay cũng sẽ có những tác động cần thiết để
thúc đẩy hoạt động kiểm soát doanh nghiệp độc
quyền ở Việt Nam chúng ta một cách hiệu quả
hơn trong thời gian tới.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm soát doanh nghiệp độc quyền, thành tựu nghiên cứu nổi bật của giải Nobel kinh tế 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT
Phần lớn các thị trường như thị trường: điện, sữa, xăng dầu mà chúng ta đối
mặt hàng ngày là những thị trường không hoàn hảo cả về mặt thông tin lẫn mặt
cạnh tranh. Do vậy, việc vận dụng những kiến thức của kinh tế học truyền thống
để nghiên cứu các trường hợp cạnh tranh hoàn hảo trong điều kiện thị trường lý
tưởng không còn phù hợp nữa. GS Jean Tirol được trao giải Nobel Kinh tế 2014 là
nhờ các công trình nghiên cứu trong ba mươi năm về một lĩnh vực riêng của kinh
tế vi mô có tên Industrial Organization (tạm dịch là Tổ chức thị trường). Các phân
tích của ngành này tập trung vào từng thị trường không hoàn hảo đặc thù, vào
các doanh nghiệp độc quyền và vạch ra các mối nguy hại tiềm tàng của việc thiếu
quản lý hoặc quản lý không đúng. Từ đó thiết kế ra những phương pháp quản lý thị
trường hiện đại nhằm hỗ trợ cho Chính phủ trong việc quản lý các dạng thị trường
này – và đó cũng là những khía cạnh cần trình bày trong phạm vi của bài viết này.
ABSTRACT
Controlling monopolies, an outstanding research achievement
of the Nobel Prize for Economics in 2014
Most of the markets such the electricity, milk, oil etc. markets that we face
every day are no perfect markets, both in terms of information and competition.
Therefore, applying the knowledge of traditional economics to study cases of per-
fect competition under ideal market conditions are no longer applicable. Profes-
sor Jean Tirol won the Nobel prize in Economics in 2014 as a result of 30 years of
research in one particular field of microeconomics only, called Industrial Organi-
zation. The analysis of this sector focuses solely on imperfect markets, and on mo-
nopoly businesses and outlines the potential dangers of the lack of management or
improper management. From there it designs modern market management meth-
ods in order to support governments in managing these types of markets. And that
is the aspect to be described within the scope of this article.
KIỂM SOÁT DOANH NGHIỆP ĐỘC QUYỀN, THÀNH TỰU
NGHIÊN CỨU NỔI BẬT CỦA GIẢI NOBEL KINH TẾ 2014
Nguyễn Hoàng Giang*
* TS, Trường ĐH Lao động - Xã hội (CSII)
I. Khi nhóm độc quyền các doanh nghiệp
thống lĩnh thị trường
Trong thời kỳ bao cấp trước đây, kế hoạch hóa
tập trung là giải pháp tối ưu cho nền kinh tế, tất
cả tuân theo kế hoạch của Chính phủ. Đến mức
mà những khái niệm như cạnh tranh hay marker-
ing là hết sức xa lạ, ngay cả trong các trường đại
học có đào tạo về kinh tế. Tiếp đến là thời kỳ mà
nhiều người không hề nghi ngờ rằng thị trường
tự do mới là giải pháp duy nhất đúng. Người ta
lý tưởng hóa khái niệm “bàn tay vô hình” hay
khả năng tự điều tiết của thị trường mà không
cần Chính phủ can thiệp. Đến khi phải đối mặt
với những hiện tượng như độc quyền nhóm, khi
một vài doanh nghiệp thống lĩnh cả thị trường,
thì dường như các niềm tin lại thay đổi. Người ta
tin là để tăng lợi nhuận thì các nhà độc quyền sẽ
tăng giá, và vì tăng giá nên xã hội sẽ bị thiệt hại.
Chính phủ lại được cầu cứu để can thiệp vào thị
trường. Liệu có một chính phủ nước nào đó đứng
ra qui định mức giá cho sản phẩm độc quyền
không? Có gì bảo đảm mức giá đó là giá hợp lý?
Câu chuyện càng phức tạp nếu có một nhóm các
doanh nghiệp thống lĩnh thị trường. Làm cách
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
65SỐ 8 - THÁNG 8/2015
nào để các nhà độc quyền nhóm không liên kết
với nhau tăng giá, đồng thời vẫn tạo động lực để
mỗi doanh nghiệp cố gắng trở nên hiệu quả hơn?
Đó là câu chuyện thị trường khi chưa có những
đóng góp những công trình khoa học nghiên cứu
về kinh tế vi mô của GS. Jean Tirol, người nhận
giải Nobel Kinh tế 2014 - trong đó có thành tựu
nghiên cứu về thị trường độc quyền tự nhiên và
cách quản lý - điều tiết thị trường này.
- Độc quyền mua - độc quyền bán
Nền kinh tế truyền thống chỉ ra các khái niệm
quen thuộc về độc quyền - điển hình như “độc
quyền bán”: Chỉ có một hoặc một nhóm doanh
nghiệp có khả năng sản xuất và bán ra một mặt
hàng quan trọng cho người tiêu dùng.
Hay hiện tượng “độc quyền mua”, liên quan
đến câu chuyện “lúa gạo giá rẻ” ở Việt Nam. Khi
người nông dân sản xuất ra hàng chục triệu tấn
gạo mỗi năm nhưng đầu ra xuất khẩu dường như
chỉ nằm trong tay hai tập đoàn (Tổng Công ty
Lương thực miền Bắc và Tổng Công ty Lương
thực miền Nam). Do hệ thống “chân rết” của hai
cửa ra này không nhiều nên lúa gạo thường ùn ứ,
tạo kẽ hở cho thương lái làm giá với nông dân.
Thế nên dân chỉ còn cách bán rẻ.
Theo Hệ thống tài khoản Quốc gia (SNA)
của LHQ mà Việt Nam đã áp dụng từ năm 1993
với quyết định số 183/TTg của Thủ tướng Chính
phủ, phạm trù sản xuất bao gồm cả các hoạt động
quản lý Nhà nước, theo định nghĩa này thì các
sản phẩm dịch vụ của hoạt động quản lý Nhà
nước cũng mang tính độc quyền. Hoạt động của
các cơ quan này do tiền thuế của người dân (thuế
trực thu và gián thu) và nghĩa vụ của các cơ quan
này là cung cấp những dịch vụ tương xứng với
tiền của dân bỏ ra “mua” sản phẩm của họ; quan
hệ này thực chất đã trở thành quan hệ giữa “xin”
và “cho” hầu hết người dân không biết và không
hiểu mình đã bỏ tiền ra trước đó thông qua thuế
để ”mua” các sản phẩm dịch vụ này.
Những doanh nghiệp kiểu này không cần
xác định quan hệ giữa cung và cầu, không cần
mối quan hệ giữa giá trị và giá cả; dù sản phẩm
của họ có tốt hay không người sử dụng vẫn phải
mua. Những doanh nghiệp này độc quyền cả
về mua và bán, việc chuyển giá khai gian giá
của sản phẩm “đầu vào” thường xảy ra, từ đó
dẫn đến hạch toán lỗ, chất lượng sản phẩm của
những doanh nghiệp độc quyền ra sao người dân
và doanh nghiệp đều phải chịu. Việc độc quyền
này không chỉ xẩy ra với các ngành như điện,
xăng dầu mà ai cũng có thể thấy mà còn rất
nhiều các hoạt động độc quyền khác.
II. Kiểm soát doanh nghiệp độc quyền tại
Việt Nam - những điều rút ra được từ thành
tựu nghiên cứu lý thuyết kinh tế vi mô của
Jean Tirol
Chỉ ít lâu sau thông tin Nobel Kinh tế năm
nay được trao cho Jean Jean Tirol, đã có một câu
hỏi đặt ra: “Việt Nam có thể áp dụng được chính
sách gì dựa trên lý thuyết của Jean Tirol?”. Tuy
nhiên, chưa cần phải có ngay một trả lời như câu
hỏi đúng-sai. Hãy thử bắt đầu xem xét từ chính
những gì dễ thấy nhất sau đây:
1. Việc áp đặt “mức giá tối ưu” của nhà
nước
Thông thường Nhà nước còn kiểm soát các
doanh nghiệp độc quyền bằng cách áp đặt mức
giá tối ưu. Việt Nam cũng áp dụng biện pháp
này trong các ngành như điện, nước, xăng dầu,...
Hình 1: “Độc quyền: phía Cung”
trong điều kiện cạnh tranh thị trường
Hình 2: “Độc quyền: phía Cầu”
trong điều kiện cạnh tranh thị trường
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
66 SỐ 8 - THÁNG 8/2015
tiêu dùng thiệt, mà cả ngành kinh tế cũng chịu
thiệt
Tuy nhiên, cổ phần hóa (hoặc là tư nhân hóa
ở các nước phương Tây) không phải “chiếc chìa
khóa vạn năng”. Mục tiêu của cổ phần hóa là
thúc đẩy đổi mới và hiệu quả của các doanh
nghiệp độc quyền Nhà nước trước kia. Tuy nhiên
lý thuyết của Jean Tirol đã chỉ ra rằng, phương
pháp này cũng có hai mặt. Giống như British
Telecom và British Rail - hai “doanh nghiệp độc
quyền” tại Anh, dù đã được cổ phần hóa hoàn
toàn nhưng lại có vấn đề mới được đặt ra: Làm
cách nào để ngăn ngừa các doanh nghiệp này
không bành trường sức mạnh độc quyền, lấn át
sự kiểm soát của nhà nước và “không mặn mà”
đầu tư cho đổi mới?
Thách thức của trên cũng được Ủy ban Nobel
khẳng định trong báo cáo khoa học tóm tắt các
thành quả nghiên cứu của Jean Tirol trong hàng
chục năm qua: “Kết quả thực nghiệm của việc áp
dụng tư nhân hóa cũng không đồng nhất, thường
khó khăn hơn dự kiến và các doanh nghiệp sau
khi được tư nhân hóa hoạt động không đúng như
mong đợi”.
3. Doanh nghiệp độc quyền ngày càng
mạnh thông qua hoạt động thâu tóm và sáp
nhập - (M&A)
Nếu không chịu điều tiết, thì không điều gì
có thể ngăn doanh nghiệp tận dụng sức mạnh thị
trường để đạt được lợi nhuận siêu ngạch, và cũng
hiếm có doanh nghiệp nào không dùng chính sức
mạnh thị trường hiện có để trở nên mạnh hơn. Có
hai cách để một “doanh nghiệp độc quyền” trở
nên lớn hơn, một là mua lại những công ty tạo ra
cùng sản phẩm trong ngành, hai là liên kết (hoặc
mua lại) những công ty trong cùng ngành nhưng
ở công đoạn khác.
Vì thế, mối lo ngại chính của Chính phủ là
hiện tượng “hội nhập ngang”, xảy ra khi một
công ty mua một hoặc nhiều công ty khác có
hoạt động kinh doanh tương tự trong ngành. Bên
cạnh đó, “hội nhập dọc” cũng cho thấy nhiều rủi
ro, đó là khi công ty độc quyền một công đoạn
nào đó trong chuỗi sản xuất, liên kết với các
công ty ở những công đoạn khác để gia tăng sức
Nhưng cần lưu ý, mức giá tối ưu đó được thiết
lập dựa trên chi phí mà doanh nghiệp gởi cho cơ
quan điều hành. Trong một môi trường thông tin
“bất cân xứng”, nguy cơ dễ xảy ra nhất là các
doanh nghiệp này lừa dối cơ quan quản lý để đội
chi phí.
“Các nhà quản lý vừa thiếu thông tin về chi
phí của doanh nghiệp vừa thiếu thông tin về chất
lượng hàng hóa và dịch vụ cung cấp. Vô tình,
những cái thiếu này lại cung cấp một lợi thế độc
quyền khác cho các doanh nghiệp”, báo cáo của
Ủy ban Nobel nhận định. Nếu các doanh nghiệp
độc quyền có thể thuyết phục Chính phủ rằng chi
phí phải bỏ ra là rất lớn, thì họ có quyền định giá
cao để thu lợi nhuận lớn mà không cần quá nỗ
lực trong đổi mới, đầu tư hay giảm giá bán áp đặt
cho khách hàng. Vậy thì việc tìm ra một mức giá
tối ưu để ấn định sẽ là một điều không khả thi.
2. Giải pháp cổ phần hóa của Chính phủ
Lo lắng thường xoay quanh vấn đề độc quyền
khi doanh nghiệp kiểm soát phần lớn sức mạnh
trên thị trường nhờ sở hữu nguồn lực đặc biệt
nào đó hoặc nguồn lực tài chính dồi dào để có thể
đầu tư lớn vào chi phí cố định để tạo ra rào cản
gia nhập ngành đối với mọi đối thủ tiềm năng.
Việt Nam cũng giống như nhiều quốc gia
trên thế giới từng đối mặt với vấn đề độc quyền
mà theo Jean Tirol, thường diễn ra trong các
ngành đường sắt, điện, nước, các ngành năng
lượng tiêu dùng. Cho đến những năm sau này,
câu hỏi lớn vẫn đặt ra đó là: Nên đối xử thế nào
đối với những “doanh nghiệp độc quyền” trong
các ngành độc quyền tự nhiên đó? Lúc này, giải
pháp được thực hiện phổ biến chính là cổ phần
hóa các doanh nghiệp nhà nước đang sở hữu sức
mạnh độc quyền.
Nếu để thị trường tự quyết, kết quả sẽ là mức
giá độc quyền (cao) và mức sản lượng độc quyền
(thấp) để các “doanh nghiệp độc quyền” có dịp
thu được thứ lợi nhuận siêu ngạch. Nhưng điều
nguy hiểm không chỉ có thế. Khi lợi nhuận là tất
cả, có thể bán giá cao mà không quan tâm đến
chi phí, các “doanh nghiệp độc quyền” sẽ chẳng
còn mấy động lực để nỗ lực cải tiến công nghệ
hay gia tăng năng suất. Vậy thì không chỉ người
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
67SỐ 8 - THÁNG 8/2015
mạnh trên thị trường. Jean Tirol là một trong số
các nhà kinh tế đã vận dụng lý thuyết trò chơi để
chứng minh rằng, trong thực tế doanh nghiệp có
thể tạo ra lợi nhuận lớn hơn với việc tăng cường
liên kết với chuỗi sản xuất trên thị trường để tăng
sức mạnh thị trường.
Chẳng hạn, một công ty sở hữu bằng sáng chế
về một công nghệ đổi mới giúp cắt giảm chi phí.
Nếu bằng sáng chế đó được bán cho tất cả các
công ty khác, thì toàn xã hội sẽ thu được lợi ích.
Tuy nhiên, chủ sở hữu bằng sáng chế đó có thể
kiếm được nhiều lợi nhuận hơn bằng cách bán
sáng chế độc quyền cho một công ty đối tác duy
nhất. Sau đó, công ty này vận dụng công nghệ,
cắt giảm chi phí và định giá bán thấp hơn so với
các đối thủ cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường.
Theo Jean Tirol, cuối cùng có thể công ty sở hữu
bằng sáng chế đầu tiên sẽ phải mua lại chính đối
tác duy nhất của mình. Kết quả tiêu cực của hành
vi trên đó là, có ít cạnh tranh hơn trên thị trường
và giá bán ra có thể cao hơn.
4. Cân bằng trong điều kiện độc quyền
Theo Jean Tirol, đây là trò chơi đang diễn
ra giữa hai người chơi, có những mục tiêu khác
nhau, những bí mật khác nhau mà họ có thể giấu
diếm lẫn nhau. Theo cách nói của lý thuyết trò
chơi, đây là vấn đề giữa ông chủ và người đại
diện (Principal - Agent Problem). Trong đó,
Chính phủ là ông chủ và doanh nghiệp là người
đại diện. Trường hợp Việt Nam – như ở tập đoàn
Điện: thì Chủ tịch HĐTV là người đại diện cho
Chính phủ – còn Tổng Giám đốc là người đứng
đầu doanh nghiệp. Khi đó, câu hỏi lớn hơn được
đặt ra chính là: Liệu có thể thiết kế nên một hệ
thống điều tiết có thể khuyến khích cả hai người
chơi làm những điều có lợi cho toàn xã hội.
Tuy nhiên, cũng nên tránh nhầm lẫn quan
điểm của Jean Tirol là luôn luôn phải quản lý
chặt chẽ các “doanh nghiệp độc quyền”. Trong
một số trường hợp, có thể các nhà quản lý phải
lùi lại, không khuyến khích các doanh nghiệp
đầu tư và đổi mới. Bởi trong nhiều ngành kinh tế,
những “đánh đổi” là không thể tránh khỏi giữa
thúc đẩy tiến bộ công nghệ với việc ngăn các
doanh nghiệp khỏi làm tổn hại đến người tiêu
dùng. Ngoài ra, Jean Tirol cũng chỉ ra rằng, mọi
nỗ lực kiểm soát “doanh nghiệp độc quyền” đều
Hình 3: Điều tiết thị trường cạnh tranh độc quyền
vô nghĩa khi các doanh nghiệp này thao túng
chính các nhà quản lý. Vậy mới nói "điều tiết
các doanh nghiệp có sức mạnh trên thị trường là
việc hết sức khó khăn". Lựa chọn duy nhất của
chúng ta là thấu hiểu những khó khăn đó, nhận
biết sự phức tạp và tỉ mỉ trong mỗi tình huống cá
biệt, và làm những điều tốt nhất có thể.
III. Kết luận
Jean Tirol đã tạo ra mô hình chung để điều
tiết các ngành, được xây dựng dựa trên khung lý
thuyết chuẩn – “thiết kế cơ cấu”. Dù vậy, nếu đặt
câu hỏi cho Jean Tirol rằng ông có lời khuyên
gì cho Việt Nam không thì có lẽ câu trả lời nhận
được sẽ giống như cách nhiều lần Jean Tirol đã
khẳng định: không có một giải pháp chung cho
mọi ngành mà mỗi ngành đều có một cấu trúc
đặc trưng riêng và phải điều tiết theo cấu trúc đặc
trưng riêng đó. Thay vì câu hỏi chung chung, hãy
đặt những câu hỏi cụ thể hơn: Một doanh nghiệp
nào đó trong ngành đang có sức mạnh thị trường
lớn cỡ nào? Cấu trúc thông tin trong ngành đó
là gì? Hay có đề xuất nào để điều tiết các doanh
nghiệp lớn hiệu quả hơn? Cũng may mắn là đã
có Jean Tirol và các cộng sự, giúp tập hợp những
tình huống cá biệt đó và mô hình hóa chúng. Lý
thuyết của Jean Tirol cho thấy, để giải quyết vấn
đề độc quyền, cần bắt tay vào làm, chứ không thể
ngồi im và đợi thị trường hay cạnh tranh có thể lo
liệu hết tất cả mọi việc. Ít nhất, giải Nobel kinh tế
2014 đã phát đi tín hiệu chỉ ra rằng, kinh tế học
hiện đại không còn ủng hộ quan điểm thị trường
tự do nữa, và bằng cách chấp nhận thị trường
không hoàn hảo, thông tin bất cân xứng, thậm
chí méo mó bởi độc quyền - giải thưởng Nobel
năm nay cũng sẽ có những tác động cần thiết để
thúc đẩy hoạt động kiểm soát doanh nghiệp độc
quyền ở Việt Nam chúng ta một cách hiệu quả
hơn trong thời gian tới.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
68 SỐ 8 - THÁNG 8/2015
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Vinh Dự (2014), “Nobel kinh tế 2014 và vấn đề quản lý thị trường”, Tuổi trẻ cuối tuần,
số 40.
[2] Đỗ Thị Kim Hảo (2010), “Giám sát các tập đoàn tài chính”, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân
hàng, số 1-2/2012.
[3] Nguyễn Hoàng Giang (2005), Lưa chọn cơ chế tỷ giá trong chính sách kinh tế vĩ mô ở Việt
Nam, Luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế học, ĐHQG TP.HCM.
[4] Nguyễn Hoàng Giang (6/2014), “Hoạt động đầu tư và thị trường tài chính Châu Á trước tác
động của khủng hoảng từ EU”, Tạp chí khoa học tài chính kế toán, Số 2, tr.20.
[5] Nguyễn Hoàng Giang (2006), “Quản trị tài chính doanh nghiệp”, NXB Lao Động – Xã hội,
Hà Nội.
[6] Nguyễn Phú Giang, Nguyễn Hoàng Giang (2010), Giáo trình kế toán quốc tế, NXB Tài chính,
Hà Nội.
[7] Nguyễn Hoàng Giang (2006), Giáo trình lưu thông tiền tệ tín dụng, NXB Lao động xã hội, Hà
Nội.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
69SỐ 8 - THÁNG 8/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kiem_soat_doanh_nghiep_doc_quyen_thanh_tuu_nghien_cuu_noi_ba.pdf