Mới đây, Dự thảo Luật Phòng, chống
tham nhũng đã đưa ra khái niệm: “XĐLI là
tình huống mà trong đó cán bộ, công chức,
viên chức thực hiện hoặc không thực hiện
một nhiệm vụ được giao có thể mang lại lợi
ích không chính đáng cho cá nhân họ, cho
người thân thích của họ” (Điều 28). Đồng
thời, Dự luật này cũng đưa ra các quy định
để xử lý vấn đề XĐLI, bao gồm: Trách
nhiệm thông tin, báo cáo về XĐLI; Trách
nhiệm xử lý thông tin, báo cáo về XĐLI. Dự
luật cũng giao trách nhiệm cho người đứng
đầu các cơ quan, ngành, lĩnh vực quy định
về kiểm soát XĐLI trong ngành và lĩnh vực
thuộc thẩm quyền quản lý của mình. Đây là
những quy định hết sức cơ bản và cần phải
được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật
sau này.
Ngoài ra, những quy định về công khai,
minh bạch trong tổ chức và hoạt động công
quyền, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của
người dân sẽ là những điều kiện quan trọng
để người dân có thể giúp Nhà nước kiểm
soát tốt XĐLI. Việc nâng cao trách nhiệm
giải trình và minh bạch hóa việc xử lý XĐLI
một cách chủ động cũng là những yếu tố
quan trọng nâng cao uy tín của nền công vụ,
góp phần xây dựng một Chính phủ liêm
chính và phục vụ
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm soát xung đột lợi ích nhằm phòng ngừa tham nhũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIÏÍM SOAÁT XUNG ÀÖÅT LÚÅI ÑCH NHÙÇM PHOÂNG NGÛÂA THAM NHUÄNG
Đinh Văn Minh*
Tham nhũng được định nghĩa là những hành vi lợi dụng quyền lực công để đạt được
những lợi ích vật chất hay tinh thần (hành vi vụ lợi). Như vậy có thể thấy, bản chất
của tham nhũng là lợi ích phi pháp, và từ đó, mục tiêu của cuộc chiến chống tham
nhũng chính là loại trừ những yếu tố tiềm ẩn nguy cơ có thể thực hiện hành vi tham
nhũng. Nhìn từ một khía cạnh khác, tham nhũng được hiểu là dùng quyền lực công
để mưu lợi ích tư. Bài viết bàn về khái niệm và những vấn đề xung quanh việc xử lý
xung đột lợi ích (XĐLI) công - tư đối với người có chức vụ, quyền hạn để tìm ra giải
pháp góp phần phòng ngừa tham nhũng.
1. Xung đột lợi ích và tham nhũng
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác
đều thừa nhận lợi ích là động lực của mọi
hoạt động của con người trong xã hội, là
động lực của sự phát triển. Có thể khẳng
định rằng, lợi ích kinh tế là động lực cơ bản,
là mục tiêu hoạt động của con người và là
nguồn gốc của sự phát triển xã hội, đó cũng
chính là mục tiêu của những kẻ cầm quyền
“tha hoá”, tham nhũng. Mác đã từng nói
rằng, cội nguồn của sự phát triển xã hội
không nằm trong quá trình nhận thức mà ở
trong các quan hệ vật chất, tức là trong các
lợi ích kinh tế của con người.
Trong tư duy biện chứng, xung đột nói
chung và XĐLI nói riêng được đề cập ở khía
cạnh đấu tranh của các mặt đối lập. XĐLI là
trạng thái đấu tranh, tương khắc của các lợi
ích với tính cách là những mặt đối lập trong
một quan hệ lợi ích nhất định. XĐLI có thể
xảy ra giữa các chủ thể khác nhau hoặc
trong cùng một chủ thể.
Sự xung đột giữa lợi ích công và lợi ích
tư đặt cán bộ, công chức vào sự lựa chọn
khó khăn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng
đồng. Đấu tranh chống tham nhũng là đấu
tranh với thói hư tật xấu, là việc chống lại
sự lợi dụng quyền lực để mưu lợi cá nhân,
chống lại sự tha hoá của những người thực
thi quyền lực.
Cuộc đấu tranh chống tham nhũng là sự
đấu tranh giữa lợi ích công và lợi ích tư.
Cuộc đấu tranh này không chỉ là sự đấu
tranh với sự lạm dụng quyền lực để thu vén
cho lợi ích cá nhân, mà còn xảy ra ngay
trong bản thân mỗi công chức trong quá
trình thực thi công vụ của mình, đấu tranh
giữa cái tốt và cái xấu, giữa trách nhiệm và
đạo đức công vụ với những nhu cầu cá nhân
thôi thúc.
28
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 24 (328) T12/2016
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
* TS. Viện trưởng Viện Khoa học Thanh tra - Thanh tra Chính phủ
Đấu tranh chống tham nhũng không chỉ
là việc đưa những giải pháp, những phát
hiện và xử lý hành vi tham nhũng mà ngày
nay, người ta đặc biệt coi trọng các biện
pháp phòng ngừa tham nhũng như là trọng
tâm căn bản của cuộc chiến khó khăn này.
Các biện pháp phòng ngừa hướng tới việc
làm triệt tiêu các nguy cơ tham nhũng ngay
khi nó còn là khả năng, mầm mống xuất
hiện những mâu thuẫn hay XĐLI, chưa
“phát tác” và vi phạm pháp luật. Nguy cơ
thường được hiểu như là trạng thái tiềm tàng
mà nếu không có giải pháp ngăn chặn xử lý,
nó sẽ trở thành hiện thực với những hành vi
phạm pháp. XĐLI là một nguy cơ như vậy.
XĐLI là trạng thái, tình huống, trong khi
tham nhũng là hành vi hiện thực. Vì vậy, nó
cần được nhận diện, kiểm soát và xử lý kịp
thời, không để dẫn đến hành vi lợi dụng
công quyền mà tư lợi, tham nhũng.
2. Kiểm soát xung đột lợi ích từ quan
niệm quốc tế
Theo quan niệm phổ biến, XĐLI là
những tình huống cụ thể phát sinh khi công
chức có thể đưa ra quyết định hoặc thực hiện
hành vi có lợi cho mình trong hoạt động
công vụ, qua đó làm phát sinh tham nhũng.
XĐLI khác tham nhũng ở chỗ nó mới chỉ là
trạng thái mà chưa phải là hành vi vi phạm
pháp luật.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển
kinh tế (OECD), “XĐLI là tình huống trong
đó một cán bộ, công chức, trong thẩm quyền
chính thức của mình, đưa ra hoặc phải đưa
ra các quyết định, hoặc có những hành động
có thể tác động tới lợi ích cá nhân của họ”1
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, việc xây
dựng quy tắc ứng xử có điểm chung là đều
xoay quanh việc giải quyết vấn đề XĐLI
trong hoạt động công vụ của các nhân viên
công quyền. Có thể nói, sự cần thiết và tầm
quan trọng của việc nhận dạng và giải quyết
XĐLI đối với việc thúc đẩy và giữ gìn tính
liêm chính và sự minh bạch của nền hành
chính công đã được hầu hết các quốc gia
trên thế giới nhận thức một cách đầy đủ và
từ đó định ra cho mình lộ trình, hành động,
biện pháp cụ thể nhằm góp phần phòng
ngừa tham nhũng.
Ngày 12/12/1996, Đại hội đồng Liên
hiệp quốc (LHQ) ra Nghị quyết số 51/59 về
Hành động chống tham nhũng, trong đó nêu
rõ: Công chức không được lạm dụng chức
vụ, quyền hạn của mình để có được lợi thế
hoặc lợi ích tài chính bất hợp pháp cho mình
và gia đình mình; không được tham gia vào
bất kỳ giao dịch nào, tiếp nhận vị trí hay
trách nhiệm nào hoặc có bất kỳ lợi ích tài
chính nào không tương thích với chức trách,
nhiệm vụ của mình. Phần này cũng quy định
về việc kê khai những hoạt động về tài chính
hoặc hoạt động khác mà công chức thực
hiện để kiếm tiền ngoài giờ làm việc và có
thể dẫn đến, hoặc tiềm ẩn nguy cơ gây
XĐLI.
Theo kết quả khảo sát do LHQ tiến
hành, đa số các quốc gia thành viên đều đã
đưa quy tắc ứng xử vào các chính sách và
pháp luật trong nước với những quy định cụ
thể và phù hợp với từng lĩnh vực. Nội dung
của các bộ quy tắc ứng xử đó đều tập trung
xoay quanh những nguyên tắc và vấn đề
chung bao gồm: sự tận tụy, tính hiệu quả,
hiệu lực, liêm chính, công bằng, không thiên
vị, việc lạm dụng chức vụ, quyền hạn và
việc tặng - nhận quà cũng như các lợi ích
khác.
29
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 24 (328) T12/2016
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
1 Nhóm Ngân hàng Thế giới & Thanh tra Chính phủ, Kiểm soát xung đột lợi ích trong khu vực công - Quy định và thực tiễn
ở Việt Nam, Nxb. Hồng Đức, H., 2016, tr. 21.
Một số quốc gia có quy định yêu cầu
công chức, trong trường hợp có nảy sinh
XĐLI, phải kê khai về những lợi ích thu
được qua hoạt động kinh doanh, thương
mại, tài chính và các hoạt động khác được
thực hiện nhằm mục đích kiếm tiền. Một số
quốc gia thì đề ra những quy định cụ thể để
điều chỉnh những tình huống như trong vòng
5 năm kể từ sau khi thôi giữ chức vụ mà
công chức được nhận hoặc có được cổ phần,
việc làm hoặc lợi ích dưới bất kỳ dạng thức
nào khác từ phía một công ty tư nhân hoặc
nhà nước mà công chức đó thực thi trách
nhiệm theo dõi hoặc giám sát2.
Bộ quy tắc ứng xử mẫu của LHQ đưa ra
định nghĩa tương đối rộng về những tình
huống có thể gây XĐLI, theo đó, bất kỳ tình
huống nào mà ở đó công chức có lợi ích cá
nhân và nó ảnh hưởng hoặc có thể ảnh
hưởng đến tính khách quan của công chức
khi thực thi công vụ. Do vậy, Bộ quy tắc này
khuyến nghị một loạt vấn đề để tránh rủi ro
XĐLI đối với công chức:
- Công chức đó phải báo cáo ngay với
cấp có thẩm quyền về xung đột khi nhận
thức được về nó và phải tuân thủ đúng
những gì mình được yêu cầu phải làm. Mọi
xung đột về lợi ích cần phải được giải quyết
trước khi tuyển dụng người mới hoặc bổ
nhiệm công chức giữ chức vụ mới.
- Công chức không được tham gia vào
những hoạt động bên ngoài khi mà hoạt
động đó xung đột với chức năng, nhiệm vụ
của mình. Nếu không rõ về vấn đề gì thì
phải yêu cầu được giải thích. Công chức
phải xin phép và được phép của cấp có thẩm
quyền thì mới được tham gia vào công việc
ở bên ngoài (cho dù có được trả tiền hay
không).
- Công chức phải khai báo về tư cách
thành viên hoặc mối quan hệ với bất kỳ tổ
chức nào mà có thể gây ra sự cản trở đối với
việc thực thi công vụ của mình; đồng thời,
trong cuộc sống riêng tư hay trong công việc,
công chức không được đặt mình vào tình
huống mà mình bắt buộc phải trả ơn người
khác bằng một ưu đãi hay ân huệ nào đó.
Cùng với những quy định trên, đa số các
quốc gia đều có chính sách và pháp luật
nhằm bảo đảm trách nhiệm giải trình của
công chức về hành vi, quyết định mà họ thực
hiện khi thi hành công vụ; đồng thời yêu cầu
các công chức phải giải trình về những
quyết định và hành vi hành chính đã được
tiến hành mà ảnh hưởng đến lợi ích của công
dân. Các biện pháp xử lý vi phạm cũng được
áp dụng đối với những loại hành vi vi phạm
pháp luật hoặc vi phạm đạo đức.
3. Vấn đề xung đột lợi ích và kiểm soát
xung đột lợi ích ở Việt nam
3.1 Kiểm soát XĐLI trong lịch sử
XĐLI không phải là vấn đề mới ở Việt
Nam. Trong các văn bản pháp luật từ trước
đến nay đã có những quy định để loại trừ sự
“thiên vị” hay những tình huống có thể ảnh
hưởng đến tính khách quan của công chức
trong khi thực hiện công vụ.
Khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
mới thành lập, Chính phủ đã tìm cách ngăn
chặn tâm lý “một người làm quan, cả họ
30
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 24 (328) T12/2016
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
2 Tháng 7/1998, tại Nghị quyết số 1998/21 về “Các tiêu chuẩn và định mức của LHQ quốc về phòng ngừa tội phạm và tư
pháp hình sự”, Hội đồng Kinh tế xã hội (ECOSOC) đã đề nghị Tổng thư ký LHQ cho xây dựng các công cụ khảo sát dành
cho Bộ quy tắc ứng xử quốc tế của công chức và Tuyên bố của LHQ về Chống tham nhũng và Hối lộ trong các giao dịch
thương mại quốc tế. Theo đề nghị của ECOSOC, cuối năm 1999, Trung tâm Phòng ngừa tội phạm quốc tế của Cơ quan
kiểm soát ma túy và phòng ngừa tội phạm của Tổng thư ký LHQ đã gửi đến các quốc gia thành viên hai bảng hỏi liên
quan đến hai công cụ nói trên (theo: noichinh.vn,
31
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 24 (328) T12/2016
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
được nhờ”, tình trạng bè cánh, cục bộ trong
cán bộ. Trong Thư gửi các đồng chí Bắc Bộ
viết ngày 1/3/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã thẳng thắn phê bình, kiểm thảo “Những
đồng chí còn giữ thói một người làm quan cả
họ được nhờ, đem bà con, bạn hữu đặt vào
chức này việc kia, làm được hay không, mặc
kệ. Hỏng việc, Đoàn thể chịu, cốt cho bà
con, bạn hữu có địa vị là được”.
Từ thời phong kiến, việc này cũng được
thực hiện khá nghiêm ngặt thông qua Luật
“Hồi tỵ”. Luật Hồi tỵ được áp dụng ở Nhà
nước phong kiến Việt Nam trong các thời
Lê, Nguyễn. “Hồi tỵ”, được Hán - Việt từ
điển của học giả Đào Duy Anh giải nghĩa là
“tránh đi”. “Hồi” là trở về, “tỵ” là lánh đi
(như trong chữ tỵ nạn); tức là nếu được bổ
nhiệm về bản quán thì phải tránh đi. Luật
Hồi tỵ được ban hành đầu tiên dưới thời vua
Lê Thánh Tông. Trong bộ Lê triều Hình luật
(còn gọi là Luật Hồng Đức) có quy
định: “Quan lại không được lấy vợ, kết hôn,
làm thông gia ở nơi mình cai quản; cũng như
không được tậu đất, vườn, ruộng, nhà ở nơi
mình làm quan lớn, không được dùng người
cùng quê làm người giúp việc”.
Quy định được áp dụng từ việc cắt đặt
xã quan ở các làng xã. Theo Đại Việt sử ký
toàn thư (Bản kỷ, thực lục nhà Lê) năm
1488, Vua Lê Thánh Tông xuống dụ quy
định: “Từ nay các quan phủ, huyện, châu xét
đặt xã trưởng, hễ là anh em ruột, anh em con
chú, con bác, bác cháu, cậu cháu với nhau
thì chỉ cho một người làm xã trưởng, không
được cho cả hai cùng làm để trừ mối tội bè
phái hùa nhau”. Đến năm 1497, Vua tiếp tục
có dụ quy định bổ sung: “Các viên quan
quản quân, quản dân nếu người nào có quê
quán ở ngay phủ, huyện mình cai trị, có nhà
ở nha môn mình làm việc, thì Bộ lại điều
động đi nơi khác, chọn người khác bổ thay”.
Sang đến thời Nguyễn, sau khi Vua Gia
Long thiết lập bộ máy nhà nước, đến thời
Minh Mạng, Luật Hồi tỵ còn triệt để hơn,
được mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng
và bổ sung những quy định mới. Năm 1831,
Vua Minh Mạng ban hành Luật Hồi tỵ gồm
các quy định cụ thể: Khi bố trí quan về trị
nhậm các địa phương cần phải tránh những
nơi: Quê gốc (quê cha) là nơi có quan hệ họ
nội nhiều đời; Trú quán là nơi bản thân đã ở
lâu, học hành, sinh hoạt; Quê ngoại (bao gồm
quê mẹ, quê vợ và nơi theo học trước đây).
Ai man trá các điều này sẽ bị nghiêm trị.
Ngoài các điểm chung như Luật Hồi tỵ
thời Lê Thánh Tông, Vua Minh Mạng còn
có nhiều quy định tích cực và triệt để hơn,
như: Các dịch lại ở các nha môn, các bộ ở
Kinh đô và các tỉnh là bố con, anh em ruột,
anh em con chú con bác với nhau thì phải
tách ra, đổi bổ đi nơi khác. Các quan lại
không được làm quan ở nơi cư trú (nơi ở
một thời gian lâu), ở quê vợ, quê mẹ mình;
thậm chí cả nơi học tập lúc nhỏ hoặc lúc trẻ
tuổi. Các lại mục, thông lại cũng không
được làm việc ở phủ, huyện là quê hương
của mình.
Các lại mục, thông lại các nha phủ thuộc
phủ huyện là người cùng làng cũng phải
chuyển bổ đi nơi khác. Các quan viên từ
Tham biện trở lên ở các trấn, tỉnh về Kinh
đô dự đình nghị (họp bàn để quyết định một
vấn đề), song trong các cuộc họp có bàn việc
liên quan đến địa phương mà mình trị nhậm
thì không được vào dự.
Đến năm 1836, Luật Hồi tỵ còn được bổ
sung những quy định khắt khe hơn: Các quan
đầu tỉnh như Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chánh,
Án sát, Lãnh binh, Đốc học đều không được
cử những người cùng chung một quê. Trong
từng Bộ, Nha, Sở, Cục không được bố trí
những người có quan hệ cha-con, anh-em,
thông gia, thầy-trò, họ hàng...
Khi thanh tra, thụ lý án, nếu trong đó có
tình tiết liên quan đến người thân phải bẩm
báo để triều đình cử người khác thay thế.
32
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 24 (328) T12/2016
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
Quan lại không được coi thi, chấm thi ở
nơi nào có những người ruột thịt, thân quen
dự thi. Nếu có, phải tâu trình thay người
khác coi, chấm thi. Nghiêm cấm các quan
đầu tỉnh đặt quan hệ giao du, kết thân, kết
hôn với phụ nữ nơi mình trị nhậm, cấm tậu
nhà, tậu ruộng trong địa hạt cai quản của
mình3
3.2 Kiểm soát XĐLI trong giai đoạn
hiện nay
Kiểm soát XĐLI chính là quá trình tác
động của nhân tố chủ quan đến các XĐLI
hay cụ thể hơn là đến các xu hướng khách
quan của sự cạnh tranh, đấu tranh giữa các
lợi ích trong cùng chủ thể. Trong bối cảnh
phòng, chống tham nhũng thì kiểm soát
XĐLI chính là ngăn chặn hiện thực hóa từ
nguy cơ trở thành tham nhũng. Điển hình và
dễ nhận thấy nhất trong quy định của pháp
luật hiện đại có lẽ là quy định về hồi tỵ cáo
tỵ trong tố tụng. Thẩm phán hoặc hội thẩm
nhân dân phải từ chối tham gia xét xử nếu
có quan hệ nào đó với một trong các bên
đương sự. Vấn đề XĐLI được quan tâm và
các quy định nhằm xử lý vấn đề XĐLI ngày
càng nhiều hơn kể từ khi chúng ta tăng
cường các biện pháp đấu tranh chống tham
nhũng, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến các
giải pháp phòng ngừa, cố gắng giảm bớt các
nguy cơ, điều kiện tham nhũng. Mặt khác,
với tư cách là một nước thành viên tham gia
Công ước của LHQ về Chống tham nhũng,
Việt Nam có nghĩa vụ thực thi các quy định
của Công ước trên thực tế, trong đó có chế
định liên quan đến kiểm soát XĐLI trong
hoạt động công vụ.
Nhìn từ góc độ pháp luật thì những quy
định liên quan đến kiểm soát XĐLI hiện nay
chủ yếu được quy định như là quy tắc ứng
xử của công chức, những điều cấm đối với
công chức. Cụ thể là: quy định tại Điều 37
Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005;
quy định về việc tặng quà và nhận quà tặng,
một tình huống điển hình nảy sinh XĐLI tại
Điều 40 Luật Phòng, chống tham nhũng
năm 2005; Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg
ngày 10/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ,
ban hành quy chế về việc tặng quà, nhận quà
và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức,
đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước và
của cán bộ, công chức, viên chức.
Ngoài ra, ở một số văn bản pháp luật
khác cũng có những điều khoản nhằm loại
trừ XĐLI, phần lớn là dưới dạng quy tắc ứng
xử hoặc điều cầm đối với các cá nhân về
một hành vi nhất định trong hoạt động công
vụ. Như vậy, cho đến hiện nay ở Việt Nam
vẫn chưa có một định nghĩa chung về XĐLI,
dẫn đến khó khăn trong việc định ra thiết
chế để xử lý (hay kiểm soát) XĐLI nhằm
phòng ngừa tham nhũng. Thiếu vắng những
quy định có tính chất tổng quát khiến cho
trong nhiều trường hợp rất khó xác định có
hay không XĐLI và xử lý như thế nào trong
trường hợp xảy ra XĐLI, với cả người có
liên quan và cả cơ quan có trách nhiệm xử
lý. Chẳng hạn, việc bổ nhiệm chức vụ lãnh
đạo quản lý mà người bổ nhiệm và người
được bổ nhiệm có mối quan hệ thân quen,
thậm chí là huyết thống cận kề (cha - con,
chị - em), những mỗi quan hệ giữa công
chức với khu vực tư (thường được gọi là
“sân sau”). Những quy định rải rác và cụ thể
cho các trường hợp dù có phát triển đến đâu
cũng là không đủ để xử lý. Việc sửa đổi Luật
Phòng, chống tham nhũng sắp tới là cơ hội
để giải quyết căn bản vấn đề này.
3 Theo Lê Tiến Long, Luật cấm cha con làm quan một chỗ, Tri thức trẻ,
cho-20160917235357774.htm; Luật Hồi tỵ thời phong kiến đã cấm “cả họ làm quan” ở một nơi,
dan/luat-hoi-ty-thoi-phong-kien-da-cam-ca-ho-lam-quan-o-mot-noi-20160921102647143.htm.
17 Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Phó Chủ tịch nước (i) được Quốc hội bầu theo đề nghị của Chủ tịch nước
(Khoản 1 Điều 88); (i) là người giúp việc, thừa uỷ nhiệm của Chủ tịch nước và giữ quyền Chủ tịch nước, khi khuyết Chủ
tịch nước (Điều 92).
Thay lời kết
Những nghiên cứu trên cho thấy, trong
hệ thống chức danh của bộ máy nhà nước,
“Phó” NTQG là chức danh có nhiều điểm
đặc thù, thú vị. So sánh thực tiễn tổ chức
thiết chế Chủ tịch nước ở Việt Nam, chúng
ta cũng thấy có một số điểm tương đồng
như: Phó Chủ tịch nước là người nắm quyền
Chủ tịch nước khi khuyết Chủ tịch nước và
trên thực tế, chỉ có một Phó Chủ tịch nước
Tuy nhiên, vẫn còn những điểm khác biệt và
thực tế này đặt ra yêu cầu tiếp tục được
nghiên cứu, nhất là Hiến pháp năm 2013
đang thiết kế chức danh Phó Chủ tịch nước
theo hướng đề cao vai trò thay mặt (chức
danh mang tính hành chính17), hơn là vai trò
thay thế (chức danh mang tính chính trị)
“PHOÁ” NGUYÏN THUÃ QUÖËC GIA...
(TiÕp theo trang 21)
33
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 24 (328) T12/2016
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
Kiểm soát XĐLI tất yếu cần sự điều
chỉnh của pháp luật. Xét từ góc độ công cụ
quản lý, hệ thống pháp luật là căn cứ xác
định các lợi ích hợp pháp và các hành vi
thực hiện lợi ích hợp pháp của mọi chủ thể.
Vì thế, theo chúng tôi, có một số nội dung
cần thể hiện trong chế định này:
Đưa ra một khái niệm chung về XĐLI.
Khái niệm đó phải vừa mang tính khái quát,
vừa dễ hiểu và có thể bao hàm hầu hết các
tình huống có XĐLI;
Quy định trách nhiệm báo cáo (đối với
công chức gặp tình huống XĐLI) hoặc phản
ảnh (đối với người khác) khi thấy có XĐLI;
Quy định các phương án xử lý khi xảy
ra XĐLI nhằm loại trừ nguy cơ dẫn đến
hành vi tham nhũng;
Quy định xử phạt những vi phạm về
trách nhiệm báo cáo hoặc xử lý khi xảy ra
XĐLI.
Mới đây, Dự thảo Luật Phòng, chống
tham nhũng đã đưa ra khái niệm: “XĐLI là
tình huống mà trong đó cán bộ, công chức,
viên chức thực hiện hoặc không thực hiện
một nhiệm vụ được giao có thể mang lại lợi
ích không chính đáng cho cá nhân họ, cho
người thân thích của họ” (Điều 28). Đồng
thời, Dự luật này cũng đưa ra các quy định
để xử lý vấn đề XĐLI, bao gồm: Trách
nhiệm thông tin, báo cáo về XĐLI; Trách
nhiệm xử lý thông tin, báo cáo về XĐLI. Dự
luật cũng giao trách nhiệm cho người đứng
đầu các cơ quan, ngành, lĩnh vực quy định
về kiểm soát XĐLI trong ngành và lĩnh vực
thuộc thẩm quyền quản lý của mình. Đây là
những quy định hết sức cơ bản và cần phải
được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật
sau này.
Ngoài ra, những quy định về công khai,
minh bạch trong tổ chức và hoạt động công
quyền, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của
người dân sẽ là những điều kiện quan trọng
để người dân có thể giúp Nhà nước kiểm
soát tốt XĐLI. Việc nâng cao trách nhiệm
giải trình và minh bạch hóa việc xử lý XĐLI
một cách chủ động cũng là những yếu tố
quan trọng nâng cao uy tín của nền công vụ,
góp phần xây dựng một Chính phủ liêm
chính và phục vụ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kiem_soat_xung_dot_loi_ich_nham_phong_ngua_tham_nhung.pdf