Một là, sửa đổi Luật CBCC, Luật Viên
chức theo hướng xác định nguyên tắc kiểm
soát XĐLI trong hoạt động công vụ nhằm
mục tiêu chính là xây dựng chế độ công vụ
liêm chính, khách quan, trung thực bằng
cách xác lập chuẩn mực trong hoạt động
công vụ và chuẩn mực hành vi ứng xử đối
với CB, CC, VC nhấn mạnh hơn vào những
nguyên tắc “liêm, chính, chí công vô tư”
trong hoạt động công vụ.
Hai là, sửa đổi Luật PCTN theo hướng
làm rõ một số nội dung sau:
- Các dấu hiệu nhận diện tình huống
XĐLI trong hoạt động công vụ;
- Nguyên tắc giải quyết XĐLI;
- Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật
về XĐLI trong hoạt động công vụ;
- Trình tự, thủ tục, thẩm quyền quản lý
XĐLI, thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật
về XĐLI;
- Quy định nguyên tắc xác định đầu
mối theo dõi, giám sát, hướng dẫn thực hiện
pháp luật về XĐLI tại mỗi cơ quan, tổ chức,
đơn vị.
Ba là, tăng cường các biện pháp tổ chức
thực hiện pháp luật về kiểm soát XĐLI.
- Thiết lập cơ quan đầu mối về kiểm soát
XĐLI. Cơ quan này sẽ có trách nhiệm tổ
chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục
nâng cao nhận thức về XĐLI và kiểm soát
XĐLI, hướng dẫn thực hiện pháp luật đồng
thời thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, giải
đáp vướng mắc cho CB, CC, VC cách xử lý
những tình huống cụ thể họ gặp phải trong
quá trình thực thi công vụ, xử lý theo thẩm
quyền hoặc kiến nghị xử lý và thực hiện
quản lý trực tiếp các tình huống XĐLI xảy
ra trong hoạt động công vụ; tổng kết thực
tiễn thực hiện pháp luật, tham mưu hoạch
định chính sách, pháp luật về kiểm soát
XĐLI trong hoạt động công vụ.
- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế tiếp nhận,
phản hồi và xử lý phản ảnh, kiến nghị, khiếu
nại, tố cáo của CB, CC, VC về các tình huống
XĐLI nhằm tạo dựng niềm tin, tránh tâm lý e
ngại bị đe dọa, trả thù khi cung cấp thông tin
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ tại Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM SOÁT XUNG ĐỘT LỢI ÍCH TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ
TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
Tóm tắt:
Kiểm soát xung đột lợi ích là công cụ hữu hiệu để nâng cao hiệu
quả hoạt động công vụ nói chung và phòng, chống tham nhũng
nói riêng được các quốc gia trên thế giới coi trọng. Pháp luật hiện
hành của Nhà nước ta đã có những quy định trong một số văn bản
pháp luật chuyên ngành về vấn đề này. Tuy nhiên, việc nghiên cứu
tổng thể hệ thống các quy định của pháp luật về kiểm soát xung
đột lợi ích làm cơ sở khoa học và thực tiễn để hoàn thiện pháp luật
là điều cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh xây dựng chính phủ kiến
tạo phát triển.
Phạm Thị Huệ*
* TS. Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra, Thanh tra Chính phủ.
Abstract:
Controlling conflict of interests is an effective tool to improve
the effectiveness of the public performances in general and to
prevent and fight against the corruption in particular, which are
respected by countries around the world. The current specialized
legal documents have recorded relevant provisions on the said
matter. However, it is neccessary to carry out a comprehensive
study on a legal frammework on controlling conflicts of interest as
a scientific ground and practical basis, especially in the context of
development of a tectonic government for developments.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Kiểm soát xung đột lợi ích,
hoạt động công vụ, trách nhiệm giải
trình
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 01/06/2018
Biên tập : 22/08/2018
Duyệt bài : 29/08/2018
Article Infomation:
Keywords: controlling conflict
of interests; public performance;
accounbility
Article History:
Received : 01 Jun 2028
Edited : 22 Aug. 2018
Approved : 29 Aug. 2018
1. Quy định về phòng ngừa xung đột
lợi ích
- Quy định về nguyên tắc công khai, minh
bạch trong hoạt động công vụ
Luật phòng, chống tham nhũng (PCTN)
năm 2018 (Luật năm 2018) đã quy định
một số nội dung mang tính nguyên tắc về
công khai, minh bạch (CKMB) và thực
1 Khoản 1 Điều 9 Luật PCTN 2018.
hiện CKMB trong hoạt động công vụ như:
nguyên tắc, hình thức công khai, nội dung
công khai Theo đó, “thông tin về tổ chức,
hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình,
trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước, bí mật
kinh doanh và nội dung khác theo quy định
của pháp luật”1 thì phải thực hiện CKMB.
Bên cạnh đó, Luật năm 2018 cũng quy định
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
11Số 23(399) T12/2019
trách nhiệm thực hiện CKMB, trách nhiệm
giải trình của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá
nhân trong thực thi công vụ. Việc Luật năm
2018 lược bỏ bớt các quy định về CKMB
trong một số lĩnh vực chuyên ngành để luật
chuyên ngành quy định và chỉ quy định
nguyên tắc về nội dung, hình thức, trách
nhiệm thực hiện công khai, minh bạch trong
tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức,
đơn vị vừa đảm bảo không chồng chéo, mâu
thuẫn trong hệ thống pháp luật vừa đảm bảo
tính thống nhất, nhất quán trong hệ thống
pháp luật.
- Quy định về trách nhiệm giải trình trong
thực thi công vụ
Luật năm 2018 quy định: “Trách nhiệm
giải trình là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị,
cá nhân có thẩm quyền làm rõ thông tin, giải
thích kịp thời, đầy đủ về quyết định, hành
vi của mình trong khi thực hiện nhiệm vụ,
công vụ được giao”2. Theo đó, “Cơ quan, tổ
chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giải
trình về quyết định, hành vi của mình trong
việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao
khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn
vị, cá nhân bị tác động trực tiếp bởi quyết
định, hành vi đó. Người thực hiện trách
nhiệm giải trình là người đứng đầu cơ quan,
tổ chức, đơn vị hoặc người được phân công,
người được ủy quyền hợp pháp để thực hiện
trách nhiệm giải trình”3. Luật năm 2018
cũng quy định cụ thể về nội dung giải trình;
những nội dung không thuộc phạm vi giải
trình; điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình;
những trường hợp được từ chối yêu cầu giải
trình; trách nhiệm của người đứng đầu cơ
quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện
trách nhiệm giải trình; quyền và nghĩa vụ
của những chủ thể có liên quan trong yêu
cầu và thực hiện trách nhiệm giải trình; trình
tự, thủ tục thực hiện trách nhiệm giải trình
2 Khoản 5 Điều 3 Luật PCTN 2018.
3 Khoản 1 Điều 15 Luật PCTN 2018.
4 Điều 15, 18 Luật Cán bộ công chức 2008, Điều 16 Luật Viên chức 2010.
- Quy định về quyền hạn, trách nhiệm
của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt
động công vụ
Luật PCTN, Luật Cán bộ công chức, Luật viên
chức bao hàm những quy định về quyền hạn và
trách nhiệm của cán bộ (CB),công chức (CC),
viên chức (VC) trong thi hành công vụ như:
phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công
vô tư trong hoạt động công vụ; cấm CB,CC,VC
tận dụng hoặc lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử
dụng thông tin liên quan đến dịch vụ dân sự để
trục lợi. Bên cạnh đó, CB,CC,VC phải thực hiện
“có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm,
liêm, chính, chí công vô tư” và “tu dưỡng, rèn
luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc
ứng xử của viên chức”4. Xét về bản chất, những
quy định này có tác dụng loại bỏ nguy cơ nảy
sinh XĐLI tiềm tàng trong hoạt động công vụ.
Luật năm 2018 quy định việc chuyển đổi vị trí
công tác đối với CB,CC,VC làm việc tại một số
vị trí liên quan đến quản lý ngân sách, tài sản của
Nhà nước, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công
việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân. Đồng
thời, Luật năm 2018 cũng quy định quy tắc ứng
xử của người có chức vụ, quyền hạn (Điều 20),
quy định việc tặng quà và nhận quà (Điều 22),
kiểm soát XĐLI (Điều 23) Những quy định
này nhằm phòng ngừa việc tạo ra các mối quan
hệ giữa CB,CC,VC với các bên liên quan nhằm
thực hiện những hành vi thu lợi bất chính từ việc
thực hiện chức trách, nhiệm vụ của CB,CC,VC
qua đó, bảo tính minh bạch, đúng đắn trong hoạt
động công vụ.
2. Quy định về nhận biết, giám sát, theo
dõi và xử lý tình huống có xung đột lợi ích
- Quy định về trách nhiệm kiểm soát
XĐLI trong hoạt động công vụ
Luật PCTN quy định mang tính nguyên
tắc về trách nhiệm kiểm soát XĐLI, Nghị
định số 59/2019/NĐ-CP quy định cụ thể về
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
12 Số 23(399) T12/2019
trách nhiệm xử lý thông tin, báo cáo về xung
đột lợi ích (Điều 31); giám sát việc thực hiện
nhiệm vụ, công vụ được giao của người có
xung đột lợi ích (Điều 32); tạm đình chỉ, đình
chỉ việc thực thi công vụ của người có xung
đột lợi ích (Điều 33, 34). Luật CB, CC quy
định vấn đề thanh tra công vụ5, Luật Viên
chức quy định về thanh tra, kiểm tra6 nhằm
đảm bảo việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ
của công chức theo đúng quy định của pháp
luật hiện hành. Luật đấu thầu năm 2013 quy
định về thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt
động đấu thầu (Điều 87); những hành vi
bị cấm trong hoạt động đấu thầu (Chương
XI) trong đó có tình huống XĐLI trong hoạt
động đấu thầu.
- Quy định về xử lý khi xảy ra XĐLI trong
hoạt động công vụ
Luật năm 2018, Nghị định số 59/2019/
NĐ-CP quy định việc nhận quà tặng, báo
cáo, nộp lại và xử lý quà tặng; Luật tố cáo,
Luật PCTN quy định việc công khai bản kê
khai tài sản, thu nhập theo những hình thức
mà cơ quan có chức năng, người dân tại nơi
cư trú có thể thông qua đó giám sát những
thay đổi bất thường trong thu nhập, tài sản
của CB, CC, VC. Bên cạnh đó, cơ chế kiểm
soát tài sản, thu nhập của CB, CC theo quy
định mới của Luật năm 2018 và văn bản
hướng dẫn cũng sẽ giúp xử lý XĐLI tốt hơn.
Đặc biệt, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP quy
định khá cụ thể về các trường hợp XĐLI để
nhận diện tình huống khi XĐLI nảy sinh trên
thực tế, Nghị định số 59 cũng quy định về
trách nhiệm thông tin, báo cáo về xung đột
lợi ích của các chủ thể khi xác định có XĐLI
(Điều 30); trách nhiệm xử lý thông tin, báo
5 Điều 74, Điều 75 Luật CB, CC.
6 Điều 50 Luật Viên chức 2010.
7 Bộ luật hình sự quy định cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một đến năm năm đối với những công chức có hành vi
lợi dụng quyền hạn và/hoặc vị trí (bao gồm cả xung đột lợi ích); Luật PCTN quy định đình chỉ công tác tạm thời hoặc
tạm thời chuyển đến các vị trí khác đối với cán bộ, công chức, viên chức được coi là có hành vi vi phạm pháp luật liên
quan đến tham nhũng (bao gồm cả xung đột lợi ích); Luật CB, CC quy định các hình thức kỷ luật sau: khiển trách, cảnh
cáo, hạ lương, giáng chức, cách chức và sa thải sẽ được áp dụng đối với cán bộ và công chức vi phạm những quy định
của Luật CB, CC (bao gồm cả các quy định về xung đột lợi ích).
cáo về XĐLI; giám sát việc thực hiện nhiệm
vụ, công vụ được giao của người có xung
đột lợi ích của chủ thể có thẩm quyền (Điều
31, Điều 32).
Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành cũng
quy định những chế tài hành chính đối với
những hành vi vi phạm quy định về XĐLI
trong hoạt động công vụ7. Bộ luật Hình sự
cũng quy định chế tài nghiêm khắc đối với
công chức lợi dụng quyền hạn hoặc vị trí
công tác để mưu lợi cá nhân. Theo đó, những
công chức lợi dụng quyền hạn và/hoặc vị trí
(bao gồm cả xung đột lợi ích) của mình phải
bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1
đến 5 năm.
3. Nhận xét
Những phân tích nêu trên cho thấy, pháp
luật về phòng ngừa XĐLI trong hoạt động
công vụ đã dạt được một số kết quả sau:
Một là, vấn đề XĐLI bước đầu đã được
ghi nhận trong Luật năm 2018. Bên cạnh
đó, trong một số lĩnh vực cụ thể, pháp luật
chuyên ngành đã quy định về cơ chế kiểm
soát XĐLI, đặc biệt là những quy định hạn
chế lợi ích cá nhân trong kinh doanh, nhận/
tặng quà, minh bạch tài sản, thu nhập, hạn
chế việc làm thêm Những quy định này
bước đầu đã góp phần hình thành nhận thức
rằng hoạt động công vụ cần hướng đến sự
minh bạch, khách quan và liêm chính và
những điều này phải được đảm bảo bằng
pháp luật. Đồng thời, những yếu tố ảnh
hưởng tiêu cực đến sự liêm chính, khách
quan, đúng đắn của hoạt động công vụ cần
được ngăn chặn, loại bỏ. Đây là cơ sở quan
trọng để tiếp tục thể chế hóa XĐLI và kiểm
soát XĐLI trong tương lai.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
13Số 23(399) T12/2019
Hai là, những quy định bước đầu mang
bản chất là phòng ngừa XĐLI trong hoạt động
công vụ đã phát huy tác dụng là công cụ kiểm
soát XĐLI, góp phần đảm bảo tính khách
quan, liêm chính trong hoạt động công vụ. Đó
là những quy định về minh bạch tài sản, thu
nhập, kiểm soát việc tặng/nhận quà, hạn chế
về lợi ích kinh doanh và công việc làm thêm
của CB, CC, VC. Việc thực hiện những quy
định này trong thời gian qua cho thấy bước
đầu đã có tác dụng nhất định trong PCTN
nói chung và phòng ngừa XĐLI trong hoạt
động công vụ nói riêng, qua đó góp phần
đảm bảo tính khách quan, liêm chính trong
hoạt động công vụ.
Bên cạnh đó, pháp luật về phòng ngừa
XĐLI trong hoạt động công vụ còn một số
hạn chế, bất cập sau:
Một là, XĐLI nói chung và XĐLI trong
hoạt động công vụ nói riêng chưa được quy
định cụ thể, trực tiếp về những tình huống,
hoàn cảnh có thể nảy sinh, tồn tại XĐLI ở
cả hai dạng là XĐLI thực tế và tiềm ẩn, do
vậy hiệu quả phòng ngừa còn nhiều hạn chế.
Đây là biểu hiện cụ thể nhất của sự “chưa
đầy đủ” của hành lang pháp lý về vấn đề
phòng ngừa XĐLI trong hoạt động công vụ.
Luật năm 2018 mới dừng lại ở việc đưa ra
khái niệm về XĐLI và thêm một điều mang
tính nguyên tắc về trách nhiệm của các chủ
thể trong phát hiện, xử lý tình huống XĐLI.
Những hướng dẫn cụ thể hơn được thể hiện
trong Nghị định số 59, với các quy định
mang tính hướng dẫn cụ thể cách thức phát
hiện XĐLI (bằng việc liệt kê các tình huống
XĐLI tại Điều 29), thông tin, báo cáo, giám
sát việc thực hiện công vụ của CBCC trong
tình huống có XĐLI.
Hai là, ngoài quy định mới trong Luật
năm 2018 và văn bản hướng dẫn, các quy
định về XĐLI trong hoạt động công vụ nằm
rải rác ở một số văn bản chuyên ngành lại có
nhiều điểm không thống nhất, không đồng
bộ làm giảm hiệu quả thực hiện trên thực tế.
Ví dụ:
- Pháp luật về CB,CC,VC có quy định
về những việc CB,CC,VC không được làm,
trong đó có việc cấm sử dụng thông tin liên
quan đến công vụ để vụ lợi, tuy nhiên, pháp
luật chuyên ngành trong một số lĩnh vực như
đấu thầu, DN, tài chính, ngân hàng lại thiếu
các quy định nhằm nhận dạng chủ sở hữu
thực sự của pháp nhân kinh tế để làm căn cứ
tuyên bố vô hiệu các giao dịch phát sinh khi
có vi phạm. Có lẽ đây là một trong những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng đấu thầu
hình thức vẫn xảy ra thường xuyên trên thực
tế gây thất thoát cho ngân sách nhà nước.
- Pháp luật quy định những hạn chế đối
với CB,CC,VC để phòng ngừa XĐLI, song
lại không quy định những biện pháp để hạn
chế hoặc giám sát đối với người thân/thành
viên gia đình của CB,CC,VC. Thực tế cho
thấy những người trong gia đình hoặc thậm
chí là bạn bè của CB,CC,VC mới là người
thực hiện các hành vi thu lợi cho CB,CC,VC
(dưới hình thức DN “sân sau” hoặc trục lợi
qua thông tin có được từ vị trí công tác).
Ba là, thiếu vắng quy định về chủ thể
có thẩm quyền thực thi pháp luật về XĐLI
trong hoạt động công vụ. Luật năm 2018 và
một số văn bản pháp luật về CB,CC,VC,
công vụ có những quy định về cơ quan có
trách nhiệm thi hành quy đinh của pháp luật
về PCTN, chế độ công vụ (trong đó bao gồm
cả quy định về kiểm soát XĐLI), nhưng đây
là những cơ quan có chức năng thực thi
những quy định cụ thể trong từng lĩnh vực
cụ thể. Trong khi đó, việc nhận diện, giám
sát, theo dõi và xử lý XĐLI khi những tình
huống này nảy sinh trong hoạt động công vụ
trên thực tế sẽ không chỉ là những quy định
về PCTN, xây dựng đạo đức công vụ mà
bao gồm cả trách nhiệm bảo đảm tính liêm
chính, khách quan và trách nhiệm giải trình
trong thực thi công vụ. Hiện nay, những cơ
quan có chức năng này được quy định phân
tán, mỗi cơ quan, đơn vị thực hiện một chức
năng khác nhau nhằm mục tiêu khác nhau
mà không chuyên về kiểm soát XĐLI trong
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
14 Số 23(399) T12/2019
hoạt động công vụ. Ví dụ: thực hiện pháp
luật về PCTN do Ban Chỉ đạo Trung ương
về PCTN chỉ đạo chung và trách nhiệm thực
hiện thuộc nhiều cơ quan như Thanh tra
Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Công
an, Bộ quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân
tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Quốc hội
và Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện pháp
luật về CB,CC,VC do cơ quan thanh tra các
cấp và thanh tra chuyên ngành của Bộ Nội
vụ và Sở Nội vụ giám sát Đây là những
quy định của pháp luật nhằm thực hiện chức
năng QLNN trên những lĩnh vực chuyên
ngành và có dáng dấp của pháp luật về kiểm
soát XĐLI trong hoạt động công vụ. Nói
cách khác, một cơ quan chuyên về giải quyết
các vấn đề XĐLI trong hoạt động công vụ ở
Việt Nam hiện tại vẫn là một thiếu khuyết
trong các quy định của pháp luật.
Bốn là, quy định về kiểm soát lợi ích cá nhân
của CB, CC, VC chưa đầy đủ.
Hiện nay, chúng ta đã có các quy định
về kiểm soát thu nhập, tài sản của CB, CC,
VC. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa có
quy định bảo đảm việc kê khai là trung thực;
công tác quản lý, theo dõi việc kê khai, công
khai, xác minh về tài sản, thu nhập chưa có
tính hệ thống; thu nhập ngoài lương còn khá
phổ biến nhưng chưa có cơ chế để kiểm soát;
ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm
soát các giao dịch về tài sản, kiểm soát thu
nhập còn hạn chế.
Năm là, còn thiếu quy định về điều tra,
xử lý XĐLI trong hoạt động công vụ.
Pháp luật hiện hành có quy định về việc
điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật của
CB, CC, VC. Tuy nhiên, trường hợp XĐLI
chỉ dừng lại ở tình huống xung đột, nghĩa là
tiềm ẩn nguy cơ nảy sinh hành vi vi phạm
mà CB, CC, VC không chủ động báo cáo mà
bị phát hiện thì chưa có quy định để cơ quan
chức năng điều tra, xác minh tình huống đó.
4. Kiến nghị
Để bảo đảm nâng cao hiệu quả kiểm soát
XĐLI ở Việt Nam hiện nay, chúng tôi cho
rằng, cần thực hiện những giải pháp sau:
Một là, sửa đổi Luật CBCC, Luật Viên
chức theo hướng xác định nguyên tắc kiểm
soát XĐLI trong hoạt động công vụ nhằm
mục tiêu chính là xây dựng chế độ công vụ
liêm chính, khách quan, trung thực bằng
cách xác lập chuẩn mực trong hoạt động
công vụ và chuẩn mực hành vi ứng xử đối
với CB, CC, VC nhấn mạnh hơn vào những
nguyên tắc “liêm, chính, chí công vô tư”
trong hoạt động công vụ.
Hai là, sửa đổi Luật PCTN theo hướng
làm rõ một số nội dung sau:
- Các dấu hiệu nhận diện tình huống
XĐLI trong hoạt động công vụ;
- Nguyên tắc giải quyết XĐLI;
- Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật
về XĐLI trong hoạt động công vụ;
- Trình tự, thủ tục, thẩm quyền quản lý
XĐLI, thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật
về XĐLI;
- Quy định nguyên tắc xác định đầu
mối theo dõi, giám sát, hướng dẫn thực hiện
pháp luật về XĐLI tại mỗi cơ quan, tổ chức,
đơn vị.
Ba là, tăng cường các biện pháp tổ chức
thực hiện pháp luật về kiểm soát XĐLI.
- Thiết lập cơ quan đầu mối về kiểm soát
XĐLI. Cơ quan này sẽ có trách nhiệm tổ
chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục
nâng cao nhận thức về XĐLI và kiểm soát
XĐLI, hướng dẫn thực hiện pháp luật đồng
thời thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, giải
đáp vướng mắc cho CB, CC, VC cách xử lý
những tình huống cụ thể họ gặp phải trong
quá trình thực thi công vụ, xử lý theo thẩm
quyền hoặc kiến nghị xử lý và thực hiện
quản lý trực tiếp các tình huống XĐLI xảy
ra trong hoạt động công vụ; tổng kết thực
tiễn thực hiện pháp luật, tham mưu hoạch
định chính sách, pháp luật về kiểm soát
XĐLI trong hoạt động công vụ.
- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế tiếp nhận,
phản hồi và xử lý phản ảnh, kiến nghị, khiếu
nại, tố cáo của CB, CC, VC về các tình huống
XĐLI nhằm tạo dựng niềm tin, tránh tâm lý e
ngại bị đe dọa, trả thù khi cung cấp thông tin
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
15Số 23(399) T12/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kiem_soat_xung_dot_loi_ich_trong_hoat_dong_cong_vu_tai_viet.pdf