Kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty kiểm toán asnaf Việt Nam thực hiện

+ Phòng kiểm toán nghiệp vụ 1, 2: Là các phòng thực hiện các công tác kiểm toán, các phòng này đều có các kiểm toán viên quốc gia. Chức năng của phòng kiểm toán nghiệp vụ là cung cấp các dịch vụ kiểm toán và tư vấn cho khách hàng trên nhiều lĩnh vực như kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm của các công ty, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán họat động, kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp . + Phòng tư vấn đào tạo: Nhiệm vụ của phòng là đào tạo nhân viên hàng năm, tổ chức sát hạch định kỳ để đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên, cập nhật thông tin mới về tài chính, kế toán, kiểm toán, và ban hành công văn hướng dẫn cho các phòng nghiệp vụ. + Phòng tin học: Có nhiệm vụ lắp đặt bảo trì mạng máy tính của công ty, góp phần hỗ trợ việc thực hiện nhiệm vụ kiểm toán cho các phòng ban nghiệp vụ khác. Đồng thời, còn thực hiện việc thiết kế và sản xuất ra các phần mềm kế toán, quản lý để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

doc81 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty kiểm toán asnaf Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oán viên cũng cần có thông tin cập nhật về biến động thị trường sản phẩm, định mức dự trữ mặt hàng. Hoặc kiểm toán viên có thể phân tích theo khoản mục chi phí cấu thành giá vốn hàng bán như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Qua đó có thể cho phép kiểm toán viên phát hiện ra các dấu hiệu không bình thường của mỗi yếu tố trong mối quan hệ chung. (Ngoại trừ ảnh hưởng của nhân tố biến động của giá cả ). Phân tích dọc; Trong kiểm toán chu trình hàng tồn kho, các tỷ suất hay được sử dụng gồm: Tỉ suất lãi gộp = Tổng lãi gộp Tổng doanh thu Tỷ lệ quay vòng hàng tồn kho = Tổng giá vốn hàng tồn kho Số dư bình quân hàng tồn kho Trong đó Số dư hàng tồn kho bình quân = Số dư hàng tồn kho đầu kỳ + Số dư hàng tồn kho cuối kỳ 2 Nếu tỉ suất lợi nhuận quá thấp mà tỉ lệ quay vòng hàng tồn kho quá cao so với dự kiến của kiểm toán viên thì có thể do đơn vị khách hàng khai tăng giá vốn hàng bán và khai giảm hàng tồn kho. Kiểm toán viên cũng có thể so sánh tỉ lệ quay vòng hàng tồn kho năm nay so với năm trước, thường để phát hiện hàng tồn kho cũ kỹ, lạc hậu hoặc phát hiện những bất thường trong kinh doanh. * Thu thập danh mục hàng tồn kho Kiểm toán viên thu thập danh mục hàng tồn kho, đối chiếu với sổ chi tiết và sổ tổng hợp hàng tồn kho. Nhằm khẳng định sự khớp nhau giữa các sổ kế toán với Báo cáo tài chính. * Quan sát kiểm kê vật chất hàng tồn kho Kiểm kê hàng tồn kho là nhiệm vụ của khách hàng, trách nhiệm của kiểm toán viên là theo dõi, quan sát. Kiểm toán viên cần thảo luận rõ về thời gian quan sát vật chất hàng tồn kho với ban quản lý đơn vị. Trong khi quan sát kiểm kê, kiểm toán viên nên quan sát các nhân viên của khách hàng thực hiện, khẳng định phiếu kiểm kê được đánh thứ tự trước, các thùng hàng rỗng, các hàng tồn kho đã kiểm kê được đánh dấu riêng. Bên cạnh đó, kiểm toán viên cần kiểm kê thử, quy mô kiểm kê thử phụ thuộc vào bản chất và thành phần của hàng tồn kho. Kết thúc phải có biên bản kiểm kê và kết luận chính xác của các cuộc kiểm kê. Nhưng ở đây khách hàng lại là đối tượng xây lắp để tiêt kiệm chi phí Công ty đã không thuê kho nên không tồn tại kho mà nguyên vật liệu được mua và tập kết tại chân công trình, dùng đến đâu thì mua đến đấy nên việc nguyên vật liệu tồn kho hầu như là không có. c. Kiểm tra tính giá hàng tồn kho Kiểm toán viên cần xác định cơ sở và phương pháp tính giá hàng tồn kho áp dụng tại khách hàng có phù hợp không, có tuân thủ các nguyên tắc kế toán được thừa nhận rộng rãi không, sự thống nhất trong áp dụng phương pháp đó giữa các năm tài chinh. Hàng tồn kho phải được phản ánh theo đúng giá trị thuần của chúng. Khi mua vật tư hàng hoá từ nhà cung cấp thì phải được xác đinh trên cơ sở giá mua, các loại thuế không hoàn lại, chi phí vận chuyển, chi phí trực tiếp liên quan, trừ đi các khoản giảm giá, chiết khấu thương mại được hưởng. Căn cứ theo hợp đồng mua bán, phương thức thanh toán. kiểm toán viên có thể kiểm tra trực tiếp trên hoá đơn của nhà cung cấp. Trong quá trình sản xuất kiểm toán viên kiểm toán giá vốn thông qua hệ thống sổ sách chi phí. Chi phí tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Kiểm toán viên xem xét qui trình hạch toán, tập hợp, phân bổ chi phí và tính giá thành sản phẩm dở dang. Sau đó so sánh với cách tính của kỳ trước, nếu có sự thay đổi có khoản chi nào không thuộc phạm vi chi phí sản xuất nhưng vẫn tính vào giá thành không, có sự chênh lệch lớn giữa chi phí thực tế với định mức không, sự phân bổ đã hợp lý chưa? Đối với giá vốn hàng xuất kho; doanh nghiệp áp dụng phương pháp nào để tính, có áp dụng nhất quán giữa các kỳ hay không, việc phân bổ chi phí thu mua có hợp lý không. Trong một số trường hợp, kiểm toán viên có thể phải sử dụng kết quả của các chuyên gia đối với hàng tồn kho có tính kỹ thuật cao. d. Gửi thư xác nhận đối với số hàng tồn kho của đơn vị lưu trữ bên thứ ba, kiểm tra các hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ. Khi hàng tồn kho của khách hàng lưu trữ ở một công ty cho thuê kho hoặc bên thứ 3 thì kiểm toán viên nên gửi thư xác nhận để có bằng chứng về sự hiện hữu của hàng tồn kho đó. e. Kiểm tra các hợp đồng hoặc các khế ước vay nợ Vật tư có thể đang được nắm giữ bởi khách hàng nhưng chưa hẳn đã thuộc quyển sở hữu của đơn vị. Cũng có thể có những loại vật tư không nằm trong bãi của đơn vị nhưng vẫn thuộc quyền sở hữu của đơn vị do vật tư đang được đưa đi gia công chế biến..Cũng có trường hợp hàng tồn kho được đem đi thế chấp ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. Kiểm toán viên phải kiểm tra tất cả các hợp đồng kinh tế và các khế ước vay nợ để xác định rõ quyền sở hữu đối với hàng tồn kho 2.2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán Khi kết thúc cuộc kiểm toán kiểm toán viên cần tiến hành các công việc trong giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán. a. Đánh giá các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán liên quan đến hàng tồn kho Trước khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến về chu trình hàng tồn kho của khách hàng thì kiểm toán viên phải đánh giá các sự kiện phát sịnh sau ngày kết thúc niên độ kế toán. Và được chuẩn mưc Việt Nam số 560 qui định: " Kiểm toán viên phải xem xét ảnh hưởng của những sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập báo cáo tài chính đối với báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán ". Trong trường hợp có những biến động lớn về giá cả hàng tồn kho, do thiên tai mà gây ảnh hưởng lớn tới khoản mục hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính thì kiểm toán viên phải thực hiên bổ sung các thủ tục để xác định và có thể đưa ra kết luận chính xác. b. Đánh giá tính hoạt động liên tục Đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng cần phải kiểm tra các dấu hiệu như là lỗ kinh doanh lớn, nhiều khoản vay đến hạn trả mà không có khả năng thanh toán, sản phẩm ứ đọng nhiều, không bán được, khách hàng dính líu vào vụ kiện tụng mà ở vị thế bất lợi, nợ lương công nhân viên, nhân viên rời bỏ công ty.... Kiểm toán viên cần thu thập soát xét các sự kiện sảy ra, phỏng vấn nha quản lý và thảo luận về các biện pháp khắc phục. c. Tổng hợp các bút toán điều chỉnh Kiểm toán viên tiến hành tổng hợp các bút toán dựa trên những bằng chứng và giấy tờ làm việc và đưa ra bút toán điều chỉnh tổng hợp, sau đó thảo luận với khách hàng đề nghị khách hàng điều chỉnh. d. Phát hành báo cáo kiểm toán Sau khi thảo luận thống nhất với khách hàng, căn cứ vào hợp đồng kiểm toán kiểm toán viên dự thảo báo cáo và phát hành Báo cáo chính thức kiểm toán viên phải đưa ra kết luận kiểm toán. Báo cáo là đánh giá của kiểm toán viên về sự phù hợp của những thông tin định lượng của báo cáo tài chính cũng như sự tuân thủ các chuẩn mực, hoặc chế độ kế toán hiện hành khi lập Báo cáo tài chính. Ý kiến của kiểm toán viên về Báo cáo tài chính là đưa ra đánh giá trên các phương diện phản ánh (hoặc trình bầy) trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu các thông tin định lượng của Báo cáo tài chính và sự tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận) và việc tuân thủ các quy định pháp lý có liên quan. Kết luận kiểm toán phải đầy đủ và phù hợp, được qui định thành chuẩn mực với 4 loại tuỳ theo các tình huống cụ thể: Ý kiến chấp nhận toàn bộ: sử dụng trong tình huống các bảng khai tài chính trung thực, rõ ràng trên mọi khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ý kiến chấp nhận từng phần: sử dụng khi ý kiến chấp nhận toàn phần là chưa hợp lý và những phần không chấp nhận là do còn tồn tại bất đồng giữa kiểm toán viên và ban giám đốc đơn vị có liên quan tới một số lượng ít các khoản mục mà chưa thể không chấp nhận. Ý kiến không chấp nhận (ý kiến từ chối); sử dụng khi tồn tại nhiều sai sai sót trên Báo cáo tài chính 2.2.4. Giai đoạn sau kiểm toán Kiểm toán viên xem xét tính hoạt động liên tục của khách hàng và các yếu tố liên quan tới sự ra quyết định cho những người sử dụng Báo cáo tài chính, mức độ quan trọng của Báo cáo tài chính đối với những người quan tâm đến báo cáo tài chính dựa trên những bằng chứng đã thu thập được. 2.3. KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY ABC 2.3.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán Do Công ty ABC là khách hàng cũ nên công việc kiểm toán được dễ dàng hơn rất nhiều công ty vẫn chọn đội ngũ nhân viên cũ để thực hiện kiểm toán để hiểu rõ khách hàng hơn và công việc kiểm toán được tiến hành nhanh hơn và nhóm kiểm toán gồm 45 người, một chủ nhiệm kiểm toán, một trưởng nhóm kiểm toán và hai trợ lý kiểm toán, trong đó chủ nhiệm và trưởng nhóm và một trợ lý kiểm toán đã tham gia cuộc kiểm toán năm trước. a. Cập nhật thông tin cơ sở Nhóm kiểm toán phải xem xét lại các giấy tờ thu thập trong hồ sơ kiểm toán của công ty và hồ sơ kiểm toán năm trước của khách hàng và những vấn đề cần lưu ý đối với khách hàng, những ý kiến ngoại trừ, những sai sót của khách hàng. Sau đó tìm hiểu và nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng là Báo cáo tài chính của công ty được kiểm toán là đảm bảo phản ánh trung thực hợp lý trên những khía cạnh trọng yếu, là cơ sở để ra quyết định, chiến lược của công ty trong những năm hoạt động tiếp theo. Khách hàng là một công ty TNHH lắp máy và xây dựng thuộc một tập đoàn công nghiệp và được thành lập và hoạt động theo giấy phép số ./. Ngày ./../ .. do Bộ kế hoạch và đầu tư cấp. Vốn pháp định là X tỷ đồng. Công ty chuyên về xây dựng và lắp máy. Khách hàng sử dụng kế toán máy với hình thức ghi sổ nhật ký chung + Đối với thông tin về hàng tồn kho: - Khách hàng hạch toán chi tiết theo phương pháp kê khai thường xuyên, giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo phương pháp nhập trước xuất trước. - Hàng tồn kho của công ty ABC bao gồm: các Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”, Tài khoản 153 “Công cụ, dụng cụ”, Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”, và không tồn tại tài khoản 159 "phòng giảm giá hàng tồn kho" Công ty không tồn tại kho nên việc kiểm kê hàng tồn kho là không có khi hạch toàn nguyên vật liệu nhập kho là công việc do phần mềm máy tính thực tế việc nhập và xuất kho là đồng thời nên nguyên vật liệu được đổ tại chân công trình mà không có kho thì gặp rất nhiều rủi ro mất mát, mưa nắng, thất thoát rất nhiều, việc thừa thiếu không được kiểm kê. Đơn vị không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Do công ty là công ty xây lắp nên để tiết kiệm tiền thuê kho nên nguyên vật liệu được mua về và đổ tại chân công trình và việc mua thiếu thì được bổ sung hoặc nếu thừa thì lại chuyển sang công trình khác. Việc mua nguyên vật liệu dựa trên kế hoạch dự toán để mua. Tất cả chi phí sản xuất phát sinh được hạch toán vào tài khoản chi phí rồi kết chuyển sang tài khoản 154 "Chi phí sản xuất kinh doah dở dang". việc phân bổ chi phí để tính giá thành sản phẩm được thực hiện nhờ hỗ trợ của phần mềm máy tính dựa trên hệ số phân bổ đã được thiết lập. Kế toán phân bổ chi phí sản xuất chung : Mức chi phí sản xuất chung phân bổ từng đối tượng = Tổng chi phí sản xuất chung cần phân bổ X Tổng tiêu thức phân bổ từng đối tượng ---------------------------- Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả đối tượng Tiêu thức phân bổ là số giờ làm việc của công nhân trực tiếp Giá trị sản phẩm dở dang / thành phẩm = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ X Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ---------------------------- Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ + số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương trong kỳ b. Thiết lập mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán * Đánh giá rủi ro của khách hàng: Công ty ABC là công ty lắp máy và xây dựng do giám đốc có mối quan hệ rộng và uy tín của công ty đối với khách hàng nên thường nhận được những hợp đồng của các công ty nước ngoài, trong vài năm qua công ty hoạt động thu được lợi nhuận cao. Căn cứ vào các hợp đồng của khách hàng mà việc mua nguyên vật liệu được lên kế hoạch theo định mức cho từng công trình. Tuy nhiên nguyên vật liệu được tập hợp tại công trình nên việc nhập xuất là liên tục. * Thiết lập mức trọng yếu : Mức trọng yếu được xác định dựa vào doanh thu của khách hàng trong năm tài chính. * Mục tiêu kiểm toán đối với kiểm toán chu trình hàng tồn kho đối với khách hàng ABC. - Hàng tồn kho được hạch toán, tồn tại và thuộc sở hữu của doanh nghiệp (tính hiện hữu, sở hữu, tính đầy đủ). - Giá trị của hàng tồn kho được tính chính xác, dựa theo phương pháp được chấp nhận bởi các chuẩn mực kế toán áp dụng trong khuôn khổ kiểm toán (FIFO - nhập trước xuất trước). - Chia cắt niên độ được thực hiện chính xác (tính đầy đủ, tính hiện hữu). - Giá trị của hàng tồn kho được xác minh ( giá trị, cách trình bầy ). c. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát Ngoài những thông tin của lần trước kiểm toán thì kiểm toán viên còn có những thông tin từ giai đoạn trước ( cập nhật thông tin ), và kiểm toán viên lựa chọn một bộ chứng từ đầy đủ cho nghiệp vụ với số tiền lớn. Kiểm toán viên tiếp tục cập nhật các thông tin khác phục vụ cho việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Khách hàng ABC thì hệ thống chứng từ hàng tồn kho gồm: phiếu đề nghị mua vật tư, phiếu nhập kho, hoá đơn thanh toán, phiếu đề nghị xuất vật tư, phiếu xuất kho, biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành. Việc phê chuẩn các chứng từ do những người có đủ thẩm quyền Giám đốc hoặc trưởng bộ phận. Theo như báo cáo kiểm toán của lần trước thì phương pháp hạch toán và tính giá hàng tồn kho thì công ty đã áp dụng đúng và phù hợp với đặc điểm của lĩnh vực hoạt động và được nhất quán. Đánh giá rủi ro kiểm soát: Theo như đánh giá của lần kiểm toán trước thì hệ thống kiểm soát của công ty là chặt chẽ và ngoài ra do đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh và việc không bố trí kho có thể dẫn đến việc thất thoát nguyên vật liệu là không thể tránh khỏi. Nên việc đánh giá rủi ro kiểm soát ở đây đối với hàng tồn kho là không thấp mà là ở mực trung bình. Kiểm toán viên cũng quan sát và rà soát các bước thực hiện ghi sổ và luân chuyển chứng từ của kế toán trong qui trình của mỗi nghiệp vụ nhập kho và xuất kho, công việc phê chuẩn đều được thực hiện đúng. d. Thiết kế chương trình kiểm toán Theo như số liệu ban đầu thu thập được như sau: Số liệu lấy từ Bảng cân đối kế toán: Tài sản Mã số số dư cuối kỳ số dư đầu kỳ IV - Hàng tồn kho 140 569272220 5243232615 1. Hàng tồn kho 141 569272220 5243232615 Số liệu lấy từ Bảng cân đối số phát sinh Mã TK Tên TK Số dư đầu kỳ Phát sinh số dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có 152 Nguyên liệu, vật liệu 223579184 6541994793 6593480803 172093174 153 Công cụ,dụng cụ 109968822 109968822 154 Chi phí SXKD dở dang 5019653431 8674918030 13297392415 397179046 Căn cứ vào số dư cuối kỳ của khoản mục hàng tồn kho trên Bảng cân đối kế toán và Bảng cân đối số phát sinh là rất lớn và trưởng nhóm kiểm toán dựa trên các thông tin thu thập được từ việc đánh giá ban đầu sẽ lập chương trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho. Trưởng nhóm sẽ trực tiếp kết hợp với trợ lý kiểm toán viên trong nhóm để thực hiện. Vì khoản mục hàng tồn kho đối với công ty là rất lớn và chứa đựng nhiều khả năng sai phạm và có ảnh hưởng trọng yếu đến các chỉ tiêu tài chính của công ty và có thể ảnh hưởng đến báo cáo kiểm toán nếu như kiểm toán viên không phát hiện được những sai sót trọng yếu. Chính vì vậy chương trình kiểm toán hàng tồn kho được xây dựng một cách rất chi tiết và tỉ mỉ. Chương trình kiểm toán hàng tồn kho đối với công ty khách hàng ABC được xây dựng như sau: Thủ tục kiểm toán Tham chiếu Người thực hiện Ngày thực hiện 1. Tổng quát Thu thập thông tin về chính sách kế toán áp dụng; phương pháp xác định số lượng hàng tồn kho cuối kỳ ( kê khai thường xuyên, ) và xác định giá hàng tồn kho ( nhập trước xuất trước) được áp dụng tại đơn vị để phục vụ mục đích lập Báo cáo tài chính. 2. Thủ tục phân tích 2.1. So sánh giá trị hàng tồn kho với niên độ kế toán trước và kế hoạch hoặc định mức dự trữ 2.2. Xem xét sự biến động của hàng mua, hàng xuất qua các tháng và tìm hiểu nguyên nhân nếu có đột biến. 2.3. So sánh vòng quay hàng tồn kho qua các năm, tìm ra những biến động lớn, bất thường và giải thích nguyên nhân. 3. Kiểm tra chi tiết Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ lao động 3.1.Thu thập danh mục hàng tồn kho tại thời điểm khoá sổ ( sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, bảng kê nhập xuất tồn ) và thực hiện các công việc đối chiếu số dư của từng loại mặt hàng trên sổ kế toán chi tiết, đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp, BCTC, bảng cân đối số phát sinh. 3.2. Kiểm tra chi tiết các đối ứng bất thường của các tài khoản hàng tồn kho, giải thích đầy đủ các bút toán bất thường này. 3.3. Kiểm tra chọn mẫu .. nghiệp vụ nhập xuất kho để đảm bảo rằng qui định nội bộ của khách hàng về quản lý và mua sắm hàng tồn kho được thực hiện trên thực tế ( đảm bảo nguyên tắc phê duyệt, nguyên tắc phân cấp quản lý, nguyên tắc bất kiêm nhiệm). Các phiếu nhập xuất có đầy đủ nội dung qui định không và chữ ký của người có liên quan có phù hợp và đúng thẩm quyền không và phù hợp với chứng từ gốc đi kèm không. ( hoá đơn mua hàng, phiếu nhập kho, lệnh xuất kho, phiếu xuất kho ) 3.4. Chọn .nghiệp vụ nhập xuất kho trước và sau ngày khoá sổ kế toán để kiểm tra việc chia cắt niên độ kế toán. 3.5. Kiểm tra phương pháp tính giá hàng tồn kho 3.5.1. Xem xét phương pháp xác định giá trị hàng nhập kho ( nguyên tắc phân bổ các loại chi phí mua hàng ). 3.5.2. Kiểm tra phương pháp tính giá hàng tồn kho có được áp dụng đúng trên thực tế hay không, nhất quán trong năm tài chính trước hay không. Trường hợp áp dụng không nhất quán trong năm và năm trước cần chỉ ra ảnh hưởng của sự thay đổi này và lý do của sự thay đổi. 5.5.3. Đánh giá tính hợp lý của giá trị ghi sổ hàng tồn kho cuối kỳ bằng cách so sánh đơn giá ghi sổ với đơn giá hàng tồn kho và giá bán hàng tồn kho tính đến thời điểm thực hiện kiểm toán. Trường hợp có sự giảm giá hàng tồn kho hoặc hàng tồn kho thuộc loại hàng thực tế có những biến động đáng kể từ thời điểm khoá sổ kế toán cần thu thập thêm bằng chứng ( hoá đơn mua hàng, thông tin về giá trên các phương tiện thông tin đại chúng .) 3.6.Chọn mấu các khoản mục hàng tồn kho quan trọng thực hiện đối chiếu giữa sổ chi tiết, bảng tổng hợp nhập xuất tồn, và các tài liệu liên quan khác (nếu có) 3.7. Kiểm tra lại việc phân loại và trình bầy hàng tồn kho trên báo cáo tài chính 4. thu thập và xem xét các tài liệu liên quan để có được bằng chứng hàng tồn kho được đem ra thế chấp, hoặc hàng tồn kho không thuộc quyền sở hữu của công ty 5. kết luận 5.1. Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập trong thư quản lý. 5.2. Lập trang kết luận kiểm toán cho khoản mục thực hiện 5.3. Lập lại thuyết minh chi tiết có sự điều chỉnh của kiểm toán viên Các thủ tục bổ sung 2.3.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán a. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát Giấy tờ làm việc số 1 của kiểm toán viên Công ty Kiểm toán ASNAF Việt Nam Tên khách hàng Niên độ kế toán Khoản mục Bước công việc : Công ty ABC : 01/01/2006-31/12/2006 : Hàng tồn kho : Thu thập thông tin Tham chiếu: Người thực hiện : NVL Ngày thực hiện: 30/01/2007 * Phỏng vấn kế toán - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : Kê khai thường xuyên - Phương pháp tính giá hàng tồn kho : Nhập trước xuất trước - Phương pháp tính giá sản phẩm dở dang: phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa bện nhận thầu và bên đầu tư. Nếu qui định thanh toán sản phẩm sây lắp sau khi hoàn thành toàn bộ thì giá trị sản phẩm dở dang là tổng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến cuối tháng đó Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý (xác định được giá dự toán) thì sản phẩm dở dang là các khối lượng xấy lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và được tính theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí của hạng mục công trình đó cho các giai đoạn còn dở dang theo giá trị dự toán của chúng: Giá trị của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ = Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ + Chi phí SXKD cuối kỳ X Giá trị của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán -------------------------------------------------- Giá trị của khối lượng xây lắp hoàn thành theo dự toán + Giá trị của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ - Qui trình nhập xuất kho: dựa trên kế hoạch và nhu cầu, căn cứ vào hoá đơn, phòng kỹ thuật tiến hành lập phiếu kiểm tra hàng. Hàng hoá sau khi được kiểm tra đúng mẫu mã, qui cách, chất lượng, chủng loại với phiếu yêu cầu mua hàng thì thủ quĩ lập phiếu nhập kho và phiếu xuất kho rồi chuyển cho kế toán ghi sổ. - Tập hợp chi phí và tính giá thành: Giá thành công trình xây lắp đã hoàn thành được xác định trên cơ sở tổng cộng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến khi hoàn thành, chi phi này được tập hợp trên các sổ chi tiết chi phí sản xuất người kiểm tra: ngày thực hiện: Thông qua giấy tờ làm việc của kiểm toán viên này thì theo em đó chỉ là thủ tục phỏng vấn mà kiểm toán viên thực hiện và đó là bước đầu làm việc của kiểm toán viên. Thông qua giấy tờ làm việc số một này thì ta thấy kiểm toán viên thu thập được thông tin tổng quát về công việc mà kế toán đã làm mà kiểm toán viên cần biết tiến trình và cách thức làm việc của kế toán và đó cũng là cơ sở cho công việc kiểm tra chi tiết sau này của kiểm toán viên. Kiểm toán viên thực hiện như vậy là được vì còn phải cân đối giữa thời gian kiểm toán so với khoản mục hàng tồn kho cho phép. b. Thực hiện thủ tục phân tích Giấy tờ làm việc số 2 của kiểm toán viên Công ty Kiểm toán ASNAF Việt Nam Tên khách hàng Niên độ kế toán Khoản mục Bước công việc : Công ty ABC : 01/01/2006-31/12/2006 : Hàng tồn kho : Phân tích Tham chiếu : Người thực hiện : NVL Ngày thực hiện: 30/01/2007 + So sánh giá trị hàng tồn kho với niên độ kế toán trước và kế hoạch hoặc định mức dự trữ Hàng tồn kho của khách hàng qua 3 năm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 4434572534 5243232615 569272220 Năm 2005 so với 2004 Năm 2006 so với năm 2005 +/- % +/- % 808660081 18.23 -4673960395 -89.14 + So sánh vòng quay hàng tồn kho qua năm 2006 , tìm ra những biến động lớn, bất thường và giải thích nguyên nhân. Tỷ lệ quay vòng hàng tồn kho năm 2006 = 569272220 = 0.196 2906252418 Số dư hàng tồn kho bình quân = 5243232615 + 569272220 = 2906252418 2 Tỷ lệ quay vòng hàng tồn kho năm 2005 = 5243232615 = 0.1176 4838902575 người kiểm tra: ngày thực hiện: Kiểm toán viên đã luôn bám sát chương trình kiểm toán đã đề ra và thực hiện theo chương trình đó nên thủ tục phân tích này cũng cố định đối với khoản mục hàng tồn kho. Theo em kiểm toán viên chỉ cần thực hiện các bước phân tích như trên là được vì công việc phân tích này nhằm cho thấy những biến động so với kỳ trước, năm trước xem có sự biến động lớn không để bổ trợ cho việc kiểm tra chi tiết. c. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết Kiểm toán viên thực hiện chọn mẫu để kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ mua hàng,nhập kho, xuất kho, sản xuất. Công việc chọn mẫu được tiến hành căn cứ vào khối lượng, qui mô của các tài khoản hàng tồn kho được đánh giá trong phần lập kế hoạch phải đảm bảo về số lượng, chất lượng và mang tính đại diện cho toàn bộ nghiệp vụ. Sau khi chọn kiểm toán viên đối chiếu, kiểm tra chi tiết với các chứng từ có liên quan và các bước công việc kiểm tra chi tiết được kiểm toán viên thực hiện trên giấy tờ làm việc. Giấy tờ làm việc số 3 của kiểm toán viên Công ty Kiểm toán ASNAF Việt Nam Tên khách hàng Niên độ kế toán Khoản mục Bước công việc : Công ty ABC : 01/01/2006-31/12/2006 : Hàng tồn kho : Kiểm tra chi tiết Tham chiếu Người thực hiện : NVL Ngày thực hiện: 30/01/2007 số liệu lấy từ Bảng cân đối kế toán: Tài sản Mã số số dư cuối kỳ số dư đầu kỳ IV hàng tồn kho 140 569272220 5243232615 1. hàng tồn kho 141 569272220 5243232615 số liệu lấy từ Bảng cân đối số phát sinh Mã TK Tên TK Số dư đầu kỳ Phát sinh số dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có 152 Nguyên liệu, vật liệu 223579184 6541994793 6593480803 172093174 153 Công cụ, dụng cụ 109968822 109968822 154 Chi phí SXKD dở dang 5019653431 8674918030 13297392415 397179046 Cộng 5243232615 15326881645 20000842040 569272220 α : đã thực hiện các công việc đối chiếu số dư của từng loại mặt hàng trên sổ kế toán chi tiết, đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp, báo cáo tài chính, bảng cân đối số phát sinh. người kiểm tra: ngày thực hiện: Giấy tờ làm việc số 4 của kiểm toán viên Công ty Kiểm toán ASNAF Việt Nam Tên khách hàng Niên độ kế toán Khoản mục Bước công việc : Công ty ABC : 01/01/2006-31/12/2006 : Nghiệp vụ nhập kho : Kiểm tra chi tiết Tham chiếu : Người thực hiện : NVL Ngày thực hiện: 30/01/2007 - Phiếu nhâp 170 ngày 17/03/06 nhập thép tấm NợTK "152" 6796755 } OK: đối chiếu hoá đơn số 18173ngày 17/03/06, đầy đủ chữ ký Có TK "331" 6796755 - Phiếu nhập số 201 ngày 06/07/06 nhập xi măng PC30 NợTK "152" 17515306,96 } OK: đối chiếu hoá đơn số 0096558 ngày 06/07/06 đầy đủ chữ ký Có TK "331" 17515306,96 - Phiếu nhập số 256 ngày 15/09/06 nhập gạch men sứ 20X15cm NợTK "152" 1683204 } OK: đối chiếu hoá đơn số 35742 ngày 15/09/06 đầy đủ chữ ký Có TK "331" 1683204 Người kiểm tra: Ngày thực hiện: Giấy tờ làm việc số 5 của kiểm toán viên Công ty Kiểm toán ASNAF Việt Nam Tên khách hàng Niên độ kế toán Khoản mục Bước công việc : Công ty ABC : 01/01/2006-31/12/2006 : Nghiệp vụ xuất kho : Kiểm tra chi tiết Tham chiếu Người thực hiện : NVL Ngày thực hiện: 30/01/2007 - Phiếu xuất số 147 ngày 17/03/06 xuất thép tấm NợTK "621" 6796755 } OK: phiếu xuất có đầy đủ chữ ký Có TK "152" 6796755 - Phiếu xuất số 158 ngày 06/07/06 xuất thép tấm NợTK "621" 17515306,96 } OK: phiếu xuất có đầy đủ chữ ký Có TK "152" 17515306,96 - Phiếu xuất số 173 ngày 15/09/06 xuất thép tấm NợTK "621" 1683204 } OK: phiếu xuất có đầy đủ chữ ký Có TK "152" 1683204 Người kiểm tra: Ngày thực hiện: Giấy tờ làm việc số 6 của kiểm toán viên Công ty Kiểm toán ASNAF Việt Nam Tên khách hàng Niên độ kế toán Khoản mục Bước công việc : Công ty ABC : 01/01/2006-31/12/2006 : Tài khoản 154 : Kiểm tra chi tiết Tham chiếu Người thực hiện : NVL Ngày thực hiện: 30/01/2007 Số dư nợ 4761065112 Số dư có 4261065112 Sổ tổng hợp chữ T của tài khoản 621 Tài khoản đối ứng Nợ Có 1521 2896619511 1523 2226311284 1524 1570550008 154 6593480803 * Cộng phát sinh 6593480803 * tham chiếu tài khoản 152 Người kiểm tra: Ngày thực hiện: 2.3.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán Trưởng nhóm kiểm toán tập hợp các bút toán điều chỉnh. Với khoản mục hàng tồn kho có duy nhất bút toán điều chỉnh, ảnh hưởng tới số dư cuối kỳ TK "152" và TK "153" và TK "154" trên bảng cân đối kế toán, không ảnh hưởng tới báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Sau cuộc kiểm toán, dựa trên các bằng chứng thu thập, công ty sẽ phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý bằng tiếng Anh hay tiếng Việt tuỳ theo yêu cầu của khách hàng. Nhóm kiểm toán viên cũng xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán và nhận thấy không có yếu tố náo ảnh hưởng đáng kể tới tình hình tài chính của khách hàng. Công ty đã tiến hành đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán 1. Cuộc kiểm toán được tiến hành đánh giá đúng thời gian và tiến độ 2. Cuộc kiểm toán đã được thực hiện đúng trình tự, chương trình kiểm toán được xây dựng phù hợp đảm bảo cho kết luận cuối cùng trong Báo cáo kiêm toán. 3. Nhóm kiểm toán viên đã làm việc tích cực, hiệu quả. CHƯƠNG III - NHẬN XÉT VÀ MỘT VÀI KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH THỰC HIỆN BỞI CÔNG TY KIỂM TOÁN ASNAF VIỆT NAM 3.1 - VẤN ĐỀ KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH THỰC HIỆN BỞI CÔNG TY KIỂMTOÁN ASNAF VIỆT NAM Hàng tồn kho là những tài sản của doanh nghiệp, hàng tồn kho thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và nó có vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó liên quan đên nhiều chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Hàng tồn kho rất đa dạng, phong phú. Việc quản lý tài sản hiệu quả luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu của một doanh nghiệp. Trong khi đó, tổ chức công tác hạch toán kế toán hàng tồn kho lại luôn gặp phải những vấn đề khó khăn, dễ sai phạm. Công ty Kiểm toán ASNAF Việt Nam thực hiện kiểm toán chu trình hàng tồn kho cho khách hàng không chỉ là tìm ra các sai phạm của khách hàng trong hạch toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan tới hàng tồn kho mà còn nhằm giúp khách hàng hoàn thiện công tác kế toán và quản lý tài sản một cách chặt chẽ, hiệu quả hơn. Nhưng công việc thực hiện kiểm toán thì không tránh khỏi rủi ro, đặc biệt đối với chu trình hàng tồn kho tương đối phưc tạp. Cuộc kiểm toán tiến hành trong thời gian ngắn trong khi số lượng nghiệp vụ phát sinh trong năm thì rất nhiều. Công ty luôn thực hiện kiểm toán hàng tồn kho bởi kiểm toán viên nhiều kinh nghiệm có nhiều hiểu biết về lĩnh vực sản xuất kinh doanh của khách hàng. Và về đặc điểm của loại hàng tồn kho của khách hàng. Vấn đề quan tâm của công ty là thu hút khách hàng, để làm được điều đó thì uy tín và chất lượng kiểm toán được ban lãnh đạo của công ty đặt lên hàng đầu. Việc xây dựng chương trình và thực hiện chương trình cho khoản mục hàng tồn kho cũng như khoản mục khác được công ty chú trọng, do khoản mục hàng tồn kho nhiều và dễ xảy ra sai phạm mà nghiệp vụ phát sinh lại nhiều trong niên độ kế toán. Nên công việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng là bước quan trọng nhất. Đó là cơ sở để quyết đinh thủ tục kiểm tra chi tiết 3.2 - ƯU ĐIỂM 3.2.1 VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ Để tiến hành một cuộc kiểm toán thì công việc của kiểm toán viên là phải thu thập bằng chứng và đánh giá các bằng chứng đó so với báo cáo tài chính thì chấp nhận phù hợp trên những khía cạnh nào so với chế độ và chuẩn mực chung. Tất cả công việc kiểm toán của kiểm toán viên đều được lưu lại trên hồ sơ kiểm toán của công ty và việc lưu trữ chứng từ cũng đã nổi lên được các bước công việc và qui trình làm việc của kiểm toán viên khi kiểm toán khách hàng. Hồ sơ giấy tờ làm việc được sắp xếp logic dễ kiểm tra đối chiếu, khi tiến hành kiểm tra lại hồ sơ giúp cho người xem biết được kiểm toán viên đã làm công việc gì trên giấy tờ làm việc. Và căn cứ để đưa ra ý kiến công việc này rất thuận lợi cho công việc kiểm toán khách hàng trong những năm tiếp theo vì những khách hàng cũ của công ty qua những lần kiểm toán trước đều lưu lại những điểm cần lưu ý và giúp cho kiểm toán viên kiểm toán lần sau giảm thiểu công việc. Để đưa chất lượng kiểm toán thì Công ty Kiểm toán ASNAF Việt Nam đã thực hiện phân công phân nhiệm rõ ràng theo vai trò và trình độ của kiểm toán viên trong những cuộc kiểm toán khách hàng cũ thì công ty luôn để những kiểm toán viên đã kiểm toán cũ làm việc thường là nhóm cũ, trong trường hợp nếu có việc bận thì chủ nhiệm kiểm toán vẫn phải kiêm cuộc kiểm toán hoặc nhóm trưởng lần trước đã kiểm toán. Công việc kiểm toán khách hàng đối với Công ty Kiểm toán ASNAF Việt Nam đã thực hiện phân công theo nhóm va trong nhóm thực hiện công việc hỗ trợ phối hợp cho nhau để hoàn thành công việc. 3.2.2. SỰ PHỐI HỢP TRONG KIỂM TOÁN CÁC CHU TRÌNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Công việc kiểm toán tài chính là việc kiểm tra các bảng khai tài chính và để làm được điều đó với chi phí thấp và tiêt kiệm nhất thì kiểm toán viên phải cần có sự phối hợp các chu trình trong kiểm toán báo cáo tài chính. Các bảng khai tài chính được phân chia theo chu trình và được căn cứ vào mối liên hệ chặt chẽ giữa các khoản mục, quá trình cấu thành, các yếu tố trong một chu trình chung của hoạt động tài chính. Giữa các chu trình cũng có quan hệ với nhau. Nếu kiểm toán viên không phối hợp thì không thể nhìn nhận được các sai phạm trong môi quan hệ đó. Do vậy khi tiến hành kiểm toán phaie có sự phân công, phối hợp thực để không bị trùng lắp công việc và đẫn đến không hiệu quả. Ở Công ty kiểm toán ASNAF Việt Nam, chủ nhiệm kiểm toán và trưởng nhóm kiểm toán luôn sắp xếp công việc sao cho sự phối hợp thực hiện giữa các khoản mục, giữa các phần hành hiệu quả nhất. Đặc biệt là kiểm toán hàng tồn kho có liên quan với các chu trình mua hàng - thanh toán, kiểm toán chi phí, kiểm toán báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi thực hiện các công việc, kiểm toán viên cần tận dụng kết quả công việc đã thực hiện ở các phần hành khác. Phải có sự phối hợp thù việc hoàn thành khối lượng công việc mới tiết kiệm thời gian được và lai đảm bảo hiệu quả. 3.2.3. VẤN ĐỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán: Công ty kiểm toán ASNAF Việt Nam trước khi thực hiện bất kỳ cuộc kiểm toán nào cũng đều lập kế hoạch kiểm toán chung cho toán bộ cuộc kiểm toán cũng như từng phần hành cụ thể, các bước xây dựng trong giai đoạn này khá bài bản. Thường thì công ty đã có những mẫu chung và sửa đổi cho phu hợp với từng khách hàng, với từng nội dung từng khoản mục. Kiểm toán viên thu thập các thông tin cơ sở cơ bản liên quan đến khách hàng, tìm hiểu về hàng tồn kho cách hạch toán hàng tồn kho và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng từ đó đánh giá tính trọng yếu và rủi ro để thiết lập chương trình kiểm toán cụ thể cho khách hàng để công việc kiểm toán thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng hiệu quả. Công ty cũng đã có mô hình chung để thiết lập mức trọng yếu tổng thể. Thông thường với dự án mức trọng yếu thường tính trên % tổng chi phí phát sinh năm tài chính, với doanh nghiệp sản xuất và thương mại, mức trọng yếu lại được tính trên % doanh thu hay lợi nhuận trước thuế. Mức sai phạm tối đa trong tổng thể tính bằng 50% mức trọng yếu tổng thể. Mô hình này áp dụng trong thực hiện kiểm toán ở tât cả các khách hàng của Công ty kiểm toán ASNAF Việt Nam. Các nghiệp vụ trọng yếu cũng được xác định và mức trọng yếu được phân bổ cho từng khoản mục. Công việc kiểm toán hàng tồn kho được thực hiện với số lượng nhiều và phức tạp nên việc chuẩn bị kiểm toán phải được thực hiện tốt. Đây là giai đoạn đầu tiên nhưng lại đóng vai trò quan trọng, chi phối chất lượng và hiệu quả cuộc kiểm toán. Sản phẩm của giai đoạn này là chương trình kiểm toán hàng tồn kho, đó là căn cứ để tiến hành các bước công việc tiếp theo ở mức chi phí hợp lý mà vẫn đảm bảo mục đích mong muốn. Kế hoạch kiểm toán được lập đầy đủ và chu đáo là một trong những yếu tố hàng đầu đưa tới sự thành công của cuộc kiểm toán cũng như uy tín của Công ty kiểm toán ASNAF Việt Nam tuy thời gian hoạt động chưa phải là lâu dài nhưng nhờ sự câp nhật và sự chịu khó học hỏi kinh nghiệm, chương trình kiểm toán chung được xây dựng phù hợp và được cập nhật thường xuyên để đi tới hoàn thiện. Giai đoạn thực hiện kiểm toán: Hàng tồn kho là một khoản mục trọng yếu trên Báo cáo tài chính vì vây Công ty kiểm toán ASNAF Việt Nam đã chú trọng trong việc thực hiện kiểm toán khoản mục này và thường được thực hiện bởi kiểm toán viên giàu kinh nghiệm với thái độ thận trọng đích đáng, dựa trên kế hoạch đã lập và chương trình kiểm toán. Công ty kiểm toán ASNAF Việt Nam phối hợp thực hiện giữa kiểm toán các chu trình khác nhau, công việc thực hiện không bị trùng lặp, đảm bảo hiệu quả. Căn cứ vào chương trình kiểm toán hàng tồn kho đã xây dựng. Kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm soát bổ sung và đó là cơ sở để xác định số lượng các thủ tục cơ bản cần tiến hành để rủi ro kiểm toán ở mức mong muốn. Về thủ tục phân tích: Kiểm toán viên thực hiện thủ tục này để tìm hiểu xu hướng biến đông chung và các quan hệ kinh tế của hàng tồn kho, kiểm toán viên thường so sánh số dư cuối kỳ từng tài khoản hay so sánh tỷ lệ quay vòng hàng tồn kho với cùng thời điểm các năm trước. Rồi tìm hiểu nguyên nhân của sự biến động bất thường Về kiểm kê hàng tồn kho: Qui trình kiểm kê là công việc do khách hàng vì thể công việc của kiểm toán viên là quan sát kiểm kê theo trình tự đã vạch trong kế hoạch, công việc kiểm kê được thực hiện chặt chẽ, kiểm toán viên quan sát để lấy kết quả kiểm kê và ghi chép lại làm bằng chứng kiểm cho công việc kiểm toán hàng tồn kho. Trong quá trình quan sát khi kiểm kê kiểm toán viên quan sát phát hiện ra những vấn đề nghi vấn, không hợp lý, hàng hoá thuộc sở hữu của doanh nghiệp có dấu hiệu riêng đảm bảo không, hàng tồn kho có bị hỏng không.. Về thủ tục kiểm tra chi tiết: Kiểm toán viên thực hiện với số lượng hợp lý với từng khách hàng, dựa trên kế hoạch hay bám sát chương trình kiểm toán đã xây dựng hướng tới mục tiêu kiểm toán đã xây dựng cho từng nghiệp vụ trọng yếu được xác định. Công ty kiểm toán ASNAF Việt Nam chủ yếu hướng tới mục tiêu tính hiện hữu phát sinh và tính giá đúng của hàng tồn kho. Chủ nhiêm kiểm toán theo dõi, kiểm tra thường xuyên để phát hiện những vấn đề chưa hợp lý và những vấn đề cần bổ sung. Giai đoạn kết thúc kiểm toán: Chủ nhiệm kiểm toán tiến hành rà soát, đánh giá lại các bằng chứng kiểm toán đã thu thập cũng như xem xét tới sự ảnh hưởng của các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán tới tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu thấy cần thiết kiểm toán viên phải thực hiện một số các thủ tục kiểm tra bổ sung nhằm khẳng định tính chính xác và mức độ tin cậy của các bằng chứng kiểm toán thu thập được. Sau đó đưa ra kết luận kiểm toán, trao đổi và thống nhất với khách hàng về kết quả kiểm toán cuối cùng là lập báo cáo kiểm toán phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý. Nội dung báo cáo kiểm toán được lập rõ ràng, có cam kết của Ban giám đốc công ty tiến hành kiểm toán, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sau kiểm toán cùng với các thuyết minh, phụ lục bổ sung. Mọi ý kiến đưa ra trên báo cáo đều dựa trên các bằng chứng kiểm toán thu thập được. Đặc biệt, hiệu quả thực hiện cuộc kiểm toán cũng như sự làm việc của từng cá nhân được đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện trong các cuộc kiểm toán lần sau. 3.3. NHỮNG ĐIỂM CÒN HẠN CHẾ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH THỰC HIỆN BỞI CÔNG TY KIỂM TOÁN ASNAF VIỆT NAM 3.3.1. VỀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN VÀ TÌM HIỂU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ Ở Công ty kiểm toán ASNAF Việt Nam công việc chuẩn bị kiểm toán và tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ phụ thuộc vào khách hàng tiềm năng hay khách hàng cũ. Nếu như là khách hàng cũ thì thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ được lưu lại trong hồ sơ kiểm toán của năm trước và công ty sẽ mất ít thời gian hơn trong việc tìm hiểu khách hàng. Kiểm toán viên chỉ thu thập thông tin bổ sung thông qua phỏng vấn với ban giám đốc và nhân viên. Nhưng thực ra việc căn cứ vào các thông tin từ hồ sơ kiểm toán năm trước cũng không thể tuyệt đối được mà công ty phải có những ngoại trừ khi những thông tin cũ không còn hiệu lực nữa, hay có còn nhưng không phù hợp nữa. Mà kiểm toán viên cần phỏng vấn và thu thập thêm các thông tin từ khách hàng công việc này cũng mất khá nhiều thời gian nhưng không thể bỏ qua. mà Công ty kiểm toán ASNAF Việt Nam chỉ có thể phỏng vấn thêm những thông tin cần thiết. Còn đối với những khách hàng mới bắt đầu kiểm toán lần đầu thì giai đoạn này mất khá nhiều thời gian vì nó góp phần quyết định chất lượng kiểm toán và thành công của cuộc kiểm toán. Nếu tìm hiểu kỹ thì giúp kiểm toán viên có được dự tính về thời gian và công việc kiểm toán hợp lí và chương trình kiểm toán được xây dựng chặt chẽ hơn vì có sự phân tích kỹ càng. Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty kiểm toán ASNAF Việt Nam thường sử dụng là phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ. Việc sử dụng bảng câu hỏi này không những cung cấp cho kiểm toán viên sự hiểu biết và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ giúp kiểm toán viên đánh giá tổng quát về quá trình hoạt động và trình tự làm việc của khách hàng về các nghiệp vụ kế toán của khách hàng. Hệ thống câu hỏi trong bảng phỏng vấn của công ty được gửi cho khách hàng và đề nghị khách hàng tự điền câu trả lời sau đó kiểm toán viên sẽ tiến hành kiểm tra lại để khẳng định sự đúng đắn và phù hợp của các câu trả lời. Trong trường hợp ngược lại, kiểm toán viên có thể sử dụng các thủ tục kiểm toán linh hoạt để thu thập thông tin. Căn cứ để lập: + Kinh nghiệm trong các cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán của khách hàng đang lưu lại tại công ty kiểm toán. + Việc quan sát hệ thống kho, qui trình công nghệ, quá trình xử lý nghiệp vụ. + Việc kiểm tra và xem xét các tài liệu, các thông tin liên quan đến hàng tồn kho do hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ cung cấp. Vì vậy Công ty kiểm toán ASNAF Việt Nam nên sự dụng thêm bảng tường thuật: Là sự mô tả bằng văn bản về cơ cấu kiểm soát nội bộ của khách hàng. Nó cung cấp cho kiểm toán viên có thêm hiểu biết đầy đủ hơn về hệ thống kiểm soát nội bộ đặc biệt là sự phân tích về cơ cấu kiểm soát rất có hiệu quả đối với những khách hàng có cơ cấu kiểm soát nội bộ đơn giản. Kiểm toán viên sử dụng lưu đồ: Là sự mô tả bằng các ký hiệu và biểu đồ các chứng từ, tài liệu cùng quá trình vận động của chúng. Lưu đồ rất hiệu quả và áp dụng đối với các khách hàng lớn vì nó mang lại cái nhìn tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ. Do ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp là khác nhau nên khi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ với hàng tồn kho, kiểm toán viên dựa trên kịnh nghiệm của mình mà sẽ kết hợp việc sử dụng bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ, lưu đồ, bảng tường thuật để đạt được sự hiểu biết tốt nhất, một hình ảnh rõ nét nhất về hệ thống kiểm soát nội bộ. 3.3.2. VIỆC PHÂN BỔ MỨC TRỌNG YẾU Việc phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục phụ thuộc vào tính xét đoán của kiểm toán viên, việc thực hiện thủ tục kiểm toán để đạt được kết quả phân bổ cũng tính đến chi phí về thời gian kiểm toán. Vì vậy, việc phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục rất quan trọng, là cơ sở xác định số lượng công việc phải thực hiện vửa đảm bảo hiệu quả về mặt thời gian, chi phí mà vẫn đạt được chất lượng công việc. Khi thưc hiện công việc này kiểm toán viên cần chú ý cả về mặt định tính và định lượng. 3.3.3. VỀ ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH Kiểm toán chu trình hàng tồn kho là một công việc phức tạp chứa đựng nhiều sai sót và gian lận rất khó phát hiện, kiểm toán viên nên sử dụng nhiêu các thủ tục phân tích như là số lượng dự trữ hàng tồn kho trên diện tích các rộng, so sánh với xu hướng chung của cả ngành sản xuất kinh doanh đó trong nhiều năm, hay dựa vào các thông tin phi tài chính, đánh giá và ước lượng mức ảnh hưởng của các thông tin phi tài chính. Nhưng ở đây kiểm toán viên chỉ thường xuyên sử dụng đối chiếu số dư cuối kỳ từng khoản mục với số dư cuối năm trước mà chưa so với nhiều năm hay với xu hướng chung của cả ngành. Số dư cuối kỳ là số liệu tại một thời điểm duy nhất, việc so sánh như thế chỉ mang tính chất tương đối. Thực tế, có những doanh nghiệp mà hàng tồn kho năm nay lớn hơn nhiều so với năm trước nhưng lại không phải sự bất thường. Nhưng lại cũng có những doanh nghiệp mà không thấy sự biến động tại thời điểm cuối kỳ nhưng thực tế lại là bất thường. Nếu kiểm toán viên chỉ đơn thuần sử dụng thủ tục phân tích như vậy thì sẽ không hiệu quả. 3.3.4. THỰC HIỆN THỦ TỤC KIỂM KÊ Trong mỗi doanh nghiệp khoản mục hàng tồn kho là lớn, đa dạng, nhiều chủng loại khác nhau công việc kiểm kê hàng tồn kho tại một thời điểm gặp nhiều khó khăn vì hàng tồn kho của doanh nghiệp luôn luôn thay đổi. Kiểm toán viên không thể tiến hành kiểm kê hay tham gia kiểm kê tất cả số vật tư, hàng hoá của khách hàng mà phải dựa vào kết quả kiểm kê của khách hàng hoặc tham gia kiêm kê chọn mẫu. Công việc chọn mẫu kiểm kê với Công ty kiểm toán ASNAF Việt Nam chưa có sự xác định cụ thể mà tuỳ thuộc vào mỗi kiểm toán viên, chọn mẫu ngẫu nhiên không theo qui tắc nào để kiểm kê. Số hàng kiểm kê được càng nhiều thì kết quả kiểm kê càng đảm bảo nhưng thời gian và chi phí thực hiện kiểm toán sẽ càng cao. Thông thường, việc kiểm kê được tiến hành trước thời điểm thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên mới chỉ tìm hiểu các thông tin chung về khách hàng mà chưa thực hiện các thủ tục cơ bản nên kiểm toán viên cũng chưa xác định các điểm trọng yếu cần chú ý khi kiểm kê. Để đạt được kết quả tốt nhất trong kiểm kê thì công ty kiểm toán nên tiến hành kiểm kê trược khi kiểm toán, kiểm toán viên cần tìm hiểu kỹ hơn về các loại vật tư, hàng hoá của doanh nghiệp. Để mẫu được chọn kiểm kê sẽ bao quát hơn về hàng tồn kho cuối kỳ, bằng chứng thu được từ kiểm kê do đó đáng tin cậy hơn. Bên cạnh đó, công ty nên sử dụng thủ tục gửi thư xác nhận đối với một số vật tư, hàng hoá để xác nhận quyền sở hữu của khách hàng vì tính hiện hữu là một trong mục tiêu kiểm toán chủ yếu trong kiểm toán chu trình hàng tồn kho. 2.3.5. SỬ DỤNG CHUYÊN GIA TRONG ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ HÀNG TỒN KHO Hàng tồn kho nhiều chủng loại trong đó có những loại có những tính năng đặc biệt mà phải có chuyên gia trong lĩnh vực đó mà không phải kiểm toán viên nào cũng có đủ kinh nghiệm để xác định được, giá trị, tính năng hiện tại của các loại hàng tồn kho. Nhưng trong kiểm toán hàng tồn kho việc kiêm kê xác đinh giá trị, tính năng của hàng tồn kho là không thể thiếu. Vì vây, ngoài việc xác định về số lượng còn cần phải xác định cả về chất lượng, tình trạng thực tế của hàng tồn kho, đặc biệt là đối với những mặt hàng kỹ thuật cao hay những mặt hàng nhanh chóng giảm giá trị trên thị trường khi có mẫu mã với tính năng riêng biệt. Mà việc quan sát bên ngoài không thể phân biệt hay nhận biết được tính năng của hàng tồn kho. Việc kiểm toán viên kiểm tra định giá hàng tồn kho nhiều khi lại không thuộc chuyên môn của mình mà lại phải nhờ tới chuyên gia về lĩnh vực đó để xác định giá trị của chúng. Để đáp ứng việc đánh giá hàng tồn kho chính xác thì các công ty đã thuê các chuyên gia trong các lĩnh vực đó để hỗ trợ cho kiểm toán viên đánh giá hàng tồn kho. Công việc thuê chuyên gia đôi khi bị phụ thuộc có thể dẫn đến chi phí cáo không ổn định. Vì vậy công ty nên tuyển những chuyên gia trong các lĩnh vực thông dụng để làm việc cho công ty thì thuận lợi và chủ động cho công việc kiểm toán cho khách hàng và công ty lại kiểm soát được tính độc lập của các chuyên gia đó. 3.3.6. Ý KIẾN KHÁC Thực tế trong việc kiểm toán chu trình hàng tồn kho rất quan trọng nhưng công ty có thể rút ngắn công việc tuy không ảnh hưởng đến công việc kiểm toán hàng tồn kho là được. Ví dụ như việc kiểm tra chi tiết số dư và việc kiểm tra soát xét việc đầy đủ chữ ký của các bên liên quan đối với công việc nhập kho nguyên vật liệu thì công ty kiểm toán có thể kiểm toán theo cách kiểm tra hết những gì liên quan trên chứng từ luôn để đỡ phải mất công kiểm tra lại tất nhiên việc làm như thế thì cũng có bất cập là công việc ghi chép các mục tiêu và các sai pham không được tập trung và qui cũ trên giấy tờ làm việc, nhưng công ty kiểm toán có thể cân nhắc việc này đối với những khách hàng có số lượng chứng từ lớn và công việc lưu trữ khó tìm. KẾT LUẬN Trong cơ chế thị trường như ngày nay thì các thành phần kinh tế ở Việt Nam đang trong giai đoạn đầu chuyển sang cơ chế thị trường tự do cạnh tranh nhưng có sự điều tiết của nhà nước. Tuy nhiên, sự điều tiết của nhà nươc không còn như trước nữa vì sau khi ra nhâp tổ chức thương mại thế giới (WTO) Việt Nam phải tuân thủ luật lệ của tổ chức và việc bảo hộ cho các doanh nghiệp đang được xoá bỏ dần và các doanh nghiệp tự do cạnh tranh. Vì vậy sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp là hoàn toàn độc lập và tự chủ. Để làm được điều đó thì các doanh nghiệp phải làm rất nhiều việc kể từ lãnh đạo doanh nghiệp phải có chiến lược khả thi, nhân viên phải có chất lượng, và phải thu hút được vốn để hoạt động và phải thu hút được khách hàng vì đó là nguồn thu của doanh nghiệp mà việc làm đầu tiên là các doanh nghiệp phải lành mạnh và công khai tài chính vì có rất nhiều đối tượng cần quan tâm đến lĩnh vực hoạt động và tiềm năng của công ty. Việc công khai tài chính đó lại cần đến các công ty kiểm toán. Các công ty kiểm toán tạo niềm tin của những người quan tâm đến thông tin tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì không những việc các công ty kiểm toán thành lập và hoạt động là một nhu cầu khách quan của xã hội và các công ty kiểm toán cũng cần có các doanh nghiệp vì đó là khách hàng của công ty kiểm toán. Công ty kiểm toán ASNAF Việt Nam được thành lập từ năm 2003 là công ty kiểm toán của Việt Nam Công ty đã thu hút được nhiều khách hàng và nhân viên có trình độ nghiệp vụ giỏi để phục vụ cho công việc. Đảm bảo chất lượng cho các cuộc kiểm toán điều đó được chứng minh qua danh sách khách hàng của công ty không ngừng tăng trong ba năm qua. Công ty kiểm toán ASNAF Việt Nam thực sự là một môi trường tốt hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán. Trong thời gian thực tập tại công ty nhờ sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các anh chi trong công ty đã giúp em hiểu biết hơn rất nhiều về thực tế của công việc kiểm toán tại khách hàng. Do Công ty kiểm toán ASNAF Việt Nam là công ty kiểm toán độc lập nên công việc kiểm toán dựa trên uy tín của công ty và sự tin tưởng của khách hàng vì vây công ty kết hợp rất hài hoà giữa lợi ích của công ty và của khách hàng để có được một báo cáo kiểm toán tốt nhất cho khách hàng và những người quan tâm đến thông tin tài chính và đảm bảo chất lượng, uy tín của công ty. Qua thời gian thưc tập thực tế chuyên ngành tại Công ty kiểm toán ASNAF Việt Nam em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức thực tế và kinh nghiệm thực tế trong kiểm toán. Do bị hạn chế về thời gian thực tập và thực tế tại nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót em rất mong được sự chỉ dẫn nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn để em hoàn thiện chuyên đề thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong công ty và cô giáo hướng dẫn đã giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này ! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 - Giáo trình " Lý thuyết kiểm toán " §HKTQD, Nhµ xuÊt b¶n tµi chÝnh 1/2005 2 - Giáo trình " Kiểm toán tài chính " §HKTQD, Nhµ xuÊt b¶n tµi chÝnh 2006. 3 - Giáo trình " Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp" 4. KiÓm to¸n Lý thuyÕt vµ thùc hµnh - John dunn. 5. KiÓm to¸n. ALVIN A.ARENS vµ JAMES KLOEBBECKE 6- Hệ thống chuẩn mực kiểm Việt Nam đợt 1, đợt 2, đợt 3, đợt 4, đợt 5, đợt 6 7- Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam 8- Quyết đinh 15 9. LuËn v¨n tèt nghiÖp MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7303.doc
Tài liệu liên quan