KẾT LUẬN
Qua bước đầu khảo sát, kiến thức, thái độ,
hành vi về bệnh sởi của 247 thân nhân trẻ bệnh
sởi nhập Khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 2
chúng tôi xác định được tỉ lệ kiến thức đúng là
5,3%, thái độ đúng là 17,8% và hành vi đúng là
10,1%.
KIẾN NGHỊ
Cần đẩy mạnh công tác truyền thông giáo
dục sức khỏe, nâng cao chất lượng tiêm chủng
để người dân nhận thức tốt hơn về những giá trị
sức khỏe, kinh tế mà tiêm chủng mang lại.
Gấp rút xây dựng chương trình truyền thông
hiệu quả, đề ra những biện pháp giúp người dân
biết được phải làm gì để phòng bệnh sởi, nhận
biết được các triệu chứng của nó giúp ngăn chặn
sự bùng phát của bệnh góp phần giúp đất nước
Việt Nam tiến tới hoàn thành mục tiêu loại trừ
bệnh sởi vào năm gần nhất có thể được.
Sẽ có những nghiên cứu sâu hơn về vi rút
học nhằm phát hiện và tìm kiếm nguyên nhân vì
sao nhiều trẻ đã tiêm chủng vaccin sởi lại mắc
bệnh sởi.
HẠN CHẾ:
Chưa có phân tích mối liên quan giữa kiến
thức với độ tuổi, trình độ.
Khâu xử lý số liệu chúng tôi thiếu kiểm tra
tính phù hợp và tính hoàn tất, do đó có vài mục
bị thiếu thông tin.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức phòng ngừa bệnh sởi của thân nhân tại khoa nhiễm bệnh viện Nhi đồng 2 từ tháng 11/2009 đến tháng 4/2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 182
KIẾN THỨC PHÒNG NGỪA BỆNH SỞI CỦA THÂN NHÂN
TẠI KHOA NHIỄM BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
TỪ THÁNG 11/2009 ĐẾN THÁNG 4/2010
Đinh Thị Diễm Thúy*, Nguyễn Thị Nhị Hà*, Trương Thị Thu Vân*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ thân nhân có kiến thức, thái độ, hành vi đúng về chăm sóc trẻ bệnh sởi.
Phương pháp: Phương pháp cắt ngang mô tả trên 247 thân nhân có con bệnh sởi nhập vào khoa nhiễm tại
Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 13/11/2009 đến 26/4/2010.
Kết quả: Tỉ lệ thân nhân có kiến thức đúng là 5,3%, thái độ đúng là 17,8%, hành vi đúng là 10,1%.
Kết luận: Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng tỷ lệ thân nhân có kiến thức, thái độ, hành vi
đúng về bệnh sởi còn quá ít, đặc biệt là các thân nhân còn chưa nhận biết được các triệu chứng cũng như cách
phòng ngừa bệnh sởi từ đây dễ dàng làm cho bệnh sởi lan nhanh, làm cho dịch bệnh ngày càng lan rộng.
Từ khóa: bệnh sởi.
ABSTRACT
KNOWLEDGE OF MEASLES PREVENTION OF PATIENTS’ CARE-GIVERS IN THE INFECTIOUS
DISEASE DEPARTMENT AT THE CHILDREN’S HOSPITAL 2 IN THE PERIOD
FROM NOVEMBER, 2009 TO APRIL, 2010
Dinh Thi Diem Thuy, Nguyen Thi Nhi Ha, Truong Thi Thu Van
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 4 - 2010: 183 - 188
Objective: Identifying the proportion of patients’ care-givers who have the right knowledges, attitudes,
behaviors of caring measles patients.
Methods: Descriptive cross-sectional study on the 247 patients’ care-givers who have measles-contracted
childen in the Infectious Disease Department in the period from 15h November,2009 to 26th April, 2010.
Results: The proportions of patients who have right knowledges, attitudes, behaviors are 5.3%, 17.8%,
10.1%, respectively.
Conclusion: The result shows that the proportions of patients’ care-givers who have right knowledges,
attitudes, behaviors of caring measles are much less. Moreover, care-givers still don’t realize the symptoms as
well as measles prevention so that it makes it easier for measles to transmit rapidly. As a result, the endemic
spreads widely.
Key word: measles.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính
do vi rút sởi gây nên(1). Đây là bệnh có tốc độ lây
nhiễm nhanh nhất và là một trong những
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em so
với các bệnh khác trong chương trình tiêm
chủng mở rộng.
Trong lúc Việt Nam đang dự kiến loại trừ
bệnh sởi vào năm 2010(2) thì vào đầu năm 2009
bệnh sởi đã bùng phát và tăng nhanh. Tính
đến 09/02/2009 dịch sởi đã xảy ra tại 11 tỉnh
miền Bắc.
Tại khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 2 của
* Bệnh viện Nhi Đồng 2
Tác giả liên lạc: CN. Đinh Thị Diễm Thúy, ĐT: 0907146903, Email: dtdiemthuy@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 183
chúng tôi từ tháng 2/2009 đến tháng 6/2009 đã có
365 bệnh nhi được chẩn đoán là bệnh sởi nhập
viện. Bệnh lây lan qua đường hô hấp rất nhanh
và dễ phát triển thành dịch. Chính vì thế chúng
tôi đã tiến hành nghiên cứu kiến thức phòng
bệnh sởi của thân nhân để xác định tỉ lệ thân
nhân có kiến thức, thái độ, hành vi đúng về
bệnh. Qua đó, đề ra các biện pháp phù hợp các
chương trình thực tế góp phần ngăn chặn sự lây
lan bệnh sởi trong cộng đồng.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỉ lệ thân nhân trẻ mắc bệnh sởi có
kiến thức, thái độ, hành vi đúng về bệnh sởi.
Mục tiêu chuyên biệt
- Mô tả các đặc điểm dân số xã hội của thân
nhân.
- Mô tả đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi ở trẻ.
- Mô tả đặc điểm tiêm phòng vaccin sởi ở trẻ.
- Xác định tỉ lệ các thân nhân có kiến thức
đúng về bệnh sởi.
- Xác định tỉ lệ các thân nhân có thái độ đúng
về bệnh sởi.
- Xác định tỉ lệ các thân nhân có hành vi
đúng về bệnh sởi.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
Thời gian
Từ tháng 11/2009 đến hết tháng 04/2010.
Địa điểm nghiên cứu
Tại Khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu
Thân nhân bệnh nhi sởi nhập vào Khoa
Nhiễm.
Dân số chọn mẫu
Thân nhân bệnh nhi sởi nhập vào Khoa
Nhiễm từ 15/11/2009 đến 26/04/2010.
Cỡ mẫu
Lấy mẫu toàn bộ.
Kỹ thuật chọn mẫu
Thuận tiện, không xác suất.
Tiêu chí chọn vào
- Bệnh nhi phải có chẩn đoán của bác sĩ Khoa
Nhiễm là “bệnh sởi”.
- Thân nhân bệnh nhi đồng ý tham gia.
Tiêu chí loại trừ
- Các thân nhân bị câm, điếc, không thể trả
lời phỏng vấn.
- Các thân nhân không phải là người trực
tiếp nuôi bé.
Phương pháp thu thập số liệu
Quan sát tập huấn cho 2 điều dưỡng cùng
nghiên cứu cách quan sát để thân nhân bệnh nhi
không biết và phỏng vấn trực tiếp với thân nhân
tham gia nghiên cứu.
Công cụ thu thập số liệu
Sử dụng bảng câu hỏi để thu thập về kiến
thức và thái độ và bảng kiểm để thu thập về
hành vi của thân nhân bệnh nhi.
Phương pháp kiểm soát sai lệch
Huấn luyện các điều dưỡng cách hỏi và
đánh dấu câu trả lời, cách quan sát. Trình bày
bộ câu hỏi và bảng kiểm cho Hội đồng Nghiên
cứu khoa học của Bệnh viện Nhi Đồng 2 duyệt
xét trước.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 184
Phương pháp xử lý số liệu
Thống kê mô tả được phân bố qua tỉ lệ %.
Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm Epi info.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Đặc điểm dân số xã hội của thân nhân bệnh
nhi
N = 247
Đặc ñiểm của thân nhân Số trường hợp Tỉ lệ (%)
Nam 20 8,1 Giới
Nữ 227 91,9
18 – 30 129 52,24
31 – 50 113 45,74
Tuổi
> 50 05 2,02
Mù chữ 01 0,4
Tiểu học 23 9,3
Cấp 2 138 55,7
Cấp 3 và > cấp 3 84 34,1
Trình ñộ
học vấn
Không ghi nhận 01 0,4
CNV nhà nước 43 17,4
Cty tư nhân 55 22,2
Nghề tự do 148 60
Nghề
nghiệp
Không ghi nhận 01 0,4
Bố mẹ 240 97,1
Ông bà 05 2,02
Quan hệ
với bệnh
nhi Khác 2 0,8
Nhận xét: Tính từ 15/11/2009 đến 26/4/2010
có 247 trường hợp được thu thập, trong đó có 20
thân nhân là nam (8,1%) và 227 (91,9%) là nữ.
Thân nhân được phỏng vấn là bố mẹ chiếm
97,1%, kế đến là ông bà 2,02%
Tuổi của người được phỏng vấn chiếm tỉ lệ
cao nhất là từ 18 – 30 tuổi (52,24%).
Trình độ học vấn của thân nhân: cấp 2 chiếm
tỉ lệ cao nhất (55,7%).
Nghề nghiệp: nghề tự do (nội trợ, làm thuê,
làm ruộng, buôn bán) chiếm khá cao (60%), kế
đến là công ty tư nhân (22,2%) và công nhân
viên nhà nước chiếm 17,4%.
Trong gia đình có người đã bị bệnh sởi trong
khoảng 2 tuần trở lại trước nhập viện là 34
trường hợp (13,8%).
Bảng 2: Đặc điểm của trẻ bị bệnh sởi.
N = 247
Đặc ñiểm của bệnh nhi Số trường hợp Tỉ lệ (%)
Giới Nam 134 54,3
N = 247
Đặc ñiểm của bệnh nhi Số trường hợp Tỉ lệ (%)
Nữ 113 45,7
≤ 9 tháng 02 0,81
< 9 tháng - ≤ 6 tuổi 228 92,31
Tuổi
> 6 tuổi 17 6,88
TP. Hồ Chí Minh 138 55,9 Địa chỉ
Tỉnh 109 44,1
Ở nhà 118 47,8
Đi nhà trẻ 102 41,3
Đi học 26 10,5
Tình
trạng
hiện tại
Nội trú 01 0,4
Bình thường 204 82,6
Suy dinh dưỡng 36 14,6
Vấn ñề
dinh
dưỡng Béo phì 07 2,8
Nhận xét: Trong 247 trẻ bệnh sởi, có 134 nam
(54,3%) và 113 nữ (45,7%).
Tuổi của trẻ chiếm tỉ lệ cao nhất là từ > 9
tháng đến ≤ 6 tuổi là 228 trẻ (92,3%).
Tuổi nhỏ nhất là 5 tháng, thường gặp nhất là
11 tháng, tuổi trung bình là 32 tháng, tuổi lớn
nhất là 14 tuổi.
Tỉ lệ nơi cư trú giữa thành phố Hồ Chí Minh
và Tỉnh tương đối ngang nhau. Thành phố Hồ
Chí Minh là 55,9 %, tỉnh 44,1 %.
Tỉ lệ trẻ được chăm sóc ở nhà là 47,8%, đi
nhà trẻ 41,3%, đi học chỉ có 10,5%.
Trẻ đang có vấn đề suy dinh dưỡng là 36 trẻ
tỉ lệ 14,6 % và đa số là trong giới hạn bình
thường 204 trẻ (82,6 %).
Bảng 3: Đặc điểm tiêm phòng sởi
N = 247 Đặc ñiểm tiêm phòng
vaccin Số trường hợp Tỉ lệ (%)
Đã tiêm 128 52
Chưa tiêm 119 48
Trạm y tế 122 95,3 Nơi tiêm
Bệnh viện 06 4,7
Trẻ bệnh 35 29,4
Quên 31 26,1
Hết thuốc 28 23,5
Bận việc 16 13,4
Sợ tai biến, sợ
thuốc không tốt 05 4,2
Xa nhà 01 0,8
Lý do
chưa tiêm
Không quan tâm 01 0,8
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 185
Nhận xét: Trong số 247 trẻ bị bệnh sởi đã có
128 trẻ ( 52%)được tiêm phòng vaccin sởi trước
đó, 119 trẻ (48%)chưa chích với nhiều lý do.
Đa số trẻ được tiêm phòng tại trạm y tế
(95,3%), tại bệnh viện chỉ có 4,7%.
Lý do chưa chích ngừa do trẻ bị bệnh ngay
tại thời điểm chích, tỉ lệ cao nhất 29,4%, kế đến là
do cha mẹ quên (26,1%), do hết thuốc chiếm
23,5%, còn lại là do bận việc 13,4%, sợ tai biến
4,2%, xa nhà 0,8%, có 2 trẻ do chưa đến ngày
tiêm chủng.
Bảng 4: Thân nhân nghe thông tin và nguồn thông
tin
Nghe thông tin Số ca Tỉ lệ (%)
Có nghe 164 66,4
Chưa nghe 83 33,6
Tổng cộng 247 100
Tivi 98 59,8
Báo 23 14,0
Bạn bè, gia ñình, người thân 23 14,0
Mới biết khi cho bé ñi khám bệnh 14 08,5
Nguồn
thông
tin
Tờ rơi 06 03,7
Tổng cộng 164 100
Nhận xét: Thân nhân có nghe nói về sởi
chiếm 66,4%, chưa nghe chiếm 33,6%.
Tất cả các thân nhân đều không biết Việt
Nam đang dự định thanh toán bệnh sởi.
Bảng 5: Kiến thức của thân nhân bệnh nhi bị bệnh
sởi.
Đúng Sai Từng nội dung
kiến thức N Trường
hợp
Tỉ lệ
(%)
Trường
hợp
Tỉ lệ
(%)
Bệnh lây 247 170 68,8 77 31,2
Đường lây 247 161 65,2 86 34,8
Triệu chứng 247 20 8,1 227 91,9
Bệnh nguy hiểm 247 194 78,5 53 21,5
Phòng bệnh 247 5 2 242 98
Kiến thức chung 247 13 5,3 234 94,7
Nhận xét: Trong 247 thân nhân được phỏng
vấn chỉ có 13 người có kiến thức đúng chiếm
5,3% và 234 người có kiến thức sai chiếm 94,7%.
Phân tích từng câu hỏi về kiến thức thì có kết
quả như sau (bảng 5):
- Khi hỏi bệnh này có lây không thì 170
người trả lời đúng cho là có lây chiếm 68,8%, 37
người trả lời không lây và 40 người trả lời không
biết chiếm 31,2%.
- Khi hỏi về đường lây, có tới 161 người trả
lời đúng lây chủ yếu qua đường hô hấp chiếm
65,2%, còn 34,8% trả lời sai.
- Những dấu hiệu mà thân nhân cho là bé
đã mắc bệnh sởi thì chỉ có 13 người trả lời là
sốt kèm phát ban và 7 người trả lời là sốt và có
dấu hiệu viêm long. Như vậy, chỉ có 20 người
trả lời đúng.
- Có 194 thân nhân biết bệnh sởi là nguy
hiểm chiếm 78,5% và 53thân nhân lại nói là
không nguy hiểm chiếm 21,5%.
- Kiến thức về phòng ngừa sởi có 177 thân
nhân biết là phải tiêm phòng vaccin sởi trước,
nhưng để trả lời đúng và đủ chỉ có 5 thân nhân,
chiếm tỉ lệ 2%.
Như vậy, câu hỏi về kiến thức phòng
bệnh sởi có số thân nhân trả lời không đúng
chiếm tỉ lệ cao nhất 98%, kế đến là triệu chứng
chiếm 91,9%.
Bảng 6: Thái độ của thân nhân bệnh nhi về bệnh sởi.
Đúng Sai
Từng thái ñộ N
TH Tỉ lệ (%) TH
Tỉ lệ
(%)
Không cần ñến CSYT
khám 247 83 33,6 164 66,4
Nên cữ nước cho
mau hết bệnh 247 109 44,1 138 55,9
Cách ly 247 212 85,8 35 14,2
Nghỉ học 247 214 86,7 33 13,3
Thái ñộ chung 247 44 17,8 203 82,2
Nhận xét: Trong 247 thân nhân trả lời
thì có 44 thân nhân có thái độ chung đúng
chiếm 17,8%.
66,4% trả lời không đúng khi hỏi “nghĩ gì
về câu nói khi bé bị bệnh sởi không cần phải đưa
đến cơ sở y tế khám” và vẫn còn 33,6% thân
nhân thấy không cần đưa bé đến CSYT khám.
14,8% cho là rất đúng và 73,5% cho là đúng
khi hỏi “Anh chị nghĩ sao về câu nói bệnh sởi
gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm”.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 186
52,7% trả lời không đúng khi hỏi: “bệnh sởi
nên cữ nước cho mau hết bệnh” và 3,2% cho là
sai hoàn toàn. Như vậy có tới 44,1% thân nhân
vẫn còn cữ nước cho bé.
85,8% trả lời rất cần thiết, cần thiết khi hỏi
“nghĩ sao về lời yêu cầu phải cho trẻ bị bệnh sởi
cách ly với các trẻ khác trong nhà”.
86,7% cho là cần thiết khi hỏi “theo anh chị
trẻ bị bệnh sởi cần phải cho trẻ nghỉ học hoặc
nghỉ đi nhà trẻ”.
Bảng 7: Hành vi của thân nhân.
Có Không
Từng hành vi N Trường
hợp
Tỉ lệ
(%)
Trường
hợp
Tỉ lệ
(%)
Đeo khẩu trang ñúng 247 133 53,8 114 46,2
Cho trẻ qua phòng
khác không phải
bệnh sởi
247 67 27,1 180 72,9
Sử dụng khăn giấy 247 75 30,4 172 69,6
Hành vi ñúng 247 25 10,1 222 89,9
Nhận xét: Trong khi quan sát 247 thân nhân
thì chỉ có 25 thân nhân có 3 hành vi đúng chiếm
tỉ lệ 10,1%.
Phân tích từng hành vi thì có 53,8% thân
nhân đeo khẩu trang đúng quy cách, 27,1%
thân nhân không cho bé qua phòng khác
không phải là bệnh sởi, 30,4% thân nhân biết
dùng khăn giấy che miệng cho bé khi bé ho,
hắt hơi, sổ mũi
BÀN LUẬN
Đặc điểm của mẫu điều tra
Đa số thân nhân là nữ chiếm tỉ lệ gần tuyệt
đối 97,1%, trình độ học vấn chủ yếu từ cấp 2 trở
xuống (65,9%), có đến 60% thân nhân có nghề
nghiệp tự do (nội trợ, làm ruộng, làm thuê, buôn
bán). Độ tuổi đa số từ 18 – 30 tuổi (52,2%), kế
đến 45,7% tuổi từ 30 – 50 tuổi.
Như vậy trong công tác truyền thông cần
chú ý sử dụng từ đơn giản, dễ hiểu, tránh dùng
nhiều từ chuyên môn, cần tác động mạnh đến
các đối tượng lao động.
Về vấn đề tiêm phòng
Có đến 23,5% nguyên nhân do hết thuốc. Do
đó, cần nâng cao chất lượng tiêm chủng, đảm
bảo đủ vaccin. Có 26,1% cha mẹ quên. Để khắc
phục, trạm y tế phường, xã nên phát thư mời
nhắc nhở bố mẹ hoặc có thể đến tận nhà tiêm
cho bé. Có 4,2% không cho tiêm, có thể do trong
năm 2008 có trường hợp tai biến sau khi tiêm
phòng đã đăng trên báo và chính những tin thế
này đã gây hoang mang cho người dân.
Trong 247 trường hợp được phỏng vấn, có
66,4% thân nhân có nghe nói về bệnh sởi. Như
vậy, có đến 33,6% thân nhân không nhớ hoặc
chưa nghe về bệnh sởi. Như vậy, rõ ràng cần
phải nhanh chóng truyền thông giáo dục sức
khỏe về bệnh sởi dưới nhiều hình thức.
Kiến thức đúng chung chiếm tỉ lệ quá thấp
(5,3%), trong đó tỉ lệ thân nhân trả lời sai cao
nhất về cách phòng bệnh 98%, kế đến là các
triệu chứng của bệnh (91,9%). Trong khi đó,
kiến thức đúng về bệnh lây thì cao nhất 68,8%,
có lẽ vì thân nhân thấy bác sĩ đã cho nhập vào
khoa nhiễm.
Mặc dù vậy, vẫn còn 34,8% thân nhân không
biết về đường lây.
Thái độ đúng chung chiếm tỉ lệ cao hơn
17,8%, nhưng đây vẫn là một tỉ lệ đáng cho
ngành y tế chúng ta đáng suy nghĩ.
Còn 44,1% thân nhân cho rằng nên cữ nước
không tắm bé để bé mau hết bệnh.
33,6% thân nhân cho rằng bệnh sởi không
cần phải đưa đến cơ sở y tế khám. Có lẽ ở đây
chúng ta cũng biết có đến 52% trẻ đã được tiêm
vaccin phòng bệnh sởi, do đó các trẻ này sẽ có
những dấu hiệu nhẹ hơn, ít có biến chứng nặng
nguy hiểm.
Hành vi đúng chiếm 10,1% cao hơn kiến
thức, trong đó có tới 53,8% thân nhân đã đeo
khẩu trang đúng qui cách, có lẽ qua dịch cúm
AH1N1 người dân đã thông thạo hơn trong vấn
đề đeo khẩu trang.
KẾT LUẬN
Qua bước đầu khảo sát, kiến thức, thái độ,
hành vi về bệnh sởi của 247 thân nhân trẻ bệnh
sởi nhập Khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 2
chúng tôi xác định được tỉ lệ kiến thức đúng là
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 187
5,3%, thái độ đúng là 17,8% và hành vi đúng là
10,1%.
KIẾN NGHỊ
Cần đẩy mạnh công tác truyền thông giáo
dục sức khỏe, nâng cao chất lượng tiêm chủng
để người dân nhận thức tốt hơn về những giá trị
sức khỏe, kinh tế mà tiêm chủng mang lại.
Gấp rút xây dựng chương trình truyền thông
hiệu quả, đề ra những biện pháp giúp người dân
biết được phải làm gì để phòng bệnh sởi, nhận
biết được các triệu chứng của nó giúp ngăn chặn
sự bùng phát của bệnh góp phần giúp đất nước
Việt Nam tiến tới hoàn thành mục tiêu loại trừ
bệnh sởi vào năm gần nhất có thể được.
Sẽ có những nghiên cứu sâu hơn về vi rút
học nhằm phát hiện và tìm kiếm nguyên nhân vì
sao nhiều trẻ đã tiêm chủng vaccin sởi lại mắc
bệnh sởi.
HẠN CHẾ:
Chưa có phân tích mối liên quan giữa kiến
thức với độ tuổi, trình độ.
Khâu xử lý số liệu chúng tôi thiếu kiểm tra
tính phù hợp và tính hoàn tất, do đó có vài mục
bị thiếu thông tin.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BỘ Y TẾ (2009): Hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh Sởi. Nhà
Xuất Bản Y Học Hà Nội
2. Võ Văn Lượng, Câu chuyện về bệnh sởi.,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 188
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 189
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kien_thuc_phong_ngua_benh_soi_cua_than_nhan_tai_khoa_nhiem_b.pdf