Kiến thức ‐ thái độ ‐ thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện Dương Minh Châu ‐ tỉnh Tây Ninh năm 2013
Kết quả nghiên cứu cho thấy thực hành
chung đúng của các bà mẹ thấp (44%) nhưng cao
hơn kết quả này cao hơn nghiên cứu của
Nguyễn Thị Vi Uyên tại TP. HCM(1) là (13%),
điều này có thể lý giải do định nghĩa biến số của
các nghiên cứu khác nhau nên kết quả khác
nhau. Tuy nhiên chúng ta nhận thấy vẫn còn
56% các bà mẹ thực hành chung sai. Điều này
làm chúng tôi lo ngại vì nếu cộng đồng thực
hành sai về các biện pháp phòng chống thì nguy
cơ dịch bệnh tay chân miệng dễ bùng phát mạnh
tại địa phương. Khó khăn lớn nhất của cộng
đồng là: vì muốn thực hiện các biện pháp dự
phòng các bà mẹ phải có thời gian và tiền để
mua hóa chất khử khuẩn cũng như phải được
hướng dẫn cụ thể rõ ràng cách sử dụng, điều
này các bà mẹ đa số cho là khó khăn, do ít phù
hợp với địa phương, không sẵn có. Khuyến cáo
thực hiện lau rửa sàn nhà, bàn ghế và phải ngâm
rửa đồ chơi hàng tuần với dung dịch sát khuẩn
là khuyến cáo mới cách đây vài năm của ngành
y tế để phòng bệnh tay chân miệng.
Sự thiếu sót về kiến thức, thái độ và thực
hành phòng chống bệnh tay chân miệng lý giải
phần nào tình hình dịch bệnh tay chân miệng
diễn ra hiện nay tại địa phương. Đây là điều mà
ngành y tế phải có giải pháp quyết liệt, nhất là
phải có các chiến dịch truyền thông GDSK sâu
rộng, thường xuyên để các thông điệp về bệnh
tay chân miệng và phòng chống bệnh tay chân
miệng đến với người dân, để người dân từng
bước có những hành vi mới có lợi cho sức khỏe.
Mẹ có học vấn cao, lao động trí óc có kiến
thức, thái độ và thực hành phòng chống bệnh tay
chân miệng đúng nhiều hơn bà mẹ có học vấn
thấp, lao động chân tay. Vì vậy trong truyền
thông GDSK cần lưu ý tập trung vào các bà mẹ
có trình độ học vấn còn thấp và có nghề nghiệp là
lao động chân tay vì kiến thức, thái độ, thực hành
phòng chống bệnh tay chân miệng đúng của các
bà mẹ này là còn thấp.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức ‐ thái độ ‐ thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện Dương Minh Châu ‐ tỉnh Tây Ninh năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 266
KIẾN THỨC ‐ THÁI ĐỘ ‐ THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG
BỆNH TAY CHÂN MIỆNG CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI
TẠI HUYỆN DƯƠNG MINH CHÂU ‐ TỈNH TÂY NINH NĂM 2013
Huỳnh Kiều Chinh*, Nguyễn Đỗ Nguyên**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Dịch bệnh tay chân miệng ở Việt Nam đã lây lan trên diện rộng, bệnh diễn biến nhanh gây
nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não ‐ màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp suy hô hấp dẫn đến tử vong.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây
Ninh có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về phòng chống bệnh tay ‐ chân ‐ miệng và các yếu tố liên quan.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 780 bà mẹ có con dưới 5 tuổi hiện đang sống tại
huyện Dương Minh Châu vào tháng 7 năm 2013.
Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu cho thấy kiến thức chung đúng là 32%, thái độ chung đúng là 74%, thực
hành chung đúng là 44%. Bà mẹ có kiến thức chung đúng sẽ có thực hành chung đúng gấp 1,99 lần so với các bà
mẹ không có kiến thức chung đúng.
Kết luận: Có kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe phù hợp cho các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện
Dương Minh Châu về phòng, chống bệnh tay chân miệng.
Từ khóa: Bệnh tay chân miệng, kiến thức‐thái độ‐thực hành.
ABSTRACT
KNOWLEDGE‐ATTITUDE‐ PRACTICE IN HAND, FOOT AND MOUTH DISEASE
AMONG MOTHERS OF CHILDREN UNDER FIVE YEARS OLD
IN DUONG MINH CHAU DISTRICT ‐ TAY NINH PROVINCE, 2013
Huynh Kieu Chinh, Nguyen Do Nguyen
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 266 ‐ 270
Background: Hand, foot and mouth disease (HFMD) epidemic continues widespread across Vietnam. The
rapid progression of HFMD can cause severe complications such as meningitis ‐ encephalitis, myocarditis,
pulmonary edema and respiratory failure, leading to death.
Objectives: Determinethe prevalence ofmothers of childrenunder5years oldinDuong MinhChauDistrict,
TayNinhProvincewith the proper knowledge, attitude and practice on hand, foot and mouth
diseasepreventionand otherrelated factors.
Methods: A cross-sectional study was conducted among780mothers of childrenunder 5 years old, who lived
inDuong Minh Chau DistrictinJuly, 2013.
Results: The prevalence of mothers with proper general knowledge, proper general attitude, and proper
general practice were 32%, 74% and 44%, respectively. The prevalence of proper practice on HFMD prevention
of mothers with proper general knowledge was 1.99times higher than mothers without proper general knowledge.
Conclusion: Planning an appropriate health education and communication on HFMD prevention for
mothersof children under5years oldinDuong Minh ChauDistrictis necessary.
Keywords: HFMD, KAP.
* Trung tâm Y tế huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh ** Viện Y tế công cộng TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS. CKI Huỳnh Kiều Chinh ĐT: 0913634172 Email: bskieuchinh@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 267
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dịch bệnh tay chân miệng ở Việt Nam đã
lây lan trên diện rộng và lây lan từ người sang
người. Bệnh diễn biến nhanh gây nhiều biến
chứng nguy hiểm như viêm não ‐ màng não,
viêm cơ tim, phù phổi cấp suy hô hấp dẫn đến
tử vong nếu không được phát hiện sớm và
điều trị kịp thời. Tại huyện Dương Minh Châu
từ năm 2011 đến nay hàng năm huyện có trên
300 ca bệnh tay chân miệng; với số ca mắc năm
sau cao hơn năm trước. Tỉ lệ mắc bệnh tay
chân miệng của huyện tương đương tỉ lệ mắc
bệnh tay chân miệng của tỉnh Tây Ninh nếu
tính trên một trăm ngàn dân. Hiện nay bệnh
tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu
và chưa có vaccin phòng ngừa, biện pháp chủ
yếu là truyền thông thay đổi hành vi phòng
ngừa bệnh. Do đó, việc khảo sát kiến thức thái
độ thực hành phòng chống bệnh tay chân
miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi sẽ góp
phần cung cấp thông tin hữu ích cho việc xây
dựng chương trình truyền thông giáo dục sức
khỏe (GDSK) phù hợp với địa phương. Đồng
thời, để cung cấp những thông tin nền cho việc
theo dõi và đánh giá hiệu quả của những
chương trình can thiệp tại địa phương.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ các bà mẹ có con dưới 5 tuổi
tại huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh có
kiến thức, thái độ, thực hành đúng về phòng
chống bệnh tay chân miệng và các yếu tố liên
quan.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Những bà mẹ có con dưới 5 tuổi đang sống
tại huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh
trong năm 2013.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang trên 780 bà mẹ có con
dưới 5 tuổi hiện đang sống tại Huyện Dương
Minh Châu vào tháng 7 năm 2013. Cỡ mẫu được
tính dựa trên công thức tính cỡ mẫu theo tỷ lệ
với p = 0,05, và với kỹ thuật chọn mẫu cụm với
hệ số thiết kế là 2, cho nên cỡ mẫu cuối cùng
được chọn là 780 bà mẹ.
Nghiên cứu chọn 11 xã/ tổng số 11 xã, với số
cụm được chọn là 30 cụm; mỗi cụm chúng tôi
chọn ngẫu nhiên 26 hộ gia đình có con dưới 5
tuổi để điều tra.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (n=780)
Đặc tính Tần số Tỷ lệ (%)
Nhóm tuổi < 30 487 62
30 293 38
Trình độ học
vấn
Mù chữ 17 2
Cấp 1 - cấp 2 565 73
> cấp 3 198 25
Kinh tế Nghèo 53 7
Không nghèo 727 93
Nghề nghiệp Lao động chân tay 513 66
Lao động trí óc 75 9
Khác 192 25
Đối tượng nghiên cứu đa số là các bà mẹ nhỏ
hơn 30 tuổi (62%), trình độ học vấn cấp 1 ‐ cấp 2
chiếm tỷ lệ cao (73%), hộ không nghèo (93%) và
lao động chân tay chiếm (66%).
Bảng 2: Phân bố các nguồn thông tin về bệnh tay
chân miệng (n=780)
Nguồn thông tin Tần số Tỷ lệ (%)
Truyền hình 727 93
Cán bộ y tế 554 71
Nhà trường 378 48
Đài phát thanh 375 48
Tranh tuyên truyền, áp phích 279 35
Báo 273 35
Bạn bè 259 33
Nguồn khác 35 4
Có 2 nguồn thông tin chính về bệnh tay chân
miệng mà các bà mẹ được cung cấp đó là truyền
hình (93%), cán bộ y tế (71%).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 268
Bảng 3: Kiến thức của bà mẹ có con dưới 5 tuổi (n=780)
Kiến thức Biết n (%)
Triệu chứng cơ bản: sốt, chán ăn; nổi bóng nước miệng, bàn tay, bàn chân 747(95)
Không có thuốc chủng ngừa 643(82)
Kiến thức cơ bản: là bệnh truyền nhiễm, có khả năng gây tử vong, thường mắc ở trẻ dưới 5 tuổi 621(79)
Bệnh có thể phòng chống bằng vệ sinh cá nhân, nhà cửa, đồ chơi; cho trẻ nghỉ học khi mắc bệnh 542(69)
Lây qua đường tiêu hóa 463(59)
Triệu chứng nặng: giật mình, tay chân lạnh, tím tái 394(50)
Kiến thức chung 255(32)
Tỷ lệ các bà mẹ biết triệu chứng cơ bản bệnh
tay chân miệng cao (95%). Tuy nhiên tỷ lệ các bà
mẹ biết triệu chứng nặng thì chỉ đạt (50%). Kiến
thức chung về bệnh tay chân miệng của các bà
mẹ chỉ đạt (32%).
Bảng 4: Phân bố tần số thái độ của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi (n= 780)
Biện pháp dự phòng Đồng ý n (%)
Rửa tay thường xuyên với xà phòng 717 (91)
Lau sàn nhà hàng tuần bằng dung dịch khử khuẩn 656 (84)
Ngâm, rửa đồ chơi hàng tuần bằng dung dịch khử khuẩn 633 (81)
Lau bàn ghế hàng tuần bằng dung dịch khử khuẩn 614 (78)
Thái độ chung 581 (74)
Thái độ đồng ý thường xuyên rửa tay với
xà phòng đạt tỷ lệ cao nhất là 91%. Thái độ
chung về chấp nhận các biện pháp dự phòng
chỉ đạt 74%.
Bảng 5: Thực hành của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi (n=780)
Thực hành Đúng
Tần số Tỷ lệ (%)
Phòng chống lây, xử lý phân hợp lý, đổ phân trẻ vào hố xí 738 94
Điều trị, đưa trẻ bị bệnh tay chân miệng đi khám tại các cơ sở y tế. 129 78
Chăm sóc, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh 559 71
Dự phòng, lau sàn nhà, bàn ghế, ngâm rửa đồ chơi bằng dung dịch sát khuẩn hàng tuần 364 46
Thực hành chung 346 44
Thực hành đúng nhiều nhất là thực hành
phòng chống lây (94%). Thực hành dự phòng
đúng chỉ đạt (46%). Thực hành chung đúng chỉ
đạt (44%).
Bảng 6: Mối liên quan giữa thực hành chung và những thuộc tính của bà mẹ có con dưới 5 tuổi (n =780)
Đặc tính Thực hành p PR (KTC 95%) Đúngn (%) Sain (%)
Trình độ học vấn
Mù chữ 1(5,9) 16 (94,1) 1
Cấp 1- cấp 2 197 (34,9) 368 (65,1) <0,001 2,20 (1,93-2,52)
> cấp 3 148 (74,8) 50 (25,2) *
Nghề nghiệp
Lao động chân tay 211 (41,1) 302 (58,9) 1
Lao động trí óc 56 (74,7) 19 (25,3) <0,001 1,81 (1,53-2,34)
Bà mẹ học vấn cao có khuynh hướng thực
hành đúng nhiều hơn 2,2 lần các bà mẹ học vấn
thấp, với p < 0,001. Bà mẹ nghề nghiệp lao động
trí óc thực hành đúng nhiều hơn 1,81 lần so với
bà mẹ lao động chân tay, với p < 0,001.
Bà mẹ có kiến thức chung đúng sẽ có thực
hành chung đúng gấp 1,99 lần các bà mẹ không
có kiến thức chung đúng.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 269
Bảng 7: Mối liên quan giữa kiến thức chung và thực
hành chung của bà mẹ có con dưới 5 tuổi (n = 780)
Kiến thức
chung
Thực hành chung p PR
(KTC 95%)Đúng n(%) Không
đúng n(%)
Đúng 170 (66,67) 85 (33,33) <0,001 1,99
(1,71-2,30) Không đúng 176 (33,52) 349 (66,48)
BÀN LUẬN
Có 2 nguồn thông tin chính về bệnh tay chân
miệng mà các bà mẹ được cung cấp đó là truyền
hình (93%), cán bộ y tế (71%). Tỷ lệ này cao hơn
nghiên cứu của Nguyễn Thị Vi Uyên tại TP.
HCM năm 2012(1) là truyền hình (81,3%) và cán
bộ y tế là (49,6%) điều này có thể lý giải do thời
điểm nghiên cứu khác nhau nên kết quả khác
nhau. Kết quả này cho thấy tác dụng rất tốt của
kênh thông tin truyền hình là kênh thông tin đại
chúng có khả năng tiếp cận với cộng đồng cao
nhất vì hiện tại hầu hết gia đình nào cũng có
truyền hình để sử dụng. Chương trình truyền
hình là chương trình giải trí tổng hợp cung cấp
nhiều thông tin, tin tức và các thông tin phòng
chống bệnh tật, như phòng chống bệnh tay chân
miệng theo yêu cầu, đề xuất của ngành y tế.
Nghiên cứu cho thấy kiến thức chung đúng
về bệnh tay chân miệng chỉ có 32% nhưng cao
hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Vi Uyên tại TP.
HCM năm 2012(1) là 18%. Điều này có thể lý giải
do thời điểm nghiên cứu khác nhau và địa bàn
nghiên cứu khác nhau nên kết quả có khác nhau,
qua thời gian chiến dịch truyền thông phòng
chống bệnh tay chân miệng tại Tây Ninh đã
được đẩy mạnh thêm đã tác động đến kiến thức
người dân.
Thái độ chung về chấp nhận các biện pháp
dự phòng chỉ đạt 74%, thấp hơn nghiên cứu của
Trương Xuân Lộc tại Hóc Môn TP. HCM (84%)(2)
điều này có thể lý giải do điều kiện từng địa
phương khác nhau, sự khác biệt giữa TP. HCM
và ở tỉnh nên sự tiếp cận với thông tin cũng như
sự tiếp cận với hóa chất khử khuẩn ở tỉnh khó
hơn ở thành phố nên kết quả của nghiên cứu
này thấp hơn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy thực hành
chung đúng của các bà mẹ thấp (44%) nhưng cao
hơn kết quả này cao hơn nghiên cứu của
Nguyễn Thị Vi Uyên tại TP. HCM(1) là (13%),
điều này có thể lý giải do định nghĩa biến số của
các nghiên cứu khác nhau nên kết quả khác
nhau. Tuy nhiên chúng ta nhận thấy vẫn còn
56% các bà mẹ thực hành chung sai. Điều này
làm chúng tôi lo ngại vì nếu cộng đồng thực
hành sai về các biện pháp phòng chống thì nguy
cơ dịch bệnh tay chân miệng dễ bùng phát mạnh
tại địa phương. Khó khăn lớn nhất của cộng
đồng là: vì muốn thực hiện các biện pháp dự
phòng các bà mẹ phải có thời gian và tiền để
mua hóa chất khử khuẩn cũng như phải được
hướng dẫn cụ thể rõ ràng cách sử dụng, điều
này các bà mẹ đa số cho là khó khăn, do ít phù
hợp với địa phương, không sẵn có. Khuyến cáo
thực hiện lau rửa sàn nhà, bàn ghế và phải ngâm
rửa đồ chơi hàng tuần với dung dịch sát khuẩn
là khuyến cáo mới cách đây vài năm của ngành
y tế để phòng bệnh tay chân miệng.
Sự thiếu sót về kiến thức, thái độ và thực
hành phòng chống bệnh tay chân miệng lý giải
phần nào tình hình dịch bệnh tay chân miệng
diễn ra hiện nay tại địa phương. Đây là điều mà
ngành y tế phải có giải pháp quyết liệt, nhất là
phải có các chiến dịch truyền thông GDSK sâu
rộng, thường xuyên để các thông điệp về bệnh
tay chân miệng và phòng chống bệnh tay chân
miệng đến với người dân, để người dân từng
bước có những hành vi mới có lợi cho sức khỏe.
Mẹ có học vấn cao, lao động trí óc có kiến
thức, thái độ và thực hành phòng chống bệnh tay
chân miệng đúng nhiều hơn bà mẹ có học vấn
thấp, lao động chân tay. Vì vậy trong truyền
thông GDSK cần lưu ý tập trung vào các bà mẹ
có trình độ học vấn còn thấp và có nghề nghiệp là
lao động chân tay vì kiến thức, thái độ, thực hành
phòng chống bệnh tay chân miệng đúng của các
bà mẹ này là còn thấp.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 270
KẾT LUẬN
Một là về kiến thức, các bà mẹ có kiến thức
chung 32%. Hai là về thái độ, các bà mẹ có thái
độ chung đồng ý với các biện pháp dự phòng
74%. Ba là về thực hành, các bà mẹ có thực hành
chung đúng 44%. Sự thiếu sót về kiến thức, thái
độ và thực hành phòng chống bệnh tay chân
miệng lý giải phần nào tình hình dịch bệnh tay
chân miệng diễn ra hiện nay tại địa phương.
KIẾN NGHỊ
Có kế hoạch truyền thông GDSK phù hợp
cho các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện
Dương Minh Châu về phòng, chống bệnh tay
chân miệng.
‐ GDSK sâu rộng trong nhân dân kiến thức
về bệnh TCM và cách phòng chống bệnh TCM.
‐ GDSK cần lưu ý tập trung vào các bà mẹ có
trình độ học vấn còn thấp, các bà mẹ có nghề
nghiệp là lao động chân tay vì kiến thức, thái độ,
thực hành của các bà mẹ này là còn thấp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Vi Uyên (2012). Kiến thức‐thái độ‐thực hành
phòng chống bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5
tuổi tại TP. Hồ Chí Minh năm 2012ʺ. Luận văn thạc sĩ YTCC.
Đại học Y dược TP.HCM. Tr 50‐60.
2. Trương Xuân Lộc (2011). Kiến thức‐Thái độ‐Thực hành
phòng chống bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5
tuổi tại xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí
Minh năm 2011. Luận văn chuyên khoa cấp I. Đại học Y Dược
TP.HCM. Tr 45‐55.
Ngày nhận bài báo: 11/5/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 13/6/2014
Ngày bài báo được đăng: 14/11/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kien_thuc_thai_do_thuc_hanh_phong_chong_benh_tay_chan_mieng.pdf