KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tỉ lệ sinh viên có kiến thức chung đúng về
bệnh VGSV B là 86,5%, thái độ đúng chung về
phòng bệnh VGSV B 80,1%, thực hành chung
đúng về phòng bệnh VGSV B là 77,1%.
Có mối liên quan giữa kiến thức, thái độ
phòng bệnh VGSV B và thực hành chung về
phòng bệnh VGSV B.
Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi có một số
đề xuất kiến nghị như sau:
Nên tổ chức tiêm ngừa cho tất cả sinh viên
khoa ĐD – KTYH nói riêng và sinh viên ngành y
nói chung.
Các cơ quan y tế nên phổ biến nhiều hơn về
lợi ích và sự cần thiết của xét nghiệm phát hiện
bệnh và tiêm ngừa vắc xin VGSV B.
Các bệnh viện có sinh viên thực tập cần
trang bị đầy đủ dụng cụ để sinh viên thực tập tại
những nơi này có thể làm đúng các quy trình kỹ
thuật nhằm đảm bảo chăm sóc sức khỏe an toàn
cho bệnh nhân cũng như bảo vệ cho chính các
sinh viên thực tập.
Cần kết hợp của nhiều ban ngành, đoàn thể
và cá nhân nhằm đẩy mạnh công tác phòng
chống bệnh VGSV B trong nhà trường cũng như
ngoài cộng đồng xã hội cho tất cả đối tượng, đặc
biệt là sinh viên ngành y nói chung và sinh viên
ĐD – KTYH nói riêng.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 85 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng ngừa nhiễm vi rút viêm gan b của sinh viên điều dưỡng – kỹ thuật y học hệ chính quy năm cuối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nhiễm 369
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG NGỪA NHIỄM VI RÚT
VIÊM GAN B CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG – KỸ THUẬT Y HỌC HỆ
CHÍNH QUY NĂM CUỐI
Trần Trịnh Quốc Việt*, Melissa Henry**, Cao Minh Nga***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Sinh viên khoa ĐD - KTYH năm cuối do tính chất của việc học thực hành lâm sàng, chăm sóc
bệnh nhân tại các cơ sở bệnh viện nên nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh lây qua đường máu và dịch tiết là rất cao,
trong đó có bệnh VGSV B.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ sinh viên ĐD - KTYH hệ chính quy năm cuối 2013 - 2014 có kiến thức, thái độ,
thực hành đúng về phòng bệnh VGSV B và mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả, phân tích thực hiện trên 170 sinh viên tại khoa
ĐD - KTYH, trường ĐHYD, TPHCM, từ ngày 01/01/2014 đến 31/06/2014.
Kết quả: Nguồn thông tin về VGSV B sinh viên tiếp cận nhiều nhất là 81,2% từ thầy cô giáo tại khoa ĐD –
KTYH. Sinh viên có kiến thức chung đúng về bệnh VGSV B 86,5%, thái độ chung đúng về phòng bệnh VGSV B
là 80,1%, thực hành chung đúng về phòng bệnh 77,1%. Sinh viên có kiến thức chung đúng VGSV B thì có thái
độ chung đúng cao gấp 1,6 lần so với sinh viên có kiến thức chung sai. Sinh viên có thái độ chung đúng về phòng
bệnh VGSV B thì có thực hành phòng bệnh cao gấp 2,83 lần so với sinh viên có thái độ chung sai. Sinh viên có
kiến thức chung đúng VGSV B thì có thực hành phòng bệnh cao gấp 1,71 lần sinh viên có kiến thức chung sai.
Kết luận: Tỉ lệ sinh viên có kiến thức, thái độ, thực hành chung về phòng bệnh VGSV B là khá cao. Có mối
liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành.
Từ khóa: Sinh viên ĐD – KTYH, kiến thức – thái độ - thực hành, bệnh VGSV B.
ABSTRACT
KNOWLEDGE, ATTITUDES AND PRACTICES REGARDING THE PREVENTION OF HEPATITIS B
VIRUS INFECTIONS, IN FINAL YEAR UNIVERSITY NURSE - MEDICAL TECHNOLOGY STUDENT
Tran Trinh Quoc Viet, Melissa Henry, Cao Minh Nga
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 369 - 373
Background: The final year nurse – medical technology students usually practice at hospital so that they
have high risk about clinical exposure of dangerous disease, including hepatitis B disease.
Objective: Determining the proportion of the final year nurse – medical technology student, scholastic year
2013-2014 have knowledge, attitude, practice about preventing hepatitis B virus and the relationship between
knowledge, attitudes and practice.
Subjects and methods research: Cross-sectional have analysis conducted on 170 students at the Faculty of
Nursing - Medical Technology, University of Medicine and Pharmacy HCM City, from 01/01/2014 to
31/06/2014.
Results: Information about Hepatitis B, which was accessed by students is the most 81.2% from thier
* Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, Đại học Y Dược TP. HCM
** University of Northern Colorado, UNC School of Nursing, Gauter Hall, Greeley, USA
*** Bộ môn Vi sinh - Khoa Y - Đại học Y Dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: ThS. Trần Trịnh Quốc Việt ĐT: 0946270379 Email: ttquocviet@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 370
teachers. Students have the right general knowledge about hepatitis B disease is 86.5%, the right general attitude
about HBV is 80.1%, the right general practice about HBV is 77.1%. Students have the right general knowledge
about hepatitis B disease is they have right general attitude is 1.6 times higher than the wrong general knowledge
student. Students have the right general attitude about hepatitis B prevention is they takes practice HBV 2.83
times higher than the wrong general attitude student. Students have the right general knowledge about HBV is
they have right general practice prevention HBV with 1.71 times higher than students with wrong general
knowledge.
Conclusion: The rate of student have right general knowledge, attitudes, practices about HBV is high. There
is an association between knowledge, attitudes and practices.
Keywords: Nurse – Medical technology students, Knowledge – Attitude – Practice, Hepatitis B Disease.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm gan siêu vi B (VGSV B) là một bệnh lây
qua đường máu và dịch tiết rất nghiêm trọng, do
vi rút viêm gan B (HBV) gây hại cho tế bào gan,
lâu dần có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan(2).
Những người có nguy cơ cao dễ bị nhiễm siêu vi
B là nhân viên y tế vì thường xuyên tiếp xúc với
máu và dịch tiết của người bệnh, nhân viên khoa
chạy thận nhân tạo, Điều dưỡng khoa ung bướu
và hóa trị liệu, nhân viên làm trong phòng xét
nghiệm, khoa hô hấp, phẩu thuật viên, bác sĩ,
nha sĩ và cả sinh viên Điều dưỡng – Kỹ thuật y
học khi thực tập tại các bệnh viện(6,7). Và sinh
viên khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật y học năm
cuối do tính chất của việc học thực hành lâm
sàng, chăm sóc bệnh nhân tại các cơ sở bệnh viện
nên nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh lây qua
đường máu và dịch tiết là rất cao, trong đó có
bệnh viêm gan siêu vi B(4,5).
Do đó, nghiên cứu này nhằm khảo sát tỉ lệ
kiến thức – thái độ – thực hành của sinh viên về
phòng ngừa bệnh VGSV B, từ đó cung cấp cho
sinh viên Điều dưỡng – Kỹ thuật y học những
kiến thức cơ bản để phòng bệnh. Ngoài ra,
nghiên cứu này cũng sẽ giúp các nhà quản lý Đại
học hợp tác với các nhà quản lý cơ sở lâm sàng
về hiệu quả của việc tiêm chủng HBV từ đó phát
triển hơn nữa các chiến lược để thúc đẩy và cải
thiện sự cần thiết của việc chủng ngừa viêm gan
siêu vi B cho sinh viên y khoa. Từ đó góp phần
quan trọng ngăn ngừa sự lây nhiễm viêm gan
siêu vi B trong cộng đồng.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỉ lệ sinh viên Điều dưỡng – Kỹ
thuật y học hệ chính quy năm cuối 2013 - 2014 có
kiến thức, thái độ, thực hành đúng về phòng
bệnh viêm gan siêu vi B và mối liên quan giữa
kiến thức, thái độ, thực hành.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích.
Địa điểm nghiên cứu:
Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật y học, Đại Học
Y Dược TP. HCM.
Dân số nghiên cứu
Toàn bộ SV ĐD-KTYH hệ chính quy năm
cuối của khoa ĐD-KTYH, Đại học Y Dược TP.
HCM.
Cỡ mẫu nghiên cứu: công thức tính cỡ mẫu
trong một quần thể hữu hạn
)1()1(
)1(
2
2/1
2
2
2/1
ppZNd
ppZN
n
Trong đó: (=0,05) do đó Z0,975=1,96, P=50%
(vì chưa tham khảo được kết quả của nghiên
cứu tương tự nên ước tính p =0,5), d=0,05 (sai
số 5%), N là tổng sinh viên tại khoa (170), nên
170 ≥ n ≥ 121.
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Nhập liệu bằng phần mềm epidata 3.1
Phân tích số liệu bằng phần mềm stata 12.0
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nhiễm 371
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sau khi nghiên cứu 170 sinh viên năm cuối
tại khoa ĐD-KTYH, Đại Học Y Dược TP. HCM
chúng tôi thấy rằng đa số là sinh viên nữ chiếm
75,5%, chuyên ngành học Điều dưỡng và Hộ
sinh chiếm cao nhất 24,1% và 24,7%, dân tộc kinh
chiếm 98,2%, chủ yếu là thường trú nông thôn
64,7%, biết về VGSV B là 100%, đa số gia đình
không có tiền sử về VGSV B chiếm 82,4%, nguồn
thông tin về VGSV B được sinh viên tiếp cận
chiếm cao nhất là từ nhà trường, thầy cô giáo tại
khoa và từ NVYT khi đi lâm sàng bệnh viện.
Bảng 1: Kiến thức của sinh viên về bệnh VGSV B
Kiến thức
Đúng
n (%)
Chưa đúng
n (%)
Tác nhân gây bệnh 161 (94,7) 9 (5,3)
Về sự nguy hiểm của bệnh 133 (78,2) 37 (21,8)
Về đối tượng mắc bệnh 146 (85,9) 24 (23,8)
Về các đường lây nhiễm 134 (78,8) 36 (21,2)
Về các trường hợp lây nhiễm bệnh 133 (78,2) 37 (21,8)
Cách xử trí khi bị phơi nhiễm trên
lâm sàng 101 (59,4) 69 (40,6)
Về các biện pháp phòng bệnh 125 (73,5) 45 (26,5)
Về vắc xin phòng ngừa 160 (94,1) 10 (5,9)
Lịch tiêm ngừa vắc xin 123 (72,3) 47 (27,7)
Lợi ích của vắc xin 117 (68,8) 53 (31,2)
Cách phát hiện bệnh 158 (92,9) 12 (7,1)
KIẾN THỨC CHUNG ĐÚNG 147 (86,5) 23 (13,5)
Tỉ lệ sinh viên có kiến thức đúng về tác nhân
gây bệnh chiếm cao nhất 94,7%, thấp nhất là
cách xử trí đúng phơi nhiễm trên lâm sàng
59,4%. Kiến thức chung đúng về VGSV B chiếm
khá cao (86,5%). Chỉ có (13,5%) tỉ lệ sinh viên có
kiến thức chưa đúng về bệnh VGSV B.
Bảng 2: Thái độ của sinh viên về bệnh VGSV B
Thái độ
Đúng
n (%)
Chưa đúng
n (%)
Nên thay đôi găng tay mới và
dụng cụ mới trước khi tiêm cho
bệnh nhân
154 (90,6) 16 (9,4)
Yêu cầu nhân viên y tế thay đổi
găng mới và dụng cụ mới khi tiêm
cho mình
150 (88,2) 20 (11,8)
Yêu cầu thợ cắt tóc thay đổi lưỡi
dao cạo râu, cạo lông mặt 146 (85,9) 24 (14,1)
Sử dụng riêng dụng cụ cá nhân 151 (88,8) 19 (11,2)
Xét nghiệm VGSV B trước khi
truyền máu 158 (92,9) 12 (78,2)
Thái độ
Đúng
n (%)
Chưa đúng
n (%)
Đi xét nghiệm máu để phát hiện
VGSV B 156 (91,8) 14 (8,2)
Nên tiêm vắc xin ngừa VGSV B 160 (94,1) 10 (5,9)
THÁI ĐỘ CHUNG ĐÚNG 136 (80,1) 34 (19,9)
Thái độ đúng về tiêm ngừa vắc xin VGSV B
chiếm tỉ lệ cao nhất 94,1%, thấp nhất là thái độ
đúng khi yêu cầu thợ cắt tóc thay đổi lưỡi dao
cạo 85,9%. Tỉ lệ sinh viên có thái độ đúng chung
về phòng bệnh VGSV B chiếm tương đối cao
80,1%. Tỉ lệ sinh viên có thái độ chung không
đúng về phòng bệnh VGSV B là (19,9%).
Bảng 3: Thực hành của sinh viên về phòng bệnh
VGSV B
Thực hành
Đúng
n (%)
Chưa đúng
n (%)
Về tiêm ngừa vắc xin 94 (55,3) 76 (44,7)
Về dùng dụng cụ cá nhân 137 (80,6) 33 (19,4)
Khai báo khi bị phơi nhiễm 114 (67,1) 56 (32,9)
Luôn thay găng và dụng cụ mới
khi chăm sóc bệnh nhân
138 (92,9) 32 (7,1)
Luôn mang dụng cụ bảo hộ khi
chăm sóc bệnh nhân
134 (78,8) 36 (21,2)
THỰC HÀNH CHUNG ĐÚNG 132 (77,1) 38 (22,9)
Thực hành đúng về luôn thay găng và dụng
cụ mới khi chăm sóc bệnh nhân chiếm cao nhất
92,9%, thấp nhất là thực hành về khai báo khi bị
phơi nhiễm 67,1%. Tỉ lệ sinh viên có thực hành
đúng về phòng bệnh VGSV B chiếm (77,1%).
Còn (22,9%) sinh viên có thực hành chưa đúng
về phòng bệnh VGSV B.
Bảng 4: Mối liên quan giữa kiến thức chung và thái
độ chung về phòng bệnh VGSV B.
Kiến
thức
chung
Thái độ chung Tổng P PR
(KTC 95%)
Đúng
n (%)
Sai
n (%)
Đúng 123
(83,7)
24 (16,3) 147 0,001 1,60
(1,08 – 2,39)
Sai 12
(52,2)
11 (47,8) 23
Tổng 135 35 170
Có mối liên quan giữa kiến thức chung và thái
độ chung, sinh viên có kiến thức chung đúng thì tỉ
lệ thái độ chung đúng cao gấp 1,60 lần so với sinh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 372
viên kiến thức chung sai, với giá trị p trong phép
kiểm chi bình phương (p = 0,001).
Bảng 5: Mối liên quan giữa thái độ chung với thực
hành chung về phòng bệnh VGSV B (n=170)
Thái độ
chung
Thực hành chung Tổng P PR (KTC
95%) Đúng
n (%)
Sai
n (%)
Đúng 120 (88,9) 15 (11,1) 135 <
0,001
2,83
(1,73 – 4,63) Sai 11 (31,4) 24 (68,6) 35
Tổng 131 39 170
Có mối liên quan giữa thái độ chung với
thực hành chung, sinh viên thái độ đúng chung
có tỉ lệ thực hành chung đúng cao gấp 2,83 lần so
với sinh viên thái độ chung sai, với giá trị p trong
phép kiểm chi bình phương (p< 0,001).
Bảng 6: Mối liên quan giữa kiến thức chung và
thực hành chung phòng bệnh VGSV B
Kiến
thức
chung
Thực hành chung Tổng P PR
(KTC 95%) Đúng
n (%)
Sai
n (%)
Đúng 120
(81,6)
27 (18,4) 147 <0,001
1,71
(1,11 – 2,63)
Sai 11 (47,8) 12 (52,2) 23
Tổng 131 39 170
Sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa
kiến thức với thực hành, sinh viên kiến thức
chung đúng về bệnh VGSV B có tỉ lệ thực hành
chung đúng cao gấp 1,71 lần so với sinh viên
kiến thức chung sai, với giá trị p trong phép
kiểm chi bình phương (p< 0,001).
BÀN LUẬN
Kiến thức chung đúng về bệnh VGSV B của
sinh viên khi trả lời đúng trên 65% là 8/12 nội
dung chiếm tỉ lệ 86,5%. Tỉ lệ này gần bằng
nghiên cứu của Hwang, Huang và Yi(4) ở sinh viên
Mỹ gốc Việt 87,0%. Điều này cho thấy sinh viên
ĐD – KTYH, ĐHYD TPHCM có kiến thức chung
về bệnh VGSV B là khá cao. Sinh viên có thái độ
chung đúng về phòng bệnh VGSV B khi trả lời
đúng trên 85% là 6/7 nội dung chiếm 80,1%. Kết
quả này có được là do sinh viên có kiến thức
chung đúng về bệnh VGSV B khá cao 86,5%. Tỉ
lệ sinh viên thực hành chung đúng về phòng
bệnh VGSV B khi thực hiện đúng trên 65% là 4/6
nội dung trên chiếm 77,1%. Tỉ lệ này cao hơn
nhiều so với nghiên cứu của Huỳnh Thị Kim
Truyền(3) về sinh viên Cao Đẳng Sư Phạm 17%.
Tuy nhiên còn có tới 20,9% sinh viên thực hành
chưa đúng, có thể do chủ quan, hoặc do thiếu
dụng cụ thực hành tại các cơ sở tại bệnh viện khi
đi lâm sàng nên sinh viên chưa thể thực hành
đúng quy trình.
Tỉ lệ sinh viên có kiến thức chung đúng về
bệnh VGSV B cao thì có thái độ chung sẽ cao, sự
chênh lệch này là 1,60 lần. Sự chênh lệch này cao
hơn trong nghiên cứu của Alam Maqbool(1), mối
liên quan giữa tỉ lệ sinh viên có thái độ chung
đúng ở nhóm có kiến thức chung đúng cao gấp
1,11 lần so với nhóm kiến thức sai với (p=0,008)
và PR (KTC 95%) = 1,11 (1,02 – 1,22). Sự khác biệt
có ý nghĩa về mặt thống kê giữa tỉ lệ sinh viên
thực hành chung đúng về phòng bệnh VGSV B ở
nhóm có thái độ đúng chung và nhóm có thái độ
sai về phòng bệnh VGSV B, với p trong phép chi
bình phương (p< 0,001) và PR (KTC 95%) = 2,83
(1,73 – 4,63). Tỉ lệ sinh viên có thái độ chung
đúng về phòng bệnh VGSV B cao thì có thực
hành chung đúng về phòng VGSV B sẽ cao và
ngược lại, sự chênh lệch này là 2,83 lần. Qua
phân tích cho thấy sinh viên kiến thức chung
đúng về bệnh VGSV B có tỉ lệ thực hành chung
đúng cao gấp 1,71 lần so với sinh viên kiến thức
chung sai, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
với giá trị p trong phép kiểm chi bình phương (p
< 0,001) và (KTC 95%) = (1,11 – 2,63). Sự khác biệt
này cho thấy kiến thức đóng một vai trò khá
quan trọng trong việc thực hành phòng chống
VGSV B của sinh viên ĐD-KTYH.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tỉ lệ sinh viên có kiến thức chung đúng về
bệnh VGSV B là 86,5%, thái độ đúng chung về
phòng bệnh VGSV B 80,1%, thực hành chung
đúng về phòng bệnh VGSV B là 77,1%.
Có mối liên quan giữa kiến thức, thái độ
phòng bệnh VGSV B và thực hành chung về
phòng bệnh VGSV B.
Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi có một số
đề xuất kiến nghị như sau:
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nhiễm 373
Nên tổ chức tiêm ngừa cho tất cả sinh viên
khoa ĐD – KTYH nói riêng và sinh viên ngành y
nói chung.
Các cơ quan y tế nên phổ biến nhiều hơn về
lợi ích và sự cần thiết của xét nghiệm phát hiện
bệnh và tiêm ngừa vắc xin VGSV B.
Các bệnh viện có sinh viên thực tập cần
trang bị đầy đủ dụng cụ để sinh viên thực tập tại
những nơi này có thể làm đúng các quy trình kỹ
thuật nhằm đảm bảo chăm sóc sức khỏe an toàn
cho bệnh nhân cũng như bảo vệ cho chính các
sinh viên thực tập.
Cần kết hợp của nhiều ban ngành, đoàn thể
và cá nhân nhằm đẩy mạnh công tác phòng
chống bệnh VGSV B trong nhà trường cũng như
ngoài cộng đồng xã hội cho tất cả đối tượng, đặc
biệt là sinh viên ngành y nói chung và sinh viên
ĐD – KTYH nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alam M (2006). "Knowledge, attitudes and practices about
prevent HBV, HCV of student at Sargodha". Anals of Saudi
medicine, 22 (5-6), 396-399.
2. Bộ Y Tế (2012). Dịch Tễ Học Các Bệnh Lây Truyền Nhiễm Phổ
Biến, Nhà Xuất Bản Y Học, Hà Nội, tr. 333 - 341.
3. Huỳnh Thị Kim Truyền (2010). “Kiến thức, thái độ, thực hành
về phòng bệnh viêm gan siêu vi B của sinh viên ở ký túc xá
trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, Khánh Hòa”. Luận
văn tốt nghiệp CN YTCC, niên khóa 2006-2010, Đại học Y
Dược TP. HCM.
4. Hwang J, Huang CH, Yi J (2010). "Knowledge about hepatitis
B and predictors of hepatitis B vaccination among Vietnamese
American college students. Journal of American College
Health". Journal of American College Health56 (4), 377-382.
5. Lundberg P, Dahlström E, Viberg EF (2013). "Knowledge
about hepatitis B virus infection and attitudes towards
hepatitis B virus vaccination among Vietnamese university
students in Ho Chi Minh City". Department of Public Health and
Caring Sciences.
6. Opio CK, Ocama P, Lee WM (2005). "Hepatitis B virus infection:
Current status". American journal of medicine, 118, 15-22.
7. Taylor VM, Choe JH, Yasui Y, Li L, Burke N, Jackson JC
(2005). "Hepatitis B awareness, testing, and knowledge among
Vietnamese American men and women". Journal of Community
Health, 30 (6), 477-490.
Ngày nhận bài báo: 27/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/10/2014
Ngày bài báo được đăng: 10/01/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kien_thuc_thai_do_thuc_hanh_ve_phong_ngua_nhiem_vi_rut_viem.pdf