HGĐ có nắp đậy kín các dụng cụ lu, phuy,
chum là 73,4% và các bể chứa là 57,6%. 13,7%
HGĐ có các VDPT chứa nước xung quanh nhà
và nơi đây có tỷ lệ hiện diện bọ gậy Aedes cao
em dưới 5 tuổi, HGĐ từng có người mắc
SD/SXHD đều không phải là yếu tố gây nhiễu
lẫn yếu tố kết hợp (tỷ lệ % hiệu số OR < 10 và P
value > 0,05).
KẾT LUẬN
Tỷ lệ người dân có KT tốt, TĐ, TH đúng về
phòng chống SD/SXHD còn thấp (tỉ lệ lần lượt là
50%, 57% và 26%).
Chỉ số nhà có bọ gậy là 38%, chỉ số Breteau =
56, chỉ số mật độ bọ gậy = 2,24 Chỉ số mật độ
muỗi = 0,56. Cả 4 chỉ số đều cao, vượt quá giá trị
an toàn.
Tỷ lệ có bọ gậy ở VDPT chứa nước là 58,5%,
bể chứa nước 33,9%, hòn non bộ 33,3%, lu, phuy,
chum chứa nước 29,2%, chậu nước dưới chân tủ
thức ăn 21,7%, lọ cắm hoa 10,9%. Tất cả các vật
chứa nước không được đậy kín, không được súc
rửa thường xuyên (≤ 7 ngày/lần) đều có chứa bọ
gậy muỗi Aedes.
Tỷ lệ người dân tiếp cận thông tin phòng
chống SD/SXHD chủ yếu qua tivi 58,8% và hệ
thống loa, đài phát thanh 48,7%. Đây cũng là
nguồn thông tin người dân ưa thích nhất, dễ tiếp
cận nhất (tivi 52,8%, loa đài phát thanh 30%).
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
KT và TH phòng chống SD/SXHD
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng sốt dengue/ sốt xuất huyết dengue của người dân xã Bình Thành, huyện Thanh Bình – tỉnh Đồng Tháp năm 2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG SỐT DENGUE/
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CỦA NGƯỜI DÂN XÃ BÌNH THÀNH,
HUYỆN THANH BÌNH – TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2006
Trần Văn Hai 1, Lê Thành Tài 2
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Sốt Dengue/ sốt xuất huyết Dengue (SD/SXHD) đã và đang là vấn đề thời sự của nước ta với
tỉ lệ mắc và chết cao.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ người dân xã Bình Thành, Thanh Bình năm 2006 có kiến thức (KT) –
thái độ (TĐ) – thực hành (TH) đúng về phòng chống SD/SXHD, tỷ lệ các dụng cụ chứa nước (DCCN) và các
VDPT (VDPT) có bọ gậy và các yếu tố có liên quan đến thực hành phòng chống SD/SXHD của người dân.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích. 600 hộ gia đình (HGĐ) được chọn bằng phương
pháp PPS và được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi. Tình trạng vệ sinh trong và ngoài nhà được quan sát bằng bảng
kiểm, điều tra côn trùng ở 2 ấp (60 hộ) bằng quan sát sự hiện diện của bọ gậy /lăng quăng trong các DCCN và
VDPT và bắt muỗi Aedes trú ẩn trong quần áo, chăn màn. Phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 8.0.
Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ người dân có kiến thức (KT) tốt, thái độ (TĐ) đúng và thực hành (TH) đúng về
phòng chống SD/SXHD còn thấp, lần lượt là 50; 57 và 26%. Chỉ số nhà có bọ gậy là 38% (HI = 38%), chỉ số
Breteau = 56 (BI = 56), chỉ số mật độ bọ gậy = 2,24, chỉ số mật độ muỗi = 0,56. Các chỉ số này đều cao, vượt quá
giá trị an toàn. Tỷ lệ vật phế thải chứa nước, bể chứa nước, các hòn non bộ, lu, phuy, chum chứa nước, chậu
nước dưới chân tủ thức ăn, lọ cắm hoa có bọ gậy Aedes lần lượt là 58,5; 33,9; 33,3; 29,2; 21,7 và 10,9%. Tất cả
các vật chứa nước không được đậy kín, không được súc rửa thường xuyên (≤ 7 ngày/lần) đều có chứa bọ gậy
muỗi Aedes. Người dân tiếp cận nguồn thông tin phòng chống SD/SXHD chủ yếu qua tivi là 58,8% và hệ thống
loa, đài phát thanh là 48,7% và đây cũng là 2 nguồn thông tin được yêu thích nhất (52,8% và 30%). Có mối liên
quan ý nghĩa thống kê giữa KT và TH phòng chống SD/SXHD.
Kết luận: Cần đẩy mạnh mọi mặt phòng chống SD/SXHD tại địa phương
ABSTRACT
KNOWLEDGE, ATTITUDE, PRACTICE IN CONTROLLING DENGUE FEVER/
DENGUE HEMORRHAGIC FEVER OF PEOPLE AT BINH THANH COMMUNE,
THANH BINH DISTRICT, DONG THAP PROVINCE, 2006.
Tran van Hai, Le Thanh Tai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 39 - 44
Backgound: Dengue fever/ Dengue hemorrhagic fever (DF/DHF) has been a tropical problem due to high
morbility.
Objectives: to determine the proportion of people at Binh thanh commune, Thanh Binh district, Dong thap
province having good knowledge, attitude and practice in controlling DF; proportion of water containers, waste
products containing mosquito larvae and factors related to controlling DF/DHF of local people.
Method: A cross sectional study was conducted from 1/3 to 31/9/06. 600 households were selected by PPS
method and interviewed by questionaire. Sanitation status inside and outside houses was evaluated by a checklist
and the presence of larvea and Aedes mosquitoes in water containers, waste disposal was examined in 60
households. Strata software 8.0 was used to analyse data.
* Sở y tế Đồng Tháp, **. Trường Đại học Y Dược Cần thơ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Results: The proportion of people with good KAP was still low (50 %, 57% and 26% respectively). The
house index (HI) was 38%, Breteau index (BI) 56, larvae density index 2.24 and mosquito density indexes 0.56.
The proportions of water containers with Aedes larvea were from 10.9 to 58.5%. All water containers without
covers and regular cleaning had Aedes larvea. People knew about DF/DHF by television (58.8%) and radio
(48.7%) and those were also their most favourite information resources. There was a significant relationship
between knowledge and practice in controlling DF/DHF.
Conclution: Increasing activities to control DF/DHF is needed.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sốt Dengue-sốt xuất huyết Dengue
(SD/SXHD) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính
rất nguy hiểm(1,8,10,14). Hiện nay phòng chống
SD/SXHD chủ yếu là diệt muỗi, diệt bọ gậy của
muỗi Aedes aegypti(1,2,8,10,3). Đồng bằng sông Cửu
Long là vùng có bệnh quanh năm ở nước ta(1,9,8).
Xã Bình Thành, một xã vùng ven của huyện
Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp, là một trong ba xã
có tỷ lệ mắc SD/SXHD cao nhất huyện trong
nhiều năm liền(9). Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là tỷ
lệ người dân xã Bình Thành, Thanh Bình năm
2006 có kiến thức (KT) – thái độ (TĐ) – thực
hành (TH) đúng về phòng chống SD/SXHD và
tỷ lệ các DCCN, VDPT có bọ gậy là bao nhiêu?
Các yếu tố nào có liên quan đến TH phòng
chống SD/SXHD của người dân?
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
HGĐ. Nghiên cứu được tiến hành từ 01/03
đến 31/09/06
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang có phân tích
Mẫu nghiên cứu
Với hệ số thiết kế 1,5, số hộ điều tra KAP là
600, số hộ điều tra côn trùng là 60 hộ/02 ấp.
Chọn mẫu theo phương pháp PPS(3)
Phương pháp thu thập số liệu
Phỏng vấn HGĐ bằng bộ câu hỏi. Quan sát
tình trạng vệ sinh trong và ngoài nhà bằng bảng
kiểm. Quan sát sự hiện diện của bọ gậy trong các
DCCN và VDPT và bắt muỗi Aedes trú ẩn trong
quần áo, chăn màn.
Phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm Stata 8.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Đặc tính của mẫu nghiên cứu (n = 600)
Đặc điểm mẫu nghiên cứu Tần số Tỷ lệ %
Nam 375 62,5 1 Giới
Nữ 225 37,5
≤ 35 190 31,7 2 Tuổi
> 35 410 68,3
Khác 139 23,2 3 Nghề nghiệp (NN)
Làm ruộng 461 76,8
≤ cấp I 342 57,0 4 Trình độ học vấn (TĐHV) > cấp I 258 43,0
Nghèo 56 9,3 5 Kinh tế HGĐ
Không nghèo 544 90,7
≤ 4 người 240 40,0 6 Số nhân khẩu trong HGĐ > 4 người 360 60,0
Không 353 58,8 7 HGĐ có TE<5t Có 247 41,2
Không 494 82,3 8 HGĐ có người từng
mắc SD/SXHD Có 106 17,7
* Nam giới chiếm 62,5%, có 68,3% đối
tượng có tuổi đời trên 35, 76,8% làm ruộng,
57% đối tượng TĐHV từ cấp I trở xuống. Có
9,33% là hộ nghèo. HGĐ có số nhân khẩu từ 4
người trở xuống chiếm 40%, tỷ lệ HGĐ có trẻ
em < 5 tuổi là 41,2% và có 17,7% HGĐ từng có
người mắc bệnh SD/SXHD. TĐHV ở mẫu này
có thấp hơn các tác giả khác(3,7).
Bảng 2: KT phòng chống SD/SXHD (n= 600)
Nội dung Tần số Tỷ lệ %
Không đúng 242 40,3 1 Hiểu biết dấu hiệu của bệnh SD/SXHD: Đúng 358 59,7
Không đúng 327 54,5 2 Biết dấu hiệu khi bệnh
chuyển nặng Đúng 273 45,5
Không đúng 112 18,7 3 Biết đường lây truyền
của bệnh Đúng 488 81,3
Không đúng 170 34,8 4 Biết muỗi vằn là trung gian truyền bệnh Đúng 318 65,2
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Nội dung Tần số Tỷ lệ %
Không đúng 41 8,4 5 Biết thời điểm đốt
người của muỗi Aedes: Đúng 447 91,6
Không đúng 12 2,5 6 Biết nơi đẻ trứng của
muỗi Aedes Đúng 476 97,5
Không đúng 130 21,7 7 Hiểu biết SD/SXHD có thể phòng tránh Đúng 470 78,3
Không đúng 44 7,3 8 Biết biện pháp phòng
chống SD/SXHD Đúng 556 92,7
Không đúng 113 18,8 9 Biết biện pháp diệt muỗi
Đúng 487 81,2
Không đúng 32 5,3 10 Biết biện pháp diệt bọ gậy Đúng 568 94,7
Tốt 300 50 11 Xếp loai KT chung Chưa tốt 300 50
* Chỉ 59,7% biết được các dấu hiệu thông
thường của bệnh SD/SXHD, 45,5% biết các dấu
hiệu chuyển nặng, 18,7% đối tượng không biết
đường lây truyền của bệnh. Biết muỗi vằn là
trung gian truyền bệnh, thời điểm đốt người,
nơi đẻ trứng lần lượt là 65,2%, 91,6% và 97,5%.
Biết biện pháp phòng chống bệnh, diệt muỗi
và kiểm soát bọ gậy là 97,5%, 81,2% và 94,7%.
KT chung tốt và chưa tốt bằng nhau (50%). KT
chung của các đối tượng trong mẫu có thấp
hơn các tác giả khác(3,7,9,11,13).
Bảng 3: KT phòng chống SD/SXHD theo các biến
đặc tính của mẫu
Biến số Phân loại
Số điều
tra
Số có
KT tốt
Tỷ lệ %
có KT tốt
P
value
Nam 375 181 48,2 Giới
Nữ 225 119 52,8
0,273
≤ 35 190 110 57,9 Tuổi
> 35 410 190 46,3
0,008
Khác 139 88 63,3
NN Làm
ruộng 461 212 46,0
0,000
≤ cấp I 342 139 40,7 TĐHV
> cấp I 258 161 62,4
0,000
Nghèo 56 16 28,6
Kinh tế HGĐ Không
nghèo 544 284 52,2
0,001
≤ 4
người 240 117 48,7 Số nhân khẩu
trong HGĐ > 4
người 360 183 50,8
0,617
Không 353 167 47,3 HGĐ có TE < 5t Có 247 133 53,8 0,115
HGĐ từng có Không 494 222 45,0 0,000
người mắc
SD/SXHD Có 106 78 73,6
* Người làm ruộng có KT tốt về phòng
chống SD/SXHD (46%) thấp hơn so với nhóm
người làm nghề khác (63,3%), tương tự ở nhóm
đối tượng có TĐHV thấp, nhóm hộ nghèo và
nhóm HGĐ chưa từng có người mắc bệnh.
Bảng 4: TĐ phòng chống SD/SXHD của người dân:
(n =600)
Nội dung Tần số Tỷ lệ %
Không có ý kiến 89 14,8
Dùng hóa chất 145 24,2 1
TĐ yêu thích
biện pháp
phòng chống
SD/SXHD:
Kiểm soát muỗi, bọ
gậy 366 61,0
Nhà nước phải lo 42 7,0
Dân phải tự làm 335 55,8 2
Quan điểm về
trách nhiệm
kiểm soát muỗi,
bọ gậy
Nhà nước và nhân
dân cùng làm 223 37,2
Đúng 342 57 3 Xếp loại chung TĐ Chưa đúng 258 43
* Có 61% đối tượng thể hiện TĐ yêu thích
biện pháp kiểm soát muỗi, bọ gậy trong phòng
chống SD/SXHD tại HGĐ. Chỉ có 37,2% cho rằng
trách nhiệm thuộc về cả hai, nhà nước và nhân
dân. Xếp loại chung, TĐ đúng 57%. Kết quả này
không khác với một số nghiên cứu khác(5,7).
Bảng 5: TĐ phòng chống SD/SXHD theo các biến
đặc tính của mẫu
Biến số Phân loại
Số
điều
tra
Số có
TĐ tốt
Tỷ lệ %
có TĐ
đúng
P
value
Nam 375 222 59,2 Giới
Nữ 225 119 52,8
0,131
≤ 35 190 106 55,8 Tuổi
> 35 410 235 57,3
0,725
Khác 139 77 55,4 NN
Làm ruộng 461 264 57,3 0,696
≤ cấp I 342 173 50,6 TĐHV
> cấp I 258 168 65,1
0,000
Nghèo 56 29 51,8
Kinh tế HGĐ Không
nghèo
544 312 57,4
0,423
≤ 4 người 240 129 53,7 Số nhân khẩu
trong HGĐ > 4 người 360 212 58,9 0,213
Không 353 200 56,7 HGĐ có TE < 5t Có 247 141 57,1 0,917
Không 494 277 56,1 HGĐ từng có
người mắc
SD/SXHD
Có 106 64 60,4 0,417
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
* Nhóm có TĐHV > cấp I thể hiện TĐ
đúng trong phòng chống SD/SXHD (65,1%)
cao hơn hẳn so với nhóm học vấn từ cấp I trở
xuống (50,6%).
Bảng 6: TH phòng chống SD/SXHD (n =600)
Nội dung Tần số Tỷ lệ %
Không 17 2,8
1. Ngủ mùng
Có 583 97,2
Không 440 73,3
2. Ngủ mùng kể cả đêm lẫn ngày: Có 160 26,7
Không 151 25,1
3. Đậy kín các dụng cụ
chứa nước: Có 449 74,9
Không 15 2,5
4. Súc rửa các DCCN: (bể chứa, lu, phuy) Có 585 97,5
Không đúng 306 51,0
5. Súc rửa các vật dụng
chứa nước: Đúng 294 49,0
Không đúng 30 5,0
6. Súc rửa định kỳ các DCCN: Đúng 570 95,0
Không đúng 381 63,5
7. Súc rửa định kỳ các
vật dụng chứa nước Đúng 219 36,5
Không đúng 198 33,0
8. Vứt bỏ các vật dụng
chứa nước: Đúng 402 67,0
Không 133 22,1
9. Sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi Có 467 77,9
Không đạt 199 33,1
10. Vệ sinh nhà ở: (quan
sát) Đạt 401 66,9
Không đạt 263 43,8
11. Vệ sinh môi trường quanh nhà: (quan sát) Đạt 337 56,2
Có 190 22,1
12. Có bọ gậy ở HGĐ: (quan sát) Không 410 77,9
Đúng 156 26
13. Xếp loại chung TH
Không đúng 444 74
* Chỉ có 26,7% HGĐ ngủ mùng kể cả đêm
lẫn ngày, 74,9% HGĐ đậy kín các dụng cụ
chứa nước, 95% HGĐ súc rửa các DCCN với
thời gian hợp lý (≤ 7 ngày). Chỉ 36,5 % trong số
49% HGĐ súc rửa các VDCN như lọ cắm hoa,
chậu nước dưới chân tủ thức ăn,với thời
gian hợp lý. 33% thường vứt các VDCN ra sân
hoặc ném xuống sông. Có đến 22,1% HGĐ
không sử dụng biện pháp xua, diệt muỗi nào
cả. Xếp loại chung thực hành đúng đạt 26%,
cao hơn nghiên cứu của Lý Lệ Lan 17,3%(7).
Bảng 7: TH phòng chống SD/SXHD theo các biến
đặc tính của mẫu
Biến số Phân loại
Số
điều
tra
Số có
TH
đúng
Tỷ lệ %
TH
đúng
P
value
Nam 375 94 25,1 Giới
Nữ 225 62 27,6
0,501
≤ 35 190 49 25,8 Tuổi
> 35 410 107 26,1
0,936
Khác 139 43 30,9
NN Làm
ruộng
461 113 24,5
0,130
≤ cấp I 342 77 22,5 TĐHV
> cấp I 258 79 30,7
0,025
Nghèo 56 9 16,1
Kinh tế HGĐ Không
nghèo 544 147 27,1
0,075
≤ 4 người 240 69 28,8 Số nhân khẩu
trong HGĐ > 4 người 360 87 24,2 0,210
Không 353 112 31,8 HGĐ có TE < 5
tuổi Có 247 44 17,8 0,000
Không 494 131 26,5 HGĐ từng có
người mắc
SD/SXHD
Có 106 25 23,6 0,532
* Nhóm TĐHV > cấp I và nhóm HGĐ không có trẻ
em < 5 tuổi có tỷ lệ TH đúng về phòng chống
SD/SXHD cao hơn nhóm còn lại.
* Kết quả điều tra côn trùng cho thấy nguy
cơ xảy ra dịch bệnh luôn luôn cao(10)
Chỉ số nhà có bọ gậy = 38%, chỉ số Breteau =
56, Chỉ số mật độ bọ gậy = 2,24, Chỉ số nhà có
muỗi = 40%, Chỉ số mật độ muỗi = 0,56
Bảng 8: Phân bố các vật chứa nước có trên địa bàn:
Hiện diện Đậy kín Bọ gậy Aedes Vật chứa nước
tại các HGĐ TS % TS % TS %
Bể chứa nước 106 17,7 61 57,6 36 33,9
Lu, phuy, chum 554 92,3 407 73,4 126 29,2
Chậu nước dưới
chân tủ thức ăn 120 20,0
26 21,7
Lọ cắm hoa 101 16,8 11 10,9
Hòn non bộ 15 2,5 5 33,3
VDPT chứa nước 82 13,7 48 58,5
* HGĐ có nắp đậy kín các dụng cụ lu, phuy,
chum là 73,4% và các bể chứa là 57,6%. 13,7%
HGĐ có các VDPT chứa nước xung quanh nhà
và nơi đây có tỷ lệ hiện diện bọ gậy Aedes cao
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
nhất (58,5%), tiếp đến là các bể chứa nước
(33,9%), hòn non bộ (33,3%), lu, phuy, chum
chứa nước (29,2%), chậu nước dưới chân tủ
thức ăn (21,7%), và trong các lọ cắm hoa là
(10,9%). Số DCCN có bọ gậy là 25,8%.
Bảng 9: Kênh truyền thông người dân tiếp cận:
(n=600)
Kênh truyền thông Tần số Tỷ lệ %
Không 308 51,3 1 Đài phát thanh,
radio Có tiếp cận 292 48,7
Không 247 41,2 2 Tivi truyền hình Có tiếp cận 353 58,8
Không 499 83,2 3 Nhân viên Y tế Có tiếp cận 101 16,8
* HGĐ tiếp cận chủ yếu qua tivi 58,8%,
48,7% tiếp cận qua loa truyền thanh địa
phương và radio, chỉ có 16,8% từ nhân viên Y
tế, các kênh khác rất thấp. Kết quả này khác
với các tác giả khác(3,7)
Bảng 10: Liên quan giữa KT với TH phòng chống
SD/SXHD (n=600)
TH Chưa đạt TH Đạt KT
TS % TS %
Chưa tốt 235 78,3 65 21,7
Tốt 209 69,7 91 30,3
χ²= 5,85 P = 0,016 OR = 1,57 KTC 95% = (1,07-2,31)
* Người có KT tốt về phòng chống
SD/SXHD có TH tốt cao gấp 57% so với những
người có KT chưa tốt (OR=1,57, P <0,05).
Bảng 11: Mối liên quan giữa KT với TH phòng
chống SD/SXHD kiểm soát bởi các biến đặc tính của
mẫu
Biến số OR thô OR phân tầng
Tỷ lệ % hiệu
số OR
P
value
Giới 1,574 1,566 0,51 0,769
Tuổi 1,574 1,586 0,75 0,788
NN 1,574 1,525 3,21 0,978
TĐHV 1,574 1,471 7,00 0,264
Kinh tế HGĐ 1,574 1,512 4,10 0,552
Số nhân khẩu trong
HGĐ 1,574 1,583 0,56 0,214
HGĐ có TE< 5t 1,574 1,675 6,02 0,744
HGĐ từng có
người mắc
SD/SXHD
1,574 1,660 5,18 0,269
* Các yếu tố giới, tuổi, NN, TĐHV, kinh tế
HGĐ, số nhân khẩu trong HGĐ, HGĐ có trẻ
em dưới 5 tuổi, HGĐ từng có người mắc
SD/SXHD đều không phải là yếu tố gây nhiễu
lẫn yếu tố kết hợp (tỷ lệ % hiệu số OR < 10 và P
value > 0,05).
KẾT LUẬN
Tỷ lệ người dân có KT tốt, TĐ, TH đúng về
phòng chống SD/SXHD còn thấp (tỉ lệ lần lượt là
50%, 57% và 26%).
Chỉ số nhà có bọ gậy là 38%, chỉ số Breteau =
56, chỉ số mật độ bọ gậy = 2,24 Chỉ số mật độ
muỗi = 0,56. Cả 4 chỉ số đều cao, vượt quá giá trị
an toàn.
Tỷ lệ có bọ gậy ở VDPT chứa nước là 58,5%,
bể chứa nước 33,9%, hòn non bộ 33,3%, lu, phuy,
chum chứa nước 29,2%, chậu nước dưới chân tủ
thức ăn 21,7%, lọ cắm hoa 10,9%. Tất cả các vật
chứa nước không được đậy kín, không được súc
rửa thường xuyên (≤ 7 ngày/lần) đều có chứa bọ
gậy muỗi Aedes.
Tỷ lệ người dân tiếp cận thông tin phòng
chống SD/SXHD chủ yếu qua tivi 58,8% và hệ
thống loa, đài phát thanh 48,7%. Đây cũng là
nguồn thông tin người dân ưa thích nhất, dễ tiếp
cận nhất (tivi 52,8%, loa đài phát thanh 30%).
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
KT và TH phòng chống SD/SXHD
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bộ Y tế (2000), Hướng dẫn giám sát, chẩn đoán và điều trị sốt
xuất huyết, Nhà xuất bản Y học.
2. Bộ Y tế-WHO (2001), Tài liệu giám sát phòng chống sốt xuất
huyết Dengue cho khu vực phía Nam và miền Trung, Đà Lạt
Lâm đồng, 2001, trang 1-52.
3. Chiaravalloti Neto F (2003), Dengue vector control and
community participation in Catanduva, Sao Paulo state, Brazil,
PubMed- indexed for MEDLINE.
4. Lê Vũ Anh chủ biên (1999), Bài giảng dịch tễ học, Nhà xuất bản
y học, tr.80- 58.
5. Lý Lệ Lan (2004), Khảo sát Kiến thức-Thái độ-Thực hành
phòng chống SXH của người dân quận 5, thành phố HCM
năm 2004, luận văn tốt nghiệp Bác sỹ chuyên khoa cấp 1
YTCC, TP HCM, 2004, trang 71-75.
6. Nguyễn Hoàng Dũng (2002), Kiến thức-Thái độ-Hành vi
trong phòng chống SXH của người dân tại thị trấn Ngã Năm,
huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng năm 2002, luận văn tốt
nghiệp Bác sỹ chuyên khoa cấp 1YTCC, TP HCM, 2002.
7. Nguyễn Văn Danh (2005), Kiến thức-Thái độ-Hành vi về
phòng chống SXH của người dân xã Phú Vinh, huyện Định
Quán, tỉnh Đồng nai năm 2005, luận văn tốt nghiệp Bác sỹ
chuyên khoa cấp 1 YTCC, TP HCM, 2005.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
8. Nguyễn Thị Kim Tiến, Viện Pasteur TP HCM (2003), Giám sát
và phòng chống SD/SXHD, năm 2003.
9. Sở Y tế Đồng Tháp, Trung tâm Y tế dự phòng (2005), Báo các
hoạt động phòng chống sốt xuất huyết năm 1995- 2005.
10. Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương (2002),
Hướng dẫn giám sát Dengue và phòng chống véc tơ, Nhà xuất bản
Y học, Hà Nội.
11. Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM (1998), Điều tra KAP
trong phòng chống SXH của người dân 8 phường xã trọng
điểm tại TP HCM.
12. Trương Quang Tiến (1998), Mô tả Kiến thức-Thái độ-Thực
hành của người dân vế SD/SXHD và quần thể véc tơ truyền
bệnh tại Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội, năm 1998.
13. Winch PJ (2002), Community- base dengue prevention
programs in Puerto Rico, impact on knowledge, behavior and
residental mosquito infestation, PubMed-indexed for
MEDLINE.
14. WHO (2002), Dengue and Dengue haemorrhagic fever, WHO,
website: www.who.int.mediacentrefactsheets/fs117/en/ date
July, 28th, 2006.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kien_thuc_thai_do_thuc_hanh_ve_phong_sot_dengue_sot_xuat_huy.pdf