Kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ trong việc chăm sóc rốn trẻ: Kết quả nghiên cứu dịch tễ học tại huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu tại Quận 8(4) cho thấy cũng còn tồn tại những sai lầm trong TH liên quan đến việc băng rốn, bôi rốn và rửa rốn như ở Cần Giờ nhưng kết quả tại Cần Giờ cho thấy các bà mẹ có nhiều tiến bộ vì thực hành đúng nhiều hơn ở Quận 8 là nơi chỉ có 2 TH đúng: bôi rốn khi rốn đã rụng và giữ cuống rốn khô khi tắm trẻ. Nghiên cứu từ Narobi của Obimbo E, Musoke RN, Were F(21) cho thấy có 66% bà mẹ có TH chăm sóc rốn sau khi sinh tốt, 54% bà mẹ có TH chăm sóc rốn tốt cho đến rốn lành. Nghiên cứu phân tích tổng quan của Zupan J, Garner P, Omari AAA(29) cho thấy tại các nước đang phát triển việc bôi rốn được thực hiện với nhiều loại thuốc sát khuẩn có chứa kháng sinh hoặc không, nhưng tất cả thuốc sát khuẩn đều làm kéo dài thời gian rụng rốn, làm gia tăng sự lo lắng cho các bậc cha mẹ và nghiên cứu ủng hộ việc để rốn khô. Nghiên cứu của Pezzati M, Rossi S, Tronchin M, Dani C, Filippi L, Rubaltelli FF(55), so sánh việc bôi rốn với Salycylic sugar power và chlorhexidine thì nhận thấy Salycylic sugar power tốt hơn vì là thuốc dạng bột, dễ làm khô rốn hơn. Nghiên cứu của Golombek SG, Brill PE, Salice AL(35) lại tổng kết việc bôi rốn bằng alcohol và dung dịch 3 màu với kết luận là dùng dung dịch 3 màu trước tiên sau đó dùng alcohol 1 lần/ngày là thuận lợi và an toàn. Nghiên cứu của Axelsson I(23) đề nghị nên giữ khô rốn tự nhiên thì tốt hơn. Nghiên cứu của Pezzati M, Biagioli EC, Martelli E, Gambi B, Biagiotti R, Rubaltelli FF(55) so sánh 8 loại thuốc sát khuẩn bôi rốn gồm alcohol 70%, bột salycylic sugar, dung dịch 3 màu, bột micronized green clay, bột colloid silver- benzyl-peroxide, bột neomycin-bacitracin, basic fuschine 1% và để rốn khô thự nhiên. Báo cáo của BV Nhi đồng Wisconsin(31) lại khuyên nên sử dụng nước chín hoặc để rốn khô. Nghiên cứu của Adrea Guala, Guido Pastore, Vasco Garipoli, Mario Agosti, Marco Vitali, Vianni Bona(21) lại cổ súy cho việc dùng thảo dược bôi vào rốn. Nhìn chung, qua các nghiên cứu phân tích tổng quan trên thế giới, việc TH bôi rốn thật phong phú, từ những chất bôi rốn đã được chứng minh là an toàn đến những bôi rốn còn mang tính tôn giáo, thần bí và thiếu khoa học như tàn thuốc, dầu, bơ, gia vị, cỏ và bùn. Một trong những chất nguy hiểm bôi vào rốn trẻ là phân bò, gà và chuột, bơ nấu lỏng ra, sữa trâu bôi vào rốn, cũng là một nguyên nhân gây UVR(19,26). Như thế, theo Zupan J, Garner P, Omari AAA(29) TH bôi rốn tùy theo trình độ234 phát triển về khoa học, kinh tế của từng quốc gia cũng như sự lớn mạnh của mạng lưới y tế cơ sở, nơi thực hiện chăm sóc đầu tiên cho trẻ sơ sinh.

pdf12 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 67 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ trong việc chăm sóc rốn trẻ: Kết quả nghiên cứu dịch tễ học tại huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
225 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ TRONG VIỆC CHĂM SÓC RỐN TRẺ: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC TẠI HUYỆN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Huỳnh Thị Duy Hương* TÓM TẮT Mục đích nghiên cứu: Nhiễm khuẩn rốn (NKR) và uốn ván rốn (UVR) là một vấn đề y tế công cộng rất đáng quan tâm ở nước ta vì tần số xuất hiện khá phổ biến trong cộng đồng. Tỷ lệ NKR được ghi nhận tại các Bệnh viện (BV) ở Thành phố Hồ Chí Minh dao động từ 23% đến 43%; trong số này, có vài trường hợp cá biệt nặng dẫn đến nhiễm khuẩn huyết. Ở các nước đã phát triển, từ 1984 đã có nhiều nghiên cứu về chăm sóc rốn như thế nào là an toàn và lợi ích nhất, nhằm tránh NKR, UVR xảy ra tại bệnh viện cũng như khi trẻ xuất viện về nhà. Một trong những yếu tố có thể làm gi a tăng nguy cơ NKR và UVR là những hủ tục và tập quán nuôi con có hại gây mất vệ sinh trong việc chăm sóc rốn trẻ trong cộng đồng. Do đó, nghiên cứu này có mục tiêu chính là tìm hiểu các đặc trưng cá nhân và xã hội (ĐTCNXH) cũng như kiến thức, thái độ, thực hành (KT-TĐ-TH) chăm sóc rốn trẻ sơ sinh (CSRTSS) của các bà mẹ. Phương pháp nghiên cứu: Công trình nghiên cứu được thiết kế như là một nghiên cứu cắt ngang và mô tả. Địa điểm nghiên cứu là huyện Cần Giờ, một huyện ngoại ô thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng nghiên cứu gồm 265 bà mẹ đang nuôi con tuổi dưới 4 tháng, và những trẻ em này chưa từng được chẩn đoán nhiễm khuẩn rốn. Các dữ liệu về kiến thức (như phương pháp chăm sóc, hiểu biết dịch tiết, thời gian rụng rốn), thái độ (bao gồm tháo băng, không tắm rốn, giữ cuốn rốn khô sạch), và thực hành chăm rốn (như băng rốn, bôi rốn, tắm rốn, lau rốn) được thu thập dựa vào một bộ câu hỏi đã được kiểm định trước. Ngoài ra, các thông tin liên quan đến bà mẹ như tuổi, nghề nghiệp, học vấn, thành phần kinh tế, số con hiện có cũng được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp từng bà mẹ. Kết quả: Tuổi trung bình của các bà mẹ là 27 (22-29), với khoảng 60% tuổi trên 25. Khoảng 60% bà mẹ là nội trợ hoặc không có việc làm ổn định, 62% có trình độ học vấn cấp 1, 62% có hai con trở lên, và 35% được xem là có khó khăn về kinh tế gia đình. Khoảng 2/3 bà mẹ sinh đẻ ở các trung tâm y tế cấp huyện hoặc bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Về chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, trong số 265 bà mẹ, chỉ có 80 người (30%) có kiến thức đúng, 69% (n = 184) có thái độ đúng, và 33% (n = 88) có những thực hành đúng hay và thích hợp. Kết luận: Kết quả của nghiên cứu này cho thấy ở các bà mẹ, ngay cả những người đã có 2 con trở lên, kiến thức và thực hành chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh còn rất hạn chế, nhưng phần lớn họ có thái độ chăm sóc đúng và thích hợp. Các kết quả trên đây nêu lên một nhu cầu cấp thiết về hướng dẫn cho các bà mẹ về phương cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh nhằm góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn rốn và uớn ván rốn ở quy mô cộng đồng. ABSTRACT KNOWLEDGE, ATTITUDE, AND PRACTICE TOWARDS POST-NATAL CORD CARE AMONG MOTHERS IN CẦN GIỜ DISTRICT (HO CHI MINH CITY): RESULTS OF AN EPIDEMIOLOGICAL STUDY IN CAN GIO DISTRICT, HO CHI MINH CITY Huynh Thi Duy Huong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 - No 4 - 2007: 223 - 231 Purpose:Umbilical infection and umbilical tetanus represent an important public health problem in Vietnam, because a large number of newborn babies are exposed to the disorders in the general population. Recent hospital-based estimates suggest that the prevalence of umbilical infection varied between 23% and 43%; of which, some serious cases * Bộ môn Nhi - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 226 subsequently developed sepsis. In developed countries, since 1984 there have been numerous studies and guidelines of umbilical core care in hospital as well as at home. Among the factors that contribute to the risk of umbilical infection and umbilical tetanus is the unhygienic practice of cord care which is influenced by traditional culture and belief among mothers. Therefore, the present study was aimed at examining the knowledge, attitude, and practice towards post-natal cord care among mothers with newborn babies. Method: The study was designed as a cross-sectional and descriptive survey, which had been taken place in Can Gio, a semi-rural district of Ho Chi Minh City. The study’s participants included 265 mothers with a child aged less than 4 months old. None of the children was diagnosed with umbilical infection or umbilical tetanus. Information on knowledge (methods of care, understanding of umbilical mucus, and time of umbilical removal), attitude towards hygiene of natal cord, and practice of cord care were collected by a structured questionnaire which had previously been validated. In addition, data on mother’s age, occupation, educational levels, family economic status, and parity were also obtained from each mother by direct interview. Results: The average age of mothers was 27 (range: 22-29), with approximately 60% having age above 25 years. Approximately 60% of mothers was housewife or did not have stable job, 62% with some primary education, 62% had at least 2 children, and 35% was considered poor or “economic hardship”. Approximately two-thirds of mothers gave birth in local medical centres or hospitals in Ho Chi Minh City. Among the 265 mothers studied, only 80 (30%) answered correct questions on the knowledge of cord care, 69% (n = 184) had appropriate attitude towards cord care, and 33% (n = 88) practised appropriate cord care. Conclusions: These results indicate that among mothers with low socio-economic background, even among those with at least 2 children, there was an inadequate knowledge and inappropriate practice of post-natal cord care, despite the fact that most of them had correct attitude towards cord care. These results also suggest that there is an urgent need to develop guidelines and educational program of post-natal cord care for mothers in an effort to reduce the prevalence of umbilical infection and umbilical tetanus in the general community. ĐẶT VẤN ĐỀ Tại các nước đang phát triển, uốn ván rốn (UVR) và nhiễm khuẩn rốn (NKR) là những nguyên nhân chính đưa đến tử vong ở trẻ sơ sinh. Mỗi năm, theo tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) độ 500.000 trẻ chết do UVR và độ 460.000 trẻ chết vì những hậu quả của nhiễm khuẩn nặng(26). Một trong 3 yếu tố thường gặp sự tồn tại những hủ tục nuôi con, những thói quen tập quán có hại gây mất vệ sinh trong việc chăm sóc rốn trẻ ở cộng đồng dân cư. Từ 1984 có rất nhiều nghiên cứu, thảo luận quanh việc “chăm sóc rốn như thế nào là an toàn và lợi ích nhất”, nhằm tránh NKR, UVR xảy ra tại bệnh viện cũng như khi trẻ xuất viện về nhà, tập trung chủ yếu tại các nước phát triển(7,8,10,18,26,27,28). Tại những nước đang phát triển còn ít nghiên cứu về vấn đề này(9,14,16,17,23). Tại Việt Nam, tỷ lệ NKR được ghi nhận tại các Bệnh viện (BV) Thành phố Hồ Chí Minh thay đổi từ 23% đến 43%(1,2,3). Nghiên cứu này chỉ tập trung ở yếu tố thứ 3 làm gia tăng tần suất NKR và UVR ở những nước đang phát triển là “Sự tồn tại những hủ tục nuôi con, những thói quen tập quán có hại gây mất vệ sinh trong việc chăm sóc rốn trẻ ở cộng đồng dân cư”(26) qua các mục tiêu: 1) Xác định tỷ lệ các đặc trưng cá nhân và xã hội (ĐTCNXH) của các bà mẹ đang chăm sóc rốn trẻ sơ sinh tại Cần Giờ 2) Xác định tỷ lệ kiến thức, thái độ, thực hành (KT-TĐ-TH) chăm sóc rốn trẻ sơ sinh (CSRTSS) của các bà mẹ. 227 Khía cạnh dịch tễ của nhiễm khuẩn rốn sơ sinh Trên thế giới, tỷ lệ NKR sơ sinh tương đối hiếm ở các nước phát triển(26), nhưng những trường hợp đơn lẻ và các dịch nhỏ NKR vẫn xảy ra dù việc sinh trong các bệnh viện đã được thực hiện vô trùng(26). NKR thường gặp nhiều hơn ở những nước đang phát triển(27,28). Theo nghiên cứu tổng quan của TCYTTG, mỗi năm độ 500.000 trẻ chết do UVR và độ 460.000 trẻ chết vì những hậu quả của nhiễm khuẩn nặng(26). Nguồn lây chính cho bệnh lý này là việc sử dụng phân bò thoa lên rốn, đây là một thực hành có nguồn gốc từ tôn giáo hay phong tục tập quán, nhất là ở An Độ, Pakistan, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ và những quốc gia Châu Phi như Zạre, Nigeria, Sudan. Ngay tại Hoa kỳ năm 1998 vẫn còn báo cáo có ca UVR tại Montana(15). Một nghiên cứu tại Pakistan năm 2004 cho thấy trong 3 năm đã có 125 bệnh nhi UVR(23). Nghiên cứu tại đô thị ở Ấn Độ cho thấy tỷ lệ mới mắc của NKR là 30/1000, tỷ lệ bệnh mới mắc của NKR của sơ sinh tại bệnh viện là 2,3%; tại nhà là 21,3%(24). Theo Obimbo và cộng sự, tại khoa Nhi, Đại học Nairobi, Kenya trong một nghiên cứu về KT-TĐ-TH của các bà mẹ và KT của NVYT liên quan đến vấn đề CSRTSS, cho thấy các bà mẹ có KT tốt trong việc giữ vệ sinh khi cắt rốn nhưng lại không biết và TH sai việc CSRTSS sau khi sinh(21). Điểm qua tình hình tại Việt Nam, ta có thể thấy rằng tỷ lệ mới mắc của NKR tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa rõ. Tuy nhiên có thể xem qua một vài con số về NKR của BV Nhi Đồng 1 TP.HCM như sau: tỷ lệ NKR thay đổi từ 23,1 đến 42,3% trên tất cả các bệnh nhiễm khuẩn và chiếm từ 3,3 đến 11,2% trẻ nhập khoa Sơ sinh. Trong 5 loại bệnh nhiễm khuẩn thường gặp tại khoa Sơ sinh, tỷ lệ NKR đứng nhất trong 2 năm và đứng thứ nhì trong 3 năm. Trong 5 năm, tại khoa Sơ sinh, BV Nhi Đồng 1 có 10 trường hợp UVR được báo cáo(1,2,3). Một nghiên cứu năm 2000 tại quận 8 TP HCM, cho thấy bà mẹ có KT tốt, TĐ tốt trong việc CSRTSS, nhưng TH còn nhiều vướng mắc và chịu nhiều ảnh hưởng của mẹ chồng, mẹ ruột(4). ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tiêu chí chọn vào nhóm nghiên cứu Tất cả các bà mẹ đang nuôi con dưới 4 tháng tuổi, cư trú tại huyện Cần Giờ, Tp. HCM, chưa từng được chẩn đoán NKR từ nhân viên y tế . Tiêu chí loại ra khỏi nhóm nghiên cứu Bà mẹ bị chậm phát triển tâm thần hoặc có những biểu hiện bệnh lý về tâm thần kinh, đã từng được chẩn đoán là NKR bởi nhân viên y tế. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang, mô tả và phân tích Cỡ mẫu Theo công thức tính cỡ mẫu cho mục tiêu ước lượng một tỷ lệ với sai số nhất định, với : = 0,05; do đó Z(1-/2) = 1,96, p = là tỷ lệ các bà mẹ có KT, TĐ, TH đúng, mong đạt được trong nghiên cứu. Trong 1 nghiên cứu về KT-TĐ-TH về CSRTSS của các bà mẹ đang tại Quận 8 năm 2000(4), tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức đúng là 0,35; thái độ hợp tác là 0,64; thực hành đúng là 0,25. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn tỷ lệ cho mẫu được chọn là lớn nhất, do đó p = 0,64; d= độ chính xác tuyệt đối= 0,07. Chúng tôi được n= 180, dự trù khoảng 10% các bà mẹ sẽ không trả lời đầy đủ các câu phỏng vấn, chúng tôi có cộng thêm 10% của mẫu cần thu thập, tức 18 người. Vậy mẫu cần thu thập là 180 + 18 = 198, làm tròn 200. Do số bà mẹ hiện cư ngụ tại địa phương khoảng gấp rưỡi số mẫu dự kiến nên chúng tôi quyết định phương pháp lấy mẫu toàn thể 228 để đảm bảo tính chính xác của ước lượng và tránh các sai lầm có thể có do việc chọn mẫu không đại diện. Biến số nghiên cứu Các biến số về kiến thức, thái độ và thực hành (biến phụ thuộc)  Các biến số kiến thức về CSRTSS là biến số nhị giá với hai giá trị: kiến thức đúng và kiến thức chưa đúng, bao gồm các biến kiến thức sau đây: thời gian rốn rụng; phương pháp chăm sóc rốn: giữ rốn không ướt lúc tắm trẻ, tháo băng rốn đã được NVYT quấn kín lúc rời nhà bảo sanh, không băng rốn kín (khi rốn chưa rụng), không băng rốn kín (khi rốn đã rụng), giữ rốn khô và sạch; dịch tiết tại rốn gồm dịch sinh lý, dịch bệnh và biến số kiến thức chung.  Các biến số thái đo về CSRTSS là biến số nhị giá với hai giá trị: thái độ hợp tác (đúng) hoặc không không hợp tác (chưa đúng), với việc: tháo băng rốn đã được NVYT băng kín lúc rời nhà bảo sanh; không tắm rốn đồng thời lúc tắm trẻ (khi rốn chưa rụng); giữ cuống rốn luôn khô sạch (khi rốn chưa rụng); không bôi bất kỳ dung dịch nào lên chồi rốn trẻ và biến số thái độ chung.  Các biến số thực hành về CSRTSS là biến số nhị giá với hai giá trị: thực hành đúng và thực hành chưa đúng gồm: không băng rốn; không bôi thuốc lên rốn lúc rốn chưa rụng, không bôi thuốc lên rốn lúc rốn đã rụng; giữ rốn khô khi tắm trẻ; lau rốn và biến số thực hành chung. Những đặc trưng cá nhân và xã hội (ĐTCNXH) (biến độc lập)  Những biến số đặc tính của bà me Tuổi: Hai lớp: từ 25 tuổi trở lên; từ 24 tuổi trở xuống. Nghề nghiệp: Hai lớp: có nghề nghiệp; nội trợ (thất nghiệp). Học vấn: Hai lớp: từ cấp 2 trở lên; từ cấp 1 trở xuống. Số con: Hai nhóm: nhóm từ 2 con trở lên; nhóm chỉ có 1 con. Khoảng cách sinh: Hai nhóm:nhóm trên 2 năm; nhóm từ 2 năm trở xuống. Nơi sinh: 2 nhóm: nhóm sinh con tại TTYT huyện, BV TP HCM; nhóm sinh con tại nhà, bệnh viện tư. Kinh tế gia đình (theo phân loại của chính quyền địa phương): Được chia hai nhóm: nhóm 1: từ trung bình đến giàu; nhóm 2: nghèo.  Biến số đặc tính của con: Nam hoặc nữ Phương pháp xử lý & phân tích dữ liệu Thang điểm đánh giá kiến thức chăm sóc rốn trẻ sơ sinh Kiến thức đúng được tính 1 điểm và chưa đúng tính 0 điểm theo thang điển cắt đoạn ở 75% tổng số điểm. Thang điểm đánh giá thái độ chăm sóc rốn trẻ sơ sinh Thái độ đúng được tính 1 điểm và chưa đúng tính 0 điểm theo thang điểm cắt đoạn ở 75% tổng số điểm. 229 Thang điểm đánh giá thực hành chăm sóc rốn trẻ sơ sinh: Thực hành đúng được tính 1 điểm và chưa đúng tính 0 điểm theo thang điển cắt đoạn ở 75% tổng số điểm. KẾT QUẢ Các đặc trưng cá nhân và xã hội của các bà mẹ trong nghiên cứu Bảng 1: Những đặc trưng cá nhân và xã hội của các bà mẹ và trẻ trong nghiên cứu Đặc ñiểm ñối tượng n=265 % ≥ 25 156 58,87 Nhóm tuổi mẹ ≤ 24 109 41,13 Có nghề nghiệp 107 40,38 Nhóm nghề nghiệp Nội trợ(thất nghiệp) 158 59,62 ≥ cấp 2 102 38,49 Nhóm học vấn < cấp 2 163 61,5 ≥ 2 con 141 53,21 Tổng số con hiện có 1 con 124 46,79 Nam 137 51,7 Giới tính trẻ Nữ 128 48,3 TTYT Huyện, BV TP.HCM 178 67,17 Nơi sinh của trẻ Nhà, TTYT Xã, BV tư 87 32,83 > 2 năm 115 43,4 Khoảng cách lần sinh này với lần sinh trước ≤ 2 năm 150 56,6 ≥ Trung bình 174 65,66 Phân loại kinh tế Nghèo 91 34,34 Kết quả kiến thức chăm sóc rốn trẻ sơ sinh của các bà mẹ Bảng 2: Kiến thức chăm sóc rốn trẻ sơ sinh của bà mẹ Nội dung n=265 % Biết thời gian rốn rụng 265 Đúng (5  15 ngày sau sinh) 234 88,3 Chưa ñúng (ngoài giới hạn trên) 31 11,7 Biết phương pháp chăm sóc rốn ñúng 265 Đúng 205 77,36 Giữ rốn không ướt lúc tắm (khi rốn chưa rụng) (n=265) Chưa ñúng 60 22,64 Đúng 199 75,09 Tháo băng rốn ñược NVYT quấn kín lúc rời nhà bảo sinh (n=265) Chưa ñúng 66 24,91 Đúng 4 1,51 Không băng rốn kín (khi rốn chưa rụng) (n=265) Chưa ñúng 261 98,49 265 Giữ rốn luôn khô và sạch khi rốn chưa rụng (n=265) Đúng 265 100 265 Đúng 96 36,23 Không băng rốn kín (khi rốn ñã rụng) (n=265) Chưa ñúng 169 63,77 Hiểu biết các dịch tiết tại rốn 265 Đúng 117 44,15 Dịch sinh lý (n=265) Chưa ñúng 148 55,85 230 Nội dung n=265 % Đúng 238 89,81 Dịch bệnh lý (n=265) Chưa ñúng 27 10,19 Đúng 80 30,19 Kiến thức chung (thời gian rụng rốn+ chăm sóc+ dịch rốn) (n=265) Chưa ñúng 185 69,81 Kết quả thái độ chăm sóc rốn trẻ sơ sinh của các bà mẹ Bảng 3: Thái độ với việc chăm sóc rốn trẻ sơ sinh của bà mẹ Nội dung n=265 % Đồng ý 194 73,21 Tháo băng rốn ñược NVYT quấn kín lúc rời bảo sinh (n= 265) Không ñồng ý 71 26,79 Đồng ý 234 88,30 Không tắm rốn ñồng thời lúc tắm trẻ(khi rốn chưa rụng) (n= 265) Không ñồng ý 31 11,70 Đồng ý 253 95,47 Giữ cuống rốn luôn khô sạch(khi rốn chưa rụng) (n=265) Không ñồng ý 12 4,53 Đồng ý 67 25,28 Không bôi bất kỳ một dung dịch nào lên rốn trẻ (n=265) Không ñồng ý 198 74,72 Đồng ý hợp tác 184 69,43 Thái ñộ chung (gồm 4 thái ñộ trên) (n=265) Chưa ñồng ý hợp tác 81 30,57 Kết quả về thực hành chăm sóc rốn trẻ sơ sinh của các bà mẹ Bảng 4: Thực hành chăm sóc rốn trẻ sơ sinh của bà mẹ Nội dung n=265 % Thực hành ñúng: chưa từng ñược băng 2 0,75 Băng rốn Thực hành chưa ñúng: ñã từng băng rốn 263 99,25 Thực hành ñúng (không bôi, cồn, iode) 142 53,6 Bôi rốn (khi rốn chưa rụng) (n=265) Thực hành chưa ñúng 123 46,4 Thực hành ñúng (không bôi, cồn, iode) 184 71, 04 Bôi rốn (khi rốn ñã rụng) (n=259) Thực hành chưa ñúng 75 28, 96 Tắm rốn (rửa rốn) Thực hành ñúng (luôn giữ rốn khô) 265 100 Thực hành ñúng (bằng vải sạch, băng gạc sạch) 255 96,23 Lau rốn (n=265) Thực hành chưa ñúng 10 3,77 Thực hành ñúng 88 33,21 Thực hành chung (băng, rửa, bôi rốn) (n=265) Thực hành chưa ñúng 177 66,79 Kết qủa kiến thức (thái độ, thực hành) đúng của các bà mẹ về chăm sóc rốn sơ sinh P kiến thức đúng của các bà mẹ Bảng 5: Tỷ lệ kiến thức của bà mẹ về chăm sóc rốn trẻ sơ sinh (n=265) Điểm cắt ñoạn Điểm kiến thức Tần suất (n) KTC 95% (%) 231 ≤ 75% 0 – 5 ñiểm (chưa ñúng) 185 69,89 75% 6 – 8 ñiểm (ñúng) 80 20,63- 35,75 30,19 Kiến thức đúng (6 - 8 điểm) chiếm tỷ lệ 30,19 %, vậy tỷ lệ về kiến thức đúng = 0,3. P thái độ đúng của các bà mẹ Bảng 6: Tỷ lệ thái độ của bà mẹ về chăm sóc rốn trẻ sơ sinh (n=265) Điểm cắt ñoạn Điểm thái ñộ Tần suất (n) KTC 95% (%) ≤ 75% 0-3 ñiểm (chưa hợp tác) 81 30,57 75% 4 ñiểm (hợp tác) 184 63,85- 75,02 69,43 Thái độ đúng (4 điểm) chiếm tỷ lệ 69,43%, vậy tỷ lệ về thái độ đúng = 0,69 P thực hành đúng của các bà mẹ Bảng 7: Tỷ lệ thực hành của bà mẹ về chăm sóc rốn trẻ sơ sinh (n=265) Điểm cắt ñoạn Điểm thực hành Tần suất (n) KTC 95% (%) ≤ 75% 0-3 ñiểm (chưa ñúng) 177 66,79 75% 4 - 5 ñiểm (ñúng) 88 27,5- 38,91 33,21 Thực hành đúng (4 -5 điểm) chiếm tỷ lệ 33,21%, vậy tỷ lệ về thực hành đúng = 0,33 BÀN LUẬN Các đặc trưng cá nhân và xã hội của bà mẹ và trẻ trong nghiên cứu Do cách chọn mẫu toàn thể với 22 khu vực điều tra được phân phối trên toàn diện tích huyện Cần Giờ, 265 trẻ với tỷ lệ của trẻ nam và nữ dưới 4 tháng được phân bố khá đều (51,7% và 48,3%) nói lên tính đại diện của mẫu. 265 trẻ có đặc tính: tuổi nhỏ nhất: 24 ngày, lớn nhất: 120 ngày, tuổi trung bình: 77 ngày, con thứ nhất (46,8%). Huyện Cần Giờ là nơi có tỷ lệ có trẻ sinh tại BV chiếm đa số (67,17%), sinh tại các TTYT chiếm 32,03%, sinh tại nhà chỉ có 0,8%. Điều này cho thấy mức độ tin tưởng của các bà mẹ vào y tế gần như là tuyệt đối và cho phép chúng ta hy vọng vào sự thành công của các chương trình GDSK về CSRTSS nếu được thực hiện trên các đối tượng này. Một khi rốn trẻ “có vấn đề”, việc CSRTSS trong tháng đầu tiên do người trong gia đình không liên quan đến ngành y đảm nhận (91,7%). Điều này phù hợp với quan niệm“trong tháng đầu không nên cho trẻ sơ sinh ra khỏi nhà” đã ăn sâu trong suy nghĩ của các bà mẹ bao đời nay. Qua phỏng vấn 265 bà mẹ, chúng tôi có những kết quả sau: tuổi mẹ trên 25 tuổi (58,87%), tuổi trung bình của mẹ: 27 tuổi; nội trợ (thất nghiệp) là chủ yếu (59,62%); học vấn trình độ cấp 1 chiếm đa số (58,1%). Kinh tế gia đình theo số liệu của chính quyền địa phương thì trung bình chiếm đa số (49,4%). Nhìn chung đây là một quần thể tương đối trẻ, phần lớn các bà mẹ hiểu các câu hỏi phỏng vấn, hợp tác tốt, có trình độ học vấn thấp, có mức sống trung bình, sinh ít con và thất nghiệp đông. Kiến thức của các bà mẹ về chăm sóc rốn sơ sinh Phỏng vấn 265 bà mẹ 8 câu hỏi về những kiến thức liên quan đến CSRTSS. chúng tôi có kết quả như sau: hầu hết các bà mẹ đều rất tự tin khi nói về thời gian rụng rốn, đây là những kinh nghiệm dân gian được truyền dạy từ bao đời, theo các bà mẹ thì trẻ nào có thời gian rụng rốn kéo dài là trẻ “lì lợm” chứ không nghĩ đến những bất thường tại rốn do nhiễm khuẩn, do cấu tạo cơ thể học cũng như những rối 232 loạn về miễn dịch đưa đến việc chậm rụng rốn(5,6,11,12,13,15,20,22,25) hay khi trẻ phải dùng kháng sinh, nuôi ăn tĩnh mạch, chiếu đèn thì thời gian rụng rốn cũng kéo dài(6). Các bà mẹ Cần Giờ cũng cho rằng cần phải băng rốn cho trẻ để tránh tình trạng NKR trong giai đoạn rốn chưa rụng cũng như cần phải cần phải băng rốn cho trẻ sau khi rốn rụng để tránh cho trẻ bị “đau bụng do hở gió” điều này cho thấy việc băng rốn trẻ là một nếp nghĩ đã ăn sâu vào đầu óc các bà mẹ, là kinh nghiệm kế thừa do nhiều thế hệ trước truyền lại, các bà mẹ xem đây là một hành động để bảo vệ trẻ tránh những yếu tố gây hại của môi trường bên ngoài như bụi bặm, khí dơCác dân tộc ở An Độ, Pakistan, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ và ở những quốc gia Châu Phi như Zạre, Nigeria, Sudan cũng có những suy nghĩ về CSRTSS không đúng, vẫn băng rốn và do đó NKR, UVR vẫn còn tồn tại(15). Các bà mẹ ở Ý cũng đã từng băng rốn trẻ bằng gạc khô. Việc trẻ em Malaysia, Thái lan băng rốn vẫn tồn tại mặc dù đã có nhiều khuyến cáo nên loại bỏ(8). Xét thấy cũng tương đương như cách suy nghĩ của bà mẹ Việt nam, tất cả các bà mẹ đều hiểu băng rốn là cần thiết để bảo vệ con. So với nghiên cứu tại Quận 8 năm 2000(4) kết quả cũng tương tự khi xem xét tần suất các câu trả lời đúng cũng như trả lời chưa đúng, các bà mẹ dù ở đâu thành thị hay thôn quê cũng có nếp suy nghĩ giống nhau, rất thiết tha với việc băng rốn, rửa rốn và bôi rốn cho con vì cho đó là những cách bảo vệ con tránh những khí độc bụi bẩn từ môi trường ngoài. Nghiên cứu của Obimbo E, Musoke RN, Were F cũng cho thấy về KT 40% bà mẹ hiểu đúng cách chăm sóc rốn, 51% các bà mẹ hiểu phải chăm sóc rốn sau sinh cho đến khi rốn rụng(21), các tỷ lệ này cũng tương tự như nghiên cứu của chúng tôi. Thái độ của các bà mẹ về chăm sóc rốn trẻ sơ sinh Phỏng vấn 265 bà mẹ về thái độ liên quan đến CSRTSS chúng tôi có kết quả như sau: ngoài việc rất thích băng rốn, các bà mẹ đều thích bôi một dung dịch nào đó lên rốn trẻ với suy nghĩ là làm ấm bụng trẻ, là bảo vệ trẻ tránh không khí độc bên ngoài. Khảo sát ghi nhận các chất liệu có thể được bà mẹ sử dụng bôi lên rốn cho trẻ là: thuốc đỏ, cồn, iode, dầu nóng, phấn rôm, kháng sinh, các loại pommade do bệnh viện cung cấp và một số thuốc gia truyền không rõ loại. Tai hại hơn nữa vẫn còn một số bà mẹ thích dùng tiêu xay nhuyễn, bôi lên rốn trẻ với mong muốn rốn trẻ mau khô ráo. Nghĩa là bà mẹ có thể bôi lên rốn trẻ tất cả những gì mà họ cho là tốt cho trẻ. Điều này sẽ rất bất lợi đến sinh lý rụng rốn bình thường nếu chất liệu được bôi không phù hợp và thậm chí còn có hại cho sức khỏe của trẻ, làm tần suất NKR gia tăng. Nghiên cứu tại Quận 8(4) có kết quả tương tự, các bà mẹ không đồng ý tháo băng rốn và rất thích bôi một loại thuốc nào đó lên rốn. Các chất liệu có thể được bà mẹ sử dụng bôi lên rốn cho trẻ là: thuốc đỏ, cồn, iode, dầu nóng, phấn rôm, kháng sinh, các loại pommade do bệnh viện hoặc phòng mạch tư ghi toa và một số thuốc gia truyền không rõ loại. Một số bà mẹ thích dùng tiêu xay nhuyễn, thuốc xỉa, ruột thuốc lá và vẫn có số ít bà mẹ dùng phân bò bôi lên rốn trẻ với mong muốn rốn trẻ mau khô. Như thế trong khi chất liệu mà các bà mẹ Cần Giờ thích bôi rốn trẻ nhiều nhất là tiêu xay nhuyễn, thì bà mẹ ở Quận 8 lại chuộng thuốc xỉa và phân bò(4). Trong nghiên cứu của Obimbo E, Musoke RN, Were F cũng cho thấy do các bà mẹ sợ rốn nhiễm bẩn, không lành nên đều thích băng rốn trẻ cho ấm bụng; sợ rốn không khô nên bôi rốn cho trẻ bằng bột hoặc một chất gia truyền nhằm bảo vệ trẻ(21), để xua đuổi hồn ma tránh xa khỏi trẻ(26). 233 Thực hành của các bà mẹ về chăm sóc rốn trẻ sơ sinh Phỏng vấn 265 bà mẹ về các TH liên quan đến CSRTSS chúng tôi có kết quả như sau: bốn TH được nhiều bà mẹ thực hiện đúng: giữ cuống rốn khô khi tắm trẻ, lau rốn đúng. Việc bôi rốn khi rốn chưa rụng, bôi rốn đúng khi rốn đã rụng cũng còn nhiều bà mẹ TH sai nhưng TH mà các bà mẹ thực hiện chưa đúng nhiều nhất là: băng rốn trẻ. Trong nhóm TH chưa đúng với việc băng rốn, qua phỏng vấn chi tiết, chúng tôi ghi nhận thêm những điểm chưa đúng: 23,8% trẻ được băng rốn từ 31 ngày trở lên; 49,1% trẻ được băng rốn ở bất kỳ thời điểm nào (trong cả 2 giai đoạn rốn rụng cũng như chưa rụng); 84,2% trẻ được băng rốn bất kể ở đâu (lúc ở nhà cũng như lúc đi ra ngoài). Khi rốn tiết dịch sinh lý, chỉ có 4,5 % các bà mẹ không dùng chất liệu gì để rửa rốn còn nếu có bôi rốn, chất liệu thường được bà mẹ dùng là: cồn, dầu nóng (14,67%). Khi rốn đã rụng, chất liệu thường được bà mẹ bôi rốn trẻ là: iode (40%), dầu nóng (14,67%), cồn, oxy già (14,67%) bên cạnh đó, một số chất liệu khác cũng được sử dụng là: tiêu sọ xay nhuyễn, ampicillin, thuốc gia truyền (30,66%). Điều này cho thấy vẫn còn những TH chưa đúng đã tồn tại thật lâu dài trong dân gian ảnh hưởng sâu sắc đến nếp nghĩ, thái độ của các bà mẹ. Như đã phân tích trong phần bàn luận về KT, việc băng rốn gần như là một việc làm thường quy, một thao tác rất đỗi bình thường mà hầu như bà mẹ nào cũng thực hiện nhằm để “bảo vệ“ con mình. Nhưng chính việc băng rốn kín đã che khuất cặp mắt quan sát của bà mẹ, chậm phát hiện những dấu hiệu sớm của NKR nơi trẻ và băng rốn kín khi rốn chưa rụng cũng là một yếu tố thuận lợi để nhiễm khuẩn dễ xảy ra. Việc rửa rốn bằng những dung dịch không rõ nguồn gốc, không hợp vệ sinh (thuốc gia truyền, thuốc rượu) sẽ càng làm rốn trẻ dễ nhiễm khuẩn và việc bôi rắc các dung dịch không an toàn (tiêu xay nhuyễn, thuốc xỉa, thuốc lá) lại càng ảnh hưởng tai hại đến sức khỏe trẻ. Nghiên cứu tại Quận 8(4) cho thấy cũng còn tồn tại những sai lầm trong TH liên quan đến việc băng rốn, bôi rốn và rửa rốn như ở Cần Giờ nhưng kết quả tại Cần Giờ cho thấy các bà mẹ có nhiều tiến bộ vì thực hành đúng nhiều hơn ở Quận 8 là nơi chỉ có 2 TH đúng: bôi rốn khi rốn đã rụng và giữ cuống rốn khô khi tắm trẻ. Nghiên cứu từ Narobi của Obimbo E, Musoke RN, Were F(21) cho thấy có 66% bà mẹ có TH chăm sóc rốn sau khi sinh tốt, 54% bà mẹ có TH chăm sóc rốn tốt cho đến rốn lành. Nghiên cứu phân tích tổng quan của Zupan J, Garner P, Omari AAA(29) cho thấy tại các nước đang phát triển việc bôi rốn được thực hiện với nhiều loại thuốc sát khuẩn có chứa kháng sinh hoặc không, nhưng tất cả thuốc sát khuẩn đều làm kéo dài thời gian rụng rốn, làm gia tăng sự lo lắng cho các bậc cha mẹ và nghiên cứu ủng hộ việc để rốn khô. Nghiên cứu của Pezzati M, Rossi S, Tronchin M, Dani C, Filippi L, Rubaltelli FF(55), so sánh việc bôi rốn với Salycylic sugar power và chlorhexidine thì nhận thấy Salycylic sugar power tốt hơn vì là thuốc dạng bột, dễ làm khô rốn hơn. Nghiên cứu của Golombek SG, Brill PE, Salice AL(35) lại tổng kết việc bôi rốn bằng alcohol và dung dịch 3 màu với kết luận là dùng dung dịch 3 màu trước tiên sau đó dùng alcohol 1 lần/ngày là thuận lợi và an toàn. Nghiên cứu của Axelsson I(23) đề nghị nên giữ khô rốn tự nhiên thì tốt hơn. Nghiên cứu của Pezzati M, Biagioli EC, Martelli E, Gambi B, Biagiotti R, Rubaltelli FF(55) so sánh 8 loại thuốc sát khuẩn bôi rốn gồm alcohol 70%, bột salycylic sugar, dung dịch 3 màu, bột micronized green clay, bột colloid silver- benzyl-peroxide, bột neomycin-bacitracin, basic fuschine 1% và để rốn khô thự nhiên. Báo cáo của BV Nhi đồng Wisconsin(31) lại khuyên nên sử dụng nước chín hoặc để rốn khô. Nghiên cứu của Adrea Guala, Guido Pastore, Vasco Garipoli, Mario Agosti, Marco Vitali, Vianni Bona(21) lại cổ súy cho việc dùng thảo dược bôi vào rốn. Nhìn chung, qua các nghiên cứu phân tích tổng quan trên thế giới, việc TH bôi rốn thật phong phú, từ những chất bôi rốn đã được chứng minh là an toàn đến những bôi rốn còn mang tính tôn giáo, thần bí và thiếu khoa học như tàn thuốc, dầu, bơ, gia vị, cỏ và bùn. Một trong những chất nguy hiểm bôi vào rốn trẻ là phân bò, gà và chuột, bơ nấu lỏng ra, sữa trâu bôi vào rốn, cũng là một nguyên nhân gây UVR(19,26). Như thế, theo Zupan J, Garner P, Omari AAA(29) TH bôi rốn tùy theo trình độ 234 phát triển về khoa học, kinh tế của từng quốc gia cũng như sự lớn mạnh của mạng lưới y tế cơ sở, nơi thực hiện chăm sóc đầu tiên cho trẻ sơ sinh. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu chúng tôi có được những kết luận sau: Các đặc trưng cá nhân và xã hội của 265 bà mẹ Cần Giờ trong nghiên cứu: Tuổi: gần 60% bà mẹ có tuổi trên 25; nghề nghiệp: thất nghiệp chiếm gần 60%; Học vấn từ cấp 1 trở xuống: 62%; các bà mẹ có từ hai con trở lên chiếm 62%; khoảng cách sinh giữa hai trẻ dưới 2 năm: 57%; các bà mẹ có khó khăn về kinh tế chiếm 35%; sự phân bố nam nữ khá tương đương, nam/nữ là 52/48; các trẻ sinh từ TTYT Huyện, BV TP HCM chiếm 67%. Tỷ lệ của các bà mẹ có kiến thức, thái độ, thực hành đúng trong CSRTSS Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về CSRTSS là 0,30. Tỷ lệ bà mẹ có thái độ hợp tác CSRTSS là 0,69. Tỷ lệ bà mẹ có thực hành đúng về CSRTSS là 0,33. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bệnh viện Nhi Đồng1 (2004), Báo cáo tổng kết năm 2003 và phương hướng hoạt động năm 2004 của khoa Sơ sinh. 2. Bệnh viện Nhi Đồng1 (2003), khoa Phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện, Tình hình nhiễm trùng Bệnh viện Nhi Đồng 1. 3. Bệnh viện Nhi Đồng1 (2003), phòng Kế hoạch tổng hợp, Tình hình bệnh tật và tử vong tại Khoa Sơ sinh. 4. Huỳnh Thị Duy Hương (2001), “Đánh giá KT-TĐ-TH về chăm sóc rốn trẻ sơ sinh ở các bà mẹ đang nuôi con dưới 4 tháng tuổi tại quận 8 ,Thành phố Hồ Chí Minh”, Y học Thành phố HCM, tập 5, số 2, tr 92-98. 5. Albert P, (2004), "Anomalies, abnormalities, and care of the umbilicus," Pediatr Clin N Am 51,(3): pp819- 827,xii. 6. Aygun C, Subasi A, Kçkưdk S,, (2005), "Timing of umbilical cord separation and neonatal intensive care unit practices," Am J Perinatol, Jul;22(5): pp249-51. 7. Bennett J, Macia J et al, (1997), "Protective effects of topical antimicrobials against neonatal tetanus," Int J Epidemiol, Aug; 26(4): pp897-903. 8. Chamberlain JM, Gorman RL, Young GM, (1992), "Silver nitrate burns following treatment for umbilical granuloma," Pediatr Emerg Care, 8(1): pp29-30. 9. Chen PCY, (1973), "An analysis of customs related to childbirth in rural Malay culture," Trop Geo Med, 25(2): pp197-204. 10. Dore S, et al, (1998), "Alcohol versus natural drying for newborn cord care," J Obstet Gynecol Nurs, Nov-Dec;27(6): pp621-7. 11. Netter FH (1995), Atlas Gỉai phẩu người, bản dịch của Nguyễn Quang Quyền, Nhà xuất bản Y học: trang 258. 12. Juhn G, Eltz DR., Kelli A, Rauch D, (2007), "Umbilical cord care in newborns," University of Maryland- Health Library. 13. Heifetz SA, (1984), "Single umbilical artery: a statistical analysis of 237 autopsy cases and review of the literature," Perspect Pediatr Pathol, 8(4): pp345-78. 14. Jeena PM, Coovadia HM, Gouws E, (1997), "Risk factors for neonatal tetanus in Kwazulu-Natal," S Afr Med J, Jan;87(1): pp46-8. 15. Anderson JDM., Philip AG.S., (2004), "Management of the umbilical core: care regimens, colonisation, infection and separation," Neoreviews, April; vol 5(N0 4): pp158-116. 16. Lefber Y, (1994), "Midwives without training, Practices and beliefs of TBAs in Africa, Asia and Latin America," Van Gorcum, Assen, Netherlands. 17. Mala K, Stranak Z, (2004), "Umbilical stump care in full-term neonates," Ceska Gynekol, Dec;69(Suppl 1): pp105-7. 18. Mugford M et al, (1986), "Treatment of umbilical cords: a randomised trial to assess the effect of treatment methods on the work of midwives," Midwifery, Dec;2(4): pp177 - 86. 19. Mutambirwa J, (1994), Appropriate technology for management of third stage of labour and cord care, Oxford. 20. Novack AH et al, (1988), "Umbilical cord separation in the normal newborn," Am J Dis Child, Feb;142(2): pp220-223. 21. Obimbo E, Musoke RN, Were F, (1999), "Knowledge, attitudes and pratices of mothers and knowledge of health workers regarding care of the newborn umbilical cord," East Afr Med J, Aug;76(8): pp425-9. 22. Perry DS, (1982), "The umbilical cord: transcultural care and customs," J Nurse Midwifery, Aug;27(4): pp25-30. 23. Pezzati M, Rossi S, Tronchin M, Dani C, Filippi L, Rubaltelli FF,, (2003), "Umbilical cord care in Premature Infants: The effect of two different core-care regiments (Salicylic sugar powder vs Chorhexidine) on cord separation time and other outcomes," Pediatrics, 112(4): pp275. 24. Raza SA, Akhtar S, Avan BI, (2004), "A matched case-control study of risk factors for neonatal tetanus in Karachi, Pakistan," J Postgrad Med, 50(4): pp247-51. 25. Singhal PK et al, (1990), "Neonatal morbidity and mortality in ICDS urban slums," Indian Pediatr, May;27(5): pp485-8. 26. Vane DW, West KW, Grosfeld JL, (1987), "Vitelline duct anomalies: experience with 217 cases," Arch Surg, May;122(5): pp542. 27. Newborn Health / Safe Motherhood"," Geneva: A Review of the evidence. 235 28. Zupan J, Garner P, (2002), "Topical umbilical cord care at birth," Cochrane Database Syst Rev,(2): ppCD 001057. 29. Zupan J, Garner P, (2001), "Topical umbilical cord care at birth (Cochrane Review)," The Cochrane Library, 2. 30. Zupan J, Garner P, Omari AAA,, (2007), "Topical umbilical cord care at birth," Cochrane Database of Systematic Reviews 2007,(Issue 2). 236

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkien_thuc_thai_do_va_thuc_hanh_cua_ba_me_trong_viec_cham_soc.pdf
Tài liệu liên quan