KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, nguy cơ chết
đuối của trẻ rất cao ở vùng đồng bằng sông
Mekong, đặc biệt là trẻ trai dưới năm tuổi. Kết
quả này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu về
tuổi của chết đuối ở trẻ em(3) Lý do chính là “bất
cẩn” của người trông trẻ có ít sự hiểu biết về các
nguy cơ gây ra chết đuối và sơ cứu trẻ khi bị chết
đuối. Trong mùa lũ, quan tâm lớn nhất của phần
lớn các gia đình có trẻ em dưới 10 tuổi là chết
đuối. Hầu hết gia đình đánh giá rằng vấn đề
chết đuối của địa phương là từ mức độ trung
bình đến trầm trọng và cho rằng “không biết
bơi” là nguyên nhân trực tiếp của chết đuối và
dạy bơi chơ trẻ là biện pháp bảo vệ cần thiết.
Thực tế, gia đình là nơi chính chăm sóc trẻ và
bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ chết đuối, chỉ có một số
trẻ được chăm sóc ở nhà giữ trẻ trong mùa lũ và
một số nhỏ trẻ được bố mẹ mang theo khi làm
việc.
Nghiên cứu này cũng ghi nhận rằng chết
đuối của trẻ em có thể xảy ra bất kỳ mùa nào
trong năm, nhưng nhiều nhất là trong mùa lũ;
thường là trẻ sống trong gia đình nghèo và ở
vùng xa, nhà của trẻ thường ở trên các kênh và
các dòng sông.
Chết đuối vẫn còn xem là một vấn đề của gia
đình hơn là một vấn đề của cộng đồng. Quan
tâm của chính quyền chưa đáp ứng được mức
độ gánh nặng tâm lý và kinh tế mà chết đuối của
trẻ em gây ra cho gia đình và cộng đồng. Mặc
dù, địa phương đã dành nhiều thời gian hơn và
tiến hành nhiều hoạt động hơn cho chết đuối của
trẻ trong thời gian gần đây, nhưng tình trạng
chết đuối của trẻ vẫn còn là vấn đề y tế công
cộng (4). Kết quả cũng cho thấy có một khoảng
khác biệt lớn giữa nhận thức của người dân và
các tổ chức đoàn thể về các hoạt động đã thực
hiện nhằm giảm thiểu chết đuối.
Tỉ lệ KAP được xác định trong nghiên cứu
này có thể không đại diện cho vùng đồng bằng
sông Mekong. Tuy nhiên, các kết quả nghiên
cứu này có thể giúp cho sự hiểu biết nguyên
nhân của chết đuối và sử dụng chúng trong
phòng tránh chết đuối ở trẻ em vùng đồng bằng
sông Mekong
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức, thái độ và thực hành của người dân về chết đuối trẻ em ở vùng đồng bằng sông Mekong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI DÂN
VỀ CHẾT ĐUỐI TRẺ EM Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG MEKONG
Đặng Văn Chính*, Lê Thế Thự*, Ngô Thái Hòe*, Phạm Kim Anh*,
Nguyễn Thúy Ngọc*, Võ Hữu Thuận*, Nguyễn Thị Lan Hương*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Một quan tâm lớn của nhiều người dân “sống chung với lũ” là chăm sóc trẻ an toàn. Một số
thống kê cho thấy rằng chết đuối ở trẻ em là một vấn đề xã hội đang gia tăng trong khi mức độ của vấn đề và
nguyên nhân của nó vẫn chưa được rõ.
Mục tiêu: (1) Xác định kiến thức, thái độ và thực hành ở các cộng đồng ở vung đồng bằng sông Mekong về
sự an toàn của trẻ trong mùa lũ và (2) Xác định đặc tính dịch tễ của trẻ chết đuối dưới 10 tuổi.
Phương pháp: Đây là một cuộc điều tra cắt ngang kết hợp cả hai phương pháp định tính và định lượng,
được tiến hành trong hai xã có tỉ lệ chết đuối cao. Các ca chết đuối cũng được điều tra để mô tả các đặc điểm dịch
tễ. Mỗi xã chọn ngẫu nhiên 100 hộ gia đình để phỏng vấn dựa trên bảng câu hỏi đã soạn sẵn và một nhóm 15 hộ
gia đình được phỏng vấn sâu. Ủy ban phòng chống lụt bão của xã và huyện cũng được phỏng vấn sâu về chết
đuối của trẻ và các giải pháp. Số liệu được phân tích trên phần mềm thống kê Epi 2000.
Kết quả: 71% trẻ chết đuối là dưới 3 tuổi trong đó 65% là bé trai và 35% bé gái. Nguyên nhân phổ biến
nhất đưa đến chết đuối ở trẻ là “sự bất cẩn” (81%) trong chăm sóc trẻ và nguyên nhân phổ biến thứ hai la “trẻ
bơi mà không có sự giám sát” (7,8%). 74% hộ gia đình có bận tâm lớn nhất là trẻ chết đuối.
Kết luận: “Sự bất cẩn” trong chăm sóc trẻ là nguyên nhân quan trọng nhất trong chết đuối của trẻ. Kết quả
nghiên cứu gợi ý nhận thức của người trưởng thành về các nguy cơ trẻ chết đuối còn thấp và thiếu các biện pháp
dự phòng hiệu quả.
ABSTRACT
KNOWLEDGE, ATTITUDE AND PRACTICE OF THE FAMILIES LIVING
IN FLOOD REGIONS ON DROWNING OF CHILDREN IN MEKONG DELTA
Đang Van Chinh, Le The Thu, Ngo Thai Hoe, Pham Kim Anh,
Nguyen Thuy Ngoc, Vo Huu Thuan, Nguyen Thi Lan Huong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 108 - 114
Background: A big problem concerned many people “living together with flood” is the safety and care of
children. Several local reports show that drowning in children is a matter of growing concern whereas the extent
of the problem and its causes remains unclear.
Objectives: (1) To identify the knowledge, attitude and practice in Mekong delta communities regarding the
safety of children during flood, (2) To identify epidemiological characteristics of drowning children under ten
years old.
Methods: It was a cross-sectional survey that combined the qualitative and quantitative methods. The
survey was carried out in two communes with high drowning rate. Data of childhood drowning cases in each
community were investigated for descriptive epidemiology. In each commune, randomly selected 100 households
were interviewed by the prepared KAP questionnaire and a group of 15 households was in-depth- interviewed.
Members of Flooding Mitigating Committee of communes and districts were also in-depth interviewed on
* Viện Vệ Sinh – Y tế Công Cộng TPHCM
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
drowning and its solutions. Data were processed and analyzed on the EPI 2000 software.
Results: 71% of drowned children were under 3 years old. 65% of them were male and 35 % female. The
most common reason led to be drowned was “carelessness” (81%) and the second reason was “swimming without
supervision” (7.8%). 74% of the households had the greatest concern about children’s drowning.
Conclusions: Adults’carelessness appears to be the most important cause of childhood drowning. This
finding suggests that the adults’ perception about their children’s drowning risks was low. There is a lack of
effectively preventive measures.
Ackowlegement: We would like to thank the WHO sponsored this study
Many thanks to colleagues and Chau Thanh and Chau Phu District committees for support
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mùa lũ xảy ra hàng năm thường bắt đầu từ
tháng 8 đến tháng 12 ở đồng bằng sông Mekong.
Lũ thường gây thiệt hại to lớn về con người, tài
sản và vụ mùa.Theo Ủy ban phòng chống thảm
họa thiên tai của tiểu vùng sông Mekong có
hàng trăm người chết trong năm 2000 và 2001.
Tỉnh An Giang, năm 2000, có 134 người chết,
trong đó có 94 trẻ; năm 2001 có 134 người chết,
trong đó có 104 trẻ do hậu quả của hai cơn lũ
liên tiếp xảy ra trong tỉnh(1). Điều này không chỉ
xảy ở An Giang mà cũng ghi nhận tương tự cho
các tỉnh khác ở vùng sông Mekong.
Chết đuối trẻ em không chỉ gây ra thiệt hại
con người và đau khổ không thể đền bù được
cho gia đình(2) và cũng gây lo lắng cho cộng
động, đặc biệt khi mùa lũ đến. Mặc dù hệ
thống truyền thông đưa tin về chết đuối như
một sự cảnh báo và chính quyền của các địa
phương kêu gọi mọi người chú ý chăm sóc trẻ
trong mùa lũ, nhưng thực tế tỉ lệ chết đuối ở
vùng đông bằng sông Mekong vẫn được ghi
nhận rất cao. Tuy nhiên, không có nghiên cứu
về chết đuổi ở trẻ em ở vùng này. Vì thế,
chúng tôi tiến hành một cuộc điều tra về kiến
thức, thái độ và thực hành (KAP) để tìm hiểu
nguyên nhân và biện pháp dự phòng chết đuối
ở trẻ em trong vùng lũ ở đồng bằng sông
Mekong, nhằm giúp người dân hiểu được tình
trạng chết đuối trong cộng đồng và tìm ra các
biện pháp dự phòng thích hợp.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu
KAP trong các cộng đồng vùng đồng bằng sông
Mekong về sự an toàn của trẻ trong mùa lũ. Các
mục tiêu cụ thể như sau:
Xác định tỉ lệ gia đình có trẻ dưới 10 tuổi có
kiến thức thực sự về chết đuối
Xác định tỉ lệ gia đình có trẻ dưới 10 tuổi có
thái độ thực sự về phòng chống chết đuối
Xác định tỉ lệ gia đình có trẻ dưới 10 tuổi có
thực hành thực sự về phòng chống chết đuối.
Xác định đặc tính dịch tễ của các ca chết đuối
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là một nghiên cứu cắt ngang kết hợp cả
hai phương pháp nghiên cứu định tính và định
lượng. Nghiên cứu này được tiến hành trong 2
xã có tỉ lệ chết đuối cao- xã Phú Hữu tỉnh Đồng
Tháp và xã Thạnh Mỹ Tây, tỉnh An Giang từ
tháng 10-12 năm 2003.
Cỡ mẫu được tính theo công thức sau: n=4
pq / d2 (d = 0,1: độ chính xác tuyệt đối, với d cố
định; tích pq đạt cực đại khi p= 0,5, q=0,5; thay
vào công thức trên ta có cỡ mẫu n = 100).
Mỗi xã chọn ngẫu nhiên 100 hộ gia đình để
phỏng vấn KAP và một nhóm 15 hộ gia đình
được phỏng vấn sâu và một số trường hợp chết
đuối điển hình. Thêm vào đó, phỏng vấn sâu
một nhóm thành viên của Ủy ban Phòng Chống
Bão Lụt xã và huyện về chết đuối và các giải
pháp phòng chống.
Số liệu được phân tích với phần mềm Epi
2000. Kết quả bao gồm tỉ lệ KAP, đặc tính dịch
tễ của ca chết đuối và những thông tin thu
được từ các cuộc phỏng vấn sâu dùng để giải
thích nguyên nhân của chết đuối và đề nghị
các giải pháp.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
KẾT QUẢ
Nghiên cứu định tính
Bảng1: Đặc điểm kinh tế- xã hội của mẫu nghiên cứu
Đặc điểm Tần suất (n=200)
Tỉ lệ
(%)
Mẹ 116 58
Cha 60 30 Người được phỏng vấn Ông bà 24 12
18-29 72 36
30-39 76 38 Tuổi
≥40 52 26
Nữ 132 66 Giới tính
Nam 68 34
Mù chữ 14 7
Cấp I 106 53
Cấp II 59 29
Trình độ học
vấn
Cấp III và hơn 21 10,5
Nông dân 170 85 Nghề nghiệp
Khác 30 15
Gỗ 72 36
Tre 68 34
Gạch 38 19
Nhà
Khác 22 11
Radio Có 110 55
Tivi Có 128 64
Có 68 34
Thuyền Có 131 65
Bảng 1 cho thấy đặc điểm kinh tế xã hội của
200 hộ gia đình có trẻ em dưới 10 tuổi trong mẫu
nghiên cứu. Tỉ lệ nữ cao hơn nam (66% so với
34%), tuổi từ 18 đến 77 với gần ¾ người được
phỏng vấn dưới 40 tuổi. Phần lớn đối tượng
phỏng vấn là nông dân có trình độ văn hóa dưới
cấp 2 trong đó khoảng 2/3 là trình độ cấp một
hoặc mù chữ. 2/3 số hộ gia đình sống trong nhà
lợp bằng tre gỗ và có tivi, hơn ½ hộ có radio,
phương tiện đi lại phần lớn bằng thuyền.
Bảng 2: Kiến thức của người dân vùng lũ về chết
đuối.
Kiến thức của người dân về trẻ chết
đuối
Tần suất
(n=200)
Tỉ lệ
(%)
Chết đuối 147 73.5
Đói 104 52
Bệnh tật 75 37,5
Bận tâm
trong mùa
lũ
Di chuyển 34 17
Thương tổn 16 8
Rắn cắn 15 7,5
Sập nhà 11 5.5
Kiến thức của người dân về trẻ chết
đuối
Tần suất
(n=200)
Tỉ lệ
(%)
Bất cẩn 161 79,5
Thuyền bị lật 8 4
Nước chảy xiết 14 7
Nguyên
nhân dẫn
đến chết
đuối Bơi và chơi với nước 2 1
Có 152 76
Không 48 24
Nguồn thông tin
Truyền hình 106 53
Đài và loa phóng thanh 90 45
Hàng xóm 56 28
Chính quyền địa phương và
nhân viên y tế 9 12,5
Tờ bướm, tờ rơi 14 7
Khác 5 2,5
Nội dung thông tin
Quan tâm đến trẻ 113 74,3
Đưa trẻ đến nhà giữ trẻ 6 3,9
Thông báo về chết đuối 26 17,2
Sơ cứu chết đuối 2 1,3
Nhận
thông tin
chết đuối
Không nhớ 5 3,3
Truyền hình 66 43.4
Phát thanh 46 30.3
Hàng xóm 6 3.9
Khác 3 2
Nguồn
thông tin
hữu ích
nhất
Không biết 31 20.4
Có 50 25
Không chắc 15 7,5
Biết về sơ
cứu chét
đuối Không 135 67,5
Sơ cứu chết đuối được mô tả là
Hô hấp miệng - miệng 8 12,3
Dốc nước ra 23 35,4
Hô hấp miệng - miệng rồi dốc nước ra 2 3,1
Dốc nước ra rồi hô hấp miệng - miệng 32 49,2
Mối lo ngại chính trong mùa lũ của các hộ
gia đình là sợ trẻ bị chết đuối (74%), đói (52%) và
bị bệnh (37.5%) (Bảng 2). Lý do chính dẫn trẻ
đến chết đuối chính là sự “bất cẩn”của người giữ
trẻ. Có 76 % hộ gia đình biết thông tin về chết
đuối: từ tivi là 53 %, radio và loa phát thanh 45
%, hành xóm 28 % và các nguồn khác 7%. Phần
lớn (74 %) nhớ nội dung thông tin là nhắc nhở
mọi người chăm sóc trẻ tốt hơn trong mùa lũ,
tiếp theo thông báo tình hình chết đuối và có
một tỉ lệ nhỏ không nhớ nội dung thông tin.
Trong số 200 người được phỏng vấn, ¼ cho
rằng họ biết hồi sức cấp cứu. Thực tế, chỉ có 12,3
% người biết hô hấp nhân tạo, 36 % biết cách dốc
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
cho nước chảy ra ngoài, 49,2 % biết dốc nước và
hô hấp nhân tạo.
Bảng 3: Thái độ của dân vùng lũ về tình trạng trẻ
chết đuối
Thái độ Tần suất (n=200)
Tỉ lệ
(%)
Không biết bơi là nguyên nhân chính của chết đuối
Đồng ý 189 94,5
Không đồng ý 11 5,5
Dạy bơi là biện pháp bảo vệ cần thiết
Đồng ý 198 99
Không đồng ý 2 1
Ai dạy trẻ bơi
Gia đình 183 91,5
Tổ chức xã hội và khác 20 8,5
Đánh giá chết đuối ở địa phương
Nghiêm trọng 127 63,5
Trung bình 58 29
Không nghiêm trọng 15 7,5
Quan tâm của chính quyền địa phương về chết đuối
Không 60 30
Ít 58 29
Trung bình 44 22
Tốt 38 19
Cần được hỗ trợ từ chính quyền
Có 139 69.5
Không 26 13
Không biết 35 17.5
Thích nghe thông tin nhất từ
Truyền hình 106 53
Truyền thanh, loa phóng thanh 52 26
Khác 18 9
Chính quyền địa phương 7 3.5
Nhân viên y tế 5 2.5
Sách 6 1.5
Hàng xóm 3 1.5
Báo 1 0.5
Bảng 3 cho thấy thái độ người dân về tình
trạng chết đuối của trẻ em. Gần 2/3 hộ gia đình
cho trẻ em chết đuối là nghiêm trọng, gần 1/3
cho rằng mức độ vừa phải. Nói cách khác, hầu
hết gia đình cho rằng chết đuối ở trẻ em là vấn
đề cần được quan tâm. Tuy nhiên, 7,5 % không
quan tâm tới tình trạng này. Hơn ½ hộ gia đình
cho rằng quan tâm của chính quyền địa phương
là không tốt (59%), vừa phải (22 %), tốt (19 %).
Gần 95 % hộ gia đình đồng ý rằng không
biết bơi là nguyên nhân chính của chết đuối và
dạy cho trẻ biết bơi là cần thiết. Hầu hết các gia
đình báo cáo rằng người dạy bơi cho trẻ là các
thành viên trong gia đình. Gần 70 % hộ gia đình
mong có sự giúp đỡ từ cộng đồng.
Bảng 4: Thực hành về phòng tránh chết đuối
Thực hành Tần suất Tỉ lệ (%)
Nhà có trẻ dưới 5 tuổi có hàng rào
(n=176) 42 23.8
Số trẻ trên 5 tuổi biết bơi (n=124) 52 42
Nơi trẻ được gửi khi gia đình đi làm trong mùa lũ (n=200)
Ở nhà có người lớn trông 180 90
Nhà giữ trẻ 13 6.5
Đem trẻ theo 6 3
Ở nhà không có người coi 1 0.5
Kiến nghị
Nhà giữ trẻ 70 35
Phao cứu sinh 69 34.5
Gia tăng thông tin-giáo dục-truyền thông 49 24.5
Dạy bơi 11 5.5
Huấn luyện sơ cứu 7 3.5
* n: cỡ mẫu
Bảng 4 cho thấy thực hành trên dự phòng
chết đuối của trẻ. Hầu hết trẻ được giữ ở nhà,
một số nhỏ mang trẻ theo khi làm việc và đưa trẻ
đến nhà giữ trẻ. Tỉ lệ nhà có hàng rào bảo vệ cho
trẻ dưới 5 tuổi là 24% và ít hơn ½ số trẻ trên 5
tuổi biết bơi.
Nghiên cứu định lượng
Bảng 5: Đặc tính dịch tễ của 52 ca chết đuối ở huyên
Châu Thành và Châu Phú 2002-2003
Đặc tính Tần số (n=52) Tỉ lệ (%)
Nam 34 65.4 Giới
Nữ 18 34,6
1 6 11.5
2 15 28.9
3 16 30,8
4 5 9,6
5 5 9,6
Tuổi
6-10 5 9,6
Bất cẩn 42 80,8
Bơi không có giám sát 4 7,8
Đi chơi một mình 2 3,8
Đi vệ sinh 2 3,8
Lý do dẫn
đến chết
đuối
Khác 2 3,8
Nguồn: Số liệu từ Chau Thanh & Chau Phu District
Bảng 5 cho thấy hơn 80% ca chết đuối là trẻ
dưới 5 tuổi, trong đó hơn 70% là trẻ dưới 3 tuổi.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Trẻ trai có tỉ lệ cao hơn nữ. Lý do chính đưa đến
chết đuối được ghi nhận là do bất cẩn và trẻ bơi
mà không có người giám sát
BÀN LUẬN
Kiến thức
“Bất cẩn” của người giữ trẻ được xem như
nguyên nhân quan trọng nhất của chết đuối ở trẻ
em. Được xem là “ bất cẩn” khi người giữ trẻ
không trông chừng trẻ một cách liên tục. Hậu
quả là trẻ đi khỏi tầm nhìn và và rơi xuống nước
xung quanh nhà và chết đuối. Một số ví dụ minh
họa như sau:
“ M là một trẻ trai 2 tuổi, ngủ với mẹ. M thức
dậy trong khi mẹ vẫn còn ngủ. Em chơi một
mình và rơi xuống nước ở dưới nhà và chết”
“Bà mẹ N vừa làm và vừa trông chừng trẻ
nhưng bà ta quên chú ý đôi phút, hậu quả con
của bà tự chơi và rớt xuống nước”.
“Bà nội trông trẻ và cảm thấy buồn ngủ. Bà
ta buộc trẻ với một cái khăn mặt. Sau đó, khăn
tuột ra vì trẻ cố gắng bò đi xa, và rồi trẻ rơi
xuống nước và chết.
“Ở các gia đình nghèo, đứa lớn trông đứa
nhỏ, nhưng đưa lớn thường thích chơi và để đứa
nhỏ một mình. Đứa nhỏ đi vòng vòng và té
xuống nước.
“Có gia đình nghĩ rằng hàng rào xung quanh
nhà đủ an toàn để bảo vệ trẻ không bị chết đuối
khi chơi trong nhà mà không cần ba mẹ trông
coi. Nhưng khi cả nhà đang ngủ, đứa trẻ phá rào
ra ngoài và rơi xuống nước.
76 % hộ gia đình nhận được thông tin về
chết đuối. Điều đó có nghĩa là tỉ lệ phủ chưa đủ
cho toàn cộng đồng. Những hộ này là những hộ
có tivi hay/và radio. Thêm vào đó, họ thường là
sống gần loa phát thanh thường được đặt ở
trung tâm xã. Các hộ không có tivi/radio nghèo
hơn và sống ở những làng xa mà tiếp cận của họ
đối với phương tiện truyền thông rất hạn chế.
Thật vậy, các loa phóng thanh là phương tiện
truyền thông chính của chính quyền địa phương
nhưng không phủ khắp các xã, đặc biệt là các
làng xa xôi. Nội dung thông tin chủ yếu nhắc
nhở “cẩn thận, để ý chăm sóc trẻ”, “thông báo
tình hình chết đuối”. Các thông tin này quá
chung chung, không thật sự cung cấp các biện
pháp bảo vệ. Thêm vào đó, thời gian phát thanh
quá trễ, khi người dân đã đi làm và môi trường
quá ồn ào khiến cho nghe thông tin bị hạn chế.
Các phương tiện truyền thông khác không
đa dạng và không thực tế. Thí dụ như cuốn sách
mỏng với nhan đề “sống với lũ” có “9 lời
khuyên cho người lớn bảo vệ trẻ” và“ 8 lời
khuyên” trẻ cần chú ý như: “không cho phép trẻ
bơi trong trong dòng nước cuốn”, “cần để trẻ ở
nơi cao có người lớn chăm sóc”. Các hộ gia đình
có thể không cần đến các lời khuyên như vậy vì
chúng quá hiển nhiên, không cung cấp thêm
thông tin hữu ích. Không có thông tin nào viết
về “sự bất cẩn khi trông trẻ”. Mặc dù chết đuối
là mối quan ngại lớn nhất của người dân trong
cộng đồng xã, ít có buổi họp nào nói hay thảo
luận về vấn đề chết đuối. Điều cần thiết là cung
cấp thông tin cho người nghèo và ở xa không có
tivi/radio. Vì thế, cần có chương trình truyền
thông hiệu quả dựa trên nhóm có nguy cơ cao.
Sơ cứu
“T là một cậu bé 7 tuổi không biết bơi. Nhà
của bé ở trên bờ kênh. Một đêm, bé đau bụng
và đi đại tiện trong “nhà vệ sinh trên kênh”
sau nhà. Chẳng may, bé rơi xuống kênh. Vài
phút sau, mẹ bé phát hiện và đem bé lên bờ.
Bà không làm gì cả mà chỉ biết đưa bé ngay
đến trạm y tế xã. Tại đó, người ta đã cố gắng
cứu nhưng bé đã chết.
Số hộ gia đình biết cách sơ cứu chết đuối rất
thấp. Chỉ hơn 10 % của 200 hộ gia đình trả lời
biết. Số còn lại biết chút chút và đôi khi biết sai.
Thí dụ, khi được hỏi khi gặp trẻ sắp chết đuối sẽ
làm gì, họ trả lời “đem trẻ tới trạm y tế gần nhất”
hay “để tro lên người để hút nước ra”. Thiếu
kiến thức một phần do hiểu sai thông tin y tế
hay do kinh nghiệm sai.
Thái độ về trẻ chết đuối
Từ thảo luận nhóm sâu và phỏng vấn từng
người, đa số cho là “trẻ chết đuối là vấn đề và
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
trách nhiệm chính của gia đình” hơn là của
chính quyền. Nâng cao nhận thức của chính
quyền là một việc làm cần thiết để làm giảm tỉ lệ
chết đuối.
Thực hành ngăn ngừa chết đuối
Rõ ràng là các hộ gia đình có thái độ tốt bảo
vệ con mình không bị chết đuối. Họ cũng cố
gắng hết sức mình để giữ cho con mình an toàn.
Mặc dù có nhiều nỗ lực, chết đuối vẫn xảy ra
thường xuyên. Điều này cho thấy nhận thức của
người giữ trẻ về nguy cơ chết đuối chưa đủ và
điều này có thể được giải thích như sau:
Trước hết, hầu hết các hộ sống trong môi
trường có nhiều nguy cơ: nước ở dưới hay xung
quanh nhà. Trẻ có thể rơi xuống nước bất kỳ lúc
nào. Vì thế, cha mẹ khó mà giữ cho trẻ an toàn từ
ngày này sang ngày khác. Thật ra, chỉ có 24 % hộ
gia đình có trẻ dưới 5 tuổi nhà có hàng rào và
như vậy dường như không có nhiều nhà có thể
làm hàng rào.
Thứ hai, hàng rào là biện pháp tốt nhưng
không phải lúc nào cũng đảm bảo bảo vệ trẻ
không bị ngã xuống nước vì có thể hàng rào
không vững chắc. Nhưng các bà mẹ, người quá
tin cậy vào hàng rào nên chuyện không may có
thể xảy ra.
Thứ ba, giữ trẻ-nghĩa là luôn luôn để mắt
đến trẻ. Đây là một quá trình liên tục và lâu dài
khiến cho người giữ trẻ nhàm chán và mệt mỏi.
Thật vậy, trẻ năng động và quá khó để kiểm soát
liên tục. Hậu quả là, sai sót thường không thể
tránh khỏi. Thí dụ, họ đôi khi vừa làm vừa trông
trẻ và lơ đễnh trong vài phút. Hậu quả, trẻ té
xuống nước và chết.
Lý do cuối cùng là trách nhiệm trông trẻ
không rõ ràng hay trẻ bơi mà không có sự giám
sát của người lớn.
Giải pháp
Nhà giữ trẻ dường như là giải pháp an toàn
và hiệu quả cho cha mẹ về vấn đề an toàn cho trẻ
trong mùa lũ. Thực tế, không có nhiều nhà giữ
trẻ ở cộng đồng. Vấn đề xây nhà trẻ mới hay tìm
nơi có thể thuê nhà để làm nhà giữ trẻ là một
thách thức. Một vấn đề khác nên được xem xét
về mặt nhân sự và nhân lực chẳng hạn như giáo
viên, dinh dưỡng cho trẻ, di chuyển và các chi
phí khác.
Cuối cùng, các gia đình nghèo không có tiền
trả cho nhà giữ trẻ và họ không có thuyền đưa
đón trẻ khi gửi trẻ ở nhà trẻ. Thực tế là chỉ có
một số nhỏ gia đình gửi trẻ ở nhà giữ trẻ. Sống
tập trung trong vùng chống lũ không phải luôn
luôn là một giải pháp tốt bởi vì các gia đình
nghèo thường thấy khó sống trong một môi
trường mới không thuận lợi cho công việc mưu
sinh của họ. Vì thể để giải quyết vấn đề này,
chính quyền địa phương đề nghị phải được
hướng dẫn, chỉ thị và giúp đỡ từ các cấp và
nguồn lực bên ngoài.
Mặc dù các hộ gia đình biết rằng biết bơi là
một kỹ năng quan trọng để sống sót trong vùng
lũ và hội chữ thập đỏ gần đây đã tổ chức một số
khóa huấn luyện bơi nhưng chỉ có chưa đến một
nửa số trẻ trên 5 tuổi có biết bơi. Bố mẹ thường
thấy khó khăn khi hướng dẫn trẻ dưới 5 tuổi bơi
bởi vì họ thiếu kỹ thuật và kiến thức. Những
người khác sợ rằng “trẻ tiếp xúc sớm với nước
dễ bị bệnh”. Ngoài ra, cuộc điều tra cũng ghi
nhân rằng có một số trẻ từ 3-4 tuổi biết bơi. Vì
thế, hướng dẫn bơi sớm có thể cũng là một giải
pháp tốt.
Một giải pháp khác đó là dùng “nôi” cho trẻ
mới sinh cho đến dưới 4 tuổi. Một cái nôi có
chiều cao cao hơn chiều cao của trẻ có thể giữ nó
an toàn khi bố mẹ làm việc hay nghỉ ngơi. Một
áo phao cho trẻ sống trong gia đình trên các
kênh rạch là một giải pháp đáng được xem xét
khi chẳng may trẻ rơi xuống nước.
Mặc dù Ủy ban phòng chống thảm họa và
thiên tai đã được thiết lập ở các địa phương,
nhưng các hoạt động của ủy ban trên để giảm
thiểu chết đuối của trẻ vẫn còn rất hạn chế.
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, nguy cơ chết
đuối của trẻ rất cao ở vùng đồng bằng sông
Mekong, đặc biệt là trẻ trai dưới năm tuổi. Kết
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
quả này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu về
tuổi của chết đuối ở trẻ em(3) Lý do chính là “bất
cẩn” của người trông trẻ có ít sự hiểu biết về các
nguy cơ gây ra chết đuối và sơ cứu trẻ khi bị chết
đuối. Trong mùa lũ, quan tâm lớn nhất của phần
lớn các gia đình có trẻ em dưới 10 tuổi là chết
đuối. Hầu hết gia đình đánh giá rằng vấn đề
chết đuối của địa phương là từ mức độ trung
bình đến trầm trọng và cho rằng “không biết
bơi” là nguyên nhân trực tiếp của chết đuối và
dạy bơi chơ trẻ là biện pháp bảo vệ cần thiết.
Thực tế, gia đình là nơi chính chăm sóc trẻ và
bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ chết đuối, chỉ có một số
trẻ được chăm sóc ở nhà giữ trẻ trong mùa lũ và
một số nhỏ trẻ được bố mẹ mang theo khi làm
việc.
Nghiên cứu này cũng ghi nhận rằng chết
đuối của trẻ em có thể xảy ra bất kỳ mùa nào
trong năm, nhưng nhiều nhất là trong mùa lũ;
thường là trẻ sống trong gia đình nghèo và ở
vùng xa, nhà của trẻ thường ở trên các kênh và
các dòng sông.
Chết đuối vẫn còn xem là một vấn đề của gia
đình hơn là một vấn đề của cộng đồng. Quan
tâm của chính quyền chưa đáp ứng được mức
độ gánh nặng tâm lý và kinh tế mà chết đuối của
trẻ em gây ra cho gia đình và cộng đồng. Mặc
dù, địa phương đã dành nhiều thời gian hơn và
tiến hành nhiều hoạt động hơn cho chết đuối của
trẻ trong thời gian gần đây, nhưng tình trạng
chết đuối của trẻ vẫn còn là vấn đề y tế công
cộng (4). Kết quả cũng cho thấy có một khoảng
khác biệt lớn giữa nhận thức của người dân và
các tổ chức đoàn thể về các hoạt động đã thực
hiện nhằm giảm thiểu chết đuối.
Tỉ lệ KAP được xác định trong nghiên cứu
này có thể không đại diện cho vùng đồng bằng
sông Mekong. Tuy nhiên, các kết quả nghiên
cứu này có thể giúp cho sự hiểu biết nguyên
nhân của chết đuối và sử dụng chúng trong
phòng tránh chết đuối ở trẻ em vùng đồng bằng
sông Mekong.
ĐỀ NGHỊ
Đối với kiến thức
Đa dạng hóa các hoạt động thông tin giáo
dục truyền thông cả về chiều rộng và chiều sâu
để gia tăng nhận thức và thực hành của người
dân về nguy cơ chết đuối. Nội dung của thông
tin nên tập trung trên các nguy cơ chết đuối ở trẻ
em và hướng dẫn về sơ cứu ban đầu một cách
thích hợp.
Đối với thái độ
Chính quyền địa phương cần nâng cao nhận
thức về nguy cơ chết đuối, cần tiến hành nhiều
hoạt động để giảm thiểu chết đuối ở trẻ em vì
chết đuối cũng là một vấn đề của cộng đồng và
cần giải quyết bởi cộng đồng, chứ không phải
chỉ gia đình.
Đối với thực hành
Chính quyền địa phương cần có một chương
trình hành động cụ thể, có nguồn lực và huy
động xã hội cho các hoạt động thích hợp để
giảm thiểu nguy cơ chết đuối ở trẻ em. Có lẽ tốt
hơn một một bộ phận của chính quyền sẽ chịu
trách nhiệm chính về phòng chống chết đuối.
Các biện pháp bảo vệ như xây dựng nhà giữ trẻ,
“nôi” và hàng rào “kiên cố” nên được khuyến
khích. Đồng thời phải xem xét những gia đình
khó khăn ở vùng xa sẽ được chuyển đến những
vùng đất cao cùng với các hoạt động xóa đói
giảm nghèo để có thể góp phần gián tiếp đến
chết đuối của trẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo thiệt hại do lũ năm (2002). Ban phòng chống lụt
bão An Giang.
2. Begg S. Tomijima N, Vos T, Mathers C (2002). Global
burden of injury in the year 2000: an overview of methods.
Geneva. GPE. World health organization.
3. Peden MM, McGee K (2003). The epidemiology of
drowning worlwide. Injury control and safety promotion;
10(4): 195-199.
4. Sethi D, Zwi A (1998). Challenge of drowning prevention
in low and middle income countries. Inj Prev; 4:162.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kien_thuc_thai_do_va_thuc_hanh_cua_nguoi_dan_ve_chet_duoi_tr.pdf