Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực
hành về chế độ ăn, các đặc điểm của BN
ĐTĐ type 2
Trong nghiên cứu của chúng tôi, BN có kiến
thức đạt về chế độ ăn thì có thực hành cao gấp
2,28 lần so với BN có kiến thức chưa đạt.
Từ đây có thể thấy được vai trò quan trọng
của việc giáo dục kiến thức về chế độ ăn cho BN
vì việc giáo dục sẽ giúp cho thực hành của BN
được tốt hơn.
BN ở thành thị thì có kiến thức về chế độ ăn
cao gấp 2,33 lần so với BN ở nông thôn. Điều
này có thể giải thích một phần do BN ở thành thị
có thể nhận được nhiều kiến thức từ: báo, tạp
chí, internet.
BN trình độ tiểu học có kiến thức về chế độ
ăn cao gấp 0,6 lần so với BN trình độ từ THCS
trở lên. BN chưa biết đọc, viết có kiến thức về
chế độ ăn cao gấp 0,36 lần so với BN trình độ từ
THCS trở lên.
BN là nội trợ có kiến thức về chế độ ăn cao
gấp 2,12 lần so với BN lớn tuổi, hưu trí. Mối liên
quan này có thể được giải thích một phần do
người nội trợ có tìm hiểu về chế độ ăn vì công
việc hàng ngày của họ là nội trợ.
BN chưa biết đọc, viết có thái độ tích cực về
chế độ ăn bằng 0,94 lần so với BN có trình độ từ
THCS trở lên. BN chưa biết đọc, viết có thực
hành về chế độ ăn cao gấp 0,61 lần so với BN có
trình độ từ THCS trở lên.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức, thái độ và thực hành về chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường type 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 136
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ CHẾ ĐỘ ĂN
CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
Vũ Thị Tuyết Mai*, Jane Dimmitt Champion**, Trần Thiện Trung***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề : Số lượng bệnh nhân (BN) đái tháo đường (ĐTĐ) đang gia tăng nhanh ở tất cả các quốc
gia trên thế giới. Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh ĐTĐ.
Mục tiêu : Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành về chế độ ăn của BN ĐTĐ type 2.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu : Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Đối tượng nghiên cứu là BN
ĐTĐ type 2 được điều trị nội trú hoặc ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa Kiên Giang từ tháng 12 năm 2013 đến
tháng 6 năm 2014.
Kết quả : Khi tính theo thang điểm 10, tỷ lệ đối tượng có kiến thức đạt (≥ 5 điểm) là 29,8% và kiến thức
chưa đạt (7 điểm) chiếm 96,2%, nhóm có thái độ chưa
tích cực (≤7 điểm) chiếm 3,8%. Nhóm thực hành đạt (≥ 5 điểm) chiếm 45% và nhóm thực hành chưa đạt (< 5
điểm) chiếm 55%.
Kết luận : Tỷ lệ BN có kiến thức và thực hành đạt chưa cao.
Từ khoá: Chế độ ăn, bệnh đái tháo đường type 2
ABSTRACT
KNOWLEDGE, ATTITUDES AND PRACTICES RELATED TO DIET
OF TYPE 2 DIABETIC PATIENTS
Vu Thi Tuyet Mai, Jane Dimmitt Champion, Tran Thien Trung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 5‐ 2014: 136 ‐ 141
Background: Diabetes is increasing rapidly all over the world. Diet plays an important role in the treatment
of diabetes.
Objective: To investigate knowledge, attitudes and practices related to diet of patients with type 2 diabetes.
Subjects and method: Cross‐sectional descriptive study, inpatients or outpatients with type 2 diabetes at
Kien Giang general hospital in the period from December, 2013 to June, 2014.
Results: Grades were awarded utilizing a scale of 10. The group of the patients that got a success grade on
knowledge (≥ 5 points) made up 29.8%. The prevalence of the patients that got a failure grade on knowledge (< 5
points) was rather high (70.2%). The group of the patients that got a success grade on attitudes (> 7 points) made
up 96.2%. The prevalence of the patients that got a failure grade on attitudes (≤ 7 points) was 3.8%. The group of
the patients that got a success grade on practices (≥ 5 points) made up 45%. The prevalence of the patients that
got a failure grade on practices (< 5 points) was 55%.
Conclusions: The prevalence of the patients that got a success grade on knowledge and practices was not
high.
Keyword: Diet, type 2 diabetes
* Cao đẳng Y tế Kiên Giang, ** The University of Texas at Austin ***Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Tác giả liên lạc: CNĐD Vũ Thị Tuyết Mai ĐT: 0986275495 Email: tuyetmai257@gmail.com* Đại học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 137
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế thế giới(8) các bệnh không
lây bao gồm bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), bệnh
tim mạch, bệnh đường hô hấp mạn tính và bệnh
ung thư là những nguyên nhân hàng đầu dẫn
đến tử vong ở các nước có thu nhập thấp và
trung bình trong đó có Việt Nam.
Theo Hiệp hội đái tháo đường quốc tế(2),
trong năm 2013 thế giới có khoảng 382 triệu
người mắc bệnh ĐTĐ. Tại Việt Nam, nghiên cứu
của Tạ Văn Bình và cộng sự(4,5) cho thấy tỷ lệ mắc
bệnh ĐTĐ cao nhất thuộc khu vực các thành phố
lớn với tỷ lệ 4,4%, tiếp đến là khu vực đồng bằng
2,7%, khu vực miền núi và trung du có tỷ lệ mắc
bệnh thấp hơn và lần lượt là 2,1% và 2,2%, tỷ lệ
hiện mắc bệnh ĐTĐ chung đã điều chỉnh của
toàn quốc là 2,7%.
Theo Tạ Văn Bình(5), việc quản lý bệnh ĐTĐ
hiện nay còn chưa toàn diện, quản lý bệnh chủ
yếu tập trung vào sử dụng thuốc hạ glucose
máu, việc hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng
chưa được coi trọng.
Mục đích nghiên cứu của chúng tôi nhằm
xác định kiến thức, thái độ và thực hành về chế
độ ăn của BN ĐTĐ type 2. Kết quả nghiên cứu
sẽ giúp ích cho việc đề ra những chương trình
giáo dục dành cho BN ĐTĐ type 2 nhằm kiểm
soát sự phát triển của bệnh, hạn chế các biến
chứng và giảm bớt chi phí cho việc điều trị với
các mục tiêu.
‐ Xác định tỷ lệ BN ĐTĐ type 2 có kiến thức
đạt về chế độ ăn.
‐ Xác định tỷ lệ BN ĐTĐ type 2 có thái độ
tích cực về chế độ ăn.
‐ Xác định tỷ lệ BN ĐTĐ type 2 thực hành
đạt về chế độ ăn.
‐ Xác định mối liên quan giữa kiến thức, thái
độ, thực hành về chế độ ăn, các đặc điểm của BN
ĐTĐ type 2.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân ĐTĐ type 2 điều trị nội trú hoặc
ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa Kiên Giang từ
tháng 12 năm 2013 đến tháng 6 năm 2014.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
BN được chọn tham gia vào nghiên cứu phải
có đủ các tiêu chuẩn: Bệnh nhân ĐTĐ type 2
điều trị nội trú hoặc ngoại trú tại bệnh viện Đa
khoa Kiên Giang. BN trên 18 tuổi và đồng ý
tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
BN sẽ bị loại khỏi nghiên cứu nếu có một
trong các tiêu chuẩn: Bệnh nhân không có khả
năng trả lời câu hỏi nghiên cứu: hôn mê, câm,
điếc, tâm thần... Bệnh nhân đang được cấp cứu.
Thu thập số liệu
Thu thập số liệu thông qua phỏng vấn trực
tiếp BN tham gia nghiên cứu bằng bộ câu hỏi
soạn sẵn trong khoảng thời gian 15‐30 phút.
Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được xử lý bằng chương trình Stata
12.0. Tính tần số và tỷ lệ đối với các biến định
tính. Tính trung bình và độ lệch chuẩn đối với
các biến định lượng.
Sử dụng Chi‐square test hoặc Fisher với mức
ý nghĩa 0,05 để kiểm định mối liên quan. Tính
PR và khoảng tin cậy (KTC) 95% để lượng hóa
mối liên quan.
Kiến thức, thái độ và thực hành được tính
theo thang điểm 10. BN có kiến thức và thực
hành đạt khi được ≥5 điểm, chưa đạt khi <5
điểm. BN có thái độ tích cực khi được >7 điểm,
chưa tích cực khi ≤7 điểm.
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ tháng 12 năm 2013 đến
tháng 6 năm 2014 có 131 BN ĐTĐ type 2 tham
gia vào nghiên cứu. Qua nghiên cứu, chúng tôi
có các kết quả sau.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 138
Đặc điểm chung của bệnh nhân
Bảng 1: Đặc điểm chung của bệnh nhân
Đặc điểm Kết quả
Tuổi trung bình ± độ lệch chuẩn (năm) 57,9 ± 12,3
Nam (%) 39,7
Nơi ở (%)
Nông thôn 84
Thành thị 16
Trình độ học vấn (%)
Chưa biết đọc, viết 54,2
Tiểu học 32,8
Từ trung học cơ sở (THCS) trở lên 13
Nghề nghiệp (%)
Công nhân, nông dân 36,7
Nội trợ 13
Lớn tuổi, hưu trí 41,2
Khác 9,1
Tuổi trung bình của BN là 57,9±12,3. Đa số
đối tượng là nữ (60,3%). Nhóm BN ở nông thôn
chiếm 84%. Nhóm đối tượng chưa biết đọc, viết
chiếm tỷ lệ cao nhất (54,2%). Nhóm BN lớn tuổi,
hưu trí chiếm tỷ lệ 41,2%.
Kiến thức
Bảng 2. Kiến thức về chế độ ăn của BN ĐTĐ type 2
Nội dung Đúng (%)
Ăn rau 100
Ăn thêm bữa phụ 26,7
Không bỏ bữa ăn 62,6
Vai trò của chế độ ăn 69,5
Cách chế biến 28,2
Số bữa ăn trong ngày 13
Loại thức ăn làm tăng đường huyết nhanh
hơn các loại còn lại
12,2
Tất cả BN biết về chế độ ăn rau hàng ngày
(100%). Nhóm BN biết nên ăn thêm bữa phụ
chiếm 26,7%. Số BN biết không nên bỏ bữa ăn
chiếm 62,6%. Nhóm BN biết vai trò của chế độ
ăn chiếm 69,5%. Nhóm BN biết cách chế biến
phù hợp chiếm 28,2%.
Tỷ lệ BN biết số bữa ăn trong ngày chưa cao
(13%). Chỉ có 12,2% BN biết loại thức ăn làm
tăng đường huyết nhanh hơn các loại thức ăn
còn lại. Nhóm BN có kiến thức đạt về chế độ ăn
chiếm 29,8%, chưa đạt chiếm 70,2%.
Thái độ
Bảng 3.Thái độ về chế độ ăn của BN ĐTĐ type 2
Nội dung Đúng (%)
Thực hiện chế độ ăn hợp lý là quan trọng
Rất đồng ý 26,7
Đồng ý 73,3
Không ý kiến
Không đồng ý
Rất không đồng ý
Ăn rau hàng ngày là quan trọng
Rất đồng ý 26,7
Đồng ý 73,3
Không ý kiến
Không đồng ý
Rất không đồng ý
Ăn thêm bữa phụ là quan trọng
Rất đồng ý 23,7
Đồng ý 62,6
Không ý kiến 13,7
Không đồng ý
Rất không đồng ý
Không bỏ bữa ăn là quan trọng
Rất đồng ý 22,1
Đồng ý 65,7
Không ý kiến 9,9
Không đồng ý 2,3
Rất không đồng ý
Sử dụng dầu ăn thay cho mỡ trong chế biến là quan trọng
Rất đồng ý 16
Đồng ý 63,4
Không ý kiến 12,2
Không đồng ý 7,6
Rất không đồng ý 0,8
Tỷ lệ BN rất đồng ý cao nhất đối với việc
thực hiện chế độ ăn hợp lý và ăn rau hàng
ngày là quan trọng (26,7%). Số BN rất đồng ý
việc ăn thêm bữa phụ là quan trọng chiếm
23,7%. Nhóm BN rất đồng ý việc không bỏ bữa
ăn là quan trọng chiếm 22,1%. Tỷ lệ BN không
đồng ý cao nhất đối với việc sử dụng dầu ăn
thay cho mỡ trong chế biến là quan trọng
(7,6%). Nhóm BN có thái độ tích cực về chế độ
ăn chiếm 96,2%, chưa tích cực chiếm 3,8%.
Thực hành
Bảng 4. Thực hành về chế độ ăn của BN ĐTĐ type 2
Nội dung Đúng (%)
Ăn rau hàng ngày 97,7
Ăn thêm bữa phụ 30,5
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 139
Nội dung Đúng (%)
Không bỏ bữa ăn 51,2
Thường ăn thức ăn được chế biến phù hợp 32,1
Dùng dầu ăn thay cho mỡ trong nấu ăn 51,2
Số bữa ăn trong ngày 15,3
Nhóm BN có ăn rau hàng ngày chiếm tỷ lệ
cao nhất (97,7%) và thấp nhất là nhóm BN ăn
đúng số bữa trong ngày (15,3%). Nhóm BN thực
hành đạt về chế độ ăn chiếm 45%, chưa đạt
chiếm 55%.
Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực
hành về chế độ ăn, các đặc điểm của BN
ĐTĐ type 2
Trong nghiên cứu của chúng tôi, BN có kiến
thức đạt về chế độ ăn thì có thực hành về chế độ
ăn cao gấp 2,28 lần (KTC 95%: 1,61‐3,23) so với
BN có kiến thức chưa đạt (p<0,05).
BN ở thành thị thì có kiến thức về chế độ ăn
cao gấp 2,33 lần (KTC 95%: 1,42‐3,82) so với BN
ở nông thôn (p<0,05).
BN trình độ tiểu học có kiến thức về chế độ
ăn cao gấp 0,6 lần (KTC 95%: 0,44‐0,83) so với
BN trình độ từ THCS trở lên (p<0,05).
BN chưa biết đọc, viết có kiến thức về chế độ
ăn cao gấp 0,36 lần (KTC 95%: 0,19‐0,69) so với
BN trình độ từ THCS trở lên (p<0,05).
BN là nội trợ có kiến thức về chế độ ăn cao
gấp 2,12 lần (KTC 95%: 1,04‐4,32) so với BN lớn
tuổi, hưu trí (p<0,05).
BN chưa biết đọc, viết có thái độ tích cực về
chế độ ăn bằng 0,94 lần (KTC 95%: 0,89‐0,99) so
với BN có trình độ từ THCS trở lên (p<0,05).
BN chưa biết đọc, viết có thực hành về chế
độ ăn cao gấp 0,61 lần (KTC 95%: 0,39‐0,96) so
với BN có trình độ từ THCS trở lên (p < 0,05).
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của đối tượng
Tuổi trung bình của BN là 57,9±12,3. Theo Tạ
Văn Bình(5), tuổi trung bình của BN ĐTĐ là 52,4;
tuổi có vai trò rất quan trọng đối với sự phát
triển bệnh ĐTĐ; tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tăng tỷ lệ
thuận theo tuổi.
Tỷ lệ BN nữ (60,3%) cao hơn tỷ lệ BN nam
(39,7%). Số BN ở nông thôn chiếm 84%. Theo
nghiên cứu của Vũ Thị Là(7), tỷ lệ BN ở nông
thôn cũng cao hơn tỷ lệ BN ở thành thị.
Nhóm BN chưa biết đọc, viết chiếm tỷ lệ cao
nhất (54,2%). Theo Bùi Thị Khánh Thuận(1),
nhóm BN có trình độ tiểu học chiếm tỷ lệ cao
nhất (48%). Nhóm BN lớn tuổi, hưu trí chiếm tỷ
lệ cao nhất (41,2%). Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của Vũ Thị Đào(6), BN già, hưu trí
chiếm tỷ lệ cao nhất (44,9%).
Kiến thức
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 100%
BN biết chế độ ăn rau hàng ngày. Kết quả của
chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Bùi Thị
Khánh Thuận(1). Chỉ có 26,7% BN biết nên ăn
thêm bữa phụ. Nhóm BN biết không nên bỏ
bữa ăn chiếm 62,6%. Tỷ lệ BN biết vai trò của
chế độ ăn là 69,5%.
Tỷ lệ BN biết cách chế biến thức ăn phù hợp
chưa cao (28,2%). Nhóm BN trả lời đúng số bữa
ăn trong ngày chiếm 13%. Nhóm BN biết loại
thức ăn làm tăng đường huyết nhanh hơn so với
các loại thức ăn còn lại chiếm 12,2%.
Tỷ lệ đối tượng có kiến thức đạt về chế độ ăn
là 29,8%, chưa đạt là 70,2%. Tỷ lệ BN có kiến
thức đạt về chế độ ăn chưa cao.
Thái độ
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 26,7%
đối tượng rất đồng ý việc thực hiện chế độ ăn
hợp lý và ăn rau hàng ngày là quan trọng, 73,3%
đồng ý việc thực hiện chế độ ăn hợp lý và ăn rau
hàng ngày là quan trọng. Số BN rất đồng ý việc
ăn thêm bữa phụ là quan trọng chiếm 23,7% và
có 22,1% BN rất đồng ý việc không bỏ bữa ăn là
quan trọng.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ BN
không đồng ý cao nhất đối với việc dùng dầu ăn
thay cho mỡ động vật trong chế biến thức ăn
(7,6%). Những tác hại của mỡ động vật đối với
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 140
BN ĐTĐ là không ít và theo Tạ Văn Bình(3), BN
ĐTĐ nên hạn chế ăn mỡ động vật. Tuy nhiên,
vẫn có nhiều đối tượng chưa có thái độ tích cực
với việc dùng dầu ăn thay cho mỡ động vật
trong chế biến thức ăn.
Nhóm BN có thái độ tích cực về chế độ ăn
chiếm 96,2%, chưa tích cực chiếm 3,8%. Nhìn
chung, thái độ của BN khá tích cực.
Thực hành
Rau xanh là loại thức ăn rất có lợi cho BN
ĐTĐ. Rau xanh không chứa nhiều đường nhưng
lại dồi dào vitamin, chất khoáng.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ BN có
ăn rau hàng ngày là 97,7% và theo nghiên cứu
của Bùi Thị Khánh Thuận(1) tỷ lệ này là 90%. Chỉ
có 30,5% BN ăn thêm bữa phụ, 51,2% BN không
bỏ bữa ăn.
Tỷ lệ BN thường ăn thức ăn được chế biến
phù hợp chiếm 32,1%. Nhóm BN dùng dầu ăn
trong nấu ăn chiếm 51,2%. Rất ít BN (15,3%) ăn
đúng số bữa ăn trong ngày.
Nhóm BN thực hành đạt về chế độ ăn chiếm
45%. Nhóm BN thực hành chưa đạt chiếm 55%.
Tỷ lệ BN thực hành đạt về chế độ ăn chưa cao.
Từ kết quả này cho thấy cần phải cố gắng
nhiều hơn nữa nhằm nâng cao thực hành của
BN.
Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực
hành về chế độ ăn, các đặc điểm của BN
ĐTĐ type 2
Trong nghiên cứu của chúng tôi, BN có kiến
thức đạt về chế độ ăn thì có thực hành cao gấp
2,28 lần so với BN có kiến thức chưa đạt.
Từ đây có thể thấy được vai trò quan trọng
của việc giáo dục kiến thức về chế độ ăn cho BN
vì việc giáo dục sẽ giúp cho thực hành của BN
được tốt hơn.
BN ở thành thị thì có kiến thức về chế độ ăn
cao gấp 2,33 lần so với BN ở nông thôn. Điều
này có thể giải thích một phần do BN ở thành thị
có thể nhận được nhiều kiến thức từ: báo, tạp
chí, internet...
BN trình độ tiểu học có kiến thức về chế độ
ăn cao gấp 0,6 lần so với BN trình độ từ THCS
trở lên. BN chưa biết đọc, viết có kiến thức về
chế độ ăn cao gấp 0,36 lần so với BN trình độ từ
THCS trở lên.
BN là nội trợ có kiến thức về chế độ ăn cao
gấp 2,12 lần so với BN lớn tuổi, hưu trí. Mối liên
quan này có thể được giải thích một phần do
người nội trợ có tìm hiểu về chế độ ăn vì công
việc hàng ngày của họ là nội trợ.
BN chưa biết đọc, viết có thái độ tích cực về
chế độ ăn bằng 0,94 lần so với BN có trình độ từ
THCS trở lên. BN chưa biết đọc, viết có thực
hành về chế độ ăn cao gấp 0,61 lần so với BN có
trình độ từ THCS trở lên.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 131 BN ĐTĐ type 2 tại
bệnh viện Đa khoa Kiên Giang từ tháng 12
năm 2013 đến tháng 6 năm 2014, chúng tôi rút
ra các kết luận.
Tỷ lệ đối tượng có kiến thức đạt về chế độ ăn
là 29,8%, chưa đạt là 70,2%.
Nhóm BN có thái độ tích cực về chế độ ăn
chiếm 96,2%, chưa tích cực chiếm 3,8%.
Số BN thực hành đạt về chế độ ăn chiếm
45%, chưa đạt chiếm 55%.
Kiến thức về chế độ ăn có mối liên quan có ý
nghĩa thống kê với thực hành về chế độ ăn, nơi
ở, trình độ học vấn và nghề nghiệp của BN.
Thái độ và thực hành về chế độ ăn có mối
liên quan có ý nghĩa thống kê với trình độ học
vấn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thị Khánh Thuận (2009). Kiến thức, thái độ, hành vi về chế độ
ăn và tập luyện ở người bệnh đái tháo đường type 2. Luận văn
thạc sĩ Y học. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
2. International Diabetes Federation (2013). International Diabetes
Federation Diabetes Atlas sixth edition. Brussels, International
Diabetes Federation.
3. Tạ Văn Bình (2002). Người bệnh ĐTĐ cần biết. NXB Y học. Hà
Nội.
4. Tạ Văn Bình và cộng sự (2004). “Báo cáo tóm tắt những kết
quả chính của nghiên cứu: dịch tễ học bệnh ĐTĐ, các yếu tố
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 141
nguy cơ và các vấn đề liên quan đến quản lý bệnh ĐTĐ trong
phạm vi toàn quốc”. Một số công trình nghiên cứu khoa học tiêu
biểu của các dự án quốc gia thực hiện tại bệnh viện nội tiết 1969‐
2003. NXB Y học. Hà Nội.
5. Tạ Văn Bình và cộng sự (2006). Dịch tễ học bệnh ĐTĐ ở Việt
Nam các phương pháp điều trị và biện pháp dự phòng. NXB Y học.
Hà Nội.
6. Vũ Thị Đào (2013). Kiến thức, thái độ của bệnh nhân đái tháo
đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa Trà Vinh về
thực hiện dùng thuốc, tập luyện và chế độ ăn uống. Luận văn thạc
sĩ Điều dưỡng. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
7. Vũ Thị Là (2010). Kiến thức, thái độ, hành vi tự chăm sóc bàn chân
của người bệnh ĐTĐ týp 2 khám và điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Luận văn thạc sĩ Y học. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh.
8. World Health Organization (2011). Global status report on
noncommunicable diseases 2010. Geneva, World Health
Organization.
Ngày nhận bài báo: 05/9/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 29/9/2014
Ngày bài báo được đăng: 20/10/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kien_thuc_thai_do_va_thuc_hanh_ve_che_do_an_cua_benh_nhan_da.pdf