Đối với người quản lý và bệnh viện
Thường xuyên tổ chức các chương trình
giáo dục và đào tạo liên tục về phòng ngừa
LDTĐ cho tất cả đối tượng trực tiếp chăm sóc
BN, đặc biệt là ĐD của khoa HSCC. Chương
trình nên cập nhật thường xuyên và phù hợp
với mọi trình độ.
Triển khai nhanh những biện pháp can thiệp
thích hợp
Cung cấp đầy đủ và trang bị thêm các thiết
bị hỗ trợ cho ĐD trong việc phòng ngừa LDTĐ.
Đảm bảo nguồn nhân lực và tăng cường
giám sát phòng ngừa LDTĐ.
7 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 1034 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng ngừa loét do tỳ đè của điều dưỡng khoa hồi sức cấp cứu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 1
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ PHÒNG NGỪA LOÉT
DO TỲ ĐÈ CỦA ĐIỀU DƯỠNG KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU
Đồng Nguyễn Phương Uyển*, Lê Thị Anh Thư**
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định kiến thức, thái độ và thực hành lâm sàng về phòng ngừa loét do tỳ đè của
điều dưỡng tại khoa Hồi Sức Cấp Cứu.
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Điều dưỡng đang làm việc tại khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện
Chợ Rẫy được mời tham gia nghiên cứu từ tháng 2/2010 đến tháng 6/2010, được phỏng vấn bằng bảng câu hỏi.
Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 10.0.
Kết quả: 81 điều dưỡng tham gia nghiên cứu. Tỷ lệ ĐD có kiến thức đúng và thái độ đúng về phòng ngừa
loét do tỳ đè là lần lượt là 85,2% và 80,2%. Tuy nhiên, tỷ lệ thực hành đúng còn thấp (43,2%). Có sự liên quan
giữa kiến thức và thái độ, giữa thái độ và thực hành nhưng không tìm thấy sự liên quan giữa kiến thức đúng và
thực hành đúng. Kết quả cũng cho thấy rằng những ĐD được học tập về phòng ngừa loét do tỳ tè trong khoảng
thời gian một năm thì có kiến thức đúng cao hơn
Kết luận: tỷ lệ ĐD có kiến thức đúng và thái độ đúng về phòng ngừa loét do tỳ đè cao nhưng lại không
tương ứng với tỷ lệ thực hành.
Từ khóa: loét do tỳ đè, điều dưỡng khoa hồi sức cấp cứu, kiến thức, thái độ, thực hành.
ABSTRACT
KNOWLEDGE, ATTITUDES AND PRACTICE OF CRITICAL CARE NURSING STAFF CONCERNING
PRESSURE ULCER PREVENTION AND TREATMENT
Dong Nguyen Phuong Uyen, Le Thi Anh Thu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 1 - 7
Objectives: The aim of this study was to investigate knowledge, attitudes and practice regarding pressure
ulcer prevention and treatment of critical care nursing.
Design: A cross-sectional survey method was used.
Material and Methods: Staff nurses working in medicalsurgical intensive care unit at Cho Ray hospital in
HCM city, Viet Nam was invited to participate from February to June 2010. Data were collected using a
questionnaire. Data analysis was carried out using SPSS version 10.0.
Results: 81 staff nurses participated in the survey. The correct knowledge and attitudes of pressure ulcer was
85.2% and 80.2%, respectively, but correct practice was only 43.2%. There was a relationship between knowledge
and attitudes, between attitudes and practice but not relationship between knowledge and practice of preventive
pressure ulcers. In other hand, the nurses, attending a lecture about pressure ulcer prevention every year, could
improve on their knowledge.
Conclusions: Nursing staffs in intensive care unit had good knowledge and attitudes to pressure ulcer
prevention but not improve on practice.
Key words: pressure ulcers prevention, critical care nursing staff, knowledge, attitudes, practice.
*Khoa Hồi sức cấp cứu, BV Chợ Rẫy; **Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, BC Chợ Rẫy.
Tác giả liên lạc: CN Đồng Nguyễn Phương Uyển ĐT: 0919.646.654 Email: phuonguyen_1216@yahoo.com.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 2
ĐẶT VẤN ĐỀ.
Loét do tỳ đè (LDTĐ) là một biến chứng
thường gặp ở những bệnh nhân nằm bất động
như: chấn thương cột sống, tai biến mạch máu
não, gãy hai chi dưới, đái tháo đường, bỏng,
bệnh nhân đa chấn thương. Ngày nay LDTĐ là
vấn đề sức khỏe đang được quan tâm hàng đầu
ở tất cả các bệnh viện trên thế giới đặc biệt là
những khoa Hồi Sức Cấp Cứu. Mỗi năm có hơn
1,6 triệu bệnh nhân (BN) trên thế giới bị LDTĐ
khi nằm viện(1) tỷ lệ LDTĐ ở các khoa phòng
trung bình 10% - 15% và ở các khoa HSCC từ
30% - 60%(3).
LDTĐ là một trong những nguyên nhân
hàng đầu kéo dài thời gian nằm viện, làm tăng
chi phí điều trị, thời gian chăm sóc và còn là
nguyên nhân làm tăng tỷ lệ tử vong. Những BN
bị LDTĐ trong vòng 6 tuần khi nằm viện thì
nguy cơ tử vong tăng gấp 3 lần so với những
BN không bị LDTĐ(1). Do đó, BN cần phải được
phòng ngừa LDTĐ ngay khi nhập viện. Để
phòng ngừa LDTĐ hiệu quả đòi hỏi người ĐD
phải có kiến thức, sự hiểu biết sâu rộng, vững
vàng về tổn thương và những biện pháp phòng
ngừa LDTĐ, để từ đó có thái độ đúng và thực
hành tốt việc chăm sóc phòng ngừa.
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm
đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành
lâm sàng về phòng ngừa loét do tỳ đè của
điều dưỡng Khoa Hồi Sức Cấp Cứu bệnh
viện Chợ Rẫy.
Mục tiêu chuyên biệt bao gồm
1. Xác định tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức
đúng, thái độ đúng và thực hành đúng về
phòng ngừa loét do tỳ đè.
2. Xác định mối liên hệ giữa kiến thức, thái
độ và thực hành lâm sàng và các yếu tố ảnh
hưởng đến thực hành chăm sóc phòng ngừa loét
do tỳ đè.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu
Tất cả những ĐD đang làm việc tại khoa
HSCC, bệnh viện Chợ Rẫy
Tiêu chuẩn loại trừ:
ĐD đang nghỉ hậu sản, nghỉ ốm, đi công tác
ở nơi khác trong thời gian nghiên cứu.
ĐD từ chối tham gia nghiên cứu.
Thời gian thu thập số liệu: từ tháng 2/2010
đến tháng 6/2010.
Phương pháp thu nhập số liệu
Người nghiên cứu giải thích rõ ý nghĩa và
lợi ích của NC cho tất cả các ĐD tham gia, sau
đó trực tiếp phỏng vấn và quan sát.
Phần kiến thức, thái độ và các yếu tố rào cản
được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn
trực tiếp ĐD với bộ câu hỏi có sẵn, ĐD sẽ tự
điền trong khoảng 15 - 20 phút.
Phần thực hành người nghiên cứu trực tiếp
quan sát ĐD chăm sóc BN dựa vào bảng kiểm
chăm sóc phòng ngừa loét do tỳ đè do phòng
Điều Dưỡng bệnh viện Chợ Rẫy biên soạn để
đánh giá. ĐD làm theo ca kíp 8 giờ mỗi ngày và
một điều dưỡng chăm sóc trung bình từ 4 – 5
BN mỗi ca nên người nghiên cứu sẽ lựa chọn
ngẫu nhiên 1 bệnh nhân và quan sát điều dưỡng
ngẫu nhiên đang chăm sóc cho BN đó.
Công cụ thu thập số liệu
Chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi tự điền do
Barbara Pieper xây dựng, được Pieper và Mott
xuất bản năm 1995(9), bao gồm 4 phần là:
Phần 1: thông tin cơ bản của ĐD bao gồm
thông tin về giới, tuổi, trình độ đào tạo, thâm
niên công tác, thời gian gần nhất tham gia một
buổi học, đọc bài báo liên quan đến loét do tỳ
đè, gồm 6 câu hỏi nhiều lựa chọn.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 3
Phần 2: thông tin về kiến thức phòng
ngừa loét tỳ đè, gồm 32 câu hỏi trả lời đúng, sai
hay không biết với những nội dung cơ bản về
nguyên nhân, yếu tố nguy cơ và phương pháp
phòng ngừa.
Phần 3: thông tin về thái độ phòng ngừa
loét do tỳ đè, gồm 13 câu hỏi với 3 mức độ lựa
chọn theo thang điểm của Likert đồng ý, không
đồng ý, không ý kiến.
Phần 4: thông tin về các yếu tố rào cản
ảnh hưởng đến thực hành chăm sóc phòng ngừa
LDTĐ, gồm 5 câu hỏi lựa chọn mức theo mức
độ không quan trọng, không ý kiến và quan
trọng.
Phần thực hành: quan sát tiến trình
chăm sóc phòng ngừa loét do tỳ đè dựa trên
bảng kiểm chăm sóc phòng ngừa loét do tỳ
đè do phòng Điều Dưỡng bệnh viện Chợ Rẫy
biên soạn.
Phân tích số liệu
Số liệu được nhập bằng phần mềm
Microsoft Excel 2010 và xử lý bằng phần mềm
SPSS 10.0. Điều dưỡng được đánh giá là có kiến
thức, thái độ, thực hành tốt khi đạt trên 70% số
điểm của mỗi phần. Các biến số liên tục được
mô tả bằng trung bình ± độ lệch chuẩn, các biến
định tính được mô tả dưới dạng phần trăm. So
sánh tỉ lệ phần trăm bằng phép kiểm χ2. So sánh
trung bình bằng phép kiểm student (t). Phân tích
đơn biến bằng phép kiểm χ2 , tính nguy cơ
tương đối RR.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu có tỉ lệ ĐD nữ chiếm 91,4%. ĐD
trong độ tuổi 20 – 29 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất
(56,8%). Trình độ trung cấp chiếm đa số với 73
ĐD (90,1%). ĐD có trình độ cao đẳng và cử
nhân rất ít, chiếm tỷ lệ lần lượt là 3,7% và 6,2%.
Tỷ lệ ĐD tham gia một buổi học về LDTĐ
trong khoảng thời gian dưới 1 năm chiếm 58 %,
tham gia học trong 2 – 3 năm gần đây là 27,2 %
và trên 4 năm là 8,6%. 6,2% ĐD chưa từng tham
gia một buổi học nào liên quan đến LDTĐ. Về
việc đã từng đọc một bài báo liên quan đến loét
do tỳ đè, 12,3% chưa từng đọc, 58% đã từng đọc
cách đây dưới 1 năm, 22,2% đọc cách 2 – 3 năm.
KIẾN THỨC VỀ PHÒNG NGỪA LOÉT
DO TÌ ĐÈ
Trong tổng số 81 người tham gia nghiên
cứu, tỷ lệ ĐD có kiến thức đúng là 85,2% với
điểm trung bình kiến thức là 23,9/32 điểm, (SD =
2,74). ĐD có số điểm cao nhất là 31/32 điểm và
thấp nhất là 15/32 điểm.
Trong số 32 câu hỏi với những nội dung về
nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, vị trí, các biện
pháp phòng ngừa LDTĐ, có 21 câu hỏi có tỷ lệ
trả lời đúng trên 50%, 6 câu có tỷ lệ trả lời đúng
trên 90% và có 2 câu hỏi trả lời đúng 100%. Đó
là những câu hỏi KT cơ bản về yếu tố nguy cơ
LDTĐ, đánh giá tình trạng da, chế độ dinh
dưỡng, lịch trình xoay trở BN, dụng cụ phòng
ngừa, tư thế nghiêng, vệ sinh da, tránh tiếp xúc
trực tiếp giữa các vùng da sát xương, nâng cao
gót chân để giảm lực đè cấn, ghi chú ĐD,
nguyên nhân chính gây LDTĐ, bảng công cụ
đánh giá nguy cơ loét theo Braden và biến
chứng, hậu quả của loét do tỳ đè.
THÁI ĐỘ VỀ PHÒNG NGỪA LOÉT DO
TÌ ĐÈ
Tỷ lệ ĐD có thái độ đúng (thái độ tích cực)
về phòng ngừa LDTĐ là 81,2% với điểm trung
bình là 19,14/26 điểm. ĐD có điểm thái độ cao
nhất là 26/26 điểm và thấp nhất là 6/26 điểm.
64,2% ĐD cho rằng tất cả các BN đều có
nguy cơ bị loét do tỳ đè và đa số ĐD (91,4%)
đồng ý việc phòng ngừa nên được ưu tiên hơn
là điều trị loét do tỳ đè.
Hầu hết ĐD (97,5%) đồng ý rằng đánh giá
tình trạng da BN thường xuyên có thể phát hiện
sớm yếu tố nguy cơ hình thành loét do tỳ đè.
92,6% ĐD nhận thức được việc đánh gain, ghi
nhận tình trạng da BN là một trong những công
việc hằng ngày của họ và đánh giá nguy cơ loét
do tỳ đè của BN dựa trên lâm sàng thì dễ dàng
thực hiện hơn (77,8%).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 4
NHỮNG RÀO CẢN TRONG PHÒNG
NGỪA LOÉT DO TÌ ĐÈ
88,9% ĐD cho rằng tình trạng BN quá nặng
hay BN không hợp tác là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến việc chăm sóc LDTĐ.
Không đủ điều dưỡng (80,2%) và thiếu hụt
kiến thức về phòng ngừa (80,2%) cũng là những
yếu tố góp phần ảnh hưởng không nhỏ trong
việc chăm sóc LDTĐ hằng ngày cho BN.
64,2% ĐD cho rằng không đủ thời gian
chăm sóc BN cũng ảnh hưởng nhiều đến việc
chăm sóc phòng ngừa loét và 25,9% trong số họ
cho rằng yếu tố này không quan trọng.
THỰC HÀNH CHĂM SÓC PHÒNG
NGỪA LOÉT DO TỲ ĐÈ
Quy trình chăm sóc phòng ngừa LDTĐ bao
gồm 13 bước với tổng điểm là 13 điểm. Tỷ lệ ĐD
có thực hành đúng về phòng ngừa LDTĐ là
43,2%.
Điểm TB thực hành là 8,2/13 điểm, ĐLC 0,61,
cao nhất là 11/13 và thấp nhất là 3/13 điểm.
Trong đó có 2 bước luôn luôn được thực hiện
với tỷ lệ 100% ở tất cả các ca trực là bước 6 và
bước 7 và ngược lại 100% ĐD không thực hiện
bước 10.
Kết quả quan sát cũng cho thấy rằng thực
hành đúng tăng vào các ca sáng với tỷ lệ
51,9% và giảm dần ở các ca chiều và ca đêm
lần lượt là 42% và 35,8%. Sự khác biệt về tỷ lệ
thực hành đúng giữa các ca trực có ý nghĩa
thống kê p< 0,05.
MỐI LIÊN QUAN GIỮA KIẾN THỨC,
THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VÀ CÁC
YẾU TỐ LIÊN QUAN
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
của đặc điểm nhân khẩu học như giới tính, tuổi,
trình độ chuyên môn, thâm niên công tác giữa
hai nhóm điều dưỡng có KT-TD-TH đúng so với
nhóm còn lại
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kiến
thức giữa nhóm điều dưỡng có tham gia một
buổi học về loét do tỳ đè trong thời gian 1 năm
với các nhóm khác. ĐD đã từng tham gia một
buổi học về loét do tỳ đè dưới một năm, 2-3
năm, >4 năm có tỷ lệ kiến thức đúng lần lượt là
59,4%, 27,5% và 5,8%, với p =0,029.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
thái độ đúng giữa hai nhóm bệnh nhân có
kiến thức tốt và không tốt. Tuy nhiên, không
có sự khác biệt về thực hành đúng ở hai nhóm
bệnh nhân này.
BÀN LUẬN
KIẾN THỨC CỦA ĐIỀU DƯỠNG VỀ
PHÒNG NGỪA LOÉT DO TỲ ĐÈ.
ĐD có số điểm cao nhất là 31/32 và thấp
nhất là 15/32, điểm TB 24/32 điểm, ĐLC 2,744
điểm. Với yêu cầu phải đạt là 22/32 điểm thì tỷ
lệ ĐD có kiến thức đúng về PNLDTĐ khá cao
85,2%. Những câu hỏi có tỷ lệ trả lời thấp nhất
đó là những nội dung về thời gian nhận định,
đánh giá các yếu tố nguy cơ (16%) và thời gian
hình thành loét do tỳ đè (17,3%).
So sánh với một số nghiên cứu trước, nghiên
cứu này cũng có kết quả tương đương. Theo
nghiên cứu của Pieper và Mott(8) khảo sát KT
của ĐD về PNLDTĐ năm 1995 với cùng bộ câu
hỏi và kết quả là ĐD có KT đúng về PNLDTĐ là
90%. Năm 2008 theo NC của Fernandes(5) khảo
sát kiến thức về PNLDTĐ của các giáo viên ĐD
cũng cùng bộ câu hỏi cho kết qủa tỷ lệ giáo viên
ĐD có kiến thức về phòng ngừa loét khá cao.
Năm 2008, Carol Tweed và cộng sự khảo sát
kiến thức của ĐD ở 3 bệnh viện tại New
Zealand(10), 89% ĐD có kiến thức đúng về
PNLDTĐ sau thực hiện chương trình giáo dục
20 tuần.
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa
kiến thức về PNLDTĐ của ĐD với những đặc
điểm về nhân khẩu học. Tuy nhiên, thời gian
gần nhất tham gia một buổi học về LDTĐ liên
quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với kiến thức
về phòng ngừa LDTĐ. Nhóm ĐD đã từng tham
gia một buổi học về LDTĐ thì có kiến thức đúng
cao hơn những nhóm ĐD còn lại. Đặc biệt
những ĐD có thời gian gần nhất tham gia một
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 5
buổi học về LDTĐ trong khoảng thời gian 1
năm. Kết quả này cho thấy được tầm quan trọng
của chương trình giáo dục, khi ĐD được cung
cấp những thông tin liên tục và phù hợp thì kiến
thức của họ tăng lên rất nhiều(2),(4),(5). Theo khảo
sát của Moody và cộng sự năm 1988 đã chứng
minh chương trình giáo dục có thể làm giảm tỷ
lệ BN bị LDTĐ ở các khoa HSCC(7) tương tự với
kết quả tìm được theo nghiên cứu của Luciana
và cộng sự khi khảo sát sự ảnh hưởng của
chương trình giáo dục đến kiến thức về
PNLDTĐ của ĐD khi khảo sát 223 ĐD. Những
ĐD đã từng đọc, nhận thông tin về LDTĐ thông
qua các bài báo hay những bài thuyết trình có
điểm kiến thức rất cao.
THÁI ĐỘ VỀ PHÒNG NGỪA LOÉT DO
TỲ ĐÈ
Các ĐD có thái độ tích cực về PNLDTĐ,
97,5% cho rằng việc đánh giá tình trạng da BN
ngay khi nhập viện và các khoảng thời gian
đều đặn sau đó sẽ giúp phát hiện sớm các yếu
nguy cơ. Đa số đồng ý việc phòng ngừa thì
cần phải được quan tâm và ưu tiên hơn điều
trị và giống như nhiều nghiên cứu khác cũng
cho rằng hầu hết LDTĐ đều có thể phòng
ngừa được (87,7). Kết quả này gần giống với
kết quả (94%) nghiên cứu của Ulrika và Bjorn-
Ove Suserud thực hiện năm 2008 tại Thụy
Điển(11). Tuy nhiên, 72,2% ĐD còn cho rằng
việc PNLDTĐ thì mất nhiều thời gian.
Liên quan không có ý nghĩa thống kê giữa
thái độ với các đặc điểm về nhân khẩu học. Kết
quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu
của năm 2008 của Ulrika Ka¨llman và Bjo¨rn-Ove
Suserud khảo sát 154 ĐD ở Thụy Điển và
nghiên cứu của Kathleen MacMillan và cộng sự
năm 2008 khi khảo sát 223 ĐD ở Canada(6),(11).
Tuy nhiên kết quả phân tích cho thấy những ĐD
có tham gia một buổi học hay đã từng đọc một
bài báo về LDTĐ trong khoảng thời gian 1 năm
thì có thái độ đúng cao hơn. Điều này cũng có
thể giải thích rằng khi ĐD được cập nhật những
thông tin mới và được giáo dục liên tục thì họ
cũng sẽ có thái độ tích cực hơn.
THỰC HÀNH VỀ PHÒNG NGỪA LOÉT
DO TỲ ĐÈ CỦA ĐIỀU DƯỠNG
ĐD có thực hành đúng là 43,2% và chưa
đúng là 56,8%. Một phần là do đặc điểm của
khoa vì BN nhập khoa trong tình trạng rất
nặng, đa số là BN trong giai đoạn choáng
phải thở máy, bị đa chấn thương và việc ưu
tiên hàng đầu là phải đảm bảo hô hấp, ổn
định sinh hiệu nên phòng ngừa loét do tỳ đè
chỉ thực hiện được sau khi BN đã ổn định và
qua giai đoạn nguy hiểm. BN gãy xương phải
kéo tạ liên tục do đó việc thực hiện xoay trở
PNLDTĐ rất khó khăn, đặc biệt những BN
sau mổ ngoại khoa thường đau nên không
hợp tác với ĐD và để theo dõi các biến chứng
sớm sau mổ nên người ĐD cũng rất hạn chế
thực hiện xoay trở chống loét do tỷ đè cũng
như thực hiện chế độ dinh dưỡng thích hợp.
Một ĐD chăm sóc trung bình 4 bệnh nhân/
ca trực và khoa không có thân nhân nên ĐD là
người trực tiếp chăm sóc toàn diện cho BN, với
một số lượng công việc khá lớn và luôn phải
làm việc trong môi trường áp lực cao điều này
cũng ảnh hưởng đến công tác chăm sóc. Thêm
vào đó, các dụng cụ chăm sóc một phần nào đó
chưa được cung cấp kịp thời và bổ sung mới.
Thâm niên công tác của ĐD 1- 5 năm thì có
điểm số về thực hành cao hơn ĐD mới về khoa
dưới 1 năm do thời gian công tác tại khoa lâu
hơn lên phần nào thấy được tầm quan trọng và
ý nghĩa của phòng ngừa. Những ĐD đã từng
tham gia một buổi học về loét do tỳ đè với
những thời gian khác nhau cũng có điểm trung
bình thực hành (7,36 điểm) cao hơn những ĐD
chưa từng học (6,80 điểm).
Kết quả khảo sát cũng cho thấy rằng tỷ lệ
ĐD thực hành đúng tăng cao vào ca sáng và
giảm dần ở các ca chiều, ca đêm. Do ca sáng
thường có sự tăng cường giám sát của ban lãnh
đạo khoa và nguồn nhân lực thường đầy đủ.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 6
YẾU TỐ RÀO CẢN TRONG THỰC
HÀNH PHÒNG NGỪA LOÉT DO TỲ ĐÈ
CỦA ĐIỀU DƯỠNG
Kết quả phân tích cho thấy rằng có 3 yếu tố
mà hơn 80% ĐD cho rằng những yếu tố này rất
quan trọng ảnh hưởng đến thực hành phòng
ngừa LDTĐ, những yếu tố như tình trạng BN
quá nặng/ BN không hợp tác (88,9%), kiến thức
về chăm sóc PNLDTĐ không đủ (80,2%) và
thiếu ĐD (80,2). Kết quả này cũng tương đương
với kết quả nghiên cứu năm 2008 của Ulrika và
Bjorn-Ove khi khảo sát 154 ĐD làm việc tại các
bệnh viện tại Thụy Điển(11).
Mặc dù ĐD có kiến thức đúng và thái độ
tích cực về PNLDTĐ nhưng với tình trạng BN
quá nặng thì việc thực hành PNLDTĐ lúc này
không còn là yếu tố quan trọng. Tỷ lệ 1 ĐD
chăm sóc trung bình 4/BN, với khối lượng công
việc quá nhiều, ĐD không có đủ thời gian để
thực hành các biện pháp phòng ngừa và cũng
qua kết quả phân tích chúng ta thấy rằng dụng
cụ chăm sóc không đủ cũng là một trong những
yếu tố quan trọng (64,2%) ảnh hưởng đến thực
hành phòng ngừa LDTĐ. Điều này có thể giúp
cho ban lãnh đạo khoa biết được một số yếu tố
rào cản ảnh hưởng đến chăm sóc phòng ngừa
LDTĐ để có những chính sách cũng như những
biện pháp phù hợp giúp đỡ cho ĐD làm tốt vai
trò của mình và giúp giảm tỷ lệ loét do tỳ đè cho
BN tại khoa, góp phần giảm chi phí điều trị,
giảm thời gian chăm sóc và nâng cao chất lượng
điều trị.
MỐI LIÊN QUAN GIỮA KIẾN THỨC-
THÁI ĐỘ-THỰC HÀNH
Liên quan giữa kiến thức-thái độ, thái độ-
thực hành của ĐD về phòng ngừa LDTĐ có ý
nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả này cũng phù
hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Yong
Kim năm 2007 khi khảo sát mức độ kiến thức,
thái độ và thực hành về hành vi phòng ngừa
loét bàn chân của bệnh nhân tiểu đường tại Thái
Lan(12).
Liên quan không có ý nghĩa thống kê giữa
kiến thức và thực hành cho thấy có một khoảng
cách giữa kiến thức và thực hành. Tỷ lệ ĐD có
kiến thức và thái độ về PNLDTĐ tuy cao nhưng
ngược lại tỷ lệ thực hành của họ khá thấp và
mức độ kiến thức không tương ứng với mức độ
thực hành. Do trên thực tế người ĐD gặp phải
nhiều yếu tố gây cản trở đến việc thực hành và
dựa vào những kết quả đạt được từ nghiên cứu
này thì cần phải có một cái gì đó ở giữa để liên
kết KT – TĐ – TH lại với nhau. Nếu người ĐD
nhận thức được tầm quan trọng và mức độ ảnh
hưởng của LDTĐ thì có thể tác động lên thực
hành phòng ngừa LDTĐ.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu này đã tìm ra được các kết quả
như sau:
85,2% ĐD có kiến thức đúng về phòng ngừa
LDTĐ.
80,2% ĐD có thái độ đúng về phòng ngừa
LDTĐ.
43,2% ĐD có thực hành đúng về phòng
ngừa LDTĐ.
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
về mối liên quan giữa KT-TĐ-TH với tuổi, giới
tính, thâm niên công tác và bằng cấp chuyên
môn.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mối
liên quan giữa kiến thức với thời gian gần nhất
tham gia một buổi học về LDTĐ.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
kiến thức và thái độ, giữa thái độ và thực hành.
KIẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu này, chúng tôi xin đưa ra
một số kiến nghị sau:
Đối với điều dưỡng
Nên thường xuyên tham gia các chương
trình đào tạo, hướng dẫn lâm sàng, hội thảo về
phòng ngừa LDTĐ.
Nên tuân thủ và thực hiện nghiêm ngặt việc
phòng ngừa để giảm tỷ lệ LDTĐ, nâng cao chất
lượng chăm sóc bệnh nhân, nâng cao ý thức, vai
trò và trách nhiệm của mình
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 7
Đối với người quản lý và bệnh viện
Thường xuyên tổ chức các chương trình
giáo dục và đào tạo liên tục về phòng ngừa
LDTĐ cho tất cả đối tượng trực tiếp chăm sóc
BN, đặc biệt là ĐD của khoa HSCC. Chương
trình nên cập nhật thường xuyên và phù hợp
với mọi trình độ.
Triển khai nhanh những biện pháp can thiệp
thích hợp
Cung cấp đầy đủ và trang bị thêm các thiết
bị hỗ trợ cho ĐD trong việc phòng ngừa LDTĐ.
Đảm bảo nguồn nhân lực và tăng cường
giám sát phòng ngừa LDTĐ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Allman R et al (1999). “Pressure ulcer, hospital complications
and disease severity: impact on hospital cost and length of stay”.
Advances in Wound Care, 12(1), pp.22-30
2. Bostom J, Kenneth H (1992). “Staff nurse knowledge and
perception about prevention pressure sore”. Dermatology
Nursing, 4, pp. 365-386
3. Chronakos J & Nierman D (2003). “Managing pressure ulcer in
critically ill patients”. Journal of Respiratory Disease, 24(8), pp. 363-
371.
4. Debra Jill Schassberger (2001). “A Description of Nurse
Educators’ knowledge of Pressure Ulcers”. Mater’s thesis. Bell
Howeell Information and Learning Company, United State.
5. Fernandes L.M, Caliri M.HL & Haas V.J. (2008). “The effect of
educative interventions on the pressure ulcer prevention
knowledge of nursing professionals”. Acta Paul Enferm, 21(2),
pp.305-11.
6. Kathleen MacMillan et al (2008). “Nurses’ Knowledge and
Attitudes Associated With Near Misses: Evaluation of impact of
a Knowledge transfer intervention for pressure ulcer prevention
and care”. BJM Group and the Institute for healthcare Improvement,
Paris
7. Moody B et al (1998). “Impact of staff education on pressure sore
development elderly hospitalized patients”. Archives of Internal
medicine, 148(10), pp 2241-2243.
8. Pieper B, Mattern (1997). “Critical care nurses’ knowledge of
pressure ulcer prevention, staging and description”.
Ostomy/Wound Management, 43(2), pp.22-31.
9. Pieper B, Mott M (1995). “Nurses’ knowledge of pressure ulcer
prevention, staging and description”. Advances in Wound Care:
The Journal for Prevention and Healing, 8(3), pp.34-48.
10. Tweed Carol & Tweed Mike (2008). “Intensive care nurse’s
knowledge of pressure ulcers: development of an assessment
tool and effect of an education program”. AJCC, 17, pp.338- 346.
11. Ulrika Kallman & Born-Ove Suserud (2009). “Knowledge,
Attitudes and clinical practice among staff nurses concerning
pressure ulcer prevention and treatment – a survey in a Swedish
healthcare setting”. Scand J caring Science, 23, pp.334-341.
12. Yong Kim Son (2007). “Preventive behaviors regarding foot
ulcers in Diabetes type II patients at BMA Health Care Center
No.48, Bangkok, Thailand”. A Thesis for the Degree of Master of
Public Health Program in Health Systems Development,
Chulalongkorn University.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kien_thuc_thai_do_va_thuc_hanh_ve_phong_ngua_loet_do_ty_de_c.pdf