Kiến thức, thái độ về thực hiện dùng thuốc, tập luyện và chế độ ăn uống của bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh

Mối liên quan giữa thái độ đúng với đặc điểm nhân khẩu học –xã hội học Giới: bệnh nhân nam có thái độ đúng hơn bệnh nhân nữ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với PR = 1,17, p = 0,028. Tuổi: nhóm tuổi 40 – 49, 50 – 59, 60 – 69, ≥ 70 có thái độ đúng hơn nhóm tuổi < 40 với PR lần lượt là 0,73; 0,75; 0,78; 0,75. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,697. Dân tộc: dân tộc Kinh có thái độ đúng cao hơn dân tộc khác. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với PR = 1,06; p = 0,486. Điều này có thể là do phong tục tập quán của các dân tộc khác nhau cho nên thái độ của bệnh nhân khác nhau. Hoàn cảnh sống: bệnh nhân sống một mình có thái độ đúng cao hơn bệnh nhân sống với gia đình. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với PR = 0,77; p = 0,446. Nghề nghiệp: nhóm nghề công nhân, viên chức, già hưu trí, nghề tự do có thái độ đúng hơn nhóm nghề làm ruộng với PR lần lượt là 0,99; 1,18; 0,95; 0,89. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,459. Trình độ học vấn: khi trình độ học vấn tăng lên một bậc thì tỷ lệ có thái độ đúng tăng lên PR = 1,14; p = 0,015. Điều này là phù hợp vì khi trình độ học vấn càng cao thì thái độ chấp nhận điều trị của bệnh nhân càng tốt. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Bảo hiểm y tế: bệnh nhân có bảo hiểm y tế có thái độ đúng hơn bệnh nhân không có bảo hiểm y tế với PR = 0,68; p = 1,000. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Điều này phù hợp vì khi bệnh nhân có bảo hiểm thì sẽ đi khám bệnh đều đặn từ đó nhận được thông tin hướng dẫn về dùng thuốc, tập luyện và chế độ ăn uống nhiều hơn nên có thái độ tốt hơn.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 186 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức, thái độ về thực hiện dùng thuốc, tập luyện và chế độ ăn uống của bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 172 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ THỰC HIỆN DÙNG THUỐC, TẬP LUYỆN   VÀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2  ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH   Vũ Thị Đào*, Nguyễn Thị Bích Đào**, Chris Finn***  TÓM TẮT  Mục tiêu: Xác định tỷ lệ kiến thức, thái độ đúng trong việc dùng thuốc, tập luyện và chế độ ăn uống của  bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú. Xác định mối liên quan giữa kiến thức, thái độ với các đặc  điểm nhân khẩu học ‐ xã hội học, nhận thông tin của bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú.  Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang 423 bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều  trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh trong thời gian từ tháng 03 đến tháng 05 năm 2013. Sử dụng  bộ câu hỏi gồm 3 phần: thông tin chung, kiến thức, thái độ để xác định kiến thức, thái độ của bệnh nhân đái tháo  đường type 2.  Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường type 2 có kiến thức đúng còn thấp 54,1% (229/423) bệnh nhân. Tỷ  lệ bệnh nhân đái tháo đường type 2 có thái độ đúng 67,9% (287/423) bệnh nhân. Có mối liên quan giữa kiến thức  với đặc điểm dân tộc, nghề nghiệp, tiền căn gia đình mắc bệnh đái tháo đường. Có mối liên quan giữa thái độ với  đặc điểm giới, trình độ học vấn.  Kết luận: Qua nghiên cứu trên 423 bệnh nhân đái tháo đường type 2 về kiến thức, thái độ dùng thuốc, tập  luyện và chế độ ăn uống tại bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh, chúng tôi ghi nhận bệnh nhân đái tháo đường type  2 có kiến thức, thái độ đúng về dùng thuốc, tập luyện và chế độ ăn uống còn thấp, điều này cho thấy cần đẩy  mạnh công tác truyền thông giáo dục cho phù hợp với đối tượng.  Từ khóa: Kiến thức, Thái độ, Đái tháo đường  ABSTRACT  KNOWLEDGE, ATTITUDE REGARDING TO MEDICATION ADHERENCE, DOING EXERCISE AND  DIET AMONG TYPE 2 DIABETIC OUT‐PATIENTS AT TRA VINH GENERAL HOSPITAL   Vu Thi Dao, Nguyen Thi Bich Dao, Chris Finn  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 5‐ 2014: 172 ‐177  Objective: Identify the rational numbers do of diabetic type 2 patients have the correct knowledge, attitude  about medication adherence, doing exercise and diet. Identify the relationship between knowledge, attitudes about  medication, exercise and diet with the social  ‐ demographic characteristics and received  information of patients  with type 2 diabetic out‐patient treatments.  Methods: Cross‐sectional study 423 patients with type 2 diabetes outpatient treatment at general hospital in  Tra Vinh province from March to May 2013. Using the questionnaire includes of 3 parts: general information,  knowledge and attitudes to identify knowledge and attitudes of patients with type 2 diabetes.  Results: Percentage of patients with type 2 diabetes has low correct knowledge 54.1% (229/423) patients.  Percentage of patients with type 2 diabetes has the correct attitude 67.9% (287/423) patients. There is relationship  between  knowledge with  ethnicity  characteristics,  occupation,  and  family  history  of  diabetes  disease. There  is  relationship between attitudes towards gender characteristics, education.  * Trường Cao đẳng Y tế Trà Vinh  ** Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh  *** Friendship Bridge Group ‐ USA  Tác giả liên lạc: Ths.ĐD Vũ Thị Đào  , ĐT: 0984446879 , Email: vuthidao79@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 173 Conclusion: Through the study of 423 patients with type 2 diabetes about knowledge, attitudes medication,  exercise and diet at general hospital in Tra Vinh province, we noted patients with type 2 diabetes have knowledge,  attitude about drugs, exercise and diet are low. This suggests the need to promote communication and education  in accordance with the object.  Keywords: Knowledge, Attitudes, Diabetes  ĐẶT VẤN ĐỀ  Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân gây tử  vong đứng hàng thứ tư hoặc thứ năm ở các nước  phát triển, bệnh cũng được xem là “đại dịch” ở  các nước đang phát triển, đái tháo đường type 2  chiếm vào khoảng 85 – 95%(8,9).  Theo kết quả điều tra đầu những năm 1990,  tỷ lệ mắc đái tháo đường tại Hà Nội, Huế, Thành  phố Hồ Chí Minh  tương ứng  là 1,2%, 0,96% và  2,25%; đến năm 2001 là 4,9%. Điều tra Quốc gia  năm 2002 cho thấy tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo  đường ở lứa tuổi từ 30 đến 64 trong toàn quốc là  2,7%(5,8,10).  Theo  tổ  chức y  tế  thế giới,  thực hiện  chăm  sóc  là mức độ mà hành vi của con người dùng  thuốc,  theo một  chế  độ  ăn uống,  và/hoặc  thực  hiện  thay đổi  lối sống. Ở Châu Âu, chỉ có 28%  bệnh  nhân  được  điều  trị  cho  bệnh  đái  tháo  đường đã đạt được kiểm soát đường huyết  tốt.  Tại Hoa Kỳ,  ít  hơn  2%  người  lớn  bị  bệnh  đái  tháo đường thực hiện các mức độ chăm sóc đầy  đủ.  Thực  hiện  chăm  sóc  kém  là  nguyên  nhân  chính gây  ra các biến chứng của bệnh đái  tháo  đường(11). Tỷ  lệ không  thực hiện  đúng  điều  trị  thường  là  từ 50%  đến 70%  trong  tổng  số bệnh  nhân(2). Theo nghiên cứu của Elizabeth và cộng  sự  86%  thực  hiện  đúng  thuốc,  22%  thực  hiện  đúng chế độ ăn, 17% thực hiện đúng tập luyện(3).  Vì  vậy  nghiên  cứu  kiến  thức,  thái  độ  về  dùng  thuốc,  tập  luyện  và  chế  độ  ăn uống  của  bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại  trú  là  rất  quan  trọng. Nghiên  cứu  này  sẽ  góp  phần trong việc xây dựng một chương trình giáo  dục sức khỏe phù hợp.  Mục tiêu nghiên cứu  Xác định kiến  thức,  thái độ về dùng  thuốc,  tập luyện và chế độ ăn uống của bệnh nhân đái  tháo  đường  type  2  điều  trị  ngoại  trú  tại  bệnh  viện đa khoa tỉnh Trà Vinh năm 2013.  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Phương pháp nghiên cứu  Nghiên  cứu  cắt  ngang  trên  423  bệnh  nhân  đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh  viện  đa khoa  tỉnh Trà Vinh  trong  thời  gian  từ  tháng 03 đến tháng 05 năm 2013.  Tiêu chuẩn chọn mẫu  Bệnh  nhân  đái  tháo  đường  type  2  có  thời  gian điều trị từ ba tháng trở lên, đồng ý tham gia  nghiên cứu.  Tiêu chuẩn loại trừ  Bệnh nhân bị bệnh cấp  tính, bệnh  tâm  thần  hoặc suy giảm nhận thức, bệnh nhân không thể  trả lời phỏng vấn.  Tiến hành nghiên cứu  Sử dụng bộ câu hỏi gồm 3 phần:  thông  tin  chung, kiến thức, thái độ để xác định kiến thức,  thái độ và mối liên quan   Xử lý và phân tích số liệu  Sau khi phỏng vấn người điều tra phải kiểm  tra lại đầy đủ các nội dung trong bộ câu hỏi, sau  đó nhập và phân  tích bằng phần mềm Epidata  3.1, Stata 12.0.  Y đức  Đây là nghiên cứu không can thiệp và được  sự đồng ý tham gia của bệnh nhân nên không vi  phạm về y đức. Người tham gia vào nghiên cứu  được giải thích rõ về mục đích nghiên cứu. Kết  quả  thu  được  chỉ  sử  dụng  cho mục  đích  của  nghiên cứu và sẽ được bảo mật.  Khả năng khái quát và tính ứng dụng  Nghiên  cứu  xác  định  được  mức  độ  kiến  thức, thái độ về thực hiện dùng thuốc, tập luyện  và  chế  độ  ăn  uống,  giúp  các  nhà  quản  lý  và  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 174 chuyên môn  y  tế  xây dựng  chương  trình  giáo  dục  sức  khỏe  cho  bệnh  nhân  đái  tháo  đường  phù hợp và hiệu quả hơn. Khi kiến thức và thái  độ bệnh nhân đái tháo đường được nâng cao sẽ  góp  phần  nâng  cao  khả  năng  thực  hiện  dùng  thuốc, tập luyện và chế độ ăn uống từ đó sẽ làm  giảm các biến chứng nặng nề góp phần nâng cao  chất lượng cuộc sống và giảm chi phí điều trị.  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu  Bảng 1. Đặc điểm chung.  Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%) Giới Nam 113 27,0 Nữ 310 73,0 Nhóm tuổi < 40 9 2,1 40-49 40 9,5 50-59 172 40,7 60-69 130 30,7 ≥ 70 72 17,0 Hoàn cảnh sống Sống một mình 8 1,9 Sống với gia đình 415 98,1 Trình độ học vấn Không biết chữ 122 28,8 Tiểu học –THCS 243 57,5 Trung học phổ thông 46 10,9 Trung cấp trở lên 12 2,8 Nhận được thông tin Có 419 99,0 Không 4 1,0 Bệnh kèm theo và biến chứng Tim mạch 203 48,0 Thận 10 2,4 Mắt 41 9,7 Thần kinh 10 2,4 Không bệnh đi kèm 147 34,8 Khác 71 16,8 Dân tộc Kinh 326 77,1 Khác 97 22,9 Nghề nghiệp Làm ruộng 136 32,2 Công nhân 13 3,1 Viên chức 23 5,4 Già, hưu trí 190 44,9 Nghề tự do 61 14,4 Bảo hiểm y tế Có 421 99,5 Không 2 0,5 Tiền căn gia đình Có 116 27,4 Không 307 72,6 Thời gian mắc bệnh < 5 năm 163 38,5 5 – 10 năm 207 49,0 Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%) > 10 năm 53 12,5 Nguồn thông tin nhận Nhân viên y tế 394 94,0 Báo chí 19 4,5 Câu lạc bộ 0 0 Tivi, đài phát thanh 117 27,9 GĐ,bạn và đồng nghiệp 15 3,6 Tổng 423 100 Kiến thức, thái độ đúng về dùng  thuốc, tập  luyện và chế độ ăn uống của bệnh nhân đái tháo  đường type 2  Bảng 2. Tỷ lệ kiến thức, thái độ đúng về dùng thuốc,  tập luyện và chế độ ăn uống của bệnh nhân đái tháo  đường type 2  Nội dung Kiến thức Thái độ Đúng 54,1% 67,9% Chưa đúng 45,9% 32,1% Nhận xét: Có 54,1% bệnh nhân có kiến thức  đúng, 67,9% bệnh nhân có thái độ đúng về dùng  thuốc, tập luyện và chế độ ăn uống.   Mối liên quan giữa kiến thức các đặc điểm  nhân khẩu học ‐ xã hội học  Bảng 3. Mối liên quan giữa kiến thức các đặc điểm  nhân khẩu học ‐ xã hội học  Đặc điểm Kiến thức P PR (KTC 95%) Đúng (n %) Chưa đúng (n %) Dân tộc Kinh 186 (57,1) 140 (42,9) 0,027 1,29 (1,01- 1,63) Khác 43 (44,3) 54 (55,7) Nghề nghiệp Làm ruộng 63 (46,3) 73 (53,7) 0,003 1 Công nhân 10 (76,9) 3 (23,1) 1,66 (1,17 – 2,35) Viên chức 20 (87,0) 3 (13,0) 1,88 (1,48 – 2,39) Già, hưu trí 105 (55,3) 85 (44,7) 1,19 (0,96 – 1,49) Nghề tự do 31 (50,8) 30 (49,2) 1,10 (0,81 – 1,49) Tiền căn gia đình Có 38 (32,8) 78 (67,2) < 0,001 0,53 (0,40 – 0,69)Không 191 (62,2) 116 (37,8) Nhận xét   ‐ Dân tộc: những bệnh nhân dân tộc Kinh có  tỷ  lệ  kiến  thức  đúng  cao  gấp  1,29  lần  so  với  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 175 những bệnh nhân dân tộc khác. Sự khác biệt có ý  nghĩa thống kê với p = 0,027.  ‐ Nghề nghiệp: bệnh nhân là công nhân, viên  chức, già hưu  trí, nghề  tự do có  tỷ  lệ kiến  thức  đúng cao gấp lần lượt là 1,66; 1,88; 1,19; 1,10 lần  so với bệnh nhân  làm ruộng. Sự khác biệt có ý  nghĩa thống kê với p = 0,003.  ‐ Tiền  căn gia  đình mắc bệnh  ĐTĐ  type  2:  những bệnh nhân có gia đình mắc bệnh đái tháo  đường có tỷ  lệ kiến thức đúng bằng 0,53  lần so  với bệnh nhân không có gia đình mắc bệnh đái  tháo đường. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với  p < 0,001.  Mối  liên quan quan  giữa  thái  độ  các  đặc  điểm nhân khẩu học ‐ xã hội học  Bảng 4. Mối liên quan quan giữa thái độ các đặc  điểm nhân khẩu học ‐ xã hội học  Đặc điểm Thái độ P PR (KTC 95%)Đúng n (%) Chưa đúng n (%) Giới Nam 86 (76,1) 27 (23,9) 0,028 1,17 (1,03 – 1,34)Nữ 201 (64,8) 109 (35,2) Trình độ học vấn Không biết chữ 69 (56,6) 53 (43,4) 0,015 1,14 (1,04 – 1,24) Tiểu học – THCS 174 (71,6) 69 (28,4) Trung học phổ thông 35 (76,1) 11 (23,9) Trung cấp trở lên 9 (75,0) 3 (25,0) Nhận xét   ‐ Giới  tính: ở những bệnh nhân nam có  tỷ  lệ  thái  độ  đúng  cao gấp  1,17  lần  so với bệnh  nhân nữ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với  p = 0,028.   ‐ Trình độ học vấn: ở những BN có trình độ  học vấn  tăng  lên 1 bậc  thì  tỷ  lệ BN  có  thái  độ  đúng  tăng  lên 1,14  lần. Sự khác biệt có ý nghĩa  thống kê với p = 0,015.  BÀN LUẬN  Kiến  thức  đúng về dùng  thuốc,  tập  luyện  và chế độ ăn uống  Theo nghiên cứu của Mohan liên quan đến  kiến thức về bệnh đái tháo đường chiếm tỷ  lệ  47,5%(6).  Theo nghiên cứu của Adibe chế độ ăn uống,  tập  thể dục  cũng  quan  trọng  như  thuốc  trong  việc  kiểm  soát  bệnh  đái  tháo  đường  chiếm  45,51%;  tập  thể  dục  thường  xuyên  có  thể  làm  giảm nhu cầu của thuốc chiếm 48,55%(1).  Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ kiến thức  đúng  về  dùng  thuốc,  tập  luyện  và  chế  độ  ăn  uống  là  54,1%. Bên  cạnh  đó vẫn  còn một  tỷ  lệ  khá  cao  45,9 %  bệnh  nhân  có  kiến  thức  chưa  đúng. Chính vì vậy cần có sự nỗ lực hơn nữa của  nhân viên y tế cũng như gia đình và xã hội giúp  bệnh nhân có kiến thức về dùng thuốc, tập luyện  và  chế  độ  ăn uống giúp  cho quá  trình  điều  trị  bệnh của bệnh nhân đạt hiệu quả.   Mối liên quan giữa kiến thức đúng với đặc  điểm  nhân  khẩu  học  –xã  hội  học,  nhận  thông tin  Giới: bệnh nhân nam có kiến thức đúng hơn  bệnh nhân nữ.  Sự  khác  biệt  không  có  ý nghĩa  thống kê với PR = 0,87, p = 0,173.  Tuổi: nhóm tuổi 40 – 49, 50 ‐ 59, 60 – 69, ≥ 70  có kiến thức đúng hơn nhóm tuổi < 40 với PR lần  lượt  là  0,67;  0,71;  0,64;  0,73.  Sự  khác  biệt  này  không có ý nghĩa thống kê với p = 0,513.  Dân tộc: dân tộc Kinh có kiến thức đúng cao  hơn dân tộc khác. Sự khác biệt có ý nghĩa thống  kê với PR = 1,29; p = 0,027.   Hoàn cảnh sống: bệnh nhân sống một mình  có kiến thức đúng cao hơn bệnh nhân sống với  gia  đình.  Sự  khác  biệt  này  không  có  ý  nghĩa  thống kê với PR = 0,72; p = 0,298.  Nghề nghiệp: nghề  công nhân, viên  chức,  già hưu trí, nghề tự do có kiến thức đúng hơn  nhóm nghề làm ruộng với PR  lần  lượt  là 1,66;  1,88; 1,19; 1,10. Sự khác biệt có ý nghĩa  thống  kê với p = 0,003.   Trình độ học vấn: khi trình độ học vấn tăng  lên một bậc thì tỷ lệ có kiến thức đúng tăng lên  PR = 1,13; p = 0,103. Điều này là phù hợp vì khi  trình  độ học vấn  càng  cao  thì  sự hiểu biết  của  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 176 bệnh nhân càng nhiều. Sự khác biệt không có ý  nghĩa thống kê.  Bảo hiểm y tế: bệnh nhân có bảo hiểm y tế có  kiến  thức  đúng  hơn  bệnh  nhân  không  có  bảo  hiểm y  tế với PR = 0,54; p = 0,502. Sự khác biệt  không có ý nghĩa thống kê.   Thời gian mắc bệnh: nhóm điều trị 5 ‐10, >  10 năm có kiến thức đúng hơn nhóm điều trị <  5 năm với PR lần lượt là 1,09; 0,94. Sự khác biệt  không có ý nghĩa thống kê với p = 0,473. Điều  này  là phù hợp vì khi bệnh nhân có  thời gian  điều trị lâu thì sẽ tích lũy được nhiều kiến thức  hơn.  Tiền  căn gia  đình mắc bệnh: bệnh nhân  có  người thân trong gia đình mắc bệnh có tỷ lệ kiến  thức đúng hơn so với bệnh nhân không có người  thân trong gia đình mắc bệnh với PR = 0,53; p <  0,001. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Điều này  cho thấy khi bênh nhân có người thân trong gia  đình mắc  bệnh  thì  bênh  nhân  có  thể  trao  đổi  kinh  nghiệm  với  nhau  dẫn  đến  bênh  nhân  có  nhiều kiến  thức hơn  trong việc  chăm  sóc bệnh  cho mình.  Nhận  được  thông  tin  hướng  dẫn:  bệnh  nhân  có  nhận  được  thông  tin  hướng  dẫn  có  kiến  thức  đúng  hơn  bệnh  nhân  không  nhận  được  thông  tin hướng dẫn với PR = 0,72; p =  0,628. Sự khác biệt không có ý nghĩa thông kê.  Điều này phù hợp vì khi bệnh nhân nhận được  thông  tin hướng dẫn bệnh nhân  sẽ  thực hiện  điều trị tốt, có nhiều kiến thức hơn.  Thái độ đúng về dùng thuốc, tập luyện và  chế độ ăn uống  Kết  quả nghiên  cứu  cho  thấy  tỷ  lệ  thái  độ  đúng  về  dùng  thuốc,  tập  luyện  và  chế  độ  ăn  uống  là  67,9%. Tuy nhiên vẫn  còn  32,1% bệnh  nhân có thái độ chưa đúng.   Theo nghiên cứu của Shah sử dụng các  loại  thuốc thảo dược chiếm tỷ lệ 38,65%; sử dụng trái  cây  trong chế độ ăn uống  thường xuyên chiếm  tỷ lệ 54,21%; sử dụng các loại rau xanh trong chế  độ ăn uống 31,93%(7).  Theo  nghiên  cứu  cuả Hawal  cân  bằng  tập  thể dục,  thực phẩm và  thuốc chiếm 48,9%,  tầm  quan trọng của thuốc là 46,2%(4).  Sở dĩ  có  sự  khác nhau  về  tỷ  lệ  có  thể do  nghiên  cứu  ở  những  vùng miền  và  các  quốc  gia khác nhau nên có những phong  tục và sự  hiểu  biết  khác  nhau. Do  đó  cần  có  sự  lỗ  lực  hơn nữa của nhân viên y  tế để  thúc đẩy mức  độ  hiểu  biết  của  bệnh  nhân  đái  tháo  đường  cho việc  cải  thiện  thái  độ về dùng  thuốc,  tập  luyện và chế độ ăn uống.  Mối  liên quan giữa  thái  độ  đúng với  đặc  điểm nhân khẩu học –xã hội học  Giới: bệnh nhân nam  có  thái  độ  đúng hơn  bệnh nhân nữ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê  với PR = 1,17, p = 0,028.   Tuổi: nhóm tuổi 40 – 49, 50 – 59, 60 – 69, ≥ 70  có thái độ đúng hơn nhóm tuổi < 40 với PR lần  lượt  là  0,73;  0,75;  0,78;  0,75.  Sự  khác  biệt  này  không có ý nghĩa thống kê với p = 0,697.  Dân tộc: dân tộc Kinh có thái độ đúng cao  hơn  dân  tộc  khác.  Sự  khác  biệt  không  có  ý  nghĩa  thống kê với PR = 1,06; p = 0,486. Điều  này  có  thể  là do phong  tục  tập quán  của  các  dân  tộc khác nhau  cho nên  thái  độ  của bệnh  nhân khác nhau.  Hoàn cảnh sống: bệnh nhân sống một mình  có thái độ đúng cao hơn bệnh nhân sống với gia  đình. Sự khác biệt này không có ý nghĩa  thống  kê với PR = 0,77; p = 0,446.  Nghề  nghiệp:  nhóm  nghề  công  nhân,  viên  chức, già hưu  trí, nghề  tự do  có  thái  độ  đúng  hơn  nhóm  nghề  làm  ruộng  với  PR  lần  lượt  là  0,99;  1,18;  0,95;  0,89.  Sự  khác  biệt  không  có  ý  nghĩa thống kê với p = 0,459.   Trình độ học vấn: khi trình độ học vấn tăng  lên một bậc thì tỷ lệ có thái độ đúng tăng lên PR  = 1,14; p = 0,015. Điều này là phù hợp vì khi trình  độ học vấn càng cao thì thái độ chấp nhận điều  trị  của  bệnh  nhân  càng  tốt.  Sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa thống kê.  Bảo hiểm y tế: bệnh nhân có bảo hiểm y tế có  thái độ đúng hơn bệnh nhân không có bảo hiểm  y tế với PR = 0,68; p = 1,000. Sự khác biệt không  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 177 có ý nghĩa  thống kê. Điều này phù hợp vì khi  bệnh nhân có bảo hiểm thì sẽ đi khám bệnh đều  đặn  từ  đó nhận  được  thông  tin hướng dẫn về  dùng thuốc, tập luyện và chế độ ăn uống nhiều  hơn nên có thái độ tốt hơn.  Thời gian mắc bệnh: nhóm điều trị 5 ‐10, > 10  năm có thái độ đúng hơn nhóm điều trị < 5 năm  với PR lần lượt là 0,88; 0,96. Sự khác biệt không  có  ý nghĩa  thống  kê  với p  =0,200.  Điều này  là  phù hợp vì khi bệnh nhân có  thời gian điều  trị  lâu thì sẽ có thái độ tốt hơn.  Tiền  căn gia  đình mắc bệnh: bệnh nhân  có  người thân trong gia đình mắc bệnh có tỷ lệ thái  độ đúng hơn so với bênh nhân không có người  thân trong gia đình mắc bệnh với PR = 1,04; p =  0,592. Sự khác biệt không có ý nghĩa  thống kê.  Điều này cho thấy khi bệnh nhân có người thân  trong gia đình mắc bệnh  thì bệnh nhân hiểu rõ  hơn về bệnh nên có thái độ tốt hơn.  Nhận  được  thông  tin  hướng  dẫn:  bệnh  nhân  có  nhận  được  thông  tin  hướng  dẫn  có  thái độ đúng hơn bệnh nhân không nhận được  thông  tin hướng dẫn với PR = 0,68; p = 0,310.  Sự khác biệt không có ý nghĩa thông kê. Điều  này  phù  hợp  vì  khi  bệnh  nhân  nhận  được  thông  tin hướng dẫn bệnh nhân  sẽ  thực hiện  điều trị tốt, có thái độ tốt hơn.  KẾT LUẬN  Bệnh  nhân  đái  tháo  đường  type  2  có  kiến  thức đúng về dùng  thuốc,  tập  luyện và chế độ  ăn uống chiếm tỷ lệ 54,1%.  Bệnh nhân đái tháo đường type 2 có thái độ  đúng  về  dùng  thuốc,  tập  luyện  và  chế  độ  ăn  uống chiếm tỷ lệ 67,9%.  Có mối liên quan giữa kiến thức với dân tộc,  nghề  nghiệp,  tiền  căn  gia  đình mắc  bệnh  đái  tháo đường.   Có mối liên quan giữa thái độ với giới, trình  độ học vấn.   TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Adibe MO, Aguwa CN, Ukwe CV, Okonta JM, Udeogaranya  OP  (2009)  ʺDiabetes  self‐care  knowledge  among  type  2  diabetic outpatients  in South‐Eastern Nigeria  ʺ.  International  Journal of Drug Development and Research, 1 (1), pp. 85 ‐ 104.  2. Albert  IW,  Thomas  MS  (2006)  ʺMedication  Compliance  Resesrch: Still So Far to Goʺ. The Journal of Applied Research,  131 (3).  3. Broadbent E, Donkin L, Stroh JC (2011) ʺIllness and Treatment  Perceptions Are Associated With Adherence to Medications,  Diet, and Exercise in Diabetic Patientsʺ. Diabetes care, 34, pp.  338 ‐ 340.  4. Hawal NP, Shivaswamy MS, Kambar S, Patil S, Hiremath MB  (2012)  ʺKnowledge,  attitude  and  behaviour  regarding  self‐ care  practices  among  type  2  diabetes  mellitus  patients  residing  in  an  urban  area  of  South  India  ʺ.  International  Multidisciplinary Research Journal, 2 (12), pp. 31 ‐ 35.  5. Mai Thế Trạch, Đặng Thị Bảo Toàn, Diệp Thị Thanh Bình,...  (1995) ʺDịch tể học và điều tra cơ bản về bệnh đái tháo đường  ở nội thành Thành phố Hồ Chí Minhʺ. Công trình nghiên cứu  khoa học 1994 ‐ 1995, trường Đại học Y dược Thành phố Hồ  Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 171 ‐ 174.  6. Mohan D, Raj D, Shanthirani CS, Datta M, Unwin NC, Kapur  A, Mohan V  (2005)  ʺAwareness and Knowledge of Diabetes  in Chennai ‐ The Chennai Urban Rural Epidemiology Studyʺ.  Journal of the Association of Physicians of India, 53, pp. 283 ‐  287.  7. Shah  VN,  Kamdar  PK,  Shah  N  (2009)  ʺAssessing  the  knowledge, attitudes and practice of  type 2 diabetes among  patients of Saurashtra region, Gujaratʺ.  International  Journal  of Diabetes in Developing Countries, 29 (3), pp. 118 ‐ 122.  8. Tạ Văn Bình (2006) Dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở Việt  Nam các phương phap điều trị và biện pháp dự phòng, Nhà  xuất bản y học, Hà Nội, tr. 53 ‐ 81.  9. Tạ Văn Bình (2007) Những nguyên lý nền tảng bệnh đái tháo  đường tăng glucose máu, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 26.  10. Tạ Văn Bình (2007) Người bệnh đái tháo đường cần biết, Nhà  xuất bản y học, Hà Nội, tr. 9 ‐ 10.  11. World, Health Organization (2003) Adherence to long term  therapies: Evidence for action,  accessed on 20 May 2012.  Ngày nhận bài báo:        05/9/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:    29/9/2014  Ngày bài báo được đăng:  20/10/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkien_thuc_thai_do_ve_thuc_hien_dung_thuoc_tap_luyen_va_che_d.pdf
Tài liệu liên quan