Chúng tôi ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa kiến thức đúng về TVTTKC với
nghề nghiệp. Người có nghề nghiệp là viên chức
có kiến thức đúng về TVTTKC cao gấp 9,6 lần
người nội trợ. Không có mối liên quan giữa kiến
thức đúng về TVTTKC với trình độ học vấn, địa
chỉ, dân tộc, tôn giáo, tình trạng hôn nhân, tiền
sử phá thai, việc có áp dụng BPTT, loại BPTT
đang áp dụng và số con hiện có. Từ đó trong
công tác KHHGĐ nên quan tâm đối tượng là
những người nội trợ, đây cũng là những người
chiếm phần lớn trong nghiên cứu. Những người
nội trợ thường chỉ quanh quẩn ở nhà, ít được
tiếp xúc với các thông tin về KHHGĐ, do đó đối
với đối tượng này vai trò của các cộng tác viên
dân số rất quan trọng. Cộng tác viên sẽ là người
trung gian truyền tải những kiến thức về
TVTTKC mà chúng ta cần phổ biến đến đối
tượng này vì thế nên thường xuyên tổ chức
những lớp tập huấn về TVTTKC cho các cộng
tác viên dân số.
Chúng tôi ghi nhận có mối liên quan có ý
nghĩa thống kê giữa thái độ đúng và trình độ
học vấn và số con hiện có. Người có trình độ học
vấn từ cấp 3 trở lên có thái độ đúng về TVTTKC
gấp 7,9 lần người có trình độ từ cấp 2 trở xuống.
Thái độ đúng thường sẽ dẫn đến hành vi đúng.
Các đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi
đa số có trình độ học vấn thấp, điều này có thể
sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức đúng
khi truyền đạt thông tin về TVTTKC. Họ sẽ ít
quan tâm, khó tiếp nhận thông tin từ các tư vấn
viên. Điều này sẽ mất nhiều thời gian và công
sức hơn so với tư vấn cho một người có trình độ
học vấn cao hơn.
Phụ nữ có từ 2 con trở lên có thái độ đúng
giảm 54% so với người có từ 1 con trở xuống.
Ngày nay, mỗi gia đình thường chỉ có từ 1 đến
2 con nên người phụ nữ đã đủ con là những
người có nhu cầu rất lớn được tư vấn những
BPTT hiệu quả cao cũng như cách áp dụng
đúng để đạt được hiệu quả cao nhất. Đa số
những người phụ nữ này trong độ tuổi 30‐39,
ít biết về TVTTKC. Vì vậy ngoài tư vấn các
BPTT có hiệu quả, cách áp dụng đúng các
BPTT này thì việc phổ biến TVTTKC để hỗ trợ
khi BPTT sử dụng hằng ngày bị thất bại là
điều hết sức cần thiết.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức và thái độ về thuốc viên tránh thai khẩn cấp ở phụ nữ đến phá thai tại trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Tây Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 20
KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ THUỐC VIÊN TRÁNH THAI KHẨN CẤP
Ở PHỤ NỮ ĐẾN PHÁ THAI TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE
SINH SẢN TỈNH TÂY NINH
Lê Hồng Cẩm*, Nguyễn Thị Kim Anh**, Nguyễn Lê Điền**, Ngô Thị Tuyến Tân***,
Lê Thị Ánh Nguyệt***, Hà Thị Ngọc Thạnh***, Đoàn Giang Bảo Ngọc***
TÓM TẮT
Mở đầu: Thuốc viên tránh thai khẩn cấp (TVTTKC) sẽ là một giải pháp tình thế tránh mang thai ngoài
ý muốn trong những trường hợp giao hợp không được bảo vệ hoặc thất bại với các biện pháp tránh thai
(BPTT) hằng ngày đang sử dụng.
Mục tiêu:Xác định tỉ lệ phụ nữ đến phá thai có kiến thức đúng, thái độ đúng về viên Postinor‐2 tại Trung
tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Tây Ninh.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản
(TTCSSKSS) Tây Ninh từ 4/2013 đến tháng 6/2013. Chọn mẫu thuận tiện. Tác giả và 4 nữ hộ sinh đã đượctập
huấn phỏng vấn 310 phụ nữ đến phá thai theo bộ câu hỏi soạn sẵn.
Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu phỏng vấn được 340 thai phụ, 41% phụ nữ có nghe nói về
TVTTKC.Kiến thức đúng về TVTTKC: 5% (KTC 95% 2,7‐7,3). Thái độ đúng về TVTTKC: 20,6% (KTC 95%
16,3‐24,9). Kiến thức đúng về TVTTKC có liên quan đến nghề nghiệp (p< 0,05). Có sự khác biệt ý nghĩa thống
kê giữa thái độ đúng về TVTTKC với trình độ học vấn và số con hiện có (p< 0,05).
Kết luận: Kiến thức, thái độ về TVTTKC rất thấp trong số những phụ nữ đến phá thai.
Từ khóa: Thuốc viên tránh thai khẩn cấp, kiến thức, thái độ.
ABSRACT
KNOWLEDGE AND ATTITUDES ABOUT EMERGENCY CONTRACEPTION PILL IN WOMEN
CAME FOR ABORTION IN TÂY NINH REPRODUCTIVE HEATH CARE CENTER
Lê Hong Cam, Nguyen Thi Kim Anh, Nguyen Le Dien, Ngo Thi Tuyen Tan, Le Thi Anh Nguyet,
Ha Thi Ngoc Thanh, Doan Giang Bao Ngoc
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 20 ‐ 27
Background: Emergency contraception (EC) or the morning‐after pill is a way to prevent pregnancy after
unprotected intercourse.
Objective: To assess knowledge, attitudes about emergency contraception (EC) under the label Postinor‐2
among women of childbearing age in Tây Ninh reproductive heath care center.
Methods:A cross‐sectional study was conducted at Tây Ninh reproductive health care center from April
2013 to June 2013. Select convenience samples. Author and trained midwives interview face to face 310 women
came for termination of pregnancy from 15‐49 years old with written questionnaire.
Result: The study comprise 340 females and median age was 29.2± 7.1 years. 41% had heard the term
* Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược TP HCM ** Bệnh viện đa khoa Tây Ninh
*** Trung tâm chăm sóc sức khỏe tỉnh Tây Ninh
Tác giả liên lạc. PGS. TS. Lê Hồng Cẩm ĐT: 0913 645517 Email: lehongcam61@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 21
“emergency contraception”. Right knowledge is 5% (95% CI 2.7‐7.3) and true attitudes about EC is 20.6%
(95% CI 16.3‐24.9). Knowledge of EC is dependently associated with occupation (p < 0.05). There were
significant differences between attitudes of EC and education, number of children (p < 0.05).
Conclusion: Knowledge, attitudes about EC is low among pregnant females coming for induced abortion.
Keywords: Emergency contraception, knowledge, attitudes.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay có nhiều biện pháp tránh thai
(BPTT) hiện đại, tuy nhiên không có một BPTT
nào có hiệu quả 100% và cũng không phải người
phụ nữ nào cũng sử dụng đúng cách. Năm 2011,
tỉ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các BPTT cao
(78% trong đó BPTT hiện đại gần 69%) nhưng tỉ
lệ thất bại cũng nhiều (gần nửa các trường hợp
phá thai cho biết có sử dụng BPTT vào thời điểm
trước khi có thai(7). Những trường hợp không áp
dụng đúng cách hay thất bại với BPTT đang sử
dụng như thủng, tuột bao cao su, quên uống
thuốc viên tránh thai hằng ngày và uống bù
không đúng cách, rơi dụng cụ tử cung hoặc
giao hợp không được bảo vệ thì thuốc viên tránh
thai khẩn cấp (TVTTKC) sẽ là một biện pháp
cứu cánh tương đối an toàn và hiệu quả để tránh
mang thai ngoài ý muốn.
Tây Ninh là một tỉnh nằm sát biên giới Tây
Nam‐ Việt Nam, thuộc miền Đông Nam Bộ.
Tình hình nạo phá thai trong những năm qua
không giảm(13). Đề tài nghiên cứu “Kiến thức và
thái độ về thuốc viên tránh thai khẩn cấp ở phụ
nữ đến phá thai tại Trung tâm chăm sóc sức
khỏe sinh sản tỉnh Tây Ninh” với hy vọng trong
tương lai ngành y tế của tỉnh sẽ có những chiến
lược cụ thể giúp nâng cao kiến thức về tránh thai
khẩn cấp để phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có
thể dùng trong những trường hợp cần thiết, làm
giảm nguy cơ mang thai ngoài ý muốn, giảm tỉ
lệ phá thai.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính
Xác định tỉ lệ phụ nữ đến phá thai có kiến
thức đúng, thái độ đúng về viên Postinor‐2 tại
TTCSSKSS Tây Ninh
Mục tiêu phụ
Xác định các yếu tố liên quan (tuổi, nghề
nghiệp, trình độ học vấn, tôn giáo, tình trạng hôn
nhân, số con, BPTT tiền sử phá thai) đến kiến thức
đúng, thái độ đúng về viên Postinor‐2 của phụ nữ
đến phá thai tại TTCSSKSS Tây Ninh.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu
Tất cả phụ nữ có quan hệ tình dục trong lứa
tuổi sinh sản từ 15‐49 tuổi tại tỉnh Tây Ninh.
Dân số nghiên cứu
Tất cả phụ nữ đến phá thai tại TTCSSKSS
tỉnh Tây Ninh.
Dân số chọn mẫu
Tất cả phụ nữ đến phá thai tại TTCSSKSS
tỉnh Tây Ninh từ tháng 4/2013 đến tháng 6/2013
đủ tiêu chuẩn nhận vào nghiên cứu.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tiêu chuẩn nhận vào nghiên cứu thỏa các điều
kiện sau
‐ Các phụ nữ đến phá thai.
‐ Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
‐ Thai lưu, thai bệnh lý.
‐ Có bệnh lý bất thường về tâm thần, thần
kinh, câm điếc.
‐ Phiếu trả lời không hợp lệ.
Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức ước tính
một tỉ lệ trong quần thể:
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 22
2
2
2/1 )1(
d
PPZ
n
n: cỡ mẫu.
Z: trị số phân phối chuẩn.
: sai lầm loại 1, = 0,05.
d: độ chính xác tuyệt đối, d = 0,05.
Với P = 0,24 (tham khảo tác giả Trần Thị Thu
Tuyết). Cỡ mẫu cần là 280 người. Dự trù 10%
phụ nữ từ chối tham gia nghiên cứu. Vậy cỡ
mẫu cần nghiên cứu là 308 người.
Phương pháp chọn mẫu
Tất cả phụ nữ thỏa tiêu chí chọn mẫu từ thứ
hai đến thứ sáu mỗi tuần cho đến khi đủ số
lượng cỡ mẫu và đồng ý tham gia nghiên cứu.
Phương pháp thu thập số liệu
Địa điểm
Phòng tư vấn của khoa kế hoạch hóa gia
đình (KHHGĐ) tại TTCSSKSS tỉnh Tây Ninh,
trong khi chờ đợi kết quả xét nghiệm, siêu âm để
tiến hành thủ thuật hay chờ uống thuốc phá thai
nội khoa.
Cách tiến hành
‐ Bệnh nhân sẽ được giải thích mục tiêu
nghiên cứu và ký vào bảng đồng thuận tham gia
nghiên cứu.
‐ Tác giả tập huấn cho 4 nữ hộ sinh của
TTCSSKSS cách thực hiện phỏng vấn, các nữ hộ
sinh sẽ tiến hành phỏng vấn theo phương pháp
mặt đối mặt theo bộ câu hỏi soạn sẵn.
‐ Người nghiên cứu sẽ thu thập lại bộ câu
hỏi đã được các nữ hộ sinh phỏng vấn trong
một tuần vào ngày kiểm tra, giám sát các nữ
hộ sinh.
Công cụ thu thập số liệu
Bộ câu hỏi thu thập số liệu được xây dựng
dựa vào tham khảo tác giả trong nước và ngoài
nước: tài liệu tham khảo (TLTK) số 4, 13, 15.
Xử lý số liệu
Nhập số liệu bằng phần mềm EpiData 3.1.
Sau đó số liệu sẽ được xử lý và phân tích bằng
phần mềm Stata 12.0. Phân tích gồm hai bước,
đầu tiên mô tả và phân tích đơn biến, bước 2
dùng mô hình hồi quy đa biến nhằm kiểm soát
yếu tố gây nhiễu để tính PR cho các biến số.
Tính toán thống kê với độ tin cậy 95%.
KẾT QUẢ
Chúng tôi thực hiện phỏng vấn được 340
trường hợp thỏa tiêu chí chọn mẫu và đồng ý
tham gia nghiên cứu.
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Bảng 1: Những đặc điểm về dân số‐ văn hóa‐ xã hội
của mẫu nghiên cứu
Đặc điểm Tần số(n=340) Tỉ lệ (%)
Nhóm
tuổi
15-19 31 9,1
20-29 155 45,6
30-39 124 36,5
≥ 40 30 8,8
Trình độ
học vấn
≤ Cấp 1 91 26,8
Cấp 2 144 42,4
Cấp 3 60 17,7
≥ Cấp 3 45 13,2
Nghề
nghiệp
Nội trợ 125 36,8
Công nhân 65 19,1
Làm nông 47 13,8
Buôn bán 38 11,2
Viên chức 32 9,4
Khác 34 9,7
Địa chỉ Thị xã 90 26,5
Huyện 250 73,5
Tôn giáo
Cao Đài 118 34,7
Phật giáo 60 17,7
Thiên Chúa giáo 27 7,9
Đạo Hồi 2 0,6
Đạo Tin Lành 1 0,3
Không tôn giáo 132 38,8
Dân tộc Kinh 334 98,2
Khác 6 1,8
Đa số phụ nữ đến phá thai tại TTCSSKSS
Tây Ninh có độ tuổi trung bình là 29,2 ± 7,1.
Phần đông phụ nữ có trình độ văn hóa từ cấp 2
trở xuống. Nghề nghiệp đa phần nội trợ. Người
Kinh chiếm số đông và chủ yếu không có tôn
giáo hoặc theo đạo Cao Đài.
Tình trạng hôn nhân chủ yếu là đang sống
chung với chồng. Đa số phụ nữ có từ 1‐2 con và
chưa phá thai lần nào. Hơn một nửa phụ nữ có
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 23
áp dụng BPTT, trong đó biện pháp xuất tinh
ngoài âm đạo được áp dụng nhiều nhất.
Bảng 2: Tiền căn sản phụ khoa
Đặc điểm Tần số
(n=340)
Tỉ lệ
(%)
Tình trạng hôn nhân
Đang sống chung với chồng 254 74,7
Chồng ở xa thỉnh thoảng mới về 42 12,4
Chưa kết hôn 26 7,7
Ly thân/Ly dị/Goá 18 5,3
Số con
Chưa con 63 18,5
1 con 105 30,9
2 con 140 41,2
≥ 3 con 32 9,4
Số lần phá thai trước đây
Không 224 65,9
1 lần 85 25,0
2 lần 27 7,9
≥ 3 lần 4 1,2
Áp dụng BPTT
Có 182 53,5
Không 158 46,5
Nếu có, BPTT đang áp dụng
(n=182)
Uống thuốc tránh thai phối hợp 32 17,6
Uống viên tránh thai khẩn cấp 18 9,8
Bao cao
su
20 11,0
Tránh ngày phóng noãn 27 14,8
Xuất tinh ngoài âm đạo 78 42,9
Dụng cụ tử cung 5 2,8
Khác (DMPA) 2 1,1
Trong số 340 khách hàng đến TTCSSKSS Tây
Ninh có 182 người áp dụng BPTT, trong đó 9,8%
khách hàng có dùng TVTTKC nhưng vẫn có
thai.
Bảng 3: Kiến thức về TVTTKC
Đặc điểm Tần số Tỉ lệ (%)
Có nghe nói về TVTTKC
Có nghe nói 139 40,9
Không nghe nói 201 59,1
Kiến thức về TVTTKC
Đúng 17 5
Chưa đúng 323 95
Kiến thức đúng về TVTTKC của những
người có nghe nói về TVTTKC
Đúng 17 12,2
Chưa đúng 122 87,8
Nhận xét:
‐ Kiến thức đúng về TVTTKC của những
phụ nữ đến phá thai tại TTCSSKSS Tây Ninh là
5% (KTC 95%: 2,7‐7,3).
‐ Kiến thức đúng về TVTTKC của phụ nữ nghe
nóivề TVTTKC là 12,2% (KTC 95%: 6,7‐17,7).
Bảng 4: Kiến thức từng phần của ngườicó nghe nói
về TVTTKC
Đặc điểm Tần số
(n=139)
Tỉ lệ
(%)
Thời gian tối đa cho phép dùng TVTTKC
Đúng 64 46,0
Chưa đúng 75 54,0
Theo chị tổng số viên thuốc phải sử dụng là
Đúng 71 51,1
Chưa đúng 68 48,9
Nếu uống 2 viên, thì viên thứ hai cách viên
thứ nhất bao nhiêu lâu
Đúng 43 30,9
Chưa đúng 96 69,1
Chị được dùng TVTTKC tối đa mấy lần
trong tháng
Đúng 45 32,4
Chưa đúng 94 67,6
Trong 2 giờ đầu nếu nôn ói, bạn có uống
liều lập lại không
Đúng 32 23,0
Chưa đúng 107 77,0
Hiệu quả của TVTTKC ngăn ngừa có thai
Đún 37 26,6
Chưa đúng 102 73,4
TVTTKC có phòng ngừa bệnh lây qua
đường tình dục không
Đúng 86 61,9
Chưa đúng 53 38,1
TVTTKC nếu thất bại có gây dị tật thai nhi
không
Đúng 16 11,5
Chưa đúng 123 88,5
Trong số những phụ nữ có nghe nói về
TVTTKC có 46% người trả lời đúng thời gian
tối đa cho phép dùng TVTTKC; 51,1% người
trả lời đúng uống 2 viên. Có đến 69,1% phụ nữ
trả lời chưa đúng về khoảng thời gian uống hai
viên thuốc và gần 68% người trả lời chưa đúng
số lần uống TVTTKC trong một tháng. Về cách
xử trí khi bị nôn ói trong vòng 2h đầu uống
thuốc thì có khoảng 77% phụ nữ trả lời chưa
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 24
đúng. 26,6% người trả lời đúng hiệu quả của
TVTTKC. Đa số phụ nữ trả lời đúng TVTTKC
không thể phòng ngừa các bệnh lây qua
đường tình dục chiếm 61,9%. Số ít phụ nữ trả
lời đúng khi TVTTKC thất bại sẽ không gây dị
tật cho thai nhi chiếm 11,5%.
Thái độ về TVTTKC
Thái độ đúng về TVTTKC của các đối tượng
đến phá thai là 20,6% (KTC 95%: 16,3‐24,9), thái
độ chưa đúng là 79,4% (KTC 95%: 75,1‐83,7).
Nhận xét:
Số phụ nữ đồng ý dùng TVTTKC trong
tương lai khi cần chiếm 58,2%. Ít người đồng ý
thuốc an toàn và hiệu quả chiếm tỉ lệ 25,9%. Có
đến 48,5% phụ nữcho rằng TVTTKC là BPTT
thường xuyên. 83,5% phụ nữ không thấy mắc cỡ
khi mua TVTTKC. 65,6% phụ nữđồng ý giới
thiệu TVTTKC cho bạn bè.
Bảng 5: Thái độ từng phầnvề TVTTKC
Đặc điểm Tần số (n=340)
Tỉ lệ
(%)
Chị có đồng ý: dùng TVTTKC trong
tương lai khi cần
Đúng 198 58,2
Chưa đúng 142 41,8
Chị có đồng ý:TVTTKC an toàn, và
hiệu quả
Đúng 88 25,9
Chưa đúng 252 74,1
Chị có đồng ý: TVTTKC là BPTT
thường xuyên
Đúng 175 51,5
Chưa đúng 165 48,5
Chị có cảm thấy mắc cỡ hoặc có tội
khi dùng TVTTKC
Đúng 284 83,5
Chưa đúng 56 16,5
Chị có giới thiệu TVTTKC cho bạn
bè không
Đúng 223 65,6
Chưa đúng 117 34,4
Mối liên quan giữa kiến thức của các đối tượng nghiên cứu với các đặc điểm dân số xã hội
Bảng 6: Phân tích đa biến mối liên quan giữa kiến thức về TVTTKC với các đặc điểm dân số xã hội
Đặc điểm Kiến thức chưa đúng (n=323) Kiến thức đúng (n=17) PR* KTC 95% P *
Trình độ
học vấn
≤ Cấp 1- Cấp 2 235(100) 0 (0) Ref
≥ Cấp 3 88(83,8) 17(16,2) 1
Nghề
nghiệp
Nội trợ 123(98,4) 2 (1,6) Ref
Công nhân 63(96,9) 2 (3,1) 1,5 0,18-12,36 0,708
Viên chức 21(65,6) 11(34,4) 9,56 1,76-51,98 0,009
Khác 116(98,3) 2 (1,7) 1,32 0,16-10,71 0,797
Tôn giáo
Đạo Phật 58 (96,7) 2 (3,3) Ref
Đạo Cao Đài 116 (98,3) 2 (1,7) 0,4 0,04-3,88 0,426
Đạo khác 30 (100) 0 (0) 1
Không tôn giáo 119 (90,2) 13 (9,8) 1,64 0,27-9,96 0,588
Số con ≤ 1 con 154 (91,7) 14 (8,3) Ref ≥ 2 con 169 (98,3) 3 (1,7) 0,25 0,06-1,07 0,061
(*) Hồi qui logistic với PR hiệu chỉnh
Người có nghề nghiệp là viên chức có kiến
thức đúng về TVTTKC cao gấp 9,6 lần người nội
trợ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <
0,05. Không có mối liên quan giữa kiến thức
đúng về TVTTKC với trình độ học vấn, tôn giáo
và số con hiện có, với p > 0,05.
Mối liên quan giữa thái độ của các đối
tượng nghiên cứu với các đặc điểm dân số
xã hội
Có mối liên quan giữa trình độ học vấn và số
con hiện có với thái độ đúng về TVTTKC với p <
0,05. Không có mối liên quan giữa thái độ đúng
về TVTTKC với nghề nghiệp, số lần phá thai
trước đây, với p > 0,05.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 25
Bảng 7: Phân tích đa biến mối liên quan giữa thái độ về TVTTKC với các đặc điểm dân số xã hội
Đặc điểm Thái độ chưa đúng (n=270) Thái độ đúng (n=70) PR* KTC 95% P *
Trình độ học
vấn
≤ Cấp 1- Cấp 2 215(91,5) 20 (8,5) Ref
≥ Cấp 3 55 (52,4) 50(47,6) 7,88 3,98-15,61 0,001
Nghề nghiệp
Nội trợ 104(83,2) 21(16,8) Ref
Công nhân 5(89,2) 7(10,8) 0,45 0,17-1,22 0,115
Viên chức 13 (40,6) 19(59,4) 2,06 0,79-5,32 0,136
Khác 95 (80,5) 3(19,5) 1,53 0,73-3,2 0,255
Số con ≤ 1 con 120(71,4) 48(28,6) Ref ≥ 2 con 150(87,2) 22(12,8) 0,46 0,24-0,87 0,018
Số lần phá
thai trước đây
≤ 1 lần 241 (78) 68 (22) Ref
≥ 2 lần 29(93,5) 2 (6,5) 0,61 0,12-2,98 0,539
(*) Hồi qui logistic với PR hiệu chỉnh
BÀN LUẬN
Đa số các đối tượng có độ tuổi từ 20‐29,
phá thai lần đầu, phần lớn có 2 con và chủ yếu
áp dụng BPTT truyền thống. Những phụ nữ
này khi sanh đủ 2 con thì không muốn sanh
thêm nữa nhưng lại áp dụng BPTT không hiệu
quả. Kết cuộc là có thai ngoài ý muốn nên đi
phá thai.
Tỉ lệ phụ nữ có nghe nóivề TVTTKC trong
nghiên cứu của chúng tôi là 41%. Tỉ lệ này gần
với kết quả của tác giả Nguyễn Hoàng Lam
(41,9%)(8) thấp hơn tác giả Trần Thị Thu Tuyết
(48,1%)(12), Đặng Minh Đức (46,8%)(2) và SN Obi
(51%)(10). So với tác giả Đỗ Anh Thư (11,1%)(3) thì
tỉ lệ của chúng tôi cao hơn nhiều. Sự khác biệt
này có thể do địa bàn nghiên cứu. Tác giả
nghiên cứu trên huyện Ninh Hòa ‐Khánh Hòa,
một huyện có người dân sống chủ yếu ở nông
thôn (66,5%), miền biển (16,9%) và miền núi nên
có thể ít được tiếp cận với nhiều thông tin về các
BPTT hơn vùng đồng bằng, thành thị. Tuy tỉ lệ
có nghe nói về TVTTKC 41% nhưng khi khảo sát
về kiến thức thì kiến thức đúng của những
người này chỉ có 12,2%. Kiến thức đúng về
TVTTKC ở nhóm phụ nữ có nghe nói về
TVTTKC tốt hơn dân số chung (5%), tuy nhiên
sự hiểu biết về cách dùng thuốc, hiệu quả của
thuốc chưa cao. Ngoài ra, trong nghiên cứu của
chúng tôi có 18 phụ nữ uống TVTTKC nhưng
vẫn co thai ngoài ý muốn. TVTTKC được bán
rộng rãi nhưng có lẽ những người cung cấp
thuốc không truyền đạt tốt thông tin về
TVTTKC. Nên chăng tổ chức lớp tập huấn cho
các tư vấn viên, cộng tác viên, những người
cung cấp TVTTKC về những vấn đề này.
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận trong
số những người nghe nói về TVTTKC có 46
người cho là TVTTKC nên sử dụng trong vòng
24 giờ chiếm 33,1%; 64 người cho là thuốc nên
sử dụng trong vòng 72 giờ chiếm 46%, còn lại
là trả lời không biết. Nếu tính luôn nhóm phụ
nữ cho rằng TVTTKC có hiệu quả trong 24 giờ
sau giao hợp thì số phụ nữ có kiến thức đúng
về thời gian TVTTKC còn hiệu quả là 79%.
Đây là điều đáng mừng chứng tỏ những người
phụ nữ này biết TVTTKC sẽ có tác dụng nếu
uống càng sớm càng tốt.
Tác giả Đặng Minh Đức nghiên cứu trên đối
tượng sinh viên tại các trường đại học thành phố
Cần Thơ, trên sinh viên nữ và cả sinh viên nam,
sinh viên nam sẽ không quan tâm và biết nhiều
về TVTTKC bằng nữ. Tỉ lệ này gần với tác giả
Nguyễn Thị Phương Dung(9), Faraha Irfan(5) và
thấp hơn tác giả Preeti Yadav(16).
Đa số phụ nữ đã có kiến thức đúng về thời
gian của TVTTKC cũng như tổng số viên thuốc
phải sử dụng. Tuy nhiên nếu không dùng đúng
khoảng cách sử dụng 2 viên thuốc thì thuốc sẽ
không có hiệu quả. Do đó sẽ tư vấn nên uống
một lần cả 2 viên đối với Postinor‐2(1). Hiện nay
trên thị trường có loại TVTTKC thành phần
1,5mg levonorgestrel dùng 1 lần dưới tên
Escapella và mới đây là Postinor‐1, hiệu quả như
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 26
loại dùng 2 lần và rất tiện dụng, không cần phải
nhớ thời gian dùng viên thứ hai. Để dễ ghi
nhớnên chăng sẽ phổ biến những loại TVTTKC
chỉ dùng 1 lần này tại những nơi cung cấp, giới
thiệu thuốc cho các đối tượng.
Nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả
Nguyễn Thị Phương Dung (2004), Vũ Tuyết
Ánh Sao (2007)(14), Đặng Minh Đức (2012) có kết
quả tương đồng nhau vềkiến thức về “số lần sử
dụng TVTTKC/tháng” cho thấy phần lớn phụ
nữ rất mơ hồ, không biết rõ số lần nên sử dụng
trong một tháng. Nếu các đối tượng không rõ
dùng bao nhiêu lần trong một tháng thì sẽ tùy
tiện hay dễ dàng lạm dụng dùng TVTTKC. Đây
là điều không tốt, tuy TVTTKC có thể sử dụng
nhiều hơn 1 lần trong một chu kỳ (khuyến cáo
mức độ C)(6) nhưng nếu dùng nhiều lần
TVTTKC trong một chu kỳ thì khả năng thất bại
sẽ cao hơn so với dùng BPTT khác không phải là
tránh thai khẩn cấp(15), ngoài ra sử dụng thường
xuyên TVTTKC có thể gây rối loạn chu kỳ kinh
nguyệt(11,4). Do đó chỉ nên dùng 2 lần trong một
tháng, đây cũng là một trong những nội dung
quan trọng cần tư vấn cho các đối tượng.
Đa số khách hàng cho là Postinor‐2 có hại
cho sức khỏe của phụ nữ, cho thai nhi từ đó e dè
với TVTTKC, sẽ không dám dùng khi cần do đó
phải phổ biến lại là TVTTKC levonorgestrel
không ảnh hưởng tới thai khi thất bại và người
phụ nữ hoàn toàn có thể yên tâm tiếp tục giữ
thai lại nếu muốn.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 58,2%
đồng ý dùng TVTTKC trong tương lai khi cần.
Đây là số liệu đáng mừng. Tuy nhiên giữa thái
độ và hành vi còn một khoảng cách khá xa. Các
phụ nữ này cần được hướng dẫn cách uống
thuốc đúng để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất
khi sử dụng trong những trường hợp cần thiết
như lỡ giao hợp không được bảo vệ hoặc sai sót
khi dùng các BPTT tạm thời.
Chúng tôi ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa kiến thức đúng về TVTTKC với
nghề nghiệp. Người có nghề nghiệp là viên chức
có kiến thức đúng về TVTTKC cao gấp 9,6 lần
người nội trợ. Không có mối liên quan giữa kiến
thức đúng về TVTTKC với trình độ học vấn, địa
chỉ, dân tộc, tôn giáo, tình trạng hôn nhân, tiền
sử phá thai, việc có áp dụng BPTT, loại BPTT
đang áp dụng và số con hiện có. Từ đó trong
công tác KHHGĐ nên quan tâm đối tượng là
những người nội trợ, đây cũng là những người
chiếm phần lớn trong nghiên cứu. Những người
nội trợ thường chỉ quanh quẩn ở nhà, ít được
tiếp xúc với các thông tin về KHHGĐ, do đó đối
với đối tượng này vai trò của các cộng tác viên
dân số rất quan trọng. Cộng tác viên sẽ là người
trung gian truyền tải những kiến thức về
TVTTKC mà chúng ta cần phổ biến đến đối
tượng này vì thế nên thường xuyên tổ chức
những lớp tập huấn về TVTTKC cho các cộng
tác viên dân số.
Chúng tôi ghi nhận có mối liên quan có ý
nghĩa thống kê giữa thái độ đúng và trình độ
học vấn và số con hiện có. Người có trình độ học
vấn từ cấp 3 trở lên có thái độ đúng về TVTTKC
gấp 7,9 lần người có trình độ từ cấp 2 trở xuống.
Thái độ đúng thường sẽ dẫn đến hành vi đúng.
Các đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi
đa số có trình độ học vấn thấp, điều này có thể
sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức đúng
khi truyền đạt thông tin về TVTTKC. Họ sẽ ít
quan tâm, khó tiếp nhận thông tin từ các tư vấn
viên. Điều này sẽ mất nhiều thời gian và công
sức hơn so với tư vấn cho một người có trình độ
học vấn cao hơn.
Phụ nữ có từ 2 con trở lên có thái độ đúng
giảm 54% so với người có từ 1 con trở xuống.
Ngày nay, mỗi gia đình thường chỉ có từ 1 đến
2 con nên người phụ nữ đã đủ con là những
người có nhu cầu rất lớn được tư vấn những
BPTT hiệu quả cao cũng như cách áp dụng
đúng để đạt được hiệu quả cao nhất. Đa số
những người phụ nữ này trong độ tuổi 30‐39,
ít biết về TVTTKC. Vì vậy ngoài tư vấn các
BPTT có hiệu quả, cách áp dụng đúng các
BPTT này thì việc phổ biến TVTTKC để hỗ trợ
khi BPTT sử dụng hằng ngày bị thất bại là
điều hết sức cần thiết.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 27
KẾT LUẬN
Tỉ lệ phụ nữ có kiến thức đúng về TVTTKC:
5% (KTC 95%: 2,7‐7,3). Tỉ lệ phụ nữ có thái độ
đúng về TVTTKC: 20,6% (KTC 95%: 16,3‐24,9).
Mối liên quan giữa kiến thức đúng, thái độ
đúng với các đặc điểm dân số xã hội: 1) Nghề
nghiệp: Người có nghề nghiệp là viên chức có
kiến thức đúng về TVTTKC cao hơn người nội
trợ (PR*= 9,6 với p < 0,05). 2) Trình độ học vấn:
Người có trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên có
thái độ đúng về TVTTKC cao hơn người có trình
độ từ cấp 2 trở xuống (PR*= 7,9 với p < 0,05). 3)
Số con hiện có: Phụ nữ có từ 2 con trở lên có thái
độ đúng giảm so với người có từ 1 con trở xuống
(PR*= 0,46 với p < 0,05).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y Tế (2009), Biện pháp tránh thai khẩn cấp, Hướng dẫn quốc
gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, tr. 261‐309.
2. Đặng Minh Đức, (2012), Kiến thức và thái độ về viên uống tránh
thai khẩn cấp của sinh viên các trường Đại học tại thành phố Cần
Thơ, Luận văn thạc sỹ, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí
Minh, tr. 60‐96.
3. Đỗ Anh Thư, (2008), Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng
biện pháp tránh thai hiện đại trên phụ nữ có chồng trong tuổi sinh
sản tại huyện Ninh Hoà‐ Khánh Hoà, Luận văn thạc sỹ, Đại học
Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, tr. 53.
4. FFPRHC Guidance (2006), ʺEmergency contraceptionʺ, J Fam
Plann Reprod Health Care, 32(2), pp.121‐128.
5. Irfan, F., Karim, S. I., Hashmi, S., Ali, S., Ali, S. A. (2009),
ʺKnowledge of emergency contraception among women of
childbearing age at a teaching hospital of Karachiʺ, J Pak Med
Assoc, 59(4), pp. 235‐240.
6. National Guideline, C. (2013). Emergency contraception.
Agency for Healthcare Research and Quality (AHRQ),
Rockville MD, from
7. Nguyễn Duy Khuê (2011), ʺThực trạng phá thai ở Việt Nam:
thách thức & hướng giải quyếtʺ, Hội thảo quốc gia: Cập nhật
thông tin mới và phổ biến kết quả các nghiên cứu phá thai nội khoa
tại Việt Nam.
8. Nguyễn Hoàng Lam, (2009), Kiến thức và thực hành về các biện
pháp tránh thai hiện đại của nữ công nhân quận 9‐TPHCM, Luận
văn thạc sĩ, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, tr. 52‐
56.
9. Nguyễn Thị Phương Dung, (2004), Kiến thức, thái độ và thực
hành về các phương pháp ngừa thai của những phụ nữ nạo phá thai
tại bệnh viện Từ Dũ năm 2003‐2004, Luận văn thạc sĩ, Đại học Y
Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, tr. 61‐62.
10. Obi, S. N., Ozumba, B. C. (2008), ʺEmergency contraceptive
knowledge and practice among unmarried women in Enugu,
southeast Nigeriaʺ, Niger J Clin Pract, 11(4), pp. 296‐299.
11. Raymond E, Westley E, Blithe D, et al (2012), ʺEmergency
Contraception Pills: Medical and Service Delivery Guidelines,
International Consortium for Emergency Contraceptionʺ, 3th,
pp. 6‐11.
12. Trần Thị Thu Tuyết, (2006), Kiến thức, thái độ, hành vi về thuốc
tránh thai khẩn cấp của các trường hợp phá thai tại bệnh viện Đại
học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, Luận văn nội trú, Đại học
Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, tr.32‐58.
13. Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản Tây Ninh (2013), Báo
cáo công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2011, 2012, 6 tháng
đầu năm 2013.
14. Vũ Tuyết Ánh Sao, (2007), Tìm hiểu nguyên nhân thất bại của
một số biện pháp tránh thai ở người đến phá thai tại bệnh viện
Hùng Vương năm 2005, Luận văn thạc sĩ, Đại học Y Dược
Thành Phố Hồ Chí Minh, tr. 46‐47.
15. WHO. (2012). Emergency contraception., from
www.who.int/mediacentre/factsheets/fs244/en/ .
16. Yadav, P., Sinha, A., Karan, J., Mody, P., Panwar, A. S.,
Kantharia, N. D. (2011), ʺʺAwareness about emergency
contraceptives pill in women who came for medical
termination of pregnancyʺʺ, Natl J Physiol Pharm Pharmacol,
1(2) pp. 68‐78.
Ngày nhận bài báo: 30/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 02/12/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kien_thuc_va_thai_do_ve_thuoc_vien_tranh_thai_khan_cap_o_phu.pdf