Kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm của nhân viên chế biến thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trường mầm non quận 1, thành phố Hồ Chí Minh năm 2013

KẾT LUẬN Tỷ lệ nhân viên có kiến thức đúng về ATTP trong nghiên cứu này là 11,6%. Một số kiến thức của nhân viên còn thấp bao gồm kiến thức về các bệnh lây nhiễm (nhiễm giun sán, bệnh thương hàn), kiến thức về thời điểm rửa tay đúng cách, kiến thức về giữ gìn vệ sinh cá nhân trong CBTP (không được ăn uống, khạc nhổ trong khu vực CBTP), kiến thức về kiểm nghiệm nguồn nước và kiến thức về NĐTP (nhận biết thực phẩm có sẵn độc tố). Tỷ lệ có thực hành đúng của nhân viên rất cao từ 90% trở lên. Tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ nhỏ nhân viên chưa thực hành mang khẩu trang (10,5%), găng tay (22,1%) trong khi CBTP. Nhân viên có tuổi nghề từ 1‐5 năm thực hành đúng về ATTP chỉ bằng 0,5 lần so với nhân viên có tuổi nghề < 1 năm. Nhân viên có kiến thức đúng về NĐTP có khả năng thực hành đúng về ATTP cao gấp 1,7 lần so với nhân viên có kiến thức không đúng. Nhân viên có kiến thức đúng chung về ATTP có khả năng thực hành đúng về ATTP cao gấp 1,7 lần so với nhân viên có kiến thức không đúng KIẾN NGHỊ Đối với Phòng giáo dục cần khuyến khích ban giám hiệu các trường mầm non nâng cao tiêu chí đầu vào trình độ học vấn của các nhân viên CBTP. Ngoài ra ban giám hiệu nhà trường cần tiếp tục duy trì và hoàn thiện điều kiện cơ sở vật chất, dụng cụ chế biến thực phẩm cho các BATT của trường nhằm nâng cao hơn nữa điều kiện vệ sinh ATTP của các BATT này. Đối với Trung tâm Y tế Dự phòng quận 1, cần tiếp tục duy trì đều đặn các lớp tập huấn về ATTP cho đối tượng là nhân viên CBTP tại các BATT của trường mầm non. Nội dung các lớp tập huấn này cần nhấn mạnh đến các kiến thức về các bệnh lây nhiễm mà nhân viên CBTP không được mắc trong khi CBTP, kiến thức về thời điểm rửa tay đúng cách, kiến thức về giữ gìn vệ sinh cá nhân trong CBTP, kiến thức về kiểm nghiệm nguồn nước và kiến thức về NĐTP.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm của nhân viên chế biến thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trường mầm non quận 1, thành phố Hồ Chí Minh năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 196 KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM   CỦA NHÂN VIÊN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM   TẠI CÁC BẾP ĂN TẬP THỂ TRƯỜNG MẦM NON  QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2013  Đỗ Thị Tân*, Vũ Trọng Thiện**  TÓM TẮT  Đặt vấn đề:An toàn thực phẩm (ATTP) hiện nay là một vấn đề y tế công cộng nổi cộm trên phạm vi toàn  thế giới cũng như tại Việt Nam. Quận 1 là một trong những quận trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh có 24  bếp ăn tập thể (BATT) thuộc 24 trường mầm non phục vụ từ 60  ‐ 700 suất ăn/ngày cho các trẻ. Đối với các  BATT tại trường mầm non, hằng năm Trung tâm Y tế Dự phòng quận 1 đều tổ chức giám sát ATTP 3 đợt (đầu  năm, 6 tháng, và cuối năm), bên cạnh đó tổ chức đều đặn các lớp tập huấn ATTP cho nhân viên chế biến thực  phẩm (CBTP) tại các BATT của các trường mầm non. Qua các đợt thanh kiểm tra ATTP, hầu hết các trường  mầm non đều đạt các điều kiện vệ sinh cơ sở đối với BATT. Tuy nhiên, việc đánh giá kiến thức, thực hành của  nhân viên trực tiếp CBTP vẫn chưa được thực hiện trong các đợt giám sát này.  Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhân viên CBTP tại các trường mầm non quận 1 có kiến thức và thực hành đúng  về ATTP và mối liên quan giữa kiến thức và thực hành đúng với tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tuổi nghề, tập  huấn về ATTP.  Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành tại 24 trường mầm non trên địa  bàn quận 1, thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 2‐7/2013. Tổng cộng có 95 nhân viên CBTP được khảo sát trong  nghiên cứu này. Để đánh giá kiến thức và thực hành của nhân viên CBTP, một bộ câu hỏi được thiết kế để sử  dụng cho phỏng vấn kiến thức đồng thời giúp quan sát trực tiếp thực hành của nhân viên.  Kết quả: Tỷ lệ nhân viên có kiến thức đúng về ATTP chỉ đạt 11,6% trong đó một số kiến thức có tỷ lệ trả lời  đúng rất thấp là kiến thức về các bệnh lây nhiễm, kiến thức về thời điểm rửa tay đúng cách, kiến thức về giữ gìn  vệ sinh cá nhân trong CBTP, kiến thức về kiểm nghiệm nguồn nước và kiến thức về ngộ độc thực phẩm. Ngược  lại với kiến thức, tỷ lệ nhân viên có thực hành đúng rất cao (≥ 90%). Tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ nhỏ nhân viên  chưa thực hành mang khẩu trang (10,5%), găng tay (22,1%) trong khi CBTP. Nhân viên có tuổi nghề từ 1‐5  năm thực hành đúng về ATTP chỉ bằng 0,5 lần so với nhân viên có tuổi nghề < 1 năm. Nhân viên có kiến thức  đúng về NĐTP có khả năng thực hành đúng về ATTP cao gấp 1,7  lần so với nhân viên có kiến  thức không  đúng.Nhân viên có kiến thức đúng chung về ATTP có khả năng thực hành đúng về ATTP cao gấp 1,7 lần so với  nhân viên có kiến thức không đúng.   Kết luận: Ban giám hiệu các trường mầm non cần duy trì và hoàn thiện điều kiện cơ sở vật chất, dụng cụ  CBTP cho các BATT của trường nhằm nâng cao hơn nữa điều kiện vệ sinh ATTP của các BATT này. Đối với  Trung tâm Y tế Dự phòng quận 1 cần tiếp tục duy trì đều đặn các lớp tập huấn về ATTP cho đối tượng là nhân  viên CBTP tại các BATT của trường mầm non.  Từ khóa: kiến thức, thực hành, an toàn thực phẩm, trường mầm non  Trung tâm Y tế Dự phòng quận 1    **Viện Y Tế Công Cộng TP. Hồ Chí Minh  Tác giả liên lạc: BS.CKI Đỗ Thị Tân     ĐT: 0908369750  Email: bsdotan@gmail.com  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  197 ABSTRACT  FOOD SAFETY KNOWLEDGE AND PRACTICE AMONG FOOD HANDLERS IN KITCHENS OF  KINDERGARTEN IN DISTRICT 1, HO CHI MINH CITY  Do Thi Tan, Vu Trong Thien  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 196 – 205  Background: Food safety is now a public health problem around the world and Vietnam as well. District 1 is  one of the central districts of Ho Chi Minh City where gathers 24 kindergartens with 24 kitchens serving more  than  60‐700  servings/day. The  Preventive Medicine Center  in District  1  regularly  conducts  surveillances(3  times/year)  and  holds many  food  safety  training  courses  for  food  handlers  of  kindergartens.  The  results  of  surveilances  showed  that  infrastructure  of  these  kindergartenswas  well  established.  However,  food  safety  knowledge and practice of food handlers could not be evaluated yet.   Objectives: Describe the proportions of right food safety knowledge and practice among food handlers in all  kindergarten located in district 1, Ho Chi Minh city.  Methods: A cross‐sectional study was conducted at 24 kindergartens  in District 1, Ho Chi Minh City  from  February to July2013. There was a total of 95 food handlers selected into the study. To evaluate knowledge and practice,  a structure questionnaire was developed for face‐to‐face interview and direct observation of practices of subjects.   Result: The proportion of right knowledge toward food saftey was merely 11.6%, in which some knowledge  were too low including knowledge of personal hygiene in food handling, knowledge of water resource testing, and  knowledge of food poisoning. On the contrast to knowledge, the practices of subjects was high (> 90%). However,  there was still a part of subjects did not wear masks  (10.5%), gloves  (22.1%) while handling  food. Staff with  experience from 1‐5 years performed right practices equal to 0.5 of those  from staff with experience  less than 1  year. Staff who had right knowledge toward food poisoning performed right pratices higher 1.7 times compared to  staff who did not. Staff who had right general knowledge of food safety had an ability of performing right practices  1.7 times higher than staff who did not.   Conclusion: The director boards of kindergarten should maintain and improve infrastructure, food‐handling  tools  for  kitchens  to  enhance  food  hygiene  of  these  kitchens. The Preventive Medicine Center  need maintain  regular training courses on food safety for food handlers working in all kindergartens in district 1.   Keywords: knowledge, practice, food safety, kindergarten.  ĐẶT VẤN ĐỀ  An toàn thực phẩm (ATTP) hiện nay là một  vấn đề y tế công cộng nổi cộm trên phạm vi toàn  thế giới và Việt Nam. Theo báo cáo của Tổ chức  Y  tế Thế giới  (WHO), hơn 1/3 dân số các nước  phát triển bị ảnh hưởng của các bệnh liên quan  đến thực phẩm mỗi năm.  Riêng  tại  Việt  Nam,  năm  2011  theo  thống  kê  của Cục An  toàn Vệ  sinh Thực phẩm  tổng cộng cả nước có gần 200  vụ NĐTP với 4.700 trường hợp mắc.   Trong tổng số vụ NĐTP xảy ra, tỷ lệ các vụ  NĐTP  tại  các  bếp  ăn  tập  thể  (BATT)  chiếm  tương đối cao. Các vụ NĐTP này thường xảy ra  tại BATT  của  các  công  ty, xí nghiệp,  cơ  sở  sản  xuất,  trường  trung  học  cơ  sở,  trung  học  phổ  thông và thậm chí các trường mầm non. Các vụ  NĐTP tại các trường mầm non thường có hệ quả  nghiêm trọng vì trẻ em trong độ tuổi gửi nhà trẻ,  mẫu giáo  là những đối tượng dễ bị tổn  thương  nhất đối với các bệnh truyền qua thực phẩm như  dịch tả, tiêu chảy, thương hàn.  Quận 1 là một trong những quận trung tâm  của thành phố Hồ Chí Minh với tình hình kinh  doanh, sản xuất, chế biến thực phẩm (CBTP) khá  phát triển so với mặt bằng chung của toàn thành  phố. Trên địa bàn 10 phường của quận 1 có tổng  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 198 cộng 163 cơ sở sản xuất CBTP, 1.343 cơ sở kinh  doanh  thực phẩm, 2.566 cơ sở dịch vụ ăn uống  và 69 BATT với 24 BATT thuộc 24 trường mầm  non phục vụ từ 60 ‐ 700 suất ăn/ngày cho các trẻ.  Với thực trạng như vậy, việc quản lý ATTP của  các cơ sở kinh doanh CBTP và các BATT trên địa  bàn quận 1  là một  thách  thức  to  lớn với các cơ  quan chức năng trong đó có Trung tâm Y tế Dự  phòng quận 1.   Với quyết tâm không để xảy ra các vụ NĐTP  trên địa bàn quản lý, hằng năm Trung tâm Y tế  Dự phòng  luôn tổ chức các đợt giám sát, thanh  kiểm tra ATTP tại các cơ sở CBTP và BATT. Đối  với  các BATT  tại  trường mầm  non,  hằng  năm  Trung  tâm  đều  tổ  chức  giám  sát ATTP  3  đợt  (đầu năm, 6 tháng, và cuối năm), bên cạnh đó tổ  chức đều đặn các  lớp tập huấn ATTP cho nhân  viên CBTP  tại  các  BATT  của  các  trường mầm  non. Qua các đợt thanh kiểm tra ATTP, hầu hết  các trường mầm non, bao gồm cả công lập và tư  thục, đều đạt các điều kiện vệ sinh cơ sở đối với  BATT. Tuy nhiên, việc đánh giá kiến thức, thực  hành  của  nhân  viên  trực  tiếp  CBTP  vẫn  chưa  được thực hiện trong các đợt giám sát này. Đây  là vấn  đề  đáng quan  tâm vì kiến  thức và  thực  hành của nhân viên CBTP đóng vai  trò hết sức  quan  trọng  trong việc ngăn ngừa các vụ NĐTP  xảy ra tại các trường mầm non.   Với mục đích khảo sát kiến thức, thực hành  của nhân viên CBTP của các BATT tại các trường  mầm non  trên  địa  bàn quận  1 nhằm  đánh giá  hiệu quả của công tác tuyên truyền, tập huấn về  ATTP đồng thời cung cấp cơ sở dữ  liệu nền để  định hướng công tác quản lý ATTP tại các BATT  thuộc các  trường mầm non  trong  thời gian  tới,  chúng tôi tiến hành nghiên cứu này.  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Nghiên cứu được triển khai tại 24 BATT của  các trường mẫu giáo mầm non trênđịa bàn quận  từ  tháng  2‐7/2013.  Tất  cả  nhân  viên  trực  tiếp  tham gia CBTP có thời gian làm việc > 6 tháng tại  các trường mầm non đều được đưa vào nghiên  cứu. Trong nghiên cứu này nhân viên  trực  tiếp  tham gia CBTP  là những nhân viên của  trường  mầm non  trực  tiếp  thực hiện các công việc  liên  quan đến quy trình CBTP cho trẻ bao gồm: tiếp  phẩm,  sơ  chế,  xắt  thái,  chế  biến  và  phân  phối  thức ăn cho trẻ. Tổng cộng có 95 nhân viên CBTP  đủ điều kiện được đưa vào nghiên cứu.  Các đối  tượng sẽ được phỏng vấn  trực  tiếp  để  thu  thập  thông  tin về kiến  thức ATTP.  Đối  với  thực  hành  của  nhân  viên,  điều  tra  viên  sẽ  quan sát trực tiếp dựa vào bảng kiểm thực hành.  Quá  trình  thu  thập số  liệu sẽ bắt đầu vào buổi  sáng tại trường mầm non với việc khảo sát kiến  thức nhân viên trước khi nhân viên chuẩn bị bữa  ăn sáng cho trẻ. Bên cạnh đó, điều tra viên phối  hợp  quan  sát  điều  kiện  vệ  sinh  của  BATT  và  dụng  cụ  chế  biến,  bảo  quản  thực  phẩm.  Buổi  chiều cùng ngày, điều tra viên sẽ quay lại trường  mầm non để quan sát thực hành của nhân viên  khi đang chuẩn bị bữa trưa.   Bảng câu hỏi cấu trúc với 3 phần:  thông  tin  cá nhân (5 câu hỏi), thông tin về ATTP/tập huấn  ATTP  (4  câu  hỏi),  kiến  thức  về ATTP  (24  câu  hỏi). Bảng kiểm thực hành gồm 4 phần: vệ sinh  đối với cơ sở (8 câu), vệ sinh đối với nhân viên (6  câu),  vệ  sinh  đối  với dụng  cụ  (7  câu),  vệ  sinh  trong  chế  biến  và  bảo  quản  dụng  cụ  (4  câu).  Trước khi tiến hành điều tra chính thức, điều tra  thử 10 nhân viên để làm sáng tỏ bộ câu hỏi.  Kiến  thức về ATTP  sẽ được  đánh giá qua 4  nội dung  là  vệ  sinh  cá  nhân,  vệ  sinh dụng  cụ,  nguồn nước, vệ sinh chế biến bảo quản, ngộ độc  thực phẩm. Mỗi nội dung sẽ được đánh giá đúng  sai dựa  trên  số  câu  trả  lời  đúng  của nhân viên  trong đó nhân viên có kiến thức đúng về vệ sinh  cá nhân khi trả lời đúng ≥ 6/8 câu hỏi, kiến thức  đúng về vệ sinh dụng cụ nguồn nước khi trả lời  đúng 4/4 câu hỏi, kiến thức đúng về vệ sinh chế  biến bảo quản khi  trả  lời đúng 7/7 câu hỏi, kiến  thức đúng về ngộ độc thực phẩm khi trả lời đúng  4/4 câu hỏi. Nhân viên có kiến thức đúng chung  khi có kiến thức đúng ≥ 3/4 nội dung trên. Đối với  thực hành ATTP, nhân viên có  thực hành đúng  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  199 khi  điều  tra viên quan  sát  thấy nhân viên  thực  hiện đúng 6 nội dung thực hành.   KẾT QUẢ  Đặc điểm dân số củanhân viên  Bảng 1: Các đặc điểm dân số xã hội học của nhân  viên CBTP (n = 95)  Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Tuổi 20 – 35 23 24,2 > 35 - 55 67 70,5 > 55 5 5,3 Giới Nam 10 10,5 Nữ 85 89,5 Trình độ học vấn Cấp I – cấp II 47 49,5 Cấp III trở lên 48 50,5 Tuổi nghề < 1 năm 9 9,5 1 – 5 năm 22 23,2 5 – 10 năm 21 22,1 > 10 năm 43 45,2 Trình độ chuyên môn Được đào tạo về CBTP 76 80 Trong  tổng  số  95  nhân  viên  CBTP  được  phỏng vấn, nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là >  35 – 55  (70,5%) và nhóm  tuổi  chiếm  tỷ  lệ  thấp  nhất là > 50 tuổi (5,3%). Nhìn chung hầu hết các  đối tượng có độ tuổi < 55 tuổi (94,7%). Về phân  bố  giới  tính  89,5%  nhân  viên  là  nữ  và  chỉ  có  10,5% nhân viên  là nam. Trình độ học vấn của  các nhân viên đều từ cấp I trở lên trong đó tỷ lệ  có  trình  độ học vấn  từ cấp  III  trở  lên  là 50,5%.  Đối với tuổi nghề, tỷ lệ nhân viên làm việc > 10  năm là cao nhất lên đến 45,2%, trong khi đó tỷ lệ  làm việc < 1 năm chỉ chiếm 9,5%. Đối với  trình  độ  chuyên môn,  80%  các  nhân  viên  đều  được  đào  tạo về CBTP và chỉ có 20% chưa được đào  tạo về lĩnh vực này.  Bảng 2: Tiếp cận thông tin về ATTP và tập huấn  ATTP của nhân viên CBTP (n = 95)  Biến số Tần số Tỷ lệ % Tiếp cận với thông tin về ATTP 95 100 Nguồn thông tin tiếp cận Tivi 73 76,8 Báo chí/tờ rơi 62 65,3 Nhân viên y tế 53 55,8 Internet 23 24,2 Đài phát thanh 21 22,1 Nguồn khác 10 10,5 Tập huấn về ATTP Được tập huấn về ATTP 94 99 Thời điểm tập huấn gần đây nhất* Cách đây < 1 năm 65 69,2 Cách đây 1-2 năm 16 17 Cách đây > 2 năm 13 13,8 *: n = 94 là số nhân viên được tập huấn về ATTP   Đối  với  việc  tiếp  cận  thông  tin  về  ATTP,  100% các đối tượng nghiên cứu đều tiếp cận từ  nhiều nguồn thông tin khác nhau. Nguồn thông  tin phổ biến nhất đối với các đối tượng chính là  tivi (76,8%), kế tiếp là báo chí/tờ rơi (65,3%). Tỷ lệ  đối tượng nhận thông tin từ internet và đài phát  thanh  chỉ  có 24,2% và 22,1%. Ngoài  các nguồn  thông  tin  trên, đối  tượng nghiên cứu còn nhận  thông  tin  từ  nguồn  khác  như  cán  bộ  giáo dục  (8,9%),  người  thân  (1,1%),  bạn  bè  (0,5%).  Khi  được hỏi có tham gia tập huấn ATTP hay không,  99% đối tượng đều trả lời đã từng tham gia vào  các lớp tập huấn về ATTP. Trong số này có đến  69,2% tập huấn cách thời điểm khảo sát < 1 năm,  17% được tập huấn cách đây 1‐2 năm, và 13,8%  được tập huấn cách đây > 2 năm.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 200 Kiến thức về an toàn thực phẩm của nhân viên chế biến thực phẩm  Biểu đồ 1: Kiến thức đúng về an toàn thực phẩm của nhân viên chế biến thực phẩm (n=95)  Trong các kiến thức về an toàn thực phẩm, tỷ  lệ  nhân  viên  có  kiến  thức  đúng  về  vệ  sinh  cá  nhân là cao nhất (83,2%). Các kiến thức còn lại có  tỷ lệ nhân viên có kiến thức đúng rất thấp <40%.  Kiến  thức  đúng  chung  về  ATTP  được  định  nghĩa  là nhân viên có kiến  thức đúng ≥ 3/4 nội  dung kiến thức về an toàn thực phẩm nêu trên.  Kết quả thống kê cho thấy kiến thức đúng chung  về ATTP của nhân viên CBTP là 11,6%.  Thực hành về an toàn thực phẩm của nhân viên chế biến thực phẩm  Biểu đồ 2: Thực hành đúng về an toàn thực phẩm của nhân viên chế biến thực phẩm (n=95)  Nhìn chung tỷ  lệ thực hành đúng của nhân  viên  đối  với  từng  khía  cạnh  của  an  toàn  thực  phẩm khá  cao. Các  thực hành về  chia  thức  ăn,  thực hành về phòng ngừa bệnh  lây  truyền qua  thực phẩm  có  tỷ  lệ  đúng  đến  100%. Trong  các  thực hành, chỉ có thực hành về mặc trang phục  bảo hộ  lao  động  có  tỷ  lệ  thực hành  đúng  thấp  nhất đạt 76,8%. Thực hành đúng chung về ATTP  được định nghĩa là nhân viên có thực hành đúng  tất cả 6 khía cạnh của an toàn thực phẩm. Do đó,  tỷ  lệ  thực  hành  đúng  chung  về ATTP  chỉ  đạt  56,8%.   83.2 39 15.8 11.6 11.6 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 KT đúng về VSCN KT đúng VS CBBQTP KT đúng về VS DCCB KT đúng về NĐTP KT đúng chung về ATTP Kiến thức đúng về ATTP Tỷ lệ % 100 100 93 93 87.4 76.8 56.8 0 20 40 60 80 100 120 TH chia thức ăn TH PN BTQTP TH khám SKĐK TH tập huấn ATTP TH VSCN TH mặc BHLĐ TH chung ATTP Thực hành đúng về ATTP Tỷ lệ % Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  201 Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành, và các đặc điểm của nhân viên  Bảng 3: Mối liên quan giữa kiến thức chung về an toàn thực phẩm và các đặc điểm của nhân viên chế biến thực  phẩm (n = 95)  Đặc điểm của nhân viên Kiến thức về an toàn thực phẩm PR (KTC 95%) p Đúng n (%) Không đúng n (%) Tuổi 20-35 4 (17,4) 19 (82,6) 1 > 35 – 55 7 (10,5) 60 (89,6) 0,6 (0,3-3,2) 0,4 > 55 0 (0) 5 (100) 0 (0) 0 Giới tính 0,9 Nam 1 (10) 9 (90) 1,2 Nữ 10 (11,7) 75 (88,3) (0,2 – 8,3) Trình độ học vấn 0,4 Cấp I - cấp II 4 (8,5) 43 (91,5) 1,7 Cấp III trở lên 7 (14,6) 41 (85,4) (0,5-5,5) Tuổi nghề < 1 năm 1 (11,1) 8 (88,9) 1 1 – 5 năm 3 (13,6) 19 (86,4) 1,2 (0,1-10,4) 0,9 5 – 10 năm 4 (19,1) 17 (80,9) 1,7 (0,2-13,4) 0,6 > 10 năm 3 (7) 40 (93) 0,6 (0,1-5,4) 0,7 Trình độ chuyên môn 0,3 Không được đào tạo CBTP 1 (5,3) 18 (94,7) 2,5 Được đào tạo CBTP 10 (13,2) 66 (86,8) (0,3-18,3) Tập huấn về ATTP 0,7 Chưa được tập huấn 0 (0) 1 (100) Không tính được Được tập huấn 11 (11,7) 83 (88,3) Thời điểm tập huấn ATTP* Cách đây < 1 năm 9 (13,9) 56 (86,2) 1 Cách đây 1 – 2 năm 2 (12,5) 14 (87,5) 0,9 (0,6 – 2,2) 0,9 Cách đây > 2 năm 0 (0) 13 (100) 0(0) 0 *: n = 94 là số đối tượng được tập huấn về ATTP   Giữa kiến thức chung về an toàn thực phẩm  và  các  đặc  điểm dân  số  ‐ xã hội học  của nhân  viên CBTP không  có mối  liên quan  có ý nghĩa  thống kê (p > 0,05).  Bảng 4: Mối liên quan giữa thực hành chung về an toàn thực phẩm và các đặc điểm của nhân viên chế biến thực  phẩm (n = 95)  Đặc điểm của nhân viên Thực hành về an toàn thực phẩm PR (KTC 95%) p Đúngn (%) Không đúng n (%) Tuổi 20-35 16 (69,6) 7 (30,4) 1 > 35 – 55 36 (53,7) 31 (46,3) 0,7 (0,5-1,1) 0,2 > 55 2 (40) 3 (60) 0,6 (0,2-1,7) 0,3 Giới tính 0,6 Nam 5 (50) 5 (50) 1,2 Nữ 49 (57,7) 36 (42,3) (0,6-2,2) Trình độ học vấn 0,9 Cấp I - cấp II 27 (57,5) 20 (42,5) 0,97 Cấp III trở lên 27 (56,3) 21 (43,7) (0,7-1,4) Tuổi nghề < 1 năm 8 (88,9) 1 (11,1) 1 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 202 Đặc điểm của nhân viên Thực hành về an toàn thực phẩm PR (KTC 95%) p Đúngn (%) Không đúng n (%) 1 – 5 năm 10 (45,5) 12 (54,5) 0,5 (0,3-0,8) 0,01 5 – 10 năm 12 (57,1) 9 (42,9) 0,6 (0,4-0,99) 0,05 > 10 năm 24 (55,8) 19 (44,2) 0,6 (0,4 – 0,9) 0,01 Trình độ chuyên môn 0,1 Không được đào tạo CBTP 8 (42,1) 11 (57,9) 1,4 Được đào tạo CBTP 46 (60,5) 30 (39,5) (0,8-2,5) Tập huấn về ATTP 0,2 Chưa được tập huấn 0 (0) 1 (100) // Được tập huấn 54 (57,6) 40 (42,4) Thời điểm tập huấn ATTP 0,08 Cách đây < 1 năm 42 (64,6) 23 (35,4) 1 Cách đây 1 – 2 năm 7 (43,7) 9 (56,3) 0,7 (0,5 – 1,04) Cách đây > 2 năm 5 (38,5) 8 (61,5) 0,5 (0,3 – 1,1) Giữa thực hành chung về an toàn thực phẩm  và  các  đặc  điểm dân  số  ‐ xã hội học  của nhân  viên CBTP không  có mối  liên quan  có ý nghĩa  thống kê  (p > 0,05) ngoại  trừ  tuổi nghề. Những  nhân  viên  làm  việc  từ  1‐5  năm  có  thực  hành  chung đúng bằng 0,5 lần so với những nhân viên  làm việc < 1 năm. Những nhân viên làm việc từ  5‐10  năm  hoặc  >  10  năm  có  thực  hành  chung  đúng bằng 0,6  lần so với những nhân viên  làm  việc < 1 năm.  Bảng 5: Mối liên quan giữa thực hành chung về an toàn thực phẩm và các kiến thức về an toàn thực phẩm của  nhân viên CBTP (n = 95)  Kiến thức về an toàn thực phẩm Thực hành về an toàn thực phẩm PR (KTC 95%) p Đúng n (%) Không đúng n (%) Kiến thức về vệ sinh cá nhân Không đúng 10 (62,5) 6 (37,5) 0,9 0,6 Đúng 44 (55,7) 35 (44,3) (0,6-1,4) Kiến thức về vệ sinh dụng cụ nguồn nước Không đúng 45 (56,3) 35 (43,7) 1,1 0,8 Đúng 9 (60) 6 (40) (0,7-1,7) Kiến thức về vệ sinh chế biến, bảo quản Không đúng 32 (55,2) 26 (44,8) 1,1 0,7 Đúng 22 (59,5) 15 (40,5) (0,7-1,5) Kiến thức về NĐTP Không đúng 44 (52,4) 40 (47,6) 1,7 0,02 Đúng 10 (90,9) 1 (8,1) (1,3-2,3) Kiến thức chung về an toàn thực phẩm Không đúng 44 (52,4) 40 (47,6) 1,7 0,02 Đúng 10 (90,9) 1 (8,1) (1,3-2,3) Giữa  thực  hành  chung  về  an  toàn  thực  phẩm và kiến thức về vệ sinh cá nhân, vệ sinh  dụng cụ và nguồn nước, vệ sinh chế biến bảo  quản thực phẩm không có mối  liên quan có ý  nghĩa  thống  kê  (p  >  0,05). Giữa  kiến  thức  về  NĐTP, kiến thức chung về an toàn thực phẩm  có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với thực  hành  chung  (p  <  0,05).  Theo  đó  những  nhân  viên có kiến thức đúng về NĐTP và kiến thức  đúng chung về ATTP có khả năng  thực hành  đúng cao gấp 1,7  lần so với những nhân viên  có kiến thức không đúng về NĐTP và ATTP.   Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  203 BÀN LUẬN  Các  đặc  điểm  dân  số  xã  hội  học  của mẫu  nghiên cứu  Độ tuổi của các nhân viên CBTP khá cao với  tỷ  lệ  người  có  độ  tuổi  từ  >  35‐55  chiếm  đến  70,5%.  Kết  quả  này  cũng  phù  hợp  với  nhiều  nghiên cứu khác tiến hành trên đối tượng nhân  viên CBTP(1, 2, 5). Phân bố tuổi này cho thấy các  nhân viên  tại  các nhà  trẻ  có  thời gian  làm việc  khá lâu năm (tỷ lệ nhân viên làm việc > 10 năm  chiếm 45,2%). Đa số nhân viên CBTP đều  là nữ  giới  (89,5%) phù hợp với  thực  tế vì  tại các nhà  trẻ, trường mầm non vẫn ưu tiên vị trí CBTP cho  nữ giới. Trình độ học vấn của nhân viên  tương  đối cao với tỷ lệ ≥ cấp III lên đến 50,5%. Tỷ lệ cao  hơn  so  với nhiều nghiên  cứu  khác(2, 5, 4).  Điều  này  cho  thấy  các  trường mầm  non  cũng  chú  trọng đến trình độ học vấn của nhân viên CBTP  khi tuyển đầu vào.  Tỷ lệ nhân viên đã qua các lớp tập huấn, đào  tạo  về CBTP  khá  cao  lên  đến  80%.  Tuy  nhiên  20% còn lại vẫn chưa tham gia bất kỳ lớp đào tạo  CBTP nào. Đây là nhóm đối tượng cần phải đào  tạo thêm trong thời gian sắp tới. Tỷ lệ nhân viên  được  tập  huấn  về ATTP  cũng  rất  cao  đạt  đến  99% trong số này 69,2% mới được tập huấn cách  đây 1 năm. Điều nay phản ánh công tác tập huấn  tốt của Trung tâm Y tế Dự phòng quận 1.  Kiến  thức  đúng  về  an  toàn  thực phẩm  của  nhân viên   Nhìn  chung  kiến  thức  về  ATTP  của  nhân  viên không cao. Nhân viên có tỷ lệ kiến thức về  vệ sinh cá nhân là cao nhất lên đến 83,2%, trong  khi đó tỷ  lệ nhân viên có kiến thức đúng về vệ  sinh dụng cụ chế biến và kiến  thức về ngộ độc  thực phẩm rất  thấp  (15,8% và 11,6%). Điều này  dẫn  đến  kiến  thức  đúng  chung  về  ATTP  của  nhân viên rất thấp chỉ đạt 11,6%. Tỷ lệ này thấp  hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Khê  (24%)(3)  và  Đỗ  Thị  Mỹ  Trang  (28,9%)(1).  Tuy  nhiên sự khác biệt này chủ yếu là do định nghĩa  kiến  thức  đúng  của  các  nghiên  cứu  trên  và  nghiên cứu của chúng tôi khác nhau.   Thực hành đúng về an  toàn  thực phẩm của  nhân viên  Nhìn chung tỷ  lệ thực hành đúng của nhân  viên tại các nhà trẻ quận 1 đều khá cao trong đó  có các thực hành chia thức ăn, thực hành phòng  ngừa  bệnh  lây  truyền  qua  thực phẩm  đạt  đến  100%. Tỷ  lệ thực hành về mặc bảo hộ  lao động  chỉ đạt 56,8% thấp nhất trong các nội dung thực  hành. Điều này là do trong quy định người chế  biến  thực  phẩm  cần  phải  mang  găng,  khẩu  trang, ủng (đối với các cơ sở khác nhau như bếp  ăn công nghiệp, bếp ăn  tập  thể, bếp ăn nhà  trẻ  mầm non) khi CBTP,  tuy nhiên  tại các nhà  trẻ,  mầm non, nhân viên CBTP  thường không  tuân  thủ vì cho rằng gây bất tiện, khó khăn trong đi  lại, CBTP. Việc  tỷ  lệ mặc bảo hộ  lao động  thấp  dẫn  đến  thực  hành  chung  về ATTP  của  nhân  viên  chỉ  đạt  56,8%. Tỷ  lệ  này  thấp  hơn  so  với  nghiên  cứu  của Nguyễn Thanh Khê  (87,5%)(3),  nhưng  tương  tự  nghiên  cứu  của  Đỗ  Thị  Thu  Trang  (60%)(1)  và  Tiêu Văn  Linh  (58,9%)(4),  và  cao  hơn  nghiên  cứu  của Nguyễn Minh Hùng  (34%)(2).  Như  vậy  có  thể  thấy  so  với  các  đối  tượng CBTP  tại  các  BATT  khác  thì  nhân  viên  CBTP  tại  các  trường mẫu  giáo  của  quận  1  có  thực hành khá tốt.  Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành và  các đặc điểm của nhân viên   Trong nghiên  cứu này  chúng  tôi phát hiện  được mối  liên  quan  có  ý  nghĩa  thống  kê  giữa  tuổi nghề và thực hành chung về ATTP. Kết quả  cho thấy nhân viên có tuổi nghề cao  lại có thực  hành đúng chung  thấp hơn so với những nhân  viên có tuổi nghề thấp hơn. Điều này có thể do  những nhân viên có tuổi nghề cao cho rằng bản  thân đã có kinh nghiệm và được tập huấn trước  đó  nên  lơ  là  không  thực  hành  ATTP  so  với  những nhân viên có tuổi nghề thấp.   Nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy kiến  thức về ngộ độc thực phẩm và kiến thức chung  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 204 về ATTP có mối  liên quan có ý nghĩa  thống kê  với  thực  hành  chung  về ATTP  của  nhân  viên.  Điều này khẳng  định  rằng kiến  thức  đóng vai  trò quan  trọng  có  thể  làm  tăng khả năng  thực  hành đúng của nhân viên.  KẾT LUẬN  Tỷ  lệ nhân viên có kiến  thức đúng về ATTP  trong nghiên cứu này là 11,6%. Một số kiến thức  của nhân viên còn thấp bao gồm kiến thức về các  bệnh  lây  nhiễm  (nhiễm  giun  sán,  bệnh  thương  hàn), kiến  thức về  thời điểm rửa  tay đúng cách,  kiến thức về giữ gìn vệ sinh cá nhân trong CBTP  (không  được  ăn uống, khạc nhổ  trong khu vực  CBTP), kiến thức về kiểm nghiệm nguồn nước và  kiến thức về NĐTP (nhận biết thực phẩm có sẵn  độc  tố). Tỷ  lệ có  thực hành đúng của nhân viên  rất cao từ 90% trở lên. Tuy nhiên vẫn còn một tỷ  lệ  nhỏ  nhân  viên  chưa  thực  hành mang  khẩu  trang (10,5%), găng tay (22,1%) trong khi CBTP.  Nhân  viên  có  tuổi  nghề  từ  1‐5  năm  thực  hành đúng về ATTP chỉ bằng 0,5 lần so với nhân  viên  có  tuổi nghề  <  1 năm. Nhân viên  có kiến  thức  đúng  về  NĐTP  có  khả  năng  thực  hành  đúng về ATTP cao gấp 1,7 lần so với nhân viên  có  kiến  thức  không  đúng. Nhân  viên  có  kiến  thức  đúng  chung  về  ATTP  có  khả  năng  thực  hành đúng về ATTP cao gấp 1,7 lần so với nhân  viên có kiến thức không đúng  KIẾN NGHỊ  Đối  với  Phòng  giáo  dục  cần  khuyến  khích  ban  giám  hiệu  các  trường mầm  non  nâng  cao  tiêu chí đầu vào trình độ học vấn của các nhân  viên CBTP. Ngoài ra ban giám hiệu nhà trường  cần tiếp tục duy trì và hoàn thiện điều kiện cơ sở  vật  chất, dụng  cụ  chế biến  thực phẩm  cho  các  BATT của trường nhằm nâng cao hơn nữa điều  kiện vệ sinh ATTP của các BATT này.   Đối với Trung tâm Y tế Dự phòng quận 1, cần  tiếp tục duy trì đều đặn các lớp tập huấn về ATTP  cho  đối  tượng  là nhân viên CBTP  tại  các BATT  của trường mầm non. Nội dung các lớp tập huấn  này cần nhấn mạnh đến các kiến thức về các bệnh  lây nhiễm mà nhân viên CBTP không được mắc  trong khi CBTP, kiến  thức về  thời điểm  rửa  tay  đúng cách, kiến thức về giữ gìn vệ sinh cá nhân  trong  CBTP,  kiến  thức  về  kiểm  nghiệm  nguồn  nước và kiến thức về NĐTP.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Đỗ Thị Thu Trang, Tô Gia Kiên (2009). Kiến thức và thực hành  về vệ sinh an toàn thực phẩm của người chế biến thực phẩm tại  các bếp ăn tập thể trường học huyện Hóc Môn năm 2009. Y học  Thành Phố Hồ Chí Minh Năm. 14 (1). 121‐129.  2. Nguyễn  Minh  Hùng,  Nguyễn  Thị  Huỳnh  Mai,  Lê  Trường  Giang (2010). Tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm bếp ăn tập  thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các giải pháp phòng  ngừa ngộ độc thực phẩm. Y học TP Hồ Chí Minh. 14(1)88 ‐ 94  3. Nguyễn Thanh Khê (2010). Kiến thức và thực hành về các điều  kiện bảo đảm vệ sinh an  toàn  thực phẩm của người chế biến  thực phẩm tại các bếp ăn tập thể các trường mầm non quận 6.  TP. HCM năm 2010. Luận văn chuyên khoa cấp 1. Đại học Y  Dược Thành phố HCM.Tr. 67‐78  4. Tiêu Văn Linh (2009). Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm ở  bếp ăn tập thể của trường mẫu giáo‐ tiểu học bán trú tỉnh Bà Rịa  ‐ Vũng Tàu năm 2009. Luận văn chuyên khoa cấp 1. Đại học Y  dược Tp. Hồ Chí Minh. Tr. 55‐87.  5. Trương Ánh Loan  (2007). Kiến  thức và  thực hành vệ  sinh an  toàn thực phẩm đối với nhân viên chế biến bếp ăn tập thể khu  công nghiệp Trảng Bàng. Tỉnh Tây Ninh năm 2007. Luận văn  chuyên khoa cấp 1. Đại học y dược TP. HCM. Tr. 67‐78.  Ngày nhận bài báo:       26/5/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   2/6/2014  Ngày bài báo được đăng:     14/11/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkien_thuc_va_thuc_hanh_ve_an_toan_thuc_pham_cua_nhan_vien_ch.pdf
Tài liệu liên quan