Có tổng cộng 385 bệnh nhân ĐTĐ tham gia
nghiên cứu và hầu hết bệnh nhân là nữ. Phần
lớn bệnh nhân là người cao tuổi (tuổi trung bình
là 61,69 ± 9,94) và đã lập gia đình (77,14%). Các
dữ liệu dân số khác cho thấy bệnh nhân chủ yếu
có trình độ học vấn thấp và điều kiện kinh tế
cũng thấp. Một điểu lưu ý là tỷ lệ bệnh nhân
tham gia lớp tập huấn, đào tạo về kiến thức chế
độ ăn cho người ĐTĐ rất thấp.
Có thể kết luận rằng kiến thức về chế độ ăn
của bệnh nhân thấp. Ngoại trừ kiến thức về lập
chế độ ăn và phương pháp chế biến thực phẩm,
các kiến thức khác đều có tỷ lệ nhận biết rất
thấp. Phân tích mối liên quan giữa kiến thức chế
độ ăn và đặc điểm bệnh nhân cho thấy một số
phân nhóm bệnh nhân cần phải nhận được sự
quan tâm hơn bao gồm bệnh nhân nữ, người lớn
tuổi, bệnh nhân có trình độ học vấn thấp, điều
kiện kinh tế thấp, có tiền sử gia đình mắc ĐTĐ
và bệnh nhân có thời gian điều trị và thời gian
mắc ĐTĐ ngắn. Từ các phát hiện trên, tác giả
nghiên cứu khuyến cáo bệnh viện đa khoa quận
11 thành lập đơn vị tư vấn, đào tạo về dinh
dưỡng và chế độ ăn cho bệnh nhân ĐTĐ
7 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức về chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 486
KIẾN THỨC VỀ CHẾ ĐỘ ĂN
CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI VIỆT NAM
Nguyễn Thị Ngọc Cần*, Chiung – Man Wu**, Nguyễn Duy Hùng*, Nguyễn Ngọc Duy***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Kiểm soát chế độ ăn là một thành phần không thể thiếu trong kiểm soát và chăm sóc đái tháo
đường (ĐTĐ) và ngày nay càng được quan tâm trong bối cảnh tại Việt Nam. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho
thấy kiến thức của bệnh nhân về ĐTĐ trong đó có kiến thức về chế độ ăn tương đối kém. Thực trạng này cũng
xảy ra đối với bệnh nhân mắc ĐTĐ tại bệnh viện đa khoa quận 11. Tuy nhiên cho đến thời điểm thực hiện đề tài
này chưa có một nghiên cứu nào khảo sát kiến thức về dinh dưỡng và kiểm soát chế độ ăn của bệnh nhân ĐTĐ
tại bệnh viện quận 11. Xuất phát từ thực tế đó, việc tiến hành một nghiên cứu khảo sát kiến thức về kiểm soát chế
độ ăn của bệnh nhân ĐTĐ tại bệnh viện đa khoa quận 11 là điều cần thiết.
Mục tiêu: Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát mối liên quan giữa kiến thức về chế độ ăn và đặc điểm
dân số học của bệnh nhân ĐTĐ điều trị tại bệnh viện đa khoa quận 11.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện tại bệnh viện đa khoa quận 11 từ tháng 1/3 đến
15/3/2014. Tổng cộng 385 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu và phỏng vấn với bộ câu hỏi cấu trúc liên quan
đến 5 khía cạnh của kiến thức chế độ ăn bao gồm kiến thức về thành phần dinh dưỡng chính, kiến thức về vai trò
của nhóm thực phẩm, kiến thức về lập chế độ ăn, kiến thức về quy tắc nấu thức ăn và kiến thức về đọc nhãn dinh
dưỡng. Mối liên quan giữa các biến số được kiểm bằng các phép kiểm t‐test, ANOVA một chiều với mức ý nghĩa
thống kê p=0,05. Các phép kiểm được thực hiện bằng phần mềm SPSS v.16.
Kết quả: Trong số 385 bệnh nhân tham gia nghiên cứu có 269 (69,87%) bệnh nhân là nữ. Tuổi trung bình
của bệnh nhân là 61,69 ± 9,94, và 77,14% đã lập gia đình. Kinh là dân tộc chiếm tỷ lệ chủ yếu (71,95%), và
48,6% là nội trợ. 87,79% bệnh nhân có trình độ học vấn từ tiểu học đến trung học cơ sở. Hầu như tất cả bệnh
nhân (90.39%) có thu nhập gia đình <3 triệu đồng. Điểm kiến thức chế độ ăn chung trung bình của các đối
tượng là 30.94 ± 13.82 (0‐73). Giới có mối tương quan mạnh với kiến thức chế độ ăn trong đó nam bệnh nhân có
kiến thức cao hơn so với nữ bệnh nhân (p = 0.02). Ngoài ra bệnh nhân có độ tuổi từ 45 ‐ 54 có điểm kiến thức cao
nhất, trong khi bệnh nhân tuổi từ 35 ‐ 44 có điểm kiến thức thấp nhất. Bệnh nhân có trình độ học vấn cao hơn có
nhiều khả năng có kiến thức chế độ ăn cao hơn so với những bệnh nhân có trình độ học vấn thấp (p< 0.001). Bệnh
nhân có thu nhập cao có nhiều khả năng có kiến thức cao hơn so với những bệnh nhân có thu nhập thấp hơn (p<
0.001). Thời gian mắc ĐTĐ có tác động đến kiến thức của bệnh nhân trong đó bệnh nhân càng có thời gian mắc
ĐTĐ càng lâu sẽ có kiến thức càng cao (p = 0.003). Bệnh nhân có anh/chị/em mắc ĐTĐ cũng có kiến thức cao
nhất (p 5 năm cũng có kiến thức cao hơn so với các nhóm khác và sự khác
biệt này cũng có ý nghĩa thống kê (p=0.003).
Kết luận: Có thể thấy rằng kiến thức về chế độ ăn của bệnh nhân ĐTĐ không cao. Từ các phát hiện của
nghiên cứu này chúng tôi khuyến cáo cần thành lập một nhóm tư vấn dinh dưỡng tại bệnh viện với mục đích đào
tạo và tư vấn kiến thức về chế độ ăn cho bệnh nhân ĐTĐ.
Từ khóa: kiến thức về đái tháo đường, đái tháo đường
* Bệnh viện đa khoa quận 11 **: Đại học Meiho, Đài Loan
***: Viện Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Cần ĐT: 0903389529 Email: cantrang69@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 487
ABSTRACT
DIETARY KNOWLEDGE OF PATIENTS WITH TYPE 2 DIABETES IN VIETNAM
Nguyen Thi Ngoc Can, Chiung – Man Wu, Nguyen Duy Hung, Nguyen Ngoc Duy
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 486 – 492
Background: Dietary management is an integral part of diabetes care and management and it is currently
received more concerns in health care services among regions around Vietnam. However, studies have been
showed that knowledge of patients with diabetes, including dietary knowledge, was relatively poor. The situation
in General Hospital District 11 was the same. Nevertheless until the time of doing the present study there are not
any surveys on assessment of knowledge of nutrition and diet control of diabetes patients conducted in the
General Hospital District 11. From that point of view, it is necessary to conduct a study to investigate knowledge
on dietary management of diabetic patients in General Hospital District 11.
Objectives: To explore the relationships between dietary knowledge and demographic characteristics of
diabetic patients who were treated at General Hospital District 11.
Methods: A cross‐sectional study was carriedout at General Hospital District 11 from March 1 to April 15,
2014. In total, a random sample of 385 patients wasinterviewed with a structured questionnaire designed to
assess five aspects of dietary knowledge, including knowledge about key nutrients, the role of food groups, meal
planning, cooking rules and nutritional label reading. The significance of the results was assessed by t‐test or one
way ANOVAat p‐value of 0.05 using SPSS version 16.
Result: Among 385 participants, 269 (69.87%) patients were female. The mean age of participants was
61.69 ± 9.94, and 77.14% were married. Kinh constituted the majority of the population (71.95%), and 48.6%
were housewives. Regarding to level of education, 87.79% patients had finished education from primary school to
high school. Nearly all of patients (90.39%) had family income under 3 million dong. The mean total dietary
knowledge score among patients was 30.94 ± 13.82 (0‐73). Gender had strong association with dietary knowledge
in which male patients had higher knowledge than female patients (p=0.02). Furthermore, patients aged from 45
to 54 years old had the highest score of knowledge, meanwhile patients aged from 35 to 44 years old had lowest
score. Patients who had higher education were likely to have higher dietary knowledge than patients with lower
education (p <0.001). Patients with higher income had higher knowledge than low income patients as well (p
<0.001). Duration of diabetes had an impact on dietary knowledge in which patients had longer duration would
have higher knowledge (p=0.003). Patients who had siblings with diabetes had the highest score of knowledge (p
<0.001). Patients who had treatments more than five years had higher knowledge score than other groups of
patients, and these differences had a statistically significance (p=0.003).
Conclusion: It could be concluded that the dietary knowledge among participants was not high. From the
findings, establishing a nutritional team within the hospital to hold training course and consult dietary
knowledge toward patients with diabetes was necessary.
Keywords: dietary knowledge, diabetes.
ĐẶT VẤN ĐỀ
ĐTĐ hiện nay là vấn đề y tế công cộng nổi
cộm trên thế giới. Năm 2011, số người mắc ĐTĐ
trên thế giới là 366 và ước tính con số này sẽ lên
đến 552 triệu người vào năm 2030(4). Tại Việt
Nam Vào năm 2012, số hiện mắc ĐTĐ chiếm 4%
tổng dân số còn số mắc tiền ĐTĐ lên đến 10%
dân số chung. Ước tính rằng đến năm 2025, số
hiện mắc ĐTĐ trên toàn quốc sẽ là 3 triệu người.
Kiểm soát chế độ ăn là một phần không thể
thiếu trong chăm sóc và kiểm soát ĐTĐ. Chế độ
ăn hợp lý đã từ lâu được chứng minh là có khả
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 488
năng cải thiện lượng đường huyết trong cơ thể
thông qua việc làm giảm lượng glycated
hemoglobin (A1C) từ 1,0% đến 2,0%. Tuy nhiên,
nhiều nghiên cứu cho thấy rằng bệnh nhân
thường thực hành không đầy đủ về kiểm soát
chế độ ăn và điều này thường là do bệnh nhân
có kiến thức kém về kiểm soát chế độ ăn dành
cho người ĐTĐ(1,2,3).
Tại bệnh viện đa khoa quận 11, có khoảng
26,292 bệnh nhân đến khám và điều trị ĐTĐ
trong năm 2012, trong đó có 26.203 bệnh nhân
ngoại trú và 89 bệnh nhân nội trú. Những thông
tin bệnh nhân nhận được chủ yếu là các lời
khuyên căn bản về dinh dưỡng từ bác sĩ và điều
dưỡng trong suốt quá trình điều trị tại bệnh
viện. Tuy nhiên cho đến thời điểm khảo sát
nghiên cứu này chưa có bất kỳ cuộc khảo sát hay
nghiên cứu nào đánh giá kiến thức về dinh
dưỡng cũng như kiểm soát chế độ ăn của bệnh
nhân ĐTĐ tiến hành tại bệnh viện đa khoa quận
11. Từ quan điểm đó, việc tiến hành một nghiên
cứu khảo sát kiến thức về kiểm soát chế độ ăn
của bệnh nhân ĐTĐ tại bệnh viện đa khoa quận
11 là điều hết sức cần thiết. kết quả của nghiên
cứu sẽ được sử dụng làm cơ sở dữ liệu để ban
lãnh đạo bệnh viện xây dựng một đội ngũ
chuyên viên tư vấn về các vấn đề dinh dưỡng và
chế độ ăn cho bệnh nhân ĐTĐ.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định kiến thức về chế độ ăn của bệnh
nhân ĐTĐ và mối liên quan giữa kiến thức và
các đặc điểm dân số học, tiền sử bệnh lý của
bệnh nhân.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯ ƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế cắt ngang mô tả tại bệnh viện đa
khoa quận 11 từ 1/3‐15/4/2014. Đối tượng
nghiên cứu là 385 bệnh nhân ĐTĐ >18 tuổi
điều trị tại bệnh viện trong khoảng thời gian
nghiên cứu. Những bệnh nhân bị loại ra khỏi
nghiên cứu khi có các rối loạn về tâm thần
hoặc tâm lý hoặc các bệnh ngăn trở họ thực
hiện cuộc phỏng vấn. Ngoài ra, những bệnh
nhân không thể thực hiện phỏng vấn vì có các
khuyết tật thể chất như mù, câm, điếc cũng
được loại ra khỏi nghiên cứu.
Kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên đơn được áp
dụng trong nghiên cứu này để thu thập mẫu. Có
tổng cộng 1765 bệnh nhân ĐTĐ đến khám tại
bệnh viện từ 1/3‐1/4 năm 2014. Mỗi bệnh nhân sẽ
được đánh mã số thứ tự (số ID). Chúng tôi sử
dụng bảng số ngẫu nhiên để chọn ra 385 bệnh
nhân từ 1765 bệnh nhân. Mỗi số chọn ra từ bảng
ngẫu nhiên sẽ tượng trưng cho một bệnh nhân
có số ID trùng khớp. Nếu số được chọn từ bảng
số vượt quá 1765 thì sẽ bỏ và chọn lại số khác.
Quá trình chọn số sẽ kết thúc khi lấy đủ 385 số.
Phương pháp phỏng vấn mặt đối mặt sẽ được
sử dụng để thu thập thông tin từ bệnh nhân. Đối
với những bệnh nhân ngoại trú, nếu họ đến tái
khám tại bệnh viện trong thời gian nghiên cứu
sẽ được phỏng vấn tại chỗ tái khám. Nếu họ
không đến tái khám sẽ được nhân viên đến tận
nhà phỏng vấn. Đối với những bệnh nhân nội
trú, cuộc phỏng.
Bộ câu hỏi phỏng vấn được xây dựng dựa
trên các đề tài nghiên cứu trước đó, các hướng
dẫn quốc tế về chế độ ăn cho bệnh nhân ĐTĐ và
ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng. Bộ câu
hỏi bao gồm 51 chia làm 3 phần: 12 câu hỏi liên
quan đến các đặc điểm dân số xã hội học của
bệnh nhân: Tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ
học vấn, thu nhập hàng tháng, giới tính, dân tộc,
tham dự lớp tập huấn/hội thảo về kiểm soát
ĐTĐ), các chỉ số nhân trắc học, 4 câu hỏi bao
gồm loại ĐTĐ, thời gian ĐTĐ, tiền sử gia đình,
loại điều trị, gồm 35 câu hỏi liên quan đến 5 khía
cạnh về kiến thức chế độ ăn bao gồm dưỡng chất
chính và nhóm thực phẩm (12 câu), vai trò nhóm
thực phẩm trong kiểm soát ĐTĐ (2 câu), lập chế
độ ăn (12 câu), phương pháp nấu ăn (4 câu), và
đọc nhãn dinh dưỡng (5 câu).
Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS v16 để
nhập liệu và phân tích số liệu. Đối với thống kê
mô tả, dùng bảng phân phối tần suất đối với
biến định tính và trung bình, độ lệch chuẩn với
biến định lượng. Đối với thống kê phân tích,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 489
dùng kiểm định t‐test/ANOVA để kiểm định
mối liên quan giữa các kiến thức chế độ ăn và
đặc điểm bệnh nhân. P <0,05 được chọn làm mức
có ý nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Bảng 1: Các đặc điểm của mẫu nghiên cứu (n=385)
Biến số n %
Giới Nam 116 30,13
Nữ 269 69,87
Tuổi [TB ± ĐLC (khoảng)] tuổi 61,69 ± 9,94 (35-88)
Tình trạng hôn
nhân
Lập gia đình 297 77,14
Độc thân 25 6,49
Góa bụa 57 14,81
Ly dị/ly thân 6 1,56
Dân tộc Kinh 277 71,95
Hoa 108 28,05
Nghề nghiệp
Nhân viên văn
phòng 16 4,16
Công nhân 38 9,87
Lao động phổ
thông 30 7,79
Nội trợ 187 48,57
Thất nghiệp 54 14,03
Kinh doanh 46 11,95
Hưu trí 14 3,64
Trình độ học
vấn
Thất học 29 7,53
Tiểu học 140 36,36
Trung học cơ sở 114 29,61
Trung học phổ
thông 84 21,82
Đại học 17 4,42
Sau đại học 1 0,26
Thu nhập gia
đình
<1 triệu đồng 89 23,12
1 -3 triệu đồng 259 67,27
>3 triệu đồng 37 9,61
Dự lớp tập huấn về chế độ ăn
cho người ĐTĐ 38 9,97
Cơ quan y tế
tổ chức lớp
tập huấn
(n=38)
Bệnh viện quận
11 22 57,89
Trạm y tế 7 18,42
Khác 9 23,68
BMI 23,63 ± 3,39 (13,22- 39,96)
Thời gian mắc
ĐTĐ
<1 năm 49 12,73
1-5 năm 246 63,90
>5 năm 90 23,38
Biến số n %
Tiền sử gia
đình mắc ĐTĐ
Cha/mẹ 67 17,4
Ông bà 8 2,08
Anh/chị/em 76 19,74
Khác 74 19,22
Loại điều trị
Insulin 10 2,60
Thuốc đường
uống 344 89,35
Insulin & thuốc
đường uống 31 8,05
Thời gian điều
trị
<1 năm 50 12,99
1-5 năm 249 64,68
>5 năm 86 22,34
Có tổng cộng 385 bệnh nhân tham gia
nghiên cứu. Trong số này 269 (69.87%) bệnh
nhân là nữ. Tuổi trung bình của các đối tượng là
61.69 ± 9.94. Có 77.14% bệnh nhân lập gia đình,
trong khi tỷ lệ góa bụa chiếm 14,81%. Dân tộc
Kinh chiếm tỷ lệ lớn nhất trong nghiên cứu này
(71,95%). Nội trợ, thất nghiệp và kinh doanh là
ba ngành nghề chiếm tỷ lệ cao nhất (48,57%,
14,03%, và 11,95%). Đối với trình độ học vấn
87,79% bệnh nhân đã tốt nghiệp tiểu học và
trung học. Hầu như tất cả bệnh nhân (90,39%) có
thu nhập gia đình <3 triệu đồng, trong đó có
67,27% có thu nhập từ 1‐3 triệu đồng. Chỉ có
38/385 bệnh nhân (9,97%) đã từng tham dự các
lớp tập huấn/hội thảo liên quan đến kiến thức về
chế độ ăn dành cho bệnh nhân ĐTĐ. Cơ sở y tế
tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo này là bệnh
viện đa khoa quận 11 (57,89%) và trạm y
(18,42%); các cơ quan khác bao gồm trung tâm
dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh, bệnh Chợ
Rẫy, bệnh viện Hùng Vương.
Chỉ số BMI trung bình của bệnh nhân là
23,63 ± 3,39. Phân lớn bệnh nhân đã mắc ĐTĐ >
1 năm trong đó có 63,90% mắc ĐTĐ từ 1‐5 năm.
Cha mẹ (17,4%) và anh/chị/em (19,74%) là những
người thân bệnh nhân có tiền sử mắc ĐTĐ nhiều
nhất. Thuốc điều trị ĐTĐ đường uống là
phương pháp điều trị ĐTĐ phổ biến nhất của
các bệnh nhân (89,35%) và > 85% bệnh nhân đã
điều trị ĐTĐ > 1 năm.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 490
Kiến thức về chế độ ăn của bệnh nhân đái
tháo đường
Bảng 2: Các kiến thức khía cạnh và kiến thức chung
về chế độ ăn của bệnh nhân (n=385)
Kiến thức TB ± ĐLC (KGT)
Kiến thức về dưỡng chất chính và
nhóm thực phẩm
8,44 ± 6,96 (0-31)
Kiến thức về vai trò nhóm thực phẩm 6,21 ± 4,15 (0-15)
Kiến thức về phương pháp lập chế
độ ăn
11,94 ± 4,00 (0-19)
Kiến thức về phương pháp nấu thức
ăn
4,04 ± 1,95 (0-7)
Kiến thức về đọc nhãn dinh dưỡng 0,31 ± 1,61 (0-10)
Kiến thức chung về chế độ ăn 30,94 ± 13,82 (0-73)
Kết quả cho thấy bệnh nhân có điểm kiến
thức về phương pháp nấu thức ăn tương đối cao
11,94 ± 4,00 (0‐19). Bệnh nhân chỉ có điểm thấp ở
các khía cạnh còn lại của kiến thức về chế độ ăn.
Kết quả là kiến thức chung về chế độ ăn của
bệnh nhân là 30,94 ± 13,82 (0‐73).
Mối liên quan giữa kiến thức chung về chế
độ ăn và các đặc điểm của bệnh nhân
Bảng 3: Mối liên quan giữa kiến thức chung về chế
độ ăn và đặc điểm dân số học của bệnh nhân (n=385)
Đặc điểm dân số học TB ± ĐLC p
Giới Nam 33,41 ± 14,10 0,02
Nữ 29,88 ± 13,58
Tuổi
35-44 24,91 ± 13,71
0,01
45-54 33,46 ± 14,83
55-64 32,23 ± 12,73
≥ 64 28,51 ± 13,89
Tình trạng
hôn nhân
Lập gia đình 30,80 ± 14,02
0,33
Độc thân 27,24 ± 14,99
Góa bụa 33,17 ± 12,39
Ly dị/ly thân 32,33 ± 10,13
Dân tộc Kinh 31,34 ± 13,88 0,37
Hoa 29,92 ± 13,66
Nghề
nghiệp
Nhân viên văn phòng 33,12 ± 13,52
0,23
Công nhân 28,05 ± 13,59
Lao động phổ thông 30,97 ± 13,98
Nội trợ 29,69 ± 13,70
Thất nghiệp 33,35 ± 14,18
Kinh doanh 33,61 ± 13,13
Hưu trí 34,93 ± 15,65
Đặc điểm dân số học TB ± ĐLC p
Trình độ
học vấn
Thất học 26,41 ± 11,51
<0,001
Tiểu học 28,09 ± 13,52
Trung học cơ sở 31,32 ± 13,16
Trung học phổ thông 34,32 ± 14,31
Đại học 42,71 ± 12,59
Sau đại học 35,00 ± 0,00
Thu nhập
gia đình
<1 triệu đồng 25,08 ± 13,09
<0,0011-3 triệu đồng 32,34 ± 13,46
>3 triệu đồng 35,3 ± 14,16
Dự lớp tập
huấn về
chế độ ăn
cho người
ĐTĐ
Có 34,71 ± 14,11 0,07
Không 30,53 ± 13,74
Kết quả cho thấy nam có kiến thức cao hơn
nữ (33,41 ± 14,10 so với 29,88 ± 13,58), và sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,02). Bệnh nhân
có độ tuổi từ 45‐54 có kiến thức cao nhất (33,46 ±
14,83), trong khi bệnh nhân có tuổi từ 35‐44 có
kiến thức thấp nhất (24,91 ± 13,71). Dữ liệu cũng
cho thấy bệnh nhân có trình độ học vấn cao cũng
sẽ có kiến thức cao hơn (p <0,001). Ngoài ra bệnh
nhân có thu nhập cao sẽ có điểm kiến thức cao
hơn so với bệnh nhân có thu nhập thấp (p
<0,001).
Bảng 4: Mối liên quan giữa kiến thức chung về chế
độ ăn và tiền sử bệnh lý của bệnh nhân (n=385)
Đặc điểm TB ± ĐLC p
Tình trạng
dinh dưỡng
Nhẹ cân 29,52 ± 12,88
0,06
Bình thường 30,00 ± 14,52
Tiền béo phì 32,50 ± 12,18
Béo phì 38,46 ± 11,72
Thời gian
mắc ĐTĐ
<1 năm 25,10 ± 14,21
0,003 1-5 năm 31,21 ± 13,61
>5 năm 33,39 ± 13,39
Tiền sử gia
đình mắc
ĐTĐ
Cha/mẹ 30,68 ± 14,96
<0,001
Ông bà 22,37 ± 13,07
Anh/chị/em 36,05 ± 12,19
Khác 21,99 ± 11,99
Loại điều trị
Insulin 39,2 ± 17,52
0,1 Thuốc đường uống 30,91 ± 13,51
Insulin & thuốc
đường uống 28,613 ± 15,36
Thời gian
điều trị
<1 năm 26,16 ± 13,74
0,003 1-5 năm 30,72 ± 13,69
>5 năm 34,38 ± 13,46
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 491
Kết quả cũng cho thấy những bệnh nhân có
thời gian mắc ĐTĐ dài hơn sẽ có điểm kiến thức
cao hơn so với bệnh nhân có thời gian mắc ĐTĐ
ngắn hơn (p=0,003). Ngoài ra bệnh nhân có anh
chị em mắc ĐTĐ có điểm kiến thức cao nhất
trong khi bệnh nhân có người thân khác mắc
ĐTĐ có kiến thức thấp nhất (p <0,001). Cuối
cùng bệnh nhân có thời gian điều trị dài sẽ có
điểm kiến thức cao hơn so với người có thời gian
điều trị ngắn (p=0,003).
BÀN LUẬN
Có 5 khía cạnh kiến thức được khảo sát
trong nghiên cứu này. Chúng bao gồm kiến thức
về dưỡng chất chính và nhóm thực phẩm, vai trò
của nhóm thực phẩm đối với kiểm soát đường
huyết, kiến thức về lập chế độ ăn, kiến thức về
phương pháp chế biến thực phẩm và kiến thức
về đọc nhãn dinh dưỡng. Mỗi loại kiến thức cấu
thành nên kiến thức chung về chế độ ăn và được
đánh giá qua các câu hỏi trong bảng câu hỏi cấu
trúc soạn sẵn.
Kiến thức về dưỡng chất và nhóm thực
phẩm bao gồm 6 kiến thức thành phần về
carbonhydrate, protein, chất béo bão hòa, chất
béo trans, chất béo không bão hòa đa, chất béo
không bão hòa đơn. Trong số các dưỡng chất
này, thì bệnh nhân có kiến thức tương đối về
carbonhydrate và protein trong khi có kiến thức
thấp về 4 loại chất béo. Kết quả là điểm trung
bình kiến thức về dưỡng chất chính và nhóm
thực phẩm chỉ đạt 8,44 ± 6,96 (0‐31).
Để đánh giá kiến thức về vai trò nhóm thực
phẩm đối với kiểm soát đường huyết, chúng tôi
tập trung khảo sát kiến thức của bệnh nhân về
các loại thực phẩm làm tăng nhanh đường huyết
(thực phẩm có chỉ số đường huyết cao) và thực
phẩm làm tăng chậm đường huyết (thực phẩm
có chỉ số đường huyết thấp). Nhìn chung bệnh
nhân có kiến thức cao hơn về các thực phẩm có
chỉ số đường huyết cao nhưng lại có kiến thức
thấp về thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
bởi vì một số thực phẩm trong nhóm đường
huyết thấp không được nhận biết bởi bệnh nhân.
Do đó, kiến thức chung của bệnh nhân về vai trò
nhóm thực phẩm chỉ đạt mức trung bình là 6,21
± 4,15 (0‐15).
Kiến thức về lập chế độ ăn bao gồm nhiều
thành phần. Có các câu hỏi dùng để kiểm tra
kiến thức của bệnh nhân về khẩu phần các
dưỡng chất trong bữa ăn hằng ngày
(carbonhydrate, chất xơ, trái cây, sản phẩm từ
sữa và protein). Ngoài ra số bữa ăn, ăn đúng giờ
và uống rượu bia cũng được đánh giá để kiểm
tra kiến thức về lập chế độ ăn của bệnh nhân.
Hai thành phần khác là thực phẩm không nên
ăn và thực phẩm nên ăn cũng rất quan trọng đối
với bệnh nhân ĐTĐ trong kiểm soát chế độ ăn
hàng ngày. Kết quả cho thấy rằng hầu hết bệnh
nhân đều nhận biết khẩu phần carbonhydrate,
chất xơ và trái cây, trong khi sữa và protein
không được nhận biết nhiều. Các thành phần
kiến thức khác cũng có điểm kiến thức cao,
ngoại trừ kiến thức về số bữa ăn và uống rượu
bia. Kiến thức về lập chế độ ăn vì vậy chỉ đạt
11,94 ± 4,00 (0‐19).
Kiến thức về phương pháp chế biến thực
phẩm được đánh giá dựa trên các phương pháp
nấu thức ăn và cách nấu mà bệnh nhân nên
tránh khi chế biến thực phẩm. Nhìn chung trên
một nửa số bệnh nhân biết các kiến thức thành
phần và điều này có thể giải thích là do đa số đối
tượng là phụ nữ. Kiến thức về phương pháp chế
biến thực phẩm đạt điểm tương đối cao với
điểm trung bình là 4,04 ± 1,95 (0‐7).
Có thể nói rằng đọc nhãn dinh dưỡng có tỷ
lệ bệnh nhân có kiến thức thấp nhất vì một thực
tế là sự hiểu biết tiếng Anh của bệnh nhân có
giới hạn và bệnh nhân đa số chưa được đào tạo
về cách đọc nhãn thực phẩm. Thực vậy, có < 4%
bệnh nhân biết về tất cả các thành phần trong
nhãn thực phẩm (serving size, serving per
container, calories, % daily value, total fat,
sodium, dietary fiber) và cách chọn lựa loại thức
ăn phù hợp theo calori, chất xơ và đường cho
chế độ ăn của mình. Kết quả là điểm trung bình
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 492
kiến thức về đọc nhãn dinh dưỡng rất thấp chỉ
có 0,31 ± 1,61 (0‐10).
Tổng điểm kiến thức chung về chế độ ăn sẽ
là tổng trung bình cộng của 5 khía cạnh kiến
thức nêu trên. Trung bình điểm kiến thức chế độ
ăn của bệnh nhân là 30,94 ± 13,82 (0‐73). Điều đó
cho thấy kiến thức chung về chế độ ăn của các
bệnh nhân quá thấp và kết quả này phù hợp với
một số ít nghiên cứu về kiến thức chế độ ăn của
bệnh nhân ĐTĐ.
Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng khảo
sát mối liên quan giữa kiến thức chế độ ăn và
đặc điểm của bệnh nhân. Kết quả cho thấy
nam bệnh nhân có kiến thức cao hơn so với
bệnh nhân nữ. Tuổi là một yếu tố có mối
tương quan thuận với kiến thức chế độ ăn
trong đó bệnh nhân càng lớn tuổi càng có kiến
thức hơn so với người nhỏ tuổi, ngoại trừ bệnh
nhân có độ tuổi >64. Hơn nữa bệnh nhân có
trình độ học vấn cao cũng có kiến thức cao
hơn. Bệnh nhân có điều kiện kinh tế cao hơn
có nhiều khả năng có kiến thức tốt hơn so với
người có điều kiện kinh tế thấp. Thời gian
ĐTĐ cũng có mối tương quan có ý nghĩa
thống kê với kiến thức về chế độ ăn trong đó
bệnh nhân có thời gian mắc bệnh dài sẽ có kiến
thức cao hơn. Tương tự như vậy bệnh nhân có
tiền sử gia đình có người mắc bệnh cũng có
mối tương quan với kiến thức về chế độ ăn.
KẾT LUẬN‐KIẾN NGHỊ
Có tổng cộng 385 bệnh nhân ĐTĐ tham gia
nghiên cứu và hầu hết bệnh nhân là nữ. Phần
lớn bệnh nhân là người cao tuổi (tuổi trung bình
là 61,69 ± 9,94) và đã lập gia đình (77,14%). Các
dữ liệu dân số khác cho thấy bệnh nhân chủ yếu
có trình độ học vấn thấp và điều kiện kinh tế
cũng thấp. Một điểu lưu ý là tỷ lệ bệnh nhân
tham gia lớp tập huấn, đào tạo về kiến thức chế
độ ăn cho người ĐTĐ rất thấp.
Có thể kết luận rằng kiến thức về chế độ ăn
của bệnh nhân thấp. Ngoại trừ kiến thức về lập
chế độ ăn và phương pháp chế biến thực phẩm,
các kiến thức khác đều có tỷ lệ nhận biết rất
thấp. Phân tích mối liên quan giữa kiến thức chế
độ ăn và đặc điểm bệnh nhân cho thấy một số
phân nhóm bệnh nhân cần phải nhận được sự
quan tâm hơn bao gồm bệnh nhân nữ, người lớn
tuổi, bệnh nhân có trình độ học vấn thấp, điều
kiện kinh tế thấp, có tiền sử gia đình mắc ĐTĐ
và bệnh nhân có thời gian điều trị và thời gian
mắc ĐTĐ ngắn. Từ các phát hiện trên, tác giả
nghiên cứu khuyến cáo bệnh viện đa khoa quận
11 thành lập đơn vị tư vấn, đào tạo về dinh
dưỡng và chế độ ăn cho bệnh nhân ĐTĐ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ali ZH (2011). Health and Knowledge Progress among Diabetic
Patients after Implementation of a Nursing Care Program Based
on Their Profile. Journal of Diabetes & Metabolism, 2(121), 245‐256.
2. Moodley LM, Rambiritch V. (2007). An assessment of the level
of knowledge about diabetes mellitus among diabetic patients
in a primary healthcare setting. South African Academy of Family
Practice, 49(10), 16b.
3. NDEP (2006) Helping the student with diabetes succeed: a
guide for school personnel. Archives of Pediatrics & Adolescent
Medicine, 160(1), 45
4. Wild S, Roglic G, Green A, Sicree R, King H (2004) Global
Prevalence of Diabetes. Estimates for the year 2000 and
projections for 2030. Diabetes Care, 27, 1047–1053.
Ngày nhận bài báo: 14/5/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/6/2014
Ngày bài báo được đăng: 14/11/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kien_thuc_ve_che_do_an_cua_benh_nhan_dai_thao_duong_type_2_t.pdf