Kiến thức về phòng ngừa hội chứng chuyển hoá ở người cao tuổi thành phố Cần Thơ

+ Không có người cao tuổi nào biết về hội chứng chuyển hóa nhưng có kiến thức về các thành tố của HCCH (86% biết về bệnh THA, 80,2% về bệnh ĐTĐ, 60,9% về rối loạn lipid máu, 62,9% về bệnh béo phì) và có 22,1% biết rằng các bệnh này có liên quan với nhau. + Hiểu biết về các thói quen có lợi cho sức khỏe không đồng đều (biết nên ăn nhạt 82,6%, sử dụng dầu thực vật 89,0%, ăn nhiều cá 72,4%, ăn nhiều rau quả 95,7% và sử dụng sữa 76,4%, cần sống thoải mái 97,8%, vận động 81,1%, tập dưỡng sinh 77,3%, không hút thuốc lá 98,8%, không uống nhiều rượu 99,3% và không sử dụng nhiều cà phê 93,2%). + Đánh giá chung có 35,51% người cao tuổi có kiến thức tốt về phòng ngừa HCCH. Do đó trong công tác giáo dục sức khoẻ cần chú trọng đến những kiến thức bệnh nhân chưa nắm được để họ có cái nhìn tổng quát về nguy cơ bệnh tật của mình

pdf7 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức về phòng ngừa hội chứng chuyển hoá ở người cao tuổi thành phố Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 98 KIẾN THỨC VỀ PHÒNG NGỪA HỘI CHỨNG CHUYỂN HOÁ Ở NGƯỜI CAO TUỔI THÀNH PHỐ CẦN THƠ Ngô Kim Phụng*, Nguyễn Trung Kiên* TÓM TẮT Mở đầu: Ngày nay chúng ta đối mặt với rất nhiều loại bệnh, đa số hội chứng lâm sàng xảy ra trên người cao tuổi (NCT). Vì thế nghiên cứu về những thay đổi hình thái, chức năng ở lứa tuổi này là hết sức cần thiết. Một trong những thay đổi quan trọng ở NCT là thay đổi về chuyển hoá được đề cập trong hội chứng chuyển hoá (HCCH). Mục tiêu: Xác định tỷ lệ người cao tuổi có kiến thức đúng về phòng ngừa hội chứng chuyển hóa tại thành phố Cần Thơ. Đối tượng: 673 người cao tuổi tại thành phố Cần Thơ được chọn từ 4 phường và 4 xã tại thành phố Cần Thơ. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Số liệu được xử lý bởi phần mềm SPSS 16.0. Kết quả: Không có NCT nào đã được nghe về HCCH nhưng có từ 60-85% các đối tượng biết về các thành tố của HCCH và có 22,1% biết rằng các bệnh này có liên quan với nhau, tỷ lệ hiểu biết về các thói quen có lợi cho sức khoẻ cao nhưng kiến thức tốt về phòng ngừa HCCH thấp chỉ chiếm 35,51%. Kết luận: đánh giá chung có 35,51% người cao tuổi có kiến thức tốt về phòng ngừa HCCH. Do đó trong công tác giáo dục sức khoẻ cần chú trọng đến những kiến thức NCT chưa nắm được để họ có cái nhìn tổng quát về nguy cơ bệnh tật của mình. Từ khoá: Kiến thức, hội chứng chuyển hoá, người cao tuổi. ABSTRACT KNOWLEDGE FOR PREVENTION METABOLIC SYNDROME ON THE ELDERLY AT CANTHO CITY Ngo Kim Phung, Nguyen Trung Kien * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 98 - 104 Background: The fact showed that today we are faced with many disease, the most clinical syndromes have on the elderly. Therefore the study of morphological changes, functions and pathologies related to age is very necessary. One of the important changes in the elderly is the changing metabolism that is mentioned in the metabolic syndrome. Objective: Identify right knowledge ratio about prevention metabolic syndrome of the elderly at Cantho city. Subjects: A total of 673 the elderly were selected from 4 wards and 4 communes at Cantho city. Method: A descriptive cross-sectional survey design was used. Data were analyzed using SPSS version 16.0 Results: Nobody of the subjects ever heard about metabolic syndrome but having from 60-85% subjects know about elements of metabolic syndrome and 22.1% subjects know that these diseases are related * Đại học Y Dược Cần Thơ Địa chỉ liên hệ: ThS. Ngô Kim Phụng ĐT: 0918492299 Email: nkphung61@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y tế Công cộng 99 together. Knowledge ratio for habits which has profitable for health is hight but good knowledge for prevention metabolic syndrome was low as evidenced by only a 35.51% correct answer rate. Conclusion: General evaluation 35.51% of the elderly have good knowledge on prevention metabolic syndrome. Thus in the work of health education should focus to knowledge that the elderly haven’t it to they have overview for risk by themselves. Keywords: Knowledge, metabolic syndrome, elderly. ĐẶT VẤN ĐỀ Một diễn biến tất yếu của quá trình tích tuổi là sự thay đổi về chuyển hóa mà hậu quả của nó là sự xuất hiện các bệnh lý làm giảm chất lượng sống của NCT. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến tỷ lệ NCT mắc HCCH ngày càng gia tăng. Hội chứng này có rất nhiều tiêu chí chẩn đoán khác nhau nhưng đều có những điểm giống nhau đó là béo phì (đặc biệt là béo phì vùng bụng), tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, rối loạn dung nạp glucose và đề kháng insulin. Đặc biệt cùng với sự phát triển của xã hội và các dịch vụ chăm sóc y tế, mức sống và tuổi thọ của người dân ngày càng được nâng cao, đồng hành với đó là sự gia tăng tỉ lệ thừa cân béo phì đã góp phần làm gia tăng tỷ lệ rối loạn chuyển hoá. Việc nâng cao chất lượng cuộc sống, hạnh phúc, sức khoẻ và tuổi thọ của con người luôn là mối quan tâm của một xã hội văn minh. Do đó với mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khoẻ cho NCT đồng thời hạn chế các bệnh lý ở lứa tuổi này chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mong muốn sẽ đáp ứng những yêu cầu cấp thiết trong việc xây dựng một chương trình giáo dục sức khỏe cho người cao tuổi. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỷ lệ người cao tuổi có kiến thức đúng về phòng ngừa hội chứng chuyển hóa tại thành phố Cần Thơ từ tháng 3/2010 đến tháng 7/2010 ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang - Địa điểm nghiên cứu: các quận, huyện thành phố Cần thơ - Thời gian nghiên cứu: tháng 3/2010 đến tháng 7/2010 - Dân số nghiên cứu: Người cao tuổi Thành phố Cần thơ - Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu dùng để tính tỷ lệ trong một nghiên cứu cắt ngang như sau: 2 2 )2/1( )1( d ppZn   Trong đó: n: là cỡ mẫu ước lượng. Z: là trị số phân phối chuẩn. : chọn  = 0,05 bởi vậy Z(1-/2) = 1,96. d: sai số cho phép, chọn d = 0,05. p: do chưa có nghiên cứu về kiến thức về phòng ngừa HCCH nên chọn p = 0,5 để đạt n lớn nhất. Tính được n = 384, sử dụng hiệu ứng thiết kế là 1,5 nên cỡ mẫu nghiên cứu là 576 người. Trong thực tế chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn được 673 đối tượng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu. - Kỹ thuật chọn mẫu: chọn mẫu cụm. - Phương pháp thu thập: phỏng vấn trực tiếp NCT qua bộ câu hỏi soạn sẵn. - Công cụ thu thập: bảng câu hỏi. - Kiểm soát thông tin sai lệch: phỏng vấn thử trước khi tiến hành phỏng vấn thật, bộ câu hỏi đơn giản, dễ hiểu. - Phân tích số liệu và xử lý số liệu: Dữ liệu được mã hoá và xử lý bằng phầm mềm SPSS 16.0. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 100 KẾT QUẢ Kiến thức của người cao tuổi về phòng ngừa HCCH Bảng 1: Kiến thức về các thành tố của HCCH Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%) Có 579 86,0 Có nghe/biết về bệnh Không 94 14,0 Có 437 64,9 Hiểu biết về mức độ bệnh Không 236 35,1 Có 437 64,9 Bệnh tăng huyết áp Hiểu biết về biến chứng của bệnh Không 236 35,1 Có 540 80,2 Có nghe/biết về bệnh Không 132 19,8 Có 359 53,3 Hiểu biết về mức độ bệnh Không 314 46,7 Có 296 44,0 Bệnh đái tháo đường Hiểu biết về biến chứng của bệnh Không 377 56,0 Có 410 60,9 Có nghe/biết về bệnh Không 263 39,1 Có 216 32,1 Hiểu biết về mức độ bệnh Không 457 67,9 Có 146 21,7 Bệnh rối loạn lipid máu Hiểu biết về biến chứng của bệnh Không 527 73,8 Có 423 62,9 Có nghe/biết về bệnh Không 250 37,1 Có 214 31,8 Hiểu biết về mức độ bệnh Không 459 68,2 Có 154 22,9 Bệnh béo phì Hiểu biết về biến chứng của bệnh Không 519 77,1 Nhận xét: kết quả bảng 1 cho thấy đa số các đối tượng nghiên cứu biết về các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu và béo phì. Tuy nhiên hiểu biết về mức độ bệnh và các biến chứng của bệnh còn hạn chế Bảng 2: Kiến thức chung về hội chứng chuyển hóa Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%) Có 0 0,0 Có nghe/biết về HCCH Không 673 100 Có 149 22,1 Những bệnh THA, ĐTĐ, RLMM và béo phì có liên quan với nhau Không 524 77,9 Biết 612 90,9 Cách phát hiện bệnh Không biết 61 9,1 Đúng 575 85,4 Điều kiện thuận lợi dẫn đến THA, ĐTĐ, RLMM, béo phì Chưa đúng 98 14,6 Đúng 377 56,0 Khi bị THA, ĐTĐ, RLMM, béo phì phải điều trị liên tục Chưa đúng 296 44,0 Nhận xét: kết quả bảng 2 cho thấy không có người nào đã nghe về HCCH nhưng có 22,1% biết các thành tố của HCCH có liên quan nhau. Bảng 3: Kiến thức về thói quen ăn uống có lợi cho sức khỏe Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%) Đúng 556 82,6 Ăn mặn/nhạt có lợi cho sức khoẻ Chưa đúng 117 17,4 Đúng 599 89,0 Ăn dầu/mỡ có lợi cho sức khoẻ Chưa đúng 74 11,0 Đúng 487 72,4 Ăn cá/thịt có lợi cho sức khoẻ Chưa đúng 186 27,6 Đúng 644 95,7 Ăn đồ ngọt/rau quả có lợi cho sức khoẻ Chưa đúng 29 4,3 Đúng 514 76,4 Sử dụng sữa hoặc sản phẩm từ sữa có lợi cho sức khoẻ Chưa đúng 159 23,6 Nhận xét: kết quả bảng 3 cho thấy đa số đối tượng nghiên cứu có hiểu biết đúng về các thói quen ăn uống có lợi cho sức khỏe như nên ăn nhạt (82,6%), sử dụng dầu (89%), ăn nhiều cá (72,4%), ăn nhiều rau quả (95,7%) và sử dụng sữa (76,4%). Bảng 1.4. Kiến thức của người dân về thói quen sinh hoạt và lối sống có lợi cho sức khỏe Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%) Đúng 658 97,8 Lối sống căng thẳng/thoải mái có lợi cho sức khoẻ Sai 15 2,2 Đúng 546 81,1 Lối sống vận động/tĩnh tại có lợi cho sức khoẻ Sai 127 18,9 Đúng 520 77,3 Tập dưỡng sinh/không cần tập có lợi cho sức khoẻ Sai 153 22,7 Đúng 665 98,8 Thói quen hút thuốc lá/không hút có lợi cho sức khoẻ Sai 8 1,2 Đúng 668 99,3 Thói quen uống rượu/không uống nhiều rượu có lợi cho sức khoẻ Sai 5 0,7 Đúng 627 93,2 Thói quen uống cà phê/không uống nhiều cà phê có lợi cho sức khoẻ Sai 46 6,8 Nhận xét: kết quả bảng 1.4 cho thấy đa số đối tượng nghiên cứu có hiểu biết đúng về các thói quen sinh hoạt và lối sống có lợi cho sức khỏe như nên sống thoải mái (97,8%), lối sống vận động (81,1%), tập dưỡng sinh (77,3%); không nên hút thuốc lá (98,8%), uống nhiều rượu (99,3%) và sử dụng cà phê (93,2%). Từ các kết quả nghiên cứu về kiến thức cho thấy có 35,51% các đối tượng nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y tế Công cộng 101 có kiến thức tốt về phòng ngừa HCCH (biểu đồ 1) Kiến thức tốt, 35,51% Kiến thức chưa tốt, 64,49% Biểu đồ 1: Phân bố điểm kiến thức của người cao tuổi BÀN LUẬN Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ người dân có nghe nói về bệnh THA là 86%, hiểu được THA là một bệnh nặng và có nhiều biến chứng chiếm tỉ lệ 64,9%. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu về kiến thức, thái độ, hành vi về THA tại Seychells Islands (Indian Ocean). Nghiên cứu cho thấy rằng người dân có kiến thức cơ bản tốt về THA, thí dụ trên 96% biết rằng muối và béo phì có liên quan đến THA và THA có liên quan đến các bệnh tim mạch. Những người được phỏng vấn còn cho rằng vận động thể dục đối với THA là rất tốt mặc dù tỷ lệ chiếm thấp hơn (79% số dân tham gia nghiên cứu) và đa số cho rằng thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây THA. Nhiều nghiên cứu cho thấy THA là bệnh hay gặp nhất ở NCT do đó tỉ lệ người cao tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi có nghe về bệnh này khá cao, tuy vậy tỷ lệ người có hiểu biết về mức độ và biến chứng bệnh chưa tương xứng. Rõ ràng việc tuyên truyền giáo dục về bệnh THA vẫn hết sức cần thiết. Tỷ lệ người dân có nghe nói về bệnh đái tháo đường type 2 trong nghiên cứu của chúng tôi là 80,2%, hiểu biết về mức độ của bệnh là 53,3%, hiểu biết về biến chứng của bệnh là 44,0%. Hình thái về kiến thức này cũng tương tự với hiểu biết về bệnh tăng huyết áp, đa số người dân có nghe về bệnh đái tháo đường nhưng biết về mức độ và biến chứng bệnh còn hạn chế. Theo nghiên cứu của Trần Tiến Hùng, đa phần các bệnh nhân đái tháo đường đều có hội chứng chuyển hoá. Như vậy nâng cao nhận thức cho người dân về đái tháo đường sẽ góp phần không nhỏ vào việc hạn chế tình trạng mắc hội chứng chuyển hóa. Trong nghiên cứu của chúng tôi, người dân có nghe nói về rối loạn mỡ máu chiếm tỷ lệ thấp hơn (60,9%) so với bệnh tăng huyết áp (86%) và đái tháo đường (80,2%), hiểu biết về mức độ của bệnh là 32,1%, hiểu biết về biến chứng của bệnh là 21,7%. Tương tự, chỉ có 62,9% người dân có nghe nói về bệnh béo phì và hiểu biết về mức độ của bệnh là 31,8%, hiểu biết về biến chứng của bệnh là 22,9%. Ghi nhận này của chúng tôi cho thấy mối quan tâm của người cao tuổi về rối loạn mỡ máu và béo phì còn rất hạn chế so với bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường. Rối loạn mỡ máu và béo phì đặc biệt là béo phì trung tâm thường gắn liền nhau và là lời cảnh báo cho nguy cơ tăng huyết áp, xơ vữa động mạch và đề kháng insulin. Bệnh nhân béo phì là những bệnh nhân có nguy cơ rất cao đối với hội chứng chuyển hoá như tác giả Alexander đã đề cập. Theo Trần Tiến Hùng, người béo phì có tỉ lệ bị HCCH là 89%. Vì thế nhu cầu tăng hiểu biết cho cộng đồng về béo phì và rối loạn lipid máu là hết sức cần thiết. Theo nghiên cứu của Đào Thu Giang, béo phì là vấn đề nổi cộm của các nước phát triển và có xu hướng tăng mạnh mẽ ở các nước đang phát triển. Đây là hệ quả của sự phát triển xã hội với đời sống dinh dưỡng ngày càng nâng cao. Các nước đang phát triển có tỷ lệ béo phì gia tăng nhanh chóng, ở nước ta cùng với sự tăng trưởng kinh tế, tốc độ đô thị hoá nhanh, sự thay đổi về lối sống, dinh dưỡng đang làm tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì. Hiện tại béo phì được nhận định là vấn đề thường gặp ở người nghèo của nước giàu và gặp ở người giàu của nước nghèo. Béo phì và Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 102 tăng huyết áp là những yếu tố nguy cơ tim mạch trong hội chứng chuyển hoá. Theo Nguyễn Kim Thủy và Đào Thu Giang, béo phì cùng với rối loạn lipid máu được nhiều tác giả trên thế giới và trong nước quan tâm. Đây là những yếu tố nguy cơ tim mạch trong hội chứng chuyển hoá góp phần làm tăng tỉ lệ bệnh và tỉ lệ tử vong trong bệnh lý này. Nghiên cứu cho thấy yếu tố nguy cơ rối loạn lipid máu tăng cao hơn ở nhóm bệnh nhân thừa cân và béo phì, chỉ số BMI và tỉ số vòng bụng/vòng mông cũng có liên quan đến các yếu tố này. Một điều quan trọng hơn nữa là khi nhắc đến hội chứng chuyển hoá, 100% người cao tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn không biết và cũng chưa hề nghe nói về hội chứng này. Hội chứng chuyển hóa hiện nay mới đang là vấn đề thời sự của giới y học trong cả nước nên việc người dân biết về hội chứng này rất ít là điều dễ hiểu. Một số sách báo phổ thông đã bắt đầu đề cặp đến hội chứng này tuy nhiên để có thể tạo mối quan tâm thật sự cho người dân thì công tác truyền thông giáo dục sức khỏe vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Điều đặc biệt cần lưu ý là chỉ có 22,1% người cao tuổi biết cho rằng các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu và béo phì có liên quan mật thiết với nhau. Như vậy sẽ có rất nhiều người bị một trong các bệnh này không quan tâm đến việc kiểm tra các bệnh khác và hậu quả là các rối loạn chuyển hóa sẽ diến biến ngày càng phức tạp hơn cùng với gánh nặng tuổi tác. Ngược lại với những hiểu biết chung về hội chứng chuyển hóa, có đến 90,9% đối tượng nghiên cứu của chúng tôi biết được cách để phát hiện các bệnh là thành tố của hội chứng chuyển hóa như đi kiểm tra sức khỏe, theo dõi huyết áp, cân nặng. Bên cạnh đó cũng có đến 85,4% người cao tuổi biết điều kiện thuận lợi để dẫn đến các rối loạn chuyển hóa là do chế độ ăn uống, sinh hoạt và lối sống. Tuy nhiên, chỉ có 56% biết rằng cần điều trị liên tục khi mắc các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu và béo phì. Như vậy, nếu thật sự đối tượng bị mắc các bệnh này thì khả năng tái phát sẽ rất cao. Khảo sát kiến thức của người cao tuổi về các yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyển hoá và các thành tố của hội chứng chuyển hoá trong ăn uống cho thấy rằng họ nhận thức được ăn nhiều đồ ngọt là yếu tố nguy cơ được biết nhiều nhất 95,7%, có lẽ người dân cho rằng ăn nhiều đồ ngọt sẽ dễ bị bệnh đái tháo đường. Ăn mỡ là yếu tố nguy cơ được biết đứng hàng thứ hai (89,0%), kế đến là thói quen ăn mặn (82,6%). Tỉ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Trần Thiện Thuần và cộng sự (69,5% và 75,5% đối tượng hiểu biết ăn mỡ và ăn mặn là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp). Ăn mỡ và ăn mặn được người cao tuổi đánh giá là có hại cho sức khoẻ vì có thể họ cho rằng những yếu tố này khiến cho người ta dễ bị béo phì. Đa số người cao tuổi cho rằng ăn cá sẽ có lợi cho sức khoẻ hơn ăn thịt (72,4%) và cuối cùng có đến 76,4% tỷ lệ người cao tuổi cho rằng uống sữa có lợi cho sức khoẻ. Kết quả này rất đáng khich lệ vì người dân nhận ra rằng cá, sữa và các sản phẩm từ sữa là một phần quan trọng đối với chế độ dinh dưỡng cân bằng và khoẻ mạnh. Về thói quen sinh hoạt và lối sống, đại đa sô người cao tuổi cho rằng việc hút thuốc lá (99,3%), uống rượu (98,8%) và có đời sống căng thẳng (97,8%) cũng như uống nhiều cà phê (93,2%) là có hại cho sức khoẻ. Ngoài ra, có 81,1% người cao tuổi cho rằng nên có cuộc sống vận động hơn là tĩnh tại và 77,3% cho rằng nên tập thể dục dưỡng sinh. Trong điều kiện khi các tài liệu kinh điển đều cho rằng lối sống căng thẳng, tĩnh tại, lạm dụng các chất kích thích làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh có liên quan đến chuyển hóa thì đây là những con số rất đáng mừng cho công tác truyền thông giáo dục sức khỏe. Đặc biệt, khi người dân có nhận thức người cao tuổi vẫn phải tiếp tục làm việc, vận động theo tình trạng sức khỏe chứ không phải là nghỉ ngơi tuyệt đối Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y tế Công cộng 103 thì đây không chỉ là một nhận thức đúng về sức khỏe mà sẽ còn rất hữu ích cho việc phát huy vai trò của người cao tuổi trong đời sống cộng đồng. Từ các kết quả nghiên cứu về kiến thức chúng tôi đã ghi nhận có 35,51% các đối tượng nghiên cứu có kiến thức tốt về phòng ngừa HCCH, đây là một tỉ lệ còn rất khiêm tốn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Phạm Hùng Lực (20-30%) về phòng ngừa tăng huyết áp và thấp hơn kết quả phòng ngừa tăng huyết áp của Đàm Khải Hoàn (74,5%). Để phòng chống tăng huyết áp từ ban đầu trong cộng đồng có hiệu quả thì người dân trong cộng đồng đó cần có kiến thức về THA sớm hơn, trước khi mắc tăng huyết áp. Nếu chiến lược này thực hiện được sẽ có tác dụng hướng dẫn người dân tổ chức đời sống thuận lợi phòng chống tăng huyết áp cho các cá nhân trong cộng đồng và từ đó sẽ kiểm soát được tỷ lệ THA mới xuất hiện trong cộng đồng. Điều này không chỉ đúng cho bệnh tăng huyết áp mà còn có thể áp dụng cho các bệnh khác thuộc hội chứng chuyển hóa. KẾT LUẬN + Không có người cao tuổi nào biết về hội chứng chuyển hóa nhưng có kiến thức về các thành tố của HCCH (86% biết về bệnh THA, 80,2% về bệnh ĐTĐ, 60,9% về rối loạn lipid máu, 62,9% về bệnh béo phì) và có 22,1% biết rằng các bệnh này có liên quan với nhau. + Hiểu biết về các thói quen có lợi cho sức khỏe không đồng đều (biết nên ăn nhạt 82,6%, sử dụng dầu thực vật 89,0%, ăn nhiều cá 72,4%, ăn nhiều rau quả 95,7% và sử dụng sữa 76,4%, cần sống thoải mái 97,8%, vận động 81,1%, tập dưỡng sinh 77,3%, không hút thuốc lá 98,8%, không uống nhiều rượu 99,3% và không sử dụng nhiều cà phê 93,2%). + Đánh giá chung có 35,51% người cao tuổi có kiến thức tốt về phòng ngừa HCCH. Do đó trong công tác giáo dục sức khoẻ cần chú trọng đến những kiến thức bệnh nhân chưa nắm được để họ có cái nhìn tổng quát về nguy cơ bệnh tật của mình KIẾN NGHỊ Qua nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kiến nghị sau: 1. Cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho người cao tuổi về hội chứng chuyển hóa và mối liên quan giữa các thành tố của hội chứng chuyển hóa thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các buổi sinh hoạt truyền thông giáo dục sức khỏe. 2. Khuyến khích người cao tuổi kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng, thường xuyên theo dõi về huyết áp và tự theo dõi cân nặng nhằm phát hiện sớm bệnh. Bên cạnh đó cũng cần khuyến cáo người dân về các thói quen ăn uống, sinh hoạt, lối sống có lợi cho sức khỏe nhằm hạn chế việc mắc bệnh. 3. Tiếp tục triển khai nghiên cứu rộng hơn trong cộng đồng về hội chứng chuyển hóa theo hướng có can thiệp nhằm giúp hoạch định những chính sách xã hội hợp lý đồng thời nâng cao chất lượng sống, kéo dài tuổi thọ cho người cao tuổi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chee – Eng Tan (2004). Can we apply the National Cholesterol Education program adult treatment Panel Definition of the Metabolic syndrome to Asians?. Diabetes Care. Vol 27. No 5, pp. 1182-1186. 2. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (2007). Hội chứng chuyển hoá. Nội tiết học đại cương. Nhà xuất bản Y học thành phố Hồ Chí Minh, tr. 503-508. 3. Meneilly GS, Elliott T (1999). Metabolic alterations in middle-aged and elderly obese patients with Type 2 diabetes. Diabetes Care, 22, pp. 112-118. 4. Nguyễn Kim Thủy, Đào Kim Giang (2006). Tìm hiểu mối liên quan giữa béo phì với rối loạn lipid máu. Tạp chí Y học thực hành. Nhà xuất bản Bộ Y tế. Hà Nội. Số 8 (551), tr. 8-10 5. Peter C Elwood, Janet E Pickering, Ann M Fehily (2007). Milk and dairy consumption, diabetes and the metabolic syndrome: The caerphitly prospective study. Journal of epidemiology and community health;61, pp. 695-698. 6. Phạm Khuê (1990). Lão khoa đại cương. Nhà xuất bản Y học. 7. Phạm Hùng Lực .(2003). Nghiên cứu sự tương quan giữa bệnh tăng huyết áp với môi trường sống khu vực đồng bằng sông Cửu Long và biện pháp can thiệp xã hội. Luận án tiến sĩ y khoa. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 104 8. Susan B. Sisson, Sarah M.Camhi, Timothy S.Church, Catrine Tudor-Locke, William D.Johnson, Peter T.Katzmarzyk (2010). Accelerometer-Determined steps/day and metabolic syndrome. American Journal Preventive medicine. June 2010. Vol 38. Issue 6. pp. 575-582 9. Trần Tiến Hùng .(2008). Một số nhận xét về hội chứng chuyển hoá ở bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viên Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới Quãng Bình. Tạp chí Y học thực hành (608+609) – số 5/2008, tr. 136-1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkien_thuc_ve_phong_ngua_hoi_chung_chuyen_hoa_o_nguoi_cao_tuo.pdf
Tài liệu liên quan