Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý thuế đáp ứng yêu cầu cải cách và hiện đại hoá ngành thuế

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU PHẦN NỘI DUNG Chương I : Một số vấn để chung về tổ chức bộ máy quản lý thuế: 1.1/ Vai trò của tổ chức bộ máy quản lý thuế 1.1.1/ Khái niệm tổ chức bộ máy thuế: 1.1.2/ Vai trò của tổ chức bộ máy quản lý thuế: 1.2/ Cơ sở khoa học để tổ chức bộ máy quản lý thuế: 1.2.1/ Nguyên tắc quản lý hành chính Nhà nước: 1.2.2/ Chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn của cơ quan Thuế các cấp: 1.2.3/ Chính sách thuế và quy trình nghiệp vị quản lý thuế: 1.2.4/ Đặc điểm đối tượng nộp thuế: 1.2.5/ Ưu nhược điểm của cơ cấu tổ chức quản lý thuế hiện hành: 1.2.6/ Vị trí địa lý: 1.3/ Một số mô hình tổ chức quản lý thuế trên thế giới: 1.3.1/ Mô hình quản lý thuế theo sắc thuế: 1.3.2/ Mô hình tổ chức bộ máy theo nhóm đối tượng nộp thuế: 1.3.3/ Mô hình tổ chức bộ máy theo chức năng: 1.3.4/ Mô hình kết hợp giữa các nguyên tắc quản lý thuế: Chương II: Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý thuế những năm trở lại đây 2.1/ Giai đoạn cải cách thuế bước I, II (tổ chức bộ máy theo nghị định 281/HĐBT ngày 7/8/1990): 2.2/ Tổ chức bộ máy theo quyết định 218/2003/QĐ-TTg ngày 28/10/2003. Chương III: Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý thuế theo chương trình cải cách và hiện đại hoá ngành thuế: 3.1/ Tổ chức bộ máy quản lý thuế theo chức năng: 3.2/ Mục tiêu, yêu cầu và điều kiền để tổ chức bộ máy quản lý thuế theo chức năng: 21 3.2.1/ Mục tiêu, yêu cầu: 3.2.2/ Các điều kiện cơ bản để thực hiện tổ chức quản lý thuế theo chức năng: 22 3.3/ Nội dung kiện toàn tổ chức bộ máy theo chức năng: 3.3.1/ Về chức năng nhiệm vụ: 3.3.2/ Về tổ chức bộ máy: 3.4/ Một số thông tin khác và thành tựu bước đầu thực hiện 3.5/ Các giải pháp đề xuất trong quá trình thực hiện 3.5.1/Tổ chức bộ máy quản lý thuế và chức năng, nhiệm vụ quản lý Thuế của cơ quan Thuế các cấp 3.5.2/ Công tác tổ chức cán bộ KẾT LUẬN

doc36 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2171 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý thuế đáp ứng yêu cầu cải cách và hiện đại hoá ngành thuế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoa học để tổ chức bộ máy quản lý thuế là những căn cứ về lý luận đã được đúc kết và các cơ sở thực tiễn của quốc gia có ảnh hưởng, tác động đến việc xác định cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan Thuế các cấp. Ở bất cứ quốc gia nào và trong bất cứ giai đoạn phát triển nào, khi xác định mô hình tổ chức bộ máy quản lý thuế cũng phải dựa vào các cơ sở lý luận và thực tiễn sau: 1.2.1/ Nguyên tắc quản lý hành chính Nhà nước: Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước quy định việc phân chia địa giới hành chính quốc gia (tinh, thành phố, huyện, xã... ), tổ chức bộ máy nhà nước và cơ chế quản lý nhà nước trên từng địa phận hành chính đã phân chia. Một số nước trên thế giới có cơ chế quản lý hành chính nhà nước tại địa phương độc lập với chuyên môn của từng ngành kinh tế (Ví dụ: Quản lý thuế hoàn toàn độc lập với hoạt động của chính quyền địa phương). Lúc đó, tổ chức bộ máy quản lý thuế không nhất thiết phải theo địa giới hành chính, mà có thể tổ chức theo vùng (Cục thuế vùng quản lý thuế đối với các đối tượng nộp thuế đóng trên một số tỉnh), hoặc trong một tỉnh , thành phố có thể tổ chức nhiều cục thuế để quản lý đối với từng loại đối tượng nộp thuế khác nhau..... để đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của bộ máy, bảo đảm phục vụ đối tượng nộp thuế nhanh,kịp thời.Ngược lại,một số nước thực hiện quản lý nhà nước theo địa giới hành chính,công tác quản lý chủa các ngành kinh tế phải phụ thuộc và phục vụ hoạt động của bộ máy nhà nước tại địa phương thì công tác thuế cũng phải ngắn với chính quyền địa phương.Lúc đó, bộ máy quản lý thuế phải tổ chức theo từng cấp phù hợp với các cấp hành chính nhà nước(mỗi tỉnh sẽ tổ chức một cục thuế,mỗi huyện sẽ tổ chức một Chi cục thuế....) Hiện nay,cơ chế quản lý hành chính Nhà nước Việt Nam là quản lý theo địa giới hành chính gồm 3 cấp: Tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương ;huyện ;xã.Cơ quan thuế là cơ quan nhà nước thực hiện việc quản lý nhà nước về thuế,do đó,công tác quản lý thuế củng phỉa tuân theo nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước.Vì vậy,cơ cấu tổ chức của hệ thống thuế được tổ chức theo 3 cấp:Cấp Trung ương(có tổng cục thuế);Cấp tỉnh,Thành phố trực thuộc trung ương(có cục thuế tỉnh,Thành phố);Cấp quận,huyện(có chi cục thuế quận, huyện).Riêng cấp xã,không có tổ chức cơ quan thuế độc lập mà chỉ tổ chức bộ phận quản lý thuế thuộc chi cục thuế quận, huyện.Công tác thuế cũng gắn chặt và phục vụ hoạt động của chính quyền địa phương. 1.2.2/ Chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn của cơ quan Thuế các cấp: Mục tiêu của việc tổ chức bộ máy quản lý thuế là nhằm xác định và phân chia các chức năng và quyền hạn quản lý thuế một cách hợp lý,trên cơ sở đó hình thành các bộ phận, các đơn vị thuộc cơ quan thuế các cấp đẻ thực hiện đầy đủ,có hiệu quả các chức năng,nhiệm vụ quản lý thuế,bảo đảm pháp luật thuế được thực thi một cach nghiêm chỉnh,cơ quan thuế hoàn thành nhiêm vụ động viên ngân sách nhà nước.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế các cấp:Trung ương,Tỉnh,Huyện phải được xác định phù hợp với chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn và yêu cầu công tác quản lý thuế ở từng cấp,bảo đảm sự chỉ đạo thông suốt,thống nhất trong cả nước. - Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuế các cấp được nhà nước quy định tại các văn bản pháp quy hiện hành (Quyết định 218/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ; Quyết định 189/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng bộ Tài chính; Quyết định 1682QĐ/TCT-TCCB của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế). Cơ quan thuế các cấp đều có chung chức năng cơ bản là quản lý thu thuế và thu khác vào ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, ở mỗi cấp khác nhau thì nhiệm vụ của cơ quan thuế lại được quy định khác nhau. Cơ quan Tổng cục thuế có nhiệm vụ quản lý toàn diện việc thực hiện công tác thu thuế và thu khác thống nhất trong cả nước; đề xuất các quy trình, biện pháp quản lý thuế phù hợp và chỉ đạo thực hiện trong toàn ngành. Ngoài ra, còn có nhiệm vụ tham gia với Bộ tài chính trong công tác xây dựng chính sách thuế. Hiện nay, Tổng cục thuế không có chức năng trực tiếp thu thuế. Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chi cục thuế quận, huyện, thị xã có nhiệm vụ cơ bản là quản lý và trực tiếp thu các khoản thuế, phí và thu khác vào Ngân Sách Nhà Nước. Vì vậy, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế ở cấp Trung ương và cấp địa phương về cơ bản là thống nhất, nhưng có những điểm khác nhau, phù hợp và phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện nhiệm vụ từng cấp (Ví dụ: Hiện nay tại Cục Thuế có phòng xử lý dữ liệu về thuế và các phòng quản lý thu, nhưng tại Tổng cục không tổ chức các phòng này hay chức năng hợp tác quốc tế về thuế chỉ tập trung đầu mối tại Tổng cục Thuế, do đó tại Tổng cục thành lập ban này, tại Cục thuế không tổ chức bộ phận độc lập ...) - Khi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thuế thay đổi để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý thuế thì đến một mức độ nhất định tổ chức bộ máy cũng phải thay đổi nhằm thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý thuế. (Ví dụ: Từ năm 1994, cơ quan thuế được Chính phủ giao chức năng hợp tác về thuế và quản lý thuế quốc tế, lúc đó tại Tổng cục thuế phải thành lập phòng hợp tác quốc tế, hoặc khi chức năng phát triển tin học và áp dụng công nghệ tin học vào quản lý thuế càng phát triển và là yêu cầu không thể thiếu thì tại Tổng cục thuế và các Cục thuế thành lập Phòng tin học ...) - Ở bất cứ nước nào hệ thống pháp luật về thuế là một bộ phận trong hệ thống pháp luật Nhà nước. Cơ quan Thuế là cơ quan quản lý Nhà nước, thay mặt Nhà nước quản lyc và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực thuế. Vì vậy, Nhà nước giao cho ngành thuế thẩm quyền quyết định và độc lập trong việc tổ chức và điều hành toàn diện các hoạt động quản lý thu thuế, quyết định các biện pháp quản lý thuế phù hợp với thực tế phục vụ tốt nhất yêu cầu của người nộp thuế, bảo đảm quản lý thu thuế đúng pháp luật và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, một số chức năng quản lý thuế chưa được Nhà nước giao cho cơ quan thuế hoặc có giao nhưng chưa đủ pháp lý để cơ quan thuế tổ chức các bộ phận độc lập thực hiện các chức năng quản lý thuế của mình. Như: chức năng cưỡng chế thu nợ, chức năng khởi tố điều tra các vụ vi phạm về thuế lớn. Vì vậy, cần phải hoàn thiện các chức năng quản lý này.Khi được nhà nước giao một cách đầy đủ các chức năng này thì cơ quan thuế các cấp phải thực hiện các bộ phận độc lập để thực hiện. 1.2.3/ Chính sách thuế và quy trình nghiệp vị quản lý thuế: - Tổ chức bộ máy quản lý thuế là nhằm mục tiêu tổ chức thực thi tốt các chính sách thuế hiện hành, đồng thời có xem xét đến xu hướng phát triển và hoàn thiện hệ thống chính sách thuế hiện hành cũng như hệ thống quản lý thuế trong tương lai. Khi chính sách thuế thay đổi, nhiệm vụ quản lý thuế ngày càng tăng, đòi hỏi bộ máy quản lý của cơ quan thuế cũng phải được kiện toàn, đổi mới phù hợp đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý. - Quy định quản lý thuếlà căn cứ quan trọng để tổ chức bộ máy quản lý thuế (số lượng các bộ phận, cơ cấu, năng lực từng bộ phận phải được xác định phù hợp với phương pháp quản lý thuế, bảo đảm thực hiện đầy đủ quy trình nghiệp vụ, từng khâu quản lý thuế và bảo đảm hiệu quả kinh tế cao. Trước đây, khi số lượng đối tượng nộp thuế chưa nhiều, loại hình sản xuất và quản lý kinh doanh còn thấp, công tác quản lý thuế được thực hiện theo quy trình chuyên quản khép kín, tổ chức bộ máy của cục thuế được tổ chức thành các phòng chuyên quản đối với từng đối tượng nộp thuế theo ngành nghề là hoàn toàn phù hợp. Song cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế, đối tượng nộp thuế cũng ngày càng phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, trình độ sản xuất và kinh doanh cũng ngày càng nâng cao, trình độ quản lý ngày càng phức tạp, đòi hỏi công tác quản lý thuế ngày cũng ngày càng phải hoàn thiện hơn. Sự tăng lên của đối tượng nộp thuế đến mức độ nhất định, cơ chế quản lý thuế cũ theo phương pháp chuyên quản khép kín thủ công đã nảy sinh những bất cập trong quản lý, đòi hỏi cơ quan thuế phải nghiên cứu, đổi mới quy trình, biện pháp quản lý, áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến, thay quản lý chuyên quản bằng quản cơ chế quản lý thuế tách 3 bộ phận độc lập và cơ chế này được hoàn thiện dần bằng việc tăng cường một số các chức năng quản lý thuế độc lập ( như xử lý dữ liệu thuế, nộp thuế qua kho bạc...). Theo đó, bộ máy quản lý thuế cũng được hoàn thiện và kiện toàn dần trong suốt quá trình phát triển của hệ thống Thuế thống nhất hơn 10 năm qua. 1.2.4/ Đặc điểm đối tượng nộp thuế: Doanh nghiệp và cá nhân nộp thuế là đối tượng quản lý thuế của cơ quan thuế. Đặc điểm của đối tượng nộp thuế gồm: Ngành nghề kinh doanh, quy mô, hình thức sở hữu, trình độ quản lý, trình độ công nghệ... đều chi phối việc xác định các phương pháp, biện pháp quản lý thuế, từ đó chi phối việc xác định cơ cấu quản lý (như trên đã phân tích). Chính vì vậy, khi xây dựng hay cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, cơ quan thuế phải căn cứ vào các đặc điểm của các đặc điểm của đối tượng nộp thuế để bố trí các bộ phân quản lý và nhân lực phù hợp. 1.2.5/ Ưu nhược điểm của cơ cấu tổ chức quản lý thuế hiện hành: Việc kiện toàn và đổi mới tổ chức bộ máy quản lý phải nhằm mục tiêu khắc phục những ưu điểm của bộ máy quản lý cũ, phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý thuế, bảo đảm hiệu quả quản lý thuế cao hơn. Vì vậy khi kiện toàn, hay cải tiến bộ máy quản lý, các nhà quản lý bao giờ cũng phải phân tích ưu, nhược điểm của bộ máy quản lý thuế hiện hành, từ đó rút ra những vấn đề còn bất cập cần hoàn thiện. 1.2.6/ Vị trí địa lý: Vị trí địa lý thể hiện cả địa bàn hoạt động của đối tượng nộp thuế và phạm vi quản lý của cơ quan thuế. Địa bàn thành thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi, vùng sâu, vùng xa... sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố và điều kiện (như khí hậu, địa hình, hệ thống thông tin...) tác động tốt hoặc không tốt, thuận lợi hoặc không thuận lợi đối với sản xuất kinh doanh cũng như quản lý, từ đó ảnh hưởng đến việc xác định các biện pháp quản lý, cơ cấu tổ chức, cơ cấu nhân lực thực hiện các chức năng và nhiệm vụ quản lý thuế. Thông thường, ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, số lượng và quy mô của đối tượng nộp thuế nhỏ nên tổ chức bộ máy quản lý thuế thường gọn nhẹ hơn. Để xây dựng được cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế phù hợp, hiệu lực và hiệu quả, trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý của cơ quan thuế các cấp, cần kết hợp tất cả các yếu tố nêu trên. 1.3/ Một số mô hình tổ chức quản lý thuế trên thế giới: Mô hình tổ chức quản lý thuế là khái quát bộ máy quản lý thuế theo một nguyên tắc cơ bản nhất, bao trùm và chi phối việc xác định số lượng các bộ phận, chức năng, nhiệm vụ quản lý thuế của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức. Các nhà nghiên cứu chính sách và quản lý thuế đã tổng kết các mô hình tổ chức quản lý thuế đã được các nước trên thế giới áp dụng và đánh giá các mô hình như sau: 1.3.1/ Mô hình quản lý thuế theo sắc thuế: Là mô hình lấy việc quản lý theo sắc thuế là nguyên tắc bao trùm. Theo đó, cơ cấu tổ chức bao gồm các bộ phận (gọi chung là phòng) quản lý một hoặc một số loại thuế cụ thể (VD: Phòng thuế thu nhập; phòng thuế GTGT; thuế TTĐB.. ) Đặc điểm cơ bản của mô hình này là mỗi phòng thực hiện tất cả các chức năng để quản lý các loại thuế mà phòng đó chịu trách nhiệm. Ưu điểm: - Tạo điều kiện để chuyên sâu quản lý từng sắc thuế cụ thể, hiểu rõ phương pháp quản lý sắc thuế một cách hiệu quả nhất, cho phép từng phòng tự phát triển các chương trình chuyên sâu phù hợp nhất theo yêu cầu quản lý của từng sắc thuế. - Phản ứng kịp thời với những thay đổi của luật thuế hay những biện pháp quản lý đối với từng sắc thuế (chỉ phải thay đổi thay đổi trong một phòng quản lý sắc thuế đó), đặc biệt là khi có sắc thuế mới phát sinh. - Mô hình này thuận lợi và phù hợp với các nước có môi trường tài chính không ổn định và thủ tục quản lý thuế đối với từng loại thuế khác nhau. Nhược điểm: - Chi phí quản lý cao, hiệu suất quản lý thấp vì chức năng quản lý bị chồng chéo giữa các bộ phận. Mỗi bộ phận đều phải thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý trong khi có những chức năng có thể chỉ do một bộ phận quản lý hoặc mỗi bộ phận phải có một hệ thống chương trình phần mềm riêng phục vụ quản lý... - Gây khó khăn trong việc tuân thủ luật thuế của đối tượng nộp thuế vì để hiểu và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, họ phải cần đến sự hỗ trợ của nhiều bộ phận trong cùng một cơ quan thuế. Dẫn đến chi phí tuân thủ pháp luật của đối tượng nộp thuế và của cơ quan thuế cao. - Dễ bị xảy ra sự thông đồng giữa đối tượng nộp thuế và cán bộ quản lý thuế do mỗi phòng hoạt động độc lập và tự chủ với các phòng khác, làm cho sự kiểm tra chéo giữa các phòng kém hiệu quả. 1.3.2/ Mô hình tổ chức bộ máy theo nhóm đối tượng nộp thuế: Là mô hình lấy quản lý theo nhóm đối tượng nộp thuế là nguyên tắc bao trùm. Theo đó cơ cấu tổ chức bao gồm các bộ phận (phòng) quản lý theo nhóm đối tượng nộp thuế. Ở một số nước phân loại nhóm đối tượng theo quy mô. Một số nước khác phân loại nhóm đối tượng nộp thuế theo ngành nghề kinh doanh hoặc theo hình thức sở hữu. Từ đó, hình thành các phòng quản lý thu thuế theo đối tượng (Phòng quản lý thuế các doanh nghiệp lớn, phòng quản lý thuế các doanh nghiệp vừa, nhỏ; hoặc phòng quản lý thuế ngành công nghiệp, phòng quản lý thuế ngành hàng không, điện lực... hoặc phòng quản lý thuế khu vực kinh tế quốc doanh, phòng quản lý thuế khu vực kinh tế dân doanh...) Ưu điểm: - Đáp ứng yêu cầu quản lý thuế phù hợp với đặc điểm của từng loại đối tượng nôpl thuế. - Tạo điều kiện thực hiện phương pháp quản lý và phân bổ nguồn nhân lực phù hợp với những rủi ro về quản lý thuế đối với các nhóm đối tượng nộp thuế khác nhau, tạo ra sự an toàn cho cho việc thu ngân sách. Ví dụ phòng quản lý các đối tượng nộp thuế lớn thường được bố trí những cán bộ có năng lực, có trình độ và kinh nghiệm quản lý cao nhằm giám sát chặt một số đối tượng có số thu lớn. Sự sắp xếp này nhằm tạo ra những biện pháp quản lý phù hợp với một nhóm đối tượng nộp thuế đặc biệt, nâng cao hiệu quả quản lý đối với các nguồn thu lớn của Ngân sách nhà nước. - Tạo căn cứ để quy trách nhiệm rõ ràng đối với từng bộ phận quản lý trong trường hợp xẩy ra thất thu thuế hoặc không hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách. Ví dụ: khi xảy ra thất thu thuế ở một loại doanh nghiệp hoặc một ngành nghềnào đó thì có thể quy ngay trách nhiệm thuộc phòng nào. Nhược điểm: Không đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế khi số lượng và quy mô của đối tượng nộp thuế thường xuyên ra tăng, loại hình sản xuất kinh doanh ngày càng đa dạng, phức tạp, phạm vi hoạt động kinh doanh ngày càng rộng và trên nhiều lĩnh vực thuộc nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Dễ xảy ra sự không thống nhất trong việc chỉ đạo các luật thuế, các biện pháp quản lý của cùng một săc thuế nhưng đối với các đối tượng nộp thuế khác nhau, tạo ra sự không công bằng về thuế giữa các đối tượng về thuế. Chi phí quản lý cao do mỗi bộ phòng đều phải thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý đối với nhóm đối tượng nộp thuế do phòng quản lý. Dễ dẫn đến quản lý chuyên quản khép kín, móc ngoặc, tham nhũng, tiêu cực nếu không có sự giám sát chặt chẽ, kiểm tra thường xuyên. 1.3.3/ Mô hình tổ chức bộ máy theo chức năng: Là mô hình chức năng c\quản lý thuế làm nguyên tắc bao trùm. Theo đó, cơ cấu tổ chức bao gồm các bộ phận thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định trong quy trình quản lý thuế như: Phòng tuyên truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế, phòng xử lý tờ khai và dữ liệu về thuế, phòng cưỡng chế và quản lý thu nợ, phòng thanh tra thuế … Ưu điểm: Thích ứng với mọi thay đổi về chính sách thuế và đối tượng nộp thuế. Hiệu quả lý cao do công tác quản lý được chuyên môn hoá, chuyên sâu, chuyên nghiệp theo từng chức năng. Đặt biệt nếu kết hợp với quản lý thuế theo quy mô đối tượng nộp thuế thì hiệu quả sẽ càng cao hơn. Tạo điều kiện cho đối tượng nộp thuế nâng cao tính tự giác và giảm chi phí tuân thủ luật thuế của đối tượng nộp thuế, giảm chi phí quản lý cho cơ quan thuế. Giảm thiểu hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong cơ quan quản lý thuế do sự kiểm tra, giám sát của các bộ phận khác nhau trong quy trình quản lý thuế. Nhược điểm: Chưa hoàn toàn thích ứng trong điều kiện trình độ hiểu biết pháp luật thuế và trình độ tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế của người dân nói chung và đối tượng nộp thuế nói riêng còn thấp.Bởi đặc tính phân đoạn trong công tác quản lý dễ dẫn tới việc mỗi bộ phận chức năng chỉ tập trung vào một khía cạnh hẹp của đối tượng nọp thuế và tách biệt với công việc của các bộ phận khác, thiếu bộ phận trong tâm để tập hợp các chức năng quản lý với nhau.Do đó, nếu người đứng đầu cơ quan thuế không quản lý chặt chẽ, cán bộ thuế trách nhiệm không cao, để xảy ra thất thu thuế hoặc không hoàn thành dự toán nhà nước giao thì khó quy trách nhiệm cho tổ chức và cá nhân nào vì cả bốn khâu quản lý thuế đều liên quan đến việc hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách. 1.3.4/ Mô hình kết hợp giữa các nguyên tắc quản lý thuế: Để phát huy ưu điểm và khắc phục những tồn tại của các mô hình quản lý thuế trên nhiều nước trên thế giới áp dụng mô hình quản lý thuế kết hợp các nguyên tăc quản lý theo chức năng, theo nhóm đối tượng và theo sắc thuế, trong đó xác định một nguyên tắc bao trùm. Thông thường có một số hình thức kết hợp sau (trong đó nguyên tắc đàu tiên là nguyên tắc bao trùm) : Sắc thuế - chức năng – quy mô đối tượng. Chức năng – quy mô đối tượng- sắc thuế. Đối tượng (quy mô ngành nghề)- chức năng- sắc thuế. Trong 3 hình thức kết hợp trên hình thức thứ 2 và thứ 3 thường được áp dụng vì có ưu điểm hơn cả. Chương II: Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý thuế những năm trở lại đây 2.1/ Giai đoạn cải cách thuế bước I, II (tổ chức bộ máy theo nghị định 281/HĐBT ngày 7/8/1990): Cùng với đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, các thành phần kinh tế ở Việt Nam đã phát triển nhanh theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước cũng chủ trương thực hiện cải cách, bắt đầu áp dụng một hệ thống thuế thống nhất ( gồm 9 săc thuế) đối với mọi thành phần kinh tế. Để thống nhất công tác quản lý thu thuế trong cả nước, phù hợp với sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá, bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, ngày 7/8/1990 chính phủ đã ban hành Nghị định số 281/HĐBT về việc thành lập hệ thống thu thuế nhà nước trên cơ sở sát nhập 3 tổ chức thu như trên. hệ thống thu thuế nhà nước (gọi chung là tổng cụa thuế) là hệ thống dọc, trực thuộc bộ Tài chính, có đặc trưng và nhiệm vụ cơ bản sau: Hệ thống thu thuế nhà nước thực hiện việc quản lý thống nhất trong cả nước tất cả các loại thuế, phí của ngân sách nhà nước (trừ các khoản thu từ hoạt động xuất nhập khẩu do ngành Hải quan quản lý). Hệ thống thu thuế nhà nước được tổ chức theo ngành dọc từ Trung ương đến quận, huyện. Tại Trung ương có Tổng cục thuế trực thuộc bộ Tài chính, thực hiện chức năng nghiên cứu chính sách thuế, chỉ đạo thực hiện thống nhất với mọi thành phần kinh tế. Tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là) có Cục thuế trực thuộc Tổng cục thuế. Tại quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh (gọi chung là huyện) có Chi cục thuế trực thuộc Cục thuế. Cục thuế, chi cục thuế thực hiện chức năng trực tiếp quản lý thu thuế và các loại thu khác thu khác trong địa bàn được phân công, Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý bộ máy thuế tại Trung ương chủ yếu theo sắc thuế, dần dần điều chỉnh và kiện toàn kết hợp với chức năng. Ở địa phương quản lý thuế chủ yếu theo nhóm đối tượng. dần dần kết hợp quản lý theo chức năng. Năm 1990 sau khi thành lập hệ thống thuế thống nhất, trong điều kiện hệ thống chính sách thuế áp dụng cho mọi thành phần kinh tế mới được hình thành còn thường xuyên phải thay đổi, bổ sung, hoàn thiện, trình độ quản lý còn thủ công, ý thức chấp hành pháp luật của các đối tượng nộp thuế còn quá yếu, bộ máy quản lý thuế được tổ chức dựa trên nguyên tắc quản lý theo sắc thuế ở cấp Trung ương và quản lý theo đối tượng bằng phương pháp chuyên quản khép kín ở cấp địa phương là hoàn toàn phù hợp. Trong quá trình thực hiện, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, số lượng đối tượng nộp thuế ngày càng tăng, yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng và sâu, trình độ quản lý thuế ngày càng được nâng cao, các chức năng quản lý thuế đã được tăng cường, bổ sung đòi hỏi công tác quản lý thuế ngày càng phải hoàn thiện, bộ máy quản lý thuế cũng phải được kiện toàn. Do đó ở cấp Trung ương cơ chế quản lý được chuyển dần từ quản lý theo sắc thuế theo quản lý theo đối tượng kết hơpj với quản lý theo chức năng phù hợp với yêu cầu xây dựng và chỉ đạo thực hiện hệ thống chính sách thuế trong các giai đoạn cải cách thuế. Ở cấp tinh, huyện phương pháp quản lý chuyên quản khép kín đã dần được thay thế bằng phương pháp quản lý thuế tách 3 bộ phận độc lập, một số chức năng quản lý thuế đã được tách thành các chức năng độ lập và giao cho 1 bộ phận đảm nhiệm. Như vậy, sau 10 hoạt động, bộ máy quản lý thuế theo Nghị định 281/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ) đã đạt được các kết quả chủ yếu là: Thứ nhất, đã xây dựng được một hệ thống chính sách thuế bao quát hầu hết các nguồn thu trong nền kinh tế và ngày càng được hoàn thiện phù hợp với cơ chế thị trường. Chính sách thuế đã thực sự trở thành công cụ điều tiết vĩ mô có hiệu lực và hiệu quả đối với nền kinh tế. Hệ thống chính sách thuế từng bước đơn giản hoá, rõ rang, minh bạch, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, khuyến khích mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Thứ hai: Tổ chức quản lý thu thuế ngày càng có hiệu quả. Liên tục trong 12 năm liền ngành thuế đã hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vị động viên ngân sách nhà nước giao với số thu năm sau cao hơn năm trước. Thứ ba: Từng bước cải tiến các quy trình, biện pháp, nghiệp vụ ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý thuế, đưa công tác quản lý thu thuế dần đi vào nề nếp theo hướng hiện đại hoá. Thứ tư: Xây dựng được bộ máy và đội ngũ cán bộ ngày càng trưởng thành và lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Tuy đạt được những ưu điểm nói trên, nhưng so với yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và yêu cầu hiện đại hoá quản lý thuế trong giai đoạn mới thì bộ máy quản lý thuế còn nhiều hạn chế. Đó là: Nhiệm vụ quản lý thuế chưa được xác định đầy đủ, quyền hạn của cơ quan thuế chưa tương xứng với nhiệm vụ và trách nhiệm tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, một số chức năng còn chồng chéo trong khi lại thiếu một số chức năng cần thiết của quản lý thuế, phương pháp quản lý chủ yếu còn thủ công, không đáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá 2.2/ Tổ chức bộ máy theo quyết định 218/2003/QĐ-TTg ngày 28/10/2003. Để tiếp tục thực hiện công tác cải cách hành chính thuế, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế của cơ quan thuế trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ chính trị đã có chỉ thị số 44/CT-TW ngày 4/11/1998 chỉ đạo tiếp tục cải cách hệ thống thuế nhà nước và thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 218/2003/QĐ-TTg ngày 28/10/2003 về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục thuế thuộc Bộ Tài chính. Theo quyết định này, tổ chức bộ máy ngành thuế được tổ chức lại theo nguyên tắc: Xác định đầy đủ nhiệm vụ quản lý thuế, đề cao trách nhiệm, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế. Tăng cường chức năng quản lý nhà nước và quyền hạn cho cơ quan thuế. Tổ chức bộ máy được cơ cấu lai hợp lý theo hướng cải cách hành chính, gon nhẹ hơn, tinh giảm hơn, tập trung nguồn lực cho các chức năng quản lý thuế chủ yếu. Theo đó, tổ chức bộ máy ngành thuế đã được tổ chức lại như sau: + Xoá bỏ bớt các bộ phận không cần thiết, giảm được năm đầu mối tại Tổng cục thuế, 119 phòng thuộc Cục thuế và 1042 tổ, đội thuế không còn phù hợp với yêu cầu quản lý thuế mới. + Tổ chức bộ máy đã được cơ cấu lại chủ yếu theo chức năng quản lý thuế, thu hẹp một bước các bộ phận quản lý đối tượng nộp thuế để có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn hoá áp dụng công nghệ tin học để nâng cao hiệu quả quản lý thuế. + Các chức năng quan trọng như tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế, thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm về thuế; ứng dụng tin học được tăng cường hơn. + Nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận thuộc cơ cấu quản lý thuế các cấp đều được quy định đầy đủ, rõ rang. Sau 1 năm thực hiện, nhìn chung bộ máy đã vận hành tôt hơn, góp phần vào việc hoàn thành tôt nhiệm vụ công tác quản lý thuế năm 2004. Tuy nhiên, so với yêu cầu của cơ chế quản lý thuế hiện đại thì tổ chức bộ máy ngành thuế còn 1 số hạn chế sau đây: Ngành thuế còn thiếu chức năng quan trọng của quản lý thuế, đó là: Khởi tố, điều tra các vụ vi pham về thuế. Do đó, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp và tính chuyên nghiệp của hệ thống thuế trong việc điều tra, khởi tố các hành vi, thủ đoạn gian nận tiền thuế chiếm đoạt tiền hoàn thuế. Các công việc trên đều phải chuyển qua các cơ quan pháp luật thực hiện nên kết quả rất hạn chế do các cơ quan này luôn mang tính chuyên nghiệp, diện bao quát quá lớn, nên không thể điều tra nhanh, lam cho việc xử lý các trường hợp vi phạm về thuế không kịp thời, giảm quyền lực của các cơ quan thuế và tác dụng giáo dục trong việc thực thi pháp luật thuế. Chức năng cưỡng chế thuế là một trong bốn chức năng quan trọng của quản lý thuế và đã quy định trong các luật thuế nhưng chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý và điều kiện để tổ chức bộ máy thực hiện chức năng này, mà còn lồng ghép vào bộ phân thanh tra nên hiệu quả chưa cao. Chính vì vậy, cần phải quy định rõ hơn chức năng này cho cơ quan thuế.Cơ quan thuế phải độc lập thực hiện chức năng quản lý thuế của mình. Tổ chức quản lý vẫn còn đan xen quản lý theo đối tượng và theo chức năng. Vì vậy, một số chức năng quản lý thuế (như việc trả lời giải đáp chính sách, chế độ và các vướng mắc về thuế hoặc xử lý các vấn đề liên quan đến từng sắc thuế…) chưa được phân định rõ rang, còn chồng chéo nhiệm vụ giữa một số bộ phận quản lý thu thuế và bộ phận nghiệp vụ trả lời chính sách thuế, dẫn đến có chức năng không được thực hiện không đến nơi đến chốn, có chức năng bị trùng chéo giữa các ban. Một số bộ phận trong cơ cấu tổ chức bộ máy như: Thanh tra, kiểm tra thuế; tuyên truyền- hỗ trợ đối tượng nộp thuế chưa thật sự chuyên môn hoá theo chức năng, do đó chưa phát huy hiệu quả đầy đủ của phương thức quản lý này. Quản lý thuế theo đối tượng theo ngành nghề kinh doanh đã thể hiện rõ sự không phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Khi các doanh nghiệp ngày càng tăng nhanh về số lượng, trình độ sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý ngày một nâng cao, xu hướng hợp tác kinh doanh giữa nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức kinh doanh tổng hợp ngày càng phát triển…, không thể xác định được đối tượng nộp thuế là doanh nghiệp nhà nước, tư nhân hay cổ phần và cũng không thể xác định được ngành nghề kinh doanh một cách rạch ròi để phân công quản lý thuế như hiện nay. Cơ quan thuế các cấp chưa có tổ chức riêng, độc lập thực hiện chức năng xử lý tố tụng và giải quyết khiếu nại và tố cáo (gồm cả xử lý tố tụng và giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế và xử lý tố tụng và giải quyết khiếu nại tố cáo trong công vụ hành chính). Chức năng này hiện vẫn giao cho bộ phận thanh tra nên chưa có điều kiện thực hiện tốt chức năng quan trọng này. Hơn nữa, hai chức năng: Xử lý tố tụng và giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế và xử lý tố tụng và giải quyết khiếu nại tố cáo trong công vụ hành chính cũng phải được tách riêng, tránh hiện tượng “ Vừa đá bong vừa thổi còi”. Bộ phận tuyên truyền - hỗ trợ đối tượng nộp thuế, bộ phận thanh tra, kiểm tra, bộ phận xử lý tờ khai thuế, bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế thu thuế còn nhỏ bé, chưa đủ mạnh cả về số lượng cán bộ và năng lực chuyên môn để thực hiện tốt các chức năng này. Vì vậy, tổ chức bộ máy ngành thuế phải tiếp tục cải cách, hiện đại hoá mới đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý thuế trong giai đoạn mới. Chương III: Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý thuế theo chương trình cải cách và hiện đại hoá ngành thuế: 3.1/ Tổ chức bộ máy quản lý thuế theo chức năng: Tổ chức bộ máy quản lý theo chức năng là việc xây dựng bộ máy trong đó cơ cấu bao gồm các bộ phận (phòng , ban, tổ), môĩi bộ phận thực hiện một chức năng quản lý thuế cơ bản đối với hầu hết các loại thuế và đối với tất cả đối tượng nộp thuế theo thẩm quyền được phân công. Các chức năng quản lý thuế cơ bản gồm: Tuyên truyền và hhỗ trợ đối tượng nộp thuế. Xử lý tờ khai. Quản lý nợ và cưỡng chế thuế. Thanh tra, kiểm tra thuế. Ngoài các bộ phân thực hiện các chức năng quản lý thuế cơ bản, cơ cấu tổ chức còn gồm một số bộ phận thực hiện việc quản lý mộy số sắc thuế đặc thù hoặc thực hiện các chực năng khác phục vụ cho quản lý thuế như: Quản lý thuế thu nhập cá nhân, chức năng pháp chế chính sách, quản lý cán bộ, dự toán thu thuế quản lý ấn chỉ, tài vụ , quản trị… trong bộ phận thực hiện quản lý một hoặc một số loại sắc thuế đặc thù cũng thực hiện quản lý sắc thuế đó theo 4 chức năng cơ bản nêu trên. Tổ chức quản lý theo chức năng là mô hình đang được áp dụng rộng rãi tại các nước có nền kinh tế phát triển. Đây là 1 mô hình được đánh giá có nhiều ưu điểm nhất. Năm 2004, thực hiện quyết định của thủ tướng chính phủ về thực hiện thí điểm cơ chế “ Cơ sở sản xuất kinh doanh tự kê khai, tự tính thuế “, ngành thuế đã triển khai áp dụng tại 2 cục thuế: Thành phố Hồ Chí Minh và Quảng Ninh, năm 2005 mở rộng them 3 cục thuế: Hà Nội, Bà Rịa- Vũng Tàu và Đồng Nai. Thực chất của việc thực hiện cơ chế này là thực hiện quản lý thuế theo mô hình chức năng là cơ bản. Theo kinh nghiệm của các nước và qua hơn 1 năm thí điểm đã khẳng định được cải cách tổ chức bộ máy quản lý thuế theo mô hình chức năng là phù hợp và ưu việt đối với công tác quản lý thuế của Việt Nam hiện nay. Cụ thể: Tập trung chuyên sâu quản lý thuế theo chức năng, hạn chế sự trùng chéo chức năng quản lý thuế giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức do mỗi chức năng được giao cho một bộ phận chịu trách nhiệm, tạo điều kiện nâng cao trình độ, kĩ năng chuyên môn quản lý thuế, tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu cho cán bộ, công chức. Quy trìng quản lý được minh bách do mỗi bộ phận thưch hiện 1 chức năng, một hoặc một số công đoạn của quy trình quản lý, vì vậy khâu sau kiểm soát được khâu trước tạo điều kiện nâng cao hiệu quả của việc kiểm soát nội bộ. Tạo điều kiện áp dụng các công nghệ quản lý tiên tiến, hiện đại; tin học hoá công tác quản lý thuế nhờ chuyên môn hoá chức năng quản lý thuế. Xoá bỏ chế độ chuyên quản trong quản lý thuế, từ đó hạn chế sự tuỳ tiện các hành vi tiêu cực trong quản lý do cán bộ thuế trực tiếp tiếp xúc với đối tượng nộp thuế trong toàn bộ các khâu của quy trình quản lý. 3.2/ Mục tiêu, yêu cầu và điều kiền để tổ chức bộ máy quản lý thuế theo chức năng: 3.2.1/ Mục tiêu, yêu cầu: Quyết định số 201/2004/QĐ-TTg ngày 6/12/2004 của Thủ Tướng chính phủ đã phê duyệt chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010, trong đó quy định tổ chức bộ máy ngành thuế được kiện toàn theo hướng quản lý thuế theo chức năng, tăng cường trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thuế các cấp. Cụ thể, phải đáp ứng được các mục tiêu, yêu cầu sau: Phát huy đầy đủ hiệu lực hiệu quả của bộ máy quản lý thuế, đủ sức thực hiện tốt các luật và chính sách thuế trong giai đoạn mới. Cơ cấu tổ chức phải hợp lý, gọn nhẹ, thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuế hiện đại, phù hợp với cơ chế tôn trọng quyền chủ động của cơ sở kinh doanh trong việc tự tính, tự kê khai, tự nộp thuế vào Ngân sách nhà nước và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Mỗi chức năng quản lý thuế phải có 1 tổ chức duy nhất đảm nhiệm. Tổ chức bộ máy phải đủ mạnh để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. 3.2.2/ Các điều kiện cơ bản để thực hiện tổ chức quản lý thuế theo chức năng: - Các chức năng quản lý thuế phải được quy định đầy đủ, tăng cường quyền hạn để tương xứng với nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan thuế. - Quy trình quản lý phải đơn giản, minh bạch, có sự phối hợp chằt trẽ, liên kết các công đoạn với nhau. - Công tác tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế phải được thực hiện tốt và đi trước một bước. - Nguồn lực cho công tác thanh tra, kiểm tra phải được tăng cường, đảm bảo đủ về số lượng, năng lực chuyên môn phục vụ cho công tác quản lý theo cơ chế mới. - Có hệ thống phần mềm quản lý thuế, hệ thống trao đổi thông tin hiện đại, bảo đảm quá trình thu thập, xử lý luân chuyển thông tin thông suốt giữa các công đoạn quản lý. - Phải phân cấp, phân quyền quản lý một cách rõ rang. - Cán bộ thuế phải có trình độ chuyên sâu, chuyên nghiệp và có kĩ năng thành thạo theo từng chức năng quản lý. 3.3/ Nội dung kiện toàn tổ chức bộ máy theo chức năng: 3.3.1/ Về chức năng nhiệm vụ: - Đề nghị Nhà nước bổ sung chức năng điều tra, khởi tố về thuếc ho cơ quan thuế. - trình Chính phủ và các ngành có liên quan quy định chi tiết và trình tự, thủ tục và thẩm quyền cưỡng chế thu nợi thuế, đồng thời quy định cụ thể, chi tiết chức năng quản lý nợ và cưỡng chế nợ. - Quy định lại một cách rõ rang chức năng, nhiệm vụ của các Ban, các bộ phận trong cơ quan thuế phù hợp với cơ chế quản lý thuế theo chức năng.Cụ thể: */ Chức năng xây dựng chính sách, chế độ về thuế (những việc thuộc thẩm quyền của cơ quan thuế) phải quy về một đầu mối (Ban pháp chế chính sách thuộc Tổng cục) để tập trung nghiên cứu các chính sách thuế, phí và lệ phia nhằm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả hơn, không chồng chéo (gồm cả chính sách thuế Tài sản và thu khác). */ Riêng đối với thuế thu nhập cá nhân: Do đặc thù là đối tượng quản lý rất rộng, phương pháp quản lý phức tạp nên cần có bộ phận riêng thực hiện chức năng xây dựng chính sách và tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác quản lý đối với loại thuế này. */ Bổ sung và quy định rõ rang hơn chức năng pháp chế, chức năng giải quyết khiếu nại tố cáo. Chức năng pháp chế là thẩm tra các văn bản trả lời chế độ chính sách, tư vấn cho cá bộ phận trong cơ quan thuế. Chức năng giải quyết khiếu nại, tố cáo là giải quyết các vấn đề về thuế với đối tượng nộp thuế tại Toà án khi có tranh chấp, khiếu kiện; giải quyết khiếu nại tố cáo về việc các bộ phận của cơ quan thuế, công chức thuế làm không đúng bổn phận, chức năng, nhiệm vụ, vi phạm pháp luật và xâm phạm các quyền, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân. Về nguyên tắc. hai tổ chức này phải được tách thành 2 chức năng độc lập và giao cho 2 bộ phận đảm nhiệm. Song trước mắt, tuỳ từng cấp quản lý và để đảm bảo bộ máy quản lý gọn, nhẹ, có thể tại cục thuế 2 chức năng này được giao cho 1 bộ phận đảm nhiệm */ Củng cố chức năng tuyên truyền- hỗ trợ đối tượng nộp thuế, đảm bảo mọi dịch vụ công cho đối tượng nộp thuế đều thuộc bộ phận này (ban tuyên truyền- hỗ trợ thuộc tổng cục và phòng tuyên truyền- hỗ trợ thuộc cục thuế) đảm nhiệm. */ Tách riêng chức năng thanh tra, kiểm tra thuế và thanh tra, kiểm tra nội bộ thành 2 chức năng độc lập. */ Chức năng quản lý thu nợ thuế: Từ trước đến nay, chức nay đã được thực hiện song chưa phân định rõ thuộc bộ phận nào đảm nhiệm, do đó hiệu quả của quản lý nợ còn thấp, không xác định được từng món nợ, tuổi nợ… mà đây là một chức năng quan trọng của quản lý thuế. Vì vậy, cần quy định lại một cách rõ rang phạm vi, nội dung của công tác quản lý nợ và giao cho1 bộ phận đảm nhiệm. */ Chức năng xử lý tờ khai, kế toán thuế và chức phát triển tin học phải được tách ra thành 2 chức năng quản lý độc lâp và giao cho mỗi bộ phận đảm nhiệm một chức năng. Trong đó, chức năng xử lý tờ khai, kế toán thuế là chức năng quan trọng của quản lý thuế. 3.3.2/ Về tổ chức bộ máy: Hình thành bộ máy quản lý thuế, trong đó cơ cấu gồm các bộ phận thực hiện các chức năng quản lý thuế cơ bản (tuyên truyền- hỗ trợ đối tượng nộp thuế, xử lý tờ khai thuế, cưỡng chế, thu nợ thuế, thanh tra, kiểm tra thuế, điều tra khởi tố vi phạm về thuế ) và một số bộ phận thực hiện các chức năng tham mưu khác. Những chức năng quản lý thuế đã thực hiện độc lập (tuyên truyền- hỗ trợ đối tượng nộp thuế) thì tiếp tục củng cố, những chức năng chưa độc lập (xử lý tờ khai và dữ liệu vè thuế, thanh tra thuế, cưỡng chế thu nợ) thì thành lập bộ phận riêng để thực hiện. Cụ thể: Thành lập trung tâm hỗ trợ đối tượng nộp thuế tự động (trả lời tự động) thuộc ban tuyên truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế. Tách phòng tin học- xử lý dữ liệu tại cục thuế, thành lập phòng riêng thực hiện chức năng xử lý tờ khai thuế. Thành lập mới hệ thống quản lý nợ và cưỡng chế thu thuế trong toàn ngành thuế (ban quản lý nợ thuộc tổng cục thuế làm nhiệm vụ nghiên cứu chính sách và biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế thu nợ. Phòng cưỡng chế thu nợ thuộc cục thuế làm nhiệm vụ thực hiện các biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế thu nợ). Kiện toàn lại hệ thống thanh tra để thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế. Thành lập 1 tổ chức trực thuộc tông cục thuế để thực hiện chức năng điều tra, khởi tố các vụ vi phạm về thuế khi chức năng này được giao cho cơ quan thuế (Chức năng này đang được dự thảo trong luật quản lý thuế). Thành lập ban khởi tố về thuế tại tổng cục thuế để thực hiện chức năng xử lý khiếu nại, tố cáo tố tụng về thuế; tại cục thuế thành lập phòng pháp chế và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế. Củng cố ban quản lý thuế thu nhập cá nhân tại tổng cục và thành lập phòng quản lý thuế thu nhập cá nhân tại các nhân để thực hiện quản lý thuế theo chức năng đối với thuế thu nhập cá nhân. Kiện toàn các bộ phận chức năng tham mưu và chức năng thanh tra nội bộ về các chức năng này (không thành lập tổ chức thanh tra nội bộ riêng mà tất cả các bộ phận thuộc cơ quan thuế đều có trách nhiệm kiểm tra cán bộ thuế hoặc cơ quan thuế cấp dưới trong việc thực hiện quy trình, quy phạm quản lý liên quan đến lĩnh vực chuyên môn); thu hẹp đến mức hợp lý các bộ phận phục vụ nội bộ ngành như: Tài vụ, quản trị, quản lý ấn chỉ … Tiến tới thành lập bộ phận quản lý đối tượng nộp thuế lớn tại tổng cục thuế làm nhiệm vụ quản lý thuế đối với các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty hoạt động đa lĩnh vực, đa quốc gia… Xây dựng bộ phận này đủ lớn cả về số lượng cán bộ, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm quản lý nhằm nghiên cứu và áp dụng các phương pháp, biện pháp quản lý phù hợp, có hiệu quả đối với các doanh nghiệp lớn- chiếm phần lớn số thu về thuế của cả nước. Tại chi cục thuế: giảm tối đa đầu mối quản lý thuế xã, phường, trên cơ sở thực hiện uỷ nhiệm thu 1 một số khoản thu cho uỷ ban nhân dân phường, xã để chống thất thu ngân sách và giảm chi phí quản lý thuế, gắn việc chi tiêu ngân sách với quản lý thu trên địa bàn xã phường. Thực hiện theo các nội dung trên, các ban quản lý doing nghiệp tại tổng cục, các phòng quản lý doanh nghiệp tại cục thuế sẽ được sáp nhập, chuyển giao nhiệm vụ và tăng cường cán bộ cho các bộ phận thực hiện chức năng quản lý thuế như: Thanh tra, tuyên truyền- hỗ trợ, cưỡng chế thu nợ, pháp chế- chính sách, dự toán … Cơ cấu nguồn nhân lực được phân bổ cho các bộ phận đảm nhiệm các chức năng quản lý thuế cơ bản như sau: + Lãnh đao: 10% + Tuyên truyền: 25% + Xử lý dữ liệu: 15% + Cưỡng chế, thu nợ: 10% + Thanh tra: 30% + Phục vụ (hậu cần): 10% Việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy được thực hiện theo lộ trình thích hợp, bảo đảm bộ máy quản lý thuế vừa gọn nhẹ, tinh giản, vững mạnh, thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý thuế. Song không gây xáo trộn công tác quản lý của ngành và bảo đảm hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách nhà nước giao. 3.4/ Một số thông tin khác và thành tựu bước đầu thực hiện: */ Theo quyết định số 979/QĐ-TCT của Tổng cục Thuế về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ các tổ công tác nghiệp vụ thuộc Ban triển khai thực hiện kế hoạch cải cách và hiện đại hoá hệ thống thuế giai đoạn 2005- 2010: Tổng cục Trưởng Tổng Cục Thuế đã quyết định thành lập các tổ công tác nghiệp vụ thuộc ban Triển khai thực hiện kế hoạch cải tạo và hiện đại hoá hệ thống thuế giai đoạn 2005-2010 như sau: 1. Tổ tuyên truyền và hỗ trợ. 2. Tổ quản lý kê khai và Kế toán thuế. 3. Tổ quản lý thu nợ thuế. 4. Tổ thanh tra thuế. 5. Tổ tổng hợp 6. Tổ Quản lý các dự án quốc tế hỗ trợ cải cách. 7. Tổ Nghiên cứu, xây dựng số liệu ngành kinh tế và đối tượng nộp thuế lớn. (Chức năng và nhiệm vụ của các tổ công tác nghiệp vụ được nêu cụ thể trong quyết định này). */ Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài Chính về việc kiểm tra công tác tổ chức cán bộ hàng năm, Tổng cục Thuế đã có công văn số 1149 TCT/TCCB ngày 27/4/2005 hướng dẫn Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra và tự kiểm tra công tác tổ chức cán bộ năm 2005. Căn cứ kế hoạch kiểm tra công tác tổ chức cán bộ năm 2006 của Bộ Tài chính tại công văn số 2129/BTC-TCCB ngày 20/2/2006, Tổng cục thuế đề nghị các Cục thuế khẩn trương triển khai tự kiểm tra công tác tổ chức cán bộ của đơn vị kèm theo nội dung tại công văn số 2129/BTC-TCCB ngày 20/2/2006 và hướng dẫn của tổng cục thuế tại công văn số 1149 TCT/TCCB ngày 19/4/2005; chuẩn bị các tài liệu báo cáo để đoàn thành tra Bộ Tài Chính kiểm tra theo các nội dung tại kế hoạch kiểm tra công tác cán bộ năm 2006. Đồng thời các cục thuế đã được bộ tài chính kiểm tra năm 2005 chuẩn bị báo cáo việc thực hiện các kiến nghị tại biên bản kiểm tra của đoàn thanh tra Bộ tài chính đối với đơn vị mình năm 2005; các Cục thuế nằm trong kế hoạch kiểm tra năm 2006 của Bộ tài chính chuẩn bị các tài liệu liên quan về nội dung kiểm tra để cung cấp và làm việc với đoàn thanh tra. Tổng cục Thuế đề nghị các Cục Thuế triển khai thực hiện và tạo điều kiện thuận lợi để Đoàn thanh tra Bộ Tài chính hoàn thành nhiệm vụ. Năm 2006 Tổng cục Thuế sẽ trực tiếp kiểm tra công tác tổ chức cán bộ tại một số địa phương (ngoài những đơn vị Bộ đã dự kiến kiểm tra trong kế hoạch năm 2006). */ Các thành tựu mới nhất: (Nguồn trích: Công văn số 4137/TCT-TCCB của Tổng Cục Thuế ngày 8/11/2006.) "Thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010; chương trình, kế hoạch cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt; Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết đính số 1149/QĐ-TCT ngày 28/10/2005 và quyết định số 1417/QĐ-TCT ngày 7/7/2006 về việc sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, quy định chức năng nhiệm vụ các phòng thuộc Cục thuế thực hiện thí điểm cơ chế tự khai, tự nộp thuế trên phạm vi cấp Cục tại 5 Cục thuế: Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Khánh Hoà, Bình Thuận và An Giang. Quan 1 thời gian thực hiện thí điểm theo cơ chế quản lý thuế tự tính, tự khai, tự nộp tại các cục thuế nêu trên, theo đánh giá chung bước đầu đã có những kết quả nhất định: Số thu ổn định, ý thức tự giác mức độ tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng nộp thuế được nâng cao; trình độ quản lý thuế theo chức năng ngày càn được nâng lên theo hướng chiều sâu, chuyên nghiệp ... Đến nay, ngoài 5 Cục thuế được lựa chọn áp dụng thí điểm cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế trên phạm vi cấp Cục thuế, đã có rất nhiều Cục thuế chủ động nghiên cứu các văn bản trên, đăng kí và đã được Tổng cục phê duyệt chuyển đối tổ chức bộ máy Cục thuế theo mô hình chức năng. Danh sách các Cục thuế đã chuyển đổi theo mô hình chức năng: Các đơn vị đã thí điểm cấp Cục Các đơn vị đã tự chuyển đối cấp Cục Các đơn vị đã thí điểm cấp phòng Các đơn vị đã thí điểm cấp Chi cục Phía nam Phía bắc 1. Quảng Ninh 2. TT- Huế 3. Khánh Hoà 4.Bình Thuận 5. An Giang 1. Đồng Tháp 2.Bình Dương 3.Kiên Giang 4.Gia Lai 5.Kon Tum 6.Quảng Bình 7.Quảng Trị 8.Cần Thơ 9. Đà Nẵng 10.Ninh Thuận 11.Bà Rịa- Vũng Tàu 1.Hải Dương 2.Hưng Yên 3.Hà Giang 4.Hoà Bình 5. Điện Biên 6.Bắc Ninh 7.Nam Định 8.Lào Cai 1.TP Hà Nội 2.TP Hồ Chí Minh 3. Đồng Nai 4.Bà Rịa- Vũng tàu 1.Bình Thuận 2.Ninh Thuận 3.Quảng Ninh 4.Hà Giang 5.Hưng Yên Tổng số 33 đơn vị đã chuyển đổi tổ chức bộ máy theo mô hình chức năng. Trong đó: + Cấp Cục thuế: 24 + Cấp Phòng thuộc Cục thuế: 4 + Cấp Chi cục Thuế: 5 Và đặc biệt có 5 chi cục Thuế đã đăng ký triển khai thực hiện thí điểm chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy Chi cục Thuế theo chức năng là: Quảng Ninh (tất cả các Chi cục huyện, thị), Bình Thuận (Chi cục Thuế TP Phan Thiết), Hà Giang, Hưng Yên và Ninh Thuận (đang sắp xếp, chuyển đổi các chi cục) đều mang lại kết quả tốt. Tổng cục thuế đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các Cục thuế đã chủ động nghiên cứu, sắp xếp, chuyển đổi tổ chức bộ máy theo mô hình chức năng, phù hợp vơis chiến lược cải cách, hiện đại hệ thống thuế." 3.5/ Các giải pháp đề xuất trong quá trình thực hiện: 3.5.1/Tổ chức bộ máy quản lý thuế và chức năng, nhiệm vụ quản lý Thuế của cơ quan Thuế các cấp: - Rà soát, đánh giá quy định về chức năng, nhiệm vụ tại cơ quan Thuế các cấp và chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận của mỗi cơ quan thuế, lưu ý phân tích vai trò của cơ quan thuế Trung Ương, tỉnh và huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của Ngành Thuế và việc phân công nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ quan Thuế. - Nghiên cứu mô hình tổ chức bộ máy của cơ quan Thuế các nước tại cấp Trương Ương, tỉnh, huyện đặc biệt nghiên cứu các cơ quan Thuế có mô hình tổ chức bộ máy chủ yếu theo chức năng. - Phối hợp với chương trình thể chế và các chương trình khác có liên quan nhằm phân định rõ cơ chế quản lý trong từng cấp của ngành thuế, phạm vi quản lý đối tượng nộp thuế và sắc thuế tại từng cấp. Xây dựng cơ chế, nguyên tắc phân cấp, phân công quản lý từ cấp Trung Ương đến cấp tỉnh, huyện. - Tiếp tục triển khai thực hiện bộ máy quản lý thuế theo mô hình chức năng và theo cơ chế tự khai- tự nộp thuế tại các Cục Thuế theo lộ trình mở rộng cơ chế tự khai- tự nộp thuế: Năm 2007: Triển khai tổ chức bộ máy quản lý thuế theo mô hình chức năng tại hầu hết các cục thuế - Rà soát đánh giá kết quả tổ chức bộ máy quản lý thuế trong cơ chế tự khai- tự nộp cấp Tổng cục và cục thuế. Xây dựng chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong mỗi cơ quan thuế theo hướng: +Tăng cường năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành cho cơ quan Thuế trung ương. + Chuyển đổi bộ máy quản lý thuế tại các cơ quan thuế thực hiện cơ chế quản lý tự kê khai- tự nộp thuế nhằm tăng cường các chức năng quản lý thuế phù hợp với trình độ quản lý của người Việt Nam và tạo điều kiện nâng cao hiệu quản lý, dễ dàng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại hoá công tác quản lý thuế, giúp Việt Nam nâng cao trình độ quản lý tiến kịp với các nước trong khu vực. + Sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý thuế theo mô hình chức năng kết hợp theo sắc thuế và đối tượng tại các cơ quan thuế không áp dụng cơ chế tự khai- tự nộp thuế cho phù hợp với điều kiện quản lý của từng sắc thuế, đối tượng nộp thuế không đủ điều kiện áp dụng cơ chế này và ohù hợp với trình độ quản lý của một số cơ quan thuế đặc biệt là cơ quan thuế cấp huyện. - Xây dựng kế hoạch chuyển đổi, sắp xếp chức năng, nhiệm vụ trong từng cấp và từng bộ phận của Ngành Thuế nhằm đảm bảo không gây tiêu cực, hoang mang trong ngành thuế. - Xây dựng cơ cấu cán bộ theo từng cấp, từng bộ phận, chức năng trong mỗi cơ quan thuế, có hướng dẫn thực hiện cụ thể. - Triển khai kế hoạch chuyển đổi đến từng cấp, từng cơ quan thuế. Theo dõi tiến bộ chuyển đổi. Phải đảm bảo quá trình chuyển đổi triệt để, mạnh mẽ và trước hết phải được thực hiện từ cơ quan thuế trung ương. 3.5.2/ Công tác tổ chức cán bộ: - Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ theo từng chức danh, vị trí công việc. Đảm bảo tạo được đội ngũ cán bộ chuyên gia theo từng chức năng quản lý thuế. Phân cấp chán bộ theo năng lực và hiệu quả công việc. - Rà soát, đánh giá năng lực cán bộ toàn ngành Thuế, phân loại cán bộ Ngành theo trình độ,tuổi, năng lực. Xác định cán bộ có thể bố trí và các chức năng, bộ phận quản lý theo cơ cấu mới. Lập kế hoạch đào tạo cán bộ phù hợp với yêu cầu mới. Xác định số cán bộ không đủ điều kiện, tiêu chuẩn tiếp tục sư dụng trong bộ máy mới. Xây dựng phương án xử lý, sắp xếp hoặc cho thôi việc đối với các cán bộ này. - Xây dựng kế hoạch tuyển dụng cán bộ mới, các tiêu chuẩn tuyển dụng, quy trình tuyển dụng đảm bảo chất lượng trong sạch. Xác định các công việc, trọng tâm cần tuyển dụng đảm bảo yêu cầu hiện đại hoá như cán bộ có trình độ tin học, luật học ... - Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giỏi thông qua việc phát hiện, bồi dưỡng, quy hoạch và đề bạt một cách minh bạch, công bằng nhằm nâng cao năng lực điều hành của cơ quan Thuế các cấp. - Xây dựng và thực hiện luân chuyển cán bộ thuế trong ngành. Việc luân chuyển phải đảm bảo mục tiêu phát triển cán bộ chuyên sâu theo chức năng quản lý thuế và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công chức Thuế. KẾT LUẬN Chương trình kiện toàn tổ chức ngành Thuế theo yêu cầu cải cách và hiện đại hoá hệ thống Thuế nhằm xây dựng bộ máy quản lý thuế chủ yếu theo mô hình chức năng, đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuế, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý và năng lực chỉ đạo của cơ quan Thuế Trung Ương. Tổ chức bộ máy quản lý thuế chủ yếu theo mô hình chức năng kết hợp với quản lý theo sắc thuế và theo đối tượng nhằm đảm bảo có thể thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan Thuế một cách đầy đủ để các doanh nghiệp có thể thực hiện tự khai - tự nộp thuế vào Ngân sách Nhà Nước. Đồng thời, phân cấp mạnh mẽ quản lý giữa các cấp ngành Thuế, tăng cường uỷ nhiệm thu cho các tổ chức, cá nhân và các cơ quan quản lý hành chính Nhà Nước trên địa bàn, từ đó tiến hành sắp xếp, củng cố lại bộ máy tổ chức quản lý thuế tại các cơ quan Thuế nhằm quản lý thu các loại thuế mới và đối tượng nọp thuế một cách hiệu quả. Xây dựng cơ cấu cán bộ theo chức năng tại từng cấp cơ quan Thuế và chính sách phát triển cán bộ đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn lực cho công tác quản lý thuế của Ngành. Danh mục tài liệu tham khảo: 1. Frederic S.Mishkih, 992, Kinh tế tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Trường đại học Columbia 2. Hỏi và đáp về chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2005- 2010 3. Tài liệu tập huấn chương trình cải cách và hiện đại hoá ngành Thuế đến năm 2010 4. TS. Nguyễn Hữu Tài (Chủ biên), 2002, Giáo trình lý thuyết Tài Chính- Tiền Tệ, NXB thống kê Phụ lục: 1/ Quyết định số 218/1003/ QĐ- TTg của Thủ Tướng Chính Phủ. 2/ Quyết định số 189/2003/ QĐ- BTC của bộ trưởng bộ Tài Chính. 3/ Nghị định số 1494/TCT-TCCB của Tổng cục Trưởng Tổng Cục Thuế ngày 21/4/2004. 4/ Quyết định 201/2004/QĐ- TTg ngày 6/12/2004 của Thủ Tướng Chính Phủ. 5/ Quyết định 1682 /QĐ/ TCT-TCCB của Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Thuế. 6/ Quyết định số 979/ QĐ- TCT của Tổng cục Trưởng Tổng Cục Thuế ngày 12/6/2006. 7/ Nghị định số 4137/TCT- TCCB của Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Thuế ngày 8/11/2006. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc74283.DOC
Tài liệu liên quan