Tiếp cận kiều hối theo góc độ cung - cầu không những
đem lại các số liệu thống kê cần thiết mà còn giúp cơ quan
quản lý đưa ra chính sách quản lý kiều hối theo đối tượng
cung - trung gian - cầu. Nghiên cứu đã tiến hành phân loại
kiều hối theo hướng tiếp cận này và đề xuất các giải pháp
chính sách. Đối với bên cung, cần thu hút kiều hối từ các
đối tượng lao động hợp pháp có kỹ năng nghề nghiệp tốt và
làm việc từ các quốc gia phát triển; khuyến khích hình thái
kiều hối theo tiền tệ thông qua cơ chế thông thoáng về kênh
chuyển tiền, hình thức gửi kiều hối nên thúc đẩy nguồn từ
các nhóm. Đối với bên trung gian, quản lý và khuyến khích
các tổ chức nhận và chuyển kiều hối chính thức song song
với hạn chế kiều hối chuyển qua kênh phi chính thức. Cuối
cùng, về bên cầu, chính sách kiều hối cần tập trung nâng cao
nhận thức của người nhận thông qua khuyến khích người
nhận sử dụng kiều hối hợp lý, tăng tỷ trọng cho giáo dục, y
tế dự phòng, giảm tỷ trọng đầu tư vào bất động sản, thúc đẩy
sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, phát triển đối tượng nhận
kiều hối theo nhóm (ví dụ chính quyền địa phương hay các
tổ chức chính trị, xã hội tại địa phương) với mục đích đầu
tư rõ ràng cùng cơ chế minh bạch thông tin về quá trình sử
dụng.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiều hối và hàm ý chính sách: Nhìn từ góc độ cung - Cầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6Khoa học Xã hội và Nhân văn
62(4) 4.2020
Khái niệm kiều hối theo góc nhìn cung - cầu
Kiều hối (international remittance) được hiểu là các
khoản tiền gửi được tạo bởi hai chủ thể, bên gửi tiền và
bên nhận tiền thông qua các kênh trung gian. Tiếp cận theo
khung phân tích cung - trung gian - cầu, dưới đây xin trình
bày khái niệm về nguồn ngoại tệ này.
Sơ đồ 1. Chuyển kiều hối.
Nguồn: tác giả tự tổng hợp.
Xét trên góc độ của người gửi kiều hối (bên cung), Puri
và Rizetma (1999) [2] cho rằng, kiều hối chính là một phần
thu nhập của người lao động ở nước ngoài chuyển về quốc
gia bản xứ của họ. Tuy nhiên, khái niệm này mới chỉ cho
thấy biểu hiện chủ yếu của kiều hối, chưa bao quát được
toàn bộ lượng kiều hối. Hơn nữa, khái niệm này không tính
tới (i) trường hợp các thế hệ sau của người di cư gửi tiền
về quốc gia nguyên xứ và (ii) khả năng người gửi sử dụng
tiền vay (ví dụ: rút tiền từ thẻ tín dụng) để chuyển về. Xét
trên góc độ của các kênh chuyển tiền (bên trung gian), IMF
(2009a) [3] định nghĩa, kiều hối ở phạm vi rộng hơn khi thể
hiện các khoản chuyển tiền một chiều xuyên biên giới được
chuyển qua các kênh chính thức hoặc phi chính thức. Về
mặt quản lý, định nghĩa này giúp cơ quan quản lý xác định
lượng kiều hối chuyển về thông qua thống kê từ giao dịch
của các kênh chuyển tiền khác nhau. Tất nhiên, ước tính
kiều hối qua kênh phi chính thức vẫn còn là thách thức lớn.
Xét trên góc độ người nhận (bên cầu), IMF (2009b) [4]
định nghĩa: kiều hối thể hiện thu nhập của hộ gia đình của
một quốc gia có từ các nền kinh tế nước ngoài. Với định
nghĩa này, ngoài lượng kiều hối phát sinh chủ yếu từ việc
di chuyển tạm thời hoặc vĩnh viễn của người dân tới nền
kinh tế nước ngoài, hộ gia đình còn có thể nhận được những
nguồn khác. Ngoài 2 khoản mục cấu thành nên lượng kiều
hối chủ yếu là: (A) chuyển giao tư nhân, (B) thu nhập của
người lao động, còn có 2 khoản mục khác là (C) chuyển
giao vốn giữa các cá nhân, hộ gia đình và (D) lợi ích xã hội.
Kiều hối và hàm ý chính sách:
Nhìn từ góc độ cung - cầu
Trần Huy Tùng*
Học viện Ngân hàng
Ngày nhận bài 9/12/2019; ngày chuyển phản biện 10/1/2020; ngày nhận phản biện 18/2/2020; ngày chấp nhận đăng 25/2/2020
Tóm tắt:
Kiều hối ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với Việt Nam khi có sự gia tăng về quy mô trong những năm gần
đây, điển hình là năm 2018 con số kiều hối vào Việt Nam theo Ngân hàng Thế giới (WB) đạt khoảng 16 tỷ USD [1].
Tuy nhiên, dữ liệu về kiều hối ở nước ta được công bố không thống nhất giữa các cơ quan quản lý, WB, thậm chí
số liệu khác biệt khi so với khảo sát thực địa. Chẳng hạn, dòng kiều hối vào Việt Nam theo thống kê của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam công bố là gần 10 tỷ USD vào năm 2017, thấp hơn con số 14 tỷ USD do WB công bố. Sự khác
nhau này đến từ các góc nhìn khác nhau về kiều hối. Dựa trên cách tiếp cận cung - trung gian - cầu, trong đó, cung
đề cập tới nguồn kiều hối, trung gian là các kênh chuyển kiều hối và cầu là bên nhận kiều hối, nghiên cứu này đưa
ra các khái niệm về kiều hối, qua đó thử phân loại theo các tiêu chí, phân tích các hàm ý chính sách có thể áp dụng
nhằm nâng cao vai trò của nguồn ngoại tệ này đối với phát triển kinh tế đất nước. Đóng góp của nghiên cứu có giá
trị lý luận và thực tiễn đối với công tác quản lý kiều hối ở nước ta hiện nay, đặc biệt trong mục tiêu tận dụng tốt hơn
lợi thế của dòng kiều hối đối với phát triển kinh tế.
Từ khóa: chính sách kiều hối, cung - cầu, kiều hối.
Chỉ số phân loại: 5.2
*Email: tungth@hvnh.edu.vn
7Khoa học Xã hội và Nhân văn
62(4) 4.2020
Chỉ có 3 khoản mục đầu (A, B, C) cấu tạo nên lượng kiều
hối tư nhân, còn khoản mục D cấu tạo từ lượng kiều hối do
các tổ chức, quỹ từ thiện (ví dụ người lao động nhận được
tiền bảo hiểm của công ty họ làm thuê chi trả cho). Trong
lượng kiều hối tư nhân, 2 khoản (A) chuyển giao tư nhân và
(B) thu nhập của người lao động chiếm chủ yếu. Phần (C)
chuyển giao vốn giữa các cá nhân, hộ gia đình rất khó đo
lường và thường không được thống kê ở hầu hết các quốc
gia. Bảng 1 là các khoản mục liên quan đến kiều hối theo
quy định trong BPM61.
Bảng 1. Các khoản mục liên quan đến kiều hối quy định trong
BPM6 [4].
KH Khoản mục Tên tiếng Anh Đặc điểm Giải thích
A
Chuyển giao
tư nhân
Personal transfer
Người di cư;
Thời hạn lao
động trên 1 năm;
Người không cư
trú đối với nước
nguyên xứ.
Các khoản chuyển giao
vãng lai bằng tiền hoặc
hiện vật giữa người không
cư trú và người cư trú;
Mục đích giúp đỡ thân
nhân, phần chuyển về trừ
phần chuyển ra (du học,
du lịch).
B
Thu nhập ròng
của người lao
động (sau khi
trừ đi thuế,
phúc lợi xã
hội, đi lại)
Compensation of
employees
Người lao động;
Thời hạn lao
động dưới 1
năm;
Người cư trú của
nước nguyên xứ.
Các khoản tiền lương, tiền
thưởng và các khoản thu
nhập khác để đổi lại sức
lao động bỏ ra trong quá
trình sản xuất (sau khi trừ
các chi phí như thuế, phúc
lợi, đi lại).
C
Chuyển giao
vốn giữa các
cá nhân, hộ
gia đình
Capital transfer
Khó thống kê;
Thời hạn sinh
sống tại nước
ngoài trên 1
năm.
Các khoản cho/tặng bằng
tiền (hoặc hiện vật) gắn
với việc mua tài sản cố
định (hoặc xóa một khoản
nợ) giữa người không cư
trú với người cư trú.
D Lợi ích xã hội Social benefit
Tổng kiều hối A+B+C+D
Kiều hối
tư nhân
A+B+C
A và B chiếm
chủ yếu
Nguồn: [4].
Trong khi khoản mục (B) không thay đổi so với bản
BPM52 [4] khi thể hiện các khoản tiền lương, tiền thưởng
và các khoản thu nhập khác được trả cho người lao động khi
tham gia vào quá trình sản xuất; phạm vi của khoản mục (A)
trong BPM6 được mở rộng hơn so với trong BPM5. Cụ thể,
khoản mục (A) chuyển giao tư nhân bao gồm toàn bộ khoản
chuyển giao bằng tiền hoặc bằng hiện vật giữa người cư trú
và người không cư trú. Vì thế, chuyển giao tư nhân bao gồm
các khoản chuyển giao vãng lai từ người di cư tới không chỉ
Remittances and policy
implications: from the perspective
of supply - demand
Huy Tung Tran*
Banking Academy
Received 9 December 2019; accepted 25 February 2020
Abstract:
Remittances have increasingly played an important
role for Vietnam as there has been an increase in scale
in recent years, typically in 2018, according to WB, the
number of remittances into Vietnam reached about
16 billion USD [1]. However, the data on remittances
published were not the same among Vietnamese
authorities and the WB, even different from the figures
in the field survey. For example, according to statistics
of the State Bank of Vietnam the remittances inflow into
Vietnam was nearly 10 billion USD in 2017, lower than
the 14 billion USD announced by the WB. The differences
came from different perspectives on remittances. Based
on the model of supply - intermediation - demand, in
which the supply refered to the source of remittances, the
intermediation was the channels of remittance transfer
and the demand was the remittance recipients, the
research introduce the concepts of this foreign currency
source. Thereby, trying to classify by criteria, analyze
the possible policy implications to enhance the role of
remittances for Vietnam’s economic development. This
study contributed theoretical and practical values to the
management of remittances in Vietnam today, especially
in the goal of better leveraging benefit of remittance to
develop national economy.
Keywords: remittance, remittance policy, supply -
demand.
Classification number: 5.2
1BPM6: cán cân thanh toán và Sổ tay vị trí đầu tư quốc tế (Phiên bản thứ 6).
2BPM5: cán cân thanh toán và Sổ tay vị trí đầu tư quốc tế (Phiên bản thứ 5).
8Khoa học Xã hội và Nhân văn
62(4) 4.2020
gia đình, người thân của họ mà còn tới những người khác
tại quốc gia bản xứ. Nếu như người di cư sinh sống tại nước
ngoài nhiều hơn 1 năm, họ được coi như một đối tượng cư
trú tại nước ngoài, tùy vào tình trạng đã đăng ký. Còn trong
trường hợp người di cư sống tại nước ngoài dưới 1 năm, thu
nhập của họ sẽ được phân loại vào khoản mục (B) thu nhập
của người lao động.
Theo IMF (2009a) [3], những đối tượng có thời hạn quá
1 năm nhưng không được tính là đối tượng không cư trú
bao gồm du học sinh, người đi chữa bệnh ở nước ngoài.
Dù cho các đối tượng này gửi tiền về nước thì cũng không
tính vào khoản mục chuyển tiền một chiều. Ngoài ra, tiền
gửi về nước từ những người đang công tác tại Đại sứ quán
Việt Nam tại các quốc gia hay người Việt Nam làm tại các
tổ chức đa quốc gia như WB hay IMF cũng không tính là
“kiều hối”.
Tóm lại, việc tiếp cận kiều hối theo góc độ người nhận
kiều hối mang lại một thống kê đầy đủ nhất về kiều hối.
Khoản chuyển tiền giữa tổ chức hay chính phủ nước ngoài
tới người thụ hưởng trong nước không được xét tới. Việc
phân tách thành hai nguồn kiều hối từ người di cư và người
lao động nhằm giúp cơ quan quản lý quản lý và tạo lập
chính sách kiều hối phù hợp. Bảng 2 là các khoản mục trên
cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia.
Bảng 2. Các khoản mục trên cán cân thanh toán quốc tế của quốc
gia.
Chỉ tiêu
Ghi nợ/có cho các đối tượng
Hộ gia đình Tổ chức Chính phủ
a. Cán cân vãng lai
Hàng hóa và dịch vụ
Thu nhập sơ cấp
Thu nhập của người lao
động (B)
Kiều hối
.
Thu nhập thứ cấp
Thuế thu nhập
Phí bảo hiểm phi nhân thọ
Trả bảo hiểm phi nhân thọ
Chuyển giao tư nhân
- Thuế
- Viện trợ bằng tiền (A) Kiều hối
- Viện trợ bằng hàng hóa (A) Kiều hối
b. Cán cân vốn
Trong đó: chuyển giao vốn
Không
tính là
kiều hối
Không tính
là kiều hối
c. Cán cân tài chính
Nguồn: tổng hợp của tác giả từ [3].
Phân loại kiều hối theo góc nhìn cung - cầu và hàm ý chính
sách kiều hối cho Việt Nam
Phân loại kiều hối có vai trò quan trọng trong công tác
quản lý và đề xuất các chính sách quản lý kiều hối phù hợp
phục vụ phát triển kinh tế. Các tiêu chí để phân loại kiều hối
được chia thành 3 nhóm cung - trung gian - cầu, gồm: (i)
Bên cung: chủ thể gửi tiền, quốc gia gửi, hình thái tài sản,
hình thức gửi; (ii) Bên trung gian: kênh chuyển tiền và (iii)
Bên cầu: mục đích sử dụng, đối tượng nhận. Bảng 3 là phân
loại kiều hối theo các tiêu chí cụ thể.
Bảng 3. Phân loại kiều hối theo các tiêu chí.
Bên Tiêu chí Phân loại
Cung
Chủ thể gửi
tiền
Lao động
(bất hợp pháp)
Theo kỹ năng nghề nghiệp:
- Không có kỹ năng
- Có kỹ năng
- Chuyên nghiệp
Theo giới tính:
- Nam
- Nữ
Lao động tạm thời
(hợp pháp)
Người định cư
(có quốc tịch)
Quốc gia
gửi
Nhóm quốc gia phát triển
Nhóm quốc gia đang phát triển
Hình thái
tài sản
Tiền tệ
Ngoại tệ, vàng
Tiền trên tài khoản
Hàng hoá
Hình thức
gửi
Cá nhân gửi
Nhóm gửi (Collective Remittance)
Trung
gian
Kênh
chuyển tiền
Chính thức
Tổ chức tín dụng được cấp phép
Tổ chức chuyển tiền đã được cấp phép
Mang ngoại tệ có khai báo hải quan
Phi chính thức
Tổ chức chưa được cấp phép
Chuyền tiền tay ba
Mang ngoại tệ không khai báo hải quan
Cầu
Mục đích
sử dụng
Tiêu dùng
Trả nợ
Giáo dục, y tế dự phòng
Hàng hóa: hàng nội địa, hàng nhập khẩu
Tiết kiệm
Ngắn hạn
Trung hạn
Dài hạn
Đầu tư
Tài sản
Chứng khoán
Bất động sản
Khác
Phát triển
Dự án phát triển
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Quỹ xã hội, từ thiện
Đối tượng
nhận
Hộ gia đình
Thành thị
Nông thôn
Tổ chức
Nhà nước
Tư nhân
Nguồn: tác giả tự tổng hợp.
Về bên cung
Thứ nhất, xét về tiêu chí chủ thể gửi tiền, việc phân loại
kiều hối tương đối phức tạp nhưng cần thiết để giúp định
hình chính sách quản lý kiều hối phù hợp phục vụ phát triển
kinh tế. Cụ thể, nguồn kiều hối có thể được gửi từ 2 nhóm:
9Khoa học Xã hội và Nhân văn
62(4) 4.2020
(i) người lao động tạm thời và (ii) người lao động đã định cư
(hoặc đã có quốc tịch). Đối với nhóm đầu tiên, xét trên tiêu
chí pháp lý, người lao động được phân nhỏ thành đối tượng
lao động hợp pháp và bất hợp pháp. Trong nhóm lao động
cả hợp pháp và bất hợp pháp, xét về góc độ kỹ năng nghề
nghiệp, có thể tồn tại cả những người có trình độ chuyên
nghiệp (bằng cấp), người có kỹ năng làm việc và người
không có kỹ năng làm việc. Tuy nhiên, trên thực tế, lao động
bất hợp pháp thường là không thuộc nhóm có chuyên môn
bằng cấp. Đối với lao động đã định cư, việc phân chia theo
trình độ lao động cũng tương tự nhưng không quan trọng
bằng nhóm lao động tạm thời. Xét về góc độ giới tính, chủ
thể gửi tiền có thể chia thành nam và nữ.
Việc phân chia kiều hối theo chủ thể như trên nhằm giúp
cơ quan quản lý thiết kế ra các chính sách phù hợp. Cụ thể,
nắm bắt được nguồn kiều hối được gửi từ nhóm đối tượng
nào sẽ có cơ chế, chính sách thích hợp với đối tượng đó. Lấy
đối tượng người lao động tạm thời hợp pháp làm ví dụ điển
hình, chính sách đào tạo và hỗ trợ vay vốn phát triển sản
xuất kinh doanh đối những người lao động tạm thời có trình
độ chuyên môn thấp sau khi trở về quê hương là cần thiết.
Hoặc như trường hợp ở người định cư, chính sách về hàn
gắn, kết nối cộng đồng, quản lý cộng đồng sẽ đóng vai trò
quan trọng hơn. Còn đối với nhóm lao động bất hợp pháp thì
cần có cơ chế chính sách phù hợp trong trường hợp người
đó bị phát hiện và bị bắt giữ tại nước ngoài. Giải pháp mang
tính phòng ngừa hơn đối với loại hình lao động này chính
là việc tăng mức xử phạt đối với các nhóm/doanh nghiệp
không được cấp phép trong việc đưa người ra nước ngoài.
Xét về giới tính, các nghiên cứu trước thường chỉ ra phụ nữ
đi làm ở nước ngoài có xu hướng mang được nhiều kiều hối
hơn và giúp cho con cái sử dụng của cải tốt hơn là nam giới.
Do đó, chính sách xuất khẩu lao động có thể hướng tới ưu
tiên phụ nữ tham gia hơn.
Thứ hai, đối với quốc gia gửi, kiều hối có thể được
chuyển về từ các quốc gia khác nhau tùy thuộc vào lao động
của nước bản xứ đang sinh sống và làm việc tại nước nào.
Việc nắm bắt nguồn gốc tiền gửi từ quốc gia nào cho phép
cơ quan quản lý đưa ra các chính sách khuyến khích phù
hợp nhằm tạo thêm lợi ích cho những người gửi tiền như
thiết lập mạng lưới, cơ sở hạ tầng chuyển tiền chính thức
với chi phí thấp. Bên cạnh đó, nắm bắt được nguồn gốc
kiều hối theo vị trí địa lý giúp công tác dự báo về lượng
kiều hối chuyển về tốt hơn, xét trên những khía cạnh như
bối cảnh kinh tế vĩ mô của nước gửi và đặc điểm lao động
tại quốc gia gửi. Trong các tiêu chí phân loại kiều hối, việc
chia luồng kiều hối theo quốc gia gửi dễ dàng được thống
kê nhất bởi hệ thống chuyển tiền chính thức có thể truy xuất
được nguồn gốc này.
Thứ ba, đối với hình thái tài sản, kiều hối có thể ở dưới
dạng tiền tệ hoặc hàng hóa. Trong bối cảnh chính sách quản
lý ngoại tệ bị thắt chặt, người gửi kiều hối có xu hướng
gửi kiều hối bằng hàng hóa thay cho tiền mặt. Tuy nhiên,
nếu kiều hối ở dạng hàng hóa sẽ gây khó khăn cho cơ quan
thống kê quy mô kiều hối chính xác là bao nhiêu. Và thông
thường lượng kiều hối biểu hiện bằng hình thái hàng hóa
sẽ coi như là một nguồn kiều hối phi chính thức. Do đó,
các chính phủ hiện nay thường khuyến khích gửi kiều hối ở
dạng tiền tệ. Đối với riêng dạng tiền tệ, kiều hối có thể nằm
ở dạng tiền mặt ngoại tệ hoặc nội tệ, cũng có thể nằm trên
tài khoản ngân hàng của người gửi tiền được lập tại nước
bản xứ.
Thứ tư, xét về hình thức gửi kiều hối, hiện nay có hai
hình thức cơ bản, đó là gửi theo dạng cá nhân và gửi theo
nhóm. Trong đó, gửi cá nhân chiếm phần lớn về quy mô và
tần suất. Đối với gửi theo nhóm, hình thức này phát triển tại
Mêhicô khi các công dân nước này đã tạo lập dần mạng lưới
người Mêhicô tại Mỹ, bắt đầu từ hình thức đóng góp chia
sẻ rủi ro trong cộng đồng và tiến tới hình thành các nhóm
đồng hương gửi kiều hối về xây dựng quê hương. Về mặt
chính sách, nhìn từ kinh nghiệm nêu trên, Chính phủ Việt
Nam cần có sự khuyến khích tốt hơn việc gửi kiều hối theo
nhóm nhằm phát triển kinh tế của địa phương, đặc biệt đối
với những nhóm người định cư lâu năm và mối quan hệ
giữa họ và gia đình tại nước bản xứ không còn chặt chẽ như
trước đây.
Về bên trung gian
Đối với bên trung gian, tiêu chí kênh chuyển tiền được
lựa chọn để phân loại kiều hối. Theo đó, kiều hối có thể
được người gửi tiền chuyển qua kênh chính thức hoặc phi
chính thức. Việc phân chia cụ thể kênh gửi tiền nào là chính
thức hay phi chính thức tùy thuộc vào mỗi quốc gia và vùng
lãnh thổ [5]. Tuy có sự khác nhau về mặt quy định giữa các
nước nhưng các kênh chính thức và phi chính thức thông
thường có những loại hình cơ bản sau: kênh chính thức bao
gồm các tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển tiền đã được cơ
quan quản lý cấp phép và việc mang kiều hối trực tiếp vào
quốc gia nhận có khai báo với cơ quan hải quan tại cửa
khẩu. Ngược lại, kênh phi chính thức bao gồm các hình thức
chuyển tiền tay ba, mang kiều hối trực tiếp vào quốc gia mà
không khai báo số tiền và qua các tổ chức cung ứng dịch vụ
chuyển tiền kiều hối chưa được cơ quan quản lý cấp phép.
Việc lựa chọn gửi qua kênh nào phụ thuộc chủ yếu vào mức
phí chuyển tiền phát sinh ở mỗi kênh. Nhân tố thứ hai ảnh
hưởng tới việc lựa chọn kênh chuyển tiền này là, những
người gửi tiền có tình trạng nhập cư bất hợp pháp cũng có
xu hướng gửi tiền qua kênh phi chính thức.
Tùy vào quốc gia, vùng lãnh thổ mà kiều hối được
chuyển đến mà người gửi tiền sẽ cân nhắc so sánh giữa chi
phí phát sinh khi gửi qua từng kênh. Về nguyên tắc, cơ quan
quản lý mong muốn kiều hối được chuyển qua kênh chính
thức bởi lợi ích từ việc thống kê, đo lường kiều hối chính
xác, đồng thời định hướng dòng kiều hối vào những lĩnh
10
Khoa học Xã hội và Nhân văn
62(4) 4.2020
vực, ngành nghề ưu tiên đầu tư. Tuy nhiên, đối với các quốc
gia đang phát triển, thị trường tài chính còn chưa phát triển
toàn diện, đặc biệt là vấn đề giám sát nên dễ tạo điều kiện
cho nạn rửa tiền phát triển. Chính lý do này khiến các quốc
gia đang phát triển kiểm soát chặt chẽ luồng tiền ra vào.
Điều này, trái lại, làm tăng chi phí chuyển tiền chính thức
và kiều hối sẽ được ưu tiên chuyển qua kênh phi chính thức.
Khi quốc gia nhận nhiều kiều hối qua kênh phi chính thức,
số liệu thống kê về kiều hối vào quốc gia đó sẽ bị đánh giá
thấp, khiến khó đánh giá tác động của dòng kiều hối đối với
phát triển kinh tế. Để khắc phục hiện tượng này, nhiều học
giả đã quan tâm đo lường kiều hối phi chính thức tại các
quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau bằng các phương pháp
ước lượng đa dạng qua khảo sát các hộ gia đình [6].
Về bên cầu
Thứ nhất, xét theo tiêu chí mục đích sử dụng, kiều hối
có thể được sử dụng để tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư tài sản
và đầu tư phát triển. Dù sử dụng cho mục đích gì thì hầu hết
vẫn dẫn đến tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên,
nếu như tiêu dùng (hàng nội địa) chỉ mang lại tăng trưởng
kinh tế và lợi ích cho hộ gia đình sử dụng kiều hối trong
ngắn hạn thì tiết kiệm với đầu tư sẽ góp phần phát triển kinh
tế trong dài hạn. Đặc biệt, nếu kiều hối được sử dụng cho
kênh tiêu dùng hàng nhập khẩu lại không làm nền kinh tế
tăng trưởng như trường hợp của El Salvador3. Mặt khác, đối
tượng gửi kiều hối và mục đích gửi kiều hối cũng sẽ quyết
định phần nào đến cách kiều hối được sử dụng ra sao. Nếu
như đối tượng gửi kiều hối là những người đi lao động xuất
khẩu phổ thông, số kiều hối chủ yếu gửi về cho gia đình
phục vụ chi tiêu thiết yếu, xa hơn là cho giáo dục, chăm sóc
sức khỏe. Trái lại, nếu gửi kiều hối là người có thu nhập cao
(có trình độ chuyên môn), cách sử dụng kiều hối lại có thể
cho mục đích đầu tư sinh lời hoặc đầu tư phát triển vào các
dự án cơ sở hạ tầng, từ thiện. Kể từ sau khi giá dầu giảm
mạnh, chính phủ các quốc gia có nhiều người lao động di
cư tại Trung Đông quan tâm nhiều hơn tới việc hướng dòng
kiều hối vào đầu tư phát triển nhằm giúp tác động của kiều
hối ở giác độ vi mô và vĩ mô được bền vững.
Thứ hai, xét theo tiêu chí đối tượng nhận kiều hối, có thể
chia thành hai loại kiều hối gửi về cho gia đình và kiều hối
gửi cho tổ chức. Nếu như hình thức đầu tiên chủ yếu được
gửi từ cá nhân ở nước ngoài thì hình thức thứ hai thường
được gửi theo nhóm (collective remittance). Về mặt chính
sách, dưới góc độ quản lý sắp tới nên đưa ra cơ chế huy
động nhiều kiều hối cho tổ chức phát triển như quỹ xã hội,
từ thiện hay cho ngân sách của địa phương.
Tóm lại, phân loại kiều hối giúp cho công tác thống kê,
quản lý, đặc biệt là thiết kế, xây dựng chính sách kiều hối tốt
hơn. Ngoài ra, việc nắm bắt rõ các loại kiều hối có thể giúp
phân tích và rút ra đặc điểm kiều hối của các quốc gia. Cơ sở
lý thuyết về phân loại kiều hối đóng vai trò quan trọng cho
việc đánh giá chính sách kiều hối tới dòng kiều hối.
Kết luận
Tiếp cận kiều hối theo góc độ cung - cầu không những
đem lại các số liệu thống kê cần thiết mà còn giúp cơ quan
quản lý đưa ra chính sách quản lý kiều hối theo đối tượng
cung - trung gian - cầu. Nghiên cứu đã tiến hành phân loại
kiều hối theo hướng tiếp cận này và đề xuất các giải pháp
chính sách. Đối với bên cung, cần thu hút kiều hối từ các
đối tượng lao động hợp pháp có kỹ năng nghề nghiệp tốt và
làm việc từ các quốc gia phát triển; khuyến khích hình thái
kiều hối theo tiền tệ thông qua cơ chế thông thoáng về kênh
chuyển tiền, hình thức gửi kiều hối nên thúc đẩy nguồn từ
các nhóm. Đối với bên trung gian, quản lý và khuyến khích
các tổ chức nhận và chuyển kiều hối chính thức song song
với hạn chế kiều hối chuyển qua kênh phi chính thức. Cuối
cùng, về bên cầu, chính sách kiều hối cần tập trung nâng cao
nhận thức của người nhận thông qua khuyến khích người
nhận sử dụng kiều hối hợp lý, tăng tỷ trọng cho giáo dục, y
tế dự phòng, giảm tỷ trọng đầu tư vào bất động sản, thúc đẩy
sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, phát triển đối tượng nhận
kiều hối theo nhóm (ví dụ chính quyền địa phương hay các
tổ chức chính trị, xã hội tại địa phương) với mục đích đầu
tư rõ ràng cùng cơ chế minh bạch thông tin về quá trình sử
dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] WB (1999), Worldbank Data Indicators, https://data.worldbank.
org/indicator.
[2] S. Puri & T. Rizetma (1999), “Migrant worker remittances, Micro-
finance and the informal economy: Prospects and issues”, Social Finance
Working Paper, N/21, pp.33.
[3] IMF (2009a), Balance of payments and international investment
position manual (Six ed.), Washington D.C.
[4] IMF (2009b), International transactions in remittances guide
for compliers and users, https://www.imf.org/external/np/sta/bop/2008/
rcg/pdf/guide.pdf?fbclid=IwAR15NFsQ8YHcyVepikGrEbxJpUz27
cyBlcJDETHuuer8hIHwzAheRbjapsI.
[5] IMF (2007), Revision of the fifth edition of the IMF’s balance of
payments manual, https://www.imf.org/external/np/sta/bop/bopman5.htm.
[6] Trần Huy Tùng (2017), Discussion of informal remittance
measurement - Promoting financial inclusion in Vietnam, Kỷ yếu hội thảo
Học viện Ngân hàng.
3El Salvador là một nền kinh tế đang phát triển phụ thuộc lớn vào dòng kiều
hối. So với các quốc gia trong khu vực Trung Mỹ, tốc độ tăng trưởng kinh tế
của El Salvador còn thấp hơn do thua kém về tỷ lệ tiết kiệm cũng như đầu tư
trong nền kinh tế. Mức tăng trưởng kinh tế bình quân tại El Salvador rơi vào
khoảng hơn 2% giai đoạn 2000-2014, trong khi các quốc gia trong khu vực là
4,5%. Tỷ lệ đầu tư của El Salvador so với GDP chỉ đạt mức trung bình 15,5%
từ năm 2000, năm 2015 chỉ đạt gần 14%.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kieu_hoi_va_ham_y_chinh_sach_nhin_tu_goc_do_cung_cau.pdf