Kiểu rừng khô thưa cây họ dầu ưu thế (rừng khộp) ở Tây Nguyên

Cây có vỏ Thân cành nứt nẻ, bong mảnh, thịt vỏ màu từ trắng hồng đến nâu sậm, giác vàng. Cành non màu đỏ, nhiều lỗ bì. Lá kép lông chim 1 lần lẻ, lá chét mọc đối hay gần đối. Phiến lá chét gốc lệch, đầu nhọn, mép lá có răng cưa không đều và gợn sóng.

pdf154 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 732 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kiểu rừng khô thưa cây họ dầu ưu thế (rừng khộp) ở Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lá hình trứng hay hình ngọn giáo, dài 3-6cm, rộng 2-4,5cm, đầu lá nhọn. Hoa nhỏ màu đỏ, dài 4-6,5cm, mọc thành cụm hình xim. Quả hình trứng dài 7-8cm, có rãnh dọc và 2 cánh. Công dụng Gỗ vàng, để lâu sẫm màu,thớ mịn, dễ làm, dễ uốn, bền, dùng đóng đồ đạc. Phân cấp quý hiếm theo sách đỏ VN-2006 EN Phân cấp theo nghị định 32/ 2006/ NĐ-CP Không Thuộc nhóm gỗ II Tài liệu tra cứu Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 318, Nxb Nông Nghiệp, 2002 39. KƠ NIA Tên phổ thông loài: Kơ nia Tên địa phương loài: Tên khoa học: Irvingia malayana Oliv. Ex Benn. Họ: Irvingiaceae Bộ: Rutales Hình ảnh nhận dạng loài Lá Cành Thân Vỏ, giác gỗ 85 Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài Cây gỗ lớn thường xanh, tán hình trứng rậm rạp màu lục thẫm, nhìn xa dễ nhận ra. Vỏ ngoài xám hồng, bong nhiều mảnh nhỏ. Lá đơn mặt trên xanh bóng, có Lá kèm hình mũi dùi, Lá non có màu tím nhạt. Quả hạch hình trái xoan, hạt cứng tồn tại lâu quanh gốc, nguyên hoặc nứt thành 2 mảnh. Đặc điểm sinh học và sinh thái Cây mọc ở rừng thường xanh hoặc rừng thưa nửa rụng Lá, rừng khộp mọc ven sông suối, bãi bằng. Cây nhỏ ưa bóng, có khả năng chịu hạn cao, nảy chồi mạnh. Đặc điểm hình thái Cây gỗ lớn thường xanh, tán hình trứng rậm rạp màu lục thẫm. Vỏ ngoài xám hồng, bong nhiều mảnh nhỏ. Lá đơn mặt trên xanh bóng, Lá kèm hình dùi dài 2-3,5cm, Lá non có màu tím nhạt. Quả hạch hình trái xoan dài 3-4cm, rộng 2,7cm, có 1 hạt, Quả chín màu vàng nhạt, hạt cứng, nứt làm 2 mảnh. Công dụng Cây cho gỗ màu vàng, giác lõi không phân biệt, rất cứng nặng d=1,075, nhưng dễ mối mọt, dùng xẻ ván, xây dựng. Phân cấp quý hiếm theo sách đỏ VN-2006 Không Phân cấp theo nghị định 32/ 2006/ NĐ-CP Không Thuộc nhóm gỗ V Tài liệu tra cứu Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 572, Nxb Nông Nghiệp, 2002 40. MÀ CA LÁ LỚN Tên phổ thông loài: Mà ca lá lớn Tên địa phương loài: Tên khoa học: Buchanania latifolia Roxb. Họ: Anacardiaceae Bộ: Rutales Hình ảnh nhận dạng loài Lá Cành, cụm Hoa Thân Vỏ, giác gỗ Quả Nhựa mủ Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài 87 Cây gỗ có vỏ màu xám tro đến xám đen, nứt dọc ngang thành hình khối, thịt vỏ đỏ, có nhựa mủ màu vàng sau hóa đen cứng. Lá đơn mọc cách hình trứng ngược, giống lá cây đào lộn hột, mặt lá nhẵn và gân lá nổi rõ. Hoa mọc cụm thưa đầu cành. Quả hạch hình cầu hơi dẹt. Đặc điểm sinh học và sinh thái Cây mọc nơi rừng thưa, đất nghèo dinh dưỡng, độ ẩm thấp, tăng trưởng trung bình. Đặc điểm hình thái Cây gỗ lớn, Thân thường không thẳng, vỏ Thân màu xám tro, nứt dọc. Lá đơn mọc cách, chụm đầu cành. Hoa nhỏ mọc thành cụm. Quả hạch hình cầu dẹt, 1cm. Công dụng Gỗ kém chịu mục. Nhựa làm sơn mài, Phân cấp quý hiếm theo sách đỏ VN-2006 Không Phân cấp theo nghị định 32/ 2006/ NĐ-CP Không Thuộc nhóm gỗ Chưa phân loại Tài liệu tra cứu Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 595, Nxb Nông Nghiệp, 2002 41. MÃ TIỀN QUẠ Tên phổ thông loài: Mã tiền quạ Tên địa phương loài: Tên khoa học: Strychnos nux–blanda Hill. Họ: Loganiaceae Bộ: Gentianales Hình ảnh nhận dạng loài Lá Cành lá Thân Vỏ, giác gỗ 89 Quả Quả Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài Lá đơn mọc đối, 2 mặt lá đều láng, thuôn nhọn 2 đầu, lá có 3-5 gân gốc thấy rõ. Quả hình cầu láng bóng, chín màu vàng cam, to bằng trái cam (5-8cm). Đặc điểm sinh học và sinh thái Cây mọc ở rừng thưa, trảng cây bụi, ưa sáng, chịu được đất khô cằn, bộ rễ lớn, ăn sâu. Đặc điểm hình thái Cây gỗ nhỏ, vỏ màu xám xanh (lớp vỏ trong có diệp lục tố). Lá đơn mọc đối, dài 10-20cm, phiến lá hình xoan hay thuôn nhọn 2 đầu, lá có 3-5 gân gốc. Cụm Hoa chùm tụ tán, Hoa màu trắng hay vàng lục. Quả hình cầu láng bóng, chín màu vàng, đường kính từ 5-8cm. Công dụng Cây cho gỗ nhỏ, quả chín ăn được phần thịt vỏ và quanh hạt, hạt có độc dùng để làm thuốc chữa bệnh đau lưng nhức mỏi (ngâm rượu xoa bóp ngoài da, không được uống rượu này hay ăn hạt). Trong hạt có chứa chất Stryxnin làm thuốc. Phân cấp quý hiếm theo sách đỏ VN-2006 Không Phân cấp theo nghị định 32/ 2006/ NĐ-CP Không Thuộc nhóm gỗ VI Tài liệu tra cứu Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 659, Nxb Nông Nghiệp, 2002 42. ME RỪNG Tên phổ thông loài: Me rừng, chùm ruột núi Tên địa phương loài: Tên khoa học: Phyllanthus emblica L. Họ: Euphorbiaceae Bộ: Euphorbiales Hình ảnh nhận dạng loài Lá Cành Thân Quả 91 Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài Cây có vỏ bong như vỏ ổi Lá đơn mọc cách, có lá kèm nhỏ, lá mọc 2 hàng trên cành ngắn, trông giống lá kép của me nhà. Quả hạch hình cầu, màu xanh vàng. Đặc điểm sinh học và sinh thái Cây ưa sáng, chịu khô hạn, đất xấu chặt, chịu được lửa rừng. Tái sinh chồi và hạt tốt. Đặc điểm hình thái Cây gỗ nhỏ đến trung bình. Vỏ màu xám, lá đơn mọc cách xếp sát nhau trong một mặt phẳng trên cành như lá kép lông chim, lá nhỏ 0.4x1-1.5cm, có lá kèm nhỏ như vảy ở cuống lá. Quả hạch hình cầu, màu xanh vàng. Công dụng Cây cho gỗ cứng, màu đỏ. Vỏ chứa nhiều 91annin, dùng nhuộm, thuộc da. Quả, rễ, lá có thể làm thuốc. Hạt chứa nhiều dầu. Me rừng là cây chủ cho thả cánh kiến để lấy nhựa. Phân cấp quý hiếm theo sách đỏ VN-2006 Không Phân cấp theo nghị định 32/ 2006/ NĐ-CP Không Thuộc nhóm gỗ Chưa phân loại Tài liệu tra cứu Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 429, Nxb Nông Nghiệp, 2002 43. MÓNG BÒ Tên phổ thông loài: Móng bò tai voi Tên địa phương loài: Tên khoa học: Bauhinia malabrica Roxb. Họ: Caesalpiaceae Bộ: Fabales Hình ảnh nhận dạng loài Lá Cành Thân Vỏ, giác gỗ Hoa Quả Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài Lá gồm 2 lá phụ dính nhau hình móng bò, mọc cách. Lá có vị chua Cụm Hoa mọc ở đầu cành, Hoa không đều có 5 cánh 4 cánh bằng nhau màu trắng. Bauhinia purpurea 93 Đặc điểm sinh học và sinh thái Cây ưa sáng, mọc ở rừng thưa hay rừng chuyển tiếp. Đặc điểm hình thái Cây Thân gỗ nhỏ. Lá gồm 2 lá phụ dính nhau hình móng bò, mọc cách. Cụm Hoa dạng ngù lớn, mọc ở đầu cành, Hoa không đều có 5 cánh 4 cánh bằng nhau và một cánh cờ với nhiều màu sắc. Quả đậu dẹt dài 20-25cm, hơi cong xoắn. Công dụng Cây cho Hoa đẹp làm cảnh. Gỗ đóng đồ đạc nhỏ. Phân cấp quý hiếm theo sách đỏ VN-2006 Không Phân cấp theo nghị định 32/ 2006/ NĐ-CP Không Thuộc nhóm gỗ Chưa phân loại Tài liệu tra cứu Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam – Quyển 1, tr. 855, Nxb Trẻ, 1999 44. NA LÁ RỘNG Tên phổ thông loài: Na lá rộng, ngọc lan lá rộng Tên địa phương loài: Tên khoa học: Cananga latifolia (Hook. F. Et thoms.) Finet et Gagnep Họ: Anonaceae Bộ: Anonales Hình ảnh nhận dạng loài Lá Cành Thân Vỏ, giác 95 Hoa Quả Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài Cây có vỏ màu xám nâu hay xám trắng. Cành non và lá có lông mịn. Lá đơn mọc cách, gốc hình tim hay bầu dục. Vò lá có mùi thơm cam quýt. Hoa lớn, mẫu 3, màu vàng nhạt. Quả kép, mọng, hình trứng dài 1.5-2cm. Đặc điểm sinh học và sinh thái Cây sống trong rừng ẩm thường xanh hay rừng khộp nóng ẩm và khô. Đặc điểm hình thái Cây gỗ lớn, thường xanh cao 20-25m, vỏ Thân xám nhẵn. Cành lá rất mềm, có nhiều lông mịn. Lá đơn mọc cách, kích thước khá lớn 20-30x10-15cm, có nhiều lông mặt dưới. Hoa lớn mẫu 3, mọc phía đối diện với lá. Quả kép, mọng, 1,5-2cm. Hạt màu đỏ, nhẵn bóng. Công dụng Gỗ nhẹ, đóng đồ đạc thông thường hay dùng trong xây dựng. Gỗ Thân dùng làm thuốc hạ sốt, vỏ Thân trị các bệnh về hô hấp. Hoa cho dầu, ướp trà, hương vị Phân cấp quý hiếm theo sách đỏ VN-2006 Không Phân cấp theo nghị định 32/ 2006/ NĐ-CP Không Thuộc nhóm gỗ VIII Tài liệu tra cứu Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 58, Nxb Nông Nghiệp, 2002 45. NHÃN DÊ Tên phổ thông loài: Nhãn dê Tên địa phương loài: Tên khoa học: Lepisanthes rubiginosa (Roxb.) Leenh. Họ: Sapindaceae Bộ: Sapindales Hình ảnh cả cây Hình ảnh nhận dạng loài Lá Cành Thân, vỏ Cây tái sinh 97 Hoa Hoa Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài Cây gỗ nhỏ, vỏ xám nứt dọc sâu giống cây thầu tấu lông. Cành non phủ lông dày màu gỉ sắt. Lá kép lông chim chẵn, có 5-6 cặp lá chét lớn mọc đối, lá chét dài đến 20cm, rộng 3-6cm, khá mềm mỏng màu xanh nhạt, mặt dưới nhất là trên gân lá có nhiều lông nhung màu gỉ sắt. Đặc điểm sinh học và sinh thái Cây ưa sáng, chịu khô hạn và đất xấu. Cây mọc nơi rừng thứ sinh, trảng cây bụi. Đặc điểm hình thái Cây gỗ nhỏ cao 3-10m, vỏ Thân cành nứt dọc sâu, dày. Cành non và mặt dưới lá phủ nhiều lông nhung màu gỉ sắt. Lá kép lông chim chẵn, dài 20-40cm, có từ 2-8 đôi lá chét mọc đối. Hoa cụm đầu cành hay nách lá, Hoa nhỏ, cành Hoa phủ nhiều lông nhung gỉ sắt. Quả hạch, tròn dài, chín đỏ sau đen tím. Công dụng Gỗ cứng, ít mục dùng làm nông cụ, đồ dùng gia đình, mỹ nghệ. Phân cấp quý hiếm theo sách đỏ VN-2006 Không Phân cấp theo nghị định 32/ 2006/ NĐ-CP Không Thuộc nhóm gỗ Chưa phân loại Tài liệu tra cứu Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 543, Nxb Nông Nghiệp, 2002 46. NHÀU NHUỘM Tên phổ thông loài: Nhàu nhuộm Tên địa phương loài: Tên khoa học: Morinda tomentosa Heyn. Họ: Rubiaceae Bộ: Gentianales Hình ảnh nhận dạng loài Lá Cành Thân Vỏ, giác gỗ Vỏ Quả 99 Hoa Gỗ Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài Cây gỗ nhỏ, vỏ Thân nứt dọc sâu, màu xám vàng, giác màu vàng tươi, phân Cành dài, khẳng khiu. Cành non hơi vuông cạnh. Lá đơn mọc đối. Quả hạch nhân cứng dính nhau thành khối hình cầu hay thuôn hình trứng. Đặc điểm sinh học và sinh thái Cây sống trong rừng khộp, rừng thưa Tây Nguyên. Hoa tháng 11-4, Quả tháng 4-9. Đặc điểm hình thái Cây gỗ nhỏ, cao 7-15m, vỏ Thân nứt dọc sâu, màu xám vàng, phân Cành dài, khẳng khiu, hơi vuông cạnh. Lá đơn mọc đối, thuôn bầu dục, đầu Lá hơi nhọn, dài 8-10cm, có 6-7 cặp gân Lá, mặt trên xanh thẫm, mặt dưới lục nhạt. Cụm Hoa hình đầu ở nách Lá, Hoa trắng nhỏ. Quả hạch nhân cứng dính nhau thành khối hình cầu hay thuôn hình trứng. Công dụng Gỗ giác vàng đẹp cứng, bền dùng xây dựng nhỏ, rễ cây làm thuốc nhuận tràng, lợi tiểu, hạ huyết áp, Quả non ăn như rau, vỏ cho tanin để nhuộm. Phân cấp quý hiếm theo sách đỏ VN-2006 Không Phân cấp theo nghị định 32/ 2006/ NĐ-CP Không Thuộc nhóm gỗ Chưa phân loại Tài liệu tra cứu Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 699, Nxb Nông Nghiệp, 2002 47. NHỌC Tên phổ thông loài: Nhọc Tên địa phương loài: Tên khoa học: Polyalthia ceirasoides (Roxb.) Benth. Et Hook. Họ: Annonaceae Bộ: Annonales Hình ảnh nhận dạng loài Lá Cành Thân Vỏ, giác gỗ 101 Hoa Quả Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài Cây có vỏ Thân màu xám tro đến nâu đen, giác vàng nhạt. Lá đơn mọc cách, vò lá có mùi thơm. Hoa mẫu 3, cánh tràng dày, màu vàng xanh. Quả kép nhiều quả hình trái xoan có cuống dài, khi chín màu đỏ, 1 hạt. Đặc điểm sinh học và sinh thái Cây chịu khô hạn, thường gặp ở ven rừng thứ sinh, trong rừng thường xanh, là cây ưa sáng, lúc nhỏ ưa bóng. Hạt chịu được lửa, tái sinh tốt. Đặc điểm hình thái Cây gỗ trung bình cao 10-20m, đường kính 20-50m. Lá đơn mọc cách, mặt dưới lá có lông, hình mác, mũi nhọn, gốc lá hơi tròn. Hoa mẫu 3, 3 lá đài nhỏ hình tam giác màu xanh, 6 cánh tràng dày màu xanh vàng xếp thành 2 lớp, cuống to và dài 3-4cm. Quả kép mang nhiều quả con hình trái xoan có cuống dài, khi chín màu đỏ, 1 hạt. Công dụng Gỗ vàng nhạt hơi xám, cứng nặng. Gỗ dùng đóng đồ đạc, xây dựng Phân cấp quý hiếm theo sách đỏ VN-2006 Không Phân cấp theo nghị định 32/ 2006/ NĐ-CP Không Thuộc nhóm gỗ IV Tài liệu tra cứu Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 71, Nxb Nông Nghiệp, 2002 48. QUAU VÀNG Tên phổ thông loài: Quau vàng Tên địa phương loài: Tên khoa học: Stereospermum cylindricum Pierre ex Dop. Họ: Bignoniaceae Bộ: Scrophulariales Hình ảnh nhận dạng loài Lá Cành Thân Vỏ, giác gỗ Quao núi – Stereospermum colais 103 Quả Quả Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài Cây gỗ có vỏ Thân xám hay nâu vàng bóng, lồi lõm, thịt vỏ màu vàng với nhiều lớp mỏng xếp chồng. Lá kép lông chim 1 lần lẻ, mọc đối, 3-4 đôi. Quả nang dài cong xoắn. Đặc điểm sinh học và sinh thái Ven khe suối rừng khộp và rừng giáp ranh, nhiều đá nổi. Ưu hợp: Cà chít – gõ mật – thị Đặc điểm hình thái Cây gỗ trung bình, phân cành cao, vỏ lồi lõm, màu nâu vàng bóng. Lá kép lông chim lẻ, mọc đối, dài 20-30cm, có 3-4 cặp lá chét. Hoa có tràng hợp hình chuông. Quả nang xoắn. Công dụng Gỗ đóng đồ đạc, xây dựng. Phân cấp quý hiếm theo sách đỏ VN-2006 K Phân cấp theo nghị định 32/ 2006/ NĐ-CP Không Thuộc nhóm gỗ VI Tài liệu tra cứu Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 708, Nxb Nông Nghiệp, 2002 49. QUAO XANH Tên phổ thông loài: Quao xanh, ké trung bộ Tên địa phương loài: Tên khoa học: Stereospermum annamense A. Chevalier ex Dop. Họ: Bignoniaceae Bộ: Scrophulariales Hình ảnh nhận dạng loài Lá Cành Thân Vỏ, giác gỗ Thân Quả Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài 105 Vỏ màu xám trắng, nứt dọc và nứt ngang nhiều tạo nhiều khối chóp nhọn. Lá kép lông chim 1 lần lẻ, mọc đối, có lông mịn mặt dưới màu nâu. Quả nang. Đặc điểm sinh học và sinh thái Mọc nơi rừng thứ sinh hoặc rừng ẩm tiếp giáp với rừng khộp. Đặc điểm hình thái Cây gỗ lớn, vỏ màu xám trắng, nứt dọc và nứt ngang nhiều tạo khối hình trông như da cá sấu. Lá kép lông chim 1 lần lẻ, mọc đối, lá chét rộng 8-10cm, dài 12-14cm, có lông mịn mặt dưới màu nâu. Quả nang dạng đũa 4 cạnh. Công dụng Dùng đóng đồ đạc gia dụng. Phân cấp quý hiếm theo sách đỏ VN-2006 Không Phân cấp theo nghị định 32/ 2006/ NĐ-CP Không Thuộc nhóm gỗ V Tài liệu tra cứu Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 707, Nxb Nông Nghiệp, 2002 50. RAU SẮNG, RAU NGÓT RỪNG Tên phổ thông loài: Rau ngót rừng, Rau sắng, rau mì chính Tên địa phương loài: Tên khoa học: Meliantha suavis Pierre. Họ: Opiliaceae Bộ: Santalales Hình ảnh nhận dạng loài Lá Cành Thân Vỏ, giác gỗ Hoa 107 Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài Cây gỗ có vỏ Thân mềm, khúc khuỷu, vỏ màu xám xanh, nhiều cành nhánh xanh có đốm lỗ bì màu trắng. Lá đơn mọc cách, xanh bóng dạng như lá chanh, rất giòn, vò dễ nát. Hoa nhỏ mọc cụm, rất thơm. Đặc điểm sinh học và sinh thái Rừng thưa, gặp ở Ea Súp – Đăk Lăk. Mọc nơi đất ẩm, ven suối, nhưng vùng ngập nước mùa mưa cây mọc ở phần đất nhô lên cao, thường là ụ mối. Đặc điểm hình thái Cây gỗ nhỏ cao 5-10m, khúc khuỷu, vỏ màu xám xanh, nhiều cành nhánh nhỏ, xanh. Lá đơn mọc cách, xanh bóng, phiến lá hình thuôn nhọn 2 đầu dài 7-12x3-4cm. Hoa mọc cụm bông chùy ở gần đầu cành hay nách lá đã rụng, phân nhánh, màu xanh lục. Quả hạch, hình trứng, chín vàng, 1 hạt màu trắng. Công dụng Lá có vị ngọt làm rau ăn rất tốt cho sức khỏe. Quả chữa bệnh đường ruột, rễ trị giun. Phân cấp quý hiếm theo sách đỏ VN-2006 Không Phân cấp theo nghị định 32/ 2006/ NĐ-CP Không Thuộc nhóm gỗ VIII Tài liệu tra cứu Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 631, Nxb Nông Nghiệp, 2002 51. RÂM Tên phổ thông loài: Râm, chò nhai Tên địa phương loài: Tên khoa học: Anogeisus acuminate (DC.) Giull. Et Perr. Họ : Combretaceae Bộ : Myrtaceae Hình ảnh nhận dạng loài Lá Cành Thân Vỏ, giác gỗ 109 Hoa Quả Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài Cây Thân gỗ, vỏ Thân xám đen, nứt dọc, cành mảnh rủ xuống, lá và cành non có lông màu trắng bạc. Lá đơn mọc đối, phiến lá nhỏ 4-6cm, đầu lá nhọn, mặt dưới lá màu nhạt có lông, mặt trên xanh lục. Cụm Hoa quả hình đầu đường kính 1-2cm. Đặc điểm sinh học và sinh thái Cây ưa sáng mọc nhanh, thường mọc ven rừng thứ sinh hay nửa rụng lá. Tái sinh chồi mạnh thường gặp ven đường đi, rẫy cũ. Đặc điểm hình thái Cây gỗ lớn, vỏ Thân xám đen, nứt dọc, cành mảnh rủ xuống, lá và cành non có lông màu trắng bạc. Lá đơn mọc đối, phiến lá nhỏ 4- 6cm, mặt dưới lá màu nhạt có lông, mặt trên xanh lục. Cụm Hoa quả hình đầu đường kính 1-2cm. Công dụng Gỗ cứng nặng, giác xám, lõi xám đỏ, kém chịu nước. Dùng trong xây dựng, đóng đồ dùng gia đình. Phân cấp quý hiếm theo sách đỏ VN-2006 Không Phân cấp theo nghị định 32/ 2006/ NĐ-CP Không Thuộc nhóm gỗ VI Tài liệu tra cứu Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 690, Nxb Nông Nghiệp, 2002 52. SẦM Tên phổ thông loài: Sầm, trâm đất Tên địa phương loài: Tên khoa học: Memecylon edule Roxb. Họ: Melastomataceae Bộ: Myrtales Hình ảnh nhận dạng loài Lá Cành Thân Cành quả 111 Hoa Quả Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài Cây gỗ có vỏ nâu đen, nứt dọc, Thân cành dẻo, nhánh non nâu đỏ. Lá đơn mọc đối mặt lá bóng, phiến lá hình xoan nhỏ 3x4cm. Hoa tím. Quả tồn tại vết tích của đế Hoa trên đầu như quả họ sim Myrtaceae. Đặc điểm sinh học và sinh thái Cây ưa sáng, mọc cả trên đất xấu cằn, chịu được lửa rừng Đặc điểm hình thái Cây gỗ nhỏ hay bụi, vỏ Thân nứt dọc, cành nhánh mềm dẻo. Cây lá đơn mọc đối, tán lá xanh bóng. Hoa mọc thành cụm màu tím, nhị đính ống tràng. Quả tồn tại vết tích của đế Hoa trên đầu như quả họ sim Myrtaceae. Công dụng Cây cho gỗ nhỏ nhưng mềm dẻo có thể làm nông cụ. Phân cấp quý hiếm theo sách đỏ VN-2006 Không Phân cấp theo nghị định 32/ 2006/ NĐ-CP Không Thuộc nhóm gỗ Chưa phân loại Tài liệu tra cứu Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam – Quyển 2, tr. 100, Nxb Trẻ, 1999 53. SẾN MỦ Tên phổ thông loài: Sến mủ Tên địa phương loài: Tên khoa học: Shorea roxburghii G. Don Họ: Dipterocarpaceae Bộ: Malvaceae Hình ảnh nhận dạng loài Lá Hoa Quả Vỏ, giác gỗ 113 Nhựa mủ Thân Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài Cây gỗ có vỏ màu xám đen, nứt sâu, vỏ màu vàng nâu, nhiều xơ sợi thô, vết nứt có chảy nhựa trắng. Lá đơn mọc cách, phiến Lá hình bầu dục, nhẵn cả 2 mặt, cuống phình ½ phía gốc lá. Quả hình trứng, có 3 cánh lớn, dài 5-7cm, 2 cánh nhỏ dài 3-4 cm. Đặc điểm sinh học và sinh thái Cây mọc trên nhiều loại đất, nhưng thích họp với loại đất sâu nhiều mùn. Đặc điểm hình thái Cây gỗ lớn, Thân thẳng, có bạnh nhỏ. Vỏ Thân dày, màu xám đen, nứt sâu thịt màu vàng nâu. Lá đơn mọc cách, phiến Lá hình bầu dục hay mác thuôn, đầu Lá nhọn hay lõm, gốc tròn, rộng, Lá dài 8-14cm, rộng 4-7cm, nhẵn cả 2 mặt. Quả hình trứng, có 3 cánh lớn, rộng 1 cm, 2 cánh nhỏ dài 4 cm. Công dụng Cây giác lõi phân biệt, màu vàng nhạt, sau thành màu vàng sẫm hay nâu đỏ nhạt. Phân cấp quý hiếm theo sách đỏ VN-2006 Không Phân cấp theo nghị định 32/ 2006/ NĐ-CP Không Thuộc nhóm gỗ III Tài liệu tra cứu Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 324, Nxb Nông Nghiệp, 2002 54. SÓNG RẮN Tên phổ thông loài: Sóng rắn, bồ kết tây Tên địa phương loài: Tên khoa học: Albizia lebbeck (L.) Benth. Họ: Mimosaceae Bộ: Fabales Hình ảnh nhận dạng loài Lá Cành Thân Vỏ, giác gỗ 115 Hoa Quả Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài Cây gỗ lớn, vỏ xám, nứt nẻ, thịt vỏ dày màu hồng. Lá kép lông chim 2 lần chẵn, cuống chính dài 20-30cm, 4 cặp cuống lá phụ, mỗi cuống mang 9- 10 cặp lá chét nhỏ, gốc lá lệch. Đặc điểm sinh học và sinh thái Rừng thưa, bán thường xanh, ưa sáng, dễ tái sinh. Ưu hợp họ Dầu – Bàng – Cẩm lai. Đặc điểm hình thái Cây gỗ lớn, vỏ xám, nứt nẻ. Lá kép lông chim 2 lần chẵn, cuống chính dài 20-30cm, 4 cặp cuống lá phụ, mỗi cuống mang 9-10 cặp lá chét nhỏ hình chữ nhật, gốc lá lệch. Cụm Hoa hình ngù dạng đầu, hợp hình chùy. Quả đậu dẹt, dài. Công dụng Gỗ giác lõi phân biệt, cứng, giác dễ mục, lõi cứng đẹp, dùng làm đồ mỹ nghệ, xây dựng. Vỏ chứa tanin, dùng làm nguyên liệu thuộc da. Cây dễ bị nấm linh chi - Ganoderma lucidum kí sinh, từ những vết thương có nhiều gum. Do vậy có thể sử dụng Thân cây này để làm giá thể trồng nấm linh chi. Phân cấp quý hiếm theo sách đỏ VN-2006 Không Phân cấp theo nghị định 32/ 2006/ NĐ-CP Không Thuộc nhóm gỗ VI Tài liệu tra cứu Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 496, Nxb Nông Nghiệp, 2002 55. SỒI KERI Tên phổ thông loài: Sồi kerri, giẻ ke, dẻ gân phẳng Tên địa phương loài: Tên khoa học: Quercus kerri Craib. Họ: Fagaceae Bộ: Fagales Hình ảnh nhận dạng loài Lá Cành Thân Vỏ 117 Quả Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài Cây gỗ, vỏ Thân và cành lớn nứt dọc sâu, cành non phủ lông nhung màu xám nâu. Lá đơn mọc cách, hình bầu dục thuôn dài, có răng cưa thưa và tù. Quả có đấu hình chén bao bọc 1/3 – 1/2 quả. Đặc điểm sinh học và sinh thái Cây ưa sáng đến trung tính, cây con chịu bóng. Cây mọc chậm. Đặc điểm hình thái Cây gỗ trung bình cao 15-20m, đường kính đến 40-50cm, vỏ Thân và cành lớn nứt dọc sâu, cành non phủ lông nhung màu xám nâu. Lá đơn mọc cách, hình bầu dục thuôn dài, dài 15-20cm, rộng 4-6cm, có răng cưa thưa và tù. Cụm Hoa đực đầu cành, Hoa cái không cuống đơn độc ở nách lá. Quả có đấu hình chén bao bọc 1/3 – 1/2 quả. Công dụng Gỗ dùng trong xây dựng, đóng đồ đạc. Phân cấp quý hiếm theo sách đỏ VN-2006 Không Phân cấp theo nghị định 32/ 2006/ NĐ-CP Không Thuộc nhóm gỗ V Tài liệu tra cứu Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 172, Nxb Nông Nghiệp, 2002 56. SỔ 5 NHỤY Tên phổ thông loài: Sổ 5 nhụy Tên địa phương loài: Tên khoa học: Dillenia pentagyna Roxb. Họ: Dilleniaceae Bộ: Dilleniales Hình ảnh nhận dạng loài Lá Cành Thân Vỏ, giác gỗ Hoa Quả 119 Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài Lá đơn mọc cách dài 20-25cm, rộng 10-20cm. Gân xếp song song với nhau đều đặn và kéo dài tới tận đỉnh các răng cưa, một vài gân chẻ nhánh ở gần mép. Hoa màu vàng, cánh đài 5, nhụy 5. Quả hình cầu, ngoài có Lá đài bao bọc, đường kính 1,5 cm, khi chín Lá đài màu vàng cam hoặc đỏ. Đặc điểm sinh học và sinh thái Cây mọc trong các trảng cây bụi hay trong rừng thưa, khô, rụng Lá hoặc nửa rụng Lá. Cây ưa đất sâu dày. Đặc điểm hình thái Cây gỗ vỏ nhẵn màu xám tro, bong mảnh. Lá đơn mọc cách dài 20- 25cm, rộng 10-20cm, Cành non Lá có thể dài tới 1m. Cuống Lá có cánh. Gân xếp song song với nhau đều đặn và kéo dài tới tận đỉnh thành các răng cưa nhọn. Hoa màu vàng, cánh đài 5, màu xanh, có lông. Cánh tràng 5, hình trứng trái xoan đầu tròn, màu vàng. Bầu có 5 Lá noãn. Mỗi Lá noãn mang 20 noãn. Quả hình cầu, đường kính 1,5 cm, khi chín màu vàng cam hoặc đỏ. Ngoài có Lá đài bao bọc. Hạt hình trứng, dài 5mm. Công dụng Gỗ khô ít nứt nẻ, gỗ dùng trong xây dựng, làm tà vẹt, đóng đồ dùng gia đình. Quả ăn được. Phân cấp quý hiếm theo sách đỏ VN-2006 Không Phân cấp theo nghị định 32/ 2006/ NĐ-CP Không Thuộc nhóm gỗ VII Tài liệu tra cứu Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 185, Nxb Nông Nghiệp, 2002 57. SỔ TRAI Tên phổ thông loài: Sổ trai, sổ 10 nhụy Tên địa phương loài: Tên khoa học: Dillenia ovata Wall. Ex Hook.F.et Thoms Họ: Dilleniaceae Bộ: Dilleniales Hình ảnh nhận dạng loài Lá Cành Thân Vỏ, giác gỗ Hoa Quả, Hoa 121 Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài Cây gỗ, vỏ xám trắng, vết đẽo màu nâu nhạt. Lá dạng trái xoan ngược, gân nổi rõ cả 2 mặt, song song với nhau, kéo dài tận mép Lá như gai nhọn 1-2mm. Hoa lớn, lá đài có lông mịn, 5 cánh tràng màu vàng, nhị đực nhiều. Bầu có 10 lá noãn, nhụy tồn tại lâu bên trong lá đài. Đặc điểm sinh học và sinh thái Loài ưa đất dày và ẩm, mọc rừng thường xanh và rải rác trong rừng khộp. Ưa sáng, chịu được khô hạn, cây rụng lá Đặc điểm hình thái Cây gỗ lớn, vỏ Thân màu xám có sọc, phân Cành nhiều, mập có nhiều vết sẹo do Lá rụng. Lá hình trái xoan, gân bên song song kéo ra mép tạo thành răng cưa, mọc tập trung ở đầu Cành. Hoa màu vàng mẫu 5 có 10 nhụy. Quả có Lá đài phát triển bao bọc, dạng hình trứng đường kính 3-4cm. Công dụng Gỗ dùng đóng đồ đạc, làm cầu, làm thuyền, dùng trong xây dựng. Vỏ cây có vị chua chát, có tác dụng chữa tiêu chảy, trị kiết. Quả có đài mập ăn được. Phân cấp quý hiếm theo sách đỏ VN-2006 Không Phân cấp theo nghị định 32/ 2006/ NĐ-CP Không Thuộc nhóm gỗ Chưa phân loại Tài liệu tra cứu Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 184, Nxb Nông Nghiệp, 2002 58. SƠN BIÊN Tên phổ thông loài: Sơn biên Tên địa phương loài: Tên khoa học: Schrebera swietenioides Roxb. Họ: Oleaceae Bộ: Oleales Hình ảnh nhận dạng loài Lá Cành Thân Vỏ, giác gỗ Hoa Quả Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài Lá kép lông chim lẻ, mọc đối. 123 Hoa cụm hình chùy thưa đầu cành, Hoa có tràng hình ống, trên xẻ 6 thùy, nhiều lông màu nâu đậm. Hoa thơm mùi như Hoa nhài. Quả nang 2 ô, chín hóa gỗ cứng, nứt đôi. Đặc điểm sinh học và sinh thái Phân bố rộng, không tập trung từ rừng thường xanh đến rừng khộp Buôn Đôn, Ea Sup. Đặc điểm hình thái Cây gỗ lớn, Thân mập, tròn, vỏ Thân xám, nứt nhẹ, phân cành dài. Lá kép lông chim lẻ mọc đối, cuống chung dài 20cm, 3-7 lá chét, khoảng 3 cặp lá chét mọc đối cuống dài 1-2cm, phiến lá chét gốc lệch, đầu nhọn dài 6-8cm. Hoa mọc cụm hình chùy thưa, tràng hợp hình ống, trên xẻ 6 thùy nhiều lông màu hung nâu. Quả nang khô hóa gỗ, nứt làm 2 mảnh, ở giữa có vách ngăn. Hạt có cánh mỏng. Công dụng Gỗ tốt, khá bền, dùng trong xây dựng, xẻ ván. Vỏ Thân làm thuốc trị mụn nhọt, rễ trị phong hủi. Lá sắc trị ho, tiểu tiện xấu. Trái được cho là chữa bệnh mắt thủy tinh kết mạc. Phân cấp quý hiếm theo sách đỏ VN-2006 Không Phân cấp theo nghị định 32/ 2006/ NĐ-CP Không Thuộc nhóm gỗ Chưa phân loại Tài liệu tra cứu Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 693, Nxb Nông Nghiệp, 2002 59. SƠN HUYẾT Tên phổ thông loài: Sơn đào, Sơn huyết Tên địa phương loài: Tên khoa học: Melanorrhoea laccifera Pierre. Họ: Anacardiaceae Bộ: Rutales Hình ảnh nhận dạng loài Lá Cành Thân Vỏ, giác gỗ 125 Nhựa mủ Quả Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài Cây gỗ có vỏ màu xám tro, thịt vỏ nâu nhạt, có nhựa mủ nâu đỏ sau đen. Lá đơn mọc cách hình trứng ngược, giống lá cây đào lộn hột, mặt lá nhẵn và gân lá nổi rõ. Hoa mọc cụm thưa nách lá đầu cành. Quả hạch hình cầu hơi dẹt, 4-5 cánh tồn tại ở cuống. Đặc điểm sinh học và sinh thái Cây mọc nơi rừng thưa, đất nghèo dinh dưỡng, độ ẩm thấp, tăng trưởng trung bình. Đặc điểm hình thái Cây gỗ lớn, vỏ Thân màu xám tro. Lá đơn mọc cách, gân lá nổi rõ, phiến lá hình bầu dục hay xoan ngược, dài 8-12cm. Hoa mọc cụm đầu cành, kích thước nhỏ. Quả hạch hình cầu, vỏ nhẵn, cuống dài, có 4-5 cánh tồn tại ở cuống. Công dụng Gỗ dùng xây dựng, nhựa làm sơn, vecni. Phân cấp quý hiếm theo sách đỏ VN-2006 R Phân cấp theo nghị định 32/ 2006/ NĐ-CP Không Thuộc nhóm gỗ I Tài liệu tra cứu Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam – Quyển 2, tr. 372, Nxb Trẻ, 1999 60. SƯNG Tên phổ thông loài: Sưng, li gạt Tên địa phương loài: Tên khoa học: Semecarpus sp. Họ: Anacardiaceae Bộ: Rutales Hình ảnh nhận dạng loài Lá Cành Thân Vỏ, giác gỗ Hoa Nhựa mủ Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài 127 Cây gỗ vỏ xám nâu, nứt dọc, thịt vỏ nâu vàng, có nhựa mủ nâu sậm sau đen. Lá đơn mọc cách, phiến lá dài hình trứng ngược, dưới thót lại, mặt dưới màu xám đến nâu nhạt, gân nổi rõ, mép cong lên. Hoa nhỏ mọc cụm hình chùy lớn đầu cành, phân nhiều nhánh. Đặc điểm sinh học và sinh thái Rừng thưa đến bán thường xanh, chịu khô nóng, đất thịt pha cát, ưa sáng. Đặc điểm hình thái Cây gỗ trung bình, cao 10m, phân cành nhiều, vỏ xám nứt dọc nhẹ. Lá đơn mọc cách, phiến lá hình trứng ngược dài 10-20cm, nửa dưới thót nhọn, cuống dài 1cm, mặt dưới lá màu nâu xám, gân nổi rõ, mép cong hướng lên. Cụm Hoa hình chùy đầu cành, dài 15 đến 50cm, phân nhiều nhánh, Hoa nhỏ tạp tính. Quả hạch hình cầu. Công dụng Gỗ đóng đồ đạc thông thường, nhựa mủ độc có thể làm sơn. Phân cấp quý hiếm theo sách đỏ VN-2006 Không Phân cấp theo nghị định 32/ 2006/ NĐ-CP Không Thuộc nhóm gỗ Chưa phân loại Tài liệu tra cứu 61. THÀNH NGẠNH LÔNG Tên phổ thông loài: Thành ngạnh lông Tên địa phương loài: Tên khoa học: Cratoxylon prunifolium (Kurz.) Họ: Hypericaceace Bộ: Theales Hình ảnh nhận dạng loài Lá Cành Thân gai – ngạnh Hoa 129 Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài Cây gỗ, Thân có nhiều cành hóa thành gai nhọn dài, vạt vỏ có nhựa mủ vàng, cành lá non có nhiều lông nhung trắng. Lá đơn mọc đối, phiến lá thuôn dài rộng khoảng 2cm. Đặc điểm sinh học và sinh thái Cây ưa sáng mọc nhanh, ở rừng thưa, thứ sinh, cây tái sinh ven đường đi, các trảng trống rất nhiều. Đặc điểm hình thái Cây gỗ lớn, Thân thẳng có nhiều gai nhọn và to, vỏ xám, bong mảnh, cành lá non có nhiều lông nhung trắng. Lá đơn mọc đối, phiến lá dài 8-12cm, rộng 2cm. Hoa trắng mọc thành cụm, 5 cánh. Công dụng Cây tiên phong trong quá trình rừng phục hồi, gỗ làm nhà, trụ tiêu. Phân cấp quý hiếm theo sách đỏ VN-2006 Không Phân cấp theo nghị định 32/ 2006/ NĐ-CP Không Thuộc nhóm gỗ V Tài liệu tra cứu Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 214, Nxb Nông Nghiệp, 2002 62. THÀNH NGẠNH Tên phổ thông loài: Thành ngạnh đỏ ngọn Tên địa phương loài: Tên khoa học: Cratoxylon formosum (Kurz.) Gagnep. Họ: Hypricaceae Bộ: Theales Hình ảnh nhận dạng loài Lá Cành Thân Vỏ, giác gỗ, nhựa mủ Hoa Quả nang khô Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài Cây gỗ, vỏ Thân cây lớn bong vảy đến mảnh nhỏ, màu nâu, vạc vỏ có nhiều nhựa mủ vàng, 131 Thân cành có nhiều gai to, cứng và nhọn. Lá đơn mọc đối, phiến lá dài nhọn, không lông, lá non có màu đỏ sẫm sau nhạt dần. Hoa trắng, quả nang khô nứt 3 mảnh. Đặc điểm sinh học và sinh thái Cây ưa sáng, mọc nhanh, chịu hạn. Thành ngạnh là cây gỗ tiên phong trong rừng thứ sinh, nương rẫy cũ, ven đường. Đặc điểm hình thái Cây gỗ trung bình đến lớn, cao 15-20m, đường kính 30-40cm. Vỏ Thân màu nâu xám, bong mảnh, nứt dọc nhẹ, Thân cành có nhiều gai to, dài 5-7cm. Lá đơn mọc đối, lá non màu đỏ nâu, phiến lá dài nhọn 9-12cm, rộng 2-2,5cm. Hoa trắng, mẫu 5, mọc cụm quanh Thân cành. Quả nang, hạt có cánh. Công dụng Cây cho gỗ nâu nhạt, nặng nhưng không bền, dùng làm trụ cột trồng tiêu, làm nhà. Lá non ăn được. Phân cấp quý hiếm theo sách đỏ VN-2006 Không Phân cấp theo nghị định 32/ 2006/ NĐ-CP Không Thuộc nhóm gỗ V Tài liệu tra cứu Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 214, Nxb Nông Nghiệp, 2002 63. THẦU TẤU LÔNG Tên phổ thông loài: Thầu tấu lông Tên địa phương loài: Tên khoa học: Aporosa villosa (Lind.) H. Baill. Họ: Euphorbiaceae Bộ: Euphorbiales Hình ảnh nhận dạng loài Cành Lá Thân Vỏ, giác gỗ Hoa Quả Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài 133 Cây gỗ nhỏ, vỏ Thân màu xám, nứt dọc nhiều, nhánh non có lông nhung. Lá đơn mọc cách, gần tròn, mặt Lá có lông nhung mịn, có đôi Lá kèm hình tai. Đặc điểm sinh học và sinh thái Cây ưa sáng mọc nhanh, thường mọc nơi đất Hoang, rừng thưa, chịu được đất xấu. Đặc điểm hình thái Cây gỗ nhỏ cao 6-12m, vỏ Thân màu xám, nứt dọc nhiều, vỏ dính chặt vào giác, rất khó bóc ra. Lá đơn mọc cách, mặt Lá có lông nhung mịn, có Lá kèm hình tai. Quả nang hình bầu dục kích thước 0,5x1cm. khi chín vỏ nứt ra, quanh hạt bọc một lớp áo mọng nước màu vàng cam hoặc màu vàng nhạt. Công dụng Gỗ nhỏ, làm cột, đóng đồ nhỏ, xây dựng. Quả ăn được. Phân cấp quý hiếm theo sách đỏ VN-2006 Không Phân cấp theo nghị định 32/ 2006/ NĐ-CP Không Thuộc nhóm gỗ VII Tài liệu tra cứu Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam – Quyển 2, tr. 220, Nxb Trẻ, 1999 64. THỊ MÂM Tên phổ thông loài: Thị mâm Tên địa phương loài: Tên khoa học: Diospyros ehretioides Wall. Ex G. Don Họ: Ebenaceae Bộ: Ebenales Hình ảnh nhận dạng loài Lá Cành Thân Vỏ, giác gỗ Hoa Cành non, nụ hoa Quả Quả 135 Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài Cây có tán rộng, vỏ xám đen, nứt dọc bong mảnh nhỏ, thịt vỏ nâu đỏ, lớp sát gỗ màu vàng. Lá đơn mọc cách, phiến lá to và dày, nhiều vết thâm đen do côn trùng hoặc bị tác động va đập. Quả hình cầu tròn 3cm, bóng, có đài 4 cánh mép cong ngược lên. Đặc điểm sinh học và sinh thái Rừng thưa, chịu hạn, ưa sáng. Mọc nhiều trong rừng khộp Buôn Đôn, Ea Sup(Đăk lăk); Gia Lai Đặc điểm hình thái Cây gỗ thường xanh, tán rậm và rộng. Lá đơn mọc cách, phiến lá to 10-27x8-18cm, dày, hình bầu dục hay hình trứng, có 10-13 cặp gân phụ. Hoa đơn tính mọc cụm xim ít Hoa ở đầu cành, Hoa cái mọc đơn độc ở kẽ nách lá. Quả hình cầu to 3cm, màu xanh đen, mang đài 4 cánh mép cong ngược lên. Hạt nhỏ màu đen, 5-7mm. Công dụng Gỗ nhỏ, màu trắng, bền dùng làm nhà, đồ đạc. Phân cấp quý hiếm theo sách đỏ VN-2006 Không Phân cấp theo nghị định 32/ 2006/ NĐ-CP Không Thuộc nhóm gỗ VI Tài liệu tra cứu Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 243, Nxb Nông Nghiệp, 2002 65. THẨU MẬT, THỔ MẬT Tên phổ thông loài: Thẩu mật Tên địa phương loài: Tên khoa học: Briedenia cambodiana Gagnep. Họ: Euphorbiaceae Bộ: Euphorbiales Hình ảnh nhận dạng loài Lá Cành Thân Vỏ, giác gỗ 137 Thân cây nhỏ có gai nhọn Vỏ Đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài Cây gỗ có vỏ xám đen, bong mảnh, thịt vỏ đỏ sậm. Khi cây còn nhỏ, Thân có gai nhọn dài như thành ngạnh. Lá đơn mọc cách giống lá Cẩm liên (Shorea siamensis), bề mặt có lông mịn và vò lá có mùi hôi Đặc điểm sinh học và sinh thái Rừng Khộp cây họ dầu đến bán thường xanh, Đăk Lăk. Cây có khả năng chịu khô hạn. Đặc điểm hình thái Đại mộc vỏ xám đen, bong mảnh. Lá đơn, mọc cách, lá kèm sớm rụng, phiến lá hình xoan hay bầu dục, mặt lá có lông mịn, dài 10- 15cm, rộng 6-8cm, 13-19 cặp gân lá, cuống lá dài 1cm. Hoa cụm, Hoa có 5 lá đài cao 3mm, cánh Hoa cao 1,5 mm, đĩa mật. Quả nhân cứng đen, tròn to 6-7mm, bầu 2 ô, hạt 2. Công dụng Gỗ dùng đóng đồ đạc, vỏ lá có vị chát an thần, thanh nhiệt, điều kinh, giải độc, thường dùng chữa tê thấp đau xương. Phân cấp quý hiếm theo sách đỏ VN-2006 Không Phân cấp theo nghị định 32/ 2006/ NĐ-CP Không Thuộc nhóm gỗ Chưa phân loại Tài liệu tra cứu Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam – Quyển 2, tr. 235, Nxb Trẻ, 1999 66. THỪNG MỰC LÔNG Tên phổ thông loài: Thừng mực lông, mức lông Tên địa phương loài: Tên khoa học: Wrightia pubescens R. Br. Subsp. Lanati (Bl.) Ngân Họ: Apocynaceae Bộ: Gentianales Hình ảnh nhận dạng loài Lá Cành Hoa Quả 139 Nhựa mủ Thân Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài Cây gỗ, Thân vỏ màu xám tro đến xám đen nhạt, có nhiều lỗ bì, cành non và lá phủ nhiều lông mềm, có nhiều nhựa mủ trắng. Lá đơn mọc đối, phiến lá hình bầu dục có nhiều lông mịn. Hoa mọc cụm đầu cành, màu trắng, mẫu 5. Quả đại dài 18-20cm, đường kính 1,5-2cm. Đặc điểm sinh học và sinh thái Cây ưa sáng, mọc nhanh, chịu được khô hạn trong các khu rừng thứ sinh, trảng cây bụi. Đặc điểm hình thái Cây gỗ trung bình, Thân vỏ màu xám tro đến xám đen nhạt, có nhiều lỗ bì, cành non và lá phủ nhiều lông mềm, có nhiều nhựa mủ trắng. Lá đơn mọc đối, phiến lá hình bầu dục đầu lá nhọn, có nhiều lông mịn, dài 6-10cm, rộng 3-5cm. Hoa mọc cụm đầu cành, màu trắng, mẫu 5. Quả đại dài 18-20cm, đường kính 1,5-2cm. Hạt có lông mềm và dài ở 2 đầu. Công dụng Gỗ trắng vàng nhạt, thớ rất mịn, mềm nhẹ, dễ mục. Gỗ dùng làm đồ dùng gia đình, vỏ bút chì, nhạc cụ, trang trí tranh gỗ. Phân cấp quý hiếm theo sách đỏ VN-2006 Không Phân cấp theo nghị định 32/ 2006/ NĐ-CP Không Thuộc nhóm gỗ VII Tài liệu tra cứu Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 686, Nxb Nông Nghiệp, 2002 67. TRÁM LÁ ĐỎ Tên phổ thông loài: Trám lá đỏ Tên địa phương loài: Tên khoa học: Canarium subulatum Guill. Họ: Buceraceae Bộ: Rutales Hình ảnh nhận dạng loài Lá Cành Thân Vỏ, giác gỗ 141 Nhựa mủ Quả Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài Cây Thân gỗ, vỏ xám nứt dọc, bong mảnh mỏng, màu xám nâu, thịt vỏ màu hồng, dày 1-2cm, có nhiều xơ, sạn hạt. Lá kép lông chim 1 lần lẻ, có 3-6 cặp lá mọc đối, lá dài 30-40cm, phiến lá chét hình xoan. Lá già chuyển sang màu đỏ. Cụm Hoa mọc ở nách lá hay đầu cành. Quả hạch, chín vàng xanh, vỏ hạt rất cứng. Đặc điểm sinh học và sinh tháiquan trọng Cây ưa sáng mọc nhanh, chịu khô hạn. Tái sinh mạnh ở các rừng thứ sinh. Đặc điểm hình thái quan trọng Cây gỗ lớn, vỏ xám nứt dọc, bong mảnh mỏng, màu xám nâu. Lá kép lông chim 1 lần lẻ, có 3-6 cặp lá mọc đối, lá dài 30- 40cm, phiến lá chét hình xoan. Cụm Hoa mọc ở nách lá hay đầu cành. Quả hạch, hình trứng, dài 2-2.5cm, hạt có nhân cứng. Công dụng Gỗ đóng đồ dùng thông thường, quả ăn được. Phân cấp quý hiếm trong sách đỏ Không Phân cấp theo nghị định Việt Nam Không Thuộc nhóm gỗ VII Tài liệu tra cứu Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 590, Nxb Nông Nghiệp, 2002 68. TRÂM VỐI Tên phổ thông loài: Trâm vối Tên địa phương loài: Tên khoa học: Syzygium cumini (L.) Druce (Eugentia tsoi Merr et Chun) Họ: Myrtaceae Bộ: Myrtales Hình ảnh nhận dạng loài Lá Cành Thân Vỏ, giác gỗ Hoa Quả Hoa Quả 143 Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài Cây gỗ thường xanh, vỏ xám vàng, thịt vỏ dày, màu nhanh thâm tím. Lá đơn mọc đối, phiến lá dày hình bầu dục xanh nhẵn, các gân bên hợp nhau ở gốc lá, vò lá có mùi thơm. Quả mọng, có đế Hoa tồn tại trên đầu, chín mọng màu đỏ đến tím đen. Đặc điểm sinh học và sinh thái Rừng thưa Yok Đôn, ưa ẩm, mọc dựa suối. Phân bố rộng đến rừng thường xanh, độ cao dưới 800m. Đặc điểm hình thái Cây gỗ lớn, 15-20m, đường kính đến 80cm. Vỏ Thân bong nứt nhẹ, màu xám đen đến xám vàng, thịt vỏ dày màu nâu nhạt sau sẫm. Tán lá dày và xanh đậm. Lá đơn mọc đối, phiến lá cứng dày, hình bầu dục 5x10cm. Hoa nhỏ mọc cụm chùy ở cành dưới đoạn đang mang lá, mùi thơm, màu trắng. Quả mọng hình bầu dục tròn dài 1-2cm, đầu còn tồn tại đế Hoa. Công dụng Gỗ màu nâu nhạt, vân mịn, độ cứng trung bình, dễ gia công, dùng đóng thuyền, đồ đạc, xây dựng. Vỏ cho tanin nhuộm nâu và đỏ sẫm. Quả ăn được. Phân cấp quý hiếm theo sách đỏ VN-2006 Không Phân cấp theo nghị định 32/ 2006/ NĐ-CP Không Thuộc nhóm gỗ V Tài liệu tra cứu Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 466, Nxb Nông Nghiệp, 2002 69. VỎ DỤT Tên phổ thông loài: Vỏ dụt Tên địa phương loài: Tên khoa học: Hymenodictyon orixense (Roxb.) Mabb. Họ: Rubiaceae Bộ: Gentianales Hình ảnh nhận dạng loài Lá Cành Thân Vỏ, giác gỗ 145 Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài Cây gỗ có tán lá xếp tầng, trên bằng, cành ngang, phân nhánh luôn hướng lên. Thịt vỏ màu hồng, có nhiều lớp và mạch to màu nâu vàng. Lá đơn mọc đối, tập trung đầu cành, cuống lá dài 3-6cm, phiến hình trứng ngược, đầu tròn có mũi, gốc lá hình nêm. Lá phủ lông mịn. Đặc điểm sinh học và sinh thái Cây ưa sáng, mọc nhanh, tái sinh nhiều ở rừng thứ sinh, nương rẫy. Đặc điểm hình thái Cây gỗ rụng lá, cao 10-15m, vỏ xám hồng, tán xếp tầng. Lá đơn mọc đối, tập trung đầu cành, cuống lá dài 3-6cm, phiến lá hình trứng ngược, có khoảng 10 cặp gân. Hoa mọc cụm hình chùy đầu cành và nách lá. Công dụng Gỗ mềm nhẹ, dùng đóng đồ đạc thông thường. Phân cấp quý hiếm theo sách đỏ VN-2006 Không Phân cấp theo nghị định 32/ 2006/ NĐ-CP Không Thuộc nhóm gỗ VII Tài liệu tra cứu Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 665, Nxb Nông Nghiệp, 2002 70. VỪNG, MƯNG Tên phổ thông loài: Vừng xoan, mưng Tên địa phương loài: Tên khoa học: Careya aborea Roxb. Họ: Lecythidaceae Bộ: Lecythidales Hình ảnh nhận dạng loài Lá Cành Vỏ, giác gỗ Quả 147 Hoa Quả non Đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài Vỏ màu xám tro đến xám đen, vạc vỏ dai, thịt vỏ màu đỏ. Lá đơn mọc cách hình trứng ngược, rìa mép có răng cưa, cuống lá có màu đỏ, lá già màu đỏ. Đặc điểm sinh học và sinh thái Cây ưa sáng, sống trong rừng khộp hay rừng thưa nửa rụng lá. Đặc điểm hình thái Vỏ ngoài phía dưới Thân màu xám tro đến xám đen, bong vảy, nứt dọc, vết vạc vỏ có màu đỏ, nhiều xơ. Lá đơn mọc cách hình trứng ngược, rìa mép có răng cưa, cuống lá có màu đỏ, lá già màu đỏ. Hoa mẫu 4-5 có rất nhiều nhị màu đỏ, dài nên trông hình thái rất giống Hoa của họ sim (Myrtaceae). Nhìn chung lá, vỏ, cành rất dai. Quả thịt gần tròn. Công dụng Vỏ dai làm bành voi, cho sợi; lá ăn được; quả cho voi ăn, Hoa bổ, vỏ Thân và rễ có nhiều tanin. Hiện nay, loài bị khai thác làm cảnh, cần xếp vào cấp bảo tồn cao hơn. Phân cấp quý hiếm theo sách đỏ VN-2006 Không Phân cấp theo nghị định 32/ 2006/ NĐ-CP Không Thuộc nhóm gỗ V Tài liệu tra cứu Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam – Quyển 2, tr. 22, Nxb Trẻ, 1999 71. XOÀI Tên phổ thông loài: Xoài rừng Tên địa phương loài: Tên khoa học: Mangifera sp. Họ: Anacardiaceae Bộ: Rutales Hình ảnh nhận dạng loài Lá Cành Thân Vỏ, giác gỗ Nhựa mủ Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài 149 Cây gỗ Thân thẳng, vỏ xám, thịt vỏ nâu vàng đến vàng nhạt có mùi thơm, giác trắng. Lá đơn mọc cách, cuống lá dài, phiến thuôn dài nhọn 2 đầu, vò lá có mùi thơm đặc trưng. Quả hạch hình thận. Hạt có vỏ dày nhiều xơ và rãnh dọc, tồn tại lâu sau khi quả rụng. Đặc điểm sinh học và sinh thái Cây ưa bóng, chịu khô hạn. Tái sinh dễ bằng cả chồi lẫn hạt. Đặc điểm hình thái Cây gỗ lớn Thân thẳng, tròn, vỏ xám, bong mảnh nhỏ. Lá đơn mọc cách, cuống lá dài 4-5cm, phiến lá thuôn dài, 2 đầu nhọn, gân lá 16- 20 cặp. Cụm Hoa hình chùy đầu cành, Hoa nhỏ. Quả hạch hình thận. Công dụng Gỗ tốt, vàng nhạt, thớ thẳng mịn, dùng đóng đồ đạc, xây dựng. Quả ăn được. Phân cấp quý hiếm theo sách đỏ VN-2006 Không Phân cấp theo nghị định 32/ 2006/ NĐ-CP Không Thuộc nhóm gỗ V Tài liệu tra cứu Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam – Quyển 2, tr. 365-368, Nxb Trẻ, 1999 72. XOAN CHỊU HẠN Tên phổ thông loài: Xoan chịu hạn Tên địa phương loài: Tên khoa học: Azadirachta indica Juss. Họ: Meliaceae Bộ: Rutales Hình ảnh nhận dạng loài Lá Cành Thân Vỏ, giác gỗ Hoa Quả 151 Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài Cây có vỏ Thân cành nứt nẻ, bong mảnh, thịt vỏ màu từ trắng hồng đến nâu sậm, giác vàng. Cành non màu đỏ, nhiều lỗ bì. Lá kép lông chim 1 lần lẻ, lá chét mọc đối hay gần đối. Phiến lá chét gốc lệch, đầu nhọn, mép lá có răng cưa không đều và gợn sóng. Đặc điểm sinh học và sinh thái Cây mọc nơi rừng thưa, bán thường xanh, Ea Sup, thích nghi cao với điều kiện khô nóng, lửa rừng. Đặc điểm hình thái Cây gỗ lớn, vỏ Thân cành nứt nẻ, bong mảnh. Cành non màu đỏ, nhiều lỗ bì. Lá kép lông chim 1 lần lẻ, lá chét mọc đối hay gần đối đôi khi mọc cách. Phiến lá chét gốc lệch, đầu nhọn, mép lá có răng cưa, 9-10 cặp gân bên. Hoa mọc cụm hình chùy ở nách lá, màu trắng. Quả hạch hình thuôn dài 2cm. Công dụng Gỗ tốt không bị mối mọt, dùng trong xây dựng, đóng đồ đạc. Cây có chất làm xua đuổi và cản trở sự phát triển của sâu bọ, gây ngán ăn. Chồi non và Hoa làm rau ăn. Làm thuốc, gum làm thực phẩm chức năng www.en.wikipedia.org/wiki/azadirachta_indica Phân cấp quý hiếm theo sách đỏ VN-2006 Không Phân cấp theo nghị định 32/ 2006/ NĐ-CP Không Thuộc nhóm gỗ VI Tài liệu tra cứu Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 579, Nxb Nông Nghiệp, 2002 PHỤ LỤC I: DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. Phân cấp quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam - IUCN 2. Phân cấp trong nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm IA: Bao gồm những loài thực vật rừng bị nghiên cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại IIA: Bao gồm những loài thực vật rừng bị hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. 153 PHỤ LỤC II: PHÂN LOẠI THỰC VẬT VÀ NHẬN DẠNG THỰC VẬT THÂN GỖ 1. Phương pháp mô tả, tra cứu dựa vào hình thái 2. Phương pháp nhận dạng nhanh dựa vào các đặc điểm hình thái và tính chất dễ thấy ở thực vật thân gỗ PHỤ LỤC: XẾP LOẠI THỰC VẬT THEO MỨC ĐỘ NGUY CƠ THEO SÁCH ĐỎ VIỆT NAM Kí hiệu viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt Ý nghĩa từ EX Extinct Tuyệt chủng Cá thể cuối cùng của một loài đã chết CR Critically Endangered Cực kì nguy cấp Đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong một tương lai rất gần, quần thể suy giảm đến 80%, diện tích phân bố chỉ còn khoảng 100km2 EN Endangered Nguy cấp Đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong một tương lai rất gần nhưng mức độ thấp hơn trên VU Vulnerable Sắp nguy cấp Không nằm trong 2 cấp trên nhưng phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong một tương lai không xa, quần thể suy giảm 20%, diện tích phân bố chỉ còn khoảng 20000Km2 NT Near threatened Sắp bị đe dọa Đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong một tương lai không xa. R Rare Hiếm Phân bố hẹp, số lượng ít, hiện tại chưa bị đe dọa đến sự tồn tại nhưng tương lai không xa sẽ bị. T Threatened Bị đe dọa Thuộc một trong những cấp trên nhưng chưa đủ tư liệu để xếp vào 1 cấp nào. K Insufficiently know Thiếu dữ liệu Không biết chính xác và thiếu thông tin để xếp vào một trong những cấp trên. THEO NGHỊ NGHỊ ĐỊNH 32/2006/NĐ-CP VỀ QUẢN LÝ THỰC VẬT RỪNG, ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM IA: Bao gồm những loài thực vật rừng bị nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại IIA: Bao gồm những loài thực vật rừng bị hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại TÀI LIỆU TRA CỨU 1. Nguyễn Tiến Bân, Cẩm nang Tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp, 2002 2. Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp, 2002 3. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, Nxb Trẻ, 1999 4. Phạm Hoàng Hộ, Thực vật chúng, Nxb Lửa Thiêng, 1972 5. Nguyễn Nghĩa Thìn, Cẩm nang nghiên cứu Đa dạng sinh vật, Nxb Nông Nghiệp, 1996 6. Lê Mộng Trân – Lê Thị Huyền, Thực Vật Rừng, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội, 2000 7. Sách đỏ Việt Nam, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ Hà Nội, 2007 Website: ww2.bgbm.org www.iucnredlist.org www.plantsystematics.org www.vncreatures.net www.yokdonnationalpark.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkieu_rung_kho_thua_cay_ho_dau_uu_the_rung_khop_o_tay_nguyen.pdf