Đặc điểm sinh học và
sinh thái
Cây phân bố rộng từ đồng bằng lên miền núi, có khả năng chịu hạn,
ưa sáng, tái sinh mạnh trên các nương rẫy hay rừng thứ sinh. Cây ưa
khí hậu ẩm nóng.
Đặc điểm hình thái Cây gỗ rụng lá, vỏ nâu xám, cành non hoặc thân non màu nâu đỏ có
nhiều đốm trắng. Lá kép lông chim 2-3 lần lẻ mọc cách dài, lá nhỏ
hình trứng hay hình mũi mác dài 3-7cm, rộng 2-3cm, mép có răng cưa.
Cụm hoa hình chùy, hoa đều lưỡng tính, cánh đài 5-6, cánh tràng 5-6
hình dải, nhị đực hình ống trên đỉnh có răng. Quả hình tròn dài(xoan)
2cm, đường kính 1cm, vỏ ngoài nạc, vỏ trong hóa gỗ.
Công dụng Gỗ ít mềm nhẹ, ít bị mối mọt, ít mục, dùng để làm nhà, đóng đồ dụng
cụ gia đình. Hạt ép dầu, vỏ thân làm thuốc.
305 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 676 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kiểu rừng lá rộng thường xanh và nửa rụng lá ở Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và sinh thái Cây ưa sáng sinh trưởng nhanh, thích nghi nhiều nơi, khả
năng phát tán và tái sinh hạt tốt, tái sinh chồi mạnh.
Đặc điểm hình thái
Cây gỗ lớn, vỏ mủn màu xám nhạt, có nhiều nhựa mủ trắng
như sữa. Cành lá mọc vòng, xếp nhiều tầng. Lá đơn nguyên
mọc vòng, hình thuôn dài hay trứng ngược, dài 15-20cm, cái
cặp gân lá đối xếp song song. Hoa mọc cụm dạng xim tán,
hoa nhỏ, màu vàng nhạt, có mùi thơm hắc khi nở rộ. Quả 2
đại, dài 25-30cm. Hạt nhỏ dẹt, có túm lông trắng 2 đầu, bay
xa được.
Công dụng
Gỗ trắng, mềm nhẹ, thớ mịn, làm gỗ dán, đóng đồ đạc, dễ bị
mốc sau khi xẻ nên cần ngâm tẩm, sấy. Màu gỗ sáng đẹp nên
được ưa chuộng, xuất khẩu.
Phân cấp quý hiếm trong sách
đỏ VN-2006
Không
Phân cấp theo nghị định
32/2006/NĐ-CP
Không
Thuộc nhóm gỗ VII
Tài liệu tra cứu Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 676, Nxb Nông
Nghiệp, 2002
232
115. SỮA LÁ HẸP
Tên phổ thông loài: Sữa lá hẹp
Tên địa phương loài:
Tên khoa học: Alstonia angustifolia Wall. Ex
A. DC.
Họ: Apocynaceae
Bộ: Gentianales
Hình ảnh nhận dạng loài
Lá
Cành
Lá cây tái sinh
Tái sinh chồi
Thân Vỏ, nhựa mủ
Luân sinh 4 cành
233
Đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài
Cây gỗ gốc có bạnh kía lõm, vỏ xám trắng, vạc ra chảy mủ trắng sữa, tán phân tầng.
Lá đơn mọc vòng, 3-4 lá một vòng, phiến lá thuôn hẹp dài 10-15cm.
Hoa mọc cụm xim dạng tán đầu cành, màu trắng.
Quả đại kép gồm 2 đại rời. Hạt có túm lông trắng.
Đặc điểm sinh học và sinh
thái
Rừng thường xanh ẩm, độ cao từ 600-1700m, Krông Bông-Đăk
Lăk, Tuy Đức-Đăk Nông. Hỗn giao với các loài Dẻ - Giổi – Trâm -
Quế - Nhãn rừng.
Đặc điểm hình thái
Cây gỗ lớn, cao đến 15-20m, gốc có bạnh, thân thẳng, cành luân
sinh 4 (đẻ 4 nhánh đầu chồi). Lá đơn mọc vòng, 3-4 lá một vòng,
phiến lá thuôn hẹp dài 10-15cm, rộng 2-3cm. Cụm hoa tán dạng
xim đầu cành, hoa nhỏ màu trắng, cánh tràng hợp hình ống, trên
chia 5 thùy. Quả đại kép gồm 2 đại, dài 20cm, đường kính 1-3cm,
có khía dọc. Hạt nhiều dài 1cm, 1đầu có túm lông dài.
Công dụng
Gỗ vàng tươi, cứng, dùng trong xây dựng và đóng đồ đạc, xẻ ván.
Cây cho rễ và lá làm thuốc chữa bệnh phổi.
Phân cấp quý hiếm trong
sách đỏ VN-2006
Không
Phân cấp theo nghị định
32/2006/NĐ-CP
Không
Thuộc nhóm gỗ
V
Tài liệu tra cứu
Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam – Quyển 1, tr. 690, Nxb Trẻ,
1999
234
116. SƯNG ĐUÔI
Tên phổ thông loài: sưng có đuôi
Tên địa phương loài:
Tên khoa học: Semecarpus caudata Pierre.
Họ: Anacardiaceae
Bộ: Rutales
Hình ảnh nhận dạng loài
Lá
Cành
Lá mặt dưới
Cành
Nhựa mủ
Vỏ, giác gỗ
Semecarpus sp.
235
Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài
Cây gỗ vỏ xám, nứt dọc, thịt vỏ dày màu nâu sậm, nhựa màu nâu sau hóa đen.
Lá đơn mọc chụm đầu cành, dài 15-25cm, phiến lá rất giòn, hình trứng ngược, đầu lá phình có
mũi, hẹp dần tới cuống, cuống rất ngắn, gân lá nổi rõ 2 mặt.
Cụm hoa hình chùy ở đâu cành.
Quả có đế phát triển bọc quả.
Đặc điểm sinh học và sinh thái Rừng thường xanh ẩm.
Đặc điểm hình thái
Cây gỗ nhỏ, vỏ xám, nứt dọc. Lá đơn mọc cách hay chụm đầu
cành, dài 15-25cm, hình trứng ngược, đầu tròn, hẹp dần
xuống cuống ngắn. Cụm hoa hình chùy ở đâu cành phân
nhiều nhánh dài. Quả hạch 2cm, có đế phát triển bọc quả.
Công dụng Gỗ đóng đồ đạc, nhựa làm sơn dầu.
Phân cấp quý hiếm trong sách
đỏ VN-2006
Không
Phân cấp theo nghị định
32/2006/NĐ-CP
Không
Thuộc nhóm gỗ Chưa phân loại
Tài liệu tra cứu Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 605, Nxb Nông
Nghiệp, 2002
236
117. THÀN MÁT
Tên phổ thông loài: Thàn mát
Tên địa phương loài:
Tên khoa học: Milletia ichthyochtona Drake.
Họ: Fabaceae
Bộ: Fabales
Hình ảnh nhận dạng loài
Lá
Cành
Thân
Hoa
237
Đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài
Cây gỗ vỏ thân xám nhẵn, không nứt.
Lá kép lông chim lẻ, gốc cuống phình, 5-7 lá phụ nhọn 2 đầu.
Hoa cụm đầu cành, không đều dạng 2 cánh màu trắng bên trong vàng.
Đặc điểm sinh học và sinh
thái
Rừng bán thường xanh đến thường xanh. Cây ưa sáng, ưa ẩm.
Đặc điểm hình thái
Cây gỗ thường xanh, thân vỏ xám nhẵn. Lá kép lông chim lẻ, 7-9
lá chét khá lớn dài 10-12cm, rộng 3-4cm. Hoa cụm đầu cành,
không đều dạng 2 cánh màu trắng bên trong vàng. Quả đậu, vỏ
cứng 1-2 hạt.
Công dụng
Gỗ đóng đồ đạc xây dựng thông thường, hạt làm thuốc trừ sâu sinh
học.
Phân cấp quý hiếm trong
sách đỏ VN-2006
Không
Phân cấp theo nghị định
32/2006/NĐ-CP
Không
Thuộc nhóm gỗ
VII
Tài liệu tra cứu
Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 520, Nxb Nông
Nghiệp, 2002
238
118. THÀN MÁT ĐEN
Tên phổ thông loài: Thàn mát
Tên địa phương loài:
Tên khoa học: Milletia eberhardtii Gagn.
Họ: Fabaceae
Bộ: Fabales
Hình ảnh nhận dạng loài
Lá
Cành-cuống lá
Thân
Quả
239
Hoa
Quả hạt
Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài
Vỏ thân xám nhẵn.
Lá kép lông chim một lần lẻ, có 5-9 lá chét hay 2-4 cặp lá chét mọc đối, phiến lá chét hình xoan
nhọn đầu.
Hoa chùm mọc ở nách lá. Quả đậu dẹt.
Đặc điểm sinh học và sinh thái Cây mọc nơi ẩm ướt rừng thường xanh, ánh sáng trung bình.
Đặc điểm hình thái
Cây gỗ trung bình đến lớn, vỏ thân xám nhẵn. Lá kép lông
chim, một lần lẻ có từ 7-9 lá chét hình xoan, đầu phiến lá
nhọn, 2 mặt lá xanh bóng. Hoa chùm màu trắng hay tím, ở
nách lá. Quả đậu dẹt.
Công dụng Gỗ dùng đóng đồ đạc thông thường hay làm giá thể trồng
nấm. Hạt có tính độc, làm thuốc trừ sâu.
Phân cấp quý hiếm trong sách
đỏ VN-2006
Không
Phân cấp theo nghị định
32/2006/NĐ-CP
Không
Thuộc nhóm gỗ VII
Tài liệu tra cứu Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam – Quyển 1, tr. 893-898,
Nxb Trẻ, 1999
240
119. THANH THẤT
Tên phổ thông loài: Thanh thất
Tên địa phương loài:
Tên khoa học: Ailanthus sp.
Họ: Simarubaceae
Bộ: Rutales
Hình ảnh nhận dạng loài
Lá
Cành
Thân
Vỏ, giác gỗ
241
Đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài
Cây gỗ vỏ nâu đen, nứt dọc và bong mảnh, thịt vỏ ngoài cứng nâu, trong mềm màu nâu vàng,
giác có màu nâu, mùi hôi hắc.
Lá kép lông chim lẻ, lá non dài đến 1m, lá chét mọc gần đối, cuống lá có lông, cuống Cành non
màu hồng, lá già vàng sau rụng đỏ.
Đặc điểm sinh học và sinh
thái
Rừng thường xanh ven suối, ven rừng, Krông Bông.
Đặc điểm hình thái
Cây gỗ lớn thân thẳng, cao đến 30m, vỏ nứt dọc bong mảnh màu
nâu đen. Lá kép lông chim lẻ, dài 50-100cm, 7-9 cặp lá chét mọc
gần đối, hình trứng ngọn giáo, đầu nhọn, gốc hơi lệch.
Công dụng
Gỗ mềm làm diêm. Vỏ và lá làm thuốc chữa bệnh.
Phân cấp quý hiếm trong
sách đỏ VN-2006
Không
Phân cấp theo nghị định
32/2006/NĐ-CP
Không
Thuộc nhóm gỗ
VIII
Tài liệu tra cứu
Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 570, Nxb Nông
Nghiệp, 2002
120.
242
121. THỊ
Tên phổ thông loài: Thị
Tên địa phương loài:
Tên khoa học: Diospyros sp.
Họ: Ebenaceae
Bộ: Ebenales
Hình ảnh nhận dạng loài
Lá
Cành
Thân
Vỏ, giác gỗ
243
Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài
Cây gỗ lớp vỏ ngoài thân đen cứng, thịt vỏ nâu hồng, giác trắng.
Cành lá có đốm đen.
Lá đơn mọc cách, phiến lá cứng dày, xanh nhẵn, hình xoan hay bầu dục đầu nhọn, gốc tròn, dài
đến 30cm, 8-10 cặp gân lá nổi rõ.
Quả có cánh đài tồn tại.
Đặc điểm sinh học và sinh
thái quan trọng
Rừng thường xanh, Chư Yang Sin. Cây ưa sáng, đất dày và ẩm.
Đặc điểm hình thái quan
trọng
Cây gỗ lớn thường xanh, vỏ thân đen, cao 15-20m, đường kính
40cm. Cành lá xanh đậm dày. Lá đơn mọc cách, phiến lá hình xoan
hay bầu dục dài 20-30cm, rộng 10cm, đầu lá nhọn, gốc lá tròn, gân
phụ nổi rõ 8-10 cặp. Quả có cánh đài tồn tại.
Công dụng
Gỗ tốt, đóng đồ đạc và xây dựng.
Phân cấp quý hiếm trong
sách đỏ VN-2006
Không
Phân cấp theo nghị định
32/2006/NĐ-CP
Không
Thuộc nhóm gỗ
Chưa phân loại
Tài liệu tham khảo Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam – Quyển 1, tr. 641-659, Nxb
Trẻ, 1999
244
122. THỊ CÁNH SEN
Tên phổ thông loài: Thị cánh sen
Tên địa phương loài:
Tên khoa học: Diospyros lotus L.
Họ: Ebenaceae
Bộ: Ebenales
Hình ảnh nhận dạng loài
Lá
Cành
Quả
Quả
245
Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài
Vỏ thân xám, cành nhỏ nhưng cứng.
Lá đơn mọc cách, phiến lá nhiều lông mịn.
Quả hình cầu nhiều lông, mang đài 4 cánh lớn tồn tại bao chụp ½ quả, chín mùi rất thơm.
Hạt dẹp, đen như hạt mãng cầu 6-8.
Đặc điểm sinh học và
sinh thái
Rừng thường xanh trên núi, Đà Lạt. Tầng đất dày. Quả tháng 9-10
Đặc điểm hình thái Cây gỗ nhỏ vỏ thân xám, phân cành sớm. Cành lá nhiều lông mịn. Lá
đơn mọc cách, phiến lá hình xoan hay bầu dục, đầu nhọn dài khoảng
15cm, rộng 7-8cm. Hoa nhỏ mọc ở nách lá, 6-8 noãn. Quả hình cầu,
to 2-3cm, đầu hơi bẹp, nhiều lông nhung, đài 4 cánh to bằng quả, 6-8
hạt.
Công dụng
Cây cho gỗ nhỏ, dùng đóng đồ đạc, đồ mỹ nghệ. Quả ăn được, nhuận
tràng, trị táo bón, hạ nhiệt. Cây con dùng làm gốc ghép với Hồng (D.
kaki).
Phân cấp quý hiếm
trong sách đỏ VN-2006
Không
Phân cấp theo nghị
định 32/2006/NĐ-CP
Không
Thuộc nhóm gỗ
VI
Tài liệu tra cứu Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam – Quyển 1, tr. 650, Nxb Trẻ,
1999
246
123. THỊ ĐÀI LÔNG
Tên phổ thông loài: Thị đài lông
Tên địa phương loài:
Tên khoa học: Diospyros sp.
Họ: Ebenaceae
Bộ: Ebenales
Hình ảnh nhận dạng loài
Lá
Cành
Hoa
Vỏ, giác gỗ
247
Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài
Cây gỗ vỏ đen, thịt vỏ nâu đỏ, dày, giác trắng. Cành lá xanh đậm.
Lá đơn nguyên mọc cách, phiến thuôn dài xanh nhẵn, cứng dày, gân phụ mảnh không thẳng, nổi
rõ mặt trên.
Hoa quả mọc đơn độc nách lá, mang đài 4 cánh, có lông nhung, màu nâu.
Đặc điểm sinh học và sinh thái
Rừng bán thường xanh ven suối, Đăk Lăk và Krông Nô-Đăk
Nông.
Đặc điểm hình thái
Cây gỗ trung bình, cao 10-15m, vỏ đen. Lá đơn mọc cách,
phiến thuôn dài 15-18cm, xanh nhẵn, gân chính nổi rõ, gân
phụ mảnh không thẳng, nổi rõ mặt trên. Hoa mọc nách lá.
Quả mang đài 4 cánh tồn tại, có lông nhung, màu nâu, dài
khoảng 1cm.
Công dụng
Gỗ tốt, đóng đồ đạc, xây dựng.
Phân cấp quý hiếm trong sách
đỏ VN-2006
Không
Phân cấp theo nghị định
32/2006/NĐ-CP
Không
Thuộc nhóm gỗ
VI
248
124. THỊ HASSELT
Tên phổ thông loài: Thị
Tên địa phương loài:
Tên khoa học: Diospyros hasseltii Zoil.
Họ: Ebenaceae
Bộ: Ebenales
Hình ảnh nhận dạng loài
Lá
Cành
Thân
Vỏ, giác gỗ
Thị đen_Diospyros bejaudii
249
Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài
Cây gỗ, thân thẳng, vỏ xám đen, nứt dọc nhẹ, thịt vỏ nâu đỏ hay hồng, giác trắng, tán lá xanh
đậm.
Lá đơn nguyên mọc đối, phiến lá dài đến 25cm, dày và nhẵn, gân phụ 9-10, nổi rõ 2 mặt.
Quả mang đài tồn tại.
Đặc điểm sinh học và sinh thái
Rừng bán thường xanh ven suối đến thường xanh, Đăk lăk,
Đăk Nông. Cây ưa đất xám đen, ẩm, tầng dày.
Đặc điểm hình thái
Cây gỗ, thân thẳng tròn, vỏ xám đen đến nâu sậm. Cành lá
màu xanh đậm, hơi tối. Lá đơn, mọc cách, phiến lá dài 20-
25cm, rộng 10cm, dày và nhẵn, gân phụ nổi rõ, mặt trên xanh
đậm bóng, mặt dưới lục nhạt. Quả tròn, mang đài tồn tại, hạt
đen.
Công dụng
Gỗ dùng xây dựng, đóng đồ đạc thông thường.
Phân cấp quý hiếm trong sách
đỏ VN-2006
Không
Phân cấp theo nghị định
32/2006/NĐ-CP
Không
Thuộc nhóm gỗ
VI
Tài liệu tra cứu
Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam – Quyển 1, tr. 648, Nxb
Trẻ, 1999
250
125. THÔNG 3 LÁ
Tên phổ thông loài: Thông 3 lá
Tên địa phương loài: Ngo
Tên khoa học: Pinus kesiya Royle ex Gordon.
Họ: Pinaceae
Bộ: Pinales
Hình ảnh nhận dạng loài
Lá cây tái sinh 1-3
Cành lá
Thân
Nón cái
251
Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài
Cây lá kim, vỏ màu nâu sẫm, bong nứt mảng.
Lá mọc hình kim, mọc chụm đầu cành, 3 lá mọc trong một bẹ, dài 15-20cm, lá rụng nguyên bẹ 3
lá tồn tại lâu quanh gốc.
Nón cái hình trứng, dài 5-9cm.
Đặc điểm sinh học và
sinh thái
Cây ưa sáng, thích hợp điều kiện khí hậu mưa nhiều, mọc hỗn giao
với cây lá rộng thường xanh trên núi.
Đặc điểm hình thái Cây gỗ lớn, cao 30-35m, vỏ bong nứt nhiều mảng, Cành non màu nâu
đỏ. Lá hình kim dài 15-20cm, tập trung đầu cành mọc 3 lá trong một
bẹ. Nón đực mọc đầu cành, nón cái hình trứng 5-9cm, cuống ngắn,
quả nón hơi quặt xuống. Hạt có cánh dài 1,5-2cm.
Công dụng
Gỗ mềm nhẹ, sáng, màu vàng da cam, vân và lõi nâu nhạt. Dùng làm
ván sàn, hòm, diêm.
Phân cấp quý hiếm
trong sách đỏ VN-2006
Không
Phân cấp theo nghị
định 32/2006/NĐ-CP
Không
Thuộc nhóm gỗ
IV
Tài liệu tra cứu Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 27, Nxb Nông Nghiệp,
2002
252
126. THÔNG 5 LÁ
Tên phổ thông loài: Thông 5 lá
Tên địa phương loài:
Tên khoa học: Pinus dalatensis De Ferre
Họ: Pinaceae
Bộ: Pinales
Hình ảnh nhận dạng loài
Lá
Cành
Thân
Vỏ, giác gỗ
Quả nón
253
Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài
Cây gỗ, vỏ màu nâu đỏ, nứt dọc sâu, bong vảy.
Lá hình kim, 5 lá mọc chụm trên một cành ngắn có bẹ bọc ngoài.
Nón cái hình trụ dài 5-10cm, rộng 2,5-3,5cm.
Đặc điểm sinh học và
sinh thái
Độ cao trên 1400m, rừng thường xanh trên núi ở Lâm Đồng, Ngọc
Linh – Kon Tum, Chư Yang Sin – Đăk Lăk.
Đặc điểm hình thái Cây gỗ lớn cao 20-40m, đường kính 60-80cm. Vỏ màu nâu đỏ, nứt
dọc. Lá hình kim dài 9-10cm, 5 lá trong 1 bẹ. Nón cái dài 5-10cm,
vảy nhiều 30-50, mặt ngoài hơi nhẵn.
Công dụng
Gỗ có giác lõi phân biệt, lõi màu đỏ tươi, giác vàng, gỗ hơi cứng, nhẹ,
dễ chế biến, có mùi thơm, khó bị mối mục. Dùng để xây dựng, đóng
tàu, bột giấy hay đóng thuyền. Là loài đặc hữu Việt Nam.
Phân cấp quý hiếm
trong sách đỏ VN-2006
Không
Phân cấp theo nghị
định 32/2006/NĐ-CP
Không
Thuộc nhóm gỗ
IV
Tài liệu tra cứu
Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 26, Nxb Nông Nghiệp,
2002
254
127. THÔNG LÁ DẸT
Tên phổ thông loài: Thông 2 lá dẹt
Tên địa phương loài:
Tên khoa học: Pinus krempfii H. Lec.
Họ: Pinaceae
Bộ: Pinales
Hình ảnh nhận dạng loài
Lá
Cành
Thân
Gốc bạnh
Nón
Quả
255
Đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài
Gỗ có mùi thơm tinh dầu thông.
Lá dẹt hình dải hẹp 2-4mm, dài 5-7cm, mọc thành cặp.
Quả nón hình trứng, gồm nhiều vảy hình thoi.
Đặc điểm sinh học và sinh
thái
Rừng thường xanh trên núi cao, Chư Yang Sin, độ cao trên 1000m,
khí hậu ẩm ướt.
Đặc điểm hình thái
Cây gỗ lớn, đường kính đến 3m, tán vượt các cây xung quanh, thân
cây to nhiều u cục, bong mảng không đều. Lá mọc cụm 2, hình dải
dẹt dài 5-7cm, rộng 2-4mm, cứng dày. Nón dài 1-2cm, quả nón
hình trứng dài 4-6 cm, to 2-3cm, gồm nhiều vảy.
Công dụng
Gỗ xẻ ván, đóng đồ đạc, xây dựng Là loài cây quý hiếm của hệ
sinh thái rừng thường xanh núi cao, cần phải bảo tồn nghiêm ngặt.
Phân cấp quý hiếm trong
sách đỏ VN-2006
EN
Phân cấp theo nghị định
32/2006/NĐ-CP
IA
Thuộc nhóm gỗ
V
Tài liệu tra cứu
Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam – Quyển 1, tr. 220, Nxb Trẻ,
1999
256
128. THÔNG NÀNG, THÔNG LÔNG GÀ
Tên phổ thông loài: Thông nàng, thông lông gà
Tên địa phương loài:
Tên khoa học: Dacrycarpus imbricatus
(Blume) De Laub. (Podocarpus imbricatus)
Họ: Podocarpaceae
Bộ: Podocarpales
Hình ảnh nhận dạng loài
Lá Cành
Thân
Vỏ, giác gỗ
Gốc
Quả
Cành quả Quả
257
Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài
Cây gỗ thân thẳng, vỏ láng hoặc bong mảnh mỏng, thịt vỏ nâu đỏ. Cành lá cây to rất thưa.
Lá ở Cành non và cây tái sinh có hình dải xếp lông chim, lá trên cành già hình vẩy nhỏ xếp vòng.
Đặc điểm sinh học và
sinh thái
Cây ưa sáng, cây non ưa bóng. Đất ẩm, tốt, thích hợp đất cát pha.
Đặc điểm hình thái Cây gỗ thân thẳng, tròn, vỏ láng, bong mảnh mỏng, thịt vỏ nâu đỏ,
nhựa nâu nhạt. Lá ở Cành non và cây tái sinh có hình dải xếp lông
chim, lá trên cành già hình vẩy nhỏ xếp vòng. Nón đực ở nách lá dài
1cm. Nón cái màu đỏ mọc lẻ hoặc từng đôi ở đầu cành, có đế nạc.
Công dụng Gỗ màu vàng, vòng năm không rõ, thớ mịn, mềm, nhẹ. Gỗ không bền,
dùng đóng đồ dùng, làm nhà.
Phân cấp quý hiếm
trong sách đỏ VN-2006
Không
Phân cấp theo nghị
định 32/2006/NĐ-CP
Không
Thuộc nhóm gỗ
IV
Tài liệu tra cứu
Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam – Quyển 1, tr. 226, Nxb Trẻ,
1999
258
129. THÔNG NƯỚC
Tên phổ thông loài: Thủy tùng, thông nước
Tên địa phương loài:
Tên khoa học: Glyptostrobus pensilis
(Staunt.) Kock.
Họ: Taxodiaceae
Bộ: Cupressales
Hình ảnh nhận dạng loài
Lá
Cành
Thân
Vỏ
259
Nón đực
Quả nón
Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài
Cây gỗ có vỏ bong mảng màu nâu, có mùi thơm tinh dầu thông, chảy nhựa đỏ ở vết
nứt. Có nhiều rễ thở chổi lên mặt.
Lá Cành non hay chồi tái sinh hình dải 1-2cm, lá ở cành già hình vảy.
Nón đực dạng vảy đầu cành.
Nón cái hình trứng hay bầu dục, khô tách rời. Mỗi vảy mang 1 hạt.
Đặc điểm sinh học và sinh
thái
Cây ưa ẩm, nhưng không ưa bị ngập nước, mọc ở rừng sình
lầy thành quẩn thể cùng với các loài Trâm, trôm, bùi nước,
côm. Ea Ral – Ea H’leo, Trấp K’sor –Krông Năng. Tái sinh
chồi nhiều. Hiện nay, cây không có khả năng tái sinh bằng hạt
Đặc điểm hình thái
Cây gỗ lớn thân thẳng cao đến 30m, gốc phình đường kính
hơn 2m. Vỏ thân bong nứt thành mảng, màu nâu, xốp. Lá 3
dạng, hình dải hẹp 2-3cm ở chồi tái sinh, hình dùi và vảy.
Nón đực hình vảy đầu cành, có 6-9 túi phấn ở gốc. Nón cái
hình bầu dục hay hình trứng, 20-22 vảy, có 5-10 vảy mang
hạt.
Công dụng
Gỗ có mùi thơm, có thớ mịn, màu xám xanh, nhiều vân đen.
Gỗ dùng làm nhà, đồ mỹ nghệ, nhạc cụ
Phân cấp quý hiếm trong
sách đỏ
CR
Phân cấp theo nghị định
32/2006/NĐ-CP
IA
Thuộc nhóm gỗ
I
Tài liệu tra cứu Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 32, Nxb Nông
Nghiệp, 2002
260
130. THÔNG TRE
Tên phổ thông loài: Thông tre
Tên địa phương loài:
Tên khoa học: Podocarpus neriifolius D. Don.
Họ: Podocarpaceae
Bộ: Podocarpales
Hình ảnh nhận dạng loài
Lá
Cành
Thân
Vỏ, giác gỗ
Quả nón
Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài
261
Cây gỗ có vỏ màu nâu vàng, bong mảnh mỏng.
Lá đơn mọc cách hình dải với 1 gân chính ở giữa nổi rõ 2 mặt.
Quả nón có đế mập.
Đặc điểm sinh học và
sinh thái
Cây ưa bóng, ưa đất ẩm, tốt, nhiều mùn. Cây tái sinh dưới tán rừng
rậm.
Đặc điểm hình thái Cây gỗ cao lớn 20-25cm, thân thẳng, vỏ màu nâu vàng. Lá đơn mọc
đối, hình dải dài 8-10cm, rộng 1-2cm có một gân chính nổi rõ 2 mặt.
Nón đực dạng bông dài 2-5cm, màu vàng, ở nách lá. Nón cái cô độc,
dưới có đế mập.
Công dụng Gỗ nhẹ, dùng để xây dựng và đóng thuyền.
Phân cấp quý hiếm
trong sách đỏ VN-2006
Không
Phân cấp theo nghị
định 32/2006/NĐ-CP
Không
Thuộc nhóm gỗ
I
Tài liệu tra cứu Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam – Quyển 1, tr. 226, Nxb Trẻ, 1999
262
131. TÔ HẠP NAM
Tên phổ thông loài: Tô hạp nam
Tên địa phương loài:
Tên khoa học: Altingia siamensis Craib.
Họ: Altingiaceae
Bộ: Hamamelidales
Hình ảnh nhận dạng loài
Lá
Cành
Quả
Quả
Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài
263
Cành nhánh dày.
Chồi có vảy bọc dạng họ long não.
Lá đơn mọc cách hay tập trung đầu cành, cuống lá dài 2-3cm, phiến lá cứng dày, đầu có mũi
nhọn, mép lá có răng cưa thưa tù.
Quả phức hình cầu 1,5-2cm, trên cuống dài 4-5cm, gồm nhiều quả nang, chín nứt.
Đặc điểm sinh học và sinh thái
Rừng thường xanh ven suối, ưa ẩm. Cây ưa sáng, cây lớn
luôn chiếm tầng trên của rừng. Chư Yang Sin, Đăk Lăk.
Đặc điểm hình thái
Cây gỗ lớn, cao 30-50cm, đường kính tới 1m, vỏ xám hồng
nhẵn, già bong mảng. Lá đơn mọc cách hay tập trung đầu
cành, cuống dài 2-3cm, phiến lá hình hình trứng ngược,
10x3cm, có mũi nhọn, mép lá có răng cưa thưa tù. Quả phức
hình cầu 1,5-2cm, trên cuống dài 4-5cm, gồm nhiều quả nang,
chín nứt.
Công dụng
Gỗ nâu đỏ, lõi lớn, dễ nứt, không mối mọt, có thể xây dựng
đóng tàu thuyền. Cây có tinh dầu thơm.
Phân cấp quý hiếm trong sách
đỏ VN-2006
Không
Phân cấp theo nghị định
32/2006/NĐ-CP
Không
Thuộc nhóm gỗ
V
Tài liệu tra cứu Lê Mộng Chân – Lê Thị Huyên, Thực vật rừng, tr. 112, Nxb
Nông Nghiệp, 2000
264
132. TRAI TÍCH LAN
Tên phổ thông loài: Trai tích lan
Tên địa phương loài:
Tên khoa học: Fagraea ceilanica Thunb.
Họ: Loganiaceae
Bộ: Gentianales
Hình ảnh nhận dạng loài
Lá
Cành
Vỏ thân
Quả
Hoa
Quả
265
Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài
Cây có lá đơn mọc đối, phiến dày, xanh đậm, bóng, hình bầu dục thon.
Hoa lớn, có tràng hình ống như loa kèn, trên xẻ 5 cánh.
Quả hình cầu có mũi nhọn, nước da bóng.
Đặc điểm sinh học và
sinh thái
Rừng dày ven suối, độ cao 200 - 300m.
Đặc điểm hình thái
Cây gỗ nhỏ, khi non phụ sinh, hay trên đá, leo hay đứng cao 4-10cm.
Lá đơn mọc đối, hình bầu dục thon, to dài 10-25cm, dày, xanh bóng,
gân phụ mảnh, không nhìn rõ. Hoa mọc ở nách lá, tràng hợp hình ống
loa kèn, dài 5-6cm, trên chia 5 cánh thuỳ, màu vàng nhạt, nhị 5 đính
ống tràng, chỉ nhị dài. Quả hình cầu, đầu có mũi nhọn, da bóng, đài
tồn tại.
Công dụng
Gỗ hạ nhiệt. Cây có hoa đẹp, trồng làm cảnh.
Phân cấp quý hiếm
trong sách đỏ VN-2006
Không
Phân cấp theo nghị
định 32/2006/NĐ-CP
Không
Thuộc nhóm gỗ
Chưa phân loại
Tài liệu tra cứu
Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 657, Nxb Nông Nghiệp,
2002
266
133. TRÁM NÂU
Tên phổ thông loài: Trám nâu
Tên địa phương loài:
Tên khoa học: Canarium littorale Bl. Var
purpurascens (Benn.) Leenh.
Họ: Burseraceae
Bộ: Rutales
Hình ảnh nhận dạng loài
Lá
Cành
Thân
Vỏ, giác gỗ
Nhựa mủ
Quả
267
Vỏ, quả
Quả
Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài
Thân thẳng, tròn, vỏ xám hồng, thịt vỏ nâu đỏ, vết đẽo vỏ chảy nhựa thơm hắc.
Lá kép lông chim 1 lần lẻ mọc cách, có lá kèm, mép lá có răng cưa.
Quả hạch cứng, hình bầu dục, hạt có vỏ rất cứng, 3 cạnh tròn, 1-3 hạt.
Đặc điểm sinh học và
sinh thái
Cây ưa sáng, nhỏ ưa bóng, đất ẩm. Cây lớn nhanh, dễ tái sinh hạt.
Đặc điểm hình thái Cây gỗ lớn thân thẳng tròn, cao đến 20m, đường kính 40cm. Lá kép
lông chim 1 lần lẻ, 3-4 đôi lá chét và 1 lá lẻ mọc rời , gốc lá hơi lệch,
cuống lá phụ dài 1cm(3cm với lá chét lẻ), có lá kèm ở chồi non. Quả
hạch nhân cứng, hình bầu dục dài 4-5cm, rộng 2,5-3cm.
Công dụng Gỗ mềm nhẹ, gần giống gỗ tram trắng, đóng đồ mộc, làm gỗ dán. Cây
cho nhựa thơm chiết suất tùng hương và tinh dầu làm thực phẩm,
thuốc, vecni Quả nhiều dầu ăn được, làm mứt.
Phân cấp quý hiếm
trong sách đỏ VN-2006
Không
Phân cấp theo nghị
định 32/2006/NĐ-CP
Không
Thuộc nhóm gỗ
VII
Tài liệu tra cứu
Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 593, Nxb Nông Nghiệp,
2002
268
134. TRÂM BỒ ĐÀO
Tên phổ thông loài: Trâm Bồ đào
Tên địa phương loài:
Tên khoa học: Syzygium jambos (L.) Alston.
Họ: Myrtaceae
Bộ: Myrtales
Hình ảnh nhận dạng loài
Lá
Cành
Thân
Vỏ, giác gỗ
Hoa
Quả
269
Đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài
Cây gỗ thân xám xanh nhẵn, thịt vỏ nâu sậm, phân cành nhiều.
Lá đơn mọc đối, gân phụ lá hợp thành viền cách mép lá 0,5cm, mặt trên xanh đậm bóng, vò có
mùi thơm.
Hoa cụm mọc ở đầu cành, nhiều nhị, 4 cánh, nhị nhiều, màu trắng.
Quả có đài và vòi nhụy tồn tại, giống quả Mận (roi).
Đặc điểm sinh học và sinh
thái
Rừng thường xanh ẩm ven suối, đất Bazan tầng dày. Ưu hợp cây
họ Long não (Quế, sụ, kháo) – Côm – Xoan.
Đặc điểm hình thái
Cây gỗ nhỏ, cao 6-12m, vỏ thân xám xanh, nhẵn, Cành non mảnh
rủ. Lá đơn mọc đối, phiến lá hình ngọn giáo thuôn nhọn 2 đầu,
mép lá có răng cưa, cuống ngắn 1cm. Hoa mọc cụm đầu cành, nhị
rất nhiều, 4 cánh màu trắng
Công dụng
Quả ăn được, vỏ và lá có chứa nhiều tannin. Hoa đẹp, trồng làm
cảnh. Gỗ nhỏ đóng đồ đạc thông thường và xây dựng.
Phân cấp quý hiếm trong
sách đỏ VN-2006
Không
Phân cấp theo nghị định
32/2006/NĐ-CP
Không
Thuộc nhóm gỗ
Chưa phân loại
Tài liệu tra cứu Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam – Quyển 2, tr. 44, Nxb Trẻ,
1999
270
135. TRÂM ĐỎ
Tên phổ thông loài: Trâm đỏ
Tên địa phương loài:
Tên khoa học: Syzygium zeylanicum (L.) Dc.
Họ: Myrtaceace
Bộ: Myrtales
Hình ảnh nhận dạng loài
Lá
Cành
Thân
Vỏ, giác gỗ
Thân
Gốc, bạnh
271
Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài
Cây gỗ, vỏ thân màu đỏ nâu, bong mảng mỏng dễ bóc, thịt vỏ dày màu nâu.
Lá đơn mọc đối.
Đặc điểm sinh học và
sinh thái
Cây ưa sáng, mọc nhanh, ưa ẩm, tái sinh mạnh. Ưu hợp: Chò xót –
Trâm đỏ - Dẻ
Đặc điểm hình thái Cây gỗ lớn, vỏ thân đỏ nâu, bong mảng mỏng. Lá đơn mọc đối. Hoa
cụm xim chùy, hoa không cuống, cánh đài 4-5, đều nhau, cánh tràng
4-5. Nhị đực nhiều. Quả hạch hình cầu, màu trắng.
Công dụng Gỗ đỏ nâu, thớ xoắn, mịn, cứng dai, khó gia công. Gỗ làm nhà, cầu
cống, thuyền rất tốt.
Phân cấp quý hiếm
trong sách đỏ VN-2006
Không
Phân cấp theo nghị
định 32/2006/NĐ-CP
Không
Thuộc nhóm gỗ
V
Tài liệu tra cứu Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 471, Nxb Nông Nghiệp,
2002
272
137. TRÔM ĐỒNG NAI, SẢNG CÁNH
Tên phổ thông loài: Sảng cánh, cước mộc
Tên địa phương loài:
Tên khoa học: Sterculia alata Roxb.
Họ: Sterculiaceae
Bộ: Malvales
Hình ảnh nhận dạng loài
Lá
Cành
Thân
Vỏ, giác gỗ
273
Đài Hoa
Cây đang ra hoa
Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài
Cây gỗ cao lớn, thân rất thẳng và tròn, vỏ có nhiều vết lõm ngang, thịt vỏ màu đỏ hồng, xen kẽ
trắng.
Lá đơn mọc cách, cuống lá dài phình 2 đầu, phiến lá hình tim.
Đặc điểm sinh học và sinh
thái
Cây ưa sáng, mọc nhanh. Buôn Ma Thuột, Đrây Sáp – Đăk Lăk,
Kon Tum, Đồng Nai. Ưu hợp: Bằng lăng – mít nài – bời lời.
Đặc điểm hình thái Cây gỗ cao đến 30m, thân rất thẳng và tròn, tán hình. Lá đơn mọc
cách, cuống lá dài 9-10cm, phình 2 đầu, phiến lá hình tim dài 10-
14cm, đầu có mũi nhọn, có 2-3 cặp gân gốc và 4 cặp gân phụ từ
gân chính. Chùm hoa ở ngọn và nách lá dài 8-10cm. Quả mang 4-
5 đài, hạt to 7x3cm.
Công dụng
Gỗ xẻ ván, đóng đồ đạc, xây dựng.
Phân cấp quý hiếm trong
sách đỏ VN-2006
Không
Phân cấp theo nghị định
32/2006/NĐ-CP
Không
Thuộc nhóm gỗ
VII
Tài liệu tra cứu
Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 340, Nxb Nông
Nghiệp, 2002
274
138. TRÔM HÔI
Tên phổ thông loài: Trôm, trôm hôi
Tên địa phương loài:
Tên khoa học: Sterculia foetida L.
Họ: Sterculiaceae
Bộ: Malvales
Hình ảnh nhận dạng loài
Lá
Thân
Hoa
Quả
275
Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài
Cây gỗ, vỏ màu xám, thường chảy nhựa gum màu trắng, gặp nước nở ra.
Lá kép chân vịt với 5-9 lá chét, trông gần giống lá khoai mì hay lá cây gòn gạo.
Quả đại kép có 1-5 đại hình trứng dài 10cm.
Đặc điểm sinh học và
sinh thái
Cây ưa sáng mọc nhanh, tái sinh tốt
Đặc điểm hình thái Cây gỗ lớn, thân thẳng, có múi, gốc bạnh ở cây lớn, vỏ thân màu xám,
phân cành cao, tán lá dày rậm. Lá kép chân vịt có 5-9 lá chét. Hoa vô
cánh, đài màu đỏ sậm, xẻ 5 thùy. Quả đại kép, gồm 5 đại.
Công dụng Gỗ đóng đồ đạc, nhựa gum làm nước giải khát, hạt có dầu ăn được,
bột hạt làm bánh. Cây mọc nhanh được trồng làm trụ tiêu.
Phân cấp quý hiếm
trong sách đỏ VN-2006
Không
Phân cấp theo nghị
định 32/2006/NĐ-CP
Không
Thuộc nhóm gỗ
VIII
Tài liệu tra cứu
Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 342, Nxb Nông Nghiệp,
2002
276
139. TRÔM HOA NHỎ
Tên phổ thông loài: Trôm
Tên địa phương loài:
Tên khoa học: Sterculia parviflora Roxb.
Họ: Sterculiaceae
Bộ: Malvales
Hình ảnh nhận dạng loài
Lá
Cành
Nhựa - Gum
Vỏ, giác gỗ
277
Quả hạt
Chùm – Quả
Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài
Cây thân gỗ, thường chảy nhựa gôm chỗ vết thương, hơi trong, khi khô cứng, gặp nước nở nhày
nhớt.
Lá đơn mọc cách, cuống lá phình 2 đầu.
Quả kép 4 đến 5 quả lớn, dài 7-10 cm, chín màu đỏ, có lông mịn.
Đặc điểm sinh học và
sinh thái
Cây ưa sáng, đất ẩm, mọc nhanh.
Đặc điểm hình thái Cây gỗ lớn, vỏ thân màu xám, thịt vỏ màu nâu hồng. Lá đơn mọc
cách, hình xoan hay bầu dục, 2 đầu cuống lá phình. Quả kép, 4-5 quả
con, mỗi quả con dài 7-10cm, dính nhau ở gốc, có 6-8 hạt bầu dục hay
xoan tròn.
Công dụng Gỗ màu xám như sao đen, nhưng nhiều xơ thô, không mịn, mềm nhẹ,
xẻ ván làm nhà, đóng đồ đạc. Gôm là nước giải khát tốt cho sức khỏe.
Phân cấp quý hiếm
trong sách đỏ VN-2006
Không
Phân cấp theo nghị
định 32/2006/NĐ-CP
Không
Thuộc nhóm gỗ
VII
Tài liệu tra cứu
Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam – Quyển 1, tr. 504-510, Nxb Trẻ,
1999
278
140. TRÔM LÁ QUẠT
Tên phổ thông loài: Trôm lá quạt
Tên địa phương loài:
Tên khoa học: Sterculia hypochrea Pierre
Họ: Sterculiaceae
Bộ: Malvales
Hình ảnh nhận dạng loài
Lá
Cành
Thân
Quả
279
Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài
Cây gỗ thân thẳng, dáng cao, vỏ xám, trơn nhẵn, vết nứt chảy nhựa gôm màu vàng xanh, sau màu
nâu.
Lá xẻ thùy chân vịt nhiều hơn 3 thùy, to đến 50cm.
Quả có 5 đại chín mở bằng một khe nứt dọc.
Đặc điểm sinh học và
sinh thái
Cây ưa sáng, ưa ẩm, độ cao thấp. Đăk Lăk, Đồng Nai chủ yếu.
Đặc điểm hình thái Cây gỗ thân thẳng, cao 15-20m, vỏ thân nhẵn, màu xám. Lá đơn xẻ
thùy chân vịt, hình quạt, có 3-9 thùy nhọn, kích thước 20-50 cm. Hoa
nhỏ mọc chùm kép. Quả 5 đại chín nứt bằng 1 khe.
Công dụng
Gỗ dùng trong xây dựng, đóng đồ đạc. Nhựa gôm làm thuốc, chất cố
định màu trong nhuộm vải.
Phân cấp quý hiếm
trong sách đỏ VN-2006
Không
Phân cấp theo nghị
định 32/2006/NĐ-CP
Không
Thuộc nhóm gỗ
VII
Tài liệu tra cứu
Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 343, Nxb Nông Nghiệp,
2002
280
141. TRƯỜNG HÙNG LÔNG
Tên phổ thông loài: Trường hùng lông, thoa la
lông
Tên địa phương loài:
Tên khoa học: Reevesia pubescens Mast.
Họ: Sterculiaceae
Bộ: Malvales
Hình ảnh nhận dạng loài
Lá
Cành
Vỏ, giác gỗ
Quả
Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài
Cây gỗ vỏ xám, nhẵn.
Lá có cuống phình 2 đầu, hình trứng, đầu lá có mũi nhọn, gân lá nổi rõ, 3 gân gốc và các gân khác
so le.
Quả nang hóa gỗ chia làm 5 mảnh.
281
Đặc điểm sinh học và
sinh thái
Cây mọc trong rừng thường xanh lá rộng nhiệt đới, mọc nơi sườn núi.
Ưu hợp: Lòng máng – thành ngạnh – bình linh – cò ke
Đặc điểm hình thái
Cây gỗ lớn, vỏ xám, thịt vỏ màu nâu vàng, giác vàng. Lá đơn mọc
cách, hình trứng, đầu lá có mũi nhọn, lá dài 10-18cm, rộng 4-8cm, gân
bên 4-5, sờ hơi ráp. Cuống lá phình 2 đầu, dài 3-5cm. Quả nang hóa
gỗ, tách 5 mảnh. Hạt 1,5cm.
Công dụng Cây gỗ dùng để làm kiện hàng, xẻ ván, nguyên liệu bột giấy.
Phân cấp quý hiếm
trong sách đỏ VN-2006
Không
Phân cấp theo nghị
định 32/2006/NĐ-CP
Không
Thuộc nhóm gỗ Chưa phân loại
Tài liệu tra cứu
Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 503, Nxb Nông Nghiệp,
2002
282
142. ƯƠI, LƯỜI ƯƠI
Tên phổ thông loài: Ươi, Lười ươi
Tên địa phương loài:
Tên khoa học: Scaphium macropodium (Miq.)
Beumec, S. lychnophorum (Hance) Kost.
Họ: Sterculiaceae
Bộ: Malvales
Hình ảnh nhận dạng loài
Lá
Hoa
Thân
Vỏ, giác gỗ
283
Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài
Cây gỗ, vỏ thân màu nâu xám, thịt vỏ vàng nhạt, giác trắng.
Lá mọc cách, lá cây non có dạng xẻ 3 thùy, khi lớn lá đơn, cuống dài đến 10-30cm. Hoa nhỏ mọc
chùm tụ tán đầu cành.
Quả có vỏ mỏng, một hạt, phù to khi gặp nước.
Đặc điểm sinh học và
sinh thái
Cây ưa sáng, mọc trong các rừng thứ sinh, ưa đất ẩm tốt, không bị ảnh
hưởng bởi rừng cây họ dầu, độ cao đến 1200m.
Đặc điểm hình thái Cây gỗ lớn cao 20-25cm, vỏ thân màu nâu xám, nhánh non có lông
hoe. Lá mọc cách, lá cây non có dạng xẻ 3 thùy không lông, khi lớn
lá đơn, cuống dài đến 10-30cm. Hoa nhỏ mọc chùm tụ tán đầu cành.
Quả có vỏ mỏng, một hạt, phù to khi gặp nước.
Công dụng Gỗ xẻ ván, trang trí nội thất. Quả có gum làm nước giải khát, chữa
bệnh lị.
Phân cấp quý hiếm
trong sách đỏ VN-2006
VU
Phân cấp theo nghị
định 32/2006/NĐ-CP
Không
Thuộc nhóm gỗ
VII
Tài liệu tra cứu
Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 340, Nxb Nông Nghiệp,
2002
284
143. VÀNG ANH
Tên phổ thông loài: Vàng anh
Tên địa phương loài:
Tên khoa học: Saraca indica L.
Họ: Fabaceae
Bộ: Fabales
Hình ảnh nhận dạng loài
Lá
Hoa
Quả
285
Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài
Cây gỗ có vỏ thân xám, nhẵn.
Lá kép lông chim lớn như cành mang phiến lá mọc đối.
Cụm hoa màu vàng cam, mọc ở nách lá nhìn rất giống hoa đơn đỏ (Bông trang Ixora sp.).
Đặc điểm sinh học và
sinh thái
Cây phân bố từ Bình Trị Thiên đến Vọng Phu – Đăk Lăk, độ cao dưới
500m. Cây ưa sáng, rừng thứ sinh.
Đặc điểm hình thái Cây gỗ lớn cao đến 20m, cành nhánh nhiều, Cành non tròn vỏ nhẵn.
Lá kép lông chim dài 30-50cm, mang 5-6 cặp lá chét, kích thước cỡ
10x20cm. Cụm hoa mọc nách lá hay trên thân, hình cầu, to 10-15cm,
màu vàng cam, hoa có tràng hợp hình ống, trên chia 4 thùy. Quả đậu
dẹt.
Công dụng
Cây trồng làm cảnh. Gỗ ít sử dụng.
Phân cấp quý hiếm
trong sách đỏ VN-2006
Không
Phân cấp theo nghị
định 32/2006/NĐ-CP
Không
Thuộc nhóm gỗ
VII
Tài liệu tra cứu
Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 529, Nxb Nông Nghiệp,
2002
286
144. VÀNG NGHỆ
Tên phổ thông loài : Vàng nghệ
Tên địa phương loài : Chin, xương gà
Tên khoa học : Garcinia handburyi Hook. F.
Họ: Clusiaceae
Bộ: Theales
Hình ảnh nhận dạng loài
Lá
Cành
Thân
Vỏ, giác gỗ
287
Nhựa mủ
Gốc, bạnh cây
Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài
Cây gỗ vỏ nhẵn màu xám nhạt, thịt vỏ màu vàng nhạt, có nhựa mủ màu vàng nghệ.
Lá đơn mọc đối, dạng trái xoan, dài 6-8cm, rộng 3-4cm, gân lá song song.
Đặc điểm sinh học và
sinh thái
Nơi rừng thường xanh ẩm, sườn núi, chân núi.
Đặc điểm hình thái
Cây gỗ lớn, vỏ thân nhẵn, màu xám có nhựa mủ vàng nghệ, phân cành
nhiều, thấp, dài, cong, lúc non cành có tiết diện vuông. Lá đơn mọc
đối, dạng trái xoan hình bầu dục, dai, màu xanh lục đậm, bóng. Gân
bên xếp thẳng song song nhau nổi rõ cả 2 mặt. Cụm hoa thưa mọc ở
nách lá hay gần đầu cành, cụm hoa đực có từ 1 đến 5 hoa. Hoa có 4
cánh hoa, cao 7mm màu vàng. Nhị đực dính nhau thành một đầu tròn,
màu vàng. Cụm hoa cái có từ 1-8 hoa. Bầu có 4 ô. Quả dạng trái xoan,
cao 4,5cm, đường kính 3cm, thuôn hẹp ở đầu có vòi nhụy còn lại ngắn
chia thùy, đầu Quả lõm, nhẵn. Hạt 5-8.
Công dụng Cây cho gỗ khá tốt, dùng để đóng đồ đạc, xẻ ván, đóng thuyền, xây
dựng. Quả chín ăn được.
Phân cấp quý hiếm
trong sách đỏ VN-2006
Không
Phân cấp theo nghị
định 32/2006/NĐ-CP
Không
Thuộc nhóm gỗ Chưa phân loại
Tài liệu tra cứu
Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 217, Nxb Nông Nghiệp,
2002
288
145. XÁ XỊ
Tên phổ thông loài: Xá xị
Tên địa phương loài:
Tên khoa học: Cinnamomum balansae
Lecomte.
Họ: Lauraceae
Bộ: Laurales
Hình ảnh nhận dạng loài
Lá
Cành
Thân
Cành non
289
Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài
Cây gỗ có vỏ xám nứt dọc bong mảnh, thịt vỏ nâu vàng, giác trắng vàng, có mùi thơm xá xị.
Lá đơn mọc cách kích thước và hình dáng gần giống lá cây bơ, vò lá có mùi thơm.
Quả hình cầu nhỏ gần 1cm, có cuống đế phình, quả chín màu tím đen.
Đặc điểm sinh học và
sinh thái
Rừng thường xanh trên Núi cao. Ưu hợp Dẻ-Giổi-Quế. Tái sinh nơi
đất ẩm, dày, bóng mát, nhưng là cây ưa sáng.
Đặc điểm hình thái Cây gỗ lớn, vỏ xám nứt dọc, thường có u cục quanh gốc, Cành non
xanh. Lá đơn mọc cách, phiến lá hình thuôn nhọn 2 đầu, mặt lá nhẵn,
to vào 8x12cm. Hoa nhỏ mọc cụm ở nách lá đầu cành. Quả hạch hình
cầu 8-10mm, có đế phình mập, chín màu tím đen.
Công dụng
Cây cho tinh dầu thơm, gỗ vàng nhạt, thơm.
Phân cấp quý hiếm
trong sách đỏ VN-2006
VU
Phân cấp theo nghị
định 32/2006/NĐ-CP
IIA
Thuộc nhóm gỗ
VI
Tài liệu tra cứu
Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 95, Nxb Nông Nghiệp,
2002
290
146. XĂNG MÃ NGUYÊN
Tên phổ thông loài: Xăng mã nguyên
Tên địa phương loài:
Tên khoa học: Carallia brachiate (Lour.)
Merr.
Họ: Rhizophoraceae
Bộ: Rhizophorales
Hình ảnh nhận dạng loài
Lá
Cành
Hoa
Cành
Hoa
Vỏ
291
Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài
Cây thân gỗ, Cành non xanh hơi dẹt, vỏ màu nâu xanh, mỏng, thịt vỏ màu đỏ nâu.
Lá đơn nguyên, mọc đối, có lá kèm hình dùi bao chồi, để lại sẹo vòng khi rụng.
Phiến lá hình bầu dục, dày mềm, gân lá chìm khó thấy, mặt trên xanh đậm, rất bóng, mặt dưới lá
màu xanh lục nhạt.
Đặc điểm sinh học và sinh
thái
Cây ưa ẩm mọc nơi ven suối trong rừng thường xanh nhiệt đới ẩm.
Đặc điểm hình thái Cây gỗ lớn, cao 20-25m, vỏ nâu xanh, mỏng. Lá đơn nguyên mọc
đối, hình bầu dục hay xoan, mặt trên xanh bóng, mặt dưới màu lục
nhạt. Hoa màu trắng, mọc ở nách lá. Quả nang hình cầu, đỉnh có
cánh, màu da cam.
Công dụng
Gỗ dùng trong xây dựng và đóng đồ đạc thông thường.
Phân cấp quý hiếm trong
sách đỏ VN-2006
Không
Phân cấp theo nghị định
32/2006/NĐ-CP
Không
Thuộc nhóm gỗ
VI
Tài liệu tra cứu
Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 455, Nxb Nông
Nghiệp, 2002
292
147. XOÀI VÀNG
Tên phổ thông loài: Xoài vàng, Muỗng cuống
dài
Tên địa phương loài:
Tên khoa học: Mangifera flava Evrard.
Họ: Anacardiaceae
Bộ: Rutales
Hình ảnh nhận dạng loài
Lá
Thân
Quả
Vỏ, giác gỗ
293
Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài
Cây gỗ vỏ xám nâu, thịt vỏ nâu vàng, có nhựa mủ, giác vàng. Vò lá có mùi thơm.
Lá đơn mọc cách hay chụm đầu cành, phiến lá lớn thuôn dài đến 30cm, gân lá nổi rõ khoảng 20
cặp, cuống lá dài đến 10cm, gốc phình màu đen.
Hoa nhỏ mọc cụm đầu cành, phân nhiều nhánh.
Quả hạch, 4cm.
Đặc điểm sinh học và sinh
thái
Rừng thường xanh ẩm, trên núi, Chư Yang Sin – Krông Bông.
Đặc điểm hình thái
Cây gỗ lớn, vỏ thân xám nâu, vết nứt chảy nhựa mủ. Lá đơn mọc
cách hay chụm đầu cành, cuống lá dài 4-8cm, phiến lá thuôn nhọn
dài 15-20cm, gân lá 20-25 cặp, chẻ nhánh ở mép lá. Hoa mọc cụm
hình chùy đầu cành, màu vàng, mẫu 5. Quả hạch gần hình cầu,
đường kính khoảng 4cm.
Công dụng
Gỗ có giác mỏng vàng, lõi phân biệt, thớ thẳng mịn. Gỗ dùng xây
dựng, đóng đồ đạc, xẻ ván.
Phân cấp quý hiếm trong
sách đỏ VN-2006
Không
Phân cấp theo nghị định
32/2006/NĐ-CP
Không
Thuộc nhóm gỗ
V
Tài liệu tra cứu
Trần Hợp, Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, tr.600, Nxb Nông Nghiệp,
2002.
294
148. XOAN ĐÀO
Tên phổ thông loài : Xoan đào
Tên địa phương loài :
Tên khoa học : Prunus ceylanica (Wight.) Miq.
Họ: Rosaceae
Bộ: Rosales
Hình ảnh nhận dạng loài
Lá
Cành
Lá kèm
Vỏ, giác gỗ
Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài
Toàn thân có mùi hôi bọ xít. Vỏ xám tro, nhẵn.
Lá đơn mọc cách, đầu lá có đuôi nhọn kéo dài, 2 lá kèm
nhọn dài 1- 1,5cm.
Cành non và lá có có lông màu gỉ sắt.
295
Đặc điểm sinh học và
sinh thái
Cây ưa sáng, mọc nhanh, tái sinh tốt dưới tán rừng tự nhiên (chịu bóng
giai đoạn nhỏ).
Đặc điểm hình thái
Cây gỗ nhỡ, vỏ nhẵn, màu xám tro, không nứt, giác trắng. Cành non
có lông mịn màu gỉ sắt. Lá đơn mọc cách, phiến dày dài 5-9cm, rộng
2-4cm, đầu lá có đuôi nhọn kéo dài, có 2 lá kèm nhọn. Cụm hoa hình
chùm, mọc ở nách lá. Hoa màu trắng vàng, cánh đài hình chuông chia
nhiều thùy, cánh tràng nhỏ phủ nhiều lông. Quả hạch hình thận 2cm,
có 5 hạt.
Công dụng Gỗ dùng trong xây dựng, đóng đồ gia dụng, công cụ lao động nông
nghiệp.
Phân cấp quý hiếm
trong sách đỏ VN-2006
Không
Phân cấp theo nghị
định 32/2006/NĐ-CP
Không
Thuộc nhóm gỗ VI
Tài liệu tra cứu
Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 448, Nxb Nông Nghiệp,
2002
296
149. XOAN
Tên phổ thông loài: Xoan, lát hoa
Tên địa phương loài:
Tên khoa học: Chukrasia tabularis A. Juss.
Họ: Meliaceae
Bộ: Rutales
Hình ảnh nhận dạng loài
Lá
Cành
Cành
Quả
297
Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài
Cây gỗ vỏ thân màu xám nâu, Cành non có nhiều lỗ bì lớn màu trắng.
Lá kép lông chim 2-3 lần, phiến lá màu xanh lục, lá non màu nâu tím.
Quả nang, khô nứt thành 3 mảnh.
Đặc điểm sinh học và sinh
thái
Cây ưa sáng, mọc nơi rừng thưa, đất dày, ẩm. Rụng lá vào mùa
khô.
Đặc điểm hình thái Cây gỗ lớn, vỏ thân màu xám, hơi nứt dọc, cành có nhiều lỗ bì lớn.
Lá kép lông chim 2-3 lần (các cuống lá cấp 2 ở giữa mang 2-3 lá
phụ), phiến lá màu xanh lục, lá non màu nâu tím. Hoa nhỏ, mọc
cụm chùy ở đầu cành. Quả nang, khô nứt thành 3 mảnh.
Công dụng
Gỗ làm nhà, xẻ ván.
Phân cấp quý hiếm trong
sách đỏ VN-2006
Không
Phân cấp theo nghị định
32/2006/NĐ-CP
Không
Thuộc nhóm gỗ
VI
Tài liệu tra cứu Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam – Quyển 2, tr. 387, Nxb Trẻ,
1999
298
150. XOAN MỘC
Tên phổ thông loài: Xoan mộc
Tên địa phương loài:
Tên khoa học: Toona surenii (Bl.) Merr.
Họ: Meliaceae
Bộ: Rutales
Hình ảnh nhận dạng loài
Lá
Cành
Thân
Vỏ, giác gỗ
299
Hoa
Hoa
Nhựa - gum
Hoa
Đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài
Cây gỗ thân thẳng tròn, vỏ nổi mụn cóc, màu xám nâu, thịt vỏ nâu nhạt, vết nứt có chảy gum
mềm.
Lá kép lông chim dài đến 60cm, có 13-17 cặp lá chét đối, màu lục nhạt nhìn từ dưới lên.
Hoa trắng mọc cụm dài và rủ xuống, vò nát có màu vàng nghệ (do dịch đĩa mật).
Đặc điểm sinh học và sinh
thái
Rừng thường xanh ẩm, độ cao 850m. Ưu hợp cây họ dẻ - long não
– côm – xoan. Cây ưa sáng, đất bazan tầng dày tốt, tái sinh hạt tốt.
Đặc điểm hình thái
Cây gỗ lớn, cao 25-30m, thân tròn thẳng, Cành non nhiều lỗ bì. Lá
kép lông chim 1 lần, dài 25 - 60cm, mang 13-17 cặp lá chét mọc
đối hay gần đối, phiến lá chét hình nêm, đầu nhọn, gốc hơi tròn và
lệch 1 bên. Hoa màu trắng, mọc thành cụm hình chùy ở đầu cành.
Quả nang hóa gỗ hình bầu dục dài, có lỗ bì màu trắng bạc rải rác,
dài 2,5-3,5cm. Hạt có cánh ở 2 đầu.
Công dụng
Gỗ màu hồng, mềm, dùng trong xây dựng, đóng đồ đạc,
Phân cấp quý hiếm trong
sách đỏ VN-2006
Không
Phân cấp theo nghị định
32/2006/NĐ-CP
Không
Thuộc nhóm gỗ VI
Tài liệu tra cứu Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam – Quyển 2, tr. 386, Nxb Trẻ,
1999
300
151. XOAN TA
Tên phổ thông loài: Xoan ta
Tên địa phương loài:
Tên khoa học: Melia azedarack Linn.
Họ: Meliaceae
Bộ: Rutales
Hình ảnh nhận dạng loài
Lá
Cành
Thân
Vỏ thân
Hoa
Quả
301
Mô tả đặc điểm nhận dạng quan trọng của loài
Cây gỗ, vỏ nâu xám, cành non hoặc thân non màu nâu đỏ có nhiều đốm trắng (khi cây rụng lá ta
có thể nhận diện đặc điểm này cùng với Quả già khô).
Lá kép lông chim 2-3 lần lẻ mọc cách, lá nhỏ hình trứng hay hình mũi mác dài 3-7cm, rộng 2-
3cm, mép có răng cưa. Quả hình tròn dài(xoan) 2cm, đường kính 1cm.
Đặc điểm sinh học và
sinh thái
Cây phân bố rộng từ đồng bằng lên miền núi, có khả năng chịu hạn,
ưa sáng, tái sinh mạnh trên các nương rẫy hay rừng thứ sinh. Cây ưa
khí hậu ẩm nóng.
Đặc điểm hình thái Cây gỗ rụng lá, vỏ nâu xám, cành non hoặc thân non màu nâu đỏ có
nhiều đốm trắng. Lá kép lông chim 2-3 lần lẻ mọc cách dài, lá nhỏ
hình trứng hay hình mũi mác dài 3-7cm, rộng 2-3cm, mép có răng cưa.
Cụm hoa hình chùy, hoa đều lưỡng tính, cánh đài 5-6, cánh tràng 5-6
hình dải, nhị đực hình ống trên đỉnh có răng. Quả hình tròn dài(xoan)
2cm, đường kính 1cm, vỏ ngoài nạc, vỏ trong hóa gỗ.
Công dụng Gỗ ít mềm nhẹ, ít bị mối mọt, ít mục, dùng để làm nhà, đóng đồ dụng
cụ gia đình. Hạt ép dầu, vỏ thân làm thuốc.
Phân cấp quý hiếm
trong sách đỏ VN-2006
Không
Phân cấp theo nghị
định 32/2006/NĐ-CP
Không
Thuộc nhóm gỗ VI
Tài liệu tra cứu
Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 583, Nxb Nông Nghiệp,
2002
302
PHỤ LỤC: XẾP LOẠI THỰC VẬT THEO MỨC ĐỘ NGUY CƠ
THEO SÁCH ĐỎ VIỆT NAM
Kí
hiệu
viết tắt
Tiếng Anh Tiếng Việt Ý nghĩa từ
EX Extinct Tuyệt chủng Cá thể cuối cùng của một loài đã chết
CR Critically
Endangered
Cực kì nguy
cấp
Đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong một
tương lai rất gần, quần thể suy giảm đến 80%,
diện tích phân bố chỉ còn khoảng 100km2
EN Endangered Nguy cấp Đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong một
tương lai rất gần nhưng mức độ thấp hơn trên
VU Vulnerable Sắp nguy cấp Không nằm trong 2 cấp trên nhưng phải đối mặt
với nguy cơ tuyệt chủng trong một tương lai
không xa, quần thể suy giảm 20%, diện tích
phân bố chỉ còn khoảng 20000Km2
NT Near
threatened
Sắp bị đe dọa Đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong một
tương lai không xa.
R Rare Hiếm Phân bố hẹp, số lượng ít, hiện tại chưa bị đe dọa
đến sự tồn tại nhưng tương lai không xa sẽ bị.
T Threatened Bị đe dọa Thuộc một trong những cấp trên nhưng chưa đủ
tư liệu để xếp vào 1 cấp nào.
K Insufficiently
know
Thiếu dữ liệu Không biết chính xác và thiếu thông tin để xếp
vào một trong những cấp trên.
THEO NGHỊ NGHỊ ĐỊNH 32/2006/NĐ-CP VỀ QUẢN LÝ THỰC VẬT
RỪNG, ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM
IA: Bao gồm những loài thực vật rừng bị nghiêm cấm khai thác, sử dụng
vì mục đích thương mại
IIA: Bao gồm những loài thực vật rừng bị hạn chế khai thác, sử dụng vì
mục đích thương mại
303
TÀI LIỆU TRA CỨU
1. Nguyễn Tiến Bân, Cẩm nang Tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt
kín ở Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp, 2002
2. Trần Hợp, Tài Nguyên cây gỗ Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp, 2002
3. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, Nxb Trẻ, 1999
4. Phạm Hoàng Hộ, Thực vật chúng, Nxb Lửa Thiêng, 1972
5. Nguyễn Nghĩa Thìn, Cẩm nang nghiên cứu Đa dạng sinh vật, Nxb
Nông Nghiệp, 1996
6. Lê Mộng Trân – Lê Thị Huyền, Thực Vật Rừng, Nxb Nông Nghiệp Hà
Nội, 2000
7. Sách đỏ Việt Nam, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ Hà Nội, 2007
Website:
ww2.bgbm.org
www.iucnredlist.org
www.plantsystematics.org
www.vncreatures.net
www.yokdonnationalpark.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kieu_rung_la_rong_thuong_xanh_va_nua_rung_la_o_tay_nguyen.pdf