Kim loại kiềm thổ và hợp chất của kim loại kiềm thổ
Cấu hình electron : Kim loại kiềm thổ là những nguyên tố s. Lớp ngoài cùng của nguyên tử có 2e ở phân lớp ns
2
.
So với những electron khác trong nguyên tử thì hai electron ns
2
ở xa hạt nhân hơn cả, chúng dễ tách khỏi nguyên tử.
Các cation M
2+
của kim loại kiềm thổ có cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm đứng trước nó trong bảng tuần
hoàn.
Số oxi hoá : Các ion kim loại kiềm thổ có điện tích duy nhất là 2+. Vì vậy trong các hợp chất, nguyên tố kim
loại kiềm thổ có số oxi hoá là +2.
Thế điện cực chuẩn : Các cặp oxi hoá - khử M
2+
/M của kim loại kiềm thổ đều có thế điện cực chuẩn rất âm.
3 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 5778 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kim loại kiềm thổ và hợp chất của kim loại kiềm thổ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa học LTĐH đảm bảo môn Hóa-Thầy Sơn Bài 25. Kim loại kiềm thổ và hợp chất của kim loại kiềm thổ
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
BÀI 25. KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ
TÀI LIỆU BÀI GIẢNG
A. ĐƠN CHẤT
I. VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO
1. Vị trí của kim loại kiềm thổ trong bảng tuần hoàn
Kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn, gồm các nguyên tố : beri (Be), magie (Mg), canxi
(Ca), stronti (Sr), bari (Ba) và rađi (Ra). Trong mỗi chu kì, nguyên tố kim loại kiềm thổ đứng sau nguyên tố kim loại
kiềm.
2. Cấu tạo và tính chất của nguyên tử kim loại kiềm thổ
Cấu hình electron : Kim loại kiềm thổ là những nguyên tố s. Lớp ngoài cùng của nguyên tử có 2e ở phân lớp ns2.
So với những electron khác trong nguyên tử thì hai electron ns2 ở xa hạt nhân hơn cả, chúng dễ tách khỏi nguyên tử.
Các cation M
2+
của kim loại kiềm thổ có cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm đứng trước nó trong bảng tuần
hoàn.
Số oxi hoá : Các ion kim loại kiềm thổ có điện tích duy nhất là 2+. Vì vậy trong các hợp chất, nguyên tố kim
loại kiềm thổ có số oxi hoá là +2.
Thế điện cực chuẩn : Các cặp oxi hoá - khử M2+/M của kim loại kiềm thổ đều có thế điện cực chuẩn rất âm.
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Các kim loại kiềm thổ có một số tính chất vật lí giống nhau :
Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tương đối thấp (trừ beri).
Độ cứng tuy có cao hơn kim loại kiềm, nhưng nhìn chung kim loại kiềm thổ có độ cứng thấp.
Khối lượng riêng tương đối nhỏ, chúng là những kim loại nhẹ hơn nhôm (trừ bari).
Một số hằng số vật lí của kim loại kiềm thổ
Nguyên tố Be Mg Ca Sr Ba
Nhiệt độ nóng chảy (OC) 1280 650 838 768 714
Nhiệt độ sôi (OC) 2770 1110 1440 1380 1640
Khối lượng riêng (g/cm3) 1,85 1,74 1,55 2,6 3,5
Độ cứng (lấy kim cương
bằng 10)
2,0 1,5 1,8
III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
Một số đại lượng đặc trưng của kim loại kiềm thổ
Nguyên tố Be Mg Ca Sr Ba
Cấu hình electron [He]2s2 [Ne]3s2 [Ar]4s2 [Kr]5s2 [Xe]6s2
Bán kính nguyên tử (nm) 0,11 0,16 0,20 0,21 0,22
Năng lượng ion hoá I2
(kJ/mol)
1800 1450 1150 1060 970
Độ âm điện 1,57 1,31 1,00 0,95 0,89
Thế điện cực chuẩn
2
o
M /M
E
(V) - 1,85 - 2,37 - 2,87 - 2,89 - 2,90
Mạng tinh thể Lục phương Lập phương tâm diện
Lập
phương
tâm khối
Các kim loại kiềm thổ đều có tính khử mạnh, nhưng yếu hơn so với kim loại kiềm. Tính khử của các kim
loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba.
1. Tác dụng với phi kim
Khi đốt nóng, các kim loại kiềm thổ đều bốc cháy trong không khí tạo ra oxit.
2Mg + O2 ot 2MgO
Tác dụng với halogen tạo muối halogenua.
Ca + Cl2 ot CaCl2
2. Tác dụng với axit
Ca + 2HCl CaCl2 + H2
Xem phim 1
Khóa học LTĐH đảm bảo môn Hóa-Thầy Sơn Bài 25. Kim loại kiềm thổ và hợp chất của kim loại kiềm thổ
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -
3. Tác dụng với nƣớc
Ca, Sr, Ba tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch bazơ. Mg tác dụng chậm với nước ở nhiệt độ
thường tạo ra Mg(OH)2, tác dụng nhanh với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo thành MgO. Be không tác dụng với H2O dù ở
nhiệt độ cao.
Ca + 2H2O Ca(OH)2 + H2
Mg + H2O ot MgO + H2
B. MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ
1. Canxi hiđroxit, Ca(OH)2
Canxi hiđroxit là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước (độ tan ở 25OC là 0,12 g/100 g H2O).
Dung dịch canxi hiđroxit (nước vôi trong) là một bazơ mạnh :
Ca(OH)2 Ca
2+
(dd) + 2OH
–
(dd)
Dung dịch canxit hiđroxit có những tính chất chung của một bazơ tan (tác dụng với oxit axit, axit, muối).
2. Canxi cacbonat, CaCO3
Canxi cacbonat là chất rắn màu trắng, không tan trong nước (độ tan ở 25OC là 0,00013 g/100 g H2O).
Canxi cacbonat là muối của axit yếu và không bền, nên tác dụng được với nhiều axit hữu cơ và vô cơ giải
phóng khí cacbon đioxit :
CaCO3 + 2HCl CaCl2 + H2O + CO2
CaCO3 + 2CH3COOH Ca(CH3COO)2 + H2O + CO2
Canxi cacbonat tan dần trong nước có chứa khí cacbon đioxit, tạo ra muối tan là canxi hiđrocacbonat
Ca(HCO3)2 : CaCO3 + H2O + CO2 Ca(HCO3)2
Phản ứng thuận giải thích sự xâm thực của nước mưa (có chứa
CO2) đối với đá vôi.
Phản ứng nghịch giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động
núi đá vôi, sự tạo thành lớp cặn canxi cacbonat (CaCO3) trong ấm đun
nước, phích đựng nước nóng,...
3. Canxi sunfat, CaSO4
Canxi sunfat là chất rắn, màu trắng, tan ít trong nước (độ tan ở 25OC là
0,15 g/100 g H2O).
Tuỳ theo lượng nước kết tinh trong muối canxi sunfat, ta có 3 loại :
CaSO4.2H2O có trong tự nhiên là thạch cao sống, bền ở nhiệt độ thường.
CaSO4.H2O hoặc CaSO4.0,5H2O là thạch cao nung, được điều chế bằng cách nung thạch cao sống ở nhiệt độ khoảng
160
O
C :
CaSO4.2H2O o160 C CaSO4.H2O + H2O
CaSO4 có tên là thạch cao khan, được điều chế bằng cách nung thạch cao sống ở nhiệt độ cao hơn. Thạch cao khan
không tan và không tác dụng với nước.
C. NƢỚC CỨNG
1. Nƣớc cứng
Nước có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người và hầu hết các ngành sản xuất, chăn nuôi,
trồng trọt. Nước thường dùng là nước tự nhiên, được lấy từ sông, suối, hồ, nước ngầm. Nước này có hoà tan một số
muối, như Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, CaSO4, MgSO4, CaCl2, MgCl2. Vì vậy nước trong tự nhiên có các cation Ca
2+
,
Mg
2+
.
Nước cứng là nước có chứa nhiều cation Ca2+, Mg2+. Nước chứa ít hoặc không chứa các ion trên được gọi
là nước mềm.
2. phân loại nƣớc cứng
Căn cứ vào thành phần của anion gốc axit có trong nước cứng, người ta phân thành 3 loại : Nước có tính
cứng tạm thời, nước có tính cứng vĩnh cửu và nước có tính cứng toàn phần.
a) Nước có tính cứng tạm thời là nước cứng do các muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 gây ra :
Ca(HCO3)2 Ca
2+
+ 2
3HCO
Mg(HCO3)2 Mg
2+
+ 2
3HCO
b) Nước có tính cứng vĩnh cửu là nước cứng do các muối CaCl2, MgCl2, CaSO4, MgSO4 gây
CaCl2 Ca
2+
+ 2Cl
–
MgCl2 Mg
2+
+ 2Cl
–
Khóa học LTĐH đảm bảo môn Hóa-Thầy Sơn Bài 25. Kim loại kiềm thổ và hợp chất của kim loại kiềm thổ
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 -
CaSO4 Ca
2+
+
2
4SO
MgSO4 Mg
2+
+
2
4SO
Nước tự nhiên thường có cả tính cứng tạm thời và vĩnh cửu.
c) Nước có tính cứng toàn phần là nước có cả tính cứng tạm thời và vĩnh cửu.
3. Tác hại của nƣớc cứng
Nước cứng gây nhiều trở ngại cho đời sống thường ngày. Giặt bằng xà phòng (natri stearat
C17H35COONa) trong nước cứng sẽ tạo ra muối không tan là canxi stearat (C17H35COO)2Ca, chất này bám trên vải
sợi, làm cho quần áo mau mục nát. Mặt khác, nước cứng làm cho xà phòng có ít bọt, giảm khả năng tẩy rửa của
nó. Nếu dùng nước cứng để nấu thức ăn, sẽ làm cho thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị.
Nước cứng cũng gây tác hại cho các ngành sản xuất, như tạo ra các cặn trong nồi hơi, gây lãng phí nhiên
liệu và không an toàn. Nước cứng gây ra hiện tượng làm tắc ống dẫn nước nóng trong sản xuất và trong đời sống.
Nước cứng cũng làm hỏng nhiều dung dịch cần pha chế.
Vì vậy, việc làm mềm nước cứng trước khi dùng có ý nghĩa rất quan trọng.
4. Các biện pháp làm mềm nƣớc cứng
Nguyên tắc làm mềm nước cứng là giảm nồng độ các cation Ca2+, Mg2+ trong nước cứng.
a) Phương pháp kết tủa
Đối với nƣớc có tính cứng tạm thời
Đun sôi nước có tính cứng tạm thời trước khi dùng, muối hiđrocacbonat chuyển thành muối cacbonat không
tan.
Ca(HCO3)2 ot CaCO3 + CO2 + H2O
Mg(HCO3)2 ot MgCO3 + CO2 + H2O
Lọc bỏ kết tủa, được nước mềm.
Dùng một khối lượng vừa đủ dung dịch Ca(OH)2 để trung hoà muối hiđrocacbonat thành muối cacbonat kết
tủa. Lọc bỏ chất không tan, được nước mềm : Ca(HCO3)2 +
Ca(OH)2 2CaCO3 + 2H2O
Đối với nƣớc có tính cứng vĩnh cửu
Dùng dung dịch Na2CO3 hoặc dung dịch Na3PO4 để làm mềm nước cứng :
Ca
2+
+
2
3CO
CaCO3
3Ca
2+
+
3
42PO
Ca3(PO4)2
Dung dịch Na2CO3 cũng được dùng để làm mềm nước có tính cứng tạm thời.
b) Phương pháp trao đổi ion
Phương pháp trao đổi ion được dùng phổ biến để làm mềm nước. Phương pháp này dựa trên khả năng trao
đổi ion của một số chất cao phân tử thiên nhiên và nhân tạo như các hạt zeolit (các alumino silicat kết tinh, có trong
tự nhiên hoặc được tổng hợp, trong tinh thể có chứa những lỗ trống nhỏ) hoặc nhựa trao đổi ion. Thí dụ : cho nước
cứng đi qua chất trao đổi ion là các hạt zeolit thì một số ion Na+ của zeolit rời khỏi mạng tinh thể, đi vào trong nước
nhường chỗ cho các ion Ca2+ và Mg2+ bị giữ lại trong mạng tinh thể silicat.
Giáo viên: Phạm Ngọc Sơn
Nguồn: Hocmai.vn