Vì vậy, quy tắc xác định giá hủy diệt đối
với doanh nghiệp lưỡng diện như sau:
“Trung bình trọng số của giá chi phí biên,
với trọng số được đưa ra bởi ảnh hưởng
mạng lưới biên, là thấp hơn trung bình trọng
số của chi phí cận biên”28. Điều này có
nghĩa, khi tổng của giá cả trên hai mặt mà
thấp hơn tổng chi phí biến đổi trung bình
tương ứng, trong đó ảnh hưởng của mạng
lưới đã được tính đến, thì giá doanh nghiệp
lưỡng diện thiết lập mới được xem là hủy
diệt. Ngoại lệ duy nhất đối với cách xác định
này là trường hợp một trong hai mặt của
doanh nghiệp lưỡng diện không quan tâm
đến mặt bên kia. Khi đó, cách thức xác định
giá hủy diệt ở thị trường một mặt có thể
được áp dụng.
Với cách xác định này thì trường hợp
giá thấp hơn chi phí biến đổi bình quân ở
một mặt của thị trường nhưng mặt còn lại có
lợi nhuận cao và tổng số trên hai mặt của thị
trường cao hơn chi phí biến đổi bình quân
thì mức giá đó không bị xem là giá hủy diệt.
Ví như đối với một tờ báo: nếu tổng giá bìa
và doanh thu quảng cáo đối với mỗi bản sao
thấp hơn chi phí biến đổi của mỗi bản sao
đã bao gồm chi phí quảng cáo thì mức giá
này có thể bị xem là định giá hủy diệt. Mặt
khác nếu thậm chí giá của tờ báo bán cho
người tiêu dùng thấp hơn chi phí biến đổi
bình quân nhưng doanh thu từ hoạt động
quảng cáo cao hơn và tổng của hai mặt thị
trường cao hơn chi phí biến đổi bình quân
của tờ báo thì không phải là trường hợp định
giá hủy diệt.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh doanh lưỡng diện và một số vấn đề liên quan đến pháp luật cạnh tranh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH DOANH LÛÚÄNG DIÏåN VAÂ MÖÅT SÖË VÊËN ÀÏÌ
LIÏN QUAN ÀÏËN PHAÁP LUÊÅT CAÅNH TRANH
Trương TrỌng Hiểu*
Và nHóM ngHiÊn cứu**
Kinh doanh lưỡng diện (KDLD) là phương thức kinh doanh ngày càng phát triển
và có nhiều biến thể. Sau giải Nobel kinh tế năm 2014 của Jean Tirole, KDLD
càng thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, đặc biệt là trên lĩnh vực pháp
luật cạnh tranh, giải quyết các vấn đề phát sinh trong kiểm soát sức mạnh độc
quyền của doanh nghiệp lưỡng diện.
51
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 23(327) T12/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
1. nhận diện kinh doanh lưỡng diện
1.1. Lịch sử phát triển của KDLD
Kinh doanh xuất hiện từ lâu đời với
hình thức sơ khai nhất là mai mối, kế đến là
môi giới bảo hiểm, đại lý bán đấu giá, môi
giới bất động sản, xuất bản... Hiện nay,
KDLD chính là các biến thể hiện đại dưới
tác động của cách mạng công nghệ, như hệ
điều hành máy tính, các cổng web, mạng xã
hội, trò chơi điện tử, các thiết bị nghe nhạc
số, sàn giao dịch điện tử, hệ thống thanh
toán,... Có thể thấy, KDLD đang có mặt ở
hầu khắp các ngành kinh tế hiện đại và mang
lại nguồn lợi khổng lồ đóng góp vào GDP
của nhiều quốc gia.
Tuy nhiên, cho đến những năm đầu
của thế kỷ 21, khái niệm về KDLD mới
được biết đến và được giới thiệu lần đầu
tiên bởi J.C.Rochet và J.Tirole (2003)1.
Sau đó, một loạt các công trình của Parker
và Van Alstyne (2005)2, Amstrong (2006)3,
Fillistruchi (2008)4... từng bước góp phần
làm sáng tỏ bản chất và tầm quan trọng của
phương thức kinh doanh này, cả ở khía cạnh
kinh tế và pháp luật. Báo cáo tại Hội nghị
của Ủy ban Cạnh tranh OECD (2009) chỉ ra
rằng, thị trường lưỡng diện với các đặc trưng
của nó đã và đang có tác động to lớn đến
chính sách cạnh tranh của nhiều quốc gia
trên thế giới5. Đặc biệt, sự phát triển nở rộ
của các doanh nghiệp lưỡng diện với nhiều
biến thể mới đặt ra cho cơ quan cạnh tranh
các nước vấn đề cấp bách là phải tìm ra các
công cụ mới trong phân tích cạnh tranh đối
với loại thị trường đặc biệt này.
* ThS, Trường ĐH Kinh tế - Luật.
** Đào Minh Châu, Phùng Thị Kim Hà, Nguyễn Thị Hồng Hương và Lê Thi Hà Trang (Học viên Khoa Luật và
Luật Kinh tế, Trường ĐH Kinh tế - Luật).
1 Rochet, J-C.and J. Tirole (2003), “Platform Competition in two-sided maket”, Journal of the European Economics
Association 1, no. 4/2003.
2 Parker, G.G. and Van Alstyne, M.W. (2005), “Two-sided network effects: A theory of information product design”,
Management Science, vol 51, issue 10.
3 Amstrong (2006), “Competition in two-sided market”, RAND Journal of Economics, (no. 37).
4 Lapo Filistrucchi (2008), “A SSNIP test for two-sided markets:the case of media”, Journal of IDEAS.
5 OECD (2009), Policy Rountables: Two sided market, DAF/COMP (2009) 20.
44445730.pdf truy cập ngày 25/7/2016.
52
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 23(327) T12/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
1.2. Các mô hình điển hình
Thông thường, trong kinh doanh, chúng
ta chỉ biết đến quan hệ mua bán trực tiếp giữa
người bán (thường là doanh nghiệp) và người
mua hoặc quan hệ mua bán thông qua các
trung gian kết nối (trung gian thương mại như
đại lý, ủy thác...), đây được gọi là các quan
hệ đơn diện. Trên thực tế, có những doanh
nghiệp vừa cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực
tiếp cho hai hay nhiều nhóm khách hàng khác
nhau, vừa đóng vai trò như trung gian kết nối
các nhóm khách hàng đó với nhau.
Đơn cử, Google hoạt động như một
trung gian giữa người dùng và các doanh
nghiệp có nhu cầu quảng cáo (các nhà quảng
cáo). Dựa trên nhu cầu của hai nhóm khách
hàng, một mặt Google cung cấp dịch vụ tìm
kiếm thông tin, mặt khác cung cấp không
gian quảng cáo trên các trang thông tin mà
người dùng tìm kiếm. Bằng cách cung cấp
rất nhiều dịch vụ đa dạng với mức giá gần
như miễn phí, Google thu hút một số lượng
lớn người dùng lên các trang của hãng, từ
đó tạo ra những không gian quảng cáo hấp
dẫn đối với các nhà quảng cáo, bởi lẽ, càng
nhiều người dùng tìm kiếm thông tin thì khả
năng quảng cáo của các doanh nghiệp được
xem sẽ càng cao. Google thu phí các nhà
quảng cáo khi cung cấp không gian quảng
cáo cho họ.
Ngoài ra, các trang mạng xã hội, truyền
hình miễn phí, báo chí, tạp chí... cũng có
hoạt động kinh doanh quảng cáo dựa trên
hai nhóm khách hàng là người dùng và nhà
quảng cáo tương tự như Google.
Một ví dụ khác là hoạt động kinh doanh
dựa trên hai hay nhiều nhóm khách hàng là
hệ thống thẻ thanh toán Visa card (hay Mas-
ter card, Debit card...). Hệ thống thẻ thanh
toán kết nối hai nhóm khách hàng là chủ thẻ
(người tiêu dùng) và tổ chức chấp nhận thẻ
(các siêu thị, các cửa hàng tiện lợi...) bằng
việc cung cấp dịch vụ thanh toán cho cả hai
nhóm khách hàng này. Để thực hiện được
việc thanh toán, hệ thống thẻ phải kết nối
với ngân hàng của chủ thẻ (ngân hàng phát
hành) và ngân hàng của tổ chức chấp nhận
thẻ (ngân hàng thanh toán). Hệ thống thẻ
thực hiện thu phí của cả hai ngân hàng phát
hành và thanh toán khi phát hành thẻ cho
người tiêu dùng.
Có thể thấy rằng, các doanh nghiệp nói
trên (Google, Facebook, truyền hình, báo
chí, thẻ thanh toán, hệ điều hành máy tính...)
có hoạt động kinh doanh dựa trên hai nhóm
khách hàng riêng biệt nhưng có nhu cầu giao
dịch với nhau (phụ thuộc lẫn nhau). Các
doanh nghiệp này hoạt động như một trung
gian kết nối giữa hai nhóm khách hàng này
bằng cách cung cấp một loại hàng hóa, dịch
vụ riêng biệt cho mỗi nhóm, từ đó thu lợi
nhuận thông qua hoạt động kết nối này. Hoạt
động kinh doanh nói trên của các doanh
nghiệp được gọi là KDLD.
Trong hoạt động KDLD có sự tham gia
của ít nhất ba chủ thể: một doanh nghiệp
trung gian tiến hành cung cấp hàng hóa dịch
vụ cho các nhóm khách hàng và ít nhất hai
nhóm khách hàng có nhu cầu giao dịch với
nhau sử dụng hàng hóa, dịch vụ do doanh
nghiệp cung cấp. Trong đó, doanh nghiệp
trung gian nói trên được gọi là doanh nghiệp
lưỡng diện (platform)6. Cần phân biệt giữa
“doanh nghiệp lưỡng diện” và “thị trường”7
là nơi các doanh nghiệp lưỡng diện tiến
hành hoạt động cạnh tranh.
1.3. Hiệu ứng mạng lưới gián tiếp và
cấu trúc giá của KDLD
Có thể nhận ra ba đặc điểm cơ bản sau
để phân biệt doanh nghiệp lưỡng diện với
một doanh nghiệp đơn diện:
Một là, có sự tồn tại của ít nhất hai
nhóm khách hàng độc lập có nhu cầu giao
dịch với nhau và dựa vào doanh nghiệp
lưỡng diện để tiến hành các giao dịch giữa
họ8. Nhu cầu phụ thuộc lẫn nhau giữa các
6 OECD (2009), tlđd, tr. 24.
7 OECD (2009), tlđd, tr. 24; Rochet, J-C. and J. Tirole (2003), tlđd, tr. 2.
8 Rochet, J-C.and J. Tirole (2006), “Two-Sided Markets: A Progress Report”, The RAND Journal of Economics Vol. 37, No.3,
p. 2-4. https://core.ac.uk/download/files/153/6376125.pdf truy cập ngày 30/4/2016.
53
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 23(327) T12/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
nhóm khách hàng là yếu tố quan trọng khi
xem xét một hoạt động có phải là KDLD
hay không. Hai nhóm khách hàng của doanh
nghiệp lưỡng diện luôn có nhu cầu giao dịch
với nhau nhưng sẽ khó khăn hoặc gia tăng
chi phí khi họ tự mình tiến hành tìm kiếm
đối tác để giao dịch. Thông qua doanh
nghiệp lưỡng diện, các nhóm này có thể dễ
dàng gặp gỡ cũng như giảm bớt các chi phí
cho giao dịch.
Hai là, tồn tại yếu tố hiệu ứng mạng
lưới gián tiếp giữa các nhóm khách hàng của
doanh nghiệp lưỡng diện9. Điều này có
nghĩa giá trị mà một nhóm khách hàng nhận
thấy từ doanh nghiệp lưỡng diện tăng lên
cùng với sự gia tăng số lượng của nhóm
khách hàng còn lại10. Một trang web tìm
kiếm sẽ giá trị hơn trong mắt các nhà quảng
cáo nếu nó có khả năng thu hút được một số
lượng lớn người truy cập và ngược lại (khi
quảng cáo có liên quan đến nhu cầu của
người dùng). Sự tồn tại của hiệu ứng mạng
lưới gián tiếp giữa các nhóm khách hàng là
yếu tố quan trọng nhất quyết định bản chất
của thị trường lưỡng diện, do đó nó quy định
các đặc điểm khác của loại hình kinh doanh
này. Mức độ tác động của hiệu ứng mạng
lưới gián tiếp cũng là yếu tố quyết định liệu
tính hai mặt của loại thị trường này có đủ
khả năng tác động đến cạnh tranh. Hiệu ứng
mạng lưới đáng kể là nguyên nhân làm nảy
sinh các vấn đề pháp lý liên quan đến cạnh
tranh trên loại thị trường này.
Ba là, tính không cân đối của cấu trúc
giá mà doanh nghiệp lưỡng diện thiết lập đối
với các nhóm khách hàng11. Một doanh
nghiệp lưỡng diện phải đối mặt với bài toán
làm sao để đưa cả hai nhóm khách hàng
tham gia vào giao dịch đồng thời tối đa hóa
được lợi nhuận từ việc cung cấp hàng hóa,
dịch vụ cho cả hai nhóm này. Dưới ảnh
hưởng của hiệu ứng mạng lưới gián tiếp,
doanh nghiệp lưỡng diện muốn thu hút một
nhóm khách hàng sẽ phải tìm cách tăng số
lượng của nhóm còn lại hay nói cách khác,
doanh nghiệp lưỡng diện luôn phải đối mặt
với vấn đề “con gà - quả trứng” để xác định
sẽ thu hút bên nào trước, bên nào sau12.
Thông thường, sẽ có nhóm khách hàng
bên này chịu tác động của hiệu ứng mạng
lưới gián tiếp nhiều hơn nhóm khách hàng
bên kia13. Hay nói cách khác, trong kinh
doanh lưỡng diện, một nhóm sẽ bị thu hút
bởi nhóm kia nhiều hơn. Chẳng hạn, nhà
quảng cáo sẽ luôn bị hấp dẫn bởi những
trang web, kênh truyền hình hay tạp chí có
số lượng người theo dõi lớn, nhưng phía
người dùng thì chưa chắc đã thích xem
quảng cáo, trừ khi là hàng hóa hay dịch vụ
họ quan tâm. Chính tác động của hiệu ứng
mạng lưới không cân bằng giữa hai nhóm
khách hàng đã khiến cho một trong hai
nhóm có giá trị hơn đối với doanh nghiệp
trong việc tạo ra động lực thu hút nhóm
khách hàng còn lại.
Đặc tính đó cho phép các doanh nghiệp
lưỡng diện giảm giá đối với nhóm khách
hàng tạo ra hiệu ứng mạng lưới gián tiếp
mạnh hơn và định giá cao hơn cho khách
hàng ở phía bên kia. Kết quả, bài toán tìm
kiếm khách hàng và lợi nhuận trong trường
hợp này là định giá thấp hơn chi phí biên
9 Rochet, J-C. and J. Tirole (2006), tlđd, tr. 4-6.
10 Hiệu ứng mạng lưới là thuật ngữ kinh tế học dùng để chỉ các trường hợp mà ở đó số lượng người tiêu dùng sử dụng một
hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng đến giá trị mà một người tiêu dùng nhận được từ hàng hóa, dịch vụ đó. Trong trường
hợp của doanh nghiệp lưỡng diện, hiệu ứng mạng lưới là gián tiếp, tức giá trị mà một khách hàng nhận thấy từ doanh
nghiệp tăng lên cùng với sự gia tăng số lượng khách hàng ở nhóm bên kia.
Xem: Farrell and Klemperer (2007), “Co-ordination and lock-in: Competition with switching costs and network effects”,
Handbook of Industrial Organization, Volume 3 (Editors: Mark Astrong and Robert H. Porter), Elsevier B.V., North Holland,
2007, 1974-1975.
truy cập ngày 05/8/2016.
11 Rochet, J-C.and J. Tirole (2006), tlđd, tr.9-13; OECD (2009), tlđd, tr. 30-31.
12 David S. Evans (2002), “The antitrust economics of two-sided markets”, Social Science Research Network,
truy cập ngày 26/5/2016.
13 OECD (2009), tlđd, tr. 33.
54
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 23(327) T12/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
cho nhóm khách hàng tạo ra hiệu ứng mạng
lưới mạnh để thu hút nhóm này tham gia vào
giao dịch, từ đó thu hút nhóm khách hàng
còn lại với mức giá cao hơn, để bù đắp chi
phí bỏ ra trước đó, và thu lợi. Thực tế,
Google cung cấp tiện ích cho người dùng
với mức giá gần như miễn phí nhưng thu phí
rất cao khi cung cấp không gian quảng cáo
cho các doanh nghiệp; Apple Store cung cấp
cho các nhà phát triển phần mềm các dịch
vụ đầy đủ và miễn phí và tìm kiếm lợi nhuận
từ doanh thu cung ứng phần mềm cho người
tải ứng dụng; Visa card quy định một khoản
“phí trao đổi” mà ngân hàng phát hành phải
trả cho ngân hàng chấp nhận khi tiến hành
thanh toán tiền mua hàng của người tiêu
dùng, bằng cách này, Visa card đã “giảm
giá” cho ngân hàng chấp nhận (phục vụ
người tiêu dùng) để thu hút người tiêu dùng
sử dụng thẻ và từ đó thu hút các nhà bán lẻ
chấp nhận thanh toán qua hệ thống...
Có thể thấy, cấu trúc giá chênh lệch là
hệ quả của yếu tố hiệu ứng mạng lưới gián
tiếp không cân bằng giữa hai nhóm khách
hàng và chiến lược tối đa hóa lợi nhuận của
doanh nghiệp lưỡng diện. Vì vậy, cấu trúc
giá chênh lệch là đặc trưng cơ bản mà một
doanh nghiệp lưỡng diện phải đối mặt.
2. những vấn đề phát sinh trong kiểm
soát kinh doanh lưỡng diện
Tính chất hai mặt với tác động của hiệu
ứng mạng lưới đã khiến các công cụ phân
tích cạnh tranh truyền thống khi sử dụng cho
thị trường lưỡng diện không còn chính xác.
Định nghĩa thị trường, xác định các hành vi
hạn chế cạnh tranh, phân tích sáp nhập...
những vấn đề quen thuộc đối với quá trình
phân tích cạnh tranh nhưng nay đã đặt ra cho
cơ quan cạnh tranh những đòi hỏi mới khi
đánh giá loại thị trường đặc biệt này.
Thứ nhất, vấn đề xác định thị trường
liên quan và sức mạnh thị trường
Xác định thị trường liên quan và đo
lường sức mạnh thị trường vốn đã không hề
đơn giản trên thị trường đơn diện truyền
thống. Trên thị trường lưỡng diện với hai
nhóm khách hàng, tác động của hiệu ứng
mạng lưới gián tiếp và đặc biệt là “lưỡng
diện kép” (multi-homing)14 trên một nhóm
khách hàng, vấn đề càng trở nên phức
tạp15. Thông thường, thị trường liên quan
theo pháp luật cạnh tranh là một tập hợp
các sản phẩm có thể thay thế cho nhau trong
một khu vực địa lý nhất định. Để xác định
thị trường liên quan, cơ quan cạnh tranh
nhiều nước áp dụng bài kiểm tra độc quyền
giả định SSNIP (Small but Significant
Non-transitory Increase in Price)16 đối với
doanh nghiệp và sản phẩm bị điều tra để xác
định các sản phẩm thay thế trên thị trường.
Ở các thị trường lưỡng diện với các nhóm
khách hàng và hiệu ứng mạng lưới đáng kể,
nếu cơ quan cạnh tranh chỉ tiến hành tăng
giá giả định và đánh giá lợi nhuận giảm sút
trên một nhóm khách hàng mà bỏ qua nhóm
khách hàng còn lại và tác động phản hồi
giữa hai nhóm khi giá tăng sẽ vô tình dẫn
đến thị trường được xác định quá hẹp, thị
phần sẽ cao hơn trên thực tế17. Sai lầm ở
bước xác định thị trường sẽ dẫn đến những
14 “Lưỡng diện kép” là những trường hợp mà khách hàng sử dụng một sản phẩm giống nhau của hai hoặc nhiều doanh
nghiệp lưỡng diện. Lưỡng diện kép có thể xảy ra trên một bên thị trường của doanh nghiệp lưỡng diện, hoặc xảy ra ở cả
hai bên. Khác với lưỡng diện kép là “lưỡng diện đơn” (single-homing) - là trường hợp khách hàng chỉ sử dụng sản phẩm
của một doanh nghiệp. Xem thêm Amstrong (2006), “Competition in Two-Sided Markets”,RAND Journal of Economics,
37, 668-691. truy cập ngày 26/7/2016.
15 OECD (2009), tlđd, tr.37 và OECD (2012), Market Definition, Policy Roundtables, DAF/COMP(2012)19 (11-Oct-2012),
p. 57. truy cập ngày 05/6/2016.
16 Cụm từ viết tắt SSNIP có nghĩa là tăng giá nhỏ nhưng có ý nghĩa và phi tạm thời, còn được gọi là phương pháp thử độc
quyền giả định (Small but Significant Non transitory Increase in Price). Bài kiểm tra bắt đầu từ giả định doanh nghiệp độc
quyền tiến hành tăng giá một cách đáng kể trong một thời gian dài (theo EU là 5% còn theo Mỹ là 5-10% trong thời gian
1 năm), nếu quyết định tăng giá đó làm người tiêu dùng phản ứng và thay đổi sự lựa chọn của mình bằng cách chuyển
sang sử dụng sản phẩm khác ngoài khu vực thị trường đang khảo sát thì phạm vi thị trường liên quan được mở rộng ra.
Xem: Trương Trọng Hiểu, Phân biệt giá bán hàng hóa, dịch vụ - tác động và sự kiểm soát của pháp luật cạnh tranh, NXB.
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2010, Phụ lục 3, tr. 141.
17 OECD (2009), tlđd, p. 139.
18 OECD (2012), tlđd, tr. 57.
19 Cơ quan có thẩm quyền ở nhiều nơi, chẳng hạn EU, xem hành vi thiết lập giá quá thấp và giá quá cao ở một mặt sẽ bị
cáo buộc là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh. Trong khi đó, nhiều bài nghiên cứu của các nhà khoa học cho rằng hành
vi này có thể chỉ là chiến lược giá để tối đa lợi nhuận của doanh nghiệp,
Xem thêm: OECD (2009), tlđd, tr. 31, 37; Evans (2002), tlđd, tr. 82.
20 OECD (2009), tlđd, tr. 33.
21 Xem ví dụ sáp nhập tại OECD (2009), tlđd, tr. 44.
22 OECD (2009), tlđd, tr. 43.
55
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 23(327) T12/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
phân tích tiếp theo trong vụ việc cạnh tranh
không còn đáng tin cậy.
Để đánh giá sức mạnh thị trường của
doanh nghiệp, một công cụ khá hữu hiệu
được sử dụng là thị phần cùng một số tiêu
chí bổ sung khác như mức độ tập trung thị
trường, rào cản gia nhập... Tuy nhiên, trên thị
trường lưỡng diện, thị phần cao ở một mặt
có thể không phản ánh được quyền định giá
của một doanh nghiệp. Nếu khách hàng ở
một bên của doanh nghiệp là lưỡng diện kép
còn bên kia là lưỡng diện đơn, cạnh tranh về
giá ở nhóm này là rất gay gắt cho dù doanh
nghiệp nắm giữ thị phần cao. Tương tự như
vậy, mức độ tập trung thị trường cũng có thể
không giúp ích được gì trong việc đánh giá
sức mạnh thị trường của một doanh nghiệp
trên thị trường lưỡng diện18.
Thứ hai, khả năng định giá hủy diệt và
định giá quá cao
Dưới góc độ giá, chiến lược củng cố và
duy trì sức mạnh của doanh nghiệp được
thực hiện bằng các hình thức lạm dụng về
giá, như: định giá quá đáng (định giá độc
quyền); chèn ép giá; định giá phân biệt đối
xử; hay định giá hủy diệt. Trong đó, việc xác
định hành vi định giá quá đáng (định giá quá
cao so với “giá trị kinh tế” của sản phẩm) và
định giá hủy diệt (định giá ở mức thấp nhằm
mục đích nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh ra
khỏi thị trường) đối với doanh nghiệp KDLD
là vấn đề đang gây tranh cãi hiện nay19.
Như đã đề cập, ảnh hưởng của ngoại tác
mạng lưới giữa các nhóm khách hàng ở hai
mặt của thị trường đã dẫn đến cơ cấu giá
chênh lệch: một trong hai bên có thể phải trả
rất ít, thậm chí có thể bằng 0 (mức giá dưới
chi phí cận biên), còn bên kia chịu giá cao
(cao hơn chi phí cận biên) và trở thành nhóm
tạo ra phần lớn doanh thu của doanh nghiệp
lưỡng diện. Do đó, nếu chỉ xem xét đơn lẻ
từng mặt của thị trường và áp dụng quy định
của pháp luật trên thị trường thông thường,
doanh nghiệp lưỡng diện rất dễ bị cáo buộc
bởi các hành vi định giá hủy diệt hay hành
vi định giá quá đáng. Tuy nhiên, đối với
doanh nghiệp KDLD việc định giá quá thấp
hay quá cao so với chi phí ở một mặt có thể
đơn thuần chỉ là chiến lược lợi nhuận của
doanh nghiệp.
Thứ ba, vấn đề kiểm soát sáp nhập trên
thị trường lưỡng diện.
Sáp nhập, trong một số trường hợp, có
thể tạo ra sức mạnh thị trường, để từ đó có
thể gây hạn chế cạnh tranh. Chính vì vậy,
pháp luật cạnh tranh các nước thường đưa
ra các quy định nhằm kiểm soát hành vi sáp
nhập của các doanh nghiệp. Nhiều phân tích
cho thấy, trong thị trường lưỡng diện, các
doanh nghiệp có xu hướng tập trung20. Nói
cách khác, sáp nhập đôi khi là điều tất yếu
của các doanh nghiệp lưỡng diện và điều
này có thể không ảnh hưởng xấu đến thị
trường. Trong hoạt động KDLD, ảnh hưởng
của yếu tố ngoại tác mạng lưới gián tiếp,
mức giá và cơ cấu giá sẽ làm tăng phúc lợi
của cả hai nhóm khách hàng sau sáp nhập21.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, để xác định
các tác động về sức mạnh thị trường của một
vụ sáp nhập có liên quan đến doanh nghiệp
lưỡng diện, người ta phải tính đến các tác
động liên quan đến cả hai mặt của thị
trường22. Điều đó ngụ ý, một số công cụ
truyền thống để phân tích sáp nhập, chẳng
hạn như thị phần, chỉ số tập trung, tỷ lệ
dòng, thiệt hại tới hạn, sẽ không thể được
áp dụng, trừ khi các công cụ này được thay
đổi phù hợp và có tính đến hai nhóm khách
hàng của doanh nghiệp lưỡng diện.
56
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 23(327) T12/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
3. Việt nam: kinh doanh lưỡng diện và
thực trạng pháp luật
3.1. Tình hình KDLD tại Việt Nam
Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới,
KDLD không phải là hình thức mới tại Việt
Nam. Có thể thấy nhận dạng các hình thức
thông qua hoạt động của các trung tâm gia
sư, trung tâm môi giới việc làm, môi giới bất
động sản đã phổ biến từ rất lâu. Với sự
bùng nổ của công nghệ, các biến thể mới của
KDLD cũng đã xuất hiện và nở rộ trên thị
trường Việt Nam. Không chỉ các doanh
nghiệp nước ngoài mà rất nhiều doanh
nghiệp Việt Nam nắm bắt được xu hướng và
bắt đầu thâm nhập sâu hơn, trong đó không
thể không kể đến các start-up về công nghệ
- mảnh đất màu mỡ cho khởi nghiệp tại Việt
Nam. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều doanh
nghiệp lưỡng diện ở nước ngoài đã đầu tư
vào Việt Nam và kinh doanh hiệu quả, như
dịch vụ taxi, đặt vé máy bay, đặt phòng
khách sạn, đặt tour du lịch... Trong đó, bốn
thị trường có hoạt động cạnh tranh sôi nổi
nhất là thị trường thẻ ghi nợ quốc tế, thị
trường báo chí, thị trường sàn thương mại
điện tử và các trang mạng xã hội.
3.2. Thực trạng pháp luật cạnh tranh
Việt Nam về KDLD
Trong khi KDLD phát triển nhanh
chóng, sức cạnh tranh trên các thị trường
ngày càng nóng lên đặt ra nhiều vấn đề mới
về mặt pháp lý cần được giải quyết thì pháp
luật cạnh tranh Việt Nam vẫn chưa hề có
một định nghĩa về thị trường lưỡng diện.
Điều này dễ dẫn đến tình huống, khi xử lý
một vụ việc liên quan đến KDLD, cơ quan
cạnh tranh Việt Nam sẽ chỉ áp dụng các
phương pháp và công cụ phân tích cạnh
tranh đối với thị trường đơn diện truyền
thống. Điều này, như đã phân tích, sẽ dẫn
đến đánh giá sai lệch hành vi của một doanh
nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều quy định của
pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện hành
cũng đã trở nên lạc hậu so với tốc độ phát
triển nhanh chóng của thị trường. Một số
phân tích dưới đây cho thấy điều này.
Quy định pháp luật cạnh tranh về xác
định thị trường liên quan: Khoản 5 và khoản
7 Điều 4 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP của
Chính phủ quy định về phương pháp xác
định thị trường sản phẩm liên quan như sau:
“Hàng hoá, dịch vụ được coi là có thể
thay thế được cho nhau về giá cả nếu trên
50% của lượng ngẫu nhiên trong tổng số
1.000 người tiêu dùng sinh sống tại khu vực
địa lý liên quan chuyển sang mua hoặc có ý
định mua hàng hoá, dịch vụ khác có đặc
tính, mục đích sử dụng giống với hàng hoá,
dịch vụ mà họ đang sử dụng hoặc có ý định
sử dụng trong trường hợp giá của hàng hoá,
dịch vụ đó tăng lên quá 10% và được duy trì
trong sáu tháng liên tiếp”
Phương pháp này về cơ bản tiếp thu tinh
thần pháp luật cạnh tranh của nhiều quốc gia
khi tập trung giải quyết hai vấn đề: (i) xác
định một mức tăng lên hợp lý của giá cả; và
(ii) xác định một tỷ lệ khách hàng nhất định
sẽ thay đổi nhu cầu sử dụng đủ để đại diện
cho nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, chính
nó cũng tồn tại một số hạn chế, là (i) chưa
khống chế mức tăng giá tối đa, (ii) việc chỉ
dựa trên độ co giãn của cầu theo giá của sản
phẩm sẽ không đánh giá được mức độ thay
thế giữa hai sản phẩm, trong vấn đề này thì
độ co giãn chéo của cầu theo giá là tiêu chí
tốt hơn, và (iii) chỉ xem xét liệu người tiêu
dùng có thay đổi lựa chọn thì chưa thể đánh
giá được một cách toàn diện tính liên quan
giữa các sản phẩm, thay vào đó việc người
tiêu dùng chuyển sang sử dụng sản phẩm
của doanh nghiệp khác phải gây ra sự sụt
giảm về lợi nhuận của doanh nghiệp đang
được điều tra, đồng thời dẫn đến sự gia tăng
lợi nhuận của những doanh nghiệp đối thủ
thì tính liên quan mới được thể hiện đầy đủ.
Với những khiếm khuyết hiện tại, việc áp
dụng phương pháp nói trên đối với thị
trường đơn diện cũng đã gây ra một số sai
sót, chưa nói đến áp dụng trên thị trường
lưỡng diện.
Quy định pháp luật cạnh tranh về hành
vi định giá hủy diệt: Hiện nay, pháp luật
cạnh tranh Việt Nam căn cứ vào giá bán
hàng hóa dịch vụ và giá thành toàn bộ để xác
57
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 23(327) T12/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
23 Xem các điều 23, 24, 25, 26 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính phủ về quy định chi tiết một số
điều của Luật Cạnh tranh.
24 Lapo Filistrucchi (2008), “A SSNIP test for two-sided markets:the case of media”, NET Institute Working Paper No. 08-34,
pp.10-20. https://ideas.repec.org/p/net/wpaper/0834.html truy cập ngày 27/3/2016.
25 OECD (2012), tlđd, tr. 55-56.
định hành vi định giá hủy diệt. Trong đó, giá
thành toàn bộ là tổng các chi phí sau: chi phí
cấu thành giá thành sản xuất hàng hóa, dịch
vụ hoặc giá mua hàng hóa để bán lại; và chi
phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ23.
Tuy nhiên, quy định này không thể sử
dụng để áp dụng đối với doanh nghiệp
KDLD. Bởi lẽ hàng hóa, dịch vụ mà doanh
nghiệp lưỡng diện cung cấp cho hai nhóm
khách hàng là không đồng nhất và mức giá
áp dụng cho mỗi nhóm cũng khác nhau. Và
hoạt động phục vụ hai nhóm khách hàng của
doanh nghiệp lưỡng diện luôn tồn tại những
chi phí chung. Do đó trong trường hợp
KDLD, giá được lựa chọn sẽ là giá nào? Chi
phí ở mặt nào sẽ được sử dụng để làm cơ sở
xác định hành vi định giá hủy diệt? Nếu chỉ
dựa vào mức giá và chi phí ở một mặt để kết
luận thì sẽ dẫn đến việc đánh giá sai lầm.
Hơn nữa, với quy định hiện tại, yếu tố mạng
lưới gián tiếp đặc trưng giữa hai nhóm
khách hàng của doanh nghiệp KDLD tác
động đến giá cả, lợi nhuận của doanh nghiệp
vẫn chưa được tính đến.
4. Điều chỉnh pháp luật cạnh tranh cho
hoạt động kinh doanh lưỡng diện
Với thực tiễn sôi động của KDLD tại
Việt Nam, pháp luật cạnh tranh cần thiết
phải có những quy định riêng biệt để điều
chỉnh hoạt động này trong thời gian sắp tới.
Cụ thể:
Một là, luật hóa khái niệm về thị trường
lưỡng diện. Theo đó, thị trường lưỡng diện
là thị trường mà ở đó tồn tại một hay nhiều
doanh nghiệp lưỡng diện hoạt động thu lợi
bằng hình thức kết nối giữa hai hay nhiều
nhóm khách hàng độc lập thông qua việc
cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các nhóm
khách hàng.
Hai là, đưa ra quy định các hành vi cạnh
tranh trên thị trường lưỡng diện sẽ phải chịu
sự điều chỉnh của pháp luật và quy định cụ
thể điều chỉnh, kiểm soát đối với mỗi loại
hành vi dựa trên các đặc điểm riêng và
nguyên tắc của thị trường hai mặt (như
nguyên tắc về cấu trúc giá chênh lệch, vấn
đề ngoại tác mạng lưới). Vấn đề xác định thị
trường liên quan, đo lường sức mạnh thị
trường của doanh nghiệp, chiến lược giá
nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh, giao dịch
độc quyền, sáp nhập trên thị trường lưỡng
diện là những vấn đề mà các nhà làm luật
Việt Nam phải nghiên cứu một cách kỹ
lưỡng, quy định rõ ràng, tạo hành lang pháp
lý để các hoạt động cạnh tranh trên thị
trường diễn ra hiệu quả, tăng phúc lợi xã
hội, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Ba là, điều chỉnh các quy định về thẩm
quyền của cơ quan cạnh tranh để trao quyền
chủ động cho các cơ quan này trong việc áp
dụng các công cụ kinh tế phù hợp khi đánh
giá một vụ việc liên quan đến KDLD.
Ngoài ra, một số gợi ý cho các vấn đề
cụ thể là:
Thứ nhất, vấn đề xác định thị trường
liên quan: Cơ quan cạnh tranh nên sử dụng
phương pháp SSNIP cho cả doanh nghiệp
đơn diện và doanh nghiệp lưỡng diện. Riêng
đối với thị trường lưỡng diện, phương pháp
SSNIP cần phải có sự điều chỉnh để đưa vào
tính toán các đặc trưng của thị trường này
như Lapo Filistrucchi24 xây dựng:
Phải sử dụng tất cả các tín hiệu phản hồi
giữa hai nhóm khách hàng khi giá ở một bên
tăng để tính toán. Để làm được điều này, sau
khi tiến hành tăng giá sản phẩm, trong bước
đo lường sự thay đổi lợi nhuận do tăng giá,
cần đo lường sự thay đổi lợi nhuận trên cả
hai nhóm khách hàng, nếu tổng lợi nhuận
giảm xuống đáng kể thì hai sản phẩm có thể
thay thế cho nhau25.
Việc xác định cách thức tăng giá sản
phẩm như thế nào đối với giá ở hai nhóm
khách hàng, tùy thuộc vào việc thị trường là
giao dịch hay không giao dịch26. Đối với thị
trường giao dịch, Filistrucchi đề xuất rằng,
SSNIP nên được thực hiện bằng cách tăng
mức giá, nghĩa là tổng của hai giá trong khi
cơ cấu giá cần được điều chỉnh tối ưu. Đối
với thị trường không giao dịch, đầu tiên tăng
giá ở một bên và điều chỉnh cơ cấu giá tối
ưu và sau đó làm ngược lại, công thức này
sẽ lần lượt đưa vào tính toán khả năng thay
thế của sản phẩm ở hai nhóm khách hàng.
Thứ hai, vấn đề xác định hành vi định
giá hủy diệt: đề nghị Việt Nam mở rộng
phương pháp xác định giá hủy diệt Areeda -
Turner (1975)27 đã dùng cho doanh nghiệp
đơn diện. Theo đó, thay vì lập luận giá thấp
hơn chi phí biến đổi bình quân ở bất kỳ mặt
nào của thị trường thì sẽ bị xem là định giá
hủy diệt, chúng ta (sẽ vẫn dựa trên lập luận
này) cần thiết phải tính đến các khoản doanh
thu và chi phí ở cả hai mặt của thị trường.
Vì vậy, quy tắc xác định giá hủy diệt đối
với doanh nghiệp lưỡng diện như sau:
“Trung bình trọng số của giá chi phí biên,
với trọng số được đưa ra bởi ảnh hưởng
mạng lưới biên, là thấp hơn trung bình trọng
số của chi phí cận biên”28. Điều này có
nghĩa, khi tổng của giá cả trên hai mặt mà
thấp hơn tổng chi phí biến đổi trung bình
tương ứng, trong đó ảnh hưởng của mạng
lưới đã được tính đến, thì giá doanh nghiệp
lưỡng diện thiết lập mới được xem là hủy
diệt. Ngoại lệ duy nhất đối với cách xác định
này là trường hợp một trong hai mặt của
doanh nghiệp lưỡng diện không quan tâm
đến mặt bên kia. Khi đó, cách thức xác định
giá hủy diệt ở thị trường một mặt có thể
được áp dụng.
Với cách xác định này thì trường hợp
giá thấp hơn chi phí biến đổi bình quân ở
một mặt của thị trường nhưng mặt còn lại có
lợi nhuận cao và tổng số trên hai mặt của thị
trường cao hơn chi phí biến đổi bình quân
thì mức giá đó không bị xem là giá hủy diệt.
Ví như đối với một tờ báo: nếu tổng giá bìa
và doanh thu quảng cáo đối với mỗi bản sao
thấp hơn chi phí biến đổi của mỗi bản sao
đã bao gồm chi phí quảng cáo thì mức giá
này có thể bị xem là định giá hủy diệt. Mặt
khác nếu thậm chí giá của tờ báo bán cho
người tiêu dùng thấp hơn chi phí biến đổi
bình quân nhưng doanh thu từ hoạt động
quảng cáo cao hơn và tổng của hai mặt thị
trường cao hơn chi phí biến đổi bình quân
của tờ báo thì không phải là trường hợp định
giá hủy diệt.
Tóm lại, KDLD không phải là dạng thức
mới và ngày càng chiếm ưu thế trên thị
trường Việt Nam. Quá trình cạnh tranh trong
hoạt động của các doanh nghiệp lưỡng diện
đặt ra những vấn đề phức tạp cần có sự điều
chỉnh của pháp luật, tuy nhiên pháp luật Việt
Nam lại chưa hề có một định nghĩa nào về
loại thị trường này. Cơ quan chức năng cần
nghiên cứu để đưa vào pháp luật cạnh tranh
quy định về thị trường lưỡng diện và các
công cụ phù hợp để điều chỉnh hoạt động
cạnh tranh, tạo ra môi trường pháp lý an toàn
cho sự hoạt động của các doanh nghiệp n
26 Thị trường giao dịch (thẻ thanh toán, sàn thương mại điện tử, hệ thống điều hành máy tính,...) được đặc trưng bởi sự
hiện diện của một giao dịch hay tương tác giữa hai nhóm khách hàng. Phí mà khách hàng phải trả cho doanh nghiệp
thường được thiết lập trên mỗi giao dịch. Còn trong thị trường không giao dịch (phương tiện truyền thông quảng cáo...)
không tồn tại giao dịch hoặc giao dịch không quan sát được giữa hai nhóm khách, do đó doanh nghiệp không thể thu
phí trên mỗi giao dịch đối với khách hàng.
Xem: Filistrucchi (2008), tlđd, tr. 10.
27 Phương pháp Areeda-Turner là phương pháp kinh tế do hai nhà nghiên cứu Phillip Areeda và Donald F. Tuner cùng thực
hiện nhằm tìm ra tiêu chuẩn để xác định giá hủy diệt. Theo phương pháp này thì: “Trừ khi bằng hoặc trên chi phí trung
bình, giá thấp hơn chi phí dự đoán hợp lý: (i) chi phí biên ngắn hạn hoặc (ii) chi phí biến đổi trung bình nên bị coi là giá
hủy diệt, và nhà độc quyền không thể bảo vệ mình với lý do đó là mức giá khuyến mãi hay đơn thuần là bằng với mức
giá thấp của một đối thủ cạnh tranh nào đó”. Phương pháp kiểm tra này hiện đang là cơ sở để đánh giá có hay không
định giá hủy diệt trong các vụ việc về độc quyền ở EU và một số nước trên thế giới hiện nay, như: vụ việc AKZO Chemie
BV và Commission of the European Communities, chẳng hạn như vụ việc Tetra Pak International SA v Commission of the
European Communities. Xem thêm: Phillip Areeda và Donald F. Tuner, “Predatory pricing and related practices under
section 2 of the sherman act”, Harvard Law Reivew, Vol.88, No. 4 (Feb., 1975), và website án lệ của EU tại:
hoặc
tent/EN/TXT/?uri=CELEX%3A61994CJ0333 (truy cập ngày 15/5/2016).
28 Stefan Behringer và Lapo Filistrucchi (2014), “Areeda-Turner in Two-Sided Markets”, Review of Industrial Organization,
vol.46, issue 3, pp. 287-306. trang 20, truy
cập ngày 01/6/2016.
58
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 23(327) T12/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kinh_doanh_luong_dien_va_mot_so_van_de_lien_quan_den_phap_lu.pdf